Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tam Tạng Pháp Số

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 21 ... 40  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Tue 05 May 2015, 14:29

Tam Tạng Pháp Số (trang 9)
 
NHẤT TÔNG
一宗 (Hoa nghiêm sớ)
 
Là cốt yếu vậy. Các kinh Đại thừa được Phật nói, tuy khác nhau, không có kinh nào có cùng một lý. Như kinh Hoa nghiêm nói về pháp giới; kinh Bát nhã nói về Phật mẫu, kinh Pháp hoa nói về thật tướng v.v...
Đều dùng một lý đề làm tông yếu. Sao nói: một tông gồm đủ nhiều kinh.
 
NHẤT TƯỚNG
一相 (Khởi tín luận)
 
Tướng chân thật của pháp giới. Từ xưa đến nay xa lìa tướng hư vọng, xa lìa tướng ngôn ngữ, xa lìa tướng danh tự, xa lìa tất cả tướng của các pháp nên gọi là nhất tướng.
 
NHẤT HIỆP TƯỚNG
一合相 (Kim cang kinh)
 
Là nói các trần hòa hợp mà sanh ra một thế giới. Thế giới vốn không.
Vi trần không có. Chỉ vì chúng sanh không hiểu, vọng chấp là thật.
Nếu thật có, đáng ra thế giới không phân chia thành vi trần.
 
Nếu là thật không thì đáng ra vi trần không hợp thành thế giới.
Cho nên biết rằng chấp hữu chấp vô đều không đúng lý. Kinh nói: Như lai nói nhất hợp tướng, tức phi nhất hợp tướng; đó là gọi là nhất hợp tướng.
 
NHẤT TÁNH
一性 (Niết bàn kinh)
 
Là chánh nhân Phật tánh.
Tất cả chúng sanh đều có tánh này đầy đủ, vì quay lưng với tánh giác mà hòa hợp với trần lao, nên bị phiền não che ngăn.
 
Nếu thuận tánh giác mà tu thì có thể vượt ra ngoài sanh tử , chứng ngộ Niết bàn, cùng với Phật đã chứng không hai, không khác (Tiếng Phạn là Niết bàn, tiếng Hoa là Diệt độ; Phiền não là tối tăm rối rắm, não loạn tâm thần).
 
NHẤT TÁNH
一性 (Hoa nghiêm kinh)
 
Gọi là tánh là vì cái nghĩa không thay đổi.
Trên cao nhất là chư Phật, thấp nhất đến côn trùng, tuy phẩm loại rất khác nhau, nhưng không có loài nào là không có tánh.
 
Mê tánh ấy thì bị sanh tử; ngộ tánh ấy thì an vui Niết bàn. Mê, ngộ tuy khác nhau, tánh ấy vốn là một. Đó là nhất tánh.
 
NHẤT NHÂN
一因 (Niết bàn kinh)
 
Là cái lý thể thánh, phàm bình đẳng. Chư Phật ngộ lý thể ấy chứng thành diệu quả. Chúng sanh mê mờ lý ấy luân hồi sáu nẽo. Nếu tất cả người này dựa vào nhất nhân tu hạnh viên đốn, thì vượt xa cái nhân tu của Tam thừa mà chứng được quả Nhất thừa. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Tue 05 May 2015, 14:39

Tam Tạng Pháp Số  (trang 10)
 
 NHẤT NHƯ
一如 (Thủ lăng nghiêm Tam muội kinh)
 
Không hai không khác gọi là nhất như, tức là lý của chân như.
Trong chân như giới hoàn toàn không có giả danh Phật, trong bình đẳng tánh không có hình tướng tự, tha; cho nên kinh nói: Ma giới như, Phật giới như là như không hai không khác.
(Ma tiếng Phạn là Ma la, tiếng Hoa là kẻ sát nhân, vì nó cướp công đức của người và giết chết huệ mạng của người.
 
Tiếng Phạn là Phật, gọi đủ là Phật đà, tiếng Hoa là người giác ngộ, nghĩa là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn vậy) - Phật thì làm việc cực thiện.
Thiện, ác tuy hai, nhưng tánh vốn một; nên gọi là nhất như không hai.
 
