Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Mái Nhà Chung by mytutru Yesterday at 23:18

EM CHIM HÁT HAY QUÁ by mytutru Yesterday at 21:55

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:17

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Lời muốn nói by Tú_Yên tv Yesterday at 12:37

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 08 May 2024, 11:15

Một thoáng mây bay 13 by Ai Hoa Wed 08 May 2024, 10:00

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Tue 07 May 2024, 23:54

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Tue 07 May 2024, 08:05

Cột đồng chưa xanh (2) by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:42

Chết rồi! by Ai Hoa Mon 06 May 2024, 11:31

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Sun 05 May 2024, 11:06

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 19:13

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 03 May 2024, 06:36

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Wed 01 May 2024, 21:49

7 chữ by Tinh Hoa Tue 30 Apr 2024, 10:59

5 chữ by Tinh Hoa Sun 28 Apr 2024, 22:27

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Empty
Bài gửiTiêu đề: Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương    Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  I_icon13Tue 27 Oct 2020, 11:26

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  38fa4711

Biết Phòng Bệnh
---
NGƯỜI EM TRAI MÁCH
(Cách Dung Hòa Thức Ăn)
-
1) TIM = Hoả = Đắng => Ưng đắng như: Tim sen, trái khổ qua.v.v..
2) GAN = Mộc = Chua => Ưng chua .. Như trái chanh, me..v.v..
3) PHỔI = Kim = Cay => Ưng vỏ quít, gừng .. v.v..
4) THẬN = Thuỷ => Ưng Muối ..
5) BAO TỬ =Thổ => Ưng Ngọt như cam thảo, đường.v.v..
-
GIẢI THÍCH:
-
Cay - Mặn - Ngọt : => Dương
Đắng - Chua - Chát: => Âm.
-
* Một Âm phải đi với một Dương.
Bài Viết này làm thông tin cho mọi người cùng hiểu, biết tránh mà xử dụng thực phẩm cho đúng cách..
* Biết dung hoà thức ăn hay thuốc uống, để không bị đau ốm vì không biết mà phạm phải sai lầm..
- Khi đau biết dùng thuốc, vì lợi cho điểm này nhưng hại ở điểm khác, biết đau do đâu mà đau..
- Mỗi một bộ phận như một đứa con, người nuôi nó mà không cho nó ăn thì nó sẽ èo uột, đói khát..
