Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 *_Cô Giáo Thu Trang

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:57

Link Tải Ebook: http://myebookmaker.com/book.php?id=36288

*_Cô Giáo Thu Trang D9lofs7tb8yltwspl

Thông tin ebook

Tên truyện : Cô Giáo Thu Trang

Tác giả : Hải Vân

Thể loại : Văn học trong nước

Nhà xuất bản : Tuổi Hoa

Tủ sách : Tuổi Hoa - Hoa Đỏ

Số quyển / 1 bộ : 1

Hình thức bìa : Bìa mềm

----------------------------------

Chương 01


- Đào ơi! Đã sửa soạn xong chưa thế! Mười phút nữa ta đi nhé.
- Thưa má vâng ạ. Con sẽ đợi má ngoài này ạ.
Đào và 3 em là Minh, Loan và Quang đang ngồi chơi ngoài vườn tại biệt thự Thu- Phong của ba má thuộc vùng ngoại ô Sài Gòn.
- Chị sắp đi đâu với má thế? - Quang hỏi.
Minh lầu bầu
- Chị đi đón “cái cô giáo” ý chứ đi đâu!
- Gớm, làm gì mà như nói đến ông ngáo ộp không bằng!
- Thôi chị đừng chế nhạo em nữa. Chị thì có cô giáo là phải rồi, chứ em là con trai…
- Chuyện dớ dẩn - Đào ngắt - Trong các trường nam sinh bây giờ thiếu gì những nữ giáo sư. Thôi em yên chí, cô giáo ấy chắc chắn giỏi hơn em nhiều chứ bộ.
- Có lẽ, nhưng mà rồi lúc nào cô ấy cũng kiểm soát bọn mình thì khó chịu lắm. Bác Hà không đủ trông nom bọn mình rồi hay sao?
- À mà sao Bác Hà lại đến đây thế?- Loan và Quang đồng thanh hỏi- Ai cần đến Bác?
Đào lừ mắt nhìn hai đứa nhỏ: chúng mới năm bẩy tuổi đầu thì sao được phép phát biểu ý kiến sống sượng như thế?
- Bác đến đay là do má yêu cầu đó chứ- Đào đáp- và chúng ta chẳng có quyền kêu nài gì hết
- Chà- Minh chế nhạo- Chưa bao giờ thấy chị phục tùng như thế!
- Còn em thì chưa bao giờ thấy em lẩm cẩm đến thế! Nhưng mà có gì là khó hiểu: Ba thì sắp xuất ngoại để tham dự một cuộc hội thảo kỹ thuật tại Nhật Bản. Ba sẽ phải vắng nhà trong hai tháng và má sẽ đi cùng. Vì vậy, ba má đã nhờ Bác Hà tới đây coi nhà giúp và tuyển một cô giáo để dạy chúng ta học hành.
- Nhưng mà khó chịu lắm!- Minh bướng bỉnh đáp- Tất cả những thói quen của tụi mình sẽ phải thay đổi hết.
- Trời ơi! Tưởng là cái gì chứ!- Đào cười đáp- Dù sao em cũng phải hiểu rằng Ba được mời đi tham dự cuộc hội thảo đó là một niềm vinh dự lắm đấy. Thế em muốn Ba trả lời người ta rằng: “Thưa quý ngài, tôi rất tiếc vì con trai tôi không muốn thay đổi thói quen của nó, nên tôi xin kiếu” hay sao?
- Gớm! Bà chị ác quá!- Minh lầu bầu.
Bà Hải vừa ở trong nhà đi ra làm ngưng câu chuyện của 4 chị em. Bà rất trẻ trung và vui tính, vừa tỏ ra là một bà mẹ dịu hiền, một nội tướng tài ba, một cộng sự viên đắc lực của chồng. Chưa bao giờ những đứa con bị xa cách bà mẹ nên cuộc viễn du sắp tới làm chúng xao xuyến vô cùng.
Đứng nhìn bà mẹ lái xe ra cổng, cậu cũng hiểu như chị cậu rằng cuộc xuất ngoại của ba má rất hệ trọng cho tương lai của ba cậu, và cậu cũng nhận ra thái độ ương gàn của cậu. Nhưng vấn đề cô giáo sắp tới làm cậu khó chịu chỉ là một cái cớ: Thực ra cậu băn khoăn vì một lí do khác hẳn.
Thời gian xuất ngoại hai tháng của kỹ sư Hải sẽ làm chậm trể việc áp dụng điều phát minh của ông mà báo chí đã nói tới nhưng chưa ai biết rõ chi tiết: kỹ sư Hải sau nhiều năm nghiên cứu, đã khám phá ra một công thức thuốc nhuộm có thể cách mạng hẳn kỹ nghệ vải vóc. Những kỹ thuật gia khác có thể lợi dụng 2 tháng để tìm tòi ra công thức theo những tài liệu thâu lượm được chăng? Kỹ sư Hải chưa có thời giờ để xin cấp bằng phát minh vì cuộc viễn du của ông quá gấp rút. Và Minh cảm thấy trong dạ quá lo âu.
Nhưng cậu không dám giải bày tâm sự đó với ai cả. Mới mười ba tuổi đầu, cậu thấy mình còn quá nhỏ để phát biểu ý kiến về công việc của một người tài ba như thân phụ cậu. Bởi vậy, để đỡ day dứt trong lòng, cậu bèn chọn ngay “cái cô giáo” làm đối tượng kêu ca, rồi dần dần cậu thấy ghét cay ghét đắng cô giáo thật.
Mặc dầu có lời giới thiệu nồng nhiệt về cô giáo của một người quen gia đình ông bà Hải, Minh tưởng tượng ra một hình ảnh không mấy tốt đẹp. Nhưng khi cậu thấy cô giáo từ trên xe bước xuống và tiến tới lũ học trò, bên cạnh chị Đào hớn hở thì cậu nhận thấy những dự đoán của mình đã sai bét. Dáng người mảnh mai, cô giáo Thu Trang có đôi mắt đen láy rất dịu hiền, với nụ cười bẽn lẽn, bộ tóc cắt gọn. Trông cô rất trẻ, so với Đào ở tuổi mười bốn, cô chỉ lớn hơn chút đỉnh.
- Giáo sư tương lai kia hả?- Minh ác cảm tự nhủ- Trông như một nữ sinh non choẹt!
Tối hôm đó, khi khách lạ đã về phòng, gia đình kỹ sư Hải ngồi bàn tán rất hào hứng. Đào thấy cô giáo “dễ thương quá!”, bà mẹ thì khen cô rất tư cách, ông bố thấy cô rất thông minh. Còn bà Hà, người chị họ kỹ sư Hải lớn tuổi, tận tâm nhưng rất khó tính thì hết lời khen ngợi cô giáo và đó là cuộc chiến thắng vĩ đại của cô.
- Đó, anh Minh coi!- Loan ngây thơ nói- Cô giáo dễ thương quá đi! Vậy mà anh dám bảo là cô sẽ hành tụi mình.
Minh đỏ mặt lừ mát nhìn em, cậu tức tối cãi lại:
- Có gì chứng tỏ là cô sẽ không hành tụi mình?
Ông Hải trừng mắt, bà vợ vội can thiệp:
- Này các con- bà mẹ dịu dàng nói- các con phải rất tử tế với cô giáo Thu Trang nhé. Đặt địa vị các con vào cô, cô mới vào một gia đình xa lạ, xa quê nhà, xa bà mẹ hiền, chắc cô rất hoang mang! Các con phải giúp cô quen dần mới nếp sống mới, các con phải chiều chuộng, lễ phép thân mật với cô, nói tóm lại, các con phải ăn ở với cô như các con mong muốn người khác đối đãi mình khi mình phải ở vào cùng trường hợp đó.
- Thưa má, cô đau khổ thật ạ?- Loan cảm động hỏi.
- Má hy vọng cô sẽ không thấy đau khổ, nhưng chắc cô hơi buồn: cô đã phải xa cách bà mẹ thương yêu…
- Các con phải chăm chỉ học hành- Ông Hải nói tiếp- như thế cô sẽ được vui lòng. Và trong bất cứ trường hợp nào, các con phải nghĩ đến người khác trước khi nghĩ đến mình: Đó là hai điều mà ba dặn các con trước khi đi. Nếu các con hứa làm đúng như thế, ba má sẽ được yên tâm nơi ngoại quốc. Ba má có thể tin tưởng như thế không?
- Thưa ba, các con xin hứa ạ!- Bốn chị em đồng thanh đáp.


Được sửa bởi nhanbkvn ngày Wed 08 Jun 2016, 22:10; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:58

