Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Kỳ thi Tú tài IBM ở Sài Gòn năm 1974 by Ai Hoa Today at 16:35

Những bài học thuộc lòng by Ai Hoa Today at 15:46

7 chữ by Tinh Hoa Today at 03:07

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 15:18

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh by Trà Mi Yesterday at 12:43

Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Yesterday at 00:07

Đường luật by Tinh Hoa Thu 12 Sep 2024, 10:20

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Thu 12 Sep 2024, 07:44

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Wed 11 Sep 2024, 11:42

Một thoáng mây bay 14 by Ai Hoa Wed 11 Sep 2024, 07:37

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 10 Sep 2024, 21:51

Tính cách của người Sài Gòn ngày xưa by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 08:28

Vinh Danh Trong Toàn Cầu Thập Bát Danh Nhân by Trà Mi Mon 09 Sep 2024, 07:21

DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Thu 05 Sep 2024, 19:19

Tin Thời Sự Và Những Bình Luận “Trái Chiều” by chuoigia Wed 04 Sep 2024, 21:29

Lục bát by Tinh Hoa Sat 31 Aug 2024, 23:09

Xe gắn máy tại miền Nam Việt Nam trước 1975 by Trà Mi Thu 29 Aug 2024, 14:22

Lưu Kỷ Niệm TX Ngọc Điền by mytutru Wed 28 Aug 2024, 16:25

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Tue 27 Aug 2024, 18:39

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:36

Một thoáng mây bay 5 by Ai Hoa Tue 27 Aug 2024, 14:22

CHIA ĐAU CÙNG PHƯƠNG NGUYÊN by Ai Hoa Mon 26 Aug 2024, 15:19

CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Thu 22 Aug 2024, 03:13

TRANG THƠ LƯU NIỆM PHƯƠNG, LÝ by buixuanphuong09 Wed 21 Aug 2024, 15:30

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:35

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:26

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Tue 20 Aug 2024, 14:23

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU by Phương Nguyên Tue 20 Aug 2024, 08:58

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 20 Aug 2024, 05:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Mon 19 Aug 2024, 01:44

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Luật An Ninh Mạng?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Mon 11 Jun 2018, 05:51

Xem xét Dự thảo Luật An ninh mạng




Luật An Ninh Mạng? An%2Bninh%2Bma%25CC%25A3ng-danlambao


Nguyễn Tường Tâm (Danlambao) - Xem xét dự thảo Luật An Ninh Mạng của Nhà Nước Việt Nam, giới luật gia dễ dàng nhận thấy giới làm luật tại Việt Nam hiện nay, về hình thức, không biết cách soạn một Dự thảo Luật. Chưa kể trong phần nội dung, những điều khoản ngăn cấm người dân có hậu quả tiêu diệt hoàn toàn quyền Tự do Phát biểu, một quyền cơ bản đã được quốc tế công nhận và Nhà nước Việt Nam ký kết tham gia trong các công ước liên quan.

Khi soạn thảo một dự luật cần phải biết "Nền tảng của Luật hình sự là gì?" Luật hình sự có bản chất khác bản Hiến Pháp. Hiến Pháp qui định những quyền tự do của người dân mà không một cá nhân nào kể cả nhà nước không được xâm phạm. Nhưng vì quyền tự do của người này lại bị hạn chế bởi quyền tự do của người khác, cũng như là mọi người đều có quyền tự do đi lại, nhưng quyền tự do đi lại của người này phải bị hạn chế bởi quyền tự do đi lại của người khác, do đó phải có luật giao thông, nếu không thì kết quả là không ai có quyền tự do đi lại cả. Tóm lại, luật, về bản chất là những qui định hạn chế một số quyền tự do của cá nhân nhằm mục đích tối thượng là toàn thể mọi người được hưởng quyền tự do ở mức tối đa nhất (không phải ở mức tự do tuyệt đối). Vì vậy, trong dự thảo luật An Ninh Mạng, về hình thức chỉ cần qui định những hành vi công dân không được thực hiện trong lúc sử dụng mạng (internet) và những hình phạt là đủ. Các nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay không biết điều đó cho nên Dự Thảo Luật An Ninh Mạng hiện nay có những khuyết điểm quan trọng sau đây: 

I- Về hình thức. Bản dự thảo Luật An Ninh Mạng dài 27 trang với những chi tiết qui định rối rắm không nằm trong khuôn khổ luật hình sự, là luật căn bản nhằm duy trì an ninh, trật tự xã hội. 

Dự luật có 07 Chương, gồm 47 điều. Trong tất cả các Chương, điều đó chỉ có điều 8 của chương 1 là thực sự cần thiết với tiêu đề "Các hành vi bị nghiêm cấm"

Khoản 1 của Điều 8 này lại qui định liên hệ tới các khoản 1,2,3,4 của điều 15 và khoản 1 / điều 16 và khoản 1/điều 17. Thực chất thì các khoản liên quan trong các điều 15, 16 và 17 trùng hợp, lập lại nội dung của điều 8. Tất cả các khoản của các điều này có thể gộp lại thành một danh sách các hành vi bị cấm chỉ thì rõ ràng hơn và người dân cũng như những người, tổ chức liên quan dễ tham khảo hơn. Đây chính là một trong các sự rối rắm của Dự luật, chứng tỏ giới chức soạn thảo thiếu căn bản pháp lý. 

