Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Thu 25 Apr 2024, 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Thu 25 Apr 2024, 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next
Tác giảThông điệp
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐINH LIỆT   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 01:28

ĐINH LIỆT (? – 1471)


“Vận nước gặp cơn nguy biến,
đại họa thật khó lường. Kẻ
thần tử lập được công cao thì
việc báo đáp phải càng thêm hậu.
Đó là công luận, nào phải ơn riêng".

HOÀNG ĐẾ LÊ THÁNH TÔNG
(1460 - 1497)


Đinh Liệt người sách Thúy Cối (Lam Sơn, Thanh Hóa) em ruột của danh tướng Đinh Lễ. Hiện vẫn chưa rõ ông sinh vào năm nào. Đinh Liệt là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu. Khi Lê Lợi bắt đầu chuẩn bị dựng cờ cứu nước cứu dân, cùng với anh là Đinh Lễ và Đinh Bồ, ông đã nhiệt liệt hưởng ứng một cách rất tích cực. Đinh Liệt là một trong số 19 người tham dự Hội thề Lũng Nhai, và kể từ đó, ông là tướng tâm phúc của Lê Lợi.

Đi với Lê Lợi suốt cuộc trường chinh rộng rã đến hơn mười năm, Đinh Liệt đã tỏ rõ lòng trung thành tuyệt đối của mình, gian nan không quản ngại, thất bại chẳng sờn lòng, và càng chiến đấu, tài năng quân sự của ông càng không ngừng nảy nở, Đinh Liệt là một trong số rất ít những người dự Hội thề Lũng Nhai có may mắn được chứng kiến ngày đại thắng và đặc biệt là được chứng kiến ngày non nước thịnh trị, thái bình suốt nửa chặng đầu của thời Lê sơ.

Trước năm 1428, tên tuổi của Định Liệt nổi bật lên bởi hai trận đánh lớn. Một là trận Khả Lưu và hai là trận Chi Lăng - Xương Giang.

Từ cuối năm 1424, thực hiện chiến lược do tướng Nguyễn Chích khởi xướng, Lam Sơn bắt đầu tấn công vào Nghệ An. Để có thể chiếm được cả một vùng đất rộng dân đông như Nghệ An, hẳn nhiên là các nghĩa sĩ Lam Sơn phải chiến đấu rất nhiều trận quyết liệt, mà một trong những trận ấy là trận Khả Lưu.

Bấy giờ, Lam Sơn đã chiếm được châu Trà Lân và đang gấp rút chuẩn bị cho quân vây đánh thành Nghệ An. Nhưng, cũng đúng vào lúc ấy thì quân Minh bất ngờ kéo đến phản công.

Trước tình thế đó Lê Lợi quyết định đánh một trận thật lớn bằng cách mai phục ở đất hiểm. Tướng Đinh Lễ được phân công dẫn quân đến ém trước tại Khả Lưu. Tướng Đinh Liệt.(em của Đinh Lễ) thì đem hơn một ngàn quân, bí mật luồn xuống phía Đỗ Gia (nay là đất Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) để từ đó mà vòng lên đánh tập hậu, hỗ trợ cho Đinh Lễ.

Quả nhiên, giặc bị sa vào ổ mai phục. Đang lúc bối rối thì chúng lại bị tướng Đinh Liệt cho quân đánh ồ ạt từ phía sau. Giặc đại bại.

Cuối năm 1427, Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định đánh trận quyết chiến chiến lược với lực lượng viện binh hùng hậu của nhà Minh do Liễu Thăng cùng một loạt tướng lĩnh cao cấp của nhà Minh cầm đầu. Hai địa điểm quan trọng nhất của trận đánh lịch sử’ này là Chi Lăng và Xương Giang, cho nên, sử gọi đó là trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang.

Trong trận đánh này, tướng Đinh Liệt có vinh dự được cùng với tướng Lê Sát, đem quân lên sát biên giới vùng Lạng Sơn để trực tiếp đánh những trận đầu tiên với đạo viện binh của nhà Minh gồm mười vạn tên.

Chính lực lượng Lam Sơn do Đinh Liệt chỉ huy đã có công lớn trong trận tập kích tại núi Mã Yên, chém chủ tướng cao cấp nhất của giặc là Liễu Thắng tại trận. Thắng lợi vang dội của trận tập kích này đã kích động mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ Lam Sơn, tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn cho những trận đánh quan trọng sau đó.

Bởi những công lao nói trên, năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1428), Lê Lợi (bấy giờ đã lên ngôi Hoàng Đế) ban cho Đinh Liệt chức Thứ Thủ (tức là chức Phó chỉ huy) của vệ quân Thiết Đột, được xếp vào hạng cao nhất trong số các Khai Quốc Công Thần từng có mặt từ Hội thề Lũng Nhai, được ban hàm Suy Trung Tán Trị, Hiệp Mưu Bảo Chính Công Thần, Vinh Lộc Đại Phu, Tả Kim Ngô Đại Tướng Quân và được ban tước Thượng Trí Tự. Tháng 5 năm 1429, được gia phong tước Đình Thượng Hầu. Năm 1432, ông được gia hàm Nhập Nội Tư Mã, được tham dự triều chính.

Dưới thời trị vì của vua Lê Thái Tông (1433 - 1442), ông lại nổi danh bởi cuộc tấn công vào Chiêm Thành năm 1434. Trên đường từ Chiêm Thành trở ra, ông còn có công dẹp loạn ở Hóa Châu (vùng Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên - Huế ngày nay).

Tháng 7 năm 1444, bởi có kẻ gièm pha, Đinh Liệt bị Thái Hậu (Nguyễn Thị Anh - thân mẫu của vua Lê Nhân Tông) bắt giam dưới hầm kín. Cả gia quyến ông đều bị bắt và bị cầm tù. Sau, nhờ người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và Công Chúa Ngọc Lan nài nỉ xin cho, bà Thái Hậu mới chịu thả ông ra vào tháng 6 năm 1448, tức là sau bốn năm bị cầm tù. Gia quyến ông thì phải mãi đến tháng 3 năm 1450 mới được tha.

Năm 1454, ông được phục chức, được ban hàm Thái Bảo. Năm 1460, ông là người có công cùng với các tướng Lê Lăng và Nguyễn Xí giết chết tên hôn quân bạo chúa là Lê Nghi Dân rồi cùng nhau tôn phò Hoàng Tử Lê Tư Thành (con của vua Lê Thái Tông, do bà Ngô Thi Ngọc Dao sinh hạ) lên ngôi Hoàng Đế. Đó là vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497).

Bởi có công lao này, ông được ban chức Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti, Bình Chương Quân quốc Tang Sự, Nhập Nội Thất Phó, tước á Quận Hầu.

Chỉ ít lâu sau đó, ông được tiến phong tước Lân Tường Hầu và khi bàn định công lao tôn phò, ông được tiến phong tước Lân Quận Công.

Cuối năm 1460, ông cùng tướng Lê Lăng được sai đi dẹp loạn Cầm Man. Khi thắng trận trở về, ông được gia phong tới hàm Thái Sư Phụ Chính.

Năm 1465, khi Nguyễn Xí qua đời, ông là Tể Tướng, nắm quyền quyết định nhiều việc lớn của nước nhà. Cuối năm 1470, đầu năm 1471, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông là lão tướng, được sung chức Chinh Lỗ Tướng Quân, cùng tướng Lê Niệm (con của Lê Lâm, cháu nội của Lê Lai) cầm quân đi trước. Trận ấy quân ta đại thắng, vua Chiêm Thành là Trà Toàn bị bắt. Nhưng, khi về đến nơi thì Đinh Liệt đã lâm bệnh mà mất. Vì chưa rõ năm sinh nên chưa rõ khi mất, ông đã hưởng thọ bao nhiêu.

Con cháu của Đinh Liệt cũng đời đời là võ tướng cao cấp. Xin lược kể một vài nhân vật tiêu biểu như sau :

- Con của Đinh Liệt là Đinh Công Nhiếp: Thượng Thư Bộ Binh, tước Văn Thắng Hầu thời vua Lê Thánh Tông.

- Con của Đinh Công Nhiếp là Đinh Phúc Vận: Thái Tể Nam Quận Công thời vua Lê Anh Tông.

- Con của Đinh Phúc Vận là Đinh Thừa Cận : Thái Tể Thúy Quận Công thời Lê Thế Tông.

- Con của Đinh Thừa Cận là Đinh Phúc Diên: Đông Quân Tả Đô Đốc Thiếu úy Dương Quận Công thời vua Lê Thế Tông.

- Con của Đinh Phúc Diên là Đinh Phúc Tiến : Khuông Cầu Hầu thời vua Lê Thế Tông.

- Con của Đinh Phúc Tiến là Đinh Phúc Đạt : Phan Lộc Hầu thời vua Lê Kính Tông.
… v v

Nói theo cách nói của người xưa, dòng họ Đinh Liệt đúng là dòng “hổ phụ sinh hổ tử”!

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21


Được sửa bởi Ý Nhi ngày Fri 26 Feb 2010, 19:37; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: LÊ VĂN LINH   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 02:42

LÊ VĂN LINH (1377 - 1448)



“Lê Văn Linh là Khai Quốc Công Thần
và là nguyên lão đại thần của ba triều
(Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông và Lê
Nhân Tông – NKT), bản tính thâm trầm,
đã giàu mưu lược lại rất am hiểu
chính sự, ý kiến bàn bạc ở triều đình
thường rất sáng suốt...”.

ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ
(Bản kỉ, quyển XI, tớ 66 - b)


Lê Văn Linh sinh năm Đinh Tỵ (1377) tại làng Hải Lịch, huyện Lôi Dương nay là xã Thọ Hải, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), mất vào tháng chạp năm Mậu Thìn ( 1448), hưởng thọ 71 tuổi.

Thời Hồ (1400 - 1407), Lê Văn Linh đã nổi tiếng là người hay chữ của huyện Lôi Dương, tuy nhiên, không thấy sử chép gì về việc thi cử của ông.

Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Văn Linh là một trong những người đầu tiên nhiệt liệt hưởng ứng. Và, ông là một trong số 19 người tham dự Hội thề Lũng Nhai, tổ chức vào năm 1416.

Là người có tiếng hay chữ, Lê Văn Linh thường được Bộ chỉ huy Làm Sơn - Bình Đinh Vương Lê Lợi sử dụng như một văn thần. Dẫu vậy, những ý kiến xuất sắc của ông đối với hoạt động của lực lượng vũ trang luôn luôn được đánh giá rất cao.

Sử sách xưa nay phần nhiều vẫn xếp ông vào hàng những nhà quân sự có tài. Tương truyền vào thời ông còn trẻ, đất làng Hải Lịch vẫn thường bị cọp hoành hành, dân làng rất lấy làm khổ sở. Và sử cũ chép :

“Ông vốn là người có khí tiết cao. Lúc ấy, dân trong làng thường khổ vì nạn cọp. Ông liền nhân đó viết bức thư trách cọp. Từ đó, cọp bỏ đi hết. Vì lẽ ấy, người ta ví ông như Hàn Thuyên là người đã làm thơ đuổi cá sấu đi nơi khác” (1).

Về những cống hiến của Lê Văn Linh trong thời kì tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, sử cũ chỉ chép một cách rất vắn tắt :

“Khi (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) còn đang trong thời kì bí mật chuẩn bị ở Lam Sơn, ông đã hăng hái theo về. Đến năm Mậu Tuất (tức năm 1418 - NKT), Vua (Lê Thái Tổ) dấy nghĩa binh thường cùng với Nguyễn Trãi luôn ở bên cạnh để bàn mưu bày kế thần diệu trong màn trướng. Việc tính toán vận trù (2) quyết thông thường là có công lao.

Khi Vua vây thành Đông Quan, ông bàn mưu kín mà lấy được thành, khiến cho người Minh cuối cùng phải xin hàng, Vương Thông phải rút về, nước nhà nhờ đó mà thái bình yên tĩnh” (3).

Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế, ông được xếp vào hàng Khai Quốc Công Thần, tước Hương Thượng hầu. Đó là tước vi thuộc hàng cao nhất mà vua Lê Thái Tổ đã ban cho những người từng đồng cam cộng khổ và có nhiều công lao trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh.

Năm 1329, Lê Văn Linh được phong làm Nhập Nội Thiếu Phó. Năm 1435, Lê Văn Linh được lệnh cùng với Lê Bôi, đem quân đi đánh Cầm Quý ở châu Ngọc Ma (phía tây của đất Nghệ An ngày nay).

Sử cũ chép :

“Châu Ngọc Ma ở phía tây Nghệ An, phía đông của Ai Lao. Ở đó Cầm Quý có hơn một vạn quân. Khi (vua Lê) Thái Tổ khởi nghĩa, Cầm Quý đã từng đem quân tới giúp và từng được trao hàm Thái úy ít lâu sau (Cầm Quý) tỏ ý ngờ vực, hối hận mà rút quân về.

Đến khi dẹp xong giặc Ngô, (Cầm) Quý rất lấy làm hổ thẹn và lo sợ, nhưng hắn vẫn cậy có đất hiểm, lại ở chốn xa xôi nên không chịu thần phục. (Cầm) Quý là tên tham lam và tàn bạo, không cho dân được trồng trọt tranh với mình. Hắn cho xây cung thất lớn, lấý đồng làm cột, vợ cả vợ lẽ kể đến hàng trăm. Hắn bắt dân đóng góp nặng, nói láo là để nạp cống nhưng thực là để vơ vét cho riêng mình.

(Vua Lê) Thái Tổ định giết hắn, nhưng vi lúc bấy giờ đang có nhiều việc, chưa rảnh mà hỏi đến. Tới đây, vua (Lê Thái Tông) sai đi đánh, bắt được Cầm Quý đóng cũi, đem về kinh sư” (4).

Trong trận đánh vào châu Ngọc Ma nói trên, với cương vị là Tham Đốc, tướng Lê Văn Linh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Người đương thời cho ông là bậc đa tài, vào triều là tướng văn, ra ngoài là tướng võ, không việc gì không đảm đương được.

Nhưng, cũng đúng năm 1435, vì có lời can Vua không nên xử quá nặng đối với quan Đại Tư Đồ Lê Sát, ông bị giáng xưống hàm Bộc Xạ. Phải khá lâu sau đó, Lê Văn Linh mới được phục chức, trải thăng dần lên đến hàm Thái Phó.

Ông mất (năm 1448), được triều đình truy tặng hàm Khai Phủ và được ban tên thụy là Trung Hiến. Con cháu Lê Văn Linh về sau đều hiển đạt và có danh vọng lớn với đời, trong đó, nổi bật hơn cả là ba nhân vật sau đây :

- Lê Hoẵng Dục (con) làm quan được phong tới hàm Thái bảo, tước Quận Công.

- Lê Cảnh Huy (con), làm quan tới chức Thượng Thư, hàm Thái Phó, tước Quận công.

- Lê Năng Nhượng (cháu) làm quan tới chức Chưởng Lục Bộ, hàm Thái Bảo, tước Quốc Công.

Điều đáng lưu ý là con cháu Lê Văn Linh đều văn võ gồm tài. Lê Hoẵng Dục, Lê Cảnh Huy và Lê Năng Nhượng đều từng trực tiếp cầm quân, hoặc đi đánh dẹp một số cuộc nổi dậy, hoặc là cùng vua đi đánh Chiêm Thành. Người giữ chức quan võ cao nhất là Lê Cảnh Huy . Năm 1470, ông được phong chức Hữu Đô Đốc, cùng với vua Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành.

__________________________
(1) Đại Nam nhất thống chí (Tỉnh Thanh Hóa - Tập hậu - mục Nhân vật).
(2) Là thuật ngữ quân sự cổ, có nghĩa là tính toán trước và tính toán dúng để có thể quyết thắng.
(3) Phan Huy Chú : Lịch triều hiến chương loại chí (Nhân vật chí).
(4) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển XI, tờ 32 a - b), Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển XVI, tờ 33).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 02:46

NGUYỄN LÝ (? - 1445)


"Lê Lý (tức Nguyễn Lý - NKT) người thôn Dao Xá
(nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh
Hóa - NKT), theo vua Lê Thái Tổ khởi binh, được
trao chức Thứ Thủ trong vệ kị binh, thuộc quân
Thiết Đột. Ông từng hết lòng phò Vua, trải không
biết bao nhiêu gian khổ. Khi Vua cùng 18 bề tôi
thân cận tổ chức Hội thề Lũng Nhai, ông cũng có
mặt trong số đó”.

ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
(chư thần truyện)


Nguyễn Lý sinh năm nào chưa rõ. Năm ông qua đời, chúng tôi dựa theo tài liệu của Lê Quý Đôn (1) chứ các bộ chính sử không ghi chép gì . Nguyễn Lý đã có mặt bên cạnh Lê Lợi, cùng Lê Lợi tham gia chuẩn bi cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là một trong số những người được tham dự Hội thề Lũng Nhai (2).

Đi với Lê Lợi và nghĩa sĩ Lam Sơn suốt cả cuộc trường chinh cứu nước, cứu dân, Nguyễn Lý đã lập được nhiều công lao to lớn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại, lật nhào ách đô hộ của quân Minh. Cống hiến của Nguyễn Lý có thể tóm tắt qua mấy sự kiện tiêu biểu sau đây:

Năm Mậu Tuất (1418): Khi Lê Lợi vừa phát lệnh khởi nghĩa thì lập tức, quân Minh đã hùng hổ kéo tới để đàn áp. Trong cuộc đọ sức không cân xứng này, nghĩa quân Lam Sơn đã chịu khá nhiều tổn thất. Lê Lợi buộc phải rút hết lực lượng về sách Mường Một (nay là vùng Bất Một, thuộc huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa), và sau đó là rút lên Linh Sơn.

Giặc vừa chấm dứt cuộc vây hãm Linh Sơn, Lê Lợi liền cho quân sĩ trở về Lam Sơn, gấp rút củng cố đội ngũ, tăng cường tích trữ lương thực và sắm sửa thêm vũ khí để có thể chiến đấu lâu dài.

Nhưng, trở lại Lam Sơn vừa được năm ngày thì Lê Lợi đã phải đối phó với những cuộc tấn công đàn áp rất quyết liệt của quân Minh. Một lần nữa, để tránh thế mạnh của địch, Lê Lợi đã chủ động cho quân rút về Lạc Thủy (tên một địa điểm nằm ở vùng thượng du sông Chu, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) .

Tại Lạc Thủy, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn dự đoán rằng, quân Minh nhất định sẽ dốc sức đuổi gấp theo. Để ngăn chặn một cách có hiệu quả cuộc truy đuổi ráo riết của quân Minh, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định bố trí một trận đồ mai phục hết sức lợi hại ngay tại Lạc Thủy.

Tướng Nguyễn Lý vinh dự được trao chức Phó chỉ huy trận mai phục này. Bấy giờ, cùng sát cánh với Nguyễn Lý còn có một số tưởng lĩnh xuất sắc khác như Lê Thạch, Lê Ngân, Đinh Bồ và Trương Lôi.

Sau những trận thắng nhỏ, quân giặc tỏ ra rất chủ quan. Chúng rầm rộ tiến vào Lạc Thủy với hi vọng sẽ đập tan hoàn toàn lực lượng Lam Sơn ở đấy. Nhưng, đúng lúc chúng hí hửng nhất thì quân mai phục của Lam Sơn bất ngờ xông ra.

Sử cũ cho biết rằng ta đã “chém được vài ba ngàn tên, quân trang khí giới bắt được kể có đến hàng ngàn” (3). Tướng chỉ huy cao nhất của quản Minh trong trận này là Mã Kỳ phải một phen thực sự kinh hoàng. Đây là trận thắng lớn đầu tiên của Lam Sơn, và kể từ trận thắng lớn này, tên tuổi của Nguyễn Lý ngày càng nổi bật.

Năm Canh Tý (1420): Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đóng ở Mường Thôi (Thanh Hóa). Lần này, hai tướng cao cấp của giặc là Lý Bân và Phương Chính đem trên mười vạn quân, đánh thẳng vào khu căn cứ mới của Lê Lợi .

Kẻ dẫn đường cho quân Minh là tên Việt gian Cầm Lạn. Lúc này, Cầm Lạn đang giữ chức Đồng Tri Châu ở Quỳ Châu (nay là vùng Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An).

Để giành thế chủ động tấn công và đánh địch một trận thật bất ngờ, Lê Lợi phái các tướng Lý Triện, Phạm Vấn và Nguyễn Lý, đem quân đến mai phục sẵn ở Bồ Mộng là một vi trí rất hiểm yếu, nằm trên tuyến đường dẫn vào Mường Thôi .

Hẳn nhiên, với tương quan lực lượng quá chênh lệch như vậy, đội quân mai phục do các tướng nói trên chỉ huy chỉ có thể lợi dụng thế bất ngờ để tiêu hao một phần sinh lực giặc và ngăn cản bớt bước tiến ồ ạt của chúng mà thôi.

Quả đúng như dự kiến của Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn, Lý Bân và Phương Chính cứ hăm hở đi mà không hề nghi ngờ gì. Bình tĩnh chờ cho đến lúc lực lượng tiên phong của chúng vừa lọt vào ổ mai phục ở Bồ Mộng, Nguyễn Lý, Phạm Vấn và Lý Triện liền hạ lệnh cho quân sĩ bốn bề nhất loạt xông ra.

Trong trận đánh này Lam Sơn đã tiêu diệt được một bộ phận khá lớn sinh lực của giặc (4), khiến cho “bọn Lý Bân và Phương Chính chỉ chạy thoát lấy thân. Quân ta thừa thắng, đuổi luôn sáu ngày đêm mới thôi” (5).

Cuối năm 1424, Lam Sơn liên tục tổ chức nhiều trận tấn công vào các đơn vị quân Minh ở Nghệ An. Nguyễn Lý là một trong những tướng có vinh dự tham gia nhiều trận lớn nhơ Bồ Đằng, Trà Lân, Khả Lưu, Bồ Ải... v.v. Nhờ lập được nhiều công lao, ông được Lê Lợi cho thăng dần đến hàm Thiếu úy.

Năm Bính Ngọ (1426) và năm Đinh Mùi (1427) : Nguyễn Lý được lệnh cùng với một số tướng lĩnh khác, chỉ huy lực lượng Lam Sơn tấn công vào hai thành trì rất kiên cố, đó là Tam Giang và Xương Giang. Ông đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao: đánh bại thành Tam Giang và đặc biệt là san bằng thành Xương Giang, phá tan chỗ dựa của viện binh giặc.

Sau khi hạ xong thành Xương Giang, Nguyễn Lý lại được trao sứ mệnh quan trọng mới, đó là, cùng với tướng Lê Văn An, đem ba vạn quân lên khu vực Chi Lăng để tiếp ứng cho lực lượng Lam Sơn tại đây. Ông đã góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của quân Lam Sơn tại Chi Lăng, Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang.

Nhờ những công lao to lớn nói trên, năm 1428, Nguyễn Lý được tấn phong là Tư Mã, được quyền tham dự triều chính, được xếp vào hàm Suy Trung Tán Trị Hiệp Mưu Công Thần.

Năm 1429, triều Lê dựng biển khắc tên 93 Khai Quốc Công Thần, tên của Nguyễn Lý được xếp vào hàng thứ 6. Năm 1430, Nguyễn Lý được tấn phong hàm Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư Không.

Năm 1434, vì bị quan Tư Đồ là Lê Sát ghen ghét, ông bị đẩy đi làm Tổng Quản ở Thanh Hóa rồi sau đó là Đồng Tổng Quản Bắc Giang Hạ. Năm 1437, Lê Sát bị bãi chức, ông được gọi về triều, giữ chức Nhập Nội Thiếu úy, kiêm coi các việc quân cơ ở Tây Đạo.

Năm 1445, Nguyễn Lý qua đời. Vì chưa rõ năm sinh, cho nên, không rõ bấy giờ ông đã hưởng thọ bao nhiêu tuổi .

Năm Hồng Đức thứ 15 (tức là năm 1484), vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu truy tặng Nguyễn Lý hàm Thái Bảo, tước Phúc Quốc Công.


______________________
(1) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(2) Trong danh sách 19 người dự Hội thề Lũng Nhai (kể cả Lê Lợi), tên của Nguyễn Lý dừng hàng thứ 17.
(3) Lam Sơn thực lục (quyển l).
(4) Về quân số giặc bị tiêu diệt trong trận Bồ Mộng, theo Lam Sơn thực lục là hơn ba trăm tên, nhưng theo Đại Việt thông sử thì lại lầ hơn ba ngàn tên.
(5) Lam Sơn thực lục (quyển l).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: LÊ NGÂN   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 18:37

LÊ NGÂN (? - 1137)


"Xét như Lê Ngân :
Là khí thiêng của sông núi đúc nên;
Là tài lớn của triều đình gộp lại.
Thuở trời đất tối tăm thì sớm biết thánh nhân xuất hiện;
Thời ngang dọc can qua thì lo trước nỗi lo muôn nhà.
Không đội trời chung cùng giặc nước;
Thương dân chìm đắm quyết xông pha.
Đẹp thay :
Đức trung trinh mài chẳng thể mòn;
Danh tiết sáng, bôi không thể bẩn”.

(Lời chế văn của vua Lê Thái Tông dẫn lại trong
ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ (Chư thần truyện)


Lê Ngân người xã Đàm Di (1), thuộc Lam Sơn, Thanh Hóa, sinh năm nào chưa rõ. Ông cũng là một trong những người đầu tiên đến tụ nghĩa ở Lam Sơn, hăng hái sát cánh với Lê Lợi, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu một mất một còn, nhằm lật nhào ách đô hộ của quân Minh, giành lại độc lập và chủ quyền cho đất nước.

Đi với Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, Lê Ngân đã nhanh chóng bộc lộ và không ngừng nâng cao tài năng quân sự của mình. Ông dần dần trở thành võ tướng cao cấp của Lam Sơn và lập công xuất sắc trong nhiều trận đánh lớn.

Cống hiến của Lê Ngân có thể tóm tắt qua mấy sự kiện lớn sau đây :

Trận Lạc Thủy (13 - 4 - Mậu Tuất) :

Nếu tính theo dương lịch, trận này diễn ra vào ngày 18-5-1418. Bấy giờ, khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ được hơn bốn tháng và đang chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn.

Với quân số áp đảo, quân Minh liên tiếp tổ chức hàng loạt những cuộc tàn công đàn áp khác nhau. Chỉ tính riêng từ ngày mồng 9 tháng 4 đến ngày 13 tháng 4 năm Mậu Tuất (tức là từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 5 năm 1418), Lam Sơn đã phải chống trả quyết liệt với hai cuộc càn quét lớn.

Ngày 9 tháng 4 năm Mậu Tuất (14 - 5- 1418), ngay sau khi Lê Lợi và nghĩa quân vừa trở về Lam Sơn thì đại quân của giặc kéo đến. Bởi tương quan lực lượng quá chênh lệch, thành lũy kiên cố cũng không còn, nghĩa quân Lam Sơn chỉ có thể tổ chức vài trận đánh cản rồi rút lui lên Lạc Thủy (2).

Ngày 13 tháng 4 năm Mậu -Tuất (18- 5- 1418), tướng giặc là Mã Kỳ lại đem quân đánh gấp vào Lạc Thủy. Bấy giờ, nhờ dự đoán đúng diễn biến của tình hình, Lê Lợi liền lập tức cho quân mai phục sẵn ở một vi trí hiểm yếu, nằm trên đường dẫn vào Lạc Thủy, quyết đánh một trận phủ đầu thật bất ngờ với quân Minh. Mã Kỳ không hề hay biết gì.

Lực lượng Lam Sơn trong tràn mai phục này có các tướng Lê Ngân, Lê Thạch, Đinh Bồ và Nguyễn Lý chỉ huy. Do khéo tận dụng địa thế lại dành một cách rất bất ngờ và hiểm hóc, nghĩa quân Lam Sơn đã tháng lớn. Ta đã “chém được vài ba ngàn tên, quân trang khí giới bắt được kể có đến hàng ngàn” (3).

Trong trận đánh quan trọng này, tên tuổi của các tướng nói trên, đặc biệt là tên tuổi của Lê Ngân và Lê Thạch, trở nên nổi bật. Từ đây, Lê Ngân luôn được Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn tin cậy, trao phó những nhiệm vụ ngày càng lớn. Đáp lại, Lê Ngân cũng không ngừng cố gắng lập công, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của Lam Sơn.

Tướng tiên phong trong trận Khả Lưu - Bồ Ải (1424) (4)

Cuối năm 1424, Lam Sơn bất ngờ tấn công vào Nghệ An. Kế hoạch chiến lược do Nguyễn Chích đề xướng đã nhanh chóng thu được những kết quả rất tốt đẹp. Lam Sơn chiếm được Trà Lân và khống chế đồng bằng Nghệ An.

Quân Minh do Trần Trí và Phương Chính cầm đầu, dự tính sẽ đánh úp Trà Lân, quyết bóp nát lực lượng của Lam Sơn trong trận càn quét lớn này. Không may cho Trần Trí và Phương Chính, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã nhanh chóng cho quân đến chiếm Khả Lưu là cửa ải quan trọng nằm trên đường tiến vào Trà Lân.

Mưu toan lợi dụng sự bất ngờ của giặc không thể thực hiện được nữa. Trần Trí và Phương Chính cho quân đóng ở bãi Phá Lữ. Bốn ngày sau, quân Lam Sơn giả vờ rút khỏi Khả Lưu rồi vòng lại bố trí lai phục ở ngay khu đất hiểm này. Trần Trí và Phương Chính ngỡ là Lam Sơn sợ mà rút, liền xua quân đuổi theo. Chẳng dè vừa tiến đến ải Khả Lưu, chúng bị phục binh của Lam Sơn từ ba phía đổ ra đánh. Giặc bị giết có đến hàng vạn tên (5).

Trong trận đánh này, Lê Ngân và Lê Sát là hai tướng tiên phong, được coi là những người lập công lớn nhất.

Sau trận này, Trần Trí và Phương Chính lại lui quân về bãi Phá Lữ, còn Lam Sơn thì tu bổ chiến lũy để đóng lại ở Khả Lưu . Bấy giờ vì thiếu lương thực, việc đóng lại ở Khả Lưu lâu dài là điều rất khó khăn, còn như rút lui, bỏ đất hiểm ấy cho giặc cũng là điều khòng thể được .

Theo ý kiến của tướng Nguyễn Vĩnh Lộc, Lam Sơn giả vờ đốt doanh trại ở Khả Lưu để rút lên miền thượng lưu, nhưng sau đó thì cho quản vòng lại để mai phục. Trần Trí và Phương Chính lại một lần nữa bị mắc mưu, bị dồn vào thế trận bày sẵn để rồi bị tiêu hao rất nặng nề.

Tại đây, “Ta chém được nhiều không kể xiết. Chiến thuyền của chúng ngổn ngang, xác chết nghẽn cả nước, khí giới vất như núi, như gò. Trong trân này, ta bắt sống được tướng giặc là Chu Kiệt và giết được tướng giặc là Hoàng Thành, bắt sống được hơn một vạn quân Minh” (6).

Sử cũ trân trọng chép tên 11 vị tướng Lam Sơn có công lớn ở trận mai phục này, đó là : Lê Sát, Bùi Bị, Phạm Vấn, Đinh Lễ, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Trương Chiến, Lê Tôn Kiểu, Lê Khôi, Lê Bôi và Lê Văn An. Ro ràng, Lê Ngân là một trong số 11 vị tướng có công lớn đó.

Trận Tân Bình - Thuận Hóa (Đầu năm 1425) :

Sau khi đã giải phóng được toàn bộ khu vực đồng bằng xứ Nghệ, Lê Lợi cho quân ráo nết vây hãm thành Nghệ An. Để đề phòng khả năng giặc có thể kết hợp đánh từ Bắc đánh vào, đánh từ Nam đánh ra, lại cũng để khòng ngừng mở rộng vùng giải phóng, Lê Lợi cho một bộ phận lực lượng bất ngờ đánh vào vùng Tân Bình - Thuận Hóa (trên đại thể là vùng tương ứng với đất đai các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Tri và Thừa Thiên - Huế ngày nay).