NHẤT HẠNH
一行 (Niết bàn kinh)
 
Là hạnh của đức Phật. Hành có nghĩa là tiếng đến. Siêng làm hạnh này thì có thể tiến đến quả Phật. Tuy nói nhất hạnh, nhưng đủ năm hạnh.
Lại có chỗ nói nhất hạnh là Phật hạnh, nghĩa là trong một hạnh có đủ năm hạnh. (năm hạnh là thánh hạnh, phạm hạnh, thiên hạnh; bệnh hạnh, anh nhi hạnh).
 
NHẤT HẠNH TAM MUỘI
一行三昧(Văn thù sư lợi sở thuyết Ma ha Bát nhã ba la mật kinh)
 
Tiếng Phạn là Tam muội, tiếng Hoa là điều chơn định hay là chánh định. Nhất hạnh Tam muội là chuyên tu chánh định. Nghĩa là người tu hành, ứng xử tự tại, bỏ ý loạn động, theo dõi tâm tánh, tưởng niệm một Phật, chuyên từ danh hiệu.
Tuỳ theo phương sở của Phật, thân tâm ngay thẳng hướng về một vị Phật, liên tục tưởng niệm, không biếng nhác. Trong một niệm có thể thấy được mười phương chư Phật, được đại biện tài.
 
NHẤT GIẢI THOÁT
一解 (Niết bàn kinh)
 
Là tự tại vô ngại, không bị ràng buộc, câu thúc. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh; vốn dĩ giải thoát ; chỉ vì tâm chấp trước, làm cho mê mờ, điên đảo, chịu các ràng buộc.
Nếu trong một niệm bỏ vọng về chân, cắt đứt triền phược, thì đồng với chư Phật giải thoát, chẳng khác nhau chút nào.
 
NHẤT KHÔNG
(Tịch điều âm sở vấn kinh)
 
Tất cả các pháp không có tự tánh.
Hoặc là sắc, là tâm, là y báo, là chánh báo, cho đến các pháp thánh, phàm, nhân, quả; tuy có vô số không giống nhau, nhưng tìm cầu thể tánh, cuối cùng đều không.

Kinh nói : Như khoảng không trong cái chén bằng sành hay trong cái chén bằng châu báu, thì giống nhau là không, không hai, không khác. (Y báo là quốc độ, chánh báo là thân mạng của chúng sanh).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 08:49

Tam Tạng Pháp Số (trang 11)
 
NHẤT KHÔNG
一空 (Pháp hoa kinh)
 
Các vị Đẳng giác Bồ tát hoặc nghiệp, vô minh chưa hết, còn một lần biến dịch sanh tử, qua khỏi lần nầy thì lên quả vị Phật.
Đó là lý do gọi các vị Đẳng giác Bồ tát là nhất sanh bổ xứ.
 
Kinh nói: một lần sanh tử sẽ chứng được A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề (vô minh có cái không hiểu rõ, tức lầm lạc, chướng ngại về lý tánh các pháp. Nhân thay đổi, quả chuyển dịch gọi là biến dịch sanh tử)
 
NHẤT SANH
一生 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Thiện tài đồng tử, trong một đời, chứng thành Phật quả.
Bồ tát Từ thị khen ngợi Thiện tài rằng các vị Bồ tát khác, trong vô lượng kiếp mới đầy đủ hạnh nguyện, con của ông trưởng giả này, chỉ trong một đời, mà có thể thanh tịnh Phật độ, có thể hóa độ chúng sanh, nên gọi là nhất sanh (Từ thị là Bồ tát Di lặc).
 
NHẤT LAI
一來 (Tứ giáo nghĩa)
 
Là quả thứ hai Tư đà hàm, trong chín phẩm tư hoặc ở cõi dục, tuy đã dứt sáu phẩm trước, còn ba phẩm sau, nên phải trở lại dục giới một lần nữa thọ sanh, vì thế gọi là nhất lai .
(Tiếng Phạn là Tư đà hàm, tiếng Hoa là nhất lai. chín phẩm là ba phẩm thượng, trung, hạ rồi mỗi phẩm lại chia làm ba phẩm nữa).
 
