Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giọng Hò Miền Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Giọng Hò Miền Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: Giọng Hò Miền Nam   Giọng Hò Miền Nam I_icon13Thu 27 Oct 2011, 22:39

Giọng Hò Miền Nam


Hò là một trong những thể loại âm nhạc dân gian ở Miền Nam Việt Nam được du nhập bởi những đợt sóng di dân từ đất Ngũ Quảng (Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ðức, Quảng Nam và Quảng Ngãi) vô vùng đất mới phía cực Nam của đất nước vào cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17.

Hò có sức hấp dẫn và quyến rũ lạ thường. Người ta gây cuộc hò trong các vụ cấy trên đồng ruộng, hò đối đáp “đuổi” nhau trên sông rạch, hò thi bên cối xay lúa, hò tâm tình bên cối giả gạo, hò “bắt xác’ trong dịp cưới hỏi, mừng tân gia hoặc giỗ quảy…

Lời hò chứa đựng nội dung trữ tình, phản ánh những mối quan hệ trai gái, quan hệ hôn nhân và gia đình, đề cao cách đối nhân xử thế.

Hò trở thành một phong trào quần chúng, càng có nhiều người tham gia cuộc hò càng thêm rộn rả:

Hò chơi phỉ dạ hai đường,
Công anh ở trên băng rừng xuống đây.
Tới đây không lẽ ngồi không,
Cầm chày giả gạo cho đông miệng hò.

Gặp phải cô nàng nhút nhát thì chàng trai phải giải bày:

Hò ít câu có chi đâu mà sợ
Chiều hai đứa lên bờ anh trả căn nợ lại cho em.
Hò chơi hai gái hai trai
Thưa cùng cô bác đừng ai nghi ngờ.

Các cô e dè cũng có lý vì không phải là không có những anh chàng:

Tay cầm bó mạ rẽ hai
Miệng hò tay cấy cẳng xà lai…quèo nàng.

Trong dân gian, hò, đối đáp thường là ứng khẩu, ngẫu hứng. Bà con gọi là hò môi hò mép. Bên trai và bên gái luân phiên đối đáp, bên bắt, bên bỏ, bên buộc, bên mở. Nếu “kẹt” thì tung ra những câu hò gỡ gạc:

Câu hò tôi đựng một khạp da bò
Ðến khi hò cuộc tôi mò không ra.
Câu hò tôi đựng một bầu
Ngủ đêm đến sáng nó rầu nó đi.
Câu hò tôi đựng trong lu,
Tới khi hò cuộc tôi chổng khu mò hoài.

Hò huê tình (nhiều người gọi không đúng là hò sông Hậu) vốn phổ biến từ Ðồng Nai xuống miền Cà Mau, ra tận đảo Phú Quốc. Lối hò này bình dị, dễ hò, nốt nhạc lượn trên thang bốn âm (re, fa, sol, la).

Hò cấy: Ở khắp miền Nam có hàng chục giọng hò cấy khác nhau. Hò cấy kiểu nào cũng đều phải trải qua ba chặng hò:
Chặng một là hò rao, hò dạo, hò thăm hỏi, hò chào mời.

Có một anh chàng từ xa đến, lạ nước lạ cái, bị bao quanh gần một tiểu đội hoa khôi trong một vạn cấy. Anh ta bèn “nịnh đầm” tía lia như vầy:

Tôi chào cô Hai như sao mai rạng mọc
Tôi chào cô Ba như hạt ngọc lung linh.
Tôi chào cô Tư như thủy tinh trong vắt.
Tôi chào cô Năm như hương ngát bông lan.
Tôi chào cô Sáu như hào quang lóng lánh
Tôi chào cô Bảy như cuốn sách chạm bìa vàng.
Tôi chào cô Tám như hai làng liễu cẩn.
Chào cô Chín như rồng ẩn mây xanh
Chào cô Mười như chim oanh uốn lưỡi trên cành.
Chào rồi tôi chụp hỏi rành rành
Hỏi căn cơ hà xứ phụ mẫu cùng huynh đệ thiểu đa
Hỏi cho biết cửa biết nhà
Nhờ ông mai tới nói, nay tới chết tôi cũng quyết giao hòa với một cô.


Chặng hai là hò đối đáp, hò kết bạn, hò xe duyên. Ðây là giai đoạn chính của cuộc hò. Không khí lúc này trở nên sôi nổi, gây cấn.

Bên gái đố:

Chữ gì chôn dưới đất
Chữ gì mang không có nổi
Chữ gì gió thổi không có bay?
Trai như anh mà đối đặng thì em ngửa bàn tay cho ngồi.
Anh chàng không phải là tay tầm thường, đáp liền:

Chữ thọ đường chôn dưới đất
Còn chữ hiếu cất trên trang
Chữ tình mang không có nổi
Còn cái chữ tạc đá bia vàng gió thổi không có bay…
Anh đà đối đặng, vậy em hãy ngữa bàn tay cho anh… ngồi!

