Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giải thích thành ngữ - tục ngữ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Tue 14 May 2019, 11:46

Đèo heo hút gió

Người ta hay dùng thành ngữ "Đèo heo hút gió" để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió, Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ "Đèo heo hút gió" để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là "Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ". Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như "Mưa thuận gió hòa", "Quạ tha diều mổ", "Giấy trắng mực đen", "Con dại cái mang", "Bỏ mồi bắt bóng"... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là "ý nghĩa đi từng cặp từ", đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như "Mưa thuận (thì) gió hòa", "Quạ tha (lại bị) diều mổ", "Giấy trắng (thì có) mực đen", "Con dại (thì) cái (phải) mang", "Bỏ mồi (để) bắt bóng"... Nếu thành ngữ "Đèo heo hút gió" mà phân tích như thế sẽ ra sao? "Đèo heo - hút gió", "Đèo heo" có nghĩa là gì? để "dẫn tới" "hút gió"? "Đèo" có phải là "ngọn đèo (núi)" hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ "Đèo heo hút gió""Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ", có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ "heo hút" (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng "Đèo heo hút - gió", chứ không phải là "Đèo heo - hút gió" nữa. Nếu đọc "Đèo heo hút - gió", nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ "Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu", hoặc "Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm"...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo. Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: "Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau: "Chinh là "đèo neo hút gió" bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải".

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ "đèo Neo hút gió" đã chuyển thành "đèo heo hút gió". Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì "trật tự" thông thường của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã được "phục hồi", nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế "Đèo heo""hút gió".

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã khác nhau, nhưng từ "Đèo" vẫn được hiểu là "ngọn đèo". Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ "Đèo heo hút gió" như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới "núi cao vắng vẻ", nhưng khi chuyển "Đèo heo hút gió" thành "Đìu hiu hắt gió", thì ta có hai vế "Đèo heo - Đìu hiu", và "hút gió - hắt gió". "Đìu hiu" là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là "vắng vẻ và buồn bã", ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ "Đèo" có nghĩa là "ngọn đèo" (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ "Đèo heo hút gió", nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

(Theo PN-Hiệp)
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Wed 15 May 2019, 11:58

Trà Mi đã viết:
Đèo heo hút gió

Người ta hay dùng thành ngữ "Đèo heo hút gió" để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió, Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ "Đèo heo hút gió" để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là "Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ". Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như "Mưa thuận gió hòa", "Quạ tha diều mổ", "Giấy trắng mực đen", "Con dại cái mang", "Bỏ mồi bắt bóng"... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là "ý nghĩa đi từng cặp từ", đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như "Mưa thuận (thì) gió hòa", "Quạ tha (lại bị) diều mổ", "Giấy trắng (thì có) mực đen", "Con dại (thì) cái (phải) mang", "Bỏ mồi (để) bắt bóng"... Nếu thành ngữ "Đèo heo hút gió" mà phân tích như thế sẽ ra sao? "Đèo heo - hút gió", "Đèo heo" có nghĩa là gì? để "dẫn tới" "hút gió"? "Đèo" có phải là "ngọn đèo (núi)" hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ "Đèo heo hút gió""Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ", có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ "heo hút" (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng "Đèo heo hút - gió", chứ không phải là "Đèo heo - hút gió" nữa. Nếu đọc "Đèo heo hút - gió", nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ "Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu", hoặc "Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm"...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo. Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: "Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau:  "Chinh là "đèo neo hút gió" bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải".

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ "đèo Neo hút gió" đã chuyển thành "đèo heo hút gió". Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì "trật tự" thông thường của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã được "phục hồi", nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế "Đèo heo""hút gió".

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã khác nhau, nhưng từ "Đèo" vẫn được hiểu là "ngọn đèo". Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ "Đèo heo hút gió" như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới "núi cao vắng vẻ", nhưng khi chuyển "Đèo heo hút gió" thành "Đìu hiu hắt gió", thì ta có hai vế "Đèo heo - Đìu hiu", và "hút gió - hắt gió". "Đìu hiu" là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là "vắng vẻ và buồn bã", ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ "Đèo" có nghĩa là "ngọn đèo" (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ "Đèo heo hút gió", nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

(Theo PN-Hiệp)
Hồi nhỏ T tưởng đèo đó nuôi heo lol2
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Wed 15 May 2019, 13:13

