Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 26 Apr 2024, 16:41

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Năm Thìn nói chuyện Rồng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13Mon 12 Feb 2024, 07:22

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG


HOÀNG TUẤN CÔNG

Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long 龍. Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, rồng lại mang 9 đặc điểm của 9 con vật khác nhau. Sách Nhĩ nhã dực miêu tả rồng, “giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lý, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu…”, nghĩa là: Rồng có sừng giống hươu, đầu như lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu.

Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của con rồng, nhưng tựu trung có hai thuyết phổ biến hơn cả. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng con rồng vốn là con rắn. Bởi cho dù rồng mang đặc điểm của 9 con vật khác nhau, nhưng cơ bản nó vẫn mang dáng dấp của một con rắn lớn. Giả thuyết thứ hai, con rồng là con cá sấu “tiến hoá”. Lí do, cá sấu có hình dáng tương tự như rồng, từ bàn chân, móng, da, bụng, cho đến cái đầu thô to, miệng rộng, vây lưng nổi lên lởm chởm, vừa ở nước vừa ở cạn, có thể quẫy sóng đạp nước, thường xuất hiện cùng lúc với phong ba bão táp,…

MUÔN VẠN GIỐNG RỒNG

Tuy là con vật mang màu sắc huyền thoại, nhưng rồng cũng có rất nhiều giống, và tên rồng được lấy để đặt tên cho nhiều sự vật khác.

Giao 蛟 hay giao long 蛟龍 là giống rồng sống ở vực sâu. Với người Trung Hoa, thì giao long có khả năng “hưng phong tác lãng” (nổi gió, dậy sóng), dâng nước gây nên đại hồng thuỷ. Trong khi với người Việt, giao long là con thuồng luồng – một loài thuỷ quái có hình dạng của con rắn khổng lồ chuyên ăn thịt người. Nó phân bố khá rộng, từ ao chuôm cho đến sông hồ, vực, thác,… Người ta thường đem thuồng luồng ra doạ trẻ con hay tắm ao, tắm sông. Tương truyền, suối Thập ở châu Phù Yên (tỉnh Hưng Hoá cũ, nay là Phú Thọ) chảy gấp như tên bắn, có nhiều thuồng luồng, nên ngạn ngữ có câu Tuyền năng Thập, phương lập cơ đồ, nghĩa là Lội qua suối Thập mới lập cơ đồ.

Thanh long 青龍, hay thương long là giống rồng xanh trú ngụ ở phía Đông, một trong tứ linh, đem đến sự may mắn. Với người Trung Hoa, trong tứ linh thì con rồng xanh đứng cuối: lân, phượng, qui, long; trong khi với người Việt, con rồng lại đứng đầu theo theo thứ tự: long, li, quy, phượng. Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu (Tôn Quyền có 6 thanh kiếm: Bạch Xà, Tử Điện, Tị Tà, Lưu Tinh, Thanh Long, và Huyền Giao). Thanh long đao, hay Thanh long yển nguyệt đao là tên một loại võ khí có hình như trăng lưỡi liềm, khắc hình con rồng. Con tuấn mã, chiến thuyền hay sao Thái Tuế cũng gọi là thanh long.

Xích long 赤龍 là giống rồng đỏ, trú ở phương Nam. Trong truyền thuyết, các vị thần tiên thường cưỡi rồng đỏ. Xích long cũng dùng để phiếm chỉ hoàng đế, hoặc tỉ dụ vầng thái dương.

Bạch long 白龍 là giống rồng trắng, trú ở phương Tây, thường được dùng để ví với dòng nước cuộn chảy dâng trào dữ dội, cũng là tên vị thần sông trong truyền thuyết Trung Hoa.

Hắc long 黑龍 là giống rồng đen trú ở phía Bắc, được ví với mây hoặc luồng khói đen.

Thổ long 土龍 là con rồng đất. Người xưa lấy đất đắp thành hình con rồng để cầu mưa nên gọi là thổ long. Thổ long, hay địa long 地龍 cũng là tên gọi con giun đất, một vị thuốc Đông y.

Hoả long 火龍 là giống rồng toàn thân bao bọc bởi lửa và có thể phun ra lửa. Người Trung Quốc lấy tên hoả long đặt cho cây thanh long, do quả của cây này có màu đỏ, những cái “tai” mọc ra từ quả giống như con rồng lửa trong truyền thuyết, toàn thân cháy rực, phần cuối cũng có những cái vây xoè ra như đuôi rồng, nên gọi là hoả long quả. Còn người Việt lại gọi cây này với cái tên trái ngược là thanh long, do thân cây uốn khúc ngoằn ngoèo, dương vây lên như con rồng xanh vậy.

Ngoài ra còn có cầu long 虯龍 là giống rồng có sừng, phi long 飛龍 là tên một giống chim trong truyền thuyết, đầu phượng đuôi rồng. Con tuấn mã cũng gọi là phi long, chiến thuyền là thuỷ long 水龍,v.v…

Có vô vàn giống rồng, không sao kể hết,…

VUA - RỒNG

Rồng tượng trưng cho quyền uy, sự cao quý, nên những gì thuộc về vua, từ khi lên ngôi cho đến lúc chết, thường bắt đầu bằng chữ long-rồng 龍.

Long thể 龍體 (mình rồng) chỉ thân thể vua (đồng nghĩa thánh thể, ngọc thể). Long bào 龍袍 là áo vua có thêu hình rồng. Long sàng 龍床 là giường nằm của vua (đồng nghĩa ngự sàng). Long xa 龍車, long liễn 龍輦, long ngự 龍御, hay long giá 龍駕, là xe vua đi (đồng nghĩa thánh giá, xa giá). Long phi 龍飛 chỉ vua lên ngôi. Long hành hổ bộ 龍行虎步 chỉ phong thái, tướng mạo phi phàm của bậc đế vương. Long ngự 龍馭, Long ngự tân thiên 龍馭賓天, hay Long ngự thượng tân 龍馭上賓 chỉ vua thăng hà.

CÁ HOÁ RỒNG

Rồng là biểu tượng của vương quyền, uy danh, sức mạnh, sự cao quý, nên “hoá rồng” luôn là nỗi khao khát của muôn loài. Tương truyền, ở thượng lưu sông Hoàng Hà, Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa. Khi vua Vũ trị thuỷ đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn, hay Long Môn. Vũ Môn có vách đá sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây thì tuôn trào như thác. Hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến nơi này thi vượt Vũ Môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng.

Cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt Vũ Môn. Con người muốn có được thành công thì cũng phải vượt qua được những gian khổ, thử thách. Về sau, Vũ Môn, hay Long Môn, thường được chỉ chốn trường thi, ví người học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; cũng dùng để ví người thành đạt hoặc thoả chí, toại nguyện.

Truyền thuyết cá chép hoá rồng không chỉ có ở Trung Quốc. Sách Đại Nam nhất thống chí (phần về tỉnh Hưng Hoá - Phú Thọ ngày nay) chép: “Núi ở huyện Mông, phủ Gia Hưng, trông ra sông Cái. Tương truyền trên núi có cây ngải tiên, cứ đến mùa xuân nở hoa, gặp mưa, hoa trôi xuống sông, bầy cá nuốt hoa ấy, bèn vượt qua Long Môn mà hóa thành rồng”.

Ở châu Đà Bắc, đoạn sông Đà chảy qua núi Long Môn, phủ Gia Hưng có cửa đá chắn ngang sông, chia thành ba dòng nước xiết, tiếng vọng đến trăm dặm. Sách Đường thư tứ khảo chép: Cá anh vũ thường vượt sông Gia Hưng hoá rồng bay đi.

Ở dẫy núi Giăng Màn, thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng có suối Vũ Môn. Mỗi năm cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì mây mù dày đặc. Tương truyền đấy là chỗ cá hoá rồng, nên đến ngày ấy, các thuyền đánh cá kiêng không đặt chài lưới ở mạn hạ lưu.

RỒNG HOÁ CÁ

Không chỉ có chuyện Cá hoá rồng, mà còn có Rồng hoá cá.

Vào thời Xuân Thu, vua Ngô chán cuộc sống trong cung nên muốn mặc quần áo thường dân để có thể đi chơi, uống rượu cùng dân thường. Quan đại phu Ngũ Tử Tư lo ngại, và cho rằng việc vua của một nước giấu thân phận để xuống với dân chúng là rất mạo hiểm. Ông kể cho vua nghe câu chuyện Bạch long ngư phục (rồng trắng hoá cá) như sau:

Ngày xưa, Ngọc Hoàng có một con rồng trắng rất đẹp, tên là Bạch Long. Một ngày nọ, Bạch Long cảm thấy chán chường cuộc sống đơn điệu trên thượng giới, nó liền xuống trần gian, biến thành con cá rồi chọn một vực sâu giá lạnh, nước xanh trong vắt để bơi lội và cảm thấy vô cùng thú vị. Bỗng có một ngư phủ tên là Dự Thả bơi thuyền tới. Chỗ vực sâu này chính là nơi anh ta đánh cá hàng ngày.

