Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun - Tóc Huyền

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Yến Phương

Yến Phương

Tổng số bài gửi : 461
Registration date : 11/01/2011

Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun - Tóc Huyền Empty
Bài gửiTiêu đề: Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun - Tóc Huyền   Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun - Tóc Huyền I_icon13Wed 18 Apr 2012, 03:04

Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun

Tóc Huyền


" - Chú ơi! ...Con còn hai tờ số này thôi, mua dùm cho con đi chú! ... Gần tới giờ xổ rồi, mua dùm con ..."

" - Cái con ranh con này! Mày dám xạo với tao hả ...? Khi nãy ở bùng binh trên kia mày cũng nói vậy, tao mua cho mày rồi ...?! Mày cũng nói mày còn hai tờ! Sao giờ đụng mặt tao nữa mà mày cũng dám nói với tao là mày còn hai tờ nữa hả?! Mày dám qua mặt tao hả ?! Tao đập cho chết giờ! Con ranh con, ai dạy mày đi láo với tao hả ? Cha mẹ mày dạy mày đi gạt người ta vậy hả ...??!!"

" - Chú ơi ... Con xin lỗi ... Không phải ba mẹ con dạy con nói ..."

"- Không phải ba mẹ mày hả, con ranh con nứt mắt! Mày tính gạt tao nữa hả?! Cút mẹ mày đi không tao đập cho mày nát kiếng, lòi mắt mày ra nghen con .... chết không thấy mặt ba má nghe con..!"

" - Chú ơi ...."

" - Con mất dạy ... Còn dám đứng đây nữa hả ... Cút mau hong ... Tao táng cho mày chết ..."
" - Chú ...."

***

Những ngày tháng đầu tiên sau khi chúng thả Ba tôi từ trại cải tạo về, nhà tôi đang túng quẫn không lối thoát. Nhà không có gì để bán nữa, tư trang Bà ngoại dúi cho cũng đã đội nón đi hết sau nhiều năm tháng đi "thăm nuôi" Ba tôi; và khi không còn tiền để sống và thực sự không còn tí gì để đi thăm nuôi Ba tôi thêm lần nữa, Mạ tôi đành phải dắt chị em nhà tôi rời xa Phan Thiết, về Long Xuyên nơi có ông bà ngoại đang ở cùng cậu anh của Mạ tôi. Mấy năm dài lây lất chờ Ba tôi về dài hơn bao giờ hết ... Cả đời từng đứng trên bục giảng - dạy học trò văn chương theo từng áng văn, từng ý thơ Đường - có bao giờ ai ngờ được bàn tay cầm phấn đó của Mạ tôi ... phải cầm cuốc và gánh nước trồng từng luống khoai, hàng bắp, đậu phụng, ... ở Phan Thiết, và khi về Long Xuyên phải tiếp tục lăn ra chợ kiếm sống nuôi con. Mạ tôi chạy ngược chạy xuôi xin được một việc làm Giáo vụ trong trường Trung học Y tế LX; Cái "chân" đó để được yên thân, cho công an khu vực ít làm khó dễ, vì những đồng lương chết đói đó không nuôi nổi mấy mẹ con.

Tủ thuốc lá nhỏ mẹ con nhà tôi ngồi bán lẻ đêm đêm nơi góc đường Đức Ký và Trưng Vương - có được nhờ mượn ít tiền từ một người bạn tốt bụng để sắm và đi mua "gối đầu" từ chú Lợi bán thuốc lá ngoài chợ - không đủ đắp đổi cho gia đình sáu miệng ăn có bốn đứa con đang lớn và đi học với bao nhiêu là tốn kém.

