Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chim Cắc Cớ

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Lam Điền Nguyên Thử



Tổng số bài gửi : 24
Registration date : 16/09/2009

Chim Cắc Cớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Chim Cắc Cớ   Chim Cắc Cớ I_icon13Thu 01 Oct 2009, 22:27

CHIM CẮC CỚ

Truyện kể

1. Sau chín năm chiến tranh, dân làng tôi như mất hồn mất vía nên ngày Xuân không vui ,tết cũng đơn sơ, khiêm tốn. Lưá tuôỉ 15, 16 được lên tỉnh học như tôi cũng không nhiều, nhưng lại là những người hồn nhiên, vô tội, không vướn mắc một chút hận thù nào trong quá khứ như những người lớn tuổi. Cứ sáng mồng một tết bọn choai choai chúng tôi tập trung tại nhà cô giáo Hạnh, bói quẻ Kiều đầu năm, ra đường chơi một ván bài chòi rồi đến nhà từng đứa bạn, ăn bánh mứt, cắn hạt dưa, vui đùa ca hát.
Cô giáo Hạnh có một quyển Kiều duy nhất trong làng. Cô vừa hiền vừa đẹp lại bói Kiều rất hay. Bọn con trai thì ham vui, nhưng các cô gái thích bói Kiều. Có lẽ vì tuôỉ chớm xuân, lòng ước mơ một cuộc gặp gỡ tình cờ như trong hội Đạp thanh, hay một đêm hẹn hò dưới trăng bên vườn Thúy với một chàng Kim nào đó. Ông giáo Thụ - chồng cô Hạnh, thì không mấy tin bói Kiều, mà lại tin vào cách bói tiếng chim. Tục bói chim thì rất phổ thông, nhưng mỗi nơi mỗi khác: vùng sơn cước đến mùa rẫy người ta lắng nghe tiếng chim kêu buổi sáng tinh sương để đóan biết ngày đó thần linh mách bảo điều gì. Nên ở nhà hay nên ra phá rẫy. Còn người kinh thì bói chim cách khác. Họ lắng nghe tiếng chim trở canh sau giờ giao thừa để đóan biết những gì có thể xãy ra trong năm tới. Trở canh sau giao thừa thường là tiếng chim đêm. Nhưng loài chim đêm phần nhiều có tiếng kêu buồn bả ,nên thường báo những điều chẳng lành.Tiếng chim cú báo trước điều buồn thảm như: ma quỉ, ốm đau,chết chóc. Tiếng chim giũ gĩ báo trước nạn đói, thiên tai. Tiếng chim hồi qui báo sự hợp tan đôi lứa. Tiếng chim quốc báo vận nước lâm nguy v.v... Đó là chưa kễ đến nhiều loài ác điểu, như chim ó họ, chim lợn, chim hú ma, chim ông cụ... mà người miền núi nghe được có thể dời làng dời bảng đi nơi khác. Loài chim ngày thường báo tin vui. Sau chiến tranh, loài chim ngày phần nhìều bị giết, hay bay đi tán loạn, số còn lại không dám kêu,thậm chí có nhiều con giả giọng kêu cho hợp thời hợp thế... như chim nhồng lắm lúc bắt chước tiếng chim tu hú, chim sả lại kêu như chim khách hay chim sáo sậu giả tiếng hoàng oanh... Cho nên tiếng chim trở canh sau giao thừa thì người già nghe thường lầm lẫn. Chỉ có bọn trai trẻ thính tai, nghe rõ hơn, nhưng lại ngủ mê, súng bắn còn không tỉnh huống gì chim hót. Sau khi ăn vài lát mứt,hớp vài ngụm nước trà; Ông giáo Thụ chúc chúng tôi những lời hoa mỹ. Ông còn khuyên chúng tôi đoàn kết, học giõi, đem tài đức xây dựng cho tương lai đất nước. Rồi Ông hỏi:
_ Đêm qua có ai nghe con chim nào trở canh trước nhất?
Chúng tôi nhìn nhau chờ đợi. Một lúc khá lâu Cô Hạnh ngần ngừ.
- Tôi nghe... hình như ...tiếng con chim chèo bẽo trở canh thì phãi! .
-Chim chèo bẽo kêu là vui rồi. - Ông giáo Thụ nói - vừa lật từng tờ quyển sổ tay nhàu nát. Có lẽ đó là quyển “Cẩm nang bói chim”. Rồi ông đọc lớn: chim chèo bẽo là loài chim lông đen, đuôi dài, cánh dài,tiếng kêu như tiếng hét, chỉ kêu khi tấn công. Giống chim này khôn lanh, hung hăng, liều lĩnh, ưa đánh nhau, thậm chí dám đánh nhau với diều, với quạ… những con to hơn nó gấp nhiều lần....
Ưa Đánh nhau ? đánh nhau! Câu đó có mãnh lực làm cho mọi người khựng lại.
Ưa đánh nhau có nghĩa là hiếu chiến. Dầu ông giáo không nói ra nhưng ai cũng đoán được,cũng thầm lo: Chắc là sắp có dánh nhau,sắp có chiến tranh. Mà chiến tranh thì...khỏi nói ... Tôi nhìn xuống giòng sông, nhìn ra đồng lúa rồi nhìn lũ bạn mỉm cười bí
mật để trấn an:
- Đêm qua tôi nghe rõ lắm...Không phãi tiếng chim chèo bẽo trở canh đâu … mà là tiếng con chim Cắc Cớ.
-Chim cắc cớ ?- Mấy đứa bạn nhìn tôi ngơ ngác - Là con chim chi rứa? Nó kêu ra răng? Gần giống tiếng chim chèo bẽo à? hay là con bù chao? hay là con chich chòe,hay là con chim két ? Không phải! Tụi bay không biết à? Đó là con chim… khá đẹp, hát hay như cà cưởng… Hay là con cò lửa? Không ! nó đẹp hơn nhiều. Đúng rồi ! Hay là con chim phịa - Đúng rồi tụi bay ơi! Các cớ là chim tầm bậy đó. Bịa đặt..thôi bỏ đi tám! Cả bọn cùng cười.
Tôi làm mặt giận. Sức mấy! Các cậu không tin thì thôi. Buổi trưa nào nó cũng đến đậu trước nhà mình, hót lên mấy tiếng rồi bay ra ruộng lúa. Lát nữa nó sẽ bay đến đây mình chỉ cho thì biêt liền...khỏi cãi. Nhưng rồi con chim đó không bao giờ bay đến.. Mà chiến tranh thì đến thật. Nội trong mùa xuân đó, những người bạn tôi thuở trước từng biết đoàn kết yêu thương, cùng lo sợ chiến tranh, … lại phãi đứng thành hai phe thù nghịch...

