Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lớp học Thư Pháp

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 15:27

Một số Nhã từ thường viết Lạc khoản trong Thư pháp

Theo tiết (các ngày lễ):

Ngày mùng 1 Tết - 正月初一:Nguyên đán - 元旦, Nguyên nhật - 元日,Nguyên sóc - 元朔,Nguyên chính - 元正,Nguyên xuân - 元春,Nguyên thần - 元辰,Chính triêu - 正朝,Tam triêu - 三朝,Cải đán - 改旦,Tam nguyên - 三元,Tuế triêu - 岁朝。

Ngày mùng 7 Tết - 初七:Nhân nhật - 人日。

Ngày rằm Nguyên tiêu - 正月十五:Nguyên tiêu - 元霄,Nguyên tịch - 元夕,Nguyên dạ - 元夜,Đăng tiết - 灯节,Thượng nguyên - 上元。

Ngày mùng 1 tháng 2 - 二月初一:Trung hoà nhật - 中和日。

Ngày 3 tháng 3 - 三月初三: Trùng tam - 重三,Thượng tỵ - 上巳,Tam tỵ - 三巳,Lệnh tiết - 令节,Thượng trừ - 上除。

Ngày mùng 8 tháng 4 - 四月初八:Dục phật nhật - 浴佛日。

Ngày 19 tháng 4 - 四月十九:Hoán hoa thiên - 浣花天,Hoán hoa nhật - 浣花日。

Ngày 5 tháng 5 - 五月初五:Đoan ngọ - 端午,Ngọ nhật - 午日,Bồ tiết - 蒲节。

Ngày 6 tháng 6 - 六月初六: Thiên huống tiết - 天贶节。

Ngày 7 tháng 7 - 七月初七:Thất tịch - 七夕,Khất xảo tiết - 乞巧节,Tinh tiết - 星节。

Ngày 15 tháng 7 - 七月十五:Trung nguyên - 中元。

Ngày 15 tháng 8 - 八月十五:Trung thu tiết - 中秋节。

Ngày 9 tháng 9 - 九月初九:Trùng dương - 重阳,Trùng cửu - 重九,Cúc hoa tiết - 菊花节。

Ngày 15 tháng 10 - 十月十五:Hạ nguyên - 下元。

Ngày 30 tháng 12 - 十二月三十:Trừ tịch - 除夕,Ninh tuế - 宁岁。

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 15:31

Một số kiểu viết ngày trong Lạc khoản

Mỗi tháng từ mùng 1 đến mùng 10 gọi là "Thượng hoán - 上浣"

Mỗi mùng 1 đầu tháng gọi là "Sóc - 朔”,“Đán - 旦”,“Ngạch - 额。”

Mỗi ngày 15 hàng tháng gọi là "Vọng - 望。”

Mỗi ngày 16 hàng tháng gọi là "Ký vọng -既望”,“Vọng hậu - 望后。”

Mỗi ngày cuối tháng gọi là "Hối - 晦。”

Trước Tết thanh minh 1 - 2 ngày hàng năm gọi là "Hàn thực tiết - 寒食节。”

- // -
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:17

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Ng003

Một chiếc nghiên mài mực để viết Thư pháp
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:21

Nghiên mực và Mực trong Thư pháp

Ngày nay Nghiên mực và Mực không mấy còn quan trọng lắm cho việc Học Thư pháp vì nghiên là vật dụng vốn để mài mực và đựng mực , thì ngày nay mực đã được pha sẵn và nghiên cũng được sản xuất rất đa dạng. Với người học thì chỉ cần dùng một cái đĩa là đã có thể dùng được.

Tuy nhiên với Thư pháp gia thì việc sở hữu một hay vài cái nghiên quý hiếm và cổ là một điều hết sức quý giá. Và trong văn phòng tứ bảo thì Nghiên là đồ còn tồn tại lâu hơn cả. Chiếc nghiên đầu tiên còn ghi lại trong Tây Thanh Nghiễn Phổ là Bích Thủy Noãn của Vương Khâm đời Đông Tấn (500 TTL). Một chiếc nghiên cổ khác có tên là Ngọc Lan Đường cũng vào thời này. Thế nhưng đó chỉ là những cổ vật danh tiếng được ghi lại chính thức, giấy trắng mực đen. Những nhà khảo cổ hiện nay còn tìm được những cổ nghiễn lâu hơn thế nhiều. Năm 1975, tại một mộ cổ vùng Hồ Bắc tìm được một nghiên cổ đời Tần có khoảng 2,200 năm trước. Năm 1980, một nghiên cổ đến 5000 năm tìm thấy tại Tây An, Thiểm Tây, có cả một số mực hạt, một bát sứ đựng nước mài mực.

