Bài viết mới | Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:04
TRANG THƠ JENNY HO by phambachieu Today at 16:29
NHỚ NGHĨA THẦY by buixuanphuong09 Today at 14:56
SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Today at 01:40
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:01
Lịch Âm Dương by mytutru Yesterday at 05:24
Đường luật by Tinh Hoa Sat 30 Nov 2024, 05:22
7 chữ by Tinh Hoa Fri 29 Nov 2024, 19:04
Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 28 Nov 2024, 15:20
KÍNH CHÚC THẦY TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 13:05
KÍNH CHÚC THẦY VÀ TỶ by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:35
KÍNH THĂM THẦY, TỶ VÀ CÁC HUYNH, ĐỆ, TỶ, MUỘI NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11 by Ai Hoa Thu 28 Nov 2024, 09:32
Lục bát by Tinh Hoa Mon 25 Nov 2024, 16:48
Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:37
Tranh thơ Tú_Yên by Tú_Yên tv Mon 25 Nov 2024, 15:31
Lời muốn nói by Tú_Yên tv Wed 20 Nov 2024, 15:22
Mấy Mùa Cao Su Nở Hoa by Thiên Hùng Tue 19 Nov 2024, 06:54
Có Nên Lắp EQ Guitar Không? by hong35 Sun 17 Nov 2024, 14:21
Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 17 Nov 2024, 07:52
Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Sat 16 Nov 2024, 12:07
Hoàng Hiện by hoanghien123 Fri 15 Nov 2024, 11:36
Ngôi sao đang lên của Donald Trump by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 11:09
Cận vệ Chủ tịch nước trong chuyến thăm Chile by Trà Mi Fri 15 Nov 2024, 10:46
Bầu Cử Mỹ 2024 by chuoigia Thu 14 Nov 2024, 00:06
Cơn bão Trà Mi by Phương Nguyên Wed 13 Nov 2024, 08:04
DỤNG PHÁP Ở ĐỜI by mytutru Sat 09 Nov 2024, 00:19
Song thất lục bát by Tinh Hoa Thu 07 Nov 2024, 09:37
Tập thơ "Niệm khúc" by Tú_Yên tv Wed 06 Nov 2024, 10:34
TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:17
CHƯA TU &TU RỒI by mytutru Tue 05 Nov 2024, 01:05
|
Âm Dương Lịch |
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
|
|
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN | |
| |
Tác giả | Thông điệp |
---|
Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Wed 10 Jan 2018, 13:13 | |
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)Âm nhạc
ÂM NHẠC TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG Cũng trong bộ truyện này, người đọc thật sự cảm thấy thú vị với bài ca bợ đít của bọn đệ tử phái Tinh Tú nhằm ca ngợi Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu. Mỗi khi Đinh Xuân Thu xuất hiện hay lâm trận, bọn đệ tử đồng thanh hát: Tinh Tú lão tiên Danh lừng Trung thổ Oai lực vô biên Đánh đâu thắng đó Nhân vật Bao Bất Đồng, một thuộc hạ của Cô Tô Mộ Dung Phục đã làm cho phái Tinh Tú mắc lỡm khi cất giọng solo bài này dưới chân núi Thiếu Thất để bọn Tinh Tú “hợp ca” theo: Tinh Tú lão tiên Danh lừng Trung thổ Oai lực vô biên ... Thối hơn rắm chó
Đem “rắm chó” vào trong bài ca để “hướng dẫn” bọn đồ đệ Tinh Tú hát theo làm trò cười cho thiên hạ, cách phê phán thói nịnh của Kim Dung vừa bình dân, vừa bác học hết chỗ nói. Nói đến âm nhạc trong Thiên Long bát bộ, ta không thể quên hai nhân vật quái dị trong nhóm Hàm Cốc bát hữu (tám người bạn ở Hàm Cốc) là Cầm điên Khang Quảng Lăng và Hí mê Lý Quỹ Lỗi. Cầm điên Khang Quảng Lăng đánh địch bằng cây dao cầm. Nghe tiếng đàn của lão, trái tim người ta nhảy loạn lên, đầu óc trở thành u mê, hồ đồ. Tiếng đàn của lão thoạt đông, thoạt tây; khi trên, khi dưới khiến người ta tưởng khinh công của lão xuất thần nhập hoá. Nhạc sĩ Khang Quảng Lăng này rất hồ đồ. Lão tin rằng tiếng đàn của lão có thể làm người chết sống lại: "Vậy mộ của Huyền Khổ đại sư chôn ở đâu ? Dẫn ta đến mau, ta đàn cho đại sư nghe một khúc, không chừng đại sư có thể sống lại (?)". Ngược lại với Khang Quảng Lăng, nhân vật Lý Quý Lỗi là một con hát. Anh ta vừa đánh, vừa hát bội, thậm chí khi bị đánh gãy chân, thay vì rên la, anh ta lại mở miệng hát (!). Hai nhân vật chơi nhạc trong Hàm Cốc bát hữu là hai con người hồn nhiên như trẻ con. Họ xuất hiện rất ngắn nhưng để lại ấn tượng rất sâu trong lòng người đọc. Trong Thiên Long bát bộ, người ta còn nghe bài ca "Xin cơm" của anh em Cái bang, một bài hát không dùng vào việc xin cơm thông thường mà để kết Đả cẩu trận, khắc chế địch nhân hung hãn. Khi viết về âm nhạc, kiến thức âm nhạc của Kim Dung tiên sinh cũng rất tinh tường và phong phú. Trong Lộc Đỉnh ký, ông đã trích lại bài ca của danh sĩ Ngô Mai Thôn nói về Trần Viên Viên - một danh kỹ cuối Minh đầu Thanh, người tình của Lý Sấm và Bình Tây Vương Ngô Tam Quế. Trần Viên Viên được mô tả "mặt đẹp như Quan Âm", sống một cuộc đời đau thương chìm nổi đúng như định đề cổ điển của văn học "hồng nhan đa truân". Tất cả những đau thương đó đều được đúc kết thành Viên Viên khúc. Khi đi tu, Viên Viên vẫn hát khúc ca Ngô Mai Thôn viết cho mình với cây dao cầm. Ngô Tam Quế nghe được vài chục câu, Mỹ đao vương Hồ Dật Chi nghe được dăm ba câu. Chỉ có Vi Tiểu Bảo, một kẻ chẳng hiểu âm nhạc là gì, lại có hồng phước nghe được trọn bài. Viên Viên khúc nghe thật buồn bã, đúng là một bài ca mất nước chẳng khác gì Hậu đình hoa của Lý Hậu chủ trong thơ Đỗ Mục: Thương nữ bất tri vong quốc hận Cách giang do xướng Hậu đình hoa (Con hát biết đâu hờn vong quốc Bên sông còn hát Hậu đình hoa) Lộc Đỉnh ký còn có một loại "âm nhạc" ngộ nghĩnh khác: những bài ca nịnh bợ của bọn Thần Long giáo. Đó là những bài ca mang tính chất tự kỷ ám thị dùng trong lúc đánh nhau, đã được Kim Dung viết với một giọng văn thô thiển, phù hợp với "trình độ" của bọn giáo chúng ngu muội: Hồng giáo chủ thần thông quảng đại Giáo chúng ta đánh bại khắp nơi Địch nhân thấy bóng chạy tơi bời Cứng rắn cũng tan tành xác pháo Hồng giáo chủ ra oai sấm sét Chúng đô nhi sức mạnh phi thường Ta một người trăm địch khôn đương Địch hàng vạn trăm quân đủ thắng Hồng giáo chủ thần kinh như điện Chiếu nhãn quang ra khắp muôn phương.... Những bài hát như vậy mang tính kinh điển, khẩu hiệu, quê muội, tự nó đã nói lên được kiểu lừa bịp trá ngụy của những tà giáo thứ thiệt. Cái hay của Kim Dung là ông chỉ mô tả sự kiện, tường thuật vấn đề không bình luận. Nhưng thông qua sự kiện, vấn đề, người đọc nhận biết được ý đồ của ông, hiểu được ông muốn nói lên điều gì. Bài ca tập thể lạ lùng của giáo chúng Thần long giáo sau đây khiến người ta nghĩ đến “bài ca” của các tiểu tướng Hồng vệ binh ở Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng văn hóa: Bảo huấn của giáo chủ Thời khắc ghi tronglòng Lập công và thắng địch Trường thọ với non sông. Trong truyện võ hiệp của Kim Dung, âm nhạc xuất hiện khắp mọi nơi trên đất nước Trung Hoa rộng lớn. Trong Phi hồ ngoại truyện, ta nghe được tiếng hát vùng Sơn Đông - Triết Giang của tiểu anh hùng Hồ Phỉ. Trong Xạ điêu anh hùng truyện, ta nghe được khúc sáo ma quái, nhiếp hồn của Đông tà Hoàng Dược Sư. Trong Tiếu ngạo giang hồ, ta nghe được tiếng hát của dân tộc Miêu Cương của giáo chủ Ngũ Độc giáo Vân Nam Lam Phượng Hoàng. Trong Lộc Đỉnh ký, ta nghe được bài ca Trầm Giang hùng tráng trích từ tác phẩm dân ca Đào hoa phiến, ca ngợi cái chết anh hùng của nhà yêu nước Sử Các Bộ, người chịu hy sinh để giành lại đất nước trong bàn tay di tộc. Nhưng không phải ai cũng có thể hát được khúc Trầm Giang. Đi trên sông Liễu Giang giữa đêm mưa gió, cả mấy chục người mà chỉ có Trần Cận Nam - Tổng đường chủ của Thiên Địa hội - và Ngô Lục Kỳ - đường chủ Hồng Thuận đường của Thiên địa hội - mới đủ công lực cất lên tiếng hát át cả tiếng cuồng phong sậu vũ: Đầy lòng phẫn nộ ngỏ cùng ai Giọt lệ già nua dạ ái hoài Trong chốn cô thành mong cứu viện Tàn quân huyết chiến luống bi ai Đoái trông cố quốc lòng đau xót Trùng vây không nỗi vượt ra ngoài Trường giang một dải ba ngàn dặm Nỡ để về tay kẻ khác loàị.. Và: Non nước ngàn thu để tiếng truyền Đau lòng huyết lệ khắp Tây Xuyên... Trong Thiên Long bát bộ, ta nghe được tiếng hát bài ca "Hái sen ở Giang Nam" (Giang Nam khả thái liên) hoà với tiếng đàn hồ cầm thánh thót của cô gái đẹp A Bích tại Yến tử ổ, Giang Nam: Giang Nam khả thái liên Liên điệp hà