Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chuyện Cổ Tích PG

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10, 11, 12  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 15:15

CÔNG CHÚA NHẬT QUANG

Sướng gì hơn sướng làm lành
Cho bao nhiêu của để dành bấy nhiêu

Công chúa Nhật Quang là con thứ hai của vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ.
Công chúa rất đẹp, một vẻ đẹp thùy mị hơn hẳn các thiếu nữ đương thời ở nước Xá Vệ; Công chúa lại rất thông minh học đâu nhớ đấy.

Không những công chúa sắc sảo về môn nữ công mà còn tinh thông các triết lý học thuật; đức hạnh công chúa cũng quán chúng, tuy sanh trong giai cấp vua chúa cao sang, nhưng vẫn giữ thái độ khiêm tốn nhã nhặn, nhất là đối với hạng nghèo khổ tật nguyền, công chúa thành thật yêu mến và luôn luôn tìm cách giúp đỡ. Vì thế nên công chúa được rất nhiều người kính trọng.

Người nào đã hân hạnh gặp công chúa một lần, họ sẽ nhớ mãi nụ cười hiền hòa và lời nói thanh tao của công chúa. Ðối với cha mẹ, công chúa thật là người con hiếu hạnh, nàng hầu hạ vua và hoàng hậu hết sức chu đáo, và không bao giờ nói một lời hay làm một việc trái ý vua và hoàng hậu.

Ba Tư Nặc vương được một người con xứng đáng như vậy, vua rất cưng quý, có thể nói công chúa Nhật Quang là viên ngọc vô giá của vua nước Xá Vệ. Những cuộc quan sơn ngoạn thủy của vua, công chúa đều được tham dự, mỗi khi quốc sự rảnh rang, nhà vua thường đòi công chúa đến hầu chuyện, hỏi những vấn đề thắc mắc công chúa đều trả lời trôi chảy, nhà vua rất đẹp dạ.

Một buổi chiều nhà vua đang dùng trà tại vườn ngự uyển, có công chúa đứng bên cạnh, nhà vua nhìn con rồi vui miệng phán rằng: "Khắp nước Xá Vệ này không ai được hạnh phúc bằng con, đời con được như thế thật là hoàn toàn nhờ sức của cha mẹ tác thành vậy".

Công chúa Nhật Quang thành thật trả lời: "Tâu phụ vương, công ơn sanh dưỡng của Phụ hoàng và Mẫu hậu như trời bể con không hề dám quên. Nhưng đời con được hạnh phúc như thế này, con thiết tưởng cũng có ảnh hưởng của cha mẹ một phần nào, nhưng phần lớn nhờ kiếp trước con đã tu nhân tích đức nhiều vậy".
Câu nói của công chúa không ngờ đã chạm lòng tự ái của vua Ba Tư Nặc quá mạnh, vua liền đứng dậy, lặng lẽ trở vào cung.

Ðêm hôm ấy, nhà vua không hề chợp mắt, suy nghĩ mãi lời nói của công chúa, và vua rất bực tức, đứa con yêu và ngoan ngoãn của mình chưa bao giờ trái ý mình dù là một cử chỉ nhỏ nhặt, hôm nay lại xúc phạm đến lòng tự ái của mình, có thể nói là không thừa nhận một lý thuyết (nghĩa là hạnh phúc của con hoàn toàn do cha mẹ tác thành) mà ông cho là muôn đời bất biến và ai cũng phải công nhận.

Muốn bảo thủ thành kiến của mình, nên mới sáng tinh sương, Ba Tư Nặc vương liền đòi viên cận thần thân tín bảo rằng: ta cần một thanh niên trạc tuổi công chúa Nhật Quang mà hiện sống trong một cảnh nghèo hèn, cơm không có ăn, áo không đủ mặc, ngươi phải tìm cho ra một người có đủ điều kiện ấy, dẫn về đây cho ta.

Ba ngày sau, viên cận thần dẫn về một thanh niên hành khất, mặt mũi khôi ngô, nhưng trong người chỉ mặc vỏn vẹn một chiếc khố rách đến yết kiến vua Ba Tư Nặc. Vua rất mừng ban thưởng viên cận thần xong, quay lại hỏi thân thế thanh niên hành khất rồi bảo rằng: Ta thấy ngươi nghèo khổ, chưa có gia thất, nay ta đem công chúa Nhật Quang gả cho ngươi, ngươi được quyền dẫn công chúa đi đâu tùy ngươi.

Thanh niên nghèo khổ kia không biết trả lời ra sao chỉ cúi đầu vâng lệnh.
Vua lại kêu công chúa Nhật Quang đến phán rằng: hôm kia con đã nói: "Hạnh phúc của con hiện tại phần lớn là do con đã tu nhân tích đức ngày trước. Nay ta muốn thí nghiệm lời ấy, nên ta đã gả con cho một thanh niên hành khất, nếu con có phước báo thì con cũng trở nên giàu có sung sướng.

Con hãy sửa soạn ngày mai lên đường với chồng con, khi nào có chiếu chỉ mới được trở về cung". Với nét mặt đầy nghiêm nghị của Vua Ba Tư Nặc vương, công chúa không dám nói gì, chỉ yên lặng trở về hậu cung.

Sáng ngày công chúa vào lạy cha mẹ, từ biệt mọi người, rồi bình tĩnh ra đi với thanh niên hành khất. Hoàng hậu và thần dân đều thương xót và khóc lóc, lo ngại cho số phận công chúa, nhưng ý vua đã quyết nào ai dám mở lời khuyên can!

Ra khỏi hoàng cung, công chúa hỏi thanh niên hành khất rằng: Cha mẹ chàng đâu? Nhà cửa chàng đâu? Vì sao chàng lại nghèo khổ đến thế?

Thanh niên buồn rầu đáp: "Gia đình tôi trước cũng giàu có, vì được cha mẹ cưng quý, tôi tiêu xài hoang phí, ham chơi bời với chúng bạn, có học tập nhưng không đâu đạt gì, đến khi cha mẹ qua đời, tôi bán hết ruộng đất nhà cửa, hiện nay chỉ còn một sở vườn cách đây ba trăm dặm cỏ lác mọc đầy, cho người ta mướn họ không mướn, bán họ không thèm mua, hết của cải, không nghề nghiệp không biết nghề gì nuôi thân, nên phải hành khất độ nhật.

Hôm nay tôi đang lang thang giữa đường, thì gặp một vị quan của vua, ông ta hỏi cặn kẽ về gia thế tôi, rồi ông dẫn tôi yết kiến nhà vua, không biết gì sao nhà vua lại đem công chúa gã cho một kẻ nghèo hèn như tôi?".

Vẫn nét mặt ôn hòa công chúa nói với thanh niên hành khất rằng: "Dù sao từ nay chúng ta cũng đã là vợ chồng, chúng ta phải tìm phương kế làm ăn và trước hết phải tìm nơi tạm trú".

Không biết tìm chỗ nào khác, nên công chúa và thanh niên hành khất liền dẫn nhau đến sở vườn của cha mẹ thanh niên để lại - thật là một mảnh vườn hoang phế, cỏ lác um tùm sỏi đá lởm chởm. Hai người bàn định cắt cỏ đốn cây che một chiếc chòi nhỏ vừa tạm ở, những người quanh đấy có người biết công chúa

Nhật Quang nên cùng nhau đến giúp đỡ công việc cho công chúa. Ðến khi đào đất để dựng cột nhà, vừa đào được vài lát đất thì gặp ngay ba cái chum lớn niêm khằn cẩn thận. Công chúa liền mở chum ra thì thấy trong ba cái chum ấy, vô số là vàng bạc châu báu, công chúa vui mừng sung sướng đem bán bớt một số châu báu rồ9 mướn ngườ9 dọn dẹp cỏ rác, trồng tỉa hoa quả, tạo lập lâu đài...

Vốn sẵn tánh hiền lành lạ9 sẵn lòng yêu thương giúp đỡ mọi người, nên thợ thuyền tôi tớ rất trung thành tận tụy, không bao lâu đám vườn hoang phế kia đã biến thành một vườn hoa trăm sắc muôn màu; lâu đài trang hoàng lộng lẫy, người vô kẻ ra tấp nập không khác dinh thự của bậc đế vương.

Từ khi công chúa rời khỏi cung điện, vua Ba Tư Nặc sanh lòng hối hận đêm ngày trông nhớ, nhà vua đinh ninh rằng: Công chúa lâu nay chắc gặp nhiều khổ sở và định đón công chúa trở về cung để an hưởng cảnh đoàn viên phú quý. Nhà vua liền phái một số cận thần tìm nơi công chúa ở và dò xem đời sống của công chúa ra sao?

Sau một thời gian dò xét, các cận thần về tâu với nhà vua: "Công chúa ở cách xa cung điện nhà vua chừng ba trăm dặm và hiện đang ở trong cảnh phong lưu sung sướng giàu có ức triệu". Vua Ba Tư Nặc không tin, liền đến nơi dò xét quả đúng như lời các cận thần. Nhà vua nói với kẻ tả hữu rằng: "Trẫm thấy đời sống của vợ chồng công chúa Nhật Quang hiện tại, tuy trẫm là vua một nước, thật cũng không sung sướng bằng".

Nhưng vua cũng băn khoăn thắc mắc không biết tiền kiếp công chúa đã tu những nhân lành gì mà nay được nhiều phước báo như vậy.

Vốn nghe Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc đại giác, nên vua thân hành đến Tịnh xá nơi Phật thuyết pháp, cung kính bạch rằng: Bạch Thế Tôn! Nghe danh Ngài là bậc đại giác chứng nhất thế trí, hiểu thấu việc trong ba đời, nay đệ tử có điều nghi xin Ngài chỉ dạy:

"Nhật Quang công chúa thứ hai của đệ tử, không biết đời trước tạo nhân lành gì, mà ngày nay tướng mạo đẹp đẽ, thông minh xuất chúng, giàu có sang trọng... Ðệ tử đã gả công chúa cho một kẻ hành khất nghèo hèn thế mà công chúa cũng đào được vàng bạc rồi trở nên sang trọng hơn người.

