Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 12, 13, 14 ... 19  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Fri 04 Oct 2019, 09:32

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thiên Hạ Đệ Nhất Đại Mỹ Nhân

Đọc qua 12 bộ võ hiệp tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung, tôi chọn Trần Viên Viên trong Lộc Đỉnh ký và bầu nhân vật này là đệ nhất đại mỹ nhân.

Trần Viên Viên là một nhân vật có thật trong lịch sử Minh mạt - Thanh sơ. Cuộc đời gian nan chìm nổi và nhan sắc tuyệt thế của nhân vật này trước những biến động của lịch sử trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho một nhà thơ đương đại là Ngô Mai Thôn viết thành Viên Viên khúc, một bài thơ dài được phổ nhạc truyền tụng trong suốt lịch sử của triều Thanh (1642 - 1911). Đi vào trong tiểu thuyết của Kim Dung, Trần Viên Viên trở thành nhân vật tiểu thuyết trong ba chương, 48 trang nhưng đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Đời vua Minh Sùng Trinh (1628 - 1643), lầu hồng kỹ viện mọc lên ở khắp nơi, đặc biệt là ở Tô Châu và Dương Châu. Trần Viên Viên là danh kỹ dệ nhất thành Tô Châu. Cuộc đời của nhân vật này quan hệ một cách đặc biệt tới Sùng Trinh hoàng đế, Lý Tự Thành hoàng đế và Bình Tây Vương Ngô Tam Quế - ba thế lực phong kiến biểu trưng của thời Minh mạt - Thanh sơ.

Trong Lộc Đỉnh ký của Kim Dung, nhân vật Vi Tiểu Bảo 16 tuổi, làm Tứ hôn sứ cho vua Khang Hy, đi công cán tại Vân Nam và gặp Trần Viên Viên trong một ngôi chùa nhỏ ở ngoại thành Côn Minh. Khi ấy, Trần Viên Viên 40 tuổi, đã đi tu, lấy pháp danh là Tịch Tĩnh. Thế nhưng, "giọng nói ôn hoà trong trẻo" đúng khẩu âm Tô Châu, "cặp lông mày xinh như vẽ, nét mặt thanh tú không bút mực nào tả xiết"và "màu da trắng hồng khác nào bạch ngọc điểm phấn son" của người phụ nữ ấy đã làm cho gã thiếu niên 16 tuổi phải sững sờ đến nỗi "tay cầm chung trà, miệng há hốc ra không ngậm lại được, chân tay bủn rủn". Kim Dung gọi đó là "tấm dung quang tuyệt thế". Ấy là Trần Viên Viên năm 40 tuổi trong lớp áo đạo cô. Nếu là một Trần Viên Viên 20 tuổi với xiêm áo và phấn son của kỹ nữ thì sắc đẹp kia đã được nâng lên mấy bậc nữa. Bạn đọc và khán giả đã xem Lộc Đỉnh ký hẳn nhớ rằng Vi Tiểu Bảo đang say mê A Kha, con gái của Trần Viên Viên, một người mà dẫu đánh đổi cả ngôi hoàng đế gã cũng chẳng thèm đổi. Ấy vậy mà Vi Tiểu Bảo phải công nhận A Kha chưa đẹp bằng một nửa Trần Viên Viên!

Người tài năng đàn giỏi, múa đẹp, hát hay, Trần Viên Viên càng là người phụ nữ có văn hoá. Những lời tự nhận định của nhân vật này thể hiện một chiều sâu về trí tuệ, khác hẳn những đại mỹ nhân có thật trong lịch sử Trung Hoa: "Mỹ sắc làm hư việc nước, xưa đã thế mà nay cũng thế. Con người bất tường được trời ban cho tấm dung nhan khuynh quốc khuynh thành chỉ làm đau khổ lê dân trong thiên hạ. Tiện thiếp dù khua chuông gõ mõ, niệm nát chân kinh cũng không đủ đền tội trong muôn một". Tư duy ấy quả là tư duy của một tri thức, một nhà tu đắc đạo, không thể nào là tư duy của một kỹ nữ về hưu!

Nguyên khi còn là kỹ nữ tại Tô Châu, không biết bao nhiêu tài tử thời Sùng Trinh đã hâm mộ tài năng và nhan sắc của Trần Viên Viên. Vua Sùng Trinh sủng ái Điền Quý phi; Chu hoàng hậu bèn nổi lòng ghen tức. Cha ruột của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền mua Trần Viên Viên, đưa vào cung phục vụ vua Sùng Trinh. Gặp Viên Viên, Sùng Trinh như bị hớp hồn, ở luôn ba ngày trong cung không thiết triều, còn hứa phong cho Viên Viên làm quý phi. Cũng trong ba ngày ấy, một tay đại khấu là Lý Tự Thành tức Lý Sấm đánh lấy ba thành trì lớn của Sùng Trinh. Các quan đưa lời can gián, Sùng Trinh bừng tỉnh giấc mộng nịch ái nữ nhân, bèn gửi Viên Viên ra ở trong phủ Chu Quốc trượng.

Trong một bữa tiệc của các quan lại, Chu quốc trượng cho Trần Viên Viên ra múa hát. Nhan sắc Trần Viên Viên lọt vào mắt xanh của một viên tướng võ biền Ngô Tam Quế. Vua Sùng Trinh xuống lệnh bổ nhiệm Ngô Tam Quế ra trấn thủ Sơn Hải Quan để ngăn chặn quân Mãn Châu và ban Trần Viên Viên cho Ngô Tam Quế. Trần Viên Viên trở thành vợ hờ của viên tướng này, vẫn ở lại Bắc Kinh trong phủ Chu Quốc trượng.

Tại Sơn Hải Quan, Ngô Tam Quế đầu hàng lực lượng của Lý Tự Thành. Lý Tự Thành đánh vào Bắc Kinh; Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vận ở Môi Sơn. Bộ thuộc của Lý Tự Thành bắt được Trần Viên Viên, đem nạp cho Lý Tự Thành. Thế là đêm đêm sau những cơn chém giết đẫm máu, Lý Tự Thành lại quay trở về cung, ăn ở với Trần Viên Viên. Lý Tự Thành lên ngôi, xưng là Đại Thuận hoàng đế.

Được tin Lý Tự Thành chiếm đoạt Trần Viên Viên, Ngô Tam Quế làm cuộc binh biến, mở cửa Sơn Hải Quan đầu hàng quân Mãn Châu rồi trở thành mũi tiên phong của quân Mãn Châu kéo vào Bắc Kinh. Lý Tự Thành phải bỏ chạy vào Vân Nam. Hậu duệ của Sùng Trinh lên ngôi, xưng là Minh Vĩnh Lịch, đóng tại Côn Minh, Vân Nam. Thuận Trị hoàng đế lên ngôi tại Bắc Kinh, mở ra nhà Thanh, ra lệnh cho Ngô Tam Quế tiến đánh Vĩnh Lịch. Ngô Tam Quế đuổi Vĩnh Lịch chạy đến biên giới nước Miến Điện, giết Vĩnh Lịch, được nhà Thanh phong tước Bình Tây Vương, trấn thủ Vân Nam và Quý Châu. Trần Viên Viên trở thành vợ của Ngô Tam Quế. Nhưng khi nghe tin sắp được phong vương, Ngô Tam Quế không dám dưa tên Trần Viên Viên ra trình Thuận Trị hoàng đế và nguồn gốc xuất thân của nàng rất ty tiện và làm như vậy là tiết mạn hoàng đế. Y phải cưới vợ khác và bố trí Viên Viên ra đi tu tại một ngôi chùa nhỏ ở ngoại ô thành Côn Minh. Ngô Tam Quế yên chí đứa con gái lớn của Trần Viên Viên tên A Kha là con mình. Sự thật, đó chính là đứa con của Sấm vương Lý Tự Thành.

Cuộc đời của Trần Viên Viên đúng là bi kịch của nhan sắc: hết làm trò chơi cho các danh sĩ và nhà hào phú đất Tô Châu; nàng lần lượt trở thành trò chơi cho Sùng Trinh hoàng đế, Sấm vương Lý Tự Thành rồi Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Cuộc chiến giữa Ngô Tam Quế và Lý Tự Thành tại Nhất Phiến Thạch làm chết cả vạn người, bị dư luận lịch sử Trung Quốc trút lên đầu của Trần Viên Viên. Chỉ có một người thông cảm với kiếp hồng nhan, đã làm một bài thơ để giãi bày hộ Trần Viên Viên. Đó là danh sĩ Ngô Mai Thôn với Viên Viên khúc. Chúng ta biết rằng cuối triều Đường Minh Hoàng, chính sự đổ nát; lịch sử cũng từng kết tội đại mỹ nhân Dương Ngọc Hoàn (Dương Quý Phi). Nhà thơ Bạch Cư Dị đã viết Trường Hận Ca thanh minh cho Dương Ngọc Hoàn và bài thơ đã được coi là danh tác trong thi ca đời Đường. Ngô Mai Thôn thời Thanh sơ cũng làm cái công việc mà bậc tiền bối Bạch Cư Dị đã làm. Cả hai bài thơ đều có mẫu số chung là bày tỏ niềm thương hương tiếc ngọc của danh sĩ đối với giai nhân. Kim Dung đã trích một số đoạn trong Viên Viên khúc và mượn tiếng đàn của chính Trần Viên Viên cất lên hoà trong tiếng tỳ bà cho Vi Tiểu Bảo nghe.

Trong thời gian vua Thuận Trị, các hậu duệ nhà Minh nổi lên dưới chiêu bài "phản Thanh phục Minh", tự xưng là Đường Vương, Quế Vương, Phúc Vương, Lỗ Vương. Nhưng rồi họ cũng bị nhà Thanh tiêu diệt. Cho đến khi Khang Hy lên ngôi và ở ngôi đúng 60 năm, mở ra một triều đại cực kì thái bình thịnh trị cho lịch sử Trung Hoa (1662 - 1722) thì không còn ai có thể hoài nghi về hùng tâm tráng chí của nhân vật này nữa. Chính vì vậy, khi Ngô Tam Quế nổi loạn ở Vân Nam, lên ngôi hoàng đế đã không được người Trung Quốc ủng hộ. Vua Khang Hy bình định được cuộc nổi dậy của Ngô Tam Quế; không còn ai nghe nhắc tới Trần Viên Viên.

Với 48 trang giấy đầy ấn tượng Kim Dung đã nêu ra trong tiểu thuyết của mình một phản đề: sự sụp đổ của các triều đại phong kiến Trung Hoa không phải do nhan sắc phụ nữ làm ra như dư luận lịch sử đã kết án. Bản thân nhan sắc không có tội. Cái tội đó là tội của những hôn quân vô đạo nịch ái nữ sắc, lãng quên số phận của trăm họ. Qua Lộc Đỉnh ký, Kim Dung cũng đã công nhận một ông Khang Hy người Mãn Châu làm vua còn tốt đẹp hơn một ông vua Sùng Trinh người Hán gấp ngàn lần. Vậy thì đừng nên đem những cái thất bại lịch sử của đàn ông để trút lên đôi vai của những người phụ nữ. Với một bút pháp kể chuyện có xen mô tả khá tinh tế, Kim Dung đã xây dựng một Trần Viên Viên trở thành đệ nhất đại mỹ nhân trong hàng ngàn nhân vật nữ trong tiểu thuyết của mình. Những Tiểu Long Nữ, Nhậm Doanh Doanh, Triệu Mẫn, Tiểu Siêu, Hân Tố Tố, Viên Tử Y, Vương Ngữ Yên... cũng là những đại mỹ nhân nhưng là đại mỹ nhân ở tuổi 18-20. Họ không thể sánh bằng Trần Viên Viên ở tuổi 40 tươi đẹp, chân tình, trí tuệ, tài hoa và đau khổ!


Đàn ông mê kỹ nữ đâu phải chỉ vì nhan sắc mà là còn vì: "Vành ngoài 7 chữ vành trong 8 nghề" nữa!   lol2
Thầy nói sớm thì tình duyên T đâu ra nông nỗi này huhu huhu

Muộn còn hơn không T ui,  bỏ đi làm lại nè!  :cuoi3:

TM có 7 nghề rùi, còn thiếu 1 nghề nữa thui :cuoi1: :cuoi1:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Mon 07 Oct 2019, 08:09

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thử Bình Bầu Thập Đại Mỹ Nhân


Mỹ nhân thì bao giờ chẳng có. Ngay trong cuộc sống của chúng ta, hàng năm vẫn có những cuộc thi bình chọn hoa hậu, người đẹp thời trang, diễn viên điện ảnh...; đã có những ban giám khảo nghiêm túc và nghiêm khắc nhất thay mặt cuộc đời phán xét, cân đong đo đếm các thứ kích cỡ cà trao vương miện cho các mỹ nhân, đâu chờ đến thứ như tôi bình bầu. Cũng có những ý kiến nghi ngờ các mỹ nhân sống giữa cuộc sống chúng ta: kiến thức nghèo nàn lạc hậu khiến các bạn có những câu trả lời vớ vẫn; cái đẹp nội tâm không đạt; tư duy sống không đẹp đưa đến tình trạng kinh doanh nhan sắc, dùng nhan sắc như một thứ mồi câu phú quí. Đại để, các hoa hậu và á hậu đã để lại một cái hậu không lấy chi làm ngọt ngào cho cuộc sống khiến đời buồn vô hậu. Tôi không dám bàn về những mỹ nhân đó chứ đừng nói đến bình bầu. Cho nên trong phạm vi chương này, tôi chỉ dám bình bầu Thập đại Mỹ nhân trong... truyện võ hiệp Kim Dung; những người chưa hề dự thi một cuộc thi hoa hậu, người mẫu, diễn viên nào; những người chưa từng tuyên bố huyênh hoang rồi sau đó đi lấy người... ngoại quốc. Thế giới các mỹ nhân mà tôi đề cập đến thế giới của truyện võ hiệp và sự “bình bầu” này đương nhiên là cách đánh giá rất chủ quan căn cứ vào ba tiêu chuẩn nhan sắc, tài năng, tâm hồn. Tôi chỉ dám chọn 10 người bởi vì đưa ra nhiều quá, e rằng có lỗi với cái đẹp, một vốn trời ban cho con người muôn nơi, muôn thủa. Danh sách tôi “bình bầu” như sau:

1. Triệu Mẫn

Đây nguyên là Hán danh của một cô gái Mông Cổ. Tên thật của cô là Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, con gái của Nhữ Nam vương, người chỉ đứng sau vua nhà Nguyên, nắm hết quyền bính chính trị và quân sự cai trị toàn Trung Quốc. Cô là nhân vật nữ chính trong Ỷ thiên Đồ long ký, một cô gái đẹp như hoa nở, không một cô gái Trung Hoa nào có thể sánh kịp. Tham vọng của Triệu Mẫn rất lớn: muốn tụ họp bọn giang hồ, đặc biệt là phiên tăng Tây Vực, triệt hạ sáu đại môn phái của Trung Hoa đang nuôi mộng chống đối nhà Nguyên là Thiếu Lâm, Võ Đang, Cái bang, Hoa Sơn, Không Động và Côn Lôn.

Lần đầu tiên cô đã bao vây được các thủ lĩnh của Minh giáo và đã nhốt được Trương Vô Kỵ dưới hầm sâu. Nhưng Vô Kỵ vốn là thầy thuốc, võ công lại cao cường, đã khống chế cô và "tra tấn" cô bằng cách dồn Cửu Dương công vào gang bàn chân khiến cô ngứa ngáy, khó chịu phải đầu hàng, thả chàng ra. Chính việc “cù chân” đó đã làm nảy sinh trong lòng cô mối tình ôn nhu với chàng Trương Vô Kỵ. Cô đã đem Hắc ngọc đoạn tục cao tặng cho chàng để chàng chữa trị vết thương cho tam sư bá, chuộc lại lỗi lầm cho cha mẹ mình ngày xưa. Thông minh, lém lỉnh, chân tình, Triệu Mẫn trước sau vẫn giữ cốt cách của một phụ nữ giàu tình cảm hơn là một quận chúa Mông Cổ. Cô đánh nhau với Trương Vô Kỵ để rồi đêm đêm, lại ra quán rượu ngồi đợi chàng trai, mong cùng đối ẩm với nhau mấy chung và quên hết những chuyện đốt chùa, giết người Mông Cổ, cứu quần hùng Trung Hoa của tập thể Minh giáo.

