Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 21 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 09:10

Tam Tạng Pháp Số  (trang 19)
 
NHỊ PHÁP THÂN
二法身 (Khởi tín luận sớ)
 
Một, Ngôn thuyết pháp thân. Nghĩa là pháp thân vô tướng, vốn xa nói năng. Tuy xa lìa nói năng, nhưng không dùng lời nói thì không lấy gì trình bày.
Vì thế gọi là ngôn thuyết pháp thân.
Hai, Chứng đắc pháp thân. Nghĩa là thể của pháp thân rộng khắp, mọi vật đều có đầy đủ. Chỉ vì mê nên không thể hiển bày hoàn toàn. Nếu không tu tập, làm sao chứng được. Vì thế dùng tâm thỉ giác khế hợp với lý bổn giác. Thỉ, bổn không hai, tức là giác ngộ hoàn toàn. Đó là chứng đắc pháp thân.
 
NHỊ PHẬT THÂN
二佛身 (Niết bàn kinh)
 
Một, Pháp tánh thân. Pháp tánh là pháp thân vậy. Nghĩa là thân pháp tánh này biến khắp mười phương không ngằn mé, sắc thân đoan chánh, tướng hảo trang nghiêm, dùng vô lượng ánh sáng, vô lượng ngôn từ độ pháp thân Bồ tát ở mười phương. Đó là pháp tánh thân.
Hai, Sanh tử thân.  Nghĩa là Phật dùng sức phương tiện hiện sanh hiện diệt; hiện xuất gia, hiện thành Phật; tất cả ác pháp trừ hết, tất cả thiện pháp đều thành tựu; thứ lớp nói pháp độ chúng sanh. Đó là sanh tử thân.
 
NHỊ PHẬT THÂN
二佛身 (Niết bàn kinh)
 
Một, Sanh thân. Nghĩa là thân từ cha mẹ sanh ra, tức là thân ứng hóa của Phật.
Hai, Pháp thân. Nghĩa là thân vốn có của pháp tánh. Nếu Phật ra đời hay không ra đời, pháp thân thường trụ bất động, không hề thay đổi.
 
NHỊ PHẬT THÂN
二佛身 (Niết bàn kinh)
 
Một, Thường thân. Thân thường trụ giải thoát của Như lai, đức độ đầy đủ, hạnh nguyện tròn đầy.
Bách thiên vạn ức kiếp về trước chưa từng sanh; bách thiên vạn ức kiếp về sau chưa từng diệt. Vì thế gọi là thường thân.
Hai, Vô thường thân. Phật phương tiện muốn độ thoát khổ đau cho chúng sanh, thị hiện cái thân sanh tử, rồi xuất gia, tu đạo, thành Phật, thuyết pháp, nhập Niết bàn. Vì thế gọi là vô thường thân.
 
NHỊ THÂN
二身 (Hoa Nghiêm Kinh Sớ)
Một, Chơn thân. Nghĩa là chơn trí và pháp thân hợp thành, nên gọi là chơn thân. Khởi tín luận nói: Tự thể có trí huệ quang minh lớn, sáng soi khắp pháp giới.
Hai, Ứng thân. Nghĩa là hiện vô số thân tùy theo tâm lượng hóa độ chúng sanh ứng với muôn loài. Ví như một mặt trăng hiện khắp sông ngòi (ở đâu có nước) dù mặt trăng đứng im một chỗ. Kinh Kim quang minh nói: Theo vật hiện hình, giống như trăng trong nước. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 09:14

Tam Tạng Pháp Số  (trang 20)
 
NHỊ CHỦNG SẮC THÂN
二種色身 (Phật địa kinh luận)

Một, Thật sắc thân. Thật là thật có, chư Phật, từ nhân, ở vô số kiếp tu các nghiệp tướng tốt… đem đến kết quả vô lượng tướng tốt trang nghiêm và thân của các Ngài khắp trong pháp giới. Vì vậy gọi là thật sắc thân.
Hai, Hóa sắc thân. Hóa là biến hóa. Chư Phật, do sức bi nguyện lớn, hóa hiện các Bồ tát lớn, hiện vô số thân, vô số tướng tốt, vô số tiếng nói, tùy nơi, tùy lúc, tùy theo sở thích mà biến hiện ra các thân hình, vô lượng vô chừng. Vì thế gọi là hóa sắc thân.
 
