Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Wed 18 Sep 2019, 11:28

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.

- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.

Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: "Áo rách, quần manh", "Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét"....  đều là thành ngữ.

"Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả", “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, “Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa”... đều là tục ngữ.

Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra.

Ví dụ: "Thương người như thể thương thân" lấy từ Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi.

Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao. Ví dụ, "ếch ngồi đáy giếng" là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực (hoặc hư cấu nhưng gần với sự thực): Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi. Dựa vào xuất xứ này mà người Việt đưa ra một thông điệp nhằm ám chỉ “ai đó do ít hiểu biết, tấm nhìn hạn hẹp, cho nên thường đánh giá sự vật và hiện tượng không đúng với bản chất vốn có”. Có rất nhiều thành ngữ xuất phát từ những sự việc cụ thể: Ba bảy hai mốt ngày; Ăn mày đòi xôi gấc; Trông gà hoá cuốc; Nói dối như Cuội…

Thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo" mà mất đoàn kết, hay: Anh cũng như "kiến bò miệng chén" thôi.

Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Người ta sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tượng và thú vị. Theo các chuyên gia, kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba âm tiết trở lên (Ví dụ: "Khôn như rận", "Thi lên thi xuống", "Len lét như rắn mồng năm",…).

Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Tuy nhiên, cái khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, tục ngữ là “sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, tục ngữ rút ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế… Những cách ứng xử ấy được coi là mẫu mực, phù hợp với lí tưởng sống của cộng đổng, với nhân cách văn hoá của con người. Như vậy, nói đến tục ngữ là nói đến những phát ngôn nhằm đưa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ hiện thực. Ví dụ:

"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

"Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống"

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

Về mặt sử dụng, tục ngữ không chỉ làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc mà còn tăng thêm giá trị lập luận, làm cho bài viết hay, chặt chẽ và ‘ đậm chất trí tuệ dân gian. Trong cuốn Đaghextan của tôi, nhà thơ R. Gamzatov từng nói một câu hết sức chí lí: “Kẻ ngu làm người khác kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm người khác kinh ngạc bằng câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ”.

Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống.

_________________________
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Wed 18 Sep 2019, 11:48

Ai Hoa đã viết:
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ

- Thành ngữ: Là một phần câu sẵn có, là một bộ phận của câu, mà nhiều người đã quen dùng, nhưng tự riêng nó không diễn được một ý trọn vẹn.

- Tục ngữ: Là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán.

Về hình thức ngữ pháp , mỗi thành ngữ chỉ là một nhóm từ, chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Còn tục ngữ dù ngắn đến đâu cũng là một câu hoàn chỉnh.

Ví dụ: "Áo rách, quần manh", "Ăn trắng, mặc trơn", "Ăn trên, ngồi trốc", "Dốt đặc cán mai", "Cá bể, chim ngàn" "Bụng đói, cật rét"....  đều là thành ngữ.

"Chó cắn áo rách", "Bệnh quỷ thuốc tiên", "Người chửa, cửa mả", “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”, Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, “Mống dài thì nắng, mống ngắn thì mưa”... đều là tục ngữ.

Hầu hết những câu thành ngữ, tục ngữ đầu do nhân dân sáng tác, nhưng cũng có những câu rút ra từ các thi phẩm phổ biến, hoặc rút từ ca dao, dân ca ra.

Ví dụ: "Thương người như thể thương thân" lấy từ Gia Huấn ca của Nguyễn Trãi.

Thành ngữ là những tổ hợp từ thể hiện một lối nói mang tính biểu trưng, thường là từ những từ ngữ cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Thực ra tính hình tượng và tính biểu trưng là những đặc điểm có quan hệ mật thiết với nhau trong thành ngữ. Do đó thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao. Ví dụ, "ếch ngồi đáy giếng" là một sự tình có thực xuất phát từ một câu chuyện có thực (hoặc hư cấu nhưng gần với sự thực): Một con ếch không may bị rơi xuống giếng sâu. Nó nhìn lên trên và cứ ngỡ là bấu trời xanh nhìn thấy kia hình như chỉ to bằng cái vung nồi. Dựa vào xuất xứ này mà người Việt đưa ra một thông điệp nhằm ám chỉ “ai đó do ít hiểu biết, tấm nhìn hạn hẹp, cho nên thường đánh giá sự vật và hiện tượng không đúng với bản chất vốn có”. Có rất nhiều thành ngữ xuất phát từ những sự việc cụ thể: Ba bảy hai mốt ngày; Ăn mày đòi xôi gấc; Trông gà hoá cuốc; Nói dối như Cuội…

Thành ngữ chưa thành câu chỉ là một cụm từ (cụm từ cố định) chỉ là một thành phần của câu nên người ta thường dùng chêm xen trong câu nói. Chẳng hạn: Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo" mà mất đoàn kết, hay: Anh cũng như "kiến bò miệng chén" thôi.

