Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Truyện xưa - Ái Hoa

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 25 ... 46, 47, 48, 49, 50  Next
Tác giảThông điệp
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4760
Registration date : 23/03/2013

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Mon 09 Sep 2019, 20:03

Ai Hoa đã viết:
ĐỖ THẬP NƯƠNG GIEO NGỌC TRẦM CHÂU

Đỗ Thập Nương bày rượu và hoa quả định cùng Lý Giáp uống đôi chén giải khuây, mà cả ngày không thấy chàng trở về, dành chong đèn ngồi đợi. Lý Giáp vừa bước xuống thuyền thì nàng đã đứng lên vồn vã đón tiếp:
— Chàng đi chơi đâu mà để em mong đợi hoài thế ?

Lý Giáp mặt dàu dàu không đáp, thay đồ lên giường nằm.

Thập Nương trong lòng không vui, thu dọn mâm chén rồi cởi áo đi nằm. Nàng khẽ hỏi :
— Hôm nay chàng đi chơi gặp điều gì mà buồn bã thế kia ?

Lý Giáp buông tiếng thở dài... Thập Nương lần hỏi đôi ba phen, Lý Giáp mới đem chuyện gặp Tôn Phúc kể lại một hồi:
_ Anh bị khốn quẫn chân trời, được nàng không khinh bỏ, nhẫn nhục theo nhau, thật ân tình rất lớn. Nhưng nghĩ lại nghiêm đường chuộng lễ nghĩa phép tắc, xưa nay rất là nghiêm khắc, sợ ta rước người trong chốn yên hoa về không khỏi tức giận đuổi đi, lúc đó mình sẽ lênh đênh trôi nổi không biết về đâu. Vừa rồi gặp người bạn mời uống rượu mới giúp trù tính chuyện này, khiến lòng anh đau như cắt!

Thập Nương ngơ ngác hỏi:
_ Vậy ý chàng ra sao?

Giáp nói:
_ Anh là người trong cuộc nên đầu óc rối rắm, may nhờ bạn ấy vạch ra kế rất hay có thể chu toàn, chỉ sợ nàng không chịu.

Thập Nương nói:
_ Bạn chàng là người thế nào? Nếu kế anh ta hay thì sao không theo?

Giáp đáp:
_ Người bạn họ Tôn tên Phúc, làm nghề buôn muối, con nhà cự phú. Vốn là một nho sĩ phong lưu trẻ tuổi, đêm qua nghe giọng ca của nàng anh ta rất là mến mộ, nhân đó hỏi thăm. Anh kể chuyện khó khăn của hai ta thì Tôn Phúc muốn đem 100 lượng vàng đưa cho anh để đón nàng về. Như vậy anh cũng có thể xoá tiếng xấu với cha mẹ mà nàng thì cũng có chỗ gửi thân.

Thập Nương kinh hoảng, nước mắt dầm dề nghẹn ngào không nói được nữa, giây lâu mới hỏi :
— Chẳng hay chàng có bằng lòng nghe theo lời Tôn Phúc chăng ?

Lý Giáp thẫn thờ nói :
— Tình chúng ta nặng tợ Thái Sơn, biết làm sao phai lạt được. Tuy nhiên, nếu không nghe lời Tôn Phúc thì ắc mang họa vào thân, xa tình cốt nhục.

Nói rồi tuôn nước mắt như mưa.

Thập Nương chết điếng, ngồi lặng một lúc lâu rồi hỏi :
— Chẳng hay chàng đã nhận một trăm lượng vàng của Tôn Phúc chưa ?

Lý Giáp đáp :
— Chưa, tôi còn hẹn trở về hỏi ý kiến nàng đã.

Như tiếng sét đánh vào tai, dòng nước mắt của Thập Nương ngừng chảy. Nỗi đau đớn đã làm cho nàng như điên dại. Nàng nói :
— Người ấy vì chàng bày kế ấy thật đáng mặt trượng phu, vậy chàng cứ lấy trăm lượng vàng để về sống yên vui dưới mái gia đình đi. Còn thân thiếp, thiếp sẽ liệu.

Sáng hôm sau, tiếng gà vừa eo óc, trời tang tảng trong sương mờ, Thập Nương trang điểm cực kỳ lộng lẫy.

Nhìn thấy vẻ mặt Lý Giáp vui vui, Thập Nương đứt từng khúc ruột.

Lý Giáp thân hành đến thuyền Tôn Phúc để nhận tiền.

Tôn Phúc nói :
— Đưa tiền là điều rất dễ, nhưng phải có một vài món đồ gì của Thập Nương đem đến để làm tin.

Lý Giáp về nói lại, Thập Nương chỉ chiếc rương lớn và nói :
— Hãy đem của ấy theo tôi.

Khi thấy người Lý Giáp đã nhận đủ số vàng, Thập Nương ngồi tựa mũi thuyền, lấy tay vẫy Tôn Phúc, bảo :
— Hãy đưa chiếc rương lại đây, trong đó còn có giấy tờ của Lý Giáp, tôi cần phải trả lại hết.

Tôn Phúc ngỡ thiệt, trong lòng sung sướng vô hồi, sai đầy tớ khiêng cái rương của nàng đem trả lại.

Thập Nương mở rương ra, bên trong có rất nhiều ngăn nhỏ đầy những ngọc ngà, châu báu cùng vàng bạc vô số. Mọi người đều hoa mắt trước số tiền của và bảo vật ấy.

Thập Nương không nói gì cả, lặng lẽ hốt từng nắm vàng bạc, châu báu quăng xuống dòng sông.

Mọi người trông thấy thất kinh, đứng trân trân như những pho tượng gỗ.

Khi đã ném hết vàng bạc, ngọc ngà xuống sông, Thập Nương quay lại mắng vào mặt Tôn Phúc :
— Ta cùng Lý lang nếm bao nhiêu cay đắng, nay mới được sum họp cùng nhau như vầy mà mi nỡ đem lòng gièm siểm, mang ý gian dâm, cắt đứt dây ân ái của ta. Ta chết xuống tuyền đài nguyện cáo với thần minh trừng phạt mi cho đáng tội.