điền điền Ngư hý liên điệp đông Ngư hý liên điệp tây... (Giang Nam ta hãy hái sen Lá sen dày khít mọc chen thành đồng Cá đùa bên lá sen phía đông Cá đùa bên lá sen phía tây...) Nhưng tiếng hát đẹp nhất, mang nặng tính chất triết lý nhất là vẫn là tiếng hát của Tiểu SIêu, cô gái lai người Ba Tư. Tiểu Siêu là cô bé 16 tuổi, được mẹ là Đại Y Ty đưa vào "nằm vùng" trong Minh giáo Trung Quốc, len lỏi lên Quang Minh Đỉnh để tìm cách đánh cắp bộ thần công Đại nã di tâm pháp. Cô trở thành con hầu của giáo chủ Trương Vô Kỵ và thầm yêu trộm nhớ Trương Vô Kỵ. Nhưng cô đã tiên cảm được rằng mối tình đó không đến đâu, số phận của cô không biết sẽ trôi dạt về đâu. Nỗi u oán đó biểu hiện lên trong những khi cô hát cho giáo chủ Minh giáo Trương Vô Kỵ nghe. Lời ca nguyên là 1 trong 101 bài thơ của Nga Mạc (Omar Khayam) - thi hào Ba Tư đã được Quách Mạt Nhược dịch qua tiếng Quan Thoại. Triết lý trong lời ca là cái khát vọng cắt nghĩa cho được những vấn đề gần gũi nhất của con người: cuộc sống, tình yêu và cái chết: Lai như lưu thủy hề thệ như phong Bất tri hà xứ lai hề hà sở chung (Chợt đến như giòng sông nước chảy Thoắt tan như gió qua mau Chẳng biết từ đâu mà đến Cũng chẳng biết về nơi đâu) Bài ca này là một bài thánh ca của Bái hỏa giáo Ba Tư và tiếng hát cuối cùng là tiếng hát của Hân Ly trong cơn mê sảng trước khi chết trên một hải đảo vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trong lịch sử văn minh Trung Quốc, không có biên giới giữa Thi và Ca. Trường phái thơ Đường đã dung nạp một cách tự nhiên âm nhạc vào thi ca; biến phong cách này trở thành truyền thống: Sở thanh phong địch ly đình vãn Quân hướng Tiêu Tương ngã hướng Tần Hoặc: Khương địch hà tu oán Dương liễu? Xuân phong bất độ Ngọc môn quanKim Dung đã đưa âm nhạc vào tiểu thuyết đúng như truyền thống của Đường thi nhưng lãnh vực phản ánh của ông rộng hơn và mức độ phản ánh sâu sắc hơn. Âm nhạc đó hoá giải được tính chất đấu tranh gay gắt, phức tạp của bản chất truyện võ hiệp. Nó làm nên cái hồn tính lãng mạn cho tiểu thuyết võ hiệp, đem lại chất hài hước vui nhộn cho tiểu thuyết võ hiệp. Nói là âm nhạc, nhưng nó chính là võ công, là công phu, là y đạo, và đồng thời là phương thức biểu lộ tình yêu. Ngay chính trong cách dung nạp này, Kim Dung đã chứng tỏ được rằng ông là bậc thầy trong kỹ thuật viết tiểu thuyết. Đọc Kim Dung là lắng nghe chất âm nhạc trong tiểu thuyết của Kim Dung, nhờ âm nhạc, người ta thấy được niềm tin, dù trong đau thương hay trong hạnh phúc. (còn tiếp) |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Sun 07 Oct 2018, 16:17 | |
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)Hoa
HOA TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG V ăn chương tiểu thuyết, kể cả văn chương tiểu thuyết võ hiệp, luôn có những đoạn tả cảnh. Cảnh quan thiên nhiên hiện ra trong văn chương đã trở thành một thứ quy luật tất yếu, không thể thiếu được. Vả chăng, người Trung Hoa đã quan niệm “Vạn vật đồng nhất thể” mà con người cũng là một vật trong vạn vật cho nên con người không thể tự tách mình ra khỏi thiên nhiên, ra khỏi cảnh quan và môi trường sống. Văn chương tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cũng vậy. Con người trong tiểu thuyết của ông luôn luôn gắn liền với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và hoạt động với thiên nhiên. Nhưng vượt lên trên tất cả cung cách mô tả thiên nhiên, Kim Dung đã dành cho hoa nhiều cảm tình nhất. Hoa xuất hiện trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông như là biểu tượng cho bốn mùa. Hoa tiêu biểu cho chiều sâu trí tuệ và tâm hồn của người trồng hoa và chơi hoa. Hoa là sản phẩm đặc trưng của từng vùng đất mà đất Trung Hoa vô cùng rộng lớn nên hoa cũng cực kỳ phong phú về chủng loại, đặc sắc về ngoại hình. Ở một chừng mực nào đó, ta có thể thấy Kim Dung đã thể hiện kiến thức của một nhà hoa học trong những bộ tiểu thuyết của mình. Trong Thiên Long bát bộ, theo gót chân lãng du của vương tử Đại Lý Đoàn Dự, tác giả đưa chúng ta đi về vùng Giang Nam nước Tống. Mùa xuân về trên Thái Hồ, Giang Nam, ta bắt gặp hoa sen và hoa hồng lăng khoe sắc thắm, thoang thoảng hường đưa trong gió. Rồi tác giả đưa chúng ta về Mạn Đàn sơn trang của Vương phu nhân, thưởng thức hoa trà. Đoạn lý luận về hoa trà của Đoàn Dự có thể coi là một chương hoa học kỳ thú trong Thiên Long bát bộ. Hoa trà - tiếng Phạn là Mạn đà la – là một loài hoa nổi tiếng được trồng phổ biến khắp vùng Vân Nam. Lúc bấy giờ, Vân Nam thuộc nước Đại Lý. Hoa trà trở thành quốc hoa của Đại Lý. Vân Nam có khí hậu ấm, mứa nhiều quanh năm, dân dã bình thường cũng biết trồng hoa trà để thưởng ngoạn. Thế nhưng,Vương phu nhân là đem hoa trà từ Vân Nam (Đại Lý) về trồng ở Giang Nam (Tống) mà lại thiếu kinh nghiệm chăm sóc khiến cái gọi là Mạn đà sơn trang của phu nhân dưới mắt Đoàn Dự chẳng đáng một xu. Vốn ghét tính cách tàn bạo, ngang ngược của Vương phu nhân, Đoàn Dự thẳng thừng phê phán sự dốt nát của bà khi trồng trà: “Tỷ như khóm trà hoa này chắc phu nhân cho là quý lắm? Cái lan can bên cạnh mới thực là đẹp”. Khen như vậy khác nào khen quyển sách in đẹp mà nội dung rỗng tuếch. Những kiến thức về hoa trà của Đoàn Dự khiến Vương phu nhân vừa kinh hãi, vửa thẹn thùng. Chậu hoa mà phu nhân gọi là “Ngũ sắc trà hoa” (hoa trà năm màu) thì Đoàn Dự gọi là “Lạc đệ tú tài” (tú tài thi hỏng). Đoàn Dự cho biết loại hoa trá quý nhất là “Thập bát học sĩ” (18 vị học sĩ) gồm 18 bông, màu sắc không bông nào giống bông nào (toàn hồng, toàn trắng, toàn tía...không hỗn tạp), cùng nở một lúc và cùng tàn một giờ. Sau “Thập bát học sĩ” là “Bát tiên quá hải” (8 vị tiên qua biển) chỉ có một gốc, nở ra cùng lúc 8 bông với 8 màu khác nhau. Sau “Bát tiên quá hải” là “Thất tiên nữ” (7 tiên nữ) chỉ có một gốc nở ra 7 bông. Sau “Thất tiên nữ” là “Phong trần tam hiệp” (3 hiệp khách phong trần) chỉ có 1 gốc nở ra đúng 3 bông. Rồi “Nhị Kiều” (hai nàng họ Kiều), rồi chia hạng chánh, phó... đủ kiểu chơi. Vương phu nhân còn khen ngợi loại trà “Mãn nguyệt” (trăng tròn). Đoàn Dự bác ngay và lý luận đó phải là loại “Ỷ lan Kiều‟ (nàng Kiều e thẹn dựa vào lan can). Trồng “Ỷ lan Kiều” phải chọn nơi nửa kín nửa hở để xứng với câu thơ: E thẹn ôm đàn che nửa mặt Ai kêu ai gọi cũng làm thinh. Viết đến đâu, Kim Dung trích dẫn thơ ca đến đó: Xuân câu thuỷ động trà hoa bạch Hạ cốc vân sinh lệ tử hồng (Dòng xuân nước gợn hoa trà trắng Non hạ mây vương trái vải hồng) Hoặc: Thanh quần ngọc diện như tương thức Cửu nguyệt trà hoa mãn độ khai (Quần xanh vóc ngọc như từng gặp Tháng chín, hoa trà rợp lối đi) (còn tiếp) |
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Mon 08 Oct 2018, 20:36 | |
| - Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển
(tiếp theo)
Hoa
HOA TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
V ăn chương tiểu thuyết, kể cả văn chương tiểu thuyết võ hiệp, luôn có những đoạn tả cảnh. Cảnh quan thiên nhiên hiện ra trong văn chương đã trở thành một thứ quy luật tất yếu, không thể thiếu được. Vả chăng, người Trung Hoa đã quan niệm “Vạn vật đồng nhất thể” mà con người cũng là một vật trong vạn vật cho nên con người không thể tự tách mình ra khỏi thiên nhiên, ra khỏi cảnh quan và môi trường sống. Văn chương tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung cũng vậy. Con người trong tiểu thuyết của ông luôn luôn gắn liền với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên và hoạt động với thiên nhiên. Nhưng vượt lên trên tất cả cung cách mô tả thiên nhiên, Kim Dung đã dành cho hoa nhiều cảm tình nhất. Hoa xuất hiện trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp của ông như là biểu tượng cho bốn mùa. Hoa tiêu biểu cho chiều sâu trí tuệ và tâm hồn của người trồng hoa và chơi hoa. Hoa là sản phẩm đặc trưng của từng vùng đất mà đất Trung Hoa vô cùng rộng lớn nên hoa cũng cực kỳ phong phú về chủng loại, đặc sắc về ngoại hình. Ở một chừng mực nào đó, ta có thể thấy Kim Dung đã thể hiện kiến thức của một nhà hoa học trong những bộ tiểu thuyết của mình.