Ðệ tử cứ thắc mắc mãi mong Ngài từ bi khai thị cho đệ tử rõ?"
Ðức Phật Thích Ca nở nụ cười hiền hòa muôn thuở thong thả dạy rằng: "Nghi vấn Ðại vương sẽ được tiêu tan sau khi nghe câu chuyện này:

- Nầy Ðại vương! Xưa kia khi Ðức Phật Ca Diếp ra đời, có hai vợ chồng người lái buôn giàu có, người vợ rất tôn kính Tam bảo, thường khuyến khích mọi người bỏ việc ác làm lành, quy y Tam bảo, lại hay làm việc bố thí cúng dường, nhất là đối với kẻ tàn tật, nàng hết sức thương mến và tận tâm chăm sóc. Người chồng lại có tánh bỏn sẻn, mỗi khi thấy vợ làm việc cúng dường bố thí, thì tỏ ra thái độ bất bằng, tìm cách ngăn cản.

Một hôm gặp ngày nguyên đán, người vợ thành tâm sắm sửa lễ vật để cúng dường Tam bảo và bố thí kẻ nghèo trong ba ngày, người chồng thấy vậy bực tức nói rằng: "Hãy để dành tiền của lại sắm sửa thêm nhà cửa ruộng đất, chứ làm những việc ấy thêm hao tốn, phỏng có ích gì!". Người vợ dịu dàng trả lời:

"Của cải là vật vô thường ta không bỏ nó, rồi nó sẽ bỏ ta; hơn nữa những kẻ nghèo khổ hiện tại, theo trong kinh Phật dạy, đều do đời trước tham lam ích kỷ, không biết dùng tiền của làm các việc phước thiện; ngày nay đời sống của vợ chồng chúng ta tạm gọi là khá giả, chúng ta nên dùng một số tiền làm các việc phước thiện để bảo tồn hạnh phục tương lai cho chúng ta, và cũng gọi là góp một phần trong công việc nghĩa chung vậy".

Nghe mấy lời giải thích của vợ, người lái buôn mới tỉnh ngộ và cảm động, từ đó anh không ngăn cản vợ mà lại rất hăng hái trong công việc làm phước đức...
Này Ðại vương! Vợ người lái buôn xưa kia chính là công chúa Nhật Quang ngày nay, đời trước nàng thường khuyến khích mọi người bỏ ác làm lành, quy y Tam bảo, nên được quả báo thông minh xuất chúng;

đời trước sốt sắng cúng dường bố thí, nên nay được quả báo sung sướng giàu sang, nhiều người mến phục; đời trước tận tâm săn sóc giúp đỡ kẻ tàn tật, ngày nay được quả báo nhan sắc đẹp đẽ, tướng mạo đoan trang.
Người lái buôn xưa kia chính là chồng công chúa hiện tại, ngày trước lúc chưa tỉnh ngộ, anh ta bỏn sẻn hay ngăn cản việc làm phước thiện của vợ, nên ngày nay phải chịu đói rách một thời.

Vua Ba Tư Nặc nghe Phật kể rõ tiền kiếp của công chúa Nhật Quang, nhà vua mới tỉnh ngộ, và rất thâm cảm đạo lý nhân quả tội phước của Phật. Rồi vua cúi đầu đảnh lễ Ðức Phật ra về.

Về đến cung, công việc đầu tiên của vua là cho người đón rước vợ chồng công chúa Nhật Quang về. Gặp công chúa, vua Ba Tư Nặc khôn xiết vui mừng, vua không quên nói nhiều lời hối hận, với công chúa Nhật Quang cũng rất sung sướng được gần gũi phụng sự cha mẹ, và giúp vua cha trong việc trau dồi đạo đức, bảo quốc an dân. Thanh niên hành khất chồng công chúa, cũng được vua phong cho một chức quan cao cấp trong triền đình.

Quảng Tiến / dịch
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 15:21

CÔNG CHÚA THUẦN NHẪN

Công chúa Thuần Nhẫn là con gái út của vua Ba Tư Nặc. Công chúa là người hiếu hạnh, lại có đức nhẫn nhục, nhưng phải có tội xấu quá, nên đã 18 xuân mà vua cha chưa tính việc xuất giá được.

Ôi! Bà mụ cay nghiệt làm sao?
Bắt nặn thế nào cho công chúa xấu đến nổi ai thấy cũng bực mình, mũi tẹt, trán dồ, miệng hô, mắt toét, đó là chưa kể đến thân hình nếu nói đến thân hình thì nàng chỉ cao vỏn vẹn một thước lênh khênh. Vì vậy mà trong triều các vương tôn, công tử phải tìm kế du học ráo, để tránh cái nạn bị trạch phò mã.

Mỗi khi công chúa thấy hai chị hãnh diện trước nhan sắc xinh tươi, nàng rất ngậm ngùi tủi hận, song cũng không hề ganh tỵ. Trái lại, hai chị thì kêu căng, mỗi khi thấy nàng thường tỏ vẻ khó, không muốn gần gũi chuyện trò. Lại tâu với vua cha cấm không cho nàng đi ra ngoài sợ thế gian chê cười. Công chúa thui thủi một mình trong cung cấm.

Nàng hiếu hạnh với cha mẹ, chiều chuộng hai chị và hết lòng thương yêu những người hầu hạ. Nàng thường đem tiền bố thí cho người nghèo khổ, cung cấp thuốc men cho người bệnh hoạn, vì thế ai cũng yêu mến công chúa hơn hai bà chị.
Nhan sắc kỳ dị của công chúa Thuần Nhẫn bay ra, cũng như đức hạnh của nàng, nên một ngày kia Hoàng tử một nước lân cận đến xin cưới nàng làm vợ.

Cầm tay người nghĩa hiệp, vua Ba Tư Nặc cảm động, bảo Trọng Ðức rằng: "Con trẫm được Hoàng tử thương mến thật trẫm không biết lấy lời gì tả cho hết được nỗi lòng cảm bội". Khi về nước, Hoàng tử không cho tiếp xúc với người, sợ thiên hạ thấy bên ngoài chê cười chăng?

Nhưng than ôi! Lòng hào kiệt của vị Hoàng tử thanh niên cá hạn, mà nhan sắc công chúa lại xấu vô cùng, nên mặc dầu vẫn mến đức, trọng tài của vợ, mà lắm khi Thái tử cũng bực mình về cái xấu của người vợ đáng thương. Rồi lần lần Trọng Ðức tìm cớ săn bắn vui chơi riêng.

Công chúa như con chim trong lòng son, tuy có gạo trắng nước trong, nhưng ngoài bốn bức tường thì nàng không còn hay biết gì cả. Công chúa biết nghiệp duyên nên thầm trách kiếp xưa bởi vụng đường tu nên kiếp này phải mang lấy quả xấu, không bao giờ oán thán ai. Nàng chỉ một lòng nhu thuận với chồng, khoan dung độ lượng với người trong cung.

Nhưng ác thay! Các bà Vương phi quận chúa thường tìm đến với nàng để khoe khoang hãnh diện, có khi còn dám chế nhạo nàng ra mặt. Ðức nhẫn nhục của công chúa thuần thành, nên nàng luôn luôn vui vẻ xem như không có gì đáng để ý.
Một hôm các bà về xúi chồng bày một bữa tiệc, mời khắp cả Vương tôn danh nhân trong nước. Theo lệ thường thì vợ nào chồng nấy đếu đến đủ mặt... Duy chỉ có Hoàng tử Trọng Ðức lủi thủi đến một mình. lủi thủi đến một mình. Thôi thì các bà Vương phi, quận chúa, tiểu thơ khoe khoang duyên dáng, các bà lại đi tìm Hoàng tử Trọng Ðức chế giễu.

Hoàng tử không chịu nỗi cơn tức giận, nên sanh lòng ghét vợ. Chàng hằm hằm chuyến này thì về nhất quyết ly dị cho rảnh.

Chồng đi yến tiệc, công chúa một mình vò võ trong cung. Tự nhiên nàng thấy nao nao trong lòng, tin chắc có điều gì không hay xảy đến cho mình. Nàng tủi thân rơi nước mắt.

Tự nghĩ ta đời trước đã tạo nhân gì ác nghiệp đến nỗi sanh thân kỳ dị, làm khổ tâm biết bao nhiêu người vì thương yêu ta. Nàng liền chắp tay thành kính hướng về giữa thanh không thầm niệm. "Nam mô Phật, nam mô chư Phật". và tự khấn nguyện: Ðức Phật hiện nay Ngài hay ban bố ích lợi cho chúng sanh, cứu khổ cho tất cả người khổ sở.

Nay con là một người đang chịu khổ, lại không làm sao ra khỏi cung cấm để hầu Ngài. Nguyện xin oai thần Ðức Thế Tôn từ bi khuất giá giáng thần vào trong chốn u đày này, cho con được đảnh lễ. Nỗi thống khổ lòng thành kính tha thiết của con người đáng thương ấy, ứng hiệp với Ðức từ bi của Phật.