Tất cả các điều và khoản còn lại của Dự luật chỉ có nội dung điều hành hành chính của cơ quan hành pháp, không cần ghi trong một dự thảo luật hình sự. Điều hành hành chính của hành pháp thì chỉ cần một văn bản hành chánh là đủ, không cần mang ra quốc hội thảo luận. 

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm 


1. Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây: 


a) Soạn thảo, đăng tải, tán phát thông tin quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 15; thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều 16 và khoản 1 Điều 17 của Luật này; 


b) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 


c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tôn giáo; kỳ thị giới tính, phân biệt chủng tộc; 


d) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; 


đ) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng; 


e) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội. 


2. Thực hiện chiến tranh mạng, tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. 


3. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác. 


4. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an ninh mạng. 


5. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi. 


6. Hành vi khác sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc vi phạm quy định của Luật này. 

II- Về nội dung. Tất cả những hành vi bị ngăn cấm qui định trong các điều khoản của Dự Luật có hậu quả là xóa toàn bộ các quyền tự do phát biểu của người dân, một quyền căn bản được Quốc tế công nhận và Nhà Nước Việt Nam cũng ký nhận trong các công ước quốc tế. 

Thêm nữa, điều 8 lại không đi kèm với điều nào qui định hình phạt. Đó cũng lại là một thiếu sót cơ bản. Những hành vi bị ngăn cấm mà không kèm theo hình phạt thì hoặc là sự ngăn cấm vô nghĩa, hoặc nhà cầm quyền có thể áp dụng hình phạt tùy tiện một cách độc đoán, đe dọa quyền tự do công dân. 

Một nội dung như thế cần được công bố rộng rãi để người dân, nhất là những luật gia nhận xét góp ý chứ không thể chỉ chuyển sang quốc hội trong một thời gian ngắn và đòi hỏi quốc hội biểu quyết thông qua. 

Tóm lại, Dự thảo Luật An Ninh Mạng, vừa thiếu tiêu chuẩn hình thức của một văn bản luật, vừa xâm phạm trầm trọng quyền tự do phát biểu của người dân, cho nên Quốc hội cần dành thời gian dài để toàn dân góp ý trước khi biểu quyết. 
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Mon 11 Jun 2018, 05:56

Luật An Ninh Mạng - Bộ luật của những kẻ bán nước nhằm bịt mồm người dân tố cáo hành vi bán nước của tập đoàn cai trị



Danlambao - Giữa cơn bão Đặc Khu đang làm xôn xao dư luận về âm mưu buôn bán lãnh thổ cho Tàu là một dự luật khác mà chế độ ra lệnh cho các đảng viên trong quốc hội phải thông qua. Đó là  Dự luật An Ninh Mạng (ANM). Dự luật này nếu được "bấm" thì sẽ có hiệu lực vào ngày 15/06/2018 - gia tăng khả năng của côn an trong việc theo dõi, bịt mồm, bắt giam, bỏ tù mọi công dân lên tiếng tố cáo hành vi bán nước của đảng CS.



Dự thảo luật ANM quy định các công ty cung cấp dịch vụ internet như YouTube, Facebook, Google phải có văn phòng đại diện và phải lưu trữ dữ liệu người dùng ngay tại Việt Nam. 

Những quy định mới sẽ gia tăng quyền và khả năng kiểm soát các công ty ngoại quốc và thông tin của người sử dụng internet tại VN. 

Theo các nhân viên ngoại giao và chuyên gia kinh tế, luật ANM sẽ tạo ra những hạn chế cho các dịch vụ thương mại quốc tế, giảm GDP của VN và đầu tư nước ngoài. 

Với Điều 26 khoản 2 điểm d, công an sẽ sử dụng luật ANM như là một phương tiện hữu hiệu nhất để theo dõi, khủng bố người dân vì các "cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia". 

Dựa vào "truyền thống" đàn áp, vu khống, khủng bố của đảng cầm quyền - đặc biệt là côn an - bất kỳ status, thảo luận, phản hồi, bài viết về tình trạng nhân quyền, tự do, dân chủ, môi trường, chủ quyền, tham nhũng, tệ trạng của giới cầm quyền đều có thể bị liệt vào lãnh vực"an ninh quốc gia" và quy kết là phương hại đến an ninh quốc gia.

Khi nói rằng các "cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng..." điều đó có nghĩa rằng những thông tin cá nhân, tài chánh của người dân cho các dịch vụ ngân hàng cũng nằm trong tầm kiểm soát của đảng và nhà nước. 

