Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Phan Thanh Giản là người thế nào?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Wed 31 Jul 2019, 08:57


Phan Thanh Giản là người thế nào?

18/03/2016

LTS: Bến Tre có nhiều nhân vật đáng là niềm tự hào chẳng những của một xứ dừa mà còn là của cả nước ta về lòng TẬN TRUNG VỚI NƯỚC, TẬN HIẾU VỚI DÂN như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,… Tuy nhiên trên Tạp chí Văn nghệ Hàm Luông, số Xuân Bính Thân 2016 với bài “Xứ dừa – nơi sinh ra những con người huyền thoại” của tác giả Đinh Hữu Quang đã đưa Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký sánh ngang những tên tuổi ấy là một việc làm lộn sòng lịch sử. Chuyện này xưa rồi nhưng lâu lâu lại rộ lên theo dòng thời cuộc nên “người yêu sử” xin lược lại tích cũ trình với bà con Bến Tre và bạn đọc gần xa về hai nhân vật lịch sử đầy tai tiếng này.

...Về Phan Thanh Giản, tác hại của việc ông làm, những tư liệu lịch sử rất phong phú còn rành rành ra đó, đặc biệt thư tịch nằm trong các kho lưu trữ ở mẫu quốc Pháp còn phong phú hơn trong các thư khố nước bản xứ một thời vong quốc.

Có thể lược sử con người này như sau: Ông là người Lục tỉnh Nam kỳ đầu tiên đỗ Tiến sỹ năm Bính Tuất (1826), được các vua tiền triều nhà Nguyễn quan tâm ưu ái ngay từ lúc mới nhập triều. Làm đại quan hơn 40 năm (1826-1867) qua ba đời vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức. Ngược tới vua Gia Long có thể coi là thời kỳ hưng vượng nhất của vương triều Nguyễn – một nhà nước phong kiến tập quyền độc lập, cai quản một quốc gia thống nhất từ Bắc vào Nam trong điều kiện tương đối yên ổn không có họa ngoại xâm. Thế nhưng Phan Thanh Giản lại là người có công đầu với nước Pháp trong việc dối vua lừa dân, tích cực triệt tiêu lực lượng kháng chiến và tinh thần quật khởi của nhân dân ta. Ngay từ buổi đầu đã đứng về phái chủ hòa dẫn tới chủ hàng. Từ việc lược quyền vua ký hàng ước nhục nhã 1862 để mất ba tỉnh miền Đông đến việc thông đồng với giặc, năm 1867 mở rộng cửa thành Vĩnh Long dâng nốt ba tỉnh miền Tây cho giặc, coi như xóa sạch công lao 300 năm các triều vua chúa Nguyễn mở mang bờ cõi ở phía Nam, đẩy nhanh quá trình xóa quốc danh Việt Nam trên bản đồ thế giới. Cái tội “mại quốc” cả trong sử sách và bia miệng lưu truyền không là quá đáng và không sao xóa được.

Tháng 8 năm 1963 đã có một hội nghị chuyên đề lớn với sự đồng thuận cao của những nhà cách mạng và văn hóa, học giả lớn như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Giàu, Trần Huy Liệu, Nguyễn Khánh Toàn, Đào Duy Anh, Ca Văn Thỉnh… đánh giá tổng quát: “Để mất nước, các vua nhà Nguyễn là chính phạm, các triều thần trong đó có Phan là đồng phạm. Riêng trong sự kiện hai lần dâng thành giao đất cho giặc để mất cả Nam kỳ thì Phan là chính phạm bởi tính bạc nhược, hèn nhát, thỏa hiệp với giặc. Chủ hòa thực chất là chủ nghĩa đầu hàng – Đó là bản chất của giai cấp phong kiến cầm quyền lúc suy vi”. Thiết nghĩ đó là sự đánh giá rất độ lượng, có thể tình đúng mức do yêu cầu lịch sử lúc đó.

Bản chất của con người Phan Thanh Giản đã bị nhà đại ái quốc Phan Bội Châu phanh phui: “Gan dê lợn mà mưu chuột cáo”! Thật vậy, chỉ sau bốn năm quân Pháp với lực lượng ít ỏi đánh chiếm Trung kỳ không được đành quay vào đánh chiếm mấy thành lũy phía Nam. Giữa lúc bị mắc kẹt ở mặt trận nam Trung Hoa, tư lệnh quân viễn chinh Pháp Bonard dùng kế hoãn binh, cho người ra Huế yêu cầu cử phái đoàn vào Nam hội nghị với yêu cầu bàn chuyện giảng hòa và Nam triều bồi thường chiến phí!

Tự Đức là ông vua nhu nhược chỉ quẩn quanh với mấy vần thơ phú và chăm lo việc xây lăng tẩm cho mình, ngay từ đầu đã chao đảo nghiêng về phái chủ hòa nên khi quân Pháp yêu cầu nghị hòa thì vua sung cho Phan chức “Nghị hòa chánh sứ” cùng Binh bộ thượng thư Lâm Duy Hiệp làm phó sứ.

Trước khi đi thương nghị, Phan-Lâm được vua Tự Đức ban ngự tửu và tuyên chỉ: “Phàm mọi chi tiết như thù đáp giao ước về việc nghị hòa cần phải cẩn thận. Thêm nữa nên cố gắng đạt đến việc đình chiến, ngõ hầu xứng đáng với nhiệm vụ khanh được giao phó”. Nhà vua gửi gắm cả vận mệnh quốc gia với mệnh đế vương của mình vào tay viên cận thần già tin cẩn: “Đất nước hôm nay đang bị dồn vào ngõ cụt khó khăn. Muốn đưa nó thoát ra, chỉ có bàn tay của những người tôi trung tài năng tận tụy. Đừng vì một sự yếu đuối hay vội vàng nào đó mà làm thiệt hại đến vận mệnh và danh dự của cả giang san đang được giao phó vào tay các khanh. Cầu mong cho các khanh được sớm trở về đầy vinh quang vì đã bảo vệ danh dự của non sông và giữ gìn được sự vẹn tròn lãnh thổ!”

Một tháng sau, bầy tôi trở về với bản hòa ước trong tay gồm 12 điều khoản, trong đó khoản 3 ghi rõ ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn được nhượng đứt cho nước Pháp cùng những điều khoản bồi thường bất công rất chi là nhục nhã! Ngay lập tức nhân dân cả nước phẫn nộ kết tội “Phan-Lâm mại quốc” và các phong trào yêu nước tiếp nhau nổi lên chống Pháp đều coi việc làm của Phan như một vết nhơ lịch sử! Người phương Nam đương thời để lại câu ca dao lưu truyền trong dân chúng: “Thà thua xuống láng xuống bưng / Kẻo ra đầu giặc lỗi chung quần thần”. Vua Tự Đức than trời: “Ôi! Con dân mấy triệu, tội gì mà khổ thế? Thật là đau lòng. Hai người không những chỉ là tội nhân của triều đình mà còn là tội nhân muôn đời của hậu thế”!

Vậy là chính những người đương thời từ triều đình tới thần dân đều đã công khai kết tội Phan-Lâm bán nước! Chẳng thể gọi là bị ép oan để bày chuyện chiêu tuyết cho con người ấy.

Trước sự đã rồi, vua và triều thần đành vớt vát bằng việc giao cho Phan cai quản Vĩnh Long và Lâm cai quản Khánh Thuận ở hai đầu giáp ranh ba tỉnh miền Đông để có điều kiện giao tiếp với người Pháp ở Gia Định, ngõ hầu bắc mối giao lưu thân thiện Đông-Tây, tiến tới có thể chuộc được lỗi lầm. Phan lại được vua giao làm Chánh sứ qua Y-pha-nho và Pháp xin chuộc lại những gì đã mất với lời ủy thác: “Đất ba tỉnh này là xương máu của dân, chuộc lại là chuộc tội cho ta để cho dân thỏa lòng nguyện vọng”. Phan hứa mập mờ: “Nếu có thể đem đổi ngói lấy vàng thì lúc nào thần cũng sẵn sàng”! Sau nửa năm chầu chực Pháp hoàng Napoléon III, dâng nhiều cống vật mà vẫn trở về trắng tay và bộc lộ ra tâm địa của viên quan bạc nhược trước sức mạnh của quân cướp nước: “Sự giàu có, mạnh mẽ và các việc khôn khéo của nước Pháp nói ra không hết”! Thì ra với Phan Thanh Giản “ngói” đây là mảnh đất ba trăm năm nhân dân ta cùng tiền triều nhà Nguyễn đổ bao mồ hôi xương máu dày công khai phá và “vàng” đây là sự yên ổn để vua tôi ngồi yên ghế vị mặc cho dân chúng lâm vào cảnh nô lệ điêu linh! Vì việc thương lượng với Pháp xin hồi lại đất không thành Phan Thanh Giản mới bị vua Tự Đức phạt tội “cách lưu”!

Năm 1865, trước tình hình nguy ngập, vua Tự Đức phục chức cho Phan Thanh Giản và sung Kinh lược sứ trấn ba tỉnh miền Tây với lời căn dặn: “Không khuất phục tình hình một cách thụ động!”. Suốt mấy năm được giao trấn thủ tiền phòng trong tình thế thịt treo trước miệng hổ vuốt mèo mà Phan không tỏ ra ăn năn chuộc lỗi tìm cách gỡ ra thế bí, trái lại tích cực hỗ trợ cho quân chiếm đóng mau chóng bình định mảnh đất phương Nam bằng những việc làm mà anh linh tiên tổ không thể dung tha như thẳng tay đàn áp và khống chế những thủ lĩnh nghĩa quân bất phục tùng thi hành hiệp ước! Một mặt chỉ điểm cho giặc về những người yêu nước, một mặt dâng sớ về triều xin trị tội, thuyên chuyển khỏi nơi cứ địa hoặc cách chức những chủ soái nghĩa quân như Trương Định, Trần Văn Thành, Trịnh Quang Nghị, Võ Duy Dương… đồng thời bắn tin cho giặc: “Bản chức sẽ không ngăn cản sự xâm lược bằng một sự kháng cự mà chúng tôi hiểu là vô ích” và nói hoạch toẹt ra: “Nếu quý quốc lấn tới, quả nhân không chống cự”! Đến khi thấy đoàn tầu thuyền nhà binh Pháp đậu kín trước thành Vĩnh Long “là một thành khá kiên cố, địa thế rất dễ phòng thủ” và tướng giặc cho người mang thơ nói toạc ra ý họ “quyết định chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ vì lý do các quan quân triều đình ở đây ủng hộ phong trào chống Pháp”. Phan ra lệnh không kháng cự và dẫn đám thuộc hạ xuống tầu trách yêu giặc “vin cớ nhỏ mọn mà làm tổn thương đại nghĩa” (!) và ngọt nhạt đẩy đưa: “Tôi có quyền giữ đất chớ không có quyền giao đất. Xin cho tôi hỏi lại ý kiến triều đình”! Lũ sài lang thừa dịp kéo vào chiếm thành mà không tốn một viên đạn! Sau đó quan Khâm sai viết công thư – thực chất là thư dụ hàng như ông đã từng làm mấy lần bất thành với Trương Định, gửi các quan tướng giữ thành An Giang và Hà Tiên với lời lẽ không tìm thấy ở đâu trong lịch sử: “… Người nào thuận theo lòng trời thì còn, người nào nghịch theo lòng trời thì chết mất. Chúng ta yếu ớt không thể chống nổi người Phú-lang-sa. Các quan văn cũng như các tướng võ hãy bẻ gãy giáo gươm và giao thành trì khỏi chống lại”! Ông ta biện lẽ: “Bản chức tùy theo thiên ý mà tránh đỡ giùm dân đen tai họa rớt trên đầu họ” và khuyên dụ dân hãy tin vào giặc vì “những người này chỉ đáng sợ trong lúc chiến tranh mà thôi”! Đó là sự dối trời lừa dân có một không hai. Thế là chỉ trong năm ngày cả ba tỉnh thành hừng hực khí thế chống ngoại xâm bỗng lọt vào tay giặc! Chẳng những Phan đã ngoan ngoãn giao thành, lại còn lệnh cho thuộc hạ mở rộng cửa kho và ngân khố lấy lúa gạo và tiền nộp thêm cho quân phản phúc gọi là thanh toán bồi thường năm năm chiến phí theo cái gọi là hòa ước 1862!

Bốn tháng sau, vua Tự Đức ra chỉ dụ giao cả cho Tôn nhân Phủ và đình thần xem xét công tội để bàn định việc xử trí. Bản án ngày 17/4/1868 triều thần nghị xử rằng: “Viên Khâm lược sứ với trách nhiệm giữ gìn đất đai mà lại ươn hèn đến thế, sẽ phải phân biệt xử trị để răn khí tiết bề tôi và để nhân tâm có bề phấn chấn mới phải. Trước hết cách chức và truy thâu lại phẩm hàm và ghép vào tội xử trảm giam hậu”. Cùng năm đó vua Tự Đức bút phê “truy đoạt chức tước, phẩm hàm và đục bia Tiến sỹ, để lại muôn đời cái án trảm hậu” với Phan Thanh Giản!

Tuy nhiên bên sự đánh giá chính thống như thế vẫn có những thế lực bênh vực thậm chí còn bốc thơm đơm đặt đủ điều cho nên con người ông, việc làm của ông, cái chết của ông vẫn là đề tài cho hậu thế tranh cãi dài dài. Vậy những ý kiến trái chiều kia có tự bao giờ và xuất phát từ đâu?

Thật ra khi người Pháp đem quân xâm chiếm Việt Nam thì lực lượng họ không phải là quá mạnh, nội tình vương triều Paris cũng lắm chuyện rối ren. Thế nhưng bối cảnh xã hội Việt Nam lúc đó cực kỳ bê bối. Triều đình thì hủ bại. Dù khí thế yêu nước của dân chúng rất cao nhưng không có chỗ dựa và không hợp thành một liên minh chặt chẽ. Trong khi bộ máy chiến tranh của Pháp dày dặn kinh nghiệm đối phó, dưới bóng cây Thánh giá càng dễ lợi dụng những yếu tố xã hội và con người ở các quốc gia xa xôi lạc hậu thì những người như Phan Thanh Giản là tác nhân thúc đẩy mau chóng quá trình mất nước, tất nhiên lọt vào tầm ngắm để đội quân viễn chinh ấy khai thác và điều khiển bằng đủ những mưu mô thâm trầm xảo quyệt. Cuộc chiến xâm lược xứ An Nam xa xôi không được triều đình Paris tập trung ủng hộ nhưng lại sớm thu được thắng lợi trọn vẹn mà ít hao người tốn của. Đương nhiên những người như Phan được coi như có công đầu với đội quân viễn chinh xâm lược Pháp. Khi Phan còn sống cũng như khi chết đều được Bộ chỉ huy quân viễn chinh chăm sóc chu đáo tận tình, kèm thư gửi tới gia đình với những lời chia buồn thống thiết: “Nơi triều đình trừ một mình ngài thấy rõ đâu là ích nước lợi dân… Người Pháp quốc hằng bền một lòng tôn trọng quan lớn Phan Thanh Giản và gia đình của ngài. Bổn trấn hứa sẽ hết lòng bảo bọc cho con cháu ngài hoặc muốn ra mà giúp việc nhà nước hay là muốn tước lộc chi thì bổn trấn cũng vui lòng ban ơn theo như ý”. Và người Pháp đã làm đúng như lời hứa. Ngay cả khi hai con ông là Phan Liêm và Phan Tôn có cầm súng chống Pháp một thời gian nhưng thua trận và bị bắt, người Pháp cũng rộng lòng tha và giao cho triều đình An Nam trọng dụng. Tất nhiên lại cầm binh đi đánh những người Việt Nam “nổi loạn”! Tên tuổi ba cha con họ Phan đều được nhà nước thực dân – tất nhiên là cả chính quyền bản xứ lệ thuộc “bảo tiết tôn vinh” như những tấm gương về lòng yêu nước thương nòi! Dù cho dân chúng bất bình nhưng chính sử triều Nguyễn bù nhìn chẳng dám nói đó là sự sỉ nhục đối với lịch sử nước nhà! Trải hàng trăm năm thân phận “thuộc quốc phiên bang” mấy ai được săm soi góc cạnh ngọn ngành? Sự ngộ nhận đã thành nếp nghĩ, chỉnh sửa lại không là điều dễ! Phải chăng đó là tàn dư của văn hóa thực dân?

