Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Lượm Lặt

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2129
Registration date : 21/08/2009

Lượm Lặt Empty
Bài gửiTiêu đề: Lượm Lặt   Lượm Lặt I_icon13Tue 08 Feb 2011, 23:55

Lục Đục Cũng Tại... Ông "Bức Xúc"

Philato

Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, một cựu Sĩ Quan VNCH, cựu tù chính trị, định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View. Với nhiều bài viết sống động và xúc động, ông đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ: 2006, với bài "Học Tiếng Anh" và 2007 với bài "Con ơi, Bây giờ con ở đâu.” Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

- Anh ơi, dọn dùm em cái ga-ra này coi, đồ đạc lộn xộn quá hà*.(*một đọan quảng cáo trên radio v/v lắp ráp garage)


- Đã bảo vất bớt đi thì không chịu, lại còn đem đồ bán ở ngoài lề đường về nhà! Nhiều rác quá thì biết cất đi đâu bây giờ?

- Cái gì? Ông bảo ai mang rác về? Đồ ..của tôi còn tốt mà, thấy ga-ra-seo, tôi mua về, lúc nào cần sờ đến là có ngay, còn ông cứ đi "suốt" thì biết cái gì?

Đang ngọt ngào hạnh phúc anh-anh em-em, bỗng dưng thấy vợ nổi giận rồi nổi đóa, đổi tông "ông tôi", lão gàn Bát-Sách cũng bốc hỏa theo.

- Cái gì? Tại sao bà rủa tôi "đi tàu suốt"! Ý bà muốn rủa tôi chết đi cho rồi chứ gì? Phải mà, bây giờ tôi già rồi, là xấu như Chung Vô Diệm . ..

- Này này, tôi rủa ông hồi nào? Cứ nghe mấy ông bạn già dịch xúi đi uống những thứ thuốc linh tinh, dược thảo với quả trám, đã chẳng được việc gì, lại còn bị sai-ép-phếch làm cho ù tai, hoa mắt!Tôi nói ông đi "suốt" tức là đi suốt cả ngày, chứ "đi tàu suốt" hồi nào? Rõ là già nghễnh ngãng lãng tai!

- À ra thế! Thà rằng bà rủa tôi đi tàu suốt còn hơn là bà nói tiếng "suốt" VC trước mặt tôi. "Suốt" là cái khỉ gì? Phải nói cho rõ là suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, suốt cả đời v.v..Cái tật ưa nói tắt, xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ ..

- Sao? Ông nói cái gì? Nhắc lại thử coi, ông nói ai xấu? Ai dốt?

- Xin lỗi bà, tôi nói cái bọn ngợm và những người ưa dùng tiếng VC.

- Không phải tôi ưa dùng mà chính các đài phát thanh và báo chí ở hải ngoại đang làm đinh tai nhức mắt người ta với những tiếng "chôm" của XHCN kia kìa! Chưa hết, chính các bạn của ông, những người từng là lính, từng không đội trời chung với bọn ngợm, từng bị chúng nhốt mà lại đi vay mượn ngôn ngữ của chúng để viết văn, viết hồi ký v.v..! Ông coi đây này, coi cái này này.

Xuân, vợ Bát-Sách, dí cuốn hồi ký chiến trường của Lê văn Chôm vào mặt chồng, tay vỗ-vỗ vào cái chỗ ngồi rồi quày quả bỏ đi ra hè ngồi sụt sịt. Bát-Sách lắc đầu thở dài, chuyện xẩy ra quá bất ngờ, Sách cầm cuốn hồi ký lên đọc:

- "Tôi không được đi phép thường niên mà đi hành quân "suốt" !

Ý hẳn là tác giả muốn nói ông đi hành quân suốt cả năm. "Suốt" là lối nói thu gọn của XHCN cho khác người, sốt rét cấp tính thì gọi là "sốt cấp", tăng tốc độ thì nói "tăng tốc", thiếu thốn và đói kém thành "thiếu đói" và rồi họ chẳng hiểu ý nghĩa hai chữ "thiếu đói" là gì nên đem dùng sai bét, lộn ngược. Khi đập thủy điện sông Ba bị vỡ, hàng ngàn gia đình ở hạ lưu bị cuốn trôi, báo trong nước đưa tin:

- Hàng ngàn gia đình đang lâm vào tình trạng "thiếu đói" trầm trọng.(!)

Họ chơi chữ nghĩa lộn ngược, nhưng cái lộn mửa là radio hải ngoại cũng cứ loan tin đồng bào trong nước đang "thiếu đói" trầm trọng, yêu cầu đồng hương "khẩn trương" đóng góp để giúp dân "thiếu đói" (!)
Lật trang khác, Bát-Sách giật mình khi thấy tác giả còn chơi bạo hơn nữa, chắc là nhớ đâu đó có câu "xuyên suốt sợi chỉ hồng", ông viết:

- "Tiểu đoàn của tôi hành quân xuyên suốt khắp 4 vùng chiến thuật"!

Trời ơi là trời! Chỉ cần viết đi khắp bốn vùng chiến thuật là được rồi, hà cớ gì phải khiêng 2 chữ "xuyên suốt" vào khiến nó giống như "hồi kí" của bộ đội miền Bắc? Không kềm được tức giận, Sách bật ra tiếng Đức rồi cảm thấy hối hận nên chàng bước lại bên Xuân đang ngồi sụt sịt, chàng nhè nhẹ đặt bàn tay lên vai nàng xoa-xoa rồi cúi xuống ghé sát vào tai vợ thì thầm:

- Xin lỗi em, xin lỗi em vì "sự cố" vừa rồi, anh sẽ dọn dẹp cái ga-ra của em cho sạch sẽ gọn gàng. Trong "quá trình" anh dọn thì em cười lên cho đời thêm vui chứ em cứ ngồi chẩy nước ra đó thì trông "phản cảm" quá.

Biết chồng làm lành, tuy đang tức cành hông, muốn hất tay Sách ra, nhưng thấy chồng cố ý diễu, dùng những ngôn ngữ của thời kỳ "quá độ tiến lên xã hội loài người" nên Xuân phì cười cầm tay chồng mắng yêu:

- Anh ngốc quá, xoa xoa vai là sai chỗ rồi, đằng trước cơ, mình "giao lưu" lại nghe anh.

