Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Xin Các Bạn Góp ý cho .

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next
Tác giảThông điệp
ThanhTruc



Tổng số bài gửi : 86
Registration date : 28/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 03:44

KÍnh gửi các bạn rành Thơ Đường Luật

Sau đây là cặp đối thứ 1 của một bài thơ Đường luật ( câu 3 & 4) , Tôi thấy ngờ ngợ dường như là không chỉnh mấy . Xin các bạn góp ý giúp xem có đúng như tôi nghĩ khg . Xin cảm ơn trước

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai

Tôi nghĩ TÔ = động từ
Trái lại ÁNH = danh từ ( Choàng khăn, choàng ao, choàng tay , choàng vai ...choàmg Ánh bạc _ánh sáng màu bạc )Ví khăn , áo , tay , vai , anh sáng đều là DANH TỪ .

Nếu đúng vậy thì DANH TỪ ( ánh ) làm sao đối được với ĐỘNG TỪ ( Tô) phải khg ạ ??? nên tôi nghĩ là CẶP ĐỐI NÀY CHƯA CHỈNH .
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 04:18

ThanhTruc đã viết:
KÍnh gửi các bạn rành Thơ Đường Luật

Sau đây là cặp đối thứ 1 của một bài thơ Đường luật ( câu 3 & 4) , Tôi thấy ngờ ngợ dường như là không chỉnh mấy . Xin các bạn góp ý giúp xem có đúng như tôi nghĩ khg . Xin cảm ơn trước

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai

Tôi nghĩ TÔ = động từ
Trái lại ÁNH = danh từ ( Choàng khăn, choàng ao, choàng tay , choàng vai ...choàmg Ánh bạc _ánh sáng màu bạc )Ví khăn , áo , tay , vai , anh sáng đều là DANH TỪ .

Nếu đúng vậy thì DANH TỪ ( ánh ) làm sao đối được với ĐỘNG TỪ ( Tô) phải khg ạ ??? nên tôi nghĩ là CẶP ĐỐI NÀY CHƯA CHỈNH .

:mim: Welcome ThanhTruc theo Gió Cao Nguyên đến với Đào Viên.
Đào Viên sẵn sàng trả lời tất cả các thắc mắc của các bạn thơ.
Tuy Shiroi không phải BGK nhưng Shiroi thuộc Ban Tổ Chức, tạm trả lời theo khả năng hiểu biết của Shiroi nhé.

Nhận xét của ThanhTruc về từ loại là đúng, không sai. Nhưng khi nói đến "đánh giá cao" thì ThanhTruc nên nghĩ đến vấn đề "tương đối" chứ không phải "tuyệt đối".
Đánh giá cao ở một cuộc thi chỉ có giá trị tương đối của cuộc thi, không có nghĩa là cao tuyệt đối. Điều này ThanhTruc đồng ý phải không ?

Nếu lấy thơ xưa ra mà nói, thì có biết bao nhiêu bài của tiền nhân không chỉnh mà được đánh giá cao, thậm chí đưa vào chương trình văn học để dạy cho sinh viên Việt Nam ?
Vì trong một bài thơ, còn có ý thơ, hồn thơ, tứ thơ, cảm xúc, kỹ thuật, nghệ thuật vận chuyển cả công sức tâm tư người viết nên bài thơ... Đánh giá một bài thơ, vì một chữ đối không chỉnh mà bỏ đi thì có phải là uổng phí bao nhiêu công trình quá có phải không ? Có thể trong những công trình đáng quý mà phải bỏ đi đó có lẽ cũng sẽ có thơ của ThanhTruc.

Trở lại cuộc thi thơ nhé.
Đương nhiên BGK rất coi trọng hai cặp đối trong một bài thơ ĐL. Nếu bài thơ thất đối hoàn toàn thì sẽ bị loại ngay, không được bình chọn.
Ở đây không phải là trường hợp này.
Bài mà ThanhTruc nêu ra là bài của SĐ đoạt giải nhất trong kỳ thi thơ mới đây. Nếu ThanhTruc xem kỹ... Bài thơ này "chỉ" đạt được 84/100 thôi.
Đương nhiên 16 điểm bay mất đó là khuyết điểm của bài thơ.

