Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID    Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13Tue 17 Aug 2021, 07:40

Đừng tưởng các đại học Việt Nam là được tự do tranh luận, được tự do phát biểu, tự do phát triển sự sáng tạo. Hay nói một các khác là cái nghĩa vụ, thiên chức của giảng viên đại học là nói ra sự thật còn lâu mới có trong đại học Việt Nam. Bản thân tôi trước đây từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy vì hay trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, hoặc lên tiếng về các luận văn tốt nghiệp hay vấn đề Nhã Thuyên.- Nhà giáo Đinh Kim Phúc


Hôm 9 tháng 8 năm 2021, lãnh đạo trường Đại học Duy Tân ở thành phố Đà Nẵng ra quyết định sa thải giảng viên Trần Thị Thơ với lý do đã “có phát ngôn phiến diện, sai lệch về cách chống dịch tại Việt Nam”.

Trước đó, trên mạng xã hội Facebook lan truyền một video được quay lại bởi một nam sinh viên của trường đại học Duy Tân tranh luận với giảng viên của mình về chính sách hỗ trợ người dân trong lúc dịch bệnh ở Việt Nam. Giảng viên tên Trần Thị Thơ chỉ trích Nhà nước Việt Nam vì để cho người dân phải tự lo liệu trong lúc dịch bệnh mà không có sự hỗ trợ đáng kể nào, bà cũng đưa ra ví dụ về việc người dân phải chạy xe máy hàng ngàn cây số để về quê và nói rằng bà cảm thấy “nhục nhã” vì điều đó.

Nhà giáo Đinh Kim Phúc, người từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy, bình luận về việc này:

“Tôi thấy những phát biểu, tranh luận của cô giáo này là việc hết sức bình thường, đặt ra những vấn đề thực tế đã xảy ra trong thời gian vừa qua mà các địa phương bước đầu còn lúng túng, bất lực khi giải quyết thì vấn đề phản biện xã hội rất là bình thường, nhưng lại đặt nó vào vấn đề chính trị. Chúng ta thấy rõ rằng, trong lịch sử 91 năm của ĐCSVN không phải không có những chuyện làm sai. Có những chuyện sai động trời phải trả bằng máu, bằng nước mắt của dân như cải cách ruộng đất, giá-lương-tiền…

Đó là một vấn đề hiện nay mà tôi rất tiếc rằng nó lại xuất hiện một lần nữa trong một trường đại học. Đừng tưởng các đại học Việt Nam là được tự do tranh luận, được tự do phát biểu, tự do phát triển sự sáng tạo. Hay nói một các khác là cái nghĩa vụ, thiên chức của giảng viên đại học là nói ra sự thật còn lâu mới có trong đại học Việt Nam. Bản thân tôi trước đây từng bị Đại học mở TP.HCM đình chỉ giảng dạy vì hay trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, hoặc lên tiếng về các luận văn tốt nghiệp hay vấn đề Nhã Thuyên.

Rõ ràng, đại học Việt Nam chỉ là nền giáo dục cấp bốn. Chưa bao giờ trở thành đại học thực thụ đúng nghĩa từ bản gốc của chữ ‘the university’.”


Ông Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên toán của trường đại học Bách khoa TP. HCM cho RFA biết quan điểm của ông:

“Cái việc một người đứng lên nói lên tiếng nói phản biện của mình, đặc biệt là ở môi trường đại học, là việc cần thiết. Nhà trường, đặc biệt là đại học, đào tạo cho một người trở thành một con người biết suy nghĩ, biết nhận thức, chứ không phải là một cái máy chỉ biết hành động theo một cái lệnh nào đó mà thôi.

Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được.”


Việc giảng viên Trần Thị Thơ bị sa thải một lần nữa cho thấy vấn đề mất dân chủ trong trường học. Đây cũng là rào cản trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam.

Cách đây ba tháng, nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Sóng Hiền, thông qua truyền thông Nhà nước, đề xuất Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nên quan tâm vấn đề dân chủ trong trường học hiện nay. Theo ông Hiền, hầu hết các hiệu trưởng lạm quyền, thích chứng tỏ quyền uy và thích quản lý theo mệnh lệnh.

Dân chủ là một sự tiến bộ của xã hội. Ở đó, mọi người dân đều được tôn trọng, có quyền tự do bình đẳng, mọi thành viên đều có quyền ngang nhau khi tham gia ra quyết định và được luật pháp bảo vệ. Để có dân chủ trong nhà trường thì lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của dân chủ, phải lắng nghe những ý kiến đúng, những nguyện vọng chính đáng của giáo viên và học sinh.

Ngoài việc ra quyết định sa thải giảng viên Trần Thị Thơ, trường Đại học Duy Tân còn báo cáo vụ việc với Công an để điều tra. Đại diện Phòng An ninh Chính trị nội bộ Công an TP Đà Nẵng hôm 7 tháng 8 cho truyền thông Nhà nước biết, lực lượng nghiệp vụ đang xác minh nội dung trong video tranh luận giữa sinh viên và giảng viên Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng về cuộc chiến chống dịch COVID-19 của Việt Nam.

Hôm 8 tháng 4 năm 2021, sau khi Quốc hội khóa 14 thông qua Nghị quyết bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Kim Sơn giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thay ông Phùng Xuân Nhạ, ông nói với báo chí trong nước rằng, ông xem đây là cơ hội để có thêm điều kiện làm một số việc ở lĩnh vực mà ông tâm huyết và đã có thời gian gắn bó lâu dài. Theo vị bộ trưởng này, đây là thời điểm có nhiều thách thức và khó khăn cho nền giáo dục và ông không có lựa chọn nào khác là chủ động đối mặt để vượt qua các khó khăn đó.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng cho rằng, cần quan tâm đến tiếng nói phản biện của đội ngũ giáo viên với các vấn đề xã hội cũng như các chính sách trong giáo dục.