Mắng xong, Thập Nương quay lại nói với Lý Giáp :
— Lòng thiếp quyết lòng trọn nghĩa, lòng chàng một phút đổi thay, nay thiếp còn sống trên đời này cũng chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp biết bao là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không trông thấy nên không được hưởng.

Nói xong, Thập Nương thừa lúc mọi người bất ý, nhảy xuống sông tự vận. Thân ôi ! Vóc ngọc, da ngà, một kiếp hoa hết nợ.

Mọi thuyền hay tin chèo đến dò cả khúc sông, nhưng xác nàng Thập Nương không còn đâu nữa, chỉ thấy sóng nước chập chùng dưới bầu trời mưa lạnh toát.

Tôn Phúc và Lý Giáp, lúc này quá sợ sệt cùng nhau nhổ neo mỗi người trốn mỗi ngả.

Lý Giáp đêm nằm trong thuyền trông thấy bao vàng của Tôn Phúc, như hàng ngàn mũi tên đâm vào dạ, vừa hổ thẹn, vừa hối hận, ít ngày sau mang bịnh điên, suốt đời không khỏi.

Còn Tôn Phúc, từ ngày hôm đó, đêm nào cũng nằm thấy nàng Thập Nương rủ tóc đứng nơi đầu giường mắng nhiếc, đòi đền mạng.

Vì quá kinh khủng, chẳng bao lâu Tôn Phúc mang bịnh mà chết.

Một hôm Liễu Ngộ Xuân mãn trường, ghét về thăm quê, đi ngang qua khúc sông ấy múc nước rửa mặt, bỗng làm rơi chiếc thau đồng xuống sông. Chàng vội vã mướn mấy người chài lưới tìm vớt.

Vớt không được chiếc thau đồng, nhưng họ lại vớt được một chiếc hộp dưới dòng sông, đem đưa cho Liễu Ngộ Xuân.

Liễu Ngộ Xuân cho là điềm lạ, chưa hiểu ra sao, thì đêm ấy nằm mộng thấy nàng Thập Nương hiện đến nói :
— Nhớ ơn ân nhân trước kia đã có ý giúp đỡ tôi tác thành duyên thắm. Nay tuy giữa đường đứt gánh, song không quên được nghĩa xưa; vậy gởi lại ân nhân viên ngọc ấy gọi là đáp chút tâm tình. Từ nay xin vĩnh biệt không bao giờ còn gặp nhau nữa.

Ngộ Xuân giất mình thức dậy, than thở vài lời. Hỏi ra mới biết nàng Thập Nương đã tử tiết trên mặt sông này.

Đau lòng cho một kiếp tài hoa bạc số. Ngộ Xuân sắm lễ vật tế ngay ở đầu thuyền để tạ lòng chiếu cố.

Sóng nước rập rềnh, hồn oan nhi nữ dật dờ đêm đêm với sông nước tràng giang...


Đàn ông thật đáng ghét
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Tue 10 Sep 2019, 10:35

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
ĐỖ THẬP NƯƠNG GIEO NGỌC TRẦM CHÂU

Đỗ Thập Nương bày rượu và hoa quả định cùng Lý Giáp uống đôi chén giải khuây, mà cả ngày không thấy chàng trở về, dành chong đèn ngồi đợi. Lý Giáp vừa bước xuống thuyền thì nàng đã đứng lên vồn vã đón tiếp:
— Chàng đi chơi đâu mà để em mong đợi hoài thế ?

Lý Giáp mặt dàu dàu không đáp, thay đồ lên giường nằm.

Thập Nương trong lòng không vui, thu dọn mâm chén rồi cởi áo đi nằm. Nàng khẽ hỏi :
— Hôm nay chàng đi chơi gặp điều gì mà buồn bã thế kia ?

Lý Giáp buông tiếng thở dài... Thập Nương lần hỏi đôi ba phen, Lý Giáp mới đem chuyện gặp Tôn Phúc kể lại một hồi:
_ Anh bị khốn quẫn chân trời, được nàng không khinh bỏ, nhẫn nhục theo nhau, thật ân tình rất lớn. Nhưng nghĩ lại nghiêm đường chuộng lễ nghĩa phép tắc, xưa nay rất là nghiêm khắc, sợ ta rước người trong chốn yên hoa về không khỏi tức giận đuổi đi, lúc đó mình sẽ lênh đênh trôi nổi không biết về đâu. Vừa rồi gặp người bạn mời uống rượu mới giúp trù tính chuyện này, khiến lòng anh đau như cắt!

Thập Nương ngơ ngác hỏi:
_ Vậy ý chàng ra sao?

Giáp nói:
_ Anh là người trong cuộc nên đầu óc rối rắm, may nhờ bạn ấy vạch ra kế rất hay có thể chu toàn, chỉ sợ nàng không chịu.

Thập Nương nói:
_ Bạn chàng là người thế nào? Nếu kế anh ta hay thì sao không theo?

Giáp đáp:
_ Người bạn họ Tôn tên Phúc, làm nghề buôn muối, con nhà cự phú. Vốn là một nho sĩ phong lưu trẻ tuổi, đêm qua nghe giọng ca của nàng anh ta rất là mến mộ, nhân đó hỏi thăm. Anh kể chuyện khó khăn của hai ta thì Tôn Phúc muốn đem 100 lượng vàng đưa cho anh để đón nàng về. Như vậy anh cũng có thể xoá tiếng xấu với cha mẹ mà nàng thì cũng có chỗ gửi thân.

Thập Nương kinh hoảng, nước mắt dầm dề nghẹn ngào không nói được nữa, giây lâu mới hỏi :
— Chẳng hay chàng có bằng lòng nghe theo lời Tôn Phúc chăng ?

Lý Giáp thẫn thờ nói :
— Tình chúng ta nặng tợ Thái Sơn, biết làm sao phai lạt được. Tuy nhiên, nếu không nghe lời Tôn Phúc thì ắc mang họa vào thân, xa tình cốt nhục.

Nói rồi tuôn nước mắt như mưa.

Thập Nương chết điếng, ngồi lặng một lúc lâu rồi hỏi :
— Chẳng hay chàng đã nhận một trăm lượng vàng của Tôn Phúc chưa ?