2. Từ xa xưa , không những tiếng chim đã chạm đến lòng người mà còn chạm đến cỏi linh thiêng huyền bí. Chim Cắc Cớ trong truyện cổ Hy Lạp xa xôi,thường đứng trên vai chàng hiệp sĩ Đa Vinh, cất tiếng hót uy linh trong bình minh nắng đỏ,qua rừng núi điệp trùng hoa cỏ, những cánh đồng bát ngát lúa xanh. Cầu mong cho chàng đạt thành ý nguyện là lấy được nàng công chúa Hoa Lê nết na kiều diễm... Rồi lại bay về bên cửa sổ chào mừng những cô gái đẹp; ríu rít kể cho công chúa nghe về những cánh đồng, những núi đồi trùng điệp mà hiệp sĩ Đa Vinh đã đi qua, với cặp kiếm sáng ngời, với vó ngựa đường xa, tung bụi mù như bão tố... Là cô mai nhỏ bé cần mẫn đưa thư, chim đã dẫn lối cho chàng đến với nàng nơi cung cấm. Một ngày kia vua Sa Tơ cho gọi chàng diện kiến. Vừa thấy mặt chàng,nhà vua sững sờ nhìn. Chàng trai đẹp không ngờ. Hình như ông đã từng gặp chàng ở một nơi nào đó, một ngày nào đo mà ông không nhớ nôĩ . Rồi âm thầm nhìn xa xôi buông tiếng thở dài xa vắng.
-Này công tử! Và này công chúa cưng cuả ta! Các con yêu nhau là do định mệnh. Nếu các con muốn kêt thúc cuộc tình bằng một cuộc hôn nhân... thì ta không thể không đồng ý. Nhưng muốn thế thì trước hết mỗi người phãi chiến đấu đến cùng.
Phãi chiến đấu! Nếu thành công thì tốt, và nếu thất bại thì cũng không buồn.
Hãy làm hết sức mình ! Trong vòng một tháng - chính xác là 30 ngày đêm nữa kể từ giờ phút này - công tử phãi mang đến đây sính lễ. Không cần ngọc ngà châu báu đâu mà chỉ cần một tấm lòng trong trắng với một đóa hoa màu đen.
- Một đóa hoa đen ư?! Hiệp sĩ Đa Vinh nhíu mày suy nghĩ,nhưng công chuá Hoa Lê vội nháy mắt ra hiệu cho chàng quì xuống. Lòng công chúa chứa chan hạnh phúc như vườn thượng uyển mùa Xuân huy hoàng trong nắng mới. Nàng thầm cám ơn phụ vương đã mở cho hai người lối đi đến những vườn hoa tươi đẹp. Sẽ có một ngày... họ sẽ đem về đây không chỉ những đóa hoa đen mà có cả hàng vạn hàng vạn loài hoa tươi đẹp khác. Ngày đó cả hoàng cung tưng bừng lễ hôị, vang vang những lời chúc tụng..những tiếng cười vui...
- Hãy nhớ điều đó-vua Sa Tơ ra lệnh-Hãy phát nguyện lời thề. Trong vòng 30 ngày thôi nếu không có sính lễ ấy thì cuộc hôn nhân xem như hủy bỏ. Hai người không được gặp nhau nữa...
Đầu xuân, muôn hoa khoe sắc. Vườn thượng uyển dập dìu ong bướm cùng khách tao nhân. Công chúa Hoa Lê cùng mấy cô hầu chia nhau tìm kiếm. Hoa muôn màu nhưng không có màu đen . Kỳ lạ thật! Chẳng lẽ Chúa Xuân cũng không thích màu đen chen
