Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:54

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 00:28

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:17

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 09:02

Mái Nhà Chung by mytutru Tue 16 Apr 2024, 12:01

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Trà Mi Tue 16 Apr 2024, 09:39

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Thu 11 Apr 2024, 02:15

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:37

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 10 Apr 2024, 11:32

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Trụ vững duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 08 Apr 2024, 08:14

"Vãi" Tiếng Việt! by Trà Mi Mon 08 Apr 2024, 08:09

7 chữ by Tinh Hoa Sun 07 Apr 2024, 22:30

TRANG ALBUM GIA ĐÌNH KỶ NIỆM CHUYỆN ĐỜI by mytutru Sun 07 Apr 2024, 19:29

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sat 06 Apr 2024, 09:10

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Fri 05 Apr 2024, 17:59

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Thu 04 Apr 2024, 22:35

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Thu 04 Apr 2024, 19:48

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Thu 07 Mar 2019, 10:29

Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Hai năm tại trường Sư phạm Quy Nhơn 1962-1964

Tôi học chung một khóa Sư phạm với Trịnh Công Sơn, khóa I, ngày 22- 4-1962 khóa đầu tiên mở ra ở Quy Nhơn. Tên gọi là khóa Thường Xuyên 2 năm. Tiêu chuẩn thi vào ít nhất phải có Tú Tài I. Tuy nhiên, khóa ấy đa số thí sinh đều đã có Tú Tài II, một số đã có một hoặc hai chứng chỉ Đại học. Trong số 300 giáo sinh được chấm đậu đa phần đều là người Huế, chiếm khoảng 60 phần trăm, 40 phần trăm còn lại rải rác các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Nha Trang lên tận các tỉnh cao nguyên như Đà Lạt, Lâm Đồng, Pleiku, KonTum...

Đa số chúng tôi lúc ấy đều là con nhà nghèo, hoặc học hành dở dang hoặc không đủ khả năng tài chánh vào SàiGòn hoặc ra Huế để vào Đại học. Cho nên cố thi vào Sư phạm để chắc chắn trong hai năm sẽ có công ăn việc làmnuôi bản thân và giúp gia đình. Nhắc lại ở đây, lúc ấy, Bộ Giáo Dục và Bộ Y Tế rất thiếu nhân viên. Khóa nào vừa đào tạo xong là được bổ nhiệm liền, lương lại tương đối cao. Trong khi những ngành khác như Công chánh, Nông Lâm Súc tốt nghiệp ra trường, nằm nhà nhiều năm vẫn chưa được tuyển dụng.

Trịnh công Sơn theo ban Pháp văn, tôi theo ban Anh văn. Những ngày mưa gió ủ ê,không đi ra ngoài được vì đất nhão, chúng tôi nằm khoèo ở nhà, Sơn kể cho tôi nghe về cuộc đời Sơn, nhiều chuyện vui buồn lẫn lộn. Chuyện gia đình Sơn là một trong những chuyện buồn. Cha mất sớm, gia đình khánh kiệt, má Sơn phải chật vật lắm mới nuôi nổi bầy con. Sơn phải bỏ học, về lại Huế, phụ giúp mẹ. Sư phạm Quy Nhơn là con đường ngắn nhất có thể giúp Sơn đạt được ý nguyện này. Đơn giản vậy thôi!

Hiệu trưởng trường là thầy Đinh thành Chương. Trường Sư Phạm và trường Kỹ Thuật Quy Nhơn được ngân sách Mỹ tài trợ xây cất rất qui mô và tân kỳ, tọa lạc tại Khu Sáu, sát bờ biển, khoảng giữa đường từ phố Quy Nhơn đến Ghềnh Ráng, nơi thi sĩ Hàn Mặc Tử an nghỉ ngàn thu. Đến một chút nữa là Quy Hòa, Trại Cùi, ở đó có nhiều bà Xơ tận tụy một đời chăm sóc cho bệnh nhân mắc phải chứng nan y, bệnh phong cùi. Lúc bấy giờ, thành phố Quy Nhơn hãy còn tiêu điều, xơ xác. Ngay con đường chính Gia Long chạy từ Núi Một (ga xe lửa ) đến bến Cảng hãy còn nhiều ngôi nhà đổ nát, vôi vữa hoang tàn trong chiến tranh chưa có ai dọn dẹp. Đường Lê Lợi chạy từ trung tâm phố thẳng ra biển còn rất nhiều nhà tranh, vách lá. Gợi lại một vài cảnh cũ để cho thấy chính phủ lúc ấy có dụng ý khi cho xây hai ngôi trường đại qui mô, đem về đây hơn một ngàn giáo sinh và học sinh kỹ thuật mỗi năm là để vực dậy nền kinh tế ở đây.

Để giới thiệu và quảng bá rộng rãi cho nhiều nơi biết tiếng về trường Sư Phạm, Ban Giám Đốc trường cho thành lập Ban văn nghệ, sẽ trình diễn một chương trình độc đáo chưa từng có ở Quy Nhơn từ trước đến giờ. Trịnh Công Sơn được bầu làm trưởng ban chịu trách nhiệm tổng quát, Thanh Hải phó ban thứ nhất chịu trách nhiệm về nhạc, Võ văn Phòng phó ban thứ hai chịu trách nhiệm một vở kịch thơ nhan đề “Tiếng cười Bao Tự”. Tôi được chọn phụ trách phần thổi sáo đệm thơ trong suốt vở kịch dài hơn 45 phút. Trong dịp này tôi mới biết và quen Trịnh Công Sơn. Buổi trình diễn được dự trù đúng vào ngày Song Thất năm đó (7/7/1962) chứ không phải đợi đến ngày mãn khóa như Đinh Cường nói.

Trong thời gian này,Trịnh Công Sơn sáng tác trường ca "Tiếng hát Dã Tràng" hay gọi ngắn hơn là "Dã Tràng ca" làm tiết mục mở màn mà cũng là tiết mục đặc sắc nhất, công phu nhất. Nhạc trưởng Trịnh Công Sơn với ban hợp xướng do anh tuyển chọn gần 50 người, khổ công trong ba tháng trời tập luyện đã thành công tuyệt vời trước sự ngac nhiên đầy thích thú của quan khách và khán giả. Tôi không ở trong ban hợp xướng đó nên không thuộc bài này chỉ nhớ lõm bõm câu được, câu mất xin ghi ra đây:


Tiếng Hát Dã Tràng

Dã tràng...Dã tràng... Dã tràng...
Dã tràng xe cát biển Đông, Dã tràng xe cát hoài công.
Trùng dương ơi...Trùng dương ơi vỗ sóng vào bờ ...
...Thôi còn gì nữa đâu, còn gì nữa đâu...Đời lên cơn đau...
Xuân , Hạ, Thu, Đông bốn mùa làm rét mướt...
Tôi gọi tên tôi giữa nước non ngàn...


