Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Thiền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Thiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiền    Thiền  I_icon13Thu 09 Oct 2014, 14:42

Thiền  13934710_1252133754797931_16164357843739493_n


Được sửa bởi mytutru ngày Mon 29 Aug 2016, 23:39; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11121
Registration date : 08/08/2009

Thiền  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thiền    Thiền  I_icon13Sat 23 May 2015, 20:54

Ba Cách Thức Quán Niệm
( Ngài Tam Tạng Kundalàbhivamsa )
- Phạm Xuân Quang dịch Việt từ bảng tiếng Anh

 
Tóm tắt: Khi cảm giác đau nhức khởi lên cần phải chú ý đến nó một cách ngay lập tức, giống như việc người ta lấy một cái gai ra khỏi thân thể.
Có 3 cách thực hành quán niệm khác nhau để trục xuất khổ thọ, đó là :


1. Quán niệm với ý định làm cho khổ thọ biến mất đi
2. Quán niệm nhằm thoát khỏi khổ thọ
3. Quán niệm để hiểu được bản chất của khổ thọ
- Khi bạn thực hành quán niệm với ý định làm cho khổ thọ biến mất đi tức là bạn đang muốn tìm kiếm những cảm giác dễ chịu.

 
Nói cách khác, khi bạn muốn thoát khỏi khổ thọ tức là bạn đang khởi tâm tham muốn được tận hưởng những cảm giác dễ chịu.
Như vậy thật ra bạn đã khởi tâm tham lam rồi. Liệu người ta có thể gặt hái được Giáo Pháp với một tâm thức đang muốn tìm kiếm những cảm giác dễ chịu ?
Không bao giờ, bởi vì tham lam chính là ô nhiễm.
 
Khi thực hành quán niệm theo cách này, ô nhiễm luôn luôn xuất hiện trong mỗi sự chú ý của bạn. Bên cạnh đó, cách thực hành này cũng không phù hợp với những lời dạy của Đức Phật.
Từ đó, tiến trình thực hành thiền của bạn sẽ không có sự tiến bộ, dẫn đến việc bạn sẽ cảm thấy buồn khổ. Đức Phật đã từng khuyên chúng ta rằng, nên thực hành quán niệm để hiểu được bản chất của khổ thọ chứ không phải tìm cách làm cho nó tan biến đi.
- Khi khổ thọ khởi lên, bạn có thể suy nghĩ rằng “ tôi cần phải thoát khỏi nó”.

Đây chính là tâm sân hận.
Liệu người ta có thể gặt hái được Giáo Pháp với một tâm sân hận hay không ?
Bạn cần phải chú ý để hiểu được bản chất sanh diệt của đối tượng quan sát.
 
Nếu tiến trình thực hành thiền bị đình trệ thì dĩ nhiên bạn sẽ không gặt hái được Giáo Pháp. Khi tâm sân hận đang khởi lên đồng thời với sự chú ý của bạn, chúng ta có thể nói rằng ô nhiễm đã xuất hiện trong mỗi sự chú ý của bạn rồi.
 
Do đó, sự tiến bộ trong quán niệm của bạn đã bị kìm hãm.
Đây nhất định không phải là cách thực hành thiền đúng đắn.
Theo những lời dạy của Đức Phật, hành giả cần phải chú ý để hiểu được khổ thọ đã khởi lên và biến mất đi như thế nào.
Nhờ đó, anh ta sẽ có khả năng đi trên một lộ trình thực hành thiền đúng đắn và gặt hái được Giáo Pháp Co Thượng.Tóm tắt: Lãnh hội được bản chất sanh diệt của đối tượng quan sát sẽ khiến cho hành giả nhận thức được tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng.
Bạn cần phải thực hành quán niệm để lãnh hội được bản chất của khổ thọ khi nó đang khởi lên. Đức Phật không dạy chúng ta rằng hãy quán niệm để thoát khỏi khổ thọ, Ngài chỉ dạy cần phải quán niệm để hiểu được bản chất của nó.

Nếu bạn thực hành thiền để ngăn chặn khổ thọ là đã đi ngược lại với lời dạy của Đức Phật. Thực hành thiền với một tâm trí sân hận muốn tìm cách thoát khỏi khổ thọ cũng tương tự như thế.
Mục đích của việc thực hành sự chú ý là để hạn chế những ý chí bệnh hoạn.
 
Trong khi đó, bạn lại thực hành sự chú ý với một tâm trí ô nhiễm, như vậy là không đúng đắn. Chúng ta nên nhớ rằng, thực hành sự chú ý để hiểu được bản chất của khổ thọ là cách thực hành thiền đúng theo lời dạy của Đức Phật.
 
Ngoài ra, bạn không còn cách nào khác để loại trừ khổ thọ.
Hành giả cần phải quán niệm khổ thọ như thế nào ? Đức Phật khuyên chúng ta nên có lòng kiên nhẫn. Không còn nghi ngờ gì nữa, “kiên nhẫn chính là cha đẻ của Niết Bàn”.
Đây chính là đường lối thích hợp nhất đối với những người thực hành thiền.
Không nên thay đổi tư thế thực hành thiền khi đau nhức đang khởi lên, bởi vì nếu làm như vậy thì tiến trình quán niệm liên tục của hành giả sẽ bị gãy đổ.
 