Lý Giáp đáp :
— Chưa, tôi còn hẹn trở về hỏi ý kiến nàng đã.

Như tiếng sét đánh vào tai, dòng nước mắt của Thập Nương ngừng chảy. Nỗi đau đớn đã làm cho nàng như điên dại. Nàng nói :
— Người ấy vì chàng bày kế ấy thật đáng mặt trượng phu, vậy chàng cứ lấy trăm lượng vàng để về sống yên vui dưới mái gia đình đi. Còn thân thiếp, thiếp sẽ liệu.

Sáng hôm sau, tiếng gà vừa eo óc, trời tang tảng trong sương mờ, Thập Nương trang điểm cực kỳ lộng lẫy.

Nhìn thấy vẻ mặt Lý Giáp vui vui, Thập Nương đứt từng khúc ruột.

Lý Giáp thân hành đến thuyền Tôn Phúc để nhận tiền.

Tôn Phúc nói :
— Đưa tiền là điều rất dễ, nhưng phải có một vài món đồ gì của Thập Nương đem đến để làm tin.

Lý Giáp về nói lại, Thập Nương chỉ chiếc rương lớn và nói :
— Hãy đem của ấy theo tôi.

Khi thấy người Lý Giáp đã nhận đủ số vàng, Thập Nương ngồi tựa mũi thuyền, lấy tay vẫy Tôn Phúc, bảo :
— Hãy đưa chiếc rương lại đây, trong đó còn có giấy tờ của Lý Giáp, tôi cần phải trả lại hết.

Tôn Phúc ngỡ thiệt, trong lòng sung sướng vô hồi, sai đầy tớ khiêng cái rương của nàng đem trả lại.

Thập Nương mở rương ra, bên trong có rất nhiều ngăn nhỏ đầy những ngọc ngà, châu báu cùng vàng bạc vô số. Mọi người đều hoa mắt trước số tiền của và bảo vật ấy.

Thập Nương không nói gì cả, lặng lẽ hốt từng nắm vàng bạc, châu báu quăng xuống dòng sông.

Mọi người trông thấy thất kinh, đứng trân trân như những pho tượng gỗ.

Khi đã ném hết vàng bạc, ngọc ngà xuống sông, Thập Nương quay lại mắng vào mặt Tôn Phúc :
— Ta cùng Lý lang nếm bao nhiêu cay đắng, nay mới được sum họp cùng nhau như vầy mà mi nỡ đem lòng gièm siểm, mang ý gian dâm, cắt đứt dây ân ái của ta. Ta chết xuống tuyền đài nguyện cáo với thần minh trừng phạt mi cho đáng tội.

Mắng xong, Thập Nương quay lại nói với Lý Giáp :
— Lòng thiếp quyết lòng trọn nghĩa, lòng chàng một phút đổi thay, nay thiếp còn sống trên đời này cũng chẳng ích gì, vậy chàng cứ lấy một trăm lượng vàng của kẻ phản phúc kia mà sinh sống. Trong rương của thiếp biết bao là bạc tiền, nhưng vì mắt chàng không trông thấy nên không được hưởng.

Nói xong, Thập Nương thừa lúc mọi người bất ý, nhảy xuống sông tự vận. Thân ôi ! Vóc ngọc, da ngà, một kiếp hoa hết nợ.

Mọi thuyền hay tin chèo đến dò cả khúc sông, nhưng xác nàng Thập Nương không còn đâu nữa, chỉ thấy sóng nước chập chùng dưới bầu trời mưa lạnh toát.

Tôn Phúc và Lý Giáp, lúc này quá sợ sệt cùng nhau nhổ neo mỗi người trốn mỗi ngả.

Lý Giáp đêm nằm trong thuyền trông thấy bao vàng của Tôn Phúc, như hàng ngàn mũi tên đâm vào dạ, vừa hổ thẹn, vừa hối hận, ít ngày sau mang bịnh điên, suốt đời không khỏi.

Còn Tôn Phúc, từ ngày hôm đó, đêm nào cũng nằm thấy nàng Thập Nương rủ tóc đứng nơi đầu giường mắng nhiếc, đòi đền mạng.

Vì quá kinh khủng, chẳng bao lâu Tôn Phúc mang bịnh mà chết.

Một hôm Liễu Ngộ Xuân mãn trường, ghét về thăm quê, đi ngang qua khúc sông ấy múc nước rửa mặt, bỗng làm rơi chiếc thau đồng xuống sông. Chàng vội vã mướn mấy người chài lưới tìm vớt.

Vớt không được chiếc thau đồng, nhưng họ lại vớt được một chiếc hộp dưới dòng sông, đem đưa cho Liễu Ngộ Xuân.

Liễu Ngộ Xuân cho là điềm lạ, chưa hiểu ra sao, thì đêm ấy nằm mộng thấy nàng Thập Nương hiện đến nói :
— Nhớ ơn ân nhân trước kia đã có ý giúp đỡ tôi tác thành duyên thắm. Nay tuy giữa đường đứt gánh, song không quên được nghĩa xưa; vậy gởi lại ân nhân viên ngọc ấy gọi là đáp chút tâm tình. Từ nay xin vĩnh biệt không bao giờ còn gặp nhau nữa.

Ngộ Xuân giất mình thức dậy, than thở vài lời. Hỏi ra mới biết nàng Thập Nương đã tử tiết trên mặt sông này.

Đau lòng cho một kiếp tài hoa bạc số. Ngộ Xuân sắm lễ vật tế ngay ở đầu thuyền để tạ lòng chiếu cố.

Sóng nước rập rềnh, hồn oan nhi nữ dật dờ đêm đêm với sông nước tràng giang...


Đàn ông thật đáng ghét

...trừ thầy Iu Bông, thầy hổng bao giờ từ bỏ bông hoa nào, chỉ hái thêm thui!  :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Thu 13 Aug 2020, 12:13

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

Ở Khoái Châu (1) có người tên Từ Đạt, lên làm quan tại thành Đông Quan (2). Ông ta thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân. Láng giềng có nhà quan Thiêm thư tên là là Phùng Lập Ngôn. Phùng Lập Ngôn giàu, trong nhà quen thói xa hoa trong khi Từ Đạt nghèo nên tiêu xài tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Tuy vậy hai người lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân thiết, coi nhau như la anh em vậy.