Cũng trong thời gian học Sư phạm, anh còn sáng tác những nhạc phẩm khác như Biển nhớ, Nhìn những mùa thu đi, Nắng Thủy tinh và một số nhạc thiếu nhi cho chúng tôi sử dụng đi thực tập, dạy các em nhỏ. Những bản nhạc ngắn, dễ hát, dễ nhớ như Ông Tiên vui, Ông mặt trời. Tôi xin ghi lại một bài tượng trưng:


Ông Tiên vui.

Ông Tiên vui,ông có cái râu dài.
Đêm ông về nằm yên trên đỉnh mây.
Hôm em lên Ông chợt đi đâu vắng!
Lúc em về,em buồn đến ngẩn ngơ.
Ông Tiên vui Ông có cái căn nhà,
trên ngọn đồi hằng đêm Ông ghé qua.
Hôm em lên Ông chợt đi đâu vắng!
Lúc em về em buồn đến ngẩn ngơ.


Xin nhắc lại ở đây, Quy nhơn lúc ấy còn nghèo lắm. Cả thành phố có mỗi một quán kem duy nhất, vừa bán kem, vừa bán cà phê thuốc lá, bia, trà. Đó là quán Phi Điệp, nằm trên đường Phan Bội Châu, đối diện với hội trường Quy Nhơn, nơi đã trình diễn văn nghệ. Mỗi buổi chiều hoặc tối, anh chị em nào có tiền thì vào quán kêu một bình trà ngồi với nhau nhâm nhi nghe nhạc. Khá một chút nữa thì kêu chai bia với một tô bò viên gân, ngầu pín của ông ba tàu đậu cái xe phở trước cửa quán. Thế là sang lắm rồi. Còn những anh chị nào "bô xu" thì ra biển ngồi ngắm trăng suông. Biển Quy Nhơn là biển bùn nên cát ở đó màu vàng xỉn trông dơ dáy,không trắng như biển Nha Trang. Dọc theo bãi biển là một hàng dương, chạy dài đến bệnh viện Nguyễn Huệ là xóm chài. Tuyệt nhiên không có một lều quán hay kiosque nào bán cà phê, bia rượu gì cả. Trịnh Công Sơn và Tôn Nữ Bích Khê có hẹn hò ra đó với ông Đinh Cường thì cũng chỉ để ngắm trăng vàng vỡ vụn trên sóng biển mà thôi.

BA NĂM TẠI BLAO, tức BẢO LỘC

Sau hai năm, mãn khóa, chúng tôi tốt nghiệp ra trường. Tôi và Trịnh Công Sơn cùng bốn giáo sinh khác là Nguyễn thị Ngọc Trinh (Huế), Nguyễn văn Sang, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn (Nha Trang) cùng được bổ nhiệm chung một Sự vụ lệnh đáo nhậm nhiệm sở Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Sự vụ lệnh mang số 961-GD/NV/38/SVL tạm thời tuyển bổ do ông Nguyễn hữu Quyến, Xử lý thường vụ Hiệu Trưởng Trường Sư Phạm Quy Nhơn ký ngày 4/8/1964.

Sau hai năm tập sự chúng tôi được điều chỉnh tuyển dụng bằng Nghị định mang số 596-GD/NV/BC/QĐ do XLTV Đổng lý Văn Phòng, Phụ tá chuyên môn Phạm văn Thuật ký ngày 6/5/1966. Đến năm1967, chúng tôi mới được chính thức bổ dụng bằng Nghị định mang số 687/GD/NV/3BC/NĐ kể từ ngày 1/9/1966 do T.ỤN Ủy Viên Giáo Dục Đổng lý văn phòng Huỳnh ngọc Anh ký ngày 7/4/1967. Với chỉ số lương 320 cộng thêm phụ cấp đắc đỏ vùng cao lúc bấy giờ,chúng tôi lĩnh được 5200 đồng, tương đương 2 lượng rưỡi vàng Kim Thành. Vật giá lại rất rẻ. Tiền ăn, ở mỗi tháng chỉ hết 600 đồng. Chai bia con cọp 3 đồng. Một dĩa thịt bò lúc lắc 4 người ăn giá 7 đồng. Tô phở 3 đồng, cà phê loại ngon 1 đồng. Cơm bữa với ba món 6 đồng. Thời gian từ 64-67 chúng tôi sống sung sướng, tiêu pha rộng rãi mà vẫn còn rủng rỉnh.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Fri 08 Mar 2019, 07:10

Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang - Đà Lạt - Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đi xe đò lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người. B'lao - Bảo Lộc là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va li quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, Thị xã Đà Lạt biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ có vỏn vẹn hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh). Trước năm 1960, Tòa hành chánh Tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng. Chúng tôi tìm được đến Ty thì trời đã sụp tối mặc dù chưa tới 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đổi đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm. Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn dưới thềm nhà, năm người bạn trẻ, trừ anh Lãng nằm trên giường, tuổi chỉ từ hai bốn đến hai sáu,cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương đi dần từ Sài Gòn ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đã 9 giờ sáng.

Đến sáng thứ hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ ngày thứ bảy, chủ nhật. Sư phạm Quy Nhơn đủ mặt: Nguyễn thị Ngọc Trinh, Đỗ thị Nghiễn, Trương khắc Nhượng. Sư phạm Sài Gòn: Nguyễn hảo Tâm, Nguyễn văn Ba, Nguyễn văn Tâm, Trần văn Nghị. Nữ có các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô thanh Bạch. Ty trưởng đương thời là ông Trương cảnh Ngôn sắp về hưu. Tôi, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn và Nguyễn hảo Tâm được bổ về trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn văn Ba ở tại Ty phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhãn hơn, bổ về một trường Sơ cấp Thượng, ở sát nách Ty chừng non cây số, với chức Trưởng Giáo. Nhắc lại ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục, một trường chỉ có bốn lớp trở xuống gọi là truờng Sơ cấp. Người đứng đầu gọi là Trưởng Giáo, không có phụ cấp chức vụ 200 $, nhưng vẫn phải đứng lớp. Trường từ năm lớp trở lên là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu trưởng. Trường dưới chín lớp vẫn phải phụ trách một lớp, có lãnh phụ cấp chức vụ. Từ 10 lớp trở lên, Hiệu trưởng được miễn dạy. Ngạch chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự. Chỉ số lương 320, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép một tuần ở nhà để lo thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng Giáo của Sơn. Vì lần đầu mới được nghe cái chức này, ai cũng liên tưởng tới các chức Trưởng lão hay Giáo chủ trong Ma giáo của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi đểạ tìm nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ý. Nhất là nhà vệ sinh thì khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở về phía Ty công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ý muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đãng, thoáng tầm nhìn. Chủ nhà là một người đàn bà trạc ba mươi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng phòng kế toán của Ty công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút chúng tôi bằng lòng thuê toàn bộ căn nhà, trừ cho bà và đứa con gái một phòng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót thị. Thị Phi...Thị Phi !". Sơn tủm tỉm cười một mình. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, sống một mình.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia phòng, bớt tiền. Anh Nguyễn hảo Tâm và Nguyễn văn Ba đến xem nhà và đồng ý ngay. Tôi và Sơn có công tìm nhà nên được ưu tiên ở căn phòng trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn phòng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở phòng trong cùng. Những ngày chúng tôi sống trong ngôi "biệt thự" của bà Trần thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lãnh lương đầu đời

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên,chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hằng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phòng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lãnh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: "Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!". Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau.

Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm thế! Đầu tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hãy trích ra 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái “măng-đa” gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về. Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hằng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hãnh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đã thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đình mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bây giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ,điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Fri 08 Mar 2019, 09:06

Trà Mi đã viết:
Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang - Đà Lạt - Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đi xe đò lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người. B'lao - Bảo Lộc là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va li quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, Thị xã Đà Lạt biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ có vỏn vẹn hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh). Trước năm 1960, Tòa hành chánh Tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng. Chúng tôi tìm được đến Ty thì trời đã sụp tối mặc dù chưa tới 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đổi đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm. Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn dưới thềm nhà, năm người bạn trẻ, trừ anh Lãng nằm trên giường, tuổi chỉ từ hai bốn đến hai sáu,cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương đi dần từ Sài Gòn ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đã 9 giờ sáng.

Đến sáng thứ hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ ngày thứ bảy, chủ nhật. Sư phạm Quy Nhơn đủ mặt: Nguyễn thị Ngọc Trinh, Đỗ thị Nghiễn, Trương khắc Nhượng. Sư phạm Sài Gòn: Nguyễn hảo Tâm, Nguyễn văn Ba, Nguyễn văn Tâm, Trần văn Nghị. Nữ có các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô thanh Bạch. Ty trưởng đương thời là ông Trương cảnh Ngôn sắp về hưu. Tôi, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn và Nguyễn hảo Tâm được bổ về trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn văn Ba ở tại Ty phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhãn hơn, bổ về một trường Sơ cấp Thượng, ở sát nách Ty chừng non cây số, với chức Trưởng Giáo. Nhắc lại ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục, một trường chỉ có bốn lớp trở xuống gọi là truờng Sơ cấp. Người đứng đầu gọi là Trưởng Giáo, không có phụ cấp chức vụ 200 $, nhưng vẫn phải đứng lớp. Trường từ năm lớp trở lên là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu trưởng. Trường dưới chín lớp vẫn phải phụ trách một lớp, có lãnh phụ cấp chức vụ. Từ 10 lớp trở lên, Hiệu trưởng được miễn dạy. Ngạch chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự. Chỉ số lương 320, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép một tuần ở nhà để lo thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng Giáo của Sơn. Vì lần đầu mới được nghe cái chức này, ai cũng liên tưởng tới các chức Trưởng lão hay Giáo chủ trong Ma giáo của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi đểạ tìm nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ý. Nhất là nhà vệ sinh thì khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở về phía Ty công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ý muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đãng, thoáng tầm nhìn. Chủ nhà là một người đàn bà trạc ba mươi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng phòng kế toán của Ty công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút chúng tôi bằng lòng thuê toàn bộ căn nhà, trừ cho bà và đứa con gái một phòng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót thị. Thị Phi...Thị Phi !". Sơn tủm tỉm cười một mình. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, sống một mình.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia phòng, bớt tiền. Anh Nguyễn hảo Tâm và Nguyễn văn Ba đến xem nhà và đồng ý ngay. Tôi và Sơn có công tìm nhà nên được ưu tiên ở căn phòng trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn phòng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở phòng trong cùng. Những ngày chúng tôi sống trong ngôi "biệt thự" của bà Trần thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lãnh lương đầu đời

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên,chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hằng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phòng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lãnh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: "Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!". Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau.

Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm thế! Đầu tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hãy trích ra 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái “măng-đa” gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về. Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hằng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hãnh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đã thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đình mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bây giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ,điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

(còn tiếp)

Đời sống dân miền Nam hồi xưa sướng thật! Giáo viên tiểu học lãnh lương tháng gửi về cho mẹ một phần hơn phân nửa, tiền ăn tiền nhà vẫn chưa đến phân nửa của phần còn lại, tiền làm gì cho hết ta?  :bitchitlin:

_________________________
Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Phương Nguyên

Phương Nguyên

Tổng số bài gửi : 4774
Registration date : 23/03/2013

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Fri 08 Mar 2019, 09:18

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang - Đà Lạt - Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đi xe đò lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người. B'lao - Bảo Lộc là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va li quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, Thị xã Đà Lạt biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ có vỏn vẹn hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh). Trước năm 1960, Tòa hành chánh Tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng. Chúng tôi tìm được đến Ty thì trời đã sụp tối mặc dù chưa tới 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đổi đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm. Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn dưới thềm nhà, năm người bạn trẻ, trừ anh Lãng nằm trên giường, tuổi chỉ từ hai bốn đến hai sáu,cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương đi dần từ Sài Gòn ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đã 9 giờ sáng.

Đến sáng thứ hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ ngày thứ bảy, chủ nhật. Sư phạm Quy Nhơn đủ mặt: Nguyễn thị Ngọc Trinh, Đỗ thị Nghiễn, Trương khắc Nhượng. Sư phạm Sài Gòn: Nguyễn hảo Tâm, Nguyễn văn Ba, Nguyễn văn Tâm, Trần văn Nghị. Nữ có các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô thanh Bạch. Ty trưởng đương thời là ông Trương cảnh Ngôn sắp về hưu. Tôi, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn và Nguyễn hảo Tâm được bổ về trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn văn Ba ở tại Ty phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhãn hơn, bổ về một trường Sơ cấp Thượng, ở sát nách Ty chừng non cây số, với chức Trưởng Giáo. Nhắc lại ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục, một trường chỉ có bốn lớp trở xuống gọi là truờng Sơ cấp. Người đứng đầu gọi là Trưởng Giáo, không có phụ cấp chức vụ 200 $, nhưng vẫn phải đứng lớp. Trường từ năm lớp trở lên là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu trưởng. Trường dưới chín lớp vẫn phải phụ trách một lớp, có lãnh phụ cấp chức vụ. Từ 10 lớp trở lên, Hiệu trưởng được miễn dạy. Ngạch chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự. Chỉ số lương 320, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép một tuần ở nhà để lo thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng Giáo của Sơn. Vì lần đầu mới được nghe cái chức này, ai cũng liên tưởng tới các chức Trưởng lão hay Giáo chủ trong Ma giáo của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi đểạ tìm nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ý. Nhất là nhà vệ sinh thì khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở về phía Ty công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ý muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đãng, thoáng tầm nhìn. Chủ nhà là một người đàn bà trạc ba mươi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng phòng kế toán của Ty công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút chúng tôi bằng lòng thuê toàn bộ căn nhà, trừ cho bà và đứa con gái một phòng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót thị. Thị Phi...Thị Phi !". Sơn tủm tỉm cười một mình. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, sống một mình.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia phòng, bớt tiền. Anh Nguyễn hảo Tâm và Nguyễn văn Ba đến xem nhà và đồng ý ngay. Tôi và Sơn có công tìm nhà nên được ưu tiên ở căn phòng trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn phòng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở phòng trong cùng. Những ngày chúng tôi sống trong ngôi "biệt thự" của bà Trần thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lãnh lương đầu đời

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên,chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hằng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phòng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lãnh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: "Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!". Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau.

Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm thế! Đầu tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hãy trích ra 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái “măng-đa” gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về. Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hằng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hãnh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đã thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đình mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bây giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ,điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

(còn tiếp)

Đời sống dân miền Nam hồi xưa sướng thật! Giáo viên tiểu học lãnh lương tháng gửi về cho mẹ một phần hơn phân nửa, tiền ăn tiền nhà vẫn chưa đến phân nửa của phần còn lại, tiền làm gì cho hết ta?  :bitchitlin:

Giáo viên bi giờ cũng sướng thầy ui. Tiền dạy chính dạy phụ tiêu hông hết dành mua đất xây nhà đủ thứ luôn
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10556
Registration date : 23/11/2007

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Fri 08 Mar 2019, 09:22

Phương Nguyên đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang - Đà Lạt - Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đi xe đò lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người. B'lao - Bảo Lộc là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va li quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, Thị xã Đà Lạt biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ có vỏn vẹn hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh). Trước năm 1960, Tòa hành chánh Tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng. Chúng tôi tìm được đến Ty thì trời đã sụp tối mặc dù chưa tới 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đổi đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm. Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn dưới thềm nhà, năm người bạn trẻ, trừ anh Lãng nằm trên giường, tuổi chỉ từ hai bốn đến hai sáu,cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương đi dần từ Sài Gòn ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đã 9 giờ sáng.

Đến sáng thứ hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ ngày thứ bảy, chủ nhật. Sư phạm Quy Nhơn đủ mặt: Nguyễn thị Ngọc Trinh, Đỗ thị Nghiễn, Trương khắc Nhượng. Sư phạm Sài Gòn: Nguyễn hảo Tâm, Nguyễn văn Ba, Nguyễn văn Tâm, Trần văn Nghị. Nữ có các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô thanh Bạch. Ty trưởng đương thời là ông Trương cảnh Ngôn sắp về hưu. Tôi, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn và Nguyễn hảo Tâm được bổ về trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn văn Ba ở tại Ty phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhãn hơn, bổ về một trường Sơ cấp Thượng, ở sát nách Ty chừng non cây số, với chức Trưởng Giáo. Nhắc lại ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục, một trường chỉ có bốn lớp trở xuống gọi là truờng Sơ cấp. Người đứng đầu gọi là Trưởng Giáo, không có phụ cấp chức vụ 200 $, nhưng vẫn phải đứng lớp. Trường từ năm lớp trở lên là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu trưởng. Trường dưới chín lớp vẫn phải phụ trách một lớp, có lãnh phụ cấp chức vụ. Từ 10 lớp trở lên, Hiệu trưởng được miễn dạy. Ngạch chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự. Chỉ số lương 320, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép một tuần ở nhà để lo thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng Giáo của Sơn. Vì lần đầu mới được nghe cái chức này, ai cũng liên tưởng tới các chức Trưởng lão hay Giáo chủ trong Ma giáo của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi đểạ tìm nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ý. Nhất là nhà vệ sinh thì khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở về phía Ty công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ý muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đãng, thoáng tầm nhìn. Chủ nhà là một người đàn bà trạc ba mươi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng phòng kế toán của Ty công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút chúng tôi bằng lòng thuê toàn bộ căn nhà, trừ cho bà và đứa con gái một phòng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót thị. Thị Phi...Thị Phi !". Sơn tủm tỉm cười một mình. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, sống một mình.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia phòng, bớt tiền. Anh Nguyễn hảo Tâm và Nguyễn văn Ba đến xem nhà và đồng ý ngay. Tôi và Sơn có công tìm nhà nên được ưu tiên ở căn phòng trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn phòng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở phòng trong cùng. Những ngày chúng tôi sống trong ngôi "biệt thự" của bà Trần thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lãnh lương đầu đời

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên,chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hằng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phòng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lãnh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: "Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!". Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau.

Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm thế! Đầu tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hãy trích ra 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái “măng-đa” gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về. Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hằng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hãnh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đã thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đình mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bây giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ,điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

(còn tiếp)

Đời sống dân miền Nam hồi xưa sướng thật! Giáo viên tiểu học lãnh lương tháng gửi về cho mẹ một phần hơn phân nửa, tiền ăn tiền nhà vẫn chưa đến phân nửa của phần còn lại, tiền làm gì cho hết ta?  :bitchitlin:

Giáo viên bi giờ cũng sướng thầy ui. Tiền dạy chính dạy phụ tiêu hông hết dành mua đất xây nhà đủ thứ luôn

Dzị chắc cô giáo T bi giờ là tỷ phú rùi?   lol!

_________________________
Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không


Được sửa bởi Ai Hoa ngày Tue 19 Mar 2019, 07:12; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Sat 09 Mar 2019, 13:31

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Tôi từ Nha Trang lên theo đường Nha Trang - Đà Lạt - Bảo Lộc. Trịnh Công Sơn từ Huế bay vào Sài Gòn, rồi từ Sài Gòn đi xe đò lên Bảo Lộc. Không hẹn mà gặp lại nhau trên bến xe vắng vẻ, thưa thớt bóng người. B'lao - Bảo Lộc là đây sao? Một phố quận vào chiều thứ sáu sao mà vắng lặng, buồn hiu hắt. Trời lại mưa lâm râm, lành lạnh. Hai chúng tôi, mỗi người một va li quần áo nhẹ tênh. Lang thang tìm người hỏi thăm đường đến Ty Tiểu Học Lâm Đồng. Lúc bấy giờ, Thị xã Đà Lạt biệt lập với tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Lâm Đồng chỉ có vỏn vẹn hai quận: Blao (Bảo Lộc) và Djiring (Di Linh). Trước năm 1960, Tòa hành chánh Tỉnh đặt ở Di Linh. Sau dời về Bảo Lộc mới mấy năm khi chúng tôi đến, nên trông nó như một thị trấn nhỏ vừa mới bắt đầu tạo dựng. Chúng tôi tìm được đến Ty thì trời đã sụp tối mặc dù chưa tới 6 giờ. Sương mù bốc lên từ mặt đất, bay là đà dưới chân. Ty chỉ cách bến xe non nửa cây số. May mắn, lúc ấy bác lao công đang khóa cửa chuẩn bị ra về. Khi biết chúng tôi là giáo viên mới đổi đến, bác ân cần mời về ở tạm tại nhà bác qua đêm. Đêm đó chúng tôi trải chiếu, chăn dưới thềm nhà, năm người bạn trẻ, trừ anh Lãng nằm trên giường, tuổi chỉ từ hai bốn đến hai sáu,cùng nhau trao đổi những câu chuyện quê hương đi dần từ Sài Gòn ra đến Huế rồi thiếp vào giấc ngủ. Lúc bừng thức dậy là đã 9 giờ sáng.

