Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 21:31

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 16:53

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Yesterday at 00:18

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Tue 03 Sep 2024, 23:39

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Tue 03 Sep 2024, 07:50

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

7 chữ by Tinh Hoa Sun 25 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Chia buồn by Phương Nguyên Fri 16 Aug 2024, 08:13

Phật Tại Tâm = Cánh Cửa Mở Vào Cửa Phật & Bốn Quả Thánh by mytutru Fri 16 Aug 2024, 02:14

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Thu 15 Aug 2024, 07:39

Chút tâm tư by tâm an Wed 14 Aug 2024, 07:12

CHẮP CÁNH BAY XA by buixuanphuong09 Mon 12 Aug 2024, 06:27

ĐƯỜNG THƠ MÁI ẤM ĐÀO VIÊN by mytutru Sun 11 Aug 2024, 22:03

Trụ vững duyên thầy by mytutru Sun 11 Aug 2024, 21:54

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Biểu tình mới tại Hồng Kông

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Wed 03 Jul 2019, 11:52

4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong

Helier Cheung & Roland Hughes (BBC News)


Người biểu tình ở Hong Kong một lần nữa chặn các con đường chính và các tòa nhà chính phủ, trong khi lực lượng cảnh sát bắn hơi cay và đạn cao su để đáp trả.


Vì sao người biểu tình Hong Kong xuống đường?

Nhìn bề ngoài, những cuộc biểu tình này là do dự luật cho phép dẫn độ người từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục.

Nhưng đây không phải là tất cả. Có rất nhiều những số bối cảnh quan trọng, thậm chí kéo dài hàng thập kỷ có thể sẽ giúp giải thích những gì đang diễn ra.

1. Hong Kong có một vị thế đặc biệt ...

Điều đầu tiên quan trọng cần nhớ là Hồng Kông rất khác biệt so với các thành phố khác của Trung Quốc.

Hong Kong là thuộc địa của Anh trong hơn 150 năm. Đảo Hong Kong được nhượng lại cho Anh sau một cuộc chiến năm 1842. Sau đó, Trung Quốc cũng cho Anh thuê phần còn lại của Hong Kong trong 99 năm.

Hong Kong kể từ đó trở thành một cảng giao dịch bận rộn, một trung tâm sản xuất và nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ vào những năm 1950.

Lãnh thổ này cũng là nơi mà nhiều người di cư và những người bất đồng chính kiến tìm đến để ​​chạy trốn khỏi sự bất ổn, nghèo đói hoặc đàn áp ở Trung Quốc đại lục.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieuti12

Hong Kong năm 1997 (hình ảnh Getty Images)

Sau đó, vào đầu những năm 1980, khi thời hạn cho thuê 99 năm ngày càng đến gần, Anh và Trung Quốc bắt đầu đàm phán về tương lai của Hong Kong. Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc cho rằng tất cả Hong Kong nên được trả lại cho Trung Quốc.

Hai bên đã đạt được thỏa thuận vào năm 1984 rằng Hong Kong sẽ được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997, theo nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Điều này có nghĩa là trong khi trở thành một phần với Trung Quốc, Hong Kong sẽ được hưởng "quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng" trong 50 năm.

Do đó, Hong Kong có một hệ thống pháp lý và biên giới riêng, và các quyền bao gồm tự do hội họp và tự do ngôn luận được bảo vệ.

Ví dụ điển hình chính là việc Hong Kong là một trong số ít nơi trên lãnh thổ Trung Quốc có thể tưởng niệm cuộc đàn áp Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

2. Nhưng mọi thứ đang thay đổi

Hong Kong vẫn được hưởng các quyền tự do vốn không tồn tại ở Trung Quốc đại lục nhưng giới chỉ trích cho rằng các quyền này đang bị suy giảm.

Các nhóm đấu tranh đã cáo buộc Trung Quốc can thiệp sâu vào Hong Kong, như các phán quyết pháp lý loại bỏ các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ. Họ cũng lo ngại về sự mất tích 5 nhân viên nhà xuất bản sách Hong Kong và một nhà tài phiệt bị giam giữ ở Trung Quốc.

Một vấn đề khác là quá trình cải cách dân chủ.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieuti10

Carrie Lam đứng cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ nhậm chức lãnh đạo Hong Kong của bà hồi 2017 (hình ảnh Getty Images)

Nhà lãnh đạo của Hong Kong, Carrie Lam, được bầu ra bởi một ủy ban bầu cử gồm 1.200 thành viên, hầu hết đều thân Bắc Kinh. Trong khi đó chỉ có 6% tổng số cử tri có quyền bầu các ủy viên này.

Theo Bản Hiến pháp của Hong Kong, Bộ Luật cơ bản, Hong Kong nên bầu lãnh đạo của mình theo một cách dân chủ hơn, nhưng có nhiều tranh cãi về việc thực hiện điều này.

Chính phủ Trung Quốc cho biết vào năm 2014 sẽ cho phép cử tri bầu chọn các nhà lãnh đạo từ một danh sách đã được ủy ban-thân-Bắc Kinh phê chuẩn, nhưng giới phê bình gọi đây là "nền dân chủ giả tạo" và nó đã không được thông qua tại Hội đồng lập pháp của Hồng Kông.

28 năm nữa là đến 2047, thời điểm Luật cơ bản sẽ hết hạn nhưng những gì sẽ xảy ra với quyền tự trị của Hong Kong vẫn chưa rõ ràng.

3. Hầu hết người Hong Kong không xem mình là người TQ

Trong khi hầu hết người Hong Kong là người gốc Hoa, và mặc dù Hồng Kông là một phần của Trung Quốc, phần lớn người dân ở đây không nhận mình là người Trung Quốc.

Các khảo sát từ Đại học Hong Kong cho thấy hầu hết mọi người tự nhận mình là "người Hong Kong" và chỉ có 15% tự nhận là "người Trung Quốc".

Sự khác biệt thậm chí còn lớn hơn trong giới trẻ. Trong một cuộc khảo sát năm 2017 cho thấy chỉ có 3% người trong độ tuổi 18-29 tự nhận mình là người Trung Quốc.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieuti11

Một người phụ nữ Hong Kong vẫy lá cờ Anh Quốc (hình ảnh Getty Images)

Người Hong Kong nêu rõ sự khác biệt về pháp lý, xã hội và văn hóa và thực tế Hong Kong là một thuộc địa riêng biệt trong 150 năm là lý do tại sao họ không đồng nhất với đồng bào của họ ở Trung Quốc đại lục.

Tuy nhiên, tinh thần chống Trung Quốc ở Hong Kong cũng tăng trong những năm gần đây, khi nhiều người người phàn nàn về những vị khách du lịch đến từ đại lục vô cùng thô lỗ, coi thường các quy tắc địa phương hoặc làm gia tăng chi phí sinh hoạt.

Một số nhà hoạt động trẻ thậm chí đã kêu gọi Hong Kong độc lập khỏi Trung Quốc, một điều rất đáng báo động đối với chính quyền Bắc Kinh.

Người biểu tình cảm thấy dự luật dẫn độ, nếu được thông qua, sẽ đưa lãnh thổ này đến gần hơn dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

"Hồng Kông sẽ trở thành một thành phố khác của Trung Quốc nếu dự luật này được thông qua", một người biểu tình, Mike, 18 tuổi, nói với BBC.

4. Người Hong Kong biết cách biểu tình

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieuti13

Cuộc biểu tình năm 2014 kéo dài nhiều tuần

Vào tháng 12/2014, khi cảnh sát tháo dỡ những gì còn sót lại tại một địa điểm biểu tình ủng hộ dân chủ ở trung tâm Hong Kong, những người biểu tình đã hô vang: "Chúng tôi sẽ trở lại."

Thực tế việc các cuộc biểu tình trở lại không quá đáng ngạc nhiên. Hong Kong có một lịch sử về sự bất đồng chính kiến kéo dài nhiều năm qua.