Ðược Ðức Phật ở tịnh xá Kỳ Viên liền vận thần thông hiện ra trước mặt, trong khi công chúa đang quì lạy. Ngưỡng lên thấy Phật, vừa mừng vừa tủi, nàng kính bạch: "Bạch Ðức Thế Tôn! Ðời trước con đã gây nghiệp ác gì, mà ngày nay bị quả báo thân hình xấu xí như thế này? Lại nhờ phước đức gì mà sanh vào chốn giàu sang?" Ngài động lòng thương xót dịu dàng bảo:

"Ðời trước con là một người đàn bà có nhan sắc, lại hay cúng dường bố thí, nhưng khắc nghiệt với tôi tớ, kiêu căng với bạn bè và hay ganh tỵ với người có nhan sắc hơn mình, mắt thường hay nguýt, miệng hay nói xấu người, khi sân hận nổi lên thì đánh đập tôi tớ một cách tàn nhẫn. Nhất là hay ỷ mình có nhan sắc của cải khinh ngạo kẻ khác. Ngày nay con phải thành tâm tha thiết cần cầu sám hối đi, thì những tội lỗi trước kia sẽ tùy theo tâm niệm mà tiêu diệt".

Tiếng Phật dịu dàng như tiếng chim Ca Lăng Tần Già, công chúa thấy tự nhiên lòng nhẹ lâng lâng, nàng rút khăn lau ráo lệ, rồi tha thiết cần cầu sám hối. Nàng quỳ xuống chân Phật hàng giờ với những lời chân thật phát sinh ra tự đáy lòng. Ðức Phật để cánh tay vàng lên đầu nàng, công chúa ngẩng lên thấy đôi mắt hiền từ trong sáng của Ðức Phật nàng rất sung sướng.

Liền khi ấy mắt nàng cũng trong sáng như mắt chim thu nàng thấy sắc diện của Phật đoan nghiêm hiền hậu, lòng nàng cảm động, sanh bao sự vui mừng, tự nhiên mặt nàng cũng đoan nghiêm mỹ lệ. Nàng thấy chân Phật sáng ngời, cốt cách siêu phàm, lòng nàng lại bội phần mến phục, tự nhiên thân nàng cũng đoan nghiêm điều đặn, các tướng xấu xa của nàng bị tiêu diệt. Nàng liền trở nên một công chúa đẹp đẽ xinh tươi đầy đủ phước tướng.

Phật thuyết pháp cho nàng nghe xong liền vận thần thông trở về Tịnh Xá.
Giữa bữa tiệc vui, Hoàng tử Trọng Ðức không chịu được lời chế giễu của các bạn. Tình yêu không thể kéo lại cái hổ, cái nhục. Thái tử bực tức lên ngựa trở về cung, vừa đi vừa thầm nghĩ: "Chuyến này nhất định để, nhất định ly dị".

Tiếng gió ngựa của người hào kiệt sao mà gấp gáp thế? Công chúa lo ngại vội vàng bước xuống thang lầu thấy mặt chồng đầy sát khí, nàng không dám hỏi han gì. Theo lệ thường nàng cúi xuống tháo chiếc đai ngọc trên lưng Thái tử và cất chiếc mũ vàng cho đầu chàng đỡ nặng.

Thái tử ngạc nhiên, cử chỉ ấy rõ ràng là vợ, mà sao nhan sắc nàng biến đổi thế kia? Công chúa hiểu ý, liền đem chuyện cầu Phật kể lại cho chồng nghe. Từ đó vợ chồng vui vẻ hòa thuận cùng nhau lo tu phước thiện.

Một hôm vui câu chuyện, công chúa bảo chồng: "Thiếp xem chàng trọng sắc hơn trọng đức". Hoàng tử cả thẹn nói lảng qua chuyện khác.

Ðọc câu chuyện này chúng ta nhận thấy nhẫn nhục là điểm cốt yếu cần phải có trong tất cả hạng người, cần phải dùng trong tất cả hoàn cảnh. Nhờ sự nhẫn nhục, nhờ lòng thiết tha ăn năn của công chúa Thuần Nhẫn đã đổi được cuộc đời tối tăm trở thành tươi sáng. Chúng ta nên biết nếu tâm đức thanh tịnh thì sẽ chuyển được hình tướng bên ngoài.

Vậy ta nên nhớ "NHẪN NHỤC LÀ GỐC HẠNH LÀNH, SÂN SI LÀ NGUỒI TỘI LỖI".

Hết
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Thu 01 Apr 2010, 15:24

LÒNG HIẾU CỦA CHIM ANH VŨ

Thuở xưa, ở núi Tuyết Sơn có một con chim Oanh Vũ, cha mẹ đều mù, thường đi tìm trái cây thơm chín, dâng cha mẹ dùng. Lúc bấy giờ, có vị điền chủ mới cấy lúa bèn phát nguyện rằng: "Lúa tôi đây, xin nguyện cho chúng sanh ăn dùng".

Chim Oanh Vũ thấy vị điền chủ phát tâm bố thí như vậy, bèn thường bay xuống lấy lúa cúng dường cha mẹ. Người điền chủ đi xem lúa, thấy loài chim loài sùng phá hại lúa, bèn nổi giận đặt lưới bắt được chim Oanh Vũ.

Chim Oanh Vũ thưa vị điền chủ rằng: "Trước đây ông có lòng tốt bố thí nên tôi mới dám lấy của ông, sao lại đặt lưới bắt tôi?". Người điền chủ hỏi: "Ngươi lấy lúa làm gì?". Chim Oanh Vũ đáp:

"Tôi có cha mẹ mù, nên phải lấy lúa cúng dường". Vị điền chủ nói rằng: "Từ nay về sau, ngươi cứ lấy lúa mà dùng, đừng e ngại gì cả". Loài súc sanh còn biết hiếu thuận với cha mẹ huống nữa là người.

Chim Oanh Vũ là tiền thân của Ðức Phật Thích Ca. Người điền chủ là tiền thân ông Xá Lợi Phất.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Sat 03 Apr 2010, 08:39

Ác khẩu lưỡng thiệt

Ngày xưa có một ông trưởng giả rất giàu có, tiền muôn bạc triệu, tài sản xài suốt đời không hết, vợ lại vừa xinh đẹp vừa hiền đức, nên đã hạnh phúc ông lại càng hạnh phúc hơn. Nhưng niềm vui của ông ngắn ngủi, hạnh phúc thật vô thường, người ta chẳng thường nói "hoa không nở ba tháng, người không sướng ba năm" hay sao?
Chẳng bao lâu sau, vị phú ông này từ từ bước vào hố thẳm của khổ đau. Không ai còn thấy ông với vẻ mặt hân hoan của những ngày hạnh phúc xưa nữa, tại sao vậy? Vì đứa con trai của ông mà ra cả.

Ông lập gia đình một thời gian lâu mới sinh được một đứa con trai, ngày đứa bé ra đời ông vui mừng không kể xiết. Nhưng bất hạnh thay, con ông mới oe oe chào đời là đã mắc bệnh nặng.
Theo lời thầy thuốc chẩn bệnh thì đó là những mụn nhọt độc hại mọc trên da đứa bé khiến nó khóc cả ngày, thế mà danh y nào mời đến cũng đều lắc đầu chịu thuạ Vì thế mà nét mặt ông càng ngày càng ủ dột buồn rầu.

Tội nghiệp đứa bé, rất nhiều thầy thuốc đã bó tay rồi, nó chỉ còn biết đêm ngày khóc la kêu đau, cuộc sống thật là khổ sở.

Tiếng khóc gào rên rỉ của nó làm náo động tới làng xóm, nên người ta đặt tên cho nó là thằng "Khóc Gào". Ngày qua như nước trôi, cuốn đi những năm tháng thơ ấu của Khóc Gào, chẳng bao lâu cậu đã lớn khôn, nhưng bệnh tật trên người thì vẫn chẳng hề bớt chút nào, đêm ngày cậu vẫn đau đớn, ai nghe tiếng rên khóc của cậu cũng phải buồn cho cậu.
Gần nhà cậu có một ông hàng xóm già, nghe tiếng rên la đau đớn của Khóc Gào, trong lòng thấy bất nhẫn, bèn tìm đến nhà cậu thăm hỏi và nói với cậu rằng :

- Tôi nghe rất nhiều người về khen ngợi tán thán rằng tại Kỳ Viên Tinh Xá có một vị Đại Y Vương, bệnh trên thân hoặc bệnh trong tâm của chúng ta Ngài đều có thể chữa trị được hết. Ngài có phương tiện thần thông nhiệm mầu, bệnh của cậu có trầm trọng đến đâu cũng sẽ tức khắc lành, cậu nên mau mau tìm đến Ngài cầu xin chữa bệnh.

Khóc Gào nghe người hàng xóm nói thế, vui mừng vô kể, vội mang tấm thân bệnh hoạn tìm đến Kỳ Viên Tinh Xá xin được gặp Đức Phật.

Khi Khóc Gào nhìn thấy 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp và thân của Phật uy nghi sáng chói, cậu hân hoan tán thán ngaỵ Những đau đớn khổ não của cậu giảm thiểu đi rất nhiều, lập tức gieo năm vóc xuống đất lễ bái Đức Phật.

Đức Phật từ bi chưa từng bỏ rơi bất cứ chúng sinh bệnh khổ nào, nên khi thấy Khóc Gào tới, Ngài rất hoan hỉ, bèn tuyên thuyết cho cậu những pháp môn thù thắng có năng lực diệt trừ tất cả mọi khổ não. Khóc Gào nghe Đức Phật thuyết pháp xong bèn sám hối tội lỗi.
Lúc ấy nhọt độc đã hành hạ cậu trên mười năm qua lập tức tan biến, bệnh khổ của cậu hoàn toàn được tiêu trừ nên tâm cậu sinh khởi niềm cung kính hoan hỉ chân thành, cậu bèn cầu xin Đức Phật cho phép cậu được xuất gia làm tỳ kheo. Cậu tu hành tinh tiến, chẳng bao lâu đắc quả A La Hán.