Đến sáng thứ hai, trình diện tại Ty để chờ bổ nhiệm, chúng tôi gặp hầu hết các bạn khác từ các nơi cũng đã đến từ ngày thứ bảy, chủ nhật. Sư phạm Quy Nhơn đủ mặt: Nguyễn thị Ngọc Trinh, Đỗ thị Nghiễn, Trương khắc Nhượng. Sư phạm Sài Gòn: Nguyễn hảo Tâm, Nguyễn văn Ba, Nguyễn văn Tâm, Trần văn Nghị. Nữ có các cô Nguyệt, Châu, Hải. Sư phạm Long An chỉ có một ngoe là Ngô thanh Bạch. Ty trưởng đương thời là ông Trương cảnh Ngôn sắp về hưu. Tôi, Trương khắc Nhượng, Đỗ thị Nghiễn và Nguyễn hảo Tâm được bổ về trường Tiểu học Tân Bùi, cách Bảo Lộc 5km. Nguyễn thị Ngọc Trinh bổ về trường Nữ Bảo Lộc ngay trung tâm phố. Nguyễn văn Ba ở tại Ty phụ tá kế toán. Riêng Trịnh Công Sơn được biệt nhãn hơn, bổ về một trường Sơ cấp Thượng, ở sát nách Ty chừng non cây số, với chức Trưởng Giáo. Nhắc lại ở đây, theo qui chế của Bộ Giáo Dục, một trường chỉ có bốn lớp trở xuống gọi là truờng Sơ cấp. Người đứng đầu gọi là Trưởng Giáo, không có phụ cấp chức vụ 200 $, nhưng vẫn phải đứng lớp. Trường từ năm lớp trở lên là trường Tiểu học. Đứng đầu là Hiệu trưởng. Trường dưới chín lớp vẫn phải phụ trách một lớp, có lãnh phụ cấp chức vụ. Từ 10 lớp trở lên, Hiệu trưởng được miễn dạy. Ngạch chúng tôi là Giáo học bổ túc tập sự. Chỉ số lương 320, do ngân sách Bộ Giáo dục đài thọ như đã nói ở trên. Sau khi phân bổ xong, chúng tôi được Ty cho phép một tuần ở nhà để lo thu xếp nơi ăn chốn ở. Thứ hai tuần tới sẽ trình diện nhiệm sở mới. Khi về đến nhà, chúng tôi bò lăn ra cười với cái chức Trưởng Giáo của Sơn. Vì lần đầu mới được nghe cái chức này, ai cũng liên tưởng tới các chức Trưởng lão hay Giáo chủ trong Ma giáo của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.

Mấy ngày thong thả, chúng tôi đi dạo khắp nơi đểạ tìm nhà trọ nhưng không nơi nào vừa ý. Nhất là nhà vệ sinh thì khiếp quá. Có ai đó mách chúng tôi, ở về phía Ty công chánh có ngôi biệt thự vừa xây xong, chủ nhà ngỏ ý muốn cho thuê, nhưng hơi đắt. Tôi và Sơn đến ngay. Nhà rất đẹp, tọa lạc trên một khu quang đãng, thoáng tầm nhìn. Chủ nhà là một người đàn bà trạc ba mươi, người mảnh dẻ, hiện là trưởng phòng kế toán của Ty công chánh Lâm Đồng. Sau khi nói chuyện dăm phút chúng tôi bằng lòng thuê toàn bộ căn nhà, trừ cho bà và đứa con gái một phòng để ở, với giá 1200 đồng một tháng. Trên đường về nhà Sơn lẩm bẩm: “Đàn bà mà tên là Phi, lại lót thị. Thị Phi...Thị Phi !". Sơn tủm tỉm cười một mình. Tôi biết Sơn đang nghĩ về bà chủ nhà, trẻ, sống một mình.

Chúng tôi rủ thêm hai người bạn nữa để chia phòng, bớt tiền. Anh Nguyễn hảo Tâm và Nguyễn văn Ba đến xem nhà và đồng ý ngay. Tôi và Sơn có công tìm nhà nên được ưu tiên ở căn phòng trước, có cửa sổ quay ra mặt đường. Tâm và Ba căn phòng kế. Bà chủ cùng đứa con gái ở phòng trong cùng. Những ngày chúng tôi sống trong ngôi "biệt thự" của bà Trần thị Phi thật là vui nhộn. Cũng chính trong căn phòng có khuôn cửa sổ ngó ra con đường đất đỏ trước mặt của căn nhà này, Trịnh Công Sơn đã sáng tác các nhạc phẩm: Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và Ca khúc da vàng.

Ngày lãnh lương đầu đời

Mới ngày nào vừa trình diện để nhận nhiệm sở, thoáng cái đã đến cuối tháng lãnh lương. Ngày lãnh lương đầu tiên,chúng tôi ai nấy đều háo hức đến Ty thật sớm để ký tên vào sổ lương, lãnh một món tiền lớn do chính tay mình làm ra, món tiền mà từ xưa tới nay cá nhân tôi chưa hề cầm được trong tay. Hai năm trọ học ở Quy Nhơn, cha mẹ tôi phải khó nhọc lắm mới dành dụm được 600$ hằng tháng để gửi cho tôi chi tiêu. Có tháng chậm tới ngày thứ mười mà tôi vẫn không dám viết thư dục, vì tôi hiểu rõ hoàn cảnh của tôi: con nhà nghèo.

Lãnh lương xong, ra khỏi cửa, Sơn sải chân đi thật lẹ. Sơn vốn cao, chân dài. Tôi thấp, chỉ tới tai Sơn, chân ngắn, nên phải nhảy ba bước một, mới bắt kịp. Vừa thở, vừa kêu Sơn đợi. Sơn không đáp cứ cắm đầu đi thẳng. Vừa vào phòng, Sơn khóa ngay cửa lại. Tôi ngạc nhiên coi anh chàng làm cái trò gì đây. Sơn để nguyên quần áo, giầy vớ nằm vật ngửa ra đi văng, tay rút trong túi quần ra cái phong bì tiền lương lúc nãy, xé phong bì, nắm hết nắm tiền 5200$ gồm giấy 5$, 10$, 50$ tung lên trên trần nhà. Giấy bạc mới tinh, phát ngân viên Thành vừa lãnh từ kho bạc ra, rơi lả tả xuống người Sơn, rơi xuống đi văng. Sơn hốt lên, tung trở lại. Sơn cười sằng sặc. Sơn cười ha hả. Tiếng cười nghe là lạ. Nó pha lẫn niềm vui và nỗi phẫn hận. Rồi Sơn chửi thề: "Đù mạ mi! Đù mạ mi! Tiền! Tiền!". Đó là lần đầu tiên tôi nghe Sơn chửi thề. Và cũng là lần duy nhất suốt ba năm sống chung với nhau.