Ba tôi, như con hổ sa cơ, có tài mà nay không thể dùng tài để lo cho vợ con mình. Hai bàn tay tài hoa - ngày xưa từng cầm dao giải phẫu giúp cứu sống bao nhiêu người, bao nhiêu thương bệnh binh Việt Nam Cộng Hòa - đã bị Cộng Sản đày đọa làm việc khổ sai trên rừng rú bao nhiêu năm trở thành sứt sẹo, tan nát và nấm ăn hư mất mấy móng. "Thả" cho Ba tôi về với căn bệnh phù thủng, chúng tống thêm giấy "quản chế" giam lỏng thêm mấy năm nữa - hằng tháng phải đi "trình diện" ở đồn công an thị xã. Chúng không cho Ba tôi trở lại hành nghề Bác sĩ, không cho làm việc ở bệnh viện hay bất cứ phòng y tế nào, dù đi gõ bao nhiêu cửa, viết bao nhiêu "đơn xin" cũng vô vọng. Tất cả chỉ vì Ba tôi đã vừa là Bác sĩ y khoa giải phẫu, mà lại vừa là sĩ quan VNCH, nên ... "có quá nhiều thành tích "nợ máu với nhân dân""!

Không đành lòng nhìn vợ con đói khổ, Ba tôi tìm đủ mọi cách xoay sở. Có một người quen của Ba Mạ tôi lúc xưa làm cô giáo mà nay đi bán vé số chỉ cho, Ba tôi hì hục đóng một cái bàn nhỏ với tấm mốp gắn mười mấy cây đinh, và bàn với Mạ tôi bày bàn bán vé số ban ngày phụ thêm xem sao.

Vé số mỗi ngày xổ số của hai tỉnh lúc 4 giờ và 4 giờ rưỡi chiều. Người bán vé số lấy vé từ các "đại lý vé số" - các "đầu nậu" vé - từ một hai buổi chiều hôm trước cho các vé của ngày hôm sau xổ, và phải bán làm sao cho hết mới có tí tiền lời ra. Nếu không bán hết chiều đó thì phải đem trả lại cho đại lý trước 3 giờ rưỡi chiều để lấy tiền vốn lại, nếu không là phải "ôm" lỗ hết mà cụt vốn. May nhờ có cô bạn đó giới thiệu và bảo lãnh, một ông chủ đại lý vé số tốt bụng cho Ba tôi lấy cọc vé bán không phải trả trước hay đặt tiền cọc thế chân, mà ổng cho phép lấy vé bán xong rồi trả lại tiền vốn chiều hôm sau. Ổng giao hẹn và dặn đi dặn lại rằng nếu còn vé không bán hết, bắt buộc phải đem trả lại ổng trước 3 giờ rưỡi chiều.

Ngày đầu tiên, "ra hàng" đi bán vé số. Ba tôi buộc gác lên chiếc xe đạp cái bàn tự chế, thêm cái ghế, và chở ra góc đường Trưng Vương gần ngã tư với Khán đài, và để xuống sắp đặt gần bên nơi cô bạn của ba mạ tôi đang ngồi bán, và hơi xa xa bàn của một bà hơi già già đen đen có gương mặt dữ dằn. Chị em tôi đi bộ theo sau, ngồi chờ giữ bàn của cô bạn kia và của nhà tôi, trong khi cô dẫn Ba tôi đi nhận vé số đem về. Thời gian xóa nhòa, nên tôi không còn nhớ nổi ngày đầu tiên Ba tôi nhận bao nhiêu vé, nhưng chỉ nhớ rằng ... nhiều lắm, rải ra đầy kín cái bàn mốp tự chế của Ba tôi. Ngoài đường gió nhiều vì luồng xe ngược xuôi, nên những hàng đinh Ba tôi đóng trên bàn mốp không đủ sức giữ những tờ vé số, chúng cứ bay lật phật như muốn bung rách bay mất . Ngó qua bàn số của người ta, và cuối cùng chịu nghe lời góp ý của trong nhà ... Ba tôi biểu Chị tôi chạy đi mua một bọc dây thun nhỏ về để thắt thành dây, buộc nhiều vòng xung quanh bàn giữ cho các tờ vé số nằm yên không bay nữa.