NHẤT SƯ
一師 (Tứ phần giới phẩm)
 
Là thầy dạy bảo mình, trao truyền giáo pháp cho mình.
Tất các Tỳ kheo cùng học một thầy, phải hòa thuận, vui vẻ, không tranh cãi như nước với sữa, ở trong Phật pháp ngỏ hầu mới tăng trưởng lợi ích, nên gọi là nhất sư (Tiếng Phạn là Tỳ kheo, tiếng Hoa là khất sĩ).
 
NHẤT TỬ
一子 (Niết bàn kinh)
 
Các vị Bồ tát tu hạnh từ bi nhìn thấy chúng sanh như con của mình.
Nếu chúng sanh tu tập nghiệp lành, tiến lên thánh đạo, các Ngài vui mừng. Nếu thấy chúng sanh tạo tác nghiệp ác, trôi lăn trong sanh tử, các Ngài đau buồn. Kinh nói: xem chúng sanh giống như con mình.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 08:51

Tam Tạng Pháp Số (trang 12)
 
NHẤT TU NHẤT THIẾT TU
一修一切修 (Hoa nghiêm Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Một hạnh tu tất cả hạnh đều tu là người thượng căn đại trí, khi toàn tâm tánh phát tâm tu thì tu đến cứu cánh tức là tánh.
Tu và tánh không hai; sự lý dung thông.
Đốt hương, rải hoa cúng dường không ra ngoài trung đạo. Tập thiền, tụng kinh cuối cùng đều là chân như. Nên nói: một hạnh tu thì tất cả hạnh đều tu.
 
NHẤT ĐOẠN NHẤT THIẾT ĐOẠN
一断一切断(Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Người thượng căn đoạn trừ phiền não không phải lần lữa.
Người trung, hạ căn, không biết phiền não tức là chơn trí, vì thế dứt trừ phiền não phải có thứ lớp, lần lữa. Người thượng căn hiểu rõ phiền não tức là trí huệ; thấu suốt vọng tức là chân. Ngoài phiền não không có trí tuệ; ngoài vọng không chân. Đó là lý do một dứt trừ là tất cả dứt trừ.
 
NHẤT CHỨNG NHẤT THIẾT CHỨNG
一證一切證 (Hoa nghiêm kinh Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Người thượng căn dùng trí viên diệu chiếu soi tánh cảnh viên dung, không đầu không cuối; chẳng cạn, chẳng sâu, không có, không không; không thiếu pháp nào; không có chỗ nào chẳng thông suốt, vì vậy đã chứng đắc một nơi thì tất cả nơi đều chứng được.
 
NHẤT THÀNH NHẤT THIẾT THÀNH
一成一切成 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một đức Phật thành đạo thì cả pháp giới này cùng đều y báo và chánh báo của Phật. Khi còn mê thì y báo đều mê, khi ngộ y báo đều ngộ.
Kinh Lăng nghiêm nói một người phát khởi chơn tâm trở về nguồn thì mười thế giới này liền tiêu mất.
 
NHẤT VỊ NHẤT THIẾT VỊ
(Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Người thượng căn chứng được một địa vị thì công đức có đầy đủ tất cả địa vị. Vì rằng địa vị đã chứng được ấy hoàn toàn là pháp tánh. Mà pháp tánh thì bao trùm và công đức vô cùng, không có gì là không chứa trong đó; nên chứng một địa vì thì công đức tất cả địa vị đều đầy đủ.
 