Tôi để mặc Sơn tự do trong những giây phút ấy. Tôi không muốn xen vào để quấy rầy Sơn đang đắm chìm trong thế giới riêng tư của mình. Tôi yên lặng đếm số tiền của mình một cách chậm rãi. Từng tờ, từng tờ. Tôi để mười ngón tay tôi cảm nhận đầy đủ cái cảm giác sung sướng đang rung lên từng chập với tiếng kêu sột soạt của những tờ bạc mới chạm vào nhau. Cái âm thanh sao mà dễ thương thế. Cái mùi giấy bạc mới sao mà thơm thế! Đầu tôi phác họa mau lẹ một kế hoạch. Hãy trích ra 3000$, ra bưu điện mua ngay một cái “măng-đa” gửi về cho Má. Chắc Má mừng và vui lắm khi nhận được số tiền này do thằng con gửi về. Thằng con do một tay bà nuôi nấng chắt chiu, dành dụm từng đồng của gánh hàng đè nặng trên vai bà hằng ngày, để ngày hôm nay bà sung sướng và hãnh diện âm thầm không dám thổ lộ cùng ai. Con bà đã thành ông giáo!

Chiều hôm đó chúng tôi không ăn cơm nhà. Phải tự khao một chầu linh đình mới được. Tại nhà hàng Ngọc Hương (bây giờ ông bà chủ quen mặt chúng tôi quá rồi) có mặt đông đủ những ông giáo trẻ vừa mới có được thành tích: một tháng công vụ. Đêm đó chúng tôi tưng bừng ăn uống, cười nói hả hê. Ra về lúc chín giờ,điện cúp. Bá vai nhau đi khệnh khạng, xiên xẹo giữa phố vắng dày đặc sương mù. Đến cuối dốc cầu, xếp hàng ngang, vạch quần,vừa đi vừa tè, vẽ thành rồng, rắn loang lổ trên mặt đường nhựa. Ôi! một thời tuổi trẻ vô tư, hồn nhiên.

(còn tiếp)

Đời sống dân miền Nam hồi xưa sướng thật! Giáo viên tiểu học lãnh lương tháng gửi về cho mẹ một phần hơn phân nửa, tiền ăn tiền nhà vẫn chưa đến phân nửa của phần còn lại, tiền làm gì cho hết ta?  :bitchitlin:


Đi đánh bài, quán bia ôm, bao gái nhảy,... bi nhiêu cũng hết đó thầy   :thinking:


Sau 75 nhờ lương hổng đủ sống nên đàn ông giảm được nhiều tật xấu   :cheerleader2:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Sat 09 Mar 2019, 13:44

Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Một thầy, một cô, một chó cái

Tôi không hình dung được lúc ông Cao Bá Quát làm Giáo thụ ở Quốc Oai cái cảnh nó ra làm sao mà ông tả oán bằng những câu thê thảm: Một thầy, một cô, một chó cái. Học trò dăm đứa, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi. Nhưng cái cảnh ông Trưởng giáo Trịnh Công Sơn ngồi dạy học ở ngôi trường Sơ cấp Thượng thì thật là vừa bi vừa hài.

Mỗi buổi sáng, cái hoạt cảnh ông đi dạy đã là buồn cười rồi. Tôi và Sơn có điểm giống nhau là không bao giờ đeo đồng hồ. Tôi dạy buổi chiều nên tha hồ nằm nướng trên giường. Sơn phải dậy sớm lúc bảy giờ để đến trường. Những ngày có mặt trời thì nhìn bóng nắng mà đi. Những ngày sương mù hay mưa dầm thì lắng nghe tiếng kèn lính chào cờ ở một đồn lính nào đó rất xa vọng lại văng vẳng. Te te... Tò tí te... Tò tí te... Sơn xỏ vội chiếc áo ka ki màu vàng cụt tay (chiếc áo này tôi thấy mặc từ lúc còn ở trường Sư phạm), đôi giầy ba-ta màu nâu, nách trái kẹp cuốn vở soạn bài cuộn tròn, miệng ngậm ống vố, chân sãi bươn bã đến trường. Trường không xa lắm, non nửa cây số, Sơn lội bộ hằng ngày, trên con đường đất đỏ, càng lúc càng lên dốc. Ngày nắng thì bụi đỏ mù trời, ngày mưa thì nhèm nhẹp. Đi một lúc phải tìm chỗ nào có cây hay cục đá để gạt bớt đất nhão dính vào đế giày càng lúc càng nặng. (Ấy thế mà ông Trịnh Cung đã tưởng tượng ra cảnh Trịnh Công Sơn gò lưng đạp xe đến trường, xa năm, bảy cây số). Có hôm Sơn ngồi chờ mãi mà vẫn không nghe thấy tiếng kèn đồng giục giã tò te, tí te, cứ ngồi ôm đàn tìm nốt nhạc. Đến khi sương tan hết, mặt trời ló ra thì đã gần đứng bóng. Ba chân, bốn cẳng Sơn vội vã như ngựa phi nước đại đến trường.

Một hôm tôi bỗng nảy ý định đến xem ngôi trường của ông Trưởng giáo nó ra làm sao. Leo hết con dốc ngắn, ngôi trường hiện ra trên một khoảng đất trống, xung quanh trơ trọi không một cây cối gì cả. Trường được ngăn đôi thành hai lớp học. Mái tranh, vách đất, không cửa nẻo. Trong lớp, một bàn vuông cho thầy, sáu bộ bàn ghế dài cho trò. Trên vách treo một bảng đen, màu đen bạc thếch ở giữa. Chắc trải nhiều năm tháng không ai buồn sơn lại. Bụi đỏ bám khắp nơi. Từ vách đến bàn ghế thầy lẫn trò. Tôi đến đó khoảng mười giờ. Học trò hầu hết là các em bé người Thượng, chỉ xen lẫn vài em người Kinh, có lẽ con của một vài gia đình lính đóng đồn gần đó. Tất cả đều bẩn thỉu. Có  đứa ở trần, đánh độc chiếc quần xà lỏn. Có đứa cũng đủ bộ nhưng màu đất đỏ đã nhuộm từ ống quần trở lên nên không còn nhận ra được màu nguyên thủy của nó là màu gì. Thầy Sơn đang ngồi tư lự, miệng ngậm ống vố, mắt nhìn lơ đãng về phía cánh rừng xa xa mặc cho đám học trò làm gì thì làm. Một túm đang gò lưng trên bàn, méo mồm méo miệng nắn nót viết bài theo trên bảng. Một túm đang bò lê bắn bi dưới đất. Cuối lớp vài đứa đang dựa lưng vào vách, há mồm ngủ.

Thấy tôi vào, Sơn cười méo miệng:
- Tới đây chi cha?
- Tới coi ông Trưởng giáo làm ăn ra sao cho biết, tôi cười cười
- Còn ông già Thống đâu?
- Ông Thống dạy buổi chiều.
- Có mấy lớp anh Sơn
- Ba, tôi dạy lớp ba, ông già Thống dạy lớp một và hai.
- Học sinh đông không?
- Thì ông thấy đó, bữa nào không đi hái trà thì được hai chục, bữa nào cha mẹ nó cần thêm nhân công thì mươi, mười lăm đứa.