Vậy thì ai đã phục chức cho Phan? Tự Đức chết năm 1883, sau thời kỳ u ám “tứ nguyệt tam ngôi”, rồi xảy ra sự kiện Hàm Nghi. Dưới sự bảo trợ của người Pháp, hoàng tử Chánh Mông lên ngôi với đế hiệu Đồng Khánh. Tân vương vốn sính Tây được coi như một “sản phẩm Pháp tại Việt Nam”. Quả nhiên Đồng Khánh là ông vua đầu tiên công nhận nền bảo hộ của nhà nước Đại Pháp. Để được lòng “nước mẹ”, tân vương ra sắc chỉ khôi phục hàm cũ là Hiệp tá Đại học sỹ cho Phan Thanh Giản sau những lời khen: “Phẩm vọng ngươi cao như núi Thái Sơn, văn chương ngươi như mây bay nước chảy, được xưng tụng cao nhất một đời”. Tất nhiên bia được dựng lại sau hai thập niên bị đạp đổ! Đồng Khánh làm vua được ba năm thì chết. Qua hai triều vua Thành Thái và Duy Tân, người Pháp không “dụ” được. Năm 1916, sau cuộc nổi dậy do Hội “Việt Nam Quang Phục” phát động ở năm tỉnh Trung kỳ (Nam, Ngãi, Huế, Trị, Bình) thất bại, bốn nhà chí sỹ là Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu bị xử chém, vua Duy Tân, Thành Thái cùng số phận với vua Hàm Nghi, bị đi đày biệt xứ. Chính quyền bảo hộ đưa Khải Định là con vua Đồng Khánh lên ngôi. Năm 1924, vua Khải Định sắc cho quan dân tỉnh Thủ Dầu Một thờ phụng Phan công như “thần hộ quốc an dân”, ý để thưởng công đã giao ba tỉnh miền Đông cho Pháp! Kế đến năm 1933, con Khải Định là vua Bảo Đại cũng sắc cho quan dân tỉnh Vĩnh Long thờ phụng Phan công nội dung như thế, ý để thưởng công đã giao nốt ba tỉnh miền Tây cho Pháp! Việc làm ấy có nghĩa là triều Nguyễn hài lòng đã hoàn tất sứ mạng lịch sử chí ít cũng là giao toàn bộ xứ Nam kỳ vào tay người Pháp! Vậy thì thực chất việc phục chức và tôn vinh Phan Thanh Giản chính là ý đồ của chủ nghĩa thực dân. Việc chiêu tuyết và khôi phục chức sắc cho Phan được ba triều vua tồi tệ nhất trong lịch sử 13 đời vua triều Nguyễn đã bị chính Hội nghị sử học năm 2008 loại ra ngoài vòng lịch sử thì mọi việc chiêu tuyết cho Phan Thanh Giản vào mọi thời điểm đương nhiên nào có giá trị gì.

Thực ra càng xem xét kỹ tư liệu lịch sử càng nhận ra con người này rất phức tạp và có nhiều khuất tất.

Phan là người không có bản lĩnh cầm quân: Triều thần đã tổng luận: Về tài thì hơi kém! Lúc đi đánh giặc thường bỏ chạy. Từng năm lần bị giáng cấp, hai lần bị cách lưu. Vậy khi gặp giặc mạnh chưa đánh đã chủ hòa là điều không lạ.

Nếu bạn đọc tiếp cận tư liệu lưu trong thư khố Pháp, xem thư Phan gửi các quan tướng quân đội viễn chinh như Hải quân Trung tướng Bonard, Đề đốc Rigault De Genouilly, Đề đốc Lagrandière… thấy rõ đó là con người phản phúc, không khác chi là “tay trong” của giặc! Hẳn không còn ai bốc thơm Phan về lòng trung quân ái quốc!

Phan có là người liêm chính thật không? Ông Tiến sỹ Phan Hiển Đạo làm Đốc học tỉnh Định Tường có ra hợp tác với giặc vì mơ hồ tin vào “tình thân ái giữa các dân tộc bên hai bờ đại dương” của quan trên. Nhưng sau nhận ra mình lầm lỡ nên lánh qua tỉnh Vĩnh Long (vì Định Tường không còn thuộc Nam triều nữa). Ông đưa thơ xin diện kiến trình rõ sự tình, bị Phan sổ toẹt với lời phê độc: “Thất thân chi nữ, hà dĩ vi trinh” (Con gái đã bị thất thân, sao cho là trinh được). Ông Tiến sỹ Đạo hổ ngươi trở về quê Mỹ Tho, viết cáo trạng tạ lỗi với dân chúng rồi uống thuốc độc mà chết! Trong khi quan Khâm lược giấu kín nỗi lòng tới lúc lâm chung mới tỏ chân tình với viên quan giặc Ansart rằng ông dành dụm được mấy ngàn quan (1.000 quan lúc bấy giờ tương đương với 700 lạng bạc) và mong muốn ký thác cho các quan Tây đưa mấy đứa cháu lên Sài Gòn học thành tài! Vậy Phan có thanh bần như đời ca tụng?

Cho đến cái chết của quan Khâm sai đại thần thật ra cũng không bi tráng như nhiều người lầm tưởng. Ông ta biết khi đặt bút ký chấp nhận yêu sách của giặc là xóa sạch đi công lao 300 năm khai phá của các bậc tiên vương tiên chúa thật “đáng tội chết” rồi. Dù nói rằng “lá cờ ba sắc không thể phất phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống” (!) nhưng không như Hoàng Diệu treo cổ chết ngay trong thành Hà Nội, Võ Duy Ninh tự thương chết ngay trước thành Gia Định, Nguyễn Tri Phương quyết chết theo Hà thành thất thủ. Trái lại, Phan thủng thẳng ra sống tại một ngôi nhà tranh ở ngoại thành Vĩnh Long, tỉnh táo sắp xếp mọi việc chu đáo. Ông gởi một lá sớ lên vua Tự Đức: “Việc cõi Nam kỳ một chốc đến thế này, không thể ngăn cản nổi. Nghĩ tội đáng chết, không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho Quân phụ. Đức Hoàng thượng rộng xét xưa nay, biết rõ trị loạn…” và gởi thư cho các tướng giặc để trần tình với lời lẽ rất chi là hoan hỷ. Ông cũng ngỏ lòng với cha Marc là muốn theo đạo Thiên Chúa! Ông căn dặn các con hãy qui phục nước Pháp, sống hòa bình với họ và chăm chỉ cần lao, ráng học hỏi cho bằng người Tây Âu để phò vua giúp nước may ra sau này làm vẻ vang cho Tổ quốc! Nghe ngóng động tĩnh từ triều đình vẫn bặt tin. Biết rằng tội kia không thoát chết! Gần một tháng sau thì ông “tuyệt cốc” (nhịn ăn). Nửa tháng không chết, ông uống á phiện pha với dấm thanh. Trong thời gian ấy nhiều quan lại cả tây và ta đến thăm, cho thuốc ông một mực từ chối. Theo thơ tường trình của Thiếu tá Ansart gởi lên Tổng tham mưu trưởng kể về những giờ cuối đời của ông quan này: “Lúc các ông quan (Nam triều) còn lại ở Vĩnh Long, ông đã khăng khăng từ chối mọi thứ thuốc men, chúng tôi đã phải gần như ép ông và lợi dụng một trong những lúc ông ngất đi mới khiến ông nuốt được một chút giải độc. Nhưng ngay khi ông được biết là các quan đã bỏ đi và chỉ còn có mình ông với chúng tôi (ba sỹ quan Pháp) thì ông đã thuận mọi điều. Hai lần ông hỏi cha Marc: Tôi có thoát được chăng? Than ôi, khi đó đã quá muộn”! Cái chết nào cũng bi. Chết bình thường thì thương. Chết vì nghĩa thì tráng. Chết có toan tính thì hài!

Có người bày đặt chuyện cụ Đồ Chiểu đã làm thơ khóc thương ông quan già họ Phan này rất chi là thống thiết. Tuần báo Văn nghệ TP.HCM số 55, Thứ Năm ngày 26/3/2009, nhà giáo Phạm Thị Hảo, giảng viên môn Văn học cổ Trung Quốc tại Đại học Sư phạm TP.HCM đã có bài: “Viết về Phan Thanh Giản, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã dùng bút pháp Xuân Thu”, giảng giải rành mạch ý tứ thâm sâu của cách “đối” thơ Hán-Nôm là như thế nào. Những câu thơ ý tại ngôn ngoại, tưởng khen mà chê, tưởng thương mà giận, tưởng bi mà hài. Tấm liễn Phan nhân để lại có 11 chữ nhưng cụ Đồ cố ý ghi “Minh tinh chín chữ lòng son tạc” đã như lời mắng nhiếc nặng nề: Phan chết đi chỉ thành quỷ chứ không thể thành thần được!

Tự Đức đã giãi lòng trong thơ: “Khí dân triều trữ cữu – Mại quốc thế gian bình – Sử ngã chung thân điếm – Hà nhan nhập miếu đình” (Bỏ dân ta nhận lỗi – Bán nước thế gian bình – Mai này ta nằm xuống – Mặt nào nhìn tổ tông)! Bởi nhà vua gửi vàng không chọn mặt! Sao đại sự cứ dựa vào kẻ “mại quốc cầu vinh”?! Đấy là mối oan nghiệt của người cầm quyền quốc gia tối thượng khi đã đặt quyền lợi của quốc gia dân tộc dưới cái bệ ngọc ngai vàng thì không thể nhận ra kẻ ngay gian, chính tà, sẽ là rước họa cho mình, cho nước!

Trong bài viết của mình, tác giả Đinh Hữu Quang trích dẫn lời danh nhân Hoàng Bình Trọng: “Dùng Chí luyện Thơ, dùng Thơ luyện Chí/ Chí truyền Thơ lay động đất trời”, khác nào sự mai mỉa với Phan đại nhân thi sỹ?!

Đừng để bị lôi kéo vào ý đồ thâm hiểm của một thế lực bất minh. Họ không từ thủ đoạn nào tô son trát phấn bốc thơm con người ấy, kể cả dưới hình thức văn học – nghệ thuật để đánh lạc hướng dư luận, tạo ra những cái gọi là “góc khuất đáng thương” làm cho công chúng từ cảm thương đến có cảm tình mà dễ dãi quên đi những tỳ vết đã hằn sâu trong lịch sử.

Vào giữa thế kỷ XIX, lũ giặc mắt xanh mũi lõ vượt trùng dương nửa vòng trái đất trên chục chiếc tàu đồng với mấy ngàn quân qua cái xứ sở nhiệt đới khắc nghiệt này, vũ khí là mấy khẩu đại bác cổ lỗ, vài ngàn tay súng kíp chọi với đội quân nón mê chân đất, gươm giáo dao gậy cầm tay mà có cả rừng người sẵn sàng chết không để nước mất vào tay giặc. Vậy mà có những ông vua, ông quan run rẩy không dám cầm gươm, chỉ biết nhìn trước ngó sau mà đái trong quần thì làm sao không mất nước! Hãy nhìn sức giặc hiện nay: Chỉ một bước chân đã vào tận ngõ. Sân trước vườn sau, trên rừng dưới biển, ba bề bốn bên đâu đâu cũng thấy lũ đầu trâu mặt ngựa. Toàn bộ đất đai, núi rừng, biển đảo của ta đều nằm trong tầm phủ gần xa của đủ các loại vũ khí tối tân. Tàu thuyền đặc biển. Máy bay đầy trời. Điều này hiển nhiên ai cũng biết. Thế mà không ít người nhân danh cái gọi là “đổi mới” thi nhau trổ tài điêu toa quay quắt cố dựng dậy một lũ vua quan hèn nhát, bạc nhược, phản phúc, dối trời lừa dân như Phan Thanh Giản nhằm dạy lớp trẻ điều gì? Trong khi nước non đang cần những con người trung dũng!

Nguyễn Văn Thịnh
Tuần Báo Văn Nghệ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Wed 31 Jul 2019, 09:07

Di bút

Non nước tan tành hệ bởi đâu,
Một vùng mây bạc chốn Ngao Châu.
Ba triều công cán đôi hàng sớ,
Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.
Ải bắc ngày trông tin nhạn vắng,
Thành nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
Minh tinh chín chữ lòng con tạc,
Trời đất từ đây bặt gió thu.

Phan Thanh Giản

Bài thơ này được Đông Hồ đăng trên Nam Phong tạp chí số 107 (7-1926) với chú thích: Ông Phan Thanh Giản khi sắp mất có làm bài thơ di bút để lại, và dặn con để minh tinh chín chữ “Hải nhai thư sinh Phan Lương Khê chi cữu” 海涯書生潘良溪之柩.

Tuy nhiên, nhiều sách về sau cho bài thơ này là của Nguyễn Đình Chiểu viếng Phan Thanh Giản. Theo Quách Tấn trong Hương vườn cũ, điều này không đúng, và thông tin này bắt đầu từ sách Văn học Việt Nam (Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn, xuất bản theo bản in năm 1939, tr. 144), do là sách giáo khoa nên được nhiều người ghi nhận. Sách Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1982, tr. 38-39) ghép chung bài này và một bài nữa dưới tên chung là Điếu Đông các đại học sĩ Phan công nhị thủ của Nguyễn Đình Chiểu.

Bản in trong Văn học Việt Nam:

   Viếng cụ Phan Thanh Giản

   Non nước tan tành hệ bởi đâu?
   Dàu dàu mây bạc cõi Ngao Châu.
   Ba triều công cán vài hàng sớ,
   Sáu tỉnh cương thường một gánh thâu.
   Ải bắc ngày trông tin nhạn vắng,
   Thành nam đêm quạnh tiếng quyên sầu.
   Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
   Trời đất từ đây mặc gió thu.


Nguồn:
1. Nam Phong tạp chí, số 107, 7-1926
2. Quách Tấn, Hương vườn cũ, NXB Hội nhà văn, 2007





Điếu Phan Thanh Giản

弔潘清僩

歷士三朝獨潔身,
非公誰傘一方民。
龍湖枉負書生老,
鳳閣空為學士臣。
秉節頻勞生富弼,
盡忠何恨死張巡。
有天六省存亡事,
難得從容就義神。


Điếu Phan Thanh Giản

Lịch sĩ tam triều độc khiết thân,
Phi công thuỳ tán nhất phương dân.
Long Hồ uổng phụ thư sinh lão,
Phụng Các không vi học sĩ thần.
Bỉnh tiết tần lao sinh Phú Bật,
Tận trung hà hận tử Trương Tuần.
Hữu thiên lục tỉnh tồn vong sự,
Nan đắc thung dung tựu nghĩa thần.

Nguyễn Đình Chiểu


Dịch nghĩa

Làm quan trải ba triều vua, ông vẫn riêng mình giữ được tấm thân trong sạch,
Không có ông thì ai là người che chở cho cả một phương dân chúng.
Ở Long Hồ (nơi quê hương), ông đã uổng phụ cái chí làm người học trò già,
Nơi Phụng Các (chốn làm quan) ông đã làm một cách hão người bề tôi học sĩ.
Cầm cờ tiết đi sứ, nhiều phen vất vả, sống như Phú Bật,
Tận lòng trung, còn gì phải hận, chết như Trương Tuần.
Có trời phán xét chuyện mất sáu tỉnh mà ông đã gây nên,
Ông khó mà có thể thung dung thành vị thần tựu nghĩa được!

Sách Nguyễn Đình Chiểu toàn tập chép hai bài thơ dưới tên chung Điếu Đông các đại học sĩ Phan công nhị thủ của Nguyễn Đình Chiểu, đây là bài thứ hai. Tuy nhiên, bài thứ nhất theo Quách Tấn trong Hương vườn cũ xác định, và theo Đông Hồ đăng trên Nam Phong tạp chí số 107 (7-1926) là bài Di bút của Phan Thanh Giản.

