Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Empty
Bài gửiTiêu đề: Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)   Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) I_icon13Wed 29 May 2019, 07:20

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Luongv10

Cố Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh

Bệnh Alzheimer (AD, SDAT) mà từ xưa đến nay, phần đông chúng ta vẫn quen gọi là bệnh “lú lẫn” hay bệnh “lẫn,” và cho là căn bệnh của tuổi già, là một chứng bệnh mất trí nhớ kinh khủng nhất mà nhân loại đang phải đối diện. Căn bệnh này được đặt tên theo Bác Sĩ Tâm Thần và Thần Kinh học người Đức tên Alois Alzheimer khi ông đã nghiên cứu và xác định căn bệnh bất trị này sẽ dần dần thoái hóa và gây ra tử vong. Bệnh này thường xuất hiện ở những người đã qua tuổi hưu trí, và có những dấu hiệu giống nhau: quên tên người thân, quên tự làm lấy những việc hằng ngày như tiểu và đại tiện, nhầm lẫn lung tung, mất khả năng ngôn ngữ, rồi dần dần không còn biết tự kiểm soát mình nữa, đến nằm liệt và từ từ chết dần. Theo một tài liệu của cơ quan y tế (*), hiện nay trên đất Mỹ, có khoảng 5 triệu 400 ngàn người bị bệnh Alzheimer. Con số này đã gấp đôi kể từ 1980 và người ta phỏng đoán sẽ cao tới con số 16 triệu người vào năm 2050.

Vì căn bệnh này thuộc loại bất trị, nên chi phí mà Medicare trả cho các phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer cao gấp ba lần chi phí trả cho các bệnh khác. Trong năm 2011, nói chung, ở Mỹ Medicare và Medicaid đã phải chi ra $130 tỉ đô la về căn bệnh này.

Từ trước đến nay, y khoa vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt bệnh Alzheimer ngoài các phương pháp chữa trị riêng rẽ, làm giảm một phần các triệu chứng bệnh, như chữa chứng mất ngủ, chữa bớt quên sót, chữa việc thay đổi tâm tính… cũng như khuyến cáo nên đi tập thể dục cho những người mới bắt đầu nhuốm bệnh, nhưng chưa có cách nào ngăn chặn hẳn cơn bệnh. Khoa học vẫn đang nghiên cứu kỹ hơn về nguyên nhân và tiến triển của bệnh Alzheimer, vì hiện nay, giới y khoa vẫn chỉ biết là bệnh liên quan đến việc thoái hóa những mảng xám của thần kinh não (neocortex) nơi điều hành suy nghĩ và lý luận của con người. Từ sự thoái hóa này, bệnh Alzheimer sẽ đem đến một cái chết khổ sở, kéo dài, và đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho cả người bệnh và thân nhân người mắc bệnh.

Nhưng, như ngọn hải đăng chợt sáng khi thuyền đang gặp bão tố, dần dần, những khám phá của y khoa đang đem lại cho nhân loại những hy vọng mới. Một nghiên cứu của một Bác Sĩ Giáo Sư Y Khoa Việt Nam đã đem lại cho con người nhiều tin tưởng vào một tương lai mà bệnh Alzheimer không còn là một đe đọa của Tử Thần nữa. Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan và Lương Vinh Quốc Khanh (*), hai Giáo Sư Y Khoa tại Keck Medical School, mới đưa ra một phương pháp mới có thể trị được căn bệnh Thần Chết này: dùng sinh tố D để chữa trị. (loại sinh tố D cần toa Bác Sĩ, 50,000 đơn vị, mỗi tuần 1 viên, không phải loại bán tự do ngoài thị trường)

Tạp chí Y Khoa chính thức của giới y sĩ Hoa Kỳ, “American Journal of Alzheimers Disease & Other Dementias,” Volume 26(7) 510, đã đăng bài khảo cứu của hai vị Giáo Sư Bác Sĩ này, với lời giới thiệu của Bác Sĩ Carol, F. Lippa, M.D. và Tổng Biên Tập của tạp chí như sau:

“Gần đây,có nhiều nỗ lực tập trung vào vai trò của Sinh tố D trong những trạng huống của căn bệnh, bao gồm sự biến đổi của trạng thái và sự nhận thức. Trong bài khảo cứu Vai trò ích lợi của Sinh Tố D trong căn bệnh Alzheimer, bác sĩ Nguyễn đã chỉ cho thấy rằng những bệnh nhân của bệnh có chiều hướng thiếu Vitamin D trầm trọng…”

Nhận thấy đây là tin vui cho mọi người và là niềm hãnh diện cho người Việt, người viết xin ghi lại cuộc phỏng vấn bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, người đã đạt danh hiệu “Khoa Học Gia Thế Giới Hàng Năm” (International Scientist of the Year) như sau:

Hỏi: Xin cho biết liên hệ giữa Vitamin D và bệnh Alzheimer như thế nào?