Sáng hôm đó, có anh chị tôi ngồi giúp chào mời, nhưng đến trưa anh chị tôi phải về ăn cơm rồi đi học, nên chỉ còn tôi - may vì cô giáo tôi đi họp nên tôi được nghỉ học - ngồi bán phụ với Ba tôi .

Cha con tôi ngồi chào mời khách đi đường chạy xe đạp, xe Honda và đi bộ ngang mua dùm vé số, và chịu đựng những cái liếc xéo, nói xa nói gần cạnh khóe của một bà bán vé số gần đó. Có lẽ vì bà tức tối thấy ngày đầu tiên cha con tôi ra bán lại để gần bàn của bà vậy là "giành mối" của bả. Từ sáng đến trưa, cha con nhà tôi chỉ bán được một mớ vé. Có mấy người quen biết của gia đình chạy xe ngang thấy được, thương tình ghé vô mua dùm cho vài vé "lấy hên". Bà bán vé số già già đó cứ thấy vậy là lại mở đài ngoa ngoắt tiếp. Cô bạn bán kề bên an ủi, nói nhỏ với cha con tôi, "Kệ bả đi, đừng nghe bả nói ... Bả mỏi miệng cái bả im hà ..."

Đã quá trưa, sang chiều nên nắng rọi gắt, dù cha con nhà tôi phải dời lui bàn vé số về sát mái hiên nhà người ta nhưng vẫn không ăn thua gì cả. Hai cha con ăn cơm nguội với cá kho Mạ bới ở nhà cho mang theo. Trên bàn số của cha con tôi vẫn còn hơn một nửa số vé mua lúc đầu. Mặt Ba tôi cũng vã mồ hôi, có lẽ vì nóng thì ít mà vì lo nhiều hơn. Chồng và con của cô bạn kề bên chạy đi chạy về giúp bán lao xao. Chắc nhìn sang cha con tôi thấy tội quá, cô kêu tôi sang, lấy mấy sợi dây thun lẻ ràng vô cổ tay tôi, và chỉ vẽ:

"Con cầm cọc số chạy đi bán đi con, chiều gần tới giờ rồi. Nhưng mà con lận lưng mớ kia ...Con đừng đưa ra nguyên cọc khó bán ... Lấy 1 sợi cột 2 vé thôi, chạy đi mời người ta, nói là con còn 2 vé này thôi ... cột như vầy nè ...Con bán được 2 vé thì cất tiền đi, lấy 1 sợi trên tay con cột thêm 2 tờ khác rồi chạy mời tiếp ..."

Tôi nghe lời cô, chào Ba tôi rồi cầm xấp 10 vé nhét lận vô túi lưng quần, cài kim băng, cầm thêm 2 vé cột lại rồi chạy đi ... Từ chỗ cha con tôi bán, tôi vừa đi vừa chạy ... ghé vô năn nỉ bán 2 tờ số ở mấy tiệm sửa tivi, sửa đồng hồ dọc bên hông mé phải của khán đài ... chạy xuôi xuống mé chợ nơi mấy hàng bán trái cây, sinh tố ... qua mấy hàng giày dép, thuốc tây mé bên kia khán đài ... Đến chỗ trước mặt khán đài thì tôi đã bán hết được số vé tôi mang theo, nên hớt hơ hớt hải chạy ngược về lại chỗ Ba tôi ngồi.

" - ... Bé ... Bé ...! Sao con? Bán được không con ...?"

" - ... ... Để con uống nước ... [ ực ... ực ...] ... Con bán hết rồi Ba à ...! Tiền nè Ba cất dùm con ... Nãy giờ bán được không Ba? ... Mình còn bao nhiêu vé nữa Ba? ..."

" - Ba bán được thêm mấy vé. Mình còn hơn 40 vé con à ..."

" - Mấy giờ rồi Ba?"

