Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 26 Apr 2024, 16:41

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chiện bấm lỗ tai

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 07:07

Bố mẹ chú ý khi bấm lỗ tai cho bé để không bị nhiễm trùng

Tại một số bệnh viện, nếu trẻ sơ sinh là gái và được bố mẹ đồng ý, nhân viên y tế sẽ bấm lỗ tai cho bé ngay sau khi bé chào đời. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đợi bé lớn và tự quyết định có bấm lỗ tai cho bé không. Nếu có bấm lỗ tai, bạn cần lưu ý rất nhiều điều để không gây viêm nhiễm ở tai bé.


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo10

Các chuyên gia đều khẳng định đây là quyền tự do của mỗi cá nhân, nhưng họ vẫn cảnh báo sẽ luôn có những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bấm lỗ tai cho con quá sớm. Bất cứ khi nào bạn tạo ra một lỗ nhỏ trên da trẻ đều làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bởi trẻ vẫn còn trong thời kỳ hoàn thiện hệ miễn dịch. Mặt khác, nếu bạn muốn con tự đưa ra quyết định về việc bấm lỗ tai thì tốt nhất, hãy chờ cho tới khi con khoảng 10 tuổi để bạn và con cùng bàn luận về vấn đề này. Trẻ càng lớn sẽ càng có ý thức trong việc giữ cho tai và khuyên tai của mình sạch sẽ.

Bạn nên chọn nơi nào để bấm lỗ tai cho bé?


Trước hết, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế hay bác sĩ nhi khoa để bấm lỗ tai cho bé (tại TP. HCM, một số bệnh viện có dịch vụ bấm lỗ tai cho bé như Bệnh viện Tai mũi hong, Bệnh viện Hùng Vương…) vì con bạn cần một quá trình bấm lỗ tai an toàn và sạch khuẩn.

Nếu gần bạn không có cơ sở hay bác sĩ nào, bạn có thể tìm đến những người chuyên bấm lỗ tai sạch sẽ và an toàn. Bạn nên quan sát trước địa điểm và cách thức bấm lỗ tai của họ, đảm bảo người đó sẽ rửa tay sạch, đeo găng tay, sát trùng tai trẻ bằng cồn và hoa tai cũng cần được sát trùng trước khi đeo cho trẻ.

Cách giúp trẻ giảm đau khi bấm lỗ tai

Tại nơi bấm lỗ tai cho bé, người thực hiện sẽ dùng thuốc gây tê chứa lidocaine ngoài da lên dái tai trẻ hoặc bôi một lớp kem lên dái tai trước khi bấm lỗ tai từ 30 – 60 phút. Các chuyên gia cũng khuyên rằng chườm đá từ 15 – 30 phút trước khi bấm lỗ tai có thể làm tê liệt các thụ thể đau ở tai. Bạn nên bọc cục đá trong cái khăn mỏng để tránh khó chịu khi bạn để đá trực tiếp lên da.

Dù áp dụng những biện pháp giảm đau trên, bạn cũng không thể giúp con hết đau hoàn toàn. Do đó, bạn nên cho trẻ biết về cảm giác đau như kim chích khi bấm lỗ tai và quá trình bấm lỗ tai cho bé xảy ra rất nhanh. Bạn nên khuyến khích con hít thở đều để giảm cảm giác đau.

Nên lựa chọn bông tai được làm từ kim loại nào?



Chiện bấm lỗ tai Bong-t10


Khuyên tai làm bằng thép không rỉ có thể là lựa chọn tốt nhất, vì kim loại này không mạ niken hay bất cứ hợp kim nào có thể gây ra dị ứng. Dị ứng niken và coban rất thường xảy ra. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên tránh các khuyên tai chứa các kim loại này. Một số trẻ có thể quá nhạy cảm với vàng trắng vì nó cũng chứa cả niken.

Bên cạnh việc đeo khuyên tai bằng thép không rỉ, lựa chọn an toàn hơn cả là dùng bạch kim, titan hay vàng 14K. Điểm mấu chốt khi bấm lỗ tai cho bé là tìm hiểu về loại bông tai được làm bằng kim loại nào phù hợp với con và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để việc thực hiện trở nên an toàn và không gây đau hay chảy máu cho trẻ.

Làm gì trong thời gian vết thương lành?


Sau khi bấm lỗ tai, bạn nên tránh nhiễm trùng cho trẻ bằng cách luôn giữ vệ sinh lỗ tai. Rửa tay sạch với xà phòng và dùng bông gòn để rửa mặt trước và sau lỗ tai với cồn hay hydrogen peroxide. Bạn có thể xoay nhẹ nhàng bông tai, đẩy tới lui và không lấy bông tai ra khỏi ít nhất 6 tuần để lỗ tai không bị bít và tồn tại vĩnh viễn.
Dấu hiệu nhiễm trùng

Biểu hiện nhiễm trùng lỗ tai sẽ gây đau, sưng tấy, nổi đỏ, có mủ xung quanh cùng với các triệu chứng do phản ứng của bông tai kim loại gây ra là khô da, nứt nẻ, sưng tấy và ngứa. Bạn nên vệ sinh vị trí dị ứng bằng nước và xà phòng. Nếu không có cải thiện trong 2 ngày thì bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Cách điều trị nhiễm trùng

Nếu dị ứng kim loại xảy ra, cách chữa duy nhất là tháo bỏ khuyên tai ra. Nhiễm trùng có thể chữa bằng cách rửa sạch 2 lần/ngày trong vòng 7 – 10 ngày, nặng hơn có thể điều trị bằng kháng sinh trong vòng 4 – 5 ngày. Bạn phải chờ lỗ xỏ lành lại và chờ 6 tháng mới đeo bông tai bằng chất liệu an toàn cho con.