Với việc sa thải một giảng viên tranh luận với sinh viên về những vấn đề được cho là cấp bách trong xã hội, một tài khoản Facebook có tên Hoàng Nhơn viết rằng, “đây là một sự trừng phạt hèn hạ và hèn nhát bởi những con người “có chữ” mang danh “giáo sư, tiến sĩ” - những con người mà hàng ngày vẫn đứng trên bục rao giảng về “đạo đức, làm người tử tế, có ích cho xã hội...”.

Tất nhiên đó không chỉ là sự trừng phạt đơn thuần, mà còn là sự nắn gân, răn đe với những người còn lại - trảm một người để thị uy 100 người. Những kẻ có chữ trong não đó có phân biệt được thế nào là “phản ánh phiến diện” và “phản ánh đúng thực tại” mà không phải là ngụy tạo ra bối cảnh? Đó không đơn thuần là một sự mất việc của một người, mà quan trọng hơn nó dập tắt luôn những tiếng nói của những ai muốn nói đúng với cái thấy bên trong mình. Một phường giả dối dưới cái tên “Duy Tân”.”

Trường Đại học Duy Tân là một trường đại học tư thục đầu tiên tại miền Trung Việt Nam. Trường được thành lập năm 1994. Tên trường hướng theo phong trào Duy Tân của nhà cách mạng Phan Châu Trinh.

Nếu chúng ta tiếp tục cái kiểu dạy một cách máy móc, tất cả đi theo dập khuôn, và một người phát biểu những câu không đồng ý, không đi trong ở trong khuôn khổ của Nhà nước thì họ sẽ lãnh hậu quả, nếu mà chúng ta vẫn tiếp tục như vậy thì có lẽ muôn đời chúng ta sẽ không khá lên được. - Cựu giảng viên toán Phạm Minh Hoàng

Diễm Thi, RFA

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhân sự kiện một cô giáo ở Đại Học Duy Tân bị đuổi việc, tản mạn về phần tử trí thức đại học   Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13Tue 17 Aug 2021, 08:20

Nhân sự kiện một cô giáo ở Đại Học Duy Tân bị đuổi việc, tản mạn về phần tử trí thức đại học

Trong những ngày chống dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội (đợt IV từ 27.4.2021) tại TP. HCM, tôi cũng đã tham gia vừa tiêu cực vừa tích cực vào chiến dịch “chống dịch như chống giặc” đại quy mô này bằng cách… ở yên tại nhà, nhờ vậy có thì giờ theo dõi kỹ hơn các thông tin về dịch bệnh, thấy được chỗ hay chỗ dở trong hành động của chính quyền, sự tích cực của đội ngũ y tế, công an, tình cảnh khốn đốn của người dân, kể cả những chuyện thế thái nhân tình trong thời đại loạn, và những thông tin khác nữa rất đa tạp liên quan các vấn đề chính trị, xã hội mà các loại hình truyền thông đưa tin đôi khi trái ngược nhau, chưa kể một số tin giả giật gân lừa đảo gây xôn xao dư luận…

Trong mớ bề bộn kể trên, một trong những sự kiện nổi bật gây chú ý dư luận mấy ngày gần đây là việc một cô giáo ở trường đại học Duy Tân (Đà Nẵng) vừa bị đuổi việc và sau đó phải ra chầu hầu công an vì trên lớp học trực tuyến cô đã dám bày tỏ cảm xúc bất bình về sự thiếu trách nhiệm của nhà cầm quyền trước tình cảnh khó khăn của hàng ngàn người dân phải tự đàn đúm tháo chạy đến hàng ngàn cây số để trốn khỏi vùng dịch hiểm nguy về quê với hi vọng tìm được một chỗ trú ẩn an toàn hơn trong vòng tay bảo bọc của người thân hoặc bè bạn. Lời phê phán của cô giáo trung thực và đầy lương tri kia, dù có thể còn vướng vài sơ suất trong cách diễn đạt trong khi nóng nảy, đã bị một sinh viên ghi âm ghi hình lại rồi báo cáo. Không phải nói, ai cũng có thể đoán ra được anh sinh viên kia là thuộc thành phần nào rồi. Xem đoạn video clip tranh luận giữa cô và trò, người nghe có cảm tưởng anh sinh viên như một bậc bề trên đang gằn giọng chầm chậm vặn hỏi một kẻ cấp dưới bằng một thái độ cố ý trầm tĩnh, còn khoe mình đã từng được đi du học nhiều nước trên thế giới! Phía cô giáo cũng chẳng chịu nhường, thẳng thắn lớn tiếng bảo vệ ý kiến, biến thành một cuộc tranh luận được ghi âm mà hồi kết là cô bị đuổi việc!