Bát Sách dìu vợ đứng dậy, đặt nhẹ cái môi hôi mùi thuốc lá lên má vợ (gò má của vợ), cái mùi 555 khiến Xuân thường bị lãnh cảm, nhưng hôm nay sao thấy nó thơm thế, rõ là "yêu nhau trái ấu cũng tròn" nên cả hai cùng dìu nhau đi dọn ga-ra, vừa đi vừa song ca nho nhỏ:

"Không phải tại anh mà cũng không phải tại em, tại ngôn ngữ khỉ gió nên chúng mình giận nhau".

Giữ đúng lời hứa, Sách bắt Xuân ngồi ở xích-đu đu đưa đọc tiếp cuốn hồi ký chiến trường, nhờ nàng tìm xem tác giả này có "bức xúc" hay không. Chàng cũng không quên pha cho vợ ly Carte Noir nhiều sữa ít café, còn mình thì xoay trần khoe bộ ngực Omega, sắp xếp lại mọi thứ cho gọn gàng, những thứ chàng thường lén quăng đi thì hôm nay thấy chúng dễ thương. Một bọc chứa dây buộc bún khô Tháp Chùa mà vợ cất đi để dùng khi cần thiết, cũng được Sách vuốt thẳng thắn, bó lại treo lên vách thay vì vất vào thùng rác như chàng vẫn thường làm.

Thấy Sách mồ hôi nhễ nhại, Xuân vội đứng đậy đưa chồng cái khăn thấm nước đá và uống chung một hớp café. Sách cười híp mắt nói:

- Nhờ mấy tiếng VC mà mình lại yêu nhau hơn.

- Này lão già kia! Đừng có ăn nói hàm hồ như thế, nói theo cái kiểu một số kẻ vô ý thức lộng ngôn cho
rằng nhờ VC mà gia đình họ được cơm no áo ấm ở Mỹ! Ông không biết cái nhục mất nước rồi bị tha phương cầu thực hay sao? Nếu chỉ cúi đầu ăn thì đâu nhất thiết phải đi bằng hai cẳng! Nếu...

Thấy vợ vung tay múa chân, miệng hò hét như những chính khách trên sân khấu, sợ hàng xóm nghe được thì thêm phiền hà, Sách vội chạy lại ôm Xuân "khống chế", nhưng nàng vẫn vùng vẫy, miệng la bải hoải. Không còn cách nào khác, chàng bèn dùng thế võ khóa mồm khiến đối thủ ú-ớ rồi ậm-ừ, người mềm nhũn như sợi bún thiếu điều muốn khuỵu xuống nên Sách vội bế thốc Xuân lên chạy vào phòng để cạo gió xoa dầu!

Nhìn chồng nằm gối đầu lên hai bàn tay, trán lấm tấm những giọt mồ hôi, nhớ lại thuở xa xưa mỗi khi gặp cảnh này, Xuân thường thưởng cho chồng một điếu thuốc SALEM, loại thuốc lá có mùi menthol dễ thương, mà cái tên của nó bị mấy ông zà-zịch dịch ra tiếng Việt nghe cũng dễ thương: "Sao Anh Làm Em Mệt"! Ngày ấy Xuân thường quẹt Zippo lên, đốt điếu thuốc, rít một hơi rồi phà khói vào mặt Sách trước khi gắn điếu thuốc lên môi người yêu.

Ôi thời oanh liệt nay còn. đâu! Lửa đã tắt, bình khô rượu mà SALEM cũng chẳng còn, để an ủi chồng và giúp chàng quên dĩ vãng oai hùng, Xuân nằm xích lại, nâng đầu Sách lên, lấy tay thay gối, thỏ thẻ như hồi xa xưa:

- Thôi đừng suy tư nữa, không còn Salem thì em đọc báo XHCN cho anh nghe, mua vui cũng được một vài trống canh.

- Đã hết thuốc Salem lại còn phải nghe chuyện XHCN thì anh trở thành liệt ..sĩ luôn à nghe. Mà tại sao em lại đọc báo VC ôn-dịch ôn-lai?

- Có vào hang hùm mới bắt được cọp, có đọc VnExpress, Tuổi Trẻ, Công An mới biết chủ tịt tỉnh Hà Giang Nguyễn Trường Tô sai hiệu trưởng Sầm Đức Xương đem nữ sinh đến cho hắn làm thịt. Có đọc mới biết ngư dân VN bị "tàu lạ" bắt và đâm chìm ngay trên biển của mình! Có đọc mới biết họ xây cầu chưa xong đã sập! Anh còn nhớ ngày 29/6/2007 cầu Cần Thơ bị sập khi đang xây khiến 54 công nhân chết và 80 bị thương không? Em nhớ rõ là vì ngày đó có ông vội vàng kêu gọi đồng bào hải ngoại "khẩn trương" góp đô cho ông đem vô XHCN cứu trợ!

- Chuyện làm việc thiện của người ta, sao em cứ thích xía vô? Mà cây cầu đó xây tới đâu rồi nhẩy?

- Cầu ấy sắp "hợp long" rồi, để em đọc tin trên VnExpress nhá:

"Cầu Cần Thơ chuẩn bị hợp long. Ngày 26/9/2007, sự cố sập 2 nhịp khiến 54 chết, 80 bị thương. Dàn thép cuối cùng được lắp đặt để nối liền cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu ngày 3/10. Dự kiến hợp long ngày 15/10/2009 và chính thức thông xe vào tháng 3/2010. Nhưng mới chỉ thông xe kỹ thuật thôi mà đã có 10 thợ chụp hình và nhiều hàng rong đến đây tác nghiệp. Có đi thực tế mới thấy một số bộ phận người dân chưa ý thức được giá trị và biểu cảm của cây cầu. (ngưng trích)

- "Hợp long, thông xe, tác nghiệp, biểu cảm, đi thực tế" là kí gì vậy? Bộ phận của người là bộ nào vậy? Bộ trên hay bộ dưới, thượng bộ hay hạ bộ?