Những biện pháp an toàn cho trẻ

Tránh tác động vào sụn khi bấm lỗ tai cho bé để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hình thành sẹo. Khi trẻ thay áo hay chải tóc, bạn nên bảo trẻ cẩn thận không đụng đến bông tai, nên để trẻ cột tóc ra phía sau hay lên cao. Đồng thời bạn nên giúp trẻ tránh dầu gội, sữa tắm, nước hoa hay các sản phẩm khác tác động đến vị trí bấm lỗ tai.

Trẻ có cần tránh hoạt động thể thao sau khi bấm lỗ tai không?

Một vài chuyên gia cho rằng điều này là không cần thiết, một số khác lại khuyên trẻ nên cẩn thận hơn, đặc biệt là trong 2 tuần đầu sau khi bấm lỗ tai. Bạn có thể không cho trẻ đi bơi, vì trong nước biển hay hồ bơi có nhiều vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng. Những môn thể thao cần đội mũ bảo hộ cũng nên tránh vì có thể tác động đến vị trí bấm lỗ tai.

Nếu trẻ cần tham gia hoạt động thể thao trong 6 tháng đầu sau khi bấm, bạn có thể dùng băng gạc che bông tai lại để bảo vệ. Tốt nhất, trước khi bấm lỗ tai cho trẻ, bạn nên hỏi huấn luyện viên thể thao của trẻ về điều này để biết có thể ảnh hưởng đến việc tập luyện không nhé.

Theo truyền thống, cứ sinh con gái, các bà mẹ sẽ cho con bấm lỗ tai ngay sau khi sinh. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn những rủi ro như bị dị ứng hay nhiễm trùng rất nguy hiểm và còn có thể gặp những lỗi khi bấm lỗ tai. Do đó, khi quyết định cho con bấm lỗ tai, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về nơi có thể bấm lỗ tai an toàn, loại bông tai phù hợp và cách chăm sóc sau khi bấm nhé.

Tác giả: Thanh Thảo
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Bấm lỗ tai phong thủy tại sao không?   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 07:50

Bấm lỗ tai phong thủy tại sao không?

Kiwi Ngô Mai Trang


Từ xưa đến nay, bấm lỗ tai là một cách làm đẹp thể hiện cá tính, tạo ấn tượng cuốn hút của người phụ nữ. Đến nay thì việc bấm lỗ khuyên tai cũng được phái mạnh yêu thích với sự phong cách và cá tính khi đeo những chiếc khuyên tai.

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo12

Những tưởng rằng đây chỉ là một cách làm đẹp thông thường nhưng trong phong thủy thì việc bấm lỗ khuyên tai và chọn hoa tai lại có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và vận mệnh con người. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về việc bấm lỗ tai phong thủy hiện nay.

Ý nghĩa của việc bấm lỗ tai phong thủy


Trong phong thủy, nhiều người tin rằng việc đeo hoa tai sẽ mang lại nhiều lợi ích kỳ diệu cho họ.

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo11

Chống lại sự xâm nhập của ma quỷ

Ở thời kỳ xa xưa thì việc bấm lỗ khuyên tai lại có quan hệ mật thiết đến vấn đề linh hồn ma quỷ và quyền lực. Nhiều người tin vào thần linh cho rằng, ma quỷ sẽ xâm nhập vào thống lĩnh linh hồn con người thông qua vành tai. Do vây, khuyên tai ra đời để giúp chúng ta chống lại sự xâm nhập này. Với người thủy thủ, họ tin rằng việc đeo hoa tai vàng giúp họ vượt biến thuận lợi hoặc phù hộ họ sống sót trở về.

Giúp gia tăng thủy vận

Những người thiếu Thủy cần quan tâm đến vấn đề này. Trên cơ thể cơ thể con người thì các bộ phận như tai, miệng, lưỡi, bàng quang… cai quản Ngũ hành Thủy. Vì vậy, với những người thiếu Thủy thì việc đeo một chiếc hoa tai bằng vàng hoặc đồng hoặc ngọc trai và có hình tròn rất tốt giúp gia tăng thủy vận của bản thân. Tuy nhiên, có một lưu ý cho những người thiếu Thủy khi đeo hoa tai cần lưu ý vệ sinh đôi tai sạch sẽ và không nên để tai bị bẩn.

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo13

Những ai cần kiêng đeo hoa tai?


Việc bấm lỗ tai phong thủy và đeo khuyên tai cũng ảnh hưởng không nhỏ bởi tuổi cũng như mệnh của mỗi chúng ta.

Những con giáp cần kiêng kỵ:

Bất kể nam hay nữ thuộc các con giáp Sửu, Ngọ và Mùi cần nên cẩn thận khi đeo hoa tai. Khi đeo khuyên tai, khí vận, chuyện tình cảm, sức khỏe, tài vận và sự nghiệp đều không thuận lợi, vì vậy, cần cân nhắc việc đeo hoa tai.