Không kiên nhẫn nghĩa là chưa đạt được năng lực định tâm vững chắc.
Nếu chưa gặt hái được sự định tâm mạnh mẽ thì trí tuệ sẽ không phát triển được. Nếu chưa có trí tuệ thì sẽ không bao giờ gặt hái được Đạo quả và Niết Bàn.
 
Từ đó, có thể bạn sẽ trở nên băn khoăn rằng “ liệu đau nhức có biến mất đi hay không ?”, “ liệu tôi phải chịu khổ suốt ngày như thế này sao ?”.
Đúng ra, bạn không nên băn khoăn như thế bởi vì khổ chính là bản chất của đau nhức.
Chú ý để hiểu được bản chất của khổ thọ là nhiệm vụ của người thực hành thiền minh sát.
Bạn hãy kiên nhẫn và tự nhủ trong tâm mình “ kiên nhẫn, kiên nhẫn”…Nhờ đó, bạn sẽ trở nên khoan dung hơn và có thể thực hành quán niệm một cách thấu đáo, cảm giác đau nhức sẽ dần dần giảm bớt cường độ.
Nói cách khác, khi cảm giác đau nhức đang gia tăng cường độ, thân tâm của bạn sẽ ngã theo xu hướng căng thẳng.
Khi nổ lực hành thiền thái quá, sự chú ý của bạn có thể không hướng được vào hiện tại một cách chính xác. Một cách đúng đắn, tiến trình đang diễn ra của đối tượng quan sát phải được bạn chú ý đến trong từng khoảnh khắc.
 
Khi cảm thấy thân tâm đang bị căng thẳng do ảnh hưởng của khổ thọ, bạn nên thư giãn đôi chút và suy niệm rằng khổ thọ hiện đang ở đâu trên thân thể, nó đang ở trên da hay trong thịt, trong các dây thần kinh, trong xương hay trong tủy…
 
Sự chú ý liên tục và chính xác sẽ khiến cho năng lực định tâm trở nên mạnh mẽ hơn.
Bạn hãy nhớ rằng đối với khổ thọ, chúng ta cần phải chú ý đến nó như là một đối tượng quan sát duy nhất, chú ý một cách mãnh liệt và đủ thời lượng, nghĩa là phải chú ý kể từ khi nó bắt đầu khởi lên cho đến khi nó đã hoàn toàn biến mất.
 
Khi năng lực định tâm đã được thiết lập một cách vững chãi, với sự chú ý liên tục, cảm giác đau nhức sẽ gia tăng cường độ đến đỉnh điểm và sau đó cường độ của nó sẽ giảm dần.
Nếu chưa có khả năng chịu đựng khi cảm giác đau nhức khởi lên trong tâm thức, có thể bạn sẽ thay đổi tư thế thực hành thiền.
Nếu bị buộc phải thay đổi tư thế khi đang thực hành thiền, hãy chú ý đến “ ý định muốn thay đổi tư thế”. Có thể đau nhức sẽ bớt đi, nếu như bạn có khả năng chú ý một cách liên tục và trôi chảy kể từ khi đau nhức bắt đầu khởi lên cho đến khi ý định muốn thay đổi tư thế xuất hiện.
 
Khi bắt gặp hiện tượng như vậy, bạn không cần phải thay đổi tư thế và cứ tiếp tục thực hành sự chú ý. Nếu phải thay đổi tư thế, hành giả phải thay đổi theo một tuần tự chuyển động, nghĩa là thay đổi tư thế của tay trước rồi tuần tự chuyển sang thay đổi tư thế của chân…đồng thời phải chú ý đến từng chuyển động thay đổi này một cách chi tiết.
Cảm thọ nói chung có thể sẽ biến mất đi khi bạn thay đổi tư thế thực hành thiền, bởi vì sự chú ý đến chúng đã bị ngắt quãng một cách đột ngột.
 
Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng chịu đựng cảm giác đau nhức và không thay đổi tư thế nếu có thể, để cho tiến trình thực hành thiền không bị cản trở.
 
Khi năng lực định tâm được duy trì một cách liên tục, bạn sẽ nhận thấy rằng đau nhức đã di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của thân thể, có lúc lại gia tăng cường độ có lúc không.
Đồng thời hành giả phải niệm thầm trong tâm “ cảm thọ đang di chuyển từ nơi này đến nơi khác.
Bản chất của nó là vô thường, cường độ của nó không phải lúc nào cũng giống nhau, có lúc gia tăng lên, có lúc lại giảm xuống”.
Nếu suy niệm rằng, cảm giác đau nhức luôn luôn xuất hiện một cách liên tục trong tâm thức mỗi khi bạn thực hành thiền, điều này sẽ khiến cho bạn giảm bớt hứng thú trong việc thực hành sự chú ý.
Qui luật hoạt động của khổ thọ hay cảm thọ nói chung là khi bị chú ý một cách liên tục, cường độ của chúng sẽ gia tăng đến đỉnh điểm để rồi sau đó sẽ giảm dần xuống cho đến khi biến mất hẳn. Trải nghiệm quan trọng nhất về khổ thọ hay cảm thọ nói chung mà bạn cần có được chính là qui luật vừa đề cập.
 