Cô nàng vẫn chưa chịu thua đổi đề tài:

Hò ơ… con trâu già kén cỏ, còn con bò nhỏ kén rơm.
Anh đừng chê em ốm yếu lưng tôm.
Ði kiếm nơi cho mập đặng anh ôm phỉ tình.
Anh chàng “lí lắc” không kém:

Hò ơ… Em đừng chê anh nhỏ thó mà anh buồn tình.
Vậy chớ con thằn lằn kia bao lớn mà nó ôm cột đình cũng sát đeo!
Hò ơ… Em chớ thấy anh nhỏ thó mà anh rầu.
Vậy chớ con ong kia bao lớn nó chính trái bầu cũng phải teo
.


Chặng ba là hò giã biệt, hò tiễn bạn, hò hẹn:

Trưa mười hai giờ
Nàng với tôi bước cẵng lên bờ
Mặt đối mặt tôi giã từ
Lòng khăng khăng rưng rưng nước mắt
Ðây nhìn đó dạ sầu phủ mặt
Ðó nhìn đây lòng nọ ai bi.
Có thương nhau thì xin nhớ mảnh tình si nơi này.

Chia tay làm sao không bịn rịn, phải chi:

Ve kêu réo rắt đầu truông
Liệu bề thương đặng thương luôn cho tới già.

Trong các phong cách hò thì có hò nhơn đạo và hò ngạnh trê.

Hò nhơn đạo là hò sành điệu nghệ. Chẵng những điệu hò phải hấp dẫn, lôi cuốn mà lời hò cũng phải mang ý nghĩa lành mạnh:

Hò nhơn đạo chớ không phải hò gạo hò tiền
Ðó có thuốc ngon xin cho một điếu, không phải vì ghiền tôi xin.

Trái lại, có nơi có lúc hai bên trai gái đối đáp đến độ đỏ mặt tía tai, dùng những câu hò xốc hông khiến đối phương nhức nhối như bị ngạnh cá trê đâm phải (hò ngạnh trê):

Mới gặp gái mà đã chọc ghẹo:

Nước Tân Ba chảy qua Vàm Cú,
Thấy bộ em chèo cặp vú muốn hun.
Cô nàng tức khí:

Anh muốn hun vậy mà cũng khó
Anh trở về bắt … chó anh hun.

Chàng trai tự ái khiêu khích:

Nắm tay em, anh hỏi có ngằn
Từ nhỏ tới lớn có đãi đằng ai chưa?

Cô nàng không chịu thua, “ngạnh trê” liền:

Thân em như thể trái dừa,
Ðãi người trên trước, cặn thừa đãi anh.


Từ lâu có người cho rằng ở chỉ có hai lối hò tiêu biểu: hò Ðồng Tháp và hò Sông Hậu. Thực tế thì có trên vài chục lối hò như: hò mái cụt, hò mái dài, hò mái ba, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò mái ố, hò chèo ghe, hò cấy, hò ố ả, hò í á, hò khoan, hò giọng đồng, hò hơ, hò lơ, hò thơ, hò xay lúa, hò giã gạo, hò thẻ mực, hò cống chùa, hò bản đờn, hò ống, hò đưa linh v…v…

Ðặc biệt hò mái dài Mõ Cày (Bến Tre) không giống hò mái Thốt Nốt (Hậu Giang), lại càng xa lạ với hò mái dài Ðức Hòa (Long An). Có thể nói hò cấy rất phong phú , là đặc sản của một vùng nhất định. Hò cấy sông Bé, hò cấy Bến Tre, hò cấy Cửu Long, hò cấy Hậu Giang, hò cấy Kiên Giang đều mang dáng dấp riêng, không thể coi là những dị bản. Ở Hậu Giang, bà con có thể phân biệt đươc 3 loại hò cấy ở Mỹ Tú, Long Mỹ và Phụng Hiệp. Tại Tân Uyên, sông Bé có loại hò cấy nổi tiếng chẳng giống ở bất cứ nơi nào về làn điệu (dù lời hò có thể trùng).

Hò ơ ớ… ruông gò anh cấy lúa Nàng Co
Em thương anh thì thương đại đừng để anh gò mất công!

(Yêu mà cũng làm biếng)

Ruộng gò anh cấy lúa Nàng Xe
Anh thấy em còn nhỏ anh ve để dành

(Yêu mà cũng biết lo xa)

Từ lâu Bến Cát là nơi sản sinh những người thợ cấy giỏi, những giọng hò vang bóng một thời:

Bên hữu con thiên lý mã, bên tả con vạn lý vân
Hai bên nhắm cũng cân phân
Mà lòng anh muốn cỡi một lần hai con.