ĐẠI TIỂU NHỊ HÓA THÂN.
大小二化身 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)

Một, Đại hóa thân. Nghĩa là vì có đủ căn cơ của bậc Đại thừa Bồ tát hoặc hiện thân tám mươi bốn ngàn tướng tốt, hoặc hiện thân có vô số tưởng tốt như vi trần khắp cả hư không. Vì thế gọi là đại hóa thân.
Hai, Tiểu hóa thân. Nghĩa là Phật có đầy đủ căn cơ của Tiểu thừa và trời, người hoặc hiện thân ba mươi hai tướng tốt, một trượng sáu thước. Vì vậy, gọi là tiểu hóa thân.
(ba mươi hai tướng tốt: 
1. Bàn chân bằng phẳng, vững chãi;
2. Chỉ lòng bàn chân xoáy tròn như nan hoa bánh xe;
3. Ngón tay thon dài;
4. Chân, tay mềm dịu;
5. Kẻ tay, chân có lớp da mỏng như lưới;
6. Gót chân đầy đặn,
7. Mu bàn chân cao tròn;
8. Bắp chân thon dài như tướng lộc vương;
9. Tay dài quá gối;
10. Nam căn ẩn kín;
11. Thân hình cao và cân đối;
12. Lỗ chân lông phát ra màu xanh;
13. Lông trên mình uốn xoay về bên phải;
14. Thân sáng ánh như vàng thắm;
15. Quanh thân có hào quang chiếu ra một trượng;
16. Da mỏng, mịn;
17. Lòng bàn chân, tay, hai vai, đỉnh đầu, bảy chỗ ấy đều đầy đặn;
18. hai nách đầy đặn;
19. Thân đỉnh đạt như Sư tử;
20. Thân thể ngay thẳng, đoan chánh;
21. hai vai tròn trịa cân phân;
22. bốn mươi cái răng;
23. Răng đều, trắng và khít;
24. Răng cửa lớn trắng và trong;
25. hai bên má cao và đầy đặn như sư tử;
26. Nước bọt trong họng thơm;
27. Lưỡi rộng và dài;
28. Giọng nói vang rền;
29. mắt xanh biếc;
30. Lông mi như ngưu vương;
31. Giữa hai lông mày có lông trắng thường chiếu sáng;
32. Trên đỉnh đầu có cục thịt nổi cao bằng búi tóc). 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 19:03

Tam Tạng Pháp Số  (trang 21)
 
PHẬT NHỊ CHỦNG THẬP THÂN
佛二種十身 (Hoa nghiêm kinh)
 
Một, Dung tam thế gian vi thập thân. Tức là chúng sanh, đất nước, trí chánh giác là ba cái thuộc thế gian. Nói là dung hợp ba thế gian thành mười thân là chúng sanh thân, nghiệp báo thân. Đó là chúng sanh thế gian, quốc độ thân.
Tức là quốc độ thế gian, Thinh văn thân, Duyên giác thân, Bồ tát thân, Như lai thân, Trí thân, Pháp thân, Hư không thân. Tức trí chánh giác thân thế gian.
 
Hai, Phật tự cụ thập thân là: một. Thân Bồ đề, hai. Nguyện thân, ba. Hóa thân, bốn. Phương trí thân, năm. Tướng hảo trang nghiêm thân, sáu.
Oai thế thế thân, bảy. Ý sanh thân, tám. Phước đức thân, chín. Pháp thân, mười. Trí thân.
 
NHỊ GIÁC
二覺 (Phiên dịch danh nghĩa).
 
Một, Tự giác. Nghĩa là hiểu biết ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Tất cả các pháp thường và vô thường v.v… Ngộ được tánh chơn không, thấu rõ hư vọng hoặc nghiệp, thành tựu được diệu trí, có thể tự mình mở bày giác ngộ, nên gọi là tự giác.

Hai, Giác tha. Nghĩa tự mình đã giác ngộ rồi, vận dụng vô duyên từ, rộng nói các pháp, mở mang việc giác ngộ cho chúng sanh, khiến đều xa lìa khổ sanh tử, được vui Niết bàn, nên gọi là giác tha.
 
NHỊ GIÁC
二覺 (Khởi tín luận)
 
Một, Bổn giác. Tâm thể của chúng sanh, linh diệu, sáng suốt, rỗng rang, xưa nay xa lìa các niệm, rộng tựa hư không, bao trùm tất cả. Đó chính là pháp thân bình đẳng của Phật. Vì vậy gọi là bổn giác.
Hai, Thỉ giác. Tâm nguyên bổn giác của chúng sanh, huân tập vô minh, giác thành bất giác, nhiều kiếp mê lầm, bây giờ mới giác ngộ. Vì vậy gọi là thỉ giác, giác ngộ hoàn toàn thì thành Phật.
 