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Đèo heo hút gió

Người ta hay dùng thành ngữ "Đèo heo hút gió" để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió, Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ "Đèo heo hút gió" để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là "Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ". Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như "Mưa thuận gió hòa", "Quạ tha diều mổ", "Giấy trắng mực đen", "Con dại cái mang", "Bỏ mồi bắt bóng"... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là "ý nghĩa đi từng cặp từ", đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như "Mưa thuận (thì) gió hòa", "Quạ tha (lại bị) diều mổ", "Giấy trắng (thì có) mực đen", "Con dại (thì) cái (phải) mang", "Bỏ mồi (để) bắt bóng"... Nếu thành ngữ "Đèo heo hút gió" mà phân tích như thế sẽ ra sao? "Đèo heo - hút gió", "Đèo heo" có nghĩa là gì? để "dẫn tới" "hút gió"? "Đèo" có phải là "ngọn đèo (núi)" hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ "Đèo heo hút gió""Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ", có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ "heo hút" (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng "Đèo heo hút - gió", chứ không phải là "Đèo heo - hút gió" nữa. Nếu đọc "Đèo heo hút - gió", nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ "Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu", hoặc "Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm"...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo. Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: "Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau:  "Chinh là "đèo neo hút gió" bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải".

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ "đèo Neo hút gió" đã chuyển thành "đèo heo hút gió". Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì "trật tự" thông thường của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã được "phục hồi", nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế "Đèo heo""hút gió".

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã khác nhau, nhưng từ "Đèo" vẫn được hiểu là "ngọn đèo". Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ "Đèo heo hút gió" như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới "núi cao vắng vẻ", nhưng khi chuyển "Đèo heo hút gió" thành "Đìu hiu hắt gió", thì ta có hai vế "Đèo heo - Đìu hiu", và "hút gió - hắt gió". "Đìu hiu" là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là "vắng vẻ và buồn bã", ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ "Đèo" có nghĩa là "ngọn đèo" (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ "Đèo heo hút gió", nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

(Theo PN-Hiệp)
Hồi nhỏ T tưởng đèo đó nuôi heo lol2

trí tưởng tượng phong phú  :cuoi1:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Thu 16 May 2019, 10:25

Vắng Như Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh là tên gọi Nôm của chùa Châu Lâm. Chùa này được cất lên cùng với viện Châu Lâm vào thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497) ở làng Thụy Chương, Hà Nội. Vì để tránh húy miếu vua Thiệu Trị nên sau này Thụy Chương phải đổi thành Thụy Khuê.

Vào thời đó, viện Châu Lâm được dùng làmchỗ ở cho những người Chiêm Thành được đưa về sau các cuộc chiến tranh, còn chùa Châu Lâm là nơi dành cho họ cúng lễ (vì hầu hết những người này đều theo đạo Phật).

Sau khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ đã chiếm khu vực đất này để lập trường Trung học bảo hộ (1907) -nay là trụ sở của trường trung học Chu Văn An, vì thế chùa Châu Lâm phải dời về phía Tây Nam, ở cuối làng và đổi sang tên mới là chùa Phúc Lâm. Dấu tích của chùa Phúc Lâm hiện vẫn còn giữ lại được tấm bia ghi rõ: Bà Đanh tự (chùa Bà Đanh).

Theo tục truyền, Bà Đanh là một người đàn bà đã có công dựng lên chùa này, vì thế mà ngôi chùa mang tên bà.

Từ khi viện Châu Lâm bị bãi bỏ, số người đến lễ bái chùa này ngày một ít đi. Chính vì thế mà không khí ngôi chùa này ngày càng trở nên vắng vẻ. Trong bài "Tụng Tây Hồ phú" của Nguyễn Huy Lượng có ghi lại cảnh vắng của chùa này:

Dấu bố cái rêu in nền phủ
Cảnh Bà Đanh hóa khép cửa chùa.


Cảnh vắng vẻ, thiếu người đến lễ bái của chùa Bà Đanh dần dần đã trở thành một hình ảnh để so sánh với bất cứ một cảnhvắng vẻ nàọ. "Vắng như chùa Bà Đanh" là một sự vắng vẻ yên tĩnh gợi nên vẻ lạnh lẽo, cô quạnh, thiếu hơi ấm của con người.

Ca dao Hà Nội có câu:

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên vắng ngắt như chùa Bà Đanh.


Tuy nhiên theo những nguồn tin khác thì chùa Bà Đanh còn gọi là Bảo Sơn Tự, toạ lạc tại làng Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Tương truyền rằng vào thế kỷ thứ VII, ban đầu là một ngôi đền nhỏ được dựng bên bờ sông Đáy dưới chân núi Ngọc, trấn yểm một vùng hoang vắng. Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại thành chùa to đẹp, khang trang hơn.

Trung tâm của chùa là pho tượng Bà Đanh mà dân gian xưa tương truyền rằng bà là một người con gái được trời phật ban xuống trông coi mảnh đất này. Tượng được tạc theo tư thế toạ thiền trên chiếc ngai đen bóng (chứ không phải là toà sen), với khuôn mặt đẹp, hiền từ, đầy nữ tính, gần gũi và thân thiết, chứ không có dáng vẻ siêu thoát, thần bí như các tượng Phật khác. Sự hài hoà giữa pho tượng và chiếc ngai tạo nên vẻ hấp dẫn của nghệ thuật điêu khắc chùa Bà Đanh. Địa phương còn truyền tụng câu chuyện như sau:

Trước đây, ở vùng này luôn gặp mưa to, gió lớn nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, mùa màng thất bát gây ra cảnh đói kém triền miên.