Ngoài ra còn một hình thức diễn xướng hết sức thú vị vốn được lưu hành từ Bắc chí Nam: đó là loại hò ống (hay hát ống). Theo lời kể của nhiều nghệ sĩ xưa thì tại đất sông Bé (Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát) đã từng thịnh hành hình thức này. Cứ mỗi đêm trăng thanh gió mát, trai gái rủ nhau ra đồng hò hát đối đáp. Người đối hò hát qua ống tre, một đầu ống được bịt giấy quyến (giấy quấn thuốc rê) hoặc da ếch, bao tử heo, nối bằng sợi chỉ dài với ống tre cho người nghe như điện thoại bây giờ:

Hò quăn hò quíu
Hò trong ống điếu hò ra
Hò cho tuyệt diệu bớ điệu chung tình
Con nhạn bay cao khó bắn
Có cá ở ao huỳnh lại khó câu.

Hình thức hát ống này cũng thấy lưu truyền lâu đời trong sinh hoạt âm nhạc dân gian của người Chàm ở Thuận Hải. Và tận đất tổ Hùng Vương (Vĩnh Phú) “lại có hình thức hát ví thật là kỳ lạ: người hát ngồi trong nhà hát đối đáp qua một ống tre bịt da ếch và nối ống của người kia bằng một sợi chỉ dài như một chiếc telephone cổ xưa vậy. Tuy nhiên cuộc hát không vì thế mà kém vẻ hấp dẫn lôi cuốn.

Ðã từ lâu, không ít người cho rằng hình thể đất đai ở miền Nam làm “ruộng đồng cò bay thẳng cánh” sông rạch chằng chịt nên các điệu hò miền Nam mang âm hưởng an nhàn thư thái, trải rộng triền miên, ít có tiết tấu khỏe khoắn, mạnh mẽ. Ðiều nầy có phần đúng, nhưng chưa đủ! Nếu ta chèo ghe, bơi xuống lai rai trên cánh đồng Tháp Mười mùa nước nổi hoặc thả chèo xuôi theo con nước lớn ròng trên những sông rạch kinh xáng… thì tội gì phải lấy hết gân cốt để “hò hụi” cho mệt xác! Ở đây không có thác ghềnh chảy xiết, ít thấy cảnh sinh hoạt lao động kéo bè,kéo gỗ… nên khó sản sinh nhưng lới hò dồ஠dập, vạm vỡ nhằm huy động sức lực theo chu kỳ để nâng, để kéo ,để khiêng một vật gì đi vượt qua chướng ngại. Còn cấy lúa là một công việc tuy thấy nhẹ nhàng, nhưng lập đi lập lại cùng động tác mãi rồi cũng đâm ra nặng nhọc và uể oải dưới sức nắng chói chang, nên bà con hò lơ để giải khuây, để giao lưu tình cảnh, nhằm quên đi nỗi nhọc nhằn mỏi tay, mỏi chân, đau lưng vì phải khòm cả ngày cho lao tác. Cho nên hò cấy không phải là hò tập thể có tiết tấu gãy gọn, dồn dập để điều khiển hàng chục tay cấy một cách máy móc. Chủ ruộng thường hay gây cuộc hò để khuyến khích bà con cấy chậm mà sâu và thẳng lối.

Hò có nhịp điệu thôi thúc như hò xay lúa (còn gọi là hò giằng) của Gò Công; uyển chuyển như hò cổng chùa, hò bản đờn, hò lơ, khoan thai như hò í á hò khoan, của Bình Chánh, nhịp nhàng như hò giã gạo của Chơn Thành; sôi động như hò thơ của Ðức Hòa; khỏe mạnh như hò thẻ mực của Kiên Giang v…v… Ðặc biệt hò giã gạo (Sông Bé) và hò thơ (Long An) đều theo nhịp 6/8. Hò xay lúa Gò Công có 2 loại, mỗi loại đều lệ thuộc hoàn cảnh sinh hoạt và mục đích diễn xướng. Nếu có nhiều xay lúa thi nhau thì sử dụng loại hò giằng cối xay đến chóng mặt. Càng cối xay thì kéo về phía ngực phải ăn khớp với nhịp mạnh của câu hò, nếu không thì thua cuộc.

Xay lúa xong trai gái kéo nhau về nhà, chỉ còn lại một cặp vốn có tình ý với nhau trước. Bấy giờ nếu không con lúa thì đổ trấu vô cối mà xay vậy! Mục đích của đôi trai gái nầy là để tỏ tình giao duyên nhân ngãi. Mà xay trấu là cái cớ cho họ gần gũi nhau thì dại gì mà hò giằng cối xay cho đổ mồ hôi mất hứng! Vì vậy mà họ rỉ rả hò đối đáp nhau một cách khoan thai, ung dung, mùi mẫn.

Trần Văn Tám
Về Đầu Trang Go down
 
Giọng Hò Miền Nam
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-