Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa   Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa I_icon13Mon 08 Oct 2018, 07:43

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa

Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng Tử.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m12

Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.

Một ngày mùa đông năm 1966, trời đất đột nhiên tối đen. Mộ của Khổng Linh Di, vị Diên Thánh Công cuối cùng, đích tôn đời thứ 76 của Khổng Tử, bị quật lên, thi thể bị kéo lê trên mặt đất. Diên Thánh Công là phong hiệu dành cho những trưởng tử trưởng tôn thuộc dòng dõi đích tôn của Khổng Tử. Đây là tước vị được phong cho đời đời nối nhau của dòng dõi Khổng Tử suốt từ thời Tống. Một đám thanh niên mặc quân phục màu xanh, tay đeo phù hiệu màu đỏ đứng vây quanh thành một vòng tròn cười hả hê. Họ chính là Hồng vệ binh của “cách mạng không có tội, tạo phản hợp lý”. Phía sau họ là nông dân mặc áo bông dày đến để xem huyên náo.

Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.

Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem huyên náo mà thôi.

Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật. Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ ghi “bần hạ trung nông”.

Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh lạc hướng của Hồng vệ binh.

Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ. Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.

Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa, Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động, nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m11

Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.

Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.

Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị “không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có thể quật mộ họ Khổng”.

Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến nói “bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ. Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m10

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m14

Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để “điều tra hỏa lực”.

Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn sóng phá hoại đang dâng cao.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m13

Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc Phụ.

Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt xông vào.

Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m15

Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.

Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền” này ra để đá bóng trên mặt đất.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m18

Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử. Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.

Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập bia hiện giờ bắt đầu”. Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m16

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m17

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m19

Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.

Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng trên cây, treo các thi thể này lên.

Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa thể như thế rất khó coi”.

Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973, dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào sạch.

Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào mộ mà trở nên giàu có.

Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị đánh.

Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các mảnh này.

Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ. Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào năm 45 tuổi, không kết hôn.

Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88 tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ nhục lớn nhất.

Theo Secretchina

Tự Minh

Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa   Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa I_icon13Mon 08 Oct 2018, 20:18

Trà Mi đã viết:
Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa

Dưới đây là lời kể của Lưu Á Vĩ, cựu thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ về những gì ông tận mắt chứng kiến khi Hồng vệ binh phá miếu và đào mộ gia quyến Khổng Tử.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m12


Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ.


Một ngày mùa đông năm 1966, trời đất đột nhiên tối đen. Mộ của Khổng Linh Di, vị Diên Thánh Công cuối cùng, đích tôn đời thứ 76 của Khổng Tử, bị quật lên, thi thể bị kéo lê trên mặt đất. Diên Thánh Công là phong hiệu dành cho những trưởng tử trưởng tôn thuộc dòng dõi đích tôn của Khổng Tử. Đây là tước vị được phong cho đời đời nối nhau của dòng dõi Khổng Tử suốt từ thời Tống. Một đám thanh niên mặc quân phục màu xanh, tay đeo phù hiệu màu đỏ đứng vây quanh thành một vòng tròn cười hả hê. Họ chính là Hồng vệ binh của “cách mạng không có tội, tạo phản hợp lý”. Phía sau họ là nông dân mặc áo bông dày đến để xem huyên náo.

Lúc này Lưu Á Vĩ chỉ mới 13 tuổi nhưng vẫn còn nhớ như in cảm giác bất lực khi ở trong bầu không khí đó. Ông nói “nó thực sự là mùi của thế giới khác”, như thể có ai đó lấy tay thọc vào bụng mình và liên tục xóc lên. Trước khi Hồng vệ binh đến đào mộ ở Khổng Lâm (khu rừng của họ Khổng, nơi chôn cất gia đình các đời Diên Thánh Công), họ đã đến Miếu Khổng Tử và Khổng Phủ đập phá các bia khắc, đốt tượng thờ, phá hủy các bình lọ mà họ gọi là “đại biểu cho thế lực hủ bại của chủ nghĩa phong kiến”.

Bấy giờ khi hồi tưởng lại, Lưu Á Vĩ day dứt tự nhận mình là một tội nhân, nhưng thực ra khi đó ông chỉ là một đứa trẻ con đi xem huyên náo mà thôi.

Ngày 23/8/1966, chính quyền huyện Khúc Phụ biết tin Hồng vệ binh ở ngoài huyện đang kéo tới với ý định đập phá các văn vật. Học sinh, sinh viên đã dán biểu ngữ “khẩn cấp hành động chống phá hoại” lên cửa lớn của Khổng Miếu và đóng cửa Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn và Nam Môn. Nhiều nông dân đến giúp canh phòng cửa Khổng Phủ, họ đều bị dán lên trước ngực băng màu đỏ ghi “bần hạ trung nông”.