Một điều khoản bịt miệng khác là Điều 26 khoản 2 cho phép giới cầm quyền CSVN ra lệnh cho các công ty nước ngoài "xoá thông tin đăng tải trên mạng theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp và lưu vết thông tin đó để cung cấp cho cơ quan chấp pháp; xác thực thông tin người dùng, và cung cấp nó cho cơ quan chấp pháp khi có yêu cầu; đáp ứng tất cả các yêu cầu khác của cơ quan chấp pháp"

Nếu dự thảo Đặc Khu được chế độ bật đèn xanh cho ồn ào, náo nhiệt trên báo chí lề đảng thì dự thảo An Ninh Mạng đã bị đảng cầm quyền bật đèn đỏ. Tất cả đều im lặng để chuẩn bị một thời kỳ im lặng của cả nước. Im lặng bởi sự gia tăng theo dõi, kiểm soát, không chế và khủng bố. Im lặng để tập đoàn cai trị ung dung tiếp tục sự nghiệp bán nước và hoàn tất sứ mạng đã cam kết trong Mật ước Thành Đô. 
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Tue 12 Jun 2018, 20:01

423 "đại diện Dân" bấm nút thông qua đạo luật Bịt Mồm Dân




Luật An Ninh Mạng? An%2Bninh%2Bma%25CC%25A3ng-treo%2B%25C4%2591a%25CC%25A3%25CC%2586c%2Bkhu-danlambao



Danlambao - Sau khi Dự luật Đặc Khu bị hàng trăm ngàn người dân khắp nước ào ạt xuống đường phản đối, Quốc hội cộng sản theo lệnh của đảng lập tức thông qua luật An ninh mạng. Đây là hành động gia tăng kiểm soát, theo dõi, bịt miệng, dập tắt và bỏ tù tiếng nói của người dân vạch trần những hành vi bán nước của chế độ. 

423 đảng viên cộng sản trong số 466 đại biểu đã nhân danh là đại biểu quốc hội, nhân danh là kẻ đại diện cho dân đã bấm nút thông qua dự thảo luật bịt mồm nhân dân.

Kể từ ngày 01.01.2019, mọi thông tin cá nhân, riêng tư của người sử dụng Internet sẽ nằm trọn trong tay chế độ côn an trị vì tất cả những công ty nước ngoài phải lưu trữ những dữ kiện này tại Việt Nam. 

Mọi bài viết, trao đổi, dữ liệu của bất kỳ công dân nào cũng sẽ nằm trọn trong tay của công an mạng vì nó sẽ được tuỳ tiện xếp vào loại các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. 

Bên cạnh những thông tin, trao đổi trong lãnh vực xã hội, chính trị, những thông tin cá nhân về tài chánh của người dân trong các dịch vụ ngân hàng đương nhiên sẽ bị chế độ kiểm soát. 

Với chiếc còng ANM, bất kỳ bất đồng ý kiến nào của người dân đều có thể bị xoá sạch khi nhà cầm quyền ra điều luật cho phép nhà nước VN yêu cầu các công ty nước ngoài phải xoá thông tin đăng tải, lưu vết và cung cấp thông tin cho công an và đáp ứng mọi yêu cầu khác mà nhà cầm quyền đòi hỏi. 

Với thủ đoạn khủng bố người dân bằng đạo luật ANM, những ai mang lòng dân mà trái ý đảng đều có thể "được" côn an tuỳ tiện xếp vào "sáu nhóm hành vi bị nghiêm cấm" trong đó có: "tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống nhà nước, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức." 

Kể từ ngày 01.01.2019, tại Việt Nam, mạng lưới internet toàn cầu trở thành mạng lưới sắt của chế độ, khoá mồm, trói tư duy 90 triệu người dân Việt Nam. 

Đạo luật An Ninh Mạng là khẩu AK của đảng bắn vào quyền Riêng Tư, quyền Tự Do Ngôn Luận và quyền Tự Do Sử Dụng Internet của người dân Việt Nam. 

Nó cũng là công cụ giúp cho chế độ hèn với giặc ác với dân ung dung bán nước mà không phải lo lắng phải đối diện, chống đỡ các nguồn dư luận chống đối. 

Từ giờ cho đến ngày 01.01.2019, ngày mà đạo luật của những kẻ độc tài, bán nước trở thành hiệu lực, chúng ta hãy đồng lòng tranh đấu, lên tiếng phản đối, cùng nhau xuống đường để tạo sức ép, buộc chế độ phải huỷ bỏ đạo luật này. 

12.06.2018

Luật An Ninh Mạng? Ca%25CC%2582%25CC%2581m%2Ble%25CC%2582n%2Bma%25CC%25A3ng%2Bthi%25CC%2580%2Bta%2Bxuo%25CC%2582%25CC%2581ng%2B%25C4%2591u%25CC%259Bo%25CC%259B%25CC%2580ng-danlambao



Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Sun 17 Jun 2018, 02:58

Luật An ninh mạng: Quyền và tiền!!!