Năm 1966, các cuộc biểu tình nổ ra sau khi Công ty Star Ferry quyết định tăng giá vé. Các cuộc biểu tình leo thang thành bạo loạn buộc chính quyền phải ra lệnh giới nghiêm và điều động hàng ngàn binh sĩ đã xuống đường.

Các cuộc biểu tình lại tiếp diễn từ năm 1997, nhưng những cuộc biểu tình lớn nhất thường có xu hướng chính trị và đưa người biểu tình vào cuộc xung đột với Trung Quốc đại lục.

Trong khi người Hong Kong có một mức độ tự chủ nhất định, họ có ít tự do trong các cuộc thăm dò, có nghĩa là các cuộc biểu tình là một trong số ít cách họ có thể đưa ra quan điểm ​​của mình.

Có nhiều cuộc biểu tình lớn vào năm 2003 (lên tới 500.000 người xuống đường và dẫn đến một dự luật an ninh gây tranh cãi bị hủy bỏ) và các cuộc tuần hành hàng năm cho quyền bầu cử phổ quát cũng như việc tưởng niệm cuộc đàn áp ở Quảng trường Thiên An Môn, cho thấy bề dày lịch sử biểu tình của Hong Kong.

Các cuộc biểu tình năm 2014 đã diễn ra trong vài tuần và khi đó ​​người Hong Kong yêu cầu được quyền bầu lãnh đạo của chính họ. Nhưng phong trào Dù vàng đã bị xẹp xuống mà không có bất kỳ sự nhượng bộ nào từ Bắc Kinh.


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Thu 04 Jul 2019, 07:47

Dân Hong Kong biểu tình - Giới trí thức nghĩ gì, làm gì?

Tina Hà Giang


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Biau_t10

Luật sư tại Hong Kong tuần hành trong im lặng để phản đối dự luật dẫn độ


Hai tuần sau đỉnh điểm cuộc biểu tình thu hút 2 triệu người hôm 16/6, dân Hong Kong lại đang rầm rộ xuống đường vì những đòi hỏi của họ vẫn chưa được chính quyền thân Bắc Kinh của Hong Kong đáp ứng.

Đặc biệt trong tuần qua, một số người Hong Kong đã qua cả Nhật Bản dương biểu ngữ yêu cầu tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng bàn về vấn đề của họ trong hội nghị thượng đỉnh G20, được tổ chức tại Osaka.

Quyết tâm đấu tranh bảo vệ sự độc lập và tự do mà người Hong Kong đã có từ cách đây hơn 150 năm quả thực đã làm thế giới lưu ý và quan tâm.

Giới phân tích nhận định rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài cho đến khi người dân của Đặc khu Hành chính thuộc Trung Quốc này đạt được những điều tối thiểu mà họ đòi hỏi.

Thế nhưng giới trí thức của Hong Kong nghĩ gì và làm gì?


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Biau_t11

Ông Randy Shek 石書銘大律師, luật sư chuyên về nhân quyền, và quyền tự do dân sự, thành viên của Hong Kong Bar Association


'Phản ứng rất mãnh liệt'

Randy Shek 石書銘大律師, thành viên Hội Luật gia Hong Kong (Hong Kong Bar Asociation), luật sư chuyên về nhân quyền và quyền tự do dân sự, đồng ý với nhận định rằng cuộc đấu tranh còn kéo dài.

Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt tại văn phòng luật của mình ở Hong Kong hôm 15/6, ông Randy Shek nói:

"Mọi người yêu cầu 5 điều:

   Hoàn toàn rút lại dự luật dẫn độ
   Trưởng Đặc Khu Carrie Lam phải từ chức
   Rút lại dán nhãn của cảnh sát rằng biểu tình là 'cuộc bạo loạn'
   Trả tự do cho những người biểu tình bị bắt
   Bắt cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cho đến nay không có nhu cầu nào được đáp ứng bởi chính phủ, vì thế người dân sẽ phải tiếp tục xuống đường".

Về tiến trình làm luật tại Hong Kong nói chung và dự luật dẫn độ nói riêng, thành viên của Hong Kong Bar Association giải thích:

''Tại Hong Kong chúng tôi không có cơ cấu 'tam quyền phân lập' như ở phương Tây. LegCo, tức Viện Hành Pháp, nơi làm luật có 70 council members, trong đó 43 người thân Bắc Kinh. Vì thế dù gặp sự phản đối của quần chúng, bà Carrie Lam thoạt đầu vẫn bất chấp, và nhất định tiếp tục với chương trình thảo luận để thông qua dự luật dẫn độ, vì bà biết họ có đủ số phiếu.

Thế nhưng quần chúng phản ứng rất mãnh liệt vì chúng tôi, giới luật sư, không được bỏ phiếu, nhưng đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để giải thích cho người dân đủ mọi thành phần hiểu ảnh hưởng của luật này lên sự tự trị của Hong Kong. Đó là động cơ thúc đẩy hơn một triệu dân Hong Kong xuống đường biểu tình hôm 9/6, cũng như sự chuẩn bị cho các cuộc biểu tình sắp tới.''

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Biau_t12

Luật sư Wilson Leung 梁允信, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group (hình ảnh South China Morning Post)


'Thiếu dân chủ'



Cũng trả lời phỏng vấn của BBC Tiếng Việt hôm 15/6, luật sư Wilson Leung 梁允信, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group, nói:

''Việc cả hai triệu người xuống đường cho thấy vấn đề lớn với sự thiếu dân chủ ở Hong Kong. Chừng nào chức đặc khu trưởng còn được bầu ra bởi một ủy ban mà đa số ủng hộ Bắc Kinh, thì guồng máy hành chánh ngày đó còn không phản ánh đúng nguyện vọng của người dân và điều này sẽ dẫn từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.

Chẳng hạn như năm 2003 với dự luật An ninh Quốc gia, rồi vào năm 2012 với nỗ lực đưa ra một chương trình giáo dục "quốc gia" (tức yêu nước), và sau đó một lần nữa vào năm 2019 với dự luật dẫn độ.''

''Cần phải cải cách để có dân chủ thực sự!" Luật sư Wilson Leung khẳng định.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Biau_t13

Dennis Kwok, thành viên của Viện Lập Pháp Hong Kong (LegCo)  (hình ảnh South China Morning Post)


'Nhượng bộ và lắng nghe'


Trong khi đó, ông Dennis Kwok 郭榮鏗, một trong số 70 thành viên của Viện Lập Pháp Hong Kong (LegCo), hôm 17/6 đưa ra nhận xét với BBC Tiếng Việt:

''Tôi nghĩ lần này chúng ta thực sự phải nhìn vào những gì người dân Hong Kong đã làm, mọi người đã cùng nhau phản đối dự luật dẫn độ và cuối cùng chính phủ Hong Kong phải nhượng bộ và lắng nghe tiếng nói của dân, tôi nghĩ đơn giản là như vậy.''

Ông Dennis Kwok nói với BBC Tiếng Việt về sự hỗ trợ của giới không trực tiếp liên quan đến biểu tình, một yếu tố quan trọng trong việc huy động quần chúng, đặc biệt là vai trò của những chính trị gia như mình:

''Là một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, tôi và các đồng nghiệp đã làm mọi thứ có thể được, trong và ngoài Viện Lập Pháp. Trong phạm vi của Viện Lập Pháp, chúng tôi cố gắng ngăn chặn quá trình này, chúng tôi đã đặt ra những câu hỏi khó để cảnh báo công chúng về sự dối trá của chính quyền về dự luật này.

Bên ngoài Viện Lập Pháp, chúng tôi đã đi khắp thế giới để tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, nói cho họ biết tại sao những gì đang xảy ra ở Hồng Kông lại quan trọng với họ, bởi vì người dân của họ, những người nước ngoài đi qua Hồng Kông cũng có thể gặp rủi ro với dự luật dẫn độ.''