Lực lượng này gồm hơn 1000 quân và một thớt voi, do Thượng Tướng Lê Nỗ, chấp lệnh Lê Đa Bồ và tướng Trần Nguyên Hãn chỉ huy. Ngay sau đó Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn lại phái các tướng Lê Văn An, Lý Triện, Lê Bôi và Lê Ngân, đem 70 chiến thuyền, gấp rút vượt biển tiến vào để tiếp ứng.

Sự có mặt của đạo quân tăng cường này khiến cho giặc đã sợ lại càng thêm sợ. Chúng không dám chống cự mà buộc phải rút vào cố thủ trong thành. Vậy là cũng tương tự như ở Nghệ An, Lam Sơn đã giải phóng tất cả vùng đồng bằng dân cư đông đúc, thành giặc chỉ như các ốc đảo chơ vơ, có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào.

Trận Tân Bình - Thuận Hóa có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ sự phát triển sau đó của phong trào Lam Sơn. Sử cũ đã đánh giá trận này như sau:

“Thế là các xứ Tân Bình và Thuận Hóa đều về ta tất cả. Đó là đất lòng dạ của ta. Đã thu được đất ấy rồi thì mối lo ở phía Nam cũng không còn nữa” (7).

Vây hãm thành Nghệ An, dụ hàng được Thái Phúc (1427)

Tháng 9 năm 1426, sau khi giải phóng được một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam, Lam Sơn liền cho hơn một vạn quân, chia làm ba đạo khác nhau, cùng tiến ra hoạt động ở vùng còn tạm bị quân Minh chiếm đóng và tìm cách uy hiếp thành Đông Quan.

Tháng 11 năm 1426, quân Lam Sơn đã thắng lừng lẫy ở trận quyết chiến chiến lược Tốt Động - Chúc Động, đập tan hoàn toàn mưu đồ phản công của Vương Thông.

Tin đại thắng báo về, Lê Lợi rất lấy làm phấn khởi. Ông lập tức đưa toàn bộ Bộ chỉ huy Lam Sơn ra đóng ở ngay vùng ngoại thành Đông Quan. Trước khi đi, Lê Lợi trao quyền tổ chức vây hãm thành Nghệ An cho Lê Ngân. Và, Lê Ngân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ông vừa ráo riết xiết chặt vòng vây, vừa khỏng ngừng lên tiếng dụ hàng. Tháng 2 năm 1427, tướng giặc đang giữ thành Nghệ An là Thái Phúc phải mở cửa xin hàng, Lê Ngân hiên ngang vào tiếp quản thành Nghệ An. Sự kiện này khiến cho quân Minh thực sự lo sợ. Đội ngũ của chúng mỗi ngày một rêu rã hơn .

Nhờ những công lao như trên, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Lê Ngân được tấn phong là Suy Trung Tán Trị, Hiệp Mưu Công Thần, hàm Nhập Nội Tư Mã, quyền tham dự triều chính.

Tháng 5 năm 1429, triều Lê dựng biển khắc tên 93 Khai Quốc Công Thần, tên ông được xếp ở hàng thứ tư, ông được phong tước Á Hầu.

Năm 1434, Lê Ngân được phong hàm Tư Khấu, chức Đô Tổng Quản Hành Quân Bắc Đạo và được cùng với Đại Tư Đồ Lê Sát nắm quyền Phụ Chính.

Năm 1437, khi Lê Sát bị bãi chức (8), ông được trao quyền Tể Tướng, được phong là Nhập Nội Đại Đô Đốc, Phiêu Kị Thượng Tướng Quân, Đặc Tiến Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ti, Thượng Trụ Quốc, tước Thượng Hầu. Nhưng, chỉ đến cuối năm 1437, ông cũng bị buộc phải tự tử, gia sản bị tịch thu và con gái ông là Huệ Phi Lê Nhật Lệ bị giáng xuống hàng Tu Dung (9).

Sinh thời, Lê Ngân là bậc tài cao, dũng mãnh và mưu lược, nhưng, khi làm quan trong thời thái bình, ông lại là người thiếu bản lĩnh chính trị và có phần hẹp hòi. Sử cũ nhận định về ông như sau:

“Tính ông cứng rắn mà hẹp hòi. Có tên Phạm Mấn là người cùng làng, vì có việc tranh ruộng với nô tì của ông nên có lỡ nói càn quảy mấy câu. Tên nô tì giận, nói rằng khi Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) khởi binh, (Phạm) Mấn theo quân Lam Sơn đi đánh Sách Cối nhưng rồi lại đầu hàng giặc, chỉ cho chúng biết cách bố phòng và trang bị của quân ta, làm cho quân ta không thể đánh được, phải quay về. Nhà vua biết chuyện đó, liền giao cho hình quan xét xử, khép (Phạm Mấn) vào án chém. Lê Sát nói :

- Nay chúng ta có quyền thế mà lại đi thù người làng thì muốn gì mà chẳng được. Nhưng sau này lỡ ra ta bị thất thế thì làm sao mà tránh được nợ ân oán cho con cháu mình.

Lê Ngân to tiếng ngay :

- Nếu con cháu chúng nó mà gây thù oán thì lẽ nào con cháu ta lại không thể trả thù ?

Sau, (Phạm) Mấn được tha tội chết, nhưng phải chịu án đi đày viễn xứ” (10)

Về vụ án Lê Ngân, sử cũ chép rằng :

“Mùa đông, tháng 12 (năm Định Tị, 1437 - NKT) có người tố giác rằng nhà Lê Ngân thường thờ Phật Quan âm cốt để cầu cho con gái được Vua yêu hơn. Nhà vua ra cửa Đông kinh thành, sai Thái Giám là Đỗ Đại đem 50 võ sĩ đến nhà ông lục soát, bắt được tượng Phật và nhiều thứ vàng bạc, vải lụa. Hôm sau, Lê Ngân vào chầu, bỏ mũ để tạ tội. Vua sai bắt nô tì nhà ông ra tra hỏi.

Lê Ngân liền tâu rằng :

- Trước đây thần từng theo vua (Lê Thái Tổ) khởi nghĩa ở Lam Sơn. Nay tuổi già lắm bệnh, nghe thầy bói nói ngôi nhà thần ở, trước là nơi thờ Phật, vì làm cho ô uế nên mới sinh ra lắm yêu quái. Muốn hết tai họa thì phải sửa lễ để cầu. Thần có người thiếp họ Nguyễn, đã bị thần đuổi đi, lại thêm người thiếp họ Trần vốn của Lê Sát được (triều đình) ban cho, cả hai người ấy đều thù ghét thần, thường cùng với bọn gia nô ương ngạnh, thêu dệt cho nên chuyện đó thôi. Xưa, Tiên Đế (chỉ Lê Lợi - NKT) từng biết rõ lòng thần, thường ưu đãi và bao dung. Nay, thần đã mỏi mệt, xin được về với ruộng vườn ở chốn quê nhà để sống nốt chút đời tàn. Nếu cứ nghe lời tả hữu mà tra tấn người nhà của thần, thì kẻ bị đòn đau tất nhiên sẽ khai lời sai sự thật, thì tấm thân của thần đây chắc cũng khó mà giữ được xin bệ hạ nghĩ lại cho.

Nhà vua không nghe. Hình quan chiều theo ý Vua, lại thêu dệt thêm cho thành án. Tờ xét tội trạng dâng lên, Vua bắt ông phải tự tử và sai tịch thu hết gia sản của ông” (11).

Sử thần xưa cho là ông không đáng tội chết mà lại phải chịu chết, rất đáng thương. Mãi đến năm 1453, nhân kì đại xá, vua Lê Nhân Tông mới sai cấp cho con ông 100 mẫu ruộng để lo hương hỏa cho ông. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), vua Lê Thánh Tông truy tặng ông hàm Thái Bảo, tước Hoằng Quốc Công.


_______________________
(1) Theo Đại Việt thông sử (Chư thần truyện). Đại Nam nhất thông chí (tỉnh Thanh Hoá, mục Nhân vật) nói ông là người huyện Thụy Nguyên. Chúng tôi chưa có dịp khảo sát tại quê nhà Lê Ngân nên tạm chép theo ghi chép của sách xưa.
(2) Lạc Thủy là tên một dịa diềm nằm ở vùng thượng lưu sông Chu, phía trên của Lam Sơn.
(3) Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
(4) Về trận dành này, xin tham khảo thêm phần viết về Lê Sát.
(5) Lam Sơn thực lục (Quyển l).
(6) Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
(7) Lam Sơn thực lục (Quyển l).
(8) Xin vui lòng tham khảo thêm chi tiết của sự kiện này trong phần viết về Lê Sát
(9) Khâm định Việt sử thông giám cương mục (Chính biên, quyển 17, tờ 15).
(10) Đại Việt thông sử (chư thần truyện). Sách dã dẫn.
(11) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: LÊ SÁT   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 18:57

LÊ SÁT (? - 1437)


“Lê Sát người làng Bỉ Ngũ (Lam Sơn),
là bậc trí dũng song toàn. Ông theo
vua (Lê) Thái Tổ khởi binh, từng
trải nhiều gian lao nguy hiểm, lập
được nhiều công lao”.

ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
(Chư thần truyện)


Lê Sát là một trong những người đầu tiên hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của quân Minh do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo. Nhờ có võ nghệ rất cao cường lại dũng cảm và giàu mưu lược ngay từ đầu, Lê Sát đã được Lê Lợi tin cậy mà trao quyền chỉ huy một trong những đơn vị nghĩa sĩ của Lam Sơn.

Từ đó trở đi, có thể nói cuộc đời của Lê Sát là cuộc đời của một võ tướng, một lòng một dạ chiến đấu vì nghĩa cả cứu nước, cứu dân và tuyệt đối trung thành với Lê Lợi. Ông đã liên tiếp lập được nhiều công lao, góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đầu thế kí thứ XV.

Tên tuổi và sự nghiệp của Lê Sát gắn liền với mấy sự kiện lớn sau đây :

- Sự kiện năm Canh Tý (1420):

Bấy giờ, nghĩa quân Lam Sơn đang hoạt động chủ yếu ở vùng rừng núi phía tây tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Tuy có ý chí chiến đấu rất kiên cường, nhưng do thế và lực còn rất non kém, Lam Sơn luôn luôn bị quân Minh dồn vào thế bị tấn công, bị bao vây tiêu diệt, thậm chí, lắm lúc có nguy cơ bị thất bại hoàn toàn.

Dẫu muôn vàn khó khăn chồng chất, Lam Sơn vàn tổ chức được không ít những cuộc tấn công bất ngờ gây cho địch những tổn thất không nhỏ. Một trong những cuộc tấn công nổi bật của giai đoạn đầu đầy gian nan này là cuộc tấn công vào Quan Du (Quan Hóa, Thanh Hóa) vào tháng chạp năm Canh Tí (1420).

Tại Quan Du, quân Minh thiết lập một đồn binh khá lớn, có thành lũy kiên cố bao bọc ở bên ngoài. Cùng với các đồn Khả Lam và Nga Lạc, đồn Quan Du có nhiệm vụ chặn đứng khả năng mở rộng hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ra khu vực Tây Đô.

Bằng nhiều cuộc tập kích nhỏ, Lam Sơn đã buộc quân Minh rút hết lực lượng ở Khả Lam và Nga Lạc về Quan Du, vì thế, tổng số quân Minh đóng ở Quan Du đã lên tới hàng ngàn tên.

Sau nhiều lần khiêu khích và tìm cách quấy rối, khiến cho quân Minh ở trong đồn này đã thực sự mệt mỏi. Lê Lợi phái các tướng Lê Sát và Lê Hào, táo bạo đem quân tập kích ồ ạt vào Quan Du. Đây là trận có quy mô lớn vào hàng bậc nhất trong giai đoạn thứ nhất của phong trào Lam Sơn.

Trong trận này, các nghĩa sĩ Lam Sơn do Lê Sát và Lê Hào chỉ huy đã “cả phá được giác, chém được hơn một ngàn tên, thu được rất nhiều vũ khí” (1).

Thắng lợi của trận Quan Du có ý nghĩa kích động mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của lực lượng Lam Sơn và cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân vùng tạm bị quân Minh chiếm đóng. Sử cũ chép :

“Từ đây, thế giặc ngày một suy. Nhà vua (chỉ Lê Lợi - NKT) bèn phủ dụ và chiêu mộ nhân dân các xứ. Các huyện lân cận đều hưởng ứng, cùng nhau vây đánh các đồn” (2).

Phía giặc cử hai tướng sừng sỏ là Tạ Phượng và Hoàng Thành, có quân số đông, có thành lũy kiên cố, có lương thực và vũ khí dồi dào. . . nhưng, đã phải cam chịu thất bại trước hai tướng của Lam Sơn là Lê Sát và Lê Hào, trong tay chỉ có một đơn vị nghĩa binh nhỏ, lương thực và vũ khí thiếu thốn, lại chẳng có thành cao hay hào sâu để nương tựa. Từ đấy, tên tuổi của Lê Sát luôn được Bộ chỉ huy và nghĩa sĩ Lam Sơn nhắc đến với lòng mến phục.

- Sự kiện năm Giáp Thìn (1424):

Năm này, theo đúng kế hoạch chiến lược do Nguyễn Chích khởi xướng, Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết đinh chủ động tấn công vào Nghệ An, mở rộng địa bàn hoạt động, tìm đất đứng chân và chấm dứt hẳn thời kì tạm thời hòa hoãn với quân Minh.

Một trong những trận lớn của quân Lam Sơn ở Nghệ An là trận Khả Lưu - Bồ Ải. Bấy giờ, Lam Sơn đã chiếm được Trà Lân và khống chế được phần lớn đất Nghệ An. Tướng cao cấp của giặc là Trần Trí và Phương Chính tức tối đưa quân đi đàn áp, dự tính là sẽ bất ngờ tấn công vào Trà Lân.

Nhưng, khi chúng đang hăm hở tiến thì có tin do thám cho hay, quân Lam Sơn đã đến chiếm ải Khả Lưu và đã hạ trại chỉnh tề tại đó. Chiếm Khả Lưu cũng có nghĩa là Lam Sơn đã chiếm được vùng đát hiểm, án ngữ ngay đường đến Trà Lân. Âm mưu tạo sự bất ngờ của Trần Trí và Phương Chính kể như tiêu tan.

Trước tình huống này, Trần Trí và Phương Chính liền cho quản hạ trại ở bãi Phá Lữ là một địa điểm nằm ở phía ngoài ải Khả Lưu. Bãi này, nay thuộc xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Tại đây, chúng ra sức bàn mưu tính kế, quyết chiếm cho bằng được ải Khả Lưu, vì chỉ có chiếm được ải Khả Lưu mới có tiến vào được Trà Lân.

Khả Lưu đúng là đất hiểm, nhưng, tại đất hiểm này, lương thực và thực phẩm rất thiếu thốn, Lam Sơn không thể bám trụ lâu ngày ở đày được. Vấn đề đặt ra hàng đầu đối với Lam Sơn là phải nhanh chóng nhử địch vào một trận đồ mai phục để có thể đập tan kế hoạch của chúng.

Và, Lê Lợi đã quyết định rút phần lớn lực lượng đi ém sẵn tại Bãi Sở. Đất này nay thuộc xã Long Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Lê Sát là một trong những tướng có vinh dự được cầm quản đi bày bố trận địa trước ở đấy. Một bộ phận nhỏ của Lam Sơn có nhiệm vụ ở lại Khả Lưu để giương cờ, gióng trống và nổi lửa, cốt đánh lạc hướng kẻ thù.

Bởi nôn nóng muốn đánh chiếm Khả Lưu, Trần Trí và Phương Chính đã mắc mưu Lê Lợi. Sau bốn ngày đóng tại bãi Phá Lữ, Trần Trí và Phương Chính bất thình lình cho quân đánh vào Khả Lưu. Sử cũ mô tả :

“Trời gần sáng, giặc xua quân thủy bộ cùng tiến đánh vào dinh trại của Vua (chỉ Lê Lợi - NKT). Vua bèn giả lui quân để nhử chúng vào chỗ có quân ta mai phục. Giặc không chút nghi ngờ, cứ thế, tiến vào thật sâu. Bấy giờ, phục binh ta mới nổi dậy, xông vào đánh tới tấp. Giặc tan vỡ, bị chém chết và bị chết đuối kể có đến hàng vạn” (3).