Với sự chú ý liên tục và tinh tấn tỉnh thức, mỗi khi bị chú ý liên tục, cảm thọ nói chung sẽ biến mất đi sau khi đã khởi lên. Khi bị chú ý liên tục, cảm thọ cũng sẽ di chuyển từ nơi này đến nơi khác trên thân thể.
Tiến trình biến đổi của cảm thọ sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn khi bạn đạt tới trạng thái nội quán được gọi kiến thức về tiến trình sanh diệt của các hiện tượng, còn gọi là kiến thức về tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng – Udayabbhaya Ñāna.
Tiếp đến, hành giả sẽ nhận thức được bản chất của cảm thọ nói chung là vô thường, khởi lên và tan biến đi, liên tục biến đổi. Khi đã gặt hái được xung lượng và trạng thái định tâm, bạn sẽ nhận thức được rằng sự chú ý có thể vượt qua cảm giác đau nhức.
Nói cách khác, tập trung sự chú ý là cách thức tu tập đúng đắn để vượt qua khổ thọ ( Dukkha Vedanā).
Khi năng định tâm đã chín muồi, bạn sẽ nhận thức được sự thật rằng, trong mỗi sự chú ý, cảm giác đau nhức đã khởi lên và tan biến đi một cách ngay lập tức.
 
Cảm giác đau nhức đó chính là một tiến trình tự nhiên.
Sau đó, bạn cũng nhận biết được tiến trình tan rã của các hiện tượng.
Tiếp đến, tiến trình sanh diệt của các hiện tượng ngày càng xuất hiện một cách rõ ràng và sống động trong tâm thức của bạn.
Đến lúc này, cảm giác đau nhức đã không còn khởi lên một cách rõ ràng trong mỗi sự chú ý của bạn nữa, tiến trình sanh diệt của các hiện tượng đã trở thành đối tượng chú ý của bạn.
Đồng thời, bạn cũng đã lãnh hội được một cách rõ ràng rằng, sự chú ý để nhận thức đã có thể vượt qua được cảm giác đau nhức.
Trong trạng thái nội quán mà tâm thức hành giả nhận biết được trạng thái tan hoại của các hiện tượng – Bhanga Ñāna, cảm giác đau nhức đã không còn hiện khởi một cách rõ ràng nữa, chỉ còn sự chú ý đến cảm giác ấy là dễ nhận biết mà thôi.
 
Với năng lực định tâm đã được thiết lập một cách vững chãi và mạnh mẽ, khi bạn vừa khởi tâm chú ý đến cảm giác đau nhức thì ngay lập tức nó sẽ biến mất đi.
Sự chú ý liên tục đến tiến trình tan hoại có thể khiến cho hành giả nghĩ rằng mình đã thực hành sai đường.
Một hành giả đã có kiến thức về Phật Pháp luôn luôn biết rằng mình cần phải chú ý đến những gì đang xảy ra trong hiện tại chứ không phải những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Tuy nhiên, với kiến thức về trạng thái tan hoại của các hiện tượng, sự chú ý đến cảm giác đau nhức chỉ xuất hiện sau khi cảm giác này đã biến mất.
Vì vậy, có thể bạn sẽ nghĩ rằng mình đã thực hành sai.
Bạn có thể trở nên băn khoăn và hỏi vị thiền sư của mình rằng :
 
“ Tôi đã đi sai đường rồi phải không ? Tôi đã chú ý đến những gì đã xảy ra ở quá khứ, thay vì phải chú ý đến những gì đang xảy ra trong hiện tại.
 
Cảm giác đau nhức đã biến mất ngay lập tức khi nó bị chú ý.
Vì vậy, sự chú ý của tôi luôn luôn chậm hơn tiến trình xảy ra của cảm giác này, sự chú ý của tôi chỉ được thiết lập trên những gì đã xảy ra”.
 
Sau đó, vị thiền sư sẽ nói với bạn rằng, trong trạng thái nội quán mà bạn gặt hái được kiến thức về trạng thái tan hoại của các hiện tượng như đã được đề cập trong Giáo Pháp của Đức Phật, cảm giác đau nhức đã biến mất ngay lập tức khi sự chú ý của hành giả hướng về nó.
Vì vậy, cảm giác đau nhức đã không còn hiện hữu để cho hành giả chú ý đến nó. Điều này chứng tỏ năng lực chú ý của hành giả đã nhanh hơn và vượt qua được cảm giác đó.
Hành giả phải hiểu như vậy mới đúng. Điều quan trọng mà bạn cần phải nhớ là chỉ chú ý đến cảm giác đau nhức chứ không phải suy niệm về nó, bởi vì suy niệm về cảm thọ nói chung sẽ làm cho tiến trình quán niệm bị chậm lại.
Năng lực chú ý mạnh mẽ, vững chãi và chính xác sẽ khiến cho hành giả nhận ra bản tính giả tạm của cảm thọ nói chung và tiến trình tan hoại tất yếu của nó.
 
