Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 19  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Tue 21 Jan 2020, 11:34

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

VI Tiểu Bảo Và Nghệ Thuật Làm Quan

Khi “lỡ” đưa Vi Tiểu Bảo từ Dương Châu lên Bắc Kinh rồi lọt vào hoàng cung nhà Thanh, Kim Dung cũng đồng thời hư cấu ra một… nghệ thuật làm quan để giúp cho nhân vật ấy trở thành một con người quyền uy tột đỉnh dưới triều Khang Hy, khiến hàng vạn viên quan trong Bát kỳ Mãn Châu phải kính nể. Vậy đâu là nghệ thuật làm quan của Vi Tiểu Bảo?

Kim Dung tỏ ra khá cà rỡn khi đặt tên cho nhân vật của mình: Vi là cái gì nhỏ xíu, Tiểu là cái gì nho nhỏ, Bảo là cái gì quý báu. Kết hợp ba ngữ nghĩa đó, Vi Tiểu Bảo có nghĩa là cái gì quý giá mà nhỏ xíu xìu xiu. Vậy trong cơ thể một người đàn ông Trung Quốc ở một xã hội nông nghiệp lạc hậu thời Khang Hy, khi chế độ đa thê được mặc nhiên công nhận thì cái gì nhỏ xíu xìu xiu được xem là cái quý nhất? Có thể hiểu “quý danh” Vi Tiểu Bảo có nghĩa là “thằng… cu” theo cách gọi nôm na của người Việt Nam. Đưa một nhân vật như vậy để phong quan tới đệ nhất đẳng công tước, Kim Dung quả là một ông trùm hài hước.

Tuy vậy, quan lại dưới triều Khang Hy nhà Thanh có 2 loại: loại được tin cẩn là các quan lại xuất thân từ Bát kỳ thuộc dân tộc Mãn Châu; loại ít được tin cẩn là quan lại gốc Hán, cho dù học có trình độ học vấn, khả năng trị dân và kìng trung đối với nhà Thành. Cứ đem tiêu chí đó mà xét thì Vi Tiểu Bảo trong tác phẩm Lộc Đỉnh ký hoàn toàn không xứng đáng để trở thành một viên quan có chức vụ nhỏ xíu như hạt đậu dưới triều Khang Hy chút nào.

Vì vậy, như cách Lỗ Tấn xây dựng nhân vật AQ, Kim Dung cũng tạo cho nhân vật một lý lịch hết sức mù mờ. Họ Vi của y là lấy theo họ mẹ, bà Vi Xuân Phương. Ngay tác giả Kim Dung cũng không xác định được dân tộc của Vi Tiểu Bảo là Hán, Mãn, Mông, Tạng hay Hồi.

Để che đậy cái gốc xuất thân thấp hèn của mình mà làm quan, Vi Tiểu Bảo phải tự nặn ra một lý lịch hết sức hàm hồ. Đại để, Bảo khoe với người khác rằng mình xuất thân trong một gia đình danh giá, có người chú ruột (?) rất phong lưu là Vi Đại Bảo. Khi Bảo về công cán tại Dương Châu để xây dựng toà Trung Liệt từ, các quan lại địa phương đón tiếp Bảo rất long trọng. Hỏi đến dòng dõi, Bảo nói ấm ớ rằng tổ phụ họ Vi. Tuần phủ Dương Châu nổi tiếng là tay học cao hiểu rộng cho rằng Bảo thuộc hậu duệ của bậc trung thần Vi Niết, làm quan nổi tiếng thanh liêm. Tất nhiên là Vi Tiểu Bảo không phản đối. Bảo cứ để mặc xác các quan tán tụng, không công nhận cũng như không phủ nhận.

Nên nhớ trước đó, Khang Hy đã phong cho Vi Tiểu Bảo làm Chánh đô thống Hoàng kỳ, tước phong Ba Đồ Lỗ, đi công cán được khoác áo choàng màu vàng. Mà hoàng kỳ (đạo cờ vàng) là một trong Bát kỳ đã có công vượt quan ải tiến vào Trung Hoa tiêu diệt nhà Minh năm 1643. Thấy Vi Tiểu Bảo mặc áo khoác vàng, thiên hạ cứ ngỡ Bảo thuộc dân tộc Mãn Châu chính cống. Bảo tự đặt cho mình cái tên nửa Hán nửa Mãn cũng rất mơ hồ: Hoa Sai Hoa Sai Tiểu Bảo. Cái họ Hoa Sai Hoa Sai đọc như thế nào thì ngay cả người Mãn Châu nghĩ đến bể óc cũng không hiểu ra được.

Ban đầu, Vi Tiểu Bảo chưa biết tham ô, chỉ biết ăn chặn lặt vặt. Hắn chỉ thực sự hiểu rằng làm quan là phải biết tham ô, phải biết nhận hối lộ từ khi được vua Khang Hy phái đi giám sát đoàn kiểm kê tài sản tại nhà tên phản thần Ngao Bái.

Nguyên trưởng đoàn kiểm kê là Lại bộ Thị lang Sách Ngạch Đồ. Khang Hy không tin lão cáo già này lắm nên sai Vi Tiểu Bảo đi theo để giám sát công việc kiểm kê. Trong nhà Ngao Bái có sẵn bàn thờ Phật, Sách Ngạch Đồ nảy ra ý tưởng muốn được kết nghĩa làm anh em với Vi Tiểu Bảo. Năm ấy, Sách Ngạch Đồ 65 tuổi, Vi Tiểu Bảo mới 13 tuổi. Họ lạy nhau tám lạy xưng là huynh đệ. Mà hễ kết nghĩa với nhau thì có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu, Sách Ngạch Đồ xúi Vi Tiểu Bảo: “Hiền đệ muốn lấy vật gì thì cứ lấy”. Lão cầm hai xâu châu báu, một chuỗi ngọc phỉ thuý, một lưỡi truỷ thủ, một bảo y bằng tơ tằm đưa cho Vi Tiểu Bảo. Lão lại dạy cho Vi Tiểu Bảo một câu thiệu rất gọn: “Ngàn dặm làm quan chỉ vì tiền”. Biên bản kiểm kê thể hiện rõ gia tài của Ngao Bái trị giá 2.353.148 lạng bạc (tức là hai trăm ba mươi lăm vạn ba ngàn một trăm bốn mươi tám lạng). Sau khi kiểm kê xong, Sách Ngạch Đồ đề nghị Vi Tiểu Bảo xóa bớt một nét của chữ Nhị (hai) để chỉ còn chữ Nhất (một). Biên bản kiểm kê còn lại con số 1.353.148 lạng. Vậy là Sách Ngạch Đồ cùng Vi Tiểu Bảo đã nuốt mất 100 vạn lạng bạc (tức 1 triệu lạng). Sách Ngạch Đồ chia đôi số tiền đó, để cho quan giám sát Vi Tiểu Bảo ăn trọn 50 vạn lạng; phần lão 50 vạn lạng. Lão tự trích phần của mình ra 5 vạn lạng làm quà cho bọn cung phi, thái giám và các thành viên trong đoàn kiểm kê tài sản. Mới ngay một cuộc giám sát đầu tiên, Vi Tiểu Bảo đã trở thành một nhà đại phú hào nhỏ tuổi nhất tại thành Bắc Kinh.

Nhận của hối lộ là một cái gì rất xa lạ với Vi Tiểu Bảo. Nhưng đại ca Sách Ngạch Đồ đã dạy thằng tiểu đệ rất nhiều bài căn bản nên trình độ ăn hối lộ của Vi Tiểu Bảo được nâng cao và không ngừng phát triển. Con Trai của Ngô Tam Quế là Ngô Ứng Hùng từ Vân Nam lên thành Bắc Kinh chầu vua Khang Hy. Biết rằng thế nào Ngô Ứng Hùng cũng đem lễ vật để lo lót cho các quan, Sách Ngạch Đồ dạy Vi Tiểu Bảo trước: “Chút nữa đây, bất luận Ngô Ứng Hùng đưa lễ vật cho hiền đệ trọng hậu thế nào, hiền đệ cũng đừng tỏ ra vui mừng. Hiền đệ chỉ nên hững hờ nói: “Thế tử đến Bắc Kinh đường xa vất vả quá”. Nếu gã thấy hiền đệ tỏ ra vui mừng thì cho à mọi việc đã xong, sau này không đưa thêm món nào khác. Hiền đệ lộ vẻ lãnh đạm là gã nhất định tưởng hiền đệ chê lễ vật tầm thường và hôm sau tất đem đến một phần trọng hậu nữa”. Vi Tiểu Bảo sướng quá, gọi phương pháp của Sách Ngạch Đồ là “gõ cần bẫy”.

Quả nhiên, Bào áp dụng đúng “bài bản”, khiến Ngô Ứng Hùng phải đem tiền quà tặng Bảo liên tục. Từ đó, Vi Tiểu Bảo trở thành “tiến sĩ ngành hối lộ học”. Hắn ăn hối lộ càng ngày càng dạn tay, càng ngày mặt càng tỉnh bơ. Đưa Kiến Ninh công chúa qua Vân Nam theo lệnh vua gả cho Ngô Ứng Hùng, hắn moi được của Ngô Tam Quế mấy trăm vạn lạng bạc. Về Dương Châu đi công cán, hắn cũng ăn được của các quan lớn nhỏ ở Dương Châu một mớ. Ra Đài Loan thăm nhân dân miền đất mới tiếp quản, hắn lại bợ được mấy trăm vạn lạng nữa. Gia tài của hắn ngày càng nặng nề hơn. Hắn đổi hết ra ngân phiếu do các tiệm vàng danh tiếng ở Bắc Kinh phát hành để bọc theo cho gọn. Càng có tiền, hắn càng chi sộp cho bọn thái giám, thị vệ và các quan lại thất cơ lỡ vận. Hắn lại đem một số lớn tiền tặng các anh em Thiên Địa hội xài giùm. Hắn rút ra được một bài học rất kỳ dị: Muốn ăn được của hối lộ lâu dài, phải biết làm công tác… “từ thiện xã hội”. Để làm quan lâu dài hưởng được nhiều bổng lộc trời cho thì trước hết phải biết tặng quà cáp cho bọn đồng liêu và thi ân bố đức cho bọn thuộc hạ. Thế nhưng lần chi tiền đau nhất trong đời hắn là khi cứu trợ nạn nhân bão lụt tại Đài Loan. Khang Hy ra lệnh trong cung tiết giảm các khoản chi phí được đâu chừng 5 vạn lạng. Nhà vua động viên hắn tham gia cứu trợ, hắn dại dột móc ra hơn 200 vạn lạng khiến nhà vua phải kinh hãi. Cứu trợ xong, hắn tự mắng mình ngu!