Nguồn: Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1982, tr. 38-39


Chú thích:

1. Phú Bật: Người đất Hà Nam đời Tống, rất chăm học và có độ lượng. Khi quân Khiết Đan xâm lăng Tống, đóng đồn ngay trên đất Tống. Phú Bật được cử đi sứ đòi lại đất, cực lực phản kháng bọn xâm lược đồng thời ông trình bày cái lẽ lợi hại của việc chiến hay hòa. Quân Khiết Đan nghe ra phải rút quân về nước. Đi sứ về ông được phong chức Khu Mật Phó sứ. Đến đời vua Tống Anh Tông, ông được lên chức Khu Mật sứ tước Trình Quốc Công. Về hưu, ông cùng Văn Ngạn Bác, Tư Mã Quang... gồm 13 người theo chuyện Của Lão Đồ của Bạch Cư Dị mà lập nên Lạc Dương Kỳ Anh hội, cùng uống rượu, họa thi làm vui.

2. Trương Tuần: tướng nhà Đường, tử thủ thành Tuy Dương chống quân Đại Yên (An Lộc Sơn). Trương Tuần chỉ có vài ngàn người, chống chọi được 13 vạn quân Yên, cầm chân quân Yên 1 năm. Thành Tuy Dương sức cùng lực kiệt, đến ngày Quý Sửu (9) tháng 10 năm Đinh Dậu (24 tháng 11 năm 757) bị quân Yên hạ. Trương Tuần cùng Hứa Viễn và Nam Tề Vân đều bị bắt sống. Doãn Tử Kỳ không tin Trương Tuần ra trận nghiến răng tới mức gãy răng, bèn sai quân dùng đại đao cạy miệng ông ra xem, thì quả nhiên thấy chỉ còn 3 chiếc răng.Sau đó ông cùng các tướng không quy phục quân Yên nên đều bị hành hình. Tuy Dương tuy cuối cùng bị hạ nhưng đã cầm chân hàng chục vạn quân Yên, ngăn chặn không cho tiến xuống phía nam (Giang – Hoài), giữ được con đường cung ứng kinh tế của nhà Đường được thông suốt, tạo điều kiện cho đại quân Đường ở phía tây, phía bắc có thời gian củng cố để phản công. Vai trò giữ thành của Trương Tuần được đánh giá rất cao, ông được xem là người có công lao lớn trong việc bình định loạn An Sử.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Wed 31 Jul 2019, 14:00

Vì Chủ Hòa, Phan Thanh Giản Để Mất Nam Kỳ Vào Tay Pháp

Mường Giang

Ngay từ thế kỷ XVIII, nhờ sự phát triển của hàng hải và kỷ thuật, nên nhiều nước Âu Châu, như Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan... tha hồ cướp bốc lãnh thổ đất đai của cả thế giới, trong đó có Trung Hoa và Ấn Độ là hai nước lớn, đã có một nền văn minh cổ lâu đời , trải qua nhiều thời oai hùng rực rỡ. Thoát được tai kiếp trên, chỉ có Thái Lan may mắn được Anh-Pháp chọn làm trái độn giữa hai đế quốc và Nhật sớm tỉnh ngộ canh tân đất nước, sau khi bị Hạm Đội Hoa Kỳ làm nhục năm 1853. Bởi vậy dù Nhà Nguyễn có chọn đúng lối đi, không cấm đạo Thiên Chúa và chẳng bế quan tỏa cảng, thì thực dân Pháp vẫn tìm đủ ngàn lý do khác để xâm chiếm VN, như chúng đã hành động tại một phần trái đất từ Phi sang Á tới tận Tân Thế Giới, bởi nước ta lúc đó còn lạc hậu, không đủ sức chống lại súng đạn Tây Phương.

Xưa nay các sử gia khi viết về các trang vong quốc sử thời Pháp thuộc, từ lúc đồn Kỳ Hòa thất thủ năm 1862, mở đầu việc ba tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Định Tường bị Pháp tạm chiếm. Lúc đó, các phong trào chống Tây gần như bùng nổ khắp vùng giặc đóng, do các sĩ phu yêu nước Trương Công Định, Hồ Huân Nghiệp, Thiên Hộ Dương, Trần Văn Thành, Nguyễn Trung Trực cầm đầu, quyết tâm liều chết chống giặc xâm lăng tới cùng, để dành lại quê hương xứ sở. Nhưng tại triều đình Huế, vua Tự Đức vì nhu nhược, đã nghe lời phe chủ hòa , nên không chịu gởi viện binh vào Nam Kỳ, để hợp sức với các lộ nghĩa quân, đánh chiếm lại các tỉnh đã mất.

Đứng đầu phe chủ hòa lúc đó là Phan Thanh Giản, nguyên Phó sứ Kinh lược Nam Kỳ kiêm Tuàn phủ Gia Định, coi ba tỉnh Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long Vì vậy ông được vua cử giữ chức Toàn quyền đại thần chánh sứ, cùng với phó sứ Lâm Duy Hiệp, vào Sài Gòn, với mục đích chuộc lại vùng đất Miền Đông đã mất. Thế nhưng không biết lý do nào, mà Phan-Lâm lại chuyên quyền, tự ký với Bonard ( Pháp) và Palanca (Y Pha Nho), hòa ước Nhâm Tuất vào ngày 5-6-1862,cắt 3 tỉnh miền đông và bồi thường chiến phí cho Pháp. Theo sử liệu còn ghi trong Đại Nam thực lục chính biên đệ tứ kỷ, cho biết lúc đó Vua Tự Đức phẫn nộ vô cùng, nên đã gọi Phan-Lâm là “Tội Nhân Thiên Cổ “. Riêng dân chúng Nam Kỳ và người cả nước, đã không chịu nổi cảnh quốc phá gia vong, nên căm hận, kết tội Triều Đình và Phan Thanh Giản là  Phản Quốc .Năm 1867 khi Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây còn lại, khiến Phan Thanh Giản uất ức vì biết mình khờ khạo bị thực dân phỉnh gạt, nên ông đã uống thuốc độc tự tử, để mong tạ tội với quốc dân , triều đình và hậu thế. Tuy vậy bia đời vẫn không bao giờ xóa sạch, dù vua Bảo Đại vào năm 1933, đã ban chỉ phục hồi chức tước và danh dự cho ông.

Phan-Lâm phản quốc
Triều đình khí dân

Thà thua xuống láng, xuống bưng
Kéo ra đầu giặc, lỗi chung quân thần


Vì lịch sử không phải là một thứ dĩ vãng chết, mà là sự đúc kết qua các nghiên cứu và lý giải tất cả những kinh nghiệm sử học, với mục đích làm gương soi chung cho hậu thế. Lịch sử cũng là một cuộc đối thoại liên tục giữa quá khứ và hiện tại, mà chính trị đã gọi là thời thế, trong đó mỗi hoàn cảnh đều dành ra môt khoảng trống khách quan, để thị phi không ai có quyền cấm cản được. Bởi vậy cho nên Tibor Mender, một triết gia Pháp mới viết thế giới này khọng còn là thế giới của hôm qua, vì đã có một thế giới khác thay thế nó rồi . Nhưng đối với người VN muôn đời với một nền văn minh, lấy đạo đức làm trung tâm, nên suốt dòng Việt sử, bao giờ cũng diễn tiến với những ý niệm của đạo đức. Bởi vậy đã có Trần Bình Trọng, Nguyễn Biểu thà làm quỹ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc . Nguyễn Đình Chiểu vừa mù vừa điếc vẫn làm thơ giết giặc, ca tụng các anh hùng liệt nữ đất Nam Kỳ chống giặc Pháp xâm lăng. Nguyễn Thái Học và các thủ lãnh khác của VN Quốc Dân Đảng,trên đoạn đầu đài của giặc Pháp vẫn cười vui dũng liệt, làm cho giặc phải kinh sợ về tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc Việt. Đó là đạo đức, đã theo dòng lịch sử chan hòa trong trái tim Việt, thà chảy máu rơi đầu, chứ không để cho giặc xâm lăng chiếm đất đai của Tổ tiền bao đời gầy dựng.

Mang tội chủ hòa để mất Nam Kỳ vào giặc Pháp, mở đầu một thế kỷ quốc phá gia vong nhưng Phan Thanh Giản không phải như bọn Việt gian phản quốc Tôn Thọ Tường, Đổ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, một lũ khoa bảng trí thức nhưng không có trái tim người, vì vinh hoa phú quý, cam tâm làm tay sai cho giặc Pháp đề tàn hại quê hương và đồng bào mình. Bởi vậy lịch sử tuy có khe khắc với Phan Thanh Giản về những lỗi lâm quá khứ, nhưng vẫn nghiêm minh trọng kính ông như bao bậc sĩ phu khác vì liệt nghĩa dám tự chết để rửa nhục cho con cái và thanh danh liêm chính trung thần của chính mình..

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Thu 01 Aug 2019, 07:23

Vì Chủ Hòa, Phan Thanh Giản Để Mất Nam Kỳ Vào Tay Pháp

Mường Giang

(tiếp theo)

1-THỰC DÂN PHÁP XÂM LĂNG VN VÀO THỜI NHÀ NGUYỄN:

Trong dòng sử Việt, mỗi khi nhắc tới sự nghiệp mở đất dựng nước của dân tộc Hồng-Lạc, không ai là không ca tụng tới công đức của Các Vị Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, từ Nguyễn Hoàng tới Nguyễn Phúc Khoát, đã cho chúng ta một giang sơn cẩm tú ngày nay. Năm Nhâm Tuất (1802), Chúa Nguyễn Phúc Ánh đã thống nhất được đất nước sau 300 nội chiến loạn lạc. Cũng từ đó, trải qua các đời vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Nhà Nguyễn đã mở mang kinh tế đất nước, bằng chính sách doanh điền và dinh điền, đắp đê ngăn ngừa lụt lội tại vùng đồng sông Hồng và Thái Bình, giúp dân chúng phát triển nông nghiệp vốn là nguồn lợi chủ yếu của người Việt cả nước. Đời vua Minh Mạng, ngoài những chiến công hiển hách, làm cho đất nước VN lúc đó cơ hồ chiếm trọn bán đảo Đông Dương. Vua còn cho thử nghiệm thuyền chạy trên sông, gắn máy hơi nước. Khắp nơi nhất là ở Nam Phần đã xây dựng được một hệ thống kênh đào chằng chịt, nới liền các nhánh sông Cửu Long, Vàm Co và Đồng Nai, vừa dẫn nước tưới ruộng vườn, đồng thời cũng là thủy lộ thông thương các tỉnh tới Gia Định thành. Đường bộ cả nước cũng được mở mang nhất là Quan Lộ hay Đường Trạm, được mở rộng chạy thông suốt từ Hà Nội vào Huế và Gia Định. Các đơn vị đo lường và tiền tệ cũng được thống nhất , giúp cho việc buôn bán trong nước thêm phát đạt.

Nhà Nguyễn cũng là triều đại đã phát hành nhiều văn hóa phẩm nhất VN trong dong lịch sử, với đủ thể loại từ văn chương, địa lý, biên khảo , các tài liệu liên quan tới y học, luật pháp ngoại giao.. do Sử quán triều Nguyễn biên soạn ngày nay còn lưu lại hơn vài trăm bộ trấn quý giá trị ,như bộầ Đại Nam Nhất Thống Chí biên soạn địa lý lịch sử cả nước.Những đỉnh cao trong nền văn học VN , phần lớn đều phát từ Nhà Nguyễn như Vua Minh Mạng, Tự Đức, Nguyễn Du, Tuy Lý Vương, Tùng Thiện Vương, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thông, Phan Thanh Giản, Nguyễn Tư Giản.. Ngay tại kinh đô, thời vua Minh Mạng đã có mở Dịch Quán, chuyên dạy các ngoại ngữ của đồng bào sắc tộc trong nước lúc đó như các thổ âm Mướng, Mán, Nùng, Thổ, Thái, Mèo, Chàm và Khờ Me cho các quan lại, để dễ giao tiếp với các địa phương khi tới trấn nhậm.

Về quân sự, quân đội của nước ta bao đời phải lo ngăn chống giặc Tàu phương Bắc, nên lúc nào cũng được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu để đương đấu với mọi bất trắc hiểm nguy. Tuy là một dân tộc đa dạng nhưng biết tổ chức, linh động, có kỹ thuật tác chiến cao, cộng với tinh thần yêu nước nồng nàn của triệu người dân cả nước, nên luôn thực sự là một lực lượng hùng hậu, đã chu toàn trách nhiệm dựng, giữ nước và bảo vệ tài sản cùng đời sống hạnh phúc của đồng bào.

Quân đội nhà Nguyễn là sự nối tiếp quân đội của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Thời Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu (1614-1635), quân sĩ đã tăng từ 30.000 lên tới 160.000 người. Về tổ chức, từ thời Hiền vương Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) , quân đội được phân thành ba loại : Quân Cấm Vệ đóng tại kinh thành Phú Xuân, quân Chính Quy đóng thường trực khắp lãnh thổ Nam Hà, từ 5 dinh ban đầu ố 12 dinh sau khi bình định xong Chiêm Thành và Thủy Chân Lạp. Tại các địa phương còn có Thổ binh lo giữ an ninh bản địa. Quân túc vệ từ năm 1744 được Nguyễn Phúc Khoát chia thành 2 tiệp tả và hữu và được gọi là Dục Lâm Quân, được tuyển chọn trong hàng ngũ dành cho con cháu các quan lại, quý tộc họ Nguyễn và Tống, có gốc từ Tống Sơn-Thanh Hóa. Về quân Chính quy được phân thành Dinh, Cơ, Đội, Thuyền,được cấp nhiều ruộng hơn dân thường. Riêng Thổ binh được miễn sưu thuế. Quân đội lại chia thành nhiều binh chủng, được trang bị đầy đủ và hùng hậu. Ngay từ thời Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên, đã có xưởng đúc súng, trường bắn và trường huấn luyện voi ngựa trong chiến trận. Tại kinh đô , đã lập ra Ty Nội Pháo Tượng, phụ trách việc đúc súng thần công đại bác và các loại súng hỏa mai. Về Hải quân, có khoảng 300 chiến thuyền và Hải Quân Đại Việt, do Thế tử Nguyễn Phúc Tần chỉ huy, đã từng đánh bại Hạm đội Y Pha Nho tại hải phận Hội An vào năm 1643, làm đắm 3 tàu chiến của giặc.

Quân đội Nhà Nguyễn (1802-1858) được tổ chức theo các cơ cấu của Nam Hà buổi trước nhưng có phần qui mô hơn vì đất nước đã thống nhất . Quân đội được chia thành 5 quân (trung, tiến, hậu, tả, hữu) , chỉ huy bởi các quan võ Chưởng Phủ Sứ Đô Thống, Thống Chế và Chưởng Vệ. Tại kinh đô Huế có Doanh và Vệ, gồm 10 đội. Tại tỉnh có Cơ. Lính cũng chia thành ba loại : Thân binh bảo vệ Hoàng gia, Cấm Binh phòng thủ Hoàng Thành và Tinh Binh , thường trực tác chiến từ kinh đô tới các tỉnh Bộ binh được tổ chức phức tạp, đứng đầu có các quan Thương Thơ, tả hữu Tham Tri, Thị Lang và các Võ tướng, có trách nhiệm điều động quân đội cả nước. Trực thuộc Bộ binh, còn có các Ty Vũ tuyển, Kinh kỳ, Trực tỉnh, Binh Trực sử và Khảo Công.

Về các binh chủng, bộ binh có chừng 113.000 người, trong số này có 30 Vệ pháo và 16 Vệ tượng binh, chừng 200 voi trận. Về Thủy quân có 17.000 người, với 200 chiến thuyền, được trang bị từ 16-22 khẩu đại bác trên mỗi chiếc. Còn có 100 tàu lơn, đặt nhiều súng đại bác và súng bắn đá + 500 tiểu thuyền, mỗi chiếc chỉ có 1 đại bác nhưng nhiều súng bắn đá . Theo nhận xét của các sử gia sau này, tuy quân đội nhà Nguyễn rất mạnh so với các nước trong vùng, nhưng thiếu luyện tập, còn vũ khí đem so với thực dân Pháp và các nước Tây phương thời đó thì lạc hậu, nên nước ta mau chóng mất chỉ sau một vài cuộc đụng độ với giặc.

