Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Today at 00:38

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Yesterday at 21:49

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Yesterday at 10:25

Chết rồi! by Ai Hoa Yesterday at 08:11

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Tue 30 Apr 2024, 20:25

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 29 Apr 2024, 08:52

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Sun 28 Apr 2024, 11:01

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Wed 23 Apr 2014, 10:46

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản


12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 786f873a40564ea0a243bb94f56cc6b4

Một bà mẹ Trung Quốc sống ở Kyoto đã rất ngạc nhiên về hệ thống giáo dục mầm non cũng như thói quen của những đứa trẻ ở Nhật Bản. Cô chia sẻ những điều mình quan sát được.


Cô viết: "Trước khi tới Nhật, Tiantian (con gái cô) đã từng học ở một trường mẫu giáo của Bắc Kinh 1 năm. Vì vậy, các bạn có thể hiểu rằng, chúng tôi cũng không xa lạ gì với môi trường này. Song, có những điều ở các trường mẫu giáo Nhật Bản đã khiến tôi phải ngạc nhiên".

1. Cần rất nhiều túi để tới trường

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 375d1670839347cf9fddbd42a0aae9aa


Vào một ngày, họ nói chúng tôi cần phải chuẩn bị một số lượng túi nhất định với các kích cỡ khác nhau:

Túi sách vở, túi bao ngoài, túi dụng cụ ăn uống, hộp dụng cụ ăn uống, túi quần áo, túi đựng quần áo sẽ thay, túi đựng quần áo sau khi thay ra và túi giày. Sau đó thì túi A phải có chiều dài nhất định, túi B phải có chiều rộng nhất định, túi C phải đựng vừa trong túi D, túi E vừa trong túi F. Tôi đã không thể tin được điều đó.


Thậm chí, một vài trường mẫu giáo còn yêu cầu các bà mẹ phải có những chiếc túi riêng của mình.

Sau 2 năm, chúng tôi đã quen với điều đó và những đứa trẻ trở nên rất thành thục trong việc đặt đồ đạc vào đúng chiếc túi của nó. Và tôi cho rằng, lý do người Kyoto không ngại ngần khi phải phân loại rác thải là vì họ đã được dạy điều này từ khi còn ở trường mẫu giáo.

2. Bọn trẻ xách túi mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 13a9e8a1e4c743bb96616683e2808a4b


Đó là điều thực sự làm tôi ngạc nhiên. Tôi nhận thấy những người lớn Nhật Bản, dù là bố mẹ hay ông bà bọn trẻ đều không phải xách bất kì chiếc túi nào cả, trong khi bọn trẻ phải xách tất cả những chiếc túi đủ kích cỡ này (ít nhất là 2 đến 3 chiếc). Và đáng ngạc nhiên hơn nữa là bọn trẻ còn có thể chạy rất nhanh!

Còn với chúng tôi thì sao? Có thể, đó không phải là thói quen của chúng tôi hoặc có lẽ nó là một yếu tố văn hóa, song tôi mang tất cả những chiếc túi, còn Tiantian thì không phải mang gì cả.

Hai ngày sau, giáo viên của Tiantian tới và nói chuyện với tôi: “Mẹ Tiantian à, con gái chị có thể tự làm được mọi việc ở trường…”. Người Nhật có thói quen là chỉ nói nửa câu, sau đó để người nghe tự hiểu.

Ngay lập tức, tôi nhận ra rằng, cô giáo đang nói về chuyện gì. Song thấy tôi trầm ngâm nên cô ấy nói tiếp: “...việc xách những chiếc túi chẳng hạn…”. Sau sự nhắc nhở tế nhị này, tôi đã để cho Tiantian xách tất cả những chiếc túi của cháu.

Trong một cuộc họp phụ huynh, tôi đã nói với mọi người rằng thói quen của người Trung Quốc là bố mẹ nên xách mọi thứ thay cho trẻ con. Lúc đó, đến lượt các bà mẹ Nhật ngạc nhiên đến mức không nói được lời nào. Và sau đó họ hỏi: ‘Tại sao?’

Tại sao ư? Có phải là vì người Trung Quốc chúng tôi yêu những đứa con của mình nhiều hơn không?


3. Thay quần áo liên tục

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản A8cfb9106e2642d3b9052a460bb64871


Trường mẫu giáo của Tiantian có một bộ đồng phục riêng, khi tới trường, cháu phải cởi bỏ nó ra và thay một bồ quần áo khác dành để vui chơi. Nó phải tháo giày và đi một đôi giày bale màu trắng. Khi tới sân tập thể dục, lại phải thay giày một lần nữa. Sau giấc ngủ vào buổi chiều, bọn trẻ lại phải thay quần áo. Thực sự là rất phiền phức.

Khi ở lớp học Hoa Cúc, Tiantian thường bị chậm trễ trong việc thay quần áo. Tôi thì không thể làm việc này cho cháu được ngoài việc phụ giúp nó một tay. Song tôi nhanh chóng nhận ra rằng tất cả các bà mẹ Nhật đều đứng sang một bên và không giúp đỡ bọn trẻ chút nào hết. Tôi dần hiểu ra rằng, việc thay quần áo này đã dạy bọn trẻ cách sống tự lập.

Thông qua những gì mà chúng phải làm ở trường như thay quần áo, loay hoay với những rắc rối hàng ngày hay treo những chiếc khăn tay, những đứa trẻ Nhật đã bắt đầu học được thói quen giữ mọi thứ ngăn nắp từ khi chúng mới chỉ 2, 3 tuổi.

