Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Những trò chơi ngày Tết

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13Wed 20 Feb 2019, 10:13

Từ ngàn xưa trò chơi dân gian trong Tết cổ truyền của người Việt là không thể thiếu. Những trò chơi này vô cùng phong phú và mang đậm bản sắc riêng ở từng địa phương. Các trò chơi ngày Tết bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt, tinh thần.

Đánh đu

“Tháng giêng giai tiết ở đầu.
Bao nhiêu mỹ nữ đá cầu, đánh đu”,

Trò chơi đánh đu rất nổi tiếng ở hội Lim (Bắc Ninh) và đa số các tính phía bắc.

Để chuẩn bị cho trò chơi này ngay từ trước Tết, mọi người đã dựng lên những cột đu tại một thửa đất rộng rãi, có thể là sân đình. Cần chọn cây tre to và dài để trồng đu. Một cây đu có thể được trồng bởi 4-6 cây tre to chụm lại. Cần đu cũng là những cây tre dài nhưng thon nhỏ, thường phải là tre đực để lúc người đu nắm vào cho gọn và chắc tránh xảy ra trượt hay tuột tay lúc đu nhanh, mạnh.

Những trò chơi ngày Tết Danh_d10

Đánh đu – trò chơi “cảm giác mạnh” ý nghĩa ngày xuân.

Đây có thể xem là trò chơi “cảm giác mạnh” của cha ông ta ngày xưa. Tuy trải qua hàng ngằn năm nhưng đến nay trò chơi đánh đu vẫn lưu truyền.

Tùy theo sở thích mà người ta đu một hay đu đôi. Khi một người lên cần đu có thể nhờ một người khác đẩy cho mình có đà. Sau đó là tự người đu nhún tùy ý. Đẹp nhất là đu đôi, các đôi trai gái ưng ý lựa chọn nhau lên đu, người nhún người đẩy.

Tài năng và lòng dũng cảm của các chàng trai cô gái được phô bày ở đây như dịp tự thể hiện bản thân.

Đua thuyền ngày xuân

Từ xa xưa ở Việt Nam đã có đua thuyền. Đua thuyền ở nhiều nơi không chỉ dừng lại là trò thi tài mà là hành vi thực hiện một nghi lễ với thuỷ thần, xuất phát từ tục cầu nước của cư dân nông nghiệp - tín ngưỡng phồn thực. Trong dịp Tết, đua thuyền được xem là một trong những trò chơi hấp dẫn ý nghĩa, trò chơi này bạn sẽ bắt gặp nhiều ở các tỉnh ven biển và miền tây. Vì vậy, đua thuyền ở nhiều địa phương không đơn thuần là một hoạt động tín ngưỡng như buổi ban đầu mà đã trở thành sự kiện thể thao hấp dẫn có quy mô lớn, thu hút nhiều đối tượng tham gia. Đua thuyền đã có thêm sứ mệnh của cuộc thi tài và biểu dương sức mạnh tập thể.


Những trò chơi ngày Tết Dua_th10

Đua thuyền ngày xuân trò chơi thể hiện tín ngưỡng văn hóa Việt.


Múa Lân

Xuân về, Tết đến nếu chỉ có mai vàng, đào hồng, bánh chưng, mứt kẹo… mà không có tiếng trống múa Lân thì sẽ thiếu đi cái không khí vui tươi rộn ràng của ngày Tết. Múa Lân là một phong tục dân gian đặc sắc mang lại không khí tưng bừng, náo nhiệt của nhân dân ta trong ngày lễ hội trải dài cả ba miền đất nước. Múa Lân được xem là loại hình văn nghệ dân gian với nhiều ý nghĩa tượng trưng nhất: chúc phúc, thịnh vượng, thanh bình và may mắn…


Những trò chơi ngày Tết Mua-la10


Múa Lân loại hình văn hóa nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa biểu trưng.

Những trò chơi ngày Tết Mua_la10


Đấu vật

Những trò chơi ngày Tết Dau_va10

Đấu vật – trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ


Đấu vật là một trò chơi thượng võ, cũng là một môn thể thao rất nổi tiếng vào các dịp Tết dịp Hội. Ở Việt Nam ngoài đấu vật ngày Tết còn có nhiều hội vật Làng Sình, Liễu Đôi, Hà Nam, Mai Động... Xưa ở vùng Bắc Ninh, Phú Thọ có những lò vật và những đô vật nổi tiếng cả một vùng.