Cuộc đời của cô là một chuỗi tháng ngày rong ruổi theo tình yêu. Vô Kỵ đi đâu, cô mong được đi theo anh đến nơi đó, dù chân trời hay góc bể. Cách tỏ tình của cô cũng rất rõ ràng, giản dị không e dè khép nép như những cô gái Trung Hoa. Cô đã cầm Ỷ thiên kiếm, lăn xả vào đám sứ giả Ba Tư và đánh những chiêu cận chiến có thể khiến mình và kẻ thù cùng chết để cứu chàng Trương Vô Kỵ. Khi Vô Kỵ hỏi tại sao cô liều mạng như vậy, cô đã trả lời thẳng thắn: vì Trương Vô Kỵ ôm lấy Hân Ly trước mặt cô. Thời thơ ấu, Vô Kỵ đã cắn vào bàn tay Hân Ly một cái đến chảy cả máu, khiến Hân Ly nhớ hoài hình bóng Trương Vô Kỵ. Triệu Mẫn cũng làm như thế: cô cắn vào tay Trương Vô Kỵ một nhát để Trương Vô Kỵ nhớ cô trọn đời. Thực ra cô không làm như vậy thì cũng đủ để chàng Vô Kỵ chọn cô làm người bạn gái tâm đầu ý hợp. Thậm chí khi Vô Kỵ đã bị vây, sắp bị quân Nguyên bắt, cô đã nói dối cha và anh rằng nếu họ giết Vô Kỵ thì cô cũng tự tử theo chàng cho trọn mối tình. Đoạn tiểu thuyết thuật lại chuyện Triệu Mẫn xin cha và anh tha cho Trương Vô Kỵ thật đầy kịch tính. Tôi kính phục người phụ nữ có một tình yêu tha thiết và trái tim dũng cảm như Triệu Mẫn. Tình yêu bao la đó đã được chàng Trương Vô Kỵ đền đáp một cách xứng đáng: anh đã nhường ngôi giáo chủ Minh giáo lại cho Dương Tiêu, cùng Triệu Mẫn dắt tay rong chơi bốn biển năm hồ. Và mỗi khi lông mày Triệu Mẫn đã nhạt thì theo ba điều ước hẹn với cô, anh lại làm công việc hợp với lương tâm, không đi ngược lại với quyền lợi võ lâm Trung Hoa và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc chống quân Nguyên giành lại đất Trung Quốc cho người Hán tộc: cầm cây bút và vẽ lại lông mày cho Triệu Mẫn.

Tôi chọn Triệu Mẫn vào ngôi vị đệ nhất đại mỹ nhân, một cô gái Mông Cổ vượt xa ngàn hoa Hán tộc hẳn là điều dễ khiến chúng ta nghi ngờ. Nhưng rõ ràng tác giả Kim Dung muốn vậy. Và có lẽ điều này phản ánh chủ nghĩa dân tộc tiến bộ của chính ông. Hoá ra người Mông Cổ - dân tộc sống trên đất nước phiên bang, dân tộc mà người Hán thường khinh bỉ xếp vào loại Di Địch vẫn sáng lung linh một đoá hoa hương sắc, tài năng, thông minh, chung tình: Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ.

2. Tiểu Siêu

Người thứ hai tôi chọn làm đệ nhị mỹ nhân là cô gái chỉ có một nửa huyết thống Hán tộc; nửa còn lại thuộc huyết thống Ba Tư, nghĩa là cũng thuộc loại Di Địch dưới mắt nhìn của Hán tộc. Cha cô là Hàn Thiên Diệp, người Hán; mẹ cô là Đại Ỷ Ty, thánh sứ nữ của Bái hoả giáo Ba Tư. Tiểu Siêu thâm nhập Trung Hoa qua con đường tơ lụa lúc cô mới 15 tuổi. Mẹ cô nguyên là thánh sứ nữ, đáng lẽ phải giữ mình trong trắng để về Ba Tư lên ngôi giáo chủ. Nhưng bà đã yêu chàng trai Hàn Thiên Diệp, phản lại giáo quy của Bái hoả giáo, đáng lẽ phải lên giàn hoả thiêu. Bà hoá trang thành một người đàn bà xấu xí tên là Kim Hoa bà bà. Tiểu Siêu phải làm một việc khó khăn để chuộc lỗi cho mẹ: tìm mọi cách thâm nhập Quang Minh Đính của Bái hoả giáo Trung Hoa và lấy cho được bộ Đại nã di tâm pháp của Bái hoả giáo - nhiệm vụ mà mẹ cô không hoàn thành.

Giống lai bao giờ cũng được thừa hưởng những nét ưu tú rực rỡ của cả cha và mẹ, nên Tiểu Siêu đẹp cái đẹp rực rỡ ngay từ khi 15 tuổi. Nhưng Dương Tiêu, Tả sứ của Minh giáo Trung Hoa, là một tay cơ trí, khó mà qua mắt đươc y. Cho nên, để đóng trọn vai trò con hầu của Dương Bất Hối, con gái Dương Tiêu, Tiểu Siêu đã phải làm một việc rất khó khăn: giả vờ méo miệng trong suốt thời gian ở cạnh Bất Hối. Cô học thuộc hết lý thuyết về âm dương, bát quái trận đồ, biết nhiều võ công nhưng chẳng bao giờ hé lộ. Cha con Dương Tiêu nghi ngờ cô, đã đem dây xiềng quấn chân cô; cô đi đâu tiếng dây xiềng leng keng đến đó. Điệp vụ của Tiểu Siêu là một điệp vụ cực kỳ gian nan và cô đã tìm ra được đường hầm trên Quang Minh Đính.

Khi Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh giáo, việc đầu tiên của anh là hứa sẽ tháo xiềng khoá cho Tiểu Siêu. Nhờ Tiểu Siêu chỉ dẫn, Trương Vô Kỵ tìm ra đường hầm, tìm được Càn khôn đại nã di tâm pháp và đại triển thần lực đẩy được hai cánh cửa đá để bảo toàn lực lượng Minh giáo của Trung Hoa. Tiểu Siêu trở thành con hầu của Trương Vô Kỵ, lặng lẽ thương yêu Trương Vô Kỵ. Cũng như Triệu Mẫn, Vô Kỵ đi đến đâu, Tiểu Siêu đi đến đó, và cô đã chứng tỏ được bản lĩnh của mình: cầm cờ Minh giáo để chỉ huy năm đội Ngũ hành kỳ chống đỡ không cho quân Nguyên xông vào bắt giết những thủ lĩnh của Minh giáo. Tiểu Siêu sẽ không bao giờ nói rõ thân phận của mình cho Vô Kỵ biết nếu không có ngày tình cờ gặp lại mẹ mình đang bị đưa lên giàn hoả thiêu của Bái hoả giáo Ba Tư. Để cứu mẹ, cô phải nói rõ với các Bảo thụ vương Ba Tư rằng cô là trinh nữ, sẵn sàng thay mẹ về Ba Tư lên ngôi giáo chủ Bái hoả giáo. Cô nói tiếng Ba Tư lưu loát cho đến khi những người Ba Tư quỳ xuống tung hô thì Vô Kỵ mới biết rằng con hầu của mình chính là thánh sứ nữ của Bái hoả giáo Ba Tư.

Lần cuối cùng được phục vụ thay áo, dóc tóc cho Trương Vô Kỵ, Tiểu Siêu mới nói thật tình yêu của mình dành cho Vô Kỵ và điệp vụ của mình trên Quang Minh Đỉnh. Họ ôm nhau, hôn nhau, nước mắt chảy dài ướt đẫm vạt áo chàng Trương. Năm đó, có lẽ Tiểu Siêu 18 và Vô Kỵ mới 22. Tôi chưa bao giờ đọc một đoạn văn nào tràn đầy xúc động như đoạn văn Tiểu Siêu chia tay với Trương Vô Kỵ trên biển. Tình yêu của hai người sao mà đẹp đến thế; đẹp đến nỗi Vô Kỵ không cần lau nước mắt trước mặt Triệu Mẫn, người tình của mình đang đứng đấy. Tiểu Siêu về Ba Tư, đi theo con đường tơ lụa. Trương Vô Kỵ chỉ còn biết trông theo, tưởng như tiếng khóc của cô còn vọng đâu đây trong tiếng gió, tiếng sóng.

Trong văn chương Trung Hoa, tiếng "tướng công" được hiểu theo hai nghĩa: (1) Tiếng của người hầu gọi ông chủ và (2) Tiếng của người vợ gọi chồng. Tôi nghĩ Kim Dung dùng chữ tướng công cho Tiểu Siêu gọi Vô Kỵ với cả hai nghĩa trên. Cái đẹp của mối tình Tiểu Siêu - Vô Kỵ là họ gần nhau suốt mấy năm vẫn giữ được sự trong trắng. Tiểu Siêu nhờ vẫn còn là trinh nữ nên mới cứu được mẹ khỏi tội hoả thiêu. Chữ tình, chữ hiếu ở cô gái lai này rất rõ ràng, khiến tôi càng kính phục cô hơn và bình bầu cô làm đệ nhị đại mỹ nhân.

3. Hân Tố Tố

Hân Tố Tố là con gái của Hân Thiên Chính, giáo chủ Bạch mi giáo, một tà giáo hoạt động trên sông Trường Giang. Bản thân cô cũng là một đường chủ - Tử vi đường đường chủ. Hân Tố Tố là một cô gái giết người không gớm tay: chính cô đã giết chết 72 người trong Long Môn tiêu cục, bởi tiêu cục này không hoàn thành hợp đồng đưa Dư Đại Nham (đang bị thương) về trao trả cho phái Võ Đang. Nữ ma đầu này có nụ cười rất lãng mạn, say đắm lòng người. Kim Dung không trực tiếp mô tả nhan sắc của cô, mà chỉ thuật rằng khi mới gặp cô, hai kiếm khách của phái Côn Lôn là Tương Đào và Cao Tắc Thành đã gần như đứng tim, líu lưỡi. Rồi họ sinh ra đánh nhau, đâm chém thật tình như hai kẻ thù không đội trời chung.

Hân Tố Tố và Trương Thuý Sơn, đệ tử thứ năm của phái Võ Đang, gặp nhau trong tình huống khá lạ lùng: Trương Thuý Sơn vâng lệnh thầy xuống bảo vệ cho gia đình của Đỗ Đại Cẩm, tổng tiêu đầu của Long Môn tiêu cục trong khi Hân Tố Tố lại hoá trang như Trương Thuý Sơn để giết chết 72 mạng của tiêu cục này và một số đệ tử khác phái Thiếu Lâm. Cho nên món nợ của vụ huyết án đó đều trút lên đầu của Trương Thuý Sơn. Trương Thuý Sơn gặp cô lần đầu tiên dưới tháp Lục Hoà, bên sông Tiền Đường. Lối bày tỏ tình yêu của Hân Tố Tố rất lạ: cô đập mạnh cho ba nũi Mai hoa châm đâm sâu vào cánh tay trắng như tuyết của mình để được Trương Thuý Sơn dùng nội công tâm pháp của phái Võ Đang chữa trị. Trương Thuý Sơn là đệ tử danh môn chính phái, rất căm thù Bạch mi giáo nên không muốn gần gũi Hân Tố Tố. Nhưng hoàn cảnh đã nối kết họ lại với nhau: hai người đi Vương Bàn Sơn để dự lễ dương đao Đồ Long lập oai của Bạch mi giáo; Tạ Tốn đã đến cướp đao và thấy họ là một đôi nam thanh nữ tú không nỡ giết đi nên đã bắt cóc họ, buộc họ đến Băng Hoả đảo với lão để giữ bí mật về Đồ Long đao. Chính Hân Tố Tố vì cứu Trương Thuý Sơn nên đã dùng kim châm bắn mù đôi mắt của Tạ Tốn. Họ trốn lên Băng Hoả đảo, ăn ở với nhau và sinh ra chàng Trương Vô Kỵ.

Hân Tố Tố là một nữ ma đầu cực kì thông minh, thuộc hết sách của Trang Tử. Trang Tử là một triết gia mà tất cả các đạo gia Trung Hoa như phái Võ Đang đều tu dưỡng và học tập theo. Cô đọc cho Trương Thuý Sơn bài Thu thủy của Trang Tử: "Nước của thiên hạ không đâu lớn bằng biển, muôn vạn sông ngòi đều đổ về biển, không biết bao giờ nước những sông ngòi đó mới ngừng chảy và biển mới không đầy như thế này". Khi nghe Thuý Sơn trả lời: "Dù ngàn dặm xa xôi cũng không thể sánh với sự rộng lớn của biển cả, dù nghìn trượng sâu cũng không đo được độ sâu của lòng biển", Hân Tố Tố biết ngay Trương Thuý Sơn đang nhớ tới sư phụ của mình là Trương Tam Phong. Cô dẫn đoạn thầy Nhan Hồi ca ngợi Khổng Tử trong cuốn Trang Tử ra: "Tiên sinh bước ta cũng bước, tiên sinh đi ta cũng đi, tiên sinh chạy ta cũng chạy. Nhưng tiên sinh giở hết lực ra chạy như bay, ta mới hay còn kém tiên sinh rất nhiều". Chính câu nói đó đã hình tượng hoá được tài đức và võ công của Trương Tam Phong trong lòng Trương Thuý Sơn nên Trương Thuý Sơn càng yêu thương, mến mộ Hân Tố Tố hơn.

Khi họ sống thành lứa đôi, Hân Tố Tố đã tỏ ra là một hiền phụ biết vâng lời dạy bảo của chồng, bỏ hết những ác nghiệp ngày trước. Lòng hy sinh của cô thật vô hạn, chưa có một nhân vật nào của Kim Dung sánh kịp. Cho nên, khi sáu đại môn phái lên núi Võ Đang ép buộc vợ chồng cô phải nói ra chỗ ẩn nấp của Tạ Tốn để bọn họ đi tìm đao Đồ Long; Trương Thuý Sơn đã tự tử và Hân Tố Tố cũng chết theo chồng. Đoạn văn mô tả cái chết của vợ chồng Trương Thuý Sơn - Hân Tố Tố là một khúc ca bi tráng, thể hiện một cách tuyệt vời với tài năng hư cấu của tiểu thuyết Kim Dung. Năm ấy, Hân Tố Tố mới ngoài 30; con trai của cô -Trương Vô Kỵ - mới lên 10.

Hân Tố Tố xứng đáng được chọn làm đệ tam đại mỹ nhân. Cái chết của cô mở ra một thế giới mới: thế giới của tình yêu Trương Vô Kỵ - Triệu Mẫn.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Thu 10 Oct 2019, 13:25

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thử Bình Bầu Thập Đại Mỹ Nhân

4. Nhậm Doanh Doanh

Ngôi vị đệ tứ đại mỹ nhân tôi xin dành cho Nhậm Doanh Doanh, cô gái 17 tuổi đẹp như ngọc, con gái của giáo chủ Triêu Dương thần giáo Nhậm Ngã Hành, một thứ tà ma ngoại đạo trong Tiếu ngạo giang hồ.

Có lẽ Kim Dung đã đem hết tâm lực của mình ra để xây dựng nhân vật Nhậm Doanh Doanh: một nhân vật nữ tươi đẹp trong sang, giỏi âm nhạc, võ công cao cường, mưu trí sâu sắc, cai trị bọn bàng môn tả đạo bằng trái tim thép nhưng rất mẫn cảm với tình yêu và sống với tình yêu bằng trái tim dịu dàng vô kể. Cô gặp Lệnh Hồ Xung trong khi chàng trai lãng mạn này mất hết công lực, bị sư phụ và các đông môn đạp xuống hố sâu của của sự nghi ngờ khinh bỉ. Trong ngõ Lục Trúc thành Lạc Dương, cô tiếp Lệnh Hồ Xung qua tấm rèm không cho chàng thấy mặt; nhận tặng vật của chàng trai là bộ nhạc phổ Tiếu ngạo giang hồ và lắng nghe chàng trai kể lại nỗi đau tình khi bị Nhạc Linh San phụ bạc đi theo "gã mặt trắng" Lâm Bình Chi. Vì không thấy mặt cô nên Lệnh Hồ Xung cứ gọi cô là "bà bà".