Trong Thiên Long bát bộ, theo gót chân lãng du của vương tử Đại Lý Đoàn Dự, tác giả đưa chúng ta đi về vùng Giang Nam nước Tống. Mùa xuân về trên Thái Hồ, Giang Nam, ta bắt gặp hoa sen và hoa hồng lăng khoe sắc thắm, thoang thoảng hường đưa trong gió. Rồi tác giả đưa chúng ta về Mạn Đàn sơn trang của Vương phu nhân, thưởng thức hoa trà. Đoạn lý luận về hoa trà của Đoàn Dự có thể coi là một chương hoa học kỳ thú trong Thiên Long bát bộ. Hoa trà - tiếng Phạn là Mạn đà la – là một loài hoa nổi tiếng được trồng phổ biến khắp vùng Vân Nam. Lúc bấy giờ, Vân Nam thuộc nước Đại Lý. Hoa trà trở thành quốc hoa của Đại Lý. Vân Nam có khí hậu ấm, mứa nhiều quanh năm, dân dã bình thường cũng biết trồng hoa trà để thưởng ngoạn. Thế nhưng,Vương phu nhân là đem hoa trà từ Vân Nam (Đại Lý) về trồng ở Giang Nam (Tống) mà lại thiếu kinh nghiệm chăm sóc khiến cái gọi là Mạn đà sơn trang của phu nhân dưới mắt Đoàn Dự chẳng đáng một xu. Vốn ghét tính cách tàn bạo, ngang ngược của Vương phu nhân, Đoàn Dự thẳng thừng phê phán sự dốt nát của bà khi trồng trà: “Tỷ như khóm trà hoa này chắc phu nhân cho là quý lắm? Cái lan can bên cạnh mới thực là đẹp”. Khen như vậy khác nào khen quyển sách in đẹp mà nội dung rỗng tuếch. Những kiến thức về hoa trà của Đoàn Dự khiến Vương phu nhân vừa kinh hãi, vửa thẹn thùng. Chậu hoa mà phu nhân gọi là “Ngũ sắc trà hoa” (hoa trà năm màu) thì Đoàn Dự gọi là “Lạc đệ tú tài” (tú tài thi hỏng). Đoàn Dự cho biết loại hoa trá quý nhất là “Thập bát học sĩ” (18 vị học sĩ) gồm 18 bông, màu sắc không bông nào giống bông nào (toàn hồng, toàn trắng, toàn tía...không hỗn tạp), cùng nở một lúc và cùng tàn một giờ. Sau “Thập bát học sĩ” là “Bát tiên quá hải” (8 vị tiên qua biển) chỉ có một gốc, nở ra cùng lúc 8 bông với 8 màu khác nhau. Sau “Bát tiên quá hải” là “Thất tiên nữ” (7 tiên nữ) chỉ có một gốc nở ra 7 bông. Sau “Thất tiên nữ” là “Phong trần tam hiệp” (3 hiệp khách phong trần) chỉ có 1 gốc nở ra đúng 3 bông. Rồi “Nhị Kiều” (hai nàng họ Kiều), rồi chia hạng chánh, phó... đủ kiểu chơi. Vương phu nhân còn khen ngợi loại trà “Mãn nguyệt” (trăng tròn). Đoàn Dự bác ngay và lý luận đó phải là loại “Ỷ lan Kiều‟ (nàng Kiều e thẹn dựa vào lan can). Trồng “Ỷ lan Kiều” phải chọn nơi nửa kín nửa hở để xứng với câu thơ:
E thẹn ôm đàn che nửa mặt Ai kêu ai gọi cũng làm thinh.
Viết đến đâu, Kim Dung trích dẫn thơ ca đến đó:
Xuân câu thuỷ động trà hoa bạch Hạ cốc vân sinh lệ tử hồng (Dòng xuân nước gợn hoa trà trắng Non hạ mây vương trái vải hồng)
Hoặc:
Thanh quần ngọc diện như tương thức Cửu nguyệt trà hoa mãn độ khai (Quần xanh vóc ngọc như từng gặp Tháng chín, hoa trà rợp lối đi)
(còn tiếp)
Ui bài hay qúa, sao giờ T mới thấy... Bài viết nói đến hoa Trà, hình như hoa Trà Mi cũng là 1 chi trong cùng ngành phân loại tỉ hở |
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Tue 09 Oct 2018, 08:53 | |
| - Trăng đã viết:
- Ui bài hay qúa, sao giờ T mới thấy...