Sự nhận thức đó có thể vượt qua được tâm sân hận phát khởi từ cảm giác đau nhức như thể người ta loại bỏ một cái gai ra khỏi thân thể mình.
Tóm tắt: Sân hận tái hiện nhiều lần trong khổ thọ cần phải được loại bỏ.

Khi cảm giác đau nhức khởi lên trong tâm thức, hành giả cần phải chú ý đến nó một cách đúng đắn như thể người ta loại bỏ một cái gai ra khỏi thân thể mình.

Bây giờ, bạn đã vượt qua được những chướng ngại xuất hiện trong trạng thái nội quán có tên là tiến trình tan hoại của các hiện tượng, làm chủ được trạng thái nội quán này.

Như vậy, bạn đã đi được nữa chặng đường dẫn đến Niết Bàn.
Trạng thái nội quán thứ ba trong lộ trình phát triển trí tuệ là kiến thức về trạng thái lãnh hội- Sammassana Ñāna.
Với trạng thái nội quán này, bạn lại phải chạm trán với những hiện tượng tâm lý tồi tệ khi cảm giác đau nhức đã trở nên mạnh mẽ hơn.
Với kiến thức về tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng ( trạng thái nội quán thứ tư trên lộ trình phát triển trí tuệ), bạn sẽ cảm thấy dễ chịu bởi vì cảm giác đau nhức sẽ giảm bớt ngay khi nó bị chú ý đến.
Tuy nhiên, đối với trạng thái nội quán được gọi là Sammassana Ñāna, có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc thực hành thiền của mình không có sự tiến bộ.
 
Đến lúc này, thiền sư sẽ có bổn phận giải thích cho hành giả hiểu rõ về trạng thái này.
Vị thiền sư sẽ cẩn thận giúp đỡ hành giả xử lý tình huống và đường lối thực hành cho từng trạng thái nội quán. Khi hành giả đạt tới kiến thức về tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng – Udayabbaya Ñāna ở mức độ thấp, sự khởi lên và biến mất đi của đối tượng quan sát chưa xuất hiện một cách rõ ràng trong tâm thức của anh ta.
Tuy nhiên, hành giả sẽ nhận thấy thân tâm của chính mình tự nhiên nhẹ nhàng hẳn lên, đồng thời đã trở nên thuần thục và dễ uốn nắn.
Trước đây lúc mới tập sự thực hành thiền, hành giả thường có thói quen thay đổi tư thế.
Khi đã gặt hái được Udayabbhaya Ñāna, hành giả đã có thể ngồi thiền liên tục trong một giờ đồng hồ.
Trong trạng thái nội quán này, đối với những hành giả trước đây đã có khả năng thực hành thiền liên tục trong một giờ đồng hồ không thay đổi tư thế, nay họ đã có khả năng thiền tọa liên tiếp trong 2, 3, 4 hoặc 5 giờ đồng hồ.
 
Đối với những hành giả đã gặt hái được Udayabbhaya Ñāna ở trình độ thấp, thỉnh thoảng tâm trí của họ cũng bị lang thang vô định.
Tuy nhiên, ở trình độ hành thiền này, họ đã có khả năng quán niệm một cách dễ dàng và trôi chảy.
Khi đã gặt hái được xung lượng ( tức sức đẩy tới trong vật lý), hay có thể nói một cách nôm na là đã có đà trong quá trình thực hành thiền, sự chú ý của hành giả lại càng trở nên thích hợp, trôi chảy và dễ dàng hơn nữa.
 
Đến lúc đó, hành giả sẽ dễ dàng quan sát tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng, bởi vì tiến trình này đã xuất hiện một cách rất rõ ràng và trong sáng trong tâm thức của anh ta.
Với trạng thái tâm thức mà trí tuệ đã khá phát triển, nhưng đang ở mức độ thấp, hành giả vẫn cần phải nổ lực chú ý. Tuy nhiên, khi trí tuệ đã phát triển ở một mức độ cao hơn, hành giả sẽ hoàn thiện được thân tâm của chính mình.
 
Đến lúc này, sự chú ý của hành giả sẽ sự tự động phát khởi và hướng về bất cứ đối tượng nào khởi lên trong tâm thức. Do đó, thân tâm của hành giả đã trở nên thanh thản và nhẹ nhàng.
Một vài hành giả đã phát triển trí tuệ ở mức độ cao nói rằng, trước đây họ chưa bao giờ trải nghiệm được một tâm thức thanh thản và nhẹ nhàng như vậy.
 
Thậm chí, khi đang ở trong tư thế thiền tọa, thân thể của họ tự nhiên thẳng đứng và bất động như một con búp bê, tâm trí của họ đã trở nên thăng bằng tới mức không thể tin được.
Đó là những trải nghiệm khá thú vị đối với những hành giả đã gặt hái được kiến thức về tiến trình đang khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng.
 
Đó chính là hoan hỷ minh sát- Pīti Vipassanā, tức trạng thái hạnh phúc mà những người thực hành thiền minh sát có thể gặt hái được.
Một trạng thái tâm lý mà những người không thực hành thiền minh sát, thậm chí là cả Chư Thiên cũng không có cơ hội để trải nghiệm được.
Khi đang thực hành thiền minh sát tại một nơi tách biệt, hành giả có thể trải nghiệm hoan hỷ minh sát ( được kể như một loại lạc thọ - Sukkha Vedanā).
 