NHỊ PHẬT CẢNH
二佛境 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Chứng cảnh là lý chơn như pháp tánh, là cảnh giới của chư Phật đã chứng ngộ, xa lìa niệm tưởng, tát cả đều là chân như. Vì vậy gọi là chứng cảnh. Hai, Hóa cảnh. Quốc độ trong mười phương đều là cảnh giới biến hóa của Phật. Vì vậy gọi là hóa cảnh.
 
NHỊ CHỦNG PHẬT ĐỘ
二種佛土 (Phật địa kinh luận)
 
Thân là chỗ tựa của sắc thân. Độ là chỗ quốc độ nương tựa. Đã có thân năng y thì tất phải cõi nước để nương tựa. Vì vậy gọi là nhị chủng thân độ.
 
Một, Tự thọ dụng thân độ, Là nhân tu của mình mà cảm thọ, thọ dụng tương ứng, rất nhiều pháp vui, tự tại vô ngại. Vì vậy thân ấy gọi là tự thọ dụng thân, cũng gọi là viên mãn báo thân độ; tự thọ dụng thân độ, cũng gọi là thật báo trang nghiêm.
Bởi vì chư Phật trải qua vô số kiếp, tu tập vô lượng căn lành, nên thọ cảm thân độ khắp pháp giới, biến thành phần tự thọ dụng; còn các Bồ tát chỉ có thể nghe mà không thể thấy.
 
Hai, Tha thọ dụng thân độ. Là sự cảm thấy theo căn cơ người khác. Bởi vì chư Phật muốn khiến cho Bồ tát, chúng sanh hưởng thọ pháp lạc lớn, tấn tu các hạnh lành, tùy theo cấp độ mà hiện cảnh đẹp, cảnh xấu, cảnh lớn, cảnh nhỏ, thay đổi không ngừng, khiến cho những vị ấy được thọ dụng. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 19:44

Tam Tạng Pháp Số (trang 22)
 
THÂN ĐỘ NHỊ BẤT TƯƠNG LY
身土二不相離 (Tông cảnh lục)
 
Thân, độ là hai pháp, đều không xa lìa pháp tánh.
 
Một, Pháp tánh thuộc Phật là bản thân pháp tánh. Nghĩa là Phật tử ngộ được chơn như pháp tánh, lại dùng pháp tánh làm thân. Cho nên gọi pháp tánh thuộc Phật là bản thân pháp tánh.
 
Hai, Pháp tánh thuộc pháp là quốc độ pháp tánh. Nghĩa là lý của chơn như pháp tánh, ví như hư không, bao trùm khắp nơi, đó là cái thể chứng được của pháp thân, tức là nơi quốc độ nương tựa. Cho nên gọi pháp tánh thuộc pháp là quốc độ pháp tánh.
 
 NHỊ CHỦNG THẦN LỰC
二種神力 (Đại trí độ luận)
 
Một, khiến ở nơi xa thấy, nghe được. khiến chúng sanh ở nơi khác, quốc độ khác đều thấy, nghe được.
 
Hai, Khiến mọi người thấy Phật. Phật ở một nơi thuyết pháp, có thể khiến chúng sanh thấy Phật thuyết pháp trước mặt mình, giống như mặt trời mọc thì ảnh hiện mọi nơi có nước.
 
NHỊ TÚC NHÂN LỰC
二宿因力 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Túc nhân lực là nguyện lực nhiều đời trước của đức Thế tôn Tỳ lô giá na; vì muốn hóa độ chúng sanh, phát nguyện tu hành mà thành được Phật quả.
Muốn thực hiện nguyện lực này, nên nay ra đời dùng bi, trí; hạnh, nguyện đầy đủ, bèn dùng tứ vô chướng giải thoát, mở rộng pháp môn Hoa nghiêm Nhất thừa Viên giáo, khiến cho chúng sanh trong pháp giới, hiểu sâu trí huệ của Phật.
Nhưng nhân  kiếp trước của Phật, tuy nhiều, lược kê ra hai loại:
 
Một, Đại nguyện lực. Nghĩa là Phật từ trong nguyện lực, phát đại thệ nguyện, độ chúng sanh, nay đã thành Phật, dựa vào sức nguyện lớn, thị hiện mười phương thế giới, thuyết pháp độ sanh. Trong Hiện tướng phẩm nói: Tỳ lô giá na Phật, nguyện lực bao trùm pháp giới , trong tất cả quốc độ, luôn chuyển bánh xe pháp vô thượng. (Tiếng Phạn là Tỳ lô giá na, tiếng Hoa là Biến nhất thiết xứ, cũng gọi là Quang minh biến chiếu).
 