Nhìn thấy con cá to lớn, vảy đẹp tựa rồng, Dự Thả vô cùng mừng rỡ, lập tức bắn ngay một mũi tên. Con rồng trắng đang thích thú vẫy vùng thì bỗng cảm thấy đau nhói. Hóa ra mũi tên của người đánh cá đã xuyên vào mắt nó. Bạch Long đau đớn bỏ chạy. Nó tức giận đến gặp Ngọc Hoàng để khiếu nại, đòi phải trừng phạt Dự Thả.

-Ngọc Hoàng liền hỏi Bạch Long: Ngươi xuất hiện trước mặt anh ta với bộ dạng ra sao?

-Bạch Long đáp: Con biến thành cá và bơi đùa dưới vực sâu, đang vui thích thì….

- Ngọc Hoàng ngắt lời: Ngư ông kia lấy mũi tên bắn cá thì có tội gì? Đó là nghề của họ. Ngươi đã tự hạ thấp mình, từ rồng biến thành cá. Ngươi không thể đổ lỗi cho người khác. Vấn đề nằm ở chính ngươi!.


Kể xong, Ngũ Tử Tư nói với vua Ngô: “Rồng trắng là thú cưng của Ngọc Hoàng, còn Dự Thả chỉ là một gã thường dân làm nghề đánh cá. Nếu rồng không biến thành cá, Dự Thả đâu dám bắn rồng? Nay hoàng thượng là vua của một nước mà lại từ bỏ địa vị của mình để ngồi uống rượu với chúng dân trong bộ quần áo quê mùa, chẳng phải là sẵn sàng tự chuốc lấy thảm họa như rồng trắng khoác lốt cá kia sao?”.

Vua Ngô bèn từ bỏ ý định. Về sau, thành ngữ Bạch long ngư phục chỉ nỗi lo sợ bất trắc khi quý nhân xuất hành trong bộ dạng của kẻ tầm thường, hoặc ám chỉ người nào tự hạ thấp địa vị của mình.

Đại để, chuyện rồng không chỉ có vậy.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Trzc_h10

Trúc hoá long. Sưu tầm và trưng bày tại TCTP


Hoàng Tuấn Công, Tết Giáp Thìn - 2024
Về Đầu Trang Go down
Cẩn Vũ

Cẩn Vũ

Tổng số bài gửi : 1799
Registration date : 03/09/2012

Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13Mon 12 Feb 2024, 10:14

Trà Mi đã viết:

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG



HOÀNG TUẤN CÔNG

   Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long 龍. Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

    Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, rồng lại mang 9 đặc điểm của 9 con vật khác nhau. Sách Nhĩ nhã dực miêu tả rồng, “giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lý, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu…”, nghĩa là: Rồng có sừng giống hươu, đầu như lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu.

    Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của con rồng, nhưng tựu trung có hai thuyết phổ biến hơn cả. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng con rồng vốn là con rắn. Bởi cho dù rồng mang đặc điểm của 9 con vật khác nhau, nhưng cơ bản nó vẫn mang dáng dấp của một con rắn lớn. Giả thuyết thứ hai, con rồng là con cá sấu “tiến hoá”. Lí do, cá sấu có hình dáng tương tự như rồng, từ bàn chân, móng, da, bụng, cho đến cái đầu thô to, miệng rộng, vây lưng nổi lên lởm chởm, vừa ở nước vừa ở cạn, có thể quẫy sóng đạp nước, thường xuất hiện cùng lúc với phong ba bão táp,…

MUÔN VẠN GIỐNG RỒNG

    Tuy là con vật mang màu sắc huyền thoại, nhưng rồng cũng có rất nhiều giống, và tên rồng được lấy để đặt tên cho nhiều sự vật khác.

    Giao 蛟 hay giao long 蛟龍 là giống rồng sống ở vực sâu. Với người Trung Hoa, thì giao long có khả năng “hưng phong tác lãng” (nổi gió, dậy sóng), dâng nước gây nên đại hồng thuỷ. Trong khi với người Việt, giao long là con thuồng luồng – một loài thuỷ quái có hình dạng của con rắn khổng lồ chuyên ăn thịt người. Nó phân bố khá rộng, từ ao chuôm cho đến sông hồ, vực, thác,… Người ta thường đem thuồng luồng ra doạ trẻ con hay tắm ao, tắm sông. Tương truyền, suối Thập ở châu Phù Yên (tỉnh Hưng Hoá cũ, nay là Phú Thọ) chảy gấp như tên bắn, có nhiều thuồng luồng, nên ngạn ngữ có câu Tuyền năng Thập, phương lập cơ đồ, nghĩa là Lội qua suối Thập mới lập cơ đồ.

    Thanh long 青龍, hay thương long là giống rồng xanh trú ngụ ở phía Đông, một trong tứ linh, đem đến sự may mắn. Với người Trung Hoa, trong tứ linh thì con rồng xanh đứng cuối: lân, phượng, qui, long; trong khi với người Việt, con rồng lại đứng đầu theo theo thứ tự: long, li, quy, phượng. Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu (Tôn Quyền có 6 thanh kiếm: Bạch Xà, Tử Điện, Tị Tà, Lưu Tinh, Thanh Long, và Huyền Giao). Thanh long đao, hay Thanh long yển nguyệt đao là tên một loại võ khí có hình như trăng lưỡi liềm, khắc hình con rồng. Con tuấn mã, chiến thuyền hay sao Thái Tuế cũng gọi là thanh long.

    Xích long 赤龍 là giống rồng đỏ, trú ở phương Nam. Trong truyền thuyết, các vị thần tiên thường cưỡi rồng đỏ. Xích long cũng dùng để phiếm chỉ hoàng đế, hoặc tỉ dụ vầng thái dương.

    Bạch long 白龍 là giống rồng trắng, trú ở phương Tây, thường được dùng để ví với dòng nước cuộn chảy dâng trào dữ dội, cũng là tên vị thần sông trong truyền thuyết Trung Hoa.

    Hắc long 黑龍  là giống rồng đen trú ở phía Bắc, được ví với mây hoặc luồng khói đen.

    Thổ long 土龍 là con rồng đất. Người xưa lấy đất đắp thành hình con rồng để cầu mưa nên gọi là thổ long. Thổ long, hay địa long 地龍 cũng là tên gọi con giun đất, một vị thuốc Đông y.

    Hoả long 火龍 là giống rồng toàn thân bao bọc bởi lửa và có thể phun ra lửa. Người Trung Quốc lấy tên hoả long đặt cho cây thanh long, do quả của cây này có màu đỏ, những cái “tai” mọc ra từ quả giống như con rồng lửa trong truyền thuyết, toàn thân cháy rực, phần cuối cũng có những cái vây xoè ra như đuôi rồng, nên gọi là hoả long quả. Còn người Việt lại gọi cây này với cái tên trái ngược là thanh long, do thân cây uốn khúc ngoằn ngoèo, dương vây lên như con rồng xanh vậy.

    Ngoài ra còn có cầu long 虯龍 là giống rồng có sừng, phi long 飛龍 là tên một giống chim trong truyền thuyết, đầu phượng đuôi rồng. Con tuấn mã  cũng gọi là phi long, chiến thuyền là thuỷ long 水龍,v.v…

    Có vô vàn giống rồng, không sao kể hết,…

VUA - RỒNG

    Rồng tượng trưng cho quyền uy, sự cao quý, nên những gì thuộc về vua, từ khi lên ngôi cho đến lúc chết, thường bắt đầu bằng chữ long-rồng 龍.

    Long thể 龍體 (mình rồng) chỉ thân thể vua (đồng nghĩa thánh thể, ngọc thể). Long bào 龍袍 là áo vua có thêu hình rồng. Long sàng 龍床 là giường nằm của vua (đồng nghĩa ngự sàng). Long xa 龍車, long liễn 龍輦, long ngự 龍御, hay long giá 龍駕, là xe vua đi (đồng nghĩa thánh giá, xa giá). Long phi 龍飛 chỉ vua lên ngôi. Long hành hổ bộ 龍行虎步 chỉ phong thái, tướng mạo phi phàm của bậc đế vương. Long ngự 龍馭, Long ngự tân thiên 龍馭賓天, hay Long ngự thượng tân 龍馭上賓 chỉ vua thăng hà.

CÁ HOÁ RỒNG

    Rồng là biểu tượng của vương quyền, uy danh, sức mạnh, sự cao quý, nên “hoá rồng” luôn là nỗi khao khát của muôn loài. Tương truyền, ở thượng lưu sông Hoàng Hà, Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa. Khi vua Vũ trị thuỷ đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn, hay Long Môn. Vũ Môn có vách đá sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây thì tuôn trào như thác. Hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến nơi này thi vượt Vũ Môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng.

    Cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt Vũ Môn. Con người muốn có được thành công thì cũng phải vượt qua được những gian khổ, thử thách. Về sau, Vũ Môn, hay Long Môn, thường được chỉ chốn trường thi, ví người học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; cũng dùng để ví người thành đạt hoặc thoả chí, toại nguyện.

    Truyền thuyết cá chép hoá rồng không chỉ có ở Trung Quốc. Sách Đại Nam nhất thống chí (phần về tỉnh Hưng Hoá - Phú Thọ ngày nay) chép: “Núi ở huyện Mông, phủ Gia Hưng, trông ra sông Cái. Tương truyền trên núi có cây ngải tiên, cứ đến mùa xuân nở hoa, gặp mưa, hoa trôi xuống sông, bầy cá nuốt hoa ấy, bèn vượt qua Long Môn mà hóa thành rồng”.