- Bố ai mà biết! Chắc ý họ muốn nói "hợp long" là cầu Cần Thơ “giao hợp” với Vĩnh Long chứ gì. Còn thông xe chắc là cho xe chạy qua cầu, là lưu thông! Thông xe kỹ thuật chắc là cho xe đi thử! Tác nghiệp là là là... tác nghiệp! Biểu cảm là không phải phản cảm! Người (dân) ta có nhiều bộ phận mà chỉ có một "bộ phận" chưa ý thức thì hẳn là bộ phận này ở thấp thôi! Ối giời ơi, hiểu chết liền. Để em đọc anh nghe lời tuyên bố của ông thanh tra nói về nạn kẹt xe ở Hà Nội nhé:

"Ùn tắc ở các điểm phân làn chỉ là cảm quan, ùn tắc hiện nay chỉ là giả tạo do sự thiếu ý thức của một bộ phận người tham gia giao thông. Ngoài ra cũng có nguyên nhân mật độ giao động khi tựu trường đột biến. Chúng tôi chia làn để các phương tiện không bị xung đột, tránh ùn ứ. Nhưng ý thức kém, người tham gia giao thông thấy chỗ nào đi được là chen vào gây nên tình trạng ùn tắc cục bộ".

Đó là nguyên văn lời của thanh tra sở giao thông Hà Nội Hoàng Văn Mạnh phát biểu với VnExpress. Phóng viên không "đồng tình bèn “phản biện":

“Thực tế cảm quan cho thấy việc cưỡng ép phân làn ở một số tuyến đường có dải phân cách là không hợp lý.”

Khi tai nạn xe hơi xảy ra, cái sau ủi đít cái trước, thì họ gọi là "ô-tô đâm liên hoàn!” Làm như cái xe đầu tiên quay vòng lại húc vào đít xe sau cùng, liên hoàn mà! Cái gì xảy ra liên tiếp thì họ gọi là liên hoàn.
Thằng ăn cướp đâm liên tiếp ba người thì họ bảo nó đâm "liên hoàn". Nếu chỉ có 2 xe thì sao? Hình chụp xe taxi bị xe Rolls Roys ủi đít bẹp dúm thì ngôn ngữ đỉnh cao diễn tả như thế này:

“Đuôi xe taxi dẹp dúm khi tác động với góc bên phải của Rolls Roys.”

Phi cơ đang bay, nghe có tiếng điện thoại reo, ô-tét-đờ-le đi đến yêu cầu hành khách tắt điện thoại, vì hành khách này mang 3 cái điện thoại, nhưng lại chỉ tắt có 2, còn 1 chiếc thì vẫn mở. Cô tiếp viên báo cáo với phi công trưởng, trích Vnexprees:

“Vị hành khách mang ba di động nhưng chỉ tắt có hai, còn một cái vẫn để ở chế độ mở..”

Nếu bạn đi vào RR rồi đi ra mà quên gài thì đó cũng là những cái cúc thuộc chế độ mở. Kể sơ sơ ngôn ngữ diễn tả chuyện giao thông. Bước qua thể thao, phóng viên VnExpress diễn tả động tác cầu thủ Beckham đá bóng:

“Beckham vào bóng bằng gầm giầy.”

Ai đã từng đá bóng thì làm ơn giải thích động tác "vào bóng" bằng "gầm giầy" là như thế nào? Khi các huấn luyện viên hướng dẫn, luyện tập và đưa ra những chỉ thị cần thiết cho cầu thủ thì VnExpress viết:

“HLV trưởng Argentina Marodona thị phạm cho các học trò trên sân tập.

“HLV Calisto của đội tuyển bóng đá VN liên tục phải nhắc nhở, sửa lỗi rồi thị phạm cho các học trò.”

Không lẽ "thị phạm" là đưa ra những chỉ thị về sai phạm?

Nhưng chưa ly kỳ bằng đoạn viết về ông HLV đội tuyển Pháp:

“Đội tuyển Pháp đã hòa 2 trận, HLV Domenech bèn thay đổi chiến thuật, nhưng quỹ thời gian chỉ còn 1 tuần nên ông Domenech đem lại quá nhiều bất cập.”

Ông HLV Domenech không còn "quỹ thời gian" để thay đổi chiến thuật, còn hoa hậu Je-nê-phơ Phạm (vợ bỏ của ĐVH) không được đi hét theo chồng thì tâm sự với PV báo Tuổi Trẻ:

“Trong quá trình làm việc sắp tới, tôi sẽ đầu tư quỹ thời gian vào công việc người dẫn chương trình.”

Chỉ có quỷ sứ mới hiểu "quỹ thời gian" là cái gì! Thay vì nói MC hay điều khiển chương trình thì lại "dẫn ct", làm như xích cổ nó kéo đi.

Không nói chuyện Beckham vào bóng bằng gầm giầy nữa, không tìm hiểu quỹ thời gian nữa mà đi nghe họ kể chuyện “màu đỏ chủ đạo” của cái xì-líp mà cô Venus mặc khi chơi banh .. lưới (banh lưới: tennis, banh lỗ: golf):

“Venus lại mặc đồ phản cảm. Ở giải Italy mở rộng, Venus lại diện trang phục phản cảm như ở giải Pháp mở rộng, nhưng lần này cô chọn màu đỏ làm chủ đạo.”

Ối bác ơi, cháu mặc xi-líp đỏ mà bảo là lấy màu đỏ làm chủ đạo thì nghe ghê quá, có khi lộn với lá cờ lấy màu đỏ làm chủ đạo đấy, cháu chả hiểu ý bác nói màu đỏ "chủ đạo" là cái gì sất.

“Ở US Open, Kim Clijsters loại ứng viên nặng ký Venus Williams, sau đó cô tiếp tục mạch trở lại hoành tráng ở giải đấu mà cô từng vô địch.”

"Mạch trở lại hoành tráng" nghe chưa kinh bằng ông phó giáo sư Hà Đình Đức nói về viêc nạo vét Hồ Gươm:

“Sau khi vét thí điểm kết quả sẽ được quan trắc đánh giá để có phương án xử lý tiếp theo. Khu vực xử lý thí điểm chưa tới 1% diện tích hồ, lượng nước hao hụt không đáng kể nên không cần bổ cập.”