Con trai Phùng Lập Ngôn là Trọng Quỳ, có tài văn thơ và con gái Từ Đạt là Nhị Khanh, nhan sắc xinh đẹp tuổi cũng suýt soát. Trai tài gái sắc, cùng nhau muốn muốn kết nghĩa Châu Trần (3). Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.

Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là hiền phụ. Trong khi ấy Trọng Quỳ càng lớn càng sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn.

Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, bèn hùa nhau tiến cử để cốt ý làm hại. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
_ Đường sá xa xăm, đàn bà con gái không nên đi, vậy để Trọng Quỳ theo ta còn con hãy tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương hội.

Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng:
_ Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm chẳng người săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê.

Sinh không đừng được, mới bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam. Không ngờ lòng giời khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Lưu thị.

Bấy giờ có quan tướng quân họ Bạch là cháu họ ngoại của bà Lưu thị muốn lấy Nhị Khanh làm vợ, đem tiền bạc đến khẩn cầu. Lưu thị bằng lòng, rồi nhân lúc vắng vẻ, bảo Nhị Khanh rằng:
_ Nhà nước từ ngày họ Nhuận Hồ (4) tiếm vị, ngày tháng hoang chơi, triều chính đổ nát, họa loạn sẽ xảy ra chỉ trong sớm tối; mà Phùng lang từ ngày ra đi, thấm thoắt đã sáu năm nay, tin tức không thông, mất còn chẳng rõ. Lỡ ra gặp lúc rồng tranh hổ chọi, phải khi bướm dại ong cuồng, Tra Lợi mắc vào tay (5) , Áp Nha không sẵn mặt (6) , chỉ e Chương Đài tơ liễu (5), trôi bay đi đến tận phương nào. Chi bằng bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe, lấp những lời giăng gió cợt trêu, nương dưới bóng tùng quân cao cả. Tội gì mà bơ vơ trơ trọi, sống cái đời sương phụ buồn tênh.

Nhị Khanh nghe nói sợ hãi, mất ngủ quên ăn đến hàng tháng. Lưu thị tuy biết chí nàng không chuyển động, nhưng cố định lấy lễ nghi để cưỡng ép,hôn kỳ đã rắp sẵn sàng.

______________

(1) Khoái Châu: tên huyện, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

(2) Đông Quan: tên gọi Thăng Long dưới thời thuộc Minh.

(3) Trung Quốc thời cổ ở huyện Phong thuộc Từ Châu có thôn Châu Trần. Trong thôn chỉ có hai họ Châu Trần đời đời kết hôn với nhau, vì thế trong văn chương Châu Trần thành điển cố để nói về chuyện hôn nhân.

(4) Hồ Quý Ly

(5) Hàn Hoành có tài thị phú, làm quan dưới thời vua Đức Tông nhà Đường. Thủa hàn vi có người hiệp sĩ là Lý Sinh đem người hầu thiếp yêu và đẹp là Liễu Thị tặng cho, lại giúp cho một số tiền lớn. Sau gặp loạn vợ chồng mỗi người mỗi nơi, Liễu Thị giữ tiết với chồng cắt tóc đi tu ở chùa Pháp Linh. Khi hết loạn, Hoành thuê người đi tìm, có bài thơ rằng:

"Chương đài liễu!
Tích nhật thanh thanh Kim tại Phủ?
Túng sử trường điền tự cựu thùy,
Dã ưng phan thiết tha nhân thủ! "


Nghĩa là:

Chương đài liễu xanh xanh ngày trước,
Nay còn chăng tha thướt oẻ oai?
Ví còn tha thướt cành dài,
Bẻ vin chắc đã tay ai khỏi nào!


Liễu được thơ cũng làm một bài đáp lại. Nhưng khi Hàn về thì Liễu đã bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt đi. Hiệp khách HứaTuấn thương Hoành đột nhập vào phủ tướng Phiên cướp được Liễu Thị đem về trả cho Hoành. Hai người lại được đoàn viên.

(6) Đời Đường, Lưu Vô Song là vợ chưa cưới của Vương Tiên Khách. Gặp loạn, nàng bị bắt vào cung. Tiên Khách nhờ được nghĩa sĩ Cổ Áp Nha dùng kế đưa thuốc vào cho Vô Song. Uống xong nàng chết. Áp Nha giả làm người thân xin chuộc xác nàng mang ra. Đến ngoài, thuốc nhạt, nàng tỉnh lại, vợ chồng đưa nhau đi trốn rồi ở với nhau đến già.


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Thu 13 Aug 2020, 12:39

Ai Hoa đã viết:
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu

Ở Khoái Châu (1) có người tên Từ Đạt, lên làm quan tại thành Đông Quan (2). Ông ta thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân. Láng giềng có nhà quan Thiêm thư tên là là Phùng Lập Ngôn. Phùng Lập Ngôn giàu, trong nhà quen thói xa hoa trong khi Từ Đạt nghèo nên tiêu xài tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Tuy vậy hai người lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân thiết, coi nhau như la anh em vậy.

Con trai Phùng Lập Ngôn là Trọng Quỳ, có tài văn thơ và con gái Từ Đạt là Nhị Khanh, nhan sắc xinh đẹp tuổi cũng suýt soát. Trai tài gái sắc, cùng nhau muốn muốn kết nghĩa Châu Trần (3). Cha mẹ đôi bên cũng vui lòng ưng cho, nhân chọn ngày mối lái, định kỳ cưới hỏi.

Nhị Khanh tuy hãy còn nhỏ, nhưng sau khi về nhà họ Phùng, khéo biết cư xử với họ hàng, rất hòa mục và thờ chồng rất cung thuận, người ta đều khen là hiền phụ. Trong khi ấy Trọng Quỳ càng lớn càng sinh ra chơi bời lêu lổng; Nhị Khanh thường vẫn phải can ngăn.