- Chăm đứa này quá mà quên đứa kia, nó sẽ giận hờn ngay, vì vậy người nuôi nó phải biết chăm sóc cho đồng đều, thì tất cả mới khoẻ mạnh được
-
Ông bà có câu: Biết vẫn hơn không.
-
Thuốc Đông Y..
Và những thứ cần biết như sau:
-
1) Bệnh Ghẻ và những vết thương ngoài da "Kị" Ngọt = ĐƯỜNG
2) Bệnh Gãy Xương "Kị" Đắng
3) Bệnh Đau Gân - Khớp "Kị" Chua
4) Bệnh Chảy Máu (Máu loảng) "Kị" Mặn = Muối
* Có những điều đặc biệt nên LƯU Ý:
- a) Khi bị ĐỨT TAY máu chảy tuyệt đối không được rửa nước, để dính nước vào..
- Các bạn lấy dúm đường trắng rắc vào vết thương, rồi băng kín chỗ vết thương
Qua một đêm, vết thương sẽ lành lặn, không đau, không dấu vết bị thương.
- b) Bị té bầm Da..
Lấy trái chanh vắt lấy nước cốt, cho mấy muỗng múi vào hòa tan,
- Dùng nước múi chanh này, xoa chà vào chỗ da bị bầm.. Vài phút máu bầm tan biến hết
Làn da sẽ trở lại bình thường ngay..
-
Ăn phải biết dung hoà thức ăn thì không sao, tức là không ăn 1 thứ quá nhiều...! Lưu ý cẩn trọng
----
TKN Đào Liên
---------
Ghi Chú :
Bài này sư viết ra để mọi người biết
Nhưng kết hợp lời dặn của cậu em trai
Em trai tuy không Tu như sư ..
Nhưng từ lúc còn rất nhỏ
Đã có những kiến thức (Trí tuệ) hơn người..
Em trai từng dặn sư như sau:
Tâm phải luôn tập định tĩnh ..
Đừng để tâm động vì Động là Đổi đó chị..
Lúc nhỏ sư nghe nhưng hiểu cạn..
Sau này đi xuất gia, được 1 Năm sư mới ngộ ra lời dặn hữu ích của em.. Chữ động ở đây có hai ý ...!
1) Động lành là phước trổ
2) Động dữ là nghiệp trổ
* Động lành = Thiện -> do phước có sẵn.. Báo cho biết Niềm vui sắp đến trong tâm khởi niềm vui...
* Động dữ = Bất thiện -> Do nghiệp đến đòi (Nghiệp = Nợ) Do chúng ta vô tình hay cố ý..
- Đem đến những chuyện ngoài ý muốn
- Khiến trong lòng nổi giận
1*  ta nổi giận do tiếp xúc
2*  người nổi giận với ta
3* nhìn thấy,  nghe biết, xúc chạm mà nổi giận..
Cũng là ĐỘNG..
ĐỘNG do không kiềm chế được bản thân mình.!
* Động = Biến Đổi, chuyển đổi theo nghiệp duyên..
- Động cộng với phước hay tội mà sinh khổ <-> vui
* Vì vậy tâm người có Tu, biết Tu, luôn giữ chánh niệm, không động
- Bởi vì buồn - vui đều không thật..
- Người trong buồn hay vui thì không định, mà không định thì trí tuệ không sanh -
Sư làm bài thơ Sống nhờ hiểu được ý của em trai dặn lúc còn nhỏ...
Mô Phật 👍💖🙏💖👍