Bài viết nói đến hoa Trà, hình như hoa Trà Mi cũng là 1 chi trong cùng ngành phân loại tỉ hở Trà (tea plant) và Trà Mi đều thuộc chi Trà (Camellia), họ Chè (Theaceae), bộ Thạch nam (Ericales) đó T
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Thu 11 Oct 2018, 00:42 | |
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Hoa
HOA TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Thật sự, Trung Quốc đã từng có tác phẩm Điền trung trà hoa ký nghiên cứu về hoa trà trong đó có đoạn: “Đại Lý trà hoa tối giáp hải nội, chủng loại thất thập nhị, đại ư mẫu đơn. Nhất vọng nhược hỏa tề vân cẩm, thước nhật chưng hà.” (Hoa trà Đại Lý đứng đầu thiên hạ, gồm 72 loại khác nhau, có loại lớn hơn cả hoa mẫu đơn, khiến ta đứng xa vẫn trông đỏ rõ một góc trời như mây gấm hoà vào cho màu trắng ban mai thêm rực rỡ). Thật ít có nhà văn nào đạt được kiến thức hoa học và vận dụng kiến thức ấy - vốn thuộc phạm vi sinh học – vào văn chương một cách nhuần nhuyễn như Kim Dung. Đúng là Kim Dung đã đưa hoa vào tác phẩm văn chương võ hiệp của mình, dùng hình ảnh tươi đẹp của hoa để chế ngự bớt tính chất căng thẳng và đôi khi tàn nhẫn của thế giới võ hiệp. Hoa là biểu tượng cho một dạng công lực thượng thừa, Kẻ luyện nội công đến mức cao siêu nhất được gọi là “Tam hoa tụ đỉnh”. Hoa được dùng để đặt tên cho các pho võ công: Niêm hoa chường, Niêm hoa chỉ của phái Thiếu Lâm; Thiên Sơn thiết mai thủ của phái Tiêu Dao; Lạc anh chưởng pháp của Đào hoa đảo. Hoa trở thành mệnh lệnh tấn công như khi bang chúng Cái bang hát bài Liên hoa lạc (cánh sen rơi) thì có nghĩa là họ kết Đả cẩu trận để chống lại kẻ địch, bao vây kẻ địch. Hoa trở thành đòn thức, chiêu thế của người sử dụng võ công, và khi sử dụng, giới võ lâm phải thể hiện cho được yếu tính của đòn thức, chiêu thế mang tên hoa đó. Nhà sư Thổ Phồn Cưu Ma Trí khi đánh chiêu Niêm hoa vi tiếu trong Niêm hoa chỉ vẫn giữ được khuôn mặt tươi cười, tư thế ung dung của khái niệm niêm hoa (cánh hoa chưa nở). Nhà sư Hư Trúc sử dụng Thiên Sơn chiết mai thủ với phong cách nhẹ nhàng, khuôn mặt trầm tĩnh đúng như người đang bẻ cành mai trên núi Thiên Sơn mà kình lực có thể làm tan bia, vỡ đá. Phái Thiếu Lâm có chiêu Hoa khai kiến Phật (Hoa nở thấy Phật) bó buộc đệ tử Thiếu Lâm chấp hai tay lên trước ngực, vừa hàm ý chào kính kẻ địch, vừa thể hiện đức từ bi của nhà Phật: đấu tranh là phải đấu chứ không muốn giết hại lẫn nhau. Ta bắt gặp trong tiểu thuyết Kim Dung những tên gọi Lạc hoa lưu thủy (hoa rụng nước trôi), Mãn thiên hoa vũ (mưa hoa đầy trời), Liên hoa phất huyệt thủ (đánh huyệt như phất hoa sen), Hồ điệp xuyên hoa (bướm len giữa khóm hoa), Thiên nữ tán hoa (tiên nữ rắc hoa)... Hoa muôn đời là biểu tượng của người phụ nữ đẹp, là biểu tượng của cô gái trong trắng thơ ngây. Kinh Thi có câu: “Xước ước như xử nữ” (mềm mại như gái trinh) và từ “xước ước” cũng đồng thời là từ diễn tả dáng thanh lịch của ngàn hoa. Những nhân vật nữ của Kim Dung như Nhậm Doanh Doanh, Nhạc Linh San, Nghi Lâm, Lam Phượng Hoàng (Tiếu ngạo giang hồ), Hoàng Dung, Quách Tương, Tiều Long Nữ (Thần điêu hiệp lữ), Hân Tố Tố, Triệu Minh, Chu Chỉ Nhược, Tiểu Siêu (Ỷ thiên Đồ long ký)... đều có “khuôn mặt đẹp như hoa nở, nụ cười tươi như hoa nở”. Những cô gái trinh bạch, xinh đẹp ấy được gọi là Hoàng hoa khuê nữ (cô gái trong phòng khuê dịu dáng như hoa cúc) nhưng lĩnh vực hoạt động của họ không phải là phòng khuê nữa mà là giới giang hồ. Họ là hào khách võ lâm biết yêu hoa: Vương phu nhân yêu hoa trà, Mộc Uyển Thanh yêu hoa mai côi (hoa hồng) và con người cô cũng toát ra mùi hương tự nhiên của mai côi đến nỗi cô có ngoại hiệu là Hương Dược Xoa (Thiên Long bát bộ), Lăng Sương Hoa, con gái tri phủ Giang Lăng thành Lăng Thoái Tư yêu hoa cúc (Liên thành quyết). Kẻ nào manh tâm chiếm đoạt trinh tiết người phụ nữ bị Kim Dung gọi là tên Thái hoa dâm tặc (tên dâm tặc chuyên hái hoa). Trong Tiếu ngạo giang hồ, có gã Giang dương đại đạo thái hoa dâm tặc vạn lý độc hành khoái đao Điền Bá Quang. Hắn gớm ghiếc đến nỗi phụ nữ nhà lành cũng bị cha mẹ cấm không được gọi đến tên. Nhà sư Bất Giới đã trừng trị tội dâm dật của hắn bằng cách điểm trọng huyệt, xuyên một cặp tụ tiễn (mũi tên nhỏ) vào bộ phận sinh dục để hắn không thể “hái hoa” được nữa. Ngoại hiệu của nhà sư là Bất Giới (không cấm cản chi hết) nhưng nhà sư buộc Điền Bá Quang phải cạo đầu làm sư, đặt lại ngoại hiệu cho hắn là Bất Khả Bất Giới (không thể không cấm). Cách trừng trị kinh khủng như vậy là nhằm bảo vệ những đời hoa! (còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Thu 11 Oct 2018, 07:18 | |
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Hoa
HOA TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Hoa là biểu tượng của tình yêu lứa đôi, và đặc biệt trong võ hiệp tiểu thuyết của Kim Dung, là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ. Thời đôi mươi, Vương phu nhân say mê Đoàn Chính Thuần, thất thân với y và sinh ra Vương Ngọc Yến. Đoàn Chính Thuần là hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh, vua Đại Lý; không thể cưới được Vương phu nhân. Tương tư tình lang, Vương phu nhân đem trà Đại Lý về trồng tại Giang Nam, lập nên cái gọi là Mạng đà sơn trang (Thiên Long bát bộ). Còn trong Liên thành quyết, Kim Dung đã thực sự tạo cho hoa cúc một tâm hồn riêng khi ông xây dựng mối tình Đinh Điển – Lăng Sương Hoa. Đinh Điển luyện thành thần công Thần chiếu kinh, chỉ cần vươn tay ra chộp một cái là kẻ thù phải chết. Anh yêu tiểu thư Lăng Sương Hoa, con gái tri phủ Lăng Thoái Tư thành Giang Lăng, nên ẩn thân vào nhà tù thành Giang Lăng để ngày ngày được ngắm màu hoa cúc vàng trên cửa sổ do chính Lăng Sương Hoa chăm sóc. Lăng Sương Hoa ra sức chăm bón hoa, giữ cho hoa tươi mãi để tạ lòng người yêu. Tình yêu lặng lẽ giữa người tù và cô tiểu thư diễn ra thật nên thơ những cũng rất mạnh mẽ. Tri phủ Lăng Thoái Tư biết được điều đó; lão cố tìm mọi cách để giết Đinh Điển để chiếm đoạt bộ Liên thành quyết - một bí lục mô tả đường đi nước bước của mộ kho báu trị giá liên thành. Lão bức tử con gái, đặt cô vào quan tài rồi tẩm thuốc độc lên vỏ quan tài, chờ Đinh Điển sa bẫy. Quản nhiên một hôm Đinh Điển nhận ra rằng chậu hoa cúc trên cửa sổ của người tình đã héo úa. biết rằng Lăng Sương Hoa đã gặp điều gì đó chẳng lành, Đinh Điển vượt ngục, thâm nhập vào tư dinh Lăng Thoái Tu. Thấy tấm bài vị đề “Lăng Sương Hoa ái nữ chi linh vị” trên nắp quan tài, anh đau xót ông lấy quan tài khóc rống lên và lập tức bị trúng độc. Đinh Điển chết, dặn dò lại nghĩa đệ là Địch Vân phải hợp táng xương cốt của anh và Lăng Sương Hoa chung một nơi. Lăng Sương Hoa được chôn trong nghĩa địa phía tây thành Giang Lăng còn Đinh Điển thì chết ở vùng Quan ngoại. Cuối truyện, chàng Địch Vân mang bọc xương cốt của nghĩa huynh Đinh Điển từ ngàn dặm trở lại Giang Lăng, đào mả Lăng Sương Hoa và hợp táng hai người. Anh còn mua hoa cúc, cuốc đất chung quanh mộ rồi trồng cho hai người mấy cụm với ước mong hương hồn họ nhìn thấy bóng hoa và được sống lại với tình yêu cũ. Liên thành quyết có cái buồn và chất thơ lãng mạn xuyên suốt toát ra từ bóng hoa cúc vàng - mối tình của Đinh Điển và Lăng Sương Hoa. Người yêu hoa thì rất quý hoa, xem hoa như là bạn; còn kẻ ghét hoa thì rất giận hoa, xem hoa là thù địch. Đó là trường hợp của Vi Tiểu bào, một tiểu lưu manh bất học vô thuật, may mắn trở thành quan lớn triều Khang Hy (Lộc Đỉnh ký). Vua Khang Hy ra lệnh cho Vi Tiểu Bảo làm khâm sai đại thần, trở về quê quán thành Dương Châu xây dựng toà Trung liệt từ. Nghe đồn Vi Tiểu Bảo là một thiếu niên, tưởng gã là người có tài văn học, các quan ở Dương Châu bèn mời gã vào uống rượu ngâm thơ trong chùa Thiền Trí. Mùa ấy, hoa thược dược đang nở mà thược dược ở Dương Châu và chùa Thiền Trí là thứ hoa tươi đẹp nhất thiên hạ. Nhìn thấy thược dược tươi hơn hớn, Vi Tiểu Bảo tức muốn sôi gan. Nguyên lai, lúc mới lên chín mười tuổi, gã đã từng cùng bọn tiểu lưu manh thành Dương Châu đột nhập chùa Thiền Trí hái trộm hoa thược dược. Một nhà sư nào đó đã rượt cả bọn chạy, Vi Tiểu bảo nhỏ con, chạy chậm bị nhà sư nắm áo éo lại, tát cho một cái. “Mối thù” ấy âm ỉ mãi trong lòng gã nên khi quay về Dương Châu, thấy lại thược dược đại đóa nở phô hồng khoe tía trong chùa Thiền Trí là gã nổi nóng. Gã đặt chuyện nói rằng vua Khang Hy đang nuôi bầy ngựa chiến và ra lệnh cho gã chặt hết thược dược trong thiên hạ để làm thức ăn cho ngựa. Nghe câu nói đó, bá quan văn võ Dương Châu và các nhà sư chùa Thiền Trí đều vỡ mật kinh tâm. Mây mắn là viên tuần phủ Dương Châu học rộng biết nhiều. Viên tuần phủ phải nịnh Vi Tiểu Bảo rằng thược duợc là tượng trưng cho người đàn ông thành đạt, công danh hiển hách; rằng Vi Tiểu Bảo về Dương Châu đúng mùa thược dược mãi khai là điều tốt lành, ngày sau ắt thăng quan tiến chức cao sang không biết bao nhiêu mà lường. Cho nên việc chặt hoa thược dược cho ngựa ăn là chuyện rất uổng. Viên tuần phủ còn ngắt một đóa hoa thược dược kình cẩn gài lên mũ của Khâm sai đại thần và chúc phúc. Quả nhiên lời nói khôn khéo đó của viên tuần phủ đã làm nguôi cơn giận của Vi Tiểu Bảo, cứu được ngàn hoa của chùa Thiền Trí và thành Dương Châu. Kiến thức về hoa của Kim Dung thật phong phú. Loại hoa gì, tính năng ra sao, nở mùa nào, có nhiều ở địa phường nào đều được lý giải một cách cặn kẽ. Mỗi mùa hoa, mang hteo một loại chướng khí. Chướng khí là hậu quả của cây lá rụng xuống ao chằm, rồi bốc lên, tạo thành những dịch bệnh cho con người. Tháng ba âm lịch có Đào hoa chướng, tháng năm chó Lựu hoa chướng, tháng tám có Phù dung chướng. Kim Dung cho biết người Vân Nam vốn yêu hoa trà, coi hoa trà là một loài hoa quý cho nên không lấy tên hoa trà để gọi chướng khí. Hoa làm đẹp thêm cho tác phẩm võ hiệp của Kim Dung, tạo nên chiều sâu cho tác phẩm. Hoa là nới gửi gắm tâm tình con người. Chất thơ tự có trong hoa biến thành chất thơ cho tác phẩm. Đoc Kim Dung càng nhiều lần, ta càng khám phá ra thêm nhiều vẻ đạp, cáng nhận ra làn u hương thuần nhã của hoa.