Các vị tỳ kheo khác thấy tình cảnh của Khóc Gào như thế, thấy đó là điều rất hy hữu, bèn thỉnh Thế Tôn nói về nhân duyên khiến cho cậu phải chịu quả báo lúc trước. Đức Phật giảng cho các đệ tử nghe rằng:

- Vô lượng kiếp về trước, ở thành Ba La Nại có hai vị phú ông nọ. Bình thường hai người đã không ưa nhau và đố kỵ nhau, nên một trong hai người đem rất nhiều vàng bạc châu báu lên dâng tặng nhà vuạ Khi nhà vua nhận những vật cống hiến của ông này rồi, thì rất quý trọng ông.

Vì thế khi ông này phê bình ông kia trước mặt nhà vua, nói rằng "người ấy vô cùng hiểm ác, thường dùng mưu độc ám hại tôi, xin đại vương hãy nghiêm trị người ác để bảo vệ dân lành", thì nhà vua vốn đã nhận vật cống hiến rồi nên không còn sáng suốt nhận định, nhất nhất tin lời ông này và ra lệnh bắt giam, không đếm xỉa tới những lời biện hộ của người kia, còn đem ra tra tấn tàn khốc. Người này phải chịu tất cả những hình phạt đau đớn nhất, thương tích đầy thân như vẩy cá, phải nhờ gia đình xuất tiền chuộc tội mới thả cho ông về nhà.

Về tới nhà ông suy nghĩ không ngừng, thấy rằng con người vì có thân cho nên mới có khổ, mới bị lắm tai nhiều họa, mình và người kia không hề có oán thù chi mà họ lại có thể hại mình đến mức thân tàn ma dại như thế này. Không lâu sau, ông bỏ vào núi tu hành và thành Bích Chi Phật.

Vị Bích Chi Phật phát tâm đại từ bi, sợ rằng người kia kiếp sau sẽ chịu quả báo đau khổ nên tới nhà người ấy thị hiện đủ loại thần thông, khiến người kia thấy những biến hóa bất khả tư nghì như thế, sinh tâm kính ngưỡng, lập tức thỉnh Bích Chi Phật lên tòa ngồi và chuẩn bị đủ loại thực phẩm đặc biệt để cúng dường và sám hối tội cũ của mình đối với Ngài.

Đức Phật nói đến đây, ngừng một lúc rồi nói tiếp:

- Các ông phải biết cái người sàm tấu với vua chính là tỳ kheo Khóc Gào đã chịu khổ trong kiếp này. Sau, nhờ ân huệ của Bích Chi Phật, sám hối tội lỗi cũ, và nhờ công đức thành kính quy y Tam Bảo nên ngày nay được Như Lai cứu độ, mau đắc quả thánh.

Đừng nghĩ rằng những lời sàm tấu nói ra mà không ai biết. Nghiệp tội không trốn được, dẫu trong đường tơ kẽ tóc. Nhưng đã phạm tội như thế rồi mà biết sám hối thì có thể được cứu độ.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Sat 03 Apr 2010, 09:08

Em bé gái chắp tay


Có một lần, lúc Đức Phật đang tuyên thuyết pháp Đại thừa tại thành Vương Xá, trong đạo tràng của Ngài có một người đàn bà hiền đức tài giỏi tên là Tỳ Lâu.

Bà Tỳ Lâu không những là một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền trong gia đình, mà ngoài xã hội cũng được tiếng là một người đàn bà gương mẫu. Vì thế, một khi bà lên tiếng kêu gọi ai làm chuyện gì, thì lời kêu gọi của bà có hiệu lực rất lớn.

Trong pháp hội ngày hôm ấy, bà đã tập họp được hằng trăm, hằng ngàn người đàn bà khác đến nghe pháp.

Tuy họ toàn là những người sơ phát tâm, nhưng ai cũng bắt chước Tỳ Lâu chắp tay nghe thuyết pháp.

Đức Phật đang giảng kinh, bỗng ngừng lại, hướng về tôn giả A Na Luật đang ngồi giữa đại chúng mà hỏi:

- A Na Luật ! Ông đã thấy được chuyện gì? Có thấy điều chi đặc biệt và lạ lùng không?

Ngài A Na Luật được Đức Phật hỏi đến như thế, liền đứng dậy cung kính trả lời:

- Bạch Thế Tôn, mọi người yên tịnh lắng nghe pháp âm của Phật thì đương nhiên tự động chắp tay kính cẩn lắng nghe. Con nay lại thấy thai nhi mà tín nữ Tỳ Lâu đang mang trong lòng mà cũng chắp tay nghe pháp, con rất lấy làm lạ!

Lúc ấy, quả thật Tỳ Lâu đang mang thai, và đứa bé gái trong bào thai hấp thụ tính hiền hòa của mẹ, cộng với thiện duyên của chính mình nên tuy hãy còn ở trong bụng mẹ mà cũng biết chắp tay nghe kinh.

Tôn giả A Na Luật là một vị A La Hán đã chứng đắc được thiên nhãn thông, nên bất cứ vật gì dầu trong dầu ngoài, ngài cũng đều có thể thấy hết.

Đức Phật lại nói:

- Lành thay! Lành thay! Trong số đông những vị A La Hán ở đây, A Na Luật, ông là người có thiên nhãn thông, có thể thấy được những việc hiếm có mà người khác chưa từng thấy. Đó là điều khiến ông hơn tất cả mọi người.

A Na Luật, ông thấy không, trong mười phương thế giới, chim bay thú chạy, ngay cả trong loài côn trùng, chưa hề có một đứa bé còn trong bụng mẹ mà đã biết chắp tay nghe kinh như mẹ vậy. Đó chính là vì âm thanh viên mãn của Phật có năng lực thấu suốt qua tất cả mọi cảnh giới, khiến cho chúng sinh nào nghe được cũng đều phải chắp tay cung kính.

Đức Phật nói xong, muốn cho mọi người hiểu biết một chút về những sự kiện hy hữu trên thế giới, nên từ thân Ngài phóng ánh sáng làm cho bốn phương tám hướng, từ trên xuống dưới, tất cả được chiếu sáng không có gì trở ngại. Trong ánh từ quang sáng chói của Phật, không còn sự phân biệt giữa trong và ngoài, đâu đâu cũng y như nhau. Như thể được chiếu dọi bởi một tấm kính lớn đằng trước, không có vật gì có thể che dấu được.

Lúc ấy, những người trong pháp hội nghe kinh, trượng thừa pháp lực của Đức Phật, đã có thể thấy được những gì mà từ trước đến nay họ chưa hề được thấy nên ai nấy đều vui mừng vô kể.

Bà Tỳ Lâu lúc ấy cũng biết rằng đứa con mình đang mang trong bụng sắp sửa ra đời, vì thế bà bèn đứng dậy, đảnh lễ Đức Phật rồi lui xuống phía dưới, và chính lúc đó bà hạ sinh một đứa bé gái.

Khi đứa bé chào đời, trong không trung vang lên thiên nhạc tuyệt vời và những đóa hoa ngũ sắc lả tả rơi xuống. Rất nhiều người đàn bà vội vàng đem đến một bộ quần áo mới phủ lên thân thể hài nhi, tránh cho đứa bé bị lõa thể khi đối diện với đại chúng.

Vị đệ tử thượng thủ của Đức Phật là Tôn giả Xá Lợi Phất thấy mọi chuyện xẩy ra như thế, bèn đứng dậy hỏi rằng

- Bạch Thế Tôn! Nữ hài nhi này từ quốc độ nào đến? Kiếp trước đã tạo phước báo nào mà lại có thể ở giữa pháp hội cao quý này mà chào đời?

Đức Phật dịu dàng giảng cho Xá Lợi Phất và đại chúng biết lai lịch của đứa bé sơ sinh:

- Đứa bé sơ sinh này đến từ một nơi cách đây rất xa ở phía đông nam, nước ấy tên là Diêm Phù Đàn. Rất nhiều kiếp về trước, cô luôn luôn cúng dường Phật và trai tăng, và còn phát nguyện tương lai sẽ sinh ra đời nơi pháp hội của Phật đang thuyết pháp, vì thế nên kiếp này cô được như nguyện và chào đời tại nơi đây.

Pháp âm của Phật cùng tất cả những điềm lành lúc đứa bé sinh ra đời làm cho thính chúng ngày hôm đó vô cùng hoan hỉ, họ phát nguyện đời đời kiếp kiếp quy y thánh pháp, cứu độ chúng sinh.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Sat 03 Apr 2010, 09:16

Giai Cấp Nhất Ức Lý


Ngày xưa, trong xã hội Ấn Độ, sự chênh lệch giữa người và người quả là rất nhiều. Vương Xá Thành ở miền nam nước Ấn, dân chúng rất giàu có nhưng không khỏi có sự phân biệt giai cấp.

Họ căn cứ vào tài sản ít hay nhiều mà phân thành 9 giai cấp, giữa các giai cấp, sự khác biệt vô cùng rõ rệt. Nhất Ức Lý là giai cấp của người dân thành thị giàu có nhất, dư giả nhất , gia sản phải lên tới cả ngàn vạn, cả trăm vạn ; duy chỉ có những người giàu có như thế mới đủ tư cách để thuộc vào giai cấp Nhất Ức Lý ấy. Dĩ nhiên, giai cấp của họ là giai cấp đứng đầu nên không có người nào là không hâm mộ, ao ước.

Lúc ấy có một người thuộc về giai cấp chót hết của 9 giai cấp nói trên, rất ngưỡng vọng sự vinh quang phú quý của giai cấp Nhất Ức Lý, ông hy vọng sẽ có ngày vọt lên được địa vị của những người mà ông hâm mộ đó, nhưng không có điều kiện thiết yếu là một gia sản đáng giá trăm vạn.

