Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Phép làm câu đối

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Phép làm câu đối Empty
Bài gửiTiêu đề: Phép làm câu đối   Phép làm câu đối I_icon13Thu 01 Apr 2010, 04:08

Phép làm câu đối

(trích Thú Chơi Câu Đối của Nguyễn Văn Ngọc, 2001)


Câu đối: Câu đối là những câu văn đi đôi với nhau.

Liễn: Lối thơ, văn các câu đi đôi với nhau gọi là Liễn

    Chữ "liễn" là đọc trạnh của chữ "liên" ra. Ta thường dùng chữ "liễn" để chỉ hai bức dài bằng giấy bồi, bằng vóc lụa, dưới có trục dùng để viết câu đối. Khi nói một đôi liễn, tức là chỉ một đôi câu đối viết vào giấy ấy.
    Người Tàu thường dùng hai chữ doanh liên 楹聯 hay doanh thiếp 楹帖 để chỉ câu đối và nghĩa là liễn hay giấy dán cột nhà.

Vế câu đối - câu đối có hai câu, mỗi câu gọi là một vế.
Khi tự mình làm lấy cả hai câu, muốn phân biệt câu nọ với câu kia, thì gọi một vế là vế trên, một vế là vế dưới – Khi người ta làm một vế để cho mình làm vế kia, thì vế người ta làm gọi là vế ra, vế mình là vế đối.

Số chữ trong câu đối – Kể ra, thì có thể đối từ một chữ trở lên đến nhiều chữ.

Những câu đối từ một đến ba chữ gọi là câu tiểu đối.
Những câu đối năm chữ hay bảy chữ, thuộc về thể Thơ, nên gọi là câu đối thơ.
Những câu đối bốn chữ hay sáu chữ cũng là câu đối thơ, vì thơ cũng có lối tứ ngônlục ngôn. Nhưng những câu ấy không theo luật thơ .
Những câu đối tám chữ, thì cho thuộc về thể thơ hay thể phú cũng được.
Những câu từ chín chữ trở lên thuộc về thể phú (Song quan, cách cú) nên gọi là câu đối phú.

    Câu đối thường chia làm hai đoạn, hoặc đoạn trên ngắn bốn, năm chữ, đoạn dưới dài bảy, tám chữ, hoặc đoạn trên dài bảy, tám chữ, đoạn dưới ngắn bốn, năm chữ.

Những câu đối dài có khi đến sáu bảy mươi chữ cũng thuộc về hạng câu đối phú.

    Những câu đối bất cứ mấy chữ mà lấy chữ sẵn ở trong sách ra lại lấy chữ sẵn ở trong sách đối lại thì gọi là câu đối súc.


Luật bằng trắc – Cứ kể, thì đáng lẽ chữ vế trên này trắc thì chữ vế bên kia phải bằng, hay chữ vế bên này bằng, thì chữ vế bên kia phải trắc.

Những câu đối phú hoặc đoạn trên, hoặc đoạn dưới bảy chữ, thì đoạn bảy chữ ấy theo bằng, trắc như câu thơ thất ngôn.

Thí dụ :
Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại
Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi


    Như hai câu đây, đoạn dưới bảy chữ là « thiên hạ đổ dồn hai mắt lại » đối với « anh hùng chỉ có một ngươi thôi » theo đúng luật bằng trắc của thơ.

Những câu đối phú chia làm nhiều đoạn, thì những chữ cuối cả bao nhiêu đoạn trên mà bằng, thì chữ cuối đoạn dưới cùng phải trắc ; trái lại những chữ cuối cả bao nhiêu đoạn trên trắc, thì chữ cuối đoạn dưới cùng phải bằng.

Thí dụ :
Đám công danh có chí thì nên : ơn làng giấy trắng, ơn vua giấy vàng ; chiếu trung đình ngất ngưởng ngồi trên, ngồi tiên chỉ đó cũng là rất đáng.
Nhờ phúc ấm sống lâu lên lão : anh cả bàn năm, anh hai bàn sáu ; đàn tiểu tử xênh xang múa trước, tranh tam đa ai khéo vẽ nên tranh.