Giòng xuân nước gợn hoa trà trắng Non hạ mây vương trái vải hồng.
Có người nói bóng hoa trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là hình ảnh của Hạ Mộng, người tình của ông. Hạ Mộng đã xa ông như lạc hoa lưu thủy. Và tiểu thuyết của ông giàu bóng hoa, hương hoa bởi Hạ Mộng vẫn sống trong trái tim ông.
(còn tiếp)
|
| | | Trà Mi
Tổng số bài gửi : 7190 Registration date : 01/04/2011
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Fri 19 Oct 2018, 21:44 | |
| KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Y học
Y HỌC TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Khát vọng sống lâu, mạnh khỏe không chỉ là khát vọng riêng của người Trung Quốc mà còn là của toàn thể nhân loại. Trung Quốc là đất nước có một nền y học cổ truyền rất thâm hậu và những hoạt động y học cổ truyền của đất nước này đã hình thành khái niệm Đông y. Hơn 1.800 năm trước, danh y Hoa Đà đã có những công trình nghiên cứu y học thời danh, trong đó có nguyên tắc luyện khí công gọi là Ngũ thú khí công (hay Ngũ cầm hí), mô phỏng chiêu thức hoạt động của loài cọp, gấu, nai, khỉ và hạc (Hổ hí, Hùng hí, Lộc hí, Hầu hí, Hạc hí). Quan điểm cơ bản của Hoa Đà có thể tóm tắt là mô phỏng hoạt động của năm động vật trên, hít làm không khí thanh lương vào phổi và nạp xuống Đan điền, vận dụng vào từng bộ phận trên cơ thể, giúp con người khỏe mạnh. Võ học thấy rằng sức mạnh đó có thể dùng để chế ngự được kẻ khác. Có thể nói, truyện võ hiệp Kim Dung cũng tràn đầy kiến thức y học.
Đọc truyện võ hiệp Kim Dung, người ta thường bắt gặp hai khái niệm nội công và ngoại công. Nội công là tiềm lực, sức mạnh bên trong của hào khách giang hồ. Ngoại công là chiêu thức, quyền cước bên ngoài. Kẻ có nội công cao, theo Kim Dung mô tả, là kẻ hái một chiếc lá, bẻ một bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ. Kẻ có ngoại công cao thì thái dương huyệt gồ cao, khi vũ lộng tay chân, gân cốt nổi lên, các khớp xương kêu răng rắc. Nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công cao là kẻ hơn người. Trong 12 bộ tiểu thuyết, có trường hợp cá biệt Kim Dung để cho ngoại công thắng nội công. Nhạc Bất Quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí tông (lấy khí làm chủ). Y dạy Lệnh Hồ Xung rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau, mỗi chiêu thức đều có thuớc tấc, bộ vị nhất định. Khi Lệnh Hồ Xung tình cờ gặp thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương theo phe Kiếm tông (lấy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung rằng chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt, đánh ra theo ý muốn của mình như nước chảy mây trôi là đã khắc chế được địch thủ. Lệnh Hồ Xung đã lĩnh hội được phép sử kiếm ý (ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp “liệu địch tiên cơ” (ra tay, chiếm thời cơ trước kẻ địch). Và rõ ràng, phương pháp Kiếm tông đã thắng Khí tông: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực vẫn đánh ra một chiêu, đâm mù mắt 15 kẻ địch hùng mạnh (Tiếu ngạo giang hồ).
Các khái niệm nội công, ngoại công, chiêu thức - đầu tiên là khái niệm y học chứ không phải của võ học. Trong mỗi bộ sách của mình, Kim Dung thường xây dựng một hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng: danh y, thần y. Bên cạnh thứ thuốc cứu người, Kim Dung còn xây dựng những nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác. Quan điểm của ông rất mới lạ: thuốc độc cũng là một dạng thuốc cần thiết phải dùng đến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta gặp Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của người này cũng rất lạ lùng: thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu một người thì phải giết một người (sát nhân) và khi cứu người hay giết người, đều chỉ dùng đến một ngón tay (bình nhứt chỉ). Bên cạnh Bình Nhứt Chỉ, Tiếu ngạo giang hồ cũng có một độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng, cô gái người Miêu Cương, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhứt Chỉ hay đến nỗi mới bắt mạch Lệnh Hồ Xung đã biết Lệnh Hồ Xung được uống rượu và truyền máu của bọn Ngũ độc giáo! Trong Thiên Long bát bộ, người ta gặp Thần y Tiết Mộ Hoa. Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là một tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người. Đó là Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu, giáo chủ Tinh Tú phái.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có hai danh y là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và vợ là Vương Nạn Cô. Hai vợ chồng kình chống nhau bằng cách Hồ Thanh Ngưu chữa thương cho thân chủ ban ngày thì ban đêm, Vương Nạn Cô lén đến đầu độc cho thân chủ bệnh trở lại. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã đề cập đến những phương pháp y học, biện pháp chữa bệnh lâm sàng mà ngày nay, nhân loại vẫn đang thực hiện. Trong cách truyền máu, Kim Dung đã mô tả phương pháp dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho người bệnh. Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các nữ đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Chỉ có một điều đáng tiếc là y lý của Lam Phượng Hoàng còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ truyền vào cho một nguời bệnh dư khí âm hàn như Lệnh Hồ Xung.
Truyện võ hiệp Kim Dung còn đề cập đến việc dùng thuốc. Thuốc cổ truyền Trung Hoa gồm cao (thuốc dán), đơn (hay thang, thuốc thang), huờn (hay hoàn, thuốc viên), tán (thuốc bột). Những nhân vật của Kim Dung đã dùng thuốc cứu chữa cho bệnh nhân của mình: Trương Vô Kỵ ra toa, cắt thuốc thang cho Thường Ngộ Xuân (Ỷ thiên Đồ long ký); bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho Lệnh Hồ Xung lại bắt 7 vị thầy thuốc đến coi bệnh cho chàng (Tiếu ngạo giang hồ). Truyện võ hiệp Kim Dung cũng nói nhiều đến chuyện dùng nội công chữa thương cho những người bị chấn thương vì nội công. Trong trường hợp này, nội công của người thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương với nội công của người bị thương thì động tác chữa thương mới thực hiện được. Như Trương Vô Kỵ dùng Tiên thiên Cửu dương công chữa trị cho Trương Tam Phong, Hân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh; Bình Nhứt Chỉ vỗ Bách hội huệt truyền nội công chữa cho Đào Thực Tiên, Bất Giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho Lệnh Hồ Xung.