Năm chàng 20 tuổi, nhờ phụ ấm được bổ làm một chức ở phủ Kiến Hưng. Gặp khi vùng Nghệ An có giặc, triều đình xuống chiếu kén một viên quan giỏi bổ vào cai trị. Đình thần ghét Lập Ngôn tính hay nói thẳng, bèn hùa nhau tiến cử để cốt ý làm hại. Khi sắc đi phó nhậm, Phùng Lập Ngôn bảo Nhị Khanh rằng:
_ Đường sá xa xăm, đàn bà con gái không nên đi, vậy để Trọng Quỳ theo ta còn con hãy tạm ở quê nhà. Đợi khi sông bằng nước phẳng, vợ chồng con cái sẽ lại cùng nhau tương hội.

Trọng Quỳ thấy Nhị Khanh không đi, có ý quyến luyến không rứt. Nhị Khanh ngăn bảo rằng:
_ Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu, bề ngoài vờ tiến cử đến chốn hùng phiên, bên trong thực dồn đuổi vào chỗ tử địa. Chả lẽ đành để cha ba đào muôn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách trở trong vùng lèo mán, sớm hôm chẳng người săn sóc, không kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo. Mặc dầu cho phấn nhạt hương phai, hồng rơi tía rụng, xin chàng đừng bận lòng đến chốn hương khuê.

Sinh không đừng được, mới bày một bữa tiệc từ biệt, rồi cùng Lập Ngôn đem người nhà đi vào phương nam. Không ngờ lòng giời khó hiểu, việc người khôn lường, cha mẹ Nhị Khanh nối nhau tạ thế. Nàng đưa tang về Khoái Châu, chôn cất cúng tế xong rồi, đến cùng ở chung với bà cô Lưu thị.

Bấy giờ có quan tướng quân họ Bạch là cháu họ ngoại của bà Lưu thị muốn lấy Nhị Khanh làm vợ, đem tiền bạc đến khẩn cầu. Lưu thị bằng lòng, rồi nhân lúc vắng vẻ, bảo Nhị Khanh rằng:
_ Nhà nước từ ngày họ Nhuận Hồ (4) tiếm vị, ngày tháng hoang chơi, triều chính đổ nát, họa loạn sẽ xảy ra chỉ trong sớm tối; mà Phùng lang từ ngày ra đi, thấm thoắt đã sáu năm nay, tin tức không thông, mất còn chẳng rõ. Lỡ ra gặp lúc rồng tranh hổ chọi, phải khi bướm dại ong cuồng, Tra Lợi mắc vào tay (5) , Áp Nha không sẵn mặt (6) , chỉ e Chương Đài tơ liễu (5), trôi bay đi đến tận phương nào. Chi bằng bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe, lấp những lời giăng gió cợt trêu, nương dưới bóng tùng quân cao cả. Tội gì mà bơ vơ trơ trọi, sống cái đời sương phụ buồn tênh.

Nhị Khanh nghe nói sợ hãi, mất ngủ quên ăn đến hàng tháng. Lưu thị tuy biết chí nàng không chuyển động, nhưng cố định lấy lễ nghi để cưỡng ép,hôn kỳ đã rắp sẵn sàng.

______________

(1) Khoái Châu: tên huyện, nay thuộc tỉnh Hưng Yên.

(2) Đông Quan: tên gọi Thăng Long dưới thời thuộc Minh.

(3) Trung Quốc thời cổ ở huyện Phong thuộc Từ Châu có thôn Châu Trần. Trong thôn chỉ có hai họ Châu Trần đời đời kết hôn với nhau, vì thế trong văn chương Châu Trần thành điển cố để nói về chuyện hôn nhân.

(4) Hồ Quý Ly

(5) Hàn Hoành có tài thị phú, làm quan dưới thời vua Đức Tông nhà Đường. Thủa hàn vi có người hiệp sĩ là Lý Sinh đem người hầu thiếp yêu và đẹp là Liễu Thị tặng cho, lại giúp cho một số tiền lớn. Sau gặp loạn vợ chồng mỗi người mỗi nơi, Liễu Thị giữ tiết với chồng cắt tóc đi tu ở chùa Pháp Linh. Khi hết loạn, Hoành thuê người đi tìm, có bài thơ rằng:

"Chương đài liễu!
Tích nhật thanh thanh Kim tại Phủ?
Túng sử trường điền tự cựu thùy,
Dã ưng phan thiết tha nhân thủ! "


Nghĩa là:

Chương đài liễu xanh xanh ngày trước,
Nay còn chăng tha thướt oẻ oai?
Ví còn tha thướt cành dài,
Bẻ vin chắc đã tay ai khỏi nào!


Liễu được thơ cũng làm một bài đáp lại. Nhưng khi Hàn về thì Liễu đã bị tướng Phiên là Sa Tra Lợi bắt đi. Hiệp khách HứaTuấn thương Hoành đột nhập vào phủ tướng Phiên cướp được Liễu Thị đem về trả cho Hoành. Hai người lại được đoàn viên.

(6) Đời Đường, Lưu Vô Song là vợ chưa cưới của Vương Tiên Khách. Gặp loạn, nàng bị bắt vào cung. Tiên Khách nhờ được nghĩa sĩ Cổ Áp Nha dùng kế đưa thuốc vào cho Vô Song. Uống xong nàng chết. Áp Nha giả làm người thân xin chuộc xác nàng mang ra. Đến ngoài, thuốc nhạt, nàng tỉnh lại, vợ chồng đưa nhau đi trốn rồi ở với nhau đến già.

cả năm rùi mới thấy Thầy kể lại chuyện... xưa!     :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Fri 14 Aug 2020, 09:05

Trà Mi đã viết:


cả năm rùi mới thấy Thầy kể lại chuyện... xưa!     :tongue:

chuyện xưa nên để lâu chút :laughing15:

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Fri 14 Aug 2020, 09:31

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (tt)

Nhị Khanh một hôm bảo người bõ già rằng:
_ Chú là người đầy tớ cũ của nhà ta, há không nghĩ đến sự đền đáp ơn đức của người xưa ư?

Bõ già nói:
_ Tùy ý mợ muốn sai bảo gì tôi xin hết lòng.