Cho đến một hôm, một cụ già cao tuổi trong làng nằm mộng thấy một người con gái trẻ trung, xinh đẹp, đoan trang, khuôn mặt phúc hậu, vầng trán và đôi mắt thông minh hiện ra nói rằng: Ta được thần cho về đây để chăm nom và chỉ khu rừng đầu làng làm nơi dựng chùa. Nơi ấy bấy giờ là vạt rừng rậm rạp có nhiều cây cổ thụ, sát bờ sông là một hòn núi nhỏ, nhô mình ra mặt nước, trong rừng rộn rã tiếng chim quang cảnh thật là thần tiên.

Ngôi chùa được xây dựng ít lâu thì có một cây mít cổ thụ ở quanh chùa bỗng dưng bị gió to quật đổ. Dân làng đã đẵn lấy gỗ để tìm thợ về tạc tượng.

Bỗng nhiên có một khách thập phương tìm đến chùa nói rằng mình làm nghề tạc tượng và được báo mộng đến đây. Người khách tả hình dáng và dung nhan người con gái đã báo mộng thì thấy giống hệt vị thần đã báo mộng cho cụ già trong làng. Năm ấy gặp mùa mưa lũ, nước sông dâng cao, tạc tượng gần xong thì dưới bến nước trước chùa có vật lạ, nửa nổi, nửa chìm, không trôi theo dòng nước, đẩy ra mấy lần lại thấy trôi trở lại.

Thấy chuyện lạ, dân làng vớt lên xem thì hoá ra đó là một cái ngai bằng gỗ bèn rước ngay vào chùa. Thật lạ lùng, pho tượng tạc xong thì đặt vừa khít vào ngai. Từ đó trong vùng mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, tiếng đồn Thánh Bà Bảo Sơn linh ứng lan truyền khắp nơi, khách thập phương về lễ rất đông. Những người làm nghề sông nước xuôi ngược qua đoạn sông này gặp mùa lũ đều lên chùa thắp hương cầu mong yên ổn.

Vì sao lại “vắng như chùa bà Đanh”?

Có nhiều cách lý giải về sự ra đời của câu nói “vắng như chùa Bà Đanh”.

Người dân địa phương thường kể lại rằng: Bảo Sơn Tự rất linh thiêng, người đi đường nếu dám cười cợt, bất kính dù chỉ một câu cũng sẽ bị trừng phạt nặng nề. Có kẻ hành hương đến thăm chùa nhưng lỡ buông lời bất kính thì lăn ra hộc máu. Cho rằng Bà ra tay trừng phạt, khách thập phương ngày càng ít dám ghé thăm ngôi chùa này, nhằm tránh những tai hoa ập xuống do nhũng câu vạ miệng mà ra. Dần dần, thành ngữ “vắng như chùa Bà Đanh” ngày một đồn xa.

Đó chỉ là một trong những huyền tích về ngôi chùa vốn linh thiêng mà hoang vắng này.

Nhưng theo ý kiến của nhiều người, là do chùa Bà Đanh nằm ở vị trí u tịch, xa dân cư, ba mặt là sông, rừng rậm chắn, lối đi độc đạo, lại có nhiều thú dữ nên không ai dám vào. Cách duy nhất an toàn là chèo thuyền qua sông Đáy nhưng vì bất tiện nên người hành hương thưa thớt.

Nhưng thực hư thế nào thì không ai dám chắc, sử sách cũng không thấy ghi chép.

Theo các vị thâm niên trong làng cho biết: Chùa này có rất nhiều giai thoại huyền bí mà các cụ ngày trước thường hay kể lại cho con cháu nghe. Tuy nhiên, thời gian đã khiến các giai thoại ấy thất truyền, và câu hỏi “tại sao chùa Bà Đanh vắng” hầu như không thể lý giải rõ.

(Sưu tầm tổng hợp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Fri 17 May 2019, 08:56

Được voi đòi tiên

Voi thường được tượng trưng cho cái gì to lớn khác thường, có tính chất khổng lồ. Trong nhiều ngữ cảnh khác, voi cũng mang ý nghĩa đó: voi nan, (bệnh) chân voi, lấy thúng úp voi, châu chấu đá voi, đầu voi đuôi chuột... Tiên thì thường dùng để biểu hiện cái gì tuyệt mỹ, tuyệt hảo đến mức lí tưởng: đẹp như tiên, sướng như tiên, có phép tiên, thuốc tiên, v.v... Tuy vậy nếu hiểu voi là tiên trong thành ngữ này theo ý nghĩa nói trên thì lại không thỏa đáng. Bởi vì có được số lượng (hoặc khối lượng) lớn nhất rồi, vẫn có quyền đòi hỏi chất lượng cao nhất, mà như thế đâu có phải là tham lam? Đạt được khối lượng thật lớn, lại còn muốn có được chất lượng thật cao nữa, ai dám bảo đó là “được voi đòi tiên”! Vậy thì phải hiểu voi và tiên ở đây là thế nào cho ổn?