Đường hầm cầu Thủ Thiêm bị cháy thì bản tin ghi lại như sau:

“Đường dẫn hầm cầu Thủ Thiêm phát hỏa, chiến sĩ PCCC đến hiện trường và đám cháy được khống chế. Tuy nhiên mật độ khói trong đường dẫn vẫn còn nên lực lượng tiếp tục triển khai tiếp cận điểm phát hỏa.”

Anh buồn ngủ rồi hả? Thôi để em ru cho anh nghe chuyện giá cả:

“Giá sữa bột ở VN tăng giá lung tung, bộ y tế thông báo là giá không được vượt trần quy định. Khung giá sẽ được xây dựng căn cứ trên giá bán không bao gồm chi phí bao bì. Sau khi cân đối, các doanh nghiệp được quyền công bố giá bán nhưng không được vượt trần quy định mà phải tiếp cận giá bình dân (!). Nếu vi phạm thì khung hình phạt là 5 đến 10 tháng tù.”

Xuân đang đọc những "mảng văn cực kỳ hoành tráng" cho chồng nghe thì Sách hét lên.. "thôiii ốiii", Xuân vội vàng nắm đầu chồng lắc lắc:

- Này này, anh mơ thấy gì mà hét lớn thế làm em giật cả cái .. mình, ác mộng hả? Cái gì thối? Em có đánh đấm gì đâu. Hay là anh mơ thấy con đ. ngựa nào nó bóp... cổ anh.

- Không có ác mộng hay đ.ngựa nào cả, chính em đấy, em làm anh phát điên lên đây này, nếu còn lải nhải những thứ ngôn ngữ khỉ gió đó nữa thì anh, thì anh...

- Thì anh, thì anh làm sao? Anh làm gì tôi? Vì anh tôi đã phải hy sinh "tiếp cận" với ngôn ngữ lộn mửa này.
Anh nằm gối đầu lên tay tôi, tôi gác chân lên đầu...gối anh, tôi đọc cho anh nghe những "mảng văn chương cực kỳ" của XHCN đang trong thời kỳ quá độ tiến lên loài người mà anh lại hét thối lên là thế nào?

- Xin lỗi em, tại vì anh "bức xúc” quá.

- Ông nói "bức" cái gì, "xúc" cái gì? Muốn .. thì đi chỗ khác, nằm bên tôi mà ông "bức xúc" thì đúng là đần ông, ông đần. Tại sao ông lại đi mượn của VC cái thứ vô nghĩa ấy về làm cho bẩn cái lỗ ..tai tôi! Có nhiều tiếng thanh tao như khó chịu, bực bội, bực dọc, phẫn uất, tức tối, lo lắng, băn khoăn, giận hờn, đau khổ, điên tiết, lộn tam bành v.v.. tùy từng trường hợp mà dùng. Cái thứ gì mà đụng đâu cũng "bức xúc"! Mở miệng ra là "xúc" nghe tục làm sao!

- Ối giời!. Người ta nói đầy đường kia kìa, báo dùng, "đài" dùng, ông lớn dùng bà bé dùng thì có sao đâu? Thấy cái gì có hôi hám VC một tí là em chống, em đúng là người chống cộng "sảng".

- À thì ra ông nói tôi mê sảng chống cộng hả? Tôi nói cho ông biết, chuyện trong nước xảy ra làm sao, dẫu có thế nào tôi cũng chẳng nói làm chi. Cái vấn đề là sự trong sáng của tiếng Việt ở hải ngoại đang mờ dần vì pha trộn với ngôn ngữ bản xứ, nay có nguy cơ bị bệnh nặng do virus du-sinh và ca-nô mang sang, hễ chúng làm rơi ra câu nào là có kẻ chộp lấy mà dùng! Nhất là bọn con buôn, nó quăng cho cái quảng cáo đầy chữ VC kèm theo vài đô-la là các "la-dô" tranh nhau vồ rồi các xướng ngôn cứ ra rả trên các làn sóng "hoành tráng, khuyến mãi, ấn tượng v.v."! Báo chí thì bê nguyên văn các bản tin trên báo điện tử trong nước, trước đây thì đi hai bước cắt-dán, nay thì đi ba bước "highline, copie, paste là có bản tin như của chính minh, ngôn ngữ VC còn y nguyên, phóng viên viết tin thì dùng quá nhiều tiếng trong nước, có vẻ như họ xuất từ đó mà ra! Thu-em-hỏi!

- Này bà! Bà ăn nói nên giữ mồm giữ miệng kẻo bị đi kiện vì làm thiệt hại đến thương vụ của họ đấy.

- Con kiến mà kiện củ khoai ấy à? Mà tôi không có củ thì con kiến kiện để ăn cái gì? Thôi, chuyện cộng đồng để cộng đồng lo, tôi quay về chuyện giữa ông và tôi đây này. Tôi có làm điều gì khiến ông không vừa ý thì báo cho tôi biết rằng ông chán ngấy, khó chịu, bực mình v.v.. thiếu gì chữ để nói mà sao ông cứ chỉ có một câu thô tục "bức xúc"? Đã vậy, ông cũng như một số bạn của ông, sau khi bị "gẫy súng" lại bày đặt viết văn. Tôi trân trọng việc làm này nếu như các ông không vay mượn những thứ ngôn ngữ quái đản khiến ông không phải viết văn mà là "giết" văn chương.

- Bà đừng có nói thêm, nói điêu rồi chẻ sợi tóc ra làm tư làm tám, hai đầu bịt bạc giữa khảm xà cừ vu oan cho tôi.

- Oan hả? Nói có sách mách có chứng, cuốn sách hồi ký chiến trường ông đang "giết" tiếng Việt đây này, ngay trang đầu ông đã dao to búa lớn:

- "Tôi đi hành quân xuyên suốt khắp bốn vùng chiến thuật.." Ngô nghê chưa? Hai chữ "xuyên suốt" không bao giờ dùng ở miền Nam VN, vả lại nó quá thừa, quăng nó vào sọt rác thì văn của ông nhẹ nhàng đầy đủ ý nghĩa rồi. Còn ở dòng 4 trang 3, tôi lại tưởng là hồi-kí của bộ đội miền Bắc:

- "Tôi cho đại đội khẩn trương rút, nhưng để lại một tiểu đội ở tại hiện trường đề tìm phương án tiếp cận địch quân"!