vào làm mât vẻ cao sang của vườn thượng uyển? Hay là... hoa đen hiểu rõ thân phận của mình, tìm một nơi xa xôi ẩn lánh. Công chúa thân hành đến các tiểu vương, các chư hầu tim kiếm. Mỗi lần như thế nàng viết một lá thư buột vào chân chim:
“Em chưa tìm được” để rồi ngày sau lại nhận thư trả lơì: “Anh cũng thế”.
Chàng cũng len lỏi vào rừng sâu,đến vựcthẳm. Kỳ hoa dị thaỏ chốn sơn lâm cũng không nở hoa đen. Và ngày tháng thì vẫn trôi qua một cách vô tình.
Con chim cắc cớ cũng đi tìm. Hết tìm hoàng tử lại tìm công chúa.
Chim nói : “Công chúa ơi! Em sẽ tìm giúp chị một đoá hoa đen nhé. Nhưng màu đen là màu như thế nào hả chị? Maù đen là màu tóc chị ư Thế thì đẹp quá!...
Dạ, em hiểu rồi, chỉ còn 5 ngày nữa”.. Rồi chim bay đi...thỉnh thoảng laị mang về một bông hoa xinh xắn.-“Màu nầy không phãi màu đen đâu chim ơi! ”-công chúa nói-.
Rồi chim lại vôị vã bay đi và mang về một bông hoa khác...
Sáng hôm sau,dười ánh bình minh rực rỡ. Cây sứ trước sân dinh nở đầy hoa trắng. Bầy chim từ đâu về đậu chật cành; những con chim cắc cớ, mỗi con ngậm một đoá hoa xinh. Bầy chim bay quanh công chúa, rải hoa. Một cuộc dâng hoa vĩ đại đẹp như cảnh bông lai, nhưng lòng công chúa vẫn buồn rười rượi. Không có đóa hoa đen. Nàng nhìn lên, chỉ thấy cây sứ nở tung một trời hoa trắng. “ Hỡi cây sứ vô dụng kia ơi! Sao muôn đời ngươi chỉ biết nở nhửng hoa trắng? Mi cho là thanh cao ư? mi cho là cần thiết ư? Không đâu. Đã đến lúc ta cần một đoá hoa đen mà”… Nhưng cây sứ thì trả lời tỉnh lặng đến cả bướm ong cũng không thể nào hiểu được.
Ngày thứ 29 đã qua rồi. Chim đứng bên cửa sổ như nói lời ly biệt. Rồi bay lên cành sứ . Màn đêm buông xuống cùng với cơn mưa bụi. Chim bắt đầu kêu. Những tiếng kêu chậm rãi, rã rời, đơn độc. Suốt đêm công chúa nằm nghe. Tiếng mưa rả rích và tiếng chim uất nghẹn khẫn cầu tha thiết. Cơn mưa vừa tạnh, tiếng chim yếu dần thưa dần ... rôì im bặt. Ngày cuối cùng đã đến. Bình minh!
Chim đã chết, treo mình trên cành cây,đầu tựa vào một bông hoa sứ Giọt máu hồng vẫn còn đỏ thắm giữa lòng hoa.
Công chúa ủ xác chim và xác hoa vào đôi tay run run,yếu ớt. Công chúa khóc. Một giọt nước mắt đã rơi vào lòng hoa. Sững sốt. Trước mắt nàng phép lạ đang xãy ra. Giọt máu chim đã hoà tan trong nước mắt;lan dần lan dần ra... và bông sứ trắng đã chuyển thành màu đen, lóng lánh trong lòng một giọt sương đã hoá thành ngọc qúi.
Ôi con chim! Chim biết gì về tình yêu mà tiếng kêu đã trở thành lời cầu khẩn, thiêt tha làm chấn động đến cỏi xa xăm huyền bí? Vì đâu ngươi đã xen vào nỗi khổ của lòai người…(1) (xin xem phần kể phụ cuối bài)