Triết học Trung Hoa cổ phân biệt rất rõ khái niệm Lưỡng nghi (hai mặt Âm – Dương). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài). Võ công cũng như y học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy. Nội công dương cương và tính năng dương cương hoàn toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu. Cho nên, trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão Đấu Tử dùng cho con gái là Bất Tử, bọn Lam Phượng Hoàng truyền máu của các cô gái Miêu cương để cứu chữa cho Lệnh Hồ Xung là sai nguyên tắc y học (và cả triết học nữa). Chính Bình Nhứt Chỉ khi cầm tay Lệnh Hồ Xung chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình trạng pha trộn âm dương trong con người Lệnh Hồ Xung. Lão lại khám phá ra thêm rằng thân chủ của mình bạc nhược tinh thần, bị tình yêu hành hạ, bị rượu làm cho con người hô héo. Lão chửi toáng lên: “Mẹ cha nó! Thật là nát bét đến năm bảy tầng. Người thật là con người chẳng ra gì”. Nếu Lệnh Hồ Xung không phải là người yêu của Thánh cô Doanh Doanh, nếu không phải đích thân Doanh Doanh mời lão đến chữa thương cho Lệnh Hồ Xung thì lão đã tát cho Lệnh Hồ Xung mấy cái ra trò vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn Lam Phượng Hoàng, mất hết nội công mà còn nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!
Thế nhưng, thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp nhau trong một con người. Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), uống hai thứ rượu âm dương của Trương Tam và Lý Tứ.
(còn tiếp)
|
| | | Trăng
Tổng số bài gửi : 1844 Registration date : 23/04/2014
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Sat 20 Oct 2018, 09:35 | |
| - Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Y học
Y HỌC TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Khát vọng sống lâu, mạnh khỏe không chỉ là khát vọng riêng của người Trung Quốc mà còn là của toàn thể nhân loại. Trung Quốc là đất nước có một nền y học cổ truyền rất thâm hậu và những hoạt động y học cổ truyền của đất nước này đã hình thành khái niệm Đông y. Hơn 1.800 năm trước, danh y Hoa Đà đã có những công trình nghiên cứu y học thời danh, trong đó có nguyên tắc luyện khí công gọi là Ngũ thú khí công (hay Ngũ cầm hí), mô phỏng chiêu thức hoạt động của loài cọp, gấu, nai, khỉ và hạc (Hổ hí, Hùng hí, Lộc hí, Hầu hí, Hạc hí). Quan điểm cơ bản của Hoa Đà có thể tóm tắt là mô phỏng hoạt động của năm động vật trên, hít làm không khí thanh lương vào phổi và nạp xuống Đan điền, vận dụng vào từng bộ phận trên cơ thể, giúp con người khỏe mạnh. Võ học thấy rằng sức mạnh đó có thể dùng để chế ngự được kẻ khác. Có thể nói, truyện võ hiệp Kim Dung cũng tràn đầy kiến thức y học.
Đọc truyện võ hiệp Kim Dung, người ta thường bắt gặp hai khái niệm nội công và ngoại công. Nội công là tiềm lực, sức mạnh bên trong của hào khách giang hồ. Ngoại công là chiêu thức, quyền cước bên ngoài. Kẻ có nội công cao, theo Kim Dung mô tả, là kẻ hái một chiếc lá, bẻ một bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ. Kẻ có ngoại công cao thì thái dương huyệt gồ cao, khi vũ lộng tay chân, gân cốt nổi lên, các khớp xương kêu răng rắc. Nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công cao là kẻ hơn người. Trong 12 bộ tiểu thuyết, có trường hợp cá biệt Kim Dung để cho ngoại công thắng nội công. Nhạc Bất Quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí tông (lấy khí làm chủ). Y dạy Lệnh Hồ Xung rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau, mỗi chiêu thức đều có thuớc tấc, bộ vị nhất định. Khi Lệnh Hồ Xung tình cờ gặp thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương theo phe Kiếm tông (lấy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung rằng chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt, đánh ra theo ý muốn của mình như nước chảy mây trôi là đã khắc chế được địch thủ. Lệnh Hồ Xung đã lĩnh hội được phép sử kiếm ý (ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp “liệu địch tiên cơ” (ra tay, chiếm thời cơ trước kẻ địch). Và rõ ràng, phương pháp Kiếm tông đã thắng Khí tông: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực vẫn đánh ra một chiêu, đâm mù mắt 15 kẻ địch hùng mạnh (Tiếu ngạo giang hồ).
Các khái niệm nội công, ngoại công, chiêu thức - đầu tiên là khái niệm y học chứ không phải của võ học. Trong mỗi bộ sách của mình, Kim Dung thường xây dựng một hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng: danh y, thần y. Bên cạnh thứ thuốc cứu người, Kim Dung còn xây dựng những nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác. Quan điểm của ông rất mới lạ: thuốc độc cũng là một dạng thuốc cần thiết phải dùng đến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta gặp Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của người này cũng rất lạ lùng: thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu một người thì phải giết một người (sát nhân) và khi cứu người hay giết người, đều chỉ dùng đến một ngón tay (bình nhứt chỉ). Bên cạnh Bình Nhứt Chỉ, Tiếu ngạo giang hồ cũng có một độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng, cô gái người Miêu Cương, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhứt Chỉ hay đến nỗi mới bắt mạch Lệnh Hồ Xung đã biết Lệnh Hồ Xung được uống rượu và truyền máu của bọn Ngũ độc giáo! Trong Thiên Long bát bộ, người ta gặp Thần y Tiết Mộ Hoa. Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là một tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người. Đó là Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu, giáo chủ Tinh Tú phái.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có hai danh y là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và vợ là Vương Nạn Cô. Hai vợ chồng kình chống nhau bằng cách Hồ Thanh Ngưu chữa thương cho thân chủ ban ngày thì ban đêm, Vương Nạn Cô lén đến đầu độc cho thân chủ bệnh trở lại. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã đề cập đến những phương pháp y học, biện pháp chữa bệnh lâm sàng mà ngày nay, nhân loại vẫn đang thực hiện. Trong cách truyền máu, Kim Dung đã mô tả phương pháp dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho người bệnh. Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các nữ đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Chỉ có một điều đáng tiếc là y lý của Lam Phượng Hoàng còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ truyền vào cho một nguời bệnh dư khí âm hàn như Lệnh Hồ Xung.
Truyện võ hiệp Kim Dung còn đề cập đến việc dùng thuốc. Thuốc cổ truyền Trung Hoa gồm cao (thuốc dán), đơn (hay thang, thuốc thang), huờn (hay hoàn, thuốc viên), tán (thuốc bột). Những nhân vật của Kim Dung đã dùng thuốc cứu chữa cho bệnh nhân của mình: Trương Vô Kỵ ra toa, cắt thuốc thang cho Thường Ngộ Xuân (Ỷ thiên Đồ long ký); bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho Lệnh Hồ Xung lại bắt 7 vị thầy thuốc đến coi bệnh cho chàng (Tiếu ngạo giang hồ). Truyện võ hiệp Kim Dung cũng nói nhiều đến chuyện dùng nội công chữa thương cho những người bị chấn thương vì nội công. Trong trường hợp này, nội công của người thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương với nội công của người bị thương thì động tác chữa thương mới thực hiện được. Như Trương Vô Kỵ dùng Tiên thiên Cửu dương công chữa trị cho Trương Tam Phong, Hân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh; Bình Nhứt Chỉ vỗ Bách hội huệt truyền nội công chữa cho Đào Thực Tiên, Bất Giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho Lệnh Hồ Xung.
Triết học Trung Hoa cổ phân biệt rất rõ khái niệm Lưỡng nghi (hai mặt Âm – Dương). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài). Võ công cũng như y học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy. Nội công dương cương và tính năng dương cương hoàn toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu. Cho nên, trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão Đấu Tử dùng cho con gái là Bất Tử, bọn Lam Phượng Hoàng truyền máu của các cô gái Miêu cương để cứu chữa cho Lệnh Hồ Xung là sai nguyên tắc y học (và cả triết học nữa). Chính Bình Nhứt Chỉ khi cầm tay Lệnh Hồ Xung chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình trạng pha trộn âm dương trong con người Lệnh Hồ Xung. Lão lại khám phá ra thêm rằng thân chủ của mình bạc nhược tinh thần, bị tình yêu hành hạ, bị rượu làm cho con người hô héo. Lão chửi toáng lên: “Mẹ cha nó! Thật là nát bét đến năm bảy tầng. Người thật là con người chẳng ra gì”. Nếu Lệnh Hồ Xung không phải là người yêu của Thánh cô Doanh Doanh, nếu không phải đích thân Doanh Doanh mời lão đến chữa thương cho Lệnh Hồ Xung thì lão đã tát cho Lệnh Hồ Xung mấy cái ra trò vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn Lam Phượng Hoàng, mất hết nội công mà còn nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!
Thế nhưng, thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp nhau trong một con người. Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), uống hai thứ rượu âm dương của Trương Tam và Lý Tứ.
(còn tiếp)
T chờ đọc yếu tố kinh tế trong truyện tỉ ui, vì đôi khi nghĩ các hiệp khách giỏi thiệt , hông thấy đi làm mà vẫn có túi bạc để vào quán liệng rầm rầm |
| | | Ai Hoa
Tổng số bài gửi : 10654 Registration date : 23/11/2007
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Sat 20 Oct 2018, 14:58 | |
| - Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Y học
Y HỌC TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Khát vọng sống lâu, mạnh khỏe không chỉ là khát vọng riêng của người Trung Quốc mà còn là của toàn thể nhân loại. Trung Quốc là đất nước có một nền y học cổ truyền rất thâm hậu và những hoạt động y học cổ truyền của đất nước này đã hình thành khái niệm Đông y. Hơn 1.800 năm trước, danh y Hoa Đà đã có những công trình nghiên cứu y học thời danh, trong đó có nguyên tắc luyện khí công gọi là Ngũ thú khí công (hay Ngũ cầm hí), mô phỏng chiêu thức hoạt động của loài cọp, gấu, nai, khỉ và hạc (Hổ hí, Hùng hí, Lộc hí, Hầu hí, Hạc hí). Quan điểm cơ bản của Hoa Đà có thể tóm tắt là mô phỏng hoạt động của năm động vật trên, hít làm không khí thanh lương vào phổi và nạp xuống Đan điền, vận dụng vào từng bộ phận trên cơ thể, giúp con người khỏe mạnh. Võ học thấy rằng sức mạnh đó có thể dùng để chế ngự được kẻ khác. Có thể nói, truyện võ hiệp Kim Dung cũng tràn đầy kiến thức y học.