Một cách đúng đắn, trạng thái hạnh phúc này cần phải được loại bỏ, thay vì phát triển tâm bám víu và quyến luyến vào nó. Tâm tham khát muốn được tiếp tục trải nghiệm trạng thái hạnh phúc này phải được xem như là biểu hiện củatham lam ( Lobha- Greed).
- Lạc thọ ( Sukkha Vedanā)
Tóm tắt: Tâm khao khát lạc thọ tái hiện khởi phải được loại bỏ. Khởi tâm bám víu vào lạc thọ nghĩa là đã bị tắt ngẽn từ bên trong.
Quán niệm như thế nào để xua tan lạc thọ ? Đức Phật đã từng giáo huấn về cách chú ý để nhận thức được bản chất lạc thọ, đặc biệt là khi lạc thọ đang khởi lên trong trạng thái nội quán mà tâm đã nhận biết được tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng ở mức độ cao.

Trong trạng thái nội quán này, sự chú ý của hành giả sẽ khởi lên và tan biến đi. Thậm chí, đối với những hành giả đã gặt hái được Udayabbhaya Ñāna ở mức độ thấp, lạc thọ cũng khởi lên trong tâm thức của họ.
 
Khi đã gặt hái được Udayabbhaya Ñāna ở mức độ cao, hành giả cũng sẽ trải nghiệm được hiện tượng thân tâm của mình trở nên phấn chấn, dễ uốn nắn và điều khiển. Đồng thời hành giả cũng trải nghiệm được hoan hỷ minh sát ( Vipassanā Pīti).
 
Do đó, anh ta rất dễ khởi tâm bám víu vào trạng thái hạnh phúc này.
Đây chính là biểu hiện của tâm tham lam muốn tận hưởng lạc thọ
( Sukkha Vedanā). Trong trình tự loại bỏ tâm tham lam, hành giả cần phải quán niệm lạc thọ cho đến khi đã lãnh hội được bản chất của nó là khổ.
 
Hành giả cần chú ý liên tục và chính xác để nhận biết rằng hiện tại thân hay tâm đang cảm thấy dễ chịu. Nếu tâm đang tận hưởng lạc thọ thì hành giả rất dễ nhận biết trạng thái này, đồng thời phải niệm thầm “ tâm đang thanh thản, tâm đang thanh thản”…
Đối với trạng thái thanh thản của thân, hành giả cũng phải tập trung sự chú ý và niệm thầm “ thân đang thanh thản, thân đang thanh thản”…Sự thật, hành giả thường có xu hướng muốn điều khiển và hiểu biết về thân hơn là tâm.
 
Do đó, tốt hơn hết, bạn chỉ nên chú ý liên tục đến trạng thái thanh thản và bình yên của thân.
Khi năng lực định tâm đã trở nên sắc bén và cảm thấy hăng hái trong quán niệm thì hành giả sẽ nhận thức được rằng, lạc thọ đã khởi lên và biến mất đi một cách nhanh chóng khi nó bị chú ý đến.
Thật ra, tiến trình khởi lên và tan biến đi quá nhanh chóng của lạc thọ hay cảm thọ nói chung đều tạo ra một áp lực trên tâm thức của hành giả.
 
Điều này chắc chắn sẽ khiến cho hành giả cảm thấy khổ.
Mỗi khi sự chú ý của hành giả không theo kịp tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng ( ở đây là lạc thọ), anh ta sẽ nhận thức được rằng, thật ra không có bất cứ một hiện tượng nào đáng vui thích cả, lạc thọ cũng chỉ là một tiến trình giả tạm và cuối cùng sẽ dẫn đến khổ mà thôi.
Đức Phật đã từng dạy chúng ta rằng “hãy xem lạc thọ ( Sukkha Vedanā) cũng giống như khổ thọ ( Dukkha Vedanā)”.
Do đó, tâm tham lam muốn bám víu vào lạc thọ đã bị sự chú ý liên tục của hành giả vượt qua và loại bỏ. Chúng ta không nên thèm muốn lạc thọ, mỗi khi nó khởi lên trong tâm thức thì hãy lập tức chú ý để loại bỏ nó.
Tóm tắt: Khi lạc thọ khởi lên, hành giả phải lập tức chú ý đến nó như cách chú ý đến lạc thọ.

Khổ thọ và lạc thọ đều có cùng bản chất là dẫn đến sự khổ.
- Thọ vô ký tính ( Upekkha Vedanā)
Với sự chú ý liên tục và năng lực định tâm đã phát triển, hành giả sẽ lần lượt vượt qua từng trạng thái nội quán.