NHẤT HẠNH NHẤT THIẾT HẠNH
一行一切行 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Người thượng căn dựa vào giáo lý Nhất thừa viên dung, dựng lập hạnh viên đốn. Lập hạnh viên đốn thì khế hợp với Nhất thừa. Vì thế trong một hạnh mà có đầy đủ các hạnh khác.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 08:53

Tam Tạng Pháp Số (trang 13)
 
NHẤT CHƯỚNG NHẤT THIẾT CHƯỚNG
一障一切障 (Hoa nghiêm Tùy sớ diễn nghĩa sao)
 
Chúng sanh tạo tác ác nghiệp. Tâm sân một niệm nổi lên, trăm ngàn cửa chướng ngại mở ra, tất cả căn lành đều tiêu diệt, tất cả nghiệp chướng đồng thời tăng trưởng. Đó là lý do một chướng ngại nổi lên thì tất cả chướng ngại đều xuất hiện.
 
NHẤT NIỆM
一念 (Hoa nghiêm kinh)
 
một niệm tức là tâm niệm, một niệm này có niệm chơn, có niệm vọng.
Nếu phàm phu khởi niệm khi căn tiếp xúc trần, niệm trước diệt niệm sau sanh liên tục, ấy là vọng niệm.
 
Nếu niệm trong sáng, mầu nhiệm, thấu triệt, linh thông xa lìa căn trần, ấy là niệm chánh trí của Phật. Niệm này của Phật không sanh không diệt, không thường không đoạn; thu lại một sát na mà không phải là ngắn; kéo dài vô lượng kiếp mà không phải là dài. Kinh nói: một niệm nhìn khắp vô lượng kiếp.
(Tiếng Phạn là Sát na, tiếng Hoa là một niệm-Tiếng Phạn là kiếp hay kiếp ba, tiếng Hoa là phân biệt thời gian)
 
NHẤT SÁT NA
(Nhân vương hộ quốc kinh)
 
Tiếng Phạn là sát na, tiếng Hoa là một niệm.
Kinh nói: trong một niệm có 90 sát na. Trong một sát na có 900 lần sanh diệt. Luận Câu xá nói: thời gian ngắn nhất gọi là sát na
(Niệm có lớn, nhỏ. Nhất niệm là niệm lớn; sát na là niệm nhỏ)
 
NHẤT CĂN
一根(Lăng nghiêm kinh)
 
Tức là nhĩ căn. Vì người ở nơi này, nhĩ căn rất lanh lợi, nghe pháp dễ thâm nhập, nên Ngài Văn thù chọn lựa môn Viên thông, chọn nhĩ căn là số một.
 
Nhưng dùng nhĩ căn để tu môn viên thông thì phải chờ nó đi vào thông suốt mới được, ắt đến một lúc nào đó sẽ thoát ra ngoài thinh trần, nghe trở lại tự tánh, sau rồi trở về nguyên bổn. một căn đã đạt rồi thì các căn còn lại cũng được vắng lặng.
Kinh nói: một căn đã trở về tự tánh thì sáu căn đều được giải thoát.
 
NHẤT CƠ
一機 (Lăng nghiêm kinh)
 
Cơ là cơ quan, tức là nơi phát khởi, một cơ ví dụ nhĩ căn, một căn trở về tự tánh, các căn khác đều được giải thoát. Kinh nói: tuy các căn động, cốt do cơ quan nảy ra.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 08:55

Tam Tạng Pháp Số (trang 14)
 
NHẤT SẮC
一色 (Nhân vương kinh sớ)
 
à đối tượng của nhãn căn, sắc tức là pháp giới, có đầy đủ ba đế.
Vì thể tánh của tất cả pháp dung thông, vô ngại.
Nếu tất cả sắc tức là một sắc, ấy là chơn đế, quên hết các chấp vậy. Nếu một sắc tức là tất cả sắc, ấy là tục đế, kiến lập tất cả pháp vậy.
 
Nếu chẳng một chẳng phải tất cả, cũng một cũng là tất cả, ấy là trung đạo đế, song già song chiếu. Tóm lại, không phải chỉ sắc trần mà đầy đủ ba đế mà năm trần còn lại cũng đầy đủ ba đế. Đơn cử sắc thì tất cả từ sắc, ngoài sắc không có pháp. Sớ nói một sắc, một lượng đều là trung đạo.
 