4. Mặc quần soóc vào mùa đông

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 69409abfcea84e499ddc5c96a504cf03

“Trẻ con Nhật luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông. Lạnh không hề hấn gì với chúng. Ông bà của Tiantian ở Bắc Kinh đã rất lo lắng về việc này và cho rằng, tôi phải nói chuyện với cô giáo về vấn đề này, bởi lẽ, trẻ con Trung Quốc không thể chịu được lạnh.

Chắc các bạn không thể tưởng tượng được khi Tiantian mới bắt đầu vào trường mẫu giáo, ngày nào, cháu cũng bị ốm. Nhưng khi tôi nói chuyện với các bà mẹ Nhật thì câu trả lời của họ đã làm tôi kinh ngạc: “Tất nhiên rồi! Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”

Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

5. Chưa đầy 1 tuổi nhưng có thể thi đấu trong những hoạt động thể thao

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 9549e555b32e421086b98a8961d9ecc0

“Tất cả những lớp học ở trường mầm non Nhật Bản đều được đặt tên theo các loài hoa. Ban đầu, Tiantian ở lớp học Hoa Cúc, sau đó là Hoa Loa Kèn và bây giờ là một trong số những ‘chị cả’ - lớp học Hoa Violet. Những đứa trẻ chưa đầy 1 tuổi thì ở lớp học Hoa Đào.

Những ‘bông hoa đào’ chưa đầy 1 tuổi này không chỉ được đưa tới trường mầm non mà còn tham gia vào tất cả các hoạt động lớn như những buổi thi đấu thể thao hay những chương trình biểu diễn. Nhìn những đứa trẻ vừa khóc vừa bò về phía trước, tôi luôn cảm thấy rất thương chúng.

6. Những đội bóng đá nữ

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản A2dc03ae84f642f8b52277bcab649c9e


“Khi bọn trẻ học tới lớp mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non, chúng bắt đầu với những bài học nhảy hàng tuần, giống như những bài tập thể dục thể chất ở nhà. Khi chúng học tới lớp lớn, sẽ có một trận đấu bóng đá. Khi mà bọn trẻ không tập nhảy cả ngày nữa nghĩa là chúng đang luyện tập bóng đá. Chúng cũng chơi như những vận động viên thực thụ, thậm chí là còn thi đấu với các trường mầm non khác. Tiantian đã bị thâm tím đầy người khi chơi trò chơi này song bù lại con bé khỏe khoắn và dũng cảm hơn.

Thực sự là khi chúng tôi mới tới Nhật Bản, sức khỏe của Tiantian thật là tệ. Bọn trẻ ở Nhật thường bắt đầu chơi bóng từ khi mới 3, 4 tuổi. Ở độ tuổi ấy, chúng bé hơn bọn trẻ Trung Quốc rất nhiều. Trong lớp của Tiantian, con bé lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác nhưng lại rất yếu.

Bọn trẻ Nhật thì sẽ chạy quanh sân, còn Tiantian thì sao? Con bé sẽ bị cát nhét đầy giày và sẽ phải nhón chân để đi bộ. Một lần, bọn trẻ có một chuyến tham quan buộc chúng phải trèo lên một ngọn núi. Và Tiantian đã phải đi xuống núi và có 2 đứa trẻ Nhật khác nhỏ hơn đi cùng để dìu con bé. Con bé chưa từng leo bộ lên một ngọn núi trong một tiếng đồng hồ. Bây giờ thì nó đã khá hơn. Năm ngoái, ở Shangrila, Tiantian đã đi bộ trong vòng 4 tiếng mà không hề hấn gì.


7. Hệ thống giáo dục có tính hòa nhập

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 1665a12c07e54c079c148a971361fd54

Khi còn ở Trung Quốc, tôi chỉ nhìn thấy lớp mẫu giáo của Tiantian một vài lần. Mỗi lớp đều có một phòng học riêng, song ở Nhật Bản thì không phải vậy. Trước 9h30 sáng và sau 3h30 chiều, cả trường đều chơi cùng nhau. Trong sân, những đứa trẻ lớn cầm tay những đứa trẻ nhỏ, những đứa nhỏ đuổi theo những đứa lớn. Chúng chơi đùa rất vui vẻ, như thể anh chị em  ruột. Ví dụ như cách đây vài ngày, trong nhóm của Tiantian và một nhóm khác, sau khi biểu diễn tiết mục của chúng, bọn trẻ đã nói những điều làm cho tất cả các bậc phụ huynh đều phải bật khóc: "Nhóm của con hôm nay rất vui bởi vì những em lớp dưới đã biểu diễn rất tốt. Đây là nhóm cuối cùng của bọn con. Khi bọn con bắt đầu học tiểu học, chắc chắn bọn con sẽ nhớ những người bạn này và trường của chúng con".

8. Dạy cách "mỉm cười" và nói "cảm ơn"

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản E809eb261b9a41bda90cb739997c1376

Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho bọn trẻ. Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội. Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: "Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!" Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười'. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất. Họ còn dạy những gì nữa? Họ dạy chúng nói ‘cảm ơn'. Có những điều được chú trọng trong nền giáo dục của Nhật song lại không được quan tâm nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sau 3 năm, tôi nhận thấy rằng Tiantian đã có những tiến bộ về các môn như âm nhạc, nghệ thuật và đọc. Sự tiến bộ này là nhờ phương pháp giáo dục toàn diện.

9. Số lượng các hoạt động

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Ee19141405d44188848111c1a854b0c5

Nhìn vào lịch thì có thể biết những ngày tôi phải chuẩn bị bữa trưa cho Tiantian. Đây là những ngày con bé có những buổi dã ngoại. Tôi không thể đếm được con bé đã leo núi mấy lần, được đi thăm bao nhiêu hồ nước, được đi tham quan và nhìn thấy bao nhiêu động vật và cây cối. Ngoài ra, Tiantian còn tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm... Chỉ có thể nói rằng có rất nhiều các hoạt động trong trường mầm non Nhật Bản.