Theo ngũ hành xung khắc


Với những người có mệnh xung Kim thì nên tránh các khuyên tai bằng kim loại kể cả vàng, bạc, đồng. Những người mệnh xung Thổ tránh đeo hoa tai bằng gỗ; người kỵ Hỏa tránh các vật bằng cao su hay thủy tinh. Bạn tuyệt đối tránh đeo hoa tai kể cả ngọc trai nếu cung và mệnh của bạn đều kỵ với việc đeo hoa tai.


Những lưu ý khi bấm lỗ tai phong thủy


Bấm lỗ khuyên tai phong thủy cũng giống như bình thường bạn cũng cần phải lưu ý đến một vài đặc điểm sau:


Độ tuổi bấm lỗ tai phong thủy phù hợp.


Nhiều bậc phụ huynh cho con mình bấm lỗ tai từ khi rất nhỏ bởi lúc này phần dái tai còn mềm nên giúp giảm bớt sự đau đớn cũng như các vết thương tương đối nhanh chóng lành lại.

Theo các bác sĩ, độ tuổi phù hợp để bắt đầu bấm lỗ khuyên tai là khi bé được 7 tháng tuổi trở lên bởi lúc này hệ mới đủ sức chống lại những tác động xấu của bên ngoài.

Tuy nhiên, việc bấm lỗ tai phong thủy thì cần kiêng đi và những hôm xung khắc, cần chọn ngày một cách kỹ lưỡng trước khi bấm.

Chọn địa điểm an toàn

Trước khi bấm lỗ tai, bạn nên tìm chọn những địa điểm bấm an toàn cho mình. không nên đến bấm tại những nơi không đảm bảo được chất lượng vệ sinh khi thực hiện.

Địa điểm an toàn nhất chính là các bệnh viện hay các trung tâm thẩm mỹ uy tín. Tại các cơ sở này, các bác sĩ, y tá sẽ thực hiện việc bấm lỗ tai với những dụng cụ hiện đại và đã được qua xử lý khử trùng đảm bảo an toàn cho người bấm.

Chăm sóc vết bấm sau khi bấm


Sau khi bấm, bạn cần phải chăm sóc vết bấm một cách cẩn thận. Đặc biệt là khi bạn bấm tại những vị trí nhạy cảm ở vùng sụn tai bởi thời gian lành vết bấm cần nhiều thời gian.

Vì vậy, một chế độ chăm sóc hợp lý thường xuyên vệ sinh vết bấm sẽ giúp vết thương nhanh chóng lành lại. Nếu phát hiện vết bấm vẫn còn sưng tấy và có hiện tượng nhiễm trùng thì hãy đến ngay các cơ sở ý tế để được khám chữa kịp thời.

Nên tránh một số loại thức ăn có tính nóng dễ gây dị ứng và có thể để lại sẹo sau khi vết bấm lành hẳn như: gạo nếp, trứng, rau muống, hải sản, thịt bò.

Chọn hoa tai khi đeo


Việc chọn hoa tai là một trong những vấn đề quan trọng sau khi bấm đặc biệt làm bấm lỗ tai phong thủy. Bạn cần cân nhắc kỹ lựa chọn các hoa tai theo mệnh của bạn kỹ với những mệnh nào để gặp nhiều may mắn và thuận lợi trong cuộc sống.

Bấm lỗ tai tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến vận số của mỗi con người. Hy vọng sau bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu thêm về bấm lỗ tai phong thủy hiện nay.

Kiwi Ngô Mai Trang hiện đang là nghệ nhân Lông Mày và được chứng nhận Master Quốc Tế. Hiện Kiwi đang quản lý thẩm mỹ viện Lông Mày Đẹp Kiwi có cơ sở đặt tại Saigon. Song song đó Kiwi luôn mở các khóa học đào tạo về cách làm đẹp và chăm sóc sắc đẹp.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Những điều cần chú ý khi bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 08:04

Những điều cần chú ý khi bấm lỗ tai


Bấm lỗ tai – một trong những xu hướng làm đẹp của các chị em phụ nữ từ xưa đến nay. Hiện tại, xu hướng này cũng được nhiều người nam giới yêu thích và sử dụng để tạo nên sự phá cách của bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng tìm hiểu hết về việc những điều cần chú ý khi bấm tai. Hãy tham khảo bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này.


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo14


Nên bấm lỗ tai ở vị trí nào?

Bấm lỗ tai đơn hay bấm theo kiểu truyền thống là một trong những vị trí bấm được nhiều người lựa chọn. Kiểu bấm này được yêu thích ở cả nữ hay nam, từ người bình dân đến các cô nàng sang chảnh. Ngoài ra, thay vì bấm một lỗ tai đơn giản, nhiều người còn bấm thêm 2 hoặc 3 mà thậm chí là 4 lỗ dọc trên phần sụn tai.

Hiện nay, các vị trí như vành tai hay phía trong vành tai hoặc phần sụn bên trong tai cũng được giới trẻ lăng xê nhiệt tình. Nó không chỉ tạo nên cá tính mà tạo nên cả một gu thẩm mỹ chất khi kết hợp với những phụ kiện hoa tai cá tính hay đơn giản chỉ là một chiếc đinh tán nhỏ. Tuy nhiên, việc bấm lỗ trên phần sụn tai khá là đau và thường mất thời gian dài mới lành được nên bạn cần cân nhắc trước nếu muốn bấm ở vị trí này.