Thân mến
:mim:
Về Đầu Trang Go down
thanhbinh



Tổng số bài gửi : 34
Registration date : 07/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 07:24

Chào quý thi hữu!

Người đưa ra thắc mắc , kẻ bảo vệ thành công quả là tuyệt vời đủ sức thuyết phục, đây chỉ là cuộc thi thơ nhắm khích lệ tinh thần , xây nhịp cầu thâm giao.... Bài thơ trên mang đến cho chúng ta niềm tự hào về lĩnh vực văn học nhất là mảng thơ Đường luật đã gần như mai một ( nếu có chăng cũng chỉ" thuần hóa VN").
Đào Viên Thi Các đã mang niềm đam mê thực thụ , mang đến mùa xuân tràn đầy ý nghĩa cho hôm nay lẩn mai sau.

Với tác giả cũng nên điều nghiên lại theo tôi:

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng dát bạc cánh đào mai

Kính chúc tất cả thi hữu tràn đầy niềm tin yêu cùng mang đến cho nhau những hương vị ngọt ngào đầy sâu lắng.
Kính chào.


Được sửa bởi thanhbinh ngày Tue 28 Feb 2012, 07:52; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
The author of this message was banned from the forum - See the message
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 07:43

ThanhTruc đã viết:
KÍnh gửi các bạn rành Thơ Đường Luật

Sau đây là cặp đối thứ 1 của một bài thơ Đường luật ( câu 3 & 4) , Tôi thấy ngờ ngợ dường như là không chỉnh mấy . Xin các bạn góp ý giúp xem có đúng như tôi nghĩ khg . Xin cảm ơn trước

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai

Tôi nghĩ TÔ = động từ
Trái lại ÁNH = danh từ ( Choàng khăn, choàng ao, choàng tay , choàng vai ...choàmg Ánh bạc _ánh sáng màu bạc )Ví khăn , áo , tay , vai , anh sáng đều là DANH TỪ .

Nếu đúng vậy thì DANH TỪ ( ánh ) làm sao đối được với ĐỘNG TỪ ( Tô) phải khg ạ ??? nên tôi nghĩ là CẶP ĐỐI NÀY CHƯA CHỈNH .

Chào bạn ThanhTruc

Rất vui khi đón bạn vào đây. Thắc mắc của bạn chứng tỏ bạn cũng là một cây ĐL phải không? Mong sẽ được thưởng thức những vần thơ tuyệt tác của bạn.

Sau đây AH xin trả lời:

Thật ra khi thoạt nhìn 2 câu đối trên người ta có thể nghĩ rằng "ánh" là danh từ nên đối không chỉnh với "tô" là động từ. Nhưng suy nghĩ kỹ, bạn có thể thấy rằng "ánh" chính là động từ, với nghĩa là phản chiếu một phần ánh sáng, vậy thì đối hoàn toàn chỉnh với động từ "tô". Toàn nghĩa 2 câu sẽ là: những tia nắng trải xuống tạo cho bông thọ và bông cúc một màu vàng rực rỡ (bông thọ bông cúc vốn vàng rồi, nhưng nắng sẽ làm chúng vàng hơn), những giọt sương choàng qua làm cho cánh hoa đào hoa mai ánh lên màu bạc. Chính nhờ cặp đối xuất sắc này mà bài Hoa Xuân mới được đánh giá cao. Ngoài ra trong cặp đối thứ hai, hai từ bất tử và vô ưu vừa là tên hoa vừa mang ý nghĩa khác cũng là được điểm cao về kỹ thuật dùng từ.

Khi chấm bài, BGK cân nhắc rất kỹ càng trên nhiều tiêu chuẩn đánh giá gồm đủ các phần ý tưởng, tình cảm, bố cục, ẩn ý, vần luật, âm điệu, từ ngữ và mỹ từ pháp.

Cám ơn câu hỏi của bạn!