Chương 02

Một tuần lễ trôi qua kể từ ngày ông bà Hải xuất ngoại. Bọn trẻ rất chăm chỉ học hành và ngoan ngoãn nên cô giáo rất vui lòng. Tối hôm đó, trong khi bà Hà ngồi đọc báo, cô giáo soạn bài vở, Minh làm toán và hai đứa nhỏ ngồi chơi cờ, thì Đào ngồi viết một lá thư dài cho má để kể tin tức ở nhà: Bà Hà không bao giờ gắt gỏng, cả với chị Sáu nấu ăn và anh Sáu làm vườn nữa. Loan và Quang thì rất ngoan ngoãn và Minh, dù một đôi khi cũng có vẻ ưu tư, cũng rất dễ chịu đối với cô giáo.
Tất cả tình hình khả quan đó là do công lao của cô giáo Thu Trang. Cô không nói lớn, nhưng chính sự dịu dàng vô bờ bến của cô đã làm ai cũng phải bắt chước! Lòng kiên nhẫn của cô thật vô biên: cô mỉm cười nghe chuyên bi bô của hai đứa nhỏ, những câu chuyện cà kê của chị Sáu và rất lễ phép nghe theo ý kiến của bà Hà. Đối với Đào và Minh, cô là một người bạn lớn, hơn là một giáo sư; cô cho các em đọc bài, dĩ nhiên, nhưng dưới hình thức của một cuộc đối thoại thân mật và hấp dẫn, và các học trò của cô rất ưa thích phương pháp khoa học đó.
Nhưng chẳng may mấy ngày trước khi đến đây, cô bị sái tay nên không thể chơi dương cầm cho bọn học trò thưởng thức, cô cũng không dùng được bàn tay mặt để viết thư nên phải đánh máy thư bằng chiếc máy chữ xách tay mà cô mang theo trong hành lí: Cảnh tượng này làm Loan và Quang phải say mê.
Lúc đó đã gần mười giờ đêm, cô giáo giục hai đứa nhỏ đi ngủ. Bỗng nhiên, tiếng chuông réo lên ngoài hành lang
- Chuyện chi vậy?- Bà Hà chau mày hỏi
- Thưa bác, chắc có người kêu cổng ạ.
Chị Sáu hiện ra nét mặt dáo dác báo tin:
- Thưa bà, có người kêu cổng ạ.
- Ra mở cổng đi chị Sáu- Đào bảo.
- Thưa cô, mở cổng lúc mười giờ đêm ạ?
Minh hơi biến sắc lẩm bẩm:
- Hay là có điện tín
Chuông lại reo vang lần nữa. Đào đứng dậy nói:
- Để cháu ra xem ai.
- Đào, cháu đừng có ra- bà Hà ngăn lại
- Hay một tên trộm đấy- Quang nói.
- Ngớ ngẩn thế, trộm mà lại báo trước bằng chuông- Minh nhún vai nói- bác để cháu với chị Đào ra xem ai vậy.
- Không được- bà Hà nhắc lại
- Thưa bà cứ yên tâm- cô giáo Thu Trang bình tĩnh nói- để cháu đi ra cùng hai em.
Nói đoạn cô tiến ra cửa, Đào và Minh bước theo sau, tay bụm miệng cười. Thật là một sự lạ khi cô giáo dịu dàng đó lại có một uy quyền như vậy! Không những bà Hà không ngăn cản mà bà còn bước theo bọn trẻ can đảm dám ra đương đầu với người lạ mặt đáng sợ kia! Dĩ nhiên hai đứa nhỏ cũng theo ra, cả chị Sáu nữa, trong khi tiếng chuông vẫn réo lên một cách tuyệt vọng.
Khi ra tới cổng, mọi người trông thấy một chiếc xe hơi đậu bên lề, đèn vẫn bật sáng. Một người đàn ông đang đứng đợi, cất tiếng hỏi cô giáo:
- Thưa cô … tôi xin lỗi đã làm phiền … vì một tai nạn đã xảy ra!
Ông khách người cao, trông rất chững chạc, mặt mày nhẵn nhụi với chiếc mũi dọc dừa và chiếc cằm cương quyết. Con “người bảnh trai”, Minh tự nghĩ
Rất vắn tắt, “người bảnh trai” giải thích
- Cách đây vài thước, một thiếu niên đã nhảy vào trước xe tôi. Rất may, tôi có thắng tốt nên không chẹt phải anh ta, nhưng anh ta đã đụng mạnh vào cản xe và ngất đi. Tôi thấy trong nhà có ánh đèn nên đường đột gọi cổng để nhờ cấp cứu gấp.
Đào mở cổng và bước ra gần thiếu niên đang nằm bất động cạnh chiếc xe. Chị Sáu, cô giáo và ông khách lạ xúm vào đỡ nạn nhân lên và khiêng vào trong biệt thự, đặt nằm trên chiếc ghế ở phòng khách. Vóc người tầm thước, trạc 17 hay 18 tuổi, nạn nhân ăn bận sạch sẽ nhưng không chải chuốt
- Cậu ta vẫn thở- cô giáo nói- Nạn nhân hình như không mang thương tích gì, quần áo cũng không bị rách
- Chắc là đầu cậu ta bị đụng mạnh như tôi thấy ban nãy- Ông khách nói
- Em đi lấy cho cô chai rượu mạnh đi- cô giáo bảo Đào.
Cô đã tỏ ra rất tháo vát và nhanh trí trong trường hợp bất ngờ này; nhờ sự chữa chạy của cô, thiếu niên mở mắt ngơ ngác nhìn chung quanh và mở miệng muốn nói
- Cậu chưa nên nói năng gì vội!- Cô giáo dịu dàng khuyên- Cậu hãy uống chút rượu này đi sẽ thấy khỏe ngay.
Rồi cô đưa ly rượu mạnh lên môi nạn nhân
- Thế nào! Cậu thấy khá rồi chứ?- Cô mỉm cười hỏi
Không thấy nạn nhân trả lời, cô bèn nhắc lại câu hỏi nhưng cũng vô hiệu. Chủ nhân chiếc xe tỏ vẻ lo lắng:
- Em thấy thế nào? Có đau không?
Thiếu niên ra vẻ hiểu câu hỏi, lẩm bẩm đáp:
- Thưa không, tôi không đau nhưng tôi thấy đầu nặng.
Hắn nhìn ông khách với vẻ mặt ngớ ngẩn rồi lần lượt nhìn mọi người xung quanh, rồi mi mắt hắn bỗng khép lại.
- Trời ơi!- Bà Hà thốt lên- Cậu ta lại ngất đi kìa!
- Thưa bà, không đâu ạ, chắc cậu ta bị đụng mạnh- cô giáo nói- Cháu hy vọng cậu ta không bị nội thương nhưng có lẽ nên đưa cậu ta vào bệnh viện.
- Như thế có điều bất trắc không ạ? Vì như cô nói đó, nạn nhân có thể bị thương nặng hơn là ta thấy- ông khách nói- Chung quanh đây có vị bác sĩ nào không ạ?
- Một bác sĩ? Trời ơi! Vấn đề này thật là rắc rối!- Bà Hà than- Giờ này thì làm sao mời được bác sĩ?
- Thưa bác được ạ- Đào nói- Để cháu kêu điện thoại cho bác sĩ Khoa ạ.
Cô bé ra khỏi phòng, một lát sau cô trở vào báo tin:
- Bác sĩ tới ngay bây giờ ạ!
Bà Hà ra vẻ không bằng lòng
- Sao lại phiền ông ấy làm gì?- Bà nói với vẻ bực tức. Tôi nghĩ rằng ông …
Bà đang ngập ngừng thì ông khách vội đỡ lời
- Chết, tôi xin lỗi bà, chưa kịp tự giới thiệu. Tôi là Luận, Kỹ nghệ gia ở Sài Gòn.
- Tôi muốn rằng ông Luận đưa ngay cậu này vô bệnh viện để người ta chữa chạy cho.
- Thưa bác, sợ bệnh tình không cho phép mang đi- Đào nói
- Sao lại không? Bệnh nhân trông mạnh khỏe đó mà …
Ông Luận nói chen vào
- Thưa bà, tôi rất ân hận đã gây phiền phức cho quý xá. Xin bà tin rằng tôi rất muốn rời khỏi nơi đây cũng như đem nạn nhân đi. Nhưng tôi tưởng cô cháu gái đã mời bác sĩ tới đây là rất phải: bà sẽ được yên lòng hơn khi biết chắc rằng có thể mang bệnh nhân đi mà không có gì nguy hiểm
- Nhưng cậu này là ai chứ?- Bà Hà hỏi, giọng hơi nguôi nguôi.
Bệnh nhân ra chiều hiểu biết những điều xảy ra chung quanh. Hắn mở mắt và có vẻ đang nghe cuộc đối thoại. Cô giáo đã cùng hai đứa nhỏ lên lầu. Ông Luận bèn hỏi nạn nhân:
- Tên anh là gì?
- Nam …
- Nam? Cái gì Nam?
- Nam … Nam …
Thiếu niên chau mày, cúi đầu suy nghĩ rồi ngẩng đầu lên
- Tôi không rõ! Hắn đáp nhỏ nhỏ. Nam … chỉ có vậy!
Bà Hà như hết kiên nhẫn gắt lên
- Anh này muốn giỡn chúng ta phải không? Họ tên mình mà không biết thì lạ kỳ thật.
- Chắc anh ấy phải có giấy tờ. Minh nhắc, anh có căn cước không anh Nam?
Câu hỏi này hình như không gây được suy luận gì trong đầu hắn
- Lục trong túi hắn xem nào!- Bà Hà quyết định
Đào muốn can ngăn điều đó vì cô cho rằng không nên làm mệt một bệnh nhân mới hồi tỉnh, nhưng bà Hà không chịu: Bà nhìn Nam với vẻ nghi ngờ hơn. Theo lời yêu cầu của bà, ông Luận lục soát các túi của nạn nhân: vô ích, ngoài một chiếc khăn tay và một cái bóp cũ đựng hai trăm bạc. Nam không có một giấy tờ nào ghi rõ tên và địa chỉ. Bà Hà phát khùng
- Thật là khó tin. Người này từ đâu đến? Hắn làm gì ngoài đường giờ này? Biết đâu chẳng phải là một tên gian phi nguy hiểm?
Ông Luận nhận xét rằng một tên gian phi thường phải mang khí giới trong người
- Thế ngộ hắn đã vứt đi sau khi thi hành xong thủ đoạn rồi thì sao?- Bà Hà hỏi.
- Nếu vậy thì hắn phải có hơn hai trăm bạc trong người …
- Nhưng mà …
Chợt chị Sáu mở cửa để bác sĩ Khoa vào. Đào và Minh thở ra nhẹ nhõm: Hai chị em đã nhớ lời dặn của ông Hải: “Nên đặt các con vào địa vị của người khác và đối đãi họ như các con muốn người ta đối đãi với mình”. Chúng tưởng tượng chính mình được đưa vào một nhà lạ, sau một tai nạn bất ngờ, và bị người ta nghi mình là gian phi … chúng thấy run người lên! Nam không thẻ căn cước, phải …
- Mà chính ta cũng làm gì có thẻ căn cước!- Đào tự nghĩ- Và nhỡ quên mất tên họ của mình sau khi vừa bị đụng xe gần chết, thì cũng là sự thường, và khổ tâm nữa!
Nam để bác sĩ khám nghiệm và nắn xương cốt, Bác sĩ Khoa ngẩng lên mỉm cười:
- Không bị gãy chỗ nào cả. Đã bị đụng mạnh, vài chỗ bầm tím thế thôi. Tôi đã bắt bệnh nhân ngủ luôn 12 tiếng sẽ khỏe
- Như vậy là có thể đưa hắn vào bệnh viện rồi!- Bà Hà kết luận
- Thưa bà, đưa vào bệnh viện bây giờ? Trời ơi, để làm chi? Không ai người ta cho nhập viện một đứa trẻ bầm tím vài chỗ! Vả lại, bữa nay hắn đã bị xúc động nhiều rồi, hắn cần được nghỉ ngơi ngay bây giờ. Chắc bà có một chiếc giường cho hắn ngủ đêm nay chứ ạ?
- Thưa bác sĩ, chúng tôi không thể chứa chấp một kẻ lạ mặt!- Bà Hà đáp- Chúng tôi không biết hắn tên họ là gì, hắn từ chối không cho một tài liệu gì cả và hắn không có căn cước
- À, bây giờ thằng nhỏ hãy còn bị khủng hoảng tinh thần vì vụ tai nạn đó- Bác sĩ vui vẻ đáp- Mai hắn sẽ nói tất cả mọi điều bà muốn biết.
- Thế ngộ hắn cứ nhất định câm như hến thì sao?
- Khi đó chúng tôi sẽ có biện pháp,thưa bà.
Đoạn bác sĩ quay lại hai đứa nhỏ. Ông biết rõ chúng vì đã chữa bệnh nhiều lần và ông biết có thể tin tưởng được
- Cháu Đào, cháu có thể thu xếp cho thằng nhỏ này tạm trú một đêm không?
Cô bé gật đầu. Chị Sáu đang đứng ngoài ngưỡng cửa vội lên tiếng:
- Thưa có một căn phòng cạnh nhà bếp. Cháu sẽ cho anh này nghỉ trong đó và cháu trông nom giùm, giờ này không nên đuổi người ta ra đường tội nghiệp
- Mai tôi sẽ trở lại- ông Luận hứa- Thưa bà, tôi thành thực cảm ơn sự giúp đỡ của bà
Chị Sáu đi sửa soạn một căn phòng, một lát sau quay lại cùng với anh Sáu mắt nhắm mắt mở. Khi họ vào tới phòng khách, bà Hà và cô giáo ra hiệu họ làm se sẽ vì Nam đang ngủ. Anh Sáu nhè nhẹ bế nạn nhân mang đi.
- Tội nghiệp thằng nhỏ!- Bà Hà xúc động lẩm bẩm- Suýt nữa thì hắn bị cán chết còn đâu! Coi bộ hắn hiền lành quá.
- May quá- Đào tự nghĩ- lòng từ thiện của bác ta đã mạnh hơn!
Sáng hôm sau, cô bé xuống tìm Nam. Cô thấy hắn đi bách bộ ngoài vườn. Hắn dừng lại trước căn nhà mà ông Hải đã cho sửa thành phòng thí nghiệm và lơ đãng nhìn, trong khi Đào đi tới
- Chào anh Nam!- Cô vui vẻ lên tiếng- Sáng nay anh có khỏe không?
Cô có cảm tưởng anh ta không nhận ra cô là ai, mắt nhìn của anh ta tỏ vẻ ngạc nhiên, sợ sệt, và trong vài giây cô bé thấy hoảng sợ: người kia có điên không thế?
- Tối qua anh bị tai nạn- cô dịu dàng nói- Anh bị đụng cái đầu vào cản xe, anh thấy có đau không?
- Không ạ, Đầu tôi nó kỳ lạ lắm … nặng …Không, không nặng, trống rỗng thì phải hơn. Lạ … lắm
Hắn ngập ngừng tìm chữ và nói năng rất khó khăn. Đào bèn kể lại chi tiết chuyện tối qua. Nhưng không thấy rõ Nam có nhớ lại được hay không: mắt anh ta nhìn cô bé với vẻ lo âu
- Bác Hà tôi đã hỏi họ tên anh- Đào tiếp- Nhưng lúc đó anh không nhớ ra. Bây giờ anh đã nhớ lại chưa, và địa chỉ của anh ở đâu?
Nam rờ tay lên trán đáp:
- Tôi không biết
- Anh thử cố nhớ lại xem- Đào khẩn khoản- Sáng nay chắc bà Hà sẽ hỏi, anh phải trả lời vài câu mới được.
Thiếu niên nhún vai với vẻ thất vọng:
- Tôi biết trả lời cái gì? Tôi chả có gì mà nói cả
- Nhưng mà lạ thật! Anh đã quên tất cả rồi hay sao? Thế anh có nhớ gì về tối hôm qua không?
- Có … Tôi nhớ lờ mờ. Lúc ấy tôi quá mệt
- Trước đó anh từ đâu đến? Ba má anh hiện giờ ở đâu?
- Tôi không biết … Từ lúc ngủ dậy tới giờ tôi vẫn cố gắng nhớ lại.
- Thế anh không nhớ được gì sao?
Thiếu niên thở dài:
- Hình như trong đầu tôi có một lỗ trống lớn. Tôi không rõ tôi bị đau làm sao …
Đào từ giã Nam trong lòng ái ngại. Sáng hôm đó, bác sĩ Khoa và ông Luận trở lại biệt thự, gặp bà Hà và Nam trong phòng khách một hồi lâu. Đào lo lắng đứng đợi bên ngoài. Khi hai ông khách ra, cô bé vội chạy tới hỏi:
- Thưa hai ông, tình hình ra sao ạ?
- Đây là một trường hợp mất trí nhớ- Bác sĩ Khoa đáp- Chúng tôi đặt hết câu hỏi này đến câu hỏi khác nhưng Nam chẳng nhớ gì cả. Cái đụng mạnh đã làm hắn quên hết.
- Tội nghiệp- Đào lẩm bẩm- Rồi anh ta sẽ ra sao?
- Tôi cũng tự hỏi như vậy!- Ông Luận đáp- Bác sĩ không muốn cho Nam và bệnh viện, ông xét rằng bầu không khí yên tĩnh và thân ái sẽ làm cho hắn chóng bình phục hơn mọi cách chữa chạy khác. Nhưng làm thế nào bây giờ?
- Phải cho hắn làm việc- bác sĩ thêm- Ở cái tuổi đó, nếu phải ngồi không và chịu đựng, hắn sẽ bị chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng.
Theo đề nghị của Đào- bà Hà chấp thuận để Đào viết thư sang xin chỉ thị của ông bà Hải. Trong khi chờ đợi, Nam được tạm lưu lại biệt thự Thu – Phong để giúp đỡ anh Sáu trong công việc vườn tược.
Minh tán đồng ý kiến của Đào, còn cô giáo Thu Trang thì có vẻ dè dặt.
- Các em nghĩ phải- cô nói- thiếu niên kia rất đáng thương, nhưng có một người lạ ở trong nhà mình là một điều bất cẩn
- Thưa cô, nhưng hắt hủi người ta không tiện.
- Đành vậy. Mong rằng lòng từ thiện của các em sẽ không mang lại những điều rắc rối sau này.
Một tuần sau đã có thư phúc đáp của ông Hải. Ông cho phép Nam lưu lại trong biệt thự. Đợi đến khi ông về sẽ giải quyết. Như vậy là Nam được ở thiệt thọ trong căn phòng kế cận phòng anh chị Sáu. Hắn không biết làm thế nào để cám ơn những vị ân nhân của hắn và cắm cúi làm việc suốt ngày ngoài vườn hoặc trong bếp, giúp chị Sáu nhặt rau, rửa chén đĩa.
Nhưng trí nhớ của hắn vẫn không trở lại. Mọi người cũng thôi không hỏi han gì đến hắn nữa, vì điều này vừa vô ích vừa làm hắn buồn rầu và thất vọng.
Ông Luận thường lại thăm hắn luôn và mang cho hắn quần áo và các đồ lặt vặt cần thiết. Đào và Minh rất quý mến ông Kỹ - Nghệ - Gia. Mặt khác ông cũng để công tìm kiếm gia đình Nam, nhưng chẳng có quận cảnh sát hay đài phát thanh nào nghe thấy tiếng người ta tìm kiếm một thiếu niên giống Nam cả.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:59

Chương 03

Ba tuần lễ trôi qua, một buổi sáng kia, Nam tới gõ cửa phòng học, trong đó Đào và Minh đang làm việc với cô giáo Thu Trang.
- Thưa cô, có ông nào hỏi cô ạ!
Cô giáo ngạc nhiên ngẩn lên hỏi:
- Một ông, hả anh Nam? Ông ấy hỏi tôi à, có chắc không?
- Thưa cô chắc. Ông ta nói tên là Du
Cô giáo thoáng đỏ mặt đứng lên. Đào thấy hai tay cô run rẩy:
- À phải rồi … cô nói. Đó là một người anh họ. Thỉnh thoảng anh lên Sài Gòn và có hứa tới đây thăm tôi. Tôi ra chào anh rồi tôi trở lại đây ngay. Tôi không có thời giờ tiếp lâu.
Đào nói:
- Thưa cô, cô mời ông ta ở lại dùng cơm ạ. Để ông ta đi ngay như thế thì hơi bất lịch sự
- Nhưng cô thấy bất tiện
- Có sao đâu ạ, thưa cô! Hay cô để em ra mời ông ta ạ.
Cô giáo nhìn Đào với đôi mắt trìu mến:
- Em ngoan quá … em luôn muốn làm cho người khác vui lòng! Thôi được em đi cùng cô.
Cô bé khoác tay cô giáo và hai người bước ra, có Nam theo sau. Vài phút sau, Đào trở vào phòng học
- Thế nào, chị mời ông ta rồi chứ?- Minh hỏi- Chị có thưa với bác và cho chị Sáu biết chưa?
- Rồi, bác Hà đang ở trong phòng khách với ông anh họ cô giáo, hai người nói chuyện với nhau như đôi bạn cố tri ấy
- Ông anh họ trông người ra sao thế chị?
- Ông ta khổ người dong dỏng cao, nước da ngăm đen. Ông ta không ngớt lời khen ngợi đủ mọi thứ trong nhà. Bác Hà có vẻ ưng ý lắm
- Chị mời ông ta ăn cơm, chắc ông ta phải khen chị rồi còn gì. Những người lớn sao mà hay khen bừa bãi thế! Còn cô giáo! Thái độ của cô thế nào?
- Chị có cảm tưởng cô không ưa gì ông anh họ lắm. Cô dịu dàng, kín đáo. Ông kia đâu có hợp? Thôi lát nữa em sẽ thấy mặt thấy người.
Khi gặp ông Du, Minh công nhận rằng chị mình đã nói đúng. Ông ta có mã người cao lớn, mắt sáng, răng rất trắng, ông người ưỡn ngực, nói năng hoạt bát, sau mỗi câu nói ông quay lại nhìn mọi người để xem kết quả ra sao, và khen lấy khen để tất cả mọi thứ, nào là nét duyên dáng của bà Hà, tính nết ngoan ngoãn của những đứa trẻ, nào là những món ăn ngon của chị Sáu, những vẻ đẹp khang trang của ngôi biệt thự … Bà Hà có vẻ đắc ý lắm, cô giáo thì hơi khó chịu, tuy cô cố giấu để không ai thấy, hai đứa trẻ thì giương mắt tròn xoe nhìn cái ông nói ba hoa này. Còn Minh và Đào thì vừa cố nhịn cười vừa thấy bực mình. Khi xong bữa, ông Du nồng nhiệt cảm ơn mọi người về cách tiếp đãi cô em họ.
- Nhiều khi người ta rất khổ phải sống giữa những người xa lạ- ông nói- Nhưng ở đây, nhờ sự săn sóc của bà và các em. Thu Trang cảm thấy như được sống trong gia đình mình vậy.
Một lát sau, ông xin phép được đưa cô giáo đi dạo một vòng bằng xe hơi của ông
- Độ một giờ sau, tôi sẽ đưa cô em tôi trở về: như vậy tôi sẽ có thời giờ cho em tôi biết tin tức các bạn bè, chắc nó sẽ vui lòng.
Giữ đúng lời hứa. Ông Du trở lại một giờ sau. Những đứa trẻ nghe thấy tiếng thắng xe, vội chạy ra đón khách. Lúc đó Nam đã vội chạy ra trước mở cổng
- Hà! Hà!- Ông Du cười nói- Đây là cậu bé đã bị tai nạn xe hơi bữa nọ phải không? Cậu đã chọn địa điểm tai nạn thật là khéo, và đã sa vào một gia đình thật là phúc đức! Khi nào trường hợp này xảy đến cho tôi, chắc tôi phải ráng hành động như cậu ta mới được!
Rồi ông cười hô hố làm Đào rất khó chịu. Nam đỏ mặt đứng yên.
- Chắc anh Nam thích ở nhà cha mẹ hơn là ở đây- cô bé khô khan đáp- Một tai nạn đâu phải là một cuộc vui?
- Cô bé là người rất tốt bụng … và cũng quá ngây thơ!- Ông Du tiếp- tôi mong rằng tấm lòng từ thiện của cô sẽ không mang lại cho cô những vố đau.
Cô bé chau mày đang định trả lời một câu thật chua thì bà Hà đã đi tới. Ông khách vội quay lại cảm ơn bà với những lời hoa mỹ về sự tiếp đón nồng hậu và lòng đại lượng của gia đình đối với cô em họ của ông
- Thỉnh thoảng mời ông lại chơi nhé!- Bà Hà nói- Chúng tôi sẽ rất hoan hỷ được đón tiếp ông.
- Nếu hắn ta trở lại, bác ta sẽ hân hoan, nhưng ta thì không!- Cô bé tự nghĩ- Hắn ta thật là khó thương nổi
Cô Thu Trang có vẻ mệt mỏi; cô trở lên phòng ngay sau khi xong cơm chiều. Đào làm nốt bài vở rồi cũng lên phòng ngủ. Bé Loan lúc đó đang nằm nhưng chưa ngủ, vừa thấy Đào lên vội nhỏm dậy thì thầm:
- Chị ơi! Cô giáo đang khóc!
- Em nói chi vậy? Cô đã lên lầu từ một giờ trước đây kia mà! Chắc bây giờ cô đang ngủ say đó!
- Không! Cô đang khóc mà, vừa rồi em đi qua phòng cô, em nghe tiếng cô kêu than “Ối trời ơi là trời!” và cô thút thít! Em không dám vào …Hay chị sang khuyên giải cô đi!
Đào do dự. Cô bé không thích xen vô vào công việc của người khác và có lẽ bé Loan đã lầm! Nhưng ngộ nó nói đúng thì sao? Nếu cô giáo có chuyện buồn thực mà không có ai để giải bày tâm sự thì sao?
- Ta phải sang coi mới được!- Cô bé quyết định.
Rón rén trên đầu ngón chân, cô bé bước theo hành lang và dừng lại trước cửa phòng cô giáo. Lắng tai nghe ngóng, rồi gõ cửa bước vào. Cô giáo Thu Trang đang ngồi trên giường, đầu gục xuống gối và khóc nức nở từng hồi. Đào vội chạy tới:
- Cô giáo! Cô làm sao vậy?
Không đáp, cô giáo lại nức nở dữ hơn. Đào giơ tay ôm lấy đôi vai rung rung của cô giáo, nước mắt nó cũng chạy quanh.
- Thưa cô! Cô cho em biết lý do đi! Em còn nhỏ nhưng em sẽ cố gắng giúp đỡ cô! Có phải những đứa nhỏ đã không ngoan chăng?
Cô Thu Trang lắc đầu
- Hay ông anh họ cô đã cho cô những tin chẳng lành?
- Không- cô giáo nghẹn ngào đáp
- Vậy thì ông ta đã nói gì ạ? Có phải chính ông ta đã làm cô phiền lòng hay không? Em ghét ông ta quá mà!
Đào lấy tay nhẹ nhàng vuốt ve tóc cô giáo.
- Nếu không phải những tin buồn- Đào tiếp thì cô chẳng thèm để ý đến làm gì- Ông ấy ngu xuẩn quá
- Không! Ồ không!- Cô Thu Trang rên rỉ.
- Vậy thì cô khóc làm chi? Không có gì quan trọng chứ? Cô kể cho em nghe đi …chắc rằng khi kể xong cô sẽ thấy trong lòng nhẹ nhõm. Em sẽ không chịu ra khỏi phòng này trước khi cô đã nguôi cơn sầu, và cách tốt nhất để nguôi cơn sầu đó là thổ lộ tất cả nỗi lòng. Má em thường bảo thế!
- Em Đào ơi! Em Đào ơi!
Cô giáo gục đầu vào vai Đào mà khóc, tưởng như cõi lòng cô đang tan nát. Đào tìm kiếm lời lẽ để buộc cô giáo phải nói: Nếu là một vấn đề quan trọng, cô bé sẽ viết thư ngay cho má để xin ý kiến và mọi việc sẽ giải quyết êm thấm. Đào trìu mến nhắc lại.
- Cô nói cho em nghe đi cô!
Lúc này hai giữa người không phải là tình cô giáo với học trò mà là tình thân mật của đôi bạn dàng buộc trong sự đau đớn và thương cảm. Cuối cùng cô Thu Trang đành thú nhận:
- Ông Du đã rầy la cô. Ông cho rằng ở đây cô đã không làm đúng những gì cô phải làm.
Đào lớn tiếng
- Ông ấy kỳ thật! Em nói rằng ông ta ngu xuẩn là đúng lắm. Ở đây cô là một người hoàn toàn. Bọn trẻ vâng lời cô này, Bà Hà hết sức khen ngợi cô này. Vậy ông ấy còn muốn gì hơn nữa cà? Cô có thể làm gì khác nữa! Mà việc gì đến ông ấy kia chứ?
- Có chứ, Em Đào ơi!- Cô giáo thở dài não ruột đáp - Chính ông ấy đã buộc cô phải tới đây! Và ông ấy có quyền kiểm soát cô.
- Thưa cô, thì cho ông ấy ra rìa có được không?
- Không thể được em ơi! Xưa kia ông ấy đã cho ba cô vay tiền, rất nhiều tiền … Ba cô đã qua đời chưa trả được nợ và nay cô phải thay.
- Thưa cô! Nhưng mọi việc ở đây đều tốt đẹp. Tất cả mọi người đều hài lòng, thì lời rầy la của ông ấy có ăn nhằm gì!
Trong thâm tâm, Đào thấy hơi bất mãn, vì cô giáo xử sự như một đứa trẻ thiếu suy xét … hoặc giả cô chưa giãi tỏ hết nỗi lòng thầm kín
- Thưa cô! Ở đây có có thấy sung sướng không ạ?- Đào hỏi.
- Có, có chứ! Tất cả mọi người đều rất tốt, quá tốt đối với cô.
- Vậy thì cô lau nước mắt đi và không nên nghĩ đến ông anh họ nữa! Nếu ông ta trở lại đây, em sẽ nói thẳng cho ông biết ý nghĩ của chúng em về cô và chắc ông ấy không rầy la cô nữa đâu, cô ạ!
- Ấy chớ, em chớ nên nói gì cả! Ông ấy sẽ đoán biết là cô đã phàn nàn. Không nên để ông ta biết điều đó. Nhưng em Đào nói phải, cô thật tức cười. Không biết cô nghĩ gì hôm nay... Cô đi ngủ đây!
- Vây cô không khóc nữa chứ?
- Không, cô giáo mỉm cười đáp, em ngoan quá…
Đào hôn cô và nói:
- Dầu sao, em mong rằng cô sẽ không thay đổi cách dạy chúng em cô nhé. Cô có thể làm theo lợi ông anh họ để ông ấy vui lòng. Nhưng em mong rằng ông ấy không đòi hỏi cô phải phạt chúng em luôn đấy ạ!
- Không đời nào!
- Vậy thì thích quá! Em chúc cô ngủ ngon!
Tuy nhiên, Đào vẫn lo ngại cô sẽ buồn phiền trở lại nên căn dặn:
- Cô hứa với em là cô không khóc nữa rùi đó, thưa cô
- Cô biết! Cô sẽ giữ lời hứa
Đào trở về phòng mình. Lúc này bé Loan đã ngủ say. Cô vội lên giường nằm, miệng lầm bầm nguyền rủa ông Du:
- Mong rằng hắn không vác mặt đến đây luôn! Tội nghiệp cô giáo, ta phải bảo vệ cho cô mới được.
Rồi Đào ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 15:59