    Ở châu Đà Bắc, đoạn sông Đà chảy qua núi Long Môn, phủ Gia Hưng có cửa đá chắn ngang sông, chia thành ba dòng nước xiết, tiếng vọng đến trăm dặm. Sách Đường thư tứ khảo chép: Cá anh vũ thường vượt sông Gia Hưng hoá rồng bay đi.

    Ở dẫy núi Giăng Màn, thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng có suối Vũ Môn. Mỗi năm cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì mây mù dày đặc. Tương truyền đấy là chỗ cá hoá rồng, nên đến ngày ấy, các thuyền đánh cá kiêng không đặt chài lưới ở mạn hạ lưu.

RỒNG HOÁ CÁ

    Không chỉ có chuyện Cá hoá rồng, mà còn có Rồng hoá cá.

    Vào thời Xuân Thu, vua Ngô chán cuộc sống trong cung nên muốn mặc quần áo thường dân để có thể đi chơi, uống rượu cùng dân thường. Quan đại phu Ngũ Tử Tư lo ngại, và cho rằng việc vua của một nước giấu thân phận để xuống với dân chúng là rất mạo hiểm. Ông kể cho vua nghe câu chuyện Bạch long ngư phục (rồng trắng hoá cá) như sau:

    Ngày xưa, Ngọc Hoàng có một con rồng trắng rất đẹp, tên là Bạch Long. Một ngày nọ, Bạch Long cảm thấy chán chường cuộc sống đơn điệu trên thượng giới, nó liền xuống trần gian, biến thành con cá rồi chọn một vực sâu giá lạnh, nước xanh trong vắt để bơi lội và cảm thấy vô cùng thú vị. Bỗng có một ngư phủ tên là Dự Thả bơi thuyền tới. Chỗ vực sâu này chính là nơi anh ta đánh cá hàng ngày.

    Nhìn thấy con cá to lớn, vảy đẹp tựa rồng, Dự Thả vô cùng mừng rỡ, lập tức bắn ngay một mũi tên. Con rồng trắng đang thích thú vẫy vùng thì bỗng cảm thấy đau nhói. Hóa ra mũi tên của người đánh cá đã xuyên vào mắt nó. Bạch Long đau đớn bỏ chạy. Nó tức giận đến gặp Ngọc Hoàng để khiếu nại, đòi phải trừng phạt Dự Thả.

    -Ngọc Hoàng liền hỏi Bạch Long: Ngươi xuất hiện trước mặt anh ta với bộ dạng ra sao?

    -Bạch Long đáp: Con biến thành cá và bơi đùa dưới vực sâu, đang vui thích thì….

    - Ngọc Hoàng ngắt lời: Ngư ông kia lấy mũi tên bắn cá thì có tội gì? Đó là nghề của họ. Ngươi đã tự hạ thấp mình, từ rồng biến thành cá. Ngươi không thể đổ lỗi cho người khác. Vấn đề nằm ở chính ngươi!.


    Kể xong, Ngũ Tử Tư nói với vua Ngô: “Rồng trắng là thú cưng của Ngọc Hoàng, còn Dự Thả chỉ là một gã thường dân làm nghề đánh cá. Nếu rồng không biến thành cá, Dự Thả đâu dám bắn rồng? Nay hoàng thượng là vua của một nước mà lại từ bỏ địa vị của mình để ngồi uống rượu với chúng dân trong bộ quần áo quê mùa, chẳng phải là sẵn sàng tự chuốc lấy thảm họa như rồng trắng khoác lốt cá kia sao?”.

    Vua Ngô bèn từ bỏ ý định. Về sau, thành ngữ Bạch long ngư phục chỉ nỗi lo sợ bất trắc khi quý nhân xuất hành trong bộ dạng của kẻ tầm thường, hoặc ám chỉ người nào tự hạ thấp địa vị của mình.

    Đại để, chuyện rồng không chỉ có vậy.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Trzc_h10

Trúc hoá long. Sưu tầm và trưng bày tại TCTP


Hoàng Tuấn Công, Tết Giáp Thìn - 2024
-----------------------------

Xưa nay đã có ai ăn thịt rồng chưa hả tỷ?

Trong Tây Du Ký, ông Bạch Long hóa thân thành con ngựa để đường tăng cưỡi đi thỉnh kinh. Như vậy con ngựa là hóa thân của con rồng, mà dân du mục tây tạng hay làm thịt ngựa để xơi, còn uống cả sữa ngựa nữa chứ...thế là họ đã xơi thit65 rồng, và uống cả sữa con rồng rùi nhá.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13Mon 12 Feb 2024, 13:18

Cẩn Vũ đã viết:
Trà Mi đã viết:

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG



HOÀNG TUẤN CÔNG

   Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long 龍. Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

    Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, rồng lại mang 9 đặc điểm của 9 con vật khác nhau. Sách Nhĩ nhã dực miêu tả rồng, “giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lý, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu…”, nghĩa là: Rồng có sừng giống hươu, đầu như lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu.

    Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của con rồng, nhưng tựu trung có hai thuyết phổ biến hơn cả. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng con rồng vốn là con rắn. Bởi cho dù rồng mang đặc điểm của 9 con vật khác nhau, nhưng cơ bản nó vẫn mang dáng dấp của một con rắn lớn. Giả thuyết thứ hai, con rồng là con cá sấu “tiến hoá”. Lí do, cá sấu có hình dáng tương tự như rồng, từ bàn chân, móng, da, bụng, cho đến cái đầu thô to, miệng rộng, vây lưng nổi lên lởm chởm, vừa ở nước vừa ở cạn, có thể quẫy sóng đạp nước, thường xuất hiện cùng lúc với phong ba bão táp,…

MUÔN VẠN GIỐNG RỒNG

    Tuy là con vật mang màu sắc huyền thoại, nhưng rồng cũng có rất nhiều giống, và tên rồng được lấy để đặt tên cho nhiều sự vật khác.

    Giao 蛟 hay giao long 蛟龍 là giống rồng sống ở vực sâu. Với người Trung Hoa, thì giao long có khả năng “hưng phong tác lãng” (nổi gió, dậy sóng), dâng nước gây nên đại hồng thuỷ. Trong khi với người Việt, giao long là con thuồng luồng – một loài thuỷ quái có hình dạng của con rắn khổng lồ chuyên ăn thịt người. Nó phân bố khá rộng, từ ao chuôm cho đến sông hồ, vực, thác,… Người ta thường đem thuồng luồng ra doạ trẻ con hay tắm ao, tắm sông. Tương truyền, suối Thập ở châu Phù Yên (tỉnh Hưng Hoá cũ, nay là Phú Thọ) chảy gấp như tên bắn, có nhiều thuồng luồng, nên ngạn ngữ có câu Tuyền năng Thập, phương lập cơ đồ, nghĩa là Lội qua suối Thập mới lập cơ đồ.

    Thanh long 青龍, hay thương long là giống rồng xanh trú ngụ ở phía Đông, một trong tứ linh, đem đến sự may mắn. Với người Trung Hoa, trong tứ linh thì con rồng xanh đứng cuối: lân, phượng, qui, long; trong khi với người Việt, con rồng lại đứng đầu theo theo thứ tự: long, li, quy, phượng. Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu (Tôn Quyền có 6 thanh kiếm: Bạch Xà, Tử Điện, Tị Tà, Lưu Tinh, Thanh Long, và Huyền Giao). Thanh long đao, hay Thanh long yển nguyệt đao là tên một loại võ khí có hình như trăng lưỡi liềm, khắc hình con rồng. Con tuấn mã, chiến thuyền hay sao Thái Tuế cũng gọi là thanh long.

    Xích long 赤龍 là giống rồng đỏ, trú ở phương Nam. Trong truyền thuyết, các vị thần tiên thường cưỡi rồng đỏ. Xích long cũng dùng để phiếm chỉ hoàng đế, hoặc tỉ dụ vầng thái dương.

    Bạch long 白龍 là giống rồng trắng, trú ở phương Tây, thường được dùng để ví với dòng nước cuộn chảy dâng trào dữ dội, cũng là tên vị thần sông trong truyền thuyết Trung Hoa.

    Hắc long 黑龍  là giống rồng đen trú ở phía Bắc, được ví với mây hoặc luồng khói đen.

    Thổ long 土龍 là con rồng đất. Người xưa lấy đất đắp thành hình con rồng để cầu mưa nên gọi là thổ long. Thổ long, hay địa long 地龍 cũng là tên gọi con giun đất, một vị thuốc Đông y.

    Hoả long 火龍 là giống rồng toàn thân bao bọc bởi lửa và có thể phun ra lửa. Người Trung Quốc lấy tên hoả long đặt cho cây thanh long, do quả của cây này có màu đỏ, những cái “tai” mọc ra từ quả giống như con rồng lửa trong truyền thuyết, toàn thân cháy rực, phần cuối cũng có những cái vây xoè ra như đuôi rồng, nên gọi là hoả long quả. Còn người Việt lại gọi cây này với cái tên trái ngược là thanh long, do thân cây uốn khúc ngoằn ngoèo, dương vây lên như con rồng xanh vậy.

