Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh   Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh I_icon13Mon 13 Feb 2023, 11:54

Chuyên gia 'choáng' trước nghiên cứu của học sinh ngang tầm tiến sĩ thế giới

Giới chuyên gia bất ngờ trước một số đề tài Việt Nam gửi tham gia Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2022 ngang tầm tiến sĩ nhưng được thực hiện bởi học sinh THPT.

Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế ISEF 2022 diễn ra tại Mỹ từ 4 -13/5/2022, với hai hình thức thi trực tiếp và trực tuyến. Đoàn Việt Nam có 7 dự án của 13 học sinh tham gia, đều với hình thức dự thi trực tuyến. 7 dự án tham dự hội thi thuộc 7 lĩnh vực khác nhau, là những dự án đạt giải Nhất tại Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2021 - 2022.Trên trang chính thức của Hiệp hội Khoa học và cộng đồng (Mỹ), đã đăng tải công khai hồ sơ của tất cả thí sinh dự thi (qua phòng trưng bày ảo).

Sau khi xem nội dung các dự án của học sinh Việt Nam được giới thiệu trên trang của ISEF 2022, nhiều nhà khoa học người Việt trong và ngoài nước cho biết họ thực sự bất ngờ trước quy mô, hàm lượng khoa học của dự án cao tương đương với các công trình khoa học có chất lượng của những người làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp.

Tự làm hoàn toàn, hay kê khai thông tin không trung thực?

Trong số 7 dự án của học sinh (HS) Việt Nam đang tham gia ISEF 2022, chỉ 2 dự án trong gian trưng bày ảo của mình có tờ khai mẫu 1C. Đây là tờ khai của người hướng dẫn đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của HS. Xem nội dung trên tờ khai này, người xem được biết dự án có người hướng dẫn hay do HS tự làm hoàn toàn; nếu có người hướng dẫn thì người hướng dẫn đánh giá, chứng nhận đóng góp của HS như thế nào; người hướng dẫn cũng sẽ công bố HS có hay không tiến hành nghiên cứu và có hay không sử dụng trang thiết bị, máy móc ở các trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp.



Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Nha-kh11

Trang 2 của mẫu 1C, là văn bản người hướng dẫn tự khai với nội dung đánh giá, chứng nhận vai trò và đóng góp của học sinh


Gian trưng bày ảo của 5 dự án còn lại không có tờ khai mẫu 1C kèm theo. Một trong số này là dự án “Nhựa sinh học tạo từ tinh bột huyền có khả năng tự phân hủy” của Sở GD-ĐT An Giang. Đây là dự án thuộc lĩnh vực khoa học vật liệu. Để thực hiện dự án, các tác giả phải chế tạo màng, đánh giá độ bền cơ học, đo hàm ẩm, nuôi cấy vi sinh vật, phân tích màng bằng kỹ thuật hiển vi điện tử quét, phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến… Theo thông tin trên website ISEF, dự án này không có người hướng dẫn, không sử dụng máy móc, trang thiết bị ở trường đại học, viện nghiên cứu hay doanh nghiệp nào. Toàn bộ dự án do một học sinh tự làm tại nhà từ đầu đến cuối.

Trên diễn đàn Liêm chính khoa học, thành viên A.J, một nhà khoa học đang làm việc ở nước ngoài, bình luận: “Thật khó tin vì toàn bộ dự án do HS tự làm, và làm tại nhà, từ đầu đến cuối. Dự án này phải nuôi cấy vi sinh vật, sử dụng kính hiển vi điện tử quét, máy đo phổ hồng ngoại, phổ tử ngoại - khả kiến và nhiều thiết bị chế tạo, đánh giá khác. Những kỹ thuật này không thể thực hiện ở nhà hay tại trường THPT. Như vậy, chắc chắn tác giả dự án phải được nhà khoa học hướng dẫn, nhưng các em đã không gửi thông tin về người hướng dẫn này cho ISEF”.


Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Nha-kh12

Dự án ‘Nhựa sinh học tạo từ tinh bột huyền có khả năng tự phân huỷ’ của Sở GD&ĐT An Giang.