Tuy nhiên, khi đã gặt hái được kiến thức về trạng thái thanh thản
- Sankhārūpekkha Ñāna, một trạng thái nội quán mà ở đó hành giả sẽ nhận thấy rằng vạn hữu đều bình đẳng từ trong bản chất.
Trong trạng thái nội quán này, tâm thức của hành giả chính là thọ vô ký tính
( Upekkhā Vedanā– Neutral Sensation).
Trạng thái tâm lý này không chứa đựng sợ hãi cũng không có vui thích.
Hành giả sẽ không còn mang tâm bối rối, phân biệt thế gian hay xuất thế gian, yêu hay ghét, không còn bám víu vào bất cứ cái gì xảy đến trong tâm thức của chính mình.
Một nữ hành giả thực hành thiền theo phương pháp chú ý tổng hợp ( tức chú ý một cách chi tiết đến tất cả những gì xảy đến trong đời sống hàng ngày của chính mình) đã nói rằng, sở thích của bà là lắng nghe những ca khúc vào ban đêm.
Bà cũng thích xem khiêu vũ và có khả năng bình luận rất sắc sảo về những vũ công, các ca khúc cũng như nhiều ca sĩ khác nhau.
Sau khi đã gặt hái được Phật Pháp, bà nhận thấy rằng những ca khúc và bộ môn khiêu vũ đã không còn thú vị đối với bà nữa.
Những thứ đó đã không còn ý nghĩa gì đối với bà nữa.
Bà cân nhắc kỹ lưỡng và nhận thấy rằng hạnh phúc và bất hạnh cũng chẳng có gì khác nhau cả.
Khi đã gặt hái được kiến thức về trạng thái thanh thản, sự chú ý của hành giả sẽ hiện khởi một cách tự động và hoạt động theo cách riêng của nó.
Những hành giả thành công trong việc tham thiền có thể nhớ lại những trải nghiệm của họ trong trạng thái nội quán này.
Những hành giả chưa gặt hái được trạng thái nội quán này sẽ có cơ hội trải nghiệm nó vào một ngày nào đó, nếu họ kiên nhẫn tiếp tục thực hành thiền.
 
Những người đã đạt tới trạng thái trí tuệ này sẽ có khả năng chịu đựng được những thăng trầm trong cuộc sống. Khi năng lực định tâm đã chín muồi, việc thực hành thiền của bạn sẽ có nhiều tiến bộ.
Tóm tắt: Không còn sợ hãi và vui thích, xem hạnh phúc cũng giống như đau khổ, không cần nổ lực mà vẫn thực hành quán niệm một cách dễ dàng.

Đây là 3 đặc tính chứa đựng trong trạng thái nội quán được gọi là Sankhārūpekkha Ñāna. ( Mahāsī)
Khi năng lực chú ý đã trở nên tự động, hành giả có thể bị đánh lừa và không nhận biết được bản chất của đối tượng quan sát được biểu lộ thông qua tiến trình khởi lên và tan biến đi của nó.

Vô minh hay vọng tưởng sẽ được thiết lập khi năng lực chú ý của hành giả đã trở nên dễ dàng và tự hoạt động theo cách riêng của nó.
Tóm tắt: Sự tái hiện nhiều lần của vô minh trong thọ vô ký tính phải được xua tan.
Theo trình tự thực hành thiền để đạt tới mục đích mong muốn, hành giả phải thực hành quán niệm và xóa tan vô minh ( Moha- Delusion).

 
Sự thật, trong Sankhārūpekkhā Ñāna, bạn có thể dễ dàng nhận biết được vô minh tái hiện nhiều lần trong thọ vô ký tính.
Đến lúc này, bạn đã ở trong tầm đạt tới mục đích cùng tột, chỉ cần phát triển thêm 2 bậc trí tuệ nữa thôi là dẫn đến thành công.
Hai bậc trí tuệ cuối cùng cần phải hoàn thiện là kiến thức về trạng thái thích nghi – Anuloma Ñāna và kiến thức về trạng thái chín muồi – Gotrabhu Ñāna.
 
Hành giả sẽ gặt hái được 2 loại kiến thức này khi năng lực định tâm đã thật sự sắc bén, trạng thái thanh thản trong nội tâm đã phát triển đến mức hoàn hảo.
 
Tuy nhiên, tiến trình gặt hái kiến thức về trạng thái thích nghi và kiến thức về trạng thái chín muồi xảy ra rất chậm chạ, bạn cần phải nổ lực hết mình trong thực hành quán niệm thì mới đạt tới mục đích mong muốn.
 
Có lúc, bạn có thể trình Pháp với thiền sư rằng tiến trình quán niệm của mình diễn ra rất tốt. Tuy nhiên, bạn không thể giải thích được là nó tốt như thế nào.
 