Một vị trí khác đang được nhiều bạn trẻ yêu thích đó chính là vị trí phía mặt trên và mặt dưới của phần sụn. Đây là vị trí đẹp được nhiều bạn trẻ yêu thích khi bấm lỗ tai nhưng đòi hỏi người thực hiện phải có kỹ thuật cao và chính xác.


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo15


Chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi bấm


Điều không thể tránh khỏi đó là khi bấm ở vị trí này thường khá là đau nên bạn phải là một người thực sự yêu cái đẹp và khả năng chịu đau mới dám thử. Bởi thế, bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng trước khi bấm khuyên tai, tránh việc căng thẳng quá mức, vì việc đó sẽ khiến bạn cảm thấy vết bấm sẽ đau hơn bình thường.

Nếu bạn lựa chọn các vị trí bấm như thùy tai hay những phần không không phải sụn tai thì sẽ không cảm thấy quá đau và thường khoảng 3 – 5 ngày sẽ  bắt đầu lành lại và sau 5-7 tuần là lành hẳn. Nhưng đối với các phần khác tại những vùng sụn tai thì hãy chuẩn bị tâm lý rằng mình sẽ phải khóc thét lên khi ra khỏi tiệm.

Chọn địa điểm bấm lỗ tai

Chọn địa điểm bấm tai uy tín là một trong những lưu ý quan trong khi bấm lỗ tai bởi nhiều người thường có tâm lý chủ quan rằng bấm đâu chả được miễn sao đẹp là được. Đó là một trong những suy nghĩ sai lầm cực kỳ nguy hiểm.

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở bấm khuyên tai tự phát mọc lên ngay cả những người bán hàng rong cũng có thể thực hiện mà không hề có việc khử trùng sau mỗi lần bấm. Vì vậy, cân nhắc tìm một địa điểm bấm lỗ tai là một trong những điểm chú ý đầu tiên. Đặc biệt, bạn muốn bấm tại những vị trí khá là nguy hiểm như phần sụn tại. Nên hỏi kỹ những địa điểm uy tín, được cấp phép và có kinh nghiệm trong việc bấm khuyên tai.


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo16


Sau bao lâu thì vết bấm sẽ lành?


Vấn đề này còn tùy thuộc vào cơ thể của mỗi người và độ tuổi bấm lỗ tai cũng như vị trí bạn chọn bấm khuyên tai và việc chăm sóc của bạn.

Với những phần thùy tai thì mất khoảng 3 – 5 tuần là xong nhưng với các phần khác như phần sụn tai thì mất nhiều thời gian hơn khoảng 3 – 6 tháng. Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ càng chọn vị trí trước khi bấm lỗ tai.

Sau khi bấm lỗ tai xong cần lưu ý những gì?

Để vết bấm nhanh lành sau khi bấm thì cần chăm sóc vệ sinh kỹ càng sau khi bấm khuyên tai. Việc vệ sinh khá đơn giản bạn chỉ cần thực hiện những bước sau:

  1. Trước khi vệ sinh vết bấm cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng.
  2. Sử dụng oxy già hoặc các chất vệ sinh vết thương khác.
  3. Sau khi vệ sinh cần thấm khô vết bấm bằng bông y tế.
  4. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước muối pha loãng xung quanh vết bấm.

Sau khi bấm, nên chọn đeo những loại khuyên tai không rỉ và không tháo hoa tai khi vết bấm chưa hết sưng. Trong quá trình sau khi bấm, cần nên kiêng ăn một số thức ăn dễ gây mưng vết thương như gạo nếp, thịt gà, rau muống… Thời gian kiêng ăn những thức ăn này còn tùy thuộc vào khả năng mau lành vết thương hay không của từng người.

Trên đây là những điều cần chú ý khi bấm lỗ tai cho những ai muốn làm đẹp với những phụ kiện thời trang gắn trên đôi tai của mình. Hy vọng rằng với những thông tin này, bạn đọc có thể hiểu thêm về việc bấm lỗ tai sao cho an toàn và đẹp nhất. Chúc bạn thành công!


Theo Kiwi Ngô Mai Trang
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Vị trí xỏ khuyên tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 08:22

Các vị trí xỏ khuyên tai

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo17

(Hình sưu tầm)
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 16:18

Trà Mi đã viết:
Các vị trí xỏ khuyên tai

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo17

(Hình sưu tầm)
Ngày trước lớp T có 1 nam sinh, xỏ tai, tóc ko húi cua mà cứ dài dài, bị bạn bè  ghẹo hoài, méc T , T bảo tại em, đừng đeo bông tai nữa, hớt ngắn tóc đi , thằng nhóc nói cô ơi, em có nỗi niêm khó nói lắm cô ơi , thông báo phụ huynh đừng cho bé để tóc dài, vi phạm nội quy cũng ko nghe phản hôi, qua tết, thằng bé thành soái ca, hỏi thì biết nỗi niềm là khó nuôi , phải xỏ tai , tóc dài, may mà ko mặc váy , hủ tục tỷ hở
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 12 Jun 2019, 20:30

