Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Today at 12:06

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 08:53

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 "Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  Empty
Bài gửiTiêu đề: "Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại    "Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  I_icon13Tue 08 May 2012, 20:29

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại


"Zoom" toàn tập vào đời sống gia đình, trang phục, thức ăn, hôn nhân... của người Ai Cập.


Thời cổ đại, Ai Cập sở hữu một vùng đất màu mỡ, còn được gọi là “Đất đen” (trong khi tất cả những vùng sa mạc quanh thung lũng được gọi là “Đất đỏ”), chạy dọc sông Nile và mỗi năm lại nhận được rất nhiều phù sa bồi đắp của con sông hùng vĩ này.
Người Ai Cập cổ đại sinh sống, xây dựng nhà cửa trên vùng “Đất đen” trù phú và màu mỡ, tạo nên nền văn minh Ai Cập rực rỡ. Chúng ta cùng tìm hiểu cuộc sống thường ngày của họ qua chùm ảnh...


Đời sống gia đình



"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050710

Người dân Ai Cập cổ đại rất coi trọng đời sống gia đình. Họ trân trọng trẻ em và coi đó như một phước lành lớn lao. Trong gia đình thường dân, người mẹ sẽ tự tay chăm sóc con cái mình. Trong các gia đình giàu có hay giới quý tộc, nô lệ và quản gia sẽ chịu trách nhiệm phục tùng mọi nhu cầu của những đứa trẻ quyền quý này. Nếu một cặp vợ chồng hiếm muộn, họ sẽ cầu nguyện các vị thần và nữ thần để được giúp đỡ. Bên cạnh đó, họ đặt các lá thư chứa lời thỉnh cầu lên ngôi mộ của những người thân đã khuất với mong muốn nó sẽ chuyển điều ước nguyện tới các vị thần.

Người phụ nữ luôn phải chấp nhận phục tùng cha, chồng của mình, tuy nhiên, họ lại có quyền bình đẳng ở nhiều lĩnh vực khác. Họ có tư cách pháp lý để tham gia các công việc giao dịch kinh doanh, sở hữu đất đai và cũng phải chịu những mức phạt của tòa án như nam giới. Họ cũng có thể tham gia vào công việc kinh doanh khi người chồng đi vắng.

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050711

Với những gia đình quyền quý, họ gửi con trai của mình (từ 7 tuổi trở lên) đến trường để làm quen với các nghi lễ tôn giáo; tập đọc, viết và học số học. Khi trở thành những chàng trai, chúng sẽ được học làm kinh tế hay nghề thủ công từ người cha hoặc một nghệ nhân giỏi. Trong khi đó, các bé gái không được đến trường mà chỉ được học ở nhà từ những người thân trong gia đình mà thôi. Sau cái chết của cha mẹ, con trai sẽ được thừa kế đất đai, còn con gái chỉ được quyền thừa kế đồ đạc trong nhà và đồ trang sức. Nếu gia đình không có con trai, con gái sẽ được thừa kế toàn bộ.
Hôn nhân



"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050712

Những bé gái ở vùng nông thôn thường kết hôn ở tuổi 12, trong khi ở gia đình giàu có, các cô gái lấy chồng muộn hơn vài tuổi (khoảng 15, 16 tuổi). Các cuộc hôn nhân này thường được sắp xếp bởi cha mẹ và chỉ có một số ít là "đi theo tiếng gọi tình yêu". Những người đàn ông bình thường chỉ lấy 1 vợ, trong khi vua có quyền cưới cả chục cô gái. Trước khi kết hôn, hai vợ chồng có thỏa thuận rằng, người vợ sẽ nhận được trợ cấp từ chồng, những của hồi môn của người vợ sẽ được làm của riêng nếu chẳng may hôn nhân tan vỡ.

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050713

Ly hôn là một lựa chọn nếu chẳng may cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc hoặc người chồng đối xử không tốt với vợ. Ly hôn là một thủ tục đơn giản bao gồm một tuyên bố bãi bỏ cuộc hôn nhân trước các nhân chứng. Người vợ được quyền nuôi những đứa trẻ và được tự do tái hôn.
Đồ ăn



"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050714

Các loại đồ uống lên men (hồi đó chưa gọi là bia, rượu) là đồ uống chung cho mọi người, ở tất cả các tầng lớp trong xã hội.






"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050715

Người dân thường ăn một loại bánh mì duy nhất là bánh mì không men, hành và đôi khi là cá. Họ uống đồ uống lên men và rất hiếm khi được ăn thịt bò, ngoại trừ các ngày lễ hoặc do các Pharaoh ban cho.

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050716

Thức ăn của người giàu có thì đa dạng hơn nhiều, họ có khoảng 15 loại bánh mì khác nhau trong bữa ăn của mình, ăn kèm các loại rau phổ biến như: đậu lăng, rau diếp, dưa chuột, hành tây và củ cải. Đường không có sẵn ở Ai Cập, nhưng họ đã nuôi ong lấy mật để làm ngọt các loại thực phẩm. Các loại thịt từ gia súc, cừu, dê và lợn cũng thường có mặt trong bữa ăn.

Trang phục




"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050717

Trang phục của người Ai Cập cổ đại thường đa dạng màu sắc và trang trí rất cầu kì với nhiều đồ trang sức quý giá như vàng, ngọc trai… Họ rất thích trang điểm, kể cả đàn ông. Mắt là nơi trang điểm cầu kì và là nét đặc trưng nhất của người Ai Cập cổ. Không có nhiều sự khác biệt trong trang phục giữa các tầng lớp trong xã hội, sự khác biệt duy nhất chính là ở chất lượng vải và trang sức sử dụng.

"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  12050718

Các loại quần áo của người Ai Cập được làm từ vải lanh. Vải lanh được làm từ cây lanh - một loại cây được trồng dọc theo sông Nile. Những người phụ nữ trồng lanh, tới mùa thu hoạch thì tiến hành “xử lý” ngay trên đồng, sau đó đem về xe và dệt sợi.

Đàn ông Ai Cập cổ đại thường để trần phần trên, phần dưới quấn quanh thân một miếng vải lanh hoặc da thú, có đính lại ở phần ngang hông hay vùng thắt lưng. Trang phục này được gọi là skhen-ti. Để thể hiện đẳng cấp xã hội hay giai cấp, đàn ông quý tộc thường thắt thêm một miếng vải màu khác để tạo thành xếp nếp. Những kiểu váy quấn skhen-ti rất thịnh hành, phù hợp với người Ai Cập, không đòi hỏi nhiều công sức mặc, không có đường may nhưng lại được quấn một cách khéo léo và tinh tế.


"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại  120507kpAicap10_32386

Trang phục của người phụ nữ cũng rất đơn giản, đó là chiếc váy bó sát mang tên fulias, với 2 phần váy và gilê được may bằng vải lanh. Váy là phần vải được quấn quanh cơ thể từ ngực tới chân.

Sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
 
"Phong cách sống" đặc trưng thời Ai Cập cổ đại
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» BÁN HOA (Hàn Phong)
» Đường Thi
» SẦU CỐ QUẬN (Hàn Phong)
» Cổ Phong & Đường Luật
» Thơ Hàn Phong Vũ
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Chuyện lạ bốn phương, Khám phá-