3. Những người mất tự do hay có tâm hồn mơ mộng thường uớc ao rằng phải chi mình được như loài chim,vui hót trong bình minh hay sãi cánh trong không gian cao rộng. Nhưng thân phận loài chim cũng khổ đau không kém thân phận loài người. Bao lòai chim phãi chết trong tuyết lạnh. Có loài phãi bay hàng chục ngàn cây số, vượt qua đaị dương trốn lạnh trong thơì gian 4 tháng rồi lại bay về. Loài đà điểu có cánh nhưng không bay, phải dùng đôi chân lêu nghêu chạy trên sa mạc mùa hè cát bỏng... Loài chim luôn nguy khốn trước thiên nhiên, Đó là chưa nói đến sự giam cầm sát hại của con người.

Tôi đã từng nghe tiếng chim kêu nhiều đêm trên núi rừng Hiệp Đức, Kỳ Sơn, Phú Ninh. Tiên Lãnh..(3). Tiếng chim đã làm cả trại tù không ai ngủ được. Tôi đã từng chứng kiến một con chim lạc vô nhà tù. Đúng là con chim cắc cớ. Nó đã kêu suốt đêm ngoài hiên. Tại sao lại lọt vào nơi đây? một con chim khá đẹp!
Khi đậu có màu xanh giống như chim bói cá,khi bay lại có ánh vàng tươi. Chỉ lớn hơn chim sẻ một ít. Trong tình thế không tìm ra lối thoát,con chim đã hoảng hốt kêu thất thanh giữa sự buả vây,tấn công của những người tù. Ôi những người tù khón khổ đang reo mừng trước cảnh cùng đường của con chim khốn khổ.. Và cuối cùng thì con chim bị giết... Không phãi vì tiếng chim mà là vì thịt chim.
Bất cứ nơi nào cũng có con chim Cắc Cớ như thế.. Không kễ Việt nam, Hy lạp hay Hoa kỳ. Tôi đã từng nghe tiếng chim ra rả trong khóm cây trước mặt nhà tôi. Đó là khu nhà cho thuê rộng lớn gần giống một khu rừng. Dưới ánh đèn mờ và những tàng cây rậm, khách dạ hành lúc nào cũng có. Họ chậm rải đi trong mưa, hay đứng co ro trong tuyết lạnh. Chắc không ai để ý trong lùm cây, tiếng kêu đều đều buồn bả của một con chim. Tôi đã nghe tiếng chim kêu từ lúc lên xe đi chùa dự lễ đón giao thừa, và khi trở về đã gần 2 giờ sáng vẫn còn nghe tiếng chim ra rả. Một cô gái đến gỏ vào kiếng xe xin thuốc hút, rồi xin tiền lẻ. Cô bảo cô cần cái gì để ăn. Cô đang đói. Tôi chỉ tay về hướng lùm cây vừa lấy tiền vừa hỏi:
- Này!con chim gì kêu thế?
- Oh...con chim chích cơ… Nó hót đấy!
- Hót?... Nó hót gì mà buồn quá vậy?
- Thiệt hả ? Cô gái làm như lắng nghe - Không buồn … nó hót vui đó chứ!
Cô cầm mấy tờ giấy bạc cám ơn, ve vẫy rồi bước đi... rung rinh ,thô kệch nhún nhảy theo một điệu nhạc nào đó trong tưởng tượng.
Gần sáng. Tôi thức dậy thắp hương. Bên ngòai vẫn mịt mờ mưa bụi. Tiếng chim vẫn còn buồn tẻ trên cành và cô gái ấy vẫn còn âm thầm đứng dưới gốc cây lập lòe ánh lửa. Có lẽ cô hút thuốc cho đở lạnh , chờ đơị một điều gì đó... qua đêm.
Bỗng tôi nhớ tới baì thơ “Sơn Giá Cô” một bài thơ Đường nói về một con chim núi :