-


Được sửa bởi mytutru ngày Thu 16 Sep 2021, 18:45; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương    Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  I_icon13Tue 03 Nov 2020, 21:50

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Ngu-ta10



BÍ QUYẾT VẬN DỤNG GIA VỊ
(Bồi Bổ Cho Ngũ Tạng)
---
Bí quyết vận dụng “mặn, ngọt, chua, cay, đắng” để bồi bổ ngũ tạng theo Đông y
Đông y cho rằng ngũ vị theo thứ tự đối ứng với ngũ tạng của cơ thể, lượng thích hợp có tác dụng bổ ích, quá nhiều lại có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
-
Sách cổ điển Trung y có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ.
(Ảnh sưu tầm từ Internet)
Sách Trung y Hoàng Đế nội kinh, phần Tố vấn, chương Tuyên minh ngũ khí có viết: Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ.
Mà trong Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận nhấn mạnh: Ngũ vị không được thiên lệch, chua nhiều thương tỳ, đắng nhiều thương phế, cay nhiều thương can, ngọt nhiều thương thận, mặn nhiều thương tâm.
Do vậy, ngũ vị lượng thích hợp có tác dụng bổ ích đối với ngũ tạng, quá lượng thì có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
1. Đắng nhiều thương phế
-
Vị đắng, ví như ăn mướp đắng, tâm sen… có ích cho tâm, có thể thanh nhiệt tả hỏa, trị chứng mất ngủ, bồn chồn … do tâm hỏa vượng. Nhưng đắng nhiều lại có thể thương phế. Đắng quá độ có thể tạo thành tâm hỏa quá vượng, mà khắc chế phế khí.
Do đó khi chúng ta ăn vào quá nhều đồ có vị đắng, thì có thể tổn thương chức năng phế.
Mà phế chủ bì (da) mao (lông), ăn vị đắng quá nhiều, da có thể mất đi độ bóng, da khô mà lông tóc dễ bị rụng. Nếu bạn là người biểu hiện phế khí hư dễ cảm mạo, ho, ho có đờm… cần hạn chế thức ăn vị đắng.
2. Cay nhiều thương can
Cay vào phế, thường ăn thực phẩm vị cay hành, gừng, tỏi… có thể phát tán phong hàn, hành khí chỉ thống, có ích tuyên tiết phế khí, phòng trừ ngoại tà phạm phế.
-
Nhưng cay nhiều dễ thương can.
Ăn quá nhiều thực phẩm vị cay dễ dẫn tới phế khí thiên thắng, khắc phạt tạng can.
Ăn nhiều cay, thì co quắp mà móng khô, can tàng huyết, chủ cân (gân), vị cay quá nhiều, có thể dẫn tới sự đàn hồi của gân bị giảm, huyết không đến được đầu móng, thì dễ bị giòn, dễ gãy, cũng có thể ảnh hưởng huyết dịch lưu thông.
Do đó, người bị triệu chứng can hư thường xuyên thị váng đầu hoa mắt, sắc mặt nhợt… nên ít ăn cay.
3. Chua nhiều thương tỳ
Vị chua có thể bổ can, ví dụ như mơ, sơn tra, cam… vốn có tác dụng thu liễm, cố sáp, có thể khắc chế can hỏa, bổ can âm.
Nhưng cam chua thương tỳ.
Nhiều thực phẩm chua quá có thể dẫn tới can khí vượng, khắc phạm tỳ vị, dẫn đến chức năng tỳ vị mất điều hòa.
Ăn nhiều chua, thịt chai da nhăn môi khô, tỳ chủ cơ nhục, vinh nhuận ra môi.
- Do đó, người triệu chứng tỳ hư chức năng tiêu hóa không tốt, ăn xong bụng chướng, đại tiện nát, nói tiếng bé khẽ khó nghe… cần chú ý ít ăn đồ chua.
-
4. Mặn nhiều thương tâm
Vị mặn có thể bổ thận, thực phẩm vị mặn là chỉ thực phẩm tươi mặn tự nhiên như rong biển, hải tảo, tảo bẹ, cua… mà không phải là ăn nhiều muối, chúng tương thông với thận khí, có thể tư dưỡng thận tinh, nhuyễn kiên tan kết.
Nhưng mặn nhiều thương tâm.
Ăn nhiều mặn, thì mạch ngưng trệ mà biến sắc, tâm chủ huyết, chức năng đó mà không đủ có thể làm cho huyết mạch ngưng tụ, sắc mặt chuyển đen.
- Vị mặn ăn nhiều có thể tạo thành thận khí quá thịnh mà khắc chế tâm khí, tổn thương chức năng tim.
Người có vấn đề như hồi hộp, đoản khí, đau ngực… nhất định phải ăn ít mặn.
-
5. Ngọt nhiều thương thận
Vị ngọt có thể bổ tỳ, thực phẩm vị ngọt như hoài sơn (củ mài), bí ngô, cơm, khoai lang… là bổ dưỡng khí huyết, trợ thủ điều hòa tỳ vị.
Nhưng ngọt nhiều cũng thương thận, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận.
Ăn nhiều ngọt, thì xương đau mà tóc rụng, thận chủ cốt tàng tinh, vinh nhuận ra tóc, do đó đồ ngọt nếu ăn nhiều thì có thể đầu tóc mất đi độ bóng, rụng.
Người triệu chứng thận hư thường xuyên đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai… cần khống chế lượng đồ ngọt ăn vào.
----
Theo Đại Kỷ Nguyên VN
---------




Được sửa bởi mytutru ngày Thu 16 Sep 2021, 18:49; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11179
Registration date : 08/08/2009

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Empty
Bài gửiTiêu đề: Lục Phủ Ngũ Tạng    Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  I_icon13Tue 03 Nov 2020, 22:07

Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Ngu-ta11


"LỤC PHỦ NGŨ TẠNG" là:
Một cụm từ rất quen thuộc với tất cả chúng ta.
Căn cứ vào hoạt động của cơ thể,
- người xưa qui nạp thành những nhóm chức năng khác nhau.
Nhóm chức năng có nhiệm vụ chứa đựng,
- chuyển hoá gọi là Tạng.
Nhóm chức năng có nhiệm vụ thu nạp
- và chuyễn vận gọi là Phủ.
I. Tổng quan
-
1. NGŨ TẠNG:
Tạng là các bộ phận cơ thể có nhiệm vụ:
-  chuyển hoá và tàng trữ tinh, khí, thần, huyết, tân, dịch.
Có 5 tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận.
-
Tâm ý chỉ tim
Can ý chỉ gan
Tỳ ý chỉ lá lách
Phế ý chỉ phổi
Thận là hai quả thận (cật).
-
2. LỤC PHỦ:
Phủ là các bộ phận của cơ thể có nhiệm vụ thu nạp,
- tiêu hoá, hấp thụ, chuyển vận các chất từ đồ ăn uống
- và bài tiết các chất cặn bã của cơ thể ra ngoài.
Có 6 phủ: đởm, vị, tiểu trường, đại trường, bàng quang và tam tiêu.
-
Đởm ý chỉ mật
Vị ý chỉ dạ dày
Tiểu Trường ý chỉ ruột non
Đại Trường ý chỉ ruột già
Bàng quang ý chỉ bọng đái
Tam tiêu:
- ý chỉ thượng tiêu, trung tiêu, và hạ tiêu.
Thượng tiêu là phần cuống họng trở lên,
- trung tiêu là phần giữa của dạ dày,
- và hạ tiêu phần cuống dưới của dạ dày.
3. Tạng phủ phân theo Ngũ hành
Ngũ tạng và Lục phủ của con người:
- cũng được phân ra theo Ngũ Hành:
-
KIM: Phổi, Ruột già.
THUỶ: Thận, Bàng quang.
MỘC: Gan, Mật
HỎA: Tim, Ruột non.
THỔ: Lá lách, Dạ dày.
-
Tạng phủ phân theo Ngũ hành
-
II. Vai trò của các TẠNG
1. TÂM:
Ðứng đầu các tạng phụ trách...
- về các hoạt động thần kinh như :
- Tư duy, trí nhớ, thông minh, khi có bệnh..
- thường hay hồi hợp, sợ hải, phiền loạn, hay quên .v.v.
-
Quan hệ với huyết mạch :
- Khi có bệnh sẽ sinh hiện tượng bần huyết,
- tóc khô, mạch yếu.
Khai khiếu ra lưỡi :
- Khi sốt cao lưỡi đỏ, Tâm huyết hư lưỡi nhạt màu.
Như vậy Tâm bao gồm một so hoạt động về tinh thần
- và tuần hoàn huyết mạch.
Khi có bệnh thường có các hội chứng sau:
* Tâm dương hư : Kinh khủng, hồi hô?, hay quên, tự hãn.
* Tâm âm hư : Mất ngũ, mộng mị, hồi hô?, lo sợ.
* Tâm nhiệt :
- Mắt đỏ, miệng khát, họng khô, lưỡi đỏ, nói nhảm.
Khi nói đến Tạng Tâm..
- vì là tạng đứng đầu mọi tạng
- nên có một tạng phụ bảo vệ nó gọi là Tâm Bào Lạc.
Các biểu hiện bệnh lý không khác gì Tạng Tâm.
-
2. CAN:
Thường chia hai loại:
* Can khí : Biểu hiện tình trạng hưng phấn,
- găng động, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt.
* Can huyết :
- Phụ trách các hoạt động về kinh nguyệt và sự nuôi dưỡng các cân cơ.. Quan hệ với cân:
- Bao gồm các hoạt động vận động,
- khi có bệnh run tay chân, teo cơ, cứng khớp, vận động đi lại khó khăn.
Khai khiếu ra mắt: mắt mờ, quáng gà, mắt sưng, nóng đỏ.
-
* Can âm hư: ( can huyết hư ) kinh nguyệt ít,
- móng tay, da khô, mắt mờ, gân thịt run giật co quắp.
-
* Can dương thịnh: nhức đầu, hoa mắt, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, hay cáu gắt
-
3. TỲ:
Phụ trách việc hấp thu đồ ăn và dinh dưỡng,
- phản ảnh hoạt động tiêu hoá từ miệng đến hậu môn.