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
Các vị trí xỏ khuyên tai

Chiện bấm lỗ tai Bam-lo17

(Hình sưu tầm)
Ngày trước lớp T có 1 nam sinh, xỏ tai, tóc ko húi cua mà cứ dài dài, bị bạn bè  ghẹo hoài, méc T , T bảo tại em, đừng đeo bông tai nữa, hớt ngắn tóc đi , thằng nhóc nói cô ơi, em có nỗi niêm khó nói lắm cô ơi , thông báo phụ huynh đừng cho bé để tóc dài, vi phạm nội quy cũng ko nghe phản hôi, qua tết, thằng bé thành soái ca, hỏi thì biết nỗi niềm là khó nuôi , phải xỏ tai , tóc dài, may mà ko mặc váy , hủ tục tỷ hở

Có cái tai mờ đục lung tung cả. Tội nghiệp lol2
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Xỏ tai    Chiện bấm lỗ tai I_icon13Thu 13 Jun 2019, 07:09

Xỏ tai

Suốt cả tháng nay, ngày nào mẹ cũng cằn nhằn tôi về cái vụ xỏ lỗ tai. Khoan hiểu nhầm nhé! Tôi chẳng phải hư đốn hay tỏ ra mình là dân chơi với ba, bốn cái lỗ nằm xếp hàng trên tai đâu. Mà chẳng qua là tôi đã làm cho nó ngày càng nhỏ và có nguy cơ bị bít luôn chỉ vì không chịu đeo bông tai.

Mấy năm qua, tôi sống rất thoải mái với đôi tai không có bông. Chuyện nhỏ như con thỏ đâu có làm phiền đến ai. Cũng chẳng ai bắt buộc con gái phải đeo hoa tai cả. Nhưng không ngờ, chỉ còn hai tháng nữa là đến đám cưới của tôi thì sự việc trở nên rắc rối. Trong lúc gia đình họp mặt, vui vẻ bàn về đám cưới của tôi thì nhỏ em phán một câu làm cả nhà sững sờ: “Bữa đó, chị Hai chắc không lấy bông của má chồng đâu vì chỉ đâu có đeo bông?”. Ngay lập tức, cả nhà đều quay qua nhìn tôi và cô dì xúm lại kéo tai tôi giãn ra để nhìn cho rõ. Sau một hồi ngắm nghía, mấy bà lắc đầu tiếc rẻ: “Bít rồi!”.

Khỏi phải nói là mẹ tôi giận đến mức nào. Bà la tôi suốt buổi tối hôm đó. Bà nói, trong ngày cưới con dâu được mẹ chồng đeo bông là hạnh phúc nhất đời, có người muốn cũng không được trong khi tôi thì tự dưng làm cho mình không được đeo bông. Bà không ngờ tôi lại làm một chuyện dại dột. Bà bắt tôi phải xỏ lỗ tai lại, làm sao thì làm ngày đó cô dâu phải đeo được bông. Thấy mẹ nói phải nhưng nghĩ tới cảnh phải chịu đau là tôi không chịu được nên cứ hẹn lần hẹn lữa.

Vào một buổi sáng đẹp trời, thấy không thể nói thêm lời nào, mẹ và các dì cùng nhau… đè tôi xuống xỏ lỗ tai. Tôi đau đến ứa nước mắt. Một phần vì tai đã bị bít lỗ, một phần vì cọng chiếu quá bự nên sau khi đeo xong, tai tôi sưng đỏ suốt mấy ngày liền. Thật không ngờ, chuyện tưởng nhỏ nhưng lại không nhỏ. Sau này nếu có con gái chắc chắn tôi sẽ luôn để ý không cho nó tháo bông ra cho đến khi nó lấy chồng.

(Bút Nam - Thanh Niên)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: xỏ lỗ tai bằng kim chỉ   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Thu 13 Jun 2019, 07:24

Cách xỏ lỗ tai bằng kim chỉ không đau chút nào

Hiện nay, trên thị trường đại đa số mọi người sử dụng súng để bấm lỗ tai vì nó rất nhanh, rẻ và phổ biến. Bạn rất dễ dàng tìm được nơi bấm khuyên từ người bán hàng rong cho đến các cửa hàng vàng bạc đều sẵn có dịch vụ tiện ích này. Bấm lỗ tai tốt là thế, ưu việt, đơn giản là vậy, nhưng nếu được, các bạn nên chọn xỏ lỗ tai bằng kim chỉ, một cách truyền thống nhưng có nhiều ưu điểm hơn so với súng bấm.

1. Về độ đau

Khi bạn dùng súng bấm thì tốc độ bấm rất nhanh nhưng chính điều này sẽ tác động mạnh, trực tiếp lên các mô da, vì thế nó sẽ đau hơn bạn nghĩ đó. Dù rằng chỉ cần đặt súng vào vị trí cần bấm và bóp cò, chỉ một giây là xong, nhưng "niềm đau" cũng kéo dài khá lâu. Nhưng xỏ lỗ tai bằng kim có đau không? Đây là nỗi niềm chung của rất nhiều người! Khi dùng kim chỉ thì thời gian xỏ sẽ lâu hơn một chút nhưng đánh đổi lại cách này sẽ mang đến cho bạn "nỗi đau kiến cắn" chỉ giống như bạn đi tiêm mà thôi, cơn đau rất nhẹ nhàng.

Chiện bấm lỗ tai Xo-lo-10

Chỉ một cây kim nhỏ như thế này, chỉ và dầu khuynh diệp bạn đã có thể tự xỏ lỗ tai bằng kim không đau rồi.