    Ngoài ra còn có cầu long 虯龍 là giống rồng có sừng, phi long 飛龍 là tên một giống chim trong truyền thuyết, đầu phượng đuôi rồng. Con tuấn mã  cũng gọi là phi long, chiến thuyền là thuỷ long 水龍,v.v…

    Có vô vàn giống rồng, không sao kể hết,…

VUA - RỒNG

    Rồng tượng trưng cho quyền uy, sự cao quý, nên những gì thuộc về vua, từ khi lên ngôi cho đến lúc chết, thường bắt đầu bằng chữ long-rồng 龍.

    Long thể 龍體 (mình rồng) chỉ thân thể vua (đồng nghĩa thánh thể, ngọc thể). Long bào 龍袍 là áo vua có thêu hình rồng. Long sàng 龍床 là giường nằm của vua (đồng nghĩa ngự sàng). Long xa 龍車, long liễn 龍輦, long ngự 龍御, hay long giá 龍駕, là xe vua đi (đồng nghĩa thánh giá, xa giá). Long phi 龍飛 chỉ vua lên ngôi. Long hành hổ bộ 龍行虎步 chỉ phong thái, tướng mạo phi phàm của bậc đế vương. Long ngự 龍馭, Long ngự tân thiên 龍馭賓天, hay Long ngự thượng tân 龍馭上賓 chỉ vua thăng hà.

CÁ HOÁ RỒNG

    Rồng là biểu tượng của vương quyền, uy danh, sức mạnh, sự cao quý, nên “hoá rồng” luôn là nỗi khao khát của muôn loài. Tương truyền, ở thượng lưu sông Hoàng Hà, Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa. Khi vua Vũ trị thuỷ đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn, hay Long Môn. Vũ Môn có vách đá sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây thì tuôn trào như thác. Hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến nơi này thi vượt Vũ Môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng.

    Cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt Vũ Môn. Con người muốn có được thành công thì cũng phải vượt qua được những gian khổ, thử thách. Về sau, Vũ Môn, hay Long Môn, thường được chỉ chốn trường thi, ví người học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; cũng dùng để ví người thành đạt hoặc thoả chí, toại nguyện.

    Truyền thuyết cá chép hoá rồng không chỉ có ở Trung Quốc. Sách Đại Nam nhất thống chí (phần về tỉnh Hưng Hoá - Phú Thọ ngày nay) chép: “Núi ở huyện Mông, phủ Gia Hưng, trông ra sông Cái. Tương truyền trên núi có cây ngải tiên, cứ đến mùa xuân nở hoa, gặp mưa, hoa trôi xuống sông, bầy cá nuốt hoa ấy, bèn vượt qua Long Môn mà hóa thành rồng”.

    Ở châu Đà Bắc, đoạn sông Đà chảy qua núi Long Môn, phủ Gia Hưng có cửa đá chắn ngang sông, chia thành ba dòng nước xiết, tiếng vọng đến trăm dặm. Sách Đường thư tứ khảo chép: Cá anh vũ thường vượt sông Gia Hưng hoá rồng bay đi.

    Ở dẫy núi Giăng Màn, thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng có suối Vũ Môn. Mỗi năm cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì mây mù dày đặc. Tương truyền đấy là chỗ cá hoá rồng, nên đến ngày ấy, các thuyền đánh cá kiêng không đặt chài lưới ở mạn hạ lưu.

RỒNG HOÁ CÁ

    Không chỉ có chuyện Cá hoá rồng, mà còn có Rồng hoá cá.

    Vào thời Xuân Thu, vua Ngô chán cuộc sống trong cung nên muốn mặc quần áo thường dân để có thể đi chơi, uống rượu cùng dân thường. Quan đại phu Ngũ Tử Tư lo ngại, và cho rằng việc vua của một nước giấu thân phận để xuống với dân chúng là rất mạo hiểm. Ông kể cho vua nghe câu chuyện Bạch long ngư phục (rồng trắng hoá cá) như sau:

    Ngày xưa, Ngọc Hoàng có một con rồng trắng rất đẹp, tên là Bạch Long. Một ngày nọ, Bạch Long cảm thấy chán chường cuộc sống đơn điệu trên thượng giới, nó liền xuống trần gian, biến thành con cá rồi chọn một vực sâu giá lạnh, nước xanh trong vắt để bơi lội và cảm thấy vô cùng thú vị. Bỗng có một ngư phủ tên là Dự Thả bơi thuyền tới. Chỗ vực sâu này chính là nơi anh ta đánh cá hàng ngày.

    Nhìn thấy con cá to lớn, vảy đẹp tựa rồng, Dự Thả vô cùng mừng rỡ, lập tức bắn ngay một mũi tên. Con rồng trắng đang thích thú vẫy vùng thì bỗng cảm thấy đau nhói. Hóa ra mũi tên của người đánh cá đã xuyên vào mắt nó. Bạch Long đau đớn bỏ chạy. Nó tức giận đến gặp Ngọc Hoàng để khiếu nại, đòi phải trừng phạt Dự Thả.

    -Ngọc Hoàng liền hỏi Bạch Long: Ngươi xuất hiện trước mặt anh ta với bộ dạng ra sao?

    -Bạch Long đáp: Con biến thành cá và bơi đùa dưới vực sâu, đang vui thích thì….

    - Ngọc Hoàng ngắt lời: Ngư ông kia lấy mũi tên bắn cá thì có tội gì? Đó là nghề của họ. Ngươi đã tự hạ thấp mình, từ rồng biến thành cá. Ngươi không thể đổ lỗi cho người khác. Vấn đề nằm ở chính ngươi!.


    Kể xong, Ngũ Tử Tư nói với vua Ngô: “Rồng trắng là thú cưng của Ngọc Hoàng, còn Dự Thả chỉ là một gã thường dân làm nghề đánh cá. Nếu rồng không biến thành cá, Dự Thả đâu dám bắn rồng? Nay hoàng thượng là vua của một nước mà lại từ bỏ địa vị của mình để ngồi uống rượu với chúng dân trong bộ quần áo quê mùa, chẳng phải là sẵn sàng tự chuốc lấy thảm họa như rồng trắng khoác lốt cá kia sao?”.

    Vua Ngô bèn từ bỏ ý định. Về sau, thành ngữ Bạch long ngư phục chỉ nỗi lo sợ bất trắc khi quý nhân xuất hành trong bộ dạng của kẻ tầm thường, hoặc ám chỉ người nào tự hạ thấp địa vị của mình.

    Đại để, chuyện rồng không chỉ có vậy.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Trzc_h10

Trúc hoá long. Sưu tầm và trưng bày tại TCTP


Hoàng Tuấn Công, Tết Giáp Thìn - 2024
-----------------------------

Xưa nay đã có ai ăn thịt rồng chưa hả tỷ?

Trong Tây Du Ký, ông Bạch Long hóa thân thành con ngựa để đường tăng cưỡi đi thỉnh kinh. Như vậy con ngựa là hóa thân của con rồng, mà dân du mục tây tạng hay làm thịt ngựa để xơi, còn uống cả sữa ngựa nữa chứ...thế là họ đã xơi thịt rồng, và uống cả sữa con rồng rùi nhá.

Tiểu Bạch Long là Tam thái tử của Tây Hải Long Vương phạm tội may nhờ Quan Âm Bồ Tát xin Ngọc Hoàng tha cho khỏi chết để theo hầu Tam Tạng đi thỉnh kinh. Vì Tiểu Bạch Long lỡ ăn thịt mất con ngựa của Tam Tạng nên bị Quan Âm bắt hoá thành ngựa Tiểu Long Mã (hay Bạch Long Mã) thay thế chở Tam Tạng qua Tây phương, chớ nếu để Tam Tạng cưỡi rồng đi thì sẽ không gặp khổ nạn, yêu tinh làm sao thành chánh quả được? Tam thái tử thì... không có sữa nha CV!   :laughing15:

Tôn Ngộ Không với Tiểu Long Mã là một cặp, theo triết lý nhà Phật, "tâm viên, ý mã". Loài khỉ vượn là sự tượng trưng cho cái Tâm con người, giống khỉ vốn hiếu động hoạt bát, liên tục nhảy nhót trèo leo liếng thoắng, cũng giống như cái Tâm con người luôn dao động không yên, từ đó, có câu nói: “Tâm viên bất định, ý mã nan truy” (nghĩa là: tâm vượn không định, ý ngựa khó theo). Tâm như con khỉ, ý như con ngựa là hình tượng ẩn dụ vì con khỉ luôn thân nhảy con ngựa luôn chân chạy để chỉ về đầu óc không ổn định, đang nghĩ chuyện này, thoắt nghĩ sang chuyện khác, những chuyện xa cách nhau về không gian và thời gian, những chuyện không liên can, tâm ý không lúc nào ngừng động. Người tu thiền, dù là hành giả theo pháp môn của đạo Phật, đạo Lão, hay đạo Cao Đài thì tối kỵ bị “phóng tâm”, cho nên chỗ đầu tiên thực hành là phải trì lại tâm ý, không được để tâm ý tùy tiện bay nhảy nghĩ ngợi mông lung. Đó là lý do mà Tam Tạng phải thu phục Tôn Ngộ Không và Tiểu Long Mã đầu tiên.