"Nói tóm lại chúng tôi hỗ trợ giới biểu tình bằng chiến lược vận động quốc tế, và tại địa phương giải thích cho quần chúng nhận biết nguy cơ của luật dẫn độ. Thoạt đầu người dân cũng chưa hiểu hàm ‎ý của dự luật và ảnh hưởng của nó lên Hong Kong cũng như lên đời sống hàng ngày của họ. Phải đến cuối tháng Năm người ta mới nhận thức rõ nguy cơ của dự luật dẫn độ vì thế hôm 9/6 mới có một triệu người xuống đường rồi hai triệu người một tuần sau đó, những gì tiếp theo đó là lịch sử."


Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?

Những bước kế tiếp là gì?

Nhà lập pháp Dennis Kwok 郭榮鏗 nhận định:

"Tôi không nghĩ bà Carrie Lam dám mang dự luật này ra để thảo luận tiếp trong thời gian sắp tới. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ nói 'never', và cái giá của tự do là luôn luôn phải cảnh giác. Người dân Hong Kong biết điều đó. Và thế giới bây giờ hiểu rằng khao khát của người Hong Kong cũng như lòng quyết tâm tranh đấu cho tự do của người dân Hong Kong sẽ không bao giờ chết."

Về những việc kế tiếp phải làm, ông nói:

"Trước mắt là chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ những người trẻ biểu tình đã bị bắt. Chúng tôi cần tập họp các luật sư bào chữa miễn phí cho các em nếu cần. Chúng tôi phải thuyết phục bà Carrie Lam lên tiếng trước về vụ này để các thẩm phán hiểu quan điểm của bà trong các phiên xử. Xa hơn nữa, như tôi đã nói, là chúng tôi phải liên tục cảnh giác, đó là cái giá của tự do.''

Luật sư Randy Shek 石書銘大律師, thì nhắc tới nhu cầu "cảnh giác với đại lục":

''Tôi nghĩ đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông thực sự như được quy định trong Luật Cơ Bản sẽ là kế hoạch dài hạn. Nhưng nhìn vào tình hình hiện nay, mối quan tâm chính của mọi người là phải cảnh giác hơn trong việc chống lại các cuộc tấn công từ Đại lục. Tôi nghĩ trong trái tim mọi người Hong Kong, ý tưởng về sự độc lập (mặc dù đó là điều cấm kỵ chính trị lớn nhất hiện nay) sẽ là sự cộng hưởng của nhiều người và nhiều giới.''

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Biau_t14

An ninh được thắt chặt quanh Quảng trường Golden Bauhinia, nơi diễn ra chào cờ vào ngày 1/7 (hình ảnh Vernon Yuen/NurPhoto qua Getty Images)


Còn luật sư Wilson Leung 梁允信 nói:

''Phe dân chủ sẽ tiếp tục chiến đấu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá khứ, mọi hoạt động hầu như chỉ giới hạn trong các cuộc tuần hành, điều này cũng quan trọng, như chúng ta đã thấy trong 1 triệu tuần trước và 2 triệu người tuần này, nhưng chỉ tuần hành không thì không đủ.

''Tôi dự đoán họ sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tụ tập hát thánh ca, "biểu tình của những bà mẹ", đình công bãi thị, thậm chí là chiếm đóng các con đường khác nhau, và hơn nữa, liên kết với các đồng minh quốc tế có thiện cảm với nguyện vọng độc lập của Hong Kong. Thu hút chú ‎ý‎ của thế giới sẽ dễ dàng hơn sau khi những cuộc biểu tình vừa qua cho thấy sức mạnh của phong trào dân chủ Hong Kong.'' Ông Leung nhận định.

Với chính sách 'một quốc gia, hai thể chế' hết hạn năm 2047, điều không tránh khỏi là Hong Kong dần dà sẽ phải hội nhập nhiều hơn với Trung Quốc ở một mức độ nào đó.

Hiện Trung Quốc đã đưa ra chính sách thắt chặt Hong Kong vào Macau và Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông qua dự án Khu kinh tế vùng Vịnh Lớn - Great Bay Area.

Nhưng với sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của người dân Hong Kong trước nỗ lực biến Hong Kong thành một phần của Trung Quốc càng sớm càng tốt, tương lai của Đặc khu ra sao là điều hiện tại khó ai có thể tiên đoán.

Kịch bản tốt nhất có lẽ là chính sách 'một quốc gia, hai thể chế' của Hong Kong sẽ được Trung Quốc gia hạn.

Trung Quốc cũng có thể cho phép Hong Kong tiếp tục giữ một số, nhưng không phải tất cả các quyền tự do họ đang có.

Trường hợp tệ nhất là Hong Kong có thể sẽ mất vị thế của một vùng hành chánh đặc biệt, và trở thành một khu vực bình thường không có quyền tự trị của Trung Quốc.

Với những nỗ lực đấu tranh liên tục của người dân Hong Kong, xem ra giới trí thức và người trẻ Hong Kong đồng lòng với quan điểm của nhà lập pháp Dennis Kwok rằng 'cái giá của tự do là luôn phải cảnh giác.''
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Fri 19 Jul 2019, 14:53

Nghi ngờ ĐCSTQ đứng sau vụ tấn công Tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông

Minh Ngọc

Sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp, truyền thông của ĐCSTQ bất ngờ “gỡ bỏ” lệnh cấm đối với sự kiện ở Hồng Kông, đồng loạt đưa tin rằng đây là “hành động bạo lực” phá hoại trật tự xã hội quốc gia. Ngoại giới nghi ngờ rằng sự kiện này có sự tham gia của nhân viên an ninh ĐCSTQ nhằm tạo cớ cho chính quyền đàn áp.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t24

Bức ảnh cho thấy những áp phích và khẩu hiệu mà những người biểu tình để lại Hội đồng Lập pháp Hồng Kông ngày 1/7. (Ảnh: Getty Images)

9 giờ tối ngày 1/7, cảnh sát Hồng Kông bất ngờ rút lui và những người biểu tình đã tiến vào bên trong Tòa nhà Hội đồng Lập pháp. Khi ở bên trong tòa nhà, những người này đã xé bỏ chân dung của các lãnh đạo Hội đồng Lập pháp và phun sơn lên tường của phòng họp chính các khẩu hiệu như “Rút lại dự luật”, “Nói Không với luật dẫn độ” và “Người dân đã bị chính quyền buộc phải nổi dậy”.

Đến 10 giờ 21 tối, cảnh sát đã phát hành một video lên mạng xã hội, trong đó một phát ngôn viên không xưng danh tính đã lên án những người biểu tình chiếm giữ tòa nhà LegCo là “những kẻ bạo động”. Người phát ngôn trong video này cũng thông báo rằng cảnh sát sẽ nhanh chóng tới hiện trường để bắt đầu “dọn dẹp khu vực này”.

Khoảng 12 giờ đêm, cảnh sát bắt đầu thu dọn hiện trường, hàng trăm người biểu tình rời đi mà không có đụng độ kịch liệt. Điều đáng ngạc nhiên là cùng thời điểm đó, truyền thông Đại Lục đột nhiên đồng loạt nhanh chóng đưa tin buộc tội những người biểu tình là “côn đồ”, như thể đã có sự chuẩn bị sẵn.
Truyền thông Đại Lục đồng loạt bôi nhọ cuộc biểu tình Hồng Kông

Một số chuyên gia trong ngành pháp lý tin rằng, chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lo lắng người dân Đại Lục hiểu được các cuộc biểu tình ôn hòa của người Hồng Kông, họ sẽ học theo và tạo ra những thay đổi chấn động trong xã hội Đại Lục. Vì thế, ĐCSTQ đã cố tình bôi nhọ để khiến người dân hiểu sai về các cuộc biểu tình Hồng Kông.

Trước cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, truyền thông ĐCSTQ không đề cập đến các cuộc biểu tình và diễu hành ở Hồng Kông, mạng xã hội Đại Lục thậm chí còn bị kiểm duyệt nghiêm ngặt hơn. Tuy nhiên, ngay sau vụ việc, hình ảnh những người biểu tình tấn công Hội đồng Lập pháp bắt đầu lan truyền trên Internet và không hề bị chặn. Thậm chí, nhiều người được cho là “dư luận viên” còn lưu truyền thông tin nghệ sĩ Hồng Kông ủng hộ sửa đổi pháp lệnh về tội phạm đào tẩu.