2. Về độ an toàn


Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì chỉ cần một bộ súng bấm khoảng 200.000 nghìn là bạn đã có thể hành nghề bấm lỗ tai. Mỗi lần bấm chỉ rơi vào khoảng hơn 10.000 nghìn một lỗ bấm mà thôi, thời gian chỉ mất một và giây, rất nhanh. Đó là lý do vì sao giới trẻ vẫn thích bấm hơn xỏ lỗ tai bằng kim chỉ. Nhưng không phải cơ sở nào cũng đáp ứng đủ yêu cầu vệ sinh, an toàn trước, trong và sau khi bấm, bạn có thể dễ dàng quan sát được điều này: không vệ sinh dụng cụ bấm, không đeo găng tay khi hành nghề, sử dụng khuyên bấm kim loại, kim bấm sử dụng nhiều lần... Đó là lý do vì sao rất nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng tiền mất tật mang, mang bệnh vào người từ những nơi bấm khuyên không đảm bảo như thế này. Bạn cũng cần lưu ý thêm vì súng bấm có rất nhiều chi tiết, nên để có thể vệ sinh từng ngóc ngách, chi tiết là điều không phải ai cũng làm thường xuyên vì thế các bạn chỉ nên chọn bấm lỗ tai đẹp ở địa chỉ uy tín, tốt, lâu năm và an toàn. Trước khi xỏ lỗ tai hãy quan sát kỹ cách họ làm, vì nếu thấy không đảm bảo an toàn thì bạn nên nhanh chóng rút lui và tìm địa chỉ khác.

Chiện bấm lỗ tai Xo-lo-11

Xỏ lỗ tai bằng kim chỉ theo cách truyền thống vẫn luôn là cách làm an toàn

Còn khi xỏ lỗ tai bằng kim thì dụng cụ cũng rất đơn giản, sẵn có trong nhà. Đặc biệt khâu vệ sinh dụng cụ diễn ra rất nhanh và an toàn, chỉ cần một cây kim được hơ qua lửa sau đó xỏ chỉ qua, để bớt đau thì sử dụng thêm dầu khuynh diệp, các này rất đơn giản và cực kỳ an toàn. Bạn hoàn toàn có thể tự mình làm, bởi nó chỉ đau như vết kiến cắn, cơn đau không kéo dài lâu vì nó không làm tổn hại nhiều đến mô da.

3. Cách thực hiện xỏ lỗ tai bằng kim


Bước 1: Hơ cây kim qua lửa, hơ cả hai đầu.

Bước 2: Lấy chỉ ra xỏ vào kim, bạn nên gập đôi, để tạo độ dày, dày một chút vì nếu chỉ quá mỏng sẽ khiến lỗ tai nhỏ không đeo được hoa tai)

Bước 3: Sau đó dùng dầu nóng( nên là dầu khuynh diệp vì dầu gió khá là nóng) thấm đều vào cọng chỉ, dùng một chút dầu bôi xung quanh chỗ cần xỏ.

Bước 4: Bước tiếp theo là xác định vị trí cần xỏ và đâm mạnh cây kim vào vị trí đó, vì càng làm nhẹ tay thì chỉ khiến bạn đau hơn mà thôi.

Bước 5: Cũng là bước cuối cùng, sau khi đã xỏ chỉ qua lỗ tai thì bạn buộc lại, cắt phần chỉ thừa và để nguyên sợi chỉ đó sau khoảng 1 tuần, tháo ra và có thể sử dụng cuốn chiếu hoặc hoa tai nụ bạc nhỏ đeo vào, sau khoảng 1 tháng khi vết bấm đã lành thì có thể bỏ ra đeo đôi hoa tai đẹp mà mình thích nhé.

Chiện bấm lỗ tai Xo-lo-10

Sau khoảng 1 tháng là bạn có thể đeo những đôi hoa tai mà mình thích rồi

Nhiều bạn trẻ băn khoăn khi xỏ lỗ tai bằng kim chỉ có chảy máu không? Vì vị trí tác động rất nhỏ nên tùy vào từng cơ địa của mỗi người cũng như cách thức thực hiện mà có chảy máu hay không. Hãy làm thật mạnh tay đừng run sợ vì càng run thì lại càng đau và rất dễ bị đâm nhầm. Hy vọng với bài chia sẻ này từ Trang Sức Bạc Ngọc Tuấn, các bạn sẽ tự tin hơn khi xỏ khuyên tai bằng kim chỉ. Chúc các bạn may mắn nhé!

(Theo Bạc Ngọc Tuấn)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7112
Registration date : 01/04/2011

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Wed 26 Jun 2019, 11:45

Nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh

Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp quen thuộc với tất cả chúng ta, không chỉ dành cho phái đẹp mà các đấng mày râu cũng rất ưa thích. Tuy nhiên cũng không nên quá coi nhẹ khi quyết định bấm lỗ tai. Bài viết sau đây Eropi sẽ tổng hợp các vấn đề cần lưu ý dành cho những người chuẩn bị bấm lỗ tai để các bạn có được diện mạo hoàn hảo mà an toàn cho sức khỏe.

Bấm lỗ tai ở những vị trí nào?


Từ trước đến giờ chúng ta thường quen với việc bấm lỗ tai tại vị trí dái tai, là vị trí đơn giản, ít đau và nhanh lành nhất. Tuy nhiên, các bạn trẻ ngày nay lại mang tư duy làm đẹp phóng khoáng hơn hẳn với trào lưu bấm lỗ ở nhiều vị trí khác nhau và số lượng lỗ bấm cũng không dừng lại ở 1 hay 2 mà còn hơn thế. Dưới đây là 13 vị trí bấm lỗ tai phổ biến nhất hiện nay:


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo20

Mô phỏng 13 vị trí bấm lỗ tai được ưa chuộng hiện nay.