" - Hơn hai giờ rồi con ..."

" - Vậy Ba đưa con 10 vé con chạy nữa ... Ba ngồi đây nghe ..."

" - Ừ ... ừ ... Con chạy cẩn thận ... coi chừng xe! ... Bé ...."

Tiếng Ba tôi chìm khuất lẫn trong tiếng ồn của dòng xe, vì tôi đã chạy xa mất rồi. Lần này tôi vừa đi vừa chạy vì lo bán không kịp. Tôi đi bán ngược lên hướng bùng binh trước "Mũi Tàu" ... ngang thư viện, bưu điện thị xã, qua mấy tiệm chụp hình mé trên Công trường Trưng Vương ... Nơi trước bùng binh hướng vô nhà lồng chợ vải là bãi đậu gởi xe, và góc trống để mấy ông chạy xe lôi tụ về đón khách đi chợ mướn chở đồ, chở người về nhà. Những gương mặt già có, trẻ có, nhưng tất cả đều đội những chiếc mũ lưỡi trai sờn mép, đen đúa, không che khuất được những gương mặt dãi dầu nắng gió, lam lũ vì mưu sinh. Tôi len lỏi chen vô, mời từ ông này qua ông khác, cũng ngại ngần sợ nên chỉ dám mời mọc kèo nài ông nào tôi thấy mặt có vẻ "hiền hiền" 2 tờ vé số trên tay. Có người rộng rãi mua ngay không cần coi số vé, có người cầm cầm coi rồi lắc đầu không mua, và cũng có người lắc đầu lạnh lùng ngó đi hướng khác, dù tôi kèo nài năn nỉ thiếu điều muốn khóc. Âu thì người ta cũng kiếm sống cực nhọc, chạy xe lôi kiếm đồng tiền đổ mồ hôi nước mắt nuôi gia đình, nên đâu có dễ dãi mua vé số dùm cho tôi được. Cứ bán được 1 cặp, tôi lại chạy vô một xó, nhét tiền vô túi cho kỹ, và lôi ra 2 vé số khác - buộc vòng dây thun lại rồi cầm chạy ra mời tiếp người khác ở cách đó xa xa một tí. Xe chạy vô ra như mắc cửi, vì vội quáng quàng lo nài nỉ bán nên mấy lần tôi mém bị xe lôi ủi cho. Chạy cũng không tránh được tiếng chửi với theo, "...mầy lọt tròng rồi hả ...?", "... Đui hả? ... muốn chết hả con?!"