Phần lớn thành ngữ và tục ngữ được mọi người chúng ta hiểu giống nhau về ý nghĩa toàn cục. Còn ý nghĩa của từng yếu tố, từng từ được dùng trong đó thì lại có thể hiểu theo những cách khác nhau. Có thể giải thích các yếu tố đó theo khuynh hướng đồng đại, nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ có thể giải thích bằng con đường đi vào từ nguyên hoặc tìm vào các phương ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì thành ngữ, tục ngữ thường được tạo ra từ khá lâu và thường gắn với một xuất xứ cụ thể, mặc dầu khó mà xác định được chắc chắn.

Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trong câu hát đồng dao về con chim trả cũng có từ này. Khi bắt được con chim trả tranh, một loài chim bói cá nhỏ xinh đẹp, trẻ em thường cầm ngược cái mỏ dài của chim lên để chim lơ lửng và đọc câu hát “Tranh tranh trả trả, múa cho ả coi, đến mai đi chợ ả mua voi cho tranh tranh trả trả”.

Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên... thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó.

Trong tiếng Hán, câu thành ngữ mang nghĩa tương đương với "được voi đòi tiên" là "đắc Lũng vọng Thục" (được đất Lũng lại mong đất Thục). Đọc truyện Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, thấy đến đoạn Hương Lăng nhờ Bảo Thoa xin mẹ cho vào ở cùng với cô trong Hành Vu Uyển, Bảo Thoa đồng ý; Hương Lăng được thể bảo rằng khi nào vào đấy sẽ nhờ Bảo Thoa dạy làm thơ, Bảo Thoa mới cười mà nói: "Chị thật là được đất Lũng lại mong đất Thục".

Vậy câu thành ngữ này có xuất xứ từ đâu?

Lũng là vùng đất phía Đông tỉnh Cam Túc còn Thục là vùng đất phía Tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Chuyện kể rằng Sầm Bành là một đại tướng thời Đông Hán, đã lập được rất nhiều chiến công, giúp Lưu Tú bình định thiên hạ. Khi Lưu Tú xưng đế, Sầm Bành rất được trọng vọng và được phong làm đại tướng quân sự. Sau đó, Lưu Tú cho quân tấn công Lạc Dương thành nhưng tướng giữ thành này là Châu Vĩ quá giỏi, đội quân hùng hậu của Lưu Tú tấn công mấy tháng trời vẫn không chiếm được. Biết Sầm Bành có thời là hiệu úy của Châu Vĩ, Lưu Tú bảo Sầm Bành khuyên Châu Vĩ hàng. Châu Vĩ biết quân mình đã vào thế sơn cùng thủy tận nhưng vẫn không muốn hàng vì xưa kia đã từng tham gia sát hại anh trai Lưu Tú, nay sợ bị trả thù. Sầm Bành bèn chuyển lời hứa của Lưu Tú là sẽ trọng dụng Châu Vĩ. Châu Vĩ vẫn không tin, cho người hạ sợi dây thừng xuống bảo Sầm Bành là nếu có thành ý thì hãy lên thành nói chuyện. Sầm Bành không hề do dự leo lên, Châu Vĩ lúc ấy mới tin và chịu hàng, quả nhiên được Lưu Tú tự tay cởi trói và phong làm Bình Định tướng quân. Trong chiến công Lạc Dương thành, Sầm Bành được xét công đầu.

Sau này, Lưu Tú lại đem Sầm Bành tấn công thành Quỹ Ngao của Tây Lương. Sau khi hạ lệnh cho các tướng khác vây thêm thành Thượng Quê, Lưu Tú quay về Lạc Dương rồi viết thư chỉ đạo Sầm Bành: "Sau khi chiếm được hai thành thì lập tức dẫn quân chiếm Tứ Xuyên. Lòng người khó mà thỏa mãn được, chúng ta đã bình định được Cam Túc (Lũng), lại muốn tấn công Tứ Xuyên (Thục), có lẽ con người đều tham lam không biết thế nào là đủ là như vậy đó". (Đông Quan Hán Ký: "“Tây Thành nhược hạ, tiện khả tương binh nam kích Thục Lỗ. Nhân khổ bất tri túc, kí bình Lũng, phục vọng Thục”)

Đáng tiếc là lần này quân của Sầm Bành đã thất bại vì thiếu lương thực, sau đó Sầm Bành lại bị thích khách giết chết khi đem quân chinh phạt Công Tôn Thuật (lúc bấy giờ đã gần thắng lợi), làm Lưu Tú thương tiếc mãi không nguôi.