Chương 04

Sáng hôm sau, Đào vào tới phòng ăn vừa lúc chị Sáu mang đồ điểm tâm lên. Bà Hà đã ngồi vào bàn ăn, chung quanh có Minh, Loan và Quang. Bà hỏi:
- Cô giáo cháu đâu?
- Thưa bác, cháu không thấy. Cháu vừa mới ở ngoài vườn vào đây, cháu vừa nói chuyện với Nam
- Anh ấy đã trồng xong mấy luống rau diếp!- Quang báo tin- Anh Sáu nói anh ấy làm khéo lắm.
- Hay là cô giáo đã quên mất giờ!- Bà Hà thắc mắc- Kỳ nhỉ, mọi khi cô vẫn đúng giờ mà! Cháu Loan đi lên mời cô xuống điểm tâm đi, cả nhà đang đợi
Bé Loan đứng dậy. Đào lo lắng: Hay là cô giáo lại đang buồn khổ? Sáng nay vừa thấy cô giáo vui cười kia mà, nhưng …
- Thưa, cô giáo đã xuống đây ạ!- Loan mở cửa báo tin
Bước theo sau Loan, cô giáo đi vào, vẻ mặt bứt rứt:
- Cháu xin lỗi bà, cô nói. Cháu bị trễ vì cháu bị mất bao nhiêu thời giờ để tìm kiếm một vật … mà cháu rất quý
- Chắc cô đã tìm thấy rồi phải không? Mời cô ngồi- Bà Hà đáp- món đồ vật gì vậy?
- Thưa bà, đó là chiếc kim cài áo bằng vàng mà bà đã biết. Cháu đeo trên áo tối qua hãy còn
- Vậy à? Nó thất lạc đâu đó chứ gì? Rồi thế nào kiếm chả ra. Ta hãy điểm tâm đi keo nguội mất.
- Rồi lát nữa chúng em sẽ đi kiếm cho cô- Minh tiếp.
Điểm tâm xong, lũ trẻ cùng cô giáo lên phòng lục soát kỹ càng, nhưng vẫn không thấy chiếc kim.
- Thưa cô, cô có đánh rơi trong xe của ông anh họ cô không ạ?- Đào hỏi
- Không, tối qua cô hãy còn mang nó kia mà. Lúc đi ngủ cô tháo ra để trên bàn như thường lệ. Sáng nay cô dậy trễ hơn mọi ngày. Cô mặc áo nhưng chưa kịp cài chiếc kim. Đến khi tìm nó để xuống phòng năn thì không thấy đâu cả.
- Nó không thể nào bay mất được
- Phải, một mình nó làm sao bay mất được
Đào xịu mặt vì câu nói vừa rồi tỏ sự nghi ngờ cho ai lấy. Tuy nhiên, không thể nào chấp nhận việc nó biến mất như thế được.
- Thưa cô- Đào nói- Em tin rằng chẳng ai dám lấy chiếc kim của cô. Anh Sáu thì thực thà như đếm. Còn Nam thì không bao giờ vào trong nhà này cả.
- Đúng vậy, hắn ta không vào đây làm gì cả- cô giáo miễn cưỡng đáp- Nhưng thế không có nghĩa là hắn ta không vào đây … sáng nay. Cô không muốn nghi ngờ cho Nam em ạ, cô rất ghét sự nghi ngờ bất cứ ai. Nhưng hắn là người duy nhất ở đây mà chúng ta không biết rõ gốc tích và tính nết ra sao!
- Thưa cô, phải tìm khắp nhà mới được- Minh nói- biết đâu chiếc kim không móc vào áo của cô mà cô không biết, rồi nó có thể rớt ở một chỗ nào đó. Chúng ta phải đi tìm ở phòng học, phòng ăn, hành lang, phòng khách!
- Các em muốn thế cũng được. Nhưng cô không tin giả thiết đó. Chiếc kim ấy nặng lắm, nếu rớt thì cô đã nghe thấy chứ!
Cô giáo và lũ học trò tìm kiếm khắp nơi trong biệt thự nhưng vẫn không thấy chiếc kim đâu cả. Cô Thu Trang không giấu nổi sự buồn rầu:
- Cô quý món trang sức đó quá!- Cô giáo thở dài nói- Nó khá đắt tiền nhưng đáng lẽ ta không được sơ ý! Thôi các em ơi, không nên mất thời giờ vô ích. Bây giờ cô phải cho Quang học, lúc khác ta sẽ nói chuyện lại.
Ba đứa lớn đi ra vườn với vẻ mặt đăm chiêu
- Chị có tin rằng anh Nam đã lấy chiếc kim đó không?- Loan hỏi Đào- Anh ấy là một kẻ ăn cắp à?
- Điều đó không thể nào tin được. Anh Nam có vẻ thật thà, nếu không thì anh ta đã ăn cắp từ lâu rồi
- Tuy nhiên- Minh băn khoăn nhận xét- cô giáo nói cũng có lý: ở đây anh ấy là người độc nhất mà người ta có thể nghi ngờ được
- Thôi em Loan đi chơi nhé!- Đào nói- Em đừng lo, chắc thế nào cũng tìm thấy chiếc kim. Bây giờ em ra vườn rau hỏi xem anh Nam có trông thấy chiếc kim không nhé. Trước hết em hỏi xem sáng nay anh có việc gì vào trong nhà không? Có thể anh ta đã trông thấy chiếc kim dưới đất và đã nhặt lên rồi bỏ đâu đó. Đi lẹ lên, em kể tất cả câu chuyện này cho anh ta nghe, nhưng chớ có nói là cô giáo có ý nghi ngờ cho anh ta đấy nhé!
Sau khi Loan chạy biến đi, Minh hỏi Đào:
- Chính chị nên đi hỏi anh Nam có hơn không? Tại sao lại sai bé Loan đi?
- Chị muốn để bé Loan giữ anh ta ngoài đó độ mười phút thôi. Trong khi đó, chúng ta sẽ làm một việc mà chị không thích lắm, nhưng mình sẽ được yên tâm. Chúng ta sẽ vào kiếm chiếc kim ngay trong phòng Nam!
- Trời ơi!
Minh không dám ngăn cản chị mình, vì thế cậu đoán biết ý nghĩ của chị. Đào sợ rằng cô giáo sẽ đòi khám xét căn phòng của Nam.
Cậu không hiểu Đào muốn làm cuộc điều tra sơ khởi này với mục đích gì, nhưng để sau này hỏi sẽ rõ; cậu không ngần ngại đi theo chị.
Để không ai chú ý, hai chị em thủng thẳng đi tới căn phòng của anh chị Sáu. Lúc này anh Sáu đang bận làm cỏ ngoài vườn, chị Sáu mắc giặt giũ phía sau nhà, bà Hà đang ngủ gà trong chiếc ghế xích đu, cửa sổ phòng học thì mở ra phía đằng kia.
Hai chị em bèn mở cửa phòng Nam, bước vào. Lanh lẹ, họ quan sát các ô kéo của chiếc tủ, cái giát giường, các tủ áo. Trong vài phút đã coi khắp lượt
- Chẳng thấy gì cả!- Minh nói- Cám ơn trời phật! Nam không phải là một tên trộm cắp, em vẫn tin như thế, nhưng em muốn có bằng chứng đích xác.
- Hay là anh đã giữ chiếc kim trong người … khoan đã: chị quên chưa coi chiếc ngăn kéo cái bàn nhỏ kia.
Cô bé liền mở ngăn kéo ra: một con dao cạo, một chiếc lược, một bàn chải, một con dao díp được bày gọn gàng trong đó. Cẩn thận hơn, cô bé thò tay vào tận đáy ngăn kéo.
Minh thấy cô biến sắc mặt:
- Minh ơi, cô nói với giong lạc hẳn đi, chiếc kim đây này
Chiếc kim vàng lóng lánh trong bàn tay cô bé. Đào cảm thấy như mặt đất bị sụt dưới chân cô. Bỗng cô thấy quả tim như thót lại. Minh vội nắm mạnh lấy cánh tay chị.
- Chị đừng có xỉu bây giờ nhé, không phải lúc! Đưa cái này cho em, rồi chúng mình rút lui
Đào cố gượng đứng vững, mồ hôi nhỏ giọt trên trán; lảo đảo, cô bước ra phía cửa. Minh kéo chị đi và vài phút sau, hai chị em đã ngồi trên chiếc ghế gần bụi chuối ở cuối vườn
- Chuyện này kỳ khôi thật!- Cậu bé lẩm bẩm.
- Thật chẳng làm sao hiểu nổi- Đào rên rỉ- Chị quá xúc động, thấy đầu óc choáng váng.
- Để em đi lấy cho chị ly nước hay chút rượu mạnh như đã cho anh Nam tối hôm nọ nhé.
- Không! Em ở đây … ngồi một mình chị thấy sợ!
Bỗng nhiên Đào bật khóc. Minh cũng thấy mủi lòng, cậu khuyên giải
- Không sao đâu chị ạ! Điều cần nhất là bà Hà và cô giáo đã không bắt gặp chiếc kim trong phòng anh Nam, như vậy chúng ta có đủ thời giờ để quyết định. Nhưng em rất lấy làm ngạc nhiên, vì không bao giờ em dám là tin là anh Nam có thể làm một việc như thế. Một việc làm ngu xuẩn, vì ai chẳng phải nghi ngờ cho anh ta. Tuy nhiên anh ta đâu có ngờ nghệch như thế?
Đào đã thôi khóc và trở lại tỉnh táo
- Hay anh ta là nạn nhân của cái đầu óc bất thường?
- Ồ! Thế anh ta lấy chiếc kim mà không biết là mình làm gì hay sao? Như thế thì hơi quá!
- Thật là kỳ lạ!
Cô bé đưa tay lên bóp trán suy nghĩ
- Nếu chúng ta khai là Nam đã lấy chiếc kim- cô nói- thì việc gì sẽ xảy ra? Cảnh sát sẽ tới bắt anh ta bỏ tù!
- Hay là bỏ vào viện vì lí do anh ta mất trí! Như vậy thì anh ta không bao giờ lấy lại được trí nhớ! Chị có nhớ lời bác sĩ nói sao không? Đáng sợ thật!
- Hay là để chị viết thư hỏi má?
- Hừ! Làm sao má cho ý kiến khi má không biết rõ Nam là người như thế nào. Chỉ làm cho má băn khoăn vô ích. Tự nhiên chúng ta đã vướng víu vào một vụ rắc rối vô cùng!
Đào ngồi yên lặng đăm chiêu, rồi cô ngẩng đầu lên nói:
- Em rất tốt vừa nói là “chúng ta”. Chính chị là người phải chịu trách nhiệm về vụ này và chị phải tìm cách giải quyết, cho chúng ta và cho …Nam. Ban nãy, chị vào phòng anh ta để tìm kiếm chiếc kim vàng là cốt để giúp đỡ anh ta thì bây giờ không thể bỏ rơi anh ta được. Chị tin chắc anh ta không phải là một tên ăn cắp. Có thể anh ta đã thấy chiếc kim dưới đất, rồi nhặt lên một cách vô tri … chúng ta chẳng nên đi tố cáo!
- Vâng, làm như vậy không tốt. Nhưng bây giờ chúng ta phải làm sao để giúp đỡ Nam?
- Theo chị nghĩ, chúng ta có thể canh chừng hắn mà không để hắn biết, thỉnh thoảng ta sẽ vào phòng hắn để kiểm soát xem có giấu thêm những đồ vật gì khác không, và không cho hắn vào nhà trên. Bé Loan có thể thay phiên chúng ta để canh chừng khi chúng ta bận học với cô giáo. Khi nào Nam lấy lại trí khôn, ta sẽ giảng luân lí cho hắn nếu cần.
- Nếu cần? Chị quá dễ dãi! Anh ta dám vào phòng cô giáo, ăn cắp một món đồ đắt giá mà chị …
- Vì chị không thể tin được hắn làm điều đó. Càng nghĩ chị càng thấy vô lý. Thôi, bây giờ để xem hắn nói gì với bé Loan đã
Đào thở dài, dù có thiện chí đến mấy thì cũng phải nhận thấy rằng Nam khó có thể bào chữa được. Sự việc xảy ra đã kết tội hắn và nếu cô bé vẫn còn tin tưởng rằng hắn vô tội thì chỉ là lòng từ thiện mà thôi. Cô bé có quyền im lặng và để một kẻ gian phi sống yên ổn trong nhà này hay không?
Nhưng mà cô có quyền hay có phận sự cho bắt giam một người mà cô tin là vô tội hay không? Thật quả chưa bao giờ cô đứng trước một điều nan giải như thế!
- Thế bây giờ chúng ta để chiếc kim này ở đâu?- Minh hỏi- Chúng ta không thể mang nó vô trong nhà được, vì ban nãy đã tìm kiếm hết mọi chỗ mà không thấy, nếu bây giờ lại thấy thì kỳ quá.
- À, chị đã có cách! Để chị gói nó lại cẩn thận, rồi gửi cho một con bạn ở Sài Gòn, nhờ nó gởi trả lại đây tức thì, chị sẽ nói với nó, là chị muốn làm một “sự ngạc nhiên” cho cô giáo, dĩ nhiên là một điều nói dối … Nhưng cũng không sai sự thật mấy tí, vì cô giáo sẽ rất “ngạc nhiên”! Em đi lấy hộ chị một cái bìa, một tờ giấy gói, cuộn dây gai và cây viết để chị làm ngay bây giờ. Rồi em mang ra trạm bưu điện gửi cho chị. Từ giờ đến bữa cơm còn đủ thời giờ chán
Một lát sau, Minh mang gói đồ ra bưu điện gửi. Đào trở vào nhà, vẻ mặt buồn rầu, mệt mỏi và lo lắng tự hỏi: cứu Nam là điều có hợp lí hay không, hay trái lại, khuyến khích hắn làm bậy?
- Trời ơi! Nếu ba má có nhà thì dễ biết bao nhiêu!- Cô thở dài than.
- Chị Đào! Chị ở đâu mà bây giờ mới về thế? Em đợi chị mãi sốt cả ruột!
Bé Loan quàng tay Đào thuật lại
- Chị ạ, em đã gặp anh Nam, anh ấy không hề trông thấy chiếc kim, anh ấy cũng không vô nhà sáng nay vì phải đi cùng anh Sáu đến xóm bên kia để mua cây cảnh. Chị nói cho cô giáo biết đi.
- Ừ, chị sẽ nói, em giỏi lắm! Em đã làm đúng như lời chị dặn
Đào rất phân vân giữa nỗi mừng và nỗi lo âu: Một điều lạ là mọi khi Nam chưa bao giờ đi đâu cả, thì tại sao sáng nay hắn lại đi với anh Sáu … hay hắn đã “dàn cảnh”
Mặc dù thế, chiếc kim đã được giấu trong phòng hắn.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:00