Đời Tống được coi là cao điểm của việc tạo nghiên. Về sau chỉ có vua Càn Long nhà Thanh là người say mê nghiên cổ và phát triển nghề đục nghiên ra toàn quốc. Nhiều trung tâm tại Quảng Đông, Giang Tô, Chiết Giang, An Huy và các tỉnh được thành lập. Viện bảo tàng Đài Loan hiện nay có rất nhiều nghiên phần lớn là do vua Càn Long ra lệnh sưu tầm.

Về mực như đã nói ở trên thì hiện nay đã có nhiều loại mực pha sẵn nên người Học và Viết Thư pháp không còn phải mài mực nữa. Tuy vậy với những Thư Pháp gia còn nặng lòng hoài cổ hoặc nhằm làm lắng đọng tâm thức thêm một lần vui thú với thơ với mực mà họ vẫn sử dụng mực mài cũng còn là để thêm một lần tu tâm dưỡng tính....

- uhdp sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:24

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Gac2

Hình ảnh một số thỏi mực tầu
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:28

Một số Nhã từ thường viết Lạc khoản trong Thư pháp

Theo can chi - 干支:

Giáp tý - 甲子 (Yên Phùng Khốn Đôn - 阏逢 困敦); Ất Sửu 乙丑 (Chiên Mông Xích Bị Nhược - 旃蒙 赤奋若); Bính Dần 丙寅 (Nhu Triệu Nhiếp Đề Cách- 柔兆 摄提格); Đinh Mão丁卯 (Cường Ngữ Đơn Yên - 强圉 单阏); Mậu Thìn - 戊辰 (Trước Ung Chấp Từ - 箸雍 执徐) ; Kỷ Tỵ - 已巳 (Đồ Duy Đại Hoang Lạc - 屠维 大荒落); Canh Ngọ - 庚午 (Thượng Chương Đôn Tường - 上章 敦戕); Tân Mùi - 辛未 (Trùng Quang Hiệp Hiệp - 重光 协洽); Nhâm Ngọ - 壬申 (Huyền Quân Than - 玄 君滩); Quý Dậu 癸酉 (Chiêu Dương Tác Ngạc - 昭阳 作噩) ; Giáp Tuất - 申戌 (Yên PhùngYêm Mậu - 阏逢 阉茂); Ất Hợi - 乙亥 (Chiên Mông Đại Uyên Hiến - 旃蒙 大渊献)

Bính Tý - 丙子 (Nhu Triệu Khốn Đôn - 柔兆 因敦);Đinh Sửu - 丁丑 (Cường Ngữ Xích Bị Nhược - 强圉 赤奋若); Mậu Dần - 戌寅 (Trước Ung Nhiếp Đề Cách - 箸雍 摄提格) ; Kỷ Mão - 己卯 (Đồ Duy Đơn Yên - 屠维 单阏); Canh Thìn - 庚辰 (Thượng Chương Chấp Từ - 上章 执徐); Tân Tỵ - 辛巳 (Trùng Quang Đại Hoang Lạc - 重光 大荒落); Nhâm Ngọ - 壬午 (Huyền Đôn Tường - 玄 敦戕) ; Quý Mùi - 癸未 (Chiêu Dương Hiệp Hiệp - 昭阳 协洽); Giáp Thân - 甲申 (Yên Phùng Quân Than - 阏逢 君滩); Ất Dậu - 乙酉 (Chiên Mông Tác Ngạc - 旃蒙 作疆); Bính Tuất - 丙戌 (Nhu Triệu Yêm Mậu - 柔兆 阉茂); Đinh Hợi - 丁亥 (Cường Ngữ Đại Uyên Hiến - 强圉 大渊献)

Mậu Tý - 戊子 (Trước Ung Khốn Đôn - 箸雍 困敦); Kỷ Sửu - 己丑 (Đồ Duy Xích Bị Nhược - 屠维 赤奋若); Canh Dần - 庚寅 (Thượng Chương Nhiếp Đề Cách - 上章 摄提格); Tân Mão - 辛卯 (Trùng Quang Đơn Yên重光 单阏); Nhâm Thìn - 壬辰 (Huyền Chấp Từ - 玄 执徐); Quý Tỵ - 癸巳 (Chiêu Dương Đại Hoang Lạc - 昭阳 大荒落); Giáp Ngọ - 甲午 (Yên Phùng Đôn Tường - 阏逢 敦戕); Ất Mùi - 乙未 (Chiên Mông Hiệp Hiệp - 旃蒙 协洽); Bính Thân - 丙申 (Nhu Triệu Quân Than - 柔兆 君滩) ; Đinh Dậu - 丁酉 (Cường Ngữ Tác Ngạc - 强圉 作噩); Mậu Tuất - 戊戌 (Trước Ung Yêm Mậu - 箸雍 阉茂); Kỷ Hợi - 已亥 (Đồ Duy Đại Uyên Hiến - 屠维 大渊献)