_________________________
Xin Các Bạn Góp ý cho . Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
THOAI_DU

THOAI_DU

Tổng số bài gửi : 635
Registration date : 08/12/2010

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 08:42

Ái Hoa đã viết:
ThanhTruc đã viết:
KÍnh gửi các bạn rành Thơ Đường Luật

Sau đây là cặp đối thứ 1 của một bài thơ Đường luật ( câu 3 & 4) , Tôi thấy ngờ ngợ dường như là không chỉnh mấy . Xin các bạn góp ý giúp xem có đúng như tôi nghĩ khg . Xin cảm ơn trước

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai

Tôi nghĩ TÔ = động từ
Trái lại ÁNH = danh từ ( Choàng khăn, choàng ao, choàng tay , choàng vai ...choàmg Ánh bạc _ánh sáng màu bạc )Ví khăn , áo , tay , vai , anh sáng đều là DANH TỪ .

Nếu đúng vậy thì DANH TỪ ( ánh ) làm sao đối được với ĐỘNG TỪ ( Tô) phải khg ạ ??? nên tôi nghĩ là CẶP ĐỐI NÀY CHƯA CHỈNH .

Chào bạn ThanhTruc

Rất vui khi đón bạn vào đây. Thắc mắc của bạn chứng tỏ bạn cũng là một cây ĐL phải không? Mong sẽ được thưởng thức những vần thơ tuyệt tác của bạn.

Sau đây AH xin trả lời:

Thật ra khi thoạt nhìn 2 câu đối trên người ta có thể nghĩ rằng "ánh" là danh từ nên đối không chỉnh với "tô" là động từ. Nhưng suy nghĩ kỹ, bạn có thể thấy rằng "ánh" chính là động từ, với nghĩa là phản chiếu một phần ánh sáng, vậy thì đối hoàn toàn chỉnh với động từ "tô". Toàn nghĩa 2 câu sẽ là: những tia nắng trải xuống tạo cho bông thọ và bông cúc một màu vàng rực rỡ (bông thọ bông cúc vốn vàng rồi, nhưng nắng sẽ làm chúng vàng hơn), những giọt sương choàng qua làm cho cánh hoa đào hoa mai ánh lên màu bạc. Chính nhờ cặp đối xuất sắc này mà bài Hoa Xuân mới được đánh giá cao. Ngoài ra trong cặp đối thứ hai, hai từ bất tử và vô ưu vừa là tên hoa vừa mang ý nghĩa khác cũng là được điểm cao về kỹ thuật dùng từ.

Khi chấm bài, BGK cân nhắc rất kỹ càng trên nhiều tiêu chuẩn đánh giá gồm đủ các phần ý tưởng, tình cảm, bố cục, ẩn ý, vần luật, âm điệu, từ ngữ và mỹ từ pháp.

Cám ơn câu hỏi của bạn!


:cuoi:


Hì hì ,
Thầy ơi ,
" ánh " ở đây là " ánh sáng " , là danh từ cơ ,
vì nó phải đi đôi với danh từ " bạc " làm nên DANH TỪ KÉP thì mới có ý nghĩa ,
Trong văn phạm ,
không bao giờ có 2 động từ đứng liền nhau trong cùng 1 câu ,
( cho dầu là tiếng Việt hay là tiếng nước ngoài )
cho dầu là câu ngắn hay câu dài ,
( trừ khi câu dài có dấu ngắt câu thành 2 câu ngắn )
Em nghĩ bạn Thanh Trúc nào đó thắc mắc hok có sai đâu ạ ...

Hì hì ,
là em phát biểu trên tinh thần khách quan ,
( hok biết có bị ghét bỏ hok đây ?!! )


:cuoi:


Được sửa bởi THOAI_DU ngày Tue 28 Feb 2012, 10:04; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 10:01

Tôi là lính mới vừa vào còn chân ướt chân ráo nhưng cứ mạnh dạn tham gia:
Mới đầu đọc tôi cũng nghĩ "ánh' là danh từ ghép với bạc, nhưng suy nghĩ kỹ tôi thấy đúng nó là động từ, "ánh" lên, nghĩa là làm cho nó sáng lên. Trên là tô mầu vàng, dưới là làm cho sáng lên ánh bạc. Nghĩa là nó rất đối, từ ý rất hay.
Mấy lời thô thiển cứ mạnh dạn góp vui.
Bùi Xuân Phượng (chữ kí thường dùng BXP)
Về Đầu Trang Go down
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 10:43