Sách báo miền Nam có chữ đường "tiếp cận" trong hình học, còn ngoài chiến trường là "tiến sát, bám sát, lại gần" địch quân. Nay ông thấy người ta nói "tiếp cận giá bình dân" ông cũng bê vào văn của ông! Miền Nam ta chỉ dùng "khẩn trương" trong trường hợp báo động, giới nghiêm, thiết quân luật, nay thì cái gì cũng "khẩn trương", yêu khẩn trương, đái khẩn trương, ị khẩn trương. Cái đêm bị ngồi xe bít bùng từ trường Taberd đến Long Giao, dọc đường xe ngừng, bộ đội hét:

- Các anh đái khẩn trương lên".

Tôi thấy các ông ngơ ngác chả hiểu gì cả, nay thì xoen xoét nói "khẩn trương" như môi có bôi mỡ. Ông chồng yêu.. quái đản của tôi, các ông là lính, là người không đôi trời chung với VC, chúng đã giết 10 năm, 15 năm tuổi trẻ của các ông trong ngục tù khiến chị em tôi chết theo tuổi xuân! Nay chạy ra hải ngoại mà vội quên quá khứ, "giết" văn bằng ngôn ngữ VC. Tôi đã nhắc ông nhiều lần thì ông viện cớ là ở tù lâu nên quen miệng! Ngụy biện! Miếng ngon nhớ lâu, điều đau nhớ đời, ông thưòng mỉa mai nhắc chuyện cai tù dẫn các ông đi coi cine và ra lệnh:

- "Trong quá trình xem phim, các anh phải giữ cự ly gián cách."

"Quá trình" là diễn tiến một sự việc xẩy ra trong quá khứ, nếu họ dùng vào việc đang hay chưa xẩy ra thì là "nó dốt nó say sô" vậy mà các ông cũng bày đặt dốt theo sao? Tôi nhớ mãi cái buổi họp về đại hội sắp tới, ông nói thế này:

- "Trong quá trình diễn ra đại hội, chúng ta sẽ phải .."

Tôi nhớ là vì hôm đó sau khi ông phát biểu "quá trình", tôi vẫy con tô-tô và kiki lại nghe "bố" nó nói. Tưởng "đảng đã cho ông sáng mắt", ai ngờ sau đại hội, ông gửi một cái email cho các hội viên như sau:

- "Tôi đánh giá cao về sự năng nổ của các bạn đã giúp đại hội được thành công nhất định. Ý đồ của tôi là đưa các phu nhân đi tham quan Little SG, nhưng vì thời gian bị khống chế nên không thực hiện được. Xin cám ơn các bạn, những người đồng hương thân thương của tôi".

- Tôi định đập vỡ mặt cái láp-thóp đã ăn nói ba-láp, vơ vét rác rến XHCN vào cái thư gửi cho đồng đội, đồng môn! Ông ăn cắp tất cả chữ nghĩa của một "thủ trưởng". Cái gì là "đánh giá cao"? Một kiểu nói trịch thượng. Người Nam mình không bao giờ "năng nổ" mà chỉ có hăng say, nhiệt tình. "Ý đồ" là mưu toan thực hiện một hành động bỉ ổi, tại sao ông không dùng "ý định"? Còn "Tham quan" là tiếng hán, tiếng Việt là thăm viếng. tiếng ta có sẵn "thân mến, thân yêu, thân thiết" không dùng lại đi vơ con tiều "thân thương" vào! Chán! Hình như ông và bạn bè ông cùng ăn phải đũa của nhau, không còn biết phân biệt ngôn ngữ nào là Việt, ngôn ngữ nào là Ziệc + ! Họ thích háng-dăng như tham quan (thăm viếng) nghệ nhân (nghệ sĩ), xuất nhập khẩu (xuất nhập cảng) v.v..vì lệ thuộc Tầu, sợ Tầu đến nỗi tầu-Tầu đâm chìm tầu-ta ngay trên biển của ta thì bảo là "tầu lạ"!

- Tóm lại, người trong nước họ chế tạo ngôn ngữ thế nào thì kệ họ, đừng vay mượn chôm chĩa, đừng thấy họ vẫy đuôi ông cũng vẫy theo, họ bức xúc ông xúc theo. Tôi đã khuyên bảo ông nhiều lần rồi, nhưng cứ như nước đổ lá môn, tôi chịu hết nổi rồi, thôi đường ông ông đi, đường tôi tôi đi.

Nói xong bà Xuân xách mông ra đi, bỏ lại Sách một mình bên đống rác gara-seo. Buồn thối ruột (dĩ nhiên) Sách than thân:

- Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng, ai ngờ chỉ vì vài danh từ VC mà gia cang tôi tan nát! Còn những cái khác nữa của VC thì chắc khiếp đảm lắm đây!

Thưa độc giả. Đây là chuyện xẩy ra trong gia đình lão Bát-Sách, cộng đồng của Sách. Nếu ai thấy quen quen thì chẳng qua là có tật giật mình thôi. Xin mỗi người cố gắng một chút để giữ gìn tiếng Việt được trong sáng, nếu có bắt chước thì tìm cái hay, đừng thấy "sang dốt nát" mà bắt quàng làm họ. Nhất là hiện nay các báo in, báo nói, báo hình... xin nhớ dùm vai trò quan trọng của truyền thông là giữ gìn tiếng Viết cho trong sáng.

Riêng tập thể các cựu QN, các cựu SVSQ, tập san quân đội, tiếng nói của tổng hội, của quân trường, của binh chủng nhất định phải nhặt những hạt sạn, giẻ rách ra khỏi diễn văn, thông cáo, báo chí của mình. Những tác giả gửi bài viết cho tập san BĐQ, đặc san TQLC, Đa Hiệu, KBC/HN, Chiến Sĩ Cộng Hòa v.v..phải gạn lọc, nhặt những cái đinh "ấn tượng. tiếp cận, thân thương, tham quan, năng nổ" v.v.. trước khi gửi bài.

Nếu muốn dùng để riễu thì nên bắt chúng nhốt vào cái còng 2 ngoặc kép (".. ") kẻo làm đinh tai nhức mắt độc giả./.