Thực tế lịch sử đã minh chứng Vua Tự Đức và triều đình Huế lúc đó đã khiếp nhược trước súng đạn của giạc Tây, nên chưa đánh đã chủ hòa, đầu hàng , trong lúc toàn dân cả nước không hề chịu sống nhục nhã dưới gót giầy đô hộ của ngoại xâm. Nên gần như cả nước đứng dậy chống Pháp qua các phong trào Văn Thân, Cần Vương, mà mở đầu là Trương Công Định, Võ Duy Dương.. nối tiếp Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Ung Chiếm, Bùi Hàng, Nguyễn Thái Học, Phan Bội Châu.. Nói chung nhiều thế hệ VN chen vai nối tiếp quyết tử chiến, đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước mình.. Được như vậy là vì dân tộc VN tự ngàn xưa đã có truyền thống về một niềm tin lịch sử, phát sinh tình yêu nước nồng nàn trong mọi trái tim nhân ái của nòi giống Việt. Một nhà văn Ý, A.Pazzi trong tác phẩm Người Việt cao qui đã không tiếc lời ca tụng Dân Việt tự cường bất khuất, đã khiến một nước bé nhỏ, lại trở thành mạnh nhất ở Nam phương, khiến Trung Hoa to lớn, qua các triều đại cường mạnh như Tống, Nguyên, Minh, Thanh.. đều đại bại nhục nhã khi tới xâm lăng gây chiến tại non sông Hồng-Lac. Hầu hết kẻ thù của dân tộc Việt sau khi chiến bại, mới bắt đầu thấy được cái sức mạnh phi thường ấy, nhất là lúc dân chúng lầm than khổ hận,lại bị chèn ép vào sát tường, là lúc cái sức mạnh quãt khởi oai hùng nhất của dân Việt tự phát, sẽ không có một sức mạnh nào ngăn cản được.

gươm mài đá, đá núi cũng mòn
voi uống nước, sông nào cũng cạn
đánh một trận sạch không kinh ngạc
đánh hai trận tan tác chim muông ..


Đó là ý chí quyết thắng mà Nguyễn Trãi đã gợi lại trong thiên hùng ca Bình Ngô Đại Cáo, đã giúp Bình Định Vương Lê Lợi quét sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi Đại Việt. Ý chí quyết thắng đã giúp cho Hưng Đạo Vương và các vị vua Trần, tiêu diệt được đè quốc Nguyên-Mông, hùng mạnh nhất thế giới thời đó, mà biểu tượng còn ghi trong lời thơ sang sảng cao ngất hùng khí của Thượng tướng Trần Quang Khải, ngất ngưởng ngâm vang giữa chốn ba quân trong ngày vui chiến thắng:

Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan ..


Ý chí đó chẳng riêng gì nam giới, mà người Chinh phụ Việt cũng ấp ủ trong hồn, đã có sẵn từ thời mở nước Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi, Chàng sầu xa tìm cõi thiên san, Múa gươm rượu tiễn chưa tàn, Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo .. Chính ý chí tất thắng của dân tộc Việt, đã bao đời xây dựng thành Nam Quốc Sơn Hà., như một sức mạnh giúp cho mọi người bám lấy đất, qua hai cuộc đô hộ của Tàu và Pháp, nên không bị đồng hóa và tiêu diệt. Rốt cục , vì thiếu ý chí phấn đấu, nên Vua Tự Đức và triều đình Huế khiếp nhược run sợ trước sức mạnh của Pháp nên đầu hàng giặc, biến thành bọn vua chúa bù nhìn từ sau Hòa ước Giáp Thân 1884 khi vua Tự Đức băng hà. Cũng từ đó, khắp mọi nơi trên đất Việt, chỉ còn những cuộc kháng chiến chống giặc Tây của đồng bào mà thôi. Mất ý chí, trí thức khoa bảng trở thành hèn mạt mà tiêu biểu là Tôn Thọ Tường, đã thố lộ trong bài Tự Thuật 1

Giang sơn ba tỉnh hãy còn đây
Trời đất xui chi đến nỗi này
Chớp nhoáng thẳng bon dây thép kéo
Mây tuôn đen kịt khói tàu bay...

Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc
Khuyên đàn con trẻ chớ thày laỵ


(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Fri 02 Aug 2019, 08:02

Vì Chủ Hòa, Phan Thanh Giản Để Mất Nam Kỳ Vào Tay Pháp

Mường Giang

(tiếp theo)

2-THÁI ĐỘ CHỦ HÒA CỦA PHAN THANH GIẢN LÀM MẤT NAM KỲ :

Theo các nguồn sử liệu còn lưu trữ tới ngày nay, thì Phan Thanh Giản suốt đời làm quan, trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, chỉ biết có tận tụy, phục vụ cho dân nước với đức tính thanh liêm cần mẫn. Ông là người Minh Hương, tổ phụ vì không tuân phục nhà Mãn Thanh, nên sang VN lập nghiệp tại phủ Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau đó vào Nam sinh sống. Phan Thanh Giản là con của Phan Thanh Tập và Lưu thị Bút làm thư lại ở Vĩnh Long. Ông sinh tại làng Tạn Thạnh, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri-Bến Tre), vào ngày 12-10 năm Bính Thìn (1796). Dù me mất sớm lúc lên bảy nhưng ông vẫn được ăn học và rất chăm chỉ siêng năng. Năm được 20 tuổi thì cha bị người vu cáo phải vào tù, ông lên tỉnh xin quan Hiệp Trấn cho mình lãnh tội thế cha già. Cảm động trước tấm lòng hiếu đễ, nên vị quan đó đã nuôi ông ăn học thành tài. Năm 1825, Phan Thanh Giản thi đổ cử nhân tại Gia Định thành và là người đầu tiên của đất Nam Kỳ lục tỉnh đậu Tiến sĩ tại Huế khoa thi 1826.

Ông tự là Tịnh Bá, hiệu tư Đạm Như và Lương Khê, biệt hiệu Mai Xuyên, bắt đầu con đường họan lộ vào thời vua Minh Mạng, với chức vụ đầu tiên là Hàn lâm biêm tu rồi Lang trung bộ Hình (1627). Cũng từ cuộc phong trân trong chốn quan trường đưa đẩy Phan lần lượt đi khắp cõi Đại Việt, từ Bắc-Trung-Nam,Phó sứ sang Thanh (1832), Cơ mật viện đại thần 1834) nhưng gần như sạch láng, vào năm Minh Mạng 17 (1836), khi đang làm Tuần Vũ Quảng Nam thì bị nịnh thần Võ duy Tạo vu cáo tham nhũng, bị vua giáng chức xuống làm lính quét dọn bàn ghế ở nơi công cộng. Thời Thiệu Trị, ông được vua trọng vọng, sung chức Phó chủ khảo trường thi Thừa Thiên (1840) , Phó đô ngự sử Đô Sát viện (1847) rồi Hình bộ thượng thư.

Khi vua Tự Đức trị vì (1847-1884), đất nước gặp nhiều khó khăn vì thiên tai bão lụt mất mùa, giặc giã nổi lên như ong khắp nơi, nhất là sự xâm lăng của thực dân Pháp, lấy cớ nước ta cấm đạo và giết hại giáo dân đạo Thiên Chúa. Vì là một đại thần từng trải qua ba đời vua, nên vai trò của ông nổi bậc hơn bao giờ hết, khi được vua tin tưởng phong chức Phó sứ kinh lược Nam kỳ,kiêm Tuần phủ Gia Định, coi luôn ba tỉnh miền Đông : Biên Hòa, Vĩnh Long và Định Tường.

Tháng 2 năm 1859, quân Pháp chiếm được thành Gia Đinh, nhưng Trương Công Định đã đem dân quân, từ đồn điền Gia Thuận (Gò Công), lên Thuận Kiều cứu viện. Ngày 25-2-1861, đồn Chí Hòa bị quân Pháp chọc thủng, quân triều đình phải rút về Biên Hòa. Riêng Trương Định cũng lui quân về lập chiến khu chống giặc tại Tân Hòa, Gò Công. Đây là một căn cứ kháng chiến mạnh nhất thời bấy giờ tại Nam Kỳ, dù không có được vị thế hiểm trở như các chiến khu Đồng Tháp của Võ Duy Dương hay các nơi khác tại Trung và Bắc Việt. Do tấm lòng yêu nước nồng nàn, Trương Định đã chống lại lệnh của Triều đình Huế bãi binh và tới An Giang làm lãnh binh. Oạng ở lại củng cố và biến Tân Hòa thành một mồ chôn xác giặc. Chiến khu bao gồm một vùng đất rộng, phiá tây lên đến Giòng Ôa.ng Huê, phiá bắc có chiến lũy Đông Sơn, nằm dọc theo Rạch Lá, Sông Tra. Về phía đông nam, tới tận cửa Tiễu và bờ biển. Đại bản doanh đóng tại Giòng Sơn Quy có chiến lũy đắp bằng đất cao hơn 1m bao quanh, tiếp nối với tiền đồn Dung Giang, chạy vòng theo rạch Gò Công, bảo vệ Sơn Quy. Tướng Palanca, chỉ huy liên quân Pháp-Tây Ban Nha, nhận xét rằng, chiến lũy Gò Công có hai vị trí kiên cố và hiểm trở, đó là Dung Giang và Đông Sơn, đã gây rất nhiều thiệt hại cho quân viễn chinh. Còn một sĩ quan người Nga trong đơn vị Lê Dương Pháp cũng viết: “Gò Công là một đồn trại lớn, được xây doing kiên cố, trong căn cứ có 40 doanh trại và nhiều hầm tránh.”.

Nguyễn Thông, trong Độn Am văn tập, có viết Lãnh Binh Trương Định truyện. Đây là một tài liệu lịch sử rất giá trị, vì Nguyễn Thông, chính là người đương thời, viết về các nhân vật yêu nước lúc đó, đang kháng chiến chống Pháp như Trương Định, Hồ Huân Nghiệp. Ông viết: “tại các nơi hiểm yếu, đều có quân phòng giữ, còn Trương Định lãnh đại quân, đóng tại Gò Công. Những ngã đường dẫn vào chiến khu, đều có đồn bót canh giữ cản giặc Pháp. Trong đồn có súng đại bác. Tóm lại qua tài trí của Trương Lãnh binh, quân dân đã chiến đấu với giặc Pháp thật dũng mãnh, tạo nhiều chiến công hiển hách làm quân địch khiếp sợ. Cuối cùng thực dân phải dồn hết lực lượng viễn chinh mới hạ được phòng tuyến. Ngày 20-8-1864 Trương Định đền xong nợ nước, lúc vừa mới 44 tuổi. Danh tiếng và nghĩa khí của ông lưu danh thiên cổ:

Trong Nam tên họ, nổi như cồn
Mấy trận Gò Công để tiếng đồn
Dấu đạn làm rêm tàu Bạch quỹ
Hơi gươm thêm rạng thẻ hoàng môn..


Giữa lúc quân lính và nghĩa binh còn đang nức lòng tử chiến tại sa trường, thì trong triều đình Huế bàn cãi xôn xao giữa hai phe chủ hòa và chủ chiến. Cuối cùng vua Tự Đức vì nhu nhược nên ngả theo phe chủ hòa, do Phan Thành Giản làm thủ lãnh. Vì vậy Tự Đức mới cử ông giữ chức Toàn quyền đại thần, làm chánh sứ cùng Lâm Duy Hiệp là phó sứ, vào Gia Định thương thuyết với cấp chỉ huy của Liên quân Pháp-Y Pha Nho, để xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông bị Pháp tạm chiếm lúc đó là Gia Định, Biên Hòa và Định Tường. Chiếu lệnh của vua và triều đình là vậy nhưng không biết vì lý do nào xui khiến, Phan Thanh Giản cùng Lâm Duy Hiệp, đã ký với Bonard (Pháp) và Palanca (Y Pha Nho), Hòa Ứơc NHÂM TUẤT, vào ngày 5-6-1862. Hòa ước này có 12 khoản, trong đó Điều 3 VN cắt ba tỉnh Miền Đông là Gia Định, Biên Hòa, Định Tường nhượng đứt cho Pháp. Ngoài ra còn ký thêm Điều 8  phải bồi thường cho giặc, chiến phí 4 triệu Phật lăng (Franc), trả trong vòng 10 năm. Sự kiện trên, chẳng những làm mất đát đai của tổ tiên đã gầy dựng bằng núi xương sông máu, suốt 300 năm qua, khiến cho vua Tự Đức, nổi trận lôi đình, nên đã xỉ vả Phan-Lâm là  Tội Nhân Thiên Cổ.

Sau khi hòa ước Nhâm Tuất (1862) được công bố, nhượng ba tỉnh miền đông cho thực dân Pháp, làm cho dân chúng cả nước và nhất là tại Nam Kỳ rất phẫn hận trước cảnh quốc phá gia vong. Mọi người kết tội Triều đình Huế nhu nhược và Phan Thanh Giản là người đã chủ hòa dâng đất cho giặc, nên đã có câu vè truyền tụng khắp dân gian:

“Phan-Lâm mãi quốc
Triều đình khí dân”


Tháng 8-1867, toàn bộ 6 tỉnh Nam Kỳ rơi vào tay giặc Pháp, Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự xử, để tạ tội với quốc dân vì sự lầm lẫn của mình. Lịch sử sau này có phê phán nặng về ông nhưng không hề xếp Phan Thanh Giản vào chung với bọn phản tặc thời đó như Tôn Thọ Tường, Đổ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Lê Hoan, Hoàng Cao Khải, vì ông không hề có ý định phản bội đất nước, mà chỉ vì quá khiếp nhược trước sức mạnh cơ khí của giặc, nên đi theo con đường hòa nghị. Rốt cục giặc vẫn hung hăng cưỡng chiếm hết Nam Kỳ bằng võ lực.

Mới đây tại kho lưu trữ hồ sơ mật của Pháp ở Paris, các nhà nghiên cứu VN tìm được ba bức thư, mang ký hiệu Fonds Berryer ố 223AP.17.d.2, đề ngày 19-9-1863, 28-9-1863 và 10-10-1863, từ Nam Kỳ gởi cho Nghị sĩ Berryer, vốn là một luật sư, phát ngôn viên chính thức của Hạ Viện Pháp. Đại ý cả ba bức thư, yêu cầu Hoàng đế Pháp đừng triệu hồi quân viễn chinh Pháp đang trên đà chiến thắng về nước. Đừng cho Phái bộ Phan Thanh Giản chuộc lại ba tỉnh đã mất. Đưa ra những nguồn lợi và tài nguyên của Nam Kỳ và kết luận phải chiếm toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, nêu không các nước khác sẽ đến tranh phần. Nói tóm lại, thái độ chủ hòa của triều đình Huế lúc đó chỉ là một hành động dư thừa và nhẹ dạ trước một nước đại thực dân như Pháp.

Trước cảnh quốc phá gia vong, một số lớn sĩ phu Nam triều tại 6 tỉnh đã mất, không chịu quy hàng và hợp tác với Pháp, nên đã ra Bình Thuận tị địa, tiếp tục cuộc kháng Pháp. Tiêu biểu trong số này có Nguyễn Thông, Trương Gia Hội, Trần Thiện Chánh, Trà Quý Bình.

Năm 1862, Triều đình ký hiệp ước nhường đứt ba tỉnh miền đông Nam Kỳ cho giặc, đồng thời ngăn cản quân dân tiếp tục chống quân thù. Hành động trên đã gây nhiều căm phẫn trong nước nên các sĩ phu đã bất tuân lệnh và do đó cuộc kháng Pháp đã tiếp diễn thật dữ dội, trong số này Lãnh Binh Trương công Định là tiêu biểu nhất. Giai đoạn này, Nguyễn Thông đang giữ chức Đốc học Vĩnh Long. Ngày 19-8-1864, Trương Định bị tên việt gian phản tặc Huỳnh Công Tấn sát hại. Thi hài Oạng được chôn tại Gò Công nhưng lại bị Pháp san bằng mồ mã, cho tới năm 1956 Chính phủ VNCH mới trùng tu lại và chiếu theo sắc phong của vua Bảo Đại trước năm 1945 là Đại Nam,Thần Dũng Đại Tướng Quân. Trong dịp này, nhiều sĩ phu trong nước cũng như cụ Đồ Chiểu, có viết nhiều thi văn phúng điếu người anh hùng bất khuất. Năm 1867 Pháp lại tấn chiếm ba tỉnh miền tây còn lại là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Uất hận vì bị Pháp lừa gạt và dân chúng cả nước nguyền rủa vì thái độ chủ hòa khiếp nhược, Phan Thanh Giản uống thuộc độc tự tử. Tuy Nam Kỳ đã mất về tay Pháp nhưng cuộc kháng Pháp vẫn tiếp diễn khắp nơi, duới sự lãnh đạo của hai con Phan Thanh Giản là Phan Tôn và Phan Liêm, Nguyễn Xuân Phụng, Võ Duy Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn trung Trực.. với nhiều chiến công rực rỡ, nay vẫn còn lưu dấu: Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa Kiếm bạc Kiên Giang, khấp quỹ thần.