Hai, Tích hạnh lực. Nghĩa là từ ngàn xưa vô lượng kiếp, từ nguyện phát khởi hạnh, hạnh thành đạt chứng được quả, mới có thể diễn thuyết các pháp, dạy bảo chúng sanh. Cho nên chư sơn thần có bài kệ rằng: Đã từng tu thắng hạnh thật vô biên; nay được thần thông cũng vô lượng; pháp môn rộng mở nhiều như vi trần; tất cả khiến chúng sanh được an vui, giác ngộ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 19:55

Tam Tạng Pháp Số (trang 23)
 
NHỊ TÚC
二足 (Kim cang soạn yếu sớ)
 
Một, Phước túc. Nghĩa là từ trong nhân, Phật tu hành bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định. Được phước của năm độ, nay từ nơi quả, thành tự ứng thân, tướng hảo đầy, vạn đức trang nghiêm. Đó là phước túc.
 
Hai, Huệ túc. Nghĩa là từ trong nhân, Phật tu Bát nhã diệu ngộ, quả giác ngộ tròn đầy, trí huệ trang nghiêm. Đó là huệ túc.
 
TẤT ĐẠT THÁI TỬ NHỊ TƯỚNG
悉達太子二相 (Phật bổn hạnh tập kinh)
 
Tiếng Phạn là Tất Đạt, tiếng Hoa là Đốn cát, tên lúc nhỏ của Phật. Khi Phật vừa sanh ra, vua Tịnh phạn ra lệnh mời thầy tướng số. Thầy tướng số nói rằng tướng Thái tử tốt đủ để làm luân vương và làm Phật.
 
Một, Tướng luân vương. Luân vương là tướng của chuyển luân vương, có đủ 32 tướng tốt. Thầy tướng nói Thái tử có đầy đủ 32 tướng, nếu Ngài ở nhà thì sẽ làm chuyển luân thánh vương, cai trị bốn thiên hạ. (Tứ thiên hạ là tứ châu: Đông, phất vu đãi; Nam, phú đề; Tây, cù đa ni; Bắc, uất đơn việt.
 
Hai, Tướng thành Phật, Phật có 32 tướng tốt. Thầy tướng nói Thái tử có 32 tướng tốt, nếu bỏ địa vị đế vương, xuất gia cầu đạo, chắc thành Phật, tiếng tăm vang khắp mười phương, dạy bảo tất cả mọi loài.
 
NHỊ CHỦNG XÁ LỢI
二種捨利 (Phiên dịch danh nghĩa)
 
Một, Sanh thân xá lợi. Tiếng Phạn là xá lợi, còn gọi là thiết lợi tha; tiếng Hoa là cốt thân. Nghĩa là ứng thân của Phật Diệt độ sau khi trà tì còn gọi là xá lợi có ba màu sắc. Xương xá lợi sắc trắng, tóc xá lợi sắc đen, thịt xá lợi sắc đỏ. Xá lợi rất cứng đập không bể.
Nếu là xá lợi của Bồ tát, La hán thì màu giống nhau, tính cứng không bằng. Quang minh kinh nói: Xá lợi này là huân tập của giới, định, huệ, rất khó có được, đây là phước điền trên hết.
Cho nên chúng ta nên dựng tháp cúng dường thì phước báu vô lượng.
(Tiếng Phạn là Xà duy, tiếng Hoa là thiêu đốt)
 
Hai, Pháp thân xá lợi. Đại luận nói: kinh quyển cảnh pháp thân xá lợi. Nghĩa là Phật nói lý của tướng báu trung đạo, không hề thay đổi, không sanh, không diệt; xưa nay còn mãi, bao trùm cả trời đất.

Chúng ta nên chí tâm như pháp thọ trì, thì thấy pháp thân của Phật sẽ được phước vô lượng vô biên. Nên kinh Pháp hoa nói: Nếu quyển kinh để ở chỗ nào, nên dựng tháp cúng dường, không nên di chuyển tới lui, vì trong đó đã có toàn thân đức Phật. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 19:58

Tam Tạng Pháp Số (trang 24)
 
NHỊ PHÁP
二法 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Thắng nghĩa pháp, tức là Niết bàn. Pháp Niết bàn nghĩa của nó tối thắng, nên gọi là thắng nghĩa pháp.
 
Hai, Pháp tướng pháp, tức là pháp Tứ đế. Pháp Tứ đế, mỗi thứ có tướng trạng, nên gọi là pháp tướng pháp.
 
NHỊ PHÁP
二法 (Lăng nghiêm kinh)
 
Một, Tự đắc pháp. Nghĩa là pháp Phật tự tu hành mà chứng đắc được, cùng với mười phương Phật không tăng không giảm; nên gọi là Tự đắc pháp.
 