Sau khi thua trận này, Trần Trí và Phương Chính lại rút quản về đóng ở bãi Phá Lữ như cũ. Về phần mình, Lê Lợi cũng cho rút quân về Khả Lưu, tu chỉnh dinh trại và đồn lũy, chuẩn bị cho trận đánh mới với quân Minh.

Nhưng, đóng quân lâu dài ở Khả Lưu, đối với Lam Sơn là điều khó khăn không dễ gì khắc phục được. Một viên tướng của Lam Sơn, quê ở Nghệ An là Nguyễn Vĩnh Lộc đề nghị : hãy giả đốt dinh trại, vờ như để rút quân, cốt để giặc mắc mưu mà xua quân đuổi theo. Ta nhân đó đặt phục binh để đánh thì chắc sẽ thắng lớn. Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đồng ý với đề nghị này.

Sử cũ ghi chép như sau :

“Bấy giờ, lương thực của giặc khá nhiều mà quân lương của ta thì không đủ dùng cho mười ngày. Vua nói với các tướng rằng :

- Giặc cậy có nhiều lương nên cố giữ vững thành lũy để tinh kế lâu dài. Ta lương ít, không thể cầm cự lâu với chúng được. (Nói rồi), Vua liền hạ lệnh đốt hết dinh trại và nhà cửa rồi giả cách rút lên vùng thượng lưu, nhưng sau đó thì bí mật quay trở lại đặt phục binh để chờ.

Giặc tưởng là quân ta đã bỏ chạy, liền vội cho quân lên chiếm lấy khu dinh trại của ta, đắp thành xây lũy (để giữ lấy chỗ hiểm). Nhưng, Vua đã nhân đêm tối, bố trí xong phục binh. Giặc không ngờ, vừa tiến đến thì bị quân ta xông ra. Bọn Lê Sát, Lê Bị (tức Bùi Bị - NKT), Lê Vấn (tức Phạm Vấn - NKT), Lê Lễ (tức Đinh Lễ - NKT), Lê Nhân Chú (tức Lưu Nhân Chú - NKT), Lê Ngân, Lê Chiến (tức Trương Chiến - NKT), Lê Tôn Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê Văn An... đều đua nhau lên trước để phá thế tiến của giặc.

Giặc thua to, bỏ chạy tán loạn. Ta chém được nhiều không kể xiết. Chiến thuyền của chúng ngổn ngang, xác chết nghẽn cả nước, khí giới vất như núi, như gò. Trong trận này, ta bắt sống được tướng giặc là Chu Kiệt và giết được tướng giặc là Hoàng Thành, bắt sống được hơn một ngàn quân Minh. Ta thừa thắng, đuổi chúng chạy dài đến tận thành Nghệ An. Giặc vội vào thành để cố thủ” (4).

Như vậy là, Lê Sát và Hoàng thành có cuộc giáp mặt lần thứ hai. Ở trận Quan Du, Hoàng Thành bị Lê Sát đuổi cho chạy thục mạng. Đến trận Khả Lưu - Bồ Ải, Hoàng Thành bị chém đầu. Hẳn nhiên, đó là thắng lợi chung, nhưng, trong thắng lợi chung đó, Lê Sát có một vị trí rất quan trọng.

Ngay sau trận Khả Lưu - Bồ Ải, Lê Sát được Lê Lợi tin cậy, sai ông cùng với Đinh Lễ đem 2000 quân theo đường tắt, tiến ra tấn công và uy hiếp thành Tây Đô (Thanh Hóa), mở đường cho đại binh Lam Sơn ra giải phóng sau này.

- Sự kiện năm Đinh Mùi (1427):

Năm này, nhờ có nhiều công lao, Lê Sát đã được phong hàm Thiếu úy. Trước đó, quân Lam Sơn đã thắng trận quyết chiến chiến lược ớ Tốt Động - Chúc Động.

Từ Thanh Hóa, sau khi nhận được tin đại thắng báo về, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn đã gấp tiến ra Bắc. Lê Sát cũng được lệnh nhanh chóng hành quân ra trong dịp này.

Tháng 10 năm 1427, Lam Sơn chuẩn bị đánh trận cuối cùng với quân Minh. Lê Sát được Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn chi định, cùng với Trần Nguyên Hãn, gấp rút đem quân lên hạ thành Xương Giang, phá tan chỗ dựa nguy hiểm của viện binh giặc từ phía Lạng Sơn tràn xuống.

Trước khi lên đường, Lê Sát đã được phong hàm Tư Mã, còn Trần Nguyên Hãn thì được phong hàm Thiếu úy. Lê Sát và Trần Nguyên Hãn đã lập công xuất sắc: San bằng thành Xương Giang đúng mười ngày trước khi viện binh của giặc tiến đến vùng này (5).

Ngay sau khi san bằng thành Xương Giang, Lê Sát được cùng với các tướng như Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú và Nguyên Xí, chỉ huy lực lượng Lam Sơn đánh trận tập kích cuối cùng với viện binh giặc tại cánh đồng Xương Giang. Đây là trận Lê Sát lập công lớn nhất:

Ngay sau khi san bằng thành Xương Giang, Lê Sát được cùng với các tướng như Trần Nguyên Hãn, Lưu Nhân Chú và Nguyên Xí, chỉ huy lực lượng Lam Sơn đánh trận tập kích cuối cùng với viện binh giặc tại cánh đồng Xương Giang. Đây là trận Lê Sát lập công lớn nhất :

“Ông cùng các tướng tấn công, phá tan được trận giặc, chém hơn năm vạn thủ cấp, bắt sống Đô Đốc Thôi Tụ, Thượng Thư Hoàng Phúc và hơn ba vạn quân địch. Quân trang khí giới thu được nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Nước Nam ta, từ thời Trần bắt được Ô-mã-nhi và Tích-lệ-cơ cho đến lúc ấy, có lẽ chưa có trận thắng quân phương Bắc nào lại to lớn như vậy” (6).

Nhờ những công lao nói trên, năm Thuận Thiên thứ nhất (tức là năm 1428) Lê Sát được phong là Nhập Nội Kiểm Hiệu Tư Khấu, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, hiệu là Suy Trung Tán Trị, tiệp Trung Mưu Quốc Công Thần.

Tháng 5 năm 1429, triều Lê lập biển khắc tên 93 vị Khai Quốc Công Thần, thì tên của Lê Sát vinh dự được khắc ở hàng thứ hai. Cũng năm đó, ông được phong tước Huyện Thượng Hầu.

Và, đến năm 1433, Lê Sát được phong hàm Đại Tư Đồ. Năm 1434, Lê Sát được trao quyền Tể Tướng. Đó chính là tột đỉnh danh vọng của ông.

Sinh thời, Lê Sát là người rất có tài, đặc biệt là tài cầm quân, nhưng ông thường khiến cho người ta sợ mà theo nhiều hơn là khiến cho người ta phục mà theo. Ông được trao quyền cao chức trọng, nhưng về phương diện chính trị, ông không phải là người sâu sắc, đó âu cũng là “nhân vô thập toàn” vậy.

Sử cũ viết về ông như sau:

“Ông hăng hái lo tròn bổn phận phò vua và sửa sang các việc, dám can gián và nói điều ích nước, nhưng, ông là võ tướng, ít hiểu đại thể chính trị, xử việc thường theo ý riêng, tính thẳng thắn nhưng làm mà ít nghĩ đến hậu họa. Lại nữa, ông là người nóng tính, vì ghét Tư Khấu Lưu Nhân Chú nên đã kiếm cớ vu cáo để giết đi, lại còn đang tâm mà đuổi cả người em (Lưu Nhân Chú là Lưu) Khắc Phục đang làm Hành Khiển Nam Đạo phải đi làm Phán Thủ Đại Lý Chính, do đó, các công thần đều ghê sợ.

Ông thường dùng hình phạt rất nặng nề, nghiêm khắc và tàn bạo. Giám Sinh Nguyễn Đức Minh theo gia đình đến trường Giám, thấy có lá thơ nặc danh dán ở trên tường một ngôi chùa dọc đường, trong thơ nói Đại Tư Đồ (Lê) Sát và Đô Đốc (Phạm) Vấn cùng lập mưu để giết Phán Quan Sĩ (tức Lưu Nhân Chú NKT). Anh ta bô bô gọi mọi người tới xem, xong thì lấy xé bỏ đi.

Có người đến tố cáo chuyện đó (với Lê Sát), ông cho rằng chính viên Giám Sinh ấy viết ra, liền sai bắt để tra khảo nhưng anh ta quyết không nhận. Khi Lê Sát tính đem viên Giám Sinh ra chém thì Hình Quan cho rằng tội trạng chưa rõ, vì thế (Lê Sát) giảm tội chết cho anh ta, nhưng bắt phải đi đày và tịch thu hết gia sản.

Người của Uy Viễn Quân là Nguyễn Bẩm cùng với viên Trung Quân Thiết Đột là Trình Thọ Lộc thường hay bày kế để rủ rê bọn nô tì của nhà nước, đem họ mà dâng cho các quan. Quan Tư Mã là Lê Liệt (tức Đinh Liệt - NKT) bắt được, liền đem chuyện tâu lên. Lê Sát giận lắm, sai lập tức bắt cả hai ra tra án ngay giữa sân điện rồi đem chém. Ông lại sai điều đám thợ sơn ở Tất Tác Tượng Cục (tức là nhóm thợ sơn do nhà nước quản lí - NKT) đến làm việc ở chùa Báo Thiên. Công việc thổ mộc rất nặng nề. Có người thợ sơn tên là Cao Sư Đãng do phải làm việc cực nhọc, nên có nói vụng rằng:

- Thiên Tử thì thất đức, để đến nỗi hạn hán. Đại thần thì ăn của đút, cất cử người chẳng chút công lao. Thiện tâm đã không có xây chùa to mà làm gì?

Lời ấy bị người khác tố cáo. Quan Thẩm Hình Viện là Nguyễn Đình Lịch nói :

- Nó dám nói càn đến việc nước, theo luật là phải đem ra chém đầu. Các quan Nguyễn Thiên Hựu và Bùi Cầm Hổ tâu xin miễn tội chết cho Cao Sư Đãng, Vua đã sắp nghe theo, nhưng Lê Sát lại nói :

Trước đã nghe lời bọn (Nguyễn) Thiên Hựu nên không giết Nguyễn Đức Minh, khiến chúng dám bỏ thơ nặc danh vu tội cho nhau, nay lại muốn tha người này thì lấy gì để răn kẻ khác? (Nguyễn) Thiên Hựu không dám nói thêm nữa. (Lê Sát) bèn sai đem (Cao Sư Đãng) đi chém đầu.

Hôm sau, gặp cơn mưa nhỏ, Lê Sát bèn nói ở trong triều rằng:

- Nếu nghe lời của các Ngôn Quan thì làm gì có trận mưa này.

Lê Ngân cười nói:

- Giết nhiều kẻ ác thì mưa nhiều, chỉ hiềm là xương người chất đầy đường, khó đi lại mà thôi. Chuyện khắc nghiệt của ông ta đại để là như thế.

(Bấy giờ), quan giữ chức Đồng Tri đắc Đạo là Bùi Ư Đài tâu xin chọn các bậc kì lão vào chầu để khuyên răn Nhà vua và xin đặt chức Sư Phó để chỉ bảo cho các quan. Lê Sát thấy lời tâu ấy thì giận lắm, xin giao (Bùi Ư Đài) cho ngục quan xét hỏi, ghép (Bùi Ư Đài) vào tội li gián vua tôi. Nhà vua không nghe. Lê Sát tâu đi tâu lại đến ba bốn lần mà Nhà vua vẫn không chầu. Bọn (Nguyễn) Thiên Hựu, (Bùi) Cẩm Hồ, và cả quan Hữu Bật là Lê Văn Linh đều đồng ý với Lê Sát. Nhà vua bất đắc đĩ phải đày Bùi Ư Đài đi xa nhưng lòng Vua đã bắt đều ghét bỏ Lê Sát “ (7) .

Sự ghét bỏ của vua Lê Thái Tông đối với Lê Sát càng ngày càng rõ rất tiếc là Lê Sát nhận biết điều này quá chậm. Ông say sưa với quyền lực mà quên cả việc đề phòng hậu họa.

Và, tháng 6 năm 1437, đại họa bắt đầu giáng xuống đầu ông. Tháng ấy, vua Lê Thái Tông xuống chiếu nói rằng :

“Lê Sát chuyên quyền, ghét người tài, giết (Lưu) Nhân Chú để ra oai, truất quyền của Trịnh Khả để mong người ta phục, bãi chức tước của Bùi Ư Đài để khiến cho đình thần không ai dám nói... Nay, trẫm muốn khép vào hình luật để tỏ rõ phép nước, nhưng, vì (Lê Sát) là đại thần cố mệnh, có công với nhà nước nên đặc cách khoan tha, song phải bãi hết chức tước” (8).

Một tháng sau (tháng 7 năm 1437), vua Lê Thái Tông lại phế Nguyên Phi (Lê) Thị Ngọc Dao (là con gái của Lê Sát) làm thường dân và ban tiếp chiếu chỉ thứ hai về Lê Sát như sau : “Tội của Lê Sát đáng phải giết, không thể dung thứ được. Lẽ phải đem (Lê Sát) chém để rao, nhưng trẫm đặc ân miễn cho, không giết duy có Đặng Đắc là kẻ bày mưu cho lê Sát, làm nguy hại đến xã tác thì phải chém bêu đầu” (9).

Cuối cùng, Nhà vua xét thấy khòng thể dung tha cho Lê Sát, vì vậy đã hạ lệnh cho ông phải tự tử tại nhà, vợ con và điền sản đều bị tịch thu. Sự kiện này xảy ra vào cuối tháng 7 năm 1437 (10).

Năm 1453, vua Lê Nhân Tông mới cho là ông bị tội oan, bèn cấp cho con cháu ông 100 mẫu ruộng để thờ tự và đến năm 1484, vua Lê Thánh Tông mới truy ông ông là Thái Bảo Cảnh Quốc Công.


________________________
(1) Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
(2) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển 10, tờ 7a).
(3) Lam Sơn thực lục (Quyển l).
(4) Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
(5) Về trận đánh thành Xương Giang, xin tham khảo thêm phần viết về Trần Nguyên Hãn.
(6) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(7) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(8) (9) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(10) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kí, quyển XI, tờ 43-a).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Fri 26 Feb 2010, 19:34

LÊ THẠCH (? - 1421)



“Ông là cháu của vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lời - NKT).
Lúc nhỏ có sức khỏe lạ thường, tính ưa đọc sách. Lớn lên,
ông theo vua Lê Thái Tổ đi đánh dẹp (giặc Minh), đến đâu
cũng khó có ai địch nổi, công lao to lớn nhất ba quân”

ĐẠI NAM NHẤT THỐNG CHÍ
(Tỉnh Thanh Hóa - Tập hạ - mục Nhân vật)



Ông Lê Khoáng, người Lam Sơn (Thanh Hóa), kết hôn với bà Trịnh Thị Ngọc Thương, sinh hạ được ba người con trai, con trưởng là Lê Học, con thứ là Lê Trừ và con út là Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ). Lê Học có mấy người con thì không rõ, chỉ biết rằng Lê Thạch là một trong những người con của ông. Như vậy, Lê Thạch là cháu gọi Lê Lợi bằng chú ruột .

Thuở thiếu thời, Lê Lợi luôn được anh là Lê Học chăm sóc rất chu đáo, cho nên, ngoài tình nghĩa anh em ruột thịt, Lê Lợi còn dành cho Lê Học những tình cảm yêu quý rất nồng nàn bởi sự hàm ơn. Con của Lê Học là Lê Thạch cũng được Lê Lợi đặc biệt ưu ái. Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa, Lê Thạch là một trong những người đầu tiên đã nhiệt liệt hưởng ứng. Bấy giờ, Lê Thạch đã là một thanh niên cường tráng và nổi danh có chí khí hơn người, ông có công đóng góp cho Lam Sơn trong những ngày gian khổ đầu tiên không phải là nhỏ .