Luật An Ninh Mạng? An%2Bninh%2Bma%25CC%25A3ng-quye%25CC%2582%25CC%2580n%2Bva%25CC%2580%2Btie%25CC%2582%25CC%2580n-danlambao


Tự Do Ngôn Luận - ...Không chỉ có vấn đề quyền lực, còn có chuyện tiền bạc, lợi lộc nữa, mà bộ Công an sẽ là người được hưởng. Bởi lẽ khi các công ty như Google, YouTube, Facebook, Yahoo... phải lưu trữ dữ kiện tại VN, phải đáp ứng mọi yêu cầu của Luật ANM, thì xem như toàn bộ dữ kiện, thông tin cá nhân của người dùng đã trở thành chủ quyền của Bộ Công an, chứ không phải là tài sản của VN như Tô Lâm đã nhấn mạnh với Quốc hội hồi tháng 10-2017...

*

 Với một khái niệm về An ninh mạng không giống ai trên thế giới, ngoài giống đàn anh Tàu cộng: “An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” - Với một Đảng hội mạo danh Quốc hội, gồm những đại (dễ) biểu mà ám ảnh quyền lợi lớn hơn thao thức phục vụ, tâm địa quỵ lụy đảng lớn hơn ý chí bênh vực dân - Với lối bỏ phiếu tự cho là văn minh: bấm nút kiểu nặc danh, thành ra hành xử vô trách nhiệm, sinh ra kết quả đáng nghi ngờ, bày ra âm mưu quá lộ liễu, Luật An ninh mạng vừa được thông qua hôm 12-6-2018. 

Với tầm nhìn sáng suốt, thái độ thiện chí và ý thức dân chủ, ngay từ tháng 8-2017, một số cơ quan ngoại giao tại Việt Nam gồm trưởng phái đoàn Liên minh Âu Châu, đại sứ Mỹ, Úc, Canada và nhiều nước khác đã gửi thư chung đến Chủ tịch Quốc hội bày tỏ quan ngại vể yêu cầu đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng VN trên lãnh thổ VN là trái với cam kết thương mại quốc tế của VN trong tư cách thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đến ngày 8-6-2018, đại sứ Hoa Kỳ còn cảnh báo lần nữa: “Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật An ninh mạng (ANM) hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của ANM và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của VN, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của VN. Hoa Kỳ và Canada thúc giục VN hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế”. 

Cũng hôm 8-6-2018, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vạch trần rằng nhà cầm quyền VN có bề dày “thành tích” trừng phạt những tiếng nói bất đồng chính trị và xã hội với lý do bảo vệ an ninh quốc gia. Dự thảo luật nói trên, thêm một lần nữa, lại trao cho họ quyền hạn rất rộng để định đoạt những hành vi ngôn luận nào là “trái pháp luật” cần phải kiểm duyệt, để nhận diện và truy tố người dân vì các hoạt động ôn hòa trên mạng, nhằm mục đích tối hậu là bảo vệ quyền lực độc tôn của đảng. Nên không phải ngẫu nhiên mà tác giả của dự thảo này chính là Bộ Công an, thanh gươm và lá chắn của đảng. 

Cũng từ ngày 07-06-2018, một “Kiến nghị không thông qua dự thảo Luật ANM” được gởi tới Quốc hội đã cho thấy rằng Luật đó tiềm ẩn khả năng vi phạm các dân quyền cơ bản. Chẳng hạn nó xâm phạm quyền riêng tư và quyền bí mật thư tín, do chỗ nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xác thực thông tin người dùng và cung cấp nó cho cơ quan công an khi có yêu cầu mà chẳng cần thông qua tòa án, nghĩa là chẳng cần phải chứng minh cá nhân đó có vi phạm pháp luật hay không. Nó cũng cản trở quyền tự do ngôn luận khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải xoá thông tin đăng tải trên mạng nếu thông tin đó bị xác định là “xấu”, “độc” theo yêu cầu của công an và lưu vết thông tin đó để cung cấp cho lực lượng này. Đang khi các loại thông tin xấu được liệt kê rất mơ hồ (như cũng mơ hồ mọi thứ tội danh chính trị tại VN), lại chẳng có quy định hay thủ tục cụ thể để công dân có cơ hội bảo vệ ý kiến mình cách công bằng và minh bạch. Luật ANM cũng tước đi quyền sử dụng internet của công dân khi nhà cung cấp dịch vụ mạng phải ngưng cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet cho tổ chức, cá nhân đăng tải lên mạng một số loại thông tin mà bộ Công an hay bộ Thông tin truyền thông cho rằng có nội dung xấu theo luật!!! Thế nhưng hơn 60 ngàn chữ ký của công dân ký vào Kiến nghị trước ngày Luật thông qua đã bi sổ toẹt. 

Ngay sau ngày này, chính Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Đông Nam Á, hôm 14-06 đã mạnh mẽ lên tiếng: Luật ANM chứa đựng một số điều khoản trái ngược với các cam kết mà VN đã ký trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Nó có thể được sử dụng để đàn áp những tiếng nói bất đồng ở VN. Và như để chứng minh cho điều này, cơ quan Nhân quyền LHQ nhắc tới các báo cáo về sự đụng độ giữa những người biểu tình và công an diễn trong các cuộc xuống đường trên toàn quốc hôm 10+11+12/06, chống lại hai dự luật về các Đặc khu kinh tế và ANM, dẫn đến việc bắt giữ và đánh đập số lượng lớn công dân yêu nước. 