Nghe qua câu chuyện, nhiều người trước hết tỏ nỗi bất bình vì thái độ hỗn xược của trò đối với thầy, từ đó nói qua tình trạng xuống cấp văn hóa-giáo dục-đạo đức của xã hội Việt Nam, lên án gay gắt thái độ của trường đại học Duy Tân. Nhưng theo tôi, trong câu chuyện cụ thể này, yếu tố anh sinh viên nêu trên có lẽ ít quan trọng, vì anh này chắc chắn không phải sinh viên thuần túy cầu học, hoặc ít ra cũng là một thứ tương đối cá biệt, đầu óc vô minh, hay một loại đoàn viên đặc biệt tích cực nào đó. Thoạt đầu tôi cũng giống mọi người, giận như muốn sôi gan, nhưng chỉ vài phút sau thì cơn giận biến thành nỗi vui mừng: mừng cho cô giáo có được cơ hội quá tốt để thoát khỏi một môi trường giáo dục tệ hại, và ban giám hiệu qua việc này đã bộc lộ nguyên hình cho mọi người thấy rõ hơn bản chất xấu xa. Nếu họ không phải nhóm người bất hảo thì cũng là một tập thể mang danh trí thức đại học nhưng hèn kém, cô giáo được tách ra khỏi họ chẳng khác gì được giải phóng khỏi nơi lầy lụa, vì trường đại học Duy Tân cũng chẳng phải nơi tử tế, trái lại nó còn là một cơ sở kinh doanh giáo dục đáng đào đất đổ đi, đã từng phạm nhiều chuyện bê bối mà bẩn nhất là vụ trường này hồi tháng 9.2020 đã từng bị Công an Đà Nẵng kết luận về thủ đoạn đã dùng 900 lá thư nặc danh bôi nhọ các đồng nghiệp đại học khác trên địa bàn Đà Nẵng trong mùa tuyển sinh đại học, cốt để thu hút sinh viên về cho trường mình!

Trong xã hội Việt Nam vài chục năm nay, văn hóa-giáo dục xuống cấp thê thảm là điều trông thấy rõ đến mức không cần phải mất công tranh cãi chứng minh, để được thay thế bằng một loại tân văn hóa (văn hóa mới) của nước CHXHCNVN. Theo đó, trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt động, người trung thực có nhiều ý kiến phản biện bị trù dập trong các cơ quan, trường học từ lâu đã trở thành một lẽ tự nhiên, tương tự trường hợp cô giáo trẻ tài năng Nhã Thuyên 5-6 năm về trước ở Đại học Quốc dân Hà Nội cũng bị đuổi việc vì đã làm được một bản luận văn thạc sĩ đầy sáng tạo về đề tài “thơ mở miệng”.  Nền tân văn hóa này được biểu thị qua thành ngữ “đấu tranh tránh đâu” hay câu ca dao bình dân “trung thực thực thà thì thiếu thốn/ lọc lừa lèo lá lại lên lương”…, mà ai cũng thuộc nằm lòng, thậm chí đã trở thành triết lý sống dân gian được coi là khôn ngoan đem ra áp dụng một cách phổ biến, lâu ngày trở thành một thứ văn hóa Việt mới tạm gọi là văn hóa vô sản, có sức áp đảo tràn lấn từ giới bình dân qua tới cả các thành phần có học vấn cao trong xã hội. Loại văn hóa mới này vốn có gốc nguồn sâu xa từ trong lịch sử lâu dài của người Việt, với những thói xấu đặc trưng cố hữu, tương tự nước láng giềng Trung Quốc, nhưng nó đặc biệt phát triển nổi bật kể từ dấu mốc lịch sử năm 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ, thiết lập chế độ toàn trị ở miền Bắc XHCN với những bước đi tiêu biểu cụ thể như cải cách ruộng đất, tập thể hóa nông nghiệp, quốc hữu hóa công thương nghiệp… dưới sự hướng dẫn của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được giáo điều hóa trước khi du nhập và thông qua tư tưởng của Stalin ở Nga và của Mao Chủ tịch ở Trung Quốc, mà phương tiện phổ biến để biện minh cho nó là một nền văn học nghệ thuật minh họa giả dối,  bao gồm cả báo chí cách mạng, với bộ máy tuyên truyền đồ sộ đến nay vẫn tồn tại dưới hình thức sự chỉ đạo thống nhất của cái gọi là Ban tuyên giáo trung ương. Từ đây, lối sống giả dối hai mặt đã bắt đầu phát triển, đức tính trung thực thực thà trong con người Việt Nam truyền thống tuy chưa mất hẳn nhưng đã trở thành thiểu số, để qua giai đoạn chuyển hình lịch sử 1975, dẫn tới 1986 “đổi mới” chấp nhận một phần kinh tế thị trường, thì bao nhiêu những tính cách tệ hại và điều kiện tha hóa con người lại có thêm cơ hội được chắp cánh, xã hội coi lợi quyền là tiên là phật, diễn biến nhanh thành quốc nạn tham nhũng vô phương cứu chữa, tội ác và tệ nạn xã hội gia tăng, bất công xã hội/ hố ngăn cách giàu nghèo ngày một thêm sâu sắc, đạo đức truyền thống xuống cấp, môi trường thiên nhiên bị hủy hoại nghiêm trọng…, trên cái nền của một thứ chủ nghĩa xã hội (CNXH) dị dạng (socialisme perverti), mà cách diễn đạt lịch sự gọi là CNXH thân hữu, hay khác nữa thì gọi CNTB cuồng nhiệt, đẻ ra các nhóm lợi ích, được bảo bọc bởi một nền luật pháp mị dân chỉ có trên giấy, kể cả trên tất cả những bản hiến pháp cũ và mới, tính từ năm 1946 trở đi.

Xin lỗi, phải nhắc lại dài dòng một số điều cũ rích nghe muốn nhàm tai như trên thì mới ra được vấn đề.        

Khi vụ việc cô giáo vừa xảy ra, đã có vài vị nhân sĩ trí thức kịp thời lên tiếng phê phán nặng nề trường đại học Duy Tân với lời lẽ và cách nhìn vấn đề vô cùng xác đáng, chắc chắn sẽ đem lại cho cô giáo một chút niềm an ủi, tương tự như trường hợp cô giáo trẻ Nhã Thuyên trước đây cũng được không ít người  công tâm bênh vực để vặc lại một số đông quan chức hèn kém trong Bộ Giáo dục-Đào tạo và trong cái gọi là Hội đồng lý luận trung ương. Nhưng ở đây, tôi không muốn đi sâu vào câu chuyện cô giáo, anh sinh viên và cái tập thể BGH đáng đào đất đổ đi kia, vì anh em đã nói khá đủ rồi, mà muốn đề cập trách nhiệm/ vai trò của phần tử trí thức nói chung và đặc biệt của giới trí thức đại học nói riêng, đối với cuộc hưng suy của xã hội.