10. Tổ chức tất cả các ngày lễ

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 01096d77a42a4747908b5dc3d72c7b2c


"Điều này cũng thực sự làm tôi ngạc nhiên. Giống như tôi đã nói ở trên, các trường mầm non của Nhật Bản tổ chức tất cả các ngày lễ truyền thống của họ: Ngày Con Gái, Ngày Con Trai, Lễ hội Ma đói... Không chỉ có vậy, họ còn tổ chức ngày Renri (đêm thứ 7 của năm mới theo lịch âm) và ngày Qixi. Có buổi học, Tiantian trở về nhà và nói với tôi rằng: "Hôm nay, cô giáo hỏi con người Trung Quốc tổ chức những ngày lễ này như thế nào và con đã nói rằng con không biết". Thật là xấu hổ! Chính tôi cũng không biết câu trả lời!

11. Năng lực của giáo viên"

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 9cfc1c00d25347c6b3676019d7480c5c

Trong một lớp học ở Nhật, có từ 10 đến 30 học sinh nhưng chỉ có 1 giáo viên. Ban đầu, tôi đã băn khoăn về điều này. Nếu cô giáo có thể để mắt được tới tất cả bọn trẻ thì quả thực cô ấy rất giỏi. Sau đó, tôi nhận ra rằng mình đã đánh giá thấp những giáo viên mầm non nơi đây. Chỉ với một giáo viên, những tác phẩm của 30 đứa trẻ, chỉ huy một đội trống (rất chuyên nghiệp), việc học nghệ thuật, âm nhạc, học đọc, ngày sinh nhật của  chúng, những nhóm mà chúng tham gia và các ngày hội thể thao...tất cả đều được sắp xếp một cách ngăn nắp và cẩn thận. Hãy nhìn cô giáo xem, cô ấy luôn bình tĩnh và thoải mái. Và cô ấy đã khoảng 50 tuổi rồi đấy! Tôi rất khâm phục cô ấy!

"12. Sự ảnh hưởng của Phật giáo"

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Ef07355c1d08405c91833c64cefac3b7

Có lẽ Kyoto là thành phố có nhiều đền chùa hơn bất kì thành phố nào của Nhật Bản. Nó có một không khí linh thiêng. Hàng tuần, Tiantian đều được  đưa tới các đền chùa. Trong lễ hội quan trọng nhất, con bé phải quỳ trước Phật và có những hoạt động vào ngày sinh của Phật cũng như ngày Nirvana. Hôm qua, Tiantian đã tới đền Nishi Honganji để xin một điều ước. Con bé được đại diện cho cả lớp dâng lên Phật những bông hoa. Tôi đã hỏi xem nó ước điều gì và con bé nói rằng: "Con ước rằng con sẽ luôn tin tưởng vào Đức Phật, luôn đối xử với mọi người bằng tấm lòng biết ơn và luôn quan tâm tới những gì người khác nói".

Theo Bảo Mai

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Hạ Ly Hương

Hạ Ly Hương

Tổng số bài gửi : 864
Registration date : 04/03/2012

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Sat 26 Apr 2014, 17:54

Cảm ơn Trà Mi! Đọc xong mình ngộ ra được nhiều điều, mình đã công tác trong ngành mầm non 35 năm mà cảm thấy có nhiều bất cập trong vấn đề dạy dỗ con trẻ, nhìn chung cha mẹ Việt bao bọc con cái nhiều quá, chúng khó lớn lên khi bị cha mẹ o bế, áp đặt... giáo viên nhiều khi bó tay trước những yêu cầu của phụ huynh bạn ạ...ngẫm mà buồn!!!
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Sun 27 Apr 2014, 04:42

 hi Hạ Ly Hương


Trà Mi đã viết:
Nhìn những đứa trẻ khỏe mạnh đang chạy nhảy, tôi nhận ra rằng chúng ta không nên quá nuông chiều con cái.

Shiroi thấy các bà mẹ Việt úm con, và chăm sóc rất là kỹ lưỡng. Shiroi nghe một cô bạn trẻ kể lại chuyện đi thực tập một trường mầm non ở Đức, nhìn thấy một đứa bé (18 tháng - 2 tuổi) vấp té, bạn chạy lại định đỡ lên, nhưng các cô bên đó bảo, "Không nên làm vậy, đứa bé vấp té thì nên để đứa bé tự đứng dậy".
Ở Việt Nam chắc các bà mẹ la làng rằng cô giáo không chăm sóc con họ chu đáo.  ~X( 

 hearts Trà Mi đã chia sẻ.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Tue 06 May 2014, 13:03

Còn tiếp nè Hạ Ly Hương với Shiroi!

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật

Không lạ gì bữa ăn bán trú ở trường tiểu học, vậy nhưng cách người Nhật quan tâm đến chuyện ăn uống của trẻ vẫn khiến tôi sửng sốt.

Tôi lấy chồng Nhật cũng đã được 10 năm. Ban đầu, hai vợ chồng chung sống với nhau tại một căn hộ chung cư nhỏ ngay trung tâm thành phố, cũng thuận tiện cho việc đi đi về về thăm nhà mẹ đẻ. Bố mẹ tôi không muốn con gái lấy chồng nước ngoài, cũng không muốn con cháu sang nước ngoài sống. Chính vì thể theo nguyện vọng của ông bà, nên tôi và chồng cùng Ben – con trai nhỏ vẫn sống ở Việt Nam.