Nhã Đình đọc bài viết của anh Nguyễn Thế Duyên viết bên trang Hội quán trẻ và một số diễn đàn khác về "thơ Đường" nên mạo muội copy sang đây để các bạn cùng đọc:


Nhân đọc bài thơ “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường


Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

Bài thơ thật lạ! Nếu không có bốn chữ “Tam nguyên Yên đổ” trấn ở đầu bài thơ thì có lẽ hậu bối thơ đường ngày nay chắc sẽ xúm vào chê bai hết lời nhưng vì bốn chữ “Tam nguyên yên đổ” quá lớn khiến không có một ai trong đám “Đường gia trang” dám cất lời.
Tôi đọc đi đọc lại bài thơ và tự hỏi “Đây có phải là đường thi?” Chắc chắn là đường thi rồi bởi vì thời cụ tam nguyên làm gì còn lối thơ nào khác. Thế chẳng lẽ cụ Tam nguyên yên đổ không biết làm đường thi? Không dám đâu! Tôi mà nói chế chắc không phải là cụ tam nguyên mà thiên hạ sẽ tát cho tôi rụng hết cả răng. Vậy thì phải có một điều gì đó mà chúng ta chưa hiểu về thơ đường. Hình như chúng ta đổ xô vào cái vỏ của thơ Đường đó chính là niêm luật mà quên đi mất cái hồn cốt của nó .
Tôi vốn không thích thơ Đường và luôn quan niệm rằng thơ đường luôn luôn có một nhịp điệu đều đều , ru ngủ chỉ thích hợp với những trò ngâm vịnh nhạt nhẽo không thể chứa đựng nổi những ý tưởng đột phá, không thể chứa đựng được những phong cách thơ rất khác nhau. Đọc bài thơ này tôi bỗng giật mình. Có lẽ là tôi đã nhầm. Điều tôi tưởng chỉ đúng với những người, những bài thơ, những cây bút chỉ chú trọng đến cái vỏ của thơ đường còn với những nhà thơ chỉ chú ý đến hồn cốt thơ đường thôi thì vấn đề sẽ khác hẳn.
Ngay câu đầu tiên
“Năm mới vừa sang năm cũ qua”
Tuy nghèo ta vẫn mến nhà ta
. Câu thơ tự nhiên, dân dã không có một chút sáo mòn. Không một chút ước lệ. Nếu đặt câu thơ này bên cạnh câu “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” thì với những người chưa biết, chắc chẳng ai dám đoán đó là hai câu thơ của cùng một con người. Rõ ràng câu thơ trong thu điếu hay hơn, thoát tục hơn. Nó hay hơn bởi cái tính ước lệ “Ngõ trúc” của câu thơ. Bốn từ “Ngõ trúc quanh co” rất ước lệ nhưng cũng chính cái ước lệ này lại làm câu thơ bay bổng thoát tục. Người ta vẫn nói “Tính ước lệ” là một nhược điểm trong thơ cổ nhưng theo tôi chưa hẳn đã đúng. Điều này còn tùy thuộc vào văn cảnh cụ thể của từng bài thơ Câu thơ trong thu điếu rõ ràng là câu thơ của một văn nhân kì tài còn câu thơ trong mùa xuân dạy bảo các con cứ như câu thơ của một cụ nông dân buột mồm nói ra chăng? Chưa chắc đâu!. Nếu như cái đẹp của câu thơ thu điếu được bày hết ra cho ai cũng có thể