Không kể các trí thức nhà văn nhà báo nhà khoa học, nếu đã thầy giáo đại học thì đương nhiên phải được xã hội coi là trí thức rồi, thậm chí còn là nơi tập trung của phần tử trí thức tinh hoa nữa là khác. Đó là nơi đại diện cao nhất nền học thuật của một quốc gia, cũng là cái nôi sản sinh ra những tư tưởng cải cách thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhưng xét kỹ suốt khoảng gần nửa thế kỷ nay trong giới trí thức đại học Việt Nam, họ đã nói, đã viết và đã làm được những gì đáng kể, để giúp cải thiện cho các tình trạng hiện hữu, nhất là về phương diện chính trị-tư tưởng… để không còn có những cô giáo như Nhã Thuyên, Trần Thị Thơ… bị đuổi việc vì những lý do như đã được biết? Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình… Trái lại, cãi nhau thậm chí đấm vào mặt nhau giữa các ông tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư trong hội đồng quản trị để tranh giành quyền lợi ngay trong văn phòng một số trường đại học dân lập là hiện tượng kỳ quặc khá phổ biến đã từng được báo chí đưa tin rộng rãi. Ở các đại học công lập thì có phần đỡ hơn, nhưng giáo chức nói chung cũng im như thóc trước các vấn đề lớn về cải cách chính trị-xã hội. Thảng hoặc, nếu có ai thẳng thắn phát biểu trung thực điều gì đó trong cuộc họp hay khi đứng lớp thì trước sau cũng được hiệu trưởng mời lên làm việc, vì BGH các trường vốn đã được tính toán cơ cấu sẵn, bầu lên là để đóng vai trò kiểm soát đề phòng sự tự chuyển biến, tự chuyển hóa… về mặt tư tưởng, hành vi của các nhân viên cấp dưới. Cứ như vậy, kéo dần lên trên thành một dây hệ thống cho tới ông bộ trưởng giáo dục và cả đến cấp lớn hơn ông ta nữa. Tuy nhiên, nếu chỉ trách riêng ông bộ trưởng thì xem ra cũng không được công bằng, vì trong thể chế chính trị, mọi ông bộ trưởng đều không có quyền tự ý quyết định như nhau. Các trường đại học cũng vậy, nếu không được tự trị và tự do học thuật trên thực tế thì cũng chẳng làm gì được ngoài việc truyền thụ đơn thuần kiến thức mà một số bộ môn đã bị làm méo mó đi vì chủ nghĩa giáo điều.

Đến đây, vấn đề đang xét đã tỏ ra dễ hiểu. Rằng tính cách hèn kém hiểu như tội đồng lõa bằng thái độ thờ ơ với các hiện tượng tiêu cực xã hội của giới trí thức đại học là một thực tế khó lòng phủ nhận, nhưng nói cho công bằng chính xác thì hẳn không phải do bản chất của giới trí thức đại học Việt Nam tự nhiên nó trở thành như vậy. Vẫn có không ít người trung thực khí khái, ưu tư thời cuộc, nhưng nếu biểu hiện công khai sẽ bị loại trừ dẫn tới bản thân, gia đình phải chịu đời khốn khổ. Bởi vì họ đã từng trông thấy tấm gương tày liếp của một số bậc tiền bối như các GS Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo… thời Nhân Văn Giai Phẩm (1955-1956), và của các cô giáo Nhã Thuyên, Trần Thị Thơ… thời hiện tại, mà ít có ai đang còn làm việc lại dám đứng ra công khai bênh vực đồng nghiệp của mình, do cũng sợ bị vạ lây mất việc theo.

Giả định, qua vụ cô giáo trường Duy Tân, nếu tập thể giáo chức đại học trên toàn quốc có thư kiến nghị can thiệp, hoặc thậm chí bãi khóa để phản đối cách ứng xử của đám BGH tồi tệ  kia, thì tình hình chắc chắn phải hoàn toàn chuyển khác. Nhưng giả định trước sau cũng chỉ là giả định, vì trong điều kiện chính trị-luật pháp như hiện tại, nếu có ai phát động làm kiến nghị tập thể chẳng hạn, chắc chắn sẽ bị quy chụp có thế lực thù địch nào đó đứng sau lưng xúi giục, nên chẳng ai còn dám ho he. Suy ra không chỉ giới giáo chức đại học rụt rè gà phải cáo, mà các giới nhà văn, nhà báo, nhà khoa học cũng tương tự vậy thôi, vì trong chế độ độc tài toàn trị không có tự do dân chủ cũng như không có một nền pháp luật minh bạch để con người và công lý được bảo vệ. Sở dĩ có tình trạng đáng bi quan như vậy vì giới trí thức trẻ Việt Nam ngày nay không chỉ đã bị tẩy não bằng những tư tưởng sai lạc từ khi ngồi học ở bậc tiểu học mà còn bị tiêm nhiễm thói xấu của các bậc cha mẹ dân trong một nền chính trị thối nát, đi cùng với một nền dân khí bệ rạc đã được cố ý tạo ra để dễ bề cai trị, khiến con dân ai ai cũng chỉ bo bo tranh đấu cho phần quyền lợi ích kỷ riêng của mình. Điều này có thể hiểu là nhà cầm quyền đã rất thành công trong chính sách ngu dân và hèn hạ hóa các phần tử trí thức trong nước, bằng cách thông qua kỹ thuật tuyên truyền và ràng buộc kinh tế, đã điều kiện hóa tư tưởng hành vi con người dựa theo nguyên lý phản ứng có điều kiện của nhà bác học Nga Pavlov (1849-1936/ giải Nobel năm 1904).  