Hai, Bổn trụ pháp. Nghĩa là pháp thuộc pháp giới, xưa nay thường còn, có Phật hay không tánh tướng vẫn như thế; nên gọi là bổn trụ pháp.
 
NHỊ CHỦNG PHÁP TÁNH
二種法性 (Địa trì kinh)
 
Pháp tức là phép tắc, tánh tức là không thay đổi. Pháp tánh của tất cả không thay đổi đều có theo phép tắc để tu, nên gọi là pháp tánh.
 
Một, Thật pháp tánh. Nghĩa là lý chơn thật lìa xa tướng hư vọng, bổn tánh bình đẳng, không có đổi thay. Tất cả chư Phật, đều từ pháp tánh này tu hành mà thành chánh giác; nên gọi là thật pháp tánh.
 
Hai, Sự pháp tánh. Thế gian có vô số pháp, tất cả đều nương vào lý để thành lập và thi hành. Ví như đất, nước, gió, lửa; các pháp ngũ ấm, tùy theo thói quen mà có sự nhận biết. Tuy thuộc về sự, thật ra không ra ngoài lý pháp tánh bình đẳng; nên gọi là sự pháp tánh. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 20:05

Tam Tạng Pháp Số (trang 25)
 
KHẾ KINH NHỊ NGHĨA
契經二義 (A tỳ đạt ma đại tỳ bà sa luận)
 
Khế là trên hợp với lý tánh của chư Phật, dưới hợp với căn cơ của chúng sanh. Kinh là giáo pháp, là thường còn. Khế kinh là do Phật nói. Có hai nghĩa từ kiết tập, san định khế kinh này.
Một, Kiết tập nghĩa. Khế kinh của Phật, thâu tóm nhiều nghĩa, vượt lên trên cả tâm tình, khiến cho không quên mất, giống như kết hoa làm cái mũ đội lên trên đầu chúng sanh. Lâu bao nhiêu cũng không quên mất.
Hai, San định nghĩa. Khế kinh của Phật quyết đoán các nghĩa, rõ ràng, sai, đúng, bỏ ác, giữ lành, giống như mực thước của thợ mộc, chọn lựa điều tốt nhất, bỏ tà về chính, bỏ cong giữ ngay.
 
NHỊ BÁT NHÃ
二般若 (Đại trí độ luận)
 
Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là trí huệ. Đức Phật ở hội Bát nhã nói pháp ba giáo thông, biệt, viên. Nên mới có tên cộng, bất cộng Bát nhã.
 
Một, Cộng Bát nhã. Nếu là cộng Bát nhã, tức là thông giáo. Có nghĩa là Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát cùng nương nơi giáo pháp này mà tu chứng.
Hai, Bất cộng Bát nhã. Tức là hai giáo biệt, viên. Có nghĩa là với hai giáo biệt, viên này, chỉ đề cập đến pháp tu hành của Bồ tát, còn Thinh văn, Duyên giác không thể tham dự.
 
NHỊ BÁT NHÃ
二般若 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Thật tướng Bát nhã. Nghĩa là về lý của bổn giác, chẳng tịch, chẳng chiếu, xa lìa tướng hư vọng; gọi là thật tướng, tức là nhất thiết chủng trí.
(Tịch là im lặng; chiếu là sáng soi. Tịch, chiếu đều nói là chẳng, là dùng ngăn hai bên để biểu hiện thật tướng của trung đạo.
Hai, Quán chiếu Bát nhã. Nghĩa là đức quán chiếu, chẳng chiếu mà chiếu, hiểu rõ các pháp vô tướng, gọi là quán chiếu, tức nhất thiết trí (chẳng chiếu mà chiếu, nghĩa là về lý, trí thì vốn chẳng chiếu, vì quán mà có chiếu, để làm rõ cái đức quán chiếu).
 
BÁT NHÃ NHỊ CHỦNG TƯỚNG
般若二種相 (Địa tạng thập luân kinh).
 
Một, Thế gian Bát nhã. Nghĩa là các vị Bồ tát chỉ dựa vào đọc tụng, biên chép, vì người khác mà diễn thuyết giáo lý Tam thừa, khuyên răn tu hành, diệt trừ phiền não, nghiệp chướng, không thực hành tịch tĩnh chơn thật Bát nhã, thường thực hành Bát nhã có thấy có tướng.
Như thế là Bát nhã có lựa chọn, có vướn mắc. Vì thế gọi là thế gian Bát nhã.