nhận thấy mà không cần phải suy nghĩ thì cái hay trong hai câu thơ này lại được dấu kín trong phần nhịp thơ. Điều không phải ai cũng có thể nhận ra. Hãy đọc lại hai câu thơ này và ngắt hơi theo đúng nhịp thơ ta sẽ nhận ra cái nhịp điệu đều đều ru ngủ của thơ đường luật đã bị cụ phá vỡ. Nếu câu “Năm mới vừa qua năm cũ sang”Có nhịp bốn ba “Năm cũ vừa qua/ năm mới sang” của đường luật thì đến câu thứ hai lại có nhịp 2-2-4 cũng vẫn là đường luật nhưng mỗi câu một nhịp thơ khác nhau làm câu thơ linh động hẳn. Chưa hết! Nếu như ở câu thơ thứ hai ta tách chữ mến ra theo đúng ngữ pháp tiềg việt “Mến” Là động từ làm nhiệm vụ vị ngữ thì nhịp thơ sẽ là
Tuy nghèo/ ta vẫn/ mến/ nhà ta
Câu thơ trở nên cực kì linh động và cái “phong vị” thơ đường biến mất
Chín sào tư thổ Là nơi ở
Một bó tàn thư Ấy nghiệp nhà
Nếu tách chữ “Là” và chữ “Ấy” riêng ra như tôi đã nói ở trên ta sẽ thấy cụ tam nguyên chẳng thèm đếm sỉa đến luật thơ. Cụ chỉ để ý đến cái điều cụ muốn nói “Một bó tàn thư” mà thôi. Giữa cái buổi nhiễu nhương mà như cụ Tú Xương đã nói
Thôi có làm chi cái chữ nho
Ông nghè ông cống cũng nằm co
Sao bằng đi học làm thầy phán
Tối rượu sâm banh sáng sữa bò
Hay
Cô hàng bán sách lim dim ngủ
Thầy khoa tư lương nhấp nhổm ngồi
Thì cái đám tàn thư của cụ phải bó thành một bó cất lên gác bếp cũng là điều đương nhiên. Đọc câu thơ này dứt khoát tiếng “Ấy” phải tách riêng ra và cất giọng cao lên còn hai tiếng “Nghiệp nhà” Phải hạ giọng xuống và ngắt ngay ta sẽ nhận ra ngay cái vị chua chat của câu thơ. Nguyễn khuyến đúng là bậc thầy của thơ. Cụ dùng đến cả nhịp thơ để bày tỏ cảm xúc của mình. Thời cụ và trước cụ mấy ai đã làm được điều đó. Bây giờ ta hãy xét đến cặp đối của câu ba và bốn của bốn câu này. “Chín sào tư thổ” cụ đem đối với “Một bó tàn thư” rõ ràng không chuẩn mà thậm chí chẳng đối gì cả “Chín sào tư” ba từ đối với “Một bó” hai từ. “Thổ” một từ đối với “Tàn thư” hai từ. Chắc có bạn sẽ bảo “Tại sao ông lại tách ra như vậy? Phải gộp cả vào chứ. Phải là “Chín sò tư thổ” Và “một bó tàn thư” thì vẫn là cùng bốn từ và vẫn chuẩn” Vâng! Tất nhiên các bạn có thể gộp như thế và các bạn đi đếm số từ thì các bạn sẽ thấy nó là như nhau. Nhưng đây không phải là toán. Đây là văn chương vậy nó phải tuân theo quy luật của cách đọc. Rõ ràng khi bạn đọc “Chín sao tư/Thổ” bạn sẽ hơi dừng lại ( Ngắt hơi) ở chữ “Tư”bởi vì “Chín sào tư” là số từ bổ nghĩa cho từ “Thổ”. Còn khi đọc “Một bó /tàn thư” thì bạn lại phải hơi dừng lại ở từ “Bó”cũng vì lí do trên. Còn như bạn cố tình đọc liền một mạch không dừng gì thì tôi thua bạn.