Lúc đó, Bí thư huyện Khúc Phụ là Lý Tú cũng công khai phát biểu rằng, theo quy định của Quốc vụ viện, “Tam Khổng” (Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm) là văn vật được bảo tồn trọng điểm của quốc gia, nếu phá chính là phá hoại tài sản quốc gia, “phá một vài ngày, mấy trăm năm cũng không hồi phục lại được”, nhằm đánh lạc hướng của Hồng vệ binh.

Lúc đó cả huyện Khúc Phụ ở trong trạng thái căng thẳng cao độ. Đột nhiên, Hồng vệ binh của Trường Đào tạo Giáo viên Khúc Phụ cũng đến tham gia hành động, hô to khẩu hiệu “đả đảo Khổng lão nhị”, “triệt để phá hủy Khổng gia điếm”.

Trước khu lăng mộ, khi bị chặn bởi Hội Công tác Quản lý Văn hóa, Hồng vệ binh đã nhắc lại lời Mao: “Đối với những thứ phản động, nếu không đánh thì nó không ngã, cũng giống như là quét nhà, nếu chổi không chạm đến thì bụi không thể tự nhiên biến mất”.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m11


Tháng 11/1966, trong “Thảo Khổng Chiến Báo” của nhóm Hồng vệ binh Trường Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”có viết “Hiện nay, Khổng Gia Điếm chính là nơi hội tụ của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại, là rào cản với quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông”.

Đàm Hậu Lan là cái tên được nhiều người nhắc đến khi nói về việc đập phá ở Khổng Phủ. Đàm Hậu Lan chính là người phụ trách của “Đoàn chiến đấu Tĩnh Cương Sơn”, là người viết bài cho tuần san sinh hoạt của Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh, sau đó chuyển sang giúp cho tạp chí “Hồng Kỳ” của Hồng vệ binh. Năm 1966, theo sự xúi giục của Lâm Kiệt, một tác giả chủ yếu của tạp chí “Hồng Kỳ”, Đàm Hậu Lan đã đến huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông để “lật đổ Khổng lão nhị, tạo phản Khổng lão nhị”.

Những năm 1980, khi Lưu Á Vĩ là thành viên của tổ báo chí huyện Khúc Phụ, ông từng đọc một bản báo cáo hơn 20.000 chữ của một đồng sự. Báo cáo tổng hợp việc Đàm Hậu Lan và những người khác đã “thảo Khổng”, đập bia, quật mộ trong Cách mạng Văn hóa ra sao, có kèm theo một danh sách số liệu.

Ngày 11/11/1966, Trần Bá Đạt, đương thời là tổ trưởng “Tiểu tổ Cách mạng Văn hóa Trung ương” gửi điện báo từ Bắc Kinh chỉ thị “không được đốt Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm” nhưng “có thể quật mộ họ Khổng”.

Cùng ngày, một thành viên khác là Tần Bản Vũ gọi điện thoại đến nói “bia từ thời Hán phải giữ, bia trước đời Minh cũng phải giữ. Bia từ thời Thanh có thể đập. Có thể cải tạo Khổng Miếu, ví dụ như đem làm phòng thu tô. Mộ họ Khổng có thể quật. Có thể đưa người nào hiểu về văn vật đến xem một chút.”


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m10


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m14


Nhóm Đàm Hậu Lan đã vạch ra một kế hoạch hành động, phái đi hai “đội tiên phong” đến tỉnh ủy Sơn Đông và huyện Khúc Phụ để “điều tra hỏa lực”.

Để ngăn chặn Hồng vệ binh phá “Tam Khổng”, người dân Khúc Phụ đã dùng các hộp bằng gỗ xếp chặn trước sư tử đá rồi dán hình và khẩu hiệu của Mao Trạch Đông để không ai dám di chuyển hay dám phá. Tuy nhiên, nỗ lực như vậy không đủ với làn sóng phá hoại đang dâng cao.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m13


Chiều ngày 12/11, “điểm liên lạc Hồng vệ binh toàn quốc triệt để phá tan Khổng Gia Điếm, cách mạng tạo phản thiết lập quyền uy tuyệt đối của tư tưởng Mao Trạch Đông” được thành lập, đánh dấu sự thành lập chiến tuyến chung của Hồng vệ binh Đại học Đào tạo Giáo viên Bắc Kinh và Hồng vệ binh địa phương tại Khúc Phụ.