Thành ngữ thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hay nghệ thuật tu từ hoán dụ. Người ta sử dụng thành ngữ cốt để cho câu nói vừa ngắn gọn, hàm súc mà lại góp phần chuyển tải ngữ nghĩa một cách sinh động, ấn tượng và thú vị. Theo các chuyên gia, kết cấu của thành ngữ nằm ở bậc trên từ và dưới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba âm tiết trở lên (Ví dụ: "Khôn như rận", "Thi lên thi xuống", "Len lét như rắn mồng năm",…).

Tục ngữ thường dùng độc lập vì nó đã thành câu, đã diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn người ta thường nhắc nhau:

Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Tuy nhiên, cái khác biệt lớn nhất nằm ở chỗ, tục ngữ là “sự đúc kết những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử – xã hội, tục ngữ rút ra những bài học ứng xử, những phương châm xử thế… Những cách ứng xử ấy được coi là mẫu mực, phù hợp với lí tưởng sống của cộng đổng, với nhân cách văn hoá của con người. Như vậy, nói đến tục ngữ là nói đến những phát ngôn nhằm đưa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ hiện thực. Ví dụ:

"Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm"

"Đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

"Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống"

"Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống"

Về mặt sử dụng, tục ngữ không chỉ làm cho câu văn ngắn gọn, hàm súc mà còn tăng thêm giá trị lập luận, làm cho bài viết hay, chặt chẽ và ‘ đậm chất trí tuệ dân gian. Trong cuốn Đaghextan của tôi, nhà thơ R. Gamzatov từng nói một câu hết sức chí lí: “Kẻ ngu làm người khác kinh ngạc bằng tiếng gào, người thông minh làm người khác kinh ngạc bằng câu tục ngữ dẫn ra đúng chỗ”.

Đa số tục ngữ có hai nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng) mà nghĩa bóng là thông báo chủ yếu của tục ngữ. Chẳng hạn câu "Có sừng thì đừng hàm trên". Nghĩa đen nói về hình ảnh con trâu, nghĩa bóng (nghĩa chính) nói về quy luật phân phối tự nhiên và xã hội, về tính tương đối của mọi sự vật hiện tượng đời sống.

Hay quá thầy ui
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Thu 03 Oct 2019, 13:04

Phân biệt tục ngữ, ngạn ngữ, phương ngôn, cách ngôn, danh ngôn, châm ngôn, sấm ngữ

1. Tục ngữ: Là những câu nêu lên những đúc kết về kinh nghiệm, có ý nghĩa giáo huấn thâm sâu, mang tính chất dân gian đậm đà, mang phong cách văn nói và thường có vần điệu. Tục ngữ mang cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Thí dụ:
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Bà con xa không bằng láng giềng gần.
- Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa.

2. Ngạn ngữ: Là những câu nói xưa nêu lên những bài học về lẽ phải, đạo lý mang tính chất giáo dục và thường biểu hiện gần với phong cách văn học viết. Ngạn ngữ bao gồm cả những câu tục ngữ của nhân dân và những câu nói có giá trị, lời đẹp ý hay của các danh nhân, các nhà hiền triết được nhân dân truyền tụng. Ngạn có nghĩa là “lời nói của người xưa”.  Ngạn ngữ thường mang tính quốc gia.

Thí dụ:

* Ngạn ngữ Việt Nam
  - Đâu phải cứ hết mưa là sẽ có cầu vồng, đâu phải cứ yêu thật lòng là sẽ được người yêu.

* Ngạn ngữ Anh
  -  Yêu tôi vừa thôi nhưng hãy yêu tôi mãi mãi.
  -  Đâu phải vàng tất cả những gì lấp lánh.

* Ngạn ngữ Pháp
  - Người đùm bọc che chở cho ta tốt nhất chính là tài năng của mình.

* Ngạn Ngữ Trung Hoa
  - Người không nghìn ngày tốt, hoa không trăm buổi hồng.
  - Cẩn tắc vô ưu.

* Ngạn ngữ Ả rập
  - Hỏi ý kiến của nhiều người nhưng tin vào trí tuệ của chính mình.
  - Có thể bỏ qua một lời nói nhưng không thể bỏ qua một nghìn lời góp ý.
  - Khi con trai bạn còn nhỏ, bạn hãy làm ông chủ của nó. Nhưng khi nó lớn lên rồi, bạn hãy làm người anh của nó.

* Ngạn ngữ Nga
  - Con mắt nhìn thấy tất cả nhưng không tự nhìn thấy nó.
  - Cái gì cũng biết nhưng không biết điều gì sâu sắc cũng là không biết.
  - Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.

* Ngạn ngữ Ý
   - Thú nhận tội lỗi là đã được tha thứ một nửa.
   - Nói điều bí mật của người khác là phản bội. Nói điều bí mật của mình là ngu ngốc.