Dù nịnh chẳng phải chuyện dễ với mọi người, Vi Tiểu Bảo vẫn có khả năng nâng nịnh lên thành một nghệ thuật kinh điển, có bài bản rõ ràng. Phải nịnh sao cho người nghe nịnh sướng tai mà không có cảm giác mình bị nịnh, tưởng rằng đối tượng ăn nói chân tình mới là ảo diệu. Vi Tiểu Bảo đã từng ca ngợi Khang Hy là “Điểu, Sâng, Uỷ, Sang” (Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang). Cao hơn một chút, hắn ca ngợi Khang Hy là một bậc thánh minh, “ngồi trong cái gì mà quyết đoán ra được cái gì” (hắn không thuộc nổi câu “Ngồi trong trướng mà quyết đoàn ra được ngàn dặm”). Cách nịnh khôn nhất của hắn là kể những chuyện tào lao, thuộc lòng một số từ ngữ nhưng vẫn giả bộ quên hoặc không biết. Khang Hy không biết hắn giả bộ bèn nhắc đúng từ ngữ đó; lúc bấy giờ hắn mới giả bộ kinh dị hỏi lại: “Ủa, thánh thượng cũng biết cái đó ư?”, hoặc “Ủa, thánh thuợng cũng có mặt ở đó ư?”. Nhà vua không biết hắn giả nai, cứ tưởng hắn chân tình nên mặt rồng hớn hở.

Trong nghệ thuật làm quan, bao gồm che đậy lý lịch, tham ô và ăn của hối lộ, chia tiền tham ô cho kẻ dưới, Vi Tiểu Bảo là nhân vật hạng nhất. Riêng trong nghệ thuật nịnh, hắn đành rớt xuống hạng nhì. Kim Dung kể rằng có một lần Khang Hy thiết triều hỏi ý bọn quần thần về việc triệt hạ phiên vương Ngô Tam Quế. Các quan bàn tới bàn lui, chẳng ai đưa ra được ý kiến nên hay không nên. Nhà vua lại hỏi đến Binh bộ Thượng thư Minh Châu. Minh Châu tâu: “Bệ hạ nhìn xa trông rộng, tuy là đưa chuyện ra để hỏi bọn tiểu thần nhưng chủ kiến thì đã có rồi. Bọn tiểu thần cứ nhắm mắt làm theo lời dạy của bệ hạ thì muôn việc đều thành sự”. Nghe Minh Châu nịnh, Vi Tiểu Bảo phải công nhận là lão nịnh hay, xứng đáng đạt học vị “tiến sĩ nịnh”. Tự xét mình, Vi Tiểu Bảo biết mình nịnh giỏi lắm thì cũng chỉ cấp ”cử nhân”. Và Vi Tiểu Bảo đành đau thương tôn vinh Minh Châu là… “bợ đít đại vương”.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Mon 03 Feb 2020, 10:21

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Vi Tiểu Bảo Và Kỹ Thuật Xuyên Tạc Thông Tin

Vi Tiểu Bảo tuy xuất thân từ động điếm Lệ Xuân viện thành Dương Châu, không được học hành nhưng lại “lỡ” bị Kim Dung đưa lên làm quan lớn dưới triều Khang Hy. Dưới triều Khang Hy, nên báo chí của Trung Quốc chưa ra đời, chưa có nhà nho nào được gọi là… nhà báo. Vi Tiểu Bảo không phải là nhà nho và tất nhiên cáng không phải là nhà báo. Ấy vậy mà kỹ thuật xuyên tạc thông tin, kỹ thuật bôi đen hoặc tô hồng thượng thừa của nhân vật nàt xứng đáng liệt vào bậc nhất thiên hạ.

Có tay Nhất kiếm vô huyết Phùng Tích Phạm đánh kiếm nhanh vô địch. Phạm đâm cô hầu bé bỏng Song Nhi của Vi Tiểu Bảo nhưng cô đỡ được, vết thương rịn ra một chút máu. Thế là Vi Tiểu Bảo liền xuyên tạc ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết (đánh một chiêu kiếm không thấy máu đổ) của Phạm thành Bán kiếm hữu huyết (đánh gãy nửa cây kiếm mới chảy máu). Từ cái “loa phóng thanh” Vi Tiểu Bảo, người trên giang hồ từ đó đều gọi Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết.

Tiếng Nga vốn là một trong số ngôn ngữ khó học bậc nhất thì hỏi là sao một gã bất học vô thuật như Vi Tiểu Bảo đọc cho đúng âm? Cho nên, khi lưu lạc sang Nga hay về sau khi đi công cán đàng hoàng, Bảo vẫn cứ thoải mái xuyên tạc tên người nước ngoài mà chẳng một ai cản miệng gã nổi. Có hai tay thân binh của công chúa Tô Phi Á (Sophia, người tình La Sát của Vi Tiểu Bảo) thường lui tới đem thư tín, quà cáp cho gã; một tay tên là Denilov, đọc âm Trung Quốc là Tề Nặc Lạp Phu; tay kia tên Vabasky, đọc ra là Hoa Bá Tư Cơ. Vi Tiểu Bảo có một cách riêng để gọi tên hai người này là Vương Bát Tử Kê (con gà chết không nạn) và Trư La Nọa Phu (con heo dơ bẩn thối tha). Đời nào hắn có thể đọc cho đúng!. Tới nước Thuỵ Điển mà Bảo còn đọc là “nước Thụy cái gì đó” thì làm sao bắt gã phát âm đúng hai tên Denilov và Vabasky cho chuẩn được.

Nhưng tôi vẫn tin rằng kỹ thuật xuyên tạc thông tin cao cường nhất của Vi Tiểu Bảo vẫn là cách “Di hoa tiếp mộc” (Dời hoa nối cây). Dựa vào lời nói của người khác, Vi Tiểu Bảo đưa đầy, thêm thắt thông tin vào, tạo ra một lượng thông tin nửa thật nửa giả, gieo vào lòng người sự hoang mang, dao động. Kỹ thuật xuyên tạc này gần giống cách làm… báo lá cải, sử dụng thông tin của người khác để chống lại chính họ. Tôi đồ chừng nếu Vi Tiểu Bảo sống lại, được giao làm… tổng biên tập một tờ báo thì tờ báo ấy lá cải phải biết. Đọc Lộc Đỉnh ký, tôi nhớ có một đoạn giả thái hậu biết được chuyện Vi Tiểu Bảo sắp lên Ngũ Đài Sơn. Mụ này cho người tra tấn Vi Tiểu Bảo, buộc gã phải khai ra mật khẩu để liên lạc với Thụy Đống (thực sự là Thuỵ Đống đã bị gã giết chết). Thực sự thì Bảo có biết mật khẩu với đường khẩu gì đâu, chẳng qua là bị đánh đau quá, hắn phải buột miệng nói bậy. Bảo liền nhớ ra mật khẩu của Thiên Địa hội mà hắn đang tham gia, đại ý câu mật khẩu là thuốc cao (thuốc dán) giá bao nhiêu, dán vào có sáng mắt ra hay không… Bảo bèn dựa vào câu đó nhưng thay thuốc cao bằng… đường phèn: Đường phèn bán bao nhiêu, ăn vào có ngọt không… Cách xuyên tạc thông tin của Bảo gây ra một hậu quả cực kỳ tai hại. Giả thái hậu tưởng gã khai thật, bèn ra lệnh cấm quân bắt hết ráo bọn bán đường phèn ở thành Bắc Kinh. Từ một thông tin tào lao của Bảo, mấy ngàn sinh mạng người buôn gánh bán bưng bị tiêu diệt!

Kỹ thuật xuyên tạc thông tin của Vi Tiểu Bảo khiến các vị đại thần triều Khang Hy đều sợ hãi. Thế mạnh của Vi Tiểu Bảo là luôn kề cận nhà vua, được nhà vua đặc biệt tin dùng. Ai cũng sợ Vi Tiểu Bảo ghét mình, đến bên nhà vua ton hót đưa đầy cho mấy câu, nhẹ thì mất chức, nặng thì mất đầu. Vi Tiểu Bảo biết được thế mạnh đó nên luôn luôn lấy “con cọp” Khang Hy để doạ nạt các đại thần. Lộc Đỉnh ký có mấy chương thuật chuyện Bảo đưa công chúa Kiến Ninh qua Vân Nam gả làm dâu nhà Bình Tây vương Ngô Tam Quế nhưng thực chất là dọ thám xem Ngô Tam Quế có ý tạo phản hay không. Bảo đến Vân Nam thấy binh lính của Quế tinh nhuệ, thành Côn Minh to lớn, dinh cơ của Quế đồ sộ bèn nảy ra ý định làm tiền. Đầu tiên, Bảo nắn gân bằng cách nói huỵch toẹt rằng Bảo theo lệnh vua qua Vân Nam xem Quế có ý định tạo phản hay không. Câu nói này làm Ngô Tam Quế và bá quan ở Vân Nam sợ đến xanh mặt. Tiếp theo, Bảo khen Quế hơn cả nhà vua, dinh của Quế còn lớn hơn cả hoàng cung ở Bắc Kinh. Ngô Tam Quế nghe hắn khen tới đó đã muốn “bậy” ra quần. Cuối cùng, Bảo kết luận Quế đã quá vinh hoa, quá phú quý, sướng hơn cả vua Khang Hy vậy thì còn muốn tạo phản chống Khang Hy làm gì nữa. Bảo hứa sẽ về tâu lại với nhà vua là Quế không bao giờ tạo phản (vì ngu sao tạo phản?). Ngô Tam Quế vừa sợ vừa tức nhưng phải luôn miệng vâng dạ cho xuôi, lại thề suốt đời trung thành với Khang Hy. Lão phải nhả ra cho Vi Tiểu Bảo 300 vạn lạng bạc, chưa kể đến các món quà biếu lặt vặt.

Nên nhớ Vi Tiểu Bảo không bao giờ nhận mình sai lầm, kể cả khi hắn biết rõ mình sai lầm 100%. Kỹ thuật xuyên tạc thông tin cứ vậy mà phát triển, đặc biệt là trong trường hợp hắn muốn vu hãm địch thủ của mình vào đất chết. Có một lần Bảo sang nhà tịnh địch cũ là Trịnh Khắc Sảng để đòi nợ. Sảng vét hết tiền bạc, tư trang của vợ con, trong đó có một cành phụng thoa, món trang sức cài trên mái tóc rất phổ biến của các phụ nữ nhà quan trung Quốc. Bảo cầm cành phụng thoa lên. bắt đầu xuyên tạc. Theo Bảo, phụng là hình ảnh tượng trưng cho hoàng hậu; vợ Trịnh Khắc Sảng dung cạnh phụng thoa thì có nghĩa là muốn làm hoàng hậu, còn bản thân của Trịnh Khắc Sảng thì đã có ý muốn làm hoàng đế. Trịnh Khắc Sảnh nghe hắn vu hãm, quỳ mọp xuống lạy muốn gần chết. Nhưng thầy của Sảng là Phùng Tíhc Phạm biết rõ đạo lý ở đời, nói thẳng cho Bảo hay là tất cả các tiểu thư con nhà quan ở thành Bắc Kinh đều dùng phụng thoa, bảo đừng có hòng vu khống Trịnh Khắc Sảng. Nắm được câu nói đó, Bảo xoay lại Phùng Tích Phạm: “Hoá ra Phùng đại nhân đã nhìn thấy hết các vị tiểu thư con nhà quan ở thành Bắc Kinh rồi. Thật là lợi hại! Chẳng hay nhan sắc của tiểu thư con của thượng thư bộ binh ra thế nào?”. Thượng thư bộ binh triều Khang Hy là Minh Châu, Bảo xuyên tạc kiểu này chẳng khác nào bảo Phùng Tích Phạm là một thứ dâm tặc, chuyên đi dòm dỏ con gái nhà quan, kể cả con gái của Minh Châu. Nghĩa là cỡ nào Vi Tiểu Bảo cũng vu hãm được đối thủ.