Ngày 13/11, cửa chính của Khổng Phủ bị ép mở. Công nhân, cán bộ, học sinh, thậm chí cả các bà lão cưỡi lừa, hàng chục người ồ ạt xông vào.

Ngày 15/11, trước cửa chính của Khổng Phủ, có dán chữ “Đại hội triệt để phá tan Khổng Gia Điếm”. Bia đá nằm trước cửa Khổng Phủ, từ năm 1962 được Quốc vụ viện ghi chữ “văn vật trọng điểm toàn quốc được bảo hộ” bị đập tan. Sau đó, Hồng vệ binh chia nhau đi Khổng Miếu, Khổng Lâm, Chu Công Miếu để đập bia, giật biển, đập hủy tượng thờ.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m15


Hồng Vệ Binh đập tượng Chu Công ở Sơn Đông.


Có người lôi từ trong tượng Khổng Tử ra một bộ cổ thư, chính là bộ “Lễ Ký” từ thời Minh. Những người này sau đó lôi từ trong tượng của các môn sinh Khổng Tử ra quyển “Chu Dịch”, “Thi Kinh”, “Xuân Thu”, “Đại Học”, “Trung Dung”, “Luận Ngữ” v.v. Đám Hồng vệ binh đem đầu lâu tượng của các “chí thánh tiên hiền” này ra để đá bóng trên mặt đất.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m18


Ngày 29/11/1966, trời lạnh vô cùng. Lưu Á Vĩ còn nhớ rõ ngày đó, sau khi ăn sáng xong thì được nghe nói là Đàm Hậu Lan đã lệnh cho nhóm Hồng vệ binh từ Bắc Kinh đến quật mộ Khổng Tử. Lưu Á Vĩ cùng một đám trẻ con chạy đến Khổng Lâm để xem. Khi đến nơi, chỉ nhìn thấy Hồng vệ binh làm thành một tường người để giữ trật tự. Ở phía sau Đàm Hậu Lan, các lãnh đạo huyện Khúc Phụ và địa khu Tế Ninh, bị xâu chuỗi thành một hàng, đội mũ cao ghi chữ “ngưu quỷ xà thần”.

Hồng vệ binh chia thành hai đội, mỗi đội nắm một đầu của dây thừng, chờ lệnh. Có một giọng cao hét lên: “Nghi thức phá đất đập bia hiện giờ bắt đầu”. Bia có chữ “Đại thành chí thánh Văn Tuyên Vương” bị giật đổ, trước thềm đá vỡ làm hai. Phóng viên đến từ xưởng phim điện ảnh tin tức trung ương của Bắc Kinh, chạy tới chạy lui để ghi lại hình ảnh “phá tứ cựu” này.


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m16


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m17


Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Cach-m19


Để quật và phá mộ nhanh hơn, các tiểu tướng cách mạng bắt đầu sử dụng thuốc nổ. Lưu Á Vĩ tận mắt nhìn thấy mộ phần của Khổng Tử bị phá nổ, mảnh vỡ văng ra khắp nơi.

Trong khu mộ vẫn còn năm thi thể: Khổng Dương Khắc và phu nhân, Khổng Linh Di và thê thiếp. Khi mới rời khỏi đất, các thi thể này cũng còn khá nguyên vẹn. Tuy nhiên, sau đó bị Hồng vệ binh và nông dân dùng móc câu kéo đi. Hồng vệ binh kéo dây thừng trên cây, treo các thi thể này lên.

Nhiều năm sau, Lưu Á Vĩ khi tìm các nhân chứng nói chuyện được biết “các thi thể ở đó 5 hay 6 ngày. Mỗi ngày đều có rất nhiều người vây lại xem không dứt. Sau đó, trong một buổi tối đã bị đem đốt hết tại góc Đông Nam của Khổng Lâm, chủ yếu là vì nhiều người nghĩ rằng mỗi ngày đều thấy các thi thể nam nữ lẫn lộn lõa thể như thế rất khó coi”.

Theo báo cáo Hội Quản lý Văn vật Khúc Phụ ngày 24/2/1973, dưới sự cho phép của những người chịu trách nhiệm đương thời của “Điểm liên lạc thảo Khổng”, trên diện tích 3000 mẫu, các vật phẩm trong phần mộ của họ Khổng suốt 2000 năm đã bị đào sạch.

Mặc dù rất nhiều năm đã qua, đối với dân làng ở cạnh Khổng Lâm, đây vẫn là một câu chuyện bị giữ kín. Sau khi Hồng vệ binh quật mộ, có rất nhiều dân làng cũng khẩn trương đào các ngôi mộ trong khu vực Khổng Lâm ở gần làng. Có nhiều người đã nhờ đào mộ mà trở nên giàu có.