CCTV mô tả cuộc biểu tình bao vây Tòa nhà Hội đồng Lập pháp là “hành động phi pháp nghiêm trọng, chà đạp lên luật pháp ở Hồng Kông, phá hoại trật tự xã hội của Hồng Kông và làm tổn hại lợi ích cơ bản của Hồng Kông, cũng là thách thức trắng trợn đối với chính sách ‘một quốc gia, hai chế độ’…”

Thời báo Hoàn cầu lại bình luận rằng một nhóm “cực đoan” đã tấn công Hội đồng Lập pháp và phá hủy nó. Tờ báo nhấn mạnh đây là hành vi bạo lực khủng khiếp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích xã hội Hồng Kông, làm mờ nhạt hình ảnh “trung tâm tài chính quốc tế ”của Hồng Kông.

Tại Quảng Đông, truyền hình cáp đã phát đoạn video ghi lại hình ảnh những người biểu tình ở Hồng Kông tấn công Hội đồng Lập pháp. Doanh nhân Quảng Đông Trần Bằng nói rằng Quảng Đông có thể bắt được sóng của Đài truyền hình Hồng Kông và Đài Loan, nhưng cứ đến các dịp như ngày 4/6, ngày 1/7 hay giai đoạn diễn ra các cuộc biểu tình phản đối chính quyền của Hồng Kông, các kênh truyền hình đó đều bị chặn.

Tuy nhiên, không ít người dân Đại Lục đã sớm nhận ra bản chất của vấn đề. Ông Lưu Tuấn, một cư dân Đại lục công tác trong ngành pháp lý, nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông đã xem truyền hình trực tiếp về cuộc bao vây Hội đồng Lập pháp, cảm thấy rất đáng khích lệ. Ông nhận thấy những người biểu tình hết sức ôn hòa, không hề gây thương vong và đã rút đi sau nửa đêm. Điều này cho thấy ý thức công dân của người Hồng Kông vô cùng thành thục. Cuộc biểu tình phản đối Luật dẫn độ hoàn toàn hòa bình, hợp lý và phi bạo lực. Những người xung quanh ông Lưu cũng rất quan tâm chú ý đến sự kiện này.

Ông Tôn, một cư dân ở Hoài Hóa tỉnh Hồ Nam, nói rằng ông bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc kháng nghị hòa bình của người dân Hồng Kông. Ông nói rằng toàn bộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông từ ngày 9/6 đến 1/7, người dân Đại Lục đều biết. Ông còn nhận định, nếu các cuộc biểu tình quy mô lớn như vậy diễn ra tại Đại Lục, không cần kéo dài quá lâu, chỉ cần 4-5 ngày là có thể phát sinh biến đổi rung chuyển trời đất.

Cư dân mạng Trương Nguyệt bày tỏ, theo thói quen xưa nay của ĐCSTQ, không loại trừ trường hợp những người tấn công trong quá trình bao vây Hội đồng Lập pháp chính là người bên an ninh công cộng hoặc an ninh quốc gia do chính quyền Trung Quốc gửi đến. Anh Trương và bạn bè của anh cực lực phản đối việc truyền thông ĐCSTQ nói những người tham gia cuộc biểu tình là “côn đồ”.

Trên thực tế, sau khi những người biểu tình ở Hồng Kông chiếm Hội đồng Lập pháp hôm 1/7, họ đã không quên bảo vệ các di tích văn hóa trong thư viện, ngay cả sau khi lấy đồ uống từ nhà hàng cũng tự động để lại tiền.
Nghi vấn về nhóm người đeo khẩu trang đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp

Khi sự kiện bao vây Hội đồng Lập pháp bắt đầu, một nhóm “người biểu tình” đeo khẩu trang đã sử dụng xe đẩy bằng sắt, ống tuýp sắt đâm vào kính bên ngoài Hội đồng Lập pháp. Các nhà dân chủ có mặt trong Hội đồng Lập pháp khi đó vô cùng nản lòng, dù họ đã cố thương thuyết nhưng vẫn không thể ngăn chặn được. Cảnh tượng vô cùng hỗn loạn. Đáng chú ý, những người đeo khẩu trang này đột nhiên biến mất vào khoảng 4 giờ chiều.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t25

Nhiều người dân địa phương cho biết, ngay từ đầu đã cảm thấy hành động của nhóm người này rất đáng ngờ, và họ nhanh chóng đã rời khỏi hiện trường. Tiến vào bên trong Hội đồng Lập pháp chỉ còn lại những người trí thức hoặc sinh viên.

Ngoại giới nghi ngờ rằng ĐCSTQ đứng sau sự cố đập cửa kính Tòa nhà Hội đồng Lập pháp, nhằm kích động người dân và tạo cớ cho sự đàn áp của đảng.

Tờ “Daily Telegraph” của Anh đã xuất bản bài báo trên trang nhất có tiêu đề “Người dân Hồng Kông bao vây Hội đồng Lập pháp”. Bài báo viết “cảnh sát chống bạo động đã giương cao các lá cờ đỏ, đứng sau cánh cổng sắt và lớn tiếng cảnh báo người biểu tình không được tiếp tục tiến về phía trước, nếu không họ sẽ bị bắt”. Thế nhưng cảnh sát đã quay trở lại phía hành lang một cách khó hiểu, và lặng lẽ rút khỏi tòa nhà khi nhóm biểu tình tiến vào bên trong.

Nhật báo “The Sydney Morning Herald” của Úc dẫn lời ông Trương Siêu Hùng, thành viên Hội đồng Lập Pháp Hồng Kông: “Đây hoàn toàn là một cái bẫy. Đáng tiếc là rất nhiều người đã rơi vào trong đó.” Ông Trương cũng nói với BBC rằng “Cảnh sát vốn đã có thể giải tán nhóm biểu tình từ sớm, nhưng họ không làm vậy. Họ đợi những người biểu tình vào bên trong rồi mới ‘chiến đấu’”.

Minh Ngọc
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Fri 19 Jul 2019, 14:59

Báo Trung Quốc đổi trắng thay đen, loan tin người Hồng Kông ‘biểu tình chống Mỹ’

   Minh Ngọc

Tờ Nhân dân Nhật Báo ngày 17/6 ra bài đưa tin rằng các sửa đổi về Luật Dẫn độ tiếp tục nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của người dân Hồng Kông, và cục diện ở Hồng Kông đã ổn định trở lại, đồng thời không hề đề cập đến cuộc biểu tình với hơn 2 triệu người tham gia vào sáng ngày 16/6.


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t26


Trước đó, khi hơn 1 triệu người Hồng Kông xuống đường biểu tình phản đối Luật dẫn độ vào ngày 9/6, Nhân dân Nhật báo cũng không hề đưa tin về sự kiện này, chỉ ra bài về việc nhóm ủng hộ dự luật đã thu thập được 800.000 chữ ký.

Cư dân mạng Trung Quốc thậm chí còn bình luận đầy trào phúng sau khi đọc bài viết về Hồng Kông trên tờ Nhân dân Nhật báo phiên bản tiếng Anh: “Còn có thể đổi trắng thay đen đến mức độ này!”, “Giữa thanh thiên bạch nhật mà có thể nói dối như thế”, “Nhân dân Nhật báo, ngày ngày nói láo!”…

Trong tuần qua, người dân Hồng Kông đã xuống đường để phản đối việc chính phủ Hồng Kông thúc đẩy ban hành Luật dẫn độ. Người dân ở hàng loạt thành phố lớn cũng đồng loạt tiến hành các cuộc biểu tình để ủng hộ người Hồng Kông. Toàn bộ những thông tin này đều bị cơ quan ngôn luận của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm duyệt.