Chương 05

Minh vào phòng học, ngồi vào chỗ và giở cuốn sách địa dư. Cô giáo Thu Trang đang thảo luận với Đào về một định lí đại số học. Trời đã mưa liên miên trong mấy ngày vừa qua và sáng nay mặt trời e lệ hiện ra ngoài cụm mây. Qua cửa sổ, người ta nghe thấy tiếng Loan và Quang đang chơi đáo trước nhà
- Thưa cô, em hiểu rồi- Đào thở dài nói- Thực quả em hơi yếu về toán. Nhưng em quyết sẽ cố gắng vì em rất muốn thành một kỹ sư sau này như ba em.
- Cô không hiểu sau này em Minh có muốn thành nhà địa dư học hay không- Cô giáo mỉm cười nói- chứ nếu em cứ vừa học bài vừa nhìn ruồi bay như thế kia, thì chắc chắn khó thành lắm
Cậu bé bị “chỉnh” vội cúi đầu xuống quyển sách và đọc vài hàng. Kín đáo, cậu liếc nhìn đồng hồ tay, nhưng không thoát được con mắt của cô giáo
- Em có chuyện chi vậy hả Minh? Mọi ngày em đâu có lơ đãng như thế? Em nghĩ gì vậy?
Minh nghĩ rằng cậu mong cho chóng hết giờ học để nói chuyện với chị, nhưng cậu không muốn nói điều đó cho cô giáo biết. Nên cậu ấp úng vài câu xin lỗi rồi chăm chú vào bài học. Đào, liếc nhìn đoán biết em mình đang bứt rứt.
Bỗng tiếng nói của Loan ở ngoài vọng vào
- Quang ơi, chúng mình đi nhổ cỏ ở cái vườn xinh xinh của chị đi!
Đào cố gượng cho khỏi mỉm cười. Bé Loan đã nhớ lời dặn của chị và giữ đúng vai trò được giao phó là bám sát Nam. Con nhỏ đã đòi anh Sáu dành cho một vài luống đất trong vườn rau để trồng trọt, cứ mỗi năm phút nó lại hỏi ý kiến anh Nam xem nó trồng như thế có được không. Còn Đào và Minh thì canh chừng Nam một cách kín đáo hơn và cầm chắc là trong năm ngày vừa qua, từ lúc mất chiếc kim vàng, Nam không hề đi đâu cả, chỉ quanh quẩn từ ngoài vườn đến trong bếp và căn phòng của hắn.
Hai ngày trước đó, người đưa thư đã mang một gói nhỏ đến cho cô Thu Trang. Đào và Minh nhìn nhau hiểu ý, trong khi cô giáo mở gói và sự ngạc nhiên hiện rõ trên nét mặt.
- Chiếc kim của tôi này!- Cô thốt lên- kỳ khôi thật!
Mọi người đổ xô đến coi, rồi bàn cãi lai rai để tìm lời giải thích sự châu về hợp phố lạ lùng này. Cuối cùng cô giáo cài chiếc kim lên áo: cô tỏ ý bằng lòng nhưng nét mặt cô không được tự nhiên.
Đào hiểu ý và mong vụ này trôi qua mau lẹ để rồi không ai nói tới nữa. Bởi vậy, từ lúc đó, cô bé đặt nhiều câu hỏi về bài vở và tỏ ra săn sóc nhiều hơn đến cô giáo, nên dần dần cô đỡ đăm chiêu.
Đào kẻ một vạch dài dưới bài vở vừa làm xong và nói
- Thưa cô, em làm xong bài rồi ạ. Xin phép cô cho em chơi thêm hai chục phút vì bữa nay mặt trời đã trở lại.
- Ý kiến chị hay đó- Minh tiếp- sáng nay em học không vô mấy, có lẽ vì thời tiết thay đổi.
- Gớm, sao mà lười thế?- Cô giáo cười nói- muốn cô giận phải không?
- Dạ thưa cô không. Từ một tháng nay cô tới đây, chúng em vẫn ngoan ngoãn lắm ạ, chúng em đáng được thưởng đấy chứ!
Cô giáo công nhận là lũ học trò đã luôn luôn chăm chỉ
- Thôi cho các em ra chơi!- Cô vui vẻ ra lệnh- nhưng chiều nay các em phải học bù hai mươi phút đấy nhé
- Vâng ạ, chúng em xin hứa- Minh đáp.
Hai chị em rủ nhau ra cuối vườn, Minh vội báo tin:
- Người ta đã mở cửa phòng thí nghiệm của ba chị ơi!
Cô bé nghẹn thở:
- Em có chắc không?
- Chắc chứ, sáng nay em qua đó và thấy cửa hé. Em ngạc nhiên, bước vào: tất cả đều thứ tự nhưng có vài món đồ đã thay đổi chỗ và người ta đã tìm cách mở cánh tủ sắt
- Trời ơi! Thế họ có mở được không?
- Không, nó chắc chắn lắm, như chị đã biết.
- Vây, chắc “người ta” sẽ quay trở lại.
- Có lẽ …
Hai chị em nhìn nhau im lặng: họ không dám nói lên những ý nghĩ trong đầu. Rồi Minh lên tiếng trước:
- Chúng ta đã canh chừng ban ngày, nhưng chúng ta không nghĩ tới ban đêm!
- Tai hại quá đi mất! Chị tự hỏi không biết mình có lỗi gì khi che chở cho một … một …
Minh ngắt lời:
- Lần này thì mình cũng chẳng có chứng cớ gì với “hắn” cả, vì một người nào khác vẫn có thể đi từ ngoài vào được chớ! Chị nên nhớ rằng phát minh của ba đã được báo chí đề cập tới và chắc có người đang mưu toan chiếm đoạt lấy nó. Từ lâu em vẫn lo ngại điều đó, nhưng em chưa dám nói ra.
- Nhưng ba có để công thức ở nhà đâu?
- Thì không phải ai ai cũng biết rõ điều đó
- Thế em sợ điều gì? Chị không hiểu?
- Em sợ rằng những nhà sáng chế khác cũng sẽ để công tìm tòi công thức mà ba đã sáng chế ra rồi họ sẽ cạnh tranh bất chính với ba. Tuy nhiên, họ thấy đánh cắp tài liệu dễ ăn hơn thì phải
- Như vậy chứng tỏ rằng không dễ gì ai đạt tới kết quả giống ba. Thế là điều đáng mừng, và dù họ có lục soát phòng thí nghiệm. Rồi cái tủ sắt và tất cả nhà ta đi nữa thì họ cũng chẳng thấy “cóc khô” gì hết, chúng ta có thể yên tâm về điều đó, phải không em? Nhưng còn Nam … Chị thấy vấn đề của Nam còn rắc rối hơn em ạ. Này nhé, nhặt được một chiếc kim vàng và bỏ vào ngăn kéo của mình để đợi xem ai đã mất, nếu quả đúng như thế thì chả có gì quan hệ, vì sự mất trí nhớ có thể làm hắn hành động như một kẻ vô tri. Nhưng cậy một cái cửa ban đêm thì cần có sự suy luận tính toán trước. Như vậy là đầu óc Nam đã sáng suốt hơn người ta tưởng.
- Nếu chính hắn đã thi hành thủ đoạn đó thì ghê thật!
- Vậy chúng ta phải tìm cho ra thủ phạm mới được! Nhưng làm thế nào để canh gác hết đêm này qua đêm khác ở trước cửa phòng hắn?
- Chị Đào này, cái người đến đây tối qua chưa mở được tủ sắt thì chắc chắn sẽ trở lại, có lẽ đêm nay không chừng. Vậy chúng ta sẽ luân phiên canh gác, chị canh trước tới nửa đêm rồi đến lượt em sau. Phong thí nghiệm ở gần phòng Nam thì mình có thể núp một chỗ mà canh chừng cả hai phòng cùng một lúc; tiện lắm, nếu cần chúng ta sẽ tiếp tục canh những đêm sau nữa.
- Thế ngộ Minh ngủ gục thì sao? Thôi ta cứ thử xem đã, nhưng chuyện này thật là phiền phức! Trời ơi, nếu ba má về ngay bây giờ nhỉ!
- Ta phải kiên nhẫn một chút, chị ơi! Một tháng nữa sẽ qua mau. Bây giờ tụi mình ra tới chỗ vườn rau, em muốn biết tình hình Nam ra sao?
- Có lẽ chẳng khác chi mọi ngày đâu. Có thể là hắn không hay biết chi hết, mà cũng có thể hắn đóng kịch quá nghề! Vậy em cứ đi gặp hắn, còn chị sẽ vào soát phòng hắn, mấy ngày nay mình không vào đó thật là sơ suất.
- Nhưng hắn đâu có dại gì mà diễn đi diễn lại trò đó mấy lần liền? Chị cứ đi coi, nhưng có lẽ vô bổ.
Cơm chiều xong, khi Minh còn lại một mình với chị, cậu đã phải thay đổi ý kiến. Về phần mình, cậu không hề thấy Nam có vẻ lúng túng hay ngượng ngập cả, hắn rất vui vẻ và làm việc luôn tay. Nhưng không may! Đào lại khám phá ra một sự mới lạ nữa: một chiếc dây đồng hồ nhận hạt trai của bà Hà đã được giấu trong một chiếc giày của Nam.
- Không hiểu sao chị lại nhìn vào đó- Đào buồn bã nói- chắc chị có linh cảm! May đâu bà Hà chưa biết gì hết và chị đã mang chiếc dây để vào chỗ cũ. Nhưng như thế chứng tỏ sự canh chừng của mình chẳng có hiệu lực gì mấy
- Thế thì lạ thật!- Minh kêu- sao hắn có thể vào nhà mình mà chả ai trông thấy? Chúng ta luôn theo dõi hắn kia mà!
- Chúng ta chỉ là những đứa con nít mà thôi. Đã đành chúng ta phải có những phút giải trí, nhưng chúng ta đã phải nhận một trách nhiệm quá lớn lao. Một tên trộm cắp lành nghề tất nhiên phải có sẵn trong túi những mánh lới mà mình không thể biết nổi.
- Chị thấy cần phải tố cáo Nam hay sao?
- Ồ không, chị không có can đảm làm điều đó! Vả lại, làm như thế là vô lý! Vì phải chính mắt chị nhìn thấy Nam ăn cắp thì chị mới tin là hắn có tội.
- Làm bộ mặt ngây thơ trước mặt mọi người, đó có lẽ là mánh lới mà chị đã nói ban nãy. Em sợ rằng Nam cười thầm bọn mình là khờ khạo, trong khi hắn cũng phải tức lên ruột chứ chẳng không, vì làn nào hắn cũng bị chúng ta chiếm lại kết quả những thủ đoạn cao siêu của hắn!
- Thôi, mình đành phải canh gác ráo riết hơn mới được. Chị sẽ viết thư để má khỏi ở lại bên Nhật, chị sẽ viết rằng không có má thì chúng ta sẽ buồn khổ lắm,và đúng là sự thật! Ta sẽ cố gắng phấn đấu đến khi ba má về, chắc ba sẽ có biện pháp.
- Dầu sao, tối nay chị cũng đến gác ở cạnh phòng thí nghiệm nhé: em sẽ để đồng hồ báo thức dưới gối và sẽ xuống thay phiên gác cho chị. Chúng ta sẽ đi ra bằng cái cửa hậu, nó cách xa các phòng ngủ, không sợ ai nghe thấy.
- Nếu ta trông thấy cái gì … hay người nào, ta sẽ hành động ra sao? Can thiệp hả?
- Không! Chúng ta không đủ sức để bắt trộm, chị ơi! Ta phải đứng yên mà quan sát, như thế ít ra mình cũng biết được sự thật ra sao.
- Miễn là không phải Nam- Đào thở dài đáp.
Cô bé thấy ngày dài quá! Trước viễn cảnh một đêm gác và mục kích sự thật, cô thấy lo sợ. Đúng ra là cô bé không nhút nhát, nhưng đứng hàng giờ trong bóng tối để đợi một hay nhiều kẻ gian phi thì chẳng có gì là hấp dẫn! Hơn nữa, nếu cô biết chắn chắn rằng Nam không phải là kẻ đó thì cô còn muốn làm nhiệm vụ đó một cách hăng hái, nhưng cô thấy lo sợ …
Tội nghiệp cho Nam! Hắn rất vui vẻ lúc buổi chiều khi Đào đi qua vườn rau. Hắn vừa xắn đất vừa hát một bài dân ca làm Đào phải chú ý.
Cô hỏi:
- Anh đã học bài hát đó ở đâu vậy?
- Thưa cô, tôi không rõ, có lẽ khi tôi còn nhỏ.
- A, có phải trí nhớ của anh đã trở lại hay không? Anh nghĩ lại xem, bài hát đó không nhắc lại cho anh kỷ niệm gì hay sao?
Sắc mặt hắn bỗng nghiêm trở lại:
- Thưa, tôi không nhớ được kỷ niệm gì. Tôi thuộc nhiều bài hát cũng loại đó, tôi đã nghe thấy ở đâu? Tôi không rõ … - Hắn buồn rầu kết luận.
Đào thấy hối hận: chắc cô đã làm anh ta buồn.
- Thôi đừng buồn anh!- Cô dịu dàng khuyên nhủ- Các bài hát đó trở lại trong đầu anh là một triệu chứng tốt. Đó là một bước đầu, các bước sau sẽ tiếp theo! Anh nên tin tưởng.
- Thưa cô, cô tốt quá. Tôi chỉ muốn cảm ơn tất cả những gì cô đã làm cho tôi. Đó là điều tôi mong muốn nhất ở trên cõi đời này. Có lẽ tôi sẽ đạt được sau này …
Cô bé tự hỏi hắn ta muốn nói gì: hắn muốn nhắc tới những đồ vật đã lấy cắp và được trả lại cho chủ nhân chăng? Điều này khó tin lắm vì Nam không thể biết được vai trò của Đào trong vụ này
- Tôi có làm gì được cho anh đâu?- Cô thận trọng đáp,
Thưa có ạ, cô chính là linh hồn, trái tim của biệt thự này. Tôi được ở lại đây chính là vì cô, tôi biết lắm và tôi cũng biết là vì cô can thiệp nên mọi người mới không tra hỏi tôi nữa. Xin cô tin rằng tôi rất muốn nói cho cô biết tất cả các chi tiết về tôi, về gia đình tôi, tôi chỉ mong điều đó. Và xin cô cũng tin rằng khi nào có thể, cô sẽ biết hết sự thật. Đối với lòng tin cậy của cô, tôi thấy cảm kích hơn là tôi có thể diễn tả bằng lời nói.
- Tôi rất tin cậy nơi anh- Đào đáp.
- Thưa cô, trong hoàn cảnh của tôi mà dám nói với cô những lời như vừa rồi có lẽ là quá bạo, nhưng tôi tin là cô nghĩ đúng.
Nam nói với một giọng thiết tha, cảm động đến nỗi Đào cảm thấy kinh ngạc. Cô từ biệt hắn, nét mặt ưu tư. Vừa rồi cô đã nói hết sức thành thật, nhưng ngay tối hôm nay, cô sẽ rình rập cái người mà cô đã tỏ lòng tin cậy! Ban nãy, cô đã quên mất dự định này, nhưng bây giờ cô thấy lo ngại quá. Nói trắng ra là cô đã đóng một vai trò “hai mang ” và điều này làm cho cô cảm thấy ghê tởm! Cô thấy như muốn quay trở lại ngay bây giờ để nói cho Nam biết những gì đã xảy ra tại biệt thư Thu-Phong trong mấy ngày vừa qua,và tỏ cho hắn biết lòng tin cậy của cô bằng cách nói thật tất cả … nhưng cô dừng lại, phân vân …
Cô cúi đầu thủng thỉnh bước về nhà. Cô không thể làm như thế được, đó là một vấn đề khá quan trọng! Cô nhớ lại câu nói của Minh: “Làm bộ mặt ngây thơ trước mọi người, đó là một mánh lới của quân gian”. Cô không nên để mắc lừa bởi một bộ mặt khéo léo.
Chiều hôm đó, khi cơm xong. Đào lên phòng mình rửa tay. Cô bé đến trước gương để chải tóc, nhưng chiếc lược cô đang cầm trên tay bỗng rơi xuống đất: trên mặt bàn cô thấy một mảnh giấy viết lớn chữ in mang dòng sau đây: “Không nên xen vô công việc của những kẻ mạnh hơn! Coi chừng! Họ sẽ trừng phạt gắt gao!”
Như là để ký tên cho bức thư dọa nạt này, một chiếc vòng bạc mà Đào thường đeo lúc ban chiều, khi xong công việc, xưa nay vẫn để ở góc mặt chiếc bàn thì lúc này đã biến mất.
Mắt đẫm lệ, Đào đứng im lặng một lúc lâu. Bỗng có tiếng gọi của bé Loan:
- Chị Đào ơi! Xuống ăn cơm nhé!
Cô vội lau nước mắt với vẻ tức bực và nắm chặt hai bàn tay:
- Ừ! Để chị xuống bây giờ!- Đào đáp.
Trong lòng cô đã thấy căm hờn kẻ giả dối đã hành động trái với những lời nhân nghĩa đã thốt ra.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:01