Đang khi đó, theo quan niệm của thế giới văn minh dân chủ, ANM là vấn đề thực hiện những biện pháp bảo vệ các thông tin, dữ liệu của người dùng mạng, chống những truy cập trái phép hay tấn công vào các website, blog, tài khoản cá nhân, địa chỉ điện thư, mã số thẻ tín dụng, thay đổi, phá hủy, đánh cắp thông tin của người khác nhằm mục đích phá hoại hay lừa đảo/cướp giậttài sản. ANM là hoạt động nhằm phát hiện, ngăn chặn và ứng phó với các cuộc tấn công vào máy tính của các cơ quan, tổ chức. Chẳng hạn phải làm sao để thông tin trong các mạng của chính phủ, của các tổ chức công lẫn tư, các doanh nghiệp, các ngân hàng, đỡ bị tin tặc tấn công, đánh cắp dữ liệu, phá hoại…. Người ta vẫn không quên vụ tin tặc đã tấn công một số màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại khu vực làm thủ tục bay của các sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc vào chiều 29-07-2016. Lúc ấy, các màn hình của mấy sân bay đó đã bị chèn những hình ảnh và nội dung câu chữ xúc phạm VN và Philippines, xuyên tạc các nội dung về Đông Hải. Hệ thống phát thanh của sân bay cũng phát đi những thông điệp tương tự. Đồng thời website của Vietnam Airlines cũng bị hack với 411.000 dữ liệu của hành khách đi máy bay đã bị hacker thu thập và phát tán. Cuộc tấn công website và hệ thống thông tin sân bay này được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay vào hệ thống thông tin hàng không của VN. 

Thế nhưng, đảng và nhà cầm quyền CSVN chẳng mấy quan tâm đến những điều đó, một đã đánh tráo khái niệm... Gọi là ANM, nhưng cái luật trời đánh vừa thông qua thực ra là để bịt miệng nhân dân... Đã không làm lợi gì cho đất nước, nó trái lại gây lạc hướng, để cho vấn đề ANM thực sự của quốc gia có thể lâm vào tình trạng hết sức nguy hiểm. Đây là sự cố ý hiểu nhầm từ gốc rễ về mặt khái niệm, xảo trá về mặt ngôn từ, xuyên tạc về mặt nội dung. Tất cả chỉ để củng cố quyền lực cai trị của đảng Cộng sản, và tạo điều kiện cho lực lượng Công an có thể lạm quyền một cách vô lối, để can thiệp vào đời sống của người dân, nhân danh ANM. 

Nhưng không chỉ có vấn đề quyền lực, còn có chuyện tiền bạc, lợi lộc nữa, mà bộ Công an sẽ là người được hưởng. Bởi lẽ khi các công ty như Google, YouTube, Facebook, Yahoo... phải lưu trữ dữ kiện tại VN, phải đáp ứng mọi yêu cầu của Luật ANM, thì xem như toàn bộ dữ kiện, thông tin cá nhân của người dùng đã trở thành chủ quyền của Bộ Công an, chứ không phải là tài sản của VN như Tô Lâm đã nhấn mạnh với Quốc hội hồi tháng 10-2017. 

Theo phân tích của nhiều tác giả, đặc biệt Vũ Đông Hà qua bài “Tâm thư của Bộ trưởng [Tô Lâm] về "cơ hội" của Luật ANM”“...Với chủ quyền ấy, công an không chỉ gia tăng khả năng đối đầu với những phần tử dân chủ phản động như dư luận tập trung lo ngại. Nhưng quan trọng hơn, đó là cơ hội và là phương tiện cho công an gia tăng quyền lợi, phát huy sự nghiệp làm giàu, vì có sẵn trong tay toàn bộ dữ liệu để kiểm soát, khống chế, vòi tiền, đổi chác, chụp bắt cơ hội... với tất cả doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ và ngay cả những thành phần lãnh đạo cao cấp của đảng...” 

Ẩn trong Luật ANM là một núi điều kiện về cơ chế “xin-cho” áp đặt đối với các chủ thể kinh doanh mạng Internet của VN và nước ngoài. Mỗi điều kiện là một giấy phép, và ứng với những điều kiện lớn thì lại đẻ ra hàng đống giấy phép con nằm trong những giấy phép lớn... Chưa kể phần “hậu kiểm” - tức cơ chế mà Luật ANM cho phép các quan chức công an mạng có quyền kiểm tra hoạt động của những doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh mạng Internet sau khi cấp phép, theo cách ‘hành là chính’, để vòi tiền không ngưng nghỉ. 