Philato
Về Đầu Trang Go down
Việt Đường



Tổng số bài gửi : 2129
Registration date : 21/08/2009

Lượm Lặt Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyễn Tường Khang 11 tuổi và giải nhất hùng biện tại Virginia   Lượm Lặt I_icon13Fri 25 Feb 2011, 02:33

Bài trích đăng từ Nguyệt san Bút Tre tại Arizona số tháng Hai năm 2011

Trò Chuyện Với Lan Chi

Nguyễn Tường Khang 11 tuổi và giải nhất hùng biện tại Virginia

LGT: Trung tuần tháng Hai/2011, một e- mail được chuyển đi với nội dung nói về một bé trai 11 tuổi
đoạt giải nhất trong một cuộc thi tại Virginia. E- mail này nhanh chóng được chuyển đi nhiều lần.
Chúng tôi đã liên lạc được với gia đình Nguyễn Tường Khang. Xin mời xem buổi trò chuyện nhỏ
giữa Hoàng Lan Chi và Nguyễn Tường Khang. Bản dịch của Đỗ Văn Phúc.



Lượm Lặt NTKvoicacgiamkhao
(Nguyễn Tường Khang với các Giám Khảo)

Lượm Lặt NTKdoatgiainhat
(Chung kết: Nguyễn Tường Khang đoạt giải nhất “Hòa bình có ý nghĩa gì với tôi”)

Lượm Lặt NTKvaemtrai
(Nguyễn Tường Khang và em trai)

Bản dịch của Đỗ Văn Phúc :

HLC: Chào cháu Khang! Cháu có thể cho tôi biết vài điều về bài thuyết trình của cháu trên Youtube?

Khang: Cháu có ba bài để dự thi được đăng trên Youtube. Các đề tài là: “Sự tự nhận thức”, “Hoà
bình có ý nghĩa gì cho Tôi”, và “Giáo Dục”. Bài thuyết trình được nhiều người xem nhất là về “Cảm
Hứng trong Giáo Dục”. Dù bài này không đoạt giải, nhưng đó là bài quan trọng nhất của cháu. Sở dĩ
cháu cho là quan trọng nhất, là vì cháu nhận thấy các bậc cha mẹ đã không chịu dành thì giờ với con
cái. Bài luận văn này như là một thông điệp khuyến khích các bậc cha mẹ quan tâm đến vào việc học
hành của con cái, chứ không thể cứ đổ thừa cho trường học và các thầy giáo về sự kém cỏi của con
mình. Bài thuyết trình mà cháu đọat giải nhất là với đề tài: Hoà Bình có Ý Nghĩa Thế Nào Với Tôi.

HLC: Ai đứng ra bảo trợ cho cuộc thi? Cuộc thi tiến hành ra sao? Ai tài trợ? Cháu đã tham dự như
thế nào? Có điều kiện gì không?

Khang: Cuộc thi do Hiệp Hội Thăng Tiến cho Người Da Màu (NAACP) bảo trợ, và được tổ chúc tại thành phố Suffolk, Virginia, với sự yểm trợ và tài trợ của Tổ Chức Thi Đua Diễn Thuyết Cộng Cộng. Tổ chức này do bà Lauren Davis lập ra. Tuỳ theo lứa tuổi, cuộc thi được chia ra làm 4 nhóm. Người đoạt giải trong nhóm sẽ được vào vòng bán kết; người đoạt giải vòng bán kết sẽ vào chung kết. Cháu đã đoạt giải nhất và vào chung kết với bài diễn thuyết về Sự Cảm Hứng trong Giáo Dục. Trước đây, cuộc thi dành cho lứa tuổi từ 13 đến 19. Nay họ nới ra thêm, từ 11 đến 19 tuổi. Người tham dự không phải đóng lệ phí nào. Ai muốn dự thi, có thể ghi danh tại trang web www.thepublicspeakingcontest.com

HLC: Năm nay, đề tài là gì? Cháu mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho cuộc thi?

Khang: Có rất nhiều đề tài khác nhau. Năm nay, có 8 cuộc thi, kể cả chung kết. Cháu tham dự 4 cuộc
thi. Đó là; “Haiti”, “Tự Nhận Thức”, “Hoà Bình có Ý Nghĩa Gì với Tôi”, và “Giáo Dục.” Cháu dành từ 1 đến 4 tuần để nghiên cứu, soạn bài nói và thực tập. Vì phải còn nhiều bài vở ở trường, thì giờ rất eo hẹp. Cháu phải thực tập bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đâu mà cháu có dịp. Ví dụ như lúcx ăn trưa, trên xe búyt, khi ăn sáng, hay lúc ngồi trên xe đi đây đó.

HLC: Cháu đã từng dự thi bao nhiêu lần? Tôi thấy cháu tự tin và có vẻ người lớn, cháu có thấy lo âu
khi tham gia lần đầu không?

Khang: Cháu từng tham dự nhiều cuộc thi như bơi lội, cờ vua, Wushu, Thái Cực Đạo. Nhưng đây là lần đầu cháu tham dự diễn thuyết trước công chúng. Lần này, cháu dự thi 4 đợt. Tuy nhiên, cháu đã được huấn luyện trong 3 năm về thuyết trình trước công chúng tại Young Speaker Club, nơi mà cháu phải diễn thuyết mỗi tuần một lần.

HLC: Khi ban Tổ Chức xướng tên người thắng giải từ dưới lên, cháu có cảm giác thế nào? Cháu
nghĩ thế nào? Cháu có nghĩ rằng cháu sẽ đoạt giải nhất không?

Khang: Lúc đó, cháu đang ngồi trên ghế. Ba cháu nghiêng qua cháu và khen cháu. Khi Ban Tổ Chức tuyên bố rằng các vị giám khảo đã có kết quả chung kết, cháu đứng thẳng lên và nghe rất chăm chú. Ông điều hợp viên rút tên ra chậm chậm. Cháu thấy như mọi người đều căng thẳng chờ nghe kết quả chung kết. Ông ta rút tên người đoạt giải tư. Không phải cháu. Cháu thở hắt ra. Rồi vị giám khảo rút tên người giài nhì. Ông ta chậm rải đọc:Ông...” Cháu rất bồn chồn lắng nghe. Nhưng ông ta không kêu tên cháu. Ba cháu lại nghiêng qua nói rằng cháu đã đoạt giải nhất. Cháu nhìn ba cháu và nhận biết rằng ông rất nghiêm chỉnh khi nói thế. Vị chủ toạ, ông Charles Gates, Chủ Tịch NAACP, rút tên người đoạt giải nhì và nói: “Tôi thích phần này, và ghi nhớ rằng tất cả mọi người đều là người thắng giải.”. Ông ta đọc tên một người nào đó, và lúc đó, là cháu biết chắc mình đoạt giải nhất.