Hàm lượng khoa học ngang luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ

Nhưng ngay cả với 2 dự án có tờ khai mẫu 1C, nhiều nhà khoa học sửng sốt về năng lực nghiên cứu của các HS, qua nội dung trong gian trưng bày ảo của 2 dự án này. Cụ thể: dự án “Effective Plasmonic Photocatalyst Based on g-C3N4” (tên tiếng Việt là “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt”) của Sở GD-ĐT Hà Nội; dự án “Cancer Stem Cell Targeting Ability of Saponin” (tên tiếng Việt “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi”) của Sở GD-ĐT Thái Nguyên.

Về dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” của Sở GD-ĐT Hà Nội, giới khoa học đặt ra nhiều nghi vấn. Dự án này do PGS Nguyễn Ngọc Hà, Trưởng khoa Hóa học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, hướng dẫn. Tóm tắt nội dung đề tài ghi do hai học sinh thực hiện, là một phần trong khối dự án được Quỹ NAFOSTED tài trợ mà PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà là chủ nhiệm đang thực hiện. Đề tài được tính toán, lập trình, tổng hợp vật liệu xúc tác và thí nghiệm đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu... tại phòng lab của Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tuy nhiên, nhiều thành viên trên diễn đàn mạng xã hội "Liêm chính khoa học" băn khoăn dự án của hai học sinh có hàm lượng khoa học không thua kém luận án tiến sĩ hóa học. "Những kỹ năng phân tích và hiểu phổ FTIR, XRD, XPS đòi hỏi người làm việc trong phòng lab nhiều năm, chuyên sâu nghiên cứu mới có thể thực hiện được, trong khi 2 học sinh cấp 3 thực hiện được là điều phi lý và không thể", thành viên Hoàng Lan bình luận.

Thành viên A.J cho biết: “Theo tờ khai mẫu 1C, PGS Nguyễn Ngọc Hà chứng nhận 2 HS là những người đưa ra ý tưởng dự án, tự tính toán, lập trình, tự tổng hợp vật liệu xúc tác, tự tiến hành thí nghiệm đánh giá hoạt tính xúc tác của vật liệu, tự phân tích và xử lý số liệu, tự xây dựng các đồ thị và bảng biểu. Để thực hiện dự án này, học sinh phải thông thạo sử dụng máy móc, hoá học vi tính và rất nhiều kỹ thuật phân tích hiện đại như XPS, EDX, AFM, TEM, SEM, XRD, FTIR, BET, PL, UV-Vis DRS, LC-MS, HPLC… Thời gian thực hiện dự án chỉ 1 năm, nhưng dự án có hàm lượng khoa học không thua kém luận án tiến sĩ hóa học ở các trường đại học tốt trên thế giới và cao hơn nhiều so với 5 công trình đã xuất bản của các nghiên cứu sinh và học viên cao học tham gia đề tài 05/2018/TN (là đề tài do NAFOSTED tài trợ mà PGS Hà làm chủ nhiệm)”.



Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Nha-kh13

Đề tài "Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia)"


Dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên được giới thiệu do tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ sinh học, Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên), hướng dẫn. Trong tờ khai mẫu 1C, TS Hùng chứng nhận các tác giả là những người đưa ra ý tưởng dự án, tự thiết kế phương pháp nghiên cứu, tự chiết xuất saponin, tự nuôi cấy tế bào, tự vận hành các thiết bị phân tích, tự xử lý số liệu. Để thực hiện dự án, các HS phải thông thạo nhiều kỹ thuật như làm tiêu bản, soi kính hiển vi, sắc ký lỏng, miễn dịch huỳnh quang, PCR, MTT…

Tuy nhiên, cộng đồng khoa học cũng đã phát hiện tiến sĩ Hùng là người chủ nhiệm một đề tài rất giống ý tưởng dự án nói trên. Đề tài do Quỹ NAFOSTED tài trợ với mã số 108.05-2017.331. Ngoài ra, có nhà khoa học còn nhận thấy dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên giống nội dung luận văn thạc sĩ sinh học ứng dụng “Nghiên cứu tác động của dịch chiết lá khôi lên sự biểu hiện của các gene kiểm soát chu kỳ tế bào của tế bào gốc ung thư dạ dày” của Nguyễn Thị Hải Hồng do tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương ở ĐH Thái Nguyên hướng dẫn năm 2019 (tiến sĩ Lê Thị Thanh Hương là vợ của tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng).