Những đứa học trò thấy có người lạ thì cứ trố mắt nhìn. Sơn gõ gõ cây thước lên bàn làm hiệu. Đám học trò ngưng hẳn cuộc chơi chờ lệnh thầy. Sơn nói:
- Hôm nay thầy có khách, cho các em về sớm.

Đám trẻ con mừng hớn hở ra mặt, vội thu xếp sách vở, ùa ra khỏi cửa. Trong giây lát, tất cả trở về trong yên lặng. Sơn ngồi trầm ngâm, nán lại thêm chút nữa, đảo mắt nhìn quanh một vòng rồi tặc lưỡi đứng lên. Hai chúng tôi yên lặng xuống đồi. Trong thâm tâm có lẽ mỗi người đang theo đuổi một ý nghĩ khác nhau. Sơn nghĩ gì? Tôi thì nghĩ "May cho ông thi sĩ họ Cao ngày xưa, ngồi dạy học ở nơi khỉ ho, cò gáy còn có một cô, một chó cái để an ủi. Ngày nay ông nhạc sĩ họ Trịnh cũng ngồi dạy một nơi y như vậy mà không có gì bầu bạn ngoài một nỗi buồn cô quạnh".

Trên đường về, tôi gợi ý với Sơn nên nhập hai buổi lại thành một, để có thêm ông già Thống cho vui .Sơn đồng ý là ý kiến hay.

Sau khoảng vài tháng đầu niên khóa 64-65, ông Trương cảnh Ngôn về hưu, ông Lê cao Lợi, thanh tra kỳ cựu, có tu nghiệp ở Mỹ một thời gian, được Bộ đề cử chức Ty Trưởng thay ông Ngôn. Đây là thời gian vàng son của Trịnh Công Sơn. Ty trưởng Lợi, trung niên, có tâm hồn văn nghệ, thích thơ, nhạc, nên đối với một người như Sơn ông dành cho nhiều dễ dãi. Đôi lúc nhắm mắt làm ngơ cho Sơn dùng thì giờ dạy học làm việc riêng của mình. Việc này khiến một vài giáo viên già, lâu năm trong nghề so bì.

Khi chúng tôi đặt chân lên Bảo Lộc, trời đã vào thu. Những tháng đầu hãy còn lạ nước, lạ cái, không biết đi đâu, làm gì để hết thì giờ vì chỉ phải dạy có một buổi, chúng tôi có suốt những buổi chiều lang thang. Cứ hết "những bước chân âm thầm" trong khuôn viên trường Nông Lâm Súc im lìm vắng vẻ với những tàn cây sao, cây gõ, cây gụ cao vút tận trời xanh, lại đến đoạn đường quốc lộ I chạy xuyên qua con phố Blao lèo tèo vài quán ăn dọc đường ngắn củn. Chúng tôi lại đi vòng bờ hồ cho đến khi chiều xuống hẳn, sương mù bắt đầu xuất hiện trên mặt hồ, ban đầu mỏng rồi dầy dần, cho đến lúc che khuất một chòm cây khô giữa hồ, chỉ còn thấy một thân cây khô với những cành khẳng khiu vươn lên trơ trọi giữa khoảng trời mây. Đến lúc đó ai cũng cảm thấy mỏi chân và muốn vào quán ngồi uống cà phê, hoặc uống bia nghe nhạc, chờ tối để về nhà tìm giấc ngủ. Trong cái không gian và thời gian đó Trịnh Công Sơn cảm hứng sáng tác nhạc phẩm Chiều một mình qua phố. Cái lạ là suốt thời gian gần ba năm làm nhạc tại Bảo Lộc, những bản Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh, Vết lăn trầm và tập Ca khúc da vàng, mặc dù đã có tiền nặng túi, Sơn vẫn không có nổi cây đàn (hay Sơn không muốn mua?). Sơn dùng cây đàn ghi ta của cô Đỗ thị Nghiễn. Cây đàn này đã giúp Sơn ghi lại những nốt nhạc mà Sơn thai nghén trong những lúc đi dạy hoặc lang thang với chúng tôi ban ngày, tối về chúng tôi say sưa trong giấc ngủ thì Sơn ôm đàn say sưa dò lại những âm thanh đang chập chờn ẩn hiện trong đầu Sơn. Sau những đêm như thế, Sơn phờ phạc hẳn. Một giỏ rác đầy tràn những tờ giấy bản dùng để quay ronéo Sơn chép vội những dòng nhạc vừa xuất hiện trong đầu rồi chợt biến, vo tròn, ném, lại dò tìm. Sơn sợ làm ồn giấc ngủ của tôi, nên phải chận phím để tạo những âm thanh câm.

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
unikey

unikey

Tổng số bài gửi : 428
Location : Somewhere
Registration date : 22/11/2012

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Sun 10 Mar 2019, 20:52

Tiếp đi Trà Mi ui  :mim:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Mon 11 Mar 2019, 14:43

unikey đã viết:
Tiếp đi Trà Mi ui  :mim:

hi  uni  
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7103
Registration date : 01/04/2011

Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13Mon 11 Mar 2019, 14:53

Về Một Quãng Đời Của Trịnh Công Sơn (tt)

Tác giả : Nguyễn Thanh Ty

Nhạc phẩm đầu tiên được ấn hành

Mặc dù trước đó Trịnh công Sơn đã có nhiều nhạc phẩm rất hay như "Ướt mi", "Thương một người", "Biển nhớ", "Nhìn những mùa thu đi"... nhưng chỉ chuyền tay nhau hát trong chốn bạn bè, không có điều kiện hay vì những lý do nào đó Sơn không thể xuất bản để phổ biến rộng rãi. Đến khi ở tại Blao, sau khi hoàn chỉnh nhạc phẩm "Chiều một mình qua phố", Sơn quyết định mang đứa con của mình về Sài Gòn tìm nhà xuất bản. Sơn ở rịt tại Sài gòn gần ba tuần lễ .

Ông giáo già Thống chạy chiếc xe gắn máy Sach cũ kỹ, già nua không thua gì tuổi đời của ông, đến chỗ chúng tôi trọ, tìm Trịnh Công Sơn .
- Thầy ơi, thầy có biết ông Sơn ở đâu không ?, ông hỏi tôi.
- Ông ấy về Sài gòn rồi, ông ta không nói gì với ông sao?, tôi đáp.
- ối giời ơi, tôi chết mất, một mình tôi phải ôm ba lớp suốt ba tuần nay, ông rền rỉ.
- Thầy có biết lúc nào ông ấy về không?
- Không thể nào biết được.
- Thế thì tôi chết mất.