Nếu như bốn câu đầu nhịp thơ có vẻ trục trặc không mang “Phong vị thơ đường” thì bốn câu sau lại hoàn toàn quay về với phong vị đường thi. Nhịp thơ đều đều, triền miên ẩn chứa một nỗi đau thời thế.
Trước cửa khói dày non khuất bóng
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa.
Nước mất rồi, nhà tan rồi, vua tôi đã thành bù nhìn. Tất cả chỉ còn là dĩ vãng.
Lộc vua đã hết, lộc nước chẳng còn có gì vui vẻ nữa đâu.
Một cặp. đối cực chuẩn. Ý thơ kín đáo với một nỗi đau khắc khoải trong tâm.
Ông dạy bảo các con ư? Không!Tôi không cho là như vậy. Đừng nghĩ hai câu kết của ông theo cái kiểu “Hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sỹ”. Nếu nghĩ như vậy bài thơ mất hết ý nghĩa và nó trở thành quá tầm thường không xứng với một bậc danh nho. Tôi muốn hướng sự cảm thụ của mình theo hướng “Giấy rách giữ lề” bởi vì nếu chỉ bảo với các con “ Chúng mày đi mà cày ruộng” Thì đâu cần đến hai câu đau đáu nhân tình
Trước cửa khói dày non khuất bong
Bên tường mưa ít cúc thưa hoa
Và những cuốn tàn thư cụ đã đốt đi rồi chứ gói lại một gói để làm gì? Còn như cụ muốn bảo với các con chúng mày hãy vừa theo đòi việc bút nghiên vừa đi cày đi thì lại càng vô lí nữa vì từ xưa chẳng có ông đồ nho nào làm nghề nông cả. Nhất là ba từ “Nối chí cha” Chưa bao giờ cụ tam nguyên có cái chí đi cày.
Người việt nam ta từ xưa đến nay luôn luôn có tư tưởng “Con hơn cha là nhà có phúc”. Và cụ cũng không nằm ngoài cái tư tưởng ấy.
Chúng ta chỉ có thể nghĩ ba từ “Lúa , đậu , cà” là một hình tượng cái gốc, cái lề,cái cốt cách của cụ mà cụ muốn con cái cụ noi theo.
Hãy quay lại một chút về tiểu sử của cụ để ta có thể nhận rõ điều này. Cụ làm quan
Trong thời kì pháp xâm lược việt nam. Vua tôi nhà Nguyễn đầu hàng, phong trào cần vương bị dập tắt. Chán nản và không muốn cộng tác với quân xâm lược cụ từ quan về quê. Thậm chí giả ốm về quê rồi nhưng triều đình và bọn xâm lược vẫn muốn cụ cộng tác với chúng nên có một thời gian cụ phải đến dạy con cho Hoàng cao khải. Tại đây cụ có một bài thơ vịnh kiều trong đó có câu
Thằng bán tơ kia dở mối ra
Làm cho bận đến cụ viên già
Tứ thơ cũng kín đáo giống như bài thơ này. Tóm lại là dù cụ đã về quê nhưng cụ vẫn luôn bị giới cầm quyền theo dõi.
Các con nối chí cha nên biết
Nghiên bút đừng quên lúa đậu cà
Là người trí thức đừng bao giờ quên đất nước và dân tộc. Phải chăng đấy mới là điều cu nhắn nhủ với các con và với tất cả chúng ta?
Chỉ có thể hiểu bài thơ theo nghĩa ấy mới xứng với cái tầm của người ba lần cưỡi đầu thiên hạ “1”
Hà nội 26-1-2012