Từ điển tích này mà người Trung Quốc có câu "Đắc Lũng vọng Thục".

Trong tiếng Anh, câu thành ngữ có nghĩa tương đương với "được voi đòi tiên" là "Appetite Comes with Eating".

(Nguồn: sachhayonline, tranbichngablog)
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Sat 18 May 2019, 09:10

Trà Mi đã viết:
Được voi đòi tiên

Voi thường được tượng trưng cho cái gì to lớn khác thường, có tính chất khổng lồ. Trong nhiều ngữ cảnh khác, voi cũng mang ý nghĩa đó: voi nan, (bệnh) chân voi, lấy thúng úp voi, châu chấu đá voi, đầu voi đuôi chuột... Tiên thì thường dùng để biểu hiện cái gì tuyệt mỹ, tuyệt hảo đến mức lí tưởng: đẹp như tiên, sướng như tiên, có phép tiên, thuốc tiên, v.v... Tuy vậy nếu hiểu voi là tiên trong thành ngữ này theo ý nghĩa nói trên thì lại không thỏa đáng. Bởi vì có được số lượng (hoặc khối lượng) lớn nhất rồi, vẫn có quyền đòi hỏi chất lượng cao nhất, mà như thế đâu có phải là tham lam? Đạt được khối lượng thật lớn, lại còn muốn có được chất lượng thật cao nữa, ai dám bảo đó là “được voi đòi tiên”! Vậy thì phải hiểu voi và tiên ở đây là thế nào cho ổn?

Phần lớn thành ngữ và tục ngữ được mọi người chúng ta hiểu giống nhau về ý nghĩa toàn cục. Còn ý nghĩa của từng yếu tố, từng từ được dùng trong đó thì lại có thể hiểu theo những cách khác nhau. Có thể giải thích các yếu tố đó theo khuynh hướng đồng đại, nhưng trong nhiều trường hợp, chỉ có thể giải thích bằng con đường đi vào từ nguyên hoặc tìm vào các phương ngữ. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì thành ngữ, tục ngữ thường được tạo ra từ khá lâu và thường gắn với một xuất xứ cụ thể, mặc dầu khó mà xác định được chắc chắn.

Trong tiếng địa phương Nghệ Tĩnh, các con giống nặn bằng bột màu bán ở chợ làm đồ chơi cho trẻ em, có nơi gọi chung là voi. Trong câu hát đồng dao về con chim trả cũng có từ này. Khi bắt được con chim trả tranh, một loài chim bói cá nhỏ xinh đẹp, trẻ em thường cầm ngược cái mỏ dài của chim lên để chim lơ lửng và đọc câu hát “Tranh tranh trả trả, múa cho ả coi, đến mai đi chợ ả mua voi cho tranh tranh trả trả”.

Trẻ em địa phương có thể gọi là voi, tên chung cho các con giống (miền Bắc còn có nơi gọi là tò he), hoặc gọi tên riêng của từng con giống: voi, ngựa, gà, vịt, ông tiên... thường trong các mẹt hàng đồ chơi này ở nông thôn, voi là con giống phổ biến hơn cả. “Voi” ở đây không to lớn gì hơn so với các con giống khác, do đó cũng không đắt tiền hơn. Duy chỉ có tiên là loại con giống hiếm hơn, và dĩ nhiên là cũng đắt tiền hơn. Cho nên “được voi đòi tiên” ban đầu có thể chỉ là câu trách các em bé có tính hay vòi vĩnh đối với thứ quà quê cụ thể đó.

Trong tiếng Hán, câu thành ngữ mang nghĩa tương đương với "được voi đòi tiên" là "đắc Lũng vọng Thục" (được đất Lũng lại mong đất Thục). Đọc truyện Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, thấy đến đoạn Hương Lăng nhờ Bảo Thoa xin mẹ cho vào ở cùng với cô trong Hành Vu Uyển, Bảo Thoa đồng ý; Hương Lăng được thể bảo rằng khi nào vào đấy sẽ nhờ Bảo Thoa dạy làm thơ, Bảo Thoa mới cười mà nói: "Chị thật là được đất Lũng lại mong đất Thục".

Vậy câu thành ngữ này có xuất xứ từ đâu?