Do đó, thiền sư có thể phán quyết bạn đang ở trạng thái nội quán nào và nói rằng bạn vẫn chưa vượt qua được vô minh.
Liên quan đến trạng thái vô minh, Đức Phật đã giải thích rằng hành giả cần phải quán niệm về thọ vô ký tính cho đến khi nhận thức được nó chính là vô thường và hoàn toàn xua tan vô minh.
Tính vô thường ( Anicca- Impermanance) và vô minh ( Moha- Delusion) là phản đề của nhau.
Khi đã gặt hái được kiến thức về trạng thái thanh thản, bạn sẽ nhận thấy rằng không phải dễ thực hành sự chú ý đến thọ vô ký tính, bởi vì cảm giác này xuất hiện một cách huyền ảo và không rõ ràng, đặc biệt là trong thời đại của chúng ta – khi mà Giáo Pháp của Đức Phật đã được truyền qua nhiều đời và chưa được khám phá một cách đầy đủ.
Điều này có thể khiến cho chúng ta dễ rơi vào trạng thái ngộ nhận về ý nghĩa của nó.
Thời đại của chúng ta được gọi là Thời Mạt Pháp – khi mà sự suy luận về thọ vô ký tính như là những dấu chân nai đã được vẽ ra bởi những nhà nghiên cứu về Phật học.
Người thợ săn chỉ có thể theo dõi một con nai bằng cách lần theo những dấu chân của nó. Dấu chân nai in hằn trên mặt đá là rất khó nhìn thấy một cách rõ ràng.
Tuy nhiên thật tiếc thay, cho đến nay trên những mặt đá đó cũng không còn sót lại bất cứ một dấu chân nai nào cả.
Dầu sao chăng nữa, những người thợ săn vẫn có thể tin chắc rằng con nai đã từng in dấu chân của nó trên mặt đá ngàn năm.
Những dấu chân nai đó có thể dẫn đưa chúng ta đi từ khổ thọ ( Dukkha Vedanā) đến lạc thọ ( Sukkha Vedanā).
Những dấu chân nai không thể nhìn thấy được ví như là thọ vô ký tính ( Upekkha Vedanā – Neutral Sensation).
Vì vậy, thọ vô ký tính rất khó chú ý để nhận biết và hầu như chưa có ai có thể thực hiện được điều đó. Khi không thể nhận biết được thọ vô ký tính, cách tốt nhất là bạn phải rời bỏ nó để chú ý đến những cái gì đang hiện khởi một cách rõ ràng và trong sáng.
Khi bạn đã có sự hiểu biết hoàn hảo về thân thể của chính mình, điều lợi ích nhất là hãy chú ý đến những gì đang hiện khởi trong thân thể đó.
Thay cho việc quán niệm thọ vô ký tính, bạn có thể thực hành sự chú ý đến “ tiến trình đang phồng lên” và “ tiến trình đang xẹp xuống” của bụng.
 
Cách chú ý này có thể xua tan vô minh mỗi khi nó khởi lên và làm trì hoãn tiến trình nội quán của bạn.
Với sự tiến bộ trong quá trình thực hành thiền minh sát và kiến thức nội quán đã chín muồi, hành giả nào đã gặt hái được kiến thức về trạng thái tan hoại của các hiện tượng – Bhanga Ñāna sẽ dễ dàng nhận ra sự nguy hiểm và những điểm sai lầm có thể mắc phải khi đạt tới trạng thái thanh thản trong nội quán.
 
Khi năng lực định tâm đã vững chắc và mạnh mẽ, tiến trình trở thành của các hiện tượng, tiến trình chú ý, sự chấm dứt của tiến trình khởi lên và tan biến đi của các hiện tượng sẽ xuất hiện một cách rõ ràng hơn trong tâm thức hành giả.
 
Ở trình độ thực hành thiền này, khi hành giả đang chú ý đến tiến trình phồng lên của bụng, chuyển động dần dần phồng lên của bụng sẽ biến mất ngay lập tức, đồng thời tiến trình chú ý của tâm trí hành giả cũng sẽ biến mất theo cách tương tự.
 
Từ đó, hành giả sẽ nhanh chóng nhận thức được một sự thật rằng, cả hai “tiến trình chuyển động đang dần dần phồng lên của bụng” và “ tiến trình chú ý của tâm trí” đã biến mất một cách ngay lập tức, cái này tiếp nối cái kia.
 
Qui luật này cũng có thể áp dụng đối với “ tiến trình chuyển động đang dần dần xẹp xuống của bụng”. Tiến trình chú ý của tâm trí đến đối tượng quan sát và sự hiểu biết về trạng thái tan hoại của các hiện tượng sẽ xuất hiện một cách liên tục và nhanh chóng trong tâm thức của hành giả.
Tiến trình tan hoại của đối tượng quan sát đã kéo theo trạng thái tan hoại của tâm thức.
Bây giờ hành giả đã hoàn toàn lãnh hội được tính vô thường của vật chất và tinh thần ( ở đây là chuyển động phồng xẹp lên xuống của bụng và sự nhận thức của tâm trí). Vì vậy, hành giả đã phát triển trí tuệ và loại bỏ được vô minh.
Tóm tắt: Khi thọ vô ký tính khởi lên, hành giả cần chú ý để nắm bắt tính vô thường của nó.
Khi vô minh đang khởi lên, hành giả cần quán niệm cho đến khi nhận thức được nó chính là vô thường bằng cách quay trở lại chú ý đến tiến trình đang phồng lên và xẹp xuống của bụng.