Thậm chí có người từng được giao làm cán bộ thôn bảo vệ Khổng Lâm, cũng dẫn người đi đào mộ. Cũng có nhiều người đã tìm cách ngăn chặn sự mở rộng của việc đào mộ nhưng đều bất lực. Trong mắt dân làng lúc đó chỉ có kim ngân, những ai cản trở đều bị đánh.

Năm 1979, Trung Quốc thực hiện việc khôi phục bia mộ Khổng Tử. Hội Quản lý Văn hóa Khúc Phụ đã giúp việc này, đã thu gom từ trong nhà dân xung quanh được hàng trăm mảnh bia. Bia hiện giờ trước mộ Khổng Tử, chính là được phục dựng dựa trên các mảnh này.

Nhiều người tham gia vào vụ việc “thảo Khổng” này đều chết trẻ. Người nổi bật nhất một thời, Đàm Hậu Lan, năm 1978 bị công an thành phố Bắc Kinh bắt vì tội phản cách mạng, đến năm 1982 thì được miễn truy tố. Đàm Hậu Lan sau đó bị ung thư, chết sớm vào năm 45 tuổi, không kết hôn.

Khổng Đức Thành là con của Khổng Linh Di, năm đó được Tưởng Giới Thạch coi như một nhân vật “quốc bảo” đã theo các văn vật của cố cung sang Đài Loan. Khổng Đức Thành từng là Viện trưởng Viện Thi cử Đài Loan. Ông mất vào tháng 10/2008, hưởng thọ 88 tuổi. Mặc dù rất nhiều lần được mời, ông chưa bao giờ đặt lại chân lên cố thổ. Nhiều người nói rằng tâm lý của ông không chịu nổi. Đối với truyền thống của Trung Quốc, bị quật mộ là nỗi sỉ nhục lớn nhất.

Theo Secretchina

Tự Minh

Mộ gia quyến Khổng Tử còn đào thì có gì mà họ ko dám làm, tỉ hở, VN cũng có, hình như là lăng mộ vua nhà Nguyễn, để T xem lại
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Có chuyện thực dân Pháp đào lăng các vua Nguyễn không?   Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa I_icon13Tue 09 Oct 2018, 09:15

Có chuyện thực dân Pháp đào lăng các vua Nguyễn không?

Từ thập niên hai mươi của thế kỷ XX, trong dân gian Huế đã lưu truyền câu nói:“Đày vua không Khả, đào mả không Bài”. Người ta giải thích: Khi thực dân Pháp có chủ trương đày vua Thành Thái (1907), ông Ngô Đình Khả không đồng ý, khi Khâm sứ Pháp Mahé đào lăng vua Tự Đức (1913), ông Thượng thư Nguyễn Hữu Bài phản đối.

Để chuẩn bị kháng chiến, hồi mùa hè năm 1885, trước khi ra Tân Sở, triều đình Huế đã chon một số vàng bạc trong Đại nội. Sau này khi chiếm được Hoàng thành Huế, bọn thực dân Pháp đã đào bới được một số của cải quý. Mahé vốn là một tên thực dân tham lam, khi được cử làm khâm sứ Huế, y đã sai thuộc hạ là De La Suisse – Hộ lý bộ Lại và bộ Học – lập kế hoạch đào lăng vua Tự Đức để tìm vàng.

Việc đào lăng tìm vàng liên quan đến tài sản nên hắn đã phải bàn với Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài, ông Bài phản đối. Ngày 17/01/1913, De La Suisse lừa đưa Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn lên lăng vua Tự Đức và buộc ông Côn phải chỉ huy đào lăng tìm vàng. Ông Côn bị bắt bí đành phải nhúng tay vào việc vi phạm đạo đức ấy.

Quân của De La Suisse ra sức đào ba ngày nhưng không có kết quả đành bỏ cuộc. Ngày 4/2/1913, nhân khi vào Huế họp hội đồng Chính phủ, Albert Saraut nghe có chuyện đào lăng vua Tự Đức, Saraut hỏi, lúc đó Mahé mới báo cáo và cho biết chưa có gì. Ba ngày sau, 7/2/1913, Saraut ra lệnh cho Mahe phải lập tức dừng ngay việc tìm vàng và tu sửa lại Khiêm lăng. Nhưng vì đang dịp nghỉ Tết Quý Sửu (1913), các đại thần Việt Nam hứa ra đầu tháng Giêng sẽ lấp lại các hố đào. Sự chậm trễ ấy đã giúp cho báo chí có dịp tiếp cận.