Sơn giá cô(1)

Sớm chiều kêu ra rả.
Gió buốt lạnh sương đêm trắng xóa,
Cuối thu cỏ úa trên đồi.
Tre gầy duới núi trăng lạnh soi.
Ngòai ruộng nhiều luá sao không mổ?
Cây núi lắm cành sao không ở ?
Văng vẳng xa xa không nhặt không khoan.
Trên lầu trong thuyền thỏang tiếng xa xăm.
Nhớ quê ,khách ly hương trằn trọc
Ôm con goá phụ đứng bàng hoàng.
Sơn Gía Cô ơi!
Mầy vốn là chim đất này.
Đời chưa từng xa bầy xa tổ.
Tôị chi cứ ra rả kêu suốt đêm?
Kêu suốt sáng...
Chỉ não lòng người phương Bắc đây.
Người phương Nam nghe quen rồi nên chẳng biết

Tôi là người phương Đông yêu quê và xa quê mới thấm thía nỗi buồn. Bài thơ như một thông điệp gởi cho thân phận con người không kể Đông Tây Nam Bắc, một ngàn hai trăm năm có đến được bàn tay cô gái chăng? Nổi buồn vui của Đông và Tây cũng không thể giống nhau; nên tất cả cũng phãi ẩn mình trong nỗi cô đơn khép kín. Người con gái kia chính là loài chim chicker; là đóa hoa đen lưu lạc trong đêm tối ngay trên xứ sở của mình...

4. Tôi bỏ làng ra đi hai lân,mỗi lần hơn mười lăm năm. Ba mẹ tôi đã mất trong hai lần tôi xa quê đó. Lần nàỳ tôi từ Mỹ về; thắp nén hương trên mồ mả ông bà,cha me và thăm lại người xưa cảnh củ. Bao năm uớc mong được ngâm mình trên giòng sông tuổi trẻ,nhớ lại những chiều câu cá,những trưa đua thuyền. Giòng sông sau 40 năm hình như bé lại. Thưở xưa dân làng tôi và nhiều làng khác gánh nước sông về uống, nhưng nay nứơc sông xanh lè. Nước thải từ nhà máy hóa chất chảy vào sông . Tôi ngồi trên bến xưa chờ đò. Những người phụ nữ sang sông với khẩu trang che kín, chỉ thấy đôi mắt, họ nhìn đi nơi khác, nói vu vơ những câu khó hiểu. Không bìết vì thành kiến, vì mặc cảm, hay vì ranh giới bạn thù thuở trước, mà những bạn củ cố tình lánh mặt. Có lẽ vì tất cả. Nhưng có sao đâu. Tôi đã từng lẻ loi trên mảnh đất này ngay từ lúc ra tù,và cho đến nay tôi vẫn là người khách tha hương xa lạ ngay trên mảnh đất nhau cắt rốn.