Tại Trung Quốc Đại Lục, “Hồng Kông” và các từ khóa liên quan như “biểu tình”, “dẫn độ”… đã trở thành những từ nhạy cảm và bị chặn trên các mạng truyền thông xã hội như Weibo. Bloomberg đưa tin, những hình ảnh và tin tức về cuộc biểu tình đông đảo người tham dự nhất kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Trung Quốc đã bị xóa sạch khỏi mạng Internet tại quốc gia này, chỉ còn lại các bài xã luận có nội dung hằn học với đề tài “can dự của quốc tế” vào nội tình Trung Quốc.

Ngay cả bài hát “Do You Hear The People Sing”, từ vở nhạc kịch “Les Miserables”, và được người biểu tình Hồng Kông coi như nhạc hiệu của họ, đã bị xóa khỏi dịch vụ streaming QQ Music của Tencent. Chỉ những tin tức nào thông qua sự kiểm soát và phê duyệt của chính quyền mới được đăng tải trên truyền thông nhà nước.

Đáng chú ý, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn nhiều lần mô tả các cuộc biểu tình này là do Hồng Kông bị các thế lực nước ngoài kích động. Những dòng tin này hết sức thịnh hành trên các tờ báo thân Trung Quốc của Hồng Kông, Nhân dân Nhật báo hay Thời báo Hoàn cầu, hầu hết dẫn hướng dư luận rằng đây là do sự thúc đẩy của chính quyền Mỹ.

Thời báo Hoàn cầu, ấn bản tiếng Anh của tờ Nhân Dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ cũng đăng nhiều bài xã luận chỉ trích “can thiệp của Mỹ tới Hồng Kông”. Ngày 17/6, tờ báo này thậm chí còn liên kết các cuộc biểu tình ở Hồng Kông với thương chiến Mỹ-Trung đang diễn ra. Thậm chí, hàng loạt báo của ĐCSTQ ở Bắc Kinh và Thượng Hải còn đăng các bài nêu cao quyết tâm “không lùi bước”, “chiến đấu đến cùng” với Mỹ.

ChinaDaily, tờ báo phát hành khoảng 600.000 bản ở nước ngoài không hề đưa tin về vụ việc biểu tình của hơn 2 triệu người Hồng Kông. Đáng chú ý là ngày 17/6, ChinaDaily xuất bản bài viết có tiêu đề “Các bậc cha mẹ Hồng Kông biểu tình chống lại sự can thiệp của Mỹ”, đưa tin về việc ngày 16/6, các bậc phụ huynh ở Hồng Kông “kéo xuống đường biểu tình kêu gọi các chính trị gia Mỹ đừng can dự vào luật dẫn độ nơi này”. Bản tin này khiến những người theo dõi tình hình Hồng Kông ở bên ngoài Trung Quốc kinh ngạc không thốt nên lời.

George Magnus, một nhà kinh tế và nhà nghiên cứu người Anh về các vấn đề Trung Quốc đã cho hay: “Thật kỳ lạ, China Daily đã đưa tin về các cuộc biểu tình khác, né tránh cuộc biểu tình của hàng triệu người Hồng Kông mà cả thế giới đang chú ý tới.”

Tờ Apple Daily cũng nói rằng việc đưa tin về cuộc biểu tình của các bậc phụ huynh trong bối cảnh hiện nay chính là nhằm “cố tình lừa dối độc giả và khiến họ cho rằng 2 triệu người Hồng Kông xuống đường là để biểu tình chống Mỹ”. Cư dân mạng cũng đã nhanh chóng vạch trần rằng thông tin trên truyền thông Trung Quốc là tin tức giả.

Minh Ngọc
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Thu 25 Jul 2019, 08:56

Người biểu tình Hồng Kông bị tấn công


Các cuộc đụng độ liên quan đến phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã leo thang dữ dội vào cuối ngày hôm qua (21.7) sau khi những kẻ đeo khẩu trang trắng được cho là các thành viên của tổ chức xã hội đen khét tiếng lao vào tấn công những người biểu tình ở nhà ga Yeun Long ở Hồng Kông.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t29

Cảnh sát được triển khai đến nhà ga Yeun Long sau vụ xô xát nghiêm trọng - Ảnh: SCMP

Vụ việc trên diễn ra vào đêm 21.7 và rạng sáng 22.7. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đã có ít nhất 36 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đã được chuyển đến bệnh viện địa phương để chữa trị.

Những kẻ tấn công mặc áo trắng, đeo khẩu trang trắng đã tràn vào nhà ga Yeun Long để hành hung bất cứ ai mang mặt nạ đen, trang phục đặc trưng của nhóm những người biểu tình trẻ ở Hồng Kông – những người đang trở về từ cuộc tuần hành phản đối dự luật dẫn độ trước đó. Vụ tấn công kéo dài đến gần khoảng nửa đêm (theo giờ Hồng Kông).

Những kẻ quá khích thậm chí còn ném đồ vật vào cả các hành khách vô can khác, trong đó có cả nhà báo. Một số người biểu tình phải tìm cách tự vệ bằng dù hoặc ném nón bảo hiểm chống cự. Nhiều nhân chứng nghi ngờ nhóm hung thủ là thành viên của Hội Tam Hoàng.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t28

Những kẻ mặc áo trắng lao cả lên tàu điện ngầm hành hung người biểu tình, hành khách - Ảnh: SCMP

Một số nhân chứng cho biết không có cảnh sát xuất hiện tại nhà ga lúc xảy ra xô xát. Vào thời điểm cảnh sát đến hiện trường, các tay xã hội đen đã biến mất hết.

“Các người đã ở đâu? Các người có nhiệm vụ bảo vệ chúng tôi cơ mà!”, những nạn nhân đã hét lên, thể hiện sự phẫn nộ của họ với các sĩ quan cảnh sát.

Nhà lập pháp đảng Dân chủ Hồng Kông (HKNP) Lam Cheuk-ting – người bị thương trong vụ tấn công, cho biết anh rất tức giận vì phản ứng chậm của cảnh sát sau khi được thông báo về vụ đụng độ. Lam cho rằng cảnh sát Hồng Kông đã thất bại trong việc bảo vệ công chúng, cho phép “Hội Tam Hoàng” hoạt động tràn lan.

“Hiện tại, liệu chính quyền Hồng Kông có cho phép Hội Tam Hoàng làm những gì họ muốn, đánh bại mọi người trên đường phố bằng vũ khí không?”, Reuters dẫn lời Lam nói với các phóng viên.

Trong khi đó, một nạn nhân trong cuộc đụng độ lúc nửa đêm, buộc tội cảnh sát đã cố tình rút lui sau khi được gọi đến hiện trường.

Đến rạng sáng 22.7, gần 100 cảnh sát được huy động đến làng Nam Pin Wai, nơi hầu hết những kẻ tấn công mặc áo trắng đang tụ tập. Sau khi phong tỏa lối vào ngôi làng trong gần 3 tiếng, cảnh sát chỉ thẩm vấn qua loa vài nghi phạm. Không có đối tượng nào bị bắt giữ nhưng có một số thanh thép bị tịch thu.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sáng sớm 22.7, các quan chức cảnh sát tuyên bố họ không phát hiện đối tượng nào có hành vi phạm tội.

Yau Nai Keung, trợ lý chỉ huy phòng cảnh sát quận Yeun Long, cho biết: "Cảnh sát không thể tiến hành bắt giữ vì không có bằng chứng chắc chắn những đối tượng đó có tham gia vụ tấn công hay không. Ngay cả khi họ mặc áo trắng không có nghĩa họ liên quan đến vụ xô xát. Chúng tôi sẽ xử lý từng vụ án một cách công bằng, dù nghi phạm có quan điểm chính trị ra sao".

Chính quyền Hồng Kông cũng đã lên án các cuộc tấn công nói trên bằng một tuyên bố được đưa ra rạng sáng 22.7.