Doanh Doanh có một nhận định khá lạ lùng về tình yêu: hễ ai không chung tình với quá khứ thì sẽ không chung tình với hiện tại và tương lai. Cho nên, cô gái 17 tuổi này đã rời bỏ ngõ Lục Trúc, ra đi để bảo vệ Lệnh Hồ Xung, đàn khúc Thanh tâm phổ thiện trú để xoa dịu những vết thương về thể xác và tâm hồn của chàng trai mà cô mới gặp đã cảm thấy yêu mến. Giữa vùng hoang sơn dã lĩnh, cô bắt ếch nướng cho Lệnh Hồ Xung ăn. Cho đến khi Lệnh Hồ Xung kiệt sức, cô đành cõng chàng lên chùa Thiếu Lâm nhờ Phương Chứng đại sư chữa trị và tự đem thân mình cho phái Thiếu Lâm cầm tù để đổi lấy sinh mạng của Lệnh Hồ Xung. Khi lành bệnh, hiếu ra được lòng thương yêu và đức hy sinh vô hạn ấy của Doanh Doanh, Lệnh Hồ Xung đã thống lĩnh hết bọn hào sĩ bàng môn tả đạo, trống rong cờ mở, lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doang Doanh ra. Chính hành động vô pháp vô thiên ấy của Lệnh Hồ Xung khiến Doanh Doanh cảm thấy được an ủi rất nhiều và thấy được sự hy sinh của mình là không uổng phí. Họ yêu nhau nhưng trong lòng Nhậm Doanh Doanh biết chàng trai chưa phai mờ hình ảnh của Nhạc Linh San. Cô không hề ghen tức, ngược lại đối xử với Nhạc Linh San như người bạn tốt. Chính cô đã cứu Nhạc Linh San, chính cô đã động viên Lệnh Hồ Xung nghe tâm trạng sư muội trước khi chết. Trong con người Doanh Doanh nhỏ bé có trái tim nhân hậu vĩ đại của một phụ nữ công bằng.

Nhậm Doanh Doanh thật thông minh, bén nhạy. Nghe Lệnh Hồ Xung kể chuyện, cô biết ngay là chàng không phải là thủ phạm giết bạn đồng môn của mình, biết ngay là chàng bị sư phụ lừa dối. Chính cô đã khám phá ra chiêu số võ công của Nhạc Bất Quần giống như chiêu số võ công của gã lại cái Đông Phương Bất Bại; từ đó phán đoán ra Tịch Tà kiếm phổ còn có nghĩa là Quỳ hoa bảo điển, và biết Nhạc Bất Quần đã "Dẫn đao tự cung" (tự thiến bộ phận sinh dục). Cũng chính cô chứ không ai khác đã nhắc bảo cho Lệnh Hồ Xung biết rằng Nhạc Bật Quần là một gã nguỵ quân tử. Và cũng chỉ có cô mới kiềm chế nổi Nhạc Bất Quần, bảo vệ mạng sống cho mình và tình lang: bóp mũi Nhạc Bất Quần cho lão uống Tam thi não thần đan, một loại độc dược mà ngoài cô ra, không ai ở trên đời có thuốc giải được.

Kết thúc Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung để cho Doanh Doanh nhường ngôi giáo chủ lại cho Hướng Vân Thiên, làm đám cưới với Lệnh Hồ Xung và hai vợ chồng song tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ. Họ đã hoàn thành tâm nguyện mà Lưu Chính Phong và Khúc Dương ngày xưa chưa làm được: hắc đạo và bạch đạo vẫn có thể sống với nhau trong một không khí hoà bình hạnh phúc thật sự, xoá đi biên giới của hận thù và nghi kị. Tiếu ngạo giang hồ chính là khát vọng của tác giả Kim Dung đối với đất nước và đồng bào Trung Hoa của ông. Và Doanh Doanh chình là biểu tượng của cái đẹp Trung Hoa, một cái đẹp đi vào phạm trù tinh thần chứ không còn ở phạm trù vật chất nữa.

Doanh Doanh hoàn mỹ quá khiến tôi đâm ra nghi ngờ, không hiểu khi xây dựng nhân vật này, Kim Dung có đặt cái mà tôi gọi là “chủ nghĩa Đại Hán” của ông vào chăng? Tôi định chọn Nhậm Doanh Doanh ở ngôi vị số một, trên cả Triệu Mẫn, nhưng vì sự nghi ngờ đó đã khiến tôi xếp cô vào vị trí số bốn. Đã bảo tôi là một người đầy cảm tính, không thể có sự khách quan, trung thực và khoa học của các vị giám khảo chấm thi hoa hậu nghiêm khắc và đầy kinh nghiệm ngày nay cơ mà. Cho nên tôi cứ liều mạng đưa cô gái Mông Cổ lên ngôi vị số một và đặt cô Doanh Doanh Hán tộc xuống vị trí số bốn. Mà số bốn thì cũng cực kì quan trọng rồi.

5. A Châu

Có lẽ số phận đau thương nhất, bi kịch nhất trong hàng trăm nhân vật nữ của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chỉ dành cho một nhân vật A Châu. Tên thật của cô là Đoàn A Châu, con của Trấn Nam Vương Đoàn Chính Thuần nước Đại Lý và bà Nguyễn Tinh Trúc, người nước Tống. Mối tình ngoại hôn giữa hai người đã sinh ra hai cô gái xinh đẹp: Đoàn A Châu và Đoàn A Tử.
Cũng có lẽ trong thế giới tiểu thuyết võ hiệp, ta chưa bắt gặp nhân vật đàn ông, một người cha nào vô trách nhiệm như Đoàn Chính Thuần. Ngay đến hai đứa con gái của mình, ông cũng chẳng biết chúng được đặt tên gì. Nguyễn Tinh Trúc thấy đứa lớn thích mặc áo dỏ, đặt tên là A Châu; thấy con gái nhỏ thích mặc áo tía, đặt tên là A Tử. Cùng sinh ra một gốc nhưng A Châu và A Tử là hai tính cách khác biệt: A Châu dịu dàng, nhân hậu, chung tình bao nhiêu thì A Tử lại tàn bạo, ngang ngược, thủ đoạn bấy nhiêu. Do phải tránh né sự truy bức, Nguyễn Tinh Trúc phải đưa hai đứa con gái ra Nhạn Môn Quan tị nạn. Cho nên ba chữ "Nhạn Môn Quan" trở thành nỗi đau, sự lỗi lầm lớn trong tâm hồn Đoàn Chính Thuần, khiến Đoàn Chính Thuần phải chịu sự oan khuất lớn sau này dẫn đến cái chết của A Châu.

A Châu gặp Kiều Phong tức Tiêu Phong, người nước Khất Đan, nguyên bang chúa Cái bang Trung Hoa, trong một hoàn cảnh khá đặc biệt trên chùa Thiếu Lâm. Kiều Phong lên chùa Thiếu Lâm thăm lại người thầy yêu của mình là Huyền Khổ đại sư, để xác nhận lại quá khứ của mình; A Châu lên chùa Thiếu Lâm là để đánh cắp bộ Dịch Cân kinh về tặng cho chủ nhân của cô là Cô Tô Mộ Dung Phục. A Châu có thuật cải trang thần tình, đã cải trang thành nhà sư Trí Thanh, lấy được bộ Dịch Cân kinh nhưng lại bị trúng một chưởng của các nhà sư Thiếu Lâm. Một chưởng đó có thể làm tan bia vỡ đá huống chi một thân thể mảnh khảnh của một cô gái mới 18 tuổi cỡ A Châu. Kiều Phong đã nhanh trí ném ra một tấm gương đồng làm tấm đệm cản bớt kình lực của phát chưởng nhưng A Chấu vẫn bị thương nặng. Ông cứu A Châu, rời khỏi chùa Thiếu Lâm. Năm ấy ông 30 và A Châu chỉ mới 18.

Không gặp nhau thì thôi, gặp nhau là đã có duyên phận; Kiều Phong nhất quyết phải cứu A Châu. Nhưng sức ông có hạn, lại không hiểu y lí, ông đành đưa A Châu về Tụ Hiền trang, nơi mà quần hùng Trung Nguyên đang hội họp bàn kế hoạch giết ông, một tên Khất Đan mọi rợ, để cầu cứu Thần y Tiết Mộ Hoa chữa thương cho A Châu. Khi hiểu được tấm lòng Kiều Phong không ngại sinh tử, đưa mình vào đầm rồng hang hổ để cầu mong cái sống cho cô, A Châu mới nhận ra được rẳng trên đời này chưa có người đàn ông nào nặng tình nặng nghĩa như vậy. Sau khi gửi gắm A Châu, Kiều Phong cùng quần hùng Trung Nguyên ác đấu một trận. Ông bị thương và may mắn được một người bịt mặt cứu ra khỏi Tụ Hiền Trang, đưa về một sơn cốc...

A Châu được Tiết thần y chữa lành vết thương. Cô bé mảnh khảnh vượt mấy ngàn dặm tìm về Nhạn Môn Quan giữa mùa tuyết phủ, chờ gặp Kiều Phong. Cô biết thế nào Kiều Phong cũng trở lại, đến bên phiến đá xưa nơi cha ông Tiêu Viễn Sơn trước khi chết đã dùng chỉ công ghi lại văn tự trên đó. Quả nhiên, Kiều Phong trở lại Nhạn Môn Quan đúng như trong một kịch bản đầy khát vọng mà mọi độc giả của Thiên Long bát bộ đều mong ước được nhìn thấy. A Châu nhào vào lòng Kiều Phong và khóc rưng rức vì hạnh phúc, vì hổ thẹn, vì tủi thân. Nhưng cho đến lúc ấy, Kiều Phong vẫn chưa biết được đó là sự biểu lộ tình yêu đầu đời thầm kín. Trọn cuộc đời ông ngoài chuyện chiến đấu, ông chỉ biết có bát rượu, không hề ngĩ đến nữ sắc. Ông lại mang mặc cảm mình là người Khất Đan - dân tộc hạ đẳng, trong khi Đoàn A Châu lại là người Trung Hoa - dân tộc thượng đẳng, nên ông không hề để ý đến tấm chân tình của A Châu. Tuy nhiên, giữa trời đất Nhạn Môn Quan đầy tuyết phủ, được làm bạn với một cô gái xinh đẹp dịu dàng và nhất là được nghe cô thỏ thẻ: "Sẽ cùng đại gia qua bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ" thì ông mới hiểu rằng A Châu thương mình. Họ yêu nhau nhưng miệng chưa bao giờ nói ra chữ "yêu", vượt qua mấy ngàn dặm trở lại thành Biện Lương, trai vẫn giữ được lễ, gái vẫn giữ được băng thanh ngọc khiết.

Do một lời vu cáo để trả thù riêng của Ôn Khang, Kiều Phong và Đoàn A Châu nhận lầm rằng Đoàn Chính Thuần chính là người chỉ huy đánh giết Tiêu Viễn Sơn - cha của Kiều Phong ngày trước tại Nhạn Môn Quan. Họ trở lại rừng Phương Trúc giữa lòng Thái Hồ, Giang Nam để Kiều Phong ước hẹn cuộc chiến đấu rửa thù với Đoàn Chính Thuần. Cả Kiều Phong và A Châu đều nguyện rằng sau cuộc trả thù này, họ sẽ sang bên kia Nhạn Môn Quan sống với nhau cuộc đời bình yên trên thảo nguyên Khất Đan, không chen chân vào cõi giang hồ nữa. Cho đến khi nhìn thấy A Tử có một miếng ngọc bội giống như miếng ngọc bội của chính cô, cô mới đau xót nhận ra rằng Đoàn Chính Thuần là cha; Nguyễn Tinh Trúc là mẹ và A Tử là em ruột cô.

Nhưng khát vọng trả thù của người tình Kiều Phong thì nặng như núi Thái Sơn, cô biết xử lí làm sao giữa hiếu và tình. Kim Dung đẩy nhân vật đáng thương của ông vào bi kịch: cho A Châu hoá trang thành Đoàn Chính Thuần, đến bên cầu giữa đêm mưa gió, chấp nhận cuộc chiến đấu rửa hờn của Kiều Phong. Kiều Phong chỉ đánh một chưởng và ông khám phá ngay ra điều khác lạ. Ông ôm địch thủ lên, gỡ bỏ hết những vật hoá trang và dưới ánh chớp của sét, ông nhận ra đó là A Châu, tình yêu của ông, cứu cánh hạnh phúc của ông. Cô thỏ thẻ tóm tắt lại cho ông hiểu mọi sự. Lần đầu tiên trong, Kim Dung mới để cho Kiều Phong khóc. Nước mắt ông hoà lẫn nước mưa, đẫm ướt người A Châu. Ông như điên như khùng, bồng cô gái thân yêu chạy suốt rừng Phương Trúc, gọi tên từng người, gọi Đoàn Chính Thuần ra giết mình để trả thù cho con gái. Nhưng chẳng ai đáp lại lời ông.

Chương Kim Dung viết về chuyện đánh lầm vào A Châu giữa đêm mưa tầm tã và sấm chớp liên hồi có cái mức độ đau thương của lớp cuối cùng khi nhân vật Phượng và Xung vướng phải dây điện, cùng chết bên nhau trong hồi cuối vở kịch Lôi vũ của Tào Ngu. Tác giả Kim Dung đẩy Kiều Phong đến độ chót của bi kịch, tước mất của ông nguồn sống, tình yêu và khát vọng về một đời du mục tầm thường trên thảo nguyên Khất Đan.

A Châu không đẹp rực rỡ, võ công cao cường, mưu trí chẳng bằng ai, lại chỉ là một con hầu trong nhà Mộ Dung Phục. Nhưng cái đạo hiếu của cô, mối tình trong sáng của cô dành cho Kiều Phong, tâm hồn ôn nhu phưong đông của cô thì không người phụ nữ nào sánh kịp. Để làm nổi bật A Châu, Kim Dung xây dựng nhân vật A Tử điêu ngoa, xảo quyệt, tàn bạo; chẳng khác nào trong kĩ thuất chụp ảnh ta chú trọng đến chất contrast (tương phản). Chính vì thế mà A Châu rực rỡ; Kiều Phong một đời chỉ có A Châu, chỉ yêu A Châu và không thể yêu bất kì cô gái thứ hai nào trên thế gian, không muốn ôm bất cứ một người phụ nữ nào trên thế giới.

Xưa nay, bi kịch tình - hiếu vẫn là một chủ đề thường gặp trong tiểu thuyết Việt Nam và Trung Hoa. Thuý Kiều yêu Kim Trọng nhưng phải bán mình 300 lạng để chuộc tội cho cha, để rồi phải sống 15 năm trong lầu xanh. Nhưng Thuý Kiều còn có Thuý Vân để thay thế đền đáp cho Kim Trọng, còn A Châu thì chẳng có ai. A Tử không có cái nhu mì của Thuý Vân và Kiều Phong cũng chẳng có cái tình cảm văn nhân ấm ớ của Kim Trọng. Bi kịch tình hiếu A Châu - Kiều Phong trong Thiên Long bát bộ là vô điều kiện và tuyệt đối. A Châu trở thành nhân vật mẫu mực,tượng trưng cho lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ phương Đông. Chính vì cái vẻ đẹp nhân bản đó trong tâm hồn cô gái 18 tuổi này mà tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ ngũ đại mỹ nhân.

6. Tiểu Long Nữ

Không một ai, kể cả tác giả Kim Dung, hiểu rõ được họ tên cô gái này. Tác giả chỉ cho ta được biết rằng, ngay từ thủa nhỏ, Tiểu Long Nữ đã được nuôi nấng, học võ công và trưởng thành trong ngôi cổ mộ của phái Cổ Mộ sau núi Chung Nam, kế tục sự nghiệp của Lâm Triều Anh để trở thành một trong những nhân vật nữ chính của Thần điêu hiệp lữ.

Những người sống trong ngôi cổ mộ thường vẫn mang theo một huyền thoại, một vẻ thần bí ly kỳ: họ sống cũng như chết, rất xa cách với thế giới bên ngoài. Kim Dung tự giới thiệu Tiểu Long Nữ hay Long cô nương của mình cũng tương tự như thế:

Chung Nam sơn hậu
Hữu hoạt tử nhân

(Sau núi Chung Nam
Có người sống chết)

Tiểu Long Nữ là một cô gái trong sáng từ thân xác đến tâm hồn; đối với cô hoàn toàn không có biên giới giữa sự việc nên làm và không nên làm, nên tránh và không nên tránh. Đắc thủ toàn bộ võ công của phái Cổ Mộ được ghi lại trong Ngọc Nữ tâm kinh, Tiểu Long Nữ trưởng thành hồn nhiên như một viên ngọc không tỳ vết. Cô trở thành người hàng xóm vừa dịu dàng vừa khó chịu của phái Toàn Chân (cũng ở núi Chung Nam). Cô thương yêu một người đồ đệ kém mình hai tuổi và trọn đời chỉ có mối tình ấy, không có một mối tình, một hình bóng nào khác.

Đối với xã hội phong kiến Trung Hoa, mối tình ấy là cả một sự thách thức, thậm chí là sự phỉ báng các nguyên tắc của đạo đức luân lý. Mọi người đều cho phép mình khinh bỉ, lên án cặp thầy trò Tiểu Long Nữ - Dương Qua, kể cả Quách Tĩnh và Hoàng Dung là hai người chịu ơn cặp thầy trò này. Người ta lấy cái đạo đức luân lý cứng nhắc ngàn năm để đo một mối tính trong sáng của đôi trai gái trong sáng, cho rắng mối tình đó đã xâm phạm nền đạo đức Trung Hoa, tư dy đạo đức Trung Hoa. Người ta đã làm mọi chuyện, kể cả vu cáo và bôi nhọ, cho lứa đôi phải xa nhau, phải rời bỏ nhau.