Vì muốn có đủ điều kiện, ông không ngại công lao khó nhọc, ngày đêm tìm đủ cách để buôn bán kiếm lời. Sau mười năm lao lực, ông chỉ gom góp được có 9 phần mười gia sản phải có để đạt được lý tưởng của mình. Nhưng than ôi, ông vương phải một cơn bạo bệnh, bệnh tình nguy ngập, ông biết sẽ không còn sống lâu nữa nên gọi vợ đến căn dặn rằng:

- Tôi sẽ không lành bệnh được đâu, chỉ ân hận là nguyện vọng ôm ấp suốt cả một đời chưa đạt được. Con chúng ta nay chỉ mới 8 tuổi, chưa thể thừa kế được sự nghiệp của tôi. Tôi mong bà nuôi nấng cho nó thành người, nói cho nó biết điều tôi mong mỏi, và bảo nó kinh doanh sự nghiệp của chúng ta cho khéo léo hầu vào được giai cấp Nhất Ức Lý, thì lúc ấy ở suối vàng tôi cũng ngậm cười mà an nghỉ.

Đợi việc mai táng xong xuôi, người mẹ gọi con đến trước mặt dạy rằng:

- Cha con mất đi có để lại di ngôn, hy vọng con làm ăn buôn bán cho khéo léo, hầu có đủ điều kiện gia nhập vào giai cấp Nhất Ức Lý, để hoàn thành nguyện ước của cha con lúc sinh thời.

Đứa con nhỏ tuổi mà đã có trí huệ của một vị cao nhân, đã biết rõ một cách chân chánh thế nào là họa là phúc. Nó biết rằng tiền bạc châu báu của thế gian như một con rắn độc, từ xưa đến nay, biết bao nhiêu người đã vì tham cầu nó mà phạm vào đủ điều gian ác, không lùi bước trước bất cứ một thủ đoạn nào để làm tổn hại cho người, lợi ích cho mình, để rồi chiêu cảm trùng trùng điệp điệp quả báo đau khổ, chỉ vì không hiểu rành lý nhân quả.

Thiên hạ không hiểu rõ rằng phúc báo của một người không phải từ trên trời rớt xuống, không trồng trọt mà đòi gặt hái được sao? Phú quý có con đường của nó, chỉ có đi theo con đường bố thí mới đến được cung thành phú quý.

Nhưng thằng bé biết rằng mẹ nó chưa đủ sức hiểu những lý lẽ ấy nên chỉ lựa lời thưa rằng:

- Con có một cách này rất hay, không cần đợi tương lai, mà ngay hiện tại có thể nhập vào giai cấp Nhất Ức Lý, chỉ cần nhà có bao nhiêu tiền của, mẹ giao hết cho con.

Người mẹ nghe thế nửa tin nửa ngờ, nhưng bà thương con rất mực và muốn nương tựa vào con, nên đưa chìa khóa ngân khố tài bảo giao cho con.

Đứa bé đem toàn bộ gia sản, cả ngày ở ngoài đường mướn người khắc, nặn tượng Phật, xây dựng tháp miếu, cúng dường chư tăng, làm tất cả mọi sự để hoằng dương Phật pháp, rồi còn xuất ra một số tiền để cứu giúp người nghèo khổ. Chưa tới nửa năm, tài sản của người cha trọn đời dành dụm đã bị tiêu tan sạch bách!

Người mẹ tuy có phúc báo nhưng chưa thông hiểu được trí huệ của Pháp Phật. Bà không biết con mình là Bồ Tát tái sinh, không giống phàm nhân, mà trái lại có trí huệ cao siêu, có thần thông thâm diệu, đi lại tự tại trong ba cõi. Bà không biết rằng thí xả tài sản là con đường tắt để được phúc đức, được giàu sang phú quý, cứ làm theo lời Phật dạy thì sinh vào giai cấp Nhất Ức Lý là một điều quá dễ dàng!

Vì bà không thể biết những điều ấy, lại mắt thấy tải sản cứ ngày theo ngày mà tiêu hao, nên trong lòng rất lo lắng. Không những không làm được dân của giai cấp Nhất Ức Lý, mà còn không biết sẽ lấy gì mà sống nữa ! Nhưng tình thương con khiến cho bà không nỡ trách mắng, cũng không nỡ ngăn cấm, vì đứa con hay lựa lời giải thích mỗi khi thấy mẹ quá lo lắng.

Không ngờ phước chưa được hưởng mà họa đã giáng lên đầu, thằng con trai thông minh, kháu khỉnh của bà sau một đêm lâm bệnh nặng, bác sĩ không đến kịp, đã lìa khỏi vòng tay của bà mà đi mất. Tài sản không còn, thằng con duy nhất cũng đã chết, người mẹ đau khổ chỉ muốn kết liễu đời mình cho xong, hận tại sao không được theo con mà chết!

Dục vọng con người sao mà nhiều thế, không tài nào kể xiết.

Có một vị phú ông ở giai cấp Nhất Ức Lý, giàu có bậc nhất, tài sản lên tới tám trăm vạn, nhưng suốt ngày lại khổ não vì chưa có con trai nối dõi tông đường, gia sản kếch sù kia rồi ai sẽ là người thừa kế?

Ông suốt ngày ngồi kiệu, có chùa chiềng miếu tự nào ông cũng vào cúng bái cầu xin sinh được một đứa con trai phúc huệ song toàn. Quả nhiên ít lâu sau, bà vợ cả của ông sinh cho ông một đứa con trai.

Đứa bé sinh ra rất kháu khỉnh, song có một điều nó không giống người thường, ai thấy cũng phải thấy lạ.

Mới sinh được ba hay bốn ngày, thằng bé cứ đối với mẹ như người lạ : lúc mẹ nó bồng lên thì nó rống lên khóc, mẹ cho bú, nó cũng khóc. Đút vú vào miệng thì nó không khóc cũng quay đầu chỗ khác, do đó hễ nó cất tiếng khóc là cả nhà quýnh quáng lên, vì không bú sữa thì làm sao mà sống? Cả ngày cứ rống lên mà khóc thì làm sao sống? Hai điểm ấy làm cho cả nhà ai nấy cũng lo sợ bất an.

Còn phú ông lại càng khổ sở hơn nữa, thằng con cầu tự, khó khăn lắm mới có một đứa, ông xem nó quan trọng hơn sinh mệnh của mình. Ông bèn tuyên bố: hễ ai mà dỗ được cho con ông hết khóc, hay là làm cho nó chịu bú sữa thì ông sẽ đem lễ vật đến xin người ấy về làm gia quyến của ông.

Biết bao nhiêu người đàn bà đến xin thử, nhưng muốn vào nhà của đệ nhất phú ông thật không phải dễ! Người nào đến bồng đứa bé nó cũng chỉ có tài làm cho nó khóc to hơn, ôm nó còn không ôm nổi, huống gì cho nó bú!

Một vài ngày trôi qua, bao nhiêu người đàn bà đã thất vọng và đã quay về, duy chỉ có một người không biết tu hành từ đời nào mà đời nay được phúc báo, là được giữ lại.

Đó chính là người đàn bà vừa mất con vừa mất tài sản nọ. Chính bà cũng không hiểu rõ tại sao, bà nào hề có ý định đến xin thử, chỉ vì thấy có đông người và quang cảnh trước mắt vui vui, khêu lên tính hiếu kỳ của bà, bèn nhắm mắt đi theo đoàn người vào thử một phen. Có ai ngờ, khi thấy bà đứa bé như thấy người thân, ngừng ngay tiếng khóc ngang ngược của mình, lại còn nhìn bà nhoẻn miệng cười qua những giọt nước mắt!

Người làm công trao cho bà bình sữa, khi bà đút vào cái miệng nhỏ xíu của đứa bé thì ô kìa, nó bèn bú lấy bú để một cách ngon lành.

Tối đến trong nhà ai nấy đều đã ngủ saỵ Bà không tài nào nhắm mắt, cứ ôn đi ôn lại từng việc đã xảy ra trong ngày hôm đó. Bà thật tình khó có thể tin được là mình đã bước vào giai cấp Nhất Ức Lý.

- Ta đang nằm mơ chăng? Bà lẩm bẩm tự hỏi.

- Không nằm mơ đâu mẹ!

Có người đang trả lời bà, nhưng người đó là ai? Bà ngồi bật dậy trên giường, nhớn nhác nhìn quanh tìm kiếm.

- Mẹ, con đây mà!

Thì ra chính đứa bé đang nằm bên cạnh bà, con trai của lão phú ông đang nói chuyện với bà. Lão phú ông đã mời bà về làm vú em cho con mình, và giao đứa bé cho bà chăm sóc.

- Con?

Bà vô cùng kinh dị, một đứa bé sơ sinh làm sao đã biết nói chuyện, lại còn gọi bà bằng "mẹ" nữa?

- Đúng rồi, con là đứa con mà mẹ đã mất, nay tái sinh về đây! Mẹ đã không từng nói với con là ước vọng của ba trước khi mất, là muốn mẹ con mình vào giai cấp Nhất Ức Lý hay sao? Thì bây giờ mẹ con mình đang ở trong gia đình giàu có nhất của giai cấp Nhất Ức Lý đây!

Bà ôm chầm lấy đứa con, giòng nước mắt từ từ lăn xuống má.

Bây giờ thì bà hiểu rồi: gieo rắc tài sản chính là nhân của sự phát tài làm giàu về sau vậy.

Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Sat 03 Apr 2010, 09:18

Giờ cuối đã điểm


Trong đời người, từ lúc đầu sinh ra, phải trải qua lão và bệnh để rồi đi thẳng tới cái chết. Ai ai cũng phải đi qua quãng đường ấy, không có ai có thể thoát được. Có sinh thì nhất định phải có tử, chuyện sinh tử vô thường của đời người là một thật tướng vậy.

Thời xưa ở Ấn Độ, trong thành Xá Vệ có một ông phú hộ, khổ nỗi phú quý không được vẹn toàn nên gia tài tuy kếch sù, nhưng tuổi đã gần 50 mà trong nhà chưa có tiếng trẻ khóc, vì thế ông đi cầu tự khắp nơi. Quả nhiên trời xanh không phụ lòng người có chí, chẳng bao lâu phu nhân hoài thai và 10 tháng sau sinh hạ được một cậu bé bụ bẫm trắng trẻo, hai vợ chồng mừng rỡ vô hạn.