Tuy nhiên năm Ben được 7 tuổi, chồng tôi đột ngột chuyển công tác. Chính vì vậy, cả gia đình quyết định cùng anh quay về Nhật Bản để làm việc. Thời gian sống ở Nhật không lâu, vậy nhưng đất nước cùng những con người nơi đây đã khiến tôi vô cùng cảm mến. Một trong những ấn tượng khiến tôi cứ muốn kể mãi không thôi về đất nước này, đó chính là chuyện ăn uống của trẻ tiểu học – cái đang ảnh hưởng trực tiếp đến con trai tôi. Cần phải nói, Ben cũng đã từng đi học tiểu học lớp 1 ở Việt Nam. Chính vì vậy, tôi không lạ gì về những bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng thực sự, chuyện ăn uống của trẻ Nhật ở trường tiểu học vẫn khiến tôi vô cùng “choáng váng”.

Nước Nhật có nghèo nhưng trẻ em đi học thì phải được ăn cơm miễn phí vì trẻ em là niềm hy vọng của dân tộc.

Khác với chuyện phải đóng tiền ăn bán trú cho con ở Việt Nam, học sinh tiểu học Nhật được ăn trưa “miễn phí”. Đây là một phần của luật cải cách Nhật Bản những năm 1954.

Trước đây, Nhật Bản rất nghèo và thường xuyên phải nhận viện trợ lương thực của UNICEF và Mỹ. Trẻ Nhật đi học đều có một bữa ăn trưa ở trường. Vậy nhưng một số em không được ăn vì bố mẹ không có tiền trả. Chính vì vậy, năm 1954, chính phủ đã ra quyết định đưa vấn đề ăn trưa ở trường của trẻ vào văn bản luật. Vì mục đích tất cả trẻ em đều được ăn, đều được lớn và đều là niềm hy vọng cho tương lai của đất nước Nhật Bản đang còn đói nghèo, những bữa ăn trưa ở trường này sẽ hoàn toàn miễn phí. Đây là một quyết định đáng nể và vô cùng quan trọng còn tồn tại cho đến ngày nay ở Nhật Bản.



12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133051-1
Bữa trưa của trẻ là vấn đề quốc gia


Đồ ăn trưa rất đa dạng nhưng mỗi ngày chỉ có một thực đơn duy nhất

Đồ ăn bán trú ở Nhật vô cùng phong phú và nhiều món, không hề lặp đi lặp lại ngày này qua ngày khác. Tuy nhiên trong ngày, trẻ con sẽ chỉ có duy nhất một thực đơn nhất định và không được quyền lựa chọn. Đó là cách người Nhật dạy cho trẻ biết quý trọng thức ăn và hạn chế chuyện kén cá chọn canh. Tuy nhiên với những trẻ bị dị ứng, trường luôn có món ăn thay thế riêng cho các con. Tôi có thể liệt kê ví dụ thực đơn của Ben ở trường trong một tuần như sau:

Thứ 2: Rau gạo chiên, đậu hũ và súp nấm kinoko, giá đỗ cay

Thứ 3: Mì Udon lạnh với đậu phụ, đậu tương, khoai lang chiên, trái cây với bánh bao bột gạo

Thứ 4: Bibimbap (một món ăn Hàn Quốc - cơm với rau hỗn hợp và một quả trứng), đậu phụ và canh wakame, một quả mận

Thứ 5: Gạo Yukari (Yukari là một loại thảo mộc Nhật Bản như lá vừng hay húng quế), cá rán,, súp miso

Thứ 6: Bánh mì tỏi Pháp, súp, bắp cải và xà lách bắp

Thứ 7: Cơm với dưa chua Yukari, thịt lợn xào, củ cải và súp miso rong biển.

Từ thực đơn này, chúng ta có thể nhận ra những đặc điểm rất riêng của bữa ăn bán trú ở Nhật như:

- Thực phẩm nặng về ngũ cốc và rau quả, chỉ có một phần protein nhỏ như cá hay thịt lợn.

- Những món ăn đều được chế biến tươi sống, hạn chế đồ hộp.

- Tuy đồ Nhật vẫn là chủ yếu nhưng trường học luôn cố gắng giới thiệu trong thực đơn ăn uống cả những món Tây, Hàn Quốc…



12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133051-2
Một suất ăn điển hình ở trường tiểu học Nhật


12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133051-3
Khẩu phần ăn thường có rất nhiều cơm và rau chỉ điểm xuyết chút thịt nhưng vẫn đảm bảo đủ số protein cần cho cơ thể trẻ


12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133456-4
Nhà trường cũng rất cố gắng giới thiệu nhiều món ăn phong phú


Giờ ăn cũng là giờ học


Bữa ăn trưa của học sinh Nhật không phải là ngồi chờ cơm rồi ăn. Đó cũng là giờ học tính tự lập và tính đoàn kết của trẻ. Mỗi buổi trưa, những học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm xúc cơm cho các bạn. Bọn trẻ cũng không ai ăn trước cho đến khi các bạn mình phát cơm xong và khâu chuẩn bị hoàn tất. Trẻ tiểu học xúc cơm cho bạn, đương nhiên không thể nhanh, không thể khéo bằng các cô. Sẽ có đôi khi các em làm rơi khay, làm vãi canh, rớt thịt ra sàn. Tuy nhiên các cô giáo không hề bực bội mà luôn đứng bên cạnh để hỗ trợ các em. Nhà bếp cũng luôn có đồ ăn chuẩn bị thêm vì không hôm nào không có trẻ làm rơi đồ.

Tôi thích cách trẻ con Nhật được dạy trong giờ ăn, mỗi bé một khay, đợi bạn bè ngồi xuống hết mới bắt đầu vào bữa. Bọn trẻ luôn cố gắng ăn hết suất của mình vì bỏ thừa không được khuyến khích ở Nhật. Sau bữa ăn, mỗi học sinh nhí lại tự mình dọn dẹp, mang bát đĩa trả về phòng bếp, gập bàn ghế, lau sàn phòng.