Năm 1418, khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Lê Thạch là một trong những tướng tâm phúc của nghĩa quân do Bình Định Vương Lê Lợi cầm đầu. Tuổi trẻ mà tài cao lại giàu lòng nhân ái, vì thế, Lê Thạch được binh sĩ dưới quyền kính phục mà vâng theo. Sách Đại Việt thông sử có đoạn chép về ông như sau : “Ông tính người nhân ái, ham đọc sách, đã dũng lược hơn người lại khéo vỗ về quân sĩ dưới quyền” (1).

Sinh thời, Lê Thạch được Bình Định Vương Lê Lợi phong tới chức Thiết Kị Vệ Thứ Thủ (2), tước Lương Nghĩa Hầu. Thiết Kị là vệ quân thường làm nhiệm vụ đột phá và mở đường cho Lam Sơn trong các trận đánh quan trọng. Lương Nghĩa Hầu là tước thuộc hàng cao nhất của các tướng lúc bấy giờ.

Từ năm 1418 đến năm 1421, Lê Thạch đã tham gia nhiều trận đánh khác nhau, trong đó có bốn trận lớn, và cả bốn trận ấy, ông đều được coi là người lập công đầu .

Trận thứ nhất diễn ra vào đầu năm 1418, nghĩa là ngay sau khi khởi nghĩa Lam Sơn vừa mới bùng nổ được 7 ngày. Về diễn biến của trận này, sách Lam Sơn thực lục chép vắn tắt như sau:

“Năm Mậu Tuất (tức là năm 1418 - NKT), Vua (chỉ Lê Lợi- NKT) vừa 33 tuổi, dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn. Ngày mồng 9 (tháng giêng năm 1418 - NKT), bị giặc đến đánh, bèn lui về Lạc Thủy (tên một địa điểm ở thượng lưu sông Chu, phía trên Lam Sơn - NKT) và đặt phục binh ở đó để chờ. Đến ngày 13, quả nhiên giặc kéo đến. Vua liền tung phục binh ra đánh. Vua sai con của người anh tên là Lê Thạch, cùng với các tướng như Đinh Bồ. Lê Ngân và Lê Lý đem quân xông trước vào trận giặc, chém được đến vài ba ngàn tên, quân trang khí giới bắt được kể có đến hàng ngàn” (3).

Trận thứ hai diễn ra gần như ngay sau trận Lạc Thủy. Bấy giờ Lê Lợi đã cho lui quân về đóng giữ ở đất Mường Nanh (tên một địa điểm ở phía Tây của Thanh Hóa, gần Lam Sơn) .

Tại đây, để chủ động phá thế bao vây càn quét của giặc, Lê Lợi cho quân đánh vào Mỹ Canh (cũng tức là Nghĩa Canh, tên một địa điểm cách Mường Nanh không xa). Ở trận này, nghĩa quân Lam Sơn đã chém được hơn 300 tên giặc và bắt được tướng giặc là Nguyện Sao. Sử cũ chép rằng, công đầu trong trận này cũng chính là tướng Lê Thạch.

Trận thứ ba là trận Úng Ải, nổ ra vào giữa mùa Đông năm Tân Sửu (1421). Sách Lam Sơn thực lục chép về trận đánh này như sau:

“Năm Tân Sửu, tháng 11, ngày 20. Tướng giặc là bọn Trần Trí đem quân và ngụy đảng (tức ngụy quan và ngụy quân - NKT) gồm hơn mười vạn đến đánh sách Ba Lẫm (thuộc Kình Lộng) rất gấp. Vua họp các tướng và nói rằng :

- Quân giặc đông nhưng mỏi mệt. Quân ta ít, nhưng đang lúc nhàn rỗi. Binh pháp dạy rằng, được thua là can hệ ở tướng chứ không phải ở chỗ quân ít hay nhiều. Nay, quân giặc tuy đông nhưng nếu ta lấy thế quân đang nhàn mà chờ đánh giặc mệt, thì thế nào cũng phá được.

(Nói rồi), Nhà vua liền nhân đêm tối, chia quân dành úp dinh trại giặc. Quân ta đánh trống reo hò, bức bách dinh trại chúng, chém được hơn ngàn đầu, quân trang khí giới bắt được không biết bao nhiêu mà kể” (4).

Trong trận thứ ba này, một lần nữa, Lê Thạch lại lập công đầu. Theo Đại Việt thông sử thì: “công thường đi tiên phong, có công lao to lớn nhất” (5).

Trận thứ tư diễn ra ngay sau trận Úng Ải. Bấy giờ, quân Minh do Trần Chí cầm đầu đã bị đánh lui, nhưng tình thế lại đột ngột thay đổi theo chiều hướng rất bất lợi cho Lam Sơn.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:

“Đúng vào lúc ấy (lúc Trần Trí rút lui - NKT), Ai Lao cho ba vạn quân và 100 thớt voi thình lình kéo đến dinh trại của Vua và nói phao là sẽ cùng hợp sức với Nhà vua đánh giặc. Vua (tức Lê Lợi - NKT) tin lời chúng cho nên không phòng bị gì. Không ngờ, đến nửa đêm thì chúng tung quân đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, đánh nhau liên tục từ giờ Tí (tức từ 23 đến 01 giờ - NKT) tới giờ Mão (tức từ 05 đến 07 giờ - NKT) mới đập tan được quân Ai Lao, chém hơn một vạn tên, bắt được 14 con voi và thừa thắng, truy kích liền bốn ngày đêm. Vua cho quân đánh đuổi đến tận sào huyệt của chúng rồi mới về.

Tháng 12 (năm Tân Sửu, 1421 - NKT) Vua đem quân về đóng tại Sách Thủy. Khi ấy, Tù Trưởng của Ai Lao là Mãn Sát đã lâm vào thế cùng quẫn nên muốn tìm kế hòa hoãn để đợi viện binh. Vua biết đó chỉ là mưu xảo quyệt nên có ý không cho. Các tướng ai cũng xin tạm hòa vì cho là quân sĩ khó nhọc đã lâu, cần phải được ngơi nghỉ. Lúc đó, chỉ có tướng mang hàm Bình Chương là Lê Thạch nói rằng không thể cho giặc được giải hòa, liền tự mình hăng hái cầm quân xông lên trước. Chẳng may, (Lê Thạch) trúng phải mũi tên do giặc ngầm bắn ra mà chết (6)”.

Như vậy, Lê Thạch là người có công tham gia rất tích cực vào quá trình chuẩn bị lâu dài, gian khổ và công phu cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là một trong số các vị tướng lập công to lớn và liên tục trong giai đoạn đầu tiên của cuộc khởi nghĩa này. Công lao của Lê Thạch nổi bật trong bốn trận đánh nói trên.

Ông ngã xuống bởi sự chủ quan của ông nhưng suy cho cùng thì sự chủ quan ấy cũng có phần nẩy nở từ bản thân sự chủ quan của chính Lê Lợi. Cái chết của Lê Thạch đã khiến cho Lê Lợi và các tướng trong Bộ chỉ huy Lam Sơn cùng tất cả nghĩa sĩ rất thương xót.

Năm 1428, ngay khi vừa lên ngôi Hoàng Đế, Lê Lợi đã truy phong Lê Thạch là Nhập Nội Kiểm Hiệu Thái úy Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước Trung Vũ Đại Vương, cho được thờ tại nhà Tẩm Miếu. Thân phụ của Lê Thạch là Lê Học được phong là Chiêu Hiếu Đại Vương.


__________________________
(1) Đại Việt Thông sử (Chư thần truyện).
(2) Chức ấy có nghĩa là Phó chỉ huy vệ quân Thiết Kị.
(3) Lam Sơn thực lục (quyển 1).
(4) Lam Sơn thực lục (quyển 1).
(5) Sách đã dẫn. Mục Chư thần truyện.
(6) Bản kí, quyển 10, tờ 8-a và 8-b.

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: LÝ TRIỆN   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Sat 27 Feb 2010, 17:47

LÝ TRIỆN (? - 1427)


"Lý Triện là bậc giàu tài năng và dũng lược hơn người.
Ông theo vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) khởi
nghĩa ở Lam Sơn ngay từ những ngày đầu tiên, từng
trải không biết bao nhiêu gian nan, nguy hiểm”.

ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
(Chư thần truyện)


Lý Triện (1) người làng Bái Đô, huyện Lôi Dương. Nay đất làng quê ông thuộc huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hiện vẫn chưa rõ ông sinh vào năm nào. Khi Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cùng vời thân phụ là Lý Ba Lao, ông đã nhiệt liệt hưởng ứng và có mặt bên cạnh Lê Lợi ngay trong những ngày chuẩn bị gian khổ đầu tiên.

Đến với Lam Sơn, Lý Triện được Lê Lợi hết lòng yêu quý và tin cậy. Ông được giao trách nhiệm chỉ huy một đơn vị nghĩa binh. Đáp lại Lý Triện cũng đã tuyệt đối trung thành và anh dũng chiến đấu vì đại nghĩa cứu nước cứu dân.

Càng về sau, tài năng quân sự của Lý Triện càng bộc lộ một cách rõ nét hơn. Trên đại thể, chúng ta có thể phác họa những công hiến của ông đối với cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại đầu thế kỉ thứ XV qua mấy sự kiện chính yếu sau đây :

- Sự kiện thứ nhất xảy ra vào năm Canh Tí ( 1420).

Bấy giờ tướng giặc là Lý Bân và Phương Chính, cho quân băng qua đất Quỳ Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) để rồi từ đó, vòng lên đánh vào lực lượng của Lam Sơn lúc đó đang đóng tại Mường Thôi.

Lý Triện được lệnh cùng với các tướng Nguyễn Lý và Phạm Vấn, đem quân ra đánh cản bước tiến của quân Minh, tạo điều kiện cho Lê Lợi có đủ thời gian để có thể bố trí một trận đồ mai phục tại khu vực Bồ Mộng. Lý Triện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được Bình Định Vương Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn hết lời khen ngợi.

- Sự kiện thứ hai xảy ra vào năm Nhâm Dần (1422).

Năm ấy nghĩa quân Lam Sơn đã đập tan cuộc tấn công vừa rất bất ngờ lại vừa rất hiểm hóc của Ai Lao và sau đó, rút về đóng tại Quan Gia. Một lần nữa, giặc Minh và Ai Lao lại phối hợp với nhau đề đánh vào Quan Gia.

Trước cuộc tấn công quyết liệt này, Lê Lợi quyết định cho quân rút lui về Khôi Huyện. Giặc tức tối cho quân truy đuổi và nhanh chóng bao vây địa điểm đóng quân của Lê Lợi ở Khôi Huyện. Một cuộc ác chiến đã diễn ra. Trong trận ác chiến này, Lý Triện và các tướng Lê Linh, Phạm Vấn đã lập công lớn. Ông đã có công chém được tên Tham Tướng của giặc là Phùng Quý cùng hơn một ngàn tên giặc, bắt được hơn một trăm con ngựa. Quân Minh và quân Ai Lao buộc phải tháo lui.

- Sự kiện thứ ba xảy ra vào đầu nam Ất Tỵ (1425).

Khi ấy Đinh Lễ được lệnh ra đánh Diễn Châu. Ngay sau khi Đinh Lễ xuất quân, Lê Lợi lại sai Lý Triện cấp tốc lên đường đi tiếp ứng. Lý Triện đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hơn thế nữa, ông còn chủ động đem quân ra vây hãm thành Tây Đô. Nhờ công lao này, Lý Triện được Lê Lợi phong tới hàm Thiếu úy.

- Sự kiện thứ tư xảy ra vào mùa thu năm Bính Ngọ (1426).

Bấy giờ, trên cơ sở phân tích những biến đổi ngày càng sâu sắc của tình hình chung, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn sai một loạt các tướng đem một vạn quân, chia làm ba đạo khác nhau, cùng luồn sâu vào khu vực còn tạm bị quân Minh chiếm đóng để hoạt động và dọn đường cho cuộc tấn công của Lam Sơn sau này.

Lý Triện vinh dự được cùng với các tướng lừng danh khác như Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Đỗ Bí chi huy đạo quân thứ nhất. Đạo này gồm hơn ba ngàn quân sĩ và một thớt voi, có nhiệm vụ bí mật băng qua khu vực thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam Hà, Hòa Bình và Vĩnh Phú ngày nay rồi tiến xuống, trực tiếp uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc rất có thể sẽ đến từ hướng Vân Nam (Trung Quốc).

Đây là đạo quân đã lập được nhiều chiến công vang dội nhất. Vừa tiến ra Bắc, họ đã đánh thông ba trận lớn. Trận thứ nhất ở Ninh Kiều (nay thuộc Hà Tây). Trận thứ hai ở Nhân Mục (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Và, trận thứ ba ở Xa Lộc (nay thuộc Vĩnh Phú) .

Sau ba trận thắng lớn đó, đạo quân thứ nhất đã nhanh chóng biến Ninh Kiều thành một khu căn cứ rất lợi hại cho mình.

Trước tình thế nguy hiềm này, triều đình nhà Minh dã quyết định sai viên tướng, tước Thành Sơn Hầu là Vương Thông, đem năm vạn quân sang cứu viện.

Vì háo hức muộn lập công, Vương Thông đã lập tức chia quân làm ba mũi, dự tính sẽ nhất tề đánh vào Ninh Kiều. Mũi thứ nhất xuất phát từ Thanh Oai (nay thuộc Hà Tây). Mũi thứ hai xuất phát từ Sa Đôi (nay cũng thuộc Hà Tây). Và, mũi thứ ba xuất phát từ Cổ Sở (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

Với mười vạn quân trong tay (1) Vương Thông hy vọng sẽ bóp nát đạo quân thứ nhất của Lam Sơn ở Ninh Kiều bằng một trận tấn công thật ồ ạt và bất ngờ.

Nhưng, khi Vương Thông chưa kịp ra tay thì từ Ninh Kiều, các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Lý Triện và Đỗ Bí đã chủ động đem quân tấn công vào lực lượng quân Minh ở Thanh Oai. Giặc ở Thanh Oai hốt hoảng tháo chạy tán loạn. Nhân đà thắng lợi đó, quân Lam Sơn truy đuổi rất quyết liệt, và chính cuộc truy đuổi này đã khiến cho cánh quân thứ hai của giặc ở Sa Đôi cũng khiếp đảm mà rút thăng về Thăng Long, bỏ mặc cánh quân do Vương Thông trực tiếp cầm đầu chơ vơ ở đất Cổ Sở.

Vương Thông tức tối hạ lệnh tập trung hết lực lượng về Cổ Sở để đích thân Vương Thông trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công vào Ninh Kiều. Nhưng, khi quân của Vương Thông rầm rộ tiến vào thì Ninh Kiều chỉ còn là một vùng hoang vắng, bở lẽ, Lý Triện cùng các tướng của Lam Sơn đã nhanh chóng cho lực lượng của mình rút khỏi Ninh Kiều từ trước đó rồi.

Giận dữ bởi trận vồ hụt ở Ninh Kiều, Vương Thông lập tức tung quân do thám đi khấp nơi, quyết tìm cho bằng được nơi đóng quân của Lam Sơn. Và, chẳng bao lâu sau đó, chúng đã biết được nơi đóng quân mới của Lam Sơn là Cao Bộ (nay thuộc Hà Tây).

Vương Thông chia quân làm hai đạo. Đạo thứ nhất gọi là chính binh, đánh trực diện vào Cao Bộ, cốt thu hút sự chú ý của lực lượng Lam Sơn. Đạo thứ hai gọi là kỳ binh, có nhiệm vụ vòng ra phía sau Cao Bộ, bất ngờ đánh úp và cùng với chính binh, tiêu diệt toàn bộ quân Lam Sơn tại đây.

Hai đạo chính binh và kì binh hẹn nhau rằng, hễ đạo nào vào Cao Bộ trước thì nổi lửa và nổi pháo hiệu để thông báo cho đạo kia tiến thật gấp. Kế hoạch của Vương Thông quả là rất nguy hiểm, chứng tỏ Vương Thông thực sự là viên tướng có tài cầm quân.