Lũng là vùng đất phía Đông tỉnh Cam Túc còn Thục là vùng đất phía Tây tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Chuyện kể rằng Sầm Bành là một đại tướng thời Đông Hán, đã lập được rất nhiều chiến công, giúp Lưu Tú bình định thiên hạ. Khi Lưu Tú xưng đế, Sầm Bành rất được trọng vọng và được phong làm đại tướng quân sự. Sau đó, Lưu Tú cho quân tấn công Lạc Dương thành nhưng tướng giữ thành này là Châu Vĩ quá giỏi, đội quân hùng hậu của Lưu Tú tấn công mấy tháng trời vẫn không chiếm được. Biết Sầm Bành có thời là hiệu úy của Châu Vĩ, Lưu Tú bảo Sầm Bành khuyên Châu Vĩ hàng. Châu Vĩ biết quân mình đã vào thế sơn cùng thủy tận nhưng vẫn không muốn hàng vì xưa kia đã từng tham gia sát hại anh trai Lưu Tú, nay sợ bị trả thù. Sầm Bành bèn chuyển lời hứa của Lưu Tú là sẽ trọng dụng Châu Vĩ. Châu Vĩ vẫn không tin, cho người hạ sợi dây thừng xuống bảo Sầm Bành là nếu có thành ý thì hãy lên thành nói chuyện. Sầm Bành không hề do dự leo lên, Châu Vĩ lúc ấy mới tin và chịu hàng, quả nhiên được Lưu Tú tự tay cởi trói và phong làm Bình Định tướng quân. Trong chiến công Lạc Dương thành, Sầm Bành được xét công đầu.

Sau này, Lưu Tú lại đem Sầm Bành tấn công thành Quỹ Ngao của Tây Lương. Sau khi hạ lệnh cho các tướng khác vây thêm thành Thượng Quê, Lưu Tú quay về Lạc Dương rồi viết thư chỉ đạo Sầm Bành: "Sau khi chiếm được hai thành thì lập tức dẫn quân chiếm Tứ Xuyên. Lòng người khó mà thỏa mãn được, chúng ta đã bình định được Cam Túc (Lũng), lại muốn tấn công Tứ Xuyên (Thục), có lẽ con người đều tham lam không biết thế nào là đủ là như vậy đó". (Đông Quan Hán Ký: "“Tây Thành nhược hạ, tiện khả tương binh nam kích Thục Lỗ. Nhân khổ bất tri túc, kí bình Lũng, phục vọng Thục”)

Đáng tiếc là lần này quân của Sầm Bành đã thất bại vì thiếu lương thực, sau đó Sầm Bành lại bị thích khách giết chết khi đem quân chinh phạt Công Tôn Thuật (lúc bấy giờ đã gần thắng lợi), làm Lưu Tú thương tiếc mãi không nguôi.

Từ điển tích này mà người Trung Quốc có câu "Đắc Lũng vọng Thục".

Trong tiếng Anh, câu thành ngữ có nghĩa tương đương với "được voi đòi tiên" là "Appetite Comes with Eating".

(Nguồn: sachhayonline, tranbichngablog)

Tỷ ơi, thành ngữ với tục ngữ khác nhau ra sao hở tỷ ?
Về Đầu Trang Go down
Thiên Hùng

Thiên Hùng

Tổng số bài gửi : 2554
Registration date : 19/08/2009

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Sun 19 May 2019, 02:31

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Đèo heo hút gió

Người ta hay dùng thành ngữ "Đèo heo hút gió" để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió, Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ "Đèo heo hút gió" để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là "Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ". Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như "Mưa thuận gió hòa", "Quạ tha diều mổ", "Giấy trắng mực đen", "Con dại cái mang", "Bỏ mồi bắt bóng"... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là "ý nghĩa đi từng cặp từ", đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như "Mưa thuận (thì) gió hòa", "Quạ tha (lại bị) diều mổ", "Giấy trắng (thì có) mực đen", "Con dại (thì) cái (phải) mang", "Bỏ mồi (để) bắt bóng"... Nếu thành ngữ "Đèo heo hút gió" mà phân tích như thế sẽ ra sao? "Đèo heo - hút gió", "Đèo heo" có nghĩa là gì? để "dẫn tới" "hút gió"? "Đèo" có phải là "ngọn đèo (núi)" hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ "Đèo heo hút gió""Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ", có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ "heo hút" (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng "Đèo heo hút - gió", chứ không phải là "Đèo heo - hút gió" nữa. Nếu đọc "Đèo heo hút - gió", nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ "Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu", hoặc "Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm"...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo. Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: "Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau:  "Chinh là "đèo neo hút gió" bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải".

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ "đèo Neo hút gió" đã chuyển thành "đèo heo hút gió". Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì "trật tự" thông thường của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã được "phục hồi", nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế "Đèo heo""hút gió".