Kỹ thuật xuyên tạc thông tin đã có từ lâu, ít nhất là dưới triều Khang Hy du thời đó nghề báo chưa xuất hiện. Kỹ thuật ấy còn rơi rớt lại ngày nay, hình thành những trang báo lá cải và những nhà báo chuyên xuyên tạc thông tin. Hễ ai cho họ xơ múi được thì họ viết bào bốc thơm hoặc viết bài giải vây cho người đó. Hễ ai không chịu cho họ xơ múi thì họ tìm cách đánh, hết số này kéo rê đến số kia, bôi nhọ không thương tiếc. Hễ ai có ý kiến phản hồi thì họ dùng thông tin phản hồi đó để tiếp tục đánh lại người phản hồi. Nhưng trang báo thuộc loại “di hoa tiếp mộc” xuất hiện khá nhiều trên các mặt báo ấy, tung hỏa mù vào dư luận xã hội khiến bạn đọc đâm ra hoài nghi, không biết được ai nói đúng, ai nói sai, chuyện nào phải, chuyện nào quấy.

Vi Tiểu Bảo đã chết cách đây ít nhất 230 năm nhưng kỹ thuật xuyên tạc thông tin kiểu của Bảo vẫn còn tồn tại trong hoạt động báo chí hiện đại. Có người nói Vi Tiểu Bảo đã sống lại và đi làm báo; rằng các bài báo của Bảo không ra chi nhưng giúp Bảo giàu lên rất nhanh, có cả xe hơi nhà lầu, đất đai rộng lớn. Ban đầu, tôi không tin. Nhưng từ khi đọc được nguồn tin từ các cơ quan pháp luật đã tịch thu các tài sản bất chính gần 3 tỷ đồng của một nhà báo nọ vì người này đã có công dùng báo chí yểm trợ cho một đại gia đục khoét tiền nhà nước thì tôi tin rằng Vi Tiểu Bảo đã sống lại và kỹ thuật xuyên tạc thông tin vẫn còn đó.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Fri 07 Feb 2020, 10:27

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Lý Tự Thành - Chính Sử Và Tiểu Thuyết

Trong bộ tiểu thuyết võ hiệp Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã dành ít nhất ba chương nói về nhân vật Lý Tự Thành. Trong chính sử Trung Quốc, Lý Tự Thành là một nhân vật có thực, đã từng làm triều Minh sụp đổ. Xung quanh nhân vật này, có khá nhiều huyền thoại ly kì...

Lý Tự Thành, người huyện Mễ Chi, tỉnh Thiểm Tây. Ông sinh năm 1606, dưới triều Minh, còn có tên là Lý Sấm. Đời vua cuối cùng của triều Minh, Sùng Trinh hoàng đế, là một hôn quân nhu nhược, đắm say sắc dục. Ở miền Đông Bắc Trung Quốc, dân tộc Mãn Châu dựng lên triều Thanh, có tham vọng vượt Sơn Hải quan tiến đánh Trung Quốc. Loạn lạc nổi lên khắp nơi, Lý Tự Thành cũng dựng cờ khỏi nghĩa tại Thiểm Tây. Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân có quy mô tầm cỡ nhất dưới thời Sùng Trinh hoàng đế.

Trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung mô tả Lý Tự Thành là "một vị lão tăng thân hình cao lớn...tay cầm thiền trượng... Vị lão tăng này mặt vuông, dưới cằm có hàm râu xanh, mục quang loang loáng như điện, lộ vẻ uy mãnh phi thường... Lão đứng trước cửa đồ sộ như một trái núi nhỏ, tướng mạo như hùm beo sư tử, khí thế đủ làm cho người ta phát sợ...". Kim Dung cũng cho biết con người của Lý Tự Thành rất nhiều lông lá, tiếng nói rổn rảng, khi ngủ ngáy rất dữ dội. Nhưng văn chương tiểu thuyết thì bao giờ cũng là văn chương tiểu thuyết. Minh sử cho biết Lý Tự Thành bị mù một mắt. Con mắt ấy bị mù là do mũi tên của tướng Minh - Trần Vĩnh Phúc bắn vào khi Lý Tự Thành đánh vào Biện Lương (phủ Khai Phong).

Lý Tự Thành khởi nghĩa năm 1637, tự xưng là Phụng Thiên Xướng Nghĩa Đại nguyên soái. Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành gắn liền với huyền thoại về một đại mỹ nhân thời Minh mạt. Tên người phụ nữ ấy là Trần Viên Viên.

Trần Viên Viên là một danh kỹ đất Tô Châu, hát hay đàn giỏi, nhan sắc cực kì diễm lệ, được bọn quan lại và phú hào Tô Châu phong làm đệ nhất đại mỹ nhân. Năm 1640, Sùng Trinh hoàng đế say mê quý phi họ Điền mà xao nhãng hoàng hậu họ Chu. Cuộc chiến tranh lạnh xảy ra giữa Chu hoàng hậu và Điền quý phi. Chu quốc trượng về Tô Châu mua Trần Viên Viên, tiến vào cung hầu hạ Sùng Trinh hoàng đế để nhà vua quên bớt Điền quý phi. Sùng Tỉnh gần gũi với Viên Viên một thời gian rồi cho bà trở lại tư dinh Chu quốc trượng. Viên đại tướng quân Ngô Tam Quế gặp Trần Viên Viên thì say đắm ngay. Lúc bấy giờ, quân Thanh đang áp sát biên giới Sơn Hải quan. Sùng Trinh ban Trần Viên Viên cho Ngô Tam Quế và ra lệnh cho Quế về trấn giữ Sơn Hải quan. Quế gởi Viên Viên ở lại Bắc Kinh và ra đi.

Năm 1643, Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh bức tử Sùng Trinh hoàng đế ở núi Môi Sơn, chiếm đoạt toàn bộ kho báu nhà Minh. Vật quý giá nhất trong kho báu ấy là nàng Trần Viên Viên tài hoa và xinh đẹp. Lý Tự Thành lên ngôi vua, tự xưng là Đại Thuận hoàng đế, Phụng Thiên vương. Đêm đêm, sau những trận đánh đẫm máu, vị hoàng đế thô hào lỗ mãng ấy lại quay về cung cấm với chiến lợi phẩm biết nói. Được tin Lý Tự Thành đã chiếm được Bắc Kinh đoạt người đẹp Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế mở cửa đầu hàng Mãn Châu. Nhà Thanh phong ngay cho Ngô Tam Quế làm Bình Tây vương, đưa quân về Bắc Kinh. Ngô Tam Quế đánh đuổi vừa quân lính nhà Minh, vừa quân lính của Đại Thuận hoàng đế Lý Tự Thành; thế mạnh như chẻ tre. Lý Tự Thành chạy về hướng núi Cửu Cung. Thuận Trị lên ngôi vua tại Bắc kinh cùng năm 1643, mở ra Thanh triều trên đất Trung Quốc. Số phận Lý Tự Thành ra sao?

Sách sử Trung Quốc cận đại cho rằng Lý Tự Thành chết vào năm Thuận Trị thứ ba (1645). Minh sử viết: "Lý Tự Thành bị bọn dân quê vây, không thoát được nên thắt cổ tự tử". Sách Minh quý bắc lược lại đưa ra một cách lý giải khác: "Lý Tự Thành bị bệnh, chết trong núi La Công". Phải nói rằng Thuận Trị hoàng đế của nhà Thanh rất ngại Lý Tự Thành. Nhà vua sai các tướng lĩnh truy kích Lý Tự Thành phải tìm cho ra những bằng chứng về cái chết của nhân vật thủ lĩnh phong trào nông dân này. Tướng Hà Đằng Giao (người Hán) gởi bản tâu về Bắc Kinh, có đoạn: "Không có chứng cứ gì về cái chết của Sấm, thủ cấp của Sấm cũng không thấy". Tướng A Tế Cách (Mãn Châu) cũng có bản tấu về, có đoạn: "Có tên hàng binh ra trình rằng Lý Tự Thành chạy vào núi Cửu Cung, bị dân quê vây, tự thắt cổ mà chết". Nói chung, chẳng có ai có được bằng chứng đích xác khẳng định Lý Tự Thành đã chết và chết như thế nào. Tất cả đều chỉ là tin đồn, lời khai...

Trong khi đó, có hai tư liệu lịch sử khác lại cho rằng Lý Tự Thành vẫn còn sống. Sách Phong Châu kí viết: "Lý Tự Thành chạy trốn đến Giáp Sơn, xuất gia đi tu, bảy mươi tuổi mới chết ở tư thế ngồi...". Giang Dục Chí lại viết Lý Tự Thành mộ chí, có đoạn: "Lý Tự Thành quả thực chạy về Phong Châu... cưỡi ngựa mà đi, đến Giáp Sơn đi tu, chết mộ vẫn còn". Theo Giang Dục Chí, tháp xây trên mộ Lý Tự Thành có hàng chữ "Phụng Thiên Ngọc hoà thượng". Giang Dục Chí cũng khẳng định rằng Lý Tự Thành đi tu năm Thuận Trị thứ nhất và "thắng làm vua, bại làm sư là cách sống của người Trung Quốc".

Kim Dung viết Lộc Đỉnh ký xây dựng nhân vật Lý Tự Thành trên cơ sở tham khảo các tài liệu từ Phong Châu kíLý Tự Thành mộ chí. Trong Lộc Đỉnh ký, Lý Tự Thành sống đến sau năm Khang Hy thứ 10 (1672), khi Vi Tiểu Bảo làm Tứ hôn sứ gả công chúa Kiến Ninh qua Vân Nam làm vợ Ngô Ứng Hùng, con trai Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Rõ ràng Kim Dung gọi Lý Tự Thành là một lão tăng. Vị "lão tăng" này cũng rất lợi hại: tìm đến ngoại thành Côn Minh, biết người tình cũ Trần Viên Viên đang đi tu, không sống chung với Ngô Tam Quế nữa, bèn nối lại cung đàn xưa. Mối quan hệ vụng trộm ấy đã đơm hoa kết quả: cô gái xinh đẹp A Kha ra đời. Người ngoài cứ ngỡ A Kha là con của Ngô Tam Quế; chỉ có Lý Tự Thành và Trần Viên Viên mới biết rõ. A Kha là con riêng của họ, đứa con của mối tình bà vãi-ông sư!