-Đáp: Tỷ lệ thiếu sinh tố D xảy ra ở người bệnh lú lẫn rất cao. Có sự liên quan giữa thử trí nhớ bằng Mini-Mental State Examination (MMSE) và lượng sinh tố D trong máu. Người thiếu sinh tố D sẽ có chỉ số MMSE cao. Trong cuộc khảo cứu khác cho thấy trí nhớ bị ảnh hưởng bởi tuổi già. Trong mô hình bệnh Lú Lẫn ở con chuột cho thấy nếu dinh dưỡng thiếu sinh tố D làm giảm trí nhớ, còn dinh dưỡng đầy đủ sinh tố D làm giảm đi những mảnh chai cứng (plaque) hay thấy ở bệnh lú lẫn và làm tăng thêm sự hoạt động của tế bào não.

-H: Từ trước đến nay, chắc đã có nhiều cuộc nghiên cứu khác liên hệ đến vấn đề này? Sinh tố D có vai trò gì trong cơ thể?

-Đ: Có rất nhiều cuộc khảo cứu của sinh tố D trong bệnh lú lẫn. Sinh tố D có vai trò bảo vệ sự hư hại của những chất dẫn chuyền trong dây thần kinh như Acetylcholine, norepinephrine, và L-dopamine… Sinh tố D giữ cho lượng chất vôi (calcium) điều hòa trong tế bào não. Sinh tố D còn có nhiệm vụ trong việc sản xuất chất kích thích tái tạo (Nerve growth factor) ra tế bào não mới. Hơn thế nữa, sinh tố D còn có nhiệm vụ bảo vệ tế bào não bớt đi oxýt hóa (Reactive oxygen species) do những độc tố gây ra.

-H: Xin cho biết những yếu tố về Di truyền (Genetic factors) liên kết giữa Vitamin D và AD như thế nào?

-Đ: Sự liên hệ di thể (gene) giữa sinh tố D và bệnh lú lẫn rất rõ ràng, như những di thể sau đây: the major histocompatibility complex class II molecules, vitamin D receptor, renin–angiotensin system, apolipoprotein E, liver X receptor, Sp1 promoter gene, and the poly(ADP-ribose) polymerase-1gene. Điều nầy càng xác nhận được vai trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn của người già.

-H: Bên cạnh những liên hệ giữa di thể, còn có yếu tố không phải di truyền (Non genetic role) của Vitamin D trong bệnh lú lẫn không?

-Đ: Ngoài những yếu tố liên quan đến di thể (gene), chúng ta thấy có những yếu tố khác có thể đưa đến bệnh lú lẫn như bệnh Tiểu Đường (Diabetes Mellitus) và béo phì (Obesity) đều có thể đưa đến bệnh lú lẫn vì những người bệnh nầy có nguy cơ dễ bị thiếu sinh tố D và làm cho người bệnh có nguy cơ tiềm ẩn sẽ bị bệnh lú lẫn sau này.

-H: Xin cho biết tỷ lệ trung bình số người Việt mắc bệnh AD có cao không?

-Đ: Tôi chưa hoàn tất việc so sánh tỷ lệ người Việt mắc bệnh này là bao nhiêu, nhưng tôi nghĩ là rất cao vì bệnh lú lẫn nầy liên quan đến sự thiếu dinh dưỡng ở người già, mà các cụ người Việt mình thường thiếu dinh dưỡng.

-H: Người Việt có nguy cơ mắc bệnh AD nhiều hơn dân tộc khác không? Tại sao có? Tại sao không? Hoặc vì va chạm văn hóa (Cultural shock)? Hay các vấn đề Xã Hội (Social issues) khác?

-Đ: Theo tôi, bệnh lú lẫn là một tiến trình của người già trong mọi quốc gia. Dĩ nhiên, tôi cũng nghĩ đến yếu tố cách biệt về văn hóa và xã hội có thể có phần nào ảnh hưởng đến bệnh lú lẫn.