Để khuyến khích tài năng cũng như sự rèn luyện của trai tráng, nhiều làng xã đã treo giải vật rất cao trong ba ngày tết. Tục xưa người ta trao giải bằng tiền, bằng mâm đồng, nồi đồng hay một số thứ khác. Quy định chung của cuộc đấu là người chiến thắng phải vật cho đối phương thua trắng bụng (ngã ngửa ra đất) hay nhấc bổng được đối phương lên.

Trong môn vật này không chỉ đòi hỏi sức khỏe mà sự mưu trí và nhanh nhẹn đóng góp phần đáng kể. Về kỹ thuật cũng có những "miếng" riêng của nó như đệm, bốc, ghì... mà tùy theo từng hoàn cảnh và điều kiện đô vật phải biết lợi dụng triệt để các thời cơ quật ngã hay bê bổng đối phương.

Chọi gà

Chọi gà là một thú chơi tao nhã, vừa có tính tiêu khiển lại vừa khuyến khích việc chăn nuôi của nhà nông xưa. Đó là một thú chơi mà hầu hết ở các ngày Tết, ngày hội đều có.

Nhiều làng nổi tiếng vì chơi gà chọi như Đình Bảng (Bắc Ninh), Thổ Hà, Yên Phụ (Yên Phong) hay một số nơi khác ở cả ba miền Trung, Nam, Bắc đều có... Những chú gà nòi được nuôi rất công phu và đưa chúng tập luyện với các chú gà chọi khác để làm quen dần với những trận chiến đấu.

Các sới gà chọi vào dịp Tết Nguyên Đán thường thu hút đông đảo người xem.


Những trò chơi ngày Tết Choi_g10


Kéo co


Kéo co là một trò chơi thu hút được rất nhiều người cùng tham gia, vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, lại vừa vui vẻ, thoải mái. Nó đã trở thành trò chơi tập thể, phong tục phổ biến ở nhiều nơi trong nước Việt Nam.

Cách chơi đơn giản, số người chơi bao nhiêu tùy ý, chia làm hai phe bằng nhau, làm mốc đánh dấu vạch vôi để bên nào kéo được đối phương sang qua vạch mốc bên kia là bên đó thắng.


Những trò chơi ngày Tết Keo_co10


Chơi cờ tướng-cờ người

Đây là thú chơi tao nhã, trí tuệ nhân những lúc trà dư tửu hậu. Các cụ thường gặp nhau bên chén trà và mở bàn cờ tướng ra giải trí.

32 quân cờ chia thành hai phe (16 quân đỏ và 16 quân đen), bày xong là cuộc đấu trí bắt đầu. Cờ người cũng là cờ tướng mà quân cờ là người thật, cũng chơi trên sân bãi, 16 nam áo đỏ, 16 nữ mặc áo đen đeo biển (tên quân cờ) trước ngực, đứng vào vị trí.


Những trò chơi ngày Tết Co_ngu11


Hai tướng (Tướng Ông, Tướng Bà) mặc đẹp (như cờ tướng) có hai cờ đuôi nheo cắm chéo sau lưng, được che lọng. Gặp buổi trời nắng, thì mỗi quân cờ được một người che ô, đứng bên và đi theo mỗi lần quân chuyển. Hai đối thủ ngồi phía sau. Có người chạy cờ, lo việc chuyển quân theo ý định của người chơi.

Mỗi lần đi một nước, đấu thủ (có tiếng trống khẩu) gõ một tiếng. Người chạy cờ tới nghe lệnh và chuyển quân trên bãi. Nguyên tắc đi quân là mã nhật, tượng điền, xe liền, pháo cách.

Vào cuộc chơi phải bình tĩnh, thận trọng, chủ động không bị phân tán bởi những người xem mách nước. Đi một nước phải tính trước 2-3 nước tiếp theo để khỏi bị bất ngờ trước đối thủ của mình.

Cờ tướng, cờ người thường thấy trong các ngày hội, ngày Tết, mừng Xuân mới.


Những trò chơi ngày Tết Co_ngu10


Rồng rắn lên mây

Đây là trò chơi tập thể, đòi hỏi sức lực cùng sự khéo léo của người chơi. Luật chơi tương đối đơn giản có một người đứng đầu là thầy thuốc (có nơi gọi là chủ nhà). Và một tập thể lần lượt xếp theo hàng dài, người đứng sau nắm lấy vạt áo hay ôm eo người đứng trước.