(Pháp giới là các pháp đều lấy tam đế làm giới phận (hạn), đứng về lý-song già, song chiếu. Già là bị tình che lấp; chiếu nghĩa là soi rõ tánh thể. Tức là song già chơn tục, song chiếu chơn tục)
 
NHẤT CHỈ
(Lăng nghiêm kinh)
 
Một ngón tay của bàn tay, kinh nói: sau khi ta nhập diệt, nếu có Tỳ kheo phát tâm quyết định tu Tam ma đề, có thể đối trước hình, tượng Phật, tự mình đốt một ngọn đèn, hay một lóng tay, đến trên thân thể đốt một hương chú, ta nói là oan trái của người ấy từ vô thỉ đã trả xong trong chốc lát, được thế gian cung kính, vĩnh viễn thoát khỏi phiền não, sanh tử.
(Tiếng Phạn là Tam ma đề, tiếng Hoa là đẳng trí, xa lìa hôn trầm, trạo cử gọi là đẳng, khiến cho tâm trụ vào tánh cảnh, gọi là trí-các lậu là sanh tử trong tam giới).
 
NHẤT PHÁT
一髮 (Ma ha tăng kỳ luật)
 
Mặt trời lên quá ngọ khoảng một sợi tóc. Vì người tu hành pháp trì trai, thì mặt trời chính ngọ, mới được ăn uống. Nếu mặt trời quá ngọ khoảng một sợi tóc thì không nên ăn.
 
NHẤT HÀO
一毫 (Phổ hiền hạnh nguyện phẩm sớ)
 
Sớ nói: Pháp môn nhất tự, lấy nước biển làm mực viết cũng không hết, việc thiện nhỏ như sợi lông, hư không có thể hết, việc thiện ấy không cùng. Câu này trong Hoa nghiêm đại kinh, công đức to lớn không thể đo lường, không thể nói hết. Hư không có thể hết, việc thiện nhỏ như sợi lông không cùng.
 
NHẤT MAO
一毛 (Lăng nghiêm kinh)
 
Kinh nói: ở trên ngọn một sợi lông hiện cõi nước Bảo vương.
Đó là trong chánh báo hiện y báo. Vì Phật đầy đủ thần thông, không thể nghĩ bàn, nên trong y báo hiện chánh báo, trong chánh báo hiện y báo.

Y, chánh báo dung thông; sự, lý không ngại; lớn, nhỏ trong nhau; một, nhiều bình đẳng. Cho nên trên đầu sợi lông, có thể hiện cõi nước Bảo vương. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 08:58

Tam Tạng Pháp Số  (trang 15)
 
NHẤT KHÍ
一氣 (Viên giác kinh lược sao)
 
Khí là nguồn gốc của đạo, căn bản của âm dương, trời đất. Lấy để dụ tự tánh thanh tịnh của tâm, trước khi chưa khởi lên nhiễm, tịnh; chư Phật, chúng sanh bình đẳng không hai. Tất cả pháp, không pháp nào là không từ tâm này sanh ra, nên lấy khí để dụ vậy.
 
NHẤT MÂU
一眸 (Ma ha tăng kỳ luật)
 
Mâu là nháy mắt. Luật nói: hai0 nháy mắt gọi là một đàn chỉ (búng tay). Người tu pháp trì trai, mặt trời đứng ngọ, mới được ăn uống. Nếu mặt trời quá ngọ một nháy mắt, thì không nên ăn.
 
NHẤT MẶC
一默 (Duy ma kinh)
 
Mặc là không nói. Im lặng ngược lại với nói.
Chư Phật, Bồ tát hoặc nói hoặc im lặng, đều có thể biểu thị diệu lý.
Nên trong kinh ba0 Bồ tát đàm luận về pháp môn bất nhị xong.
Văn thù sư lời hỏi Duy ma cật rằng: Nhân giả đang nói Bồ tát nhập pháp môn bất nhị nào? 
Lúc ấy Duy ma cật im lặng không trả lời. 
Văn thù sư lợi nói: Lành thay, lành thay; đến văn tự ngữ ngôn cũng không có mới thật vào pháp môn bất nhị. Đó chính là im lặng mà nói, nói mà im lặng  (Tiếng Phạn là Văn thù sư lợi, tiếng Hoa là Diệu đế; tiếng Phạn là Duy ma cật, tiếng Hoa là Tịnh danh).
 