12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133456-5
Đến bữa ăn, tổ học sinh trực nhật hôm đó sẽ chịu trách nhiệm múc cơm cho các bạn


12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133456-6
Cô giáo luôn sẵn sàng giúp đỡ các bé


Biết quý trọng thức ăn từ việc tự trồng rau cho mình

Trước kia khi còn ở Việt Nam, thành phố đất chật người đông khiến tôi chẳng thể dạy Ben về những loại rau củ và chỉ cho con biết cây trái lớn lên như thế nào. Chính vì vậy, khi sang Nhật tôi đã vô cùng mừng rỡ bởi ở đây, các trường mẫu giáo và tiểu học đều có vườn rau xanh và tức là, bọn trẻ sẽ được học cách tự trồng lấy thực phẩm cho chúng.

Ben đã mang về cho tôi một quả cà tím và cắt nó một cách đầy tự hào. Tương tự như vậy, khi đến mùa củ cải, Ben lại mang về nhà vài củ củ cải bé xinh. Cũng nhờ đi học tiểu học, Ben đã có thể vô cùng tự tin trong việc cắt gọt rau củ. Ở các trường tiểu học Nhật, mỗi năm đều có một cuộc thi cho học sinh lớp lớn tự nấu một món ăn cho gia đình.




12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133744-8
Trẻ tiểu học được học về cách trồng cây

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133744-9
Và thực sự được ra đồng trồng lúa


12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140403133744-10
Sản phẩm thu hoạch sẽ được các em mang về khoe gia đình


Nhiều người khen cách người Nhật giáo dục trẻ tiểu học trong giờ ăn bán trú ở trường. Cũng có vài ý kiến chê trách khi cho rằng để trẻ tham gia vào việc bếp núc như vậy là quá sớm. Tuy nhiên riêng đối với tôi, tôi vô cùng cảm kích và thích thú với những gì con trai mình đang được học ở trường. Giờ ăn trưa ở trường chưa và không bao giờ chỉ đơn giản là một bữa ăn "chống đói" cho học sinh, ít nhất là đối với người Nhật. Trẻ có thể học được rất nhiều thứ, chúng ta cũng có thể cho con được rất nhiều thứ - thông qua 1 tiếng ăn trưa quý giá này. Trẻ con là chồi non, là tương lai của đất nước, chính vì vậy, việc đầu tư cho các bé từ bữa ăn đến cái học của người Nhật là quan điểm tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Theo Khám phá


(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Wed 07 May 2014, 03:40

Trà Mi đã viết:
Còn tiếp nè Hạ Ly Hương với Shiroi!

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật



Nhiều người khen cách người Nhật giáo dục trẻ tiểu học trong giờ ăn bán trú ở trường. Cũng có vài ý kiến chê trách khi cho rằng để trẻ tham gia vào việc bếp núc như vậy là quá sớm. Tuy nhiên riêng đối với tôi, tôi vô cùng cảm kích và thích thú với những gì con trai mình đang được học ở trường. Giờ ăn trưa ở trường chưa và không bao giờ chỉ đơn giản là một bữa ăn "chống đói" cho học sinh, ít nhất là đối với người Nhật. Trẻ có thể học được rất nhiều thứ, chúng ta cũng có thể cho con được rất nhiều thứ - thông qua 1 tiếng ăn trưa quý giá này. Trẻ con là chồi non, là tương lai của đất nước, chính vì vậy, việc đầu tư cho các bé từ bữa ăn đến cái học của người Nhật là quan điểm tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Theo Khám phá


(TM sưu tầm)

Quá sớm đâu mà quá sớm nhỉ, công việc không tí gì nặng nhọc, mà tập cho trẻ tự lập, không ỷ vào "mẹ" dọn sẵn rồi ngồi ăn thôi.
Điểm quan trọng đáng nể là cô giáo Nhật không hề la rầy quát mắng khi trẻ làm rớt đổ thức ăn.  Smile 
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10558
Registration date : 23/11/2007

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Thu 08 May 2014, 08:40

Shiroi đã viết:
Trà Mi đã viết:
Còn tiếp nè Hạ Ly Hương với Shiroi!

Sửng sốt bữa cơm bán trú của trẻ Nhật



Nhiều người khen cách người Nhật giáo dục trẻ tiểu học trong giờ ăn bán trú ở trường. Cũng có vài ý kiến chê trách khi cho rằng để trẻ tham gia vào việc bếp núc như vậy là quá sớm. Tuy nhiên riêng đối với tôi, tôi vô cùng cảm kích và thích thú với những gì con trai mình đang được học ở trường. Giờ ăn trưa ở trường chưa và không bao giờ chỉ đơn giản là một bữa ăn "chống đói" cho học sinh, ít nhất là đối với người Nhật. Trẻ có thể học được rất nhiều thứ, chúng ta cũng có thể cho con được rất nhiều thứ - thông qua 1 tiếng ăn trưa quý giá này. Trẻ con là chồi non, là tương lai của đất nước, chính vì vậy, việc đầu tư cho các bé từ bữa ăn đến cái học của người Nhật là quan điểm tôi vô cùng ngưỡng mộ.

Theo Khám phá


(TM sưu tầm)
  
Quá sớm đâu mà quá sớm nhỉ, công việc không tí gì nặng nhọc, mà tập cho trẻ tự lập, không ỷ vào "mẹ" dọn sẵn rồi ngồi ăn thôi.
Điểm quan trọng đáng nể là cô giáo Nhật không hề la rầy quát mắng khi trẻ làm rớt đổ thức ăn.  Smile   
 
Dzị Shiroi tập nấu ăn từ hồi mấy tuổi hén?     :fun1:
Nhà AH hong cho đổ cơm á, rớt một hột cơm là khi xuống âm phủ phải ăn một con dòi!   :so:

_________________________
12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Fri 09 May 2014, 11:01

Cám ơn các bạn chia sẻ!   hi 

Tính kỷ luật trong bữa ăn của trẻ Nhật

Cách dạy con "ứng xử" và "yêu mến" thức ăn của người Nhật khiến tôi sửng sốt và ngưỡng mộ.