Đọc truyện võ hiệp Kim Dung, người ta thường bắt gặp hai khái niệm nội công và ngoại công. Nội công là tiềm lực, sức mạnh bên trong của hào khách giang hồ. Ngoại công là chiêu thức, quyền cước bên ngoài. Kẻ có nội công cao, theo Kim Dung mô tả, là kẻ hái một chiếc lá, bẻ một bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ. Kẻ có ngoại công cao thì thái dương huyệt gồ cao, khi vũ lộng tay chân, gân cốt nổi lên, các khớp xương kêu răng rắc. Nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công cao là kẻ hơn người. Trong 12 bộ tiểu thuyết, có trường hợp cá biệt Kim Dung để cho ngoại công thắng nội công. Nhạc Bất Quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí tông (lấy khí làm chủ). Y dạy Lệnh Hồ Xung rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau, mỗi chiêu thức đều có thuớc tấc, bộ vị nhất định. Khi Lệnh Hồ Xung tình cờ gặp thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương theo phe Kiếm tông (lấy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung rằng chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt, đánh ra theo ý muốn của mình như nước chảy mây trôi là đã khắc chế được địch thủ. Lệnh Hồ Xung đã lĩnh hội được phép sử kiếm ý (ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp “liệu địch tiên cơ” (ra tay, chiếm thời cơ trước kẻ địch). Và rõ ràng, phương pháp Kiếm tông đã thắng Khí tông: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực vẫn đánh ra một chiêu, đâm mù mắt 15 kẻ địch hùng mạnh (Tiếu ngạo giang hồ).
Các khái niệm nội công, ngoại công, chiêu thức - đầu tiên là khái niệm y học chứ không phải của võ học. Trong mỗi bộ sách của mình, Kim Dung thường xây dựng một hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng: danh y, thần y. Bên cạnh thứ thuốc cứu người, Kim Dung còn xây dựng những nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác. Quan điểm của ông rất mới lạ: thuốc độc cũng là một dạng thuốc cần thiết phải dùng đến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta gặp Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của người này cũng rất lạ lùng: thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu một người thì phải giết một người (sát nhân) và khi cứu người hay giết người, đều chỉ dùng đến một ngón tay (bình nhứt chỉ). Bên cạnh Bình Nhứt Chỉ, Tiếu ngạo giang hồ cũng có một độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng, cô gái người Miêu Cương, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhứt Chỉ hay đến nỗi mới bắt mạch Lệnh Hồ Xung đã biết Lệnh Hồ Xung được uống rượu và truyền máu của bọn Ngũ độc giáo! Trong Thiên Long bát bộ, người ta gặp Thần y Tiết Mộ Hoa. Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là một tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người. Đó là Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu, giáo chủ Tinh Tú phái.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có hai danh y là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và vợ là Vương Nạn Cô. Hai vợ chồng kình chống nhau bằng cách Hồ Thanh Ngưu chữa thương cho thân chủ ban ngày thì ban đêm, Vương Nạn Cô lén đến đầu độc cho thân chủ bệnh trở lại. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã đề cập đến những phương pháp y học, biện pháp chữa bệnh lâm sàng mà ngày nay, nhân loại vẫn đang thực hiện. Trong cách truyền máu, Kim Dung đã mô tả phương pháp dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho người bệnh. Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các nữ đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Chỉ có một điều đáng tiếc là y lý của Lam Phượng Hoàng còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ truyền vào cho một nguời bệnh dư khí âm hàn như Lệnh Hồ Xung.
Truyện võ hiệp Kim Dung còn đề cập đến việc dùng thuốc. Thuốc cổ truyền Trung Hoa gồm cao (thuốc dán), đơn (hay thang, thuốc thang), huờn (hay hoàn, thuốc viên), tán (thuốc bột). Những nhân vật của Kim Dung đã dùng thuốc cứu chữa cho bệnh nhân của mình: Trương Vô Kỵ ra toa, cắt thuốc thang cho Thường Ngộ Xuân (Ỷ thiên Đồ long ký); bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho Lệnh Hồ Xung lại bắt 7 vị thầy thuốc đến coi bệnh cho chàng (Tiếu ngạo giang hồ). Truyện võ hiệp Kim Dung cũng nói nhiều đến chuyện dùng nội công chữa thương cho những người bị chấn thương vì nội công. Trong trường hợp này, nội công của người thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương với nội công của người bị thương thì động tác chữa thương mới thực hiện được. Như Trương Vô Kỵ dùng Tiên thiên Cửu dương công chữa trị cho Trương Tam Phong, Hân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh; Bình Nhứt Chỉ vỗ Bách hội huệt truyền nội công chữa cho Đào Thực Tiên, Bất Giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho Lệnh Hồ Xung.
Triết học Trung Hoa cổ phân biệt rất rõ khái niệm Lưỡng nghi (hai mặt Âm – Dương). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài). Võ công cũng như y học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy. Nội công dương cương và tính năng dương cương hoàn toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu. Cho nên, trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão Đấu Tử dùng cho con gái là Bất Tử, bọn Lam Phượng Hoàng truyền máu của các cô gái Miêu cương để cứu chữa cho Lệnh Hồ Xung là sai nguyên tắc y học (và cả triết học nữa). Chính Bình Nhứt Chỉ khi cầm tay Lệnh Hồ Xung chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình trạng pha trộn âm dương trong con người Lệnh Hồ Xung. Lão lại khám phá ra thêm rằng thân chủ của mình bạc nhược tinh thần, bị tình yêu hành hạ, bị rượu làm cho con người hô héo. Lão chửi toáng lên: “Mẹ cha nó! Thật là nát bét đến năm bảy tầng. Người thật là con người chẳng ra gì”. Nếu Lệnh Hồ Xung không phải là người yêu của Thánh cô Doanh Doanh, nếu không phải đích thân Doanh Doanh mời lão đến chữa thương cho Lệnh Hồ Xung thì lão đã tát cho Lệnh Hồ Xung mấy cái ra trò vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn Lam Phượng Hoàng, mất hết nội công mà còn nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!
Thế nhưng, thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp nhau trong một con người. Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), uống hai thứ rượu âm dương của Trương Tam và Lý Tứ.
(còn tiếp)
T chờ đọc yếu tố kinh tế trong truyện tỉ ui, vì đôi khi nghĩ các hiệp khách giỏi thiệt , hông thấy đi làm mà vẫn có túi bạc để vào quán liệng rầm rầm Các nhân vật giang hồ thông thường có 2 loại: loại thứ nhất con nhà giàu cha mẹ nuôi hoặc chết để lại gia tài kếch sù, loại thứ hai nghèo rách mồng tơi thì đi ăn cướp (gọi là lấy của người giàu phát cho người nghèo), vì vậy không cần phải lao động sản xuất. _________________________ Sông rồi cạn, núi rồi mòn Thân về cát bụi, tình còn hư không |
| | | Phương Nguyên
Tổng số bài gửi : 4914 Registration date : 23/03/2013
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN Sat 20 Oct 2018, 17:55 | |
| - Ai Hoa đã viết:
- Trăng đã viết:
- Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI Vũ Đức Sao Biển (tiếp theo)
Y học
Y HỌC TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG
Khát vọng sống lâu, mạnh khỏe không chỉ là khát vọng riêng của người Trung Quốc mà còn là của toàn thể nhân loại. Trung Quốc là đất nước có một nền y học cổ truyền rất thâm hậu và những hoạt động y học cổ truyền của đất nước này đã hình thành khái niệm Đông y. Hơn 1.800 năm trước, danh y Hoa Đà đã có những công trình nghiên cứu y học thời danh, trong đó có nguyên tắc luyện khí công gọi là Ngũ thú khí công (hay Ngũ cầm hí), mô phỏng chiêu thức hoạt động của loài cọp, gấu, nai, khỉ và hạc (Hổ hí, Hùng hí, Lộc hí, Hầu hí, Hạc hí). Quan điểm cơ bản của Hoa Đà có thể tóm tắt là mô phỏng hoạt động của năm động vật trên, hít làm không khí thanh lương vào phổi và nạp xuống Đan điền, vận dụng vào từng bộ phận trên cơ thể, giúp con người khỏe mạnh. Võ học thấy rằng sức mạnh đó có thể dùng để chế ngự được kẻ khác. Có thể nói, truyện võ hiệp Kim Dung cũng tràn đầy kiến thức y học.