_________________________
Năm Thìn nói chuyện Rồng Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13Tue 13 Feb 2024, 09:58

Năm Thìn nói chuyện Rồng

Nguyễn Ngọc Duy Hân


Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-th12


Con rồng không có thực, nó không tồn tại một thực thể như cọp, mèo, trâu, ngựa, chó, gà hay khỉ… Nhưng nó tồn tại trong tâm thức rất nhiều người. Khi nhắc đến rồng, người ta hiện ngay trong tâm trí mình một con vật linh thiêng, cao quý.

Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, đứng đầu trong tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng. Rồng có thể phun ra lửa hoặc nước, thăng, giáng, ẩn, hiện khôn lường. Đây là loài duy nhất trong 12 con giáp mà không có thật ngoài đời như chuột, gà, chó, mèo…

Như người Nhật tự hào mình là con cháu của mặt trời Thái Dương Thần Nữ, người Việt ta cũng rất hãnh diện với truyền thuyết mình là Con Rồng Cháu Tiên. Ông tổ chúng ta tên là Lạc Long Quân, có chữ Long trong đó. Ông lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 cái trứng, từ đó mới có dòng dõi Lạc Hồng của chúng ta ngày nay.

Người xưa tin rằng bốn biển lớn là Đông Hải, Tây Hải, Bắc Hải và Nam Hải mỗi nơi đều có một Long Vương ngự trị.

Trong tiếng Việt, chữ long (rồng) gắn liền với vua chúa. Mặt vua thì gọi là “long nhan”, người của vua thì gọi là “long thể”, áo vua mặc thì gọi là “long bào”- thường có thêu hình con rồng uốn khúc phía trước – giường vua nằm thì gọi là “long sàng”. Người dân khổ cực thì gọi là long… đong!

Rồng đã được dùng để đặt tên cho các công trình kiến trúc như cầu Long Biên, cầu Hàm Rồng…. Nó cũng là tên của các địa danh như kinh thành Thăng Long, vịnh Hạ Long, Long Biên, Long Điền, Long An, Vĩnh Long, Phước Long, sông Cửu Long… Các sản vật cũng được mang tên rồng chẳng hạn gạo nếp rồng, quả thanh long, quả đậu rồng, cây xương rồng, hoa móng rồng… Thậm chí râu rồng được coi là loại cao lương mỹ vị chỉ dành cho vua chúa: “Nem công, chả phượng, râu rồng”.

Ngày xưa khi đi thi tiến sĩ, ai thi đậu sẽ được ghi tên lên “long bảng”.

Trong kinh sách Phật giáo cũng có ghi lại các chuyện liên quan đến rồng, chẳng hạn như chuyện chín con rồng phun nước tắm cho thái tử khi mới đản sinh. Tiếp tới là chuyện Long Vương nghe kinh Thập Thiện hoặc Long Nữ thành Phật… Câu chuyện Long Nữ thành Phật có ý nghĩa rất cao sâu, nhắc nhở rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Khi hội đủ điều kiện nhân duyên thì có thể rũ sạch vô minh phiền não, trở thành bậc đẳng chánh giác hoặc tu thân.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-th11



Còn trong Thánh Kinh Công giáo, con rồng cũng được nhắc tới qua các câu như: “Liệu ngươi có thả câu bắt được con giao long, lấy dây buộc lưỡi nó… ” (G 40, 25).

Thánh Vịnh là những bài thơ tán tụng, tạ ơn Chúa trong Cựu Ước – cũng có nhắc tới con rồng biển, tiếng Anh là Sea Dragon: “Này đây biển cả bao la, trong đó không biết cơ man bao vật li ti và vật khổng lồ. Có thuyền bè đi lại, Người đã tạo ra hải long… (Tv 104, 25-26).

Hoặc câu trong Thánh Vịnh 74, 12: “Lạy Thiên Chúa vua của tôi, từ ngàn xưa, chính Người đã làm bay đầu hải long”.

Đặc biệt là việc tiên tri Daniel giết rồng. Chuyện rằng thời bấy giờ có một con rồng lớn, cả dân Babylon sùng bái nó, nên vua cũng bắt Daniel phủ phục thờ rồng. Tiên tri trẻ nói với vua:

– Tôi chỉ thờ lạy Thiên Chúa của tôi. Nếu Ngài cho phép, tôi sẽ giết con rồng mà chẳng cần đến gươm đao hay gậy gộc.

Rồi Daniel lấy dầu chai, mỡ và lông thú làm thành bánh cho rồng ăn, quả nhiên rồng nứt bụng ra chết, chứng tỏ thần rồng này không đáng để tôn thờ.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-th10



Kinh Thánh cũng có ghi lại khi Đức Mẹ sanh ra Chúa Giêsu, thì có một dấu lạ xuất hiện trên trời là một con rồng khổng lồ màu đỏ có bảy đầu, mỗi đầu có bảy triều thiên.

Thôi bây giờ xin mời bạn bay trở lại trần gian. Rồng được coi là linh vật nên các vua Việt xưa đã xâm hình lên đùi mình, mãi đến đời vua Trần Anh Tông (1293-1314) mới chấm dứt tục xâm hình rồng đó. Ngày nay dù văn minh nhưng phong trào xâm mình cũng rất phổ thông, nhiều người xâm kín cả người, thậm chí trên mặt với đủ hình dạng, chắc là cũng có hình rồng trong đó.

Những nơi thờ phụng như đình, chùa, nhà thờ, văn bia, bình phong, chuôi kiếm… đều có điêu khắc hình rồng.

Rồng Việt Nam còn gần gũi trong những buổi hội, đình đám như có múa rồng, bơi thuyền rồng… Tôi xin mở ngoặc ngày nay khắp thế giới cũng có Dragon Boat”, thi đua thể thao bơi thuyền rất nổi tiếng. Hồi 2 con trai tôi còn ở trung học, chúng cũng vào đội “Dragon Boat” của trường, tập luyện, thi đua rất vui.

Trong phong thủy, những mạch đất tốt gọi là long mạch. Người sống thì mong chọn được thế đất “Rồng chầu, Hổ phục”, để dựng nhà cửa. Nếu chết thì mơ tìm được huyệt đất “mã táng hàm rồng”, để phát tài phát lộc cho con cháu về sau.

Rồng là biểu tượng của sự cao quý và sức mạnh nên hình tượng rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, chùa chiền, trang phục vua chúa. Trong dân gian rồng có nhiều loại và nhiều màu: Thanh Long (rồng xanh) qua câu “Tả thanh long, hữu bạch hổ”. Hoàng Long (rồng vàng) được biết tới với câu “Rồng vàng tắm nước ao tù”. Hắc Long (rồng đen) và Bạch Long (rồng trắng) được nhắc tới qua câu “Rồng đen lấy nước thì nắng, Rồng trắng lấy nước thì mưa”.

Cũng thế, trong ngũ hành, ông bà ta cho rằng Thanh Long tượng trưng cho mộc, Xích Long tượng trưng cho hỏa, Bạch Long tượng trưng cho kim, Hắc Long tượng trưng cho thủy và Hoàng Long tượng trưng cho thổ.

Rồng thường ở những nơi có nước nên có câu “Long đàm Hổ huyệt” hay “hang Hổ, đầm Rồng”.

Bây giờ mời bạn cùng tôi điểm qua trong ca dao, cha ông ta đã có nhiều câu nhắc tới giống linh vật này: “Nhớ chàng như vợ nhớ chồng, như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây”. Hoặc “Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây”. Người phụ nữ thì đặt nặng tình cảm nhớ thương thế đấy, còn một số quý ông thì lại thấy ngày “vắng nàng” là ngày “nắng vàng” tuyệt đẹp, tha hồ bay nhảy!

Ông bà ta cũng có nhận xét rất tinh tế:

“Thế gian được vợ hỏng chồng,
Có đâu như rồng mà được cả đôi”.


Quả thế, cặp vợ chồng nào cũng có những khiếm khuyết, cần bù đắp cho nhau, song bích hợp tấu thì cũng có xảy ra, nhưng có đâu cả hai người luôn luôn tài giỏi, hòa hợp mãi. Điều này để nhắc nhở chính mình đừng đòi hỏi quá đáng nơi người phối ngẫu.

Thật là buồn cười khi có người so sánh:

“Lỗ mũi em mười tám gánh lông
Chồng yêu, chồng bảo râu rồng trời cho”.


Quả là khi yếu tiếng Trung – trúng tiếng yêu – thì mù quáng, can ngăn thế nào cũng không nghe.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-th13



Trong hội họa, nhiều tranh cổ xưa đã vẽ cảnh hai con rồng ngậm một viên ngọc gọi là “Lưỡng Long Tranh Châu”, hoặc bức họa vẽ rồng với Mặt Trăng gọi là “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Người ta phân biệt rồng đực và rồng cái, rồng cái đẻ ra trứng rồi trứng nở ra con. Không có vụ rồng lưỡng tính như con người ngày nay, nhiều nơi cỗ vũ quá đáng cho việc thay đổi giới tính, khuyến khích hôn nhân đồng tính…

Trong Tam quốc chí thì có nhắc đến “rồng phụng Kinh Châu”, chỉ bậc người tài giỏi trong thiên hạ như Khổng Minh Gia Cát Lượng, với tên hiệu Ngọa Long.

Nói chung, rồng Việt Nam khác rồng của các nước trên thế giới, rất hoàn hảo về mỹ thuật. Thân rồng uốn lượn 12 khúc, đại diện 12 tháng trong năm, tượng trưng sự trù phú của nền văn hóa, nông nghiệp lúa nước.

Ngược lại rồng tây phương bị coi là quái vật với hình tượng hung dữ. Theo tự điển Larousse, rồng là một con vật hoang đường, mình như con rắn nhưng lại có cánh và có đuôi. Theo truyền thuyết Hy lạp, có một vị thần là Achilles, từ nhỏ Achilles được tắm máu rồng nên trở thành mình đồng da sắt, có sức mạnh vô song.

Trong truyện cổ tích Nga hay của một số dân tộc ở châu Âu, rồng thường được miêu tả như một loài bò sát có vảy, cổ và đuôi dài, có 4 chân và có cánh, thổi ra lửa và biết bay, đầu có sừng (tuy “đầu có sừng” nhưng cũng “đừng có sầu”!)

Đến nay ở các vùng ven biển của Đại Hàn, khi lên đồng cầu nguyện cho các vụ mùa, người Hàn vẫn hát bài cúng long vương Yongwanggut.

Trong thần thoại Ấn Độ thì nổi tiếng là loài thú gần giống rồng, có tên gọi là Naga. Naga có nhiều đầu, mỗi đầu là con rắn hổ mang.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-mo11



Người Trung Hoa xưa căn cứ vào hoạt động của các loài động vật để sáng tạo võ công. Khi rồng bay, móng vuốt của chúng giương ra, nên có Long trảo công. Ỷ Thiên Đồ long kiếm của tác giả Kim Dung đã nhắc tới Long trảo công như một môn võ nổi tiếng của phái Thiếu Lâm.

Ngoài ra Kim Dung cũng có Hàng long thập bát chưởng – gồm 18 thế của loài rồng, một thế đánh ra đã có thể làm nứt đất, vỡ đá. Bang chúa của Cái bang như Hồng Thất Công (Anh hùng Xạ điêu) hay Kiều Phong (Thiên Long bát bộ) đã dùng chưởng pháp loài rồng này mà thắng được kẻ địch.

Trong thế giới giang hồ, nổi tiếng không kém cũng có các môn võ công Lưỡng long triều nguyệt, Bạch long xuất động, Giao long thám hải; về cú đá có Bàn long cước…

Nhiều nhân vật chính trong tiểu thuyết võ hiệp cũng được đặt tên theo loài rồng. Chẳng hạn Tiểu Long Nữ, được miêu tả như nàng rồng rất ngây thơ trong sáng, còn Vi Tiểu Bảo trong Lộc đỉnh ký thì lại là con rồng khá láo cá, gian manh. Họ Vi không biết bơi lội nhưng xưng là Tiểu Bạch Long, con rồng này xuống nước là chết đuối. Để làm quan với chức Bạch Long sứ, Vi Tiểu Bảo từng phục tùng Thần Long giáo.

Nói tới võ công Tàu, chắc không ai quên được người tài tử tài ba có tên Lý Tiểu Long, nổi tiếng trong các phim Kung Fu từ mấy chục năm trước, mà đến ngày nay cũng chưa có ai vượt qua được.

Bây giờ mời các bạn tìm dấu vết rồng trong tác phẩm Kiều của thi hào Nguyễn Du. Chuyện đã có các câu lục bát như: “Giọt rồng canh đã điểm ba, Tiểu thư nhìn mặt dường đà can tâm”. Hoặc “Thưa rằng: Lượng cả bao dong, Tấn Dương được thấy mây rồng có phen”. Rồi tới: “Trai anh hùng, gái thuyền quyên, Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Và “Giữa dòng nước dẫy sóng dồi, Trước hàm rồng cá gieo mồi thuỷ tinh” chứng tỏ rồng rất quan trọng trong đời sống và trong văn hóa Việt Nam.

Tiếp tục tản mạn về rồng, thì xin nhắc tới âm nhạc. Câu hát có nhắc tới rồng mà tôi biết trong trường ca Con Đường Cái Quan của Phạm Duy là “Cửu long giang… uốn quanh như 9 con rồng…”

Trong bài Bạch Đằng Giang của Lưu Hữu Phước, đã có nhắc tới “giống Tiên Rồng, giống lạc hồng, giống anh hùng, Nam Bắc Trung…”

Hình như nhạc Việt ít nhắc tới rồng, bạn nào biết xin nhắc dùm nhé.

Về thơ cận đại thì có bài Qua Cầu Hàm Rồng Hứng Bút của thi sĩ Tản Đà, từng đăng trên An Nam tạp chí vào năm 1932:

“Hôm xưa chơi ở Dương Quỳ
Trắng phau ngựa trắng, xanh rì rừng xanh
Hàm Rồng nay lại qua Thanh”




Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-mo12



Múa và viết chữ đẹp thì được ví như “rồng bay phượng múa”, nổi tiếng như bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên với câu “Hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay”. Tiếc là lâu nay những nét viết chữ bằng tay, thư pháp đã mất dần người sử dụng. Nhất là bây giờ khi trí thông minh nhân tạo phát triển vượt bậc, nhiều nét văn hóa xưa, truyền thống cũ bị xóa dần. Thằng cháu nội của tôi lúc khoảng 3 tuổi, nói còn ngọng mà đã biết hỏi, biết ra lệnh cho Siri, Google rất nhậy, trong khi viết chữ thì như cua bò! Bản thân tôi lâu nay cũng ít cầm bút viết chữ, nếu phải dùng “hoa tay thảo những nét” thì đầu tiên là mỏi tay, sau đó là chữ rất xấu, trong khi hồi còn đi học chữ viết cũng được cho là khá đẹp. Việc tỉnh táo phân biệt thật ảo và bảo tồn văn hóa, đạo đức truyền thống là việc mà tất cả chúng ta đều phải tích cực góp tay.

Khi có khách tới thăm, chủ nhà thường hay khiêm nhường nói “rồng đến nhà tôm”.

Khi có người bày vẽ rườm ra quá đáng, người ta trách sao mà “vẽ rồng vẽ rắn” quá. “Ăn như rồng cuốn” là cụm từ ông bà ta ví von người ăn khoẻ, ăn nhiều.

Trong dược học Việt Nam, có nhiều vị thuốc mang tên rồng như Ban Long (rồng có đốm) là một thứ cao được bào chế từ sừng hươu đốm. Địa long (rồng đất) được chế từ con trùn để chữa cao huyết áp, nhức đầu, sốt rét. Long nhãn (mắt rồng) là vị thuốc chế từ cùi nhãn phơi sấy khô dùng chữa bệnh suy nhược thần kinh và mất ngủ.

Cây xanh trong nhà thì luôn được khuyến khích chưng trồng, nhưng với cây xương rồng thì các chuyên gia phong thủy lại chê, có lẽ vì chúng có gai. Tôi cũng từng đi qua các khu sa mạc như Las Vegas bên Mỹ, thấy nhiều rừng cây xương rồng gai tua tủa rất đáng sợ.

Trẻ em có trò chơi gọi là «rồng rắn lên mây» rất vui, Hồi bé bạn có chơi qua trò này chưa? Nhắc tới thì chạnh lòng nhớ lại thời kỳ “bao cấp” sau 30 tháng 4, 1975, người dân đã phải xếp hàng “rồng rắn” mới mua được vài ký bo bo của chế độ Xã hội chủ nghĩa, thật là một khoảng thời gian đáng sợ. Rõ ràng bọn cầm quyền cộng sản đã bị chủ nghĩa “mạc lê” làm cho “mê lạc”, gây bao đau khổ cho người dân.

Lại có câu ví von “trời long đất lở”, chữ long này không biết có dính dáng gì tới rồng không, bạn nào túc nho xin chỉ dẫn dùm.

Vì con rồng thuộc loại động vật quý hiếm hơn so với 11 con giáp khác, nên nhiều cặp vợ chồng canh đến năm Thìn mới sinh con. Mẹ tôi tuổi rồng nhưng sống một đời đơn sơ, tôi cũng biết vài người bạn cầm tinh con rồng mà khổ ơi là khổ. Thế thì khi mang thân phận con người là khổ rồi, có sanh vào năm con gì thì cũng thế thôi.

Nằm mơ thấy rồng được cho là điềm hên, dân bàn số đề bảo rằng mua số 98 – 99 sẽ được trúng lớn!!!! Tiếc là tôi chưa bao giờ nằm mơ thấy linh vật quý hiếm này, nhưng hay nằm mơ thấy cá, thấy dế, chắc là điềm để nhắc thân phận bọt bèo của mình, “thường dân” chứ không phải “thần dương”!

Vì hình dáng rồng lạ đẹp, nên các công ty sản xuất xa xỉ phẩm đã đua nhau chào mời khách nhà giàu mua xe mang tên Dragon Phantoms, với những con rồng vàng vẽ bằng tay 2 bên hông xe và thêu rồng trên miếng tựa đầu bằng da. Hãng Versace thì tung ra một kiểu túi sách tay cũng với những hình tượng rồng vàng, dĩ nhiên giá rất mắc nhưng các đại gia Tàu đã tranh nhau mua quá chừng. Đại gia Việt ăn hối hộ kinh khủng nên cũng không ngần ngại mua những hàng “khủng” với giá mắc khó tin, miễn hàng độc lạ để khoe trên “phây book” là vui rồi.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Nam-mo13



Hồi xưa mỗi lần Tết đến, ba má tôi hay được tặng bánh đậu xanh hiệu “Bảo Hiên Rồng Vàng” rất quý, bây giờ được biết nhãn hiệu này vẫn còn hoạt động. Hôm rồi có người bạn đem từ Việt Nam sang tặng đúng hiệu bánh này, nhưng ăn không thấy ngon như xưa nữa. Có lẽ lý do chính là không còn không khí gia đình khi có ông bà cha mẹ nữa, mà cũng còn lý do khác là ăn uống bên đây đã dư đầy, không thèm khát thiếu chất đường như xưa.

Thôi rồng bay nãy giờ cũng đã mỏi cánh, tôi xin để rồng đáp xuống nghỉ mệt ở đây, để nghe tôi than hết một năm, chả thấy gì, chỉ thấy già! Càng già càng thấy nuối tiếc, trân quý các kỷ niệm và giá trị xưa. Nhưng nghĩ lại thấy mình thật may mắn, sống ở hải ngoại no đủ, nên thương cho những nơi còn nghèo khổ, ngày xuân phải đối mặt với vấn đề là ăn Tết hay bị Tết ăn, tức là ngày xuân lại thêm gánh nặng phải lo làm sao để có manh áo mới mừng tuổi con cháu, làm sao để sắm được cành mai, chút thức ăn để cúng kiến ông bà. Tết đến mong có miếng thịt nhưng chỉ có thịt… lừa, vì chuyện lừa lọc luôn xảy ra ở Việt Nam, mơ hão chi cho hao mỡ!

Cuối năm mạt Chạp, xin chúc bạn những điều tốt đẹp nhất. Chúc riêng các bà vợ ở xứ lạc hậu không bị ăn bánh đập, bánh tét! Chúc các ca sĩ uống được ly ca-cao để giọng ca luôn được cao. Chúc dù ngoài sân tuyết trắng không còn “lá xanh” nhưng không bao giờ “lánh xa” nhau. Ước gì điều tốt lành luôn nở hoa, điều xấu không nở họa. Ước gì chúng ta dù phải sống ảo với các phát triển công nghệ, sống ảo nhưng không sống ẩu! Ước gì hình ảnh con rồng với những biểu tượng cao quý sẽ mang lại cho bạn niềm vui, sức mạnh trong những ngày xuân mới.

Happy New Year, Happy New You.

Nguyễn Ngọc Duy Hân
(Việt Nam Thời báo)

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13Tue 13 Feb 2024, 10:05

Cẩn Vũ đã viết:
Trà Mi đã viết:

CÀ KÊ CHUYỆN RỒNG



HOÀNG TUẤN CÔNG

   Con rồng trông như thế nào? Hơn 3000 năm trước, thời nhà Thương đã thấy xuất hiện chữ long 龍. Thuyết văn giải tự khi giảng về chữ long cho ta biết tập tính kì dị của con rồng: “Lân trùng chi trưởng, năng u, năng minh, năng tế, năng trưởng, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên”, nghĩa là: Rồng thuộc loài lớn nhất trong các loài trùng có vảy, vừa có thể ẩn mình chốn thâm u vắng vẻ, vừa có thể vẫy vùng nơi biển rộng trời cao, có thể to, có thể nhỏ, có thể thu ngắn, có thể giãn dài, Xuân phân thời bay lên trời, Thu phân thời ẩn dưới vực sâu.

    Rồng là con vật duy nhất trong 12 con giáp không tồn tại trong thực tế. Tuy nhiên, rồng lại mang 9 đặc điểm của 9 con vật khác nhau. Sách Nhĩ nhã dực miêu tả rồng, “giác tự lộc, đầu tự đà, nhãn tự thố, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lý, trảo tự ưng, chưởng tự hổ, nhĩ tự ngưu…”, nghĩa là: Rồng có sừng giống hươu, đầu như lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu.

    Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc của con rồng, nhưng tựu trung có hai thuyết phổ biến hơn cả. Giả thuyết thứ nhất, cho rằng con rồng vốn là con rắn. Bởi cho dù rồng mang đặc điểm của 9 con vật khác nhau, nhưng cơ bản nó vẫn mang dáng dấp của một con rắn lớn. Giả thuyết thứ hai, con rồng là con cá sấu “tiến hoá”. Lí do, cá sấu có hình dáng tương tự như rồng, từ bàn chân, móng, da, bụng, cho đến cái đầu thô to, miệng rộng, vây lưng nổi lên lởm chởm, vừa ở nước vừa ở cạn, có thể quẫy sóng đạp nước, thường xuất hiện cùng lúc với phong ba bão táp,…

MUÔN VẠN GIỐNG RỒNG

    Tuy là con vật mang màu sắc huyền thoại, nhưng rồng cũng có rất nhiều giống, và tên rồng được lấy để đặt tên cho nhiều sự vật khác.

    Giao 蛟 hay giao long 蛟龍 là giống rồng sống ở vực sâu. Với người Trung Hoa, thì giao long có khả năng “hưng phong tác lãng” (nổi gió, dậy sóng), dâng nước gây nên đại hồng thuỷ. Trong khi với người Việt, giao long là con thuồng luồng – một loài thuỷ quái có hình dạng của con rắn khổng lồ chuyên ăn thịt người. Nó phân bố khá rộng, từ ao chuôm cho đến sông hồ, vực, thác,… Người ta thường đem thuồng luồng ra doạ trẻ con hay tắm ao, tắm sông. Tương truyền, suối Thập ở châu Phù Yên (tỉnh Hưng Hoá cũ, nay là Phú Thọ) chảy gấp như tên bắn, có nhiều thuồng luồng, nên ngạn ngữ có câu Tuyền năng Thập, phương lập cơ đồ, nghĩa là Lội qua suối Thập mới lập cơ đồ.

    Thanh long 青龍, hay thương long là giống rồng xanh trú ngụ ở phía Đông, một trong tứ linh, đem đến sự may mắn. Với người Trung Hoa, trong tứ linh thì con rồng xanh đứng cuối: lân, phượng, qui, long; trong khi với người Việt, con rồng lại đứng đầu theo theo thứ tự: long, li, quy, phượng. Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu Thanh long được đặt tên cho một loại kiếm báu (Tôn Quyền có 6 thanh kiếm: Bạch Xà, Tử Điện, Tị Tà, Lưu Tinh, Thanh Long, và Huyền Giao). Thanh long đao, hay Thanh long yển nguyệt đao là tên một loại võ khí có hình như trăng lưỡi liềm, khắc hình con rồng. Con tuấn mã, chiến thuyền hay sao Thái Tuế cũng gọi là thanh long.

    Xích long 赤龍 là giống rồng đỏ, trú ở phương Nam. Trong truyền thuyết, các vị thần tiên thường cưỡi rồng đỏ. Xích long cũng dùng để phiếm chỉ hoàng đế, hoặc tỉ dụ vầng thái dương.

    Bạch long 白龍 là giống rồng trắng, trú ở phương Tây, thường được dùng để ví với dòng nước cuộn chảy dâng trào dữ dội, cũng là tên vị thần sông trong truyền thuyết Trung Hoa.

    Hắc long 黑龍  là giống rồng đen trú ở phía Bắc, được ví với mây hoặc luồng khói đen.

    Thổ long 土龍 là con rồng đất. Người xưa lấy đất đắp thành hình con rồng để cầu mưa nên gọi là thổ long. Thổ long, hay địa long 地龍 cũng là tên gọi con giun đất, một vị thuốc Đông y.

    Hoả long 火龍 là giống rồng toàn thân bao bọc bởi lửa và có thể phun ra lửa. Người Trung Quốc lấy tên hoả long đặt cho cây thanh long, do quả của cây này có màu đỏ, những cái “tai” mọc ra từ quả giống như con rồng lửa trong truyền thuyết, toàn thân cháy rực, phần cuối cũng có những cái vây xoè ra như đuôi rồng, nên gọi là hoả long quả. Còn người Việt lại gọi cây này với cái tên trái ngược là thanh long, do thân cây uốn khúc ngoằn ngoèo, dương vây lên như con rồng xanh vậy.

    Ngoài ra còn có cầu long 虯龍 là giống rồng có sừng, phi long 飛龍 là tên một giống chim trong truyền thuyết, đầu phượng đuôi rồng. Con tuấn mã  cũng gọi là phi long, chiến thuyền là thuỷ long 水龍,v.v…

    Có vô vàn giống rồng, không sao kể hết,…

VUA - RỒNG

    Rồng tượng trưng cho quyền uy, sự cao quý, nên những gì thuộc về vua, từ khi lên ngôi cho đến lúc chết, thường bắt đầu bằng chữ long-rồng 龍.

    Long thể 龍體 (mình rồng) chỉ thân thể vua (đồng nghĩa thánh thể, ngọc thể). Long bào 龍袍 là áo vua có thêu hình rồng. Long sàng 龍床 là giường nằm của vua (đồng nghĩa ngự sàng). Long xa 龍車, long liễn 龍輦, long ngự 龍御, hay long giá 龍駕, là xe vua đi (đồng nghĩa thánh giá, xa giá). Long phi 龍飛 chỉ vua lên ngôi. Long hành hổ bộ 龍行虎步 chỉ phong thái, tướng mạo phi phàm của bậc đế vương. Long ngự 龍馭, Long ngự tân thiên 龍馭賓天, hay Long ngự thượng tân 龍馭上賓 chỉ vua thăng hà.