Tất nhiên, tiểu thuyết vẫn là tiểu thuyết, tác phẩm tiểu thuyết không thể thay thế cho ác phẩm lịch sử. Nhưng ngay những sách sử thời Minh mạt - Thanh sơ vẫn không xác định được cái chết, cái sống của Lý Tự Thành thì bảo sao Kim Dung không lãng mạn phóng bút cho nhân vật Lý Tự Thành của mình ở tuổi 70 vẫn sinh ra cô con gái xinh đẹp tuyệt vời, vẫn cầm cây thiền trượng đánh nhau với Hán gian Ngô Tam Quế trước mặt người tình Trần Viên Viên. Ai cấm được nhà văn hư cấu trên thực tế của lịch sử. Như vậy, đối với sử sách Trung Quốc, cái chết của Lý Tự Thành, người "anh hùng nông dân" vẫn còn là một nghi án. Để hoá giải những thắc mắc từ nghi án ấy, người ta đọc Lộc Đỉnh ký của Kim Dung.

Chú thích:

Danh xưng của Lý Tự Thành là Phụng Thiên vương. Chữ Vương (王) thêm một dấu chấm thành ra chữ Ngọc (玉). Phụng Thiên Ngọc hoà thượng chính là như vậy.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Tue 11 Feb 2020, 13:50

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đau Thương A Tử

Trong năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long bát bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung; bộ tiểu thuyết này còn có tên là Lục mạch thần kiếm. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.

A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.
Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chứa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy làm cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).

Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêu Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỷ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.

Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật và hùng chưởng (tay gấu), giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.

A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kỳ người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam viện đại vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam công chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.

Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chủ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua xót.

Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn môn quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn môn quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.

Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá đước cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hậu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.

Phụ chú:

Năm 2004, các nhà làm phim Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt phim dựa trên các tác phẩm của Kim Dung như Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ... và nhanh chóng thành công bởi sự hoành tráng. Trong đó, Thiên Long bát bộ được xem là một trong những bộ phim xuất sắc nhất.

"Bộ phim Thiên long bát bộ - do Truyền hình Trung Quốc vừa sản xuất - có thể xếp vào loại top 10 phim nhiều tập của Trung Quốc. Với quá nhiều danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc nên nhiều cảnh trong phim tuyệt đẹp. Ê-kíp làm phim rất thận trọng đối với từng chi tiết nhỏ. Lâm Chí Dĩnh nhập vai ông hoàng lãng mạn và vô tư lự rất tốt. Lưu Dịch Phi trẻ đẹp rất hợp với vẻ trong trắng ngây thơ của Vương Ngữ Yên. Các trận đánh nhau được biên đạo một cách xuất sắc. Điều quan trọng nhất là bộ phim bám rất sát với nội dung bộ tiểu thuyết này. Một phim truyền hình võ thuật tuyệt vời". (Theo Spcnet.tv)

Đạo diễn:
- Khúc Giác Lượng
- Châu Hiểu Văn
- Vũ Mẫn

Diễn viên: Hồ Quân (Kiều Phong hay Tiêu Phong), Lưu Đào (A Châu), Trần Hảo (A Tử), Lâm Chí Dĩnh (Đoàn Dự), Lưu Diệc Phi (Vương Ngữ Yên), Cao Hồ (Hư Trúc), Tư Khánh (Mộ Dung Phục), Thang Chấn Tông (Đoàn Chính Thuần), Tường Hân (Mộc Uyển Thanh)...
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Wed 12 Feb 2020, 09:39


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Huyền Thoại Nhạc Linh San

Đọc đi đọc lại Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung, tôi cứ thầm mong rằng cô Nhạc Linh San đơn giản chỉ là nhân vật trong tiểu thuyết, rằng cô không hề có thật ở trên đời. Tôi yêu quí nhân vật này biết bao nhiêu ở những chương hồi đầu của bộ tiểu thuyết rồi tôi lại ghét cô bấy nhiêu ở những chương hồi sau.

Nhạc Linh San là cô con gái độc nhất của chưởng môn phái Hoa Sơn Nhạc Bất Quần và bà Ninh Trung Tắc. Năm 16 tuổi, cô xuất hiện trong tác phẩm tiểu thuyết của Kim Dung với bộ mặt xinh đẹp và đôi mắt to, tròn của một cô gái trong sáng, trong trắng, nghịch ngợm và thông minh. Do yêu cầu theo dõi hành tung của phái Thanh Thành khi chúng tiến đánh Phước Oai tiêu cục để tìm kiếm bộ Tịch tà kiếm phổ, Nhạc Linh San đã được “đánh” xuống phủ Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, hoá trang thành cô gái bán rượu trong hiệu Đại Bảo mà chủ nhân của cửa hiệu là nhị sư ca của cô – Lao Đức Nặc.

Hãy trở lại một chút với ngày xưa. Mười hai năm trước, Nhạc Bất Quần nhận một chàng trai không cha, không mẹ là Lệnh Hồ Xung vào làm đại đệ tử của phái Hoa Sơn. Lệnh Hồ Xung xem Nhạc Bất Quần như cha, Ninh Trưng Tắc như mẹ, Nhạc Linh San như em gái. Vốn là người tứ cố vô thân, chàng trai này đã coi phái Hoa Sơn chính là mái ấm của đời mình. Thông minh, giàu nghị lực, Lệnh Hồ Xung gần như đã học hết được chân truyền của Hoa Sơn kiếm phápHoa Sơn khí công. Khi Nhạc Linh San mới ba bốn tuổi, chàng trai đã bế bồng cô hái hoa bắt bướm, làm cho cô những đồ chơi. Lớn lên một chút Nhạc Linh San muốn hái sao trên trời. Cô may những chiếc túi nhỏ bằng vải sa để Lệnh Hồ Xung bắt đom đóm về bỏ vào túi; treo các túi chung quanh giường cô ngủ để khi nào chợt mở mắt ra, cô có thể thấy hàng trăm con đom đóm lấp lánh như ánh sao. Đến khi vào tuổi dậy thì, cô đề nghị Lệnh Hồ Xung cùng cô sáng tạo một kiếm pháp riêng. Họ rủ nhau xuống thác nước luyện kiếm, đặt tên cho đường kiếm là Xung – Linh kiếm pháp, một trò chơi của trẻ con. Oái ăm làm sao, trong Xung – Linh kiếm pháp này, Nhạc Linh San lại đề nghị đặt tên cho một chiêu thức nguy hiểm nhất là Nhĩ tử ngã hoạt (ngươi chết ta sống).

Chỗ mạnh của Lệnh Hồ Xung là lòng nghĩa hiệp, là tính trung hậu, là tâm hồn nhân ái bao la. Chỗ yếu của Lệnh Hồ Xung là rượu. Chính vì chén rượu, Lệnh Hồ Xung bị gọi là gã lãng tử thanh danh tàn tạ, là con người không biết phân biệt trắng đen phải trái kết giao với bọn tà ma. Tất nhiên, đó chỉ là nhận xét của những người đứng ngoài cuộc; còn bản chất của sự việc không phải nhưu vậy. Mà Nhạc Linh San thì chưa bao giờ nhìn ra được bản chất ấy; cô chỉ hiểu con người qua tiếng đồn, qua sự suy đoán. Và đó là con đường đưa cô đến chỗ mất Lệnh Hồ Xung, mất đi món bảo vật là mối tình đầu thơ ngây tươi đẹp để về làm vợ một gã tiểu nguỵ quân tử.

Nhạc Linh San gặp Lâm Bình Chi tại Phúc Châu. Phía trên cô và Lao Đức Nặc có nguỵ quân tử Nhạc Bất Quần đứng ra thực hiện một âm mưu sâu sắc: rình rập để phỗng tay trên bộ Tịch tà kiếm phổ mà phái Thanh Thành đang nuôi tham vọng đánh cướp của nhà họ Lâm ở Phước Oai tiêu cục. Cuối cùng rồi âm mưu của Nhạc Bất Quần cũng thành công: lão thu nhận Lâm Bình Chi làm đệ tử, chiếm được bộ Tịch tà kiếm phổ “dẫn đao tự cung” (tự thiến bộ phận sinh dục) để luyện đường kiếm này. Cha được kiếm phổ còn con gái được gì?
Nhạc Linh San lấy được Lâm Bình Chi, hưởng được toàn bộ vàng bạc châu báu của Lâm Bình Chi đem từ phân cục của Phước Oai tiêu cục tại Trường Sa về, trở thành cháu dâu của Vương Nguyên Bá, ông ngoại Lâm Bình Chi, một nhà giàu nứt tường đổ vách tại thành Lạc Dương. Tuy nhiên, làm vợ một gã đẹp trai mà cô gái này chưa hề được biết đến lạc thú của chuyện chăn gối. Vâng, vì nôn nóng trả thù phái Thanh Thành, Lâm cũng luyện Tịch tà kiếm phổ, cũng “tự cung” như ông cha vợ. Cưới nhau xong, hai người ngủ riêng hai giường, chuyện chăn gối đối với họ thuần tuý chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Nói theo ngôn ngữ tâm phân học hiện đại của Sigmund Freud, Lâm Bình Chi đã tự triệt tiêu năng lực tình dục Libido của mình.

Nhưng đó là chuyện về sau, chuyện ở cuối bộ tiểu thuyết. Vấn đề ở đây chính là nhận thức về tình yêu của Nhạc Linh San. Cô gái ấy đã yêu đại sư ca Lệnh Hồ Xung của mình bằng một tình yêu nồng thắm. Gặp các bạn đồng môn, cô hỏi thăm cả mười tiếng đại sư ca đâu rồi. Thấy cha chiếu theo môn quy đánh đòn Lệnh Hồ Xung, cô khóc. Nghe chuyện Lệnh Hồ Xung bị người khác truy tìm, cô kinh hãi. Lệnh Hồ Xung bị phạt giam trên núi cao, cô giành phần đưa cơm, lại giấu cho chàng một hũ rượu ngon để uống giải sầu. Thậm chí khi cha mẹ đi vắng, cô đã dám tìm lên ngọn núi cáo, ngủ qua đêm với Lệnh Hồ Xung trong sơn động, tất nhiên là không có việc gì bê bối xảy ra vì Kim Dung ít khi cho trai gái quan hệ tình dục trước hôn nhân. Một cô gái có mối tình đẹp như thế lại không cưỡng lại được trước gã “mặt trắng” Lâm Bình Chi. Vắng đại sư ca, cô dẫn Lâm Bình Chi đi luyện kiếm, hái nấm, dạo chơi trong núi Hoa Sơn rồi dạy Lâm học kiếm pháp. Tác giả không nói rõ trong tiểu thuyết nhưng ta vẫn biết rằng qua những ngày tháng gần gùi với Lâm BÌnh Chi, cô khám phá ra được Lâm là một tỷ phú. Ngoài trái tim chung tình ra, Lệnh Hồ Xung chẳng có gì hết. Lâm thì có nhiều thứ: cái mã đẹp trai quyến rũ phụ nữ, vàng bạc châu báu đầy bao, cháu ngoại của một hào phú giàu nhất thành Lạc Dương và khúc sơn ca Phúc Kiến lạ tai: “Chị em lên núi hái chè…”. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung nghe được câu ca rặt âm hườnng dân ca Phúc Kiến đó, chàng mới biết Nhạc Linh San đã bỏ mình đi theo mối tình mới. Khúc sơn ca Phúc Kiến nát ngọc tan vàng đã cuốn toàn bộ kỷ niệm tình yêu đầu đời trôi theo dòng nước lũ. Lệnh Hồ Xung chỉ còn biết đem niềm đau của mình kể hết cho Nhậm Doanh Doanh, người con gái ẩn thân trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương nghe…

Nhưng tôi không hề phiền trách tư tưởng thực dụng trong cô gái mới 17, 18 tuổi này. Điều đáng phiền nhất là cô đã từng sống bên cạnh người đại sư ca trên mười mấy năm mà không hề hiểu được bản chất thật thà, trung hậu, ngay thẳng của Lệnh Hồ Xung. Cha cô đã vu cáo Lệnh Hồ Xung ăn cắp Tịch tà kiếm phổ nhà họ Lâm; theo gương cha, cô cũng cáo buộc Lệnh Hồ Xung đã giết bạn đồng môn, đã chém Lâm Bình Chi đến trọng thương và đã ăn cắp Tịch tà kiếm phổ của Lâm. Nói cách khác, cô hoàn toàn không hiểu được con người của Lệnh Hồ Xung. Có lẽ đó cũng là điều hết sức may mắn cho Lệnh Hồ Xung, bởi nếu chàng ta cưới một cô gái như vậy về làm vợ thì cuộc sống lứa đôi quả là sự trừng phạt không đáng có.

Toàn bộ những điều mà cô cáo buộc Lệnh Hồ Xung chỉ là những phỏng đoán. Thực sự, chính cha cô đã làm nên tất cả những màn kịch ấy. Nhưng nâng từ sự phỏng đoán trở thành niềm xác tín thì chỉ có Nhạc Linh San; cha cô không hề tham dự vào. Cho nên, khi đã thành vợ Lâm Bình Chi, hiểu được rằng chồng mình đã tự biến thành một gã tiểu thái giám, Nhạc Linh San mới rõ được tất cả. Lúc bấy giờ thì đã muộn, Lệnh Hồ Xung đã là người thuộc v6è Nhậm Doanh Doanh. Nhạc Linh San chỉ còn biết mượn bài thơ của Lý Thương Ẩn chép lên tầm lụa treo trên vách:

Phụng nữ ân cần biệt cố nhân
Tóc tơ vương vấn nợ hồng trần
Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan.


Cô đã bị chính chồng mình là Lâm Bình Chi giết. Hắn đã trở thành kẻ bất nam bất nữ, đâu có thích phụ nữ. Khi chết đi, vị phu nhân này hãy còn là một trinh nữ…

Đọc đến đây, tôi cảm thấy xót thương cho Nhạc Linh San. Cô sống đã không có hạnh phúc, chết đi lại mang mối hận ngàn đời. Cuối cùng, con người thực dụng ấy lại quay về với bản chất làm người tốt đẹp nhất, lại biết quý chút kỷ niệm, chút tình đầu thơ ngây, trong sáng.

Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử
Xương trắng thành tro hận chửa tan.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Tue 18 Feb 2020, 08:22


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Ba Người Ngu Nhất Thiên Hạ

Ngày 25-8-2001, NXB Văn Học và Công ty Phương Nam đã được phép chính thức phát hành bản dịch hai bộ Tiếu ngạo giang hồ Xạ điêu anh hùng truyện của Kim Dung tại Việt Nam. Tôi xem đây là một sự kiện văn học có ý nghĩa bởi ước vọng giới thiệu tác phẩm Kim Dung đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam của mình đã hoàn thành. Nhân đây, xin bàn về 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ trong Tiếu ngạo giang hồ để giải khuây cho bạn đọc.

Sinh ra ở trên đời, người ta sợ nhất là sự khuyết tật bẩm sinh mà điều kiện y học cổ ngày xưa không sửa chữa được. Có những khuyết tật do điều kiện khách quan như bị vũ khí đâm, bị té ngã, bị bạo bệnh. Khuyết tật nào cũng khiến cho người ta lo sợ, sinh ra mặc cảm tự ti, đau khổ. Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, người mà tôi bình chọn là một trong mười mỹ nhân trong tác phẩm Kim Dung, bị Đông Phương Bất Bại dùng kim thêu đâm trúng một vết nhẹ trên má, chảy ra một chút máu là đã lo sợ nhan sắc suy bại không phải là không có cơ sở.

Với một thân thể khỏe mạnh và không bị khuyết tật, con người cảm thấy hạnh phúc. Cấu tạo thân thể con người không thể có cái gì là thừa, cũng chẳng có gì đáng gọi là thiếu. trong cơ thể, ấy bộ phận sinh dục là nơi quan trọng bởi các chức năng truyền giống, tiết niệu và chức năng xác định giới tính đặc thù của nó. Nó quan trọng đến nỗi đạo Bà La Môn nâng lên thành vật tổ, tạc tượng bộ Linga và Yoni thờ cúng trong các thánh địa. Ấy vậy mà trong Tiếu ngạo giang hồ lại có 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ khi đã đưa dao tự cắt (dẫn đao tự cung) bộ phận sinh dục của mình, trở thành kẻ ái nam ái nữ thứ thiệt chẳng ra cơm ra cháo gì cả. Ba người ngu đó là Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi và Đông Phương Bất Bại.

Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn trong Ngũ nhạc kiếm phái. Lão có khuôn mặt đẹp, trẻ mãi không già, lại có phong cách ung dung tiêu sái, có vẻ như một nhà túc nho. Ngoại hiệu của lão là Quân tử kiếm. Vợ của lão là Ninh Trung Tắc, một người nổi tiếng xinh xắn, giỏi giang, ngay thẳng, kiếm pháp cao cường. Thế nhưng lão chỉ sinh được một cô con gái duy nhất. Thân danh đã là đến chức chưởng môn một phái lớn; nhà nước phong kiến cũng không buộc các nhà nho phải… kế hoạch hoá gia đình, không sinh con thứ hai; nhà nước phong kiến cũng không cấm nhà nho cưới thêm vợ để sinh ra một đứa con trai. Nói tóm lại là chẳng có ai cấm cản Nhạc có con trai để nối dõi.

Ấy vậy mà lão ngu xuẩn nuôi tham vọng luyện Tịch tà kiếm pháp để trở thành nhân vật đệ nhất, gồm thâu Ngũ nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất, chia ba chân vạc với hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ mới thật là ác hại: “Dẫn đao tự cung dĩ đăng phong tháo cực” (Vung dao tự thiến mới đạt được trình độ đăng phong tháo cực). Và lão đã “vung” luôn để luyện. Hành vi ấy có thể lừa được người trong thiên hạ nhưng không thể lừa được bà Ninh Trung Tắc. Việc lão xao nhãng chuyện chăn gối với vợ, việc lão rụng râu trong chăn mỗi ngày và tiếng nói càng ngày càng eo éo khiến cho bà biết chồng mình đã trở thành người ái nam ái nữ. Và bà cũng là người đầu tiên hiểu ra lão đã ăn cắp bộ Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, đã vu cáo cho học trò mình là Lệnh Hồ Xung ăn cắp để đánh lừa dư luận. Tôi gọi Nhạc Bất Quần là người ngu đệ nhất trong các nhân vật võ hiệp của Kim Dung.

Người ngu thứ nhì trong Tiếu ngạo giang hồ là gã Lâm Bình Chi, thiếu chủ Phước Oai tiêu cục thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Lâm Bình Chi là con của Lâm Chấn Nam, chắt nội của Lâm Viễn Đồ. Kim Dung mô tả tường mạo của gã rất đẹp, cũng có phong cách của một nhà nho nho nhã. Mà lại là dòng dõi của Lâm Viễn Đồ chỉ có một cây sinh một trái; Lâm Bình Chi là con trai độc nhất của Lâm Chấn Nam.

Đúng là phái Thanh Thành xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục tìm Tịch tà kiếm phổ, khiến vợ chồng Lâm Chấn Nam chết, cơ nghiệp tiêu cục tan tành. Khi Lâm Bình Chi lưu lạc, muốn học võ thành tài để trả thù cho cha mẹ, người đọc cho là có hiếu. Người đọc cũng cho khát vọng trả thù của Lâm là tự nhiên. Cho nên việc gã bái Nhạc Bất Quần làm sư phụ để trở thành môn hạ phái Hoa Sơn là chuyện bình thường.

Lên núi Hoa Sơn, Lâm Bình Chi “gù” được con gái của Nhạc Bất Quần. Hoa Sơn kiếm pháp dư sức thắng Thanh Thành kiếm pháp, việc trả thù cho cha mẹ gã có thể nói là ở trong tầm tay. Là rể của Nhạc Bất Quần, Lâm đương nhiên sẽ là chưởng môn phái Hoa Sơn sau này. Vả chăng, người Trung Quốc có câu: “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”. Lâm là người có học, lẽ nào không hiểu ra được điều ấy. Thế nhưng khi cướp lại được Tịch tà kiếm phổ do tằng tổ Lâm Viễn Đồ chép trong áo cà sa, Lâm cũng u mê “dẫn đao tự cung” để luyện. Cha của gã đã di ngôn: “Không được giở ra xem”, gã cũng vẫn giở xem, bất chấp lời cha. Khi Nhạc Bất Quần gả con gái cho gã, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San kết nghĩa vợ chồng là hữu danh vô thực. Than ôi, đang tuổi thanh xuân mà tự “dẫn” để trở thành kẻ ái nam ái nữ, không dám ngủ chung giường với cô vợ trẻ, cái ngu ấy tưởng trên đời không còn cái ngu nào lớn hơn.

Người ngu thứ ba trong Tiếu ngạo giang hồ là Đông Phương Bất Bại. Đúng như tên gọi, Đông Phương Bất Bại chưa bao giờ biết đến chữ thua. Võ công lão cao cường, lão lại là phó giáo chủ của Triêu Dương thần giáo; cái ngôi giáo chủ của lão chỉ là vấn đề ngày một ngày hai. Vậy mà…

Tiền nhiệm giáo chủ của Triêu Dương thần giáo là Nhậm Ngã Hành nhìn thấy được tham vọng của Đông Phương Bất Bại. Nhậm bèn “thuốc” lão: đưa Quỳ hoa bảo điển cho lão “ngâm cứu”. Lão thấy “ngon ăn”, giở ra thấy bốn chữ “Dẫn đao tự cung”, bèn “vung” luôn để luyện. Kết quả: võ công lão đạt đến mức độ kinh người, còn bản thân thì trở thành ái nam ái nữ. Lão đâm ra sủng ái gã Dương Liên Đình, một tay bộ thuộc khỏe mạnh. Suốt ngày, lão nằm trong phòng kín thơm lựng mùi nước hoa để thêu thùa, giao công việc điều khiển giáo vụ cho Dương để kết cuộc lão bị Nhậm Ngã Hành giết chết, đoạt lại ngôi giáo chủ.

Tự thiến mình là hành vi tự huỷ hoại thân thể, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Huỷ hoại bộ phận “ấy”, cho dùng với mục đích nào, cũng là hành vi ngu xuẩn, bất bình thường. Có một chút như vậy để “giải trí lành mạnh” mà nỡ từ chối, tự làm cho mình nam không ra nam, nữ không ra nữ, thiệt là đại ngu. Chết sướng hơn!
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Fri 21 Feb 2020, 10:06

Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đau Thương A Tử

Trong năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long bát bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung; bộ tiểu thuyết này còn có tên là Lục mạch thần kiếm. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.

A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.
Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chứa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy làm cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).

Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêu Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỷ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.

Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật và hùng chưởng (tay gấu), giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.

A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kỳ người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam viện đại vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam công chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.

Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chủ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua xót.

Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn môn quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn môn quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.

Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá đước cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hậu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.

Phụ chú:

Năm 2004, các nhà làm phim Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt phim dựa trên các tác phẩm của Kim Dung như Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ... và nhanh chóng thành công bởi sự hoành tráng. Trong đó, Thiên Long bát bộ được xem là một trong những bộ phim xuất sắc nhất.

"Bộ phim Thiên long bát bộ - do Truyền hình Trung Quốc vừa sản xuất - có thể xếp vào loại top 10 phim nhiều tập của Trung Quốc. Với quá nhiều danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc nên nhiều cảnh trong phim tuyệt đẹp. Ê-kíp làm phim rất thận trọng đối với từng chi tiết nhỏ. Lâm Chí Dĩnh nhập vai ông hoàng lãng mạn và vô tư lự rất tốt. Lưu Dịch Phi trẻ đẹp rất hợp với vẻ trong trắng ngây thơ của Vương Ngữ Yên. Các trận đánh nhau được biên đạo một cách xuất sắc. Điều quan trọng nhất là bộ phim bám rất sát với nội dung bộ tiểu thuyết này. Một phim truyền hình võ thuật tuyệt vời". (Theo Spcnet.tv)

Đạo diễn:
- Khúc Giác Lượng
- Châu Hiểu Văn
- Vũ Mẫn

Diễn viên: Hồ Quân (Kiều Phong hay Tiêu Phong), Lưu Đào (A Châu), Trần Hảo (A Tử), Lâm Chí Dĩnh (Đoàn Dự), Lưu Diệc Phi (Vương Ngữ Yên), Cao Hồ (Hư Trúc), Tư Khánh (Mộ Dung Phục), Thang Chấn Tông (Đoàn Chính Thuần), Tường Hân (Mộc Uyển Thanh)...

cô này đúng là... tối độc phụ nhân tâm! :cuoi3:

_________________________
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Fri 21 Feb 2020, 10:08

Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Ba Người Ngu Nhất Thiên Hạ

Ngày 25-8-2001, NXB Văn Học và Công ty Phương Nam đã được phép chính thức phát hành bản dịch hai bộ Tiếu ngạo giang hồ Xạ điêu anh hùng truyện của Kim Dung tại Việt Nam. Tôi xem đây là một sự kiện văn học có ý nghĩa bởi ước vọng giới thiệu tác phẩm Kim Dung đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam của mình đã hoàn thành. Nhân đây, xin bàn về 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ trong Tiếu ngạo giang hồ để giải khuây cho bạn đọc.

Sinh ra ở trên đời, người ta sợ nhất là sự khuyết tật bẩm sinh mà điều kiện y học cổ ngày xưa không sửa chữa được. Có những khuyết tật do điều kiện khách quan như bị vũ khí đâm, bị té ngã, bị bạo bệnh. Khuyết tật nào cũng khiến cho người ta lo sợ, sinh ra mặc cảm tự ti, đau khổ. Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, người mà tôi bình chọn là một trong mười mỹ nhân trong tác phẩm Kim Dung, bị Đông Phương Bất Bại dùng kim thêu đâm trúng một vết nhẹ trên má, chảy ra một chút máu là đã lo sợ nhan sắc suy bại không phải là không có cơ sở.

Với một thân thể khỏe mạnh và không bị khuyết tật, con người cảm thấy hạnh phúc. Cấu tạo thân thể con người không thể có cái gì là thừa, cũng chẳng có gì đáng gọi là thiếu. trong cơ thể, ấy bộ phận sinh dục là nơi quan trọng bởi các chức năng truyền giống, tiết niệu và chức năng xác định giới tính đặc thù của nó. Nó quan trọng đến nỗi đạo Bà La Môn nâng lên thành vật tổ, tạc tượng bộ Linga và Yoni thờ cúng trong các thánh địa. Ấy vậy mà trong Tiếu ngạo giang hồ lại có 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ khi đã đưa dao tự cắt (dẫn đao tự cung) bộ phận sinh dục của mình, trở thành kẻ ái nam ái nữ thứ thiệt chẳng ra cơm ra cháo gì cả. Ba người ngu đó là Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi và Đông Phương Bất Bại.

Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn trong Ngũ nhạc kiếm phái. Lão có khuôn mặt đẹp, trẻ mãi không già, lại có phong cách ung dung tiêu sái, có vẻ như một nhà túc nho. Ngoại hiệu của lão là Quân tử kiếm. Vợ của lão là Ninh Trung Tắc, một người nổi tiếng xinh xắn, giỏi giang, ngay thẳng, kiếm pháp cao cường. Thế nhưng lão chỉ sinh được một cô con gái duy nhất. Thân danh đã là đến chức chưởng môn một phái lớn; nhà nước phong kiến cũng không buộc các nhà nho phải… kế hoạch hoá gia đình, không sinh con thứ hai; nhà nước phong kiến cũng không cấm nhà nho cưới thêm vợ để sinh ra một đứa con trai. Nói tóm lại là chẳng có ai cấm cản Nhạc có con trai để nối dõi.

Ấy vậy mà lão ngu xuẩn nuôi tham vọng luyện Tịch tà kiếm pháp để trở thành nhân vật đệ nhất, gồm thâu Ngũ nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất, chia ba chân vạc với hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ mới thật là ác hại: “Dẫn đao tự cung dĩ đăng phong tháo cực” (Vung dao tự thiến mới đạt được trình độ đăng phong tháo cực). Và lão đã “vung” luôn để luyện. Hành vi ấy có thể lừa được người trong thiên hạ nhưng không thể lừa được bà Ninh Trung Tắc. Việc lão xao nhãng chuyện chăn gối với vợ, việc lão rụng râu trong chăn mỗi ngày và tiếng nói càng ngày càng eo éo khiến cho bà biết chồng mình đã trở thành người ái nam ái nữ. Và bà cũng là người đầu tiên hiểu ra lão đã ăn cắp bộ Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, đã vu cáo cho học trò mình là Lệnh Hồ Xung ăn cắp để đánh lừa dư luận. Tôi gọi Nhạc Bất Quần là người ngu đệ nhất trong các nhân vật võ hiệp của Kim Dung.

Người ngu thứ nhì trong Tiếu ngạo giang hồ là gã Lâm Bình Chi, thiếu chủ Phước Oai tiêu cục thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Lâm Bình Chi là con của Lâm Chấn Nam, chắt nội của Lâm Viễn Đồ. Kim Dung mô tả tường mạo của gã rất đẹp, cũng có phong cách của một nhà nho nho nhã. Mà lại là dòng dõi của Lâm Viễn Đồ chỉ có một cây sinh một trái; Lâm Bình Chi là con trai độc nhất của Lâm Chấn Nam.

Đúng là phái Thanh Thành xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục tìm Tịch tà kiếm phổ, khiến vợ chồng Lâm Chấn Nam chết, cơ nghiệp tiêu cục tan tành. Khi Lâm Bình Chi lưu lạc, muốn học võ thành tài để trả thù cho cha mẹ, người đọc cho là có hiếu. Người đọc cũng cho khát vọng trả thù của Lâm là tự nhiên. Cho nên việc gã bái Nhạc Bất Quần làm sư phụ để trở thành môn hạ phái Hoa Sơn là chuyện bình thường.

Lên núi Hoa Sơn, Lâm Bình Chi “gù” được con gái của Nhạc Bất Quần. Hoa Sơn kiếm pháp dư sức thắng Thanh Thành kiếm pháp, việc trả thù cho cha mẹ gã có thể nói là ở trong tầm tay. Là rể của Nhạc Bất Quần, Lâm đương nhiên sẽ là chưởng môn phái Hoa Sơn sau này. Vả chăng, người Trung Quốc có câu: “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”. Lâm là người có học, lẽ nào không hiểu ra được điều ấy. Thế nhưng khi cướp lại được Tịch tà kiếm phổ do tằng tổ Lâm Viễn Đồ chép trong áo cà sa, Lâm cũng u mê “dẫn đao tự cung” để luyện. Cha của gã đã di ngôn: “Không được giở ra xem”, gã cũng vẫn giở xem, bất chấp lời cha. Khi Nhạc Bất Quần gả con gái cho gã, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San kết nghĩa vợ chồng là hữu danh vô thực. Than ôi, đang tuổi thanh xuân mà tự “dẫn” để trở thành kẻ ái nam ái nữ, không dám ngủ chung giường với cô vợ trẻ, cái ngu ấy tưởng trên đời không còn cái ngu nào lớn hơn.

Người ngu thứ ba trong Tiếu ngạo giang hồ là Đông Phương Bất Bại. Đúng như tên gọi, Đông Phương Bất Bại chưa bao giờ biết đến chữ thua. Võ công lão cao cường, lão lại là phó giáo chủ của Triêu Dương thần giáo; cái ngôi giáo chủ của lão chỉ là vấn đề ngày một ngày hai. Vậy mà…

Tiền nhiệm giáo chủ của Triêu Dương thần giáo là Nhậm Ngã Hành nhìn thấy được tham vọng của Đông Phương Bất Bại. Nhậm bèn “thuốc” lão: đưa Quỳ hoa bảo điển cho lão “ngâm cứu”. Lão thấy “ngon ăn”, giở ra thấy bốn chữ “Dẫn đao tự cung”, bèn “vung” luôn để luyện. Kết quả: võ công lão đạt đến mức độ kinh người, còn bản thân thì trở thành ái nam ái nữ. Lão đâm ra sủng ái gã Dương Liên Đình, một tay bộ thuộc khỏe mạnh. Suốt ngày, lão nằm trong phòng kín thơm lựng mùi nước hoa để thêu thùa, giao công việc điều khiển giáo vụ cho Dương để kết cuộc lão bị Nhậm Ngã Hành giết chết, đoạt lại ngôi giáo chủ.

Tự thiến mình là hành vi tự huỷ hoại thân thể, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Huỷ hoại bộ phận “ấy”, cho dùng với mục đích nào, cũng là hành vi ngu xuẩn, bất bình thường. Có một chút như vậy để “giải trí lành mạnh” mà nỡ từ chối, tự làm cho mình nam không ra nam, nữ không ra nữ, thiệt là đại ngu. Chết sướng hơn!

Người ngu hơn cả chính là... Nhạc Linh San! :potay:

_________________________
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Fri 28 Feb 2020, 07:32

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đau Thương A Tử

Trong năm 1997, cuốn phim Video nhiều tập Thiên Long bát bộ do Hong Kong sản xuất được Fafilm Việt Nam cho phép phát hành đã trở thành một hiện tượng phim video nổi bật, hấp dẫn nhiều người, nhiều giới thưởng ngoạn. Cuốn phim được xây dựng dựa theo tác phẩm nổi tiếng cùng tên Thiên Long bát bộ của nhà văn Kim Dung; bộ tiểu thuyết này còn có tên là Lục mạch thần kiếm. Thực ra, trong bộ tiểu thuyết đồ sộ này, tác giả dành riêng bốn cuốn để viết về mối quan hệ Tiêu Phong và A Tử, tách ra thành một phần Tiêu Phong - A Tử truyện. Trong phim, Tiêu Phong, người anh hùng Khất Đan khôi vĩ được giao cho Huỳnh Nhật Hoa; A Tử, cô gái nhỏ bé xinh đẹp nhưng cực kì độc ác người Hán tộc được giao cho nữ diễn viên Lưu Ngọc Thuý.

A Tử tên đầy đủ là Đoàn A Tử, con của Đoàn Chính Thuần hoàng thái đệ của Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và bà Nguyễn Tinh Trúc, một tình nhân của Đoàn Chính Thuần. Đó là một mối tình ngoại hôn, họ sinh được hai cô con gái: cô lớn chuyên mặc áo hồng được đặt tên là A Châu, cô bé chuyên mặc áo tía được đặt tên là A Tử. Thuở nhỏ, A Tử lạc mất cha mẹ, quy đầu làm môn hạ phái Tinh Tú của Đinh Xuân Thu. Cho đến năm 16 tuổi, cô đã học được tất cả các tính cách tàn bạo, tráo trở, độc ác của phái này, tìm lại được cha mẹ ruột và chị ruột rồi gặp gỡ Tiêu Phong.
Lúc bấy giờ, Tiêu Phong đã thương yêu A Châu. Ông 30, A Châu mới 18. Họ đã hứa hẹn sau sẽ về bên kia Nhạn Môn quan, về trên thảo nguyên mênh mông bát ngát của đế quốc Khất Đan (bờ bắc sông Hoàng Hà triều Bắc Tống) để cùng nhau săn chồn đuổi thỏ. Thế nhưng, trước khi ra đi, họ còn phải làm một việc cuối cùng ở Trung Quốc: phải giết cho được kẻ đại cừu đã phục kích và ám hại cha mẹ của Tiêu Phong. Có người vu cáo kẻ đại cừu ấy là Đoàn Chính Thuần. Khi A Châu khám phá Đoàn Chính Thuần chính là cha ruột của mình, cô đã hoá trang làm Đoàn Chính Thuần để chịu nhận một chưởng trả thù của người tình Tiêu Phong. Đánh lầm vào A Châu, đánh lầm vào tình yêu và hạnh phúc của chính mình, Tiêu Phong đã ôm cô trong đêm mưa gió sấm chớp mịt trời; khóc lên như điên dại. Chính từ bi kịch ấy, A Tử - cô gái 16 tuổi - mới hiểu ra được phía trong con người lỗ mãng, thô hào Tiêu Phong ẩn chứa một trái tim chung tình, một tâm hồn tha thiết với tình yêu. Điều ấy làm cô xúc động, khiến cô tìm mọi cách để đi theo ông, gọi ông là tỷ phu (chồng của chị, tức anh rể).

Định mệnh khắc nghiệt đã trói buộc người anh hùng thẳng thắn Khất Đan với cô bé Hán nhân ranh ma A Tử. Ông chỉ mong được xa lánh cô, nhưng cô lại cứ muốn bám theo ông suốt đời. Ở đây không chỉ có lý do duy nhất vì tình mà A Tử mới theo Tiêu Phong. Ở đây, còn có một lý do ẩn tế khác: A Tử là một tội đồ của phái Tinh Tú và chỉ có oai lực của tỷ phu Tiêu Phong, cô mới thoát được bàn tay tàn bạo của Đinh Xuân Thu, thầy mình.

Bám theo không được, cô gái nhỏ tuổi đã nảy sinh một ý nghĩ ngu ngốc: phải dùng kim độc để bắn ông. Trên vùng Tuyết Bắc mênh mông, cô đã làm hành động ngu ngốc ấy. Để tự cứu mình, Tiêu Phong phát ra một chưởng. A Tử bị thương nặng. Và từ đó cuộc đời Tiêu Phong mới thật sự gắn liền với A Tử: ông bồng A Tử, dùng công lực thượng thừa truyền vào người cô để duy trì mạng sống cho cô, đưa cô về núi Trường Bạch (biên giới nước Triều Tiên) đào nhân sâm, giết gấu lấy mật và hùng chưởng (tay gấu), giết cọp lấy xương nấu cao..., làm mọi cách cho A Tử được sống. Hai năm sống trong bộ lạc Nữ Chân, Tiêu Phong chăm sóc cho cô từ chuyện tắm rửa, thay áo quần đến chuyện ăn uống (tác giả Kim Dung dùng từ khởi cư). Tiêu Phong cho đó là chuyện bình thường của một người đàn ông lớn tuổi đối với một cô bé em vợ nhưng A Tử cho đó là biểu hiện của tình yêu. Đối với người phụ nữ Trung Quốc ngày xưa, ai nhìn thấy thân thể họ thì số phận họ coi như đã thuộc về người đàn ông ấy. A Tử cũng thế, cô cảm thấy hạnh phúc khi nghĩ đến ngày mai cô thuộc về Tiêu Phong; muôn đời cô là người của Tiêu Phong.

A Tử càng lớn lên càng xinh đẹp. Nhưng Tiêu Phong chẳng ngó ngàng gì tới cô. Từ khi A Châu chết, ông không còn có thể yêu bất kỳ người phụ nữ nào khác trên thế gian nữa. Khi lên làm Nam viện đại vương cho đế quốc Khất Đan, A Tử được phong làm Bình Nam công chúa. Khi Tiêu Phong chống lệnh hành quân của hoàng đế Khất Đan, cô chỉ sợ Tiêu Phong bỏ mình ra đi. Cô ghé qua gặp thứ phi của hoàng đế Khất Đan, hỏi xin thứ thuốc cho người đàn ông uống vào để chỉ chung tình với mình. Cô đã cho Tiêu Phong uống thứ thuốc đó với cả lòng âu yếm nhưng tiếc thay đó chỉ là rượu độc để hoàng đế Khất Đan bắt giữ Tiêu Phong.

Yêu A Tử không ai bằng Du Thản Chi. Có thể coi DuThản Chi là một giáo chủ của đạo tình: bị A Tử tra tấn, hành hạ thừa chết thiếu sống; anh ta chỉ muốn được gần gũi để nhìn ngắm A Tử, bị A Tử sai chụp lồng sắt lên đầu, anh ta vẫn suốt đời đi theo A Tử; khi A Tử mù mắt, anh ta tình nguyện hiến đôi mắt cho A Tử được sáng mắt để mình chịu sống đui mù. Chính Tiêu Phong đã từng khuyên A Tử phải phục thị suốt đời tấm chân tình của Du Thản Chi. Nhưng trong tư duy tàn bạo của A Tử, Du Thản Chi chẳng khác gì một loài súc vật. Du Thản Chi lẽo đẽo theo cô, cô lẽo đẽo theo Tiêu Phong - cuôc rượt đuổi trong tình yêu thật buồn cười nhưng cũng thật chua xót.

Rồi cũng có một ngày, lương tâm con người trở lại với A Tử. Cô là người đầu tiên tìm cách liên hệ với giang hồ nhà Tống để cứu ông ra khỏi cảnh lao tù của hoàng đế Khất Đan. Tiêu Phong được đưa về Nhạn môn quan nhưng tại nơi đây, ông đã dùng mũi tên chó sói tự đâm vào trái tim mình, nhận lấy cái chết để hoá giải hận thù của hai nước Tống - Liêu và tạ tội với hoàng đế Khất Đan. Cũng tại nơi đây, A Tử móc đôi mắt trả lại cho Du Thản Chi rồi ôm lấy xác Tiêu Phong bước đi. Đây là lần đầu tiên, cô có được Tiêu Phong trong tay, cô được ôm lấy ông, ôm lấy tình yêu say đắm và tuyệt vọng của mình mà không còn sợ bị ông ruồng rẫy. Cha của Tiêu Phong 30 năm trước, đã bồng xác mẹ Tiêu Phong nhảy xuống hẻm núi sâu mịt mờ của Nhạn môn quan. Ba mươi năm sau, cô A Tử đui mù cũng bồng tỷ phu của mình và sa chân xuống hẻm núi sâu ngàn trượng đó.

Đem A Tử gán vào cho Tiêu Phong, cả tác phẩm tiểu thuyết và cả tác phẩm điện ảnh đã đem cái xấu xa nhất, cái tàn bạo nhất gắn liền vào với cái lương thiện nhất, cái chân chính nhất. Và giống như tinh thần nhân bản, tư duy nhân đạo phương Đông, cái thiện đã cảm hoá đước cái ác, cái chính đã giành được thắng lợi trước cái tà. Nhưng số phận của Tiêu Phong và A Tử đau thương quá. Khác với truyện Kiều, Thuý Vân đã thay Thuý Kiều sống đời hạnh phúc lứa đôi với Kim Trọng. Còn Tiêu Phong? Ông chỉ có thể tìm được hạnh phúc với cô chị A Châu chứ không phải với cô em A Tử hay một người phụ nữ nào khác. Riêng A Tử, cô chỉ có trong tay một tỷ phu ngoan ngoãn, dịu dàng đã chết; một tình yêu tuyệt vọng. Trước tình cảm đó, nếu giải quyết cho A Tử còn sống với một đôi mắt còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, tiếp tục tra tấn cô gái nhỏ tuổi đó trong nỗi tuyệt vọng khôn nguôi thì là một điều cực kì phi nhân bản. Cả tiểu thuyết và cả bộ phim Thiên Long bát bộ đều giải quyết cho cô chết theo Tiêu Phong. Cái chết trong một chừng mực nào đó, là vô hậu, vô nhân đạo nhưng trong trường hợp này là rất có hậu, rất nhân đạo. Đó chính là cái nhìn của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông, tâm hồn phương Đông.

Phụ chú:

Năm 2004, các nhà làm phim Trung Quốc đã sản xuất hàng loạt phim dựa trên các tác phẩm của Kim Dung như Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ... và nhanh chóng thành công bởi sự hoành tráng. Trong đó, Thiên Long bát bộ được xem là một trong những bộ phim xuất sắc nhất.

"Bộ phim Thiên long bát bộ - do Truyền hình Trung Quốc vừa sản xuất - có thể xếp vào loại top 10 phim nhiều tập của Trung Quốc. Với quá nhiều danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc nên nhiều cảnh trong phim tuyệt đẹp. Ê-kíp làm phim rất thận trọng đối với từng chi tiết nhỏ. Lâm Chí Dĩnh nhập vai ông hoàng lãng mạn và vô tư lự rất tốt. Lưu Dịch Phi trẻ đẹp rất hợp với vẻ trong trắng ngây thơ của Vương Ngữ Yên. Các trận đánh nhau được biên đạo một cách xuất sắc. Điều quan trọng nhất là bộ phim bám rất sát với nội dung bộ tiểu thuyết này. Một phim truyền hình võ thuật tuyệt vời". (Theo Spcnet.tv)

Đạo diễn:
- Khúc Giác Lượng
- Châu Hiểu Văn
- Vũ Mẫn

Diễn viên: Hồ Quân (Kiều Phong hay Tiêu Phong), Lưu Đào (A Châu), Trần Hảo (A Tử), Lâm Chí Dĩnh (Đoàn Dự), Lưu Diệc Phi (Vương Ngữ Yên), Cao Hồ (Hư Trúc), Tư Khánh (Mộ Dung Phục), Thang Chấn Tông (Đoàn Chính Thuần), Tường Hân (Mộc Uyển Thanh)...

cô này đúng là... tối độc phụ nhân tâm!  :cuoi3:

tại Du Thản Chi á thầy, ai biểu hắn... nghèo mà ham!    :potay:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13Fri 28 Feb 2020, 07:34

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Ba Người Ngu Nhất Thiên Hạ

Ngày 25-8-2001, NXB Văn Học và Công ty Phương Nam đã được phép chính thức phát hành bản dịch hai bộ Tiếu ngạo giang hồ Xạ điêu anh hùng truyện của Kim Dung tại Việt Nam. Tôi xem đây là một sự kiện văn học có ý nghĩa bởi ước vọng giới thiệu tác phẩm Kim Dung đến với đông đảo bạn đọc Việt Nam của mình đã hoàn thành. Nhân đây, xin bàn về 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ trong Tiếu ngạo giang hồ để giải khuây cho bạn đọc.

Sinh ra ở trên đời, người ta sợ nhất là sự khuyết tật bẩm sinh mà điều kiện y học cổ ngày xưa không sửa chữa được. Có những khuyết tật do điều kiện khách quan như bị vũ khí đâm, bị té ngã, bị bạo bệnh. Khuyết tật nào cũng khiến cho người ta lo sợ, sinh ra mặc cảm tự ti, đau khổ. Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, người mà tôi bình chọn là một trong mười mỹ nhân trong tác phẩm Kim Dung, bị Đông Phương Bất Bại dùng kim thêu đâm trúng một vết nhẹ trên má, chảy ra một chút máu là đã lo sợ nhan sắc suy bại không phải là không có cơ sở.

Với một thân thể khỏe mạnh và không bị khuyết tật, con người cảm thấy hạnh phúc. Cấu tạo thân thể con người không thể có cái gì là thừa, cũng chẳng có gì đáng gọi là thiếu. trong cơ thể, ấy bộ phận sinh dục là nơi quan trọng bởi các chức năng truyền giống, tiết niệu và chức năng xác định giới tính đặc thù của nó. Nó quan trọng đến nỗi đạo Bà La Môn nâng lên thành vật tổ, tạc tượng bộ Linga và Yoni thờ cúng trong các thánh địa. Ấy vậy mà trong Tiếu ngạo giang hồ lại có 3 nhân vật ngu nhất thiên hạ khi đã đưa dao tự cắt (dẫn đao tự cung) bộ phận sinh dục của mình, trở thành kẻ ái nam ái nữ thứ thiệt chẳng ra cơm ra cháo gì cả. Ba người ngu đó là Nhạc Bất Quần, Lâm Bình Chi và Đông Phương Bất Bại.

Nhạc Bất Quần là chưởng môn phái Hoa Sơn trong Ngũ nhạc kiếm phái. Lão có khuôn mặt đẹp, trẻ mãi không già, lại có phong cách ung dung tiêu sái, có vẻ như một nhà túc nho. Ngoại hiệu của lão là Quân tử kiếm. Vợ của lão là Ninh Trung Tắc, một người nổi tiếng xinh xắn, giỏi giang, ngay thẳng, kiếm pháp cao cường. Thế nhưng lão chỉ sinh được một cô con gái duy nhất. Thân danh đã là đến chức chưởng môn một phái lớn; nhà nước phong kiến cũng không buộc các nhà nho phải… kế hoạch hoá gia đình, không sinh con thứ hai; nhà nước phong kiến cũng không cấm nhà nho cưới thêm vợ để sinh ra một đứa con trai. Nói tóm lại là chẳng có ai cấm cản Nhạc có con trai để nối dõi.

Ấy vậy mà lão ngu xuẩn nuôi tham vọng luyện Tịch tà kiếm pháp để trở thành nhân vật đệ nhất, gồm thâu Ngũ nhạc kiếm phái thành một phái duy nhất, chia ba chân vạc với hai phái Thiếu Lâm và Võ Đang. Câu đầu tiên trong Tịch tà kiếm phổ mới thật là ác hại: “Dẫn đao tự cung dĩ đăng phong tháo cực” (Vung dao tự thiến mới đạt được trình độ đăng phong tháo cực). Và lão đã “vung” luôn để luyện. Hành vi ấy có thể lừa được người trong thiên hạ nhưng không thể lừa được bà Ninh Trung Tắc. Việc lão xao nhãng chuyện chăn gối với vợ, việc lão rụng râu trong chăn mỗi ngày và tiếng nói càng ngày càng eo éo khiến cho bà biết chồng mình đã trở thành người ái nam ái nữ. Và bà cũng là người đầu tiên hiểu ra lão đã ăn cắp bộ Tịch tà kiếm phổ của nhà họ Lâm, đã vu cáo cho học trò mình là Lệnh Hồ Xung ăn cắp để đánh lừa dư luận. Tôi gọi Nhạc Bất Quần là người ngu đệ nhất trong các nhân vật võ hiệp của Kim Dung.

Người ngu thứ nhì trong Tiếu ngạo giang hồ là gã Lâm Bình Chi, thiếu chủ Phước Oai tiêu cục thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến. Lâm Bình Chi là con của Lâm Chấn Nam, chắt nội của Lâm Viễn Đồ. Kim Dung mô tả tường mạo của gã rất đẹp, cũng có phong cách của một nhà nho nho nhã. Mà lại là dòng dõi của Lâm Viễn Đồ chỉ có một cây sinh một trái; Lâm Bình Chi là con trai độc nhất của Lâm Chấn Nam.

Đúng là phái Thanh Thành xuống Phúc Kiến đánh Phước Oai tiêu cục tìm Tịch tà kiếm phổ, khiến vợ chồng Lâm Chấn Nam chết, cơ nghiệp tiêu cục tan tành. Khi Lâm Bình Chi lưu lạc, muốn học võ thành tài để trả thù cho cha mẹ, người đọc cho là có hiếu. Người đọc cũng cho khát vọng trả thù của Lâm là tự nhiên. Cho nên việc gã bái Nhạc Bất Quần làm sư phụ để trở thành môn hạ phái Hoa Sơn là chuyện bình thường.

Lên núi Hoa Sơn, Lâm Bình Chi “gù” được con gái của Nhạc Bất Quần. Hoa Sơn kiếm pháp dư sức thắng Thanh Thành kiếm pháp, việc trả thù cho cha mẹ gã có thể nói là ở trong tầm tay. Là rể của Nhạc Bất Quần, Lâm đương nhiên sẽ là chưởng môn phái Hoa Sơn sau này. Vả chăng, người Trung Quốc có câu: “Quân tử báo thù, mười năm chưa muộn”. Lâm là người có học, lẽ nào không hiểu ra được điều ấy. Thế nhưng khi cướp lại được Tịch tà kiếm phổ do tằng tổ Lâm Viễn Đồ chép trong áo cà sa, Lâm cũng u mê “dẫn đao tự cung” để luyện. Cha của gã đã di ngôn: “Không được giở ra xem”, gã cũng vẫn giở xem, bất chấp lời cha. Khi Nhạc Bất Quần gả con gái cho gã, Lâm Bình Chi và Nhạc Linh San kết nghĩa vợ chồng là hữu danh vô thực. Than ôi, đang tuổi thanh xuân mà tự “dẫn” để trở thành kẻ ái nam ái nữ, không dám ngủ chung giường với cô vợ trẻ, cái ngu ấy tưởng trên đời không còn cái ngu nào lớn hơn.

Người ngu thứ ba trong Tiếu ngạo giang hồ là Đông Phương Bất Bại. Đúng như tên gọi, Đông Phương Bất Bại chưa bao giờ biết đến chữ thua. Võ công lão cao cường, lão lại là phó giáo chủ của Triêu Dương thần giáo; cái ngôi giáo chủ của lão chỉ là vấn đề ngày một ngày hai. Vậy mà…

Tiền nhiệm giáo chủ của Triêu Dương thần giáo là Nhậm Ngã Hành nhìn thấy được tham vọng của Đông Phương Bất Bại. Nhậm bèn “thuốc” lão: đưa Quỳ hoa bảo điển cho lão “ngâm cứu”. Lão thấy “ngon ăn”, giở ra thấy bốn chữ “Dẫn đao tự cung”, bèn “vung” luôn để luyện. Kết quả: võ công lão đạt đến mức độ kinh người, còn bản thân thì trở thành ái nam ái nữ. Lão đâm ra sủng ái gã Dương Liên Đình, một tay bộ thuộc khỏe mạnh. Suốt ngày, lão nằm trong phòng kín thơm lựng mùi nước hoa để thêu thùa, giao công việc điều khiển giáo vụ cho Dương để kết cuộc lão bị Nhậm Ngã Hành giết chết, đoạt lại ngôi giáo chủ.

Tự thiến mình là hành vi tự huỷ hoại thân thể, đi ngược lại quy luật tự nhiên. Huỷ hoại bộ phận “ấy”, cho dùng với mục đích nào, cũng là hành vi ngu xuẩn, bất bình thường. Có một chút như vậy để “giải trí lành mạnh” mà nỡ từ chối, tự làm cho mình nam không ra nam, nữ không ra nữ, thiệt là đại ngu. Chết sướng hơn!

Người ngu hơn cả chính là... Nhạc Linh San!  :potay:  


Dzị Lệnh Hồ Xung còn ngu hơn nữa nà Thầy  :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 14 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nội dung thông điệp ? ? ?
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Cảm hoài - Đặng Dung
» ĐẶNG DUNG và bài thơ CẢM HOÀI
» Những Đoá Từ Tâm
Trang 14 trong tổng số 19 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 13, 14, 15 ... 19  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-