Hạ tuần tháng 12/1913, báo Le Courrier d’Haiphong công khai chỉ trích việc làm của Mahe. Toàn quyền, A.Sarraut và các quan lại triều đình Huế nhận được nhiều thư trách móc, nguyền rủa. Việt Nam quang phục quân nhân dịp đó, “mượn tạc đạn” để bày tỏ sự bất mãn của mình. Toàn quyền A.Sarraut lại yêu cầu Mahé báo cáo việc tu sửa lăng Tự Đức  nhưng cho đến lúc đó vẫn chưa hoàn tất.

Tin lăng vua Tự Đức bị đào bay sang Châu Âu. Cụ phó bảng Phan Châu Trinh nghe tin rất phẫn nộ. Ngày 2/4/1913, nhân dịp ông Roux được thăng cấp thiếu tá, cụ Phan gửi cho Roux một lá thư dài bày tỏ sự bất mãn về việc đào mả Tự Đức và phản đối chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương.

Vua Duy Tân hết sức giận dữ chê trách nặng nề các Thượng thư dưới quyền. Hai cụ Trần Cao Vân và Thái Phiên đã nắm lấy sự phẫn nộ của vua Duy Tân tìm cách liên lạc với nhà vua, mời nhà vua làm minh chủ cho cuộc khởi nghĩa chống Pháp hồi tháng 5/1916. Vua Duy Tân đã đồng ý. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1916 đã diễn ra nhưng tiếc thay nó đã bị thất bại ngay sau khi vua Duy Tân vừa rời khỏi Hoàng Cung.

Theo ICT Vietnam (vutiendathd)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Sự thật về chuyện đào mả vua Tự Đức năm 1912   Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa I_icon13Tue 09 Oct 2018, 09:28

Sự thật về chuyện đào mả vua Tự Đức năm 1912

LÊ NGUYỄN

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Hoi_do10

Hội đồng Phụ chánh triều Duy Tân năm 1909. Từ trái qua:Thượng thư bộ Hình Tôn Thất Hân; TT bộ Lại Nguyễn Hữu Bài;TT bộ Lễ Huỳnh Côn; Chủ tịch Tôn nhơn phủ An Thành vương Miên Lịch; TT bộ Công Lê Trinh; và TT bộ Học Cao Xuân Dục (Ảnh tư liệu LN)

Từ lâu trong dân gian có câu “bỏ vua không Khả, đào mả không Bài” để chỉ hai sự kiện quan trọng xảy ra tại Huế vào những thập niên đầu thế kỷ 20. Theo nghĩa thông thường, “không khả” có nghĩa là không thể, nhưng trên thực tế dùng ám chỉ ông Ngô Đình Khả, Thượng thư bộ Lễ triều Thành Thái (1889-1907), còn từ “bài” trong “không bài” dùng ám chỉ Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài, triều Duy Tân (1907-1916). Quanh sự kiện phế truất vua Thành Thái (bỏ vua) và đào mả vua Tự Đức, có nhiều điều cần được làm sáng tỏ.

Chỉ riêng cụm từ “bỏ vua” cũng đã có hai cách giải thích, một là việc phế truất vua Thành Thái năm 1907, hai là âm mưu của thực dân Pháp vào những năm đầu thập niên 1910 muốn bãi bỏ chế độ quân chủ tại Việt Nam, nhưng do đình thần triều Nguyễn phản đối quyết liệt nên họ hoãn lại ý định này. Tuy nhiên, xét cho cùng, vì người phản đối việc “bỏ vua” là đại thần Ngô Đình Khả, mà ông Khả đã bị buộc trí sự (về hưu) chỉ một tháng sau ngày vua Duy Tân lên ngôi (1907) nên không thể có mặt tại triều đình để chống lại âm mưu của Pháp nhằm hủy bỏ chế độ quân chủ vào thập niên 1910. Như vậy cụm từ “bỏ vua”  dùng để chỉ việc phế truất vua Thành Thái, chứ không còn nghĩa nào khác. Việc làm này được thực dân Pháp và triều thần ngụy trang dưới hình thức một sắc thư nhường ngôi do nhà vua ký (tài liệu tham khảo 1, điều 1448, trang 481- 482). Có lẽ để chứng tỏ mọi việc đều diễn ra êm thấm, không thấy sử liệu nào nói đến việc Thượng thư bộ Lễ, quản lãnh Thị vệ Ngô Đình Khả phản đối việc phế truất nhà vua, dù hành vi này chỉ thể hiện một cách tương đối nhẹ nhàng là không ký vào biên bản do Khâm sứ Pháp cho lập sẵn. Song có một sự kiện bất thường xảy ra ngay sau khi vua Thành Thái bị phế truất khiến người ta tin rằng sự phản đối của ông Ngô Đình Khả là có thật. Đó là chỉ một tháng sau ngày vua Duy Tân lên ngôi, Ngô Đình Khả đã bị buộc phải về hưu ở tuổi 51, sau khi chỉ mới làm việc trong 22 năm, trong khi theo lệ, các quan lại về hưu khi đến tuổi 60 hay làm quan liên tục 30 năm. Chẳng những thế, Khâm sứ Pháp Levecque còn can thiệp thô bạo vào việc này bằng cách yêu cầu triều đình không cấp tiền hưu bổng cho ông Khả (tltk 1, điều 1455).