Như tằm ăn dâu, Pháp biết VN lúc đó rất suy yếu về quân sự cũng như ý chí, nên lại tấn công Bắc Kỳ. Thành Hà Nội thất thủ lần thứ I (1873), Nguyễn Tri Phương và con là phò mã Lâm tử trận. Phần lớn các tỉnh lân cận đều lần lượt lọt vào tay Pháp. Ngày 15-3-1874, triều đình Huế lại ký với Pháp hòa ước Giáp Tuất, liên quan tới Bắc thành, nhưng cuối cùng Pháp lại thất hứa và đánh chiếm Hà Nội lần thứ 2 (1882), tổng đốc Hoàng Diệu tuẫn tiết theo gương Nguyễn Tri Phương. Giữa lúc nước nhà đang nguy ngập và rối ren bi thiết, thì vua Tự Đức lại băng hà ngày 16-6-1883 (Quý Mùi), khiến triều đình Huế trở thành vô chủ, mặc cho Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường tự chuyên phế lập các vị vua Dực Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi.

Ngày nay nhắc tới Phan Thanh Giản, mọi người không quên Văn Xương Các ở Vĩnh Long, được xây dựng trước khi ông uống thuốc độc tự vẫn năm 1867. Buổi đó, Chiêu Anh Các ở Hà Tiên, Bình Dương thi xã ở Gia Định, Bạch Mai thi xã ở Chợ Lớn và Văn Xương Các tại Vĩnh Long, là những thi đàn nổi tiếng khắp nước. Vào năm 1864, khi ba tỉnh miền đông rơi vào tay giặc Pháp. Các sĩ phu yêu nước tại Biên Hòa, Gia Định và Định Từng không chịu đầu hàng và hợp tác với kẻ thù, nên kéo hết về Vĩnh Long tị địa. Từ đó mọi người xây dựng Văn Thánh Miếu, đồng thời thành lập Văn Xương Các ở làng Long Hồ, thuộc tỉnh Vĩnh Long, hầu thay thế Văn Miếu Gia Định. Công trình này do Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông khởi công năm Giáp Tý 1864 và hoàn thành năm Bính Dần 1866.

Văn Thánh Miếu và Văn Xương Các nằm chung trên một địa điểm, sau cổng tam quan, phía trái là Miếu, bên phải là Văn Xương Các còn được gọi là Tuý Văn Lầu hay Thơ Lầu, là nơi khách tao nhân tụ hội bình thơ, xướng họa và dạy học. Thơ lầu lúc đầu làm bằng gỗ, về sau xây gạch, nóc lợp ngói ống, có lầu nhỏ làm bằng gỗ quý, thờ các vị tiên hiền trong Khổng học. Tầng dưới là nơi hội họp của các sĩ phu miền tây Nam Kỳ. Trong Văn Xương Các còn là nơi thờ cúng Võ Trường Toản, là vị thầy đầu tiên của Đàng Trong thời chúa Nguyễn AÔnh tẩu quốc. Oạng đã đào tạo nhiều môn sinh sau này trở thành đại quan của nhà Nguyễn như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Định... Bởi vậy khi mất ba tỉnh miền đông Nam Kỳ, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông đã bốc mộ Võ Trường Toản, về chôn tại Ba Tri, Bến Tre, đồng thời đem bài vị cụ vào thờ trong Văn Xương Các-Vĩnh Long. Sau này, các vị Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Phan văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt... cũng được phụng thờ tại đây. Hiện trong Các còn lưu lại nhiều câu đối từ thời Vua Gia Long ban khen cho Võ Trường Toản như Hoàng phong xử sỉ phong cao lão-Tự hiệu thơ sanh tiết liệt thần. Năm 1933, vua Bảo Đại phục hồi nguyên chức và danh dự cho Phan Thanh Giản, đồng thời còn truy phong là  Đoan túc dực bảo trung hưng tôn thần. Lúc sinh thời, Phan Thanh Giản và Nguyễn Thông thường tới Thơ Lầu, để cùng các tao nhân mặc khách khắp sáu tỉnh Nam Kỳ, ngâm vịnh xướng họa và luận bàn chính sự. Trong số này nổi bật hơn hết có Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị... Văn đàn Vĩnh Long tan rã nhưng tinh thần văn học yêu nước vẫn được nuôi dưỡng và phát triển thành một phong trào to lớn khắp dân gian. Nhờ vậy ngày nay chúng ta mới có được những tác phẩm Lục văn Tiên, Dương Từ Hà Mâu, Văn Tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc của Đồ Chiểu cũng như những bài thơ khí sắc hào hùng chống giặc của Cử Trị, Thủ Khoa Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt..

Trải qua hơn 135 năm, Văn Xương Các cùng chịu chung số phận thăng trầm của vận nước nhưng chắc chắn ngàn đời sau vẫn không xóa nhòa nổi những tên tuổi sáng lập như Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông và nhiều thế hệ nối tiếp làm rạng danh sĩ phu Nam Kỳ mà ai cũng biết tới như Nhiêu Tâm, Trần Ngọc Lầu, Nguyễn Hữu Đức, Thượng Tân Thị, Nhập Vương Thị, Tống Hữu Định, Trương Duy Toản..

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Sat 03 Aug 2019, 08:45

Vì Chủ Hòa, Phan Thanh Giản Để Mất Nam Kỳ Vào Tay Pháp

Mường Giang

(tiếp theo)

3- PHAN THANH GIẢN ĐI SỨ SANG TÂY CHUỘC LẠI BA TỈNH ĐÃ MẤT:

Tự Đức thứ 16, nhằm năm Quý Hợi (1863), triều đình Huế cử Phan Thanh Giản làm chánh sứ, hướng dẫn một phái đoàn sang Y Pha Nho và Pháp, xin chuộc lại ba tỉnh miền Đông đã mất tại Hòa ứơc Nhâm Tuất (1862). Cùng đi còn có Pham Phú Thứ (Phó sứ) và Ngụy Khắc Đản (Bồi sứ) , cùng đoàn tùy tùng. Sứ bộ rời Huế ngày mùng 6 tháng năm , Quý Hợi (21-6-1863) . Ngày 13-9-1863 tới Paris, 15-11-1863 Madrid và rời Tây Ban Nha ngày 22-11-1863. Do đó Sứ bộ VN phải ăn Tết Nguyên Đán tại Hải cảng Aden trên Hồng Hải, lúc đó là thuộc địa của Anh Cát Lợi. Việc này đã được Phó sứ Phạm Phú Thứ, viết tờ trình bằng chữ Hán, báo cáo lên Vua Tự Đức. Theo sử liệu còn lưu trữ, thì sứ bộ của Phan Thanh Giản mục đich sang Pháp, để gặp Hoàng Đế Nã Phá Luân đệ tam, để điều đình việc chuộc lại 3 tỉnh miền Đông đã mất. Nhưng Phan Thanh Giản cùng Sứ bộ chầu chực tại Paris hơn hai tháng, nhưng không có thâu đượm được kết quả gì, vì dã tâm của thực dân lúc đó, là chỉ muốn chiếm trọn VN để làm thuộc địa mà thôi.

Về nước dù bị mang tiếng làm mất đất và thất bại khi đi sứ sang Pháp, Phan Thanh Giản vẫn còn được vua Tự Đức trọng dụng, làm chức kinh lược sứ Nam Kỳ kiêm Tổng đốc Vĩnh Long. Theo tài liệu còn ghi trong thơ văn của Phan Thanh Giản, Quốc triều chánh biên toát yếu của Sử quán nhà Nguyễn, Bullentin des Amis du Vieux Huế (1928), thì Thái độ của Phan Thanh Giản khi tự chuyên đặt bút ký Hòa ước Nhâm Tuất (1862) nhưng đứt 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ cho Pháp là một hành động có ý thức, xuất phát từ đường lối của phe chủ hòa do ông đề xướng và ca tụng. Hành động này càng lộ nét hơn sau khi đi sứ thất bại từ Pháp trở về. Lúc này thì ý chí chiến đấu của một đại quan nhận lãnh trách nhiệm đối với dân-nước, coi như đã tan biến trước sự choáng ngợp, của nền văn minh cơ khí tại Pháp và Tây Ban Nha mà ông tận mắt nhìn thấy khi đi sứ:

Bá quan xảo kế tề thiên điạ
Duy hữu tử sinh tạo hóa quyền

(Trăm món khéo bằng tay thợ tạo
Duy còn sống chết chịu thua trời)
.

Bị nằm chờ chực trên đất Pháp suốt 2 tháng để ôm thất bại về nước nhưng Phan Thanh Giản vẫn chưa tỉnh ngộ, trước dã tâm cướp nước Việt của giặc Pháp. Đã vậy ông còn để nghị với vua Tự Đức đừng gây chiến tranh mà phải nghị hòa với Pháp, mới mong giữ được nước. Lời tâu này đã bị triều đình Huế cự tuyệt, cho nên ông mới thốt ra những lời khiếp sợ:

Từ ngày đi sứ tới Tây kinh
Thấy việc Âu châu phải giật mình
Kêu rủ đồng bang mau thức dậy
Hết lời năn nỉ chẳng ai tin


Sau khi đã ký hòa ứơc, dù bị triều đình và dân chúng phẩn nộ, Phan Thanh Giản vẫn biện minh: "Tôi cân nhắc hành động của tôi, vì tình hình lúc đang thương thuyết gay go đến nỗi, nếu tôi không nhận những điều kiện đó, thì sự thương thuyết sẽ không còn nữa."

Ông còn nói với Nguyễn Tri Phương "Ký hòa ước xong rồi, từ nay ngồi mà hưởng phú cường". Rồi khi bị Vua quở trách và nhân dân ta thán, ông lại thanh minh tại sao chon thái độ chủ hòa, trong lúc quân lính và toàn dân Nam Kỳ đang tử chiến với giặc , nên viết:

Lo nỗi nước kia còn phiến biến
Thương bề dân nọ cuộc giao binh


Tháng 6 năm 1867, đương lúc giữ chức Kinh lược sứ Nam Kỳ và Tổng đốc Vĩnh Long, thì nhận được tối hậu thư của tên thực dân De Lagrandière, buộc ông phải nhường luôn ba tỉnh miền Tây còn lại của Nam Kỳ cho giặc. Rồi giữa lúc đang nghị hòa, thì thành Vĩnh Long đã bị Pháp chiếm ngày 20-6-1867, kế tới là Châu Đốc (22-6-1867) và Hà Tiên (24-6-1867). Như vậy chỉ vỏn vẹn có 5 ngày, ba tỉnh còn lại của Nam Kỳ mất hết. Tất cả chỉ vì trúng gian kế của giặc, nên thờ ơ không phòng thủ, vì vậy Pháp mới chiếm được các thành trì của ta quá dễ dàng, có nhiều chỗ không tốn một viên đạn.

Khi Phan Thanh Giản tỉnh ngộ thì đã quá muộn, chỉ còn biết bó tay trước bạo lực của kẻ mạnh. Phần hô thẹn trước đường lối nghị hòa thất bại, lại lo cho nước nhà nguy khôn vì đất Nam kỳ đã mất. Cuối cùng để tạ tội với vua, đồng bào và hậu thế, Phan Thanh Giản tự tử bằng độc dược, sau khi đã nhịn đói 17 ngày mà không chết. Lúc đó nhằm ngày mùng năm tháng bảy, năm Đinh Mão (1867), năm Tự Đức thứ XX, đúng 71 tuổi.

Ông mất nhưng không yên mồ vì triều đình Huế nghị án, cả quyết Phan Thanh Giản vì khiếp nhược nên mới nhượng đất Nam Kỳ một cách dễ dãi cho giặc Pháp. Vì vậy vua Tự Đức đã xuống lệnh lột hết chức tước, kể cả tên khắc trên bia tiến sĩ tại kinh thành Huế, cũng bị đục bỏ. Trong lúc đo, hai con trai của Phan Thanh Giản là Phan Liêm (Phan Thanh Tòng) và Phan Tôn, đã cầm đầu nghĩa quân tại Bến Tre để chống giặc Pháp. Cuối cùng hai người đều hy sinh vì nước tại Giồng Gạch, cách Ba Tri chừng 2 cây số nhưng tên tuổi của hai ông muôn đời vẫn sống mãi trong thanh sử.

Cảm thương cho người vì nước, chỉ vì đi sai đường hướng mà mang nỗi oan khiên, nên năm 1886 vua Đồng Khánh đã ban chỉ khôi phục nguyên hàm của Phan Thanh Giàn, đồng thời tạc lại bia tiến sĩ của vị đại thần dầy công với nước. Năm 1933 vua Bảo Đại còn truy phong cho ông.

Nước còn hay mất đều là trách nhiệm của sĩ phu và muôn người. Lần nữa lịch sử thời Phan Thanh Giản đã tái diễn suốt 20 năm VNCH chống đế quốc cộng sản đệ tam quốc tế, cuối cùng vì trí thức đã mất hết ý chí quyết thắng, nên người lính ngoài chiến trường phải buông súng rã ngũ trong uất nghẹn hận hờn.

...Theo sử liệu còn lưu trữ, khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của nghĩa binh và quan quân. Lúc đó tại Pháp, nội bộ trong triều đính Napoleon III đang bị dân chúng phản đối kịch liệt, vì ngân khố kiệt quệ bởi cuộc chiến đang xảy ra tại Mễ Tây Cơ. Do đó người Pháp rất sợ cuộc chiến bùng nổ tại VN, nên triều đình không biết phải xử trí sao, để khỏi bị người dân phản đối. Đúng lúc Phan Thanh Giản qua Pháp, đặt vấn đề dùng tiền chuộc đất. Nã Phá Luân đã vin vào đó, cho báo chí loan tin sẽ có 100 triệu tiền vàng của Đại Nam, bỏ vào công quỹ. Kết quả trên giấy tờ Phan Thanh Giản nói là chuộc được đất nhưng sự thật dâng cho Pháp thêm Vũng Tàu, Côn Lôn, Thủ Dầu Một, Sài Gòn-Chợ Lớn. Đúng là vừa dâng tiền lại mất thêm đất, cả chì lẩẫn chài đều trôi mất trong dòng nước.

Bài học lịch sử VN đã thấy tái diễn, sau chuyến tuần du Nam phương của Hoàng đế Hồ Cẩm Đào. Bổng thấy ngậm ngùi hận uất khi bên tai như văng vẳng lời dặn dò tha thiết của Vua Lê Thánh Tôn: Ta phải giữ gìn cẩn thận, đừng để cho ai lấy một phân núi, một tấc sông của đất nước.-/-

MƯỜNG GIANG
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Mon 05 Aug 2019, 08:33

Về sự nghiệp và vai trò lịch sử của Phan Thanh Giản

(Theo VUSTA)

Trong lịch sử cận đại Việt Nam, Phan Thanh Giản là một nhân vật chưa bao giờ được sự đánh giá nhất trí thực sự giữa các nhà sử học Việt Nam.

Vào những năm 1962-1963, trong cuộc thảo luận trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử và trong Hội thảo khoa học ở Viện Sử học, có nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí sau lời tổng kết Hội thảo của Giáo sư Trần Huy Liệu, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, với đầu đề: “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định về Phan Thanh Giản” (1) thì ngay sau đó, Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nguyên Giám đốc Thư viện khoa học xã hội, cũng nói lên tình cảm chân thành của mình: “Về mặt khoa học, các đồng chí nhận định như vậy là có lý, nhưng về mặt tình cảm, trí thức Lục tỉnh chúng tôi vẫn có nhiều băn khoăn, thấy không muốn hạ thấp Phan Thanh Giản xuống đến như thế” (2).