1, Bấm lỗ đơn - Lobe (dái tai): Chắc sẽ không cần phải nói quá nhiều về vị trí này nữa đúng không nào. Gần như cô nàng nào cũng có 1 lỗ bấm đơn trên dái tai.

2, Bấm lỗ đúp – Upper Lobe (dái tai trên): Bấm 2 lỗ, 1 lỗ tại dái tai như thông thường còn 1 lỗ ngay sát phía trên, gần chạm vào phần sụn. Khi diện khuyên tai sẽ diện 2 loại khác nhau sao cho hài hòa ấn tượng.

3, Bấm lỗ Inner Conch (xoắn tai trong)

4, Bấm lỗ Orbital Conch (xoắn tai vòng)

5, Bấm lỗ Snug (đối nhĩ luân): Vị trí này gần như là ở vành tai giữa, sụn khá dày và sẽ mất từ 3 đến 6 tháng để lành.

6, Bấm lỗ Helix (vành tai, nhĩ luân): Đây là kiểu bấm lỗ từng làm mưa làm gió những năm cuối của thập niên 90, trở thành một xu hướng cực hot với giới trẻ. Lỗ Helix được bấm ngay mặt ngoài của vành tai trên, tương đối đau và mất từ 3 đến 6 tháng để lành. Đây cũng là vị trí trú ngụ nhiều bụi bẩn vi khuẩn nên cần vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.

7, Forward Helix (đầu vành tai)

8, Bấm lỗ ngang – Scaffold/Industrial: Đây chắc hẳn là kiểu bấm lỗ tai tạo được hiệu ứng thị giác mạnh nhất, rất dữ dội và cũng rất quyến rũ. Cần bấm cùng lúc hai lỗ tại vành tai trên, sử dụng các mẫu khuyên cá tính có dạng mũi tên vắt ngang qua.

9, Bấm lỗ Rook (trụ đối nhĩ luân): Đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật và tay nghề thợ bấm phải dày dạn kinh nghiệm. Bởi quá trình bấm lỗ Rook diễn ra trên hai phần sụn khác nhau, mặt trên và mặt dưới bên trong tai. Về mặt thẩm mỹ thì không có gì phải bàn cãi nữa cả, trông cực kỳ thu hút và cá tính, tuy nhiên nếu có ý định bấm lỗ Rook thì nên chuẩn bị tâm lý trước là nó sẽ rất đau.

10, Bấm lỗ Tragus (mấu tai, bình nhĩ)

11, Bấm lỗ Anti – tragus (mấu đối, đối bình nhĩ)

12, Bấm lỗ Daith (trụ nhĩ luân): Lỗ Daith nhìn thôi đã thấy ngầu rồi, nhưng nó lại không dành cho những kẻ nhát gan bởi bấm ở vị trí này khá đau, cần ít nhất là 3 tháng đến 6 tháng mới hoàn toàn lành. Kỹ thuật xỏ lỗ Daith là xuyên qua phần sụn sâu nhất nơi khởi đầu của vành tai.

13, Bấm lỗ đúp ngược – Transverse Lobe (thuỳ ngang): Là cùng lúc bấm 2 lỗ tai ở phần dưới dái tai. Đây là vị trí khá bít, đọng bụi bẩn nên đòi hỏi phải vệ sinh cẩn thận và đúng cách. Vết bấm cần kha khá thời gian để lành.


Một số hình ảnh thực tế của các vị trí bấm lỗ tai.



Chiện bấm lỗ tai Bam-lo18            Chiện bấm lỗ tai Bam-lo19


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo21            Chiện bấm lỗ tai Bam-lo22


Khoảng bao lâu vết bấm sẽ lành?

Không có câu trả lời chính xác nhất cho tất cả mọi người về thời gian lành của vết bấm. Nó phụ thuộc vào vị trí bấm, độ tuổi, cách thức chăm sóc vệ sinh, độ dày của sụn hay cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, đối với dái tai thời gian trung bình để vết bấm có thể lành từ 6 đến 8 tuần, nhanh nhất trong các vị trí. Các vị trí còn lại, đặc biệt là khi chạm vào sụn thì thời gian trung bình rơi vào 3 đến 9 tháng. Một vết bấm được coi là lành hẳn khi bạn không còn cảm giác đau, không sưng và ửng đỏ, không rỉ nước. Nếu sau những khoảng thời gian này mà vết bấm vẫn chưa lành thì nên chú ý theo dõi đề phòng.

Chăm sóc vết bấm như thế nào?


Bấm lỗ tai là một thủ thuật làm đẹp, có can thiệp đến cấu trúc của các mô sụn nâng đỡ ở tai nên nó cũng cần phải có những phương pháp và nguyên tắc chăm sóc vết bấm như chăm sóc vết thương. Vừa để rút ngắn thời gian lành của vết bấm vừa để tránh các biến chứng không đáng có ảnh hưởng đến cả sức khỏe và nhan sắc.

-  Rửa tay thật sạch trước khi vệ sinh vết bấm.