Những trò chơi ngày Tết Rong-r10


Trò chơi bắt đầu bằng việc tất cả người chơi hát vang “Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc...” Vừa hát vừa đi vòng vòng, sau đó dừng trước nhà thầy thuốc hỏi xem thầy thuốc chọn khúc nào? Sau khi thầy thuốc đã chọn khúc ưng ý sẽ là lúc thầy thuốc phải tìm mọi cách để bắt được người ở khúc đã chọn.

Người đứng đầu hàng có nhiệm vụ phải dang tay bảo vệ và lèo lái để thầy thuốc bắt được người đã chọn.

Bịt mắt bắt dê

Những trò chơi ngày Tết Bit_ma11

"Giả vờ bịt mắt bắt dê,
Để cho cô cậu dễ bề... với nhau!"

Trong các trò chơi dân gian có lẽ đây là trò phổ biến nhất, không chỉ ở thành phố, nông thôn mà dường như xuất hiện trên mọi miền đất nước.

Cách chơi trò này cũng khá đơn giản, sau khi oản tù tì sẽ có một người thua cuộc, người này phải bịt mắt và đi tìm những người còn lại. Những người còn lại thì nắm tay thành một vòng tròn, người bịt mắt ở giữa sẽ đi quanh và tìm bất kỳ ai.

Khi tìm được một ai đó, người bịt mắt phải đoán xem đó là ai, nếu đoán đúng thì người bị bắt sẽ phải thay thế người bịt mắt còn nếu không thì người kia vẫn phải tiếp tục bịt mắt để đi “bắt dê.”


Những trò chơi ngày Tết Bit_ma10


Từ thời xa xưa “Bịt mắt bắt dê” là trò vui chủ yếu dành cho người lớn, hay chính xác hơn là trò chơi của trai thanh gái lịch trong các dịp vui như: Hội đầu xuân, Tết Trung thu… Bức tranh dân gian Đông Hồ miêu tả trò chơi “Bịt mắt bắt dê” gồm có hai người tham gia, một thanh niên và một thiếu nữ, cùng với một con dê, ở trong một vòng rào gỗ không khép kín. Hai người chơi bị bịt mắt và con dê đều mang áo tơi lá để khi chuyển động vang lên tiếng sột soạt dễ tìm bắt, hai người chơi còn đeo thêm lục lạc ở chân, dê đeo lục lạc ở cổ để khi di chuyển vang lên tiếng lanh canh cho dễ phán đoán, định hướng đuổi bắt hơn. Dường như bức tranh thể hiện cảnh hai người chơi không cố tình tìm bắt con dê, mà chỉ mượn trò chơi làm cơ hội để “bịt mắt bắt …nhau”! Con dê đứng ở khoảng cách an toàn, ngoảnh đầu lại… (ngơ ngác, ngạc nhiên) quan sát hai người chơi. Người xem gồm cả người lớn và trẻ em đứng ngoài vòng rào. Bên cạnh vòng rào có một đôi nam nữ đang chuẩn bị chờ đến lượt vào chơi. Cô gái thì bẽn lẽn, thẹn thùng, ngần ngừ… không biết có nên tham gia không; còn chàng trai thì thao thao bất tuyệt, sôi nổi vung tay bình phẩm, hăng hái giới thiệu và cố thuyết phục cô gái tham gia trò chơi với mình… Phía hậu cảnh của bức tranh là các phần thưởng dành cho người thắng cuộc như xâu tiền, khăn và yếm (áo lót phụ nữ).

Cũng như trò chơi dân gian “Đánh đu”, trò chơi “Bịt mắt bắt dê” ngày xưa không dành cho trẻ em (chỉ được đứng xem) mà chủ yếu dành cho thanh niên, thiếu nữ (người nhớn) để họ có cơ hội gặp gỡ, tiếp cận và tìm hiểu nhau, với những đụng chạm về mặt thể xác, vượt qua lễ giáo phong kiến khe khắt “Nam nữ thụ thụ bất tương thân”.


Những trò chơi ngày Tết Bitmat10


Nhảy lò cò

Đây là trò chơi thường hay thấy xuất hiện tại các sân trường học nhiều năm trước đây. Người chơi sẽ chọn một khoảng sân rộng rãi, kẻ một hình chữ nhật, sau đó chia hình ra thành 7-10 ô tùy theo sở thích chơi của từng người, từng nhóm và đánh số thứ tự 1, 2, 3... vào những ô ấy.