HLC: Ai hướng dẫn cháu đi vào lãnh vực này? Khi mới vào cuộc, cháu có cảm giác ra sao? Cháu có
thấy hứng thú và nhiệt tình trong việc học hỏi hay bất cứ gì khác không?

Khang: Ba năm trước, lúc cháu mới 8 tuổi, ba cháu đưa cháu đến một lớp học về diễn thuyết trước
công chúng tại một trung tâm giải trí địa phương. Cháu không biết gì về lớp này; cháu cũng không
biết gì về diễn thuyết. Cháu đến vì ba cháu bảo rằng lớp này rất quan trọng. Sau khi xem đuợc về lớp
học, cháu nghĩ rằng ý của ba cháu rất hay, vì những gì cháu làm sẽ ảnh hưởng đến tương lai mình.

HLC: Cháu học ăn nói ở đâu? Ai là thầy cháu, và diễn trình học thế nào?

Khang: Cháu học tại Câu Lạc Bộ Những Diễn Giả Trẻ (YSC), một tổ chức bất vụ lợi tại Fairfax, Virginia. Chương trình một khối kéo dài 8 tuần. Mỗi tuần một giờ, hoặc Thứ Tư, Thứ Bảy hay Chủ Nhật. Sau đợt này, có vài tuần nghỉ trước khi tiếp đợt khác. Có ba cấp. Cháu học ở cấp cuối cùng, là cấp cao. Chúng cháu có nhiều thì giờ tranh luận, huấn luyện về truyền thông, và sử dụng huấn cụ. Cháu muốn học đi học lại nhiều lần để thêm kinh nghiệm. Cháu cũng học hỏi từ Youtube, xem các giải vô địch thế giới và huấn luyện viên.

HLC: Hiện cháu đang học trường nào? Ngoài giờ học ở trường, cháu có tham gia sinh hoạt thể thao,
nghệ thuật?

Khang: Cháu đang học chương trình cấp tiến tại Trường Tiểu Học Hunters Woods. Cháu chơi đàn Violin, cờ Vua, tham gia Nhiệm vụ tuần tiểu, hoà giải tại trường. Ngoài trường, thì cháu học Thái Cực Đạo và Wushu mỗi tuần 7 giờ. Cháu sắp lên đai đen Thái Cực Đạo, và cấp Xanh của Wushu. Từ năm 7 tuổi, cháu đã dự thi bơi lội. Mỗi mùa hè, cháu bơi với toán Raston Swim Team – Rifge Height Sharks sáu ngày 1 tuần. Cháu tham dự Swim-a-thon để gây quỹ. Năm ngoái, cháu bơi 198 vòng, khoảng 3 dặm. Cháu thích bơi bướm. Cháu cũng theo học tại trường Việt Ngữ Thăng Long. Cháu cũng học ba năm về diễn xuất, một năm hội họa, vẽ chân dung.

HLC: Với khả năng diễn thuyết như thế, cháu có nghĩ rằng mình sẽ theo nghề này không?

Khang: Cháu còn nhỏ và đang còn khám phá, nên chưa quyết địng nghề nghiệp tương lai. Cháu phải còn học hỏi. Nhưng cháu chỉ biết hể làm điều gì, thì phải làm hết sức.

HLC: Cháu có chia sẻ với bạn đồng lứa phương thức học hỏi và làm việc không?

Khang: Thật ra, cháu chẳng có phương thức nào cả. Cháu sử dụng Quizlet (một loại câu hỏi trắc nghiệm) nhiều. Đó là là chương trình dùng các bản để giúp ghi nhớ các dữ kiện cho bài thi. Cháu tin sự cố gắng; không bao giò bỏ cuộc trước khi hoàn tất công việc. Cháu cũng tin vào sự khoáng đạt, điều gì cũng thủ, và chấp nhận thử thách.

HLC: Trong việc học hỏi, cháu có gặp điều gì khó khăn? Và cháu làm sao để vượt qua?


Khang: Cháu thường hỏi ba cháu giúp ý kiến. Cha mẹ biết nhiều do họ đã từng trải qua. Ba cháu có thể ngồi và cùng làm việc với cháu cho đến khi cháu thực sự hiểu và vượt qua các khó khăn.

HLC: Gia đình cháu có nói cho cháu biết gốc gác của mình không? Cháu có suy nghĩ sẽ làm gì cho Cộng đồng Việt Nam mai sau?

Khang: Có chứ, cha mẹ cháu kể chuyện họ đã sinh sống ra sao ở Việt Nam , và bao nhiêu người trong gia đình đã tìm cách vượt thoát, và bị giam giữ ở Việt Nam . Cháu cũng xem được hình ảnh trường học của ba cháu bị suy sụp, nơi các trẻ em phải vui đùa nơi nghĩa trang thay vì sân chơi. Cháu cũng đã phân phát các truyền đơn tại trường Việt Nam để khuyến khích các bạn học diễn thuyết trước công chúng, rất có lợi cho tương lai. Có nhiều bạn đã tham gia Câu Lạc Bộ Diễn Giả Trẻ, nhưng họ không chịu ở lại lâu. Ba cháu cũng nói với cháu làm sao để trở thành người quan trọng và làm nên lịch sử trong tương lai. Cháu còn nhỏ nên chẳng biết nhiều về chi tiết và sẽ làm gì, nhưng cháu nghĩ phải làm gì cho Việt Nam .

HLC: xin cảm ơn cháu và chúc cháu thành công.


Bản Anh văn :

HLC: Hello NTK! Please let me know about the speech competitions posted on YouTube?