Cứ lần hồi bán từng cặp 2 tờ vé số cột dây thun như vậy, tôi bán hết mớ 10 vé mang theo. Như vậy là đã chạy được 20 vé. Tôi chạy về lại chỗ Ba tôi, đã 2 giờ 45 chiều ... Đôi dép nhựa nứt quai, hôm trước tôi may hàn lại bằng cách đục lỗ rồi xâu chỉ, chắc chạy nhiều nên giờ bung chỉ ra. Tôi uống thêm nước lạnh cho bớt nóng, dúi tiền người ta trả vô tay Ba tôi, cầm 10 vé, mang thêm mấy sợi dây thun vô cổ tay, rồi chạy thêm vòng nữa - hướng gần rạp hát Minh Hiển vòng ngược bên kia của công trường Trưng Vương. Lần này thì chân đã mỏi lắm rồi, nên đi thôi chứ không chạy nổi nữa. Hỏi thăm 1 ông có mang đồng hồ trên tay, ... ba giờ 5 phút rồi! Tôi cầm cặp vé, mời hú họa từ mấy ông chạy xe đạp ôm, xe Honda ôm, sang mấy ông chạy xe lôi đang nghỉ chân hút thuốc trong bóng mát. Bán lần hồi, tôi còn đúng 1 cặp vé mà thôi. Lần này, run rủi trời xui đất khiến làm sao mà tôi mời trúng một ông chạy xe lôi đã mua dùm tôi cặp vé số trên kia, lúc ổng đậu trên mé bùng binh ....
...
... Những lời chửi rủa tuôn ra như muối xát vào mặt. Tôi cắm đầu chạy trốn ngược về bên kia khán đài, nhưng những lời rủa mắng đó vẫn theo văng vẳng bên tai ... Tôi khóc như mưa, nước mắt trào ra mờ cặp mắt kiếng to đùng quá khổ đeo trên mũi mà Mạ tôi mua cho tôi mang để thấy đường đi học và đọc chữ cô viết trên bảng. Tôi khóc cho sự oan ức, cho sự tủi nhục phải nghe người ta chửi đến cả cha mẹ mình, mà mình không thể nào trần tình được. Chùi ướt hai ống tay áo, hai vạt áo đàng trước đã ướt đầy nước mắt, tôi quẹt ướt luôn hai tờ vé số gần như dúm dó. Lê đôi dép đi tiếp, nhưng tôi không muốn quay về nơi Ba tôi đang ngồi, tôi không muốn Ba tôi nhìn thấy tôi ngay lúc này ... Và vì tôi vẫn còn 2 tờ vé số buộc vòng thun này. Có một ông già chạy xe đạp ôm đang núp nắng kế bên xe bán nước ngọt bên hông khán đài, chắc thấy gương mặt tèm lem nước mắt mếu máo mời vé số của tôi nhìn tội quá, nên mua dùm tôi cặp vé số ướt ngay khi tôi mời. Có lẽ, tôi giống đứa con gái út của ông, hay đứa cháu gái nhỏ đang ở nhà chờ ông ... Ông lật mũ lưỡi trai, cẩn thận xếp hai tờ vé số vô đó sau khi đưa tiền cho tôi, cầm vé số từ tay tôi, và ... trả lại tôi vòng dây thun. Tôi chỉ còn đủ sức lí nhí lời cảm ơn ông.

Tôi xin chị bán nước ngọt cho nửa ly nước lạnh, uống một hớp rồi dốc nước rửa cái mặt của tôi, xoa xoa mong cho bớt sưng cặp mắt. Chị bán nước ngọt rủa yêu, "Tao cho mầy uống cho đã khát, sao mầy đi rửa mặt, tốn nước tao ... mậy!" Tôi chỉ dám nhìn chị cười hơi mếu, thầm xin lỗi. Vuốt lại mái tóc ngắn lòi ra dưới nón nay chắc đã khét lẹt mùi nắng, tôi lê dép đi về hướng "sạp vé" của Ba tôi.

Không biết "ở nhà" Ba tôi có bán thêm được vé nào không? Có trả lại được vé không, hay là phải ôm vé hôm nay? Khi nãy ông già chạy xe ôm cho coi giờ, cái đồng hồ điện tử trên tay ổng chỉ 3 giờ 20 phút rồi ....

" - Bé ...! Bé ...! Con bán được hết chưa? ... Ba bán được thêm một mớ, còn mấy vé nữa cô N. [cô bạn bán kề bên] đem trả cho ông H. dùm Ba rồi! ... "

Thấy tôi từ đàng xa, Ba tôi đã mừng rỡ nói một hơi. Tôi kéo cái nón cho nó xuống thấp hơn một tí, nói nhanh,

" - Con bán hết rồi Ba! Tiền nè Ba!"

Tôi moi hết túi và dúi vội vô tay Ba tôi nắm tiền lẻ nhàu nát.

" - Bé..! Con sao vậy, sao mặt mũi con đỏ vậy ...?"

" - À ... Chắc con đi nắng nãy giờ ... mà ngoài đường bụi quá, con chà ..."

" - Thôi! Bé con đi về tắm rửa thay quần áo rồi nghỉ trước đi! Ba chờ xổ số xong tí nữa Ba chở đồ về ..."

" - ...Dạ!"