Chương 06

Đào lấy ngón tay che miệng, cố gượng cho khỏi ngáp và trả lời một cách uể oải những câu hỏi của cô giáo. Cô giơ ngón tay nạt học trò.
- Em Đào- cô nói với giọng nghiêm khắc- trong một giờ em đã ngáp đến lần thứ mười rồi đó. Em có bịnh không thế?
- Thưa cô không, em buồn ngủ ạ!
- Đêm qua em khó ngủ hay sao?
- Dạ … em ngủ không ngon vì trời nóng quá ạ.
- Có phải để hóng mát mà em ra chơi ngoài vườn lúc nửa đêm không?- Cô giáo hỏi.
Đào tưởng chừng như bị một cú đấm vào sườn. Tuy nhiên em cũng giữ được can đảm cười đáp:
- Thưa cô vâng! Em nóng bức! Không khí bên ngoài làm em dễ chịu. Khi trở về phòng em đã ngủ được ngay. Thưa cô! Đêm qua cô cũng không ngủ được ạ?
- Không. Cũng vì trời nóng. Nhưng em không nên ra ngoài lúc đêm khuya như thế vì có thể bị cảm và cô chắc bà Hà không cho phép đi dạo ban đêm.
- Trời ơi! Cô đừng mách bác Hà, cô nhé
- Không mách đâu, nếu em hứa với cô từ nay sẽ không làm như vậy nữa- cô giáo nghiêm nghị nói.
Cô bé cố bào chữa
- Nhưng thưa cô, khi trời nóng quá mà em ra hóng mát một chút thì có sao? Đâu phải là một điều xấu ạ?
- Đã đành là thế, nhưng nếu em bị cảm cúm thì em mới thấy rõ ràng là không nên. Em phải hiểu- cô giáo thân mật nói tiếp- rằng cô đã được ba má giao phó trách nhiệm trông nom các em. Thì cô phải có bổn phận, ngăn ngừa những việc làm sơ xuất. Nếu cô không hành động như thế, ba má sẽ phiền trách cô, các em sẽ chê cô, phải không? Vậy em nên nghe lời cô, em hứa đi!
Đào cúi đầu hứa, cô bé không dám liếc nhìn em cô đang cắm đầu viết lia lịa trên quyển vở vì cậu không muốn cô Thu Trang cũng đòi hỏi mình một lời hứa tương tự. Vả lại, điều này không còn quan trọng gì nữa vì một mình cậu không thể canh gác phòng thí nghiệm suốt đêm được.
Đào đếm từng ngày: chỉ trong hai hay ba tuần lễ nữa ba má sẽ về, nhưng sao mà cô thấy lâu thế?
Khi đi qua hành lang, hai chị em gặp bà Hà: bà chìa một bức thư nói:
- Hai cháu ơi! Thư của má đây nầy!
Ba má cho biết sẽ về sớm hơn dự liệu, cuối tuần sau thì sẽ về đến đây rồi.
Minh giơ hai tay lên trời. Đào muốn phát khóc lên vì sung sướng.
- Để em ra báo tin cho Nam biết- Minh nói
Nam tỏ ra rất hài lòng khi nghe được tin này. Người ta tưởng như là hắn như nhẹ bớt đi một gánh nặng.
- Gã này thật khó hiểu- Minh tự nghĩ.
Tất cả biệt thự đang nhộn nhịp vì vui mừng, lũ trẻ thì cười nói huyên thuyên, bà Hà thì hớn hở ra mặt. Riêng cô Thu Trang, tuy cô cũng chia sẻ nỗi mừng vui cùng lũ trẻ, nhưng cô không thể vui được như chúng: Ngày trở về của ông bà Hải có nghĩa là sự ra đi của cô sắp tới và Đào đoán biết là cô đang lo ngại sự tức giận của ông anh họ.
- Thưa cô, em sẽ nói với má giữ cô ở lại đây đến hết hè, chắc má em sẽ vui lòng
- Em ơi!- Cô giáo lẩm bẩm- Không bao giờ cô quên được những tuần lễ sống bên các em.
- Thưa cô, em cũng vậy!
Đêm hôm đó, lúc gần mười hai giờ. Minh lẻn ra khỏi nhà như một bóng đen. Trời hơi sáng nên cậu phải đi nép vào tường để lần bước tới chỗ núp sau lùm cây. Cửa phòng thí nghiệm vẫn khép kín. Chưa ai biết rằng nó đã bị cạy. Căn phòng của Nam cũng đóng im ỉm. Cậu bé ngồi trên một bó rơm để chờ đợi
Sau hai giờ, cậu bé cảm thấy mệt mỏi, mắt cậu nhíu lại. Nhiều lúc cậu ngủ gật và giật mình tỉnh dậy khi có tiếng động
Lúc độ 3 giờ khuya, cậu bỗng nghe thấy tiếng huýt sáo nhè nhẹ, như một mật hiệu. Cậu nín thở, lắng tai nghe, mắt mở thật to để nhìn hai cánh cửa mà cậu đang canh chừng. Vài phút thật dài trôi qua, … tiếng huýt sáo đã ngừng.
- Có lẽ ta lầm!- Cậu thất vọng tự nghĩ- Đó là một tiếng chim hót hay của một kẻ nào đó qua đường! Nhưng mà kìa!
Nhè nhẹ, cánh cửa phòng Nam bỗng hé mở. Hắn ta xuất hiện, lẳng lặng đi men theo căn nhà. Minh chờ đợi hắn rẽ vào phòng thí nghiệm, nhưng cậu rất ngạc nhiên thấy hắn cắm đầu đi thẳng không dừng bước, rồi tiến ra vườn.
Minh thận trọng bước theo Nam xa xa, tới hàng rào cuối vườn, hắn dừng lại. Minh núp vào một bụi cây gần đấy và nghe thấy hắn nói thì thầm.
“ Hắn nói chuyện với ai vậy? Hắn nói về việc gì?”. Dù cố lắng tai nghe. Minh cũng không thể nào nghe rõ câu chuyện mà Nam nói với một bóng người lờ mờ đứng bên ngoài hàng rào.
Bỗng một tiếng bay tới tai cậu, nghe như là “tài liệu”. Thôi đúng rồi. Nam và người đối thoại đang âm mưu đánh cắp giấy tờ của kỹ sư Hải! Nhưng sao họ không vào tìm kiếm bên trong phòng thí nghiệm.
Rồi Minh nghe thấy tiếng một chiếc bật lửa mở ra. Một ánh lửa bật lên, xuyên thủng bóng tối.
Minh thấy lạnh người vì sợ hãi và bất bình, vì cậu đã nhận ra ai đang nói chuyện với Nam!
Một vài câu nữa được trao đổi, rồi tiếng chân bước đi, tiếng máy xe hơi nổ, xa dần. Nam lững lững đi về phòng mình. Cảnh vật lại chìm đám vào bóng đêm yên tĩnh. Minh trở về nhà và trèo lên giường nằm ngủ. bây giờ cậu ta đã hiểu …
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:01