Rất tiếc là tướng Lý Triện đã bắt được khá nhiều lính do thám của Vương Thông, rồi nhờ khéo khai thác nên đã nắm trước được mưu toan này. Theo đề nghị của Lý Triện, các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất của Lam sơn đã quyết định “tương kế tựu kế”, bí mật rút khỏi Cao Bộ và bố trí một trận mai phục có quy mô lớn tại Tốt Động- Chúc Động.

Ngày 7 tháng 11 nậm 1426, Vương Thông hí hửng hạ lệnh cho cả chính binh lẫn kì binh, theo đúng kế hoạch đã định mà đánh vào Cao Bộ. Nhưng, khi chính binh của giặc vừa lọt vào ổ mai phục ở Tốt Động - Chúc Động, thì từ Cao bộ mật hiệu của giặc đã được quân Lam Sơn nổi lên.

Chính binh cứ tưởng là kì binh tiến quá nhanh, ngược lại kì binh cứ tướng là chính binh tiến quá nhanh. Chúng vội cột vũ khí lại gấp rút vượt đồng lầy Tốt Động - Chúc Động để kịp vào Cao Bộ. Đúng lúc đó, quân mai phục của Lam Sơn liền nổi lên. Hàng ngũ của giấc bị rối loạn. Lam Sơn nhanh chóng chia cắt đội hình chúng để tiêu diệt.

Với khí thế áp đảo, Lam Sơn đã dồn Vương Thông vào cảnh ngộ bất lực hoàn toàn. Hàng vạn quân giặc phải bỏ xác trên cánh đồng Tốt Động - Chúc Động. Bản thân Vương Thông cũng bị thương, phải hốt hoảng tháo chạy về Đông Quan.

Sử cũ chép:

“Ta cả phá giặc, chém dược Trần Hiệp, và Lý Lượng cùng hơn năm vạn sĩ tốt. Giặc bị chết đuối rất nhiều, bị bắt sống hơn một vạn tên. Ta bắt được khí giới, ngựa chiến và các thứ vàng bạc, của cải, quân trang, xe cộ không biết bao nhiêu mà kể. Bọn tướng giặc là Vương Thông, Mã Anh, Sơn Thọ và Mã Kỳ chỉ chạy thoát thân vào thành Đông Quan” (3).

Như vậy, cha đẻ của kế hoạch nhanh chóng rút lui khỏi Cao Bộ và đặt mai phục tại Tốt Động - Chúc Động là tướng Lý Triện. Ông là linh hồn của tin quyết chiến chiến lược quan trọng này.

- Sự kiện thứ năm diễn ra vào ngày 20 tháng chạp năm Bính Ngọ (1426).

Ngày hôm đó, Lý Triện cùng các tướng như Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Nguyên Lý và Lê Lãnh (cũng đọc là Lê Lĩnh) đem quân di đánh thành Tam Giang. Thành này là một trong những thành lớn của giặc, nằm ở huyện Phong Châu của tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.

Sau cuộc tấn công ấy, Lý Triện được điều về để cùng với tướng Lê Văn An, chỉ huy 14 vệ quân án ngữ phía cửa Bắc thành Đông Quan, tham gia vào việc bao vây Vương Thông đang cố thủ trong thành này.

Ngày 7 tháng 2 nậm Đinh Mùi (1427), Vương Thông sai tướng Phương Chính bất ngờ tấn công vào lực lượng của Lý Triện ở Cảo Động (nay là vùng Nhật Tảo, nằm ở mé tây của Hồ Tây - Hà Nội). Bởi cuộc tấn công thình lình này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh.Tướng Đỗ Bí thì bị giặc bắt.

Lý Triện ngã xuống khi cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại sắp đến ngày toàn thắng. Cái chết của ông là một tổn thất lớn của Lam Sơn Sử cũ chép :

“Vua (Lê) Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) cho rằng tướng Lý Triện là người có công lớn, nhiều lần đánh tan giặc mạnh, lại chết vì việc nước, cho nên, thương xót vô cùng. Vua trao cho thân phụ của ông là Lý Ba Lao chức Quan Sát Sứ, hàm Thượng Phẩm lại cấp cho 400 mẫu ruộng; cho con của Lý Triện là Lý Lăng chức Phòng Ngự Sứ, tước Phục Hầu, hàm Thượng Trí Tự và hai con ngựa. Năm Thuận Thiên thứ nhất (tức năm 1428 - NKT), truy tặng (Lý Triện) hàm Nhập Nội Tư Mã” (4).


________________________________
(1) Lý Triện được ban quốc tính (tức là lấy theo họ của Lê Lợi), cho nên, sử cũ cũng thường chép là Lê Triện.
(2) Kể cả 5 vạn quân có sẵn trong thành và ở các nơi khác kéo về.
(3) Lam Sơn thực lục (quyển 2).
(4) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện)

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẠM VẤN   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Sat 27 Feb 2010, 18:00

PHẠM VẤN (? – 1436)


“Xét như Phạm Vấn đây:
Ngay thẳng mà tiết tháo,
Quyết đoán mà đa mưu.
Thuở mới dấy binh tụ nghĩa trả oán cừu.
Một dạ đổi thay vận bĩ.
Nếm mật nằm gai, ngươi từng dốc chí,
Giành đất, hạ thành ... biết mấy công lao”.

Lời chế văn của vua Lê Thái Tổ dẫn lại trong
ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
(Chư thần truyện)


Phạm Vấn người thôn Nguyễn Xá, huyện Lương Giang (nay đất làng quê ông thuộc tỉnh Thanh Hóa). Sử cũ chỉ cho hay là ông mất vào năm 1436 (1) nhưng không cho biết ông sinh vào năm nào, cho nên, chưa rõ đến lúc mất, Phạm Vấn được hưởng thọ là bao nhiêu.

Phạm Vấn đến Lam Sơn tham gia cuộc khởi nghĩa do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo ngay từ những ngày đầu tiên. ông là tướng trực tiếp cầm quân, từng lập nhiều chiến công xuất sắc. Hệ thống những dòng ghi chép tản mạn của sử cũ, chúng ta có thể sơ bộ hình dung sự nghiệp của ông đại để như sau :

- Tướng tham gia chỉ huy thành công trận Bồ Mộng (1420)

Sau khi giết được Lê Lai (mà giấc hí hửng tưởng đó là Lê Lợi), quân Minh rút về Tây Đô còn Lê Lợi và nghĩa sĩ của mình thì bí mật trở lại Lam Sơn để dưỡng sức và chỉnh đốn lực lượng, đồng thời, lo tích trữ lương thực và thực phẩm, chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

Nhưng, ở Lam Sơn chưa được bao lâu thì Lê Lợi đã phải đối phó quyết liệt với những cuộc càn quét mới của giặc. Năm 1420, đích thân tên Việt gian người Quỳ Châu (Nghệ An) là Cầm Lạn đã dẫn quân lính vào Lam Sơn. Sử cũ chép :

“Năm Canh Tí (tức năm 1420 - NKT), giặc Minh lại đem đại binh đến. Vua (chỉ Lê Lợi - NKT) đoán rằng, vào khoảng giờ Mùi (tức từ khoảng 13 đến 15 giờ chiều - NKT), thế nào bọn chúng cũng sẽ đến Bến Bổng, bèn hạ lệnh đặt phục binh sẵn ở đấy để đợi. Quả đúng giờ Mùi, giặc kéo đến rất đông. Phục binh ta khắp bốn mặt cùng nổi lên. Giặc tan vỡ. Ta chém được nhiều không kể xiết, lại bắt được hơn một trăm con ngựa và đem các thứ quân trang của giặc đốt hết.

Cũng năm ấy (tức năm 1420 - NKT), có tên giặc vốn người trong nước là Cầm Lạn dẫn đường cho bọn tướng lĩnh nhà Minh là Lý Bân và Phương Chính từ địa phương của Cầm Lạn (tức là từ đất Quỳ Châu, Nghệ An - NKT), tiến thẳng vào đất Mường Thôi (thuộc Thanh Hóa - NKT) để đánh Vua.

Trước hết, Vua sai bọn Lê Triện (tức Lý Triện - NKT), Lê Lý (tức Nguyễn Lý - NKT) và Lê Vấn (tức Phạm Vấn - NKT), đem chừng mấy trăm quân đến Bồ Mộng để chờ đánh. Giặc đến, quân ta lập tức nổi lên. Giặc thua to. Ta chém được hơn ba trăm tên” (2).

Quy mô của trận Bồ Mộng tuy không lớn, nhưng đây là một trong những trận quan trọng của Lam Sơn trong giai đoạn đầu - giai đoạn hoạt động ở vùng rừng núi phía tây Thanh Hóa (từ đầu năm 1418 đến giữa năm 1423).

Thắng lợi của trận Bồ Mộng đã khiến cho quân Minh không được phép chủ quan và coi thường Lam Sơn. Từ trận Bồ Mộng, tài năng quản sự của Phạm Vấn bắt đầu được khẳng định.

- Tướng tham gia chỉ huy trận đánh đập tan âm mưu liên minh đàn áp giữa quân Minh với quân Ai Lao (năm 1422).

Khi mới khởi nghĩa, Lê Lợi đã thiết lập được mối quan hệ rất tốt đẹp với quốc vương của Ai Lao. Chính Ai Lao đã từng giúp đỡ nghĩa quân Lam Sơn một cách rất hào hiệp và có hiệu quả.

Nhưng, sau vì âm mưu chia rẽ của kẻ thù, cộng với sự xúi giục của một số kẻ phản dân hại nước, Ai Lao liền thay đổi thái độ. Năm 1422, Ai Lao đã liên minh với quân Minh để tấn công đàn áp nghĩa quân Lam Sơn. Trận đánh xảy ra một cách hết sức bất ngờ.

Sử cũ chép :

“Đến năm Nhâm Dần (tức năm 1422 - NKT), quân Minh hẹn với quân Ai Lao hai mặt cùng đánh. Vua (chỉ Lê lợi - NKT) lui quân về đóng ở Sách Khôi. Giặc lại đến đánh. Tình thế rất nguy cấp. Vua khích lệ các tướng và quân sĩ cố sức chiến đấu. Ông (chỉ Phạm Vấn NKT) cùng các tướng như Lê Hào, Lê Lĩnh... liều mình xông lên phía trước phá thế trận của giặc, chém được tướng giặc là Phùng Quý và hơn một ngàn sĩ tốt của hắn. Mã Kỳ và Trần Trí đều chỉ chạy thoát lấy thân. Ta thu được hơn trăm con ngựa. (Sau đó), Vua lui quân về đóng ở núi Chí Linh, bị hết lương trong hai tháng. ông vỗ về quân ngũ, luôn hầu cận Vua, Vua nhờ cậy ông kể cũng không ít nên phong cho ông là Thượng Tướng Quân” (3).

Từ đây, Phạm Vấn là một trong những tướng chỉ huy cao cấp của Lam Sơn.

- Tướng lập công xuất sắc trong trận Trà Lân và trận Khả Lưu (1424)

Cuối năm 1424, Lam Sơn quyết định tấn công vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng, và nói theo cách nói của tướng Nguyễn Chích là tìm "đất đứng chân”. Hai trong số những tràn đánh lớn của Lanh Sơn ở Nghệ An là trận Trà Lân và trận Khả Lưu. Tướng Phạm Vấn có vinh dự tham gia chỉ huy cả hai trận này. Và, ông đã lập công xuất sắc.

Về diễn biến chung của trận này, sử cũ chép :

“Vua kén chọn đinh tráng, sửa sang khí giới, chỉnh đốn quân ngũ và voi chiến, tiến vào Trà Lân. Gần đến xứ Bồ Lạp thì bất ngờ gặp tướng giặc là Sư Hựu, cùng bọn ngụy tướng là Cầm Bành và Cầm Lạn đem năm ngàn quân chặn ngay phía trước. Lúc ấy lại có bọn Trần Trí, Phương Chính, Lý An và Thái Phúc đem quân đến ở phía sau lưng. Quân ta trước sau đều có giặc mạnh.

Bấy giờ, trời lại gần tối. Vua liền sai đặt phục binh để chờ. Lát sau, quân giặc quả nhiên tới nơi . Vua tung phục binh ra đánh. Quân giặc vỡ to. Ta chém được hai ngàn đầu giặc, bắt được hơn trăm con ngựa. Ngày hôm sau, Vua lại đem quân sĩ và voi chiến xông thẳng vào dinh trại của tướng giặc là Sư Hựu. Quân giặc lại thua to trận nữa. Ta chém được hơn ngàn đầu bao nhiêu quân trang thu được đều đem đốt sạch.

Khi ấy bọn Cầm Bành cứ cố thủ, không chịu theo. Vua vỗ về nhân dân, khuyên nên lo làm ăn, khiến cho ai nấy cũng đều được yên chỗ. Họ cảm kích mà hăng hái cùng. Vua giết giặc Cầm Bành. Suốt hai tháng trời, Cầm Bành cố giữ sơn trại để chờ viện binh, trong khi đó bọn giặc thì hoang mang, vừa ngờ, vừa sợ, không dám tiến đến cứu. Quân sĩ của Cầm Bành oán giận mà làm phản, kéo nhau ra đầu hàng Cầm Bành tự liệu đã đến thế cùng, không thể đợi viện binh được nữa, buộc phải mở cửa ra hàng (4).

Sau khi Cầm Bành đầu hàng, giặc mới bắt đầu kéo đến Trà Lân. Chúng hi vọng sẽ bất ngờ tấn công tiêu diệt tất cả lực lượng Lam Sơn tại địa điểm này. Nhưng, chúng chưa kịp đến Trà Lân thì Lê Lợi đã sai Phạm Vấn, Lê Sát cứng hơn mười vị tướng khác của Lam Sơn đem quân chiếm lĩnh Khả Lưu là cửa ải quan trọng nằm trên đường tới Trà Lân. Kế hoạch bất ngờ của giặc vì thế mà bị tan vỡ ngay khi chưa kịp thực hiện.

Sử cũ chép :

“Ông cùng các tướng giỏi là Lê Sát và hơn mười người khác, (cho quân) xông lên phá thế trận của giặc, đánh tan được chúng, bắt sống được Chu Kiệt, chém được Hoàng Thành, cắt được mấy ngàn tai. Giặc chết đuối đầy sông, quân nhu khí giới chất như núi. Phương Chính chạy vào thành Nghệ An. Quân ta đuổi đến cùng, vây thành ba ngày liền. Bấy giờ, thanh thế (Lam Sơn) lừng lẫy, các châu, huyện ra hàng ... tất cả đều do sức của các ông. Vua phong cho ông hàm Thiếu úy” (5).

- Tướng trợ chiến đắc lực, lập công lớn trong trận Xương Giang (1427)

Cuối năm 1427, Lam Sơn chủ trương tập trung mọi cố gắng, quyết tiêu diệt cho bằng được đạo viện binh lớn nhất của giặc do Liễu Thăng cầm đầu, tiến vào nước ta qua ngả Lạng Sơn.

Một loạt các trận đánh kết hợp chặt chẽ giữa mai phục với tập kích có quy mô lớn đã diễn ra. Lam Sơn liên tiếp giành được thắng lợi lớn ở Chí Lăng, Cần Trạm, Phố Cát ... giết được những viên tướng sừng sỏ nhất của giặc cùng với hàng vạn quân sĩ nhà Minh.

Cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 1427, Lam Sơn quyết định đánh trận cuối cùng với đạo viện binh này tại cánh đồng Xương Giang. Bởi tính chất đặc biệt quan trọng của trận đánh, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định điều động thêm khá nhiều quân sĩ và tướng lĩnh đến Xương Giang. Trong số các tướng được điều đi chỉ huy lực lượng trợ chiến lần này, có Phạm Vấn.

Bấy giờ, nhờ có thêm nhiều công lao trong quá trình tham gia chỉ huy lực lượng vây hãm thành Đông Quan, Phạm Vấn đã được phong tới hàm Tư Mã. ông cùng với tướng Lê Khôi đem ba ngàn quân thẳng tiến lên Xương Giang. Và, trong trận đánh có quy mô rất lớn này, Phạm Vấn đã một lần nữa, lập công xuất sắc, xứng đáng với niềm tin cậy lớn lao của Bình Đinh Vương Lê Lợi, của Bộ chỉ huy Lam Sơn.

Tháng 2 năm 1428, triều đình nhà Lê định công để ban thưởng cho những tướng lĩnh có nhiều công lao, Phạm Vấn được xếp công đầu ông được trao hàm Vinh Lộc Đại Phu và được trao chức Đại Tướng Quân, trông coi vệ quân mang tên Tả Kim Ngô, tước Thượng Trí Tự. Ngay sau đó, Phạm Vấn lại được phong là Suy Trung Tán Trị Hiệp Mưu Bảo Chính Công Thần, rồi thăng chức Nhập Nội Kiểm Hiệu Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, lãnh quyền Tể Tướng.

Năm 1429, triều Lê dựng biển khắc tên các vi Khai Quốc Công Thần, tên của Phạm Vấn đứng hàng thứ nhất, ông được ban tước Huyện Thượng Hầu.

Năm 1431, Phạm Vấn lại được thăng chức Nhập Nội Kiểm Hiệu Đô Đốc, tước Quận Hầu.

Năm 1433, Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) qua đời, Phạm Vấn và Lê Sát được trao quyền Phụ Chính.

Năm 1436, Phạm Vấn qua đời vì bệnh, được triều đình truy tặng hàm Thái Phó, đồng thời ban cho tên thụy là Tuyên Vũ.


____________________________
(1) Đại Việt Thông sử (Chư thần truyện).
(2) Lam Sơn thực lục (Quyển 1). Trận này, Đại Việt thông sử chép là chém được hơn ba ngàn tên giặc.
(3) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(4) Lam Sơn thực lục (Quyển 1).
(5) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: PHẠM VĂN XẢO   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Sat 27 Feb 2010, 18:23

PHẠM VĂN XẢO (? - l429)

“(Phạm) Văn Xảo là người tài trí vượt bậc,
rất được Nhà vua (đây chỉ Lê Lợi - NKT)
tin dùng. ông đã từng làm tướng cầm quân
đi đánh dẹp, khiến cho (Vương) An Lão và
Mộc Thạnh đều phải thua, lập được nhiều
công lao rất vẻ vang”.

KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC
(Chính biên, quyển XV, tờ 27)


Phạm Văn Xảo quê ở Thăng Long, sinh vào năm nào chưa rõ. Khi Lê Lợi chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, Phạm Văn Xảo là một trong số những người đầu tiên hăng hái hưởng ứng.

Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, Phạm Văn Xảo được trao chức Khu Mật Đại Sứ. Từ đó, ông bắt đầu cuộc đời cầm quân đánh giặc, và đúng như sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã viết, ông “lập được nhiều công lao rất vẻ vang”.

Trong số nhiều công lao rất vẻ vang đó, nổi bật lên hai công lao được sử sách trân trọng ghi chép sau đây :

1. Phạm Văn Xảo - một trong số bốn vị tướng chỉ huy cao cấp nhất và lập công lớn nhất trong trận quyết chiến chiến lược Tốt Động - Chúc Động:

Năm 1426, sau khi đã giải phóng được một vùng đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hóa trở vào Nam, lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tấn công ra Bắc. Hơn một vạn quân sĩ và một loạt tướng lĩnh, chia làm ba đạo khác nhau, được lệnh nhanh chóng thi hành quyết định này.

Ba đạo này cụ thể như sau :

- Đạo thứ nhất gồm hơn ba ngàn quân và một thớt voi, do các tướng Phạm Văn Xao, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí chỉ huy, tiến ra uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan, đồng thời, sẵn sàng chặn đứng viện binh của giặc rất có thể sẽ tràn từ Vân Nam sang.

- Đạo thứ hai gồm hơn hai ngàn quân và một thớt voi, do các tướng Bùi Bị, Lưu Nhân Chú, Lê Trương và Lê Ninh chỉ huy, đánh vào khu vực hạ lưu sông Hồng và sẵn sàng chặn đánh bọn giặc từ các thành Nghệ An và Tây Đô tháo chạy ra Bắc. Đạo này vừa xuất phát thì được Lê Lợi cho thêm hơn hai ngàn quân và một thớt voi nữa, giao cho hai tướng Lê Bồi và Lê Vị Canh chỉ huy, nhanh chóng tiến theo để tiếp ứng. Đạo quân thứ hai vì thế mà có lực lượng hùng hậu nhất.

- Đạo quân thứ ba gồm hơn 2000 quân, do hai tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy. Đạo này cũng tiến ra vùng phía nam của thành Đông Quan, vừa phô trương thanh thế để uy hiếp quân Minh, vừa sẵn sàng phối hợp với các đạo quân khác để giải phóng vùng đồng bằng và trung du phía Bắc. Đây là đạo quân giữ vị trí tiếp ứng cho đạo quân thứ nhất nhưng là một đạo riêng biệt chứ không phải như lực lượng tiếp ứng do Lê Bồi và Lê Vị Canh chỉ huy. Và, đạo quân này vì một vài lí do riêng nên đã tiến hơi chậm so với dự kiến ban đầu.

Trong ba đạo quân nói trên, đạo quân do các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí chỉ huy là lập được nhiều công lao hơn cả.

Ngày 12 tháng 8 năm Bính Ngọ ( nhằm ngày 13 - 9 - 1426), đạo quân thứ nhất đã giành được chiến thắng đầu tiên tại Ninh Kiều. (Đất này nay thuộc xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây).

Đây là nơi có địa hình rất hiểm trở: trên là dãy Ninh Sơn, dưới là Ninh Giang (tức sông Đáy), rất tiện lợi cho việc bố trí mai phục. Phần lớn lực lượng của đạo quân thứ nhất nhanh chóng được bí mật cho ém sẵn tại đây.

Khi đã bày binh bố trận, Phạm Văn Xảo đã tình nguyện dẫn một bộ phận nhỏ đến giả vờ tập kích bất ngờ vào thành Đông Quan. Tướng giặc ở đấy là Trần Trí, thấy quân Phạm Văn Xảo quá ít liền nhất tề xông ra đánh. Phạm Văn Xảo vờ thua và chạy về Ninh Kiều. Trần Trí chủ quan, cứ thế hăng hái đuổi theo. Hắn bị lọt vào ổ mai phục, bi quân Lam Sơn xông ra đánh tới tấp. Giặc bi giết tại chỗ trên hai ngàn tên. Trần Trí hốt hoảng chạy thẳng về Đông Quan .

Sau trận đánh, quan trọng này, đạo quân thứ nhất đã nhanh chóng biến Ninh Kiều thành căn cứ cho mình. Nhưng, do chỗ đạo quân thứ ba do các tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy tiến có hơi chậm, cho nên, căn cứ Ninh Kiều luôn bị đe dọa.

Bấy giờ, nếu giặc ở trong thành Đông Quan có thêm viện binh, thì một cuộc tấn công nguy hiểm và rất ác liệt vào Ninh Kiều nhất định sẽ nổ ra, tác hại thật khó mà lường trước được. Để có thể ứng phó một cách có hiệu quả với mọi bất trắc, các tướng chỉ huy đạo quân thứ nhất đã quyết định chia lực lượng tình hai bộ phận, thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau :

- Bộ phận thứ nhất do các tướng Lý Triện và Đỗ Bí chỉ huy, ở lại bảo vệ và tu bổ khu căn cứ Ninh Kiều, đồng thời, tiếp tục uy hiếp mặt Nam của thành Đông Quan.

- Bộ phận thứ hai do các tướng Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả chỉ huy, dẫn quân lên vùng Tam Giang (nay thuộc Vĩnh Phú), sẵn sàng chặn đánh viện binh của giặc.

Tại đất Tam Giang, Phạm Văn Xảo đã lập công lớn. Ông là linh hồn của trận đánh quyết liệt ở Xa Lộc diễn ra vào tháng 10 năm 1426. Bấy giờ, một đạo viện binh của giặc, do tướng Vương An Lão chỉ huy, hùng hổ tiến từ Vân Nam xuống đúng như dự kiến trước đó của Bộ chỉ huy Lam Sơn. Khi Vương An Lão vừa đến Xa Lộc (1) thì Phạm Văn Xảo bất ngờ cho quân xông ra. Giặc bị giết tại trận trên một ngàn tên, Vương An Lão hốt hoảng chạy vào thành Tam Giang cố thủ.

Chiến thắng Xa Lộc vừa có ý nghĩa tiêu diệt sinh lực địch, lại vừa có giá trị vô hiệu hóa đạo viện binh nguy hiểm của Vương An Lão. Cuộc vây hãm thành Đông Quan bắt đầu.

Sau chiến thắng Xa Lộc, một bộ phận lực lượng của Phạm Văn Xảo vẫn ở lại để không ngừng uy hiếp thành Xương Giang, còn Phạm Văn Xảo và phần lớn quân sĩ của mình lại kéo về Ninh Kiều để tiếp tục phối hợp với các tướng Lý Triện và Đỗ Bí, chuẩn bị ứng phó với tình hình mới.

Bấy giờ, các tướng Đinh Lễ và Nguyễn Xí cũng đã đem quân đến Ninh Kiều, khiến cho tương quan thế và lực chuyển biến theo chiều hướng rất có lợi cho Lam Sơn. Nhưng, cũng đúng lúc ấy nhà Minh lại sai viên võ tướng, tước Thành Sơn Hầu là Vương Thông, đem năm vạn quân tiến gấp sang.

Giặc trong thành Đông Quan có sẵn chừng ba vạn. Giặc từ các thành Diễn Châu, Nghệ An và Tây Đô kéo ra chừng hơn hai vạn nữa là năm vạn. Nay có thêm năm vạn viện binh của Vương Thông, thành thử, quân số của chúng tại thành Đông Quan đột ngột tăng lên gấp bội. Lam Sơn chưa kịp mừng vui trước tình thế mới thì đã phải đối đầu với một thử thách rất cam go.

Vương Thông vừa đến Đông Quan đã lập tức chia quân ra làm ba mũi, chiếm lĩnh ba vị trí quan trọng khác nhau là Thanh Oai (nay thuộc Hà Tây), Sa Đôi (nay cũng thuộc Hà Tây) và Cổ Sở (nay thuộc ngoại thành Hà Nội), dự tính sẽ nhất loạt đánh vào Ninh Kiều.

Với cương vị là một trong những tướng chỉ huy cao cấp nhất, Phạm Văn Xảo đã góp phần quan trọng vào việc hoạch định kế sách đối phó với Vương Thông. Kế sách này có thể tóm tắt như sau :

- Chủ động tấn công vào Thanh Oai, phá tan âm mưu của Vương Thông ngay khi hắn chưa kịp thực hiện. Và, quả đúng như dự kiến, giặc ở Thanh Oai đã bỏ chạy tán loạn, khiến cho giặc ở Sa Đôi cũng bỏ chạy theo, bỏ mặc Vương Thông bơ vơ ở đất Cổ Sở.

- Khi Vương Thông tập trung hết lực lượng về Cổ Sở để tự mình trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công vào Ninh Kiều, các tướng của Lam Sơn (trong đó có Phạm Văn Xảo) đã kịp thời cho quân bí mật rút hết khỏi Ninh Kiều. Chính cuộc rút lui bí mật này đã khiến cho Vương Thông phải một phen vồ hụt. Hắn tức tốc tung quân do thám đi khắp nơi, quyết tìm cho bằng được địa điểm đóng quân mới của Lam Sơn.

- Khi Vương Thông phát hiện được nơi đóng quân mới của Lam Sơn là Cao Bộ (thuộc Hà Tây), một lần nữa, Phạm Văn Xảo là người đã có công lớn. Ông ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến “tương kế tựu kế” của tướng Lý Triện, cho quân bí mật rút khỏi Cao Bộ kéo về mai phục ở cánh đồng Tốt Động - Chúc Động (cũng thuộc Hà Tây).

Tốt Động - Chúc Động là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của lịch sử dân tộc. Đây là trận có ý nghĩa thay đổi hoàn toàn tương quan thế và lực của cả đôi bên. Vương Thông từ vị trí của một viên tướng hung hăng đi cứu nguy, đã bị trọng thương và trở thành kẻ kêu cứu. Đây là thắng lợi chung của cả đạo quân thứ nhất và đạo quân thứ ba, của nhiều vị tướng lĩnh tài ba, dũng mãnh và mưu lược, trong đó có vai trò của Phạm Văn Xảo.

2. Phạm Văn Xảo - tướng chỉ huy lực lượng đánh chặn năm vạn quân của Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa, góp phần to lớn vào thắng lợi của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang (1427), đưa cuộc chiến tranh giải phóng vĩ đại do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo đạt thắng lợi hoàn toàn.

Cuối năm 1427, nhà Minh quyết định đưa mười lăm vạn quân sang cứu nguy cho Vương Thông. Mười lăm vạn quân này chia làm hai đạo khác nhau. Đạo thứ nhất gồm mười vạn tên do dịch thân Tổng Binh Liễu Thăng chỉ huy, tiến vào nước ta qua ngả Lạng Sơn. Đạo quân thứ hai do Phó Tổng Binh Mộc Thạnh chỉ huy, tiến vào nước ta qua ngả Cao Bằng và Tuyên Quang. Đạo này có tất cả năm vạn tên.

Bấy giờ, Lê Lợi và Bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất vào việc tiêu diệt viện binh. Quyết tâm của Lam Sơn là bóp nát toàn bộ đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy, không cho phép chúng có thể vượt qua vùng trung du phía Bắc để rồi cổ thể phối hợp được với Vương Thông ở Đông Quan.

Để thực hiện được quyết tàm lớn này, một trong những vấn đề quan trọng là phải làm sao để có thể đánh chặn được lực lượng của Mộc Thạnh. Đạo quân do Mộc Thạnh chỉ huy, tuy có nhỏ hơn đạo quân do Liễu Thăng cầm đầu nhưng cũng là đạo quân rất lớn. Mộc Thạnh là một viên lão tướng dày dạn kinh nghiệm trận mạc, từng được triều đình nhà Minh phong tới tước Kiềm Quốc Công. Dưới trướng của Mộc Thạnh là một loạt những tướng sừng sỏ như Hưng An Bá Từ Hanh, Tân Ninh Bá Đàm Trung ...v.v.

Để sẵn sàng chủ động đối phó, ngay khi vừa nghe tin viện binh của giặc sẽ tràn sang, Bộ chỉ huy Lam Sơn đã lập tức sai tướng Trần Ban lên ải Lê Hoa, sửa sang đồn lũy và chuẩn bị trận địa cho những trận đánh ác liệt có thể sẽ xảy ra. Trần Ban vừa lên đường chưa được bao lâu thì Lê Lợi đã sai các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Lê Khuyển và Lê Trung, đem quân đi tiếp ứng.

Sự có mặt của Phạm Văn Xảo và các tướng lừng danh nói trên, khiến cho Mộc Thạnh phải chần chừ. Và, chính thái độ chần chừ đó đã tạo điều kiện thuận lợi khách quan cho Lam Sơn tiến hành những trận tập kích vang dội vào đạo binh mười vạn tên của Liễu Thăng.

Sau trận đại thắng ở Chi Lăng - Xương Giang, Lê Lợi sai người đem cờ quạt, ấn tín của Liễu Thăng lên ải Lê Hoa để uy hiếp tinh thần của Mộc Thạnh. Vừa thoáng thấy những chứng tích đại bại khủng khiếp của Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã lập tức hạ lệnh rút quân về Trung Quốc.

Nhưng, dù ở sát ngay biên giới, dù lực lượng gần như chưa bị tiêu hao, Mộc Thạnh vẫn khỏng thể tháo chạy an toàn. Phạm Văn Xảo và các tướng đã tung quân đánh tới tấp. Bấy giờ, Lam Sơn đã đánh hai trận lớn tại khu vực ải Lê Hoa, một là ở Lãnh Câu và hai là ở Đan Xá.

Tính chung cả hai trận này, giặc bị tiêu diệt tại chỗ trên một vạn tên, bi bắt sống trên một vạn tên nữa. Mộc Thạnh phải hoảng hốt bỏ cả quân sĩ dưới quyền mà chạy Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết về hai trận đánh quan trọng này với những lời hùng tráng như sau :

“Lãnh Câu máu cháy thắm dòng,
nước sông ấm ức;
Đan Xá thây chồng thành núi,
cỏ nội nhuốm hồng”.

Thắng lợi của Phạm Văn Xảo và các tướng ở ải Lê Hoa đã đập tan hy vọng cuối cùng của Vương Thông. Quân Minh đô hộ chỉ còn một con đường duy nhất, đó là phải quỳ gối đầu hàng.

Nhờ những công lao lớn nói trên, tháng 3 nằm Thuận Thiên thứ nhất (1428), sau khi triều đình luận công ban thưởng, Phạm Văn Xảo được ban quốc tính là họ Lê, được thăng hàm Thái Bảo. Tháng 5 năm Thuận Thiên thứ hai (1429) , tên ông được khắc ở hàng thứ ba trong bảng danh sách các Khai Quốc Công Thần, thăng hàm Thái Phó, tước Huyện Thượng Hầu.

Tiếc thay, ông chưa kịp hưởng phú quý vinh hoa thì đã bi gièm pha, rồi bị giết hại. Vụ án Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn được sử cũ chép lại như sau:

“Nguyên do là bởi vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT) tuổi cũng đã khá cao lại lắm bệnh mà con trưởng là Quận (Lê Tư Tề) thì tính nết gàn rở, điên rồ, Thái Tông (tức Hoàng Tử Lê Nguyên Long, người về sau làm vua, miếu hiệu là Lê Thái Tông - NKT) còn quá nhỏ, trong lúc đó, Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn đều là những bậc Khai Quốc Công Thần, lắm công lao, được người đương thời trọng vọng.

Trần Nguyên Hãn vốn là dòng dõi quý tộc họ Trần xưa, Phạm Văn Xảo là người kinh thành Thăng Long, (Lê) Thái Tổ lo rằng, nếu vua nhỏ tuổi lên cầm quyền, thì những người này sẽ nuôi chí khác, cho nên, bề ngoài tuy tỏ ra trọng vọng, nhưng bên trong thì vẫn chất chứa nghi ngờ.

Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí và Lê Đức Dư đoán biết được ý Vua, liền tranh nhau dâng mật sớ lên, khuyên Vua phải quyết trừ bỏ đi. Những ai mà chúng không bằng lòng đều bị chúng vu cho là bè đảng (của Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn), bị đem ra xét xử và bị cầm tù rất đông. Các quan ai ai cũng đều sợ miệng lưỡi của chúng.

Sau này, vua Lê Thái Tổ hối hận, thương hai người ấy bị giết oan, lại biết rõ bọn Lê Quốc Khí đều chỉ là hạng tiểu nhân xảo quyệt, nên rất ghét chúng, khiến chúng đều bị đuổi. Vua xuống chiếu cho trăm quan biết rằng, bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Lê Đức Dư... dẫu có tài cán cũng không được dùng lại nữa. Trong đám bề tôi, giá thử có kẻ làm phản, cần phải tố cáo, thì cũng không cho bọn chúng được quyền tố cáo. Dư luận lúc ấy không ai không thỏa cả.

Năm Thiệu Bình thứ nhất (tức năm 1434 - NKT), đời vua Lê Thái Tông, quan Đại Tư Đồ là Lê Sát muốn dùng lại bọn (Trình) Hoàng Bá, nhưng bị Nguyễn Thiên Tích và Bùi Cầm Hồ tố cáo, lại bị triều thần can ngăn nên mới thôi” (2).


____________________
(1) Xa Lộc Còn có tên khấc lầ Ròng rọc hay Đồng Rọc. Đất này nay thuộc làng Tứ Xã huyện Lâm Thao, tỉnh Vĩnh Phú. Ở đây hiện vẫn còn một số di tích của trận đánh này.
(2) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Y Nhi
Admin
Y Nhi

Tổng số bài gửi : 3173
Registration date : 22/11/2007

Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: NGUYỄN XÍ   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13Sat 27 Feb 2010, 18:42

NGUYỄN XÍ (1397 - 1465)


“Như Nguyễn Xí:

Khí độ trầm lắng mà hùng mạnh. Độ lượng lớn mà
cương nghị hơn người. Giúp Cao Hòang (tức Lê
Lợi - NKT) mở nước, trải trăm trọn gian nan. Phò
Tiên Khảo (tức vua Lê Thái Tông - NKT) giữ
giang sơn, hết lòng giúp rập. Ra ngoài thì trọn
chức tướng võ, vào trong thì vẹn phận tướng văn,
nghĩa tôi con thật khó có ai sánh kịp. Khép mình
theo đạo đạo, hồn nhiên như ngọc chẳng khoe tươi.
Nghiêm nghị ở triều, lẫm liệt như thanh gươm mới
luyện. Trăm quan nể trọng phong thái. Bốn biển
ngưỡng mộ uy danh...”

ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ
(Chư thần truyện)


Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) tại làng Thượng Xá, huyện Chân Phúc (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) trong một gia đình làm nghề buôn bán muối rất nghèo khổ. Năm 1405, thân phụ ông là Nguyễn Hội qua đời, ông được người anh ruột là Nguyễn Biện đưa ra Lam Sơn và được Lê Lợi nuôi trong nhà như con.

Việc hai anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí tìm đến Lam Sơn với Lê Lợi có nguyên do từ mối quan hệ trước đó của Lê Lợi với thân phụ của hai ông. Điều này được sách Đại Vệt thông sử ghi chép như sau:

“Năm Ất Dậu (tức là năm 1405 - NKT), Nguyễn Hội từng đến Lam Sơn yết kiến vua Thái Tổ (tức Lê Lợi - NKT). Lúc này, vua Thái Tổ còn làm Phụ Đạo (đất Lam Sơn), đãi ông rất hậu. Sau đó, ông trở về làm muối nơi xứ Côn Quản (tại quê hương ông). (Nguyễn) Hội bị một con cọp đã thành tinh cắp đi vùi xác ở một huyệt đất tốt tại xứ Đồng Lam. Cọp còn cắm cây chung quanh mộ. Hôm sau, người nhà đến, tìm được và đem về chôn nơi khác. Nhưng rồi đến đêm hôm sau nữa, con cọp lại tới gầm thét vang khắp núi non, bới tung lên, vất bỏ quan tài, đem xác đến vùi lại ở chỗ cũ. Bấy giờ, người nhà mới biết là trời ban cho huyệt tốt” (1).

Đoạn ghi chép trên cho phép hiểu rằng, Nguyễn Hội đến Lam Sơn rồi từ Lam Sơn về Côn Xuân và bị cọp bắt cũng cùng trong năm 1405, còn như vì sao ông lại đến đất Lam Sơn với Lê Lợi thì chưa rõ. Khi đến với Lê Lợi, Nguyễn Xí chưa đầy mười tuổi nhưng đã tỏ rõ là người có tài nên được Lê Lợi hết lòng yêu quý. Sách trên chép tiếp rằng :

“Vua (tức Lê Lợi - NKT) sai Nguyễn Xí nuôi một đàn chó săn gồm hơn một trăm con. Sớm chiều chia cơm cho chó ăn ông đều dùng chuông làm hiệu. Bầy chó theo sự điều khiển của ông, tiến thoái răm rắp. Nhà vua rất quý ông, cho là ông có tài làm đại tướng, nên (đến khi sắp dấy quân khởi nghĩa thì) sai ông nắm quyền cai quản đội quân Thiết Đột thứ nhất” .

Như vậy là, vào năm chưa đầy hai mươi tuổi, Nguyễn Xí đã được trao quyền tướng quân. Năm 1418, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ, vị tướng trẻ Nguyễn Xí (lúc này 21 tuổi) có vinh dự được hầu cận Bình Định Vương Lê Lợi. Ông từng trải những năm tháng gian nan đầu tiên ở vùng rừng núi phía Tây Thanh Hóa, có công lớn trong việc phò tá Lê Lợi vượt qua những thử thách hiểm nghèo ở Linh Sơn, ở Khôi Huyện ...v.v.

Những năm 1421 và 1422, Nguyễn Xí là một trong những tướng có công đánh tan cuộc tấn công của quân Minh và quân Ai Lao, bảo vệ an toàn Bộ chỉ huy Lam Sơn và lãnh tụ của Lam Sơn là Bình Định Vương Lê Lợi.

Tháng 9 năm 1426, sau khi phái hơn một vạn quân, chia làm ba đạo khác nhau, cùng tiến ra vùng còn tạm bị quân Minh chiếm đóng để hoạt động, Nguyễn Xí được Bình Định Vương Lê Lợi phong làm đại tướng, cùng tướng Đinh Lễ gấp rút đem thêm quân đi tiếp ứng.

Nguyễn Xí và Đinh Lễ đã có công hợp sức với các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Trịnh Khả và Đỗ Bí, đánh trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời ở Tốt Động - Chúc Động. Trận ấy, tướng giặc là Trần Hiệp và Lý Lượng bị giết, Tổng Binh của giặc là Vương Thông bị thương. Ta giết tại trận hơn năm vạn tên, bắt sống hơn một vạn tên nữa.

Kế hoạch ồ ạt phản công, hòng làm thay đổi cục diện chiến trường của Vương Thông hoàn toàn bị thất bại. Giặc buộc phải co về cố thủ trong thành Đông Quan để chờ viện binh. Ngay sau thắng lợi to lớn này, Nguyễn Xí đã đại diện cho các tướng viết thơ cấp báo tin mừng cho Bình Định Vương Lê Lợi (2).

Trong thời kì quân Lam Sơn vây hãm thành Đông Quan, tướng Nguyễn Xí có vinh dự được cùng với tướng Đinh Lễ đem quân chốt giữ ở vùng cửa Nam thành Đông Quan.

Tháng 3 năm Đinh Mùi (1427), Vương Thông cho quân tập kích bất ngờ vào lực lượng của Lam Sơn ở Tây Phù Liệt do Thái Giám Lê Nguyễn chỉ huy, hòng phá thế bị bao vây. Bình Định Vương Lê Lợi lập tức sai Nguyễn Xí và Đinh Lễ đem 500 quân Thiết Đột tới ứng cứu .

Ông và Đinh Lễ đánh cho Vương Thông phải bỏ chạy thục mạng, nhưng khi đến Mỹ Động (vùng Hoàng Mai, Hà Nội ngày nay), Vương Thông thấy lực lượng của hai ông quá ít, liền cho quân quay lại liều chết đánh trả. Chẳng may, voi chiến bị sa lầy, ông và Đinh Lễ đều bị giặc bắt. Đinh Lễ thì bị giặc giết hại, riêng Nguyễn Xí, nhờ khéo tận dụng được cơ hội tốt nên đã trốn thoát được.

Sử cũ chép :

(Nguyễn) Xí về sau nhân một đêm mưa gió, dùng mẹo đánh lừa được tên lính canh giữ mà chạy thoát về, tới ra mất Vua (tức Bình Đinh Vương Lê Lợi - NKT) ở dinh Bồ Đề. Vua kêu lên rằng (Nguyễn Xí) sống lại” (3).

Trong trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang (từ đầu tháng 10 đến đầu tháng 11 năm 1427), tướng Nguyễn Xí đã có hai lần lập công lớn.

Một là, cùng với các tương Lê Sát, Lưu Nhân Chú và Trần Nguyên Hãn, hạ gục thành Xương Giang, phá tan chỗ dựa nguy hiểm của viện binh giặc từ Chi Lăng tràn xuống. Đó là trận công thành lớn nhất của quân Lam Sơn và thắng lợi của trận công thành này đã thực sự góp phần rất đáng kể vào thắng lợi chung của trận quyết chiến chiến lược Chi Lăng - Xương Giang.

Hai là, trong cuộc tập kích cuối cùng của quân Lam Sơn vào cánh đồng Xương Giang, Nguyễn Xí đã có công chỉ huy quân lính, hỗ trợ đắc lực cho tướng Lê Sát, đánh tan toàn bộ lực lượng giặc tại đây. Các tướng cao cấp nhất của giặc như Thôi Tụ và Hoàng Phúc đều bị bắt sống.

Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428), Nguyễn Xí được phong là Long Hổ Tướng Quân, Suy Trung Bảo Chính Công Thần. Năm Thuận Thiên thứ hai (1429) Nguyễn Xí được ban tước Huyện Hầu và tên ông được xếp vào hàng thứ năm trong biển khắc tên các Khai Quốc Công Thần của triều Lê.

Nguyễn Xí làm quan trải thờ năm đời vua là Lê Thái Tổ (1428 1433), Lê Thái Tông (1433 - 1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Nghi Dân (1459-1460) và Lê Thánh Tông (1460-1497).

Năm 1445, ông được phong là Nhập Nội Đô Đốc. Cũng năm ấy vì có kẻ gièm pha, ông bị cách chức, nhưng chỉ một thời gian rất ngắn đã được phục chức, được ban hàm Thiếu Bảo.

Năm 1460, Nguyễn Xí là một trong những người có công đưa Hoàng Tử Lê Tư Thành lên nối ngôi, đó là vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Nhờ công lao này, ông được phong là khai Phủ Nghị Đồng Tam Ti, Nhập Nội Kiểm Hiệu, Thái Phó, Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự, tước á Quận Hầu.

Đến tháng 10 năm 1460, ông lại được gia phong tước Quận Công. Năm 1462, Nguyễn Xí được gia phong chức Nhập Nội Hữu Tướng Quốc. Tháng 10 năm Ất Dậu (1465), Nguyễn Xí qua đời, hưởng thọ 68 tuổi. Ông có tất cả 16 người con trai và 8 người con gái. Con trai của ông đều là những võ tướng có tài:

1. Nguyễn Sư Hồi : làm quan tới hàm Thái úy.

2. Nguyễn Xưởng : chức Tổng Quản vệ Nghiêm Võ và Tổng Binh xứ Thuận Hóa

3. Nguyễn Huyễn : chức Đồng Tri Tổng Binh Hóa Châu.

4. Nguyễn Bá Kiệt : chức Đồng Tri vệ Phấn Võ.

5. Nguyễn Kế Sài: chức Tổng Binh Hóa Châu.

6. Nguyễn Phùng Thìn : chức Tổng Binh Thanh Hóa.

7. Nguyễn Thúc Ngu : chức Đồng Tri vệ Ninh Quốc.

8. Nguyễn Cảnh Vệ : chức Chỉ Huy Sứ vệ Thành Trung.

9 . Nguyễn Trọng Đạt : chức Quản Lĩnh vệ Tuần Vũ .

10. Nguyễn Phúc Xà : chức Quản Lĩnh vệ Tuyên Vũ.

11. Nguyễn Hũu Lượng : chức Quản Lĩnh vệ Tuyên Vũ.

12. Nguyễn Đồng Dị : chức Quản Linh vệ Ngọc Kiềm.

13. Nguyễn Nhân Bảo : chức Quản Lĩnh vệ Nghiêm Dũng.

14. Nguyễn Văn Chinh : chức Tổng Binh Thanh Hóa.

Người con trai thứ 15 là Nguyễn Duy Tân, không thấy chép chức tước gì, còn người con thứ 16 thì hiện vẫn chưa rõ tên và lí lịch.

Cháu của ông cũng phần nhiều là võ tướng, có tên tuổi với đời. Nguyễn Xí quả đúng là người khởi đầu cho một dòng họ gồm nhiều thế hệ võ tướng.


_______________________
(1) Đại Việt thông sử (Chư thần truyện).
(2) Lam Soạn thực lục nói người gởi thư báo tin mừng là Đinh Lễ, nhưng Đại Việt thông sử lại nói là Nguyễn Xí.
(3) Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ, quyển X, tờ 30-a).

_________________________
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Signat21
Về Đầu Trang Go down
https://www.daovien.net
Sponsored content




Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần   Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần - Page 3 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Danh Tướng Việt Nam 2 - Nguyễn Khắc Thuần
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh tướng Việt Nam 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh Tướng Việt Nam 1 - Nguyễn Khắc Thuần
» Danh tướng Việt Nam 4 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 5 - Nguyễn Khắc Thuần
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 4 - Nguyễn Khắc Thuần
Trang 3 trong tổng số 4 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Lịch Sử-