Nhị Khanh nói:
_ Ta sở dĩ nhịn nhục mà sống là vì nghĩ Phùng lang hãy còn; nếu chàng không còn thì ta đã liều mình chứ quyết không mặc áo xiêm của chồng để đi làm đẹp với người khác. Chú có thể vì ta chịu khó lặn lội vào xứ Nghệ hỏi thăm tin tức cho ta không?

Người bõ già vâng lời ra đi. Bấy giờ binh lửa rối ren, đường sá hiểm trở, hắn phải lận đận đến hàng tuần mới vào được đến Nghệ An. Hắn đi hỏi thăm, biết tin Phùng Lập Ngôn đã mất được mấy năm rồi, lại vì con trai hư, nên gia tư đã sạch sành sanh, đáng phàn nàn quá!

Người bõ già ghé thuyền lên bờ, vừa vào trong chợ liền gặp ngay Phùng Sinh. Sinh đưa về chỗ ở thì thấy một chiếc giường xiêu, bốn bề vách trống, trừ có mấy thứ như bàn cờ, hũ rượu, chim mồi, chó săn, không còn cái gì đáng giá. Sinh bảo người bõ già rằng:
_ Quan nhà không may, thất lộc đã bốn năm nay rồi. Ta vì binh qua nghẽn trở, muốn về không được. Tuy ở chốn quê người đất khách, nhưng hồn mộng không đêm nào không ở bên mình Nhị Khanh.

Bèn chọn ngày lên đường về quê. Đến nhà, vợ chồng cũng trông nhau mà khóc. Đêm hôm ấy buồng loan chung gối, Sinh ngâm một bài thơ rằng:

Ức tích bình sinh nhật,
Tăng hài khế hợp nhân
Cảm quân tình thái hậu
Tiếu ngã mệnh chung truân.
Biệt quệ phân huề tảo,
Trường đình khuyến ẩm tần.
Y y sầu lĩnh kiệu,
Nhiễu nhiễu cách phong trần.
Cộng ước nhân thiên lý,
Tương vương nguyệt bán luân
Xâm tầm nhàn lục tải,
Linh tạ trướng song thân.
Phạ thụy Hoành sơn hiểu
Hành ca Diễn thủy tân.
Đăng lâu Vương Xán lệ,
Xách cú Đỗ Lăng cân.
Trúc thạch nan y tục
Cầm tôn bất liệu bần.
Tha hương lao ký mục,
Cố quốc trọng thương thần.
Phóng lãng phi ngô sự,
Yêm lưu bệnh thử thân.
Ninh tri Bồng Đảo khách,
Dao dạt Cẩm Giang lân.
Thái Thạch trùng di trạo,
Hoàng Cô lưỡng vấn tân.
Kỷ niên Vu Giáp mộng,
Nhất đán Vũ Lăng xuân.
Hồ điệp giao tình cựu,
Uyên ương biến thái tân.
Khinh huyên Đường Quắc quốc,
Mỹ mạn Tống Đông lân
Lục ám oanh thanh sáp,
Hồng hy yến tử sân.
Hiệp du kim Đỗ Mục,
Kỳ ngộ cổ Lưu Thần.
Ngàm vịnh liêu tùy hứng,
Phong lưu khẳng nhượng nhân.
Hội ưng truyền thắng sự,
Mệnh bút ký Chu Tần.


Dịch:

Nhớ từ năm hãy thơ ngây
Đôi ta sớm đã xe dây Tấn Tần
Tình em thắm đượm vô ngần
Số anh riêng lắm gian truân cũng kỳ.
Chia tay một sớm ra đi,
Trường đình chén rượu phân ly rước mời.
Sầu treo đỉnh núi chơi vơi,
Mịt mù gió bụi cách vời xa xăm.
Bắc Nam nghìn dặm âm thầm,
Trăng cài nửa mảnh đăm đăm bên trời.
Sáu năm vùn vụt đưa thoi,
Thông già huyên héo ngậm ngùi nhớ thương
Từng khi ngủ dưới Đèo Ngang,
Từng khi bến Diễn (7) ngâm vang điệu sầu.
Lệ tuôn, Vương Xán lên lầu, (8)
Sầu ôm, Đỗ Phủ ngâm câu cảm hoài, (9)
Rượu đàn trúc đá ham chơi,
Càng nghèo càng cảm thấy đời bê tha.
Mắt mòn trông ngóng quê nhà,
Lòng đau nghĩ nỗi phương xa lạc loài.
Người mà đến thế thì thôi,
Đời phiên lãng chỉ là đời bỏ đi.
Hay đâu tin đến bất kỳ, (10)
Người tiên còn vẫn yêu vì chưa thôi.
Bến tiên khách lại trùng lai,
Mộng say Đỉnh Giáp (11), xuân tươi Nguồn Đào. (12)
Uyên bơi bướm giỡn xôn xao,
Vẻ nào chẳng đượm, nét vào chẳng ưa!
Đầy vườn lục rậm hồng thưa,
Con oanh cái én ơ hờ nhớ xuân.
Duyên may Đỗ Mục (13), Lưu Thần, (14)
Thú Phong Lưu dễ nhượng phần cho ai.
Việc nên truyền lại lâu dài,
Bút hoa mượn thảo mấy lời vân vân.


Hai người vì xa cách nhau lâu, nên nay tình ái bội phần nồng đượm, sự vui sướng không còn phải nói.

______________

(7) Bến Diễn: có lẽ là một bến sông thuộc Nghệ An.

(8) Vương Xán: tên tự là Trọng Tuyên, người thời Tam quốc, chạy loạn Đổng Trác, nương náu tại nhà Lưu Biển chốn Kinh Châu; Xán thường lên lầu làm bài phú để tỏ nỗi nhớ nhà.

(9) Đỗ Phủ (712-770) : hiệu là Thiếu Lăng, là một nhà thơ lớn đời Đường, có Đỗ Lăng tập

(10) Từ câu này đến cuối bài thơ dịch giả tóm tắt, cốt giữ ý và thần câu thơ, không dịch sát nguyên văn.