Một đêm tôi ra ngủ ngoài sân nhà người chị. Gíó từ giòng sông thôỉ lên mát rươị. Đồng ruông trước nhà xanh mờ dưới trăng. Bầu trời xưa vẫn thế. Nhớ lại những ngày tôi cùng ba tôi ra ngủ trước sân,dứơi những vì sao quen thuộc. Mới đó mà đã 40 năm. Nay tôi già hơn ba tôi thuở đó.Tôi chợt thấy một lưới Đế châu trước mặt qua màn lệ mỏng và tôi trở thành cậu bé ngây thơ nhỏ dại dưới ánh mắt ba tôi hiện về...

Ngoài đồng ruộng không còn tiếng êch nhái, chỉ còn nghe mơ hồ tiếng dế. Tôi thèm nghe tiếng chim . Tưởng nhớ tiếng chim se sẻ trên mái nhà hay tiêng chim chột vột buổi trưa, xé lá làm tổ, đu đưa chiếc võng xinh xinh trên ngọn tre, khi bọn trẻ với những chiếc ná thun rập rình dưới gốc.

Tất cả đã xa xôi,đã mất hút tự bao giờ, cùng vơí tuôỉ hồn nhiên,cùng vơí sự chất phát thật thà của người dân quê vốn không bao giờ biết thù biết hận. Sự im vắng đã đồng lỏa với sự giả câm, hay như con sáo đang lột lưởi, tập nói toàn những điều không thật. Lẽ nào như thế chứ .

Trời vừa rạng đông nhưng chưa sáng đất ,tôi bỗng nghe tiếng con chim lạ. Tiếng chim đều đều mỗi lúc một gần hơn, giống như là vừa bay vừa hót. Và tôi chợt hiểu ra,chua xót, sững sờ. Một cô bé khoảng 13,14 tuổi đang gánh phân ra ruộng. Chiếc gióng mây cọ vào cây đòn gánh, kút kít...kút kít... theo từng bước chân trần bé nhỏ...
Và trong ngọn gió mai mát rươị , từ hàng tre trước vườn hoang cô giáo Hạnh năm xưa, tiếng chim đơn lẽ vọng về.Tiếng chim thanh thót,kéo dài như than vản... Không phãi là con chim cắc cớ ,mà lại kêu những lời cắc cớ: “Các quan bó
buộc!... Các quan... bó buộc”…

Lam Điền Nguyên Thử


_____________________________________________________________________


Phần phụ chú

(1) Xin lượt bớt những chi tiết,chuyện kễ tiếp rằng:

Vua Sa Tơ vuốt tóc công chúa nói nhẹ như tiếng ru của mẹ. Này Hoa Lê! Đoá hoa con vừa đem đến với xác chim kia không phãi là một đoá hoa đen . Con nhìn lại đi! Mọi người đều thấy đó; chỉ là môt bông hoa sứ trắng ,giọt máu chim vẫn còn đỏ thắm giữa lòng hoa. H…m. Thế đó! Sở dỉ con thấy nó màu đen vì con đã đi đến đỉnh cao của sự mong cầu, và đến vực sâu của sự thất vọng, nên nảy sinh ảo giác. Nhưng con đừng lo sợ. Con hãy nhìn kia: Phụ vương đã thức trắng đêm để làm cho con một đóa hoa màu đen như thế đấy. Con biết không?- Cha đã nhuộm đen một đóa hoa hồng.