NHẤT THỜI
(Lời nói đầu các kinh )
 
Là thời gian tập hợp Phật và đệ tử, bên nói, bên nghe nên đầu các kinh đều có câu nhất thời. Pháp hoa văn cú nói văn, trì hòa hợp cùng một thời gian (Văn, trì là đệ tử theo Phật nghe mà thọ trì ).
 
NHẤT THỜI NHẤT THIẾT THỜI
一切 (Hoa nghiêm kinh sớ).
 
Là thời gian một giờ tức là vô lượng kiếp; vì Phật đạt Trí, Cảnh viên dung, nên dài, ngắn, không ngại, nên có thể rút ngắn nhiều kiếp, trong một giờ mà kéo dài một giờ ra nhiều kiếp. Kinh nói trong một niệm nhìn thấy vô lượng kiếp.
 
NHẤT THỰC
(Duy ma cật sở thuyết kinh )
 
Người thế gian chia ra ăn từng phần, từng bữa, gọi là đoàn thực. Nếu trong một bữa ăn ấy mà hiểu rõ tam tế, thì liền thành pháp thực. Sau vận dụng tâm bình đẳng, trên cúng dương chư Phật, giữa cung phụng hiền thánh, dưới đến sáu đường chúng sanh. Bình đẳng bố thí không sai khác. Kinh nói: Dùng một bữa ăn bố thí tất cả là vậy ( Tam đế : Chơn đế, tục đế, trung đạo đế )
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 09:02

Tam Tạng Pháp Số  (trang 16)
 
NHẤT XAN
一慳 (Pháp hoa kinh )
 
Là một bữa cơm (ăn cơm). Vì hàng Thinh văn, trong hội Bát nhã, mong cầu Phật giúp đỡ, vì chư Bồ tát nói kinh Đại thừa, hàng Thinh văn tự cho mình là Tiểu thừa, nên đối với Đại thừa pháp không sanh tâm vui mừng, ví như thấy thức ăn ,và không thể ăn được. Kinh nói: Hoàn toàn không móng tâm ăn một bữa cơm.
 
NHẤT THIẾT
一切 (Phiên dịch danh nghĩa )
 
Nhất là ý nói tổng quát, thiết là ý nơi rốt ráo. Lại nói cứu cánh không hai nên gọi là nhất. Tánh của nó rộng lớn gọi là thiết, nên gọi là tất cả.
 
NHẤT XỨ
一處 (Di giáo kinh )
 
Là tâm chuyên chú vào một cảnh, không chạy theo cảnh khác.
Người tu hành nếu nhiếp tâm, kiểm soát niệm, không chạy theo các duyên thì việc tu hành thành công chắc chắn. Kinh nói: Giữ gìn tâm một chỗ, không có việc gì không thành.
 
NHẤT SÁT
(Phiên dịch danh nghĩa )
 
Tiếng Phạn là sát, gọi đủ là sát na; tiếng Hoa là ruộng đất ( thổ điền ),
tức là đất nước (quốc thổ). Cảnh vực giáo hóa của một đức Phật là cõi nước gồm đại thiên thế giới (một mặt trời, một mặt trăng chạy quanh núi Tu di, soi sáng bốn thiên hạ, là một thế giới. 1000 thế giới = một tiểu thiên thế giớ. 1000 tiểu thiên thế giới = một trung thiên thế giới. 1000 trung thiên thế giới = một đại thiên thế giới ).
 