Kim Dung, trong Thần điêu hiệp lữ, đã nhấn thêm một bước nữa: ông cho cô gái trong trắng như ngọc của mình thất trinh. Tiểu Long Nữ luyện Ngọc nữ tâm kinh và gã đồ đệ phái Toàn Chân tình cờ đi ngang qua đó, đã bế cô đưa vào bụi rậm... Chỉ tội nghiệp cho Tiểu Long Nữ: cô cứ nghĩ người đó là Dương Qua, trong sự bẽ bàng đau đớn còn có niềm hạnh phúc được dâng hiến. Cũng tội nghiệp cho Dương Qua: anh phải chịu một cái án oan, một vụ án tình dục mà anh không phải là thủ phạm. Cho đến khi Tiểu Long Nữ biết được rằng kẻ phá hoại đời mình là Doãn Chí Bình, rằng Dương Qua đồ đệ của mình vẫn trước sau là một người trong sáng, thì cô thật sự tuyệt vọng. Cô lẳng lặng từ bỏ mối tính lớn trong đời, ra đi... Dương Qua cũng từ bỏ tất cả ra đi để tìm sư phụ. Cuộc rượt đuổi đi tìm hạnh phúc, tình yêu đó thật não nùng. Luân lý, đạo đức Trung Hoa đã không cấm cản được trái tim họ, tình yêu của họ. Chỉ có niềm đau khổ của tuổi đầu đời đã chia sẻ họ.

Tiểu Long Nữ chuyên mặc một màu áo trắng, ăn nói đơn giản, cốt cách như thần tiên. Cô gái ấy say mê học trò, vi phạm đạo đức, lại bị cưỡng hiếp, không còn là người trinh bạch nữa. Thế nhưng dưới mắt bạn đọc Thần điêu hiệp lữ, Tiểu Long Nữ vẫn là một con rồng nhỏ, trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc. Tôi bầu cô làm đại mỹ nhân thứ sáu và vẫn mạnh dạn coi cô là con người trinh bạch. Đúng ra cô trinh bạch rất nhiều so với hàng triệu con người trinh bạch (hoặc tự coi mình là trinh bạch) hiện nay.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Fri 11 Oct 2019, 09:04

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thử Bình Bầu Thập Đại Mỹ Nhân

7. Song Nhi

Song Nhi chỉ là con hầu của người vợ thứ ba của Trang Kiến Long, một nhà nho Trung Hoa đã có công tụ họp người trí thức triều Khang Hy soạn bộ Minh thư tập lược, bị Ngao Bái nhà Thanh giết. Song Nhi người gốc Hàng Châu, ngay từ thơ ấu, đã chịu chung cái số phận đau thương của bà chủ mình: bị đày lên khu vực ngoại thành Bắc Kinh. Trong Lộc Đỉnh ký, Kim Dung để cho Vi Tiểu Bảo 16 tuổi, gặp Song Nhi và nhận cô làm người hầu lúc cô 14 tuổi. Quan hệ giữa hai người vừa là chủ tớ, vừa là bạn bè. Song Nhi mở miệng ra gọi luôn Vi Tiểu Bảo là "tướng công"; Vi Tiểu Bảo mở miệng ra gọi Song Nhi luôn luôn là "Hảo Song Nhi". Cô gái nhỏ này võ công cao cường, nhân phẩm đoan chính, có học vấn và có tấm lòng trung thành vô hạn đối với chủ, nên xin đề nghị xép cô vào hàng đại mỹ nhân thứ bảy dù nhan sắc hãy còn thua xa Phương Di, người mà Vi Tiểu Bảo nhận làm vợ lớn.

Gần như Song Nhi là cái bóng của Vi Tiểu Bảo. Vi Tiểu Bảo đi đên đâu, cô đi theo anh chàng này đến đó, phục vụ cơm nước, áo quần, bàn chuyện tính mưu định kế. Cô đã đánh cho bọn Lạt Ma Tây Tạng chổng càng chổng gọng để cứu Vi Tiểu Bảo, cùng Vi Tiểu Bảo tham gia cứu mạng Thuận Trị hoàng đế, ra trận đánh bọn Hoả thương thủ và các tay hảo thủ khác của quân Sa hoàng Nga, hoá trang khi làm sư, khi làm ngự lâm quân Thanh triều để bảo vệ Vi Tiểu Bảo. Gần như Song Nhi không biết sợ một ai, kể cả danh thủ kiếm pháp Phùng Tích Phạm của đảo Đài Loan. Hắn có ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết, ấy vậy mà khi hắn muốn giết Vi Tiểu Bảo; Song Nhi đứng ra liều mình cứu chủ; mũi kiếm của hắn không giết nổi Song Nhi, chỉ làm cô bị thương, chảy máu chút đỉnh. Từ chiến công của Song Nhi, bọn giang hồ gọi giễu Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết (nửa chiêu kiếm đã có máu đổ ra rồi).

Song Nhi đi theo Vi Tiểu Bảo ăn tuyết nằm sương nhưng không bán mình cho họ Vi. Cô bỏ công ra cả tháng, thức đêm để khâu lại những mảnh nhỏ lấy được trong tám bộ Tứ Thập nhị chương kinh thành một bản đồ lớn mô tả kho báu ở Lộc Đỉnh Sơn mà không hé miệng than thở một lời. Vi Tiểu Bảo hay chớt nhả, luôn miệng nói với cô câu: "Đại công cáo thành, phải hôn một cái" nhưng thực sự hắn chưa bao giờ ôm hôn được cô, vì cô cũng chẳng bao giờ dễ dãi để hắn ôm hôn. Ngay đến khi cô ngủ gục vì mệt mỏi, Vi Tiểu Bảo bồng cô vào giường cũng chẳng dám hé môi hôn cô một cái, vì hắn biết làm như vậy là tiết mạn phẩm giá con hầu của mình. Trong khi đó, với Kiến Ninh công chúa, em vua Khang Hy; với A Kha, con gái của Trần Viên Viên; với Phương Di, tiểu thư của một dòng tộc danh giá ở Vân Nam; với công chúa Sophia của nước Nga, Vi Tiểu Bảo muốn hôn là hôn, muốn sờ ngực là sờ ngực, thậm chí muốn chăn gối là chăn gối.

Điều gì đã khiến nhà văn Kim Dung tôn trọng nhân phẩm của một con hầu, nâng cô lên trên cả hai vị công chúa, hai vị tiểu thư thiên kim? Đó chính là cái nhìn của ông về bản chất của cái gọi là tầng lớp quý tộc trong chế độ quân chủ Trung Hoa. Những huyền thoại cao quí về tầng lớp đó đã băng hoại, còn lại những sự thật phũ phàng: Kiến Ninh công chúa chỉ mong được ngủ với Vi Tiểu Bảo; Phương Di danh giá lại có những hành động lừa dối; A Kha cao quí ngu muội đi theo hào quang của gã bạch vệ Trịnh Khắc Sảng, trở thành cô gái bất trinh; thậm chí hiền lành ngây thơ như Mộc Kiếm Bình, tiểu thư của Mộc vương phủ Vân Nam, cũng bị tác giả cho vẽ lên má một con rùa. Qua nhân vật Song Nhi, tôi thấy tác giả Kim Dung có một tình cảm sâu nặng đối với những người bình dân Trung Quốc, đặc biệt là đối với những phụ nữ suốt đời chỉ biết làm con hầu, kẻ ở. Vi Tiểu Bảo có thể mở miệng chửi tất cả những phụ nữ cao quí là con điếm, con đượi non, mụ điếm nhưng không bao giờ trong lòng hắn dám gợi lên một tư tưởng bất kính với con hầu Song Nhi.

Song Nhi trở thành một trong bảy người vợ của Vi Tiểu Bảo nhưng cô vẫn giữ được phẩm giá chân chính của một người phụ nữ: không hề cạnh tranh, so bì, tỵ nạnh. Các đứa con khác của Tiểu Bảo do Tô Thuyên, A Kha, Kiến Ninh công chúa sinh ra đều được cô nuôi nấng, chăm sóc dịu dàng như con của chính mình. Thậm chí, cô cảm thấy hạnh phúc khi có một đức trẻ được đặt tên là Song Song bởi vì trong cái tên này, có chữ Song trong tên của cô. Chính từ cái đẹp nội tâm trong cô gái bé nhỏ này, tôi mạnh dạn bầu cô làm đệ thất đại mỹ nhân mà tôi mạo muội bình chọn.

8. Vương Ngữ Yên

Là một cô gái đẹp tuyệt trần, nhân vật mà Kim Dung thường gọi là "thần tiên nương tử", hình ảnh hoá thân của pho tượng ngọc dưới đáy Cung Kiếm hồ mà Đoàn Dự đã từng gặp. Vương Ngữ Yên là con gái ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần, người nước Đại Lý, với Vương phu nhân, người Tiên Ty.

Vương Ngữ Yên là cô gái thông minh, đọc thuộc lầu những quyển kinh võ học trong thiên hạ, đến nỗi ai đánh một chiêu một thức cô đều gọi đúng tên chiêu thức đó, đồng thời biết luôn cả cách phá giải. Cô trở thành quyển từ điển sống võ học, và do cô không hề biết võ công, nên nhiều thế lực thèm khát bắt cóc được cô để làm áp lực với họ Mộ Dung, và để cô dạy cho mình những đòn thế võ công thất truyền.

Một đời Vương Ngữ Yên chỉ biết say mê Mộ Dung Phục, người anh em cô cậu của mình (người Trung Hoa cho phép anh chị em con cô con cậu, anh chị em bạn dì lấy nhau). Thế nhưng Mộ Dung Phục là một gã huênh hoang, khoác lác, hắn chỉ say sưa giấc mộng phục hồi nước Đại Yên, sẵn sàng đạp đổ tất cả tình yêu, tình bạn bè, tôn kẻ thù làm cha, miễn là có thể lợi dụng được những hoàn cảnh để phục hưng Đại Yên. Ngược lại với Mộ Dung Phục, Đoàn Dự nước Đại Lý sẵn sàng đánh đổi tất cả các thứ trên đời, kể cả ngôi vị hoàng đế Đại Lý, để được kề cận bên Vương Ngữ Yên. Tình yêu xảy ra giữa ba nhân vật này là một quá trình rượt đuổi buồn cười.

Khi Mộ Dung Phục sang nước Tây Hạ để sự lễ tuyển phu của Ngân Xuyên công chúa nước này, Vương Ngữ Yên chỉ sợ võ công của biểu ca mình cao cường, có thể làm rể Tây Hạ và phụ rẫy mối tình của mình. Cô đã nhờ Đoàn Dự ra tay viện trợ: dùng Lục mạch thần kiếm danh tiếng của họ Đoàn đánh thắng Mộ Dung Phục, phá vỡ âm mưu làm rể Tây Hạ của Mộ Dung Phục. Nhưng rồi Mộ Dung Phục đánh cho Đoàn Dự lọt xuống đáy giếng và nói rõ tham vọng của mình cho Vương Ngữ Yên nghe rằng hắn chưa bao giờ thương yêu Vương Ngữ Yên cả. Cô gái tuyệt vọng, gieo mình xuống đáy giếng sâu. Và lạ thay, ở trên mặt đất thơm tho, dưới ánh sáng chói chang của mặt trời bao nhiêu năm mà Vương Ngữ Yên không nhìn ra tấm chân tình của chàng Đoàn Dự, thì chỉ trong chốc lát dưới đáy giếng sâu hôi hám tối tăm, Vương Ngữ Yên đã chấp nhận mối tình ấy. Và họ nguyện sống đời lứa đôi bên nhau.

Nhưng ta đã biết, Đoàn Chính Thuần là cha của Đoàn Dự. Lẽ nào ông anh Đoàn Dự có thể cưới hỏi cô em cùng cha khác mẹ là Vương Ngữ Yên? Cái mâu thuẫn ấy đã được đẩy lên đỉnh điểm của của Thiên Long bát bộ khi độc giả kinh hoàng nhận ra mối quan hệ huyết thống giữa hai nhân vật trai gái trung tâm này. Ta có thể tưởng tượng ra cái thảm kịch để giúp họ hoá giải mối tình loạn luân, cũng như Romeo và Juliette trong bi kịch của Shakespeare tìm cái chểt để họ chuộc lỗi với đời và để cho đôi lứa có thể chia lìa nhau vĩnh viễn. Nhưng Kim Dung đã có một lối giải quyết khá thần kì, xứng đáng là bậc thầy trong nghệ thuật hư cấu tiểu thuyết: ông lật ngược lại dĩ vãng của Đoàn Chính Thuần và Đao Bạch Phụng. Giận Đoàn Chính Thuần say mê nhan sắc của người phụ nữ khác, Đao Bạch Phụng đã làm một hành động cực kỳ thương luân bại lý: đem tấm thân cao quý của mình hiến dâng cho một gã ăn mày hôi hám, trôi sông dạt chợ. Gã ăn mày đó chính là Đoàn Diên Khánh, người trong hoàng tộc nước Đại Lý, kẻ xứng đáng lên ngôi vua Đại Lý nhất nhưng không được lên ngôi. Đoàn Dự chính là con của Đao Bạch Phụng và Đoàn Diên Khánh; Đoàn Chính Thuần chỉ là ông cha hờ. Mà trong qui định hôn nhân của nước Đại Lý, anh em cùng tông tộc có thể cưới hỏi lẫn nhau (chính nhà Trần ở Việt Nam cũng áp dụng qui định này để ngai vàng khó lọt vào tay kẻ khác). Cho nên Đoàn Dự vẫn có quyền cưới hỏi và ăn ở với Vương Ngữ Yên, và chẳng riêng gì Vương Ngữ Yên, cả đến Mộc Uyển Thanh (con gái Tần Hồng Miên), Chung Linh (con gái Cam Ngọc Bảo) đều là con ngoại hôn của Đoàn Chính Thuần; Đoàn Dự say mê ai có quyền cưới người ấy. Câu chuyện của Đoàn Dự có đến năm người biết: mẹ Đoàn Dự, Đoàn Dự, Đoàn Diên Khánh, Đoàn Chính Minh (vua nước Đại Lý) và... chúng ta, những người đọc Kim Dung. Đoàn Dự lên ngôi hoàng đế nước Đại Lý; Vương Ngữ Yên trở thành chánh cung hoàng hậu. Đáng lẽ với tài sắc ấy, tôi định bầu cô vào ngôi vị đệ nhất, đệ nhị đại mỹ nhân, nhưng vì cô quá say mê "thằng mặt trắng" Mộ Dung Phục cho nên "trong lý lịch có vấn đề", tôi chỉ dám xếp cô vào hàng thứ tám.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Fri 11 Oct 2019, 09:08

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thử Bình Bầu Thập Đại Mỹ Nhân

9. Viên Tử Y

Viên Tử Y là cô bạn nhỏ mới 16 tuổi của tiểu anh hùng Hồ Phỉ (Lãnh nguyệt bảo đao). Cô gái này có lý lịch rất hồ đồ, luôn luôn hiện diện cạnh Hồ Phỉ trong suốt con đường hai người hành hiệp cứu đời, thông minh và giàu tri thức. Ngay cái tên của cô cũng rất mơ hồ: cô xưng họ Viên, chuyên mặc áo tía nên tác giả gọi luôn tên cô là Viên Tử Y.

Thực sự, Viên Tử Y là cô gái bất hạnh. Mẹ cô là người phụ nữ trong trắng, đã bị một gã đạo đức giả trong giới giang hồ cưỡng hiếp rồi bỏ trốn. Gã giang hồ đó đã khéo léo che dấu lý lịch, trở thành con người khả kính, một biểu tượng của đạo đức võ lâm Trung Hoa. Hồ Phỉ và Viên Tử Y cung chung mục đích: muốn lột mặt nạ con người đạo đức giả ấy. Hồ Phỉ muốn giết hắn nhưng Viên Tử Y lại cứu hắn. Chẳng lẽ cô lại dễ dàng cháp nhận cho bạn mình giết cha mình mặc dầu người ấy chẳng ra gì?

Bi kịch trong đời Viên Tử Y vẫn là bi kịch tình- hiếu nhưng xét ra một góc độ cấu trúc tiểu thuyết, bi kịch này được xây dựng khác hẳn với những tình huống của Triệu Mẫn và Tiểu Siêu với chàng Trương Vô Kỵ. Cuối tác phẩm Lãnh nguyệt bảo đao, Viên Tử Y chia tay Hồ Phỉ ra đi. Tôi bầu cô làm đại mỹ nhân thứ chín nhưng chẳng biết cô đi về đâu giữa mênh mông năm tỷ con người.