Chương 07

Minh dụi mắt. Ánh sáng mặt trời đã chan hòa khắp căn phòng nhưng cậu vẫn buồn ngủ quá không muốn trở dậy. Cậu lầu bầu:
- Chị để yên cho em ngủ chứ!
Đào cúi xuống lay em thật mạnh:
- Dậy đi em, trưa lắm rồi và chị không muốn xuống nhà một mình: em có biết là lão Du đã đến không?
- Lão Du? Lão Du nào?
- Thì lão anh họ cô giáo chứ còn ai vào đây nữa!
Hắn tới được mười phút rồi, và đang đợi trong phòng ăn đó. Chị Sáu lên mời cô giáo xuống, nhưng cô tỏ vẻ rất khó chịu.
- Thật à?
- Nói là cô sợ hãi mới phải! Cô đã bận y phục xong và bảo chị bếp xuống tiếp hộ lão Du. Phiền chưa? Em dậy đi rồi xuống cùng với chị.
Sự lo lắng của Đào làm Minh phải ngồi nhỏm dậy:
- Được rồi, chị đợi ngoài đó, em mặc quần áo xong rồi ra ngay.
Năm phút sau, hai chị em Đào đàng hoàng bước vào phòng ăn. Bà Hà đã vào trước được vài giây và đang chào hỏi khách.
- Chào ông Du! Biết ông lại chơi chắc cô Thu Trang mừng lắm. Tiện đây mời ông ở lại dùng điểm tâm với chúng tôi. Cháu Đào đi lấy thêm cái tách đi!
- Thôi tôi xin phép bà- ông Du nói với vẻ bồn chồn- Tôi chỉ có thể ở lại một phút thôi ạ. Thu Trang làm tôi mất thời giờ quá!
Bà Hà có vẻ hơi khó chịu về thái độ của ông Du bèn hỏi:
- Tôi mong rằng không phải vì những tin tức chẳng lành mà ông đến thăm sáng nay.
- Thưa bà, tôi rất muốn thưa chuyện với bà, nhưng tôi cần đợi có mặt Thu Trang ở đây.
Đào nhìn Minh: câu chuyện chiếc kim vàng trở lại trong trí nhớ của cô bé. Có phải ngẫu nhiên ông Du đã biết rõ câu chuyện đó và nay ông trách móc gia đình ông Hải vì đã chứa chấp một kẻ ăn cắp hay không?
Vừa lúc đó cửa phòng mở ra, cô Thu Trang bước vào:
- Chào anh Du- cô nói nho nhỏ.
- Chào em, có lẽ em đã đoán ra lí do vì sao anh đến đây
- Em … Em không rõ ạ
Ông Du nhìn cô bằng con mắt hằn học và Đào vội tới đứng bên cạnh cô để bảo vệ cho cô nếu cần. Trông cô Thu Trang lúc đó thật đáng thương hại.
- À, thật không? Em không rõ thật à?- Ông Du nhắc lại với giọng mỉa mai- Má em đau nặng, bà yêu cầu em về trông nom bà vài ngày, em trả lời là em không thể vắng mặt ở đây được, bà khẩn khoản nhưng vẫn vô hiệu và bây giờ em không rõ vì sao bà nhờ anh can thiệp! Anh tưởng em thương xót má em hơn thế chứ?
- Em không ngờ sự việc lại ra như thế!
Bà Hà vội lên tiếng
- Ô kìa! Thế ra bà cụ bị đau à? Thưa ông, nào tôi có biết gì đâu? Có nặng lắm không ạ? Sao không thấy cô Thu Trang nói gì cả?
- Thưa bà, tôi cứ yên chí là bà biết rõ- ông Du đáp- Tôi lại ngờ rằng bà không cho phép em tôi về
- Không đời nào chúng tôi lại ngăn cản không cho cô về thăm nom bà cụ. Đó là bổn phận đầu tiên của kẻ làm con! Nhưng tôi xin nhắc lại là tôi không hay biết gì hết. Có lẽ cô Thu Trang không hiểu rằng bà cụ đòi cô về cần kíp như thế!
Mặt tái mét, mắt mở chừng chừng, cô giáo tỏ vẻ bị giao động mạnh. Đào quàng tay ra sau người cô nói:
- Cô đừng buồn, nếu bà nhà có thể viết thư được như thế thì chắc không đau nặng lắm. Nhưng cô phải đi ngay về với bà cụ đi!
Thu Trang nhìn cô học trò với đôi mắt lo lắng làm cô bé não lòng:
- Em lên thu xếp va li đi!- Ông Du khô khan ra lệnh- Anh sẽ chở đi ngay bây giờ, lẹ lên. Anh vội lắm!
Như người mất hồn, cô Thu Trang tiến ra cửa, Đào quay lại bảo Minh:
- Đi em, chúng ta lên giúp cô giáo thu xếp.
Hai tay run rẩy, cô Thu Trang xếp bừa quần áo, nước mắt cô ràn rụa.
- Thưa cô, cô đừng thất vọng như thế!- Đào nói- Cô chẳng có lỗi gì vì cô không hiểu rõ đó thôi. Bà cụ sẽ vui lòng biết bao khi thấy cô về nên bà không rầy la cô đâu. Cô đừng sợ.
- Có phải cô lo sợ về má cô đâu? Em Đào …
Bỗng cô ngừng lại và nhìn cô bé với đôi mắt thê thảm, hai tay vặn vào nhau:
- Ôi! Ta rất lỗi lầm đã tới nơi này! Chưa bao giờ ta vào ở một nhà xa lạ … Các em đã rất tốt và thương mến ta. Ta đã quấn quýt với các em, vậy mà bây giờ …
- Xin cô đừng buồn ạ!- Đào năn nỉ- Cô xa các em vài ngày thì có sao đâu? Cô sẽ trở lại đây kia mà!
- Ta không muốn phải xa các em vì ta rất lo cho các em. Ta không tin cậy ở Nam cũng như ở ông Luận.
- Nhưng Nam và ông Luận có làm gì hại cho các em đâu? Nhà có người nọ người kia cơ mà!
- Họ không làm hại gì cho các em, nhưng ta chắc chắn rằng Nam được đưa đến đây với một mục tiêu bất chánh, để đánh cắp các tài liệu của ông kỹ sư.
Đào bật cười:
- Nếu vậy thì đáng đời cho hắn: ở đây chẳng có gì đáng giá cả! Cô nên biết rằng ba em không đời nào để ở đây những tài liệu quý giá đó.
- Nhưng còn trong phòng thí nghiệm của ông?
- Thưa cô, trong đó có những dụng cụ thông thường và một số hóa chất không nguy hiểm. Trong tủ sắt cũng chẳng có chi hết: chỉ toàn những giấy tờ không quan hệ! Em biết rõ lắm vì ba em đã xếp tủ trước mặt chúng em.
Minh xen vào:
- Thưa cô, xin cô cứ yên tâm, chúng em sẽ để ý đề phòng ạ!
- Phải, phải, các em nên hết sức để ý.
Bỗng Loan từ ngoài cửa nói vọng vào: Ông Du đang hối thúc. Cô Thu Trang vội vã đóng va li, mặc áo, từ biệt Đào và Minh rồi chay xuống nhà.
- Các em không nên xuống bây giờ- cô nói- Ông Du sẽ cho rằng cô than phiền với các em. Thôi các em ở lại cô đi nhé.
Tiếng cô nghẹn ngào trong cổ
- Tội nghiệp cô giáo- Minh lẩm bẩm.
Người ta tưởng tượng như cô giáo sẽ không bao giờ quay trở lại đây nữa! Kỳ thật…
- Chắc cô quan trọng hóa vấn đề- Đào nói- chị thấy rằng cô cho rằng Nam là một kẻ ăn cắp nhưng thực ra cô chẳng biết gì đích xác cả.
- Vâng, em cũng nghĩ như thế. Dầu sao, cô ấy cũng tinh khôn đấy chứ!
Thấy cậu em có bộ mặt nghiêm trọng, Đào giật mình hỏi:
- Thế nào Minh? Em đã trông thấy gì đêm qua thế hả?
Tiếng máy xe hơi nổ trước nhà. Tụi trẻ ghé đầu nhìn chiếc xe của ông Du xa dần, biệt thự trở lại yên tĩnh …chậm rãi, Minh đáp câu hỏi của chị.
- Đêm qua, Nam đã nói chuyện rất lâu ngoài hàng rào với một người mà lúc đầu em chưa nhận rõ là ai. Họ nói quá nhỏ, em không nghe thấy gì, trừ hai chữ “tài liệu”. Rồi người đàn ông bật lửa hút thuốc, em mới trông rõ mặt.
- Ồ! Nói mau lên em! Người đàn ông đó là ai?
- Ông Luận!
Đào sửng sốt ngồi bệ xuống một chiếc ghế. Cô ấp úng:
- Ông Luận … nhưng tại sao? Tại sao ông đến nói chuyện với Nam lúc đêm khuya như vậy? Ban ngày ông muốn gặp hắn lúc nào mà chả được!
- Phải! Nhưng ban ngày thì chúng ta có mặt ở đó, hay anh Sáu, hay bà Hà. Hình như ông Luận muốn nói chuyện với Nam không có ai dự thính.
- Trời ơi!- Đào hoảng hốt kêu lên- Như thế nghĩa là gì?
- Như thế nghĩa là cô giáo đã đoán đúng: Nam đã được ông Luận dụng tâm mang đến đây để đánh cắp điều phát minh của ba. Câu chuyện đụng xe mất trí nhớ, đều là chuyện phịa cả. Họ có thể mở được cái tủ sắt bằng phương pháp tài tình mà không làm hư ổ khóa không biết chừng!
- Như vậy là họ đã bị lộ tẩy rồi! Rồi đây họ sẽ làm gì nữa?
- Em không hiểu. Tự thấy đã làm hụt một cú, chắc họ sẽ rút lui có trật tự!
- Rốt cuộc, tất cả những chuyện đó chẳng có quan hệ gì nữa, mặc kệ họ, chưa bao giờ chị nghi ngờ ông Luận trong vụ này! Ông có vẻ ngay thẳng, thành thực như thế, và Nam … nhưng mà này … nếu Nam vào đây với mục đích đánh cắp tài liệu thì cớ sao hắn lại dám ăn cắp đồ vật để người ta nghi ngờ? Vô lý quá!
- Ừ phải … thế mà em không nghĩ ra điều đó! Đáng lẽ hắn phải tỏ ra là con người kiểu mẫu mới phải chứ! Hay hắn muốn kiếm chác một vài mối lợi riêng tư!
- Quá nhỏ nhặt, những mối lợi đó … mà còn nguy hiểm lớn cho hắn ấy chứ! Nếu không có chị em mình thì hắn đã bị bắt giam từ lâu rồi còn gì? Nhưng mà quả là chúng ta đã không biết chọn người!- Đào thở dài- Thế bây giờ chúng mình phải hành động ra sao?
- Em nghĩ ta phải nên coi chừng thế thôi. Vài ngày nữa ba về, có thể từ nay tới đó Nam sẽ cao chạy xa bay rồi. Chắc vì cái tin trở về đột ngột của ba mà họ đã gặp nhau đêm qua đó. Em tin vào điều ấy và em chắc sẽ có sự mới lạ sắp xảy ra.
- Nhưng có lẽ nào mình lại để cho Nam tự do trốn đi không bị trừng phạt về tội của hắn?- Đào tức tưởi nói- Còn ông Luận nữa? Hay ta đi báo cảnh sát bây giờ đi!
Minh không tán thành ý kiến của chị:
- Báo cái gì chứ? Cuộc đối thoại của họ mà em bắt gặp đêm qua ấy à? Có luật nào cấm người ta ban đêm gặp nhau ở ngoài lề đường đâu? Ông Luận đã không tìm cách vô trong vườn nhà mình, hơn nữa ông vẫn tới đây công khai. Không bao giờ trốn tránh, ông đã đến ty cảnh sát để hỏi tài liệu về Nam, ông còn đưa cả địa chỉ của ông cho bác Hà. Như vậy kiếm ông có khó gì? Em tưởng nên đợi ba về thì hơn chị ạ!
- Em nói phải, chúng ta đã lầm lẫn nhiều phen rồi- Đào bâng khuâng đáp- thì bây giờ ta chẳng nên làm điều gì trật điệu thêm nữa. nhưng chị đoán là Nam đã trốn mất rồi đó.
- Như vậy còn hơn… Có một kẻ như thế trong nhà mình là một điều chẳng hay ho gì. Nhưng chúng ta phải xuống ăn điểm tâm kẻo bà Hà không biết chúng ta làm gì trên này.
Bà Hà rất áy náy vì sự ra đi đột ngột của cô Thu Trang.
- Rồi sự học hành của các cháu sẽ ra sao?- Bà băn khoăn hỏi
- Thưa bác, không sao đâu ạ- Đào đáp
Cô bé thấy rằng trong tình trạng hiện thời, việc học vấn phải coi là phụ thuộc
- Thế các đứa nhỏ thì ai dạy chúng học?
- Thưa bác, cháu và Minh sẽ lo điều đó, xin bác cứ yên tâm
Điểm tâm xong, Đào và Minh chay tuốt ra vườn rau, đinh ninh rằng Nam đã chuồn mất. Nhưng không, Nam vẫn còn đó, vừa làm vừa hát hỏng như mọi ngày. Hắn cười chào hai người và nói:
- Còn sáu ngày nữa thì ông bà kỹ sư sẽ về! Cô cậu có biết tôi nghĩ gì không? Phải trang hoàng nhà cửa đầy hoa! Nếu mà dựng lên ở ngay lối cửa một cái cổng chào thì tuyệt! Cậu Minh giúp tôi cậu nhé!
- Thật là điên cái đầu với vụ này!- Đào than vãn với Minh khi hai chị em bước khỏi chỗ Nam- Hắn ta lại có vẻ bình chân như vại chờ ngày ba về, mà chẳng hề sợ sệt gì cả, thế mới lạ chứ!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:02

Chương 08

Ba ngày trôi qua trong sự yên tĩnh tuyệt đối. Đào và Minh học hành rất chăm chỉ và khảo bài cho nhau; Loan và Quang thì ngoan ngoãn hết sức. Còn Nam thì trong những lúc rỗi rãi kết những cành cây để dựng cái cổng chào. Minh thôi không canh gác ban đêm nữa, hai chị em hồi tưởng những việc đã làm các tuần trước mà phát buồn cười. Họ cho rằng óc tưởng tượng của họ đã tạo ra một cau chuyện huyễn hoặc. Đã đành những đồ vật mất cắp, bức thư hăm dọa tìm thấy trong phòng Đào chứng tỏ đã có một sự gì khác lạ, nhưng nếu bình tĩnh mà xét thì vấn đề cũng không đến nỗi quan trọng cho lắm. Còn ba ngày nữa ông kỹ sư về thì mọi việc sẽ ngã ngũ, bọn trẻ tin tưởng như thế.
Trong khi chờ đợi, họ phải lo tổ chức cuộc tiếp đón dành cho ba má. Hiện giờ còn thiếu hai cây tre dài mà Nam chưa kiếm đâu ra. Hôm đó anh Sáu lại bắt Nam giúp cả ngày nên hắn phải bỏ cái cổng chào. Minh thấy vậy sốt ruột quá.
- Chẳng biết đến bao giờ mới xong đây!- Cậu buồn bã nói- Nam thì quá ít thời giờ, còn ta thì chẳng làm được gì khác nếu thiếu hai cây tre.
- Em này! Hay chúng mình sang kiếm tre ở xóm bên kia?- Đào đề nghị- Tiệm bán cây chắc phải có tre chứ.
- Vâng! Ý kiến của chị hay đó. Chúng mình đi ngay bây giờ nhé!
Loan và Quang cũng nằng nặc đòi đi theo. Bốn người rủ nhau vui vẻ khởi hành.
Một lúc sau, họ đã mua được 2 cây tre dài. Cả bọn kéo nhau về đến nửa đường thì bỗng một chiếc xe hơi vượt qua, thắng lại và đậu cách bọn trẻ vài thước. Đào ngạc nhiên nhận ra chiếc xe của ông Du và ông này đã thò đầu ra hỏi:
- A! Các em đấy à! May quá ta gặp các em ở đây, vì ta đang định đến đàng nhà.
Đào cất tiếng chào lấy lệ một câu rồi đứng nghe
- Ta rất ân hận về cô Thu Trang- ông nói tiếp- các em có biết sao không? Khi vừa tới Sài Gòn thì cô bị bệnh ruột thừa bộc phát! Có lẽ vì thế mà buổi sáng cô không được bình tĩnh và có vẻ kỳ quặc. Chắc là chứng bệnh đang nung. Ta lo sợ cuống quýt, vội đưa cô vào một dưỡng đường và bác sĩ đã mổ ngay tức thì.
- Trời ơi! Khiếp quá!- Đào lẩm bẩm- Thưa ông, bây giờ cô giáo đã khá chưa ạ?
- Khá lắm, may quá, nhưng cô nhớ các em nên cô cứ trằn trọc không nằm yên được. Vậy tôi tới đây hỏi em Đào xem có thể tới thăm cô giáo được không? Bây giờ tôi có thể chở em tới đó rồi hai giờ sau sẽ đưa em trở về đây, em nghĩ sao? Tôi biết cô giáo thương em hết sức!
- Thưa, còn thân mẫu của cô ra sao ạ?
- Bà khỏe nhiều rồi, như vậy là rất may vì phải một thời gian vài tuần Thu Trang mới có thể bình phục được.
Loan nắm tay chị hỏi:
- Quang và em có thể đi cùng chị không? Các em cũng nhớ cô giáo lắm.
- Vậy thì tốt quá rồi. Chúng ta cùng đi tất cả cho vui- ông Du reo lên- Cũng là một cuộc giải trí hay lắm. Thôi lên xe đi các em!
- Thưa, cháu có thể ngồi trên ghế trước được không ạ?- Quang hỏi- Trông lái xe cháu thấy thích lắm.
Ông Du chấp thuận. Loan và Quang lên ngồi cả trên ghế trước cạnh ông Du. Còn Minh thì thoái thác.
- Thưa ông, cháu xin lỗi không đi được, vì có công chuyện phải làm gấp.
- Không đợi được hai giờ hay sao?
- Thưa không ạ, vả lại nếu bác Hà cháu đợi lâu không thấy chúng cháu về sẽ nóng ruột nên cháu phải về trình bác rõ.
- Thôi thế cũng phải, cô Đào lên xe đi, lát trở về cậu Minh nhé!
Sau khi khởi hành, cậu bé vác tre về. Nam sẽ rất bằng lòng vì hắn vẫn than phiền là không thể hoàn tất cái cổng chào kịp ngày về của ông bà Hải. Sáng mai thì sẽ có thể dựng cổng chào lên, kết hoa kết lá, rồi căng cả tấm biểu ngữ lên cho nó thêm long trọng.
Minh đi thẳng đến vườn rau thấy Nam đang xới một luống đậu.
- Anh coi này- Minh hân hoan lên tiếng- chúng tôi vừa mua được ở một tiệm cây! Tuyệt lắm phải không?
- Tuyệt lắm!- Nam hớn hở đáp- Chúng ta sẽ bắt tay vào công việc ngay bây giờ. Nếu cô Đào cũng giúp được một tay thì chóng xong hơn. Cậu thử hỏi cô xem.
- Chị ấy sẽ giúp khi nào trở về, vì chị vừa đi Sài Gòn trên chiếc xe hơi của ông Du anh họ cô Thu Trang. Cô ấy bị đau.
- Cậu nói ai?
- Cô giáo ấy mà!
- Cô Đào đi cùng với ai?
- Với anh họ cô giáo, cái ông mà đã lại đây đón cô về từ ba bữa trước ấy mà. Có chuyện gì vậy anh?
Sắc mặt Nam bỗng tối hẳn đi, hắn nhìn Minh với đôi mắt điên dại.
- Họ đi được bao lâu rồi?- Hắn hỏi
- Lối mười lăm phút.
- Chúng ta phải đuổi theo họ lập tức, và báo tin cho ông Luận!- Nam nói với giọng hoảng hốt- Trong nhà có xe đạp phải không? Cậu đi lấy ngay hai chiếc xe, coi bánh bơm đủ căng, lẹ lên! Tôi đi mặc áo, chỉ hai phút thôi
- Nhưng anh điên hay sao thế?- Minh ngạc nhiên hỏi- Chị em tôi đi thăm cô giáo bị đau thì việc gì liên quan đến ông Luận kia chứ?
- Mấy chị em đều đi cả à? Trời ơi! Tôi không ngăn cản được vụ này! Cậu Minh, tôi xin cậu làm giúp tôi điều vừa nói và đừng có thảo luận gì nữa. Tôi sẽ giải thích cho cậu nghe ở dọc đường. Mau lên cậu! Không được chậm chễ một giây phút nào nữa!
Rồi hắn chạy một mạch về phòng. Thấy hành động bất thường của hắn, Minh đành phải nghe theo. Vì hắn đã hứa sẽ giải thích …Cậu bèn vào nhà xe, kiểm tra lại xe đạp của cậu và của ông Hải thấy đều tốt vội mang ra ngoài. Nam ăn vận chỉnh tề như đi xem lễ ngày chúa nhật, cũng vừa ra tới nơi.
- Chúng ta đi thôi, cậu!
Họ vừa lên yên thì bỗng nghe thấy tiếng gọi:
- Minh, Nam. Làm gì vậy? Đi đâu thế?- Bà Hà đã đứng chặn trước hai người.
- Thưa bà, chúng cháu đi một công chuyện rất gấp- Nam đáp tranh lời Minh- Chúng cháu đi tới chỗ cô Đào và các em nhỏ đang đợi ạ.
- Thế bỏ công việc à?- Bà nghiêm sắc mặt hỏi
- Thưa bà, xong cả rồi ạ!
- Nhưng các cháu đi đâu vậy? Bao giờ thì về? À mà này, Minh ơi, bác rất ngạc nhiên về vụ này: người phát thư đã mang tới một lá thư cho cô Thu Trang, thư của bà mẹ! Bác biết lối chữ của bà ta … mà thư lại đề ngày hôm qua! Bác không hiểu chuyện gì đã xảy ra mà cụ lại viết thư cho con gái trong khi cô ấy lại đang ở cạnh bà ta. Có tai nạn gì xảy ra chăng?
- Thưa bác, cô Thu Trang đang bị đau ở Sài Gòn- Minh đáp- Chúng cháu vừa được tin ban nãy ạ.
- Đau à? Đau làm sao? Mà sao cháu biết?
Cậu bé đành phải kể đầu đuôi việc gặp ông Du.
- Chúng cháu đi kiếm họ bây giờ, cậu kết luận, không nhắc gì đến lũ em đã đi theo ông Du và sự cuống cuồng của Nam khi nghe tin này.
Bà Hà còn tiếp tục nói thêm về điều bất hạnh này. Nam thì bồn chồn và Minh không biết làm thế nào dứt ra để mà đi cho thoát.
- Thôi chúng cháu xin phép bác, cậu nói. Ông Du là người nóng tính, ông sẽ nổi khùng nếu chúng cháu để ông phải đợi lâu ạ.
Lý luận này làm bà Hà phải nghe theo. Bà tránh lối cho hai người lên xe cắm cổ đạp ra đường. Bà gọi theo:
- Đừng có phóng nhanh thế, khéo mà gãy cổ đó!
Nhưng hai người chẳng còn nghe thấy gì cả, còn mãi lấy hết gân đạp. Nam lầu bầu:
- Khổ quá, chúng ta vừa mất đúng 15 phút rồi! Vậy là họ đã đi trước ta 25 phút. Trời ơi! Có thể tìm thấy được không?
Chiếc xe lớn của ông Du chạy với tốc độ kinh hồn. Ngồi một mình ở ghế sau Đào nghĩ đến cô Thu Trang. Cô giáo có linh cảm trước về sự gì đã xảy đến chăng? Hay lúc khởi hành cô đã thấy người khó chịu? Tội nghiệp cho cô! Chắc cô phải sợ lắm khi vào một dưỡng đường để chịu sự giải phẫu mà chẳng có ai ở bên cạnh để an ủi cô.
Loan và Quang rất khoái chuyến đi chơi bất ngờ này. Chúng nói năng huyên thuyên, đặt cả trăm câu hỏi, nhưng ông Du chỉ trả lời gióng một. Bỗng câu hỏi của Loan làm cho Đào phải chú ý:
- Ông nói là cô giáo đang ở Sài gòn ạ?
- Phải – ông Du lơ đãng đáp.
- Ông đi con đường này lạ hoắc à! Ba vẫn đưa chúng cháu đi Sài gòn, có bao giờ đi qua đường này đâu?
- Thì đường nào mà không dẫn tới Sài gòn?
Đào nhìn cảnh vật chạy qua trước mắt. Nhiều khi ông Kỹ sư Hải vẫn đưa con đi học tại Sài gòn bằng xe hơi nên cô bé thuộc lầu đường đi và một vài lối thay đổi, nhưng chưa bao giờ đi qua lối này cả.
- Dưỡng đường không ở trung tâm Sài gòn – ông Du đột nhiên nói – nhưng ở ven đó. Ta đang đi theo con đường gần nhất.
- Gần nhất tức là ở lân cận Sài gòn.
Đào bèn nhìn trời: cô bé biết tìm phương hướng và không cần phải suy nghĩ lâu, cô bé biết rằng ông Du đang đi xa Sài Gòn thay vì đi gần về thủ đô.
- Thế này là nghĩa gì?- Cô lo lắng tự hỏi.
Xe vẫn chạy nhanh như gió. Đầu óc cô bé cũng làm việc với nhịp độ tốc hành. Hắn định mang chúng ta đi đâu thế này? Tại sao hắn đã nói dối là cô Thu Trang đang ở Sài Gòn? Khi người ta nói dối có nghĩa là người ta đang muốn giấu một điều gì gian ác!
Tất cả lòng ác cảm của cô đối với ông anh họ cô giáo đã trỗi dậy và những khả nghi đã trở lại trí nhớ của Đào: những giọt nước mắt của cô giáo, dáng điệu sợ sệt trước mặt Du, nỗi thất vọng và những lời nói mập mờ của cô trước khi từ giã biệt thự. Có phải cô đã tiên đoán một sự nguy hiểm đang đe dọa lũ học trò? Cô đã biết sự nguy hiểm đó là gì? Có phải ông Du định bắt cóc lũ con ông kỹ sư Hải?
Đào thấy trái tim lạnh toát vì sợ hãi. Lý do của việc bắt cóc không có gì khó đoán! Cô bé đã đọc được những chuyện tương tự, người ta bắt cóc trẻ con để đòi tiền chuộc … người ta có thể bắt cóc các con ông Hải, để đòi cái công thức thuốc nhuộm do ông đã phát minh ra.
- Không! Ta điên rồi! Không thể thế được! Má đã có tài liệu rất tốt về cô Thu Trang, do một bà bạn quen thân với gia đình ta cung cấp. Chắc cô Thu Trang không đời nào dám cho vào nhà ta một ông anh họ có những mưu toan hắc ám.
“Chính ông ta đã buộc ta phải tới đây. Ta không thể đuổi ông ta đi … xưa kia ông đã cho ba ta vay rất nhiều tiền … ta rất mang lỗi đã tới đây!”
Những lời nói trên đây, Đào tưởng như cô Thu Trang đang nhắc lại bên tai mình. Lúc trước, cô bé thấy sự thất vọng của cô giáo là có lý, bây giờ nó sáng tỏ một cách ghê rợn! Đào đưa tay lên bóp trán đẫm mồ hôi.
- Làm thế nào bây giờ?- Cô cuống quýt tự hỏi- Nếu ta không lầm thì chúng ta đang bị kẹt rồi. Minh tưởng rằng chúng ta đang ở Sài Gòn và không lo lắng gì cả, rồi nó sẽ làm thế nào để tìm kiếm ra chúng ta? Xin trời phật chỉ bảo cho con!
Bỗng Đào nhớ đến một cuốn chuyện đã đọc từ lâu: chuyện của hai người, một tên gian phi đã bắt cóc một người yếu ớt nhưng tinh khôn. Người này đã làm mọi cách để lưu lại dấu vết trên con đường đã đi qua. Đào sẽ bắt chước hắn.
Cô bé nhìn hai bên đường. Khi tới một xóm nhà, Ông Du phải giảm bớt tốc độ. Cô bé bèn thò đầu ra ngoài lấy tay vẫy vẫy, mặt thì làm trò hề. Cô thấy một bà đang đứng trước cửa, ngạc nhiên nhìn cô.
Mỗi khi xe chạy ngang một xóm nhà khác. Cô lại diễn trò ban nãy. Tới một ngã tư, xe quẹo tay mặt. Lanh lẹ, cô ném chiếc khăn tay xuống vệ đường. Rồi đến đôi dép và đôi vớ của cô cũng được rắc ở các lối rẽ khác. Trong khi đó, Du phải chăm chú lái xe nên không hay biết gì cả.
Bỗng xe chạy vào một lối nhỏ gồ ghề.
- Tới nơi rồi- Du nói.
Xe vào cổng và đậu ở cuối sân. Một ngôi nhà mới quét vôi hình thước thợ đứng về phía phải trong cùng.
- Các em đi theo tôi- ông Du nói- Đừng làm ầm nhé!
Đào nhìn xung quanh chẳng thấy một ai. Có lúc cô định chạy trốn. Cô chạy rất mau, có thể ra tới đường cái mà Du không bắt kịp. Nhưng cô lại nghĩ đến các em: Nếu là một vụ bắt cóc, các em cô sẽ ra sao nếu cô bỏ lại chúng lúc này? Vì vậy! Cô quả quyết bước theo hai em. Bốn người tiến vào trong nhà, qua một dãy hành lang, lên một cầu thang vắng vẻ. Rồi ông Du mở một cái cửa và nói:
- Các em vào đây đợi tôi một lát, tôi đi hỏi xem liệu cô Thu Trang có thể tiếp các em bây giờ được không.
Rồi ông đi ra, khép cửa lại. Căn phòng sáng sủa, trang hoàng đẹp đẽ. Hai đứa nhỏ ngồi xuống đi-văng. Đào lẳng lặng trở lại cái cửa, nhè nhẹ vặn quả đấm để các em không nghe thấy. Cô đứng lặng người vì cánh cửa đã bị khóa từ bên ngoài và ba chị em cô đã bị cầm tù …
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:02