Về sinh lý, bệnh lý..
-
Quan hệ với cơ nhục : Tỳ hư, ăn kém, sút cân, thịt mềm nhảo, cơ yếu.
- Khai khiếu ra môi miệng : Ăn không ngon, nôn mửa.
Chức năng nhiếp huyết :
- Chảy máu lâu ngày do Tỳ không nhiếp huyết.
* Tỳ hư :
Ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi,
- tiêu chảy kéo dài, cơ nhục mềm nhảo.
* Tỳ hư hàn:
- Đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, ợ hơi, tay chân lạnh.
-
4. PHẾ:
Phụ trách về hô hấp và sự khí hoá hoạt động toàn thân.
Quan hệ với bì phu thông ra mũi họng và thanh quản biểu hiện lâm sàng có các triệu chứng:
* Phế khí hư :
- thở nhanh nhỏ, yếu, nói nhỏ dễ ra mồ hôi sắc mặt trắng nhợt.
* Phế nhiệt : ho sốt, mạch nhanh, đờm đặc dính, lưỡi đỏ.
* Phế âm hư:
- ho khan, họng khô, khan tiếng lâu ngày,
- đạo hản, sốt âm triều nhiệt, khát nước.
-
5. THẬN:
Chia làm hai loại chủ đề về Thuỷ và Hoả:
Thận thuỷ hay Thận âm :
- thường biểu hiện quá trình ức chế.
Thường có các triệu chứng:
- mất ngủ, đau lưng, ù tai, ra mồ hôi trộm,
- nhức xương, sốt hâm hấp, cầu táo, tiểu đỏ.
* Thận hoả hay Thận dương:
- có những biểu hiện về hưng phấn.
* Nếu thận dương hư có các triệu chứng
- chân tay sợ lạnh, tiêu chảy kéo dài,
- mạch yếu, di tinh, hoạt tinh, liệt dương.
* Thận tàng tinh, chủ về sự phát dục cơ thể
- và hoạt động sinh dục nam:
Thận hư trẻ con chậm phát triển trí tuệ,
- chậm biết đi, chậm mọc răng,
Người lớn hoạt động sinh dục giảm,
- đau lưng, di tinh, liệt dương.
-
Quan hệ với xương tuỷ, khai khiếu ra tai:
Thận hư thường đau lưng, nhức mỏi, ù tai.
-
Trên lâm sàng thường có hội chứng sau:
* Thận âm hư:
- họng khô,răng đau nhức lung lay,
- tai ù, hoa mắt, mất ngủ, nhức xương, đạo hản.
Tinh thần ức chế.
-
* Thận dương hư:
- Đau lưng, lạnh cột sống, chân tay lạnh,
- hoạt tinh, liệt dương, ỉa chảy,
- tiểu đêm, tinh thần giảm hưng phấn.
-
III. Vai trò của các PHỦ
1. ÐỞM:
- Bài tiết ra chất mật.
- Chủ về sự quyết đoán và sự dũng cảm.
-
2. VỴ:
- Chứa đựng và nghiền nát thức ăn.
- Luôn có biểu hiện về bệnh lý ở răng miệng,
- sâu răng, hôi miệng, loét miệng thường do vị nhiệt.
-
3. TIỂU TRƯỜNG:
- Nhận thức ăn từ vị đưa xuống hấp thụ các chất tinh khiết
- biến thành huyết và tân dịch, dinh dưỡng các tạng, phủ,
- phân thanh giáng trọc,
- đưa các chất cặn bã xuống Ðại Trường và Bàng Quang.
-
4. ÐẠI TRƯỜNG:
Truyến đạo để bài tiết cặn bã.
5. BÀNG QUANG:
Tiếp với thận để bài tiết nước tiểu.
6. TAM TIÊU:
Là nhóm chức năng quan giữa các tạng,phủ trên và dưới với nhau.
Sự khí hoá tam tiêu được chia làm ba phần.
- Thượng tiêu : từ miệng đến tâm vị có các tạng Phế Tâm.
- Trung tiêu : Từ tâm vị đến hậu môn vị có tạng Tỳ.
- Hạ tiêu : Từ môn vị đến hậu môn có các tạng Can và Thận.
---------
Google..
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương    Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Biết Điều Tiết Các Cơ & Âm - Dương
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: GÓC BẠN GÁI-