* Ngạn ngữ Bồ Đào Nha
   - Đừng nói tất cả những gì mình biết, đừng tin tất cả những gì mình nghe.

* Ngạn ngữ Tây Ban Nha
  - Ghen tuông là bạo chúa của tình yêu.

* Ngạn ngữ Đức
  - Lúa mì và lòng biết ơn chỉ mọc trên những mảnh đất tốt lành.

* Ngạn ngữ Thái Lan
   - Phụ nữ mỉm cười là thứ bẫy người nhạy hơn quăng lưới.

* Ngạn ngữ Đan mạch
   - Ở đâu vàng bạc chiếm mất tâm hồn thì ở đó, lòng tin, hy vọng và tình thương sẽ bị tống ra khỏi cửa.

* Ngạn ngữ Hà Lan
   - Ít nói là đồ trang sức đẹp nhất của người con gái.

* Ngạn ngữ Phi Châu
   - Nếu muốn đi thật nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi thật xa, hãy đi cùng nhau.

3. Danh ngôn: Là những câu nói của các lãnh tụ, danh nhân, các nhà văn, nhà thơ lỗi lạc, có xuất xứ từ sách vở. Danh ngôn thường rất trau chuốt.

Thí dụ:
  - Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân (Những gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác) - Khổng Tử.
  - Ta đến, ta thấy, ta chinh phục (I come, I see and I conquer) - Julius Caesar.
  - Đừng khóc vì nó kết thúc, hãy cười vì nó đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened) ― Dr. Seuss.
  - Sự học như chèo thuyền trên dòng nước ngược, không tiến ắt phải lùi - Vương Dương Minh.
  - Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông. - Nguyễn Bá Học.
  - Không thành công thì thành nhân. - Nguyễn Thái Học.

4. Phương ngôn: Là tục ngữ có tính chất địa phương.

Thí dụ:
  - Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tường (Quảng Ngãi)

5. Cách ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ hoặc danh ngôn, chỉ có nghĩa đen, đơn thuần về mặt giáo dục.

Thí dụ:
  - Học thầy không tày học bạn.
  - Tiên học lễ, hậu học văn.

6. Châm ngôn: Là tục ngữ, ngạn ngữ, danh ngôn được dùng có tính chất cá nhân, được đặt ra làm lề luật, tiêu chuẩn cho hoạt động hoặc tư tưởng của mình. Châm ngôn mang phong cách chức năng.

7. Sấm ngữ: Là những câu nói được truyền tụng mang tính cách tiên tri, dự đoán trước những điều chưa xảy ra.

Thí dụ:
  - Bao giờ lúa mọc trên chì, voi đi trên giấy thầy tăng mới về.  (tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm)

_________________________
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Fri 04 Oct 2019, 09:21

Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!    :potay:

1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã.
2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề.
3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá
4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN
5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại
6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác
7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét

:cache3:
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Fri 04 Oct 2019, 13:21

Trà Mi đã viết:
Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!    :potay:

1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã.
2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề.
3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá
4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN
5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại
6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác
7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét

:cache3:

TM ui cười chết mất :cuoi1:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Mon 07 Oct 2019, 15:09

Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!    :potay:

1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã.
2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề.
3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá
4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN
5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại
6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác
7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét

:cache3:

TM ui cười chết mất :cuoi1:

TM giỏi hén, vậy thì phân biệt tục ngữ với ca dao, phương dao, đồng dao lun đi!     :jj:

_________________________
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13Wed 09 Oct 2019, 07:17

Ai Hoa đã viết:
Phương Nguyên đã viết:
Trà Mi đã viết:
Chòy
dzị mờ lâu nay TM cứ hiểu theo kiểu đảo ngữ của anh Tửng!    :potay:

1. Tục ngữ: ngữ tục, là lời nói nghe hổng có thanh nhã.
2. Ngạn ngữ: ngữ ngạn, là lời nói bên lề.
3. Danh ngôn: ngôn danh, là lời nói danh giá
4. Phương ngôn: ngôn Phương, là lời nói của tỷ PN
5. Cách ngôn: ngôn cách, là lời nói qua điện thoại
6. Châm ngôn: ngôn châm, là lời nói châm chích & chọc giận kẻ khác
7. Sấm ngữ: ngữ sấm, là lời nói vang như sấm sét

:cache3:

TM ui cười chết mất :cuoi1:

TM giỏi hén, vậy thì phân biệt tục ngữ với ca dao, phương dao, đồng dao lun đi!     :jj:

Dạ, dao ca là dao... anh chị, dao bự, dao Phương là... dao của tỷ PN, dao đồng là dao... bằng đồng :cache3: tỷ ui kíu em :biking:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Phân biệt thành ngữ và tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phân biệt thành ngữ và tục ngữ   Phân biệt thành ngữ và tục ngữ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Phân biệt thành ngữ và tục ngữ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-