Rốt cuộc chỉ có hạng trí thức nô dịch mới được trọng dụng cất nhắc lên cao, cho hưởng nhiều quyền lợi; trong số họ cũng có không ít người tài năng và thiện chí, nhưng tài năng và thiện chí đó đã bị tha hóa sang một hướng khác, không phải để phục vụ cho quyền lợi của nhân dân lao động, và ngay cả điều này đôi khi chính họ cũng không tự nhận ra do luôn bị bao vây bởi những vòng hào quang danh dự thông qua những danh hiệu mỹ miều, những tấm bằng khen, huân chương lao động này khác. Trong khi người ta được biết, trong giai đoạn những năm 45-60 của thế kỷ trước, giới trí thức tinh hoa không đi theo đường lối của chính quyền cách mạng phần lớn đều bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa bằng nhiều thủ đoạn tinh vi khôn khéo.  Người trung kiên thiện chí vì thế ngại phát biểu thẳng thắn, nếu không xu phụ quyền lực cũng không dám treo ấn từ quan chỉ còn cách cố giữ cho tư cách mình được tương đối trong sạch, giả dại qua ải, không xu phụ quyền lực cũng không dám dũng cảm ăn ngay xổ thẳng, chỉ lo làm tròn bổn phận nghề nghiệp, hi vọng có chút đóng góp, chờ tới tuổi về hưu lãnh lương hưu để sống cho hết tuổi đời còn lại. Hạng trí thức này chiếm số khá đông, nhận ra được hết thảy các hiện trạng chính trị-xã hội nhưng tính tình cẩn trọng. Triết lý sống bình nhật của họ là nếu tiến được thì lo cho cả thiên hạ, không thì chỉ lo hoàn thiện bản thân mình (đạt tắc kiêm thiện thiên hạ, cùng tắc độc thiện kỳ thân), giữ cho được lòng tốt trong quan hệ xử kỷ tiếp vật. Họ thường thường hiền lành dễ thương, có thể gần được. Để được yên tâm, người trí thức trong sạch thường tự biện hộ, “ngụy tín” (tin giả) rằng trong bối cảnh lịch sử khó khăn, lực bất tòng tâm, không thể làm theo lý tưởng được thì phải khôn khéo biết ẩn nhẫn để có thể phục vụ cho đồng bào mình được lâu hơn nhiều hơn thay vì nói năng ngay thẳng để bị đuổi việc sớm (nếu là nhà báo thì bị rút thẻ nhà báo…), cho nên vì chiếm số đông, vô tình họ cũng trở thành một loại đồng lõa bất đắc dĩ cho chính sách đi ngược lòng dân của các nhà đương cuộc. Hạng trí thức thứ ba còn lại, từ lúc trẻ thường bị thu hút bởi những chủ thuyết hứa hẹn cứu đời, họ khó hòa hợp với số đông, về già thường trở nên thất vọng, buồn bã, trước hiện thực nghiệt ngã của chính trị vốn đầy tính thủ đoạn và giả trá.  

Thông thường, chỉ những người trí thức hưu trí về già rồi hoặc đã thoát được ra nước ngoài rồi mới dám cất lên tiếng nói trung thực phản biện chính sách bênh vực quyền lợi của nhân dân, bằng cách vạch ra những điều sai trái trong đường lối căn bản của chính quyền; một số khác, mãi đến khi sắp nhắm mắt xuôi tay mới dám trối lại vợ con, bạn bè, học trò… mình những điều cần nói, như có thể dẫn chứng khá nhiều vị trí thức khả kính tên tuổi, mà kẻ bài viết này cảm thấy bất tiện hoặc không cần phải kể tên ra vì ai quan tâm thời cuộc cũng có thể tự biết đến họ. Nhưng rất tiếc số này tính ra vẫn còn quá ít, không trở thành lực lượng đối trọng đáng kể. Giả định (lại giả định!) những người trí thức trẻ còn đầy nhiệt huyết chưa nghỉ hưu mà biết nêu gương đám già kể trên để đồng loạt có thái độ phản biện trước những hiện tượng bất công, chẳng hạn như việc bắt bớ cầm tù một số nhà hoạt động dân chủ đấu tranh trong hòa bình và hợp hiến, hay như các vụ án Đồng Tâm, vụ án Hồ Duy Hải… thì tình hình đã có thể chuyển khác, như thế sẽ góp phần xây dựng, vừa thúc đẩy tái lập sự công bằng xã hội vừa giúp cho các nhà đương cuộc điều chỉnh chính sách để họ trị dân được tốt hơn mà không bị mặc cảm tội lỗi mình là thế lực tà ác, mang lại niềm yên vui cho tất cả mọi gia đình người dân Việt, đồng thời tạo được sức mạnh đoàn kết nhất trí cao trong nước để đối phó hữu hiệu với bất kỳ ngoại bang nào đang đe dọa chủ quyền dân tộc…