(Bát nhã có thấy, có tướng là thế gian trí. Như  quan lớn Cù tân chia cõi Diêm phù đề làm bảy phần để có thể chấm dứt tranh kiện cáo. Trí mãng tổ sư nói rằng chọn lựa trí thế gian chính là Bát nhã).
 
Hai, Xuất thế gian Bát nhã. Nghĩa là chư Bồ tát khi chuyên cần tu tập đạo Bồ đề, các vị Thinh văn tùy sức vì người khác diễn nói Tam thừa chánh pháp, mà ở trong đó, tâm như hư không, bình đẳng, im lặng, xa lìa danh tướng. Bát nhã như thế là không vướn không mắc. Đó là xuất thế gian Bát nhã.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 20:15

Tam Tạng Pháp Số (trang 26)
 
NHỊ CHỦNG BÁT NHÃ TRANG NGHIÊM
二種般若莊嚴 (Bát nhã kinh và Đại trí độ luận)
 
Tiếng Phạn là Bát nhã, tiếng Hoa là trí huệ, vì trí huệ có thể trang nghiêm pháp thân. Nên gọi là Bát nhã trang nghiêm.
 
Một, Dĩ trang nghiêm. Nghĩa là người có thể tu tập trí huệ, như đeo anh lạc tốt đẹp trang nghiêm thân mình. Đó gọi là đã trang nghiêm.
Hai, Vị trang nghiêm. Nghĩa là người chưa thể tu tập trí huệ, như không có anh lạc trang nghiêm thân mình. Đó là chưa trang nghiêm.
 
KIM CANG NHỊ NGHĨA
金剛二義 (Kim cang kinh tự hiển lục)
 
Kim cang là một loại kim loại rất cứng, nên gọi là kim cang.
Tiểu phẩm Bát nhã dùng từ kim cang làm đề tựa. Rắng chắc và sắc bén có hai nghĩa.
Một, nghĩa rắng chắc. Rắng chắc của kim cang, không vật nào có thể làm cho nó hư nát, dùng để dụ thể Bát nhã, chơn thường thanh tịnh, không biến đổi, phiền não không thể làm loạn, tà ma không thể quấy động. Ấy là thật tướng Bát nhã.
Hai, nghĩa sắc bén. Sắc bén của kim cang có thể phá tan mọi vật, dùng để dụ dụng của Bát nhã, có thể dứt trừ nghiệp chướng chấp trước, chiếu soi năm uẩn đều không, vượt qua các khổ nạn. Ấy là quán chiếu Bát nhã.
 
PHÁP HOA NHỊ DIỆU
法華二妙 (Pháp hoa huyền nghĩa)
 
Diệu là không thể nghĩ bàn, chẳng phải là tâm suy nghĩ, miệng nghị luận của các vị Bồ tát. hai điều bất tư nghì này chính là ý của luận về Pháp hoa khai quyền hiển thật. Tên diệu một khi đã nêu lên thì tuyệt đối hoàn toàn, nên chờ bàn luận mới quyết định, thì Pháp hoa mới được hiển lộ. Ra đời trước cả tứ thời, tam giáo. Tuyệt đối luận bàn. Lại có thể trước khai mở, khiến điều viên diệu vậy.
(Khai là mở mang, ba thừa Thinh văn, Duyên giác, Bồ tát là quyền- Phật thừa là thật. Phật nói kinh pháp hoa chính là mở ra ba thừa là quyền; nêu rõ Nhất thừa là thật.
Nên kinh nói: Trong mười cõi Phật, chỉ có pháp Nhất thừa, còn gọi là mở rộng pháp Thinh văn. Đó là vua của các kinh- bốn thời: Hoa nghiêm; lộc uyển; phương đẳng; Bát nhã-ba giáo là tạng, thông, biệt).
 
Một, Tương đãi diệu. Bên này, bên kia đắp đổi cho nhau gọi là tương (liên hệ).
Lấy cái kia chờ đợi cái này gọi là đãi. hai bên nương tựa nhau là để so sánh hơn kém. Nghĩa là trước nói tứ thời, tam giáo là nói pháp thô, sau nói kinh pháp Hoa là nói pháp diệu. Lấy cái này mong chờ cái kia gọi là đãi. Đãi tức là đối đãi, nghĩa là thô là đối với trước, diệu là đối với cái sau.
 
Hai, Tuyệt đãi diệu. Dứt cái thô ở trước, lại không so đo đối đãi. Nghĩa là pháp hoa mở ra ba thừa là quyền, tức là Phật thừa mới là thật. Thật không ngoài quyền, quyền không ngoài thật. Thật tức là quyền, quyền tức là thật; nên gọi là tuyệt đãi diệu vậy.
 