NHẤT LỘ
一路 (Thủ lăng nghiêm kinh)
 
Lộ giống như đạo là đường đi, có thể thông suốt các nơi.
Chư Phật xa lìa sanh tử vào đại Niết bàn, tất cả đều dùng Lăng nghiêm đại định làm con đường chánh, bỏ con đường này thì không thể vào Niết bàn được.
Kinh nói: Các bậc Bạt già phạm trong mười phương, chỉ có một con đường đi vào Niết bàn. (Tiếng Phạn là Thủ lăng nghiêm, tiếng Hoa là kiện tướng hay tất cả việc đều rốt ráo, vững chắc; Tiếng Phạn là Bạt già phạm là hiệu chung của Phật. Nó có sáu nghĩa: Tự tại, rất thịnh vượng, đoan nghiêm, danh xưng, kiết tường, tôn quí)
 
NHẤT TRẦN
一塵 (Hoa nghiêm kinh)
 
Một hạt bụi. Kinh nói: Thí dụ có rất nhiều quyển kinh, số lượng bằng đại thiên thế giới , nhưng nằm trọn trong một hạt bụi.
Một hạt bụi đã như thế mà tất cả hạt bụi đều như thế.
Lúc ấy có một người (Phật) trí huệ sang suốt thông đạt, có con mắt thanh tịnh đang xem những quyển kinh này.
Ở trong hạt bụi, liền dùng phương tiện, phá vỡ hạt bụi, lấy quyển kinh ra, khiến cho chúng sanh được rất nhiều lợi ích.
Dùng thí dụ này để nói trong thân của chúng sanh có đủ trí huệ vô ngại của Phật; chỉ vì chúng sanh vọng tưởng điên đảo mà không tự biết; chỉ có chư Phật mới có thể biết được điều ấy.  
Đó là dùng phương tiện, khiến cho chúng sanh tu theo chánh đạo, phá hết sai lầm, phiền não, xuất hiện trí huệ chơn thật của Phật. 
Cho nên nói rằng trong một hạt bụi chứa hơn một ngàn quyển kinh. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 09:05

Tam Tạng Pháp Số  (trang 17)
 
NHẤT ÂU
一漚 (Lăng nghiêm kinh)
 
Là một bọt nước. Nước biển vốn trong trẻo; vì gió thổi làm dậy sóng, phát sanh ra bọt nước. Dùng hiện tượng này ví dụ tánh đại giác, hoàn toàn yên lặng sáng tỏ, vì vọng động của tâm phát sanh ra thế giới như hư không.
Thế giới (nhiều) như hư không ở trong tánh đại giác, giống như một cái bọt nước trong biển cả vậy.
Kinh nói: Hư không sanh trong tánh giác, như một bọt nước bập bềnh trong biển cả vậy.
 
NHẤT CÁI
(Duy ma cật sở thuyết kinh)
 
Kinh nói: Trong thành Tỳ da ly, có một trưởng giả có một đứa con, tên là Bửu tích, cùng với con của 500 vị trưởng giả khác tập trung, tay cầm lộng bảy báu đến cúng dường Phật.
Phật dùng oai thần khiến những cái lộng ấy hợp thành một cái lộng duy nhất, che khắp đại thiên thế giới. 500 cái lộng ấy tượng trưng năm ấm, hợp thành một cái lộng, tượng trưng một tâm. Dùng pháp ngũ ấm biểu hiện rằng toàn thể đều là từ tâm
(Tiếng Phạn là Tỳ da ly, tiếng Hoa là quảng bác nghiêm tịnh: Trang nghiêm thanh tịnh rộng lớn).
 
NHẤT KẾ
一計 (Phạm võng kinh)
 
Kinh nói: một cây kim, một ngọn cỏ không được lấy cớ để ăn cắp. Người trì giới, tuy là vật nhỏ nhất, không được cố ý ăn cắp.
 