"Tại nhà ga Yeun Long, một nhóm người đã tập trung ở các khoang tàu, tấn công hành khách. Sự việc đã dẫn đến xô xát và nhiều người bị thương. Điều này là không thể chấp nhận được, trong một xã hội tôn trọng pháp luật như ở Hồng Kông. Chính quyền kịch liệt lên án bất cứ hành vi bạo lực nào và sẽ nghiêm túc thực hiện các biện pháp mạnh tay", thông cáo cho biết.

Sự việc trên xảy ra sau khi hàng chục ngàn người tiến về phía Văn phòng liên lạc của Trung Quốc để yêu cầu rút hoàn toàn dự luật dẫn độ bất chấp việc cảnh sát yêu cầu họ tuần hành qua tuyến đường khác. Tại đây, đám đông phong tỏa tòa nhà, dựng hàng rào và bắt đầu ném trứng, vẽ lên tường.

Theo nhóm tổ chức biểu tình, có 430.000 người xuống đường trong ngày 21.7, trong khi cảnh sát ước tính khoảng 138.000 người. Người biểu tình mang theo các biểu ngữ đòi cải cách dân chủ, yêu cầu tiến hành bầu phổ thông đầu phiếu, đòi thành lập ủy ban độc lập điều tra những cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát.

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t27

Những người biểu tình chống dự luật chống dẫn độ trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động hôm 21.7 - Ảnh: Reuters

Được biết, dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đã châm ngòi làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Hồng Kông suốt hơn một tháng qua. Đáng chú ý, số người biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông có lúc đã lên đến đỉnh điểm mà theo các nhà tổ chức là tới 2 triệu người trong số 7 triệu dân của thành phố này.

Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 9.7 đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.

Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồm rút lại hoàn toàn dự luật, bỏ các cáo buộc chống lại một số người biểu tình và sự từ chức của bà Lâm, được đáp ứng.

Trong khi các cuộc biểu tình chủ yếu là hòa bình, một số cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình đã trở nên bạo lực. Vào hôm 14.7, một cuộc biểu tình vào buổi chiều với sự tham gia của hàng chục ngàn người Hồng Kông đã kết thúc trong sự hỗn loạn tại một trung tâm mua sắm gần Sha Tin - khu vực những người Trung Quốc đại lục thường tới thăm, khiến 28 người bị thương, trong đó có 13 sĩ quan cảnh sát.

Đáng chú ý, vào thứ sáu tuần trước (19.7), cảnh sát Hồng Kông đã phát hiện một lượng lớn chất nổ lớn và 3 đối tượng bị bắt giữ. Ngoài vật liệu nổ, cảnh sát còn tìm thấy áo thun in biểu tượng đảng Dân chủ Hồng Kông (HKNP) luôn chủ trương đòi độc lập, tờ rơi phản đối dự luật dẫn độ, loa di động, mặt nạ phòng độc, mũ và kính bảo hộ. HKNP thừa nhận một nghi phạm là thành viên đảng này, nhưng phủ nhận có biết về âm mưu đánh bom.

Hoàng Vũ (theo SCMP, Reuters)
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Sat 27 Jul 2019, 11:37

Trà Mi đã viết:
Người biểu tình Hồng Kông bị tấn công




Các cuộc đụng độ liên quan đến phong trào biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông đã leo thang dữ dội vào cuối ngày hôm qua (21.7) sau khi những kẻ đeo khẩu trang trắng được cho là các thành viên của tổ chức xã hội đen khét tiếng lao vào tấn công những người biểu tình ở nhà ga Yeun Long ở Hồng Kông.


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t29


Cảnh sát được triển khai đến nhà ga Yeun Long sau vụ xô xát nghiêm trọng - Ảnh: SCMP


Vụ việc trên diễn ra vào đêm 21.7 và rạng sáng 22.7. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), đã có ít nhất 36 người bị thương. Hiện, các nạn nhân đã được chuyển đến bệnh viện địa phương để chữa trị.

Những kẻ tấn công mặc áo trắng, đeo khẩu trang trắng đã tràn vào nhà ga Yeun Long để hành hung bất cứ ai mang mặt nạ đen, trang phục đặc trưng của nhóm những người biểu tình trẻ ở Hồng Kông – những người đang trở về từ cuộc tuần hành phản đối dự luật dẫn độ trước đó. Vụ tấn công kéo dài đến gần khoảng nửa đêm (theo giờ Hồng Kông).

Những kẻ quá khích thậm chí còn ném đồ vật vào cả các hành khách vô can khác, trong đó có cả nhà báo. Một số người biểu tình phải tìm cách tự vệ bằng dù hoặc ném nón bảo hiểm chống cự. Nhiều nhân chứng nghi ngờ nhóm hung thủ là thành viên của Hội Tam Hoàng.


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t28


Những kẻ mặc áo trắng lao cả lên tàu điện ngầm hành hung người biểu tình, hành khách - Ảnh: SCMP


Một số nhân chứng cho biết không có cảnh sát xuất hiện tại nhà ga lúc xảy ra xô xát. Vào thời điểm cảnh sát đến hiện trường, các tay xã hội đen đã biến mất hết.

“Các người đã ở đâu? Các người có nhiệm vụ bảo vệ chúng tôi cơ mà!”, những nạn nhân đã hét lên, thể hiện sự phẫn nộ của họ với các sĩ quan cảnh sát.

Nhà lập pháp đảng Dân chủ Hồng Kông (HKNP) Lam Cheuk-ting – người bị thương trong vụ tấn công, cho biết anh rất tức giận vì phản ứng chậm của cảnh sát sau khi được thông báo về vụ đụng độ. Lam cho rằng cảnh sát Hồng Kông đã thất bại trong việc bảo vệ công chúng, cho phép “Hội Tam Hoàng” hoạt động tràn lan.

“Hiện tại, liệu chính quyền Hồng Kông có cho phép Hội Tam Hoàng làm những gì họ muốn, đánh bại mọi người trên đường phố bằng vũ khí không?”, Reuters dẫn lời Lam nói với các phóng viên.

Trong khi đó, một nạn nhân trong cuộc đụng độ lúc nửa đêm, buộc tội cảnh sát đã cố tình rút lui sau khi được gọi đến hiện trường.

Đến rạng sáng 22.7, gần 100 cảnh sát được huy động đến làng Nam Pin Wai, nơi hầu hết những kẻ tấn công mặc áo trắng đang tụ tập. Sau khi phong tỏa lối vào ngôi làng trong gần 3 tiếng, cảnh sát chỉ thẩm vấn qua loa vài nghi phạm. Không có đối tượng nào bị bắt giữ nhưng có một số thanh thép bị tịch thu.

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo sáng sớm 22.7, các quan chức cảnh sát tuyên bố họ không phát hiện đối tượng nào có hành vi phạm tội.

Yau Nai Keung, trợ lý chỉ huy phòng cảnh sát quận Yeun Long, cho biết: "Cảnh sát không thể tiến hành bắt giữ vì không có bằng chứng chắc chắn những đối tượng đó có tham gia vụ tấn công hay không. Ngay cả khi họ mặc áo trắng không có nghĩa họ liên quan đến vụ xô xát. Chúng tôi sẽ xử lý từng vụ án một cách công bằng, dù nghi phạm có quan điểm chính trị ra sao".

Chính quyền Hồng Kông cũng đã lên án các cuộc tấn công nói trên bằng một tuyên bố được đưa ra rạng sáng 22.7.

"Tại nhà ga Yeun Long, một nhóm người đã tập trung ở các khoang tàu, tấn công hành khách. Sự việc đã dẫn đến xô xát và nhiều người bị thương. Điều này là không thể chấp nhận được, trong một xã hội tôn trọng pháp luật như ở Hồng Kông. Chính quyền kịch liệt lên án bất cứ hành vi bạo lực nào và sẽ nghiêm túc thực hiện các biện pháp mạnh tay", thông cáo cho biết.

Sự việc trên xảy ra sau khi hàng chục ngàn người tiến về phía Văn phòng liên lạc của Trung Quốc để yêu cầu rút hoàn toàn dự luật dẫn độ bất chấp việc cảnh sát yêu cầu họ tuần hành qua tuyến đường khác. Tại đây, đám đông phong tỏa tòa nhà, dựng hàng rào và bắt đầu ném trứng, vẽ lên tường.