Đến đây, chắc có người sẽ có người bảo: Những điều phân tích nhận định như trên đây xưa quá rồi, chẳng có gì mới, lại còn chứng tỏ chỉ là nói suông, kiểu hoạt ngôn không thức thời vụ. Tôi nhất trí phần lớn với loại ý kiến này, tuy nhiên vẫn bảo lưu một niềm xác tín cho rằng lớp trẻ nhiệt huyết vẫn còn có nhiều chỗ đáng tin, không loại trừ trong số những “hạt giống đỏ” ưu tú là con cháu các ông lớn, có học vấn và tư tưởng tiến bộ hơn các lớp cha anh. Nếu phần lớn trí thức trẻ Việt Nam hiện nay ý thức đầy đủ sứ mệnh lịch sử của mình dám dắt tay nhau đi cùng một hướng đấu tranh cho lý tưởng tốt đẹp họ đã cưu mang, thì chắc chắn sẽ không có những chuyện xảy ra ở các trường đại học dân lập như  Duy Tân (Đà Nẵng), Đông Đô (Hà Nội, bán bằng giả), Tôn Đức Thắng (TP. HCM, hiệu trưởng bị ép từ chức)…, bởi vì một số kẻ cường quyền dù thủ đoạn cao sâu đến đâu cũng không thể tự ý tung hoành nếu không có xung quanh họ một lực lượng trí thức đồng lõa vô tình hoặc hữu ý. Vì thế tôi chia sẻ được ý này với nhân vật trí thức khả kính Lưu Hiểu Ba (1955-2017), một nhà đấu tranh cho hoạt động nhân quyền chống độc tài ở Trung Quốc được giải Nobel Hòa Bình rồi cuối cùng cũng lâm nạn, vì thể chế chính trị của Việt Nam và Trung Quốc là rập khuôn nhau kể từ những năm 50 của thế kỷ trước dưới sự lãnh đạo độc tài trái với thiên lý nhân tình của họ Mao gian độc: “Tôi tuyệt đối không tin rằng sự lạc hậu của Trung Quốc là do một số vị hôn quân nào đó gây nên, mà trước hết do tất cả mọi người, vì hệ thống do con người tạo ra. Mọi tấn bi kịch Trung Quốc đều do chính người Trung Quốc tự biên, tự diễn, tự dàn dựng và tự hân hoan thưởng thức. Vì vậy đừng đổ lỗi cho ai khác. Trí thức không nên đóng vai nạn nhân, một mình Mao Trạch Đông thì không thể làm nên cuộc Cách mạng Văn hóa…”.

Người ta nói, dân nào thì chính phủ đó, điều này có ứng hợp với ý kiến phát biểu trên đây của Lưu Hiểu Ba hay không?

Trần Văn Chánh
(viet-studies)

Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10564
Registration date : 23/11/2007

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID    Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13Wed 18 Aug 2021, 08:32

Hì! Làm nhớ lại hùi xưa chứng kiến chiện một cô giáo giảng dạy đại học rầy la sinh viên vì tội làm thí nghiệm bất cẩn để gây nổ. Một sinh viên, là trưởng lớp hay bí thư chi đoàn gì đó, đã tiến lên bảo cô giáo: "em xin khiển trách cô". Cô giáo phát rét vì lo sợ bị đuổi việc, thậm chí phải ra toà vì tội xúc phạm nhân phẩm học trò! May mà sau khi sự việc đưa đến Khoa và vị cán bộ giảng dạy chủ nhiệm lớp (cũng là phó khoa trưởng), vị này đã bắt sinh viên xin lỗi cô giáo. Tuy nhiên "đồng chí" sinh viên "khiển trách cô giáo" lẩn tránh không xin lỗi mà chỉ có anh sinh viên gây nổ tới xin lỗi! :potay:

_________________________
Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID    Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13Fri 20 Aug 2021, 06:36

Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Kính gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn,

Chúng tôi là những giáo chức, giảng viên, nhà khoa học hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu nhưng luôn trăn trở với nền giáo dục nước nhà, nhất là trong bối cảnh công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện của ngành lại đang diễn ra giữa cơn đại dịch, làm ảnh hưởng không nhỏ trên mọi mặt đối với những quyết sách và công tác triển khai ở mọi cấp học.

Thưa Bộ trưởng, giữa bối cảnh ấy, vừa qua, ngày 9/8/2021 nữ giảng viên Trần Thị Thơ (trưởng bộ môn, Khoa Tiếng Anh, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng) đã bị nhà trường, ở một địa phương có truyền thống cởi mở, phóng khoáng về tư tưởng, sa thải vì một phát ngôn bày tỏ quan điểm và tình cảm đối với đồng bào khi hệ thống an sinh xã hội của đất nước chưa được hoàn thiện, khiến người dân phải chạy dịch hàng ngàn cây số trên những chiếc xe máy đầy hiểm nguy và bất trắc.

Quyết định sa thải này đã khiến chúng tôi vô cùng lo lắng và bất an bởi nó không những tác động trực tiếp vào cá nhân cô giáo Trần Thị Thơ, vi phạm quyền tự do biểu đạt của công dân, mà – do đó – còn hệ trọng hơn, gián tiếp đe dọa đến cả nền giáo dục và tự do học thuật của bậc đại học. Nó đặc biệt mỉa mai sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định “cần nhìn thẳng vào sự thật”, phải “nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật”.

Khi chủ trương tự chủ đại học đang được khẩn trương tiến hành, khi việc chấn hưng nền học vấn của nước nhà đang được khẩn trương thực hiện thì một hành xử thiếu cân nhắc, thiếu tính toán như thế đối với tiếng nói và tình cảm của một nhà giáo – nhà khoa học chính là đang đi ngược lại với tinh thần và ý chí của toàn ngành giáo dục. Mặt khác, sa thải cô Trần Thị Thơ về mặt khách quan là dung dưỡng và thậm chí khuyến khích việc làm vô đạo: trò tố cáo thầy!