Nói xong ông thất thểu dắt xe ra ngõ. Tôi nhìn theo mà ái ngại cho tuổi già của ông. Vài năm nữa là về hưu nên ông cố đeo cái nghề này trong chốn đèo heo hút gió để mong được chút tiền hưu, an hưởng tuổi già. Tình trạng này còn dài dài đến với ông và ông vẫn phải ôm ba lớp và ông vẫn rền rĩ như mọi bận. Chúng tôi gọi đùa sau lưng, ông là "Con ngựa già của... Trưởng Giáo Trịnh", nhại lại nhan đề một truyện ngắn trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm miền Bắc.

Mấy ngày sau Sơn về. Phờ phạc, hốc hác. Tôi kể chuyện ông già Thống đi tìm. Sơn nói là sẽ xin lỗi sau. Xong, Sơn ngủ vùi suốt ngày hôm đó. Ngày hôm sau Sơn kể cho tôi nghe mọi việc về nhạc phẩm "Chiều một mình qua phố". Sơn nói: "Mình bán cho cha Duy Khánh. Chả trả có ba ngàn đồng bạc, mình nài thêm, chả nói, nhạc Phạm Duy là đắt nhứt mà cũng chỉ tới năm ngàn là cùng, ông là nhạc sĩ mới, giá vậy là cao lắm rồi". Sơn tặc lưỡi nói tiếp : "Thôi cũng được, nhưng tiếc một điều là chả làm hư bài hát của mình. Mình bán đứt bản quyền rồi đâu có ý kiến chi được”. Tôi thắc mắc: “Hư là hư làm sao?". Sơn nói: "Nhạc của mình êm, nhẹ để diễn tả nỗi buồn của những ngày lang thang trên phố vắng, đìu hiu, quạnh quẽ mà chả cứ rống lên như bò rống. Sơn giả giọng Duy Khánh, tay nắm lấy da cổ họng giựt giựt ,miệng rống lên "Chiều một mình qua phố...ố...ố...ố". Tôi không sao nín cười được. Từ đó Sơn giải nghĩa cho tôi nghe về việc in ấn, tác quyền, phát hành, đại lý, gom tiền... rất là nhiều giai đoạn nhiêu khê, tác giả một nhạc phẩm hay một tiểu thuyết không thể nào tự mình làm được các việc đó, nên bị các nhà xuất bản bắt chẹt, đành phải bán bản quyền cho họ. Bây giờ tôi mới vỡ lẽ ra. Bấy lâu nay tôi cứ ngỡ các ông văn sĩ, nhạc sĩ có sách, có nhạc được in ra, đem bán khắp nơi chắc là giàu lắm.

Dịp này, Sơn kể cho tôi nghe về hai người bạn ở Sài gòn mà Sơn thường về ở chung, đi ăn, đi nhảy với nhau. Đó là Đinh Cường và Trịnh Cung. Đến giờ phút ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa gặp và biết mặt Đinh Cường (trừ vài tấm hình trên Internet). Trịnh Cung thì tôi có thấy mặt một lần khi ông ta ghé Blao thăm Sơn, tại phòng chúng tôi đang ở, khoảng đầu năm 1965 thì phải. Hai hình ảnh của hai ông Trịnh thật tương phản. Ông họ Trịnh Công Sơn thì xuề xòa, giản dị trong áo kaki vàng bỏ vô quần tergal, với đôi giầy bata màu nâu muôn thuở (sau này có may thêm hai áo sơ mi, một nâu, một trắng bằng vải Nylfrance). Dạo ấy, Sơn có thêm một biệt danh do chúng tôi đặt là "Chàng nghệ sĩ nhứt y nhứt qưởn”. Có lẽ một năm Sơn mới hớt tóc một lần, tôi nghĩ vậy, vì không bao giờ tôi thấy Sơn có đầu tóc mới. Vẫn mái tóc thưa, mềm chạy dài xuống gáy. Hàng râu mép hung hung nâu, không phải râu, cũng không phải lông. Khi dài thì Sơn lấy kéo cắt bớt. Hàng râu cằm lại càng khiêm nhường. Từ sợi nọ sang sợi kia có thể mắc võng được, tôi hay đùa với Sơn như vậy. Còn ông họa sĩ họ Trịnh kia (thực ra Trịnh Cung tên thật là Nguyễn văn Liễu) thì đỏm đáng trong bộ veston thời trang lúc bấy giờ, cà vạt hẳn hoi, giầy da láng bóng.

Trở lại câu chuyện "Chiều một mình qua phố". Sơn hỏi tôi "Ông Lợi có nói gì không?" - "Không biết". - "Nhưng ông đi lâu quá, tôi e cũng đã đến tai ông ta rồi”, tôi đáp. “Làm sao bây giờ?”, Sơn hơi lo. Tôi trấn an “Không sao đâu. Chiều nay ông lên Ty cười cầu tài một phát, nói vài lời xin lỗi rồi tặng ổng bản nhạc là xong ngay".

Sơn thở phào nhẹ nhỏm. Sơn rút trong cặp ra hai bản, ký tặng ông Trưởng Ty một bản, tôi một bản. Bản đặc biệt in trên giấy láng, hai lớp. Ngoài bìa màu nâu,vẽ chàng nghệ sĩ tay trái xách đàn, tay phải vắt áo trên vai đang lầm lũi xuống con đường dốc. Hình vẽ này chắc chắn không phải của Đinh Cường hoặc Trịnh Cung, tôi nhớ vậy, vì nét vẽ chân phương không lập dị thường thấy có khuôn mặt nhọn, người dài ngoẵng và hai tay thì thường kẹp vào đùi của hai ông. Sơn ký tên đủ cả họ và tên dài theo hết bản nhạc theo chiều đứng. Cái gạch ngang chữ T trên đầu kéo dài che hết cả ba chữ Trịnh Công Sơn (không có hình con cá như ông Đinh Cường nói).

Chiều hôm đó, ở Ty về, Sơn hớn hở khoe với tôi: "Lúc vô Ty, mấy nhân viên văn phòng ái ngại cho tôi, chắc thế nào cũng bị ông Trưởng ty Lợi quạt một trận tơi bời vì tội bỏ nhiệm sở. Tôi cũng hơi lo. Nhưng lúc gặp ổng trong văn phòng riêng, tôi chìa bản nhạc ra trước và nói mấy lời phân bua lý do vắng mặt cùng lời xin lỗi. Ổng cầm bản nhạc chăm chú xem, không nói gì. Lúc đó hơi yên tâm. Cuối cùng ông ta nói "Cám ơn anh bản nhạc, nhưng từ rày về sau đừng bỏ trường nữa, tội nghiệp ông Thống. Và tôi cũng sẽ khó đối xử với các giáo viên khác. Về âm nhạc mong anh thành công nhiều hơn".

(còn tiếp)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi   Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Trịnh Công Sơn, thuở hàn vi
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» CÂY LÁ THUỐC TUYỆT VỜI (HÓA ĐƯỜNG THI)
» Tản Đà toàn tập
» Hồng - vị thuốc quý
» Ma thuật
» Thân chào quý huynh tỷ . lâu không gặp hì hì ....
Trang 1 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Hồi ký, tuỳ bút-