NTK: There are three speeches I did for competitions on YouTube. The topics are self-perception, what does peace mean to me, and education. The one that most people look at on YouTube is the Inspirational speech on Education. This was my most important speech even though I didn’t win. This is my most important speech because after seeing so many parents not spending time with their kids. I gave this speech as a message to the parents to get involve with their children’s education, not blaming the teachers or schools for their failure. The one that I placed first prize is the one about “What Does Peace Means to Me?”

HLC: Who sponsor the competition? How does the competition operate? Who fund the competition? How do you participate? What’re the requirements to participate?

NTK: National Association for the Advancement of Colored People (NAACP) hosted the contest in Suffolk, VA. They host the contest under the umbrella The Public Speaking Contest - a non-profit organization found by Ms Lauren Davis and funded the contest. The contest is divided into 4 groups depending on your age group. The winner of the groups goes to the final round. The winner of the final round goes to the finale. I was the first place winner of that contest and went to the finale, where I gave the education inspirational speech. The original age requirement to participate was 13 to 19. Later they extended the age from 11 to 19 so I can participate. There is no entry fee for the competition. You register for the competition at www.thepublicspeakingcontest.com.

HLC: What is the topic for this year? How much time do you have to prepare for the contest?

NTK: The topic for the year has a great variety. There are 8 competitions this year, including the finale. I attended 4 of them. There are “ Haiti ”, “Self Perception”, “What Does Peace Mean to Me?” and "Education”.

I spent about 1 to 4 weeks to research, write, and practice the speech. When not enough time, it gets
really hard since I have a lot of homework from school. I would practice any time, any where I can get my chance. For example, I practice during lunch, on the bus, while I eat breakfast, in the van to places (blockbuster, Giant, weekend activities).

HLC: How many times have you competed? Because I see you look very confident and mature, were you nervous the first time?

NTK: I have done a lot of competitions in Swimming, Chess, Wushu, Taekwondo, but this is the first year I compete in public speaking. I competed four times in speaking. However, I had three years in public speaking training with Young Speakers Club (www.youngspeakersclub.net ) where I do roughly one speech per week.

HLC: When the host announced the name of winner from bottom to top, how do you feel? What went
through your mind? Do you think you will win the first place?

NTK: There I was, sitting on the chair. My dad leaned over and said good job. When the host said that the judges had the final results I sat up straight and listened very closely. The host pulled out the names slowly. I can feel everyone in the room tense listening for the final results. The host pulled out the fourth placed winner. It wasn’t me, I took a deep breath. The judge slowly pulled out the second. The first word out was “Mr.” I tensed up and listened. He didn’t say my name. My dad leaned over and said that I won. I looked at him and I could tell that he was serious. The host, the president of VA NAACP Mr. Charles ates, pulled out the second place card and said “I love this part and remember everyone is a winner” he said the other person’s name, then and only then I knew that I got first place.

HLC: Who direct you go into this field? Upon entering, how do you feel? Were you interested and pssionate about learning or anything?

NTK: Three years ago when I was eight, my father took me to a public speaking class offered at the local recreational center. I did not know anything about this class; I didn’t know anything about public speaking. I just came because my dad said it’s important. When I saw what the class was, I thought this was a good idea because everything I do now will affect my future.

HLC: Where do you study oration? With whom and what’s the schedule like?

NTK: I study public speaking with Young Speakers Club (YSC), a non-profit organization in Fairfax, VA. We have class in a block of 8 weeks session. The class is one hour every week, on either on Wednesday, Saturday, or Sunday. After the session, we have a couple of weeks break; the class would start again. There are three levels. I am in last level, which the advance class. We spend more time doing debate, media training, and using speaking equipment. I would repeat the class many times to gain more speaking experience. I also learn a lot from YouTube, watching world champions and trainers.

HLC: Right now what school do you attend? After school , do you also participate in any activity, such as sports, art?

NTK: I am in the Advance Academic Program at Hunters Woods Elementary. I do violin, peacemakers, patrol duty, and chess club in the school. Outside of school hours I practice Taekwondo and Wushu seven hours weekly. I am a black belt candidate in Taekwondo and a green sash in Wushu. I have been swimming competitively since 7 years old. Every summer I swim with Reston Swim Team - Ridge Heights Sharks six days a week. I did two swim-a-thon for fund raising. The last swim-a-thon, I swam 198 laps, which is about 3 miles. My favorite stroke is butterfly. I used to go to Vietnamese school in Saturday at Thang Long. I also did 3 years of acting, and learn portraiture drawing for one year.

HLC: With ability to speak like that, what do you think is the profession you will follow?

NTK: I am still young and still exploring the world. I have not decided on what profession I’ll be studying. I just know that whatever I do, I’ll do my best.

HLC: Could you share with friends around your age your methods of learning, how you study and
work?

NTK: I don’t really have a method of learning. I do use Quizlet a lot. It is flashcard program on the internet that helps me remember facts and study for tests. I also believe in hard work, and don’t quit
until you are done with your work. I also believe in open mind, trying new things and taking challenges.

HLC: What difficulties do you have in learning and what do you do to overcome these difficulties?

NTK: I would ask my dad for advices and helps. Parents know best as they have been through things I am facing. My father would sit down and work with me until I understand and overcome the difficulties.

HLC: Does your family tell you about your origin? And have you thought about do something for the Vietnamese community in the future?

NTK: Yes, my parents spoke about how they live in Vietnam , and how my father family attempted to defect Vietnam and went to jail for it. I also have seen pictures of his rundown elementary school, where the local graveyard is the students’ playground. I’ve passed flyers to Vietnamese school in the weekend to encourage Vietnamese kids to do public speaking to have better future. Many of the kids have joined Young Speakers Club, but they normally don’t stay there long. My father has also talked to me a lot about becoming somebody important in the future and making history. I am still young and don’t know all of the details or what I will be doing but I think it has something to do with Vietnam.
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Lượm Lặt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm Lặt   Lượm Lặt I_icon13Fri 25 Feb 2011, 04:39

Lượm Lặt Rkhuw5gp

Cám ơn anh VĐ nhiều thật là nhiều đã chia sẻ câu chuyện với mọi người
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Lượm Lặt Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Lượm Lặt   Lượm Lặt I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Lượm Lặt
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm-