Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Thu 07 Mar 2024, 12:26

C. Kim Vân Kiều Truyện Từ 1980 đến 2020.
Sau chiến tranh xâm lược 1979 bất thành, đột ngột Đổng Văn Thành, một anh chàng người Hoa làm đề tài thạc sĩ văn học, năm 1981 đăng đề tài của mình như phát đại bác nổ vào tượng đài văn hóa Việt: Nguyễn Du. Đổng Văn Thành lấy sách Kim Vân Kiều truyện từng do nhà xuất bản Văn Nghệ Xuân Phong in từ sách Việt Nam năm 1957. Lập tờ tuyên bố bản gốc là cuốn Song Kỳ Mộng lưu ở thư viện Đại Liên gọi là bản giản của Kim Vân Kiều truyện. Chê bai Nguyễn Du dịch không đạt. Tiếp đến 1983 Lý Trí Trung tung bản hệt cuốn của Thanh Tâm Tài Nhân ở Việt Nam 20 hồi. Vài sinh viên người Hoa chẳng biết gì đến Nguyễn Du, chẳng biết đọc tiếng Việt hùa theo thầy Đổng, ông thầy nhờ đề tài này trở nên nổi tiếng như cồn ở Hoa Lục, tiến lên tiến sĩ hàm giáo sư.
Các học trò đua nhau viết những bài so sánh truyện Kiều với KVKL theo hướng của thầy, ca ngợi nguyên bản Kim Vân Kiều truyện của Tàu, chê truyện Kiều Nguyễn Du.
Tự ái dân tộc nổi lên, Phạm Tú Châu, Nguyễn Huệ Chi, Trần Nho Thìn… phản pháo.
Nhưng tất cả các vị đều mang đạn cũ bị lép, không có bệ đỡ ra bắn. Bởi vì tất cả các vị trước khi Đổng Văn Thành trưng cuốn Song Kỳ Mộng gọi là bản giản KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân năm 1981, đã tự cho cái bệ là ở bên Tàu từ lâu rồi. Vì vậy dẫu có hùng hồn, cũng chỉ lấy cái ý từ cụ Đào Duy Anh 1936 và cụ Dương Quảng Hàm 1943 rằng Nguyễn Du dịch hay hơn nguyên tác!
Tuy phản pháo yếu ớt, cũng gây căng thẳng, khó khăn cho phía Trung quốc tiếp tục kế hoạch xâm lược văn hóa. Thế là Trần Ích Nguyên Đài Loan nhảy vào hòa giải bằng cuốn: "Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều" năm 2003. Cuốn này ngày nay gần như là kinh điển của các nhà Kiều học Việt Nam hiện nay.
Thật ra cuốn biên khảo của Trần Ích Nguyên về diễn tiến câu truyện Vương Thúy Kiều ở Trung Hoa không có gì mới. Nó chỉ tóm lược lại công trình luận văn tiến sĩ Havard của Charles Benoit 1980 viết bằng tiếng Anh, nhưng 36 năm sau (2016) mới được dịch sang tiếng Việt. Do không biết tiếng Anh, ta lạc hậu thông tin đến 36 năm. Đến nay một
số học giả cũng chưa đọc đến cuốn của Benoit. Cho nên mới nghĩ cuốn của Trần Ích Nguyên 2001 là công phu và khách quan nhất.
Trần Ích Nguyên dựa vào tài liệu Benoit biên soạn lại, vẫn giữ chất ma mãnh của người Hoa như là không học ai. Ông không hề một dòng nhắc tới Benoit, công trình nghiên cứu tài liệu tỉ mỉ nhất về diễn biến từ sử tới tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện, được khởi thảo từ những năm 1967, năm 1980 ông trình luận văn tiến sĩ. Trần Ích nguyên nói rằng nhờ ông tham khảo tài liệu Trung Hoa và được vào viện Hán Nôm Việt Nam nghiên cứu mới viết được biên khảo. Các nhà Kiều học Việt Nam lại một lần nữa bị lừa, tưởng kiến thức ông uyên bác, nhận xét công bằng.
Nếu như Benoit sử dụng tư liệu phân tích các tiểu phẩm Trung Hoa để chọn ra cuốn nào đã cung cấp chất liệu cho người viết nên Kim Vân Kiều Truyện, cũng như Truyện Kiều.
Ông đã phê phán sự suy luận ngược ngạo của những học giả cho rằng Kim Vân Kiều truyện của một tác giả Thanh Tâm Tài Nhân vô hình có trước; các tác giả hữu hình trích đoạn lại trong một số truyện ngắn, kịch.
Trần Ích Nguyên trong cuốn: Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, là một trong nhà nghiên cứu suy luận nghịch hướng với Benoit. Khác với Benoit là xem các tiểu phẩm liên quan tới Thúy Kiều có thể làm nên cốt truyện Kim Vân Kiều truyện. Trần Ích Nguyên lại cũng cùng những tư liệu đó mặc định rằng KVKT có trước, cho các tiểu phẩm là lấy ý từ Kim Vân Kiều truyện. Phần đầu nghiên cứu của Trần Ích Nguyên là dẫn tư liệu của Benoit, đổi chiều suy luận. Nếu như phần sau cuốn sách Trần Ích Nguyên không gắn vào một số văn bản của Việt Nam có liên quan đến truyện Kiều thì tư liệu của ông không cần tham khảo. Nếu ông không vào tham khảo Viện Hán Nôm thì cuốn sách nghiên cứu của ông cũng viết như Đổng Văn Thành hiện nay thôi. Ông viết thêm vài câu rằng không thể đem thơ Nguyễn Du dịch qua tiếng Nôm mà sánh với văn xuôi tiếng Hán, đó là sự so sánh khập khiểng. Luận điểm đó được nhiều người tên tuổi giới Kiều học Việt nam tán thưởng. Nhưng các vị đó lại không nhận ra rằng ngay cả một người không chuyên về so sánh văn học cũng biết điều đó. Chỉ có những gã lôm côm từ Đổng Văn thành và đám học trò loi choi của gã chưa hiểu gì về so sánh văn học mới viết
theo. Trần Ích Nguyên gắn thêm tư liệu ở viện Hán Nôm chẳng qua để mọi người thấy rằng ông rất khách quan. Nhưng mọi người lại không thấy ông chẳng vận dụng gì tư liệu của Viện Hán Nôm.
Cũng như nhiều tay khác như giáo sư Lã Vĩnh, chẳng hiểu tí gì về lịch sử Việt Nam, đã viết: " Thì ra nhà thơ Nguyễn Du của Việt Nam đi sứ năm Gia Khánh, do có công làm cho bang giao hòa mục nên sau khi về nước đã được thăng Hữu Tham Tri bộ Lễ. Nhưng chẳng bao lâu Nguyễn Huệ dẫn quân Tây Sơn khởi nghĩa lật đổ vương triều nhà Lê, rồi đại quân phiệt Nguyễn Phúc Ánh ở Nam Kỳ lại trấn áp khởi nghĩa, lật đổ triều Tây Sơn, dựng nên vương triều Nguyễn. Trong thời gian đó, là dân còn lại của triều Lê, Nguyễn Du không còn muốn làm quan để được thăng tiến nên đã để tâm sáng tác, dùng văn Nôm bứng trồng tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân, viết lại thành thơ tự sự trường thiên thể lục bát…". Trình độ giáo sư văn học Trung quốc ngày nay là vậy. Trách gì học trò Việt Nam theo học bên ấy từ thời Mao trở lại đây! ( Xem Lã Vĩnh, sđd, trang 229)
Lý Trí Trung nghiên cứu học thuật như đùa, ngụy tạo lời dẫn của Thiên Hoa Tàng Chủ Nhân, một tác giả có nhiều tác phẩm. Lấy tóm tắt Kim Vân Kiều Lục của Abel des Michelle 1884, giả nội dung di lục của Hồ Khoáng.
Lời của Lý Trí Trung tin được không? Khi mà ông nói truyện Kim Vân Kiều có ghi trong di lục của Hồ Khoáng tại thư viện Bắc Kinh. Báo hại Đổng văn Thành háo hức lục tung thư viện, thấy di lục Hồ Khoáng nhưng không thấy chỗ nào ghi Kim Vân Kiều hoặc Vương Thúy Kiều. Ông trực tiếp hỏi Lý, thì Lý trả lời tỉnh khô:" Tôi đọc đâu đó trong một bài báo do một học giả Đài Loan hay Hồng Công gì đó, nay tìm tờ báo không ra. Chính tôi cũng chưa đọc nguyên bản". ( Xem Trần Ích Nguyên, sđd trang 64)
Trần Ích Nguyên cũng không nắm rõ lich sử Việt Nam thỉnh thoảng có nhận định ngớ ngẩn như trong trang 100 viết: " tiến sĩ Nguyễn Văn Thắng, bạn thân của Nguyễn Du" nên Kim Kiều Án của ông là chân thực. Trời ạ! Nguyễn Văn Thắng sinh năm 1803, khi Nguyễn Du mất ở tuổi 54 thì Nguyễn Văn Thắng mới 17 tuổi! Đầu óc người Hoa quả là
giàu tưởng tượng để ủng hộ cho luận điểm của mình.
Đóng góp lớn nhất của Trần Ích Nguyên là nhận ra giá trị của Kim Vân Kiều Lục mà các nhà nghiên cứu Việt nam coi thường, ông cho là " quốc bảo" của Việt Nam. Ngoài Phạm Tú Châu quan tâm dịch, hình như các nhà Kiều học chẳng ai quan tâm tới quốc bảo này, họ nghĩ quốc bảo nằm ở thư viện Đại Liên bên Tàu, vốn là thư viện đường sắt Mãn Châu của Nhật từ sau 1939-1945. Trần Ích Nguyên nhắc tới các tuồng, kịch mà các nhà Kiều học chưa từng nghiên cứu, ( trừ Phạm Đan Quế có sưu tầm nhiều tài liệu trong cuốn: Truyện Kiều và Các Nhà Nho thế kỷ XIX, nhưng không tìm ra mối liên hệ).Trần Ích Nguyên trình bày về các tác phẩm Hán Nôm liên quan tới Truyện Kiều chỉ lướt qua, nhưng ông cũng đã tỏ ra lúng túng khi tiếp cận các tiểu phẩm này trong vài dòng nhận
định của ông. Bởi vì các tài liệu này nếu làm rõ sẽ có chứng minh là chất liệu làm nên Kim Vân Kiều truyện. Và như thế sẽ lật ngược lại luận thuyết của ông cũng như mọi nghiên cứu trước đây.
Nghiên cứu của Benoit, giúp cho ta bối cảnh lịch sử nhận diện 2 nhân vật chính sử: Từ Hải và Hồ Tôn Hiến. Ông tập trung vào đỉnh điểm của tiểu thuyết trường thi bằng cách phân tích hai nhân vật đối nghịch một là phu quân , một là kẻ lợi dụng Kiều. Từ đó ông truy tới những sử liệu và tiểu phẩm làm nên truyện Kiều. Theo đó ông ưu tiên khảo sát tác phẩm Trung Hoa có tên nhân vật, có thái độ hành xử trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Lần theo những tác phẩm người Hoa từng nêu ra. Ông cũng phân tích sự mơ hồ của những tiểu phẩm Trung Hoa khác không có tên nhân vật trong truyện Kiều mà người ta gán cho có liên quan đến truyện Kiều. Ông khảo chứng và miêu tả kỹ các tài liệu liên quan tới Kim Vân Kiều truyện ở 3 nước: Việt- Hoa- Nhật từ hình thức đến nội dung.
Các tiểu phẩm liên quan cũng cùng một phong cách tỉ mỉ. Nhờ đó nó giúp ta khỏi mắc lừa sự viện dẫn áp đặt. Bởi vì các nhà Kiều học nghe nhắc đến tên tác phẩm nhưng chưa bao giờ đọc nguyên bản. Có đọc nguyên bản mới thấy không có tên nhân vật, mà cốt truyện chỉ dính một chút tình tiết ngẫu nhiên phổ biến, như việc dân mắng quan, chuyện
hiện hồn, chuyện kỹ nữ lầu xanh, chuyện hảo hán cứu người…
Các tình tiết này chứa trong hàng chục tác phẩm khác nhau, tên nhân vật khác, cốt truyện khác… các nhà nghiên cứu người Hoa lại đem gán cho Kiều mắng Hồ Tôn Hiến, giấc mộng Đạm Tiên, cuộc đời Kiều …Có thể nói đến nay Benoit là người tham khảo rộng rãi và chi tiết nhất, trung thực nhất các tác giả đông- tây bàn về Kim Vân Kiều truyện.
Tuy nhiên hạn chế của Benoit là không nghiên cứu sâu các tiểu phẩm Hán Nôm ở Việt Nam, kể cả bối cảnh lịch sử. Ông tỏ ra lúng túng khi các học giả có tiếng người Việt tin vào có tồn tại một cuốn Kim Vân Kiều truyện nào đó của Kim Thánh Thán từ những năm 1830. Chính ông cũng không tìm ra Thanh Tâm Tài Nhân là ai và tác phẩm viết từ lúc nào. Ông cũng đành chìu theo ý kiến người Việt, vì ông yêu truyện Kiều, ông yêu người Việt. Công trình của ông tới đó, để lại một tập tài liệu phong phú, giá trị hơn gộp mọi bài viết học giả Việt Nam lẫn Trung Hoa khi nói về nguồn gốc Truyện Kiều. Một học giả đáng kính trọng. Ông không hề so sánh truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện bên nào hay hơn. Ông cứ bày hồ sơ ra đó, ai muốn đọc để lập thuyết là chuyện của người đọc. Riêng ông, ông bày tỏ nhiều ông yêu truyện Kiều vì yêu tiếng Việt.
Tuy rằng, hai nhà biên khảo này, Benoit vô tình, Trần Ích Nguyên cố ý tin tiên đề do người Việt đưa ra, do đó đã đi lộn ngược nguồn gốc giữa Truyện Kiều và Kim Vân Kiều Truyện. Nhưng các tư liệu và nội dung tóm tắt các truyện trong biên khảo của Benoit và Trần Ích Nguyên nếu biết vận dụng sẽ có ích. Chúng giúp ta loại bỏ hàng trăm tiểu phẩm gọi là tiền thân hoặc hậu thân Kim vân Kiều truyện ở Trung Hoa. Các học giả
Trung Hoa tung một mớ bòng bong để thuyết phục. Người có con mắt khoa học sẽ nhìn rất đơn giản: Chẳng có tác phẩm nào trùng tên nhân vật và số phận nhân vật như trong truyện Kiều Nguyễn Du.
Chúng tôi đã xem xét kỹ hai công trình đúc kết mọi khảo cứu Tây- Tàu mới nhất nói trên về nguồn gốc truyện Kiều, cộng với tham khảo đối chiếu tư liệu xưa nay ở Việt nam. Đã làm sáng tỏ thêm kết luận: Truyện Kiều của Nguyễn Du ra đời trước nội dung Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Tử biên thứ, trước ấn bản ghi Thanh tâm Tài Nhân biên thứ gần 100 năm.

Để khỏi làm mất thời gia bạn đọc, việc tranh luận từng chi tiết một của các tiêu chuẩn sẽ có một chương riêng, nếu độc giả chưa đủ lòng tin thì tham khảo thêm chương IV. (Còn...  
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Thu 07 Mar 2024, 15:26

II.Thanh Tâm Tài nhân và thuyết âm mưu
A: Mạn đàm
Người ta say mê truyện Kiều có nhiều nguyên nhân, trong đó ắt cũng có một lẽ là thấy bóng dáng mình trong đó.
Trong 3 người lọt vào mắt xanh nàng Kiều : Kim Trọng, Thúc Sinh và Từ Hải, thì có lẽ nhân vật Từ Hải được quan tâm phân tích nhiều nhất. Nhưng trong điều tra văn bản học thì Thúc Sinh lại là nhân vật quan trọng nhất. Thúc Sinh chỉ là một anh chàng léng phéng mà sợ vợ! Ấy là cảm xúc khi đọc thơ Kiều, Tố Như đã dành những vần thơ cảm động, đẹp đẽ nhất cho mối tình này. Từ khi quen biết, được chuộc khỏi kỹ viện về sống chung, đến lúc ra cửa quan, bị Hoạn Thư hành hạ, Kiều luôn dành cho Thúc sinh một tấm lòng trân trọng.
Anh chàng ăn vụng, sợ vợ này Nguyễn Du đặt là Thúc Sinh, một lần gọi là Thúc Sinh viên ( " Sự này hỏi Thúc Sinh viên mới tường", viên ở đây nghĩa là một người đàn ông còn trẻ - câu 2912). Như một lời tiên tri của Tố Như, chẳng những trong truyện Thúc sinh là người biêt tường tận đời Kiều nhất mà bây giờ là đầu mối truy được người ta cố tình hạ bệ Nguyễn Du từng giai đoạn như thế nào.
Trong Kịch Hỗ Phách Truỷ của Tàu có Tú Bà và vợ chồng Thúc Giản, và trong Kim Vân Kiều truyện có tên là Thúc Thủ. Nhưng tên Thúc Thủ lộ ra trong bản Kiều 1872 của Duy Minh Thị, đó là bản Kiều duy nhất có tên này. Ngoài ra ông tổ kỷ viện Quan Thánh chỉ có trong bản Kiều Duy Minh Thị và A953, nhờ đó ta biết đến vai trò của Duy Minh Thị trong việc quảng bá cho một âm mưu biến Truyện Kiều Nguyễn Du thành cuốn thơ dịch truyện Tàu.
B.Giới thiệu thuyết âm mưu.
Trên tinh thần tôn trọng bằng chứng, sau khi khẳng định bút danh Thanh Tâm Tài Tử là do Minh Mạng gọi các người tham gia bình giảng Kiều năm 1830. Chúng tôi tiếp tục xem xét cụm từ: "Thanh Tâm Tài Nhân" ở đâu ra?
1. Tại Trung Hoa và Nhật
-Hàng trăm học giả người Hoa đã tìm mờ mắt gần 100 năm cũng chẳng ở đâu có bút lục ghi 4 chữ Thanh Tâm Tài Nhân. Họ gọi tác giả này là đàn ông, nhưng không bao giờ nhắc tới Tài Nhân là chức danh nữ nhân cung đình sao lại là đàn ông? Chỉ có thể lý giải Cổ Thực ghi lần đầu 1926 là nghe Việt Nam nói ghi theo. Sách Đổng Văn Thành mới hô
tìm ra bắt đầu 1981, đã bàn phần trước: làm giấy khai sinh trước, 55 năm sau mới đẻ con, tất nhiên họ sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo, nên miễn bàn thêm nữa.
-Ở Nhật : bằng chứng duy nhất Thanh Tâm Tài Nhân xuất hiện trong sách in năm 1938.
Cũng quá muộn. Còn giai thoại: Bách tải thư mục ở Nhật dựng từ 1931, không có bằng chứng nên không có căn cứ để xét.(năm 2019, PGS - ts Đoàn Lê Giang có cung cấp tư liệu trên trang fb cá nhân một bản dịch sang tiếng Nhật, không đính kèm Bách tải thư mục, ts Đoàn tin bản Tú Tượng thông tục Kim Kiều truyện (không có chữ Vân) là dịch từ Kim Vân Kiều truyện , nhưng tôi nhìn qua đã khẳng định ts cũng bị lừa. Nhan đề Kim Kiều theo tiếng Nhật không liên quan tới Kim Trọng và Thúy Kiều. Trong truyện nhân vật tên Nhật đã nói trên. Kim Kiều chỉ có nghĩa là chuyện một gái đẹp, và " tú tượng" theo tiếng Nhật là truyện Tranh. Chúng tôi có cuốn truyện tranh 72 tranh minh họa thêm chữ Hán, mang tên Vương Thúy Kiều truyện nhưng nội dung là tiểu phẩm La Long Vân

truyện. Nhân vật này là có thật theo sử, giúp việc cho Hồ Tôn Hiến, trước đó có quen bà Mã Kiều và Từ Hải, nên được Hồ Tôn Hiến cử đi thương thuyết. Truyện tranh này có nhiều tranh dâm ô. Nếu có Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện thật thì đã dịch từ cuốn này. Tóm lại, dựng Kim Kiều truyện có tại Nhật không khác gì là dao, thớt Tàu mới mua ngoài chợ ngụy chứng cứ nhét vào hồ sơ.
(cÒN...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 08 Mar 2024, 08:34

2.Tại Việt Nam.
Cụm từ Thanh Tâm Tài Nhân được Đào Nguyên Phổ nhắc tới năm 1898, nghĩa là 68 năm sau khi bút danh Thanh Tâm Tài Tử ra đời. Cụm từ đó nguyên văn là Thanh Tâm Tài Nhân Lục, nghĩa là sách Thanh Tâm Tài Nhân.
Theo lời Đào Nguyên Phổ thì cuốn Đoạn Trường Tân Thanh ông mang từ Kinh ra giao cho Giá Sơn Kiều Oánh Mậu hiệu đính, chú giải là do một công tử họ ngoại của nhà Nguyễn đưa khi ông còn học ở Quốc Tử Giám Huế. Vị công tử này có nói Truyện Kiều dựa trên " sách Thanh Tâm Tài Nhân" bên Tàu. Năm đó Đào Nguyên Phổ ra Hà Nội phụ trách toà soạn báo Đại Nam Đồng Văn . Những người phụ trách tiếp theo và cộng tác có các ông đang chức nhà Nguyễn là Bùi Khánh Diễn, 2 cựu quan nhà Nguyễn là Kiều Oánh Mậu và Nguyễn Đổ Mục. Cả 3 ông Đào, Bùi, Kiều từ 1902 - 1912 đều nói " sách Thanh Tâm Tài Nhân". ( nguyên văn: Thanh Tâm Tài Nhân Lục, riêng Bùi Khánh Diễn gọi là Thanh Tâm Tài Nhân Truyện).
Cả 3 ông không nói Kim Vân Kiều Truyện, riêng ông Nguyễn Đổ Mục thì mãi đến năm 1925 khi dịch cuốn A953 cùng Nguyễn Duy Ngung thì bìa sách quảng cáo sách dịch từ "bộ Thanh Tâm Tài Tử của Tàu". ( chúng tôi không có bản 1925, chỉ có bản 1928 thấy như trên). Năm 1959 Lê Mạnh Liêu công bố cuốn Truyện Kiều Tường Giải, do thân phụ ông để lại, người chú giải là Chiêm Vân Thị. Chiêm Vân Thị là ai không rõ, theo bút danh thì của một hoàng thân nhà Nguyễn. Bởi vì chữ Thị chỉ dùng trong hoàng thân, tại cuốn này ông cũng gọi Thanh Tâm Tài Nhân lục. Một bằng chứng quan trọng là văn bản chữ Hán ông Bùi Khánh Diễn trưng ra lại là nội dung cuốn Kim Vân Kiều Lục.( xem ảnh)
Như vậy về thực chất cả 3 ông Đào, Kiều, Bùi đều không thấy nhan sách: Kim Vân Kiều Truyện. Các ông cũng không biết Hoa Đường bình luận- Thánh Thán ngoại thư. Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ. Nếu các ông đã thấy thì phải gọi: Kim Vân Kiều truyện của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng một lý do xác đáng hơn là các ông có một cuốn chép tay, nội dung như A953 nhưng chưa đặt nhan đề và tác giả, các ông tùy nghi gọi theo lời Đào Nguyên Phổ.
Ông Nguyễn Đổ Mục đã dịch sách là phải có sách nhưng lại gọi là "bộ Thanh Tâm Tài Tử của Tàu", nghĩa là nhan đề "Kim Vân Kiều- tiểu thuyết" là do ông và Nguyễn Duy Ngung đặt. ( xem ảnh ). Ấn bản đầu tiên lại không có 3 hồi như cuốn A953 hiện nay. Ôi mấy ông này chuyên tung hoả mù. Cuốn A953, bìa chỉ ghi 4 chữ: Thanh Tâm Tài Tử, nhưng bên trong gồm 4 quyển, quyển nào cũng có ghi Quán Hoa Đường bình luận, Thánh Thán ngoại thư, Thanh Tâm Tài Tử biên thứ. Sao ông Nguyễn Đổ Mục ghi cho rõ để hậu sinh khỏi lầm lẫn?
Nhưng nhà nghiên cứu Lai Quang Nam, người mà bị người khác gọi là dựng thuyết âm mưu, đã lưu ý tôi tìm hiểu xa hơn là bản Kiều của Duy Minh Thị 1872. Đây là bản duy nhất đã chỉnh câu 2010 của Nguyễn Du khi Kiều nhận định về Hoạn Thư và Thúc Sinh:
Người đâu sâu sắc nước đời
Mà chàng Thúc phải ra người bó tay.
Duy Minh Thị đổi thành:
Làm cho Thúc Thủ ra người bó tay.
Quả vậy, Cùng với tên Quan Thánh dẫn trên, Thúc Thủ là tên của Thúc Sinh trong Kim Vân Kiều Truyện, trong Truyện Kiều hơn chục bản khác đến nay, kể cả ấn bản quốc ngữ đầu tiên của Trương Vĩnh Ký 1875 đều không có 2 tên này. Đây là một bằng chứng quan trọng cho thấy Duy Minh Thị là người có vai trò soạn cuốn A953. Xét ra câu thơ không cần phải đổi. Tên Quan Thánh cũng không cần đưa vào. Ông đổi ắt không phải để chơi chữ: Thúc Thủ là bó tay, mà ngầm gieo vào đó mầm độc rằng Truyện Kiều bắt nguồn từ một cuốn sách của Tàu chưa ai thấy, rồi sẽ thấy. Chiêm Vân Thị là ai xin nói sau.
Những hậu bối của Duy Minh Thị là các vị : Đào, Kiều, Bùi: " sách Thanh Tâm Tài Nhân". 1905 có cuộc thi Vịnh Kiều, Chu Mạnh Trinh có Thanh Tâm Tài Nhân thi tập, nhưng nội dung chỉ Vịnh Kiều, và nhắc đến cuốn Kim Vân Kiều Lục. Nghĩa là ông Chu Mạnh Trinh cũng chỉ nghe nói chứ chưa đọc sách Thanh Tâm Tài Nhân bao giờ.
Có bài viết của ai đó mới đây tôi có đọc vì thấy bợ Tàu quá nên không để ý tên. Theo bài viết đề thi tam trường nhà Nguyễn có yêu cầu làm một đề về Thanh Tâm Tài Nhân!?
Thật là hài hước! Học vấn quốc gia lại đi tán một tiểu thuyết dỡ hơi của Tàu! Mà nếu thực vậy thì sách Kim Vân Kiều truyện có bày bán khắp nơi để học trò học, làm gì mà Trương Minh Ký tìm không ra, phải gửi cuốn Kim Vân Kiều Lục khuyết danh, in năm 1876 cho ông Abel năm 1884?
Như vậy có thể kết luận cụm từ "Thanh Tâm Tài Nhân" xuất hiện sau 1878 , khá phổ biến vào những năm 1900, chỉ nghe đồn với nội dung là nhan đề một tác phẩm. Gs Dương Quảng Hàm 1941 đã nói tác giả Thanh Tâm Tài Nhân bị gọi nhầm thành nhan đề! Cuốn A953 bị chép nhầm chữ Nhân thành Tử!
Nhưng sự thực giáo sư Dương Quảng hàm, người tôi luôn kính trọng đã bị lừa. Họ không lầm, họ ẩn danh như Maspero nói, và cố tình cải tên mới từ bản thảo chép tay đầu tiên: Thanh Tâm Tài Tử ( nhan đề toàn tập). Tức cuốn A953 lưu tại Viễn Đông bác cổ, thư viện quốc gia Anh London và Đại học Yale ở Mỹ. Còn "họ" là ai, đã trình bày trên:
Duy Minh Thị có tiếp tay của Trương Minh Ký ở Sài Gòn. Vô tình các ông Đào Nguyên Phổ và tòa soạn báo Đồng Văn bắc kỳ dính bẫy quảng cáo không công.
Bên trong A953 ghi chi tiết ở trang đầu 4 quyển như nhau:
Quán Hoa Đường Bình Luận Kim Vân Kiều Truyện - Thánh Thán Ngoại Thư- Thanh Tâm Tài Tử biên thứ.
Tất cả từ ngữ trên từng xuất hiện tại văn bản Minh Mạng 1830:
"Thanh Tâm Tài Tử " cổ kim minh lương đề tập "biên". Trong đó có "Thánh Thán", "Hoa Đường" . Còn cụm từ : Kim Vân Kiều Truyện trong văn bản Minh Mạng không hề có, chỉ nói nội dung về nàng Kiều. Bởi vì thời Minh Mạng đến 1902, Đoạn Trường Tân Thanh được gọi là Kim Vân Kiều Truyện rồi! (Mọi ấn bản trước 1902 còn lưu đều có nhan: KVK Truyện hoặc KVK Tân Truyện). Nhưng nhan đề Kim Vân Kiều Truyện
cũng có dính dáng tới nhan sách Kim Vân Kiều Lục, ấn hành 1876, 1888,1896. Trong phần nguồn gốc chân thực của Truyện Kiều chúng tôi chấp nhận Nguyễn Du có mượn tên Tú Bà và Thúc Giản trong Kịch Hổ Phách Truỷ 1707. Mặc dù cốt truyện giữa vợ chồng Thúc Giản và Đào Phật Nô khác xa lắc với Thúc Sinh và Thuý Kiều. Nhưng đã dính tới tên thì xem như đã mượn tên trong một vở kịch cho khỏi tranh cãi, đồng thời chứng minh thêm Nguyễn Du mượn tên để hư cấu.
Xếp theo thời gian thì anh chàng họ Thúc đổi tên như sau:
Thúc Giãn ( Hổ phách Truỷ) => Thúc Sinh ( Truyện Kiều)=> Thúc Sinh ( Kim Vân Kiều Lục)=> Thúc Thủ +Thúc Sinh ( Kim Vân Kiều truyện)
Rõ ràng các tác giả khác với tác giả Kim Vân Kiều Truyện, trước sau họ gọi nhân vật trong tác phẩm mình một tên duy nhất. Còn Kim Vân Kiều truyện do nhiều người trong hội Thanh Tâm Tài Tử nên khi ghép từng đoạn phóng tác truyện người khác, bịa tên mới Thúc Thủ mà vẫn nhiều khi sơ ý để lại tên Thúc Sinh .
Nói cách khác, nếu sự thực có tiểu thuyết nào đó của Bắc quốc có tại Việt Nam trước 1830 như Nguyễn Văn Thắng nói trong Kim Vân Kiều Án 1831, thì ít nhất phải có một tác phẩm khi nhắc tới Kiều phải dùng cái tên Thúc Thủ một lần. Hoàn toàn không ai biết. Thậm chí nhiều người đọc Kiều ngày nay cũng chưa từng biết cái tên Thúc Thủ này.
Nhưng ngày nay, để hiểu nguồn cơn Truyện Kiều:
Chưa tường được họ được tên
Việc này hỏi Thúc Sinh viên mới tường
( câu 2918-2912).
Lạ thay như một lời tiên tri. Người xưa thích bói Kiều là vậy. Lôi anh chàng Thúc Sinh này ra công đường mới rõ sự thật.
Trên 300 tác giả bình giảng Kiều, không ai nhắc tới Thúc Thủ, chỉ có Duy Minh Thị.
Duy Minh Thị là người Minh Hương, gốc sinh trưởng Nam Kỳ, nói rõ là Tàu lai. Có lẽ ông có bà cố, bà cô nào đó là phi của vua. Nên xếp vào hoàng thân phía ngoại. Không rõ ông họ ngoại nào của vua mớm cho Đào Nguyên Phổ rằng Nguyễn Du dựa vào Thanh Tâm Tài Nhân Lục, có phải là ông Duy Minh Thị hay ông Thị nào khác?
Duy Minh Thị có học rộng, hiểu rõ Hán học mới được Tự Đức tín nhiệm duyệt cả Đại Nam Thực Lục, hiệu đính truyện Kiều. Duy Minh Thị cùng nhóm 10 người của mình trong đó Chiêm Vân Thị tỏ ra là người uyên bác ngữ nghĩa chữ Tàu nhất trong số các nhà chú giải truyện Kiều.
Hành tung và nguồn tài chính của nhóm này bí mật. Nhóm này đã qua lại Quảng Đông nhiều lần, liên hệ đến 10 nhà in, để in gần trăm đầu sách Hán- Nôm của người Việt.
Trong 10 năm dưới bút danh Gia Định Thành Cư Sĩ, Duy Minh Thị và nhóm đã chuyển gần 50 đầu sách Trung Hoa sang quốc ngữ. Cho thấy những nhà chú thích Kiều cuối Triều Nguyễn đã cố gắng duy trì Nho học. ( Xem Bản Kiều tầm nguyên Duy Minh Thị 1872 -Nguyễn Tài Cẩn). Tai hại thay vua Tự Đức, ông đã chọn một người nước ngoài định hướng, kiểm duyệt sử sách, văn hoá Việt. Cho nên không lạ gì Tự Đức cười Triệu Đà và Triệu Dương Đế là những vua cuồng ngạo không thức thời.! Còn cái thức thời của Tự Đức là đổ tội cho Phan Thanh Giản giao Pháp lục tỉnh Nam Kỳ. Thức thời là Tự Đức không hề hó hé khi Pháp cắt một phần đất Bắc kỳ giao nhà Thanh nhập vào Quảng Tây và Quảng Đông. Ngày nay mấy ai nhắc, nên mấy ai biết chuyện này.
Tóm lại:
Thời Minh Mạng, vì vấn đề nội an, ông chỉ đạo Thanh Tâm Tài Tử soạn 1 cuốn sách bình giảng Truyện Kiều theo hướng đề cao : hiếu-trung-tình. Theo nội dung bài Tổng thuyết thượng tập, cuốn sách ra đời đầu tiên là Kim Vân Kiều Lục và các bài ngâm vịnh của nhiều tác giả gọi chung là Thanh Tâm Tài Tử. Xét nội dung Kim Vân Kiều Lục là bút pháp của Phạm Quý Thích. Maspero đã từng viết Thanh Tâm còn là hiệu của Phạm Quý Thích. Ông đã từng xem một cuốn Kim Vân Kiều Lục ấn bản 1896, có ghi Thanh Tâm biên ( nghĩa là Thanh Tâm hiệu chú). Ngày nay ấn bản đó không còn. Maspero đã cho là Phạm Quý Thích hiệu chú.

Qua hơn 60 năm sau Tổng thuyết Minh Mạng, hàng loạt tác phẩm khuyết danh bình giảng về Kiều ra đời. ( vịnh, hoạ, án, tuồng chèo, kịch... đều là hình thức bình hoặc giảng). Các tác phẩm khuyết danh đó, cộng cả tác giả hữu danh đều xếp chung là Thanh Tâm Tài Tử. Phần trên là trình bày đúng những gì lịch sử để lại.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 08 Mar 2024, 12:00

3. Bối cảnh lịch sử để tìm hiểu thuyết âm mưu:
Khi nói đến một âm mưu thì nó là một thuyết. Bởi vì âm mưu là cái ẩn giấu, không ai thừa nhận. Người ta chỉ nhìn hiện tượng, xâu chuỗi các bằng chứng để đi đến một bản chất ẩn giấu. Ví dụ trước 17/2/1979 ta nói tới âm mưu xâm lược của Trung Quốc, nhưng sau ngày đó là hành vi xâm lược. Tôi ủng hộ thuyết âm mưu của nhà nghiên cứu Lai Quang Nam cũng có lý lẽ riêng của mình là suy đoán từ mọi hiện tượng.
Quay lại việc bình giảng Truyện Kiều, đến Tự Đức thì ông muốn có một tác phẩm làm nền tảng cho chú thích truyện Kiều như ý Minh Mạng, nhưng lại muốn thêm có nguồn gốc Tàu cho bám rễ sâu vào Hán học. Tự Đức đã chỉnh sửa Truyện Kiều, ngầm chỉ đạo đắp thêm da thịt cho Kim Vân Kiều Lục thành Kim Vân Kiều truyện. Chỉ đạo nhóm hoàng thân gốc Minh Hương gài bẫy nhóm văn thần Nho học Đồng Văn loan truyền có một tiểu thuyết Tàu. Chú ý rằng ngoài ba ông Duy Minh Thị, Chiêm Vân Thị, Thập Thanh Thị là hoàng thân; các ông trong tòa soạn báo đồng văn đều là cựu thần nho học triều Nguyễn: Đào Nguyên Phổ, Kiều Oánh Mậu, Bùi Khánh Diễn, Nguyễn Đỗ Mục.
Những người có liên quan đến hiệu đính và chú giải truyện Kiều trước 1912. Trong thời điểm từ 1878-1902 các ông lúng túng chấp vá, nhan sách và tác giả chưa thống nhất đặt tên. Từ đó mới dẫn ra cách gọi lung tung về một cuốn sách Tàu, mà mọi tên nhân vật nữ sau này Kim Vân Kiều Truyện sử dụng dẫn chứng tài mệnh tương đố đều nằm trong bảng Tổng Thuyết Minh Mạng 1830 và Kim Vân Kiều Lục.
Bên cạnh nhóm Đồng Văn phía Bắc và Duy Minh thị Gia Định là vai trò của Minh Đường Trương Minh Ký ( 1855- 1900). Ông làm việc cho phủ Thống đốc Nam Kỳ, đã tích cực giúp Abel phiên dịch và thu thập tư liệu Truyện Kiều. Ông đã chuyển 3 hồi kịch đi suốt Truyện Kiều tên "Phong Tình Lục Thuý Kiều Thực Sự. " Trương Minh Ký tinh thông 3 ngôn ngữ, là người đủ năng lực để tập hợp các tư liệu sáng tác ở Việt Nam từ Kim Vân Kiều Lục, Tục Đoạn Trường Tân Thanh, Tuồng Tuý Kiều, Thuý Kiều Trò, và Phong Tình Lục Thuý Kiều Thực Sự để làm nên tiểu thuyết chương hồi Kim Vân Kiều Truyện. Bản thảo cuốn A953 ra đời sau các tác phẩm này, vì nó chứa chi tiết riêng của các tác phẩm kể trên.
Nhà nghiên cứu Lai Quang Nam cho rằng, Viễn Đông Bác cổ Sài Gòn lập năm 1900, Cuốn này do Trương Minh Ký để ở Viện. Vai trò Trương Minh Ký quả dễ viết A953, ông cùng Duy Minh Thị giúp ông Michelle dịch truyện Kiều. Chính ông đã chuyển ngữ tuồng Kim Vân Kiều của Ngụy Khắc Đản, lời thoại và tình tiết hệt A953. Ông cũng đã có sẳn 3 vở kịch diễn trọn truyện Kiều trước 1900, năm ông qua đời.
Năm 1902 Viện chuyển ra Hà Nội A953 đi theo và có thể có mặt trong triển lãm sách Hán Nôm 1903 tại Hà Nội. Theo đó thì cuốn Kim Vân Kiều truyện- Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ mà Hoàng Xuân Hãn có năm 1941, được chép lại từ A953, được chỉnh sửa và in tại Quảng Đông sau triển lãm này. Riêng tôi kết hợp với nhận xét của gs Dương Quảng Hàm: bản in sách Hoàng Xuân Hãn sưu tập rất nhiều lỗi. Bởi vì tuy cố tình đã chỉnh cho khỏi kỵ huý thời Nguyễn như trong A953 đã kiêng kỵ, để ra vẻ sách có từ đời nhà Minh. Nhưng trong một cuốn sách dày, vẫn còn sót nhiều chữ Hán viết theo lối tỉnh hoạch riêng của Việt Nam, mà người sửa vốn quen với kiểu viết ở Việt Nam không chú ý hết khi hiệu đính, dẫn tới thợ in Trung Hoa không hiểu khi khắc sang chữ Hán, gây ra nhiều lỗi. Giống như 4 bản Kiều Duy Minh Thị in tại Quảng Đông luôn
khắc chữ bị lỗi so với các bản in tại Hà Nội. Đồng thời, trong 3 quyển 2, 3,4 của toàn tập còn trang đầu, mỗi trang lại ghi khác nhau: Lúc Thánh Hâm, lúc Thánh Thán, lúc Quán Hoa Đường, lúc Ngũ Vân Lâu. Chứng tỏ
rằng sách soạn không do một người, cũng không in một lúc, người ta chắp vá dần và thời gian hiệu đính gấp rút.
Xét bối cảnh lịch sử rằng: trước sự xâm lược và xâm nhập của Văn Hoá Pháp, sĩ phu Việt Nam đã có một phản ứng sai lầm trên mặt trận văn hoá. Phong trào yêu nước vũ trang chống Pháp Văn Thân, Cần Vương thất bại, tác động tiêu cực đến các sĩ phu văn hoá vốn gốc Hán học. Các vị đã chọn con đường giữ gìn văn hoá Đông Phương nhưng đánh đồng văn hoá dân tộc và Trung Hoa là một. Cộng với sự di dân Hoa Kiều vào
Nam, nắm giữ những nguồn kinh tế -tài chánh huyết mạch, Hoa Kiều có vài hội kín chưa bao giờ chính quyền kiểm soát được. Một mặt họ cần người Việt nhìn nhận họ cùng một văn hoá. Đồng thời Trung Hoa Dân Quốc phát động phong trào ngũ tứ sau cách mạng Tân Hợi. Tàu Quốc Dân Đảng đã tìm cách giành lại các nước thuộc địa cũ.
Hỡi ôi! Tàu nào cũng là Tàu. Việt Nam là điểm đến ưu tiên vì cùng dùng chữ Hán. Sách Đại Nam được một số sinh viên người Hoa sưu tập. Những cựu thần nhà Nguyễn ở báo Đồng Văn là cầu nối yêu nước mù quáng trên mặt trận văn hoá. Thông qua một tác phẩm mà cả dân tộc ai cũng biết, các vị đã tung hỏa mù để lồng nguồn gốc Trung Hoa vào truyện Kiều. Xâm lược lãnh thổ dễ thấy, xâm lược văn hoá mới là điều cực kỳ nguy hiểm. Việc làm này góp phần di hại tới hôm nay. Như trên có nói, một âm mưu có ngày bộc lộ và nó đã thành hành vi xâm lược văn hoá. Bắt đầu từ 1981, khi Đổng Văn Thành nổ súng hạ bệ tượng đài văn hoá Nguyễn Du.
Thuyết âm mưu là bối cảnh toàn diện, được xem là bằng chứng gián tiếp, giải thích lý do vì sao cái tên Thanh Tâm Tài Tử lại gắn vào cuốn A953 và nó biến thành tên Thanh Tâm Tài Nhân. Tóm lại tên Thanh Tâm Tài Tử là một tên công khai có di lục tại Việt nam từ 1830, Thanh Tâm Tài Nhân do một nhóm ẩn mặt tại Việt Nam từ 1898. Bốn năm

đầu là nhan đề một cuốn TTTN truyện hoặc TTTN lục, các ông trong Tòa soạn báo Đồng Văn gọi lung tung trong khoảng 1898-1902, đến năm 1941 mới thấy chính thức tên Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ.  (Còn...
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 08 Mar 2024, 14:14

Chương Bốn
PHỤ LỤC : NGUỒN TƯ LIỆU THAM KHẢO.
A. Sách và tư liệu biên khảo của các tác giả:
1.Diễn tiến câu chuyện Vương Thúy Kiều- từ sự kiện lịch sử Trung Hoa đến kiệt tác văn chương Việt Nam- Charles Benoit. ( NXB Trẻ Thế giới, 2016.)
2.Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều- Trần Ích Nguyên ( NXB Lao Động,2004)
3.Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa Nguyễn Du- 69 tác giả- ( NXB Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
4.Dịch và nghiên cứu Kim Vân Kiều Lục- Phạm Tú Châu ( NXB Khoa Học Xã hội 2015)
5.Khảo Luận Về Kim Vân Kiều- Đào Duy Anh ( Đại Học Văn Khoa Sài Gòn- tài liệu tham khảo)
6. Kiều Học Tinh Hoa- nhiều tác giả (Đại học văn khoa Sài Gòn, 1965)
7. Les Poèmesde L’Annam Kim Vân Kiều tân truyện- (Paris, Ernest Leroux, 1884)
8.Meslanges sur Nguyễn Du- Maurice Durand (EFEO, Paris, 1966)
9.Một số vấn đề văn bản Hán học Hán Nôm- Nhiều tác giả ( NXB Khoa Học Xã Hội,1983)
10.Kim Vân Kiều Truyện- Đổng Văn Thành, ( Hán văn-1981)
11. Kim Vân Kiều truyện - Lý Trí Trung (Hán văn-1983)
12. Kim Vân Kiều Truyện- Ngụy Võ Huy Tiên ( Hán văn- 2010)
13.A953 Hán văn- Thanh Tâm Tài Tử
14. Bản dịch A953, Nguyễn Duy Ngung, Nguyễn Đỗ Mục 1928.
15.Kim Vân Kiều truyện bản dịch Tô Nam 1971,
16.Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân- Nguyễn Khắc Hanh & Nguyễn Đức Vân 1994.
17. Tạp Chí Nam Phong số 30- Phạm Quỳnh, 1921.
18.Tạp chí Tri Tân số 6, Dương Quảng Hàm
19.Việt Nam Văn học sử yếu- Dương Quảng Hàm 1943
20.Thi Pháp Truyện Kiều- Trần Đình Sử ( NXB Giáo Dục, 2007)
21.Văn Đàn Bảo Giám- Trần Trung Viên ( nhà xuất bản văn học, 2004)
22. Đại Nam Thực Lục- quốc sử quán triều Nguyễn
23.Đại nam liệt truyện, quốc sử quán triều Nguyễn.
24. Đại nam Quốc sử Di biên
25. Kim Vân Kiều Nam âm thi tập Hán Văn dịch bổn- Trương Cam Vũ-1961
26.Thơ Quốc Âm Nguyễn Du- Nguyễn Thạch Giang (NXB Hà Nội, 1996)
27.Truyện Kiều và các nhà nho thế kỷ XIX- Phạm Đan Quế (NXB Thanh niên, 2003)
28. Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện- Phạm Đan Quế ( NXB Văn Học, 2000)
29. Sách Giáo Khoa Ngữ văn lớp 9 & 11 năm 2020
30. Việt Nam vong quốc sử- Phan Bội Châu.
31.Thế lực khách trú và vấn đề di dân Nam Kỳ- Đào Trình Nhất.
32. Bản dịch hồi thứ 5 của 2 bản A953 và Kim Vân Kiều truyện của Lý Trí Trung
33.Bài viết các tác giả khác: Lại Nguyên Ân, Nguyễn Xuân Diện, Trần Nho Thìn….
34.Sapiens, Lược Sử loài người - Yuval Noah Harari
35.Các tư liệu của HUGO ( Human Genom Organisation, National Geographic)
B.Các văn bản di sản Hán Nôm đối chiếu nội dung từ nhiều tác giả.
1. Ca phả AB. 170 Các lối hát ả đào, chèo, ngâm thơ. 284tr. Có Bản chèo truyện Kiều
Chuyển thể, theo Truyện Kiều của Nguyễn Du.
2. Đào hoa mộng ký, = tục Đoạn trường tân thanh. Cấn Phong Hà Đạm Hiêm A.436, VHv. 2152 Hậu Kim Vân Kiều tân truyện, 20 hồi (nay chỉ còn 2 hồi).
Có Hán văn, có diễn Nôm lục bát. 64tr - 106tr . Hậu Truyện Kiều.
3. Đoạn trường tân thanh - Nguyễn Du soạn; - Kiều Oánh Mậu chú thích. Phạm Quý Thích đề từ AB. 12 Thơ Nôm lục bát. In năm 1902. 180tr Chuyển thể từ tác phẩm của TTTN.
4. Hội đề Kiều thi. Hà Quyền biên tập AB. 197 Liễu Văn đường in năm 1914. 25tr. 46 bài thơ vịnh Kiều của Phạm Quý Thích, Hà Quyền. Đề vịnh Kiều.
5. Kim Kiều diễn ca.AB. 67.Thịnh Mỹ đường in năm 1906. 12tr. 12 bài vịnh Kiều theo điệu hát nói. Đề vịnh Kiều.
6. Kim Vân Kiều Hán tự diễn âm ca- Nguyễn Du soạn; - Lê Dụ dịch ra chữ Hán A.
3213. Dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du ra thơ chữ Hán, thể lục bát, năm 1948. 4 quyển, 240tr. Dịch Hán bản Kiều Nôm của Nguyễn Du.
7. Kim Vân Kiều hợp tập- Nguyễn Du (thơ); - Khuyết danh (văn xuôi Hán) VNv. 159
Một bản Kiều bằng văn xuôi chữ Hán + 1 bản Kiều bằng thơ Nôm lục bát, có chú thích (Hán 1/2 trên, Nôm 1/2 dưới) 174tr. Truyện Kiều bằng Hán văn và bằng thơ Nôm.
8. Kim Vân Kiều lục Phạm Quý Thích soạn AC. 651; VNv.1898; AC. 512 Chiêu Văn đường in năm 1888, 62tr - 98tr. Thơ, hát nói, vịnh các tình tiết trong truyện Kiều Thơ, hát nói, vịnh Kiều.
9. Kim Vân Kiều phú AB.59,AB.41, AB.641, AB.59 Tụ Văn đường in năm 107, 12tr.
Bài phú nói về thân thế Thuý Kiều Phú về Kiều.
10. Kim Vân Kiều quảng tập Nguyễn Du VNv. 71; VNv. 147; VNv. 208. Liễu Văn
đường in năm 1924. 184tr - 208tr. Thơ Nôm 6/8. Có phần nói về lai lịch Truyện Kiều và bình luận (Hán). Chuyển thể 6/ 8 Nôm từ bản nguồn KVKT của TTTN.
11. Kim Vân Kiều tân truyện Nguyễn DuVNb.8 v.v (14 dị bản)Truyện Kiều của Nguyễn Du id.
12. Kim Vân Kiều tập Paris. LO. VN III.313, (AB.170) Khắc in năm 1875. Vở chèo
Kim Vân Kiều gồm 3 hồi, 136 tr. Chuyển thể chèo, từ bản nguồn Truyện Kiều.
13. Kim Vân Kiều trò. AB. 214 Quảng Thịnh đường in năm 1914, 6 tiết, 2 hồi, 54 trang.
Vở chèo Kim Vân Kiều, từ đoạn Thuý Kiều đi chơi thanh minh gặp Kim Trọng Chuyển thể chèo, từ bản nguồn Truyện Kiều.
16. Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm Tài Nhân A. 953, VHv.281/1-2; VHv.1396; HV.1956/2 Kim Vân Kiều truyện soạn bằng Hán văn, 20 hồi. 410tr - 464tr Kim Vân Kiều truyện, bản nguồn của truyện Kiều. (NX: lại cố tình chú thích sai tên tác giả: Thanh Tâm Tài Tử và nhấn mạnh bản nguồn của Truyện Kiều)
17.Thanh Tâm Tài Nhân thi tập Trần Bích San, Chu Mạnh Trinh AB.412 Những bài thơ vịnh thân thế Thuý Kiều theo các chương hồi trong KVKT của Thanh Tâm Tài Nhân
Sáng tác, dựa vào bản nguồn KVKT của TTTN.
18.Thanh Tâm Tài Tử cổ kim minh lương đề vịnh tập biên Minh Mệnh, Tự Đức, Nguyễn Khuyến, Chu Mạnh Trinh, Phạm Quý Thích v.v... VNv. 240 Thơ vịnh thân thế Thuý Kiều.
19. Thù thế tân thanh Trần Thự soạn AB. 445, AB. 167, VNv. 242 Vở chèo Kim Vân
Kiều gồm 6 màn. Một số thơ Hán, Nôm dùng để hát khi trình diễn... 110tr - 146tr Chuyển thể chèo, từ bản nguồn Truyện Kiều.
20. Thuý Kiều sở ngộ cảnh huống thi. Nguyễn Thực Đình, Hương cống triều Lê soạn VHv.2398, A. 1076 30 bài thơ vịnh Kiều, từ lúc Kiều gặp Kim Trọng lần đầu, đến lúc tái hợp. Có chú giải, bình luận. 38tr - 40tr Đề vịnh Kiều. ( NX: Thực Đình là bạn đồng niên của Nguyễn Du, không thấy nói viết năm nào, nhưng 30 bài thơ cho thấy phải sau ND mất, ông mới đọc toàn tập. Chưa tìm thấy tiểu sử, chỉ thấy một bài thơ N. Du tặng ông)
21. Thuý Kiều lục 0 VHv. 1397 Truyện Thuý Kiều bằng chữ Hán (thể văn xuôi). 87tr. Trong truyện có nhiều bài thơ. Có thơ Phạm Quý Thích tổng luận về thân thế Kiều Truyện Kiều bằng Hán văn (giản bản).( NX: Đây chính là một bản Kim Vân Kiều Lục mà Trần Ích Nguyên đã nhận xét là thư viện ghi nhầm Thúy Kiều Lục )
22. Thuý Kiều thi tập 0 AB. 45, AB. 543 A..1076, AB. 411. 36 bài thơ vịnh Kiều từ lúc gặp Kim Trọng lần đầu đến khi tái ngộ. 26tr. Thơ đề vịnh Kiều.
23. Văn bản Kiều Nôm B60 : Minh mạng ngự lãm (tứ) (danh) Đoạn Trường Tân Thanh Kim Vân Kiều truyện.
24. Văn bản Kim Vân Kiều Lục R.422, thư viện quốc gia.
25. Ngữ Nghĩa Truyện Kiều- Lê Văn Hòe.
C. Các bản Kiều Nôm- quốc ngữ.
- Bản Trương Vĩnh Ký 1875, bản quốc ngữ.
-Bản Bùi Khánh Diễn
-Bản Duy Minh Thị 1872 ( Nguyễn Tài Cẩn)
-Bản Chiêm Vân Thị 1959- Lê mạnh Liêu hiệu chỉnh.
- Truyện Kiều chữ Nôm, bản Kiều Oánh Mậu 1902- Nguyễn Đình Thảng và cộng sự (NXB Thuận Hóa 2001)
-Bản Kiều Oánh Mậu, Đào Duy Anh hiệu đính ( NXB Văn học, 2000).
*** HẾT***

Đọc bài này tôi rất thích, nhưng kiến thức hạn hẹp một nông dân không thể phân định đúng, sai. Rất mong được thầy Ái Hoa xác định rõ ràng. Dù rất ghét anh hàng xóm đểu nhưng tôi tôn trọng sự thật.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản    TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 15 Mar 2024, 09:29

TM đăng bài của các nhà nghiên cứu khác để tham khảo


CÁC BẢN DỊCH TRUYỆN KIỀU Ở NHẬT BẢN (1)

Đoàn Lê Giang

   Nhà thơ Nguyễn Giang, con trai của Nguyễn Văn Vĩnh đưa cho nhà văn Komatsu Kiyoshi (Kô-ma-tsu Ki-yô-shi)小 松 清 tập truyện Kiều bằng tiếng Pháp.  Từ tập sách này, Komatsu đã dịch ra tiếng Nhật. Đó là bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Nhật lần đầu tiên.  Komatsu viết :“ Muốn biết rõ tâm hồn của người An Nam thì phải đọc cuốn sách này”(2)

   Bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Nhật lần đầu tiên nói trên có tên  là Kim Vân Kiều do NXB. Đông Bảo xuất bản năm 1942 (Chiêu Hòa thứ 17). Komatsu từng du học ở Pháp, về Nhật ông trở thành nhà nghiên cứu văn học Pháp, ông có dịch André Gide, André Malraux ra tiếng Nhật. Theo nhà nghiên cứu Vĩnh Sính, trong thời gian học ở Pháp, Komatsu có đến nghe Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết về vấn đề thuộc địa. Khi Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết  xong, thấy có một người da vàng ngồi ở dưới - người ấy là Komatsu, Nguyễn Ái Quốc xuống trò chuyện, vận động Komatsu tham gia cuộc đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa. Tiếc rằng Komatsu không có chí làm cách mạng nên đã từ chối. Nhưng dẫu sao, sự việc ấy cũng để lại cho Komatsu một ấn tượng hết sức sâu sắc về một người Việt Nam yêu nước (Tạp chí Xưa và Nay). Mùa thu 1941 Komatsu đến Hà Nội gặp lại Nguyễn Giang, bạn cũ ở bên Pháp, nhờ đó mà có được bản dịch Truyện Kiều bằng tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh, thân phụ nhà thơ Nguyễn Giang. Chúng ta biết rằng Nguyễn Văn Vĩnh đã dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp từ rất sớm.  Trước khi  in thành sách năm 1942-1943, bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh đã được công bố đến 3 lần:
    -Lần thứ nhất trên Notre journal và Notre revue từ 1908 đến 1910
    -Lần thứ hai trên Đông Dương tạp chí từ 1913 đến 1917
    -Lần thứ ba trên L’Annam nouveau năm 1933

   Từ bản dịch Truyện Kiều bằng Pháp văn của Nguyễn Văn Vĩnh, Komatsu đã cấp tốc dịch ra tiếng Nhật, ngay năm sau-1942- bản  Kim Vân Kiều bằng tiếng Nhật đã được NXB.Đông Bảo xuất bản và phát hành ở Nhật Bản.

   Bản dịch Truyện Kiều lần thứ hai ra tiếng Nhật là bản dịch công phu hơn, đó là bản Kim Vân Kiều do Takeuchi Yonosuke(Ta-ke-u-chi Yô-nô-su-ke)竹 内  与 之 助 dịch, NXB. Kodansha 講 談 社 xuất bản, 1975. Giáo sư Takeuchi sinh năm 1922 ở tỉnh Yamaguchi (phía nam Nhật Bản). Năm 1941 ông tốt nghiệp khoa Pháp văn Trường Ngoại ngữ Osaka. Năm 1957 ông giảng dạy tại Trường Đại học Kita Kyushu (tỉnh Fukuoka), rồi được điều về Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo 東 京 外国 語 大 学 để xây dựng bộ môn ngôn ngữ và văn học Việt Nam. Hiện nay ông đã nghỉ hưu. Ông là dịch giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam như: Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên, Đoạn tuyệt, Hồn bướm mơ tiên…Tất cả những sách này đều được Đại học thư lâm 大 学 書 林 (Daigaku shorin) ấn hành.

   Về cái duyên đến với Truyện Kiều, ông kể: Khoảng năm 1959-1960, ông có được nghe thầy mình, Gs.Hatakenaka 畠 中 thuyết trình một báo cáo nhan đề Kim Vân Kiều và văn học thời Edo , trong đó có nhắc đến Truyện Kiều của Việt Nam, làm ông hết sức chú ý. Khoảng đầu những năm 60, ông có sang Sài Gòn dạy ở Trường sinh ngữ thuộc Đại học Sài Gòn khoảng bốn năm rưỡi. Chính những năm đó ông được giáo sư người Trung Quốc là Diệp Truyền Hoa 葉 傳 華 tặng cho bản Kim Vân Kiều tân truyện bằng chữ Nôm, Quan Văn Đường tàng bản (Hà Nội). Bản Kiều Nôm này do thân phụ của giáo sư Diệp Truyền Hoa ở Hội An lưu giữ. Có được bản Truyện Kiều quý trong tay, giáo sư Takeuchi  đã sưu tầm thêm những văn bản khác,  bản chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, và cả bản bản dịch Pháp văn, rồi bắt tay vào dịch ra thơ tiếng Nhật. Ông kể: “ Năm 1962 Truyện Kiều dịch kể như tạm xong. Bây giờ đọc lại thấy nhiều chỗ dịch sai, dịch ép, nhiều chỗ dịch lạ, không phải chỗ nào cũng coi được cả. Sau khi về Nhật giữ cương vị ở Đại học Ngoại ngữ Tokyo hiện nay, được sự khích lệ của Giáo sư Matsuyama, tôi đã sửa đi chữa lại nhiều lần, cuối cùng bản dịch này cũng đã hoàn thành”(3). Năm 1975 nhà xuất bản Kodansha, một nhà xuất bản rất nổi tiếng của Nhật xuất bản sách này. Và đó là bản dịch Kim Vân Kiều bằng tiếng Nhật thứ hai.

   Đến năm 1985 giáo sư Takeuchi lại soạn lại Kim Vân Kiều với bản trích dịch cô đọng hơn, chủ yếu dùng để làm tài liệu học tập cho sinh viên. Bản dịch có tên là Kim Vân Kiều tân truyện, do Đại học thư lâm  大 学 書 林   (Daigaku shorin) xuất bản. Phía sau cuốn sách có phụ bản chữ Nôm với loại chữ Nôm viết bằng máy tính(4).

   Bản dịch Truyện Kiều ra tiếng Nhật của giáo sư Takeuchi - bản Kim Vân Kiều do Kodansha xuất bản là công trình dịch thuật rất công phu, dày đến gần 400 trang khổ 14,5x20,5. Ông dịch sang thơ Nhật, có chú giải kĩ lưỡng từng câu. Giới nghiên cứu, sinh viên Nhật Bản cũng như đông đảo bạn đọc quan tâm đến văn học phương Đông, quan tâm đến Việt Nam đánh giá rất cao cuốn sách này(5).

   Thế nhưng không phải chỉ ở Việt Nam mới có Truyện Kiều, cũng không phải đến nay Nhật Bản mới có bản dịch Truyện Kiều. Trước bản dịch Truyện Kiều của Takeuchi hơn 200 năm, thì truyện về nàng Kiều đã được dịch ra tiếng Nhật. Tất nhiên bằng con đường khác: con đường từ Trung Hoa, từ bản Kim Vân Kiều truyện 金 雲 翹 傳 của Thanh Tâm Tài Nhân 清心才人.
KIM KIỀU TRUYỆN  VÀ  KIM NGƯ TRUYỆN

   Phần trình bày dưới đây về Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản, chúng tôi dựa chủ yếu vào bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo 江戸文学 と 金 雲 翹 của Gs.Hatakenaka Toshirô (Ha-ta-kê-na-ka Tô-shi-rô)畠中 敏郎. Bài viết này được viết ra vào cuối những năm năm mươi, sau đó được Gs.Takeuchi in ở phần sau bản dịch Kim Vân Kiều của mình (Kodansha, 1975).

   Nhật Bản thời Edo (Ê-đô)江 戸 (thế kỉ 16-19) có cả một trào lưu dịch và phóng tác các tác phẩm văn nghệ Trung Quốc, trong đó có Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Bản dịch Kim Kiều truyện金 翹 傳 (ở Nhật thường lược chữ Vân trong Kim Vân Kiều truyện đi) lần đầu tiên ở nhật Bản là cuốn: Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện      像 通 俗 金 翹 傳 dịch vào năm 1763. Toàn truyện có 7 tập, 20 hồi, được đóng thành 5 quyển. Dịch giả là Nishida Isoku (Ni-shi-da I-so-ku)西 田 維 則 (Tây Điền Duy Tắc, ?- 1765) người vùng Omi (nay thuộc tỉnh Shiga 滋 賀 gần Kyoto). Oâng là dịch giả của nhiều bộ sách nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dạng đế ngoại sử 通 俗 隋 様 帝 外 史, Thông tục xích thằng  kì duyên 通 俗 赤 繩 奇 縁…. Cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện     像 通 俗 金 翹 傳 của ông là bản dịch xác thực so với nguyên bản. Chữ “thông tục” trong tựa đề có nghĩa là bình dị, dễ hiểu với quảng đại quần chúng. Sách nổi tiếng một thời, từng được nhiều nghệ sĩ dựa vào để phóng tác, cải biên, được đưa lên sân khấu Jôruri 浄 瑠 璃 (tĩnh lưu li) và Kabuki 歌 舞 伎(ca vũ kĩ). Đoạn Tú Bà dạy Kiều về “Bảy chữ tám nghề”, đối với nhiều người là rất hấp dẫn nên đã được diễn tả đầy đủ. Cũng cần phải nói thêm, trong sách Khánh Trường dĩ lai chư gia trước thuật mục lục 慶 長 以 来 諸 家 著 術 目 録 (Thư mục sách của các tác giả từ  thời Khánh Trường (1596) cho đến nay), có ghi tên sách Dịch thuyết Kim Kiều truyện 訳説金 翹 傳, 12 quyển của Nishida西田, nhưng không biết chắc là đã hành thế hay chưa.

   Mấy chục năm sau bản dịch Kim Kiều truyện ra đời, ở Nhật Bản xuất hiện một cuốn tiểu thuyết phóng tác từ Kim Kiều truyện, đó là Phong tục Kim Ngư truyện 風 俗 金 魚 傳 (gọi tắt là Kim Ngư  truyện) của Kyokutei Bakin (Kyôku-tei Ba-kin) 曲 亭 馬 琴 (Khúc  Đình Mã Cầm).

   Kyokutei Bakin(1767-1848), người Edo (Tokyo hiện nay) là nhà văn rất nổi tiếng cuối thời Edo. Oâng là tác giả của nhiều truyện có nội dung “khuyến thiện trừng ác” như các bộ: Thung thuyết cung trương nguyệt 椿 説 弓 張 月, Nam tổng lý bát kiến khuyển truyện 南 総 理 八 見 犬 傳, Cận thế thuyết mỹ thiếu niên lục 近 世 説美少年録. Đồng thời ông cũng là người phóng tác nhiều tiểu thuyết bạch thoại Trung Quốc như: Khuynh thành Thủy hử truyện 傾 城 水 滸 傳, Tân biên Kim Bình Mai 新 編 金 瓶 梅… và một tác phẩm ít được nhắc đến hơn trong sự nghiệp sáng tác của ông là Kim Ngư truyện 金魚傳 phóng tác từ  Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân. Kim Ngư truyện 金魚傳 của Bakin 馬 琴 được viết trong mười năm trời, từ 1829 đến 1839. Vì là tiểu thuyết phóng tác nên trong truyện Bakin đã thay đổi toàn bộ bối cảnh, thời đại, nhân vật từ Trung Hoa thành Nhật Bản. Chẳng hạn như: thời Gia Tĩnh triều Minh thành thời Muromachi (Mu-rô-ma-chi) của Nhật Bản(Tk.14-16). Địa danh, nhân vật cũng được “Nhật Bản hóa” triệt để.

Địa danh:

Bắc Kinh   thành  Naniwa 難 波 (Nan Ba - Osaka ngày nay)
Liêu Dương   ,,     Kamakura 鎌倉 (Liêm Thương - gần Tokyo ngày nay)
Lâm Thanh    ,,      Akô 赤穂 (Xích Tuệ - thuộc tỉnh Hyôgo, gần Kyoto)    
Lâm Truy       ,,      Akamagaseki 赤間ヶ関 (Xích Gian Cá Quan)    



Nhân vật:

Vương Ông   tương đương với  Thuyền Vĩ  Lân Tàng 船尾 鱗蔵
Thúy Kiều           ,,                     Ngư Tử 魚子
(Hoa Nô               ,,                     Du nữ tên Phong Diệp 楓葉)
Vương Quan        ,,                      Kì Nhị Lang 鰭二郎
Thúy Vân            ,,                       Ất Ngư 乙魚
Kim Trọng           ,,                      Đình Tỉnh Kim Trọng 庭井金重
Từ Hải                  ,,                      Hạ Dã  Thái Lang 下野 太郎
Hồ Tôn Hiến        ,,                      Quản lãnh Phiến Cốc Triều Hưng    扇 谷  朝 興
                                                                       


Cốt truyện, tính cách nhân vật cũng thay đổi khá nhiều.

Gia đình người samurai thất nghiệp tên là Thuyền Vĩ Lân Tàng (Vương Ông), có ba người con, cô con gái đầu tên là Ngư Tử(Thúy Kiều) vô cùng xinh đẹp. Ông Thuyền Vĩ nuôi cá cảnh, do túng thiếu nên phải bán đi một con cá mái rất quý, rất đẹp là loại cá Lan đào ba đuôi. Bán rồi ông thấy đau đớn như phải bán chính đứa con của mình, ông than thở với vợ: “ Tôi thấy có điềm gở, mai sau không chừng mình mất con bé Ngư Tử”. Quả là như vậy. Gia đình gặp tai biến. Nguyên do là Thuyền Vĩ có chơi với một bọn người sau này ông mới biết là trộm cướp. Bọn chúng bị bắt, bèn khai  ra ông nên ông bị vạ lây. Nàng Ngư Tử phải bán mình chuộc cha.

Ngư Tử không chỉ là người có tình cảm nồng hậu, mà còn là người có kiến thức rộng rãi và suy nghĩ  chín chắn. Trong đêm gặp chàng Đình Tỉnh Kim Trọng (Kim Trọng của Kim Vân Kiều), nàng Ngư Tử đã thể hiện  như một hiền nữ.  Khi gặp  Hạ Dã Thái Lang (Từ Hải), Ngư Tử đã cho tiền bọn du thủ du thực để nhờ dò xét xem chàng có phải là người đáng tin cậy không. Khi Hạ Dã Thái Lang khinh suất hòa với Quản lãnh Phiến Cốc Triều Hưng (Hồ Tôn Hiến), thì nàng Ngư Tử hết sức can ngăn. Ngư Tử còn là người phụ nữ gồm đủ cả tiết, nghĩa, dũng.  Thái Lang bị phản, bị giết. Để trả thù cho chồng nàng Ngư Tử đã dũng cảm giết chết Bố Lưu Biện Di  布 留 弁 弥 , kẻ đã theo kế Quản lãnh đến thuyết hàng Thái Lang rồi được Quản lãnh gả Ngư Tử cho (Bố Lưu Biện Di tương tự như cả hai nhân vật: quan thuyết hàng và thổ quan). Sau hành động đó, Ngư Tử nhảy xuống sông tự tử. Được cứu sống, Ngư Tử (với tên là Diệu Long 妙 竜) đi tu, và không bao giờ trở về với cuộc sống bình thường nữa. Nàng kết am ở Kyoto và trở thành một ni sư danh tiếng. Đình Tỉnh Kim Trọng (Kim Trọng) văn võ toàn tài, có công cứu con trai Tướng quân Túc Lợi Nghĩa Tình 足利 義 晴(Ashikaga Yoshiharu) khi người này bị tàn quân Thái Lang tập kích. Nhờ công tích ấy, Đình Tỉnh Kim Trọng được gia đình Tướng quân vời về dưới trướng trọng dụng. Đoạn tái hồi Kim- Ngư, cả hai đều không hề hé môi nói gì về lời thề ước ngày xưa, và tất nhiên cũng chẳng có chuyện “đem tình cầm sắt đổi ra cầm kỳ” như Truyện Kiều của Việt Nam.

“Cái bí mật của tâm hồn An Nam”, văn hóa Việt Nam kết hợp với cái uyên áo của văn hóa Aán Độvà Trung Hoa, cùng tư tưởng nhân văn thế kỉ 18-19 ở Việt Nam, qua ngòi bút của thiên tài Nguyễn Du đã tạo nên kiệt tác Truyện Kiều. Kim Kiều truyện hay Kim Ngư truyện của Nhật Bản lại chưa phải lànhững thành tựu tiêu biểu của văn học Nhật Bản, nó chỉ dừng lại ở mức văn học“treo gương”, răn đời và đạo nghĩa. Nó là câu chuyện của một thời chứ không phải của muôn thuở. Và điều ấy cũng giải thích sự khác nhau về số phận giữa Truyện Kiều của Nguyễn Du Việt Nam với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân Trung Quốc, Kim Kiều truyện của Nishida hay Kim Ngư truyện của Bakin Nhật Bản.

                                                                                   12. 1995-7.1999

CHÚ THÍCH

1.      Về tư  liệu  Truyện Kiều ở Nhật Bản, ngoài tư liệu của thư viện Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo, chúng tôi chủ yếu dùng các công trình dịch thuật của Gs.Takeuchi mà Giáo sư đã cho chúng tôi khi chúng tôi đến thăm vào năm 1995. Nhân đây chúng tôi xin gửi dến Giáo sư lời cám ơn chân thành. Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn vị ân sư của chúng tôi là Gs.Kawaguchi Ken-ichi(ĐH.Ngoại ngữ Tokyo) đã cho chúng tôi mượn cuốn Kim Vân Kiều (Kodansha,1975) để sao chụp dùng cho bài viết này.

2.      Lời giới thiệu Kim Vân Kiều, Komatsu Kiyoshi, Đông Bảo xuất bản, Tokyo, 1942.

3.      Lời bạt Kim Vân Kiều , Takeuchi Yonosuke, Kodansha xuất bản, 1975.

4.      Bản Kim Vân Kiều tân truyện này chúng tôi đã được Gs.Takeuchi cho vào năm 1995. Ông Nguyễn Quảng Tuân cũng có chụp mấy trang của bản này in ở sau quyển Kiều của ông (NXB.KHXH,1997,tr.438,446,447) nhưng ông lại quên ghi nguồn gốc tài liệu.

5.      Năm 1995 chúng tôi có viết bài giới thiệu về Truyện Kiều ở Nhật Bản trên Kiến thức ngày nay (số 200-Xuân Bính tí 1996). Sau đó trên Kiến thức ngày nay số 205, ông Nguyễn Quảng Tuân(dưới biệt hiệu Văn Đức) đã đặt nghi vấn ở một số chi tiết, tỏ vẻ ngờ là không chắc có những sách đó. Chúng tôi buộc lòng phải chụp các tài liệu liên quan đưa lên Kiến thức ngày nay số 212 với bài viết nhan đề : Tư liệu về Truyện Kiều ở Nhật Bản không có gì phải bàn cãi. Ông Nguyễn Quảng Tuân đã hoàn toàn thỏa mãn và sau đó đã sử dụng tài liệu của chúng tôi trong cuốn  Kiều của mình (như chú thích 4 ở trên).
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đi tìm họ hàng Thúy Kiều ở Nhật Bản   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 15 Mar 2024, 09:53

ĐI TÌM HỌ HÀNG THÚY KIỀU Ở NHẬT BẢN

Đoàn Lê Giang [1]

KỲ 1:

KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN Ở NHẬT BẢN

Do sự nổi tiếng của Truyện Kiều mà hai chục năm trở lại đây Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cũng được các học giả Đông Á nghiên cứu khá nhiều. Kim Vân Kiều truyện có ở Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng giới nghiên cứu trong nước mới nghiên cứu kỹ Kim Vân Kiều truyện ở Việt Nam, nghiên cứu một chừng mực nhất định Kim Vân Kiều truyện ở Trung Quốc, mà chưa đi sâu vào sưu tầm tư liệu cũng như nghiên cứu Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản. Bài viết này đi sâu tìm hiểu Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản: sự du nhập, các văn bản hiện có, ảnh hưởng của nó đối với Nhật Bản và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu Truyện Kiều ở Việt Nam.



TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20201110

H1: Trang đầu bản Kim Vân Kiều, Song Hồng Đường văn khố - 69, lưu ở Đông dương văn hóa Nghiên cứu sở, Thư viện Đại học Tokyo


1. TỪ BẢN DỊCH TRUYỆN KIỀU CỦA KOMATSU MÀ NGƯỜI NHẬT TÌM RA KIM VÂN KIỀU TRUYỆN Ở NHẬT BẢN

Truyện Kiều của Nguyễn Du đã được dịch ra tiếng Nhật từ khá sớm, người dịch là nhà văn nổi tiếng Komatsu Kiyoshi - gần đây giới nghiên cứu Nhật Bản tôn xưng ông là “nhà nhân văn chủ nghĩa”. Komatsu với lòng say mê Truyện Kiều đã dành cho tác phẩm này những lời ngợi ca nồng nhiệt:  

“Kim Vân Kiều là một tác phẩm văn học có tình cảm và giá trị lớn lao, có mùi hương và ý vị rất riêng. (…). Tôi nghĩ rằng có thể thông qua tác phẩm này mà tìm hiểu cái bí mật của hồn dân tộc An Nam. Và cũng vì tôi nghĩ rằng, đây không chỉ là một tác phẩm văn học ưu tú, mà còn là một tấm gương phản chiếu một cách rõ ràng tâm hồn người An Nam, và còn hơn là một tác phẩm văn học, có thể gọi nó là cuốn kinh được viết ra bởi một thi nhân. Một tác phẩm văn học gắn liền với vận mệnh của một dân tộc như thế là hiếm có trong suốt lịch sử cổ kim Đông Tây.” [Komatsu Kiyoshi, 2004, tr.55].  

Người Nhật đặc biệt yêu thích Truyện Kiều qua bản dịch này, trong vòng 6 năm nó được tái bản đến 3 lần (金雲翹 Kim Van Kiéou, 阮攸 著、小松清, 東宝発行所/ Kim Vân Kiều, Nguyễn Du sáng tác, Komatsu Kiyoshi dịch, Toho hakkosho in lần thứ nhất 1942 (Showa 17); Toho shoten東寶書店in lần thứ hai 1943 (Showa 18); Kaikosha 偕光社in lần thứ ba 1948 (Showa 23) [Đoàn Lê Giang, 2015, tr.474-486].

Từ đó đã khiến các học giả Nhật Bản mới chú ý tìm xem có Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc truyền đến Nhật Bản không? Nhờ thế mà họ phát hiện ra các bản dịch, phóng tác Kim Vân Kiều truyện khá phong phú.

Người đầu tiên đề cập đến vấn đề này là GS.Hatakenaka Toshiro畠中敏郎 (1907-1998) ở Đại học Ngoại ngữ Osaka. Năm 1959 GS. Hatakenaka đã trình bày bài viết của mình Kim Vân Kiều và văn học thời Edo (江戸文学と金雲翹), sau đó bài viết đăng trên tạp chí Văn học so sánh của Hội Văn học so sánh Nhật Bản (số 3, tháng 9-1960, tr.37-54) với nhan đề Kim Vân Kiều khảo (「金雲翹」考)). Năm 1972, ông trở lại vấn đề này với bài viết: Về Kim Vân Kiều (「金雲翹」について) đăng trên tạp chí Đại học Ngoại ngữ Osaka (số 27, ngày 25-01-1972, tr.11-21). Bài viết được đưa vào sách Kim Vân Kiều 金雲翹, Nguyễn Du, Takeuchi Yonosuke dịch. Bài viết có 2 mục:

Mục một viết về Thông tục Kim Kiều truyện, bản dịch Kim Vân Kiều truyện. Đoạn đầu bài nghiên cứu viết:

“Bản Kim Kiều truyện dịch sang tiếng Nhật thành Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện 繍像通俗金翹伝 (Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa, gọi ngắn gọn là Thông tục Kim Kiều truyện - Đ.L.G) được xuất bản vào năm Bảo Lịch 13 (1763). So với niên đại nguyên bản được thuyền buôn đưa sang (1754, nói ở trên) thì khá sớm. Bản này được lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri天理図書館, gồm 7 sách, 5 quyển, 20 hồi. Cuối sách 7 có ghi: “Tháng Giêng, năm Quý mùi, Bảo Lịch 宝暦thứ 13 (1763); Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Vệ Môn, đồng Cát Văn Tự Ốc Thị Vệ Môn, Đông Vũ Đồng Thứ Lang Vệ Môn (viết chữ)” [Takeuchi Yonosuke, 1975, tr.384]. Người dịch sách này là Nishida Korenori 西田 維則 ([2]) người vùng Omi mất năm Minh Hòa thứ hai (1765). Nishida từng dịch nhiều truyện Trung Quốc nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dượng Đế ngoại sử, Mãi du lang độc chiếm hoa khôi, Thông tục Xích thằng kỳ duyên…

Mục hai GS.Hatakenaka giới thiệu cuốn Phong tục Kim ngư truyện 風俗金魚傳 (Truyện con cá vàng - bằng tiếng thường) của nhà văn Kyokutei Bakin 曲亭馬琴 (1767-1848), sách phóng tác từ Thông tục Kim Kiều truyện, xuất bản lần đầu tiên vào 2 năm 1829-1830.



TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20201111     TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20201112

H2-3: Trang Mục lục của bản Kim Vân Kiều, Song Hồng Đường văn khố - 69


2. VĂN BẢN KIM VÂN KIỀU TRUYỆN CỦA THANH TÂM TÀI NHÂN (1754)

Hiện nay những bản Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân cổ nhất là những bản nào?

Ở Trung Quốc: “Bản khắc in sớm nhất đến nay còn thấy được là “phồn bản” đời Thanh-Thuận Trị (1638-1661) và “giản bản” sớm nhất đại ước in vào khoảng đầu đời Khang Hy (1661-1722)” [Nguyễn Nam, 2016]

Ở Nhật Bản bản Kim Vân Kiều cổ nhất được nhắc đến đầu tiên là bản được ghi trong Thương bạc tải lai thư mục商舶載来書目(Mục lục sách được thương thuyền chở đến Nhật) vào năm Bảo Lịch thứ 4 (1754), như GS.Isobe Yuko viết:

“Phong tục Kim ngư truyện là truyện phóng tác từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, người ta còn thấy tên cuốn sách này trong Thương bạc tải lai thư mục商舶載来書目(Mục lục sách được thương thuyền chở đến Nhật) vào năm Bảo Lịch thứ 4 (1754). [Isobe Yuko, 2003]


TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20201113

H4: Thương bạc tải lai thư mục, Hàng dưới cột 8 có nhan đề Kim Vân Kiều (Bảo Lịch năm 4 Giáp Tuất 1754)


Chúng tôi muốn xem Thương bạc tải lai thư mục ghi tên sách Kim Vân Kiều cụ thể thế nào, bèn nhờ TS.Nohira Munehiro, Giảng viên Đại học Ngoại ngữ Tokyo tìm thư mục ấy ở Nhật Bản. Sau một thời gian tìm tòi ở thư viện, TS.Nohira đã gửi cho chúng tôi bản thư mục trên. Trong bảng kê sách nhập khẩu vào Nhật Bản năm Giáp Tuất, Bảo Lịch thứ 4 (1754) có các sách sau: “Ngự toản tính lý tinh nghĩa 御纂性理精義- một bộ một bao (套 sáo); Hạnh hoa thiên 杏花天- một bộ 4 quyển; Kim Vân Kiều 金雲翹- một bộ 4 quyển.” [Osamu Oba, 1967, tr.717]

Quyển Kim Vân Kiều này còn không?

Ở Thư viện Nội các Nhật Bản và thư viện Đông dương nghiên cứu sở, thuộc Đại học Tokyo còn lưu giữ bản Kim Vân Kiều cổ.  

Linh mục Vũ Đình Trác khi tiến hành làm luận án tiến sĩ Triết lý nhân bản Nguyễn Du ở Đại học Jochi, Tokyo, từ năm 1971-1973 cho biết ở Nhật Bản có lưu trữ một bản Kim Vân Kiều truyện cổ in mộc bản:

“Bản này chia thành 4 quyển, 20 hồi, 140 trang kép tức 240 trang đơn, mỗi trang trung bình 250 chữ. Trên đầu mỗi quyển có ghi: “Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều truyện, Thánh Thán ngoại thư, Thanh Tâm Tài Tử biên thứ 貫華堂評論金雲翹傳, 聖歎外書, 青心才子 編次. Nguyên ấn mộc bản đó hiện lưu tại Quốc lập công văn thứ quán Nhật Bản Tokyo, tức Nội các văn khố hay Thư viện Quốc hội Nhật Bản và tại thư viện Đông dương nghiên cứu sở, thuộc Đại học đế quốc Đông Kinh. (…) Được biết tài liệu này du nhập vào Nhật Bản trên 200 năm nay, tức đầu niên hiệu Bửu Lịch Nhật Bản, cũng là đầu niên hiệu Cảnh Hưng tại Việt Nam. (…) Trong thư mục của văn khố, người ta ghi nhận: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân thuộc Thanh đại Trung Quốc” [Vũ Đình Trác, 1973, tr.578-579]

Bản Kim Vân Kiều ấy có thể chính là bản được nhập vào Nhật Bản năm 1754 mà Thương bạc tải lai thư mục đã ghi nhận, đó là một trong những quyển Kim Vân Kiều cổ nhất thế giới hiện còn.

Để tìm bản Kim Vân Kiều này, chúng tôi lại nhờ TS.Nohira, một thời gian sau, TS.Nohira đã gửi chúng tôi bản sao quyển Kim Vân Kiều ấy.

Thông tin thư mục sách trên có thể tra dễ dàng ở thư viện Đại học Tokyo: Đông dương văn hóa Nghiên cứu sở sở tàng Hán tịch mục lục東洋文化研究所所蔵漢籍目録: Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều truyện貫華堂評論金雲翹傳, 4 quyển 20 hồi. Bản in đời Thanh (Thanh san bản清刊本). [Đường link: http://www3.ioc.u-tokyo.ac.jp/kandb.html].

Xin giới thiệu văn bản này như dưới đây.

Ngoài bìa đề: “Kim Vân Kiều”, Ký hiệu thư viện: Song Hồng Đường văn khố, Tiểu thuyết, 69. Trang 1: Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều truyện mục lục. Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ. Tên sách chỗ gấp tờ giấy chỉ có Kim Vân Kiều (không phải Kim Vân Kiều truyện)

Đầu hồi 1: Quán Hoa Đường bình luận, Kim Vân Kiều truyện quyển chi nhất. Thánh Thán ngoại thư. Đệ nhất hồi: Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng.

Toàn bộ có 147 tờ, mỗi tờ 2 trang, mỗi trang 10 dòng, mỗi dòng 25 chữ. Sách in mộc bản, chữ khá vụng cho thấy đã được xuất bản vào những thế kỷ trước, không phải loại mộc bản khắc đẹp hay thạch bản sắc nét của giai đoạn sau. Sách mất tờ 2a và 2b.

Toàn bộ có 4 quyển, 20 hồi. Tên cụ thể các hồi như sau.

Quyển chi nhất: từ tờ 3 đến tờ 38, gồm hồi 1 đến hồi 6

Đệ nhất hồi: Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng; Đệ nhị hồi: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng mộng đề đoạn trường thi; Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết; Đệ tam hồi: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà; Đệ tứ hồi: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhẫn tông luân; Nhân duyên đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục; Đệ ngũ hồi: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường; Đệ lục hồi: Hiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất đắc kim, toàn bất lao lực.

Quyển chi nhị: từ tờ 39 đến tờ 76, gồm hồi 7 đến hồi 12

Đệ thất hồi: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn sỉ phú cuồng thư, thất thân chi thuỷ; Đệ bát hồi: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú Ma kế trám hồng nhan; Đệ cửu hồi: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài; Đệ thập hồi: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng căn yên hoa giáo huấn; Đệ thập nhất hồi: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu Kiều; Đệ thập nhị hồi: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xướng; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương mỹ.

Quyển chi tam: từ tờ 77 đến tờ 112, gồm hồi 13 đến hồi 17

Đệ thập tam hồi: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý thâm toàn bất thuyết phá; Đệ thập tứ hồi: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết thiên ma; Đệ thập ngũ hồi: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giả từ bi tả kinh liễu nguyện; Đệ thập lục hồi: Quan Âm các mạo hiểm tương thân; Văn Thù am đào tình đề vịnh; Đệ thập thất hồi: Vu Lan hội đột ngộ ma đầu tao đọa lạc; Yên Hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng.

Quyển chi tứ: từ tờ 113 đến tờ 147, gồm hồi 18 đến hồi 20

Đệ thập bát hồi: Vương phu nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân nhân; Đệ thập cửu hồi: Giả chiêu an Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường Thuý Kiều tiêu kiếp; Đệ nhị thập hồi: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư hoàn túc nguyện.



* NHẬN XÉT

Nhật Bản trước nay có truyền thống tốt đẹp là lưu trữ được nhiều tư liệu tốt về văn học, sử học của các nước trong khu vực. Nhật Bản từng lưu trữ bản chép tay bằng cổ văn Thượng Thư, bản viết tay tàn khuyết đời Đường sách Thế thuyết tân ngữ mà chính Trung Quốc cũng không có, bản Du tiên khố đời Đường bị thất lạc ở Trung Quốc tìm thấy ở Nhật Bản vào cuối đời Thanh. Nhật Bản cũng từng lưu giữ văn bản Kim Ngao tân thoại và nhiều tác phẩm khác của Hàn Quốc. Đối với Việt Nam thì Nhật Bản lưu trữ những văn bản tốt Đại Việt sử ký toàn thư, Việt Nam vong quốc sử, Chinh phụ ngâm khúc, hay lưu trữ văn bản Tân biên Truyền kỳ mạn lục, các thư từ trao đổi của chúa Nguyễn, chúa Trịnh với Mạc phủ Tokugawa mà chính Việt Nam cũng không còn. Và trường hợp nói ở đây là Kim Vân Kiều truyện. Do khí hậu Nhật Bản khá khô, ý thức lưu giữ văn hóa cao, các kho tư liệu phong phú đa dạng, có khi là thư viện Hoàng gia, thư viện Mạc phủ, có khi là phòng tư liệu của các tự viện, lãnh chúa, tư nhân… nên đã lưu giữ được nhiều tư liệu tốt với thời gian lâu dài. Việc sưu tầm được bản Kim Vân Kiều từ thế kỷ XVIII ở Nhật Bản đã góp thành quả rất lớn vào việc có thêm một truyền bản tác phẩm này, đồng thời nghiên cứu con đường lưu truyền Kim Vân Kiều truyện ra các nước Đông Á, để có thể hiểu bằng con đường nào mà Nguyễn Du có được tác phẩm này để từ đó sáng tác nên tuyệt tác Truyện Kiều.  

Đoàn Lê Giang

Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay, số 525, tháng 11/2020, tr.41-44


CHÚ THÍCH

(*) Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số C2019-18b-03

   Đoàn Lê Giang (2015), “Các bản dịch Truyện Kiều ở Nhật Bản: đa dạng người dịch, đa dạng phong cách”, in trong Di sản văn chương đại thi hào Nguyễn Du 250 năm nhìn lại, Kỷ yếu hội thảo, Viện Văn học, NXB. KHXH
   Isobe Yuko 磯部祐子(2003), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin” (中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合) đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 (Tiếng Nhật). (https://ci.nii.ac.jp/naid/110000475021)
   Komatsu Kiyoshi (2004), “Bài bạt Kim Vân Kiều của Komatsu Kiyoshi”, Đoàn Lê Giang dịch và giới thiệu, Tạp chí Văn học số 11 năm 2004
   Nguyễn Nam (2016), Những thẩm định mới về Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trang web Văn hóa Nghệ An, 17 Tháng 3 2016 05:43)
   Osamu Oba 脩 大庭 (1967), 江戸時代における唐船持渡書の研究 (Nghiên cứu sách tàu thuyền Trung Quốc chở đến Nhật Bản thời Edo), 関西大学東西学術研究所研究叢刊 (Tùng san nghiên cứu của Sở Nghiên cứu học thuật Đông Tây- Đại học Kansai) (Tiếng Nhật)
   Takeuchi Yonosuke dịch (1975), Kim Vân Kiều金雲翹, Nguyễn Du, Kodansha xuất bản, Tokyo (Tiếng Nhật)
   Vũ Đình Trác (1973), “Nguyên lai Kim Vân Kiều truyện”, in trong: Nhiều tác giả, Lê Xuân Lít sưu tầm (2007), 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện Kiều, NXB.Giáo dục.

------------

[1] PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

[2] Trong bài viết “Truyện Kiều Nhật Bản và Truyện Kiều ở Nhật Bản” (Kiến thức ngày nay số Xuân 1996), “Truyện Kiều và Kim Vân Kiều truyện ở Nhật Bản” (tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 năm 1999) chúng tôi đều phiên西田 維則 thành Nishida Isoku. Phiên như vậy là phiên theo các tài liệu Nhật Bản thời đó. Sau này các học giả Nhật Bản phiên là Nishida Korenori, tên này được sử dụng rộng rãi hơn. Thực ra tên người Nhật khó đọc chính xác, nhất là tên cổ, do một chữ Hán Nhật có nhiều cách đọc khác nhau, cả âm On hay âm Kun.
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Fri 15 Mar 2024, 10:44

Cảm ơn Trà Mi đã sưu tầm thêm các bản khác để mọi người tham khảo. Riêng tôi, đọc thì vẫn đọc, nhưng phân định đúng sai thì vẫn phải chờ thầy Ái Hoa. Tôi không đủ kiến thức để phân biệt, ai cũng đưa vào bài viết của mình nhưng tư liệu để dẫn chứng tạo sự thuyết phục với mọi người. Biết làm sao! Phải nhờ sự thông tuệ của một vị thầy thôi.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Mon 18 Mar 2024, 10:27

ĐI TÌM HỌ HÀNG THÚY KIỀU Ở NHẬT BẢN

Đoàn Lê Giang [1]

KỲ 2:

BẢN DỊCH: THÔNG TỤC KIM KIỀU TRUYỆN (1763) CỦA NISHIDA KORENORI


1. Đến Thư viện Đại học Tenri tìm bản dịch Kim Vân Kiều truyện

Biết đến sách Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori là bản dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân từ năm 1995 khi tôi du học ở Nhật qua bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo của GS.Hatakenaka Toshiro nói trên, nhưng đến năm 2003 khi đi nghiên cứu ở Nhật với tài trợ của Japan Foundation tôi mới được nhìn tận mắt, sờ tận tay bản dịch Thông tục Kim Kiều truyện và xin sao chụp về. Người dẫn tôi đi xem tư liệu là thầy hướng dẫn của tôi: GS.Kawaguchi Ken-ichi ở Trường Đại học Ngoại ngữ Tokyo (東京外国語大学). Theo chỉ dẫn của GS.Hatakenaka Toshiro trong bài viết Kim Vân Kiều và văn học thời Edo, thì Thông tục Kim Kiều truyện, bản dịch tiếng Nhật Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc hiện đang lưu giữ ở Thư viện Đại học Tenri天理図書館.


TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210712

H1: Bìa “Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu: 923/369 Thư viện Đại học Tenri


Đại học Tenri là đại học của giáo phái Tenri, một giáo phái mới vốn là một hệ phái của Thần đạo được hình thành từ thời Edo, địa chỉ ở khu phố Somanouchicho, thị trấn Tenri, sâu trong vùng núi tỉnh Nara (奈良県天理市杣之内町).Từ ga Nara chúng tôi tìm tuyến đường sắt Sakurai đi thêm 4 ga nữa để đến ga Tenri. Tuyến đường này đi vào trong núi nên hành khách rất vắng, cả toa xe chỉ có vài người. Đây là vùng của giáo phái Tenri nên người ta sống rất nghiêm túc, thật thà. Nhà ga không cần có người kiểm soát vé hay cổng kiểm soát vé tự động như các nhà ga nơi khác, hành khách tự giác bỏ cuống vé vào thùng. Nhiều quầy bên đường cũng không cần có người bán hàng, khách đi đường có thể mua rau, trái cây bằng cách tự giác bỏ tiền vào thùng rồi lấy hàng đi.

Ở Nhật Bản, muốn xem các tư liệu quý thuộc loại “trân tàng bản” thì thường phải có các giáo sư giới thiệu thì mới có thể xem được. Sau khi mở hộp và nhiều lớp giấy bảo vệ, tôi đã được nhìn thấy, cầm trên tay và giở từng tờ ra xem cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện của dịch giả Nishida Korenori. Người chị em của nàng Kiều Việt Nam đây. Vì những ngẫu nhiên của lịch sử mà nàng lưu lạc nằm im ở thư viện vùng núi sâu này. Nhờ nàng Kiều vẻ vang được biết đến trên thế giới, nên tôi mới tìm đến đây. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác bồi hồi khi cầm trên tay quyển sách ấy.

Đó là quyển sách đã rất cũ, bìa dạng như bằng giấy phất cậy của các sách Đông Á cổ, trong ruột là giấy bản của Nhật, một loại giấy rất bền tương tự như giấy bản Việt Nam, Trung Quốc. Tôi đã từng đọc nhiều sách cổ thời Pháp cách đây trên 100 năm, giấy trắng rất đẹp, nhưng khi giở ra thì đều bị gẫy ngang hết, nhiều quyển giấy giòn vụn ra. Thế nhưng sách làm bằng giấy bản thì dù có cũ vàng đi nữa, giấy vẫn rất dai, không giòn không gẫy.

Thông qua GS.Kawaguchi Ken-ichi, chúng tôi có bản photocopy toàn bộ sách Thông tục Kim Kiều truyện này.

Dịch giả Nishida Korenori 西田維則 (Tây Điền Duy Tắc, ?- 1765) người vùng Omi (nay thuộc tỉnh Shiga 滋賀 gần Kyoto). Ông là dịch giả của nhiều bộ sách nổi tiếng như: Thông tục Tùy Dạng đế ngoại sử通俗隋様帝外史, Thông tục xích thằng kỳ duyên 通俗赤繩奇縁…. Cuốn Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện繡像通俗金翹傳 của ông là bản dịch khá sát so với nguyên bản. Chữ “thông tục” trong tựa đề có nghĩa là bình dị, dễ hiểu với quảng đại quần chúng. Sách nổi tiếng một thời, từng được nhiều nghệ sĩ dựa vào để phóng tác, cải biên, được đưa lên sân khấu Jôruri 浄瑠璃 và Kabuki. Trong sách Khánh Trường dĩ lai chư gia trước thuật mục lục 慶長以来諸家著術目録 (Thư mục sách của các tác giả từ  thời Khánh Trường (1596) cho đến nay), có ghi tên sách Dịch thuyết Kim Kiều truyện 訳説金翹傳, 12 quyển của Nishida西田, nhưng không biết chắc có phải là sách này là đã hành thế hay chưa.

2. Văn bản Thông tục Kim Kiều truyện của Nishida Korenori

Thông tục Kim Kiều truyện mà chúng tôi có là bản photo khổ A3, 162 tờ, mỗi tờ 2 trang (kể cả trang nguyên tác trắng), vậy là 324 trang khổ 16 cm x 28 cm. Sách dịch ra tiếng Nhật dùng chữ Hán Nhật lẫn với chữ Katakana (chữ phiên âm cứng), in bằng mộc bản, mỗi trang 11 hàng, mỗi hàng 21 chữ. Tổng cộng có 20 tranh minh họa theo phong cách Trung Hoa cổ, mỗi hồi một bức (ở các tờ 8, 9, 25, 26, 41, 42, 51, 52, 70, 71, 81, 82, 97, 98, 109, 110, 125, 126, 152, 153).

Bìa ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu thư viện: 923/369.

Trang trong đề: “Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện” (Kim Kiều truyện thông tục có tranh minh họa).



TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210710
TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210711
TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210713

H2,3,4: Mấy trang Mục lục Thông tục Kim Kiều truyện”, ký hiệu: 923/369



TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210714

H5: Một trang minh họa Thông tục Kim Kiều truyện, Hồi 2: Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết (Kim Trọng ngấp nghé tường đông, dự định câu ý hiệp)


Toàn bộ tác phẩm chia ra làm 7 sách (tập sách) với 5 quyển (quyển 1 và 5 chia ra làm Thượng-Hạ nên thành 7 sách), tổng cộng 20 hồi.

Sách 1 (Quyển 1 thượng, gồm Hồi 1 và 2); Sách 2 (Quyển 1 hạ, gồm Hồi 3, 4):

Đệ nhất hồi: Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ; Đệ nhị hồi: Vương Thuý Kiều toạ si tưởng mộng đề đoạn trường từ; Kim Thiên Lý hễ đông tường dao định đồng tâm kết; Đệ tam hồi: Lưỡng ý kiên, Lam kiều hữu lộ; Thông tiêu lạc, bạch bích vô hà; Đệ tứ hồi: Hiếu niệm thâm nhi thân khả xả, bất nhẫn tông luân; Nhân duyên đoạn nhi tình nan vong, do tư muội tục.

Trang đầu tiên của nội dung Sách 1 là Thông tục Kim Kiều truyện tiểu dẫn:

“Từ viết:

Bạc mệnh tự đào hoa,

Bi lai nê dữ sa.

Túng mỹ bất kham tích

Tuy hương hà túc khoa (…)

Bên phải là điệu Nguyệt nhi cao.

Khúc Nguyệt nhi cao này nói riêng về “Giai nhân bạc mệnh, Hồng phấn lỡ thời (thời quai).” Sinh đà tuyệt sắc mà không được vinh hạnh ở nhà vàng, mà lại chịu khổ đau, vùi dập (…)”

Tờ 4b bắt đầu Hồi 1:

“Vô tình hữu tình mạch lộ điếu Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên phách không ngộ Kim Trọng/ Vô tình hữu tình bên đường viếng Đạm Tiên; Hữu duyên vô duyên bỗng dưng gặp Kim Trọng.

Ở Bắc Kinh có người họ Vương tên Tùng, tự Tử Trinh. Vợ họ Hà. Gia tư thuộc hạng trung bình. Tính tình hiền lành. Có ba con, con gái đầu là Thúy Kiều, kế đến là con trai tên là Vương Quan; con gái út là Thúy Vân (…)”.



TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 20210715

H6: Một trang minh họa Thông tục Kim Kiều truyện, Hồi 5: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường (Trăm mối ngổn ngang, cũng đành sống thác; Một nhà quấn quít, thảm dứt ruột gan)


Sách 3 (Quyển 2), từ tờ 35, gồm 4 hồi từ hồi 5 đến hồi 8:  

Đệ ngũ hồi: Cam tâm thụ bách mang lý mãnh khí sinh tử; Xả bất đắc nhất gia nhân khốc đoạn can trường; Đệ lục hồi: Hiếu nữ xả thân hành hiếu, do phí chu toàn; Kim phu tiêu khuất đắc kim, toàn bất phí lực; Đệ thất hồi: Hàm tu cáo phụ mẫu, dụng tình chi chung; Nhẫn sỉ phú cuồng thư, thất thân chi thuỷ; Đệ bát hồi: Vương hiếu nữ cam tâm bạch nhận; Mã Tú Ma kế trám hồng nhan.

Sách 4 (Quyển 3), từ tờ 61, gồm 4 hồi từ hồi 9 đến hồi 12:

Đệ cửu hồi: Tích đa tài nhận tác tặc tử; Khanh bạc mệnh tá hiệp đồ tài; Đệ thập hồi: Phá lạc hộ phản diện vô tình; Lão xướng căn yên hoa giáo huấn; Đệ thập nhất hồi: Khốc hoàng thiên Bình khang ký hận; Tuý phong lưu Kim ốc mưu Kiều; Đệ thập nhị hồi: Vệ Hoa Dương trí phục Mã xướng; Thúc Sinh viên hỷ liên Vương mỹ.

Sách 5 (Quyển 4), từ tờ 91, gồm 4 hồi từ hồi 13 đến hồi 16:

Đệ thập tam hồi: Biệt tâm khổ hà nhẫn phân ly; Thố ý thâm toàn bất thuyết phá; Đệ thập tứ hồi: Hoạn Ưng Khuyển di hoa tiếp mộc; Vương mỹ nhân bách chiết thiên ma; Đệ thập ngũ hồi: Hoạt địa ngục nhẫn khí thôn thanh; Giả từ bi tả kinh liễu nguyện; Đệ thập lục hồi: Quan Âm các mạo hiểm tương thị; Văn Thù am đào tình đề vịnh.

Sách 6 (Quyển 5 - thượng), từ tờ 116, gồm 2 hồi từ hồi 17 đến hồi 18:

Đệ thập thất hồi: Vu Lan hội khốc ngộ ma đầu tao đọa lạc; Yên Hoa trại trùng thi phong nguyệt ngộ anh hùng; Đệ thập bát hồi: Vương phu nhân kiếm tru vô nghĩa hán; Từ Minh Sơn kim tặng hữu ân nhân.

Sách 7 (Quyển 5 - hạ), từ tờ 145, gồm 2 hồi từ hồi 19 đến hồi 20:

Đệ thập cửu hồi: Giả chiêu an Minh Sơn vẫn mạng; Chân đoạn trường Thuý Kiều tiêu kiếp; Đệ nhị thập hồi: Kim Thiên Lý khổ ai ai chiêu sinh hồn; Vương Thuý Kiều hỷ tư tư hoàn túc nguyện.

Mấy dòng cuối truyện:

“Thúy Kiều từ đấy có danh kết duyên vợ chồng với Kim Trọng, mà không kết mộng chung giường, giữ thân trong sạch. Đàn ca gia đình vui vẻ. Cho đến nay câu chuyện vẫn được lưu truyền.

Thông tục Kim Kiều truyện quyển chi ngũ hạ chung”

Trang cuối (tờ 161) ghi những thông tin xuất bản:

“Bảo Lịch thập tam niên, Quý Mùi chinh nguyệt cát

寶暦 十三年癸未正月吉

Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ 摂江藤屋弥兵衛, đồng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn 吉文字屋市兵衛門, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ 東武次郎兵衛”

(Dịch: Ngày tốt tháng Giêng năm Quý mùi, niên hiệu Bảo Lịch thứ mười ba (1763). Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản).

Trang bên có ghi các sách Tinh Văn Đường tàng bản星文堂蔵版, hàng thứ 7 ghi 2 quyển:

- Khoan Vĩnh hành hạnh ký

- Thông tục Kim Kiều truyện

Trong một số công trình nghiên cứu khác cũng có nói đến cuốn sách này:    

Trước hết là Trần Ích Nguyên/ Chen Yi Yuan, GS.Đại học Cheng Kung (Thành Công), Đài Loan. Trong công trình Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, ông viết:

“Ở Nhật Bản sự truyền bá và ảnh hưởng của Kim Vân Kiều truyện rất rõ rệt. Bách tải thư mục 舶載書目 (thư mục sách do thuyền chở sang) của Nhật Bản có ghi năm Mậu Tuất, năm thứ tư Bảo Lịch (năm 19 niên hiệu Càn Long đời Thanh, 1754) chở Kim Vân Kiều do Thanh Tâm Tài Nhân biên thứ 1 bộ, gồm 4 quyển 4 bản. Mười năm sau (năm 13 Bảo Lịch, 1763) Tây Điền Duy Tắc (Nishida Korenori) đã dịch sang Nhật văn và xuất bản dưới tên Tú tượng thông tục Kim Kiều truyện (Truyện Kim Kiều thông tục có tranh minh họa) gồm 5 quyển. Bản dịch ra tiếng Nhật này sau đó bị nhà văn lớn là Khúc Đình Mã Cầm (vốn tên là Long Trạch Hưng Bang, 1767-1848) phê bình là “có hiềm nghi truyền bá dâm phong, chiều theo thị hiếu đương thời, làm tổn thương giai nhân, xúc xiểm dâm dục”, thế là ông dựa vào quan niệm truyền thống của Nhật Bản bỏ đi những phần mà ông cho là có hại tới phong hóa, cải biên toàn diện thành bộ tiểu thuyết Nhật Bản Phong tục kim ngư truyện.” [Trần Ích Nguyên, 2004, tr.258].

Isobe Yuko 磯部祐子, Giáo sư người Nhật chuyên nghiên cứu văn học cổ điển Đông Á, trong tham luận Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin 中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 có viết:

“Phong tục Kim ngư truyện là truyện phóng tác từ tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Trung Quốc, người ta còn thấy tên cuốn sách này trong Thương bạc tải lai thư mục商舶載来書目(Mục lục sách được thương thuyền chở đến Nhật) vào năm Bảo Lịch thứ 4 (1754). Sau khi Kim Vân Kiều truyện đến thành phố Edo nó được dịch thành tiểu thuyết Thông tục Kim Kiều truyện通俗金翹伝. Sách do Thanh Tâm Tài Nhân người đời Thanh biên thuật, Nishida Korenori dịch, Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ, cùng Cát Văn Tự Ốc Thị Binh Vệ Môn, Đông Vũ Thứ Lang Binh Vệ xuất bản vào năm Bảo Lịch thứ 13 (1763). Bên ngoài đề “Thông tục Kim Kiều truyện”, Mục lục đề “Tú tượng Thông tục Kim Kiều truyện”, có 5 quyển 6 sách.” [Isobe Yuko 磯部祐子, 2003]      

Hiện nay thông tin về cuốn Thông tục Kim Kiều truyện có thể tìm dễ dàng trên mạng. Vào trang web Thư viện Tenri天理図書館 có thể thấy thông tin thư mục như sau:

通俗金翹傳 5巻 / [西田維則譯]

巻之1上 - 巻之5下. - 攝江 : 藤屋弥兵衛 : 吉文字屋市兵衛. - 東武 : [吉文字屋]次郎兵衛 , 宝暦13 [1763]

(Dịch: Thông tục Kim Kiều truyện, 5 quyển, Nishida Korenori dịch, từ Quyển chi nhất thượng đến Quyển chi ngũ hạ; Nhiếp Giang Đằng Ốc Di Binh Vệ - Đông Vũ [Cát Văn Tự Ốc] Thứ Lang Binh Vệ, năm Bảo Lịch thứ 13 (1763))  

[Nguồn: https://tclopac.tenri-u.ac.jp/opac/opac_search/]

Xem các thông tin về văn bản trên, ta thấy:

(1) Thông tục Kim Kiều truyện đúng là sách dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thể hiện qua tên 20 hồi, do các đoạn mở đầu kết thúc mà chúng tôi đã giới thiệu (dù có chỉnh sửa chút ít theo quan niệm và sở thích của người Nhật).

(2) Năm xuất bản: 1763. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đây là cuốn dịch đầu tiên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hiện còn.


Đoàn Lê Giang

PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay số 526, tháng 12 năm 2020

CHÚ THÍCH

(*) Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ đề tài mã số C2019-18b-03

1.Isobe Yuko 磯部祐子(2003), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết tài tử giai nhân Trung Quốc - trường hợp K.Bakin” (中国才子佳人小説の影響 - 馬琴の場合) đăng Kỷ yếu của Đại học Takaoka, quyển 18 tháng 3 năm 2003 (Tiếng Nhật). (https://ci.nii.ac.jp/naid/110000475021)

2.Trần Ích Nguyên (2004), Nghiên cứu câu chuyện Vương Thúy Kiều, Phạm Tú Châu dịch, NXB.Lao động, Hà Nội
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37042
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13Wed 20 Mar 2024, 12:09

Xem các thông tin về văn bản trên, ta thấy:

(1) Thông tục Kim Kiều truyện đúng là sách dịch Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thể hiện qua tên 20 hồi, do các đoạn mở đầu kết thúc mà chúng tôi đã giới thiệu (dù có chỉnh sửa chút ít theo quan niệm và sở thích của người Nhật).

(2) Năm xuất bản: 1763. Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản thì đây là cuốn dịch đầu tiên Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân hiện còn.

Đoàn Lê Giang
PGS.TS., Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM

Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay số 526, tháng 12 năm 2020


Cảm ơn Trà Mi. Hơi buồn, nhưng nó thế thì chấp nhận thế chứ biết sao. Phải tôn trọng sự thật.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???   TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ???
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Kim Vân Kiều Truyện - Thanh Tâm Tài Nhân
» Bên Cầu Dệt Lụa - Thanh Nga (NSƯT), Thanh Sang - tuyệt phẩm cải lương xưa
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Có một Sài Gòn từng thanh lịch, duyên dáng và thanh lịch
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN THƠ :: THƠ TRỮ TÌNH SÁNG TÁC ::  Góc thơ :: BùiXuânPhượng-