Chúng tôi cho rằng sau sự kiện này tinh thần tự chủ, tự quyết, tinh thần sáng tạo và nghiên cứu độc lập của giới trí thức đại học sẽ bị ảnh hưởng một cách sâu sắc, toàn diện; thậm chí có thể chặn đứng mọi khát vọng và động lực của tất cả các nhà giáo đang hăm hở trên con đường đóng góp cho nền Sư phạm và học thuật của Việt Nam ta.

Đại học chính là đền thiêng của tri thức, là não bộ của đất nước, là linh hồn của xã hội. Đại học chỉ có thể lành mạnh, tráng kiện và tỏa sáng khi mà nhà giáo, nhà khoa học được tôn trọng và được độc lập suy nghĩ; họ phải được bảo vệ khỏi những áp lực phi học thuật, khi đó một nền đại học hiện đại, tiên tiến mới có thể được đảm bảo.

Hơn nữa, trong thời điểm Cũ – Mới chuyển giao rất nhạy cảm của công cuộc Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục để bắt tay vào thực hiện Chương trình 2018, một chương trình chủ trương giao quyền tự chủ và tự quyết chuyên môn cho nhà giáo một cách mạnh mẽ, có tính cách mạng thì sự kiện thô bạo ở trường Đại học Duy Tân một lần nữa đã gây nên những hoang mang và có nguy cơ chặn đứng nỗ lực cũng như lòng tự tin của hàng vạn giáo viên trong hệ thống giáo dục quốc dân của ta. Điều ấy là hết sức nguy hại đối với tương lai của cuộc Đổi mới.

Nhìn thấy trước tất cả những hậu quả trầm trọng và ghê gớm của quyết định sa thải nói trên đối với nền giáo dục và khoa học Việt Nam, bằng trách nhiệm của mình, chúng tôi quyết định gửi đến Bộ trưởng lá thư này với mong muốn sẽ nhận được tiếng nói của ông – một tiếng nói đại diện cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, để bảo vệ sự tự chủ và tự do cũng như quyền của nhà giáo – nhà khoa học Việt Nam.

Hơn bao giờ hết, ngay trong thời điểm này, một chỉ đạo của Bộ chủ quản sẽ ảnh hưởng có tính quyết định đến hướng đi của nền giáo dục nước nhà: vận động về phía của ánh sáng tri thức, nhân văn và phát triển con người hay sẽ phải tiếp tục loay hoay trong những vướng mắc trầm kha như suốt mấy thập kỷ qua.

Chúng tôi, những nhà giáo, nhà khoa học có tên dưới đây khẩn thiết đề nghị Bộ trưởng sớm có tiếng nói đối với sự kiện sa thải cô giáo Trần Thị Thơ để lập lại tôn nghiêm và sự lành mạnh trong Ngành, đặng kiến tạo một tương lai tốt đẹp cho nước Việt Nam ta, một tương lai sẽ chỉ được bắt đầu từ trong giáo dục.

Xin kính chúc ông nhiều sức khỏe để chèo lái con thuyền Giáo dục nước nhà tiến ra biển lớn tri thức và danh dự!

Ngày 17 tháng 8 năm 2021

Ký tên:

1. Nguyễn Quang A, TSKH, cựu Trưởng Khoa Công nghệ thông tin ĐHSP Hà Nội

2. Nguyễn Hồng Anh, Th.S, giảng viên, TP.HCM

3. Nguyễn Hoàng Ánh, PGS TS, cựu giảng viên Đại học Ngoại thương, Hà Nội

4. Vũ Thị Bích, hiệu trưởng trường Tiếng Việt Doanh nhân Tín Hà, TP.HCM

5. Nguyễn Quang Bình, nguyên nhà giáo, TP.HCM

6. Nguyễn Huệ Chi, GS Ngữ văn Hà Nội

7. Hoàng Tuấn Công, nhà nghiên cứu, Thanh Hóa

8. Hoàng Dũng, PGS TS, TP.HCM

9. Nguyễn Văn Gia, giáo viên tiếng Anh đã nghỉ hưu, Đà Nẵng

10. Đỗ Đăng Giu, Cựu Giám đốc Nghiên Cứu, Đại học Paris XI

11. Lê Minh Hà, cựu giáo viên Văn trường PTTH Amsterdam Hà Nội

12. Phạm Hồng Hải, TS, Khoa Ngôn ngữ học, ĐH KHXH&NV TP.HCM

13. Nguyễn Đức Hiệp, Nhà khoa học khí quyển và môi trường, Australia

14. Nguyễn Trọng Hiền, Jet Propulsion Laboratory, California Institute of Technology, Pasadena, CA, Hoa Kỳ

15. La Khắc Hoà, PGS TS Văn học, nguyên giảng dạy tại ĐH Sư phạm Hà Nội

16. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, giảng viên, Sài Gòn

17. Hoàng Hưng, nguyên giáo viên dạy giỏi văn toàn miền Bắc, biên tập viên báo Người Giáo viên Nhân dân, TP.HCM

18. Vũ Trọng Khải, nguyên Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lý kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn 2 tại TP.HCM