Theo nhóm tổ chức biểu tình, có 430.000 người xuống đường trong ngày 21.7, trong khi cảnh sát ước tính khoảng 138.000 người. Người biểu tình mang theo các biểu ngữ đòi cải cách dân chủ, yêu cầu tiến hành bầu phổ thông đầu phiếu, đòi thành lập ủy ban độc lập điều tra những cáo buộc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát.


Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Bieu-t27


Những người biểu tình chống dự luật chống dẫn độ trong cuộc đụng độ với cảnh sát chống bạo động hôm 21.7 - Ảnh: Reuters


Được biết, dự luật cho phép dẫn độ tội phạm sang Trung Quốc đã châm ngòi làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Hồng Kông suốt hơn một tháng qua. Đáng chú ý, số người biểu tình chống dự luật dẫn độ tại Hồng Kông có lúc đã lên đến đỉnh điểm mà theo các nhà tổ chức là tới 2 triệu người trong số 7 triệu dân của thành phố này.

Trước áp lực của các cuộc biểu tình, đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 9.7 đã tuyên bố dự luật dẫn độ gây tranh cãi “đã chết”, đồng thời thừa nhận chính quyền đã “thất bại hoàn toàn” trong tiến trình thông qua dự luật.

Tuy nhiên, những nhượng bộ do bà Lâm đưa ra dường như vẫn chưa đủ thuyết phục để làm dịu cơn giận dữ của những người biểu tình, vì không có yêu cầu chính nào của họ - bao gồm rút lại hoàn toàn dự luật, bỏ các cáo buộc chống lại một số người biểu tình và sự từ chức của bà Lâm, được đáp ứng.

Trong khi các cuộc biểu tình chủ yếu là hòa bình, một số cuộc đối đầu giữa cảnh sát và người biểu tình đã trở nên bạo lực. Vào hôm 14.7, một cuộc biểu tình vào buổi chiều với sự tham gia của hàng chục ngàn người Hồng Kông đã kết thúc trong sự hỗn loạn tại một trung tâm mua sắm gần Sha Tin - khu vực những người Trung Quốc đại lục thường tới thăm, khiến 28 người bị thương, trong đó có 13 sĩ quan cảnh sát.

Đáng chú ý, vào thứ sáu tuần trước (19.7), cảnh sát Hồng Kông đã phát hiện một lượng lớn chất nổ lớn và 3 đối tượng bị bắt giữ. Ngoài vật liệu nổ, cảnh sát còn tìm thấy áo thun in biểu tượng đảng Dân chủ Hồng Kông (HKNP) luôn chủ trương đòi độc lập, tờ rơi phản đối dự luật dẫn độ, loa di động, mặt nạ phòng độc, mũ và kính bảo hộ. HKNP thừa nhận một nghi phạm là thành viên đảng này, nhưng phủ nhận có biết về âm mưu đánh bom.

Hoàng Vũ (theo SCMP, Reuters)
Tỷ à, T vừa đọc trên FB Nhật Ký Yêu Nước
 'Lãnh đạo 1 tổ chức ủng hộ Bắc Kinh đã đăng một bức ảnh và cho biết gã người Mỹ này tên Jason này hiện đang cư trú tại HongKong. Anh ta là một điệp viên CIA và khuấy động sự hỗn loạn ở HK, và chuyên tổ chức ám sát và huấn luyện những kẻ bạo loạn HK.
ĐỒ BẠI NÃO. Ít nhất phải biết tên đầy đủ của anh ấy là Jason Bourne (tên điệp viên do Matt Damon thủ vai)! Diễn dziên Holiwood đồ.
Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 67167550_3008740549152672_1007381637224202240_n.jpg?_nc_cat=1&_nc_oc=AQnjoI3ZI4M25XutbJjOFKWYe1xfGpqzmHiJ2Nkez2X6sXWgddlTyalhOIVqD5-BGN_ayHwG0ssEWy_NTzVFT1UL&_nc_ht=scontent.fsgn5-2
Ko biết thực hư nhưng người trong hình là diễn viên điện ảnh, T xem hoài mà
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Tue 30 Jul 2019, 07:20

Trăng đã viết:

Tỷ à, T vừa đọc trên FB Nhật Ký Yêu Nước
 'Lãnh đạo 1 tổ chức ủng hộ Bắc Kinh đã đăng một bức ảnh và cho biết gã người Mỹ này tên Jason này hiện đang cư trú tại HongKong. Anh ta là một điệp viên CIA và khuấy động sự hỗn loạn ở HK, và chuyên tổ chức ám sát và huấn luyện những kẻ bạo loạn HK.
ĐỒ BẠI NÃO. Ít nhất phải biết tên đầy đủ của anh ấy là Jason Bourne (tên điệp viên do Matt Damon thủ vai)! Diễn dziên Holiwood đồ.
Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 67167550_3008740549152672_1007381637224202240_n.jpg?_nc_cat=1&_nc_oc=AQnjoI3ZI4M25XutbJjOFKWYe1xfGpqzmHiJ2Nkez2X6sXWgddlTyalhOIVqD5-BGN_ayHwG0ssEWy_NTzVFT1UL&_nc_ht=scontent.fsgn5-2
Ko biết thực hư nhưng người trong hình là diễn viên điện ảnh, T xem hoài mà

chắc tổ chức này ăn tiền quảng cáo cho hãng phim Mỹ đó T :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10590
Registration date : 23/11/2007

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Tue 30 Jul 2019, 12:27

Trà Mi đã viết:
Trăng đã viết:

Tỷ à, T vừa đọc trên FB Nhật Ký Yêu Nước
 'Lãnh đạo 1 tổ chức ủng hộ Bắc Kinh đã đăng một bức ảnh và cho biết gã người Mỹ này tên Jason này hiện đang cư trú tại HongKong. Anh ta là một điệp viên CIA và khuấy động sự hỗn loạn ở HK, và chuyên tổ chức ám sát và huấn luyện những kẻ bạo loạn HK.
ĐỒ BẠI NÃO. Ít nhất phải biết tên đầy đủ của anh ấy là Jason Bourne (tên điệp viên do Matt Damon thủ vai)! Diễn dziên Holiwood đồ.
Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 67167550_3008740549152672_1007381637224202240_n.jpg?_nc_cat=1&_nc_oc=AQnjoI3ZI4M25XutbJjOFKWYe1xfGpqzmHiJ2Nkez2X6sXWgddlTyalhOIVqD5-BGN_ayHwG0ssEWy_NTzVFT1UL&_nc_ht=scontent.fsgn5-2
Ko biết thực hư nhưng người trong hình là diễn viên điện ảnh, T xem hoài mà

chắc tổ chức này ăn tiền quảng cáo cho hãng phim Mỹ đó T  :laughing:

Sao hong thấy James Bond tham gia nhỉ? Basketball

_________________________
Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7159
Registration date : 01/04/2011

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: TỪ CHỐI NỘP DANH SÁCH BIỂU TÌNH, GĐ CATHAY PACIFIC TỪ CHỨC[   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Thu 22 Aug 2019, 10:15

Từ chối nộp danh sách biểu tình cho Bắc Kinh, Giám đốc điều hành Cathay Pacific từ chức

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Trong thời đại mà sự ích kỷ và những toan tính thiệt hơn chiếm ưu thế, vẫn xuất hiện những câu chuyện kỳ diệu làm ấm áp tim người.

Vào tuần trước, khi có tin về chuyện giám đốc điều hành của hãng Cathay Pacific, ông Rupert Hogg từ chức, ai nấy đều nghĩ rằng đó là một cú đào thoát ra khỏi nhiệm sở ở Hồng Kông, vào lúc môi trường làm việc đang gặp khủng hoảng bởi các cuộc biểu tình kéo dài. Thế nhưng mới đây, các tiết lộ thêm về lý do từ chức của ông Rupert Hogg khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.