Những băn khoăn và chưa nhất trí này được bộc lộ ngày càng sâu hơn từ ngày giải phóng miền Nam khi chúng ta đổi tên đường Phan Thanh Giản ở thành Phố Hồ Chí Minh thành đường Điện Biên Phủ và một số nơi, có người đề nghị xoá bỏ hay hạn chế bớt việc duy trì và tu tạo những di tích lịch sử về Phan Thanh Giản (3).

Đến nay, trong xây dựng xã hội mới quy hoạch lại các di tích lịch sử, vấn đề lại được đặt ra một cách nghiêm túc. Đó là một việc làm cần thiết và bổ ích, không chỉ lợi cho khoa học, mà còn có lợi cho cách mạng, cho đoàn kết trí thức và đoàn kết toàn dân.

Phan Thanh Giản với sự nghiệp dựng nước

Đánh giá bất cứ một nhân vật lịch sử nào ở Việt Nam chúng tôi đều thấy cần phải dựa vào hai tiêu chuẩn cơ bản là dựng nước và giữ nước có liên quan chặt chẽ với nhau.

Trong thời đại phong kiến, người trí thức muốn thi thố tài năng, góp phần dựng nước, thuận lợi hơn cả là đi vào cử nghiệp (như Phan Bội Châu sau này, tuy nhận thấy là bất đắc dĩ, vẫn cần phải đi thi), hoặc tham gia vào giới quan trường.

Trong cuộc thảo luận trước đây không ai nói đến sự nghiệp dựng nước của Phan, có lẽ vì cho rằng làm quan dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn bán nước là không có gì đáng ca ngợi nếu có đề cập đến chức tước cũng chỉ nhằm làm rõ tiểu sử của Phan mà thôi.

Theo ý tôi, nhà Nguyễn trong giữ nước là có tội. Còn trong dựng nước là có cống hiến nhất định. Những cống hiến đó phần lớn có sự đóng góp của các trí thức có lòng vì dân như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản… Với Phan Thanh Giản có nhìn nhận như vậy mới là công bằng.

Sự nghiệp dựng nước của Phan khởi đầu từ năm 1826. Sau khi Phan đậu tiến sĩ, Minh Mạng triệu ra Huế, sung chức Hàn lâm viện biên thu, hàm Chánh thất phẩm (7-1).

Năm 1827, thăng làm Lang trung bộ Hình, được Minh Mạng nhận xét là người có “lòng ngay chí chắc, học rộng tài cao” (7) tặng hàm Chánh tứ phẩm (4-1).

Năm 1828 lại lãnh chức Tham hiệp tỉnh Quảng Bình, đồng thời được cử làm giáo khảo trường thi tại Thừa Thiên.

Thấy có thiên tai, mưa to, lụt lớn, ông cho là điềm xấu của trời quở trách về sự ăn chơi trác táng của Minh Mạng, đã dâng sớ lên vua:

“Trời mưa hạt lớn là điềm âm thịnh. Xin bệ hạ trau mình sửa đức, bớt hậu đình với kẻ tần phi, đặng hạ lòng trời, dân nhờ hạnh phúc”. Ông nổi tiếng là người ngay thẳng nhưng lại bị Minh Mạng quở trách (8).

Năm 1829, nhận chức Quyền nhiếp Tham hiệp Nghệ An rồi được chiếu chỉ về kinh đô làm chức Phủ doãn tại Thừa Thiên, thăng lên hàm Chánh tam phẩm (3-1), ông đã tâu lên Minh Mạng về việc ổn định tình hình ở Trấn Ninh thuộc Nghệ An (nay thuộc Lào).

Năm 1830, làm Lễ bộ Tả thị lang, được bổ vào Nội các.

Năm 1831, được thăng hàm Hiệp trấn Quảng Nam, hàm Tòng nhị phẩm (2-2). Nấc thang cao nhất này mà ông đạt được ở thời gian đầu của hoạn nghiệp này rõ ràng không phải do siểm nịnh, cầu an mà lên được.

Nhưng cũng trong năm 1831 có cuộc khởi nghĩa của người Thượng, thủ lĩnh là Cao Gồng, nổi lên ở vùng Chiên Đàn, Quảng Nam. Ông đem binh đi đánh. Vì thất trận bị Minh Mạng quở trách và giáng xuống làm Tiền quần hiệu lực (tức làm người lính hiệu đi trước hàng quân). Đứng trên quan điểm giai cấp ngày nay mà xét, có thể coi việc vâng mệnh triều đình phong kiến đi đàn áp khởi nghĩa nông dân ở vùng dân tộc thiểu số là phản động. Nhưng đứng trên quan điểm lịch sử, đặt nhân vật Phan Thanh Giản vào yêu cầu “trung quân ái quốc” của phong kiến Khổng giáo lúc đó thì khuyết điểm này, cần được coi là do hạn chế lịch sử, hạn chế giai cấp đúng hơn cho ông là phản động.

Trong khi đó tư chất và đức hạnh mà ông biểu lộ sau khi bị giáng chức lại là cái đáng ca ngợi.

Sử cũ ghi lại: “Mỗi khi đi đánh giặc ông vác giáo đi trước. Các quan sợ ông chết cản lại, ông trả lời:

- Vua bảo sao tôi làm như vậy”.

Cả đến khi yên giặc, được điều về coi việc làm cỏ trong đền, Phan vẫn vui vẻ làm tròn phận sự (9). Điều đó thể hiện tinh thần kỷ luật và ý thức trách nhiệm của Phan.

Năm 1832, được phục chức Kiêm thảo, hàm Tòng thất phẩm (7-2) được sung vào làm một thuộc viên của sứ bộ Việt Nam sang Tân Gia Ba (Hạ Châu) rồi lại được nhận chức Hàn lâm kiêm thảo, sung nội các hành tẩu.

Năm 1833, được thăng Viên ngoại lang, bộ Hộ, quyền Ấn phủ Thừa Thiên, hàm Tòng tứ phẩm (4-2), rồi thăng Hồng lô Tự khanh, hàm Chánh tứ phẩm (4-1). Cuối năm 1833, được cử làm Phó sứ đi Trung Quốc. Nam 1834 đi sứ về được thăng Đại lý Tự khanh, hàm Chánh tam phẩm (3-1), sung chức Cơ mật viện đại thần. Phẩm chất đáng quý của ông lúc này là “Các tặng vật của vua quan nhà Thanh ban cho ông, ông liệt kê cả trong sớ. Vua cho ông cái gì mới dám nhận” (10). Năm 1833 ông được bổ làm Kinh lược Trấn Tây (gồm vùng đất từ Hà Tiên đến Nam Vang (thủ đô Campuchia), do vua Campuchia trao cho ta sau khi thất trận). Ống sắp đặt bộ máy hành chính và dạy dân địa phương học chữ Hán và chữ Nôm… Khi trở về Kinh, qua Bình Thuận, gặp khởi nghĩa của nông dân người thiểu số Tây Nguyên, ông ngừng lại dẹp xong mới về Kinh. Sự kiện trên ngày nay có thể coi là tiêu cực vì tự động đàn áp khởi nghĩa của nông dân. Nhưng với triều đình lúc đó thì Phan tỏ ra đầy tinh thần trách nhiệm.

Ông được thăng làm Bố chính Quảng Nam, hộ lý (tức là quyền) Tuần phủ quan phòng hàm Tòng nhị phẩm (2-2).

(còn tiếp)

_________________

(1) Tạp chí Nguyên cứu lịch sử số 55, tháng 10/1963.

(2) Lược ghi theo trí nhớ của tôi (VT).

(3) Vấn đề đổi tên đường phố do TP.HCM thực hiện có sự đóng góp của GS Nguyễn Công Bình và GS Nguyễn Đổng Chi do Uỷ ban KHXH cử vào. Sự không nhất trí về sự tôn tạo hạn chế hay huỷ bỏ di tích lịch sử về Phan Thanh Giản diễn ra ở nhiều nơi (Vĩnh Long, Đồng Tháp…) mà tôi đã được tiếp xúc.

(4) Phan Thanh Giản, năm 1798 làm chức vụ vận lương trên chiến thuyền Hồng Nhựt cho nhà Nguyễn đánh Tây Sơn tại Bình Định. Thuyền bị bão ở vịnh Đà Nẵng, trôi tới Quảng Nam (TQ). Khi trở về quê ông được bổ chức Thủ hạp (Pháp dịch là Chef de bureau) tức 1 chức thư lại ở Vĩnh Long.

(5) Mẹ là Lâm Thị Bút, gốc Hoa, mất năm Phan Thanh Giản mới lên 7 tuổi (1802).

(6) Phan Thanh Giản đậu Đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân, mà theo Lê Thọ Xuân viết trong Tri Tân số 4 thì khoa thi đó có 10 người đậu tiến sĩ,  trong đó 9 người đậu thiệt thọ, còn Phan Thanh Giản là đậu vớt. Vì vua thấy từ Thừa Thiên vào Nam không ai đậu nên không vui lòng bèn lấy vớt thêm một (Trích lại ở cuốn Chân dung Phan Thanh Giản của Nguyễn Duy Oanh, Tủ sách Sử học, Bộ Văn hoá - Giáo dục và Thanh niên (miền Nam), 1974, tr. 52.

(7) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr.62.

(8) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 63.

(9) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 67.

(10) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 70.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Thu 08 Aug 2019, 07:09

Về sự nghiệp và vai trò lịch sử của Phan Thanh Giản

(Theo VUSTA)

(tiếp theo)

Năm 1836 lại xảy ra một sự kiện lịch sử mà ngay đương thời quan điểm cũng có khác nhau. Đó là việc Minh Mạng muốn đi tuần du ở vùng núi Ngũ Hành, tỉnh Quảng Nam nơi ông trấn trị, ông dâng sớ cản ngăn vì dân đang bị thiên tai hạn hán, đói rách, bệnh tật. Ông viết: “… Vua ngự thì ngàn xe muôn ngựa, quan quân hầu hạ, nhứt thiết vì tiêu dùng của vua. Nhưng việc sửa đập đường sá, dọn dẹp cung điện, sắm củi đuốc cho quan quân, cắt cỏ lót cho ngựa, voi, tất nhiên phải bắt dân phu với lính, như thế dân phải bỏ việc tư, lo việc công. Hạ thần là kẻ giữ đất chăn dân, gội đức vua, không làm được cho dân hạnh phúc thật là có tội”. Vua không nghe cứ đi đến Quảng Nam. Vừa đến nơi, Phan quỳ trước ngự giá cản vua lại. Vua phải đình việc tuần thú, trở về triều. Sau vì vua nghe lời tâu gian của Võ Duy Tân là “Việc trong tỉnh trễ nải, quan lại làm nhiều việc nhũng tệ” (11) nên Phan Thanh Giản ngăn không cho vua tới, Phan bị giáng xuống bốn trật, từ Tòng nhị phẩm xuống Chánh lục phẩm (6-1), phải lo việc quét dọn bàn ghế tại công đường tỉnh Quảng Nam. Ông vẫn làm hết bổn phận. Khi quan xử kiện, ông đứng bên cạnh khoanh tay hầu. Các quan thấy ngượng khuyên ông lui đi, Phan vẫn xin được thực hiện đúng kỷ luật…(12).

Các sự kiện nêu trên, nếu tư liệu được cung cấp là đúng thì Phan thật đáng được ca ngợi về lòng thương dân, tính cương nghị, nhất là không sợ luỵ đến thân để đạt được ích nước, lợi dân.

Hai tháng sau, Phan lại được thăng lên chức Nội các thừa chí, rồi lên Thị lang bộ Hộ sung Cơ mật viện đại thần, hàm Chánh Tam phẩm (3-1).

Năm 1838, vì sơ ý không đóng ấn vào tờ sớ tấu, Phan bị giáng chức xuống làm Lang trung biện lý hộ vụ hàm chánh Tứ phẩm (4-2) lãnh nhiệm vụ đi coi khai mỏ vàng ở Chiên Đàn - Quảng Nam. Ông tâu ngay với vua về việc làm này là “Lợi cho nước thì ít, mà khổ cho dân thì nhiều” (13), nhưng lại bị điều lên coi việc cai mỏ bạc ở Thái Nguyên, như một sự trừng phạt. Đến năm 1939, Minh Mạng thấy điều Phan nói là đúng, phải bãi bỏ việc khai mỏ, để cho người Trung Hoa lãnh trưng.

Phan được triệu về triều thăng lên chức Phó sứ Thông chánh ty (3-2), rồi thăng lên Thị lang bộ Hộ hàm tòng Tam phẩm, rồi chánh Tam phẩm (3-2 rồi 3-1).

Với các án tử, Phan Thanh Giản luôn tỏ thái độ thận trọng để bảo đảm công minh. Năm 1839, nhân có việc Tổng đốc Bình Định là Vương Hữu Quang, vì thấy thiên tai hạn hán mà vua tôi lại chỉ thích vui chơi, ca hát, mới nhân việc diễn tuồng “Lôi phong tháp” mà can ngăn, lấy lý do là vở tuồng đó xúc phạm đến quỷ, thần, trời, đất, xin vua cho đốt vở tuồng đó đi. Quang bị vua hạch tội là bầy tôi vô đạo và phải lãnh án tử hình. Phan Thanh Giản đã phản đối không ký tên vào bản án xử trảm này và dâng sớ xin Minh Mạng giảm án. Cuối cùng vua nghe theo, tha tội cho Vương Hữu Quang và ra lệnh đốt tuồng “Lôi phong tháp”. Vương và Phan đều được người đương thời khen là trung chính (14). Tuy vậy vẫn bị Minh Mạng cho là có tinh thần bè phái, phải đổi sang chức Thông chánh phó sứ, giáng một trật, tức từ chánh Tam phẩm (3-1), xuống hàm Tòng Tam phẩm (3-2). Như vậy chỉ riêng dưới triều Minh Mạng, Phan đã bốn lần bị giáng chức mà phần lớn là vì cương nghị và trung chính.

Đến thời Thiệu Trị, sự suy vong của triều Nguyễn ngày càng bộc lộ sâu sắc. Quan lại tham nhũng, dân tình đói khổ, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi. Phan Thanh Giản tuy không thấy được mâu thuẫn sâu xa giữa nông dân và phong kiến như chúng ta ngày nay, nhưng đã căn cứ vào thực trạng nguy khốn của xã hội mà dâng sớ can ngăn, khuyên bảo vua:

“Ngày nay, lệ phí truyền nhiễm, phát xuất trong hạt Chiêm, Ngãi (Bình Định, Quảng Ngãi)… làm phiền cho hoàng thượng phải nhọc lòng lo nghĩ tự trách mình, chẳng dám coi là việc ngẫu nhiên. Rồi giảm bữa ăn, bỏ âm nhạc, thanh toán nơi ngục thất, đình chỉ những công tác, tìm hỏi dân tình, trông mong sự uốn nắn của bá quan nội ngoại” (15). Ông còn vạch ra những tệ nạn do giới quan trường gây ra cho dân chúng, nhất là ở Nam kỳ: “Dân xứ này sợ quan như cọp, nha lại mặc sức thay trắng đổi đen…”. Còn sự thi hành công vụ thì: “Nha lại mỗi ngày càng thêm giảo quyệt, nhân dân ngày thêm khốn cùng” (12), Phan nêu ra những phương cứu chữa. Vua khen là phải và ban Dụ rằng: “Phan Thanh Giản làm những việc cơ yếu, bàn tính việc ngoại biên, giúp đỡ chốn cầm viên, công việc đều xong”, thăng lên chức Hình bộ Thượng Thư, sung Cơ mật viên đại thần hàm Chánh Nhị phẩm (2-1).