Tôi chỉ chờ có vậy. Tôi quay đi nhanh, nên chắc Ba tôi không thấy mặt tôi đâu. Lê đôi dép gần đứt đi hướng về ngã tư Đức Ký, về đến nhà, chỉ còn đủ sức ngã lăn trên giường, tôi thiếp đi không còn biết gì nữa ...

Hôm đó, cha con nhà tôi bán vé số không bị lỗ mất tiền.

Năm ấy, tôi lên mười tuổi.

***

Hơn hai mươi lăm năm, không ... gần ba mươi năm đã qua rồi. Ba tôi nay đã già, chắc chỉ còn nhớ mang máng rằng có những ngày nhà mình đi bán vé số. Và Ba tôi không biết chuyện tôi gặp ngoài đường hôm đó, vì tôi không kể lại cho ai trong gia đình tôi biết cả. Tôi đã quên không nhìn để nhớ lấy gương mặt ông già ân nhân đã mua dùm tôi hai tờ vé số cuối cùng trên tay tôi. Vòng dây thun buộc những tờ vé số ấy mà ông trả lại cho, tôi đã để lại bên kia Thái Bình Dương. Những vòng dây thun thuở ấy rộng hơn cổ tay tôi, cũng đã thuộc về miền quá khứ. Những giọt nước mắt oán hờn, tủi nhục ngày ấy cũng đã khô theo miền nắng gió.

Nhưng những lời chửi rủa từ ông chạy xe lôi, tôi vẫn không thể nào quên được! Như vết hằn trên cổ tay từ cọng dây thun cột rau quả mua từ siêu thị về - mà giờ đây tôi theo thói quen vẫn gỡ ra, tròng vô tay rồi "để dành" có khi cần tới ...

Những khi nhớ lại chuyện xưa, nhớ về những ngày ngày tháng cũ, như một cuốn phim quay chậm, nó lại trở về ...
Ba Mạ tôi cho tôi ra đời, nuôi dạy và cầu mong tôi lớn lên thành người ngay thật và sống đời công chính. Vì miếng cơm manh áo, vì nghèo khó khốn cùng, người ta dạy cho tôi biết dối trá để bán cho được chỉ mấy tờ vé số trên tay, dù chỉ được vài xu tiền lời. Và cái giá tôi phải trả, không chỉ là những giọt nước mắt rơi, hay là đong đầy tai những lời chửi rủa không chỉ riêng tôi cùng lời rủa lây cả Ba Mạ tôi mà thôi.

Bây giờ, nhiều lần, khi nhớ lại chuyện xưa, tôi ước tôi có thể gặp lại ông già chạy xe lôi đã giận dữ mắng tôi ngày ấy. Để tôi có cơ hội nói lời xin lỗi ông. Rằng tôi không oán ông. Và tôi sẽ trả lại ông món tiền ông đã mua dùm cặp vé số buộc dây thun nơi bùng binh ngày xưa, mua cho ông một mớ số khác để ông dò số cho vui, và giúp ông thêm một số tiền nhỏ cho lúc tuổi già .

Nhưng ... Ai có thể trả lại cho tôi những ngày tháng hồn nhiên của tuổi lên mười? Ai đã cướp mất những tháng năm vàng ngọc quý giá của Ba Mạ tôi, của gia đình tôi?

Và những giọt nước mắt của tôi ngày xưa, và của bây giờ mỗi khi nhớ về, làm sao hốt lại ...?


Tóc Huyền
Austin, Texas
02/03/2010
Về Đầu Trang Go down
 
Hai Tờ Vé Số Buộc Dây Thun - Tóc Huyền
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Ngó sen, bổ huyết, cầm máu
» Ngâm chân phòng chống cao huyết áp
» Bài tập thơ tám chữ - Diễm Huyền
» huyết áp như thế nào là thấp và như thế nào là cao
» Huyết sốt mỡ hành
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Truyện ngắn-