Gần đây, tôi có dịp được mời đến một buổi tiệc liên hoan dành cho trẻ con tại thành phố Nayoro tỉnh Hokkaido. Một lần nữa tôi lại bị ấn tượng bởi các cư xử và tính kỷ luật của trẻ con Nhật. Chúng thể hiện nay trong cách bọn trẻ ăn uống và “ứng xử” với thức ăn.

Người Việt chúng ta từ lâu tự cho rằng cứ là trẻ con thì được quyền bày bừa trong bữa ăn và cha mẹ thì có trách nhiệm chuẩn bị đồ ăn cho con cũng như dọn dẹp, rửa bát sau khi trẻ ăn xong.

Ở Nhật thì không như vậy. Không chỉ ở nhà mà ngay cả ở trường học, trẻ con Nhật cũng đều được giáo dục rằng phải biết giúp đỡ cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, cũng như làm thế nào để ăn uống một cách lịch sự và dọn dẹp sau khi ăn xong. Đấy là một phần của văn hoá ẩm thực Nhật Bản.



12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20140210083438-hocnau1

Trẻ em Nhật học nấu ăn

Như tôi quan sát, các bà mẹ Nhật luôn để ý đến việc dạy con tự nấu những món ăn đơn giản cũng như khuyến khích trẻ giúp đỡ mẹ trong bếp với khả năng tối đa của trẻ. Điều này không những giúp trẻ biết quý trọng thức ăn, biết cách “cư xử” với thức ăn mà đồng thời còn khiến bé thấy ăn uống và nấu nướng cũng là một hoạt động rất vui và lý thú.

Trong suốt buổi tiệc mà tôi được tham dự ở Nayoro đấy, tôi quan sát thấy những đứa trẻ con mới tuổi mẫu giáo tự biết chuẩn bị sandwich và pizza cho bản thân với một sự hào hứng và lịch thiệp tuyệt vời. Đương nhiên, bánh sandwich và pizza sẽ do người lớn nướng nhưng bọn trẻ đều biết tự chuẩn bị phết bánh mì cũng như chọn loại thức ăn sẽ bỏ lên pizza theo ý thích và lựa chọn của mình.Không một ai yêu cầu bọn trẻ phải cho gì lên bánh pizza. Thay vào đó, chúng được khuyến khích lấy thật nhiều loại rau và thịt sao cho bánh pizza sặc sỡ và nhiều màu nhất có thể. Một số đứa trẻ chỉ thích ăn pizza với pho mát không hoặc một số chỉ thích sandwich, không ăn pizza. Không ai ép chúng. Tất cả chỉ muốn cho bọn trẻ có được những khoảng thời gian vui vẻ và cảm thấy tích cực với vấn đề ăn uống và thực phẩm. Người Nhật biết, trẻ con sẽ ăn được nhiều hơn nếu chúng cảm thấy ăn uống là một cách vui chơi, và nó rất vui. Sau bữa tiệc, bọn trẻ sẽ giúp thu dọn đĩa và cốc bẩn để vứt đi.

Thêm một án tượng nữa với trẻ con Nhật, đó là thói quen nói cám ơn trước và ngay cả sau khi ăn xong. Đó vừa là phép lịch sự trên bàn ăn, vừa là cách mẹ Nhật dạy con lòng biết ơn.

Ở bữa tiệc tai Nayoro hay ở bất cứ bàn ăn nào có trẻ nhỏ, tôi đầu thấy sau khi rửa tay, các bé không hề ăn ngay mà luôn nói "Itadakimasu".

“Itadakimasu” là một cụm từ tiếng Nhật rất khó để dịch nghĩa trực tiếp. Tôi có thể ta nôm na như thế này: nó được nói lớn ngay trước khi ăn và có nghĩa đại loại như "Tôi rất vinh dự để bắt đầu ăn bữa ăn này”. Vậy là, sau khi một tràng những âm thanh "Itadakimasu!" líu lo vang lên cùng một lúc, các bé Nhật mới bắt đầu cắm cúi vào phần ăn uống của mình. Khi tất cả các bé hoàn thành, các em hét to một cách nhiệt tình "Goshisosamadeshita!" – một câu nói truyền thống của Nhật sau khi ăn cơm, nghĩa đại loại như "cảm ơn vì bữa ăn ngon miệng này" rồi cũng mới kết thúc bữa ăn.

Trẻ con Nhật ăn uống kỷ luật nhưng cũng rất vui và hào hứng với thức ăn. Trước đây tôi luôn tò mò không hiểu vì sao và nhờ phương pháp nào, mẹ Nhật có thể dạy con mình hai việc tưởng như mâu thuẫn như vậy. Thời gian ở Nhật đã cho tôi câu trả lời và cả sự ngưỡng mộ tuyệt đối đối với văn hoá giáo dục trẻ nhỏ, nhất là trong việc ăn uống của người Nhật.

Theo Khám phá

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Sat 10 May 2014, 03:24

Ai Hoa đã viết:

Dzị Shiroi tập nấu ăn từ hồi mấy tuổi hén?     :fun1:
Nhà AH hong cho đổ cơm á, rớt một hột cơm là khi xuống âm phủ phải ăn một con dòi!   :so:
Ba em đi hồi em 7 tuổi. Không phụ mẹ dọn cơm rửa bát thì ai phụ nà ?  Wink 
Nhưng làm đổ thì bị mắng ngay  Smile 
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7113
Registration date : 01/04/2011

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Mon 12 May 2014, 15:41

Mẫu giáo Nhật khiến tôi "phát thèm"

Từng có thời gian đưa con đi học tại một trường mẫu giáo ở Nhật, tôi choáng váng vì lòng yêu trẻ của giáo viên mầm non Nhật.