Tới triều Tự Đức, từ 1848 trở đi, đất nước đã làm vào cảnh bị thực dân phương Tây nhòm ngó và bắt đầu gây chiên tranh xâm lược, Phan Thanh Giản được đổi qua chức Lại bộ Thượng thư, làm Kinh lược phó sứ (phụ việc cho Nguyễn Tri Phương, Kinh lược chánh sứ) lãnh chức Tuần phủ Gia Định coi các tỉnh Biên Hoà, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên. Phan đã chú trọng khẩn hoang, lập đồn điền, phát triển sản xuất, đồng thời là đắp đồn luỹ để ngăn giặc ngoại xâm.

Mùa xuân năm 1852, nhân việc có điềm thiên văn lạ, Tự Đức lo lắng hỏi quần thần. Phan Thanh Giản lại cùng Nguyễn Tri Phương nêu lên mấy điều để can ngăn nhà vua như:

- Xin nhà vua cẩn thận trong việc chơi bời.

- Xin nhà vua đừng ham coi hát xướng.

- Xin nhà vua nên xa lánh kẻ thấp hèn.

- Xin nhà vua nên chuộng điều tiết kiệm, bớt lãng phí, xa hoa (17).

Tự Đức, mặc dầu không bằng lòng, cũng phải xuống Dụ khen: “Các ngươi đã tỏ lòng trung ái…” và ban cho Phan Thanh Giản tấm kim khánh với 4 chữ “Liêm, Bình, Cần, Cán”.

Cũng năm này, ông dâng sớ xin trả lại nhà vua tất cả các chức vụ chỉ xin giữ lại một chức để lo làm tròn nhiệm vụ nhưng vua không cho. Tháng 9 năm 1853 Phan được triệu về Kinh lãnh chức Hiệp biện đại học sĩ, lãnh Lễ bộ thượng thư, sung chức ở toà Kinh Diên, hàm tòng Nhất phẩm (1-2), hàm cao nhất của ông đến khi chết. Phan đã dâng sớ phát triển đất Nam kỳ như lập nhà thương chữa bệnh, lập trường học, chế xe trâu, đắp sửa phần mộ các công thần, được Tự Đức lần lượt cho thi hành (18).

Năm 1856 Phan được cử làm Chánh tổng tài quốc sử quán để soạn bộ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục soạn từ 1856 đến 1859 đã xong.

Nhìn lại bước đường hoạn nghiệp hơn 20 năm (1826-1848) của Phan, chúng ta thấy Phan có những điểm tích cực và tiêu cực như sau:

* Về mặt tích cực:

1. Trước một triều đại phong kiến đang từng bước xuống dốc, dân tình đói khổ, xã hội rối ren, vua quan ăn chơi xa xỉ, ông đã dám đem lời can ngăn, đặc biệt là với cả ba triều vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông nói thẳng, phần lớn đều là vì xây dựng đất nước, ổn định xã hội mà không sợ luỵ đến thân.

2. Trước một án tử hình không đúng, với tư cách là Thị lang bộ Hộ, Phan đã không ký vào bản án để phản đối. Cuối cùng, việc làm của ông được chấp nhận. Triều đình huỷ bỏ bản án và cho đốt vở tuồng nhằm hạn chế sự ăn chơi, hát xướng của vua quan trong khi dân còn đang cực khổ.

3. Nhận lãnh công việc khai mỏ vàng ở Chiên Đàn, mỏ bạc ở Thái Nguyên, thấy “lợi cho nước thì ít, hại cho dân thì nhiều”, Phan đã dám tâu vua đình chỉ việc này và cho lĩnh trưng đánh thuế. Vua phải nghe theo.

4. Khi làm Kinh lược phó sứ ở các tỉnh Tây Nam bộ (1848) cũng như khi về Kinh là Lễ bộ Thượng thư, ông vẫn luôn chăm lo khai khẩn đất hoang, phát triển sản xuất, mở mang nhà thương, trường học, tỏ rõ tinh thần lo lắng tới đời sống của nhân dân.

5. Cuối cùng là việc làm Tổng tài Quốc sử quán chỉ trong hơn 3 năm Phan dã cùng các cộng sự hoàn thành bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, được in vào năm 1884, và lưu lại đến ngày nay, coi như một di sản văn hoá có giá trị của dân tộc.

* Về mặt tiêu cực:

Đáng kể nhất là hai lần Phan đi đàn áp khởi nghĩa của dân tộc ít người ở Nam Trung bộ.

Bằng con mắt đấu tranh giai cấp hiện nay, chúng ta có thể phê phán đó là hành động tiêu cực. Nhưng nếu với Nguyễn Công Trứ, người đã đàn áp cuộc khởi nghĩa nông dân Phan Ba Vành ở Thái Bình mà vẫn được thừa nhận là danh nhân lịch sử, thì với Phan Thanh Giản chúng ta cũng có thể châm chước lỗi lầm do hạn chế lịch sử, hạn chế giai cấp gây nên.

(còn tiếp)

_________________

(11) Về sự kiện này, có tư liệu của Trương Hữu Kỳ phản bác lại, nói lời tâu của Võ Duy Tân không phải là tâu gian và Võ Duy Tân không phải là nịnh thần như Chương Thâu và Đặng Huy Vận đã viết, vì sau khi hoãn cuộc trần du, vua sai Ngự sử Võ Duy Tân đi điều tra. Võ Duy Tân tâu rằng: “Dân đều mong ước được nhà vua ngự giá đến”. Ông lại phát giác tình hình trong tỉnh trễ biếng và quan lại nhũng tệ. Vì vậy, Phan bị giáng chức xuống làm lục thẩm thuộc viên” (Trích theo Đại Nam chinh biên liệt truyện tập 2, quyển 26, tr. 23). Trương Hữu Kỳ, TCNCLS.

(12) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 74.

(13) (14) (15) (16) (17) (18) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 75, 81, 90, 92, 106-107, 113.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Fri 09 Aug 2019, 09:09

Về sự nghiệp và vai trò lịch sử của Phan Thanh Giản

(Theo VUSTA)

(tiếp theo)

Phan Thanh Giản trước trách nhiệm giữ nước

Nửa cuối đời của Phan rơi đúng vào lúc đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.

Tháng 8-1858 chúng đánh vào Đà Nẵng. Đánh không được, tháng 2-1859, chúng rút vào chiếm Gia Định. Gia Định thất thủ nhưng quân dân ta vẫn kiên quyết kháng chiến. Cả đội quân mà chúng chuyển từ Gia Định ra để tiếp tục tấn công Đà Nẵng cũng bị quân ta đánh cho thiệt hại nặng nề.

Tháng 10-1860 sau khi Liên quân Anh-Pháp thắng lợi ở Trung Quốc, Hoà ước Bắc Kinh được ký kết, thực dân Pháp rảnh tay quyết xâm chiếm Nam kỳ. Năm 1861 chúng chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho. Nhân dân nổi lên chống Pháp ở khắp nơi: Trương Định ở Gò Công, Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp, Phủ Cao (hay Phủ Cọp) ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực đốt tàu Hy Vọng (Espérance) ở vàm Nhật Tảo… Còn quân triều đình thì liên tiếp thua trận. Năm 1862 địch lại chiếm Vĩnh Long.

Trong tình thế bức bách đó Tự Đức nghiêng về phía chủ hoà, cử Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Lâm Duy Hiệp làm Phó sứ đi thương thuyết với Pháp, với một lời dụ đầy tính bạc nhược: “… Nay đối phương mang thơ muốn nghị hoà, âu cũng là do lòng tốt muốn bãi binh yên dân vậy”? và trao trách nhiệm cho Phan lo: “Cố gắng đạt đến việc đình chiến, ngõ hầu xứng đáng với nhiệm vụ mà khanh được giao phó” (19).

Trao nhiệm vụ mà đòi phải “đạt đến việc đình chiến” với bất cứ giá nào như vậy thì chính Tự Đức đã phải chịu trách nhiệm về việc cắt đất cho Pháp mà sứ bộ nhà Phan Thanh Giản thực hiện.

Hoà ước Nhâm Tuất (5-6-1862) giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ký với Bô-na (Bonard) và  Pa-lăng-ca (Palanca) đã nhường ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với khoản bồi thường chiến phí 4 triệu đồng, trả trong 10 năm. Ngược lại Pháp trả lại tỉnh Vĩnh Long, nhưng phía  triều đình phải triệt tiêu mọi lực lượng kháng Pháp ở tất cả các nơi.

Hoà ước Nhâm Tuất (5-6-1862) nhường 3 tỉnh miền Đông Nam bộ và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp là sai lầm, là trách nhiệm làm hại dân, hại nước của Tự Đức của phái chủ hoà mà Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp là người được giao trách nhiệm thực hiện. Mặc dầu 2 ông có trách nhiệm lớn nhưng không thể quy kết hai ông vào tội “bán nước” vì đó là việc của cả triều đình.

Đến năm 1867, sau khi Phan Thanh Giản được cử dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp điều đình để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông không thành công (năm 1864), khi về lại được Tự Đức trao trọng trách giữ 3 tỉnh miền Tây khi thực dân Pháp đã quyết tâm nuốt nốt 3 tỉnh này.

Tư liệu lịch sử đã cho thấy, cuối tháng 2-1867, thực dân Pháp đã làm xong kế hoạch chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây, lập 8 Thanh tra toa cho 3 tỉnh và bố trí nhân sự để chờ lệnh là đến nơi làm việc.

Ngày 15-6-1867, thiếu tướng Đơ La Gờ-răng-đi-e tuyên bố lý do cần chiếm lại 3 tỉnh miền Tây là để chấm dứt “phiến loạn” và “giặc cướp” mà chính quyền Việt Nam bất lực trong việc ngăn chặn?

Dã tâm này có thể nhìn thấy rõ ngay trong các điều khoản của Hoà ước Nhâm Tuất trước đây.

Ngày 20-6-1867 chúng đưa quân tới chiếm thành Vĩnh Long, cho người đưa thư đến cho Phan Thanh Giản nói rõ chúng quyết chiếm 3 tỉnh miền Tây, vì quan quân triều đình ở đây đã ủng hộ phong trào kháng Pháp?

Việc chúng dễ dàng và nhanh chóng chiếm được thành Vĩnh Long, rồi đến An Giang, Hà Tiên thì tư liệu của Pháp miêu tả như Phan Thanh Giản đã đầu hàng nộp các thành cho Pháp. Còn tư liệu của chính sử Việt Nam như Đại Nam thực lục, nhất là Châu bản triều Nguyễn lại ghi đó là do một thủ đoạn của quân xâm lược Pháp:

“… Lợi dụng thái độ chủ hoà của Phan Thanh Giản và những sơ hở của quân ta để bất ngờ chiếm thành: Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường 3 tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long…” (Phan Huy Lê, “Phan Thanh Giản và bi kịch cuộc đời” Tạp chí Xưa và Nay số IX-1997 trang 15).

Nhưng dầu thế nào đi nữa thì cũng không một ai có thể bỏ qua được trách nhiệm đánh mất 3 thành, 3 tỉnh miềm tây Nam bộ của Phan Thanh Giản. Và chính cụ Phan cũng đã nhận trách nhiệm đó về mình qua lời trăng trối và việc cụ tự quyên sinh. Vấn đề là ngày nay chúng ta qua sự kiện đó mà đánh giá nhân vật lịch sử này như thế nào?

Trước sau tôi vẫn cho rằng, việc để mất thành, mất đất đai là tội lỗi của Tự Đức và của phái chủ hoà trong triều đình nhà Nguyễn mà Phan Thanh Giản liên đới chịu trách nhiệm. Còn Phan Thanh Giản vẫn là người yêu nước không bao giờ có tâm địa bán nước cầu vinh.

Phan Thanh Giản là một trong những nhà yêu nước sớm có tư tưởng canh tân

Theo quan điểm về “Công minh lịch sử” và “Công bằng xã hội”, tôi cho rằng không nên thấy cụ Phan có sai lầm trong giữ nước mà quên đi tư tưởng yêu dân, thương dân, sớm có xu hướng canh tân trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cụ.

Trong tham luận tại hội thảo ở Vĩnh Long năm 1994, tôi đã đề xuất ý kiến này. Và chính chị Phan Thị Minh Lễ khi trao đổi ý kiến, lấy tư liệu của tôi về cụ Phan đã đọc những trang tham luận này.

Vừa qua, khi tôi nhận được cuốn sách của chị gửi từ Pháp về, tôi vui mừng thấy ý đó cũng được thể hiện ở tên đề của cuốn sách: Phan Thanh Giản - Patriote et précerseur du Viet Nam moderme (Phan Thanh Giản - Nhà yên nước và người báo hiệu cho một nước Việt Nam mới).

Trong tham luận đọc tại Vĩnh Long tôi đã viết:

Từ năm 1849, chuyển sang nhận trọng trách giữ nước, Phan vẫn tiếp tục phát huy tinh thần xây dựng đất nước, trong đó bao hàm cả tư tưởng thương dân. Cả hai hợp thành một dòng chảy xuyên suốt từ khi bắt đầu bước vào đường hoan nghiệp, cho tới khi nhắm mắt.

Đó là: chăm lo việc yên dân, đẩy mạnh khai hoang, phát triển sản xuất, thúc đẩy mở trường học, nhà thương, bênh vực những người bị oan khuất, cứu giúp kẻ nghèo khó đi đến mong muốn canh tân đất nước.

Tư tưởng canh tân đó biểu hiện trình tự như sau:

Trong sớ dâng lên Thiệu Trị, Phan đã đề xuất yêu cầu cải cách chốn quan trường, bằng cách dựa vào dân, lấy ý dân để sửa đổi chính pháp: “Xin vua xuống một đạo Dụ nói rõ: bên trong thì đại thần ngôn quan, bên ngoài thì các viên chức lớn phải nên đem hết, trí nghĩa ra và mối chân tình trung quân ái quốc đối với các điều lợi hại về đời sống của dân không kể lớn nhỏ, không cần kiêng nể, đều phải bày tỏ không nên giấu giếm để cho kẻ có tấm lòng chân thực và có chước lạ, mưu cao sẽ được cơ hội đạo đạt lên trên, thì bao nhiêu vụ hư thực ở chốn dân gian và các quan lại ai hay, ai dở đều soi thấu hết. Chừng ấy Hoàng thượng sẽ chọn điều tốt đem ra thi hành, còn bao nhiêu điều dở đều sẽ bỏ đi, miễn sao cho những tình tệ của quan lại phải được tạo thành, quân sĩ phải có thực số, xóm làng ấm no, yên ổn, biên phòng sẽ được vững chắc, rồi sau thế nước sẽ được tôn trọng lâu dài” (20).

Trong sớ dâng Tự Đức, Phan đưa ra 8 điều khuyên can trong đó có đề xướng cải cách việc tuyển dụng quan lại như: Lựa người trung lương, đừng cho những kẻ ham muốn quyền lợi kiếm đường lo lót, xin thêm lương bổng cho hậu để các quan trau dạ thanh liêm” (21) và trong quận sự: “Xin bớt công việc cho lính rảnh rang để thường thường rèn luyện trận đồ…”. Còn về kế sách giữ nước: “Cốt nhất nuôi dân chăm cày cấy, nuôi lính đủ ăn, lưu ý như thế thì sức dân thư thả mà quân có chỗ dạy, sức đất không bỏ phí mà lương có chỗ ra. Quân giỏi, lương đủ như nước chảy cuồn cuộn không hết” (22).

Đến khi đi Pháp về, tầm mắt của cụ được mở rộng, cụ đã kêu gọi đồng bào mau thức dậy canh tân đất nước qua bài thơ:

Từ ngày đi sứ đến Tây kinh

Thấy việc Âu châu phải giật mình

“Kêu rủ đồng bào mau thức dậy”

Hết lời năn nỉ chẳng ai tin (23) và khuyên vua: Giao thiệp với các nước bạn, cho dân xuất dương du học, giao thương với nước ngoài”…

Đó là những việc mà sau này Nguyễn Trường Tộ, Phan Châu Trinh… cũng đề xướng.

Nhìn chung lại, Phan Thanh Giản có nhiều công lao trong dựng nước, có nhiều phẩm chất đạo đức đáng quý, nhất là thương yêu dân, sớm có tư tưởng canh tân đất nước, nhưng lại có sai lầm để mất thành, mất đất, mất dân vào tay giặc.