-H: Hy vọng trong tương lai, khám phá mới về Vitamin D này sẽ có ảnh hưởng như thế nào?

-Đ: Vai trò của sinh tố D rất là rộng rãi. Ngoài bài viết về vài trò của sinh tố D trong bệnh lú lẫn, Tôi đã viết rất nhiều bài về sinh tố D áp dụng trong nhiều trường hợp bệnh lý khác nhau như trong bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh về tim mạch (Cardiovascular Disease), bệnh lao (Tuberculosis), bệnh cùi (Leprosy), bệnh suyễn (Asthma), bệnh béo phì (Obesity), bệnh run chân tay (Parkinsons disease), bệnh siêu viêm gan (Viral Hepatitis), và bệnh liệt kháng thể (AIDS). Những bài nầy đã dược đăng trong những nguyệt san chuyên môn của y khoa Hoa Kỳ.

-H: Xin cho biết vị trí của tập san y học và giá trị của các bài viết trong đó.

-Đ: American Journal of Alzheimers Disease là tạp chí chuyên khoa duy nhất về bệnh lú lẫn trên thế giới và quy tụ nhiều nhà khảo cứu chuyên về bệnh lú lẫn đến từ mọi quốc gia.

-H: Xin cám ơn Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã cho thực hiện cuộc phỏng vấn quan trọng này.

(*) Bác sĩ Giáo Sư Lương Vinh Quốc Khanh, một khoa học gia quốc tế, đã từ trần, bỏ lại bao công trình nghiên cứu y khoa dở dang. Đặc biệt, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là người đầu tiên nghiên cứu thành công về cách dùng Vitamin D để trị bệnh ung thư. Khi ông trình bày luận án về vấn đề nghiên cứu này, ông đã bị đả kích bởi chính các vị giáo sư của ông, nhưng sau 20 năm, giáo sư y khoa của ông đã ngỏ lời xin lỗi ông.

Bài CHU TẤT TIẾN, M.S.P.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)   Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) I_icon13Wed 29 May 2019, 07:25

Nhân Ngày Từ Phụ, Nhớ Về Một Vị Lương Y: Giáo Sư, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh

TÁC GIẢ CHU TẤT TIẾN


Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Luongv11

Ông bà Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh và Nguyễn Thị Hoàng Lan


Có thể nói một điều hơi mang tính chất khoe mẽ nhưng không ngần ngại: người Việt Nam là môt trong những dân tộc có nhiều danh nhân nhất châu Á về nhiều phương diện: văn hóa, chính trị, quân sự, khoa học và y khoa. Các tác phẩm lừng danh quốc tế là Truyện Kiều, Hịch Nguyễn Trãi, Hịch Hưng Đạo Vương, Cung Oán Ngâm Khúc... đã được bình chọn là những tác phẩm tiêu biểu của văn chương thế giới. Về quân sự, tên của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã được ghi vào trong danh sách những danh tướng lừng danh nhất lịch sử quốc tế. Cùng với vị danh tướng này, chiến thuật của Quang Trung Đại Đế cũng được coi là một chiến thuật độc nhất vô nhị trong quân sử thế giới. Sau 1975, nhiều tên họ Việt Nam đã được vang vọng trong giới khoa học không gian và toán học. Trong rất nhiều cuộc thi Toán Quốc Tế, Việt Nam luôn mang nhiều huy chương Vàng, Bạc về nước, làm cho khoa học gia quốc tế kinh ngạc. Trên phương diện y khoa, từ ngàn xưa, tên tuổi của Hải Thượng Lãn Ông đã vang lừng khắp nơi, và trong thế kỷ hiện tại, nhiều lương y đã được giới y khoa quốc tế trọng vọng về những thành tích phục vụ cho nhân loại. Một trong những vị lương y đó là Giáo Sư, Bác Sĩ đã quá cố: Lương Vinh Quốc Khanh!

 Trong truyện Kiều của Thi Hào Nguyễn Du có câu: “Chữ Tài liền với chữ Tai một vần”. Thật đúng thế, Lương Y Lương Vinh Quốc Khanh là một nhân tài về y khoa, nhưng Trời lại không cho chữ Thọ và đã gọi ông về khi ông vừa tròn 61 tuổi. Ông mất năm 2013.