Công an cũng sẽ nắm trọn bộ tất cả những chiến lược, tính toán, dự trù về kinh doanh, mọi biên bản về lợi nhuận, các báo cáo nội bộ về tài chánh... được trao đổi qua hệ thống internet bởi các doanh nghiệp. Với những thông tin có sẵn trong tay, công an sẽ biết rõ đường đi nước bước, những kế hoạch đấu thầu, những dự tính mua ra bán vào các cổ phần, những âm mưu trốn thuế, rửa tiền, tài sản thật sự của công ty lẫn cá nhân... và rất nhiều "chứng cớ" khác để công an dễ dàng gia tăng công tác làm tiền doanh nghiệp


Bên canh đó, công an có thể biết rõ mọi hoạt động của các bộ phận ban ngành trong bộ máy cai trị: từ chính phủ cho đến quốc hội, từ viện kiểm sát đến tòa án, từ địa phương đến trung ương. Công an cũng sẽ có sẵn trong tay mọi cuộc trò chuyện riêng tư tình ái, gặp gỡ hẹn hò, vận động phe nhóm, mua ghế bán quyền, móc ngoặc lại quả... qua trao đổi trên internet của các đảng viên, cán bộ địa phương lẫn các thành viên Trung ương đảng và Bộ Chính trị. Cả cánh quân đội mà từ bao năm qua đã làm giàu cách hợp pháp hoặc bất chính, nhức mắt ngành công an, nay cũng sẽ không thoát khỏi sự theo dõi nhờ Luật ANM. 


Đối với các công an đặc trách mảng quần chúng thì tất cả những dữ kiện cá nhân - từ số tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, mọi dịch vụ chuyển-gửi tiền trong nước lẫn ra nước ngoài, những dữ kiện cá nhân, trao đổi riêng tư... cũng sẽ sẵn sàng nằm ngay trước mặt họ để tuỳ nghi sử dụng vào bất cứ lúc nào, cho bất kỳ mục tiêu gì. 

Cứu cánh tối hậu của công an khi soạn thảo Luật ANM và đã khiến 423 đầu óc bã đậu tại Quốc hội thông qua hôm 12-06 chính là thế: Làm một cuộc cách mạng thời @ cho Bộ, đáp ứng mục tiêu “Cán bộ giàu, Bộ mạnh”. Với chủ quyền thông tin internet của toàn thể VN nằm trọn trong tay, công an sẽ trở thành một đối tác thương mại quan trọng nhất của Trung Quốc. Do đó, ngày Luật ANM có hiệu lực đầu năm tới cũng là ngày công an chính thức ra mắt trong nội bộ Công ty Khai thác & Buôn bán Thông tin Dữ kiện VN. 

Trước bao hiểm họa khôn lường ấy do Luật ANM ("Thông tin là quyền và tiền"), người dân Việt muốn sống tự do, muốn đứng thẳng như một con người với quyền phát biểu rõ những gì mình suy nghĩ đúng nhờ tự do internet, thì phải nhất quyết đánh gục cái công cụ pháp lý ghê rợn nói trên, bằng những cuộc biểu tình rộng khắp, đông đảo, liên tục. Chỉ có quyền lực nhân dân, sức mạnh quần chúng thực thi qua việc xuống đường mới cứu được chúng ta và con cháu chúng ta. 

Ban Biên Tập 
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 293 (15-06-2018)
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Sun 16 Sep 2018, 03:14

Cuối cùng, Facebook cũng nói về Việt Nam


(luatkhoa.org)Người sử dụng Facebook tại Việt Nam cuối cùng cũng có một câu trả lời về thái độ của Facebook đối với chính phủ Việt Nam.


Luật An Ninh Mạng? Sandberg-vietnam-1


Trong một phát biểu tại phiên điều trần ngày 5/9 vừa qua ở Uỷ ban Tình báo của Thượng viện Mỹ, bà Sheryl Sandberg, nhân vật quyền lực số hai của Facebook sau Mark Zuckerberg, cho biết: “Chúng tôi không có máy chủ ở Việt Nam và trừ những ngoại lệ rất ít ỏi khi có những mối đe doạ nghiêm trọng xảy ra, chúng tôi không bao giờ cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam, bao gồm cả thông tin về chính trị”.


Thượng nghị sĩ Marco Rubio hỏi: “Và các bạn sẽ không bao giờ làm như vậy?”
Sandberg: “Chúng tôi sẽ không làm như vậy.”
Rubio: “Các bạn sẽ không đồng ý làm như vậy để được hoạt động chứ?”
Sandberg: “Chúng tôi chỉ hoạt động ở những quốc gia mà chúng tôi có thể giữ được những giá trị của mình.”
Rubio: “Điều đó áp dụng cho cả Trung Quốc?”
Sandberg: “Điều đó cũng áp dụng cho cả Trung Quốc nữa.”

Trước đó, TNS Rubio đã trình bày hàng loạt động thái mới đây của các chính phủ mà ông cho là “độc tài” ở Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ trong việc kiểm soát thông tin người dùng Internet và ngăn chặn thông tin của các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền.

Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng được nhắc đến khá chi tiết khi ông Rubio nói rõ nó sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 tới, theo đó, Facebook sẽ phải lưu dữ liệu người dùng ở Việt Nam và phải cung cấp thông tin cho chính phủ Việt Nam.

Khi được hỏi liệu Facebook có ủng hộ các nguyên tắc dân chủ trên toàn cầu không hay chỉ ủng hộ chúng ở Mỹ, bà Sandberg cho biết, “chúng tôi ủng hộ các nguyên tắc này trên toàn cầu”.