19. Nguyễn Lương Hải Khôi, nghiên cứu viên Đại học Oregon, Hoa Kỳ

20. Đặng Ngọc Lệ, PGS TS, Hội Ngôn ngữ học TP.HCM

21. Phạm Thị Ly, TS, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển Nhân lực 2016-2021

22. Mai Xuân Lý, Viện Vật Lý, Viện Hàn lâm Khoa học, Ba Lan

23. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

24. Nguyễn Đình Nguyên, TS Y khoa, Australia

25. Phan Thị Hoàng Oanh, TS Hoá học, GVC ĐH Sư phạm TP.HCM (đã hưu trí)

26. Bùi Trân Phượng, TS, Thành viên Hội đồng Trường ĐH Thái Bình Dương

27. Trần Hữu Quang, PGS TS Xã hội học, Sài Gòn

28. Hoàng Văn Quang, TS, Hà Nội

29. Đặng Văn Sinh, cựu giáo viên Văn THPT, Hải Dương

30. Lê Văn Sinh, nguyên giảng viên Khoa Sử, Trường KHXH & NV, ĐHQGHN

31. Trần Đức Anh Sơn, TS (Fulbrighter AY 2015 – 2016), Đà Nẵng

32. Trần Đình Sử, GS TS Văn học, nguyên giảng dạy tại ĐHSP Hà Nội

33. Ngô Thị Xuân Thảo, giáo viên tiếng Anh, Đà Lạt

34. Ngô Đức Thế, nhà nghiên cứu vật liệu, Manchester, Anh Quốc

35. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học, ngôn ngữ, Hà Nội

36. Đỗ Ngọc Thống, PGS TS, nhà giáo, Hà Nội

37. Nguyễn Lê Tiến, Dr Ing, Hoa Kỳ

38. Đào Quốc Toàn, nguyên giảng viên khoa Ngữ văn ĐH Quy Nhơn

39. Nguyễn Đức Toản, Kỹ sư, TP.HCM

40. Mạc Văn Trang, PGS TS Tâm lý, nguyên chuyên viên Viện Tâm lý Giáo dục, Sài Gòn

41. Dương Tú, nhà nghiên cứu, Đại học Purdue, Hoa Kỳ

42. Hà Dương Tuấn, Chuyên gia Công nghệ Thông tin, sống tại Pháp, đã về hưu

43. Hoàng Phong Tuấn, TS, ĐHSP TP.HCM

44. Lường Tú Tuấn, nguyên giáo viên Ngữ văn, Thanh Hóa

45. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Pháp

46. Nguyễn Thanh Văn, nhà giáo, TP.HCM

47. Phạm Xuân Yêm, GS Vật lý, Paris

(Nguồn: Tiếng Dân)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7114
Registration date : 01/04/2011

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID    Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13Sun 05 Sep 2021, 09:43

Facebooker phản đối việc chính quyền phạt năm triệu đồng vì đăng tin người dân bị bỏ đói

Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Nguyen10

Facebooker Nguyễn Thuỳ Dương, người nổi tiếng với hành động ném dép vào lãnh đạo TPHCM vì bức xúc vụ khu đô thị mới Thủ Thiêm hồi năm 2018, vừa bị phạt năm triệu đồng vì chỉ trích chính quyền bỏ đói người dân trong dịch bệnh.

Theo truyền thông Nhà nước, vào ngày 2/9, Công an TPHCM phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thành phố tống đạt quyết định xử phạt hành chính với số tiền năm triệu đồng đối với bà Nguyễn Thị Thuỳ Dương (31 tuổi, ngụ tại TP Thủ Đức) về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, hay còn gọi là Nghị định 15.

Theo Công an TPHCM, vào ngày 22/7, bà Dương đã đăng một video lên Facebook cá nhân, phê phán chính quyền phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức, bỏ đói, không cho người dân nhận cứu trợ và thiếu chăm lo đời sống cho người dân trong các khu phong tỏa. Công an thành phố cho rằng nội dung video này là sai sự thật.

Hôm 2/9, bà Dương đã phản đối quyết định này bằng một dòng trạng thái trên Facebook. Bà viết:

“Tại phòng làm việc, các anh nói có bốn nhân chứng chứng minh dân không đói. Tôi hào phóng nói, tôi có 40 nhân chứng chứng minh chính họ đói phải đi xin ăn. Tôi hỏi rõ các anh: Rồi để làm gì? Rõ ràng, tôi thể hiện thiện chí không muốn căng thẳng với các anh. Tôi đề nghị các anh tới trực tiếp gặp dân trong khu phong tỏa. Và dân tại khu phong tỏa cũng gọi điện thoại liên tục tới cho tôi, tôi mở loa, dân đồng ý ra trước chốt đối chứng. Các anh kêu tôi tắt điện thoại và từ chối đối chứng.

Biên bản thể hiện rõ, tôi không thừa nhận mình sai.”

Dịch bệnh COVID-19 đợt thứ tư bùng phát từ ngày 27/4 đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của nhiều người dân khi các tỉnh, thành thực hiện giãn cách nghiêm ngặt, người dân bị hạn chế ra khỏi nhà, các nhà máy, công ty tạm đóng cửa, người lao động mất việc.

Trên Facebook và Tik Tok xuất hiện nhiều hình ảnh và video người dân bức xúc vì mất việc, không có thức ăn và không nhận được sự trợ giúp từ chính quyền.

Chính quyền Việt Nam đã gia tăng hình thức xử phạt người dân vì đăng tải thông tin trên mạng xã hội về tình hình dịch bệnh bị cho là sai lệch.

Mới đây nhất, vào ngày 2/9, Phòng An ninh đối nội Công an tỉnh vừa phối hợp với Công an huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang, đã yêu cầu hai người dân phải những bài viết về dịch bệnh khỏi trang Facebook vì cho rằng đây là những thông tin sai lệch đường lối, chủ trương của Đảng.

(Theo RFA)


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID    Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giảng viên bị đuổi việc do chỉ trích biện pháp chống dịch COVID
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
»  VIỆT NAM CHỐNG COVID-19
» Virus - Covid - 19
» Lần đầu tiên Việt Nam loan báo có người chết vì COVID-19
» Covid: Bộ xét nghiệm Việt Á là 'hàng nội, giá ngoại', không được WHO và Anh công nhận
» Covid ở Trung Quốc
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Tin tức... mình-