10. Bạch A Tú

Tôi dành ngôi vị đệ thập đại mỹ nhân cho cô gái mới 15 tuổi này, một cô gái chẳng lấy gì làm xinh đẹp cũng chưa biết nói một lời yêu thương nào đối với anh chàng bạn trai thân yêu Thạch Phá Thiên. Người đời có thể cho tôi là dốt nát, đặc biệt đối với các vị giám khảo giàu kinh nghiệm có thể gọi tôi là đồ đui, là không hiểu gì hết về số đo ba vòng của các hoa hậu, để nhắm mắt bầu một cô bé mông lép, ngực lép vào hàng ngũ các Top Model, tôi cũng vẫn cứ bảo lưu ý kiến của mình.

Bạch A Tú là con gái của Bạch Vạn Kiếm, cháu nội của Bạch Tự Tại, chưởng môn phái Tuyết Sơn. Năm 12 tuổi, cô bị một thằng mặt trắng là Thạch Trung Ngọc cởi hết áo quần, cột tay chân toan dở trò đồi bại nhưng rồi được tác giả Kim Dung cứu vớt, cho người đuổi đánh kẻ đồi bại chạy trốn. Ấy thế mà A Tú giàu lòng tự trọng đã gieo mình xuống vực sâu của núi Tuyết Sơn để rửa nhục cho mình. Nội một hành động đó cũng đủ chứng tỏ cô cương liệt và vượt xa những người phụ nữ khác.

Khi mọi người bắt được Thạch Phá Thiên mà cứ yên chí đấy là tên phản đồ, tên dâm tặc Thạch Trung Ngọc thì chỉ có đôi mắt thơ ngây của Bạch A Tú mới nhìn ra được: "Vị đại ca này không phải là tên dâm tặc ấy". A Tú đã có cái nhìn thơ ngây, đạt đến tận cùng bản chất của sự vật, cái trực giác tuyệt đối đúng mà những người lớn, đến cả Mẫn Nhu - mẹ đẻ Thạch Phá Thiên - cũng không có được.

Tuy chỉ 15, 16 tuổi nhưng cô đã tự khẳng định mình là một nhân vật trí tuệ tuyệt vời, biết nhìn xa trông rộng.Thấy bà nội mình dạy cho Sử Ức Đao (tên mới đặt của Thạch Phá Thiên) học Kim Ô đao pháp, Bạch A Tú đã trầm ngâm suy nghĩ. Thử hỏi cha cô là Bạch Vạn Kiếm (đánh ra chục ngàn thế kiếm) làm sao chống chọi nổi với anh bạn Sử Ức Đao (sử dụng một trăm nghìn thế đao). Phái của nhà cô là phái Tuyết Sơn (núi tuyết) mà đánh nhau với phái Kim Ô (mặt trời) thì chỉ có tan tành vì mặt trời lên toả sức nóng thì núi tuyết phải chảy tan thành nước. Hơn nữa, đao pháp của anh bạn nhỏ Thạch Phá Thiên toàn là những chiêu thức khắc tinh của kiếm pháp phái Tuyết Sơn của cha và ông cô. Chính vì nhìn ra những điều ấy mà Bạch A Tú đã xin anh bạn nhỏ ngày sau dung tha cho ông nội và cha của mình và dạy cho anh bạn nhỏ chiêu Bàng xao trắc kích: chém bên trái một đao, bên phải một đao, trên một đao, dưới một đao rồi ghìm đao đứng lại khen ngợi địch thủ một câu rồi đề nghị địch thủ bãi chiến để bảo toàn danh dự cho địch thủ. Thạch Phá Thiên làm đúng như "giáo khoa" của cô bạn gái; anh thắng tất cả mọi người nhưng những địch thủ của anh vẫn mang ơn anh về thái độ rộng lượng, tâm hồn nhân ái.

Mười sáu tuổi, A Tú tiễn Thạch Phá Thiên và ông mình ra biển để nghiên cứu pho võ công Hiệp khách hành. Cô ước hẹn với chàng trai: nếu anh không trở lại, cô sẽ gieo mình xuống biển sâu. Và như trong một kịch bản hoàn chỉnh nhất của tiểu thuyết phương Đông, Thạch Phá Thiên đã trở lại, kịp thời cứu cô bạn của mình từ trên cao rơi xuống lòng biển cả. Tình yêu của họ đi về đâu tác giả không nói đến nữa. Ông để cho chúng ta tưởng tượng...Tôi tưởng tượng ra chuyện họ cưới nhau; Kim Ô cùng Tuyết Sơn vẫn tồn tại, chẳng ai phải sử ức đao và cũng chẳng ai phải bạch vạn kiếm. Chính A Tú là biểu tượng của khát vọng hoá giải hận thù, nghi kị, phân biệt. Cô xứng đáng được ngồi vào hàng ghế danh dự của đệ thập đại mỹ nhân.

Bạn đọc có thể bất bình với tôi, có thể nghi ngờ tôi ăn hối lộ của mười nhân vật trên đây, gạt những cô gái thông minh lanh lẹn sắc nước hương trời khác như Hoàng Dung, Mục Niệm Từ (Xạ điêu anh hùng truyện); Mộc Uyển Thanh (Thiên Long bát bộ); Đinh Đang (Hiệp khách hành); Chu Chỉ Nhược (Ỷ thiên Đồ long ký) hoặc Nhạc Linh San (Tiếu ngạo giang hồ) ra khỏi danh sách Top Ten võ hiệp Kim Dung. Tôi xin nói rõ: tôi rất ghét sự ma lanh, ghét cái cơ tâm, ghét sự thay đổi và ghét những ai thiếu niềm tin, dù họ thông minh, tài giỏi, tươi đẹp.

Trong mười đại mỹ nhân của tôi bình bầu, có một trường hợp bị cưỡng hiếp đến nỗi mất trinh, một người bị cưỡng hiếp không thành có thể khiến cho các nhà đạo đức chau mày khi nghĩ đến câu: "Trinh tiết là tiêu chuẩn đầu tiên của cái đẹp". Tám người còn lại, ai cũng từng bị thương chút ít, thân thể có chỗ tì vết, thậm chí có người bị sẹo to, da dẻ không được mịn màng như các đại mỹ nhân ngày nay. Họ cũng chẳng phải là những người ngực cao, mông tròn, biết dùng son phấn, nước hoa để làm siêu lòng khách mày râu ham của lạ. Trong mười đại mỹ nhân, tôi chưa được nắm tay, ôm eo cô nào theo cái kiểu mà ban giám khảo ngày nay vẫn làm. Nói chung, tôi bình bầu khá mạnh dạn, khách quan, không ăn hối lộ để đưa ai lên, đẩy ai xuống. Có hai trường hợp là Di Địch: một chánh cống Mông Cổ; một lai Ba Tư. Có một trường hợp là Tiên Ty, nhưng xét ra Tiên Ty cũng thuộc giống nòi Trung Hoa nên tôi xếp vào vùng sâu, vùng xa để gọi là chiếu cố. Họ là những Top Ten sống giữa một đời bình dị, không bao giờ biết đến chuyện kinh doanh nhan sắc. Ấy những mỹ nhân đích thực trên đời như thế đó.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Mon 11 Nov 2019, 10:02

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Chân Dung Nhạc Bất Quần

Nhạc Bất Quần là một nhân vật lớn trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Nguyên Trung Hoa có năm ngọn núi (ngũ nhạc) nổi tiếng: Tung Sơn, Thái Sơn, Hằng Sơn, Hành Sơn và Hoa Sơn, mỗi ngọn núi có một kiếm phái. Nhạc Bất Quần là chưởng môn nhân phái Hoa Sơn, có ngoại hiệu là Quân tử kiếm.

Về ngoại hình, Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần là một "thư sinh có năm chòm râu dài, mặt đẹp như mặt ngọc, chính khí hiên ngang khiến người phải đem lòng ngưỡng mộ". Con người ấy đã trên sáu mươi tuổi nhưng nhờ tu luyện nội công nên nhìn qua, chỉ mới như cỡ bốn mươi. Ngoại hiệu của y là Quân tử kiếm cho nên không bao giờ đánh lén, đánh sau lưng người khác, ăn nói mực thước, không bao giờ lên tiếng tranh biện với ai. Ngược với cái tên Nhạc Bất Quần (không chơi với ai), y kết giao với rất nhiều bạn hào sĩ giang hồ chính phái.

Về tài năng, con người ấy là sư tôn một danh môn, có môn Tử hà công thâm hậu, sáng lập ra một Hoa Sơn kiếm pháp lấy nội công làm căn cơ, học và thấm nhuần những tư tưởng của người quân tử trong triết học đạo Nho, trở thành biểu tượng đẹp đẽ của chính phái, ghét tà phái và bọn tàn ác như kẻ cừu thù. Mỗi khi Nhạc Bất Quần xuất hiện trong phần đầu của Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung thường dùng hai chữ "tiên sinh" để ca ngợi Nhạc Bất Quần.

Thế nhưng, toàn bộ những hào quang trên đây chỉ là những điều trá nguỵ, giả tạo. Từng bước, từng bước một, Kim Dung đã lột mặt nạ của Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần, chỉ ra cho chúng ta thấy tính cách tàn bạo, thủ đoạn độc ác, âm mưu thâm hiểm của nhân vật này. Kim Dung xây dựng y như một hình mẫu "ngụy quân tử", loại người nguy hiểm và khó đối phó hơn cả "chân tiểu nhân". Tôi đã đọc 12 bộ tiểu thuyết của Kim Dung và thật sự kinh sợ nhân vậy nguỵ - Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần. Những âm mưu, thủ đoạn của Nhạc Bất Quần vượt xa những tư duy thông minh của những cái đầu thông tuệ nhất.

Nắm được nguồn tin phái Thanh Thành của Dư Thương Hải sắp tấn công Phước Oai tiêu cục ở Phúc Châu, Nhạc Bất Quần lẳng lặng cho nhị đệ tử Lao Đức Nặc dẫn con gái mình là Nhạc Linh San xuống Phúc Châu mở một quán rượu để theo dõi tình hình. Biết nhị đệ tử Lao Đức Nặc là đệ tử của Tả Lãnh Thiền chưởng môn phái Tung Sơn, vào "nằm vùng" trong nội bộ phái Hoa Sơn của mình, Nhạc Bất Quần vẫn làm ngơ như chẳng biết, lại còn giả vờ tin tưởng Lao Đức Nặc, giao cho hắn những nhiệm vụ khác. Đợi cho phái Thanh Thành tàn sát hết Phước Oai tiêu cục, bắt ông bà Lâm Chấn Nam đưa về núi Hành Sơn để tra hỏi cho ra bộ Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm, Nhạc Bất Quần âm thầm theo dõi. Nguyên Nhạc Bất Quần có một đại đệ tử tính tình rất phóng khoáng tên là Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung vì cứu nàng Nghi Lâm - một nữ ni cô thuộc phái Hằng Sơn nên phải kết giao với một tay thanh danh tàn tạ là Điền Bá Quang. Trong một dịp tình cờ, Lệnh Hồ Xung được nghe hai vị Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (chính phái) tấu nhạc cùng một người bạn là Khúc Dương trưởng lão của Ma giáo. Trước khi họ chết, họ đã tặng cho Lệnh Hồ Xung bộ cầm phổ và tiêu phổ Tiếu ngạo giang hồ. Lệnh Hồ Xung lại gặp và nhận lời di chúc của ông bà Lâm Chấn Nam trước khi chết: "Xin Lệnh Hồ Xung hiền điệt báo cho con ta hay dưới hầm một căn nhà cũ trong ngõ Hướng Dương có vật gì thì đó là vật tổ truyền của nhà họ Lâm, cần phải giữ gìn cho cẩn thận. Tằng tổ y là Viễn Đồ Công có để lại lời giáo huấn hết thảy con cháu bất luận là ai cũng không được mở coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Vật đó chính là Tịch tà kiếm phổ, một kiếm phổ ác độc của dòng họ Lâm!

Lâm Bình Chi, con trai của ông bà Lâm Chấn Nam, đi từ Phúc Châu lên Hành Sơn tìm kiếm cha mẹ. Đợi cho Lâm Bình Chi lâm nguy, Nhạc Bất Quần mới ra tay giải cứu, và nhận gã làm đệ tử của phái Hoa Sơn. Nhân danh luật lệ của phái Hoa Sơn, Nhạc Bất Quần còn ra lệnh biệt giam đại đệ tử Lệnh Hồ Xung trên ngọn Ngọc Nữ phong. Ở đó, Lệnh Hồ Xung học được Hoa Sơn kiếm pháp với thái sư thúc tổ Phong Thanh Dương và học được đường Độc Cô cửu kiếm oai trấn giang hồ. Loại kiếm pháp này đi ngược lại kiếm pháp của Nhạc Bất Quần: lấy kiếm thế như nước chảy mây trôi làm căn cơ (kiếm tông) trong khi Nhạc Bất Quần lấy nội công làm căn cơ (khí tông).

Biết được điều ấy, Nhạc Bất Quần vu cáo Lệnh Hồ Xung đã lấy được Tịch tà kiếm phổ, sai Lao Đức Nặc giám sát gã và sau đó ra thông báo đuổi gã ra khỏi phái Hoa Sơn vì tội "kết giao với Ma giáo" (Điền Bá Quang). Sự thật là Nhạc Bất Quần đã cướp đoạt tấm cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm. Lão nuôi tham vọng lên ngôi Minh chủ Ngũ Nhạc kiếm phái để từ đó lập ra Ngũ Nhạc phái (bỏ chữ kiếm) và sử dụng Lệnh Hồ Xung như một con cờ thí để đánh lạc hướng của các địch thủ khác. Biết Tả Lãnh Thiền, chưởng môn phái Tung Sơn, cũng có tham vọng như mình, đưa Lao Đức Nặc vào nằm vùng trong phái Hoa Sơn, nên lão đã chép bản kiếm phổ giả, tạo điều kiện cho Lao Đức Nặc đánh cắp về cho Tả Lãnh Thiền luyện chơi.

Kiếm phổ giả và kiếm phổ thật khác nhau ở chỗ nào? Đó là một câu ghi trên kiếm phổ: "Võ lâm xưng hùng. Dẫn đao tự cung" (Muốn xưng hùng võ lâm, phải biết lấy đao tự thiến). Đúng như lời Lâm Chấn Nam di chúc: "Bất luận là ai cũng không được cởi mở ra coi mà sinh tai hoạ ghê gớm". Lâm Viễn Đồ (tức Viễn Đồ Công) ông nội của Lâm Chấn Nam, có con rồi mới luyện Tịch tà kiếm phổ. Khi dặn Lệnh Hồ Xung nói lại với Lâm Bình Chi câu ấy, ông Lâm Chấn Nam chỉ lo con trai mình nóng lòng trả thù cho cha mẹ, phải "dẫn đao tự cung" thì dòng họ Lâm phải tuyệt tự. Nhạc Bất Quần chép "tặng" Tả Lãnh Thiền cả bộ kiếm phổ, chỉ không chép câu "Dẫn đao tự cung" cho nên kiếm phổ của Tả Lãnh Thiền luyện là giả! Riêng Nhạc Bất Quần có kiếm phổ là lão "dẫn dao tự cung" mặc dù lão chỉ có Nhạc Linh San là con gái duy nhất. Mà với nhà nho ngày trước "Bất hiếu hữu tam,vô hậu vi đại" (bất hiếu có ba điều, trong đó không có con trai nối dõi là điều bất hiếu lớn nhất). Biết là như thế nhưng tham vọng của Nhạc Bất Quần lớn quá, lão quyết tự làm cho mình tuyệt tự.

Lệnh Hồ Xung lưu lạc giang hồ, kết bạn với một cô gái cực kỳ xinh đẹp. Cô gái ấy là Nhậm Doanh Doanh, con gái của Nhậm Ngã Hành, giáo chủ Triêu dương thần giáo (tức Ma giáo). Anh bị trọng thương mất hết công lực; Doanh Doanh phải cõng anh lên chùa Thiếu Lâm chịu để cho các nhà sư cầm tù mình để các nhà sư cứu mạng Lệnh Hồ Xung. Lệnh Hồ Xung được khỏi bệnh. Khi hiểu ra mối thâm tình của Doanh Doanh, anh quyết cùng bọn hào sĩ giang hồ tiến lên chùa Thiếu Lâm đòi thả Doanh Doanh ra.