Đọc truyện võ hiệp Kim Dung, người ta thường bắt gặp hai khái niệm nội công và ngoại công. Nội công là tiềm lực, sức mạnh bên trong của hào khách giang hồ. Ngoại công là chiêu thức, quyền cước bên ngoài. Kẻ có nội công cao, theo Kim Dung mô tả, là kẻ hái một chiếc lá, bẻ một bông hoa cũng có thể sát thương địch thủ. Kẻ có ngoại công cao thì thái dương huyệt gồ cao, khi vũ lộng tay chân, gân cốt nổi lên, các khớp xương kêu răng rắc. Nội công là cái gốc, ngoại công là cái ngọn. Luôn luôn kẻ có nội công cao là kẻ hơn người. Trong 12 bộ tiểu thuyết, có trường hợp cá biệt Kim Dung để cho ngoại công thắng nội công. Nhạc Bất Quần, sư phụ Lệnh Hồ Xung, chưởng môn phái Hoa Sơn theo phe Khí tông (lấy khí làm chủ). Y dạy Lệnh Hồ Xung rằng phải vận khí trước rồi mới phóng chiêu thức ra sau, mỗi chiêu thức đều có thuớc tấc, bộ vị nhất định. Khi Lệnh Hồ Xung tình cờ gặp thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương theo phe Kiếm tông (lấy kiếm thức làm chủ), đang ẩn cư trong hang núi Hoa Sơn thì Phong Thanh Dương dạy Lệnh Hồ Xung rằng chỉ cần kiếm chiêu liên miên bất tuyệt, đánh ra theo ý muốn của mình như nước chảy mây trôi là đã khắc chế được địch thủ. Lệnh Hồ Xung đã lĩnh hội được phép sử kiếm ý (ý nghĩ đến đâu, kiếm phóng ra đến đó) chứ không sử kiếm chiêu và gọi đó là biện pháp “liệu địch tiên cơ” (ra tay, chiếm thời cơ trước kẻ địch). Và rõ ràng, phương pháp Kiếm tông đã thắng Khí tông: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực vẫn đánh ra một chiêu, đâm mù mắt 15 kẻ địch hùng mạnh (Tiếu ngạo giang hồ).
Các khái niệm nội công, ngoại công, chiêu thức - đầu tiên là khái niệm y học chứ không phải của võ học. Trong mỗi bộ sách của mình, Kim Dung thường xây dựng một hoặc vài ba nhân vật thầy thuốc. Những thầy thuốc này được gọi rất trang trọng: danh y, thần y. Bên cạnh thứ thuốc cứu người, Kim Dung còn xây dựng những nhân vật chuyên đánh thuốc độc, đầu độc kẻ khác. Quan điểm của ông rất mới lạ: thuốc độc cũng là một dạng thuốc cần thiết phải dùng đến. Trong Tiếu ngạo giang hồ, người ta gặp Sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ. Cả ngoại hiệu và tên của người này cũng rất lạ lùng: thầy thuốc nổi tiếng (danh y) nhưng cứu một người thì phải giết một người (sát nhân) và khi cứu người hay giết người, đều chỉ dùng đến một ngón tay (bình nhứt chỉ). Bên cạnh Bình Nhứt Chỉ, Tiếu ngạo giang hồ cũng có một độc vương. Đó là Lam Phượng Hoàng, cô gái người Miêu Cương, giáo chủ Ngũ độc giáo Vân Nam. Tài năng của Bình Nhứt Chỉ hay đến nỗi mới bắt mạch Lệnh Hồ Xung đã biết Lệnh Hồ Xung được uống rượu và truyền máu của bọn Ngũ độc giáo! Trong Thiên Long bát bộ, người ta gặp Thần y Tiết Mộ Hoa. Đối lập với Tiết Mộ Hoa chuyên cứu người là một tay độc vương dễ sợ chuyên đầu độc người. Đó là Tinh Tú lão quái Đinh Xuân Thu, giáo chủ Tinh Tú phái.
Trong Ỷ thiên Đồ long ký, có hai danh y là Điệp cốc y tiên Hồ Thanh Ngưu và vợ là Vương Nạn Cô. Hai vợ chồng kình chống nhau bằng cách Hồ Thanh Ngưu chữa thương cho thân chủ ban ngày thì ban đêm, Vương Nạn Cô lén đến đầu độc cho thân chủ bệnh trở lại. Tác phẩm võ hiệp Kim Dung đã đề cập đến những phương pháp y học, biện pháp chữa bệnh lâm sàng mà ngày nay, nhân loại vẫn đang thực hiện. Trong cách truyền máu, Kim Dung đã mô tả phương pháp dùng đỉa hút máu để tiếp máu ấy qua cho người bệnh. Đó là đoạn Lam Phượng Hoàng cùng các nữ đệ tử Ngũ độc giáo tiếp máu cho Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Chỉ có một điều đáng tiếc là y lý của Lam Phượng Hoàng còn non nớt nên đã đem máu thuần âm của phái nữ truyền vào cho một nguời bệnh dư khí âm hàn như Lệnh Hồ Xung.
Truyện võ hiệp Kim Dung còn đề cập đến việc dùng thuốc. Thuốc cổ truyền Trung Hoa gồm cao (thuốc dán), đơn (hay thang, thuốc thang), huờn (hay hoàn, thuốc viên), tán (thuốc bột). Những nhân vật của Kim Dung đã dùng thuốc cứu chữa cho bệnh nhân của mình: Trương Vô Kỵ ra toa, cắt thuốc thang cho Thường Ngộ Xuân (Ỷ thiên Đồ long ký); bọn bàng môn tả đạo ăn cắp thuốc cho Lệnh Hồ Xung lại bắt 7 vị thầy thuốc đến coi bệnh cho chàng (Tiếu ngạo giang hồ). Truyện võ hiệp Kim Dung cũng nói nhiều đến chuyện dùng nội công chữa thương cho những người bị chấn thương vì nội công. Trong trường hợp này, nội công của người thầy thuốc phải cao hơn hoặc tương đương với nội công của người bị thương thì động tác chữa thương mới thực hiện được. Như Trương Vô Kỵ dùng Tiên thiên Cửu dương công chữa trị cho Trương Tam Phong, Hân Thiên Chính và bọn quần hào trên Quang Minh Đỉnh; Bình Nhứt Chỉ vỗ Bách hội huệt truyền nội công chữa cho Đào Thực Tiên, Bất Giới hoà thượng trút công lực chữa trị cho Lệnh Hồ Xung.
Triết học Trung Hoa cổ phân biệt rất rõ khái niệm Lưỡng nghi (hai mặt Âm – Dương). Lưỡng nghi sinh Tứ tượng (Thái dương, Thái âm, Thiếu dương, Thiếu âm), Tứ tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài). Võ công cũng như y học trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung đều triệt để dựa trên nền tảng triết học ấy. Nội công dương cương và tính năng dương cương hoàn toàn mâu thuẫn với nội công âm nhu và tính năng âm nhu. Cho nên, trong Tiếu ngạo giang hồ, Tổ Thiên Thu ăn cắp Tục mệnh bát hoàn của Lão Đấu Tử dùng cho con gái là Bất Tử, bọn Lam Phượng Hoàng truyền máu của các cô gái Miêu cương để cứu chữa cho Lệnh Hồ Xung là sai nguyên tắc y học (và cả triết học nữa). Chính Bình Nhứt Chỉ khi cầm tay Lệnh Hồ Xung chẩn mạch đã khám phá ra lập tức tình trạng pha trộn âm dương trong con người Lệnh Hồ Xung. Lão lại khám phá ra thêm rằng thân chủ của mình bạc nhược tinh thần, bị tình yêu hành hạ, bị rượu làm cho con người hô héo. Lão chửi toáng lên: “Mẹ cha nó! Thật là nát bét đến năm bảy tầng. Người thật là con người chẳng ra gì”. Nếu Lệnh Hồ Xung không phải là người yêu của Thánh cô Doanh Doanh, nếu không phải đích thân Doanh Doanh mời lão đến chữa thương cho Lệnh Hồ Xung thì lão đã tát cho Lệnh Hồ Xung mấy cái ra trò vì đã uống thuốc tào lao, nhận máu của bọn Lam Phượng Hoàng, mất hết nội công mà còn nát rượu và bạc nhược tinh thần vì gái!
Thế nhưng, thỉnh thoảng âm dương cũng có thể hoà hợp nhau trong một con người. Đó là trường hợp của Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành), uống hai thứ rượu âm dương của Trương Tam và Lý Tứ.
(còn tiếp)
T chờ đọc yếu tố kinh tế trong truyện tỉ ui, vì đôi khi nghĩ các hiệp khách giỏi thiệt , hông thấy đi làm mà vẫn có túi bạc để vào quán liệng rầm rầm Các nhân vật giang hồ thông thường có 2 loại: loại thứ nhất con nhà giàu cha mẹ nuôi hoặc chết để lại gia tài kếch sù, loại thứ hai nghèo rách mồng tơi thì đi ăn cướp (gọi là lấy của người giàu phát cho người nghèo), vì vậy không cần phải lao động sản xuất.
Loại nghèo rách mồng tơi này bao giờ cũng có một hiệp hội lớn để tham gia. Đó là “Cái bang” |
| | | Sponsored content
| Tiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN | |
| |
| | | |
Similar topics | |
|
Trang 3 trong tổng số 19 trang | Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4 ... 11 ... 19 | |
| Permissions in this forum: | Bạn không có quyền trả lời bài viết
| |
| |
| |