Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”?   Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”? I_icon13Wed 09 Oct 2019, 08:26

Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”?

Người xưa gọi những cặp vợ chồng kết hôn lần đầu tiên là “kết phát phu thê” (vợ chồng kết tóc) và tình nghĩa vợ chồng cũng được gọi là “kết tóc”. Vì sao lại có cách gọi như vậy và ý nghĩa của cách gọi ấy là gì?


Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”? Ket-to10


“Kết tóc” vốn là có ý nghĩa là “buộc tóc”. Trong “Văn tuyển” viết rằng: Thời cổ đại, con trai khi đến 20 tuổi phải làm lễ “Thúc phát gia quan”, tức là nghi thức vấn bộ tóc dài lên cao và búi lại, rồi đội mũ lên để biểu thị là đã trưởng thành. Con gái khi đến tuổi 15 phải làm lễ “Thúc phát gia kê”, tức là cuộn tóc thành một búi ở trên đỉnh đầu, rồi cài thêm một cái trâm vào, để biểu thị là đã trưởng thành. Nghi thức này thông thường được gọi là “Kết tóc”.

Sở dĩ, hai vợ chồng được gọi là vợ chồng kết tóc là bởi vì “kết tóc” cũng có ý tứ là “kết hôn”. Vì sau khi nam nữ đã thông qua nghi thức kết tóc thì có thể tính chuyện kết hôn, lấy vợ, lấy chồng. Ngoài ra, trong nghi thức hôn lễ thời cổ đại, trong đêm động phòng, người chồng và người vợ sẽ cùng ngồi trên giường, người chồng ngồi bên trái người vợ ngồi bên phải, mỗi người tự cắt một nhúm tóc của mình. Sau đó dùng sợi tóc dài nhất kết thắt lại bó buộc chặt với nhau, để biểu thị vợ chồng kết tóc đồng lòng, mãi mãi yêu thương nhau, sống chết có nhau, mãi mãi không chia lìa. Luôn yêu thương ân ái tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng không nghi ngờ lẫn nhau. Đây cũng là tình nghĩa thiêng liêng của vợ chồng.

Sau này, “kết tóc” trở thành từ dùng để chỉ vợ chồng kết hôn lần đầu. Điều này được ghi trong sách “Nhạc phủ thi tập cổ từ tiêu trọng khanh thê”: “Kết phát đồng chẩm tịch, hoàng tuyền cộng vi hữu”, ý nói, hai người sau khi kết hôn, ngủ trên cùng một chiếc giường, gối trên cùng một chiếc gối, đến chết cũng không thay đổi tình cảm. Cho nên, vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là “kết phát phu thê” và người vợ đầu cũng được xưng là “vợ cả”.

Vào đời nhà Hán, Tô Vũ có câu thơ: “Kết phát vi phu thê, ân ái lưỡng bất nghi”, tức là kết tóc làm vợ chồng, cả hai yêu thương nhau không nghi ngờ gì. Hay trong tác phẩm “Thanh thanh hà bạn thảo” của tác giả Trần Mộng Lôi đời nhà Thanh cũng viết: “Kết phát dữ quân tri, tương yếu dĩ chung lão”, ý nói, khi cùng phu quân kết tóc cũng là lúc thiếp đã ước định cùng người vĩnh viết kết tâm, đồng lòng đến đầu bạc răng long. Những câu thơ này đều là để nói lên tâm nguyện của người chồng người vợ trong xã hội xưa, đã kết tóc làm vợ chồng thì vĩnh viễn yêu thương không đổi thay, không chia lìa.

Trong lịch sử, những người chồng người vợ thủy chung son sắt quả thực có rất nhiều. Trong “Tân Đường Thư. Liệt Nữ truyện” có ghi chép một câu chuyện Đổng Thị thủ tiết chờ chồng như sau: Vào triều đại nhà Đường thời Hoàng đế Đường Thái Tông có một vị quan viên tên là Giả Trực Ngôn. Giả Trực Ngôn cùng với cha của anh ta vì phạm tội mà bị giáng chức và bị lưu đày đến vùng Lĩnh Nam xa xôi kinh thành. Trước khi đi, Giả Trực Ngôn nói lời ly biệt với vợ. Vợ của ông là Đổng Thị đứng trước tình cảnh ấy, trong lòng vô cùng đau buồn và thống khổ.

Giả Trực Ngôn nghĩ rằng mình bị lưu đày lần này không biết đến bao giờ mới được hồi hương, nên nhìn người vợ trẻ mà không đành lòng. Cuối cùng, ông nói với vợ rằng: “Ta lần này rời đi không biết sống chết thế nào, đường xá lại xa xôi thập phần hung hiểm. Kiếp này chỉ e chúng ta khó mà gặp lại nhau. Tuổi nàng còn trẻ, sau khi ta đi rồi, nàng ở lại nên tái giá để nương tựa tấm thân, đừng bận tâm đến ta nữa.”

Người vợ của Giả Trực Ngôn nghe chồng nói vậy thì khóc mà không đáp lại, chỉ lấy một sợi dây buộc tóc lại, rồi bao ngoài bằng miếng vải lụa trắng, nhờ Trực Ngôn viết lên ba chữ: “Giả Trực Ngôn”. Sau đó, Đổng Thị nói với chồng: “Không phải tay chàng thì không cởi. Nếu như chàng không trở về, cho dù thiếp có chết cũng không cởi ra”.

Giả Trực Ngôn đi đày tới Lĩnh Nam suốt 22 năm. Tới thời Đường Túc Tông lên ngôi, bởi vì Hoàng đế đại xá thiên hạ nên Giả Trực Ngôn được trở về kinh thành. Vừa trở về đến nhà, người mà Giả Trực Ngôn nhìn thấy chính là người vợ của mình. Ông cũng phát hiện ra mảnh vải có bút tích của mình viết năm xưa vẫn còn ở trên đầu của vợ. Trong lòng ông vô cùng cảm động. Vì thế, ông đã tự tay cởi bỏ mảnh vải ấy ra và lấy nước nóng gội đầu cho vợ. Lúc này, tóc trên đầu Đổng Thị đã giống như cỏ khô, sau khi gội xong thì toàn bộ tóc trên đầu cũng rụng hết.

Sau này, Giả Trực Ngôn lại được Hoàng đế phong cho chức quan Đại phu gián nghị. Ông một lòng bênh vực lẽ phải, kiên trì bảo vệ chân lý, thanh liêm chính trực nên được quần thần tin phục. Hai vợ chồng ông sống một đời hòa thuận, thủy chung. Người đời sau cũng đem câu chuyện Đổng Thị bao tóc chờ chồng làm biểu tượng cho chí khí thủ tiết của người vợ.

An Hòa (trithucvn)
Về Đầu Trang Go down
 
Vì sao gọi vợ chồng là “kết phát phu thê”?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Thành ngữ điển tích-