Hôm qua, khi vụ việc clip Bảo mẫu trường mầm non Phương Anh baọ hành trẻ rầm rộ trên khắp các diễn đàn và các trang báo mạng, tôi cũng như bao bà mẹ khác đều cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Tôi xem clip mà nước mắt rơi không ngừng, nhiều lần phải ấn ngừng vì cảm giác như có ai bóp chặt con tim. Từng có thời gian sống bên Nhật và cũng cho con đi gửi trẻ tại một điểm trông trẻ của Nhật, tôi cảm thấy vô cùng may mắn vì con trai mình được chăm sóc, dù trong thời gian không dài, bởi những giáo viên mầm non Nhật rất tận tâm và yêu quí trẻ nhỏ. Trông người mà tôi lại ngẫm đến ta. Tôi không cố suý “sính ngoại” nhưng thật sự, “ngoại” thế này thì hẳn bà mẹ nào cũng muốn “sính”.

Cũng giống như ở Việt Nam, trước khi tròn 3 tuổi và được theo học tại trường mẫu giáo thì các bé từ 8 tháng đến trước 3 tuổi có thể được gửi đến các nhà trẻ (ở Nhật gọi là Hoikuen). Vì vậy, với những phụ nữ vẫn đang phải đi làm thì gửi con đến trường Hoikuen sẽ là một giải pháp tuyệt vời. Tuy nhiên, không giống những bà mẹ Việt, đưa con đi học mà đến cơ quan thấp thỏm không yên, tim đập như đánh “lô tô” mỗi khi thấy máy báo điện thoại cô giáo gọi, tôi gửi con đi nhà trẻ Nhật rất yên tâm và thoái mái dù khi đấy, Tomo mới được 10 tháng tuổi. Lý do cho sự thoái mái đó, là vì:

Công việc của giáo viên mầm non Nhật cực vất vả

Không ai bảo làm giáo viên mầm non hay bảo mẫu nhà trẻ ở Việt Nam thì không vất vả. Vậy nhưng những giáo viên mầm non Nhật thậm chí còn “nâng” sự vất vả đấy lên nhiều lần.

Thông thường, Tomo và các bạn đến trường vào lúc 9 giờ sáng và 3 giờ chiều tôi đã đón về. Vậy nhưng các cô giáo thì phải làm việc từ 7 giờ sáng đến tận 7 giờ tối. Họ đến sớm để chuẩn bị lớp học, đồ ăn trong ngày cho các con và sau đó, ở lại cho đến khi đứa trẻ cuối cùng được bố mẹ đón về. Khoảng thời gian từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối, các cô lại ngồi tự làm những món đồ chơi hay đồ dùng cho các bé. Giáo viên mầm non ở Nhật hầu như có rất ít thời gian cho bản thân vì thậm chí vào thứ 7 và chủ nhật, họ vẫn nhận trông trẻ cho các gia đình có việc đột xuất hoặc đăng ký gửi con cả cuối tuần.

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20131218113802-1

Giáo viên mầm non Nhật rất hay đưa các bé đi ngoại khoá trên những chiếc xe đẩy đặc trưng

Không phải ai cũng có thể mở nhà trẻ

Tôi không hiểu, vì sao các nhà trẻ tư thục ở Việt Nam “mọc lên như nấm” mà không hề có một qui chuẩn nào. Ở Nhật, không phải bất cứ ngồi nhà nào cũng có thể biến thành một hoikuen (nhà trẻ). Tuy ở đây, mỗi nhà trẻ lại có qui tắc khác nhau nhưng tất cả đều phải được sự cấp phép của chính quyền và đáp ứng đủ các yêu cầu như: có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng bếp, sân chơi ngoài trời và toilet có bệ rửa tay, chỗ thay bỉm với chiều cao phù hợp cho trẻ. Mỗi lớp ở nhà trẻ Nhật cũng được chia theo lứa tuổi và có tên riêng. Như lớp của Tomo con trai tôi thì có tên là lớp Dream (giấc mơ). Lớp của các bé sơ sinh trên 1 tuổi có tên là Tanpopo (Bồ công anh) và lớp Sakura (Lớp hoa anh đào) là cho các bé từ 2-3 tuổi. Mỗi lớp thường có không quá 16 bé. Đối với cấp mẫu giáo, lớp có thể đông hơn, từ 10-30 bé một lớp.

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20131218113802-2
Một phòng ở nhà trẻ Nhật dành cho các bé dưới 1 tuổi.

Họ cẩn thận với con trẻ của chúng ta như con mình

Khi Tomo nhà tôi đi gửi trẻ, giáo viên yêu cầu tôi chuẩn bị cho con rất nhiều túi. Một túi để sách vở, một túi chăn, một chiếc túi để đồ dùng ăn uống, một hộp để đồ dùng ăn uống, một túi quần áo, một túi quần áo thay, một túi quần áo để cất đồ sau khi thay ra, và một túi để giày…. Tất cả những cái túi này đều không khiến giáo viên Nhật cảm thấy phiền phức. Tôi để ý, mỗi khi tôi đến đón Tomo ở trường, con luôn được đóng một cái bỉm mới toanh và sạch sẽ. Nhìn vào túi những chiếc bỉm đã thay của Tomo, tôi để ý có những cái bỉm vẫn còn khá mới và con hầu như không tè mấy. Vậy nhưng các cô giáo ở Nhật vẫn thay cho bé rất đúng giờ và không bao giờ để con phải chịu hăm, chịu mặc suốt một cái bỉm cả ngày như nhiều giáo viên mầm non ở Việt hay “quên”.