“Dự án này của 2 HS thực hiện trong tối đa 1 năm nhưng có hàm lượng khoa học không thua kém nhiều luận văn thạc sĩ công nghệ sinh học của ĐH Thái Nguyên và cao hơn chính công trình của tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng đã xuất bản phục vụ đề tài 108.05-2017.331”, thành viên A.J nhận xét.

Theo thành viên Ng A.Khoa, là nhà nghiên cứu lĩnh vực y sinh và sức khỏe nên khi đọc dự án của Sở GD-ĐT Thái Nguyên, ông không thể tin tác giả chỉ mới là những học sinh THPT. “Chắc chắn một điều, để nghĩ ra được cái đề tài đó, tác giả phải đạt trình độ kiến thức trên tầm học sinh THPT. Đó là chưa kể việc các em làm thực nghiệm thế nào? Thời gian đâu để làm thực nghiệm?”, Ng A.Khoa đặt câu hỏi, rồi chia sẻ thêm: “Tại lab mình làm việc, hồi năm 2019 cũng có một nhóm học sinh đến xin tham gia làm nghiên cứu, nhưng thực sự các em chỉ đến được 2 - 3 buổi đầu, vì đều rất bận học”.



Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Nha-kh10


Một trang trình bày nghiên cứu của dự án thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội, đề tài ‘Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lí ô nhiễm môi trường nước của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt’, trong đó các tác giả phải dùng các kỹ thuật phân tích hiện đại


Người hướng dẫn đề tài của học sinh nói gì?

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, tiến sĩ Nguyễn Phú Hùng cho biết theo quy chế của Bộ GD-ĐT về cuộc thi thì trường ĐH có trách nhiệm tham gia, hỗ trợ HS trong việc các em triển khai các dự án nghiên cứu khoa học. Trường ĐH có thể giúp học sinh có cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, thiết bị, hướng nghiên cứu… sau khi các em có ý tưởng về đề tài. Các em có thể đến phòng thí nghiệm của các trường ĐH để làm quen, để thực hiện một phần hoặc toàn phần các thí nghiệm.

Còn PGS Nguyễn Ngọc Hà khẳng định những suy diễn cho rằng các thầy làm hộ học sinh trong dự án “Tăng cường hoạt tính quang xúc tác xử lý ô nhiễm môi trường của g-C3N4 bằng hiệu ứng cộng hưởng plasmon bề mặt” của đoàn Sở GD-ĐT Hà Nội là không có căn cứ, thậm chí có tính chất vu khống. “Các em làm được những gì, tôi giúp các em những gì, tôi đã khai rõ trong bản khai mẫu 1C mà ISEF yêu cầu”, PGS Hà nói.

(Tổng hợp từ Báo Thanh niên và VTC News)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh   Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh I_icon13Tue 14 Feb 2023, 13:46


tài hong đợi... học, hihi! :choctuclen:

học sinh giỏi vậy thì nhà trường cấp bằng tiến sĩ lun cho rồi! :laughing15:

_________________________
Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh   Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh I_icon13Wed 15 Feb 2023, 09:20

Ai Hoa đã viết:

tài hong đợi... học, hihi!  :choctuclen:

học sinh giỏi vậy thì nhà trường cấp bằng tiến sĩ lun cho rồi! :laughing15:  

ít ra cũng còn hơn tiến sĩ cầu lông ha Thầy? :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh   Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Nhà khoa học 'choáng' trước dự án khoa học kỹ thuật của học sinh
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Con Đường Đi Đến Ban Khoa Học & Kỹ Thuật Thành Phố
» “Bác sĩ Khoa rút máy thở của mẹ, nhường sự sống cho sản phụ sinh đôi”
» Sau phúc khảo, học sinh trượt tốt nghiệp trở thành sinh viên nhận học bổng
» Những đề toán 'bá đạo' khiến học sinh chào thua
» Con đỉa-một loài sinh vật thuộc ngành giun đốt
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-