Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tịnh Tâm

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Bảo Minh Trang



Tổng số bài gửi : 856
Registration date : 08/11/2012

Tịnh Tâm Empty
Bài gửiTiêu đề: Tịnh Tâm   Tịnh Tâm I_icon13Fri 17 Oct 2014, 11:13

Tịnh Tâm 1521660_1512180455674721_1622549549_n

Tịnh tâm
Chỉ Quán (1) chuyên tâm dứt não phiền
Tinh cần (2) chánh niệm (3) triệt thùy miên (4)
Huyền môn (5) bất nhị (6) khai đường Thánh
Diệu pháp (7) vô ngôn (8) mở cửa thiền
Chủng gốc Bồ Đề (9) êm ả đạo
Gieo mầm Bát Nhã (10) nhẹ nhàng niên
Vô minh (11) lậu hoặc (12) không còn vướng
Phật tính (13) Chân Như (14) sáng mọi miền.
10-1-2014


Bảo Minh Trang
(1). Chỉ quán

(
止觀) I. Chỉ quán. Là một pháp môn tu hành quan trọng của Phật giáo. Ý nghĩa tiêu biểu của pháp môn này đã được các kinh luận giải thích rõ như sau: 1. Là pháp môn thực tiễn của tông Thiên thai. Chỉ là dịch từ tiếng Phạm zamatha (xa ma tha), Quán là dịch từ tiếng Phạm vipazyanà(tì bà xá na). Ngưng bặt hết thảy ngoại cảnh và vọng niệm, chuyên chú vào một đối tượng duy nhất (Chỉ) - đồng thời, sinh khởi trí tuệ chân chính, để quán xét đối tượng duy nhất ấy (Quán) gọi là Chỉ quán, tức chỉ cho hai pháp Định và Tuệ. (Từ điển Phật Quang)
(2) tinh cần
Theo Phật giáo, tinh cần có nghĩa là cố gắng làm điều thiện và đồng thời cố gắng triệt tiêu điều ác—According to Buddhism, virya means zeal, or vigour in progressing in the good and eliminating the evil.
(Từ điển Phật học Việt Anh - Thiện Phúc)
 (3) Chánh niệm là nhớ đúng nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức. Chánh niệm có nghĩa là lìa mọi phân biệt mà niệm thực tính của chư pháp. Theo Bát Chánh Đạo, chánh niệm là “Nhất Tâm. (
Từ điển Phật học Việt Anh - Thiện Phúc)


(4) Thuỳ miên 睡眠

. 1. Tâm sở buồn phiền, hay trở nên đờ đẫn. Là một trong các bất định địa pháp theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận. 2. Ngủ. 3. Ảo giác (s: stīna-middha) (
Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt)

(5). Huyền môn (玄門) Cũng gọi Phật môn, Không môn, Chân môn. Pháp môn mầu nhiệm, diệu lí sâu thẳm, tức chỉ chung cho Phật pháp. Luận Tịnh độ quyển thượng của ngài Ca tài (Đại 47, 83 trung), nói: Tịnh độ huyền môn, mười phương đều khen ngợi . Tư trì kí quyển thượng 1, phần cuối (Đại 40, 179 trung), nói: Phật pháp sâu xa mầu nhiệm, người có lòng tin mới vào được, cho nên gọi là Huyền môn . [X. Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao Q.thượng; Quảng hoằng minh tập Q.12]. (Từ điển Phật Quang)
(6). Bất nhị Cũng là nghĩa vô trụ, chẳng có cái nhị của tương đối mà cũng chẳng phải là một. (Ngữ vựng Danh từ Thiền học)
(7) . Diệu pháp Saddharma (skt)—Pháp thù thắng đệ nhất không thể nghĩ bàn—The wonderful law or truth (Lotus sutra)—The Wonderful Dharma—Wonderful Law which is beyond thought or discussion.(Từ điển Phật học Việt Anh - Thiện Phúc)
(8) vô ngôn Không lời hay im lặng—Without words—Silent—Speechless.(Từ điển Phật học Việt Anh - Thiện Phúc)
(9) Bồ đề 菩提 Phiên âm chữ bodhi từ tiếng Sanskrit và tiếng Pali, có nghĩa là trí huệ, giác ngộ, tỉnh thức. 1. Trí huệ giác ngộ chân chánh của chư Phật. Chứng ngộ. Hoạt dụng của trí huệ chân chính. Trạng thái vô minh không còn nữa do nhờ có trí huệ tỉnh giác. 2. Trí huệ nhận thức thực tại tính. 3. Giác ngộ tối thượng. Biểu hiện của trí huệ giác ngộ. (
Từ điển Phật học Anh-Hán-Việt)