Cưỡi đầu thiên hạ đã ba phen
Nguyễn Khuyến
Về Đầu Trang Go down
pumanew

pumanew

Tổng số bài gửi : 136
Registration date : 06/06/2011

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 11:21

"Ý TẠI NGÔN NGOẠI" nên theo Pu ai cũng có ý đúng cả!
Xét cặp:

"Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai"
Nếu hiểu theo nghĩa của câu trên là : Nắng trải tô mầu vàng cho bông thọ cúc thì ở đây là động từ còn vàng ở đây là tính từ và câu dưới thì Sương choàng những ánh bạc lên cánh đào mai thì cả ánh bạc ở đây đều là danh từ cả => thất đối! Điều đó thì đúng như bạn Thanh Trúc và bạn Gió Cao Nguyên nói! Nhưng có một điều rằng: thơ Đường luật được phân định dấu bằng cách ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 nên không thể xét cặp đối đó ở 3 từ giữa hai nhịp được

"Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc cánh đào mai"

mà phải đọc để hiểu theo lối ngắt nhịp của nó:

"Nắng trải / tô vàng / bông thọ cúc
Sương choàng / ánh bạc / cánh đào mai"

hoặc theo cách ngắt nhịp 4/3:

"Nắng trải tô vàng / bông thọ cúc
Sương choàng ánh bạc / cánh đào mai"

Nếu hiểu theo nghĩa của câu trên là : Nắng trải mầu vàng cho bông thọ cúc thì ở đây là động từ còn vàng ở đây là tính từ và câu dưới thì Sương choàng và làm ánh lên mầu bạc cho cánh đào mai thì ánh ở đây được coi là động từ. => Điều đó đúng như Thầy Ái Hoa đã giải thích! Tuy nhiên phải hiểu được ý của cặp câu đối đó là:
Nắng trảitô vàng thêm cho bông thọ cúc được vàng thêm với Sương choàng và "ánh" lên làm "bạc" đi mầu của cánh đào mai thì khi đó thì vàng và bạc sẽ là tính từ mới là logic...

Nếu sửa lại cho đúng như Thanh Bình đã nêu:

Nắng trải tô vàng bông thọ cúc
Sương choàng dát bạc cánh đào mai

thì chuẩn đối nhưng sẽ không hay và nét bằng câu của tác giả Sĩ Đoan vì nó quá thông dụng. Một bài thơ hay thường phải kèm thêm từ mới mẻ, tránh sáo mòn theo nếp cũ!
Còn có một ý khác là:

Nắng trải làm cho những đóa thọ cúc đó trông như cái tô (bát to) vàng - khi đó thì tô = danh từ - nên sẽ đối được Sương choàng làm cho những cánh đào mai như những ánh bạc!
Một bài thơ đoạt giải sẽ còn có nhiều tranh luận - bản thân điều đó cũng sẽ làm cho bài thơ đó hay hơn!
Bài trả lời của Tỷ Shiroi là chuẩn nhất - "bó đũa chọn cột cờ"!
Cũng chỉ là vài lời "Ý NGÔN TẠI NGOẠI" thô thiển của Pu! Pu mong các cao thủ thứ lỗi! Chúc mọi người Vui!


@ Tiểu Nhã Đình:
Ý Bác Thế Duyên:
Chín sào tư / thổ / là nơi ở,
Một bó /tàn thư / ấy nghiệp nhà

Nhưng thơ Đường luật thì ngắt nhịp 2/2/3 hoặc 4/3 chứ không thể ngắt nhịp 3/4 như vậy được đâu!!!

Chín sào / tư thổ / là nơi ở,
Một bó / tàn thư / ấy nghiệp nhà!
Về Đầu Trang Go down
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 11:48

Tiểu Nhã Đình đã viết:

Nhã Đình đọc bài viết của anh Nguyễn Thế Duyên viết bên trang Hội quán trẻ và một số diễn đàn khác về "thơ Đường" nên mạo muội copy sang đây để các bạn cùng đọc:


[color=darkred]Nhân đọc bài thơ “Mùa xuân dạy bảo các con” thử bàn một chút về thơ đường


Năm mới vừa sang, năm cũ qua
Tuy nghèo, ta vẫn mến nhà ta.
Chín sào tư thổ là nơi ở,
Một bó tàn thư ấy nghiệp nhà.
Trước cửa khói dày non khuất bóng,
Bên tường, mưa ít, cúc thưa hoa.
Các con nối chí cha nên biết:
Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà.