(11) Đỉnh Giáp: Tức Vu Giáp, theo bài Cao đường phú của Tống Ngọc, giữa đầm Vân Mộng có quán Cao Đường. Tại đây Sở Hoài Vương ngủ ngàychiêm bao thấy thần nữ đến hầu chăn gối. Hỏi thì nàng nói là thần nữ núi VuSơn, sớm làm mây tối làm mưa ở chốn Dương Đài. Sau trong văn học, VuSơn, Vu Giáp, Cao Đường thường dùng làm điển để biểu đạt chuyện chăngối ái ân trai gái.

(12) Nguồn Đào: Theo Đào hoa nguyên ký của Đào Tiềm thì có người đánh cá ở Vũ Lăng theo suối lạc vào rừng đào. ở đấy chàng gặp một thôn xóm thanhbình, hỏi thì được biết họ là những người lánh nạn nhà Tần vào trú ngụ.Nguồn đào đây chỉ xóm tiên.

(13) Đỗ Mục (803-853) , một nhà thơ có tên tuổi thời Văn Đường; hai câunày trích trong bài Đề Ô Giang đình.

(14) Lưu Thần và Nguyễn Triệu người đời Hán, khoảng đầu công nguyên vào núi hái thuốc, lạc đến động tiên, được kết duyên cùng tiên nữ. Được nửa năm, hai người nhớ nhà đòi về. Nhưng đến nhà thì không còn ai quen biết, đã qua bảy đời từ khi hai chàng ra đi. Hai chàng buồn rầu muốn trở lại cõi tiên nhưng không tìm thấy lối cũ đâu nữa.

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Tue 18 Aug 2020, 08:55

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (tt)

Trọng Quỳ quen tính chơi bời, về nhà ít lâu rồi nết cũ lại đâu hoàn đấy, không lo làm ăn hằng ngày cứ bê tha lêu lổng, kết giao cùng cùng người lái buôn tên là Đỗ Tam. Chàng thì thích vì hắn có tiền nhiều, không biết rằng Đỗ Tam ham mê vợ chàng xinh đẹp. Khi uống rượu với nhau Đỗ Tam thường rủ Trọng Quỳ đánh bạc. Hắn lấy lợi dử cho Trọng Quỳ đánh lần nào cũng được khiến chàng ta thấy kiếm tiền dễ như thò tay vào túi mình lấy đồ vật vậy. Nhị Khanh vẫn khuyên bảo rằng:
- Những người lái buôn phần nhiều là giảo quyệt, chàng đừng nên chơi thân với họ. Ban đầu tuy họ thả cho mình được, nhưng rồi họ sẽ vét hết của mình cho mà xem.

Trọng Quỳ vẫn không nghe. Một hôm chàng cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ Tam bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và thách chàng đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mùi đánh bạc thắng luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.

Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và an ủi rằng:
_ Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi tôi sẽ cố kiếm tiền đến chuộc.

Nàng liệu cơ không thể thoát khỏi, giả vờ nói tử tế rằng:
_ Bỏ nghèo theo giầu, thiếp lẽ đâu từ chối. Số giời xếp đặt, há chẳng là tiền định hay sao! Nếu chồng mới không nỡ rẻ bỏ, còn đoái thu đến cái dung nhan tàn tạ này, thiếp xin sửa túi nâng khăn, hết lòng hầu hạ như đã đối với chàng xưa nay. Nhưng xin cho uống một chén rượu, mượn làm một chén tiễn biệt và cho về từ giã các con một chút.

Đỗ Tam cả mừng, rót đầy một chén ngọc rượu đưa mời nàng uống. Uống xong, nàng về nhà ôm lấy hai con, vỗ vào lưng mà bảo rằng:
_ Cha con bạc tình, mẹ đau buồn lắm. Biệt ly là việc thường thiên hạ, một cái chết với mẹ có khó khăn gì. Nhưng mẹ chỉ nghĩ thương các con mà thôi!

Nói xong, lấy đoạn dây tơ thắt cổ mà chết.

Đỗ Tam thấy mãi nàng không đến, lấy làm lạ, sai người đến giục, té ra nàng đã chết rồi. Trọng Quỳ hối hận vô cùng, sắm đồ liệm táng tử tế rồi làm một bài văn tế rằng:

Hỡi ơi nương tử!

Khuê nghi đáng bậc,
Hiền đức vẹn mười.
Tinh thần nhã đạm,
Dáng điệu xinh tươi.

Khi về với ta,
Vợ chồng thân thiết.
Ai biết giữa đường,
Phút nên ly biệt.

Cha làm quan xa,
Ta theo hầu hạ.
Trải sáu năm dư,
Bặt tin nhạn cá.

Buồng xuân trướng lạnh.
Hạ oán vượn sầu.
Than ôi đường trước,
Gieo neo đến đâu!

Bên giời góc bể,
Nệm khách lẻ loi.
Tin nhà chợt đến,
Ngựa về quất roi,

Sắt cầm dìu dặt,
Lại gắn keo loan.
Vừa vui sum họp,
Phút bỗng lìa tan.

Ta sao bạc quá!
Nàng đáng thương thay!
Nói năng gì nữa,
Đã đến nỗi này.

Hoa bay trước viện,
Quế rụng giữa trời.
Phù dung ủ rũ,
Dương liễu tả tơi.

Phong cảnh còn đây,
Người đã xa chơi.

Lấy gì độ em?
Một lễ lên chùa.
Lấy gì khuây em?
Duyên sau đền bù.

Non mòn bể cạn,
Mối hận khôn khuây.
Hỡi ôi nương tử,
Hâm hưởng lễ này.


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Tue 18 Aug 2020, 10:05

Ai Hoa đã viết:
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (tt)

...

Trọng Quỳ vẫn không nghe. Một hôm chàng cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ Tam bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và thách chàng đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mùi đánh bạc thắng luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.

Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và an ủi rằng:
_ Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi tôi sẽ cố kiếm tiền đến chuộc.

...
vợ mà giống món đồ dzị Thầy?  :potay:
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Wed 19 Aug 2020, 09:55

Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (tt)

...