Mỗi người chơi sẽ chọn cho mình một chiếc dép hoặc một viên gạch vuông vừa tầm tay, sau đó sẽ tiến hành oẳn tù tì hay thi nhau ném dép, ném gạch để xem ai là người đi trước.

Kế đến từng người sẽ đi theo vị trí đã chọn, luật chơi là mỗi người sẽ lần lượt ném gạch, dép vào từng ô và lò cò vào những ô khác, cứ thế người nào đi hết các ô và xây được nhà đầu tiên sẽ giành chiến thắng.


Những trò chơi ngày Tết Nhay_l10


Ô ăn quan

Trong các trò chơi dân gian có lẽ đây là trò chơi nhiều trí tuệ nhất. Trẻ em Việt Nam đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài gòn những năm 1970-1980, đứa trẻ nào cũng ít nhất một lần từng chơi qua trò chơi này.

Chỉ với một viên phấn, viên gạch hay những viên sỏi và một khoảng sân nhỏ là đủ để các bạn trẻ thỏa sức đấu trí. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô gọi là ô dân, mỗi bên có 5 ô đối xứng. Hai phần đầu được vẽ hình bán nguyệt được gọi là ô quan.

Để dành chiến thắng thì người chơi phải nghĩ cách dành được nhiều quân hơn đối phương.


Những trò chơi ngày Tết O_an_q10


Nhảy dây

Hai tay người chơi cầm 2 đầu dây, dang rộng tay, dây để sau lưng. Người chơi vừa quay hai tay cầm dây vừa nhảy thẳng chân sao cho dây đi qua đầu rồi đi qua chân. Cứ chơi tiếp tục như vậy. Người chơi nhảy đúng theo số lần quy định của cuộc chơi. Nếu vướng dây thì bị phạt.

Ngoài ra, có thể chơi nhảy cặp đôi. Hai người chơi quay mặt vào nhau, một người cầm dây như cách chơi có 1 người và quay dây sao cho dây qua đầu và chân cả hai người.


Những trò chơi ngày Tết Nhay_d10


(Sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2550
Registration date : 19/08/2009

Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13Thu 21 Feb 2019, 02:37

Biết bao giờ đất nước chúng ta có lại được những ngày Tết như thế nầy ... Cám ơn Trà Mi đã bỏ công sưu tầm ... đọc, nhìn rồi ... buồn thêm scratch scratch scratch scratch
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13Thu 21 Feb 2019, 09:38

Tết SG buồn hiu à tỷ ui, hông bao giờ có lễ hội, chỉ có hội hoa xuân, đường hoa...chán phèo
Dzui nhất là có mí đoàn múa lân dạo , họ đi đến đâu là chủ nhà đóng cửa , đóng hông kip là họ nhào dzô nhà múa hoài đến khi nào cho tiền họ mới đi ra đó tỷ
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13Thu 21 Feb 2019, 11:16

Thiên Hùng đã viết:
Biết bao giờ đất nước chúng ta có lại được những ngày Tết như thế nầy ... Cám ơn Trà Mi đã bỏ công sưu tầm ... đọc, nhìn rồi ... buồn thêm scratch scratch scratch scratch

Hiện giờ ở nhiều địa phương trong nước cũng đã bắt đầu tổ chức lễ hội với những trò chơi dân gian rùi đó huynh. Mục đích là để mọi người vui chơi mà... quên đi cái hoạ mất nước gần kề, giống như Thực dân Pháp trước kia:

Khen ai khéo vẽ trò vui thế,
Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!
(Nguyễn Khuyến)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13Thu 21 Feb 2019, 11:18

Trăng đã viết:
Tết SG buồn hiu à tỷ ui, hông bao giờ có lễ hội, chỉ có hội hoa xuân, đường hoa...chán phèo
Dzui nhất là có mí đoàn múa lân dạo , họ đi đến đâu là chủ nhà đóng cửa , đóng hông kip là họ nhào dzô nhà múa hoài đến khi nào cho tiền họ mới đi ra đó tỷ

Dzị là lân mần tiền rùi T hén :potay:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Những trò chơi ngày Tết Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những trò chơi ngày Tết   Những trò chơi ngày Tết I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Những trò chơi ngày Tết
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-