   Hôm nay, nhân ngày Từ Phụ, chợt nhớ đến ông và những việc làm của ông trong 61 năm tại thế, ông đã hy sinh hết cả cuộc đời của ông cho Y Khoa, và điều cay nghiệt nhất là ông đã mất vì chính căn bệnh mà ông đã khổ công nghiên cứu tìm cách tiêu diệt: Bệnh Ung Thư. Điều cay đắng là căn bệnh Ung Thư mà ông mắc phải lại là một căn bệnh hiếm vô cùng: Trên toàn thế giới chỉ có chừng hơn 25 “case”, và tại nước Mỹ, chỉ có khoảng 4 người mắc bệnh này.  Khi nghe tin ông bệnh nặng và đang nằm điều trị trong bệnh viện, tôi đến thăm, thấy ông vẫn tươi cười, không có vẻ gì là đau đớn. Phu Nhân của ông, Giáo Sư, Bác Sĩ Nguyễn Hoàng Lan, đứng bên cạnh giường ông, nói cho tôi hay là ông bị tế bào ung thư loại cực hiếm, và người nào mắc bệnh này, sau khi phát giác chỉ có khoảng 20 ngày là ra đi. Lương Y Lương Vinh Quốc Khanh nghe những câu này với khuôn mặt bình thản vô cùng. Ông hiểu căn bệnh của ông và chấp nhận số mệnh, chấp nhận Thánh Ý Chúa (Ông theo đạo Công Giáo, và Bà là một Phật Tử). Đúng như lời bà nói, ông đã ra đi sau 15 ngày được định bệnh. Trước khi ông mất, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã vội đến bên giường bệnh, trao cho ông Quyết Nghị của Thượng Viện California (California State Resolution) vinh danh ông là môt Lương Y Thế Giới từ những công trình ông đã làm để phục vụ nhân loại.

 Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Chủ Tịch Hội Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ, (Vietnamese American Medical Research Foundation), một cơ quan duy nhất đã in tập san Y Khoa bằng tiếng Anh, gồm các vị Giáo Sư, Chuyên Viên (Specialist) về các môn Y Khoa khác nhau, hoặc là những Bác Sĩ từng có công trình nghiên cứu về Y khoa trên khắp thế giới. Bác Sĩ Quốc Khanh và cũng là Hội Viên (Fellow) của các Viện Chuyên Ngành (American College) về Dị Ứng, Hen Xuyễn và Miễn Dịch (Scientific Fellow of the American College of Allergy, Asthma, and Immunology); về Phổi (American College of Chest Physicians); về Tuyến Nội Tiết (American College of Endocrinology); về Dinh Dưỡng (American College of Nutrition); về Thận (American Society of Nephrology). Để là Hội Viên (Fellow), của các Viện Hàn Lâm Y Khoa này, một Bác Sĩ thường phải có 7 năm phục vụ trong một ngành hoặc phải có một vài công trình nghiên cứu đặc biệt được ấn hành trên các tập san Y Khoa chính thức của Y Khoa Hoa Kỳ. Do đó, việc Bác Sĩ Quốc Khanh được nhận làm Hội Viên của 7 Viện Hàn Lâm Y Khoa Hoa Kỳ là chuyện chưa bao giờ xẩy ra và sẽ khó có nhân vật thứ hai nhận danh dự tương tự.

 Về phương diện quốc tế, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là người Á Châu, người Việt Nam duy nhất là Hội Viên của Viện Y Khoa Hoàng Gia Anh (Fellow of the Royal Society of Medicine). Ông cũng là người Việt Nam duy nhất là một trong các Editor (Chủ Biên) cho Tập San Y Khoa của Hoàng Gia Anh. Điều đáng nói là Viện Y Khoa Hoàng Gia Anh,  một cơ quan rất bảo thủ, và luôn hãnh diện về tư cách của mình, nhưng lại mời một Bác Sĩ Việt Nam làm môt trong những Editor  của nguyệt san y khoa này là một chuyện thật hiếm lạ.

 Có lẽ những danh dự mà ông nhận được phát xuất từ việc ông chuyên về nghiên cứu mà không sinh hoạt như những Bác Sĩ khác: kể từ ngày ra trường Y Khoa đến khi lìa cõi thế, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh không bao giờ mở phòng mạch tư để lấy thù lao, mà dành toàn bộ thời gian của ông cho việc nghiên cứu Y Khoa, hết môn này đến môn khác. Ông có mở phòng khám bệnh, nhưng chỉ thỉnh thoảng khám miễn phí cho những căn bệnh đặc biệt mà các bác sĩ khác bó tay, như Parkinson, Ung Thư, và bệnh nhân của ông đều là những người không có bảo hiểm y tế, hoặc đến từ các nơi xa, kể cả Việt Nam.