Bạn có thể theo dõi toàn bộ cuộc đối thoại trên ở video dưới đây:

https://www.youtube-nocookie.com/embed/rZ31ugWyH8g?iv_load_policy=3&modestbranding=1&rel=0&autohide=1&playsinline=1&start=3761&autoplay=0

Cần lưu ý rằng, những người ra điều trần ở Quốc hội Mỹ không được phép nói dối. Họ phải tuyên thệ trước khi điều trần rằng chỉ nói sự thật và toàn bộ sự thật. Trong trường hợp nói dối và bị phát hiện, họ sẽ phải đối mặt với tội khai man.


Phiên điều trần này diễn ra trong bối cảnh người dùng Facebook tại Việt Nam đang lo ngại về việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này sẽ tuân thủ Luật An ninh mạng và quay lưng với người dùng, đặc biệt là các nhà hoạt động dân chủ, để hợp tác với chính phủ Việt Nam.

Một lá thư của người dùng Việt Nam do Luật Khoa khởi xướng đã được gửi tới trụ sở của Facebook tại California, Mỹ, đề nghị Facebook trả lời rõ ràng về chính sách của họ đối với Việt Nam. Lá thư này đã nhận được xấp xỉ 14.500 chữ ký cho tới thời hạn trả lời là ngày 12/9 vừa qua.

Tuy Facebook không trực tiếp trả lời các câu hỏi nêu trong lá thư này, phát biểu của bà Sheryl Sandberg tại Thượng viện Mỹ phần nào giải đáp được những lo ngại của người dùng Việt Nam.

Theo Báo cáo Minh bạch của Facebook, trong năm 2017, chính phủ Việt Nam đã gửi cho Facebook 12 đề nghị cung cấp thông tin người dùng và có bốn đề nghị đã được Facebook chấp thuận cung cấp một số thông tin.

Sheryl Sandberg không phải là người xa lạ với Việt Nam. Bà là tác giả của cuốn sách “Dấn thân” (Lean In) khá nổi tiếng và từng ghé thăm Việt Nam hồi tháng 11/2017.
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13Mon 15 Oct 2018, 06:30

[size=38]Bộ Công an soạn dự thảo Nghị định Luật An ninh mạng, dân lo bị ‘xâm hại’[/size]


12/10/201 
Khánh An-VOA


Bản dự thảo Nghị định quy định chi tiết về Luật An ninh mạng được cho là do Bộ Công an soạn thảo đang gây bất an cho người dân.


Trong khi giới chuyên gia, công chức, doanh nghiệp lo ngại về những tác động xấu mà luật này có thể gây ra cho nền kinh tế đang tăng trưởng của Việt Nam, giới hoạt động xã hội và nhiều người dân nói luật này là công cụ mà chính quyền sẽ sử dụng để ‘xâm hại thô bạo’ quyền riêng tư của người dân.


Truyền thông nhà nước cho biết Bộ Công an vừa có cuộc họp vào ngày 9/10 và cơ bản đã hoàn thành 3 văn bản hướng dẫn thi hành Luật An ninh mạng. Trong buổi họp, Bộ trưởng Tô Lâm-trưởng ban soạn thảo-nhấn mạnh đến tính “quan trọng và phức tạp” của các văn bản này vì có liên quan trực tiếp đến an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền đất nước, dính dáng đến nhiều bộ ngành và “được sự quan tâm rất lớn từ cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước”, theo báo Công An Nhân Dân.


Tin cho hay tướng Tô Lâm đã yêu cầu Thường trực Ban Soạn thảo tiếp thu các ý kiến tham gia góp ý, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo các văn bản trước khi ban hành. Tuy nhiên, việc tiếp cận các văn bản dự thảo lại hoàn toàn “không dễ”, theo lời của Luật sư Trần Vũ Hải.


Phát biểu trên trang Facebook cá nhân, vị luật sư được biết tiếng ở Hà Nội cho rằng “rất nhiều quy định bóp nghẹt cư dân mạng và doanh nghiệp từ các dự thảo này”.
Trong khi đó, Luật sư Trần Đức Hoàng, qua Facebok cá nhân, nêu thắc mắc “không hiểu vì lý do đặc biệt gì” mà dự thảo nghị định An ninh mạng được thông qua với thủ tục rút gọn trong 20 ngày và không lấy ý kiến rộng rãi? 


Ông cảnh báo “nếu không được xem xét và lấy ý kiến kỹ càng từ các chuyên gia, doanh nghiệp và nhân dân, thì chúng có khả năng ‘phá hoại’ thay vì ‘xây dựng’”, và có thể biến Cục An ninh mạng trở thành một “siêu cục” với quyền lực vô cùng hùng mạnh, có thể quyết định việc kinh doanh trên internet của doanh nghiệp.



Luật An Ninh Mạng? 6D021F99-488B-40FE-BB82-3C5787D54C1C_cx0_cy41_cw100_w650_r1_s




Theo văn bản được cho là dự thảo Nghị định An ninh mạng đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, thì các quy định trong dự thảo này càng thắt chặt hơn những đòi hỏi vốn đã gây ra nhiều tranh cãi và quan ngại của Luật An ninh mạng khi nó được thông qua hồi tháng 6.