Về chuyện “đào mả” thì vế sau của câu nói quen thuộc ấy rõ ràng ám chỉ Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài, vì chính sử cũng xác định ông vắng mặt khi xảy ra sự kiện “đào mả” vua Tự Đức. Trong một thời gian dài, câu chuyện chủ yếu được truyền tai nhau chốn cung đình, về giấy trắng mực đen thì hầu như chỉ mới tìm thấy trong một đoạn hồi ký của Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn, một trong những nhân vật chính đã trực tiếp chứng kiến sự việc. Hồi ức của họ Huỳnh được tác giả Pháp Jean Jacnal viết lại và đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Đông dương (Revue indochinoise) năm 1924. Trong phần cuối chương 16 loạt bài của Jacnal, ông Huỳnh Côn kể rằng vào một ngày nọ, viên phó Khâm sứ Pháp de la Susse dùng ô tô đưa ông tới Khiêm lăng, nơi an táng vua Tự Đức, mà không nói trước mục đích của chuyến đi. Khi đến nơi, vừa bước xuống xe, de la Susse đã kề tai ông Côn nói nhỏ:

- Người ta cho tôi biết là có một kho báu chôn giấu ở chỗ này. Bây giờ chúng ta đi tìm công nhân, nhờ họ bới đất, và hai chúng ta sẽ biết được điều ấy có đúng không.

Trước một đề nghị khá bất ngờ, ông Côn cũng kịp trấn tỉnh và nói điều phải trái với de la Susse:

- Không được, trước hết phải bàn chuyện này với ông chủ tịch Tôn nhơn phủ.

- Tôi quên nói điều này. Chính ngài chủ tịch bảo tôi nói với ông.

Ông Côn tiếp tục phản bác ý định của de la Susse:

- Tôi không thể tự mình nhận lấy một trách nhiệm như thế. Đây là việc có liên quan đến tất cả các thượng thư. Cần có ý kiến của Thượng thư bộ Công, bởi vì phải đào bới; của Thượng thư bộ Hộ, bởi vì có liên quan đến của cải; của Thượng thư bộ Lễ, vì có đụng chạm đến lăng tẩm…(tltk 2)

Trước phản ứng nhẹ nhàng nhưng cương quyết của ông Côn, de la Susse không nói thêm điều gì, ông ta một mình lên xe trở về, bỏ mặc vị Thượng thư bộ Lễ đứng ngơ ngác nhìn theo. Năm giờ chiều hôm đó, viên Khâm sứ Pháp Mahé cùng một số thượng thư đã đến gặp ông Huỳnh Côn tại Khiêm lăng. Họ họp lại, thành lập một ủy ban và thảo ra một loại biên bản, trong đó, ông Côn không quên ghi vào câu sau:” nếu tìm được kho báu, sẽ thưởng cho người điềm chỉ; nếu không tìm thấy gì, sẽ chém đầu người đó”. Trên thực tế, người điềm chỉ chính là anh ruột ông chủ tịch Tôn nhơn phủ An Thành vương Miên Lịch. Theo ông Huỳnh Côn, việc đào bới khu lăng mộ vua Tự Đức diễn ra trong ba ngày, nhưng không thấy có gì cả nên đành bỏ dở. Đã vậy, các thượng thư còn bị vua Duy Tân khiển trách nặng nề, vì trong lúc việc đào mả diễn ra, họ không tấu trình cho nhà vua biết (tltk 2).