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã khác nhau, nhưng từ "Đèo" vẫn được hiểu là "ngọn đèo". Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ "Đèo heo hút gió" như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới "núi cao vắng vẻ", nhưng khi chuyển "Đèo heo hút gió" thành "Đìu hiu hắt gió", thì ta có hai vế "Đèo heo - Đìu hiu", và "hút gió - hắt gió". "Đìu hiu" là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là "vắng vẻ và buồn bã", ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ "Đèo" có nghĩa là "ngọn đèo" (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ "Đèo heo hút gió", nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

(Theo PN-Hiệp)
Hồi nhỏ T tưởng đèo đó nuôi heo lol2
hihihii rồi "hồi lớn" khi dạy học trò, T có nói cho tụi nó biết là chỗ đèo đó nuôi heo, chỉ cần hút gió cho tụi nó nghe là tụi nó lớn như gió ... khỏi cần cho ăn không ?  horangche :tienlen: :ngoackep:
@ cám ơn TM đã bỏ công sưu tầm những bài thật giá trị ... 
:numberone: :tangb:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Sun 19 May 2019, 08:25

Trăng đã viết:


Tỷ ơi, thành ngữ với tục ngữ khác nhau ra sao hở tỷ ?

* Sự giống nhau giữa thành ngữ và tục ngữ là: cả hai đều là những sản phẩm của sự nhận thức của nhân dân về các sự vật và hiện tượng của thế giới khách quan, đều chứa đựng và phản ánh tri thức của nhân dân.

* Sự khác nhau:

- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông). Nội dung của tục ngữ thuộc về đúc rút những kinh nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân (ví dụ: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm).

- Thành ngữ lại mang tính biểu trưng, khái quát và giàu hình tượng nên thường dùng nghệ thuật tu từ ẩn dụ hoặc nghệ thuật tu từ hoán dụ. Chẳng hạn "Chân cứng đá mềm". Chính vì vậy, thành ngữ dễ gây được ấn tượng mạnh mẽ với người nghe, người đọc, hiệu quả biểu đạt và biểu cảm rất cao nên nhân dân thường dùng xen vào lời ăn tiếng nói (ví dụ: Tôi chúc anh đi "chân cứng đá mềm")...

Một điểm đáng chú ý nữa là, tục ngữ thường dùng độc lập, vì nó là một câu và diễn đạt một ý trọn vẹn. Chẳng hạn, người ta thường nhắc nhau: "Lờì nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Còn thành ngữ mới chỉ là một cụm từ, nên người ta thường dùng xen trong câu nói. Chẳng hạn: "Chúng ta không nên "đâm bị thóc, chọc bị gạo".

(Theo diendanhocmai)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13Sun 19 May 2019, 08:29

Thiên Hùng đã viết:
Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Đèo heo hút gió

Người ta hay dùng thành ngữ "Đèo heo hút gió" để nói về một nơi hoang vu, vắng vẻ, ít người qua lại, điều này thì đã rõ, tất cả các từ điển về thành ngữ, tục ngữ xưa nay đều giải thích như thế. Chẳng hạn Từ điển Thành ngữ Tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Văn Học-2010), ghi: đèo heo hút gió, Nói những nơi rừng núi xa xôi, hẻo lánh. Hay Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam của Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1998): Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ. Những quyển từ điển này chỉ giải thích ý của thành ngữ, chứ không đi sâu vào giải thích từ nguyên.

Tôi thử xem những ý tứ gì trong thành ngữ "Đèo heo hút gió" để cho ta hiểu, hay để những từ điển giải thích là "Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ". Trước hết đây là một thành ngữ gồm bốn từ, khá thông dụng trong thành ngữ Việt Nam, chẳng hạn như "Mưa thuận gió hòa", "Quạ tha diều mổ", "Giấy trắng mực đen", "Con dại cái mang", "Bỏ mồi bắt bóng"... và còn rất nhiều nữa. Những đặc trưng của thành ngữ này là "ý nghĩa đi từng cặp từ", đối nhau, bổ túc nghĩa cho nhau, như "Mưa thuận (thì) gió hòa", "Quạ tha (lại bị) diều mổ", "Giấy trắng (thì có) mực đen", "Con dại (thì) cái (phải) mang", "Bỏ mồi (để) bắt bóng"... Nếu thành ngữ "Đèo heo hút gió" mà phân tích như thế sẽ ra sao? "Đèo heo - hút gió", "Đèo heo" có nghĩa là gì? để "dẫn tới" "hút gió"? "Đèo" có phải là "ngọn đèo (núi)" hay không? Hình như khi ta hiểu cả thành ngữ "Đèo heo hút gió""Nơi rừng núi hoang vu, xa xôi, vắng vẻ", có vẻ như ta đã bị ảnh hưởng của hai từ "heo hút" (chữ thứ nhì và thứ ba trong thành ngữ), có nghĩa là nơi xa xôi, vắng vẻ. Như vậy thành ngữ này khi đọc phải ngắt quãng "Đèo heo hút - gió", chứ không phải là "Đèo heo - hút gió" nữa. Nếu đọc "Đèo heo hút - gió", nghe như một bài Haiku của Nhật vậy... Như bài thơ "Trên cành khô - cánh quạ đậu - chiều thu", hoặc "Trong thinh lặng - tiếng một con ếch nhảy xuống ao - tõm"...