Vào những ngày sân bay Hồng Kông tràn ngập người biểu tình, trong đó có cả những người là nhân viên của hãng Cathay Pacific cũng tham gia, Bắc Kinh đã tức giận ra lệnh cho ông Rupert Hogg là phải lên danh sách tất cả những nhân viên của Cathay Pacific đã ủng hộ cuộc xuống đường, nhằm đuổi việc.

Bắc Kinh trở thành cổ đông lớn thứ hai của Cathay Pacific, thông qua hãng Air China Ltd, do đó ngoài quyền lực chính trị, Bắc Kinh còn có quyền đình chỉ công việc của bất kỳ nhân viên nào của hãng bay này, thậm chí bàn giao danh sách của những nhân viên đó cho phía an ninh đại lục.

Rupert Hogg đã nộp một danh sách cho Bắc Kinh vào đúng giờ được yêu cầu, nhưng trong đó chỉ ghi duy nhất tên của ông. Sau đó ông cũng nộp đơn từ chức. Mọi hành động cao cả này, Rupert Hogg lặng lẽ thực hiện mà không bày tỏ với ai, do đó đến hôm nay, khi tin tức lan ra từ thông cáo chính thức của Cathay Pacific, mọi người mới được biết.

Rupert Hogg chọn cách từ chức vào ngày 16/8, để không phải chịu bất kỳ áp lực nào nữa từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, và cũng để không phản bội lại tất cả những người đang làm việc với ông.

Cách làm của Rupert Hogg cũng được coi như là một cách đồng tình với cuộc xuống đường của giới trẻ Hồng Kông lúc này.

Mọi lời ngợi khen ông Rupert Hogg đã vang lên không chỉ từ Hồng Kông, mà lúc này đã ở khắp thế giới. Nhân cách của ông là tấm gương lớn soi chiếu cho thế giới thực dụng và duy lợi hôm nay.


_______________

CÁI CỐT LÕI LÀ NHÂN TÍNH VÀ GIÁ TRỊ NGƯỜI

Luật sư Lê Luân

Một doanh nhân của một hãng bay lớn của Hồng Kông đã từ chối cung cấp danh sách nhân viên tham gia biểu tình theo yêu cầu của Bắc Kinh. Và trong danh sách ông đưa lên chỉ có tên của một mình ông kèm theo đơn từ chức sau yêu cầu vô pháp và vô đạo đức đó. Ông không thể làm tổn hại đến nhân quyền và các nhân viên đang phục vụ hãng mình.

Thế mà ở xứ nọ, sẵn có hẳn vài vị chủ tịch liên đoàn luật sư đến chủ nhiệm đoàn luật sư còn lập danh sách số luật sư được cho là hay tham gia vào các vụ án có yếu tố chính trị và hoặc có thiên hướng dân chủ, bất đồng chính kiến và gửi cho mật vụ để đề nghị xử lý các luật sư này.

Thật cám cảnh và bất hạnh cho đất nước nào dung chứa những con người như thế, lại làm nghề về luật pháp và đại diện cho lẽ công bằng, quyền con người, tự do và những giá trị dân chủ. Phẩm chất và hành xử của những con người ở xứ văn minh và tôn trọng nhân quyền là như vậy, trái ngược với các thủ đoạn và mưu đồ ti tiện của xứ mà chưa khai mở được những vấn đề cơ bản của con người.

Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13Thu 22 Aug 2019, 16:12

Trà Mi đã viết:
Từ chối nộp danh sách biểu tình cho Bắc Kinh, Giám đốc điều hành Cathay Pacific từ chức

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Trong thời đại mà sự ích kỷ và những toan tính thiệt hơn chiếm ưu thế, vẫn xuất hiện những câu chuyện kỳ diệu làm ấm áp tim người.

Vào tuần trước, khi có tin về chuyện giám đốc điều hành của hãng Cathay Pacific, ông Rupert Hogg từ chức, ai nấy đều nghĩ rằng đó là một cú đào thoát ra khỏi nhiệm sở ở Hồng Kông, vào lúc môi trường làm việc đang gặp khủng hoảng bởi các cuộc biểu tình kéo dài. Thế nhưng mới đây, các tiết lộ thêm về lý do từ chức của ông Rupert Hogg khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.

Vào những ngày sân bay Hồng Kông tràn ngập người biểu tình, trong đó có cả những người là nhân viên của hãng Cathay Pacific cũng tham gia, Bắc Kinh đã tức giận ra lệnh cho ông Rupert Hogg là phải lên danh sách tất cả những nhân viên của Cathay Pacific đã ủng hộ cuộc xuống đường, nhằm đuổi việc.

Bắc Kinh trở thành cổ đông lớn thứ hai của Cathay Pacific, thông qua hãng Air China Ltd, do đó ngoài quyền lực chính trị, Bắc Kinh còn có quyền đình chỉ công việc của bất kỳ nhân viên nào của hãng bay này, thậm chí bàn giao danh sách của những nhân viên đó cho phía an ninh đại lục.

Rupert Hogg đã nộp một danh sách cho Bắc Kinh vào đúng giờ được yêu cầu, nhưng trong đó chỉ ghi duy nhất tên của ông. Sau đó ông cũng nộp đơn từ chức. Mọi hành động cao cả này, Rupert Hogg lặng lẽ thực hiện mà không bày tỏ với ai, do đó đến hôm nay, khi tin tức lan ra từ thông cáo chính thức của Cathay Pacific, mọi người mới được biết.

Rupert Hogg chọn cách từ chức vào ngày 16/8, để không phải chịu bất kỳ áp lực nào nữa từ nhà cầm quyền Bắc Kinh, và cũng để không phản bội lại tất cả những người đang làm việc với ông.

Cách làm của Rupert Hogg cũng được coi như là một cách đồng tình với cuộc xuống đường của giới trẻ Hồng Kông lúc này.

Mọi lời ngợi khen ông Rupert Hogg đã vang lên không chỉ từ Hồng Kông, mà lúc này đã ở khắp thế giới. Nhân cách của ông là tấm gương lớn soi chiếu cho thế giới thực dụng và duy lợi hôm nay.


_______________

CÁI CỐT LÕI LÀ NHÂN TÍNH VÀ GIÁ TRỊ NGƯỜI

Luật sư Lê Luân

Một doanh nhân của một hãng bay lớn của Hồng Kông đã từ chối cung cấp danh sách nhân viên tham gia biểu tình theo yêu cầu của Bắc Kinh. Và trong danh sách ông đưa lên chỉ có tên của một mình ông kèm theo đơn từ chức sau yêu cầu vô pháp và vô đạo đức đó. Ông không thể làm tổn hại đến nhân quyền và các nhân viên đang phục vụ hãng mình.

Thế mà ở xứ nọ, sẵn có hẳn vài vị chủ tịch liên đoàn luật sư đến chủ nhiệm đoàn luật sư còn lập danh sách số luật sư được cho là hay tham gia vào các vụ án có yếu tố chính trị và hoặc có thiên hướng dân chủ, bất đồng chính kiến và gửi cho mật vụ để đề nghị xử lý các luật sư này.

Thật cám cảnh và bất hạnh cho đất nước nào dung chứa những con người như thế, lại làm nghề về luật pháp và đại diện cho lẽ công bằng, quyền con người, tự do và những giá trị dân chủ. Phẩm chất và hành xử của những con người ở xứ văn minh và tôn trọng nhân quyền là như vậy, trái ngược với các thủ đoạn và mưu đồ ti tiện của xứ mà chưa khai mở được những vấn đề cơ bản của con người.

Ở VN nè tỷ , có thầy giáo luyện thi online , nổi tiếng vì tố cáo đường dây chạy điểm ở Hà Giang , thầy viết trên fb là gv, sinh viên HK tham gia biểu tình là tự đập nồi cơm mình , sau đó anh Thầy khóa fb trốn luôn vì dân mạng chửi qúa xá
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biểu tình mới tại Hồng Kông   Biểu tình mới tại Hồng Kông - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Biểu tình mới tại Hồng Kông
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-