Theo nghị định này, các công ty cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng xã hội, email, video, tin nhắn, trò chơi, ngân hàng, dịch vụ tài chính, thương mại điện tử… tại Việt Nam phải đặt văn phòng và lưu trữ dữ liệu bên trong lãnh thổ Việt Nam.


Các công ty cũng được yêu cầu phải lưu trữ các thông tin cá nhân người sử dụng dịch vụ như họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ, số điện thoại, số thẻ tín dụng, hồ sơ tài chính, sức khỏe, quan điểm chính trị, mối quan hệ xã hội, sinh trắc học… và phải cung cấp cho giới hữu trách khi có yêu cầu.


Sau khi văn bản dự thảo Nghị định An ninh mạng được “tuồn” lên mạng xã hội, nhiều người dân bày tỏ lo ngại rằng những thông tin “rất cá nhân, rất riêng tư” của họ sẽ bị phơi bày, tệ hơn nữa, là bị các đại công ty như Google, Facebook “bỏ rơi” một khi họ không thể tuân thủ toàn bộ các yêu cầu của Luật vào ngày 1/1/2020.


Hiện số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam là khoảng 64 triệu người, chiếm hơn 70% dân số.


TS. Lê Đăng Doanh, một trong những chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam, cho rằng một số yêu cầu của Luật “vượt quá khuôn khổ về an ninh mạng”, khiến các công ty nước ngoài “khó mà tuân thủ”.


Ông nói: “Nếu các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài không đồng ý, điều đó có thể bất lợi cho việc thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như cho cộng đồng sử dụng mạng tại Việt Nam”.



Luật An Ninh Mạng? EC768565-C89B-43AD-A7BA-47F3DEE6DFA1_w650_r1_s
Văn phòng Nhân quyền LHQ chuyên trách về Đông Nam Á ra tuyên bố về Luật An ninh mạng của Việt Nam vào ngày 14/6/2018.



Cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cũng bày tỏ lo ngại Luật An ninh mạng có thể “gây cản trở lớn” cho việc thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU (EVFTA), hiện đang được vận động mạnh mẽ để được phê chuẩn tại châu Âu. 


“EU hiện là thị trường chiếm 19-20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Kinh tế của Liên minh châu Âu và kinh tế Việt Nam bổ sung cho nhau nên hai nền kinh tế đều được hưởng lợi nếu hiệp định thương mại tự do đó được thông qua và thực hiện”, TS. Lê Đăng Doanh cho biết thêm.


Theo ông, nếu đông đảo dân biểu ở châu Âu phản đối Luật An ninh mạng, điều này sẽ gây bất lợi lớn cho việc thông qua hiệp định mà Việt Nam đã mất nhiều năm đàm phán.


Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) nói với VOA rằng Luật An ninh mạng là một công cụ mới của chính quyền để kiểm duyệt người dân.


“Nếu tôi là EU, tôi sẽ nói rằng chúng tôi không thể ký hiệp định với các ông được vì luật an ninh mạng của các ông quá khái quát, mơ hồ, hạn chế quyền tự do ngôn luận trên mạng, và nhắm vào những người chỉ đơn giản bày tỏ ý kiến phê bình chính quyền”, ông Robertson nói.
Tổ chức HRW hồi tháng 6 kêu gọi Việt Nam phủ quyết Luật An ninh mạng “đầy vấn đề” này.


Kể từ khi được thông qua vào tháng 6, ngoài những phản đối, kiến nghị của người dân trong nước, nhiều tổ chức, dân biểu, cơ quan nghiên cứu quốc tế cũng đã nêu quan ngại về Luật An ninh mạng, cho rằng các quy định của luật này “xâm hại thô bạo” quyền riêng tư của người sử dụng, thay vì tập trung vào vấn đề cốt lõi là bảo vệ an ninh mạng.


Nhiều chuyên gia quốc tế đặc biệt chỉ trích quy định của Luật buộc các công ty cung cấp dịch vụ nước ngoài phải “địa phương hóa” cơ sở dữ liệu vì cho đây là một “bước lùi lớn” gây cản trở cho việc hội nhập của Việt Nam trong các cam kết quốc tế. Thậm chí theo họ, quy định này còn đặt Việt Nam vào nguy cơ vi phạm các cam kết đã ký trong tư cách là thành viên của các tổ chức quốc tế, chẳng hạn như tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), vốn luôn cổ xúy cho thương mại tự do và tối thiểu hóa các hàng rào kỹ thuật trong thương mại.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Luật An Ninh Mạng? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Luật An Ninh Mạng?   Luật An Ninh Mạng? I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Luật An Ninh Mạng?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nguyễn Du
» Vĩnh Biệt Bố Ninh
» Gà ninh với nấm và gừng
» Bánh tráng trộn
» Liên Hoàn Tam Thập Lục Khúc - Tiếu Ngạo Giang Hồ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-