Trọng Quỳ vẫn không nghe. Một hôm chàng cùng các bè bạn họp nhau đánh tứ sắc. Đỗ Tam bỏ ra trăm vạn đồng tiền để đánh và thách chàng đánh bằng Nhị Khanh. Trọng Quỳ quen mùi đánh bạc thắng luôn, chẳng suy nghĩ gì, liền bằng lòng cách ấy. Giấy giao kèo viết xong rồi vừa uống rượu vừa gieo quân. Trọng Quỳ gieo ba lần đều thua cả ba, sắc mặt tái mét; cử tọa cũng đều ngơ ngác buồn rầu hộ.

Trọng Quỳ phải cho gọi Nhị Khanh đến, bảo rõ thực tình, đưa tờ giao kèo cho xem và an ủi rằng:
_ Tôi vì nỗi nghèo nó bó buộc, để lụy đến nàng. Việc đã đến thế này, hối lại cũng không kịp nữa. Thôi thì bi hoan tán tụ cũng là việc thường của người ta. Nàng nên tạm về với người mới, khéo chiều chuộng hắn, rồi tôi sẽ cố kiếm tiền đến chuộc.

...
vợ mà giống món đồ dzị Thầy?  :potay:


dzị mí có chiện mà đọc!  :cuoi1: :cuoi1:

_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13Thu 03 Sep 2020, 12:03

Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu (tt)

Trọng Quỳ đã góa vợ, rất ăn năn tội lỗi của mình, song sinh kế ngày một cùng quẫn, ăn bữa sớm lo bữa tối, phải đi vay quanh của mọi người làng xóm. Nhân nghĩ có một người bạn cũ, hiện làm quan ở Quy Hóa, (15) bèn tìm đến để mong nhờ vả. Dọc đường buồn ngủ, chàng nằm ghé xuống ngủ ởgốc cây bàng, bỗng nghe trên không có tiếng gọi rằng:
_ "Có phải Phùng lang đấy không? Nếu còn nghĩ đến tình xưa thì ngày ấytháng ấy xin đến chờ thiếp ở cửa đền Trưng Vương (156) . Ân tình thiết tha, đừng coi là âm dương cách trở".

Sinh lấy làm lạ tiếng giống như tiếng Nhị Khanh, mở mắt ra nhìn thì chỉ thấy trên trời một đám mây đen bay về tây bắc. Sinh tuy rất lấy làm ngờ nhưng cũng muốn thử xem ra sao, bèn đúng hẹn đến trước đền ấy. Song đến nơi chỉ thấy bóng tà rọi cửa, rêu biếc đầy sân, năm ba tiếng quạ kêu ở trên cành cây xao xác. Sinh buồn rầu toan về thì mặt trời đã lặn, bèn ngả mình nằm ở một tấm ván nát trên một cái cầu. Khoảng cuối canh ba, bỗng nghe thấy tiếng khóc nức nở từ xa rồi gần; khi thấy tiếng khóc chỉ còn cách mình độ nửa trượng, nhìn kỹ thì người khóc chính là Nhị Khanh. Nàng bảo với Sinh rằng:
_ Đa tạ ơn chàng, từ xa lặn lội tới đây, biết lấy gì để tặng chàng được!

Trọng Quỳ chỉ tự nhận tội lỗi của mình; nhân hỏi đầu đuôi, Nhị Khanh nói:
_ Thiếp sau khi mất đi, Thượng đế thương là oan uổng bèn ra ân chỉ, hiện thiếp được lệ thuộc vào tòa đền này, coi giữ về những sớ văn tấu đối, không lúc nào nhàn rỗi để thăm nhau được. Bữa nọ nhân đi làm mưa, chợt trông thấy chàng nên mới gọi; nếu không thì nghìn thu dằng dặc chẳng biết đến bao giờ được gặp gỡ nhau.

Trọng Quỳ nói:
_ Sao em đến chậm thế!

Nhị Khanh nói:
_ Vừa rồi thiếp nhân theo xe mây, lên có việc ở nơi Đế sở. Vì cớ có chàng nên thiếp đã phải bẩm xin về trước đấy; thành ra cũng sai hẹn với chàng một chút.

Bèn dắt tay nhau đi nằm, cùng nhau chuyện trò thủ thỉ. Khi nói đến việc hiện thời, Nhị Khanh chau mày:
_ Thiếp thường theo chầu tả hữu Đức Bà ở đây, được trộm nghe chư tiên nói chuyện với nhau, bảo Hồ triều sẽ hết vào năm Binh tuất, (17) binh cách nổi lớn, số người bị giết chóc đến chừng hơn 20 vạn, ấy là chưa kể số bị bắt cướp đi. Nếu không phải người giồng cây đức đã sâu thì chỉ e ngọc đá đều bị cháycả. Bấy giờ có một vị chân nhân họ Lê, từ miền tây nam xuất hiện; chàngnên khuyên hai con bền chí đi theo vị ấy, thiếp dù chết cũng không nát.

Trời gần sáng, Nhị Khanh vội dậy để cáo biệt, vừa đi vừa ngoảnh đầu nhìn lại, rồi thoắt chốc thì biến đi mất.Trọng Quỳ bèn không lấy ai nữa, chăm chỉ nuôi hai con cho nên người. Đến khi vua Lê Thái Tổ tuốt gươm đứng dậy ở Lam Sơn, hai người con trai đều đi theo, trải làm đến chức Nhập thị nội. Đến nay ở Khoái Châu hiện còn con cháu.

(Theo Truyền kỳ mạn lục)

__________________________

(15) Quy Hóa: nguyên chú "thuộc xứ Hưng Hóa", nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

(16) Đền Trưng Vương: nguyên chú "tại xã Hát Giang, huyện Phú Lộc", thuộc Sơn Tây.

(17) Bính tuất: Năm này ở đây là 1406.


_________________________
Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện xưa - Ái Hoa   Truyện xưa - Ái Hoa - Page 47 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện xưa - Ái Hoa
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
» Thơ Truyện Sưu Tầm
» Những Mẫu Truyện Ngắn
» Các truyền thống thú vị Ngày Tình yêu
Trang 47 trong tổng số 50 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 25 ... 46, 47, 48, 49, 50  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Ái Hoa-