Chứ sao! Trên đời nầy làm chi có một bông hoa toàn thật, đừng nói là màu đen hay màu đỏ.
Nều Đa Vinh đên hôm nay ,dầu trên tay không có hoa đen, nhưng trong trái tim có bông hoa tình yêu đúng nghĩa thì coi như có đầy đủ lễ vật rồi. Và phụ vương sẵn sàng tổ chức ngày lễ Vu Qui cho con lớn nhất trong thiên hạ. Đó là ngày vui nhất của đời con.
Nhưng nếu nó đến đây với một đóa hoa đen ,thì ngày đó lại là ngày vui nhất của đời cha. Hmm… Rồi con sẽ hiểu.
Nhuộm được một đóa hoa đen không phãi là chuyện dễ. Không phãi là ai cũng làm được. Những năm tháng gian nan trong rừng núi ,tìm cách lấy lại ngôi báu từ tay quân phản loạn, cha đã học được từ một người phụ nữ cách nhuộm một bông hoa. Người đó chính là mẹ con... Để cho cha nói hết. Vì lỗi lầm của cha, mẹ con đã thề sễ không bao giờ nhìn mặt cha nữa. Khi chiến thắng cha trở về kinh đô thì gặp ngay thất bại. Mẹ con lại vào sâu trong rừng thẳm. Cha đã tìm kiếm nhiều năm bằng mọi cách nhưng vô hiệu. Cho nên cha mới nghĩ ra một cách….
Công Chúa Hoa Lê trào nước mắt. Nàng đưa cho phụ vương lá thư vừa gở từ chân chim mà nàng chưa kịp đọc.
“ Anh đã có một đóa hoa đen .Qùa của mẹ. Anh sẽ lén mẹ đến thăm em .Ồ không!
Bây giờ Hoa Lê là chị ruột của Đa Vinh rồi.Em sẽ đến thăm chị và thăm phụ vương môt ngày không xa lắm”.
Lúc đó trên đường về cung , hoàng tử Đa Vinh đang tung bụi mù phi nước đại.

(2) Sơn Giá Cô của Bạch Cư Dị (772-846).

Có nhiều tác giả cho rằng Sơn Giá Cô là con chim đa đa núi(mountain partridge) cũng có nguời cho là con chim hét núi(mountain colley).
Nguyên văn bài thơ bằng chữ Hán có âm như sau:

Sơn gía cô!

Triêu triêu mộ mộ,đề phục đề.

Đề thời lộ bạch phong thê thê.
Hoàng mao cương đầu thu nhật vãn.
Khổ trúc lĩnh hạ hàn nguyệt đê.
Dư đìền hữu túc hà bất trác?
Thạch nam hữu chi hà bất thê?
Thiều thiều bất hoản phục bất cấp
Lâu thựơng chu trung thanh ảm nhập.
Mộng hương thiên khách triển chuyển ngọa.
Bảo nhi qủa phụ bàng hoàng lập.
Sơn giá cô!
Nhỉ bản thử hương điểu.
Sinh bất từ sào,bất biệt quần.
Hà khổ thanh thanh đề đáo hiểu?
Đề đáo hiểu!
Duy năng sầu bắc nhân.
Nam nhân quán văn như bất văn.

(3) Bốn trong các dịa danh có trại cải tạo thuộc tỉnh Quảng nam...
Về Đầu Trang Go down
Shiroi

Shiroi

Tổng số bài gửi : 19896
Registration date : 23/11/2007

Chim Cắc Cớ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chim Cắc Cớ   Chim Cắc Cớ I_icon13Sun 04 Oct 2009, 03:02

Shiroi đọc đi đọc lại truyện kể của anh LĐNT, anh là người đất Quảng có phải không ? Thỉnh thoảng có một vài từ địa phương anh đã sử dụng.

Câu chuyện thật hay, ghi từ những kỷ niệm tiềm thức... khiến người cảm động.
Về Đầu Trang Go down
 
Chim Cắc Cớ
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Giai thoại thơ Đường - Cao Tự Thanh
» Chim cút rô ti
» Chim cút nướng cay
» ĐÔI CHIM SÁO
» Các loài chim đẹp
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: Lam Điền-