(10) Bát Nhã (s: prajñā, p: paññā, 般若): âm dịch là Ba Nhã (波若), Bát Nhã (鉢若), Bát La Nhã (般羅若); ý dịch là tuệ, trí tuệ. Với tác dụng của tâm, đây là trí tuệ lấy sự liễu đạt làm tánh, biết cảnh của Tứ Đế và đoạn trừ hết thảy phiền não sanh tử. Nó còn là trí tuệ đoạn trừ phiền não chướng, sở tri chướng và biết tất cả các pháp hữu vi cũng như vô vi. Là một trong Sáu Ba La Mật, Bát Nhã được tán thán như là mẹ của chư Phật, là yếu tố quan trọng nhất để đạt được quả vị Phật. Nó còn là một trong những hạnh của vị Bồ Tát, là trí tuệ để tạo nhân thành Phật. Từ thời Huệ Năng (慧能hay惠能, Enō, 638-713) trở đi, nó được xem đồng nghĩa với Thiền định 
(Phật học Tinh tuyển)

(11) vô minh
Một niệm chưa sanh khởi là vô thủy vô minh, một niệm mới khởi liền thành nhất niệm vô minh. Tiền niệm diệt, hậu niệm sanh, sanh diệt liên tục thì thành sanh tử luân hồi. (
Ngữ vựng Danh từ Thiền học)
(12) lậu hoặc
Asava (p)—Asrava (skt). (A) Theo Phật giáo Đại Thừa, Lậu Hoặc có những nghĩa sau đây—According to the Mahayana Buddhism, Asrava has the following meanings: • Điều ô uế: Taint. • Sự đồi bại: Corruption. • Ham mê: Mania. • Sự mê đắm: Anfatuation. • Nghiện (rượu và thuốc): Addiction (to alcohol or drugs). • Nhơ bẩn: Defilement. (B) Theo Thanh Tịnh Đạo, lậu hoặc là từ để chỉ dục tham, hữu tham, tà kiến và vô minh, vì những cấu uế nầy tiết lậu từ các căn môn không được phòng hộ, như nước rỉ từ bình chảy, hoặc vì chúng phát sanh những khổ sanh tử (
Từ điển Phật học Việt Anh - Thiện Phúc)

(13) Phật tính 佛性 Tính Phật hằng hữu mà mọi chúng sinh đều có, nghĩa là trước khi được giác ngộ hoàn toàn thì Phật tính nầy chưa được hiển lộ viên mãn. Niềm tin vào tư tưởng nầy không rộng rãi lắm, ngoại trừ trong Phật giáo Ấn Độ, nhưng đã trở thành nền tảng tư tưởng Phật giáo Đông Nam Á trong mô hình Thể-dụng (e: essence-function ), như được giải thích trong các luận giải như Phật Tính Luận佛性論. Đồng nghĩa với Như Lai Tạng (s: tathāgatagarbha)
(14) Chân như 真如; S, P: tathatā, bhūtatathatā;
Một khái niệm quan trọng của Ðại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự. Chân như chỉ thể tính bất động, thường hằng, nằm ngoài mọi lí luận nhận thức. Chân như nhằm chỉ cái ngược lại của thế giới hiện tượng thuộc thân thuộc tâm. Tri kiến được Chân như tức là Giác ngộ, vượt ra khỏi thế giới nhị nguyên, chứng được cái nhất thể của khách thể và chủ thể. Chân như đồng nghĩa với Như Lai tạng, Phật tính, Pháp thân. (Từ điển Đạo uyển)

Về Đầu Trang Go down
 
Tịnh Tâm
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ ĐƯỜNG LUẬT VÀ BIẾN THỂ ::  Lều cỏ :: Bảo Minh Trang-