Chương 09

Nam phóng xe như điên. Minh đạp theo rất chật vật nên chưa thể đặt ra một câu hỏi nào. Sau vài phút họ tới trạm bưu điện .
- Tôi vào kêu điện thoai cho ông Luận- hắn nói.
- Ông Luận có ăn nhằm đến vụ này?- Minh hỏi.
Không đáp, Nam bước vào phòng điện thoại, Minh cũng theo vào:
- Nếu anh gọi điện cho ông ấy, anh phải để tôi nghe xem anh nói gì.
- Tùy ý cậu.
Nam nhấc máy lên quay số, tiếng nói đầu dây bên kia đáp lại:
- Thưa ông chủ đấy ạ? Con là Nam … Những con chim của con đã bay mất cả rồi!
Minh nghe thấy tiếng nguyền rủa ở đầu dây bên kia. Không nao núng, Nam tiếp tục nói:
- Sài Gòn, được nửa tiếng, trong chiếc xe Ford đen, mang số EL-5963, trên đường liên tỉnh số 14 lúc khởi hành.
- Bao nhiêu con chim?
- Ba con: số 1 số 3 và số 4, số 2 đang ở đây với con!
- Được, để ta lo Sài Gòn. Đuổi theo đi rồi báo tin bằng vô tuyến nếu có gì mới lạ, lẹ lên nhé!
- Thưa vâng!
Nam đặt máy, ra ngoài trả tiền điện đàm và chạy vội ra đường. Minh chạy theo sau, rồi hai người nhảy lên xe đạp phóng đi.
- Bây giờ anh giải thích tôi nghe đi chứ!- Minh giục Nam
- Cậu để lát nữa, bây giờ phải vội đi.
Hai chiếc xe đạp tiếp tục phóng đi như gió. Minh nản lòng thấy rằng mình không thể đạp mãi được, cậu thở hồng hộc, hai chân cậu nặng như trì. Nam đoán biết ý của cậu vội trấn an.
- Cố ba phút nữa thôi, cậu sẽ được nghỉ.
Lời hứa hẹn khó hiểu đó làm Minh phải suy nghĩ: trong khi đang phóng xe đạp để đuổi một chiếc xe hơi đã chạy trước cả bốn chục phút mà lại được nghỉ là thế nào? Mục đích của Nam là gì? Nhưng cậu bé không còn hơi sức đâu mà suy nghĩ nữa: như một cái máy, cậu phải theo Nam với quyết tâm không rời hắn nửa bước để ngăn cản hắn hại Đào và các em cậu.
Hai người đến một cái kho đóng kín bên vệ đường. Nam nhảy xuống xe. Móc túi lấy chìa khóa và mở cửa kho: một chiếc xe hơi lớn, dài và thon nằm đó.
- Cậu cho xe đạp vào bên trong đi. Tôi lùi xe hơi ra rồi cậu khóa cửa lại …
Vô cùng ngạc nhiên, Minh lẳng lặng làm theo. Máy xe hơi nổ ầm ầm, xe từ từ lùi ra đường. Cậu khóa cửa kho lại, trèo lên ngồi bên cạnh Nam; vài giây sau họ đã tới chỗ gặp ông Du ban nãy.
- Cậu chắc họ đi ngã này chứ?- Nam hỏi.
- Chắc. Nhưng anh phải nói cho tôi biết anh định làm gì mới được chứ, ông Du đã hứa sẽ đưa mấy người kia trở về thì mình cứ đợi ở nhà có hơn không?
- Ông Du sẽ chẳng đưa ai về hôm nay cả. Hắn có mưu toan giữ chị em cậu tới khi nào ba cậu đưa hắn công thức thuốc nhuộm đã khám phá ra.
- Anh nói chi vậy?
- Sự thật!
- Tại sao anh biết? Tôi hiểu rằng co kẻ vẫn tìm kiếm công thức, nhưng kẻ đó … không phải là ông Du.
Nam thắng rít lại vì đường đã tới một ngã tư.
Bây giờ phải biết rõ họ đã đi lối nào …và đường thì trải nhựa và lại khô ráo thế này thì làm sao tìm thấy được vết tích.
Nam bước xuống xe, chau mày quan sát mặt đường.
- Có một vết bánh xe mới thắng chỗ này. Lão ta hẳn chạy mau lắm! Ta thử đi hướng này xem sao. Cậu nói là ông Du không tìm kiếm tài liệu, vậy theo ý cậu thì ai tìm kiếm?
- Ông Luận- Minh lạnh lùng đáp- Và anh!
Cậu chờ đợi một phản ứng mạnh mẽ và những câu la lối om xòm. Nhưng không. Nam chỉ mỉm cười:
- Ai đã cho cậu những tài liệu quý giá đó thế? Kìa, lại một ngã tư nữa! Chẳng thấy dấu vết gì, mình đành phải đi liều lĩnh vậy. Cậu nói đi tôi nghe đây!
Hơi mất tinh thần trước thái độ “phớt tỉnh” của Nam, Minh lẩm bẩm:
- Anh không thể chối cãi rằng anh đã cạy cửa phòng thí nghiệm và anh đã gặp ông Luận đêm hôm nọ.
- Tôi có gặp ông Luận đêm hôm nọ thật. Nhưng có gì chứng tỏ rằng tôi đã cạy cửa phòng thí nghiệm?
- Anh này gớm ghê thật!- Minh bực dọc kêu lên- Có lẽ anh cũng sắp hỏi tại sao tôi biết rằng anh đã đánh cắp chiếc kim vàng của cô giáo và chiếc dây vàng của bà Hà, chiếc vòng của chị Đào? Đây tôi nói cho anh biết ngay rằng chiếc kim, cái dây, chúng ta đã tìm thấy giấu trong phòng anh! Không có chúng tôi thì anh đã ngồi tù với bọn trộm cắp rồi đó.
- Trong phòng tôi … -Nam lập lại- Xin lỗi, sắp tới một xóm nhà nữa, có lẽ chúng ta hỏi thăm được tin tức của họ.
Nam dừng xe hỏi thăm mấy người nhưng không có kết quả: chẳng ai trông thấy có chiếc xe đó cả,
- Chúng ta đã đi trật lối rồi- Nam thở dài- bây giờ phải quay trở lại. Lại mất thêm hai chục phút nữa?
Hắn quay xe để đi ngược trở lại. Minh có vẻ khó chịu vì sự thất bại vừa qua. Một lát sau Nam trở lại câu chuyện bị ngắt quãng.
- Cậu nói nếu không có cô cậu thì tôi đã vào tù. Vậy cô cậu đã hành động ra sao để tránh cho tôi điều bất hạnh đó?
Hắn có vẻ mỉa mai. Minh tức bực lắm, bèn kể đầu đuôi các biến cố đã xảy ra trong các tuần lễ vừa qua
- Sao cô cậu không tố cáo tôi.
- Vì chúng tôi nghĩ rằng có lẽ anh không trách nhiệm về những việc làm đó, vì lý do anh bị mất trí nhớ và nếu anh bị giam cầm thì tội nghiệp quá. Bác sĩ đã nói rằng không khí trong lành, sự yên tĩnh và tính thiện cảm của mọi người là cần thiết cho anh! Vả lại, chị Đào không muốn cho rằng anh là kẻ có tội. Chị tin ở anh và chị đã nói cho anh biết như thế. Ngay sau đó thì lại thấy mất chiếc vòng, trên bàn lại thấy để một bức thư đe dọa chúng tôi ghê rợn nếu chúng tôi can thiệp vào chuyện của người khác. Điều đó làm cho chị ấy đau lòng vì anh vừa nói những lời tử tế mà anh lại hành động như rứa.
- Và mặc dầu như thế, cô cậu vẫn không nói với ai?
- Phải, khi ấy trễ quá rồi, chúng tôi muốn đợi ba về. Mỗi đêm chúng tôi thay phiên nhau canh gác phòng thí nghiệm, vì thế mà tôi đã trông thấy anh nói chuyện với ông Luận đêm hôm đó. Tôi hiểu ngay rằng tai nạn xe hơi, việc anh vào nhà tôi, việc mất trí nhớ, tất cả đã được xếp đặt từ trước để âm mưu chiếm đoạt công thức của ba tôi.
Minh kết thúc bài tường thuật bằng một giọng buồn bã, cay đắng. Nam nhìn cậu bằng con mắt lạ lùng và sắp đáp lại thì chiếc xe đã rẽ vào một làng. Lần này, hắn hỏi được tin tức nhưng lại quá nhiều: người ta đã trông thấy không phải một chiếc xe Ford đen mà nhiều chiếc.
- Có thể chiếc xe của Du đã ở trong số đó- Nam nói- Ta cứ phải đi theo con đường này. Bây giờ, cậu Minh. Tôi muốn biết một điều vì cậu tin tưởng và cậu có “bằng chứng” rằng tôi đã tìm cách đánh cắp một điều bí mật quý giá nhất, thì cớ sao cậu lại ngồi cạnh tôi trong lúc này?
- Vì tôi muốn bảo vệ cho chị em tôi!- Minh đáp lại với giọng thách thức- Và có lẽ … vì tôi ngu xuẩn, nhưng tôi không thể tin rằng trong khi anh là người mà chúng tôi quý mến và anh cũng có vẻ quý mến chúng tôi, mà anh lại có can đảm làm hại những đứa trẻ con. Tôi hy vọng sẽ làm cho anh từ bỏ cái ý định đó.
- Cậu Minh ơi!- Nam nói với một vẻ bùi ngùi- nếu tôi có thể bỏ tay lái với tốc độ này thì tôi sẽ rất sung sướng được bắt tay cậu một cái. Cậu là người cao thương, cô Đào cũng vậy. Tuy nhiên trong câu chuyện của cậu, tôi thấy những chi tiết rất buồn cười! Các đồ trang sức đó, tại sao tôi lại lấy? Để làm người ta nghi ngờ tôi? Hoặc đuổi tôi ra khỏi nhà? Như thế thì quá dại dột!
- Chúng tôi cũng nghĩ như thế đó. Chắc anh biết rõ hơn chúng tôi.
- Không. Tôi chẳng biết tí ti gì cả. Tôi thú thật với cậu là không phải tôi lấy chiếc kim vàng của cô giáo, còn … cái nữa ấy nhỉ?
- Chiếc dây của bà Hà và chiếc vòng của chị Đào.
- Những cái đó cũng vậy. Hơn nữa, tôi không hề giấu các thứ đó trong phòng tôi.
- Vậy tại sao thấy nó ở trong ấy?
- Tôi cũng tự hỏi điều đó.
Nghe vậy, Minh thấy mọi việc đều khó tin, trái ngược và vô lí. Tuy nhiên, cậu không hề thấy sợ hãi, trái lại cậu cảm thấy rất được an ninh bên cạnh người thiếu niên kỳ dị này, đã chối cãi những sự thật hiển nhiên với vẻ rất tự tin.
Vài phút sau, |Nam và Minh đứng nói chuyện với một bà bên lề đường.
- Các cậu kiếm một chiếc xe hơi sơn đen, đã chạy qua đây được một giờ hay giờ rưỡi? Vâng, tôi có trông thấy. Nó chạy nhanh hết sức nhưng có thắng bớt ở chỗ rẽ này và …
Bà ngưng lại, tay bụm miệng cười.
- Thưa bà có trông thấy có mấy đứa trẻ con trong xe không ạ?- Minh hỏi
- Trẻ con thì tôi không nhớ rõ, nhưng ở cửa sau xe tôi thấy có một cô bé, giơ tay làm hiệu và mặt thì làm trò hề. Y như một tên hề gánh xiếc vậy. Năm phút sau tôi vẫn còn buồn cười.
Khi hai người lên xe, Minh nói:
- Tôi chẳng hiểu gì cả! Anh có tin đó là chị Đào không! Xưa nay có bao giờ chị làm trò hề đâu? Vô lý!
- Cô Đào là một cô gái cừ khôi nhất!- Nam đáp- Chắc là cô muốn làm cho người ta chú ý và cô đã thành công. Tới xóm nhà đằng kia chúng ta sẽ hỏi lại.
Giả thiết của Nam đã được xác nhận. Tại các xóm nhà đi qua, nhiều người đã trông thấy một cô gái làm trò hề bên cửa kính của một chiếc xe hơi đen.
- Đúng là cô Đào rồi!- Nam thốt lên- Cô đã làm hiệu cho chúng ta đó! Cô Đào thiệt là hay. Chúng ta đã tìm được đúng lối rồi.
Tới một ngã tư, hai bạn đang tìm kiếm dấu vết trên mặt đường thì một chiếc khăn tay làm Minh phải chú ý. Cậu vội nhặt lên xem.
- Khăn của chị Đào đây này!- Cậu vui mừng kêu lên- Chị ấy đã nghĩ đến cách này, hay thật. Bây giờ thì chúng ta chắc chắn sẽ không nhầm đường được vì đã có dấu của chị để lại.
Cuộc săn đuổi trở thành vô cùng hấp dẫn như một trò giải trí. Minh thốt lên những tiếng kêu đắc thắng khi đi một quãng nữa cậu thấy một chiếc dép của Đào, rồi lại chiếc nữa. Nhưng đột nhiên, cậu thấy chột dạ: triệu chứng này là Đào đã kêu cứu, Đào đang bị nguy cấp. Không phải một trò chơi chạy đuổi nữa mà là một tấn bi kịch!
- Anh Nam, anh nói cho tôi nghe những gì anh đã biết đi! Tôi lo quá đi mất
- Thong thả, vì tôi còn phải báo tin cho ông chủ, nhưng chưa bắt được đài
Minh thấy Nam vặn những chiếc nút trước mặt và một ống nghe vừa tầm tai nghe của Nam. Chàng nói vào một máy vi âm gắn bên trên tấm kính trước
- Thưa ông chủ đó ạ? Con đã tìm ra …
Rồi chàng kể vắn tắt tên con đường, tên các xóm nhà đã đi qua và hướng đi sắp tới. Sau đó chàng cười bảo Minh:
- Xong rồi, vô tuyến viễn thông thật là tiện lợi, bây giờ tôi kể cho cậu nghe nhé!
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13Mon 28 Jan 2013, 16:03