Sai lầm trên phải được xem xét, trong sự hạn chế giai cấp, hạn chế lịch sử của Phan. Đó là do ông ra đời trong lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã suy yếu đến cực độ, lại được đào luyện trong “Cửu Khổng sân Trình”, lấy đạo vua tôi làm trọng. Ông tự thấy bất lực trong nhiệm vụ được giao, nhưng vẫn phải nhận nhiệm vụ một khi vua đã giao cho. Đồng thời khi lịch sử nhân loại đã sang trang, chính nghĩa phong kiến đã nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản mà ở Việt Nam giai cấp địa chủ phong kiến đã lỗi thời nhưng vẫn tồn tại và nắm giữ quyền uy… Tất cả những điều trên đã góp thêm vào nguyên nhân gây lên sai lầm của Phan Thanh Giản. Vì vậy chúng ta phải gắn sai lầm của Phan với sai lầm của triều đình nhà Nguyễn.

Như vậy mới là công minh và công bằng.

Trên đây là những suy nghĩ của tôi đã có từ cuối thế kỷ XX về cụ Phan. Nay bước sang đầu thế kỷ XXI, nhìn lại lịch sử Việt Nam nói chung, nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản nói riêng, tôi có một vài suy nghĩ bổ sung hay nói rõ hơn điều đã nói trước đây về cụ Phan như sau:

1. Khẳng định cụ Phan Thanh Giản là một nhà yêu nước, thương dân, trọng dân.

2. Cụ Phan Thanh Giản không có ý đồ phản bội quyền lợi dân tộc mà là muốn bảo vệ quyền lợi dân tộc bằng cách gắn quyền lợi đó với ý thức thương dân, với tinh thần “dựng nước” trong điều kiện mới và với lòng mong muốn canh tân đất nước.

3. Công lao xây dựng đất nước của cụ Phan, trong điều kiện lịch sử lúc đó thật đáng ca ngợi, phải đánh giá là xuất sắc.

4. Những hoạt động dựng nước của cụ trước khi qua đời gắn liền với những di chúc của cụ cho con cháu và cho hậu thế sau khi qua đời đã biểu hiện rõ: Cụ là một trong những nhà yêu nước đầu tiên có xu hướng canh tân.

5. Việc cụ ký hoà ước về 3 tỉnh miền Đông cũng như để thất thủ ba tỉnh miền Tây là những sai lầm, nhưng cần thấy trách nhiệm chính về sai lầm đó là thuộc triều đình Tự Đức mà cụ chỉ là người thừa hành và liên đới chịu trách nhiệm.

Sự quyên sinh của cụ trong điều kiện và hoàn cảnh đó - là đáng ca ngợi, bởi nó biểu lộ rõ phẩm chất của một người suốt đời tận tuỵ với dân với nước, nhận trách nhiệm trước sai lầm của mình, không tham danh hám lợi, không tham sống sợ chết, đã tự nguyện quyên sinh.
_________________

(19) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 141-142.

(20) (21) (22) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 95, 108, 109, 129.

(23) Chân dung Phan Thanh Giản, Sđd, tr 177-178.

(Nguồn: Xưa & Nay số 146, 8/2003, tr 9-12, 38, 39)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13Tue 13 Aug 2019, 08:37

Thử Đi Tìm Nguyên Nhân Tại Sao Cụ Phan Thanh Giản Bị Cộng Sản Bắc Việt Kết Tội

Trần Đông Phong

Ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nhiều người ở miền Nam Việt Nam đều ngạc nhiên và sửng sốt khi thấy một trong những người đầu tiên ở miền Nam đã bị những người Cộng sản chiến thắng đánh phá một cách vô cùng hăng say, một cách vô cùng không thương xót, lại không phải là những người đã từng lãnh đạo quốc gia Việt Nam Cộng Hòa chống lại Cộng sản Hà Nội như Tổng Thống Ngô Đình Diệm hay Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, mà là một nhân vật miền Nam đã tạ thế hơn một thế kỷ trước, đó là Cụ Phan Thanh Giản.

Ngay vào đầu tháng 5 năm 1975, tất cả những con đường mang tên Cụ Phan Thanh Giản ở trên khắp 55 đô thị, tỉnh và thị xã ở Miền Nam Việt Nam đều bị chính quyền Cộng sản hủy bỏ và thay thế bằng những tên mới. Ngôi trường trung học lớn nhất ở miền Tây đã được mang tên cụ Phan Thanh Giản từ trước năm 1945 cũng bị đổi tên ngay lập tức và thay thế bằng tên của một cán bộ Cộng sản mà đa số mọi người dân khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh không hề được biết, ngôi tượng của Cụ Phan Thanh Giản được nhân dân Cần Thơ và học sinh trường Trung Học Phan Thanh Giản dựng lên vào đầu thập niên 1970 tại sân cờ của trường này cũng bị cán bộ Cộng sản đập phá tan tành ngay vào những ngày đầu họ mới tiếp thu thành phố Cần Thơ và pho tượng của Cụ tại châu thành Bến Tre, nơi quê hương của Cụ cũng bị đập phá và dẹp bỏ.

Cụ Phan Thanh Giản đã có tội gì mà lại bị những người Cộng sản chỉ đáng tuổi cháu chắt mấy đời của Cụ hận thù đến như vậy?

Không có tham vọng cũng như là không có đủ khả năng để tìm hiểu nguyên nhân chính thức và rõ rệt tại sao những người Cộng sản tại Bắc Việt lại kết tội cụ Phan Thanh Giản vào thời đó, cách đây đã hơn 40 năm, tuy nhiên trong bài này người viết cũng cố gắng tìm kiếm một số tài liệu qua bài viết hay lời kể lại của một số nhân chứng để tìm hiểu thêm về những sự kiện có liên hệ đến quyết định này.

Trần Huy Liệu và Bài Kết Luận Trong Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử Năm 1963

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ Tịch Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, giáo sư Sử Học thuộc trường Đại học Quốc Gia Hà Nội, thì Tạp Chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 55 xuất bản tại Hà Nội vào tháng 10 năm 1963 đã công bố bài kết luận của Giáo sư Trần Huy Liệu dưới tiêu đề: Chúng Ta Đã Nhất Trí Về Việc Nhận Định Phan Thanh Giản. Quan điểm chung của bài kết luận là lên án Phan Thanh Giản: Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân, là phạm tội dâng thành hiến đất cho giặc và từ đó phủ nhận tất cả tư đức của ông như đức tính liêm khiết, lòng yêu nước, thương dân vì công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể.

Theo Tiến sĩ Phan Thị Minh Lễ, người viết nghe nói dường như bà cũng là hậu duệ của Cụ Phan Thanh Giản, thì vào năm 1963, chính phủ Hà Nội mở một chiến dịch tuyên truyền nhằm chống lại chính phủ Sài Gòn và Đế quốc Mỹ với khẩu hiệu sau đây: Đẩy mạnh cuộc đấu tranh toàn diện, đánh thắng hoàn toàn cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.

Tất cả mọi phương tiện đều có lợi cho việc đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền này. Dường như giáo sư Trần Huy Liệu, một vị giáo sư đại học nổi tiếng và là một nhà sử học nghiêm chỉnh đã không ngần ngại dùng nhân vật Phan Thanh Giản để bôi xấu cái thái độ khuất phục trước sức mạnh của người ngoại quốc. Vào năm 1867, đó là người Pháp và vào năm 1963 thì lại là người Mỹ.

Cũng theo Tiến sĩ Phan Thị Minh Lễ thì tuy Trần Huy Liệu nói rằng chúng ta nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản nhưng cũng trong tạp chí Nghiên cứu Lịch Sử số 55 này, Trần Huy Liệu đã thú nhận rằng trong cuộc thảo luận này, chúng ta đã gần như giật mình vì nổi giận (choqué) vì lập trường của hai đồng chí Chương Thâu và Đặng Huy Vận, lập trường không ai mong đợi vì hai đồng chí này vẫn chưa bỏ được cảm tình của họ dành cho Phan Thanh Giản, do đó họ đã trở thành đối tượng của sự phản đối và đã gây ra một loạt chỉ trích.

Giáo sư Văn Tạo, cựu Giám đốc Viện Sử Học Hà Nội đã cho biết rằng vào những năm 1962-1963, trong cuộc thảo luận trên Tạp chí Nghiên Cứu Lịch sử và trong hội thảo khoa học ở Viện Sử Học, có nhiều ý kiến khác nhau. Thậm chí sau lời tổng kết hội thảo của Giáo sư Trần Huy Liệu, nguyên Viện Trưởng Viện Sử Học, với đầu đề Chúng Ta Nhất Trí về Việc Nhận Định về Phan Thanh Giản thì ngay sau đó, Giáo sư Ca Văn Thỉnh, nguyên Giám Đốc Thư Viện Khoa Học Xội, cũng đã nói lên tình cảm chân thành của mình: Về mặt khoa học, các đồng chí nhận định như vậy là có lý, nhưng về mặt tình cảm, trí thức, Lục Tỉnh chúng tôi vẫn có nhiều băn khoăn, thấy không muốn hạ thấp Phan Thanh Giản xuống đến như thế.

Như vậy thì việc kết án cụ Phan Thanh Giản không có nhất trí như Trần Huy Liệu viết vì ngoài Giáo sư Ca Văn Thỉnh, hai ông Chương Thâu và Đặng Huy Vận, cũng là đảng viên Cộng Sản vì Trần Huy Liệu gọi là đồng chí, đã có viết một bài nhan đề Phan Thanh Giản Trong Lịch Sử Cận Đại Việt Nam đăng trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 48 vào tháng 3 năm 1963, trong đó hai nhân vật này còn bênh vực cho cụ Phan Thanh Giản.

Người viết không có cơ hội được đọc bài Phan Thanh Giản Trong Lịch Sử Cận Đại Việt Nam của hai ông Chương Thâu và Đặng Huy Vận, tuy nhiên trong phần mở đầu cho loạt bài bình luận về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử đã cho biết chủ trương của họ như sau: Theo ý chúng tôi, trong việc bình luận nhân vật lịch sử , nhất là những nhân vật như Phan Thanh Giản, chúng ta cần dựa vào quan điểm chủ nghĩa Mác, đem yêu cầu của thời đại và nguyện vọng của nhân dân để soi vào hành động của người đó, sẽ thấy rõ có công hay có tội, đáng làm gương hay đáng chỉ trích. ..

Như vậy vào năm 1963, khi đưa ra việc thảo luận về đề tài bình luận nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, một nhân vật trí thức Việt Nam đã tử tiết vào năm 1867, tức là gần một thế kỷ về trước, mà cần phải dựa vào quan điểm của Mác, lúc đó đến ngay cả người Nga-la-tư, tức là người Liên Xô sau này, cũng chưa hề được biết ông Karl Marx là ai, thì rõ ràng là những người lãnh đạo trong ngành văn hóa và tư tưởng của Hà Nội, những người còn trên cả Trần Huy Liệu, đã có một lập trường rõ rệt và dứt khoát là phải đả kích, phải chỉ trích và kết tội nhân vật Phan Thanh Giản rồi.

Với những chỉ thị như vậy, Trần Huy Liệu lại còn rào trước đón sau : Trong khi bình luận về một nhân vật lịch sử nào, chúng ta phải đặt người ấy vào hoàn cảnh lịch sử lúc ấy. Chúng ta không đòi hỏi những người sống xa thời đại chúng ta, không cùng một giai cấp với chúng ta, cũng phải có một lập trường tư tưởng như chúng ta. Nhưng để đánh giá họ, chúng ta chỉ cần xem tư tưởng và hành động của họ có phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của đông đảo nhân dân đương thời không?

Rồi trong bài Chúng Ta Đã Nhất Trí Về Việc Nhận Định Phan Thanh Giản, Trần Huy Liệu đã quy trách nhiệm cho Cụ Phan Thanh Giản trong việc ký hoà ước năm Nhâm Tuất 1862 nhượng 3 tỉnh miền Đông cho người Pháp rồi sau đó lại để cho mất 3 tỉnh miền Tây vào năm 1867 và kết tội cụ Phan Thanh Giản đã dâng thành hiến đất cho giặc, phản lại quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.

Trong chiến dịch phê phán nhân vật Phan Thanh Giản hồi đó, có một số người quan niệm rằng muốn kết án thì phải kết án giai cấp phong kiến mà thủ phạm phải là Tự Đức, còn Phan Thanh Giản chỉ là tòng phạm thôi, nhưng lập luận này đã bị Trần Huy Liệu phản bác gay gắt: Chúng ta không phủ nhận giai cấp phong kiến nhà Nguyễn hồi ấy đã hết sứ mạng lịch sử và đương đi theo chiều hướng thỏa hiệp và đầu hàng. Nhưng một sự thật mà chúng ta không được phép chối cãi là: trên bước đường phân hóa, chính trong giai cấp phong kiến hồi ấy cũng còn có phái chủ chiến và phái chủ hòa (nghĩa là phải đầu hàng.) Chưa nói đến sự cớ lúc ấy: giặc Pháp mới để chân đến Nam Kỳ, các tầng lớp nhân dân đang hăng hái đánh giặc cứu nước, mà ngay chính Tự Đức, một tên vua phải đứng trước vành móng ngựa về tội làm mất nước ta, cũng từ chỗ lưng chừng đến chỗ đầu hàng, chớ chưa phải đã cam tâm dâng nước cho giặc ngay từ đầu.. .

Nếu ngày nay, trước từng sự kiện lịch sử phải tìm ra trách nhiệm, cái gì cũng đổ chung cho giai cấp phong kiến theo lối hầm bà lằng cả, vậy thì thế nào để phân biệt những người yêu Tổ quốc (Trần Huy Liệu viết chữ hoa,) theo chính nghĩa, giết giặc cứu nước với những kẻ hàng giặc, dâng nước cho giặc? Làm thế nào để phân biệt những người giữ thành, chết theo thành như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Thúc Nhận v.v. với những người dâng thành hiến đất cho giặc theo kiểu Phan Thanh Giản? Không. .. Dư luận nhân dân rất sáng suốt cũng như bản án rất công minh. Nếu vị trạng sư nào còn muốn bào chữa cho một bị cáo đã bị bắt quả tang từ non một trăm năm trước thì chỉ là tốn công vô ích!

Trần Huy Liệu còn lên án chỉ trích cụ Phan Thanh Giản về mặt đạo đức: Tôi chỉ nhấn mạnh vào cái quan niệm về đạo đức, tư cách của con người thế nào cho đúng. Những người có lòng chiếu cố đến Phan Thanh Giản chỉ mới nhìn vào tư đức của ông mà không nhìn vào công đức của ông. Ở vào thời thế nước ta hồi ấy, mỗi người công dân còn có cái đạo đức nào cao hơn là yêu nước thù giặc, hy sinh quên mình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Trái lại, còn có cái gì xấu hơn là theo giặc, chống lại cách mạng, phản lại quyền lợi tối cao của Tổ quốc? Đối với Phan Thanh Giản, công đức như thế là đã bại hoại rồi, mà công đức đã bại hoại thì tư đức còn có gì đáng kể?

Trần Huy Liệu lên án Phan trước sau vẫn theo chiều hướng đầu hàng, từ ký nhượng ba tỉnh miền Đông đến ký nhượng ba tỉnh miền Tây. Phan trước sau vẫn rơi vào thất bại chủ nghĩa, phản lại nguyện vọng và quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân.. .

Trong chế độ Cộng sản, khi một người nào đó bị kết tội là phản bội quyền lợi tối cao của dân tộc, của nhân dân thì đó là tội phản quốc và nếu còn sống thì phải bị xử tử, bị thủ tiêu hay bị đưa đi cải tạo, còn nếu đã chết rồi, một người đã mang cái tội như vậy thì không xứng đáng được xem như là một người yêu nước, một vị anh hùng dân tộc đáng được tôn thờ như tại miền Nam vào thời từ cuối thế kỷ thứ 19 cho đến hồi đó.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Phan Thanh Giản là người thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Phan Thanh Giản là người thế nào?   Phan Thanh Giản là người thế nào? I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Phan Thanh Giản là người thế nào?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» Nam Hải Dị Nhân - Phan Kế Bính
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Cõi Riêng PHAN NGỌC HẢI
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-