Canh Tý - 庚子 (Thượng Chương Khốn Đôn - 上章 困敦); Tân Sửu - 辛丑 (Trùng Quang Xích Bị Nhược - 重光 赤奋若); Nhâm Dần - 壬寅 (Huyền Nhiếp Đề Cách - 玄 摄提格) ; Quý Mão - 葵卯 (Chiêu Dương Đơn Yên - 昭阳 单阏); Giáp Thìn - 甲辰 (Yên Phùng Đại Hoang Lạc - 阏逢 大荒落); Ất Tỵ - 乙巳 (Chiên Mông Đại Hoang Lạc - 旃蒙 大荒落)Bính Ngọ - 丙午 (Nhu Triệu Đôn Tường 柔兆 敦戕)Đinh Mùi - 丁未 (Cường Ngữ Hiệp Hiệp - 强圉 协洽); Mậu Thân - 戊申 (Trước Duy Quân Than - 箸雍 君滩); Kỷ Dậu - 己酉 (Đồ Duy Tác Ngạc - 屠维 作噩) ; Canh Tuất - 庚戌 (Thượng Chương Yêm Mậu - 上章 阉茂); Tân Hợi - 辛亥 (Trùng Quang Đại Uyên Hiến - 重光 大渊献)

Nhâm Tý - 壬子 (Huyền Khốn Đôn - 玄 困敦); Quý Sửu - 葵丑 (Chiêu Dương Xích Bị Nhược - 昭阳 赤奋若) ; Giáp Dần - 甲寅 (Yên Phùng Nhiếp Đề Cách阏逢 摄提格); Ất Mão - 乙卯 (Chiên Mông ĐơnYên - 旃蒙 单阏); Bính Thìn - 丙辰 (Nhu Triệu Chấp Từ - 柔兆 执徐); Đinh Tỵ - 丁巳 (Cường Ngữ Đại Hoang Lạc - 强圉 大荒落) ; Mậu Ngọ - 戊午 (Trước Ung Đôn Tường - 箸雍 敦戕); Kỷ Mùi - 己未 (Đồ Duy Hiệp Hiệp - 屠维 协洽); Canh Thân - 庚申 (Thượng Chương Quân Than - 上章 君滩); Tân Dậu - 辛酉 (Trùng Quang Tác Ngạc - 重光 作噩); Nhâm Ngọ - 壬戌 (Huyền Yêm Mậu – 玄 阉茂); Quý Hợi - 葵亥 (Chiêu Dương Đại Uyên Hiến - 昭阳 大渊献)

- // -
Về Đầu Trang Go down
Hương Tiêu



Tổng số bài gửi : 361
Registration date : 05/07/2011

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:37

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Dongkhanh

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Dongkhanh2

Một chiếc nghiên mực cổ có khắc 4 chữ Đồng Khánh sắc tứ của Việt Nam
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:44

Cách chọn bút lông trong Thư pháp

Bút có bốn cái "đức" (四德 - Tứ đức) (hiểu là đặc tính): đó là Tiêm, Tề, Viên, Kiện (尖、齊、圓、健), dưới đây xin lần lượt giới thiệu:

Tiêm: khi lông bút chụm lại, ngòi bút phải nhọn . Bút có nhọn thì viết chữ mới dễ ra góc cạnh , biểu lộ được thần thái . Các tác giả thư pháp thường khiêm tốn mà xưng là "phốc bút" (禿筆 - bút tù) nhưng loại bút tù không có ngòi nhọn khó biểu hiện được tinh thần của thư pháp . Khi mua bút mới, ngòi lông thường có keo nên tụ lại, rất dễ phân biệt . Khi kiểm tra bút cũ, trước hết nhúng ướt ngòi bút, ngòi bút sẽ tụ lại, có thể phân biệt bút tù hay nhọn .

Tề: khi bóp đầu bút bằng ra, các đầu lông trải đều ra. Bút được gọi là "tề" nếu đầu các sợi lông bằng nhau , không thò thụt , khi vận bút sẽ đạt được cảnh giới " Mọi sợi lông đều có lực " (萬毫齊力 - Vạn hào tề lực) . Tuy nhiên muốn kiểm tra điều này phải làm bút mất lớp keo đi, vì vậy khi mua không làm được .

Viên: Chỉ việc ngòi bút tròn đều, lông bút dầy dặn . Lông bút dầy tức là khi viết sẽ có lực , nếu không dáng chữ sẽ gầy guộc, thiếu sinh lực . Bút "viên" khi vận sẽ được như ý . Khi chọn mua bút, ngòi bút có keo, quan sát kỹ sẽ biết có tròn đều hay không .