Cha mẹ già sinh con muộn, nên đứa bé là con vàng con ngọc của họ, ngày nó đầy tháng, họ bèn mời rất đông quyến thuộc đến nhà uống rượu mừng, thật là nhộn nhịp vô cùng.

Đứa bé may mắn ấy lớn lên trong tình thương yêu trìu mến của mẹ cha, năm cậu 20 tuổi thì kết duyên với một cô gái xinh đẹp trong làng. Hai vợ chồng trẻ thương nhau đằm thắm, và cha mẹ cậu cũng rất đẹp lòng.

Nhưng trong đời, "người không sướng ba năm, hoa không nở ba tháng", tai họa đã giáng xuống gia đình đang an vui êm ấm ấy.

Một ngày xuân đẹp trời, gió hiu hiu thổi, trăm hoa nở rộ, cặp vợ chồng son cùng nhau đi dạo trong khu vườn sau nhà. Trong lúc chuyện trò dưới gốc cây vô ưu, người vợ trẻ bỗng thấy một đóa hoa đang nụ sắp nở trên một cành cây, bèn nũng nịu bảo chồng:

- Phu quân yêu dấu! Chàng có thể hái đóa hoa sắp nở kia xuống cho thiếp được không?

Nghe người vợ thân yêu ngỏ lời yêu cầu, người chồng đương nhiên vội vàng trèo lên cây hái hoa cho nàng. Nhưng khi chàng vừa đưa tay lên về phía đóa hoa thì vô phúc thay, có âm thanh răng rắc của tiếng cây gẫy, trong thoáng chốc người và cành hợp thành một khối mà rơi xuống, vừa chạm đất thì tính mệnh người chồng cũng không còn! Tai nạn xẩy ra quá đột ngột khiến người vợ trẻ kinh hoàng ngất xỉu.

Khi hai vợ chồng phú hộ nghe tin bất hạnh này, họ không thể nào tin được đó là sự thật. Đứa con trai của họ mới thấy mặt đây còn mạnh khoẻ, sinh động, thì làm sao bây giờ lại có thể trở thành một cái xác không hồn được? Nhưng sự thật hiển nhiên trước mắt, làm sao có thể không tin!

Hai vợ chồng già hoảng kinh, đau khổ, còn người vợ trẻ thì tuyệt vọng muốn tự vẫn theo chồng, ai biết chuyện cũng phải rơi lệ thương cảm cho họ.

May sao, chính lúc đó Đức Phật đi ngang qua ngôi làng này để giáo hóa, khi biết được tin này, Ngài bèn tìm đến nhà ông phú hộ, an ủi một cách vô cùng từ bi:

- Đời người trên thế gian, có sinh tức phải có tử, có thịnh thì phải có suy, không ai có thể làm khác được. Trong cõi thế giới Ta Bà này không làm sao có chuyện có sống mà không có chết. Không có sức người nào có thể đi ngược lại dòng sinh tử.

Con của ông bà chết đi, không phải là do Trời quyết định, cũng không phải do ai làm hại. Cậu ấy sống là do vì các nhân duyên hòa hợp lại, cậu ấy chết là do vì các nhân duyên phân tán đi, thế thôi. Giống như một người lữ khách, không biết lúc nào đến và không biết lúc nào đi. Ông bà không nên quá thương tâm, hãy để cho tâm trí thư giãn một chút.

Nhưng những thánh ngôn chí lý của Đức Phật, người phàm phu ngu si không lãnh hội được hoàn toàn. Con người luôn luôn thấy rằng con cá nào mình câu hụt cũng vĩ đại, đứa con nào yểu mệnh cũng thông minh và ông chồng nào chết sớm cũng chung tình! Vì thế Đức Phật bèn dùng phương tiện nói với họ rằng:

- Được rồi, ông bà đừng buồn khóc nữa, ta sẽ cứu sống con của ông bà.

Nghe hai chữ "cứu sống", hai vợ chồng già mừng rỡ khấu đầu quỳ xuống đất lạy tạ, Đức Phật đỡ hai người dậy mà nói:

- Cứu sống cậu ấy thì không có gì khó, chỉ có điều phải đến nhà nào chưa từng có người chết để thắp ba cây hương thì mới có kết quả.

Vì muốn cho đứa con đã chết được sống trở lại, hai vợ chồng già bèn chia nhau đi tìm. Nhưng trên thế gian, tìm ở đâu ra nhà nào chưa từng có người chết? Hai người đành tuyệt vọng cúi đầu trở về. Đức Phật lại thuyết giảng cho họ nghe:

- Hai người phải hiểu cho rõ. Làm người trong thế gian này, có sinh thì phải có tử. Thương yêu nhau ai hơn mẹ với con, gần gũi nhau ai hơn vợ với chồng, thế mà có được sống vĩnh viễn với nhau đâu? Người nào tráng kiện tới mấy, mạnh khoẻ tới mấy rồi cũng có ngày phải chết. Nếu hôm nay con trai của ông bà không chết thì tương lai cũng có lúc đôi bên phải chia lìa.

Lời của Đức Phật như hé mở cánh cửa trí huệ của hai vợ chồng già, cuối cùng họ giác ngộ rằng ở thế gian chuyện gì cũng vô thường, nên họ không còn quá bi lụy nữa.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Sat 03 Apr 2010, 09:31

Hóa hình cứu bạn


Trong khu vực náo nhiệt nhất của thành Xá Vệ có một cửa tiệm bán hàng rất đặc sắc, lớn rộng thênh thang, trong ấy hàng hóa chất cao như núi, người mua người bán vào ra nườm nượp, thật là một quang cảnh phồn thịnh, ai cũng biết đây là một cửa tiệm rất giàu sang phát đạt. Mỗi ngày bà chủ tiệm chưng diện diêm dúa để tiếp khách, thái độ của bà kiêu sa đài các khiến cho trong hàng nữ lưu, rất nhiều người hâm mộ bà.

Hôm đó, có một người khách hàng kỳ quái bước vào cửa, không nói không rằng, tự tay bưng một cái ghế đến sát gần bà chủ ngồi xuống. Tuy không vui nhưng đối với khách bà đâu dám chểnh mảng, vì thế bà vẫn phải cúi thấp người xuống chào. Có ai ngờ khách chẳng trả lời tiếng nào, chỉ chăm chăm nhìn bà mỉm cười. Bà chủ cảm thấy hơi bất mãn, và cũng sợ đây là một người thô lỗ có tâm bất thiện không biết từ đâu lại, nên nghiêm sắc mặt mà hỏi:

- Thưa ông đến đây có việc gì?

Khách vẫn chẳng trả lời, mà còn nhìn bà một cách thân thiện hơn, nụ cười mang một ý nghĩa sâu sắc hơn, giống như nụ cười đồng lõa giữa hai người đã từng quen biết nhau nhiều.

Trong lúc bà chủ đang lo lắng tìm cách đối phó, cặp mắt của khách bỗng thình lình hướng về một đứa bé đang đứng bên cạnh bà và mỉm cười lễ độ gật đầu chào. Đó là con trai của bà, mới lên sáu tuổi, tay cầm một chiếc trống nhỏ chơi đùa say sưa.

Lúc ấy từ bên ngoài vọng vào tiếng chiêng, tiếng trống, cùng tiếng người cười nói huyên náo ầm ĩ, thì ra đó là một đoàn người hàng ngũ chỉnh tề đi ngang qua cửa tiệm, tay đánh trống miệng thổi kèn, và ở hàng cuối là một con lợn lông lá bị cạo nhẵn nhụi sạch sẽ, cổ đeo giải lụa đỏ, được khiêng lên cao.

Khách trong tiệm ai cũng chạy ra xem, người khách quái lạ ban nãy cũng đưa mắt ra ngoài nhìn, rồi bỗng buông một tiếng thở dài ai oán. Những người khách khác xem xong thì trở vào, đồng thanh trầm trồ khen ngợi. Nguyên do là cách đó không xa, có một người con chí hiếu, nhân sinh nhật cha mới đặc biệt giết ba con thú vật cúng tế thần linh, cầu nguyện cho cha được sống lâu mạnh khoẻ.

Vị quái khách nghiêng tai lắng nghe mọi người bàn tán, rồi bỗng nhiên phá lên cười to như điên như cuồng, khiến mọi con mắt đều đổ dồn về ông. Đến đây thì bà chủ không chịu nổi nữa, gằn giọng hỏi:

- Ông là ai?

- Sao? Bà không nhận ra tôi ư? Tôi là bạn thân của bà đây! Bà thật sự quên tôi rồi sao?

Quái khách vừa hỏi vừa cười ha hả. Bà chủ nghe thế thì tim gan đã muốn nổ tung lên rồi, sắp nổi cơn lôi đình thì người quái khách lại cười to hơn và nói:

- Ha ha! Thật là vui! Các người toàn là cố nhân gặp nhau lại, vui quá thì thôi, ha ha!

Quái khách lại cười một tràng dài, rồi bỗng nghiêm mặt nói rằng:

- Đúng rồi, bà không thể nhận ra tôi được, cha của bà mà bà còn không nhận ra nữa là, nói gì đến tôi! A! Người đời thay đổi đảo điên, thật đáng thương xót...

Ông thở một hơi dài rồi nói bằng một giọng bi ai:

- Chắc chắn bà không thể tưởng tượng ra nổi rằng đứa bé đang đứng bên cạnh bà là người cha quá cố của bà. Lúc còn sống, cha bà không biết gì về nhân quả, chẳng rõ việc đạo lý nên đã tạo rất nhiều ác quả, chết rồi sinh vào thai trâu, sống 16 năm chịu đòn roi nhục nhã nhưng vẫn chưa tiêu trừ hết nghiệp tội, nên sau đó còn bị lột da làm trống cho người ta đánh, lúc ấy mới coi như đã trả xong nợ tội.