Chương 10

Ngồi trên một chiếc ghế, Đào chờ cho trái tim mình trở lại nhịp độ bình thường, vì vừa rồi nó đập như muốn vỡ lồng ngực.
- Ta không nên rối trí trong lúc này?- Cô tự nhủ- Có sợ hãi cũng vô ích, ta phải suy nghĩ xem cần phải làm gì bây giờ.
Dần dần, cô lấy lại can đảm: trước hết cô phải tránh không cho hai đứa em biết chuyện gì đã xảy ra để chúng khỏi sợ hãi. Cô phải nhìn thẳng vào sự thật.
Trong ba ngày nữa, ba má cô sẽ về. Từ giờ tới đó, chắc ở nhà sẽ đi báo cảnh sát để tìm kiếm. Nhưng có thể nào tìm ra không? Những dấu tích cô để lại dọc đường có ai nhận được ra không?
Khi về tới nhà, ba má cô sẽ rất lo sợ. Cô chắc chắn rằng ông kỹ sư Hải sẽ không ngần ngại hy sinh sự khám phá của mình để đổi lấy sự an toàn cho các con ông.
- Tất cả là do lỗi của ta!
Cô bực tức kết luận. Ta đã bị gạt hết sức dễ dàng. Ta đã thiếu suy nghĩ và tin vào câu chuyện của người đó như một đứa con nít. Thật là ngốc.
- Chị ơi! Sao mà lâu thế?- Quang hỏi- Sao ông Du không trở lại hả chị?
- Hay là ông ấy đã quên mất bọn mình- Loan hỏi.
Cố giữ vẻ bình tĩnh. Đào vui vẻ cười đáp:
- Có lẽ ông Du muốn dành cho bọn mình một sự ngạc nhiên không chừng. Chị đoán là cô Thu Trang cũng không đau gì mấy và hai người đang sửa soạn bánh trái để đãi bọn mình đó
- A! Thế thì hay quá- Quang nói- Em đang đói bụng ghê đi!
- Ta đi ra coi thử xem sao!- Loan đề nghị
- Ý kiến hay đó!
Đào bèn đi ra cửa, vặn thử tay nắm rồi trở vào cười nói:
- Chị biết mà, cửa khóa rồi!
- Uổng quá nhỉ! Nếu chúng mình tới mà bắt gặp họ thì hay biết mấy. Loan tiếc rẻ nói.
- Ừ … và bây giờ cũng trễ rồi. Chẳng hiểu ông Du có nhớ điều này không thế?
- Em đói quá rồi- Quang nhắc lại.
Trong vài giây, Đào đã thiết lập xong kế hoạch. Sau khi cố gắng tránh sự lo sợ cho các em, cô khóe léo hướng chúng tới chỗ bực tức. Óc cô làm việc không ngớt và cô ngạc nhiên thấy lúc này cô rất nhiều sáng kiến. Ban nãy cô đã cầu trời phật phù hộ cho cô nên cô rất tự tin. Sau năm phút im lặng, cô nói:
- Họ để cho mình đợi quá lâu rồi. Đây nè! Chị thấy ông Du chẳng coi tụi mình ra gì cả
- Ông ấy kỳ quá- Quang đáp.
Đào se sẽ mở cửa sổ và cúi nhìn ra ngoài. Căn phòng này ở lầu hai và trông xuống một khu vườn bỏ hoang. Nhảy xuống đất thì không được vì tường cao tới bảy thước. Cô quay lại bảo hai em:
- Nếu mình có cai thang hay cái thừng thì tốt quá!
- Vâng, nhưng mình không có thì đành ngồi đợi ở đây vậy
Đào ôm đầu suy nghĩ. Cô thấy tình thế không có gì là khích lệ. Quang lúc này đã quá mệt và đang thiu thiu ngủ.
- Tội nghiệp thằng nhỏ- Loan nói- Hay là đặt em nằm tạm xuống chiếc đi-văng kia!
Nghe nói đến chiếc đi-văng, Đào giật mình vì cô chưa hề nghĩ đến nó. Trên chiếc đi-văng chắc phải có tấm trải giường và tấm trải giường có thể đem làm chiếc thừng rất tốt.
Cô vội lật chiếc khăn phủ giường lên, nhưng cô thất vọng vì không có tấm trải giường. Cô lo lắng nhìn ra cửa sổ, vì bóng chiều đã bắt đầu xuống, chẳng còn bao nhiêu thì giờ nữa.
- Loan ơi!- Cô nói nho nhỏ để khỏi làm thức giấc bé Quang- Thế nào chúng ta cũng phải ra khỏi nơi đây mới được. Chị phải nói thật với em vì em đã lớn. Lão Du đã nhốt chị em mình vào đây và có lẽ hắn sẽ mang mình đi xa hơn nếu mình không chuồn trước. Chị muốn có tấm vải giường để chúng ta làm thang để leo xuống đất.
- Nếu mình cắt cái khăn phủ giường kia ra thì chắc cũng đủ đấy chị ạ. Em có dao đây này, nhưng nếu mình cắt chăn phủ giường của người ta thì không được lịch sự mấy
- Ồ, cần gì! đưa con dao đây cho chị.
Cô bé lấy tay giằng thử tấm chăn, thấy nó rất chắc. Cô có thể cắt nó ra làm ba mảnh, con dao của Loan không lớn lắm nhưng rất sắc.
- Anh Nam đã mài hộ em bữa hôm qua đó. Điều hơi khó là làm thế nào để cho bé Quang xuống được, miễn là nó không kêu ầm lên.
Đào trìu mến nhìn em; Loan đã tỏ ra gan dạ mà Đào không ngờ tới.
- Thế em không sợ hay sao?
- Không, có chị thì em chẳng sợ gì cả! Vả lại, mình đâu có thời giờ!
Đào nối ba mảnh vải lại với nhau, và buộc vào đầu cây sắt vịn tay ở cửa sổ.
- Em xuống trước nhé! Chị sẽ kéo dây lên buộc bé Quang vào rồi ròng xuống cho em. Khi xuống tới đất, em phải nép mình vào tường và đợi bé Quang. Chị sẽ xuống sau. Đừng gây tiếng động nhé!
- Vâng! Em xuống trước.
Không chút do dự, con nhỏ leo qua cửa sổ. Đào thầm cảm ơn ông bố đã dậy các em tập thể thao. Nhanh như một con khỉ, Loan tụt xuống đất không khó khăn gì. Đào kéo chiếc dây lên và nhẹ nhàng đánh thức bé Quang dậy.
Cô bảo thằng nhỏ thử sức nó trong một trò chơi mới, điều cần nhất là phải im tiếng. Bé Quang ngoan ngoãn để cô chị buộc chiếc dây xung quanh người và dòng xuống như một gói đồ. Đào đứng tựa vào thành cửa sổ. Lấy hết sức bình sinh để buông chiếc dây xuống từ từ, không một vấp váp. Khi thằng nhỏ đã tới đất, cô thấy mồ hôi đổ ra như tắm và đến nỗi không thể cử động nổi nữa. nhưng cô không để ý đến những chi tiết đó, vì cô phải xuống ngay với hai em.
Cô vừa xuống tới mặt đất, Loan vội thì thầm:
- Phía trái này không có ai, các cửa sổ đều đóng kín, em đã nhìn kỹ rồi chị ạ.
Ba chị em bèn lần theo lối đó đi ra vườn. Đất thì khô và cứng, không nom rõ vết chân.
Năm phút sau lũ trẻ phải dừng bước trước một bức tường cao chắn ngang lối đi
- Chết rồi … ra bằng cách nào?- Loan hỏi
Tiếng của con nhỏ run run. Để trấn an, Đào làm bộ vô tư đáp:
- Thì mình sẽ ra bằng lối cổng! Giản dị nhất
Dầu sao thì ra lối cổng vẫn dễ hơn leo qua tường. Ba chị em bèn lần theo chân tường ra phía cổng rồi sẽ núp gần đó để chờ cơ hội thoát ra ngoài. Dĩ nhiên, Du sẽ khám phá ra lũ trẻ đã biến mất: hắn sẽ có đủ thì giờ để lục soát toàn bộ khu vườn trước khi trời tối mịt không? Đó là một câu hỏi đáng lo ngại.
Lúc đó, trời đã tối hẳn. bóng đêm bao bọc khu vườn vắng vẻ. Đào vừa đi vừa cúi nhìn xuống đất để dẫn lối cho bé Quang. Khi ngẩng mặt lên, cô bé sửng sốt bước lùi lại: một căn nhà nhỏ hiện ra sau lùm cây, cửa đầy những song sắt lớn.
- Có phải một căn nhà tù đây không hả chị?- Loan run rẩy hỏi
- Các em đứng đợi chị ở đây nhé!
Nói đoạn Đào rón rén bước chung quanh căn nhà. Bên hông có một cái cửa sổ đóng kín. Phía kia là một cái cửa sổ cũng giống cái trước, có ánh đèn sáng lờ mờ. Nhịn thở, cô bé bước lại gần, kiễng chân nhìn vào trong. Cô thấy một căn phòng nhỏ có tủ để đồ đạc: những cuốn sách xếp đầy một chiếc tủ, mấy cái ghế bành trông có vẻ êm. Ngồi trước một chiếc bàn là một thiếu nữ đang đọc sách, tay chống vào trán. Đào chỉ trông thấy bộ tóc và nét cong gò má của thiếu nữ, cô bé sợ sệt tự hỏi không biết có phải đây là cô Thu Trang đang bị ông anh họ giam cầm hay không?
Thiếu nữ hình như cảm thấy có người nhìn mình vội ngẩng đầu lên: không, không phải cô Thu Trang. Trông vẻ mặt thiếu nữ buồn buồn … tại sao cô ở đây một mình?
Sự kiên nhẫn và sức chịu đựng của đứa bé con chỉ có giới hạn. Quang thấy cái trò chơi mà chị nó bày ra đã quá dài. Nó cho rằng bữa ăn mà nó vẫn trông đợi đang được sửa soạn trong căn nhà nhỏ này. Trước khi Loan đoán ra được ý định của thằng nhỏ hoặc ngăn ngừa nó lại, thì nó đã chạy thẳng ra cạnh Đào và gọi lên the thé:
- Chị Đào ơi! Sắp được ăn chưa thế?
Cô bé suýt ngã bổ chửng. Thiếu nữ trong nhà cũng giật mình, vội đứng dậy chạy ra cửa sổ và thấy Đào đang chực lôi Quang đi.
- Các em làm gì ở đây vậy?
Chạy trốn lúc này vô ích. Đào bèn đối phó với tình thế và để tranh thủ thời gian cô bèn hỏi lại:
- Thưa cô là ai?
Thiếu nữ lạ nhún vai thở dài đáp
- Chị thấy nói cho các em rõ cũng chẳng lợi ích gì, nhưng chị không có gì phải giấu, chị là Trang.
- Cô Trang- Đào sửng sốt nhắc lại- Cô muốn nói gì?
- Không phải cô này là cô giáo!- Quang bĩu môi đáp
Thiếu nữ bỗng quay nhìn vào phía trong vì một người đi ra, để lộ mặt dưới ánh đèn:
- Cô Thu Trang!- Đào kêu lên
- Đào! Quang! Trời ơi các em ở đây à?
Sắc mặt cô tái nhợt. Quang chẳng hiểu ra sao cả vội hỏi:
- Cô không bị đau ạ, thưa cô?
- Không, cô không bị đau gì cả! Em Đào! Em phải đi khỏi chỗ này ngay lập tức!
- Thưa cô! Chính em cũng muốn thế, nhưng không phải dễ gì, cô bé nhăn nhó đáp. Cô có thể giúp đỡ các em được không ạ?
- Không thể được … không thể được! Chúng ta bị nhốt ở đây: nhưng các em đã tới đây bằng cách nào? Trời ơi! Tôi phát điên mất! thôi các em đừng chậm trễ nữa, phải trốn ngay tức thì, đừng để người ta trông thấy các em ở đây!
- Thế còn bữa ăn?- Quang thất vọng hỏi.
- Thưa cô, có có gì cho nó không ạ? Một mẩu bánh mỳ hay bất cứ cái gì cũng được ạ!
- Có gói bánh quy trên đầu tủ đó chị Trang ạ!- Thiếu nữ nhắc
Cô giáo lấy gói bánh đưa qua chấn song sắt cho Đào :
- Các em đi lẹ lên nhé! Cô giáo thúc giục
Đào thấy cô khóc. Nhưng em không thể nào an ủi mặc dù em rất muốn. Sự hiện diện của hai thiếu nữ mang cùng một tên Trang làm em rất thắc mắc. Nhưng bây giờ không phải lúc khám phá ra điều bí mật này. Cô bé kéo tay Quang đi ra chỗ Loan và ba chị em lần bước trong đêm tối .
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




*_Cô Giáo Thu Trang Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: *_Cô Giáo Thu Trang   *_Cô Giáo Thu Trang I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
*_Cô Giáo Thu Trang
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Mẹo trang điểm khi đeo khẩu trang chống dịch Covid-19
» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
» TRANG THƠ THI HAO
» Siêu mẫu Vịt trình diễn thời trang.
» Trang thơ Phạm Văn Tá
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa đỏ-