TÍCH BỔN NHỊ MÔN
迹本二門 (Pháp hoa huyền nghĩa thích thiêm)
 
Môn là có thể thông suốt, nghĩa là do cửa này mà có thể thông suốt đến thật tướng. Nhưng hai cửa này, chỉ có kinh pháp hoa mới nói rõ thôi. Bởi vì chẳng có bổn không sao tìm tích được, không có tích không lấy gì làm rõ bổn.
Bổn, tích tuy khác, đều không thể nghĩ bàn, nên gọi là diệu. Các kinh chỉ nói đức Thích ca mới thành Phật đây (tích) mà không nói đã thành Phật lâu rồi (Bổn), để hiển bày kinh pháp đã và đang nói.
Đó điều quan trọng nhất. Nên mới được gọi là vua trong các kinh.
(Thật tướng là tướng xa lìa hư vọng, tức là diệu lý, chơn thật của trung đạo. Đã và đang thuyết pháp là kinh Bát nhã đã nói trước rồi, kinh vô lượng nghĩa hiện nay nói; Niết bàn kinh thì đang nói).
 
Một, Tích môn. mười bốn phẩm trước của kinh Pháp hoa gọi là tích môn.
Tích là dấu chân. Luận về đức Thích ca thành đạo từ trước đến nay, khoảng giữa giáo hóa chúng sanh, rồi sanh, rồi diệt, cho đến nay thành Phật độ sanh, đều từ bốn đến tích, nên gọi là tích môn.
 
Hai, Bổn môn. mười bốn phẩm sau trong kinh Pháp hoa gọi là bổn môn. Bổn là gốc rễ. Luận về đức Thích ca đã thành Phật vô số kiếp về trước.
Nên kinh nói tất cả trời, người, A tu la trong thế gian đều cho rằng nay Phật Thích ca mâu ni xuất thế, trong cung vua dòng họ Thích, bỏ thành Già da không xa, ngồi ở đạo tràng chứng được chánh giác.

Nhưng ta thực sự thành Phật đến nay đã vô số kiếp. Từ đó đến nay, ta thường ở cõi ta bà thế giới này thuyết pháp độ sanh. Ấy là mở tích hiển thị bổn. Vì vậy gọi là bổn môn. (Tiếng Phạn là Già da, tiếng Hoa là sơn thành; Tiếng Phạn là Na do tha, tiếng Hoa là vạn ức; Tiếng Phạn là Ta bà, tiếng Hoa là năng nhẫn).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 20:29

Tam Tạng Pháp Số (trang 28)
 
NHỊ CHỦNG NHẤT THỪA
二種一乘 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
hất thừa là Hoa nghiêm Nhất thừa Viên giáo. Đối với Nhất thừa này có giống có khác, nên gọi là nhị chủng Nhất thừa.
Một, Đồng giáo Nhất thừa. Đồng tức giống với hai giáo chung, đốn.
Nhưng chung giáo chỉ nói rõ một tánh, một tướng, lý, sự vô ngại.
Đốn giáo chỉ nói rõ không hai không ba, lời nói, suy nghĩ đều dứt hết. Giáo lý giống nhau này đều nói một tánh, một tướng, sự, lý vô ngại, vô nhị vô tam, nói năng, suy nghĩ dứt hết.
Giống hai giáo kia, đều hiển thị Nhất thừa. Vì vậy gọi là đồng giáo Nhất thừa. (Vô nhị: không Thinh văn, Duyên giác- vô tam thêm Bồ tát)
Hai, Biệt giáo Nhất thừa. Biệt tức là khác nhau bốn giáo tiểu, thủy, chung, đốn. Nhưng sự khác nhau này, chỉ xét về hai đức tính viên, dung, sự sự vô ngại. Nêu lên một pháp, liền thâu nhiếp tất cả pháp môn vô ngại. Tất cả pháp môn trở về thành một giáo. Vì vậy gọi là biệt giáo Nhất thừa.
 
NHỊ CHỦNG TRANG NGHIÊM
二種莊嚴 (Niết bàn kinh)
 
Trang tức là đoan trang, nghiêm tức là tề chỉnh, vì hai thứ trí huệ và phước đức đều có thể trang nghiêm pháp thân.
Một, Trí huệ trang nghiêm.
Các vị Bồ tát từ khi mới phát tâm đến lúc hoàn mãn công hạnh, vô minh đã hết, Phật tánh hiện tiền, có được trí huệ có thể hiển thị pháp thân. Vì vậy gọi là trí huệ trang nghiêm.

Hai, Phước đức trang nghiêm. Các vị Bồ tát tu hành lục độ, vạn hạnh đầy đủ, có được phước đức, có thể hiển thị pháp thân. Vì v ậy gọi là phước đức trang nghiêm.
 