Súc sinh không có nghiệp chướng nên được sinh lại trong loài người, chính lúc đó bà hoài thai và cũng vì hai người còn chút duyên nghiệp với nhau nên ông mới sinh vào nhà của bà. Bà xem kìa, cái trống trong tay đứa bé, chính là làm bằng tấm da trâu của cha bà lúc trước!

Người quái khách nói tới đây thì ngừng lại nhìn bà chủ. Bà vẫn chưa nguôi giận, song nghe những lời khách nói thì cũng cảm thấy bán tín bán nghi.

- Tôi không hề có chút ác ý nào cả. Trong đời quá khứ bà và tôi là đôi bạn rất thân, nhưng vì tôi hạ thủ công phu nhiều hơn bà nên kiếp này có được chút thần thông. Chúng sinh trong lục đạo thật quá là đáng thương, thí dụ như bà và đứa bé con của bà, hoặc con của bà và tấm da trâu làm trống cho nó chơi, hoàn cảnh nào cũng quá sức thương tâm!

Hay là như vị hiếu tử mà lúc nãy ai cũng khen ngợi, giết một con lợn để cầu cho cha thêm tuổi thọ, nhưng có ngờ đâu rằng mình đã trồng cho cha gốc rễ của tội ác sâu dày? Con lợn sẽ chết vì cha của ông ta, thì sẽ có một ngày nào đó cha ông ta sẽ vì con lợn mà chết.

Mạng phải thường mạng, như vậy thì hiếu hạnh tìm đâu ra trong việc đó? Chúng sinh ngu si không hiểu lý đạo nên mới tạo thành những quan hệ kỳ dị điên đảo với nhau như thế. Nhân danh tình bạn xưa kia giữa bà và tôi, tôi đặc biệt đến đây nói với bà rằng, vinh hoa phú quý trên thế gian như lửa xẹt, như ánh chớp, trong nháy mắt đã không còn, không nên tham luyến những thứ ấy.

Trái lại hãy tu ngũ giới lục độ, mau thoát ra khỏi sáu cõi ô trược này. Tôi đi đây, có lẽ chúng ta còn có duyên gặp lại nhau một lần nữa, mong bà hãy suy nghĩ cho chín chắn.

Quái khách nói thao thao bất tuyệt như thế xong, không ai thấy ông bước ra ngoài đường, chỉ thấy ông đứng dậy tiến ra phía cửa rồi thì chẳng còn thấy bóng dáng đâu nữa.

Bà chủ ngây người ra tại chỗ, như bị rơi xuống một vùng sương mù dày đặc.

Từ đó, bà chủ thay đổi thái độ hoàn toàn, bà không còn thích chưng diện như xưa, mặc thì quần áo không làm cho kẻ khác chú ý nữa, ăn thì chỉ ăn rau cải, sáng tối tự giam mình thật lâu trong một điện Phật nhỏ.

Người làm công trong tiệm cũng như bạn bè thân thích của bà ai cũng ngạc nhiên trước những thay đổi ấy, không hiểu sao bà lại biến thành một người quá xuẩn ngốc như thế kia, có tài sản đó mà không chịu hưởng thụ!

Một tháng sau, người làm công trong tiệm nói với bà rằng có một người ăn mày rất xấu xí, tự xưng là bạn thân của bà đến xin gặp. Bà chủ nghĩ rằng người quái khách đã trở lại, vội bước ra xem, nhưng không phải là người ấy.

- Không! Tôi không biết ông!

Nói xong bà xoay lưng bỏ đi.

- Ha ha! Mới có một tháng thôi mà đã không nhận ra tôi rồi, huống chi là cách nhau một kiếp tái sinh! Được! Chỉ cần bà tiếp tục tinh tiến như vậy hoài thì việc liễu sinh thoát tử có thể trong tầm tay!

Bà chủ đang toan bước vào trong tiệm, nghe những lời ấy thì vội vàng xoay lại, nhưng người hành khất xấu xí đã biến mất tự bao giờ, chỉ còn âm thanh lời nói như còn vang vọng lại.

Khoảng hơn 10 năm sau, bà chủ bỏ nhà ra đi, chỉ đem theo đứa con trai của mình, để lại sau lưng rất nhiều tài sản cũng như rất nhiều người thương tiếc, ngậm ngùi.

Thật ra người khách quái dị ấy là ai vậy? Đó chính là tiền thân của Đức Phật Thích Ca, lúc ấy Ngài chưa chứng Phật quả.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Mon 05 Apr 2010, 22:32

Sa di ngộ đạo


Thời Phật Ca Diếp có một vị tỳ kheo trẻ tuổi, xướng tán rất haỵ Khi cùng ở chung một chỗ với các vị tỳ kheo khác, thầy hay lộ vẻ kiêu ngạo, tự phụ giọng của mình trong và thanh và thấy mình phi thường, nổi bật.

Có một vị tỳ kheo lớn tuổi, giọng lại khàn đục, không giỏi tán xướng, cũng ở chung với đại chúng. Khi vị tỳ kheo trẻ nghe âm thanh tán xướng của vị tỳ kheo già, thầy bèn cười ngạo rằng giọng ấy không khác gì tiếng chó trụ Vị tỳ kheo già vốn là một vị thánh đã chứng quả A La Hán, hỏi vị tỳ kheo trẻ kia rằng:

- Thầy có biết tôi không?

- Tôi biết thầy từ lâu rồi, thầy là vị tỳ kheo thượng thủ của Ca Diếp Như Lai.

Vị tỳ kheo già nói:

- Tuy không biết xướng tán nhưng tôi đã thoát được sự trói triền của sinh tử, và không còn bất cứ khổ não nào của thế gian.

Vị tỳ kheo trẻ nghe thế thì hết sức hoảng sợ, cảm thấy hổ thẹn vô cùng, bèn xin sám hối với vị tỳ kheo già. Nhưng tính tội đã thành lập rồi, nên trong 500 kiếp, thầy đã phải chịu khổ báo sinh ra làm người câm. Tuy nhiên nhờ cái nhân thiện là đã từng xuất gia, về sau lúc Đức Thích Ca Mâu Ni xuất thế thì thầy mới được giải thoát. Nhân duyên thầy được độ diễn ra như sau :

Có 500 nhà buôn muốn đi du lịch xa, bèn kết bạn với nhau để cùng đi. Trong số đó có một người dắt theo một con chó cho nó canh chừng ban đêm. Đi được nửa đường, các nhà buôn ngủ nghỉ trong lữ điếm, con chó thấy chủ nhân ngủ say, bèn lén lấy trộm một miếng thịt ăn.

Nhưng nhà buôn ấy thức dậy thấy được, nổi giận lôi đình, thế là chân đá tay đấm, lửa sân ngùn ngụt, ông đánh con chó gẫy cả bốn chân, vứt nó trong một cánh đồng hoang rồi bỏ đi nơi khác.

Lúc ấy Xá Lợi Phất dùng thiên nhãn thông thấy hết, thấy con chó đau đớn không cùng, gần chết đói chết khát, bèn đem cơm mà ngài đã khất thực được bố thí cho nó ăn. Con chó giữ được chút tàn hơi, sung sướng vô ngần.

Xá Lợi Phất thuyết diệu pháp cho chó nghe, và con chó nghe pháp xong liền tắt thở, rồi tái sinh trong nhà Bà La Môn ở Xá Vệ Thành.

Một hôm, Xá Lợi Phất đi khất thực một mình, Bà La Môn trông thấy liền hỏi:

- Tôn giả đi có một mình, sao không có sa di đi theo hầu?

Xá Lợi Phất trả lời :

- Tôi không có sa di, nghe ông mới có một đứa con trai, có thể cho nó làm sa di đi theo tôi không ?

Bà La Môn trả lời:

- Con trai tôi tên là Quân Đề, hãy còn nhỏ lắm, chưa biết làm việc. Chờ nó lớn lên một chút, tôi sẽ cho nó đi theo tôn giả.

Xá Lợi Phất đồng ý.

Quân Đề được bảy tuổi, Xá Lợi Phất bèn đến nhà Bà La Môn xin mang chú về. Bà La Môn bèn ra lệnh cho Quân Đề đi theo Xá Lợi Phất xuất gia làm sa di.

Xá Lợi Phất đưa Quân Đề về Kỳ Viên tinh xá, thuyết pháp cho chú nghe, và Quân Đề lãnh hội được hết. Tuy Quân Đề chỉ là một đứa bé bảy tuổi nhưng chú đã có thể thọ nhận thánh pháp một cách mau lẹ.

Chú sa di Quân Đề chính là con chó trong kiếp trước, đã được Xá Lợi Phất cho ăn cơm và thuyết pháp cho nghe. Nhờ có thiện căn ấy nên chú đã nguyện làm sa di thị giả của Xá Lợi Phất để báo ơn ngài.

Người ta nói trẻ con mà vào đạo là vì đã có thiện căn rất lớn. Trên con đường tu đạo, tuổi tác không phải là một vấn đề. Sa di hay tỳ kheo cũng không phải là một vấn đề, thậm chí xuất gia hay tại gia cũng không thành vấn đề nữa.

Thọ nhận thánh giáo, giác ngộ chứng quả thì ở bất kỳ tuổi nào, già lão hay thơ ấu, sa di hay tỳ kheo cũng đều có thể làm được.