Trong buổi gặp gỡ tại chùa Thiếu Lâm, lần đầu tiên trong đời, Lệnh Hồ Xung rút kiếm ra đấu với sư phụ. Độc Cô cửu kiếm của anh hơn hẳn Hoa Sơn kiếm pháp của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần sử đi sử lại ba chiêu Lãng tử hồi đầu (chàng lãng tử quay đầu lại), Thương tùng nghênh khách (những cây tùng xanh đón khách) và Tiêu Sử thừa long (Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay). Ý của Nhạc Bất Quần đã rõ: lão khuyên Lệnh Hồ Xung nên trở về phái Hoa Sơn và lão sẽ gả Nhạc Linh San cho Lệnh Hồ Xung để Lệnh Hồ Xung có thể ung dung khoái hoạt như Tiêu Sử cưỡi rồng mà bay. Lệnh Hồ Xung nào không hiểu ý sư phụ. Nhưng anh dứt khoát phải cứu mạng Nhậm Doanh Doanh. Và đây cũng là lần đẩu tiên trong đời, kiếm pháp do Phong Thanh Dương phe Kiếm tông truyền thụ thắng lợi trước kiếm pháp phe Khí tông của Nhạc Bất Quần. Nhạc Bất Quần giận lắm, lão đá Lệnh Hồ Xung một cước và cái đá khiến lão gãy xương cẳng chân.

Thực ra, chuyện gãy chân chỉ là một màn kịch tuyệt khéo mà chỉ có Nhạc Bất Quần mới nghĩ ra được. Lúc bấy giờ, lão đang đấu trước mặt Tả Lãnh Thiền, kẻ thù chính sau này của lão. Lão chưa tiện giở Tịch tà kiếm pháp ăn cắp của họ Lâm ra mà chỉ dùng Hoa Sơn kiếm pháp. Khi Hoa Sơn kiếm pháp bị Lệnh Hồ Xung đánh bại, lão nổi nóng đá Lệnh Hồ Xung nhưng công lực của Lệnh Hồ Xung chưa đủ để khiến chân lão phải gãy. Chuyện gãy chân đó là do lão tự vận công mà làm gãy để cho Tả Lãnh Thiền phải mất cảnh giác, cho rằng công lực của lão không đáng kể. Quả nhiên, Tả Lãnh Thiền đã rơi vào bẫy khổ nhục kế của Nhạc Bất Quần.

Vâng, mọi âm mưu thủ đoạn của Nhạc Bất Quần đều được tiến hành rất khéo, dưới một bộ mặt nhân danh người quân tử, khiến mọi người hiểu lầm. Nhưng duy nhất có một người hiểu rõ mưu đồ của lão. Người đó là bà Ninh Trung Tắc, vợ của Nhạc Bất Quần. Hơn ai hết, bà biết chồng đã "dẫn đao tự cung" để luyện Tịch tà kiếm phổ vì từ khi luyện kiếm phổ, lão không hề chăn gối với bà! Nguy hiểm hơn, bà khám phá ra tâm tình lão đang biến đổi, trở thành người ái nam ái nữ, độc ác, thủ đoạn. Sáng nào, khi rũ chăn, bà cũng thấy những sợi râu của chồng rụng, và tiếng nói của lão ngày càng trở nên eo éo, do sự biến đổi phái tính. Bà khuyên lão đừng vu cáo Lệnh Hồ Xung nữa, từ bỏ giấc mộng làm minh chủ Ngũ nhạc phái và vứt bỏ tấm áo cà sa có chép Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm. Giả vờ nghe lời vợ, Nhạc Bất Quần vứt tấm áo cà sa xuống thung lũng núi Hoa Sơn.

Nhưng tấm áo cà sa đó đã không mất. Có một người đã nhặt được tấm áo đó sau nhiều năm rình rập ở căn phòng của Nhạc Bất Quần. Người đó là Lâm Bình Chi, con của ông bà Lâm Chấn Nam. Bình Chi đã nghi sư phụ đoạt được tấm áo cà sa của nhà mình và đã luyện được Tịch tà kiếm pháp của nhà mình. Hắn âm thầm theo dõi thầy và chụp được tấm áo cà sa bị vứt bỏ. Thế là quên mất lời dặn dò của cha, hắn vội vã "dẫn đao tự cung" ngay khi mới mười chín tuổi để luyện Tịch tà kiếm phổ!

Một ngày nhìn ra hẻm núi, Nhạc Bất Quần không còn thấy tấm áo cà sa nữa. Lão biết có một ai đó đã lấy được kiếm phổ và "ai đó" chính là Lâm Bình Chi. Lão đánh tiếp một bước cờ thật cao: gả Nhạc Linh San, con gái yêu của lão cho Lâm Bình Chi. Vài đêm sau, lão dò hỏi Nhạc Linh San, hỏi con gái có "hạnh phúc" không. Nhạc Linh San nói dối lão rằng cô rất hạnh phúc. Thực ra từ khi "dẫn đao tự cung", Lâm Bình Chi đã trở thành một tay thái giám thì còn làm ăn gì được. Đêm nào hắn cũng ngủ riêng và thù ghét Nhạc Linh San ra mặt. Chính câu nói dối của Nhạc Linh San đã cứu mạng gã Lâm Bình Chi. Nếu cô nói rằng sau sau ngày cưới, Lâm Bình Chi chưa hề làm chồng cô đêm nào thì Nhạc Bất Quần sẽ biết ngay là Lâm Bình Chi đã luyện Tịch tà kiếm phổ và đã giết Lâm Bình Chi rồi.

Bộ mặt thật của Nhạc Bất Quần chỉ hiện ra trong lần đại hội Ngũ nhạc kiếm phái trên ngọn Tung Sơn. Lão đẵ sử dụng Tịch tà kiếm pháp thứ thiệt đánh với Tịch tà kiếm pháp giả mạo của Tả Lãnh Thiền, đâm mù được đôi mắt Tả Lãnh Thiền bằng những ngón tay dịu dàng như thủ pháp một cô gái đang dùng kim thêu. Lão lên ngôi minh chủ Ngũ nhạc phái, đúng như dự kiến ban đầu. Bấy giờ, Lệnh Hồ Xung đã trở thành chưởng môn phái Hằng Sơn; lại được lão o bế, vỗ về khác xa với ngày đuổi Lệnh Hồ Xung ra khỏi môn phái. Bằng cái nhãn giới của người nhạy cảm, Doanh Doanh đã nói nhỏ vào tai tình lang Lệnh Hồ Xung ba tiếng nhận xét về Nhạc Bất Quần: "Nguỵ quân tử". Và chỉ đến lúc ấy Lệnh Hồ Xung mới cảm thấy cụm từ trên thật phù hợp với con người mà anh đã từng yêu mến, kính ngưỡng bấy lâu nay.

Mọi chuyện về cuộc đời Nhạc Bất Quần kết thúc đúng như tinh thần chung của tiểu thuyết phương Đông: kẻ gieo gió phải gặt bão. Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần trở thành một kẻ mất hết nhân tính, bỏ vợ, bỏ con, xa lánh học trò, rượt đuổi theo giấc mơ trở thành minh chủ võ lâm Trung Hoa. Nhưng than ôi, Tịch tà kiếm pháp của hắn không thể thắng được Độc Cô cửu kiếm mà Phong Thanh Dương đã truyền thụ cho Lệnh Hồ Xung. Để trừ hậu hoạ cho tình lang, Nhậm Doanh Doanh bóp mũi Nhạc Bất Quần, buộc lão phải há miệng uống một viên Tam thi não thần đan, thứ thuốc độc dùng để khống chế kẻ khác của Triêu Dương thần giáo. Cuối cùng lão bị tiểu ni cô Nghi Lâm đâm một kiếm qua đời. Còn Lâm Bình Chi, một kẻ tiểu nguỵ quân tử, phong cách ung dung nho nhã đúng y khuôn Nhạc Bất Quần sư phụ? Hắn cũng nổi điên, giết vợ là Nhạc Linh San. Đôi mắt bị đui mù, hắn theo Lao Đức Nặc về với Tả Lãnh Thiền. Giấc mơ Tịch tà kiếm phổ tàn lụi và thay vào đó là tiếng đàn sáo hài hoà trung chính của bộ cầm phổ-tiêu phổ Tiếu nhạo giang hồ trỗi lên.

Năm 1996, trả lời câu hỏi của nhà báo Lê Văn Nghĩa trên tạp chí Kiến thức ngày nay, nhà báo Trần Bạch Đằng phát biểu, đại ý: nếu trên một hòn đảo cô độc, ông sẽ đem theo bộ Tiếu ngạo giang hồ để làm bạn vì ông rất ghét Nhạc Bất Quần và yêu Lệnh Hồ Xung. Suy nghĩ của ông Trần Bạch Đằng cũng là suy nghĩ của thế hệ độc giả đọc Tiếu ngạo giang hồ. Nhưng than ôi, giữa cuộc sống của chúng ta, những tay "Quân tử kiếm" cỡ Nhạc Bất Quần còn khá bộn!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Wed 13 Nov 2019, 12:10


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Lam Phượng Hoàng

Lam Phượng Hoàng là một “nữ bác sĩ” được xây dựng trong Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung. Cô vốn là người thuộc dân tộc vùng Miêu Cương, vùng Vân Nam lãnh thổ Trung Quốc, giáo chủ của Ngũ độc giáo. Nghe tiếng chàng trai Lệnh Hồ Xung đã trở thành tình nhân của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, Lam Phượng Hoàng dẫn một bọn nữ đệ tử, vượt dòng Hoàng Hà tìm Lệnh Hồ Xung.

Gặp nhau trên Hoàng Hà, Lam Phượng Hoàng chẩn bệnh cho Hồ Xung ngay và biết chàng này mất rất nhiều máu, lại bị mất hết công lực do bị nội thương trầm trọng. Viên “nữ bác sĩ” hoang dã này đã thực hiện phép truyền máu cho Lệnh Hồ Xung: kêu bọn nữ đệ tử đến, vén váy đặt đỉa vào cho đỉa hút máu rồi lấy dụng cụ gắp từng con đỉa ấy vào tĩnh mạch Lệnh Hồ Xung, thoa một chút thuốc vàng vàng vào thân đỉa để đỉa nhả máu ra. Quả nhiên sau khi được tiếp máu, sắc mặt Lệnh Hồ Xung hồng hào hẳn lên.

Tác giả Kim Dung đã mô tả hình dạng viên “nữ bác sĩ” này khá đẹp, mặc chiếc áo màu lam có in hoa hồng trắng sặc sỡ, nụ cười quyến rũ và tiếng nói thanh thót khiến ai nghe qua cũng phải rung động. Cô gọi Lệnh Hồ Xung mà những nam đệ tử khác của phái Hoa Sơn cứ ngỡ cô gọi mình; tim họ đập thình thịch trong lồng ngực! Cho đến khi nhìn thấy mắy cặp đùi trắng đẹp của bầy tiên nữ Ngũ độc giáo thì cả bọn hả họng, líu lưỡi.

Tác giả cũng nhấn mạnh người Miêu Cương không như Trung Nguyên, muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói, không phải e dè, che dấu. Sau khi truyền máu, Lam Phượng Hoàng mời Lệnh Hồ Xung uống rượu Ngũ tiên đại bổ. Ngũ tiên là năm loài trùng độc. Tất cả đều tự tay Lam Phượng Hoàng ngâm rượu, lại ướp bỏ vào đấy nhiều loại dược thảo nên rượu khá thơm tho. Lam Phượng Hoàng đem Ngũ tiên đại bổ mời Lệnh Hồ Xung uống trong khi cả phái Hoa Sơn đều từ chối. Và do vậy, dưới con mắt của Lam Phượng Hoàng, chỉ có chàng trai Lệnh Hồ Xung mới đáng là nam tử hán, là người bạn tốt.

Tuy không nói rõ ý định, nhưng tự thâm tâm, Lam Phượng Hoàng chỉ mong Lệnh Hồ Xung gọi mình là “hảo muội tử”. Lệnh Hồ Xung đã đọc trong đôi mắt cô niềm ao ước đó. Anh cất tiếng gọi cô là “hảo muội tử” làm cô sướng mê đi bởi với người Trung Nguyên, “hảo muội tử” chỉ là em gái, nhưng đối với người Miêu Cương thì đó là tiếng gọi tình nhân!

Lam Phượng Hoàng ra đi, cả phái Hoa Sơn nôn mửa thốc tháo, trừ chàng Lệnh Hồ Xung. Lênh Hồ Xung đã uống Ngũ tiên đại bổ của cô, không trúng độc, còn những người không uống thì bị trúng độc. Chẳng hiểu cô đã phóng độc trong trường hợp nào. Thật chẳng hổ danh Ngũ độc giáo!

Sau này khi lên gò Ngũ Bá Cương bắt mạch cho Lệnh Hồ Xung, đại phu Bình Nhứt Chỉ khám phá ra trong người của chàng lại dư khí âm hàn do được truyền máu và uống rượu của Ngũ độc giáo. Bình Nhứt Chỉ đã mạt sát Lam Phượng Hoàng, gọi Lam Phượng Hoàng là lang băm và cho rằng trên đời này, người ta chết vì lang băm nhiều hơn là chết vì bệng tật. Quan điểm của Bình Nhứt Chỉ thật ra cũng chính là quan điểm của tác giả Kim Dung. Ông quan niệm y học, y thuật và y đạo là những cái mà không phải ai cũng làm được Những người coi thường tính mạng con người chữa bệnh theo kiểu thầy bói mù sờ voi thì chỉ có thể là những kẻ hại người, không thể khoác tấm áo cao quý của người thầy thuốc chân chính. Lời cảnh giác đó rất cần thiết cho mọi xã hội, mọi thời đại, kể cả xã hội và thời đại chúng ta đang sống.

“Nữ bác sĩ” Lam Phượng Hoàng thật ra chỉ chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung theo phương pháp ngẫu hứng. Trong lòng cô mong được giáp mặt chàng trai đa tình ấy, được chàng gọi ba tiếng “hảo muội tử”, được hôn chàng một lần trước mặt Nhạc Bất Quần và bọn đệ tử phái Hoa Sơn trên con thuyền giữa Hoàng Hà đã đủ để nổi tiếng với đời. Cô vốn là cô gái Miêu Cương tò mò. Thế thôi. Cô biết Lệnh Hồ Xung đâu đến được với cô, bởi chàng là người tình của Doanh Doanh, mà Doanh Doanh lại là Thánh cô của cô. Trong cách dùng thuốc của Lam Phượng Hoàng lấp lánh một chút tình yêu đầu đời lãng mạn. Tiếp theo, rượu bổ chỉ là cái cớ. Cái chính là được gặp, được nhìn, được nói chuyện, được hôn Lệnh Hồ Xung. Ai nói thầy thuốc trên đời này không biết yêu và không biết vượt qua ngàn trùng đến hội ngộ với người mình thầm yêu trộm nhớ? Lam Phượng Hoàng là một “nữ bác sĩ” sống rất tình người, rất chân thật, xứng đáng là một thầy thuốc có được hai trái tim(?)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Mon 25 Nov 2019, 11:48


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đại Phu Bình Nhứt Chỉ

Bình Nhứt Chỉ là một nhân vật quái dị, xuất hiện ba lần, cộng khoảng 15 trang trong bộ Tiếu ngạo giang hồ của nhà văn Kim Dung, nhưng người thầy thuốc này lại để lại trong tôi những ấn tượng sâu đậm.

Kim Dung ca ngợi nhân vật của mình là Đại phu – tước hiệu một chức quan có từ thời Xuân thu – Chiến quốc. Tên của nhân vật này là Bình Nhứt Chỉ, ngoại hiệu của nhân vật là Sát nhân danh y. Tuy gọi là Nhứt Chỉ (1 ngón tay) nhưng sát nhân danh y Bình Nhứt Chỉ vẫn đầy đủ cả mười ngón tay. Cả cái tên và ngoại hiệu có ý phô trương tài nghệ của nhân vật: Bình Nhứt Chỉ cứu người hay giết người chỉ cần dùng đến một ngón tay là đủ. Nói cách khác, võ công và y thuật của người này đã đạt tới trình độ thông thần.

Bình Nhứt Chỉ là người thuộc phủ Khai Phong, lưu vực sông Hoàng Hà. Tướng mạo vị danh y thật cổ quái: “Người lùn mập cao không tới bốn thước mà lưng lại rộng tới gần bốn thước. Cái đầu cực lớn, dưới hàm lại có túm râu như râu chuột”. Ngược lại với Bình Nhứt Chỉ, vợ của nhà danh y lại cao lêu nghêu, mặt dài như tấm thớt và trắng bệch, lông mày thưa rỉnh. Vợ của nhà danh y chính là y tá chuyên bưng mâm đựng dụng cụ mổ phục vụ cho nhà danh y trong các ca đại phẫu.

Đúng như ngoại hiệu của mình, Bình Nhứt Chỉ cứu một người nào thì ông đồng thời ra lệnh cho người đó giết một người khác. Bình Nhứt Chỉ quan niệm rằng Diêm vương là một nhân vật sáng suốt, nếu cứ cứu cho người sống hết mà không để cho ai chết đi thì Diêm vương ắt phải rất bực mình vì không đủ “chỉ tiêu“. Cho nên Bình Nhứt Chỉ ra lệnh cho bệnh nhân của mình đi giết một người khác – thường là kẻ tàn ác – là một cách đảm bảo túc số cho Diêm vương. Nói như vậy nhưng trong suốt tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ, Bình Nhứt Chỉ vẫn là một ông thầy thuốc hiền lành, chẳng ra lệnh cho ai giết ai cả.

Ca phẫu thuật mà ta bắt gặp trong tác phẩm là ca Bình Nhứt Chỉ mổ và nối lại tâm mạch cho Đào Thực Tiên trong nhóm Đào Cốc lục tiên. Đào Thực tiên bị Ninh Trung Tắc, vợ Nhạc Bất Quần, đâm cho một kiếm trí mạng, đứt cả tam âm lục mạch. Bình Nhứt Chỉ đã mổ ruột Đào Thực tiên, nối lại tâm mạch, chẳng những làm cho y khoẻ lại hoàn toàn mà còn đảm bảo cho y vẫn giữ được võ công và nội công như lúc chưa bị thương. Với sự trợ giúp của bà vợ, viên thầy thuốc có những ngón tay to như trái chuối này khâu vết thương cho bệnh nhân thuần thục như một cô gái sử kim thêu. Y thuật của Bình Nhứt Chỉ cao cường đến nỗi khâu xong vết thương, bệnh nhân đã có thể ngoác mồm ra mà cãi lộn được rồi.

Thế nhưng có một ca mà Bình Nhứt Chỉ không thể chữa được. Đó là ca bệnh của Lệnh Hồ Xung. Biết Lệnh Hồ Xung là người tình của Thánh cô Nhậm Doanh Doanh, bọn hào sĩ hắc đạo hiếu sự mời Bình Nhứt Chỉ đến thăm mạch cho chàng. Trên con thuyền đậu ở bến Khai Phong, Bình Nhứt Chỉ dùng đủ mười ngón tay để thăm mạch cho Lệnh Hồ Xung, nói trúng phóc trong con người chàng có bảy luồng chân khí dị chủng đang tranh đấu nhau và tâm hồn thì rất bạc nhược vì thất tình. Bình Nhứt Chỉ khuyên bệnh nhân mình cữ bốn món: không nghĩ đến gái, không đánh lộn, không cãi vã, không uống rượu. Theo Bình Nhứt Chỉ, đàn bà là một thứ gì đó vô vị nhất trên đời! Có lẽ khi lão phát biểu điều ấy, lão nghĩ đến vợ mình!

Bình Nhứt Chỉ tạm xa Lệnh Hồ Xung để mời bảy tay đại cao thủ tham gia hoá giải bảy luồng chân khí, kết hợp với y thuật của Bình Nhứt Chỉ, khả dĩ làm Lệnh Hồ Xung lành mạnh như xưa. Thế nhưng Lệnh Hồ Xung bị Nhạc Linh San phụ bạc, hàng ngày phải chứng kiến cái cảnh Nhạc Linh San âu yếm với Lâm Bình Chi; lại bị Tổ Thiên Thu dẫn dụ uống tám viên Tục mệnh bát hoàn gồm những dược liệu linh chi, nhân sâm, hà thủ ô… chỉ dành cho con gái uống; lại được Lam Phượng Hoàng mời uống rượu Ngũ tiên đại bổ của Ngũ độc giáo Vân Nam…

Gặp nhau lần thứ hai trên gò Ngũ Bá Cương, Bình Nhứt Chỉ đã phóng cước đá bay những tên lang băm được mời về thăm bệnh cho Lệnh Hồ Xung. Bắt mạch Lệnh Hồ Xung, Bình Nhứt Chỉ khám phá ra tâm thần bệnh nhân hoàn toàn bạc nhược, lại dư khí âm hàn do uống lộn thuốc của phụ nữ, chẳng khác nào sông Dương Tử, sông Hoàng Hà đã đầy nước, lại khơi thêm cho nước hồ Động Đình, hồ Bàn Dương chảy vào để biến thành ngập lụt. Bình Nhứt Chỉ cũng báo tin cho Giang Phi Hồng, một cao thủ được mời chữa bệnh nội thương cho Lệnh Hồ Xung đã vung kiếm tự tử vì nghe tin Lam Phượng Hoàng – người mà y theo đuổi bấy lâu nay - đã mời rượu và ôm hôn Lệnh Hồ Xung. Viên thầy thuốc này thú nhận là không thể chữa trị cho Lênh Hồ Xung được nữa. Ứng dụng nguyên tắc cứu một người thì phải giết một người, nay cứu Lệnh Hồ Xung không được, Bình Nhứt Chỉ phải tự giết mình. Viên thầy thuốc này đã vận đứt kinh mạch mà chết.

Bình Nhứt Chỉ là con người huyền thoại trong những con người huyền thoại được xây dựng trong truyện võ hiệp của Kim Dung. Tác giả làm cho ta ngạc nhiên về y thuật, y đạo và lương tâm thầy thuốc của nhân vật này. Chỉ trong một khắc suy nghĩ về bệnh tình của Lệnh Hồ Xung mà mái tóc của Đại phu đã bạc màu, da mặt nhăn nheo như già đi mấy chục tuổi. Cái chết của Bình Nhứt Chỉ thật sự là một cách nhận lấy trách nhiệm của người thầy thuốc có tấm lòng đối với cuộc sống, thể hiện phong cách của nhà nho, của kẻ sĩ trong triết lý Trung Hoa.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Tue 26 Nov 2019, 13:41

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Từ AQ Tới Vi Tiểu Bảo

AQ xuất hiện tháng 12.1921 trong truyện ngắn AQ chính truyện của Lỗ Tấn. Tác giả Lỗ Tấn không nói rõ AQ sinh ngày nào nhưng dường như khi chết đi, AQ đã là một người thành niên ở độ tuổi trên 30. Hoạ sĩ Nhật Bản Khuất Vĩ Vi vẽ lại di tượng AQ, minh hoạ cho tác phẩm của Lỗ Tấn, rất ngộ ngĩnh: trán hói, đầu lơ thơ mấy sợi tóc, miệng rộng, khuôn mặt hơi xương xương, mặc chiếc áo có hai mảnh và vụng về, ngang bụng thắt một sợi dây lưng lớn.

Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký của Kim Dung sinh ra dưới triều vua Thuận Trị, nhà Thanh. Khi vua Khang Hy khoảng 14, 15 tuổi thì Vi Tiểu Bảo khoảng 12, 13. Như vậy có khả năng là Vi Tiểu Bảo sinh khoảng năm 1655, 1656 gì đó tại thành Dương Châu, dù tác giả Kim Dung, vốn cũng như nhà văn tiền bối Lỗ Tấn, không muốn nói rõ "hành trạng" nhân vật của mình. Cả hai có một lí lịch lờ mờ, không rõ ràng lắm.

Về mặt chủng tộc, AQ dứt khoát là người Trung Quốc. Cái tên của AQ viết ấm ớ vì hắn cũng không rõ hắn tên gì. Nếu hắn có được một người em hay một người anh thì hắn đã có thể là A Quý, nếu hắn sinh vào tháng 8 âm lịch thì có thể hắn là A Quế (cành quế trên cung trăng). Nhưng hắn không có em, chẳng có anh, không biết sinh vào ngày tháng năm nào cho nên Lỗ Tấn thận trọng không dùng tên A Quý hay A Quế, hoặc mô phỏng theo kiểu viết tiếng Anh, phiên âm thành A Quei đặt cho nhân vật mình mà chỉ gọi ấm ớ là AQ. Chữ A "phi thường" đứng trước tên hắn xác định hắn là người Trung Quốc thứ thiệt vì tất cả các dân tộc khác trên thế giới đều không dùng chữ A đững trước tên người đàn ông phổ biến như ở Trung Quốc. Ngược lại, ta khó mà xác định nguồn gốc chủng tộc của Vi Tiểu Bảo. Bà Vi Xuân Phương, mẹ của Vi Tiểu Bảo, là gái làng chơi ở Dương Châu, năm 20 tuổi, tiếp khách đủ cả Hán, Mãn, Mông, Tạng, Hồi. Thuật chuyện cho con nghe, bà Vi Xuân Phương cũng không biết được cha thằng bé là ai, chỉ nhớ có một Đạt Ma Tây Tạng rất say mê bà, thường đến ăn nằm với bà. Bà cho rằng Vi Tiểu Bảo là một tác phẩm phối hợp của cả năm chủng tộc. Cái tên của Vi Tiểu Bảo cũng rất hay. Vi là cực nhỏ; Tiểu là nhỏ; Bảo là cái tốt đẹp. Cả họ và tên của Vi Tiểu Bảo có thể hiểu là cái tốt đẹp nhỏ xíu xìu xiu... Tiểu Bảo hơn AQ ở chỗ có một bà mẹ; ngoài ra cả hai chẳng có anh em, không bà con thân thích. Thôi thì dẫu là gốc Tây Tạng, Vi Tiểu Bảo cũng thuộc cộng đồng Trung Hoa, Cả AQ và Vi Tiểu Bảo là hai nhân vật ưu tú Trung Hoa trong văn học Trung Hoa vậy.

Điều ngộ nghĩnh nhất của hai nhân vật này là họ không biết chữ. Họ không được học hành bởi học trở thành một món xa xỉ phẩm đối với họ. Khá hơn AQ, Vi Tiểu Bảo nhận biết được chữ Tiểu trong tên của mình vì nó chỉ có ba nét nhưng bảo Vi Tiểu Bảo viết ra chữ ấy thì hắn chịu thua. Hắn cũng có thiện chí muốn học mấy chục chữ để làm quan nhưng nhìn đến chữ là đầu nhức mắt hoa, tinh thần lôn xộn. Khi ký vào bản cung nhận tội, AQ chỉ có thể khoanh một khoanh tròn và dù hắn có đem hết tâm lực ra, cái khoanh hắn vẽ vẫn méo xẹo. Lộc Đỉnh công Vi Tiểu Bảo ký hoà ước Hắc Long Giang với người Nga cũng thế. Hắn đã ráng hết sức để vẽ một cộng ở giữa, hai chấm tròn hai bên để gọi là chữ Tiểu nhưng chữ Tiểu ấy xem ra lại giống bộ phận sinh dục của đàn ông làm các quan nhà Thanh cười ồ, cho là chữ ký cổ quái. AQ thất học, mấy ngàn năm sống trong sự tăm tối, mê muội; Vi Tiểu Bảo thất học nhưng may mắn hơn, hắn đắc thủ được hai kinh nghiệm bằng vàng là thói lưu manh và tinh thần bợ đít từ kỹ viện và hoàng cung. Kết luận của nhà văn Kim Dung làm cho người đọc kinh ngạc: chỗ cao quý nhất là hoàng cung và chỗ đồi bại nhất là kỹ viện đều là hai nơi trá nguỵ bậc nhất, hai nơi đào tạo ra những nhà lưu manh học và "bợ đít đại vương" hạng siêu phàm. Khi viết ra được diều này, Kim Dung xứng đáng được phong danh hiệu trào phúng thượng hạng.

Cả AQ của Lỗ Tấn và Vi Tiểu Bảo của Kim Dung đều có chung một phép thắng lợi tinh thần vĩ đại. AQ từng quắc mắt mắng đối thủ: "Ông cha nhà tao bề thế hơn nhà mày nhiều. Mày thì ra cái đồ gì". AQ cười, chê cả xóm Vị Trang đều là thứ ngu vì chẳng ai được lên tỉnh như hắn dù lên tỉnh chỉ để trộm cắp. Có khi hắn tự tát mình để được nghĩ rằng mình đang tát một người khác. Có khi hắn tự phong mình là bố của kẻ khác và kẻ đánh hắn là đồ ngu, đồ tồi vì là con đánh bố. Về hình thức, hắn đánh lộn luôn luôn thua người ta, bị nắm đuôi sam, bị đập đầu sưng trán nhưng về tinh thần thì hắn thắng lợi to vì là con đánh bố. Hắn tự nhận mình là sâu, là giun gián để kẻ đánh hắn chỉ đánh được con sâu, con giun. Hắn tự hào vì mình là kẻ biết khinh mình hạng nhất mà "hạng nhất" là đã hơn người rồi. Vi Tiểu Bảo cũng thế. Hắn cho trên đời này nghề làm điếm như má hắn ở thành Dương Châu là một nghề lương thiện. Hắn muốn điếm hoá luôn những người hắn gặp: "Ta là tổ tiên nhà ngươi". Trên đời này, hắn là người duy nhất dám chửi Ngọc Lâm đại sư (nhà chân tu ở chùa Thanh Lương), Hối Thông phương trượng (trụ trì chùa Thiếu Lâm), Thuận Trị hoàng đế, thái hậu, công chúa. Hắn là người duy nhất dám đánh lộn với nhà vua, công chúa. Cao hứng, hắn nặn ra một lý lịch rất trâm anh thế phiệt: "Tổ phụ làm quan, bị quân Thanh kéo qua tàn sát, gia mẫu được một nhà quan ở Dương Châu nuôi dưỡng; hắn thuộc dòng dõi danh gia vọng tộc ở Dương Châu". Mười hai tuổi, hắn đã tự xưng là "lão gia", một từ mà người già đứng đắn nhất cũng chẳng dám tự xưng. Ai mạnh hắn sợ vãi … ra quần, ai yếu hắn khinh, đánh ai không lại hắn đem tiền nhờ kẻ khác đánh, ai mất cảnh giác hắn lợi dụng, hành hạ được ai đến nhà tan người chết hắn mới khoan khoái. Chủ nghĩa thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bảo hơn AQ một bực, rộng hơn của AQ về phương pháp lập ngôn.

AQ và Vi Tiểu Bảo cùng có thói ham đánh bạc. AQ càng đánh càng thua, thậm chí có khi hắn thắng lớn nhưng bị trấn lột, mất cả vốn lẫn lời. Vi Tiểu Bảo ngược lại, đánh bạc là phải thắng vì hắn có nghề chơi...bạc lận. Thủ kình của hắn vi diệu đến nỗi muốn gieo con xúc xắc ngửa mặt nào là có ngay mặt đấy, tất nhiên với điều kiện con xúc xắc phải được đổ thủy ngân hay đổ chì. Cũng nhờ đánh bạc gài anh em thái giám Ôn Hữu Phương, Ôn Hữu Đạo mà hắn được gặp mặt vua Khang Hy, đâm giết được Ngao Bái để trở thành bậc "thiếu niên anh hùng" vang danh Trung Quốc! Mà hắn cho tất cả cuộc đời đều là canh bạc: từ sinh mạng của các dũng sĩ núi Vương Ốc đến chuyện đặt tên con là Hổ Đầu, Song Song; tất thảy đều được giải quyết với con xúc xắc.

AQ có một bài hát ruột: Tiểu cô nương thượng phần (Người thiếu nữ trẻ đi thăm mộ). Ngoài ra, hắn chỉ biết được vài câu hát vặt từ tuồng hát: "Tay ta cầm con roi sắt, ta đánh nhà ngươi" với một mong ước rất lãng mạn, rất mơ hồ là được "làm giặc". Vi Tiểu Bảo cũng chỉ có một bài hát ruột - bài Thập bát mô, một bài hát dâm đãng ở miệt Dương Châu diễn tả 18 chỗ lồi lõm của thân thể người phụ nữ. Hắn thuộc Thập bát mô từ nhỏ, đến năm 17 tuổi trở lại kĩ viện Dương Châu, hắn tóm được bảy người phụ nữ lên một cái giường rộng, buông mùng xuống và hát thoải mái: "Một ta sờ, hai ta sờ, ba ta sờ, sờ trúng cái đùi của thư thư"...Tất nhiên, về văn hoá, hắn cao hơn AQ rất nhiều: biết nghe kể chuyện sách trong Anh liệt truyện, thích coi hát các tuồng vui nhộn, thích nghe các thiên cố sự. Nhưng tựu trung, tuồng tích hay đờn ca, chuyện kể hay cố sự, cái gì có tính chất tục tĩu hắn mới khoan khoái.