CÁ HOÁ RỒNG

    Rồng là biểu tượng của vương quyền, uy danh, sức mạnh, sự cao quý, nên “hoá rồng” luôn là nỗi khao khát của muôn loài. Tương truyền, ở thượng lưu sông Hoàng Hà, Trung Quốc, có một mỏm đá như hình cái cửa. Khi vua Vũ trị thuỷ đã đục phá mỏm đá này cho rộng thêm ra, nên gọi là Vũ Môn, hay Long Môn. Vũ Môn có vách đá sừng sững, sông Hoàng Hà đổ đến đây thì tuôn trào như thác. Hàng năm vào tiết tháng ba, cá chép tập trung đến nơi này thi vượt Vũ Môn, con nào vượt qua được thì hoá rồng.

    Cá chép muốn hóa rồng thì phải vượt Vũ Môn. Con người muốn có được thành công thì cũng phải vượt qua được những gian khổ, thử thách. Về sau, Vũ Môn, hay Long Môn, thường được chỉ chốn trường thi, ví người học trò đi thi được đỗ đạt vinh hiển; cũng dùng để ví người thành đạt hoặc thoả chí, toại nguyện.

    Truyền thuyết cá chép hoá rồng không chỉ có ở Trung Quốc. Sách Đại Nam nhất thống chí (phần về tỉnh Hưng Hoá - Phú Thọ ngày nay) chép: “Núi ở huyện Mông, phủ Gia Hưng, trông ra sông Cái. Tương truyền trên núi có cây ngải tiên, cứ đến mùa xuân nở hoa, gặp mưa, hoa trôi xuống sông, bầy cá nuốt hoa ấy, bèn vượt qua Long Môn mà hóa thành rồng”.

    Ở châu Đà Bắc, đoạn sông Đà chảy qua núi Long Môn, phủ Gia Hưng có cửa đá chắn ngang sông, chia thành ba dòng nước xiết, tiếng vọng đến trăm dặm. Sách Đường thư tứ khảo chép: Cá anh vũ thường vượt sông Gia Hưng hoá rồng bay đi.

    Ở dẫy núi Giăng Màn, thuộc huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) cũng có suối Vũ Môn. Mỗi năm cứ đến ngày mồng tám tháng tư thì mây mù dày đặc. Tương truyền đấy là chỗ cá hoá rồng, nên đến ngày ấy, các thuyền đánh cá kiêng không đặt chài lưới ở mạn hạ lưu.

RỒNG HOÁ CÁ

    Không chỉ có chuyện Cá hoá rồng, mà còn có Rồng hoá cá.

    Vào thời Xuân Thu, vua Ngô chán cuộc sống trong cung nên muốn mặc quần áo thường dân để có thể đi chơi, uống rượu cùng dân thường. Quan đại phu Ngũ Tử Tư lo ngại, và cho rằng việc vua của một nước giấu thân phận để xuống với dân chúng là rất mạo hiểm. Ông kể cho vua nghe câu chuyện Bạch long ngư phục (rồng trắng hoá cá) như sau:

    Ngày xưa, Ngọc Hoàng có một con rồng trắng rất đẹp, tên là Bạch Long. Một ngày nọ, Bạch Long cảm thấy chán chường cuộc sống đơn điệu trên thượng giới, nó liền xuống trần gian, biến thành con cá rồi chọn một vực sâu giá lạnh, nước xanh trong vắt để bơi lội và cảm thấy vô cùng thú vị. Bỗng có một ngư phủ tên là Dự Thả bơi thuyền tới. Chỗ vực sâu này chính là nơi anh ta đánh cá hàng ngày.

    Nhìn thấy con cá to lớn, vảy đẹp tựa rồng, Dự Thả vô cùng mừng rỡ, lập tức bắn ngay một mũi tên. Con rồng trắng đang thích thú vẫy vùng thì bỗng cảm thấy đau nhói. Hóa ra mũi tên của người đánh cá đã xuyên vào mắt nó. Bạch Long đau đớn bỏ chạy. Nó tức giận đến gặp Ngọc Hoàng để khiếu nại, đòi phải trừng phạt Dự Thả.

    -Ngọc Hoàng liền hỏi Bạch Long: Ngươi xuất hiện trước mặt anh ta với bộ dạng ra sao?

    -Bạch Long đáp: Con biến thành cá và bơi đùa dưới vực sâu, đang vui thích thì….

    - Ngọc Hoàng ngắt lời: Ngư ông kia lấy mũi tên bắn cá thì có tội gì? Đó là nghề của họ. Ngươi đã tự hạ thấp mình, từ rồng biến thành cá. Ngươi không thể đổ lỗi cho người khác. Vấn đề nằm ở chính ngươi!.


    Kể xong, Ngũ Tử Tư nói với vua Ngô: “Rồng trắng là thú cưng của Ngọc Hoàng, còn Dự Thả chỉ là một gã thường dân làm nghề đánh cá. Nếu rồng không biến thành cá, Dự Thả đâu dám bắn rồng? Nay hoàng thượng là vua của một nước mà lại từ bỏ địa vị của mình để ngồi uống rượu với chúng dân trong bộ quần áo quê mùa, chẳng phải là sẵn sàng tự chuốc lấy thảm họa như rồng trắng khoác lốt cá kia sao?”.

    Vua Ngô bèn từ bỏ ý định. Về sau, thành ngữ Bạch long ngư phục chỉ nỗi lo sợ bất trắc khi quý nhân xuất hành trong bộ dạng của kẻ tầm thường, hoặc ám chỉ người nào tự hạ thấp địa vị của mình.

    Đại để, chuyện rồng không chỉ có vậy.



Năm Thìn nói chuyện Rồng Trzc_h10

Trúc hoá long. Sưu tầm và trưng bày tại TCTP


Hoàng Tuấn Công, Tết Giáp Thìn - 2024
-----------------------------

Xưa nay đã có ai ăn thịt rồng chưa hả tỷ?

Trong Tây Du Ký, ông Bạch Long hóa thân thành con ngựa để đường tăng cưỡi đi thỉnh kinh. Như vậy con ngựa là hóa thân của con rồng, mà dân du mục tây tạng hay làm thịt ngựa để xơi, còn uống cả sữa ngựa nữa chứ...thế là họ đã xơi thit65 rồng, và uống cả sữa con rồng rùi nhá.

có đó CV, tương truyền hoàng đế Khổng Gia của nhà Hạ bên Tàu là người duy nhất từng ăn thịt rồng.

"Giai thoại kể rằng, mỗi năm, rồng bay lên trời vào dịp xuân phân và lặn xuống biển sâu vào mùa thu. Trong "Sử ký", người xưa có đề cập đến việc một hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc từng ăn thịt rồng là Khổng Gia của nhà Hạ. Theo ghi chép trong "Sử ký", hoàng đế Khổng Gia ham mê tiệc tùng, thích thưởng thức những món ngon, hiếm lạ mà bỏ bê chính sự.

Vào một hôm, trên trời đột nhiên xuất hiện một con rồng. Nó đậu xuống một cung điện trong hoàng cung. Do đó, nhà vua giữ lại nó vì cho đó là điềm lành. Khi biết chuyện hoàng đế Khổng Gia có một con rồng, một người tên là Lưu Lũy xin diện kiến nhà vua vì biết cách thuần phục sinh vật linh thiêng này.

Nghe vậy, hoàng đế Khổng Gia vô cùng vui mừng và ban cho Lưu Lũy một chức quan để thuần phục con rồng. Thế nhưng, người này chỉ chăm sóc được một thời gian thì con vật chết.

Sợ bị trách phạt, Lưu Lũy nghĩ ra một cách là nói với nhà vua rằng ăn thịt rồng sẽ trường thọ và gặp nhiều may mắn. Tin vào điều đó, nhà vua ăn món đặc biệt chế biến từ thịt rồng. Sau sự kiện này, Lưu Lũy mang theo tài sản và bỏ trốn nhằm tránh bị nhà vua sau này trách phạt. Thực hư thông tin về hoàng đế Khổng Gia ăn thịt rồng khó kiểm chứng, bởi lẽ đến nay, giới khoa học chưa tìm được những bằng chứng khoa học chứng minh rồng là loài vật có thật. Không những vậy, một số chuyên gia suy đoán món ăn mà hoàng đế Khổng Gia sử dụng chế biến từ cá sấu hoặc rắn thay vì rồng."

(Theo Tri thức & Cuộc sống)



Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Năm Thìn nói chuyện Rồng Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Năm Thìn nói chuyện Rồng   Năm Thìn nói chuyện Rồng I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Năm Thìn nói chuyện Rồng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Năm Mão nói chuyện mèo
» Năm Hợi Nói Chuyện Heo
» Cảnh mộ của gia quyến Khổng Tử bị đào trong thời Cách mạng Văn hóa
» Chuyện tình 9 năm với Hoàng tử Monaco
» "Năm năm vàng son 1955-60" của Việt Nam Cộng Hòa
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Phong tục tập quán-