    Mỗi câu chia làm bốn đoạn. Vế trên ba chữ cuối ba đoạn trước là : nên, vàng, trên bằng, thì chữ cuối, đoạn sau cùng là đáng phải trắc ; - Vế dưới, ba chữ cuối ba đoạn trước là : lão, sáu, trước trắc, thì chữ cuối đoạn sau cùng là tranh bằng.

Những câu đối dài năm, bảy mươi chữ cũng theo luật bằng, trắc như những câu đối phú, nghĩa là những chữ cuối các đoạn có thể chấm đậu cũng phải đúng bằng đối với trắc, trắc đối với bằng.
Nhưng có khi không theo đúng như thế cũng được. Cần nhất là chữ chấm đậu trước đoạn cuối cùng thế nào cũng phải giữ cho đúng luật bằng trắc thì thôi.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Phép làm câu đối Empty
Bài gửiTiêu đề: Phép làm câu đối (tt)   Phép làm câu đối I_icon13Sun 04 Apr 2010, 02:25

Khổ độc - Khổ độc tức là đọc không được xuôi tai. Như trong một câu, chữ đáng bằng mà làm ra trắc, hay chữ đáng trắc mà làm ra bằng thế là khổ độc.

Mười mấy khoa còn gì, nhờ trời có phúc có phận
Năm mươi mấy tuổi thành tài, mừng ông càng dẻo càng dai.

    Vế trên, chữ cuối đoạn trên "gì" đã bằng, vế dưới chữ cuối đoạn trên "tài" cũng bằng.


Thất luật - Câu đối, mà vế trên chữ cuối cùng đã trắc, vế dưới chữ cuối cùng lại trắc, hay vế trên chữ cuối cùng đã bằng, vế dưới chữ cuối cũng bằng, thế gọi là thất luật.
Thí dụ

Lúa tám, gặt chín tháng một
Nồi tư, mua năm quan sáu

    Vế trên chữ cuối "một" đã trắc, vế dưới chữ cuối "sáu" cũng trắc.
    Câu đối chính mình làm cả hai vế, thì vế trên chữ cuối cùng bao giờ cũng trắc. Cho nên câu đối treo bao giờ cũng treo vế trắc bên tay phải, mà tay phải của người đứng ở ngoài trông vào trong nhà.
    Nhưng khi mình ra một vế cho người ta làm, thì chữ cuối câu trắc hay bằng cũng được.


Một câu đối hay - Một câu đối hay thì:

Tư tưởng phải cho tự nhiên,
Ý Nghĩa phải cho minh bạch,
Mạch lạc phải cho liên tiếp.

Nhưng vì câu văn đối ít chữ, cho nên một đôi câu đối hay lại cân nhất ở chữ dùng và âm hưởng các chữ ấy.

Chữ dùng trong câu đối cốt phải cho:

Chỉnh, nghĩa là đều nhau, bằng nhau,
    Như chữ danh từ phải đối với danh từ : nhân đối nghĩa - hình dung từ phải đối với hình dung từ : xanh đối với vàng, hay đỏ; động từ phải đối với động từ : ăn đối với uống - phó từ phải đối với phó từ : vô cùng đối với bất trị v.v...
Cân, nghĩa là chữ nặng phải đối với chữ nặng, chữ nhẹ phải đối với chữ nhẹ cho xứng đáng.
    Như sắc phải đối với sắc: trắng đối với đen, vị đối với vị : chua đối với ngọt, số đếm đối với số đếm : Năm đối với tám, chữ Nôm đối với chữ Nôm: tao đối với , chữ Hán đối với chữ Hán : Hạ vũ đối với Xuân lôi, thành ngữ đối với thành ngữ : sắn váy quai cồng đối với buông quần lá toạ, tục ngữ đối với tục ngữ : lắm kẻ yêu hơn nhiều người ghét đối với một câu nhịn là chín câu lành v.v...

Khi nào các cữ đối với như đối đầu hẳn được với nhau Phật đối với ma, người đối với vật, hay đối với dở, lành đối với dữ, giàu sang đối với nghèo khổ như thế thì là đối chọi nhau.

Âm hưởng các chữ dùng trong câu thì phải cho giòn, nghĩa là khi đọc lên tiếng kêu nghe sang sảng.

(trích Thú Chơi Câu Đối của Nguyễn Văn Ngọc, 2001)
Về Đầu Trang Go down
 
Phép làm câu đối
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-