-  Vệ sinh vết bấm bằng nước ấm, dung dịch xà phòng tiệt trùng hoặc oxy già. Cũng có thể dùng nước muối pha loãng lau xung quanh vết.

-  Nên dùng bông y tế. Động tác thật nhẹ nhàng cẩn thận.

Cần chú ý những gì khi bấm lỗ tai?


-  Không dùng cồn để vệ sinh vết bấm, dù cồn có chức năng sát khuẩn nhưng nó lại làm khô da nứt nẻ dẫn đến chảy máu.

-  Kiên trì vệ sinh, không bỏ dở giữa chừng, ngay cả khi vết bấm đã lành vẫn nên duy trì thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để cơ thể thích ứng tốt hơn.

-  Để lỗ bấm không bị “tịt”, sau khi bấm phải đeo khuyên tai liên tục hoặc một vật tương tự từ 6 – 8 tuần, chất liệu không rỉ. Mỗi ngày thực hiện xoay khuyên nhẹ nhàng từ 1 – 2 lần, không quá nhiều và quá mạnh.

-  Bạn nữ hạn chế để tóc chạm vào vết bấm, nên che chắn vết bấm khỏi bụi bẩn hoặc các tác động trực tiếp từ bên ngoài.

-  Lựa chọn cơ sở có uy tín để thực hiện.

-  Nếu gặp biến chứng bất thường không tự ý xử lý mà nên đến gặp bác sỹ hoặc quay lại cơ sở đã làm để xin tư vấn và hướng giải quyết.

Bấm lỗ tai có nguy hiểm không?

Các biến chứng sau khi bấm lỗ tai thực tế đã từng xảy ra, nhưng để khẳng định bấm lỗ tai có nguy hiểm hay không thì chưa chắc. Bởi như đã nói ở trên, nó phụ thuộc chặt chẽ vào vị trí, độ tuổi, cách thức chăm sóc cũng như là cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, theo các bác sỹ thì vị trí dái tai luôn an toàn hơn các vị trí liên quan đến sụn. Đơn giản vì thời gian lành vết bấm ở dái tai càng nhanh thì nguy cơ nhiễm khuẩn càng ít.


Chiện bấm lỗ tai Bam-lo23


Vùng dái tai và cận kề nó được coi là vùng an toàn nhất để bấm lỗ tai.


Mong rằng bài viết trên đây của Eropi sẽ giúp các bạn nằm lòng bí quyết để bấm lỗ tai vừa an toàn vừa sang chảnh.

(Theo EROPI)
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4777
Registration date : 23/03/2013

Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13Fri 13 May 2022, 08:46

PN đến giờ cũng không bấm lỗ tai, và chắc chắn cả đời không có lỗ tai luôn. Cũng chỉ vì nhát, sợ đau mà không bấm lỗ tai. Hồi còn bé thấy chúng bạn được bấm lỗ tai, đứa nào cũng bị nhiễm trùng sưng tấy, làm mủ, nước vàng chảy dầm dề, ruồi bay vo ve. Có đứa còn bị ruồi đẻ trứng vào đó rồi nở thành con giòi bò lúc nhúc. Ghê chết. Giờ kể lại vẫn thấy rùng mình. Tại hồi đó ở nhà quê đâu có bà mẹ nào biết khử trùng dái tai trước khi xỏ lỗ tai cho con đâu. Có bà lấy cái kim khâu, có bà bẻ cái gai bưởi. Cả tay cả kim cả gai cũng đều không được khử trùng. Đến khi cái dái tai nhiễm trùng thì mặc kệ tự khỏi, nặng quá thì nghiền viên thuốc gì đấy màu trắng rắc vào. Nặng nữa mới đưa lên trạm xá. Thấy mụ nhất định không bấm lỗ tai, mọi người doạ không có lỗ tai khi chết đỉa nó bám đầy tai đấy. Mụ nghĩ chết rồi thì biết gì mà sợ. Bây giờ còn sống nhăn mới sợ chứ. Cũng hên là giờ mà die là con nó mang xác đi thiêu rùi. Sạch sẽ, chả sợ đỉa bám tai. Nhưng không có lỗ tai có cái thiệt là không có chỗ đeo bông tai làm đẹp :tongue:. Mụ mua đôi bông tai có cái kẹp, khi nào cần thì kẹp vô, xong lại tháo ra cất đi. Giờ đi làm đi thể dục đi ngắm cảnh có đeo trang sức cũng nguy hiểm phết. Cách đây mấy tháng bà tổ trưởng tổ dân phố chỗ PN đi bộ trên đường bị hai thanh niên giật dây chuyền. Bả bị ngã dập xương hông. Dây chuyền không mất nhưng người phải bó bột cả một cái chân bên phải suốt từ hông tới ngón chân.
Nằm một chỗ hai tháng, tập đi hai tháng nữa. Tốn kém gấp trăm lần giá trị cái dây chuyền.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chiện bấm lỗ tai Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chiện bấm lỗ tai   Chiện bấm lỗ tai I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chiện bấm lỗ tai
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Lý Chiều Chiều - Thanh Thuỷ, Lương Tuấn
» Những chiếc ô 'cuốn theo chiều gió'
» CHIỀU QUÊ (Chiếu Sông Quê)
» Cánh gà ngâm sữa chiên giòn
» Hình Tự Chụp + tự Vẽ và Sưu Tầm lắp ghép
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: GÓC BẠN GÁI :: Làm đẹp-