NHỊ CHỦNG TRANG NGHIÊM
二種莊嚴 (Kim cang kinh soạn yếu sớ)
 
Kinh Kim cang nói: Trang nghiêm cõi Phật, tức là chẳng trang nghiêm, đó gọi là trang nghiêm. Chẳng trang nghiêm, tức là trang nghiêm hình tướng.
Đó là trang nghiêm, tức là trang nghiêm đệ nhất.
Một, hình tướng trang nghiêm. Nghĩa là nếu người ta phân biệt Phật độ thì có hình tướng mà nói ta có thể thành tựu. Người ấy vướng mắc vào cảnh, sắc, thanh,… chẳng phải thật trang nghiêm. Đó là hình tướng trang nghiêm.

Hai, Đệ nhất nghĩa trang nghiêm. Nghĩa là tâm thanh tịnh không vướng mắc, nương vào trí huệ chơn thật, thông đạt cõi tự tánh, chỉ có biểu hiện của tâm. Đây là cõi Phật do chánh trí thành tựu. Vì vậy gọi là đệ nhất nghĩa trang nghiêm.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13Wed 06 May 2015, 20:46

Tam Tạng Pháp Số (trang 29)
 
NHỊ NHƯ LAI TẠNG
二如來藏 (Đại thừa chỉ quán pháp môn)
 
Như lai là lý tánh của Như lai. Tạng là bao hàm giữ gìn, nghĩa là tâm phiền não của tất cả chúng sanh có đầy đủ vô lượng vô biên nghiệp thanh tịnh vô lậu, không thể nghĩ bàn. Ví như trong đá có vàng, trong cây có lửa.
Cho nên trong cấu tạng Phật tánh đầy đủ, vì vậy gọi là Như lai tạng.
Một, Nhất không Như lai tạng. Nghĩa là tâm tánh này tùy duyên nhiễm, tịnh, tạo ra các pháp sanh tử, Niết bàn, nhưng tâm thể bình đẳng, xa lìa tánh, tướng. Chẳng những khởi ra các pháp nhiễm, tịnh đều không, mà cái tâm năng khởi cũng không thể được. Vì vậy gọi là không Như lai tạng.
 
Hai, Bất không Như lai tạng. Nghĩa là tâm tánh này đầy đủ công đức thanh tịnh vô lậu, và các pháp hữu lậu, hoặc nhiễm đều chứa đựng đầy đủ không thiếu một cái gì, các pháp đều biểu hiện. Vì vậy gọi là bất không Như lai tạng.
 
NHỊ KINH THỂ
二經體 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Văn thị sở y thể. Văn là văn tự. Tất cả nghĩa lý đều dựa vào đây, cũng là cái thể nói rõ của khế kinh. 
Hai, Nghĩa thị năng y thể. Tất cả nghĩa lý đều dựa vào văn tự để được hiển bày, nên nghĩa là năng y và cùng với văn tự đồng làm thể để nói rõ khế kinh.
 
NHỊ NIẾT BÀN
二涅般 (Kim quang minh kinh huyền nghĩa)

Tiếng Phạn là niết nhã, tiếng Hoa là Diệt độ.
Một, Tánh tịnh Niết bàn. Nghĩa là lý thật tướng của các pháp, không thể nhơ, không thể sạch. Không nhiễm tức là không sanh. Không tịnh tức là không diệt. Không sanh không diệt gọi là tánh tịnh Niết bàn.


Hai, Phương tiện tịnh Niết bàn. Phương tiện giống như thiện xảo (khéo léo). Trí đã hợp với lý, tức là soi sáng mọi căn cơ, soi sáng thì ắt có cảm ứng, có cơ cảm tức là sanh. Sanh ấy mà không phải sanh. Cơ duyên đã hết, ứng thân diệt. Bất sanh bất diệt gọi là phương tiện tịnh Niết bàn.
 
NHỊ NIẾT BÀN
二涅般 (Đại trí độ luận)
 
Một, Hữu dư Niết bàn. Nghĩa là kiến hoặc và tư hoặc đã dứt, nhưng sắc thân còn sống chưa chết, nên gọi là hữu dư Niết bàn. (ý thức phân biệt là kiến hoặc, đối với trần cảnh nổi lòng tham luyến là tư hoặc)
Hai, Vô dư Niết bàn. Nghĩa là kiến hoặc và tư hoặc đã dứt hết và thân ngũ ấm cũng không còn, nên gọi là vô dư Niết bàn.


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 06 May 2015, 20:49; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 21 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-