NHẤT HOA
一花 (Phạm võng kinh)
 
Kinh nói: Ta nay là Lô xá na đang ngồi trên đài sen
(Ta: Phật Thích ca - tiếng Phạn Lô xá na, tiếng Hoa là Tịnh mãn; phiền não không còn gọi là tịnh; đức độ đã đầy đủ gọi là Mãn - Phương tọa là ngay thẳng nghĩa là an trụ nơi chánh pháp- Liên hoa là hoa tạng thế giới, vì nó có hình giống hoa sen, nên lấy đó đặt tên; Đài là trung ương của hoa tạng thế giới. Kinh Hoa nghiêm nói: Phong luân duy trì trên biển hương hải.
Hương hải mọc lên hoa sen. Trên hoa sen duy trì một thế giới). Xung quanh trên ngàn hoa sen, lại hiện lên ngàn vị Phật Thích ca (hoa sen có ngàn lá, nên nói là ngàn hoa. (Trên mỗi lá hoa hiện một Phật Thích ca, nên gọp lại hiện ngàn Phật Thích ca. 1000 Phật Thích ca này gọi là Phật Tì lô xá na xuất hiện). một hoa có 100 ức nước.
Mỗi nước có một Phật Thích ca (Trên mỗi lá hoa lại hiện 100 ức quốc độ.
Trong mỗi quốc độ lại hiện một Phật Thích ca, thì có thiên bách ức quốc độ và thiên bách ức Phật Thích Ca. Thiên bách ức Phật Thích ca này là từ trên 1000 lá hoa sen mà 1000 Phật Thích Ca xuất hiện.

Tóm lại Phật Lô xá na hiện ra 1000 Phật Thích ca. 1000 Phật Thích ca hiện ra thiên bách ức Phật Thích ca. Nay bốn thiên hạ này chính là một quốc độ trong thiên bách ức quốc độ. Phật Thích ca chính là một đức Phật trong thiên bách ức đức Phật).
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13Wed 06 May 2015, 09:08

Tam Tạng Pháp Số  (trang 18)
 
NHẤT ĐĂNG
一燈 (Hoa nghiêm kinh)
 
Đèn có thể phá tan bóng tối. Dùng để dụ tâm Bồ đề có thể phá tan bóng tối phiền não. Nên kinh nói: Ví như một cây đèn sáng đem vào trong nhà tối. Bóng tối lâu trăm, ngàn năm đều có thể phá tan hết.
Đèn tâm Bồ đề cũng như thế đem vào trong tâm của chúng sanh, bách thiên vạn ức kiếp không thể nói được, các nghiệp phiền não vô số ám chướng, đều có thể trừ hết, nên gọi là một ánh đèn (Tiếng Phạn là Bồ đề, tiếng Hoa là đạo).
 
NHỊ PHÁP THÂN
二法身 (Hoa nghiêm kinh sớ)
 
Một, Lý pháp thân. Lý là tánh đức. Nghĩa là tánh thì thanh tịnh, thể thì sáng suốt, xưa nay xa lìa niệm khởi bằng giới hạn của hư không, không nơi nào là không bao trùm, chư Phật và chúng sanh đều cùng một tướng.
Vì thế gọi là lý pháp giới.
Hai, Trí pháp thân. Trí tức là tu đức. Nghĩa là trí rốt ráo của thể giác, khế hợp vói lý thanh tịnh của bổn giác. Lý, trí tương dung; tâm, sắc không hai. Cái gì vốn dĩ của trí thì gọi trí pháp thân.
 
NHỊ PHÁP THÂN
二法身(Vô trước luận)
 
Một, Trí tướng pháp thân. Nghĩa là trí huệ đầy đủ, mới có thể diễn thuyết các pháp; vì vậy thuyết pháp là cái tướng của trí huệ. Do trí tướng này đi đến vị trí pháp thân. Vì thế gọi là trí tướng pháp thân.


Hai, Phước tướng pháp thân. Nghĩa là lấy bảy báu trong đại thiên thế giới bố thí, không bằng thọ trì một câu trong tứ cú kệ. Nên kinh Kim cang nói: Đối với kinh này thọ trì chỉ đến bốn câu kệ…., vì người giảng nói, phước đức của người này hơn người kia. Do phước tướng này đến được vị trí pháp thân. 
Vì thế gọi là phước tướng pháp thân. 
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tam Tạng Pháp Số    Tam Tạng Pháp Số  - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tam Tạng Pháp Số
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 40 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... 21 ... 40  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-