Về tình yêu và tình dục, AQ của Lỗ Tấn cực kì nghèo nàn, lạc hậu. Có hai lần trong đời, AQ tiếp xúc với da thịt phụ nữ: một lần coi hát, hắn véo đùi được một người đàn bà, một lần bẹo má sư cô am Tĩnh Tu. Lần sau đem lại cho AQ một cảm giác nôn nao khó chịu đến nỗi tâm trí hắn vốn trong sáng như nước hồ thu, giờ cũng rôn rã hai tiếng "đàn bà", đưa hắn đến hành vi quỳ xuống trước mặt vú Ngô và nói: "Tôi muốn ngủ với mình". Chỉ một câu nói như thế mà hắn bị lão Triệu Bạch Nhãn cho gia đinh dần một trận, lại còn bị phạt vạ đến mấy trăm quan. Lỗ Tấn khám phá ra nụ cười mà rằng đàn ông Trung Quốc vốn là ông thánh ông hiền nhưng họ bị đàn bà làm cho hư việc hết ráo. Khác với AQ, Vi Tiểu Bảo "yêu" sớm, quyết liệt và lai láng. Mười ba tuổi, hắn đã nắm bóp thân thể quận chúa Mộc Kiếm Bình, 15 tuổi, hắn đã ăn trái cấm với công chúa Kiến Ninh. Hắn chẳng biết tình yêu là gì; hắn chỉ có tình dục: có đến bảy bà vợ từ trinh nữ tới gái nạ dòng và một cô bồ người Nga, công chúa Tô Phi Á (Sophia). Hắn "làm việc" khá đến nỗi hai hoả thương thủ người Nga báo cáo lại là công chúa Tô Phi Á ngày đêm chỉ mong nhớ "Trung Quốc tiểu hài đại nhân" mà lãnh đạm với tất cả các vương tôn, công tử ở Mạc Tư Khoa. Có thể ở Lộc Đỉnh ký, Kim Dung đã thể hiện phép "thắng lợi tinh thần" của Hán tộc trên mặt trận tình dục. Vốn xưa, đời nhà Tần đã có một chàng Lao Ái, thái giám giả hiệu vang danh đến nỗi được Thái hậu Triệu Cơ cưng chiều thì nay Vi Tiểu Bảo - cũng là một thái giám giả hiệu được Tô Phi Á nhớ nhung, không chừng cũng là chuyện có thật.

Chủ nghĩa khinh khi phụ nữ mới chỉ thấp thoáng trong tư tưởng của AQ thì thật sự bộc phát trong con người Vi Tiểu Bảo. Từ quận chúa đến công chúa, hắn muốn đánh thì đánh, muốn mắng thì mắng. AQ chỉ mới dám khinh khi vợ của Tây giả cầy chứ Vi Tiểu Bảo đã từng thoá mạ công chúa là "con đượi non", từng lột trần truồng công chúa ra đánh đập nhừ tử rồi mới bảo: "Thế này thì lão gia muốn... bắt người làm vợ". Với Vi Tiểu Bảo, bất cứ một phụ nữ nào cũng chỉ ngang hàng với gái làng chơi trong Lệ Xuân viện thành Dương Châu.

Cả hai con người ấy đều là hai kẻ trộm cắp. AQ làm lụng không đủ ăn, phải bỏ xóm Vị Trang lên tỉnh tham gia một đường dây ăn trộm. Vi Tiểu Bảo thì trộm cắp, thậm chí là cướp giật ngay giữa ban ngày ban mặt. Hắn học được một bài giáo khoa về nghệ thuật làm quan do Sách Ngạch Đồ dạy: "Đừng nói nặng lắm, cũng đừng nói nhẹ lắm". Hắn đem bài giáo khoa ấy áp dụng với Ngô Tam Quế, Ngô Ứng Hùng, Thi Lang và kiếm được mấy trăm vạn lạng. Hắn được chia của khi kiểm kê tài sản trời cho khiến cho của kếch xù ấy vãi ra tứ phương, mỗi người một ít, khiến ai cũng ca ngợi hắn là bậc hào phóng đệ nhất triều Thanh!

AQ xuất hiện ở đầu thế kỷ 20 trong tác phẩm của Lỗ Tấn nhưng lại là hình ảnh cực kỳ cổ điển của người Trung Quốc qua mấy ngàn năm. AQ là biểu tượng sinh động của một chủ nghĩa Hán tộc đầy bi kịch trước thảm hoạ ngoại xâm do Bát quốc liên quân gây nên. Cái buổi tranh tối tranh sáng giữa quân chủ và cộng hoà đã biến một AQ trở nên lạc lõng, xa lạ, đơn độc ngay chính trên quê hương của mình. Vi Tiểu Bảo tuy là công tước của triều Thanh nhưng lại là con người cực kì hiện đại. Hắn chính là hình ảnh biểu tượng của một con người Trung Quốc bá nạp các khuynh hướng hiện đại: vừa trung thành với triều Thanh, vừa phản triều Thanh, khi gia nhập Thiên Địa Hội, vừa làm trụ trì chùa Thanh Lương, phó trụ trì chùa Thiếu Lâm, vừa đĩ bợm, cờ gian bạc lận; vừa làm tôi triều Thanh vừa gia nhập Thần long giáo chống triều Thanh, vừa cao quý vừa đồi bại.

Đọc AQ chính truyện, người ta cười ruồi rồi sau đó, người ta xót thương cho số phận con người Trung Quốc. Lỗ Tấn mổ xẻ thật mạnh, mũi đao của ông chọc vào các vết thương Trung Quốc mưng mủ không thương tiếc. AQ chết trên pháp trường một cách hồ đồ. Đọc Lộc Đỉnh ký, người ta cười ha hả. Kim Dung mổ xẻ cuộc phẫu thuật của ông dài hơi và thật ly kì. Vi Tiểu Bảo sống nhăn răng với bảy mụ vợ xinh đẹp và một gia tài kếch xù. Thế nhưng, người ta không biết hắn ở đâu trên đất nước Trung Hoa to lớn bậc nhất nhì trên thế giới; không tìm ra được hành tung của hắn dù nơi đâu hắn cũng có mặt.

Kim Dung đã nối tiếp công việc của Lỗ Tấn khi xây dựng một kiểu mẫu người Trung Quốc trong văn học hài hước. Lạ một điều là văn chương hài hước của Kim Dung lại là tiểu thuyết võ hiệp, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc từ trang đầu tới trang cuối. Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo là một bước tiến lớn trong cái nhìn của hai thế hệ nhà văn Trung Quốc về hình tượng con người Trung Quốc, là một bước tiến lớn trong kỹ thuật tiểu thuyết và nghệ thuật hài hước Trung Quốc. Kim Dung và Lỗ Tấn quả xứng đáng được xếp vào đội ngũ 10 nhà văn kỳ tài của văn học Trung Quốc.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13Wed 27 Nov 2019, 13:08

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Vi Tiểu Bảo Và Phép Thắng Lợi Tinh Thần

Khi xây dựng nhân vật AQ (AQ chính truyện), Lỗ Tấn đã khai sinh ra một khái niệm có thể nâng lên thành hàng triết thuyết: thắng lợi tinh thần. Theo Lỗ Tấn, về mặt thể chất, anh có thể bị người ta đánh cho u đầu tét trán, bị người ta đè ra lột sạch tiền bạc. Về tinh thần, người ta có thể coi anh là một thứ người không ra người, khinh miệt anh. Nhưng anh vẫn cúi đầu cam chịu và tự cho mình uống một liều nước đường; tự dối lòng mình rằng anh là cha của những kẻ đã đánh anh, đã làm nhục anh. Anh coi những kẻ đó ngu hơn anh.

AQ khi bị đánh thường tự an ủi: “Cái đời thật lạ lùng, con mà lại dám đánh bố”. Bị đánh đau hơn, bị đè đầu xuống đất, AQ lại la lên: “Tao là con trùn, được chưa nào?”. Rồi AQ mắng thầm kẻ đè đầu mình: “Đồ ngu, ngươi đánh con trùn mà cứ tưởng đánh được ta.” Thậm chí khi ở một mình, nghĩ đến trận đòn vừa qua, AQ lại tự đưa tay lên vả vào má mình và tưởng tượng ra mình đang vả vào má một ai đó! AQ áp dụng tư duy phân thân, cho rằng mình không phải là mình nữa, mình đang thắng lợi vì được vả vào má một thằng tên là AQ nào đó.

AQ của Lỗ Tấn ra đời năm 1927. Vi Tiểu Bảo của Kim Dung ra đời năm 1968. AQ là con người của bối cảnh xã hội sau Cách mạng Tân Hợi 1911 nhưng là nhân vật đại biểu của dân tộc Trung Hoa suốt mấy ngàn năm. Đây là con người cổ điển. Vi Tiểu Bảo là con người trong bối cảnh xã hội sau biến cố lịch sử Mãn Thanh xâm lược và chiến được Trung QUốc năm 1643 nhưng lại là con người rất hiện đại. Cả hai anh cổ điển và hiện đại đó đều cùng có chung một tư duy lớn: phép thắng lợi tinh thần.

Vi Tiểu Bảo ở trong Lệ Xuân viện, thành Dương Châu chỉ là một thứ tiểu lưu manh. Nghề nghiệp của Bảo là đi mua quà vặt cho các kỹ nữ và làm chuyện lặt vặt theo sự sai khiến của khách làng chơi.

Bảo thường bị người ta mắng nhiếc là quân chó đẻ, đồ súc sinh. Tất nhiên, Bảo không dám mở miệng mắng lại, vì mắng lại là bị đòn ngay. Nhưng hễ không mắng ra miệng được thì Bảo lại mắng thầm: “Ngươi mới là quân chó đẻ, ngươi mới là đồ súc sinh”. Sau mỗi câu mắng thầm, Bảo cảm thấy khoan khoái như được mắng thật. Phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bảo cao cường hơn người đồng quốc AQ mấy bực. Điều khoan khoái nhất của Vi Tiểu Bảo là năm 13 tuổi được đi đến chỗ bọn Thiên Địa hội đang hoạt động phản Thanh phục Minh ở bắc Kinh. Lần đầu tiên Bảo được gọi là “Vi gia”. Vi gia tức là ngài họ Vi. Vi Tiểu Bảo tưởng tai mình nghe lầm. Cái mặc cảm mười mấy năm bị gọi là quân chó đẻ, đồ súc sinh từng khiến Bảo cảm thấy mình thuộc lớp hạ tiện nhất thiên hạ đột nhiên biến mất bởi hai chữ “Vi gia”.

Từ thời điểm đó, Vi gia của chúng ta tự cho phép được mắng thầm tất cả mọi người, kể cả những nhân vật thượng đẳng mà chế độ quân chủ Trung Hoa từng kính trọng. Thái hậu, tức mẹ của nhà vua, bị mắng là “mụ điếm già”. Công chúa, em gái vua, bị mắng là “con đượi non”. Thượng thiện thái giám, người coi sóc tất cả các đầu bếp chuyên nấu ăn cho hoàng gia, bị gọi là “lão con rùa”. Hoàng cung, nơi đẹp nhất kinh thành Bắc Kinh và đẹp nhất nước Trung Quốc, bị coi là nơi trá nguỵ nhất thiên hạ, giá trị chỉ ngang với kỹ viện. Kim Dung viết ra một câu khiến người đọc kinh hãi: “Hoàng cung và kỹ viện là hai nơi trá nguỵ nhất thiên hạ”. Tư duy đó có thể có nhà văn chưa nghĩ đến, cũng có thể có nhà văn đã nghĩ đến nhưng chưa viết ra được. Chỉ có Kim Dung là viết ra và được phát biểu qua cái loa phóng thanh Vi Tiểu Bảo của mình.

Khái niệm kỹ viện trở thành tiêu chuẩn, thước đo mọi giá trị trên đời của Vi Tiểu Bảo. Nhìn cách thiết trí một căn phòng trong hoàng cung hay trong một nhà đại phú, Bảo lập tức so sánh ngay với cách thiết trí một căn phòng trong Lệ Xuân viện. Nhìn cách ứng xử của thái hậu, Bảo so sánh ngay với má má của mình, một kỹ nữ về già ở thành Dương Châu. Gặp mặt Kiến Ninh công chúa, Mộc Kiếm Bình quận chúa và Phương Di tiểu thư thuộc lực lượng Mộc vương phủ ở Vân Nam, Vi Tiểu Bảo cũng đem ba cô gái nhỏ tuổi này so sánh với các kỹ nữ trẻ ở Lệ Xuân viện. Dưới mắt Vi Tiểu Bảo, phụ nữ là người tầm bậy nhất thiên hạ. Khái niệm đẳng cấp xã hội ở đây không còn nữa, cái còn lại là tố chất con người, hễ ngươi là con người thì dù mang danh cao quý cũng chẳng hơn gì, thậm chí còn thua xa nhữhng kỹ nữ thành Dương Châu. Ở chừng mực nào đó, phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bảo là có cơ sở để tin cậy chứ không lạc quan quá đánh như phép thắng lợi tinh thần của AQ.

Phép thắng lợi tinh thần tạo cho Vi Tiểu Bảo một niềm tin mãnh liệt: tin rằng mình hơn người, hơn đời, tinh rằng mình cao quý hơn thiên hạ và tin rằng mình sẽ thắng. Về võ công, Vi Tiểu Bảo chỉ học lóm, học mót; kết hợp một cách lộn xộn võ công của nhiều phái, nhiều người, bá đạo cũng có mà vương đạo cũng có. Về kiến thức văn hóa, Bảo dốt đặc, được Khang Hy khái quát trong phạm vi 5 chữ: “gã bất học vô thuật”. Về đẳng cấp xuất thân, Bảo thuộc loại hạ tiện nhất của Trug Quốc, còn thua xa cả AQ. Chỗ tựa duy nhất giúp Vi Tiểu Bảo tiến tới là phép thắng lợi tinh thần. Cứ coi thiên hạ không ra cái giống gì, cứ coi đối phương là đồ ngu dốt, cứ tự cảm thấy mình là cao quý thì sẽ thắng lợi. Và trong những tình húông cụ thể, dùng phép tiểu xảo lưu manh biến thua thành thắng. Câu nói thời danh của Bảo nghe ra vừa có vẻ huênh hoang khoác lác vừa có cơ sở để tin cậy là câu: “Binh đến thì tướng ngăn, nước tràn thì đất lấp”.

Đánh nhau với người La Sát ở biên giới Trung-Nga, gặp tiết trọng đông, tuyết rơi ngập trắng xóa. Người La Sát đã xây dựng thành trì kiên cố, ở trong nhà có lò sưởi, chỉ đợi quân Thanh đến là giã trọng pháo xuống thì mười Vi Tiểu Bảo cũng toi mạng. Thế nhưng trong một lần trễ quần xuống đi tiểu, Vi Tiểu Bảo chợt nhận ra nước tiểu đóng ngay thành băng. Từ thực tế đó, Bảo ra lệnh cho quân làm ống thụt, đem chảo lớn nấu băng tuyết thành nước sôi, hút vào trong súng và bắn lên thành trì người La Sát. Nước bắn ra nửa chừng hoá băng lạnh, tạo thành một trận mưa băng trút xuống thành trì người La Sát, vô hiệu hóa mọi hoạt động của họ.

Cuối cùng, quân Thanh hạ được thành, bắt được tướng chỉ huy. Một chương “Vi Tiểu Bảo niệu xạ Lộc Đỉnh sơn” vừa hài hước, vừa thú vị trong Lộc Đỉnh ký tưởng đã quá đủ để nói lên phép thắng lợi tinh thần của Vi Tiểu Bào; chỉ một chút nước tiểu quý giá của Vi Nguyên soái cũng đủ làm cho thành Lộc Đỉnh đầu hàng.

Khác với Lỗ Tấn, Kim Dung đã đề xuất ra được một phép thắng lợi tinh thần tích cực. AQ khom người xuống, cam chịu, để tự huyễn hoặc mình là thứ cao quý; Vi Tiểu Bảo rướn người lên dùng tiểu xảo đạt thắng lợi cũng để tự huyễn hoặc mình là thứ cao quý. Ở mỗi thời điểm lịch sử khác nhau, mỗi thời đại khác nhau, phép thắng lợi tinh thần được thể hiện và lý giải một cách khác nhau nhưng tựu trung vẫn là thắng lợi tinh thần. Phép thắng lợi tinh thần của Kim Dung đi vào bề rộng, phép thắng lợi tinh thần của Lỗ Tấn đi vào chiều sâu. Chung cục, AQ bị giết bởi một bản án oan nhưng Vi Tiểu Bảo thì vẫn sống nhởn nhơ với một gia đình bảy bà vợ và một gia tài kếch xù bậc nhất trong các nhà hào phú Trung Quốc. Ấy bởi vì Vi Tiểu Bảo là một con người rất hiện đại.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 13 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nội dung thông điệp ? ? ?
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Cảm hoài - Đặng Dung
» ĐẶNG DUNG và bài thơ CẢM HOÀI
» Những Đoá Từ Tâm
Trang 13 trong tổng số 19 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 8 ... 12, 13, 14 ... 19  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-