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20131218113802-3

Khăn và túi được chia cất rất cẩn thận

Ngay cả quần áo của Tomo, các cô cũng rất chịu khó thay cho bé. Họ còn để riêng cho tôi quần áo của Tomo theo hai túi: 1 túi là quần áo thực sự đã bị bẩn và 1 túi là những quần áo bé chỉ mới thay ra. Như vậy, tuỳ theo các bà mẹ, chúng tôi có thể quyết định có cho con mặc tiếp ngày mai không hay giặt đi.Và khăn ướt của Tomo, các cô cũng hỏi tôi có gửi riêng khăn không và không ngần ngại chỉ dùng đúng từng loại khăn ướt cho từng bé để đảm bảo vệ sinh và tránh trường hợp có trẻ bị dị ứng.

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20131218113810-4

Giấy ướt cũng được dùng riêng theo từng bé

Chuyện ăn uống của trẻ

Đây có lẽ là vấn đề khiến tôi trăn trở nhất khi gửi Tomo đi trẻ: Con mới chỉ hơn 10 tháng, mới chỉ biét bò, vẫn đang ăn dặm và cần them 4-5 cữ sữa mỗi ngày. Tomo cũng kén ăn nên càng khiến tôi lo lắng. Vậy nhưng khi nhìn các giáo viên Nhật chăm sóc cho bữa ăn của con. Tôi cảm thấy hoàn toàn yên tâm.

Thông thường, các bé ở lớp Dream (Lớp giấc mơ) mà con trai tôi đang gửi, sẽ ăn vào lúc 10 giớ 30. Cô giáo sẽ cho các bé ăn sữa công thức hoặc sữa mẹ gửi ngăn đá ở nhà trẻ. Với các bé đã ăn dặm như Tomo, nhà trường cũng sẽ chế biến đồ ăn dặm cho con hoặc lấy theo mẹ chuẩn bị. Thực đơn của trẻ được thong báo hàng tuần và những gì các bé ăn đều được bày trong một hộp thuỷ tinh ở đường ra vào, nơi các bố mẹ đón con hàng ngày. Các bé ở lớp Tanpopo và Sakura sẽ ăn muộn hơn 30 phút.

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản 20131218113810-5

Một bữa ăn dặm ở nhà trẻ Nhật
Đồ ăn dặm của Tomo rất phong phú. Bé không hề bị ép phải ăn hết các món. Tuy nhiên món nào các cô cũng cho Tomo ăn thử. Với các bé lớn cũng vậy. Cũng có đứa chẳng thích ăn gì và có đứa thích ăn rất nhiều. Tuy nhiên giáo viên mầm non Nhật không ép trẻ ăn mà chỉ yêu cầu các bé món nào cũng cần xúc ăn. Có lẽ chính vì như vậy, trẻ con Nhật không hề sợ ăn mà ngược lại, coi giờ ăn như một hoạt động thú vị. Khi lớn lên, hầu hết các bé đều ăn được đủ món mà không hề “kén cá chọn canh”.

Chơi với trẻ con thì rất thích, vậy nhưng chăm trẻ lại là một việc hoàn toàn khác. Nó stress, nó căng thẳng, nó đầy áp lực và đôi khi nó cũng khiến chúng ta “phát điên”. Vậy nhưng ở các giáo viên mầm non Nhật, tôi luôn thấy một sự kiên nhẫn và sức khoẻ “phi thường”. Có lần, tôi đã hỏi một cô giáo mầm non của Tomo là “Trông các con như vậy, có lúc nào chị thấy áp lực? Có lúc nào chị muốn đánh, muốn mắng các bé?”. Tôi đã nhận được câu trả lời “Chúng tôi nghĩ đến sự may mắn của bản thân. Khi ngoài kia rất nhièu người không có được việc làm, rất nhiều người không có được con. Thì chúng tôi có. Chúng tôi có cả việc làm và có cả những đứa con đáng yêu. Sự may mắn này khiến cho những vất vả, mệt mỏi và căng thẳng dường như không còn to tát. Khi nghĩ vậy, chúng tôi hết mệt mỏi, hết bực bội và không bao giờ đánh mắng những đứa trẻ”.

Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.

Theo Khám phá

(TM sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13Tue 13 May 2014, 05:21

Trà Mi đã viết:
Mẫu giáo Nhật khiến tôi "phát thèm"

...
Ở nước Nhật, họ chăm trẻ bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Nó cũng tạo ra được những đứa trẻ lớn lên với lòng bao dung và đức tính kiên trì. Tôi nghĩ, đó là một phần quan trọng cho sự thành công của quốc gia này. Một điều các giáo viên mầm non Việt cần học tập.

Theo Khám phá

(TM sưu tầm)
 :ae_014: hearts 
Shiroi nghĩ ở Nhật các trường mầm non có điều kiện hơn ở VN, như có xe đẩy các bé đi chơi v.v.
bỉm ở VN đối  với nhiều người mua không nổi, đừng nói chi đến phải thay đúng giờ  Mad 
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: 12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản   12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
12 điều ngạc nhiên về giáo dục mầm non Nhật Bản
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» thơ tếu :YÊU NHIỀU PHẢI ỐM , ÔM NHIỀU PHẢI YẾU
» Bao nhiêu người lính ?
» 5 loại trái cây ăn nhiều gây hại
» Nhiều Loại Mù
» Ông đồ!Một bài thơ với nhiều câu hỏi
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Chuyện lạ bốn phương, Khám phá-