Bằng cách nào chúng ta có thể xua tan được tâm tham lam, sân hận và vô minh ? Thọ vô ký tính không xuất hiện một cách rõ ràng. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn phải quay lại thực hiện sự chú ý đến tiến trình đang phồng lên và xẹp xuống của bụng để xua tan vô minh.
- Bốn dạng hành giả
Hành giả trải nghiệm cảm giác đau khổ, hạnh phúc và ảo tưởng đúng như hạnh nguyện Ba-La-Mật của họ trước đó, mỗi người mỗi khác, không có ai giống nhau. Có 4 dạng hành giả với bốn lối nhận thức khổ thọ và lạc thọ khác nhau, đó là :
1. Hành giả trải nghiệm cảm giác đau khổ và gặp nhiều chướng ngại trong lúc thực hành thiền. Vì vậy, anh ta sẽ gặt hái Giáo Pháp rất chậm.
2. Hành giả trải nghiệm cảm giác đau khổ và gặp nhiều chướng ngại trong lúc thực hành thiền. Tuy nhiên, anh ta vẫn gặt hái được Giáo Pháp một cách nhanh chóng.
3. Trong quá trình thực hành thiền, hành giả không gặp phải cảm giác đau khổ.

Tuy nhiên, anh ta gặt hái Giáo Pháp rất chậm. Dạng hành giả này thường nói rằng “ quán niệm là tốt” và anh ta có thói quen thực hành thiền suốt ngày.
Tuy nhiên, anh ta không giải thích được “ thực hành quán niệm tốt như thế nào” và vì sao anh ta đã gặt hái Giáo Pháp một cách chậm chạp.
4. Trong quá trình thực hành thiền, hành giả không bắt gặp cảm giác đau khổ, cũng không chạm trán với những chướng ngại và gặt hái Giáo Pháp một cách nhanh chóng.
Trong quá khứ, những hành giả chưa từng thực hành thiền định và cũng không thực hành thiền minh sát sẽ phải đối diện với nhiều chướng ngại trong quá trình thực hành quán niệm và gặt hái Giáo Pháp một cách chậm chạp.

 
Những hành giả không thực hành thiền định trong quá khứ mà chỉ thực hành thiền minh sát sẽ trải nghiệm nhiều chướng ngại trong lúc thực hành quán niệm.
Tuy nhiên, họ sẽ nhanh chóng gặt hái được Giáo Pháp.
Trong quá khứ, những hành giả đã từng thực hành thiền định nhưng không thực hành thiền minh sát sẽ không gặp phải những chướng ngại trong quá trình thực hành quán niệm.
Tuy nhiên, họ sẽ gặt hái Giáo Pháp một cách chậm chạp.
Những hành giả đã từng thực hành thiền định và thiền minh sát sẽ không gặp phải chướng ngại nào trong quá trình thực hành quán niệm và gặt hái Giáo Pháp một cách nhanh chóng. Bạn có thể là một trong 4 dạng hành giả vừa nói trên.
 
Đức Phật đã từng nói rằng tất cả 4 dạng hành giả nói trên, khi thực hành thiền minh sát đều có thể gặt hái Giáo Pháp một cách nhanh chóng nếu họ thực hành theo một phương pháp đúng đắn.
Khi cảm giác đau khổ xuất hiện, bạn cần phải chú ý đến nó cho đến khi nó đã hoàn toàn biến mất.
Nhờ vậy, bạn sẽ cải thiện được tiến trình thực hành quán niệm của chính mình.
Nếu chưa có khả năng chịu đựng được những cảm giác khó chịu, bạn không nên sanh tâm chán nản mà cứ tiếp tục kiên nhẫn tập luyện.
 
Sự thật là, khi thân xác bị đau khổ, cách tốt nhất là bạn không nên để tâm đến nó. Bạn sẽ vượt qua được các loại cảm giác nói chung nếu có thể thực hành theo cách như vậy.
Sau khi đã lắng nghe bài thuyết Pháp nói về 3 loại cảm thọ, sự tái hiện nhiều lần của sân hận trong khổ thọ và cách thức loại bỏ nó.
Cầu chúc cho tất cả quí vị sẽ có khả năng thực hành theo những lời dạy của Đức Phật.
Với sự siêng năng cần mẫn trong quán niệm, cầu chúc cho tất cả quí vị sẽ nhanh chóng nhận thức được Niết Bàn mong muốn, thoát khỏi tất cả những nổi khổ đau bằng cách thực hành thiền minh sát với một tâm thức thoải mái và thanh thản.
 
Lành thay ! Lành thay ! Lành thay ! Cầu chúc cho tất cả chúng sanh trên 10 phương có thể thoát khỏi nhiều loại nguy hiểm và tổn hại.
Cầu chúc cho họ sẽ thoát khỏi khổ đau trên phương diện thân xác và tinh thần.
Cầu chúc cho họ sẽ có khả năng chịu đựng nổi gánh nặng của cuộc sống và được hạnh phúc trong thân tâm. Lành thay ! Lành thay ! Lành thay !
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
Thiền
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Khốc hoàng thiên - Phong Ba Đình (Thiên Hùng)
» Ngắm thiên nhiên kỳ vĩ qua thiết kế của các thương hiệu đình đám thế giới
» Thiếu phụ Nam Xương
» Dương Tôn Bảo phá Thiên Môn Trận
» Thập Tín Còn Gọi Là Thập Tâm (thiếu đâu sửa đó)
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-