Quyển Từ điển Thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn Hóa - Thông Tin-1994), đi sâu vào chi tiết hơn, giải thích: Đèo heo hút gió, Nơi rừng núi hoang vắng, ít người qua lại, hoặc nơi xa xôi cách trở, ở các vùng miền nói chung. (heo: gió; hút: luồng xoáy gió). Việt Nam Tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (Hanoi-1931) giải thích từ Heo. Gió lạnh mùa thu. Heo may. Gió tây-bắc. Như vậy ta có thể hiểu theo cách giải thích của Từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, Đèo heo: đèo gió, hút gió: luồng gió xoáy, Đèo heo hút gió, Đèo gió có luồng gió xoáy.

Trong tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư số 4(12) tháng 7-2011, có bài ĐÈO HEO HÚT GIÓ HAY ĐÈO NEO HÚT GIÓ? của tác giả Đỗ Thị Thu Hương (ThS Ngôn ngữ học, Trường đại học Sư phạm Hà Nội). Trong bài viết có đoạn: "Trong Tiếng Việt tinh nghĩa, tác giả Trịnh Mạnh đã giải thích thành ngữ này như sau:  "Chinh là "đèo neo hút gió" bị nói chệch đi. Ngày trước, đường quốc lộ đi từ Thăng Long lên ải Nam Quan phải đi qua đèo Neo (một đèo gần thị xã Bắc Giang bây giờ). Tiễn người đi sứ sang Trung Quốc, bạn bè dù thân thiết cũng chỉ đi tiễn đến đèo Neo, đặt rượu tiễn hành rồi quay về. Người đi sứ phải đi vào đoạn đường rừng hoang vắng để lên cửa ải".

Trong bài viết có nói tác giả Trịnh Mạnh đã cất công đến tận đèo Neo, nằm ở huyện Yên Dũng tĩnh Bắc Giang. Bây giờ tuy không còn hoang vu hiểm trở như xưa, nhưng vẫn còn là một nơi vắng vẻ, ít người qua lại, và từ "đèo Neo hút gió" đã chuyển thành "đèo heo hút gió". Đây cũng là một cách giải thích nguồn gốc của thành ngữ.

Trong hai cách giải thích như trên thì "trật tự" thông thường của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã được "phục hồi", nghĩa là thành ngữ bốn từ (chữ) này được chia làm hai vế "Đèo heo""hút gió".

Qua những lý giải trên, như trong từ điển của nhóm Nguyễn Như Ý, và bài viết của tác giả Đỗ Thị Thu Hương, ý nghĩa nguồn gốc của thành ngữ "Đèo heo hút gió" đã khác nhau, nhưng từ "Đèo" vẫn được hiểu là "ngọn đèo". Nhưng trong quyển Việt Nam Tự điển của Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ (NXB Khai Trí Saigon-1970), trong phần phụ lục, giải thích tục ngữ, thành ngữ, đã giải thích thành ngữ "Đèo heo hút gió" như sau: thng. Tức Đìu hiu hắt gió, trên núi cao vắng vẻ, lúc nào cũng có gió. Tuy nghĩa tổng quát của thành ngữ vẫn có nói tới "núi cao vắng vẻ", nhưng khi chuyển "Đèo heo hút gió" thành "Đìu hiu hắt gió", thì ta có hai vế "Đèo heo - Đìu hiu", và "hút gió - hắt gió". "Đìu hiu" là tính từ, Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) giải thích là "vắng vẻ và buồn bã", ở đây đã mất hẳn ý nghĩa của từ "Đèo" có nghĩa là "ngọn đèo" (ở vùng núi).

Một thành ngữ chỉ gồm có bốn chữ "Đèo heo hút gió", nghĩa tổng quát ai cũng hiểu như nhau, nhưng khi đi vào phân tích từ nguyên, thì mỗi nơi lại giải thích mỗi khác, thật thú vị.

(Theo PN-Hiệp)
Hồi nhỏ T tưởng đèo đó nuôi heo lol2
hihihii rồi "hồi lớn" khi dạy học trò, T có nói cho tụi nó biết là chỗ đèo đó nuôi heo, chỉ cần hút gió cho tụi nó nghe là tụi nó lớn như gió ... khỏi cần cho ăn không ?  horangche :tienlen: :ngoackep:
@ cám ơn TM đã bỏ công sưu tầm những bài thật giá trị ... 
:numberone: :tangb:

Không có chi huynh TH, mọi người vô 888 ủng hộ là dzui rồi  :mim:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giải thích thành ngữ - tục ngữ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giải thích thành ngữ - tục ngữ   Giải thích thành ngữ - tục ngữ I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giải thích thành ngữ - tục ngữ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-