Kiện: Là sự đàn hồi của ngòi bút; thử ấn ngòi bút rồi nhấc bút lên, ngòi trở về trạng thái cũ . Cây bút có sự đàn hồi, lúc vận bút sẽ được như ý, thông thường, lông thỏ, lông sói đàn hồi hơn lông dê, khi viết chữ sẽ có khí thế . Về vấn đề này, sau khi rửa sạch lớp keo, nhúng ẩm bút rồi ấn thử sẽ biết bút có "kiện" hay không .

"Tứ đức" nói lên công dụng của cây bút, lúc chọn bút cần chú ý mình đang lâm mô thiếp nào . Gọi là " dùng bút nhà nào được chữ nhà ấy" (用某家所用的筆,又寫他那一種字) . Cần phán đoán xem thư pháp gia đó dùng loại bút nào, bằng cách nhìn vào bút tích của họ : phong cách chữ cứng cáp dùng bút Kiện Hào, phong cách chữ tròn trịa đầy đặn dùng bút Nhu Hào, nếu không phân định được thì dùng Kiêm Hào . Đặc tính của bút sẽ quyết định tới chữ viết ra, chỉ có chọn đúng mới đạt tới cảnh giới cao của thư pháp . Còn một điểm nữa là hình chữ lớn hay nhỏ , nếu viết chữ to phải dùng bút to, viết chữ nhỏ dùng bút nhỏ . Dùng bút nhỏ mà viết chữ to sẽ làm hỏng bút mà cũng không thể vận được như ý , dùng bút to viết chữ nhỏ sẽ tương tự như dùng dao mổ trâu mà giết gà vậy .

- uhdp sưu tầm -
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:48

Lớp học Thư Pháp - Page 5 But202

Hình ảnh những cây bút lông thường dùng trong Thư Đạo ở Nhật Bản
Về Đầu Trang Go down
unghoadaphu



Tổng số bài gửi : 566
Registration date : 25/06/2009

Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13Fri 02 Mar 2012, 17:50

Cách bảo quản bút lông trong Thư pháp

Có được cây bút tốt thì việc bảo quản phải được đặt ra hàng đầu . Dùng bút mới, đầu tiên phải biết cách "khai bút" . Lấy cây bút mới đó nhúng vào nước ấm, ngâm một lúc, khi nào lông bút rời nhau ra là được, không nên ngâm lâu vì keo ở gốc bút sẽ bị hòa tan dẫn tới tình trạng "có bút mà không có ngòi lông" , ngòi sẽ dễ bị rụng ra . Bút Tử Hào khá cứng vì thế nên ngâm lâu hơn một chút .

Làm bút ẩm là việc cần thiết trước khi viết chữ, không nên nhúng ngay bút vào mực để viết . Đầu tiên dùng nước sạch ngâm ẩm ngòi bút, sau đó nhấc bút ra, không nên ngâm lâu vì sẽ làm tan keo ở gốc ngòi bút . Sau đó treo ngược bút lên cho đến khi ngòi bút trở về trạng thái ban đầu, mất khoảng 10 phút . Phải treo bút ở nơi khô ráo, nếu dùng bút khô mà viết chữ ngay, lông bút sẽ kết dính lại với nhau, dễ đứt gấy, mất tính đàn hồi .

Làm xong những việc đó mới đem bút ra viết, việc "nhúng mực " (入墨 - nhập mặc) đòi hỏi học vấn cao . Muốn lấy mực vừa đủ để mực thấm đẫm ngòi bút, phải làm ngòi bút hết nước, có thể dùng giấy thấm nước cho khô đi . Gọi là "khô" không có nghĩa là khô cong mà nên để một lượng nước nhỏ đủ làm bút ẩm .

Sau khi viết phải lập tức rửa bút . Trong mực có keo, nếu không rửa bút ngay , ngòi bút sẽ bị kết dính với mực và keo, lần sau sử dụng sẽ khó hòa tan, làm bút chóng hỏng .

Sau khi rưả sạch, trước hết phải làm sạch nước và mực còn sót lại rồi mới treo lên giá, để nước nhỏ hết, cho tới khi khô thì thôi . Nên treo nơi thoáng mát, chỉ có thể mới bảo đảm bút giữ được hình và các đặc tính, không được phơi nắng . Việc bảo quản bút cần hiểu được thế nào là sự khô ráo .

- uhdp sưu tầm -
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Lớp học Thư Pháp - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lớp học Thư Pháp   Lớp học Thư Pháp - Page 5 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Lớp học Thư Pháp
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 11, 12, 13  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-