Chuyện chú sa di Quân Đề được khai ngộ lúc tuổi còn thơ là một thí dụ cụ thể.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13Mon 05 Apr 2010, 22:45

Thần thông không chống được nghiệp lực


Trong số 16 vị đệ tử công hành siêu việt của Đức Phật, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên là hai nhân vật xuất sắc nổi bật nhất. Nói đến trí huệ của Xá Lợi Phất và thần thông của Mục Kiền Liên, thì ai ai cũng đều phải công nhận rằng không có vị đệ tử nào khác có thể so sánh được với hai ngài, chính Đức Phật cũng thường hay khen ngợi những thành tựu thù thắng ấy của hai ngài.

Hai ngài là bạn thân với nhau từ lâu, thường hay cùng nhau đi lại trong những cảnh giới cõi trời, cõi người và cả địa ngục hay súc sinh, vận dụng thần thông và trí huệ để giải cứu những người đang gặp khổ nạn và giáo hóa những chúng sinh ngu si.

Có một hôm, hai vị đi tới địa ngục vô gián, nhiệt độ trong ngục rất cao giống như một lò than hồng, ngọn lửa bốc lên phừng phực, hơi nóng từ vạc dầu sôi tỏa ra không ngừng, bao phủ cả địa ngục. Những người chịu tội hình thì kêu la than khóc, Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên bèn rưới nước mưa pháp thanh tịnh cho họ, khiến những thống khổ của họ tạm dừng được trong chốc lát.

Lúc ấy có một tội nhân rất dễ sợ, thân hình to lớn kệch cỡm, còn cái lưỡi thì vừa rộng vừa dài, bên trên có 500 lưỡi cày bằng sắt cày lên trên ấy như cày trên một thuở ruộng hoàn toàn hoang dã, khiến máu tươi từ lưỡi nhỏ xuống từng giọt, từng giọt. Người tội nhân này thấy Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thì mừng rỡ như bắt được báu vật, vội vàng chạy đến cầu khẩn:

- Bạch hai vị tôn giả, con tên là Bộ Lợi Nã, lúc còn sống con là nhà truyền bá tà giáo, chuyên môn thuyết tà pháp và phỉ báng Tam Bảo, nên hôm nay phải chịu khổ báo này. Giả như hai vị có đi Nam Thiệm Bộ Châu, xin nói với môn đồ của con đừng lễ bái cái tháp gỗ nơi họ thờ phụng con nữa, điều đó làm cho tội báo của con ngày thêm nặng nề, đồng thời nói với họ đừng phỉ báng Tam Bảo, đừng lấy tà giáo mà lừa gạt chúng sinh nữa, để họ đừng dẫm theo bước chân của con mà đọa lạc xuống nơi này.

Hai vị tôn giả ra khỏi địa ngục vô gián, và trở về thành Vương Xá, trên đường về thì gặp một nhóm ngoại đạo, trên tay người nào cũng cầm võ khí như cây, gậy gỗ v.v... Những người này chuyên môn chận đường những người xuất gia đi ngang qua đấy và còn nhục mạ, đánh đuổi họ nữa.

Xá Lợi Phất đi trước, thấy họ vung gậy lên toan đánh, bèn dùng lời hòa nhã để ngăn họ, thì những ngoại đạo ấy tuy ngừng tay lại nhưng vẫn dùng tia mắt hung dữ nhìn tôn giả đi quạ Nhưng đến khi Mục Kiền Liên tiến đến thì họ lại vung võ khí trở lên trở lại.

- Đợi một chút, Mục Kiền Liên đưa tay lên chận lại, chúng ta vừa từ địa ngục vô gián lên, gặp sư phụ của các người là Bộ Lợi Nã ở trong ấy đang chịu những khổ báo cực kỳ nặng nề, lưỡi ông ấy bị cày bằng cày sắt, máu tươi dầm dề, khổ sở không bút nào tả xiết.

Ông ấy nhờ ta chuyển lời đến cho các người, hãy ngừng hủy báng Tam Bảo, không được tuyên thuyết tà pháp, và mong không có ai dẫm lên bước chân của ông ấy, đồng thời đừng lễ bái tháp gỗ nữa, để cho ông được bớt khổ một chút.

Mục Kiền Liên vì lòng tốt mà nói lại cho họ nghe lời của thầy họ, nghĩ rằng điều ấy có thể làm cho họ hối lỗi và giải tỏa những oan khiên giữa đôi bên lúc ấy. Nào ngờ lời chưa dứt, bọn ngoại đạo đã hung bạo ùa tới như một bầy hổ sói bao quanh ngài tấn công:

- Đánh hắn! Hắn dám phỉ báng sư phụ của chúng ta! Đánh hắn! Đánh tên sa môn này đi!

Nào cây nào gậy tới tấp như mưa rơi lên thân của Mục Kiền Liên, ngài bị đánh đến nỗi thương tích đầy người.

Mục Kiền Liên, bậc đệ nhất thần thông, thần lực bất khả tư nghì, đã từng dùng ngón chân ấn lên cung điện của trời Đế Thích làm cung điện này giao động và sụp đổ nữa, vậy thì tại sao ngài lại không đem sức thần thông ấy ra đối phó khi bị ngoại đạo bao vây đánh đập? Lúc ấy chiến thắng một vài ngàn ngoại đạo không phải là dễ dàng như trở bàn tay sao?

Mục Kiền Liên tôn giả dùng thần thông chống đỡ tấm thân đầy thương tích vào thành khất thực, trở về tinh xá dùng cơm, xếp đặt lại y bát gọn gàng xong đến gặp Đức Phật, đi nhiễu xung quanh Thế Tôn lễ bái và thưa:

- Con vừa mới trả xong nợ tội, không lâu nữa Xá Lợi Phất sẽ nhập Niết Bàn, chúng con là hai người bạn thân nhất trong thế giới loài người, con nghĩ mình phải đi theo ngài. Xin Thế Tôn từ bi tha thứ cho đệ tử!

Mục Kiền Liên với tâm cung kính chân thành nhất đi nhiễu xung quanh Đức Phật ba vòng theo chiều tay phải, sau đó ngài trở về quê từ biệt gia đình bạn hữu và độ hóa cho những người có duyên với ngài, rồi lên núi Kỳ Xà Lê tiến nhập Niết Bàn.

Giữa tăng đoàn, Đức Phật kể lại cho chúng đệ tử nghe chuyện "đánh một thả một", tức là chuyện kiếp xưa của Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên:

Ngày xưa có hai vị tu đạo một hôm đi qua ngôi làng nọ, thì có một bọn trẻ con ngu si trong làng, thấy hai vị từ xa đi tới, tâm liền loạn động, chúng bàn tính với nhau nên làm khó dễ hai vị ấy như thế nào.

- Chừng nào thì khí hậu mới trở lạnh?

Bọn trẻ du côn kia chắn ngang giữa đường hỏi vị tu đạo đầu tiên mới đi ngang.

- Không kể xuân hạ thu đông, hễ ngày nào có gió có mưa thì cảm thấy lạnh.

Vị tu đạo cười đáp. Bọn trẻ nhường cho vị ngày đi qua đường nhưng lại vội vã chận đường trở lại, cản không cho vị tu đạo thứ hai đi tiếp và lại hỏi:

- Bao giờ trời trở lạnh?

- Mùa đông thời tiết lạnh lẽo, mặt trời mặt trăng cùng tinh tú xoay chuyển là điều tự nhiên, xuân hạ thu đông bốn mùa, đến mùa đông thì lạnh, đó là định luật tự nhiên của trời đất, ai ai cũng biết điều đó, chỉ có đứa ngu mới không biết.

Bọn trẻ nghe thế, nhặt đá dưới đất và thi nhau ném vào người vị tu đạo thứ hai. Vị tu đạo thứ nhất chính là Xá Lợi Phất, và vị thứ hai là Mục Kiền Liên. Chuyện xảy ra giống như ngày hôm nay vậy.

Nói tới đây, Đức Phật biết có rất nhiều người, thấy Mục Kiền Liên gặp nạn như thế bèn sinh lòng nghi ngờ đối với thần thông, vì thế Ngài nói tiếp:

- Các ông chớ nên nghi ngờ, diệu dụng của thần thông không phải là một điều hư dối, nhờ thần thông tôn giả có thể lên trên trời, chui xuống lòng đất, biến hóa khôn lường, tự do tự tại không có chướng ngại.

Mục Kiền Liên có sức mạnh bất khả tư nghì như thế. Tôn giả cũng không hề mất thần thông của mình, chỉ vì khi nào nghiệp lực hiện tiền thì Mục Kiền Liên biết rằng đã có nợ thì phải trả cho hết. Đến Như Lai còn không đi ngược lại luật nhân quả được, người nào cũng thế, khi nào nghiệp báo tới thời trổ quả thì chỉ có cúi đầu mà nhận chịu thôi. Thuận theo nhân quả mới phù hợp với lý tính của chư pháp.

Vì thế mọi người nên vui vẻ mà chấp nhận nghiệp báo, đừng nên trốn tránh, cũng không nên oán hận nó. Cũng vì thế, mọi người nên biết rõ rằng nghiệp báo rất đáng sợ mà tinh tiến tu hành, cẩn thận mỗi hành vi của chính mình, dựng một bức tường xung quanh thân khẩu ý mà phòng ngừa. Mục Kiền Liên hiểu rõ giáo pháp của ta một cách chân chính, tôn giả rất giỏi thần thông nhưng không dùng thần thông để che đậy cho tội lỗi của mình.

Mục Kiền Liên bị nạn là một tấm gương sáng, là một bài học rất tốt cho chúng ta chiêm nghiệm.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chuyện Cổ Tích PG   Chuyện Cổ Tích PG - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chuyện Cổ Tích PG
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» SONG TỬ LẠC LOÀI .
» Chuyện tình Hoa Lưu Ly - Ái Hoa
» Chuyện Vui Buồn
» Những bài thơ bất tử 3 - Giây phút chạnh lòng
» Chuyên vui có thật
Trang 3 trong tổng số 12 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4 ... 10, 11, 12  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-