======================
Chín sào tư thổ Là nơi ở
Một bó tàn thư Ấy nghiệp nhà

Bây giờ ta hãy xét đến cặp đối của câu ba và bốn của bốn câu này. “Chín sào tư thổ” cụ đem đối với “Một bó tàn thư” rõ ràng không chuẩn mà thậm chí chẳng đối gì cả “Chín sào tư” ba từ đối với “Một bó” hai từ. “Thổ” một từ đối với “Tàn thư” hai từ. Chắc có bạn sẽ bảo “Tại sao ông lại tách ra như vậy? Phải gộp cả vào chứ. Phải là “Chín sò tư thổ” Và “một bó tàn thư” thì vẫn là cùng bốn từ và vẫn chuẩn” Vâng! Tất nhiên các bạn có thể gộp như thế và các bạn đi đếm số từ thì các bạn sẽ thấy nó là như nhau. Nhưng đây không phải là toán. Đây là văn chương vậy nó phải tuân theo quy luật của cách đọc. Rõ ràng khi bạn đọc “Chín sao tư/Thổ” bạn sẽ hơi dừng lại ( Ngắt hơi) ở chữ “Tư”bởi vì “Chín sào tư” là số từ bổ nghĩa cho từ “Thổ”. Còn khi đọc “Một bó /tàn thư” thì bạn lại phải hơi dừng lại ở từ “Bó”cũng vì lí do trên. Còn như bạn cố tình đọc liền một mạch không dừng gì thì tôi thua bạn.
=========================

Không thể không góp ý !

Thật là FUNNY (TỨC CƯỜI) cái đoạn bình loạn trên đây : Vì CHÍN SÀO TƯ THỔ nghĩa là "9 sào đất tư, đất riêng" lại được hiểu thành 9 sào 4 thổ (9,4 sào đất)

Chữ TƯ tiếng Hán Việt nghĩa là riêng, riêng tư
TƯ THỔ đối với TÀN THƯ là chính xác hoàn toàn

Sao lại có kiểu BÌNH LOẠN lung tung như thế được ?

rose

Về cặp đối trong bài thơ của Sĩ Đoan :

-Một điểm chưa chỉnh khác là 2 chữ THỌ CÚC (CÚC VẠN THỌ : Một loại hoa) đem đối với ĐÀO MAI (Hoa đào và hoa mai : Hai loại hoa)

-Chữ TÔ nếu chỉnh thành TƠ , Chữ THỌ nếu chỉnh thành HUỆ thì cặp đối sẽ hoàn chỉnh anh Sĩ Đoan ạ

Chúc anh luôn vui

HSN

:bong: rose :hoa:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
Tiểu Nhã Đình



Tổng số bài gửi : 62
Registration date : 27/02/2012

Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13Tue 28 Feb 2012, 12:09

Bạn HanSyNguyen hãy bình tĩnh, tôi copy tất cả những góp ý thắc mắc cho bạn xem. bạn không nên phê phán một cách như vậy:

Trích dẫn :
Nắng Xuân đã viết:

Biết đâu đất nhà cụ Tam Nguyên Yên Đổ chỉ có 9 sào, chứ không phải 9,4 sào không? Tư thổ là đất riêng và như vậy thì bài thơ đối rất chuẩn. Tư thổ (đất riêng) >< Tàng thư (nơi cất giữ sách).
Anh hãy xem lại giúp là TÀN THƯ hay TÀNG THƯ nhé.
TÀN THƯ: những cuốn sách cũ.
TÀNG THƯ: nơi cất giữ sách quý.
Trích dẫn :
Nguyễn Thế Duyên đã viết:

Thổ là đất ở còn đất canh tác gọi là điền. Điền thì phân ra tư điền ( đất tư) công điền (Đất nhà nước) và canh điền (Đất cho thuê) còn thổ thì đuơng nhiên là đất tư nhân vì ngày xưa chính quyền công nhận quyền sở hữu đất đai nên trong từ cổ không thấy có từ "Tư thổ"

XÉT THEO VĂN CẢNH CUẢ BÀI THƠ THÌ ĐÂY PHẢI LÀ TÀN THƯ ( SÁCH NÁT, SÁCH CŨ)

Để xem ai mới tức cười (tôi chả biết tiếng Anh nên tôi dùng tiếng Việt? dd
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Xin Các Bạn Góp ý cho . Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Xin Các Bạn Góp ý cho .   Xin Các Bạn Góp ý cho . I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Xin Các Bạn Góp ý cho .
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 8 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: NGHINH TÂN CÁC :: Thông báo, Thắc mắc, Ý Kiến-