 Vì sự hy sinh miệt mài mấy chục năm như thế, Bác Sĩ Quốc Khanh và phu nhân của ông, Bác Sĩ Hoàng Lan, đã tìm ra nhiều phương pháp mới chữa bệnh rất đặc biệt: Điều trị bệnh bằng Sinh Tố (Vitamin). Một số lớn các bài viết của ông bà đã được chọn đăng bởi Tập San Nghiên Cứu Y Khoa Hoa Kỳ (American Journal of Medical Sciences) và về nhiều Tập San cho nhiều ngành khác nhau (*).
 Thực tế, điều kiện để được đăng bài trên các tập san chuyên môn này không dễ dàng vì phải qua nhiều thủ tục chọn lựa khó khăn bởi một Ban Tuyển lựa gồm các chuyên gia, Giáo Sư Y Khoa nổi tiếng, trong đó có cả một vài Bác Học đã đoạt giải Nobel về Y Khoa. Sau nhiều lần cân nhắc và thử nghiệm, một bài được chọn đăng phải là một bài có tính chất khoa học và chính xác nhất. Giới chuyên gia Y Tế và các nhà giáo dục về Y Khoa trên thế giới không muốn một tài liệu thiếu chính xác hoặc chỉ mơ hồ có một phần nào đấy được đăng tải dưới trách nhiệm của những nhà Giáo Dục về Y Khoa. Như vậy, các bài nghiên cứu của hai vị bác sĩ này phải là những bài viết có tính chuẩn xác và khoa học tối đa mới có thể xuất hiện trên các trang giấy của những tập san chuyên môn về y khoa này.
 Từ nhiều năm nay, các tập san y khoa đã lần lượt đăng những nghiên cứu của hai vị bác sĩ về Vitamin trên nhiều phương diện bệnh lý khác như bệnh mất trí nhớ của người gìa (Alzheimer's Disease), Tiểu đường, Tim Mạch, Lao Phổi (Tuberculosis), Phong Cùi (Leprosy), Lupus (Systemic Lupus Erythematosus), Liệt Kháng (Human Immuno-deficiency virus infection - HIV), Siêu Viêm Gan (Viral Hepatitis), Béo Phì (Obese), Suyển (Asthma), Ung Thư, và Parkinson… Quan trọng hơn nữa là những bài nghiên cứu của hai bác sĩ Quốc Khanh và Hoàng Lan không những đã được đăng trong các tập san Y khoa của Hoa Kỳ mà còn được chọn lựa và đăng trong môt tập san y học của Quốc Tế (World Journal of Gastroenterology, International Journal of Infectious Disease, International Journal of Clinical Medicine), gồm những bài tham luận và nghiên cứu của những Giáo Sư Y Khoa nổi tiếng thế giới. Bài viết về sự trị liệu bệnh hồi hộp, âu lo, kích động bằng vitamin B1 (The Impact of Thiamine Treatment on Generalized Anxiety Disorder) đã in trong Volume 2, No 4, tháng 9 năm 2011.

Một bài viết về cách dùng Vitamin D để điều trị bệnh Ung Thư (The Vitamin D and Cancer) đã được chọn đăng vào sách học (text book) năm 2012 của các bác sĩ chuyên ngành về Ung Thư (Advanced in Cancer Management) và được trình bầy ngay trong chương đầu tiên của Tuyển Tập về Cancer, in tại Âu Châu. Một bài thứ hai, "The Role of Vitamin D and Cancer" đã thành một chương trong quyển "Cancer Treatment/ Book 2."  

 Đặc biệt, theo “InTech”, một cơ quan chuyên in những bài khảo cứu trên mạng, loan báo, một chương sách của Bác sĩ Quốc Khanh - Hoàng Lan  về “Vitamin D and Cancer” trong sách điện tử  “Advances in Cancer Management” đã trở thành “The Top Downloads” tại 5 nước Hoa Kỳ, Trung Quốc, Israel, Ấn Độ và Anh Quốc. (Xin lưu ý là những khoa học gia muốn download bài học này đều phải trả lệ phí cho “Intech” một số tiền không nhỏ vì sau khi “download”,  bản nghiên cứu sẽ được dùng để giảng dậy hoặc để thực hành tại các phòng thí nghiệm khác trên thế giới.)

 Hơn nữa, OMICS Publishing Group, một tổ hợp xuất bản sách báo y khoa danh tiếng đã mời