Câu chuyện kể của ông Huỳnh Côn không nêu rõ thời điểm xảy ra chuyện xâm phạm lăng mộ vua Tự Đức, địa điểm chính xác nơi khai quật kho báu, cũng không nói rõ có sự hiện diện của Thượng thư bộ Công Nguyễn Hữu Bài hay không. Mặt khác, theo cách hiểu thông thường, “mả” là núm đất bên dưới có hài cốt người chết, do đó cụm từ “đào mả vua Tự Đức” có đủ sức lôi cuốn sự hiếu kỳ (và hoang mang) của mọi người. Song trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu không thể phối kiểm câu chuyện đầy ấn tượng này qua chính sử, vì lẽ bộ Đại Nam thực lục chánh biên của triều Nguyễn gồm 38 tập do nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành chỉ chép đến hết đời vua Đồng Khánh (1889), toàn bộ thời kỳ Thành Thái (1889-1907) và Duy Tân (1907-1916) bị bỏ ngỏ. Điều may mắn là trong quý 4 năm 2011vừa qua, nhà xuất bản Văn hóa-Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã làm được một việc đáng hoan nghênh là phiên dịch và xuất bản bộ Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên (dưới đây gọi tắt là Đệ lục kỷ phụ biên), chép tiếp những sự kiện lịch sử dưới hai triều vua Thành Thái và Duy Tân. Đây là bộ chính sử do nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh dịch từ bản chép tay duy nhất của Quốc sử quán còn lưu trữ tại Thư viện Trường Viễn Đông Bác cổ (Paris, Pháp). Nguồn sử liệu quý hiếm này đã soi sáng nhiều điều về các nhân vật và sự kiện lịch sử trong suốt 27 năm trời (1889-1916), trong đó có sự kiện “đào mả vua Tự Đức”. Điều 1815 của Đệ lục kỷ Phụ biên chép về chuyện này như sau:

“…Khâm sứ đại thần Mahé hội thương nói nghe báo ở gian giữa điện Hòa Khiêm vốn có chôn nhiều vàng bạc, nên bàn ủy Hữu Tôn khanh Phủ Tôn nhân Ưng Hào, Tả Tham tri bộ Lễ Mai Hữu Dực, Phụng hộ Phó sứ Tùng Lễ hội đồng với hai viên Hội biện Lại Hộ lập tức tới nơi đào lên lấy số vàng bạc ấy giao cho Phủ Nội vụ để làm việc có ích. Bề tôi Phủ Phụ chính kính chiểu tôn điện là nơi trang trọng, ai báo tin ấy hư thực chưa rõ nhưng thế khó bàn bạc cản trở nên bàn định chờ xem khám nghiệm thế nào sẽ có thưởng phạt để tỏ rõ sự khuyến khích trừng phạt. Bèn ghi lại biên bản tâu lên để vua rõ. Sau đó hội đồng đào lên, qua hơn 10 ngày không có gì cả, kế quý tòa nói đã có lời Toàn quyền đại thần bàn dừng lại để khỏi ngờ vực náo động. Ngày 30 tháng giêng năm sau, chuẩn lấy Hiệp biện đại học sĩ Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn, Tham tri bộ Lễ Cao Đệ cùng Hội biện Lại chính, Đốc công cùng các viên trong hội đồng tới nơi xét khám trù nghĩ lấp lại như cũ, dự trù chi phí hơn 2.000 đồng, bàn trích tiền lưu lại chi biện. Khâm sứ Mahé cũng vì việc ấy không có hiệu quả nên tháng 3 năm sau về nước (về việc này đại thần bộ Công Nguyễn Hữu Bài không dự, đương thời có câu “Bỏ vua không Khả (tức nguyên Thượng thư sung đại thần quản lãnh Thị vệ Ngô Đình Khả), bới mả không Bài”) (tltk 1, trang 569).

Đoạn chính sử trên soi sáng được mấy điều còn mù mờ trong lời kể của Thượng thư bộ Lễ Huỳnh Côn. Trước hết là việc xác định hành vi của Khâm sứ Mahé cùng đình thần triều Duy Tân là “xâm phạm lăng mộ” chứ không phải “đào mả” hiểu theo nghĩa thông thường, vì nơi bị đào bới là điện Hòa Khiêm, nằm trong phạm vi Khiêm lăng rộng lớn, chứ không phải ngôi mộ  nơi chôn cất hài cốt của nhà vua. Thứ đến, chính sử cũng xác định rõ trong chuyện đào bới này, không có sự tham dự của Nguyễn Hữu Bài, cho dù với chức vụ Công bộ Thượng thư (như Bộ trưởng Công chánh ngày nay) của ông thì việc này phải do ông trực tiếp điều hành. Điều này phù hợp với câu nói trong dân gian “Bỏ vua không Khả, đào mà không Bài” (trong nguyên bản bằng chữ Nôm của bộ Đệ lục kỷ Phụ biên là “Bỏ vua không Khả, bới mả không Bài”). Chính sử cũng cho thấy việc đào bới lăng mộ vua Tự Đức được chính Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut trực tiếp can thiệp bằng cách yêu cầu “dừng lại để khỏi ngờ vực náo động”. Điều này phù hợp với lời kể của ông Huỳnh Côn là sau khi lâm vào tình trạng thất vọng, buồn chán do bị vua Duy Tân khiển trách nặng nề, ông đã được Toàn quyền Sarraut đến thăm và nói lời an ủi (tltk 2). Nó cũng gián tiếp giải thích lý do vì sao kẻ chủ mưu việc làm tệ hại trên là Khâm sứ Mahé chỉ ngồi ở Tòa Khâm Huế đúng 3 tháng rồi phải bàn giao cho người khác.

Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Anh_ch10

Ảnh chụp năm 1893 - người có dấu X là Tổng đốc An Tĩnh (Nghệ An-Hà Tĩnh) Đào Tấn, ngồi bên trái Đào Tấn là Mahé, khi ấy là phó Công sứ An Tĩnh (Ảnh tư liệu LN)

Duy có điều là thời điểm xảy ra sự việc hé lộ cho chúng ta thấy sự mâu thuẫn giữa các nguồn tư liệu bằng giấy trắng mực đen đã lưu hành. Trong tác phẩm “Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917”, ở một chú thích ngắn, học giả Đào Trinh Nhất xác định việc đào bới lăng mộ vua Tự Đức diễn ra vào năm 1913 (tltk 3, trang 79). Điều này phù hợp với bộ Đệ lục kỷ Phụ biên khi chép sự việc trên được Khâm sứ Mahé tiến hành vào tháng 12 âm lịch năm Nhâm Tý, tương ứng với thời gian từ 7.1 đến 5.2.1913. Song một nguồn tư liệu khác lại mâu thuẫn với hai sử liệu trên. Đó là tập Annuaire général de l’Indochine ( Niên bạ Đông dương) phát hành năm 1921 (tltk 4), trong đó có phần ghi danh sách các Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam kỳ, Thống sứ Bắc kỳ và Khâm sứ Huế hành sự tại Việt Nam từ năm 1858 đến cuối năm 1920. Trong tập niên bạ này, thời gian đảm nhiệm chức vụ của các viên chức trên được ghi liên tục từ người tiền nhiệm sang người kế nhiệm, theo đó thì thời gian Mahé làm khâm sứ Huế kéo dài đúng 3 tháng, từ 22.1.1912 đến 22.4.1912, nghĩa là sớm hơn một năm so với bộ Đệ lục kỷ phụ biên. Trong lúc chờ những kết quả nghiên cứu khả tín nhất, căn cứ vào thực tế lịch sử, có thể tạm suy diễn là thời điểm diễn ra vụ đào bới lăng mộ vua Tự Đức diễn ra vào năm 1912 thay vì 1913, vì các lẽ:

- Danh sách các Tổng trú sứ, Khâm sứ Huế trong Niên bạ Đông dương 1921 (tltk 4) được chép liên tục từ tháng 7.1875 đến tháng 10.1919, không để trống một ngày tháng nào, do đó khó xảy ra chuyện sai sót đến một năm.

- Tập niên bạ phát hành chỉ 9 năm sau khi xảy ra vụ “đào mả”, trong khi bộ sử Đệ lục kỷ phụ biên được khởi thảo từ năm 1922 và kéo dài đến những năm 1941-1942, có nhiều khả năng các viên chức trong Quốc sử quán không nhớ rõ hoặc có sự hiểu nhầm các văn kiện lưu trữ tại văn khố triều đình.

   Dù sao thì những cứ liệu trên cũng chứng tỏ rằng chuyện xâm phạm lăng mộ vua Tự Đức là điều có thật và câu “Bỏ vua không Khả, đào mả không Bài” có một giá trị lịch sử nhất định của nó.

(Theo Kiến Thức Ngày Nay)


Tài liệu tham khảo:

1) Đại Nam thực lục chính biên Đệ lục kỷ Phụ biên – NXB Văn hóa-Văn
     nghệ TPHCM – 2011

2) Jean Jacnal - Mémoires de son Excellence Huỳnh Côn – Revue
   Indochinoise 1924

3) Đào Trinh Nhất - Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên
   1917 – NXB Tân Việt – Sài Gòn 1957

4) Annuaire général de l’Indochine – Saigon 1921
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa   Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nhạc Tài Tử Nam Phần ...
» Một bí quyết quan trọng trong phép xử thế
» Cánh hồng quyến rũ trong tranh họa sĩ Nga
» 9 đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam
» Khái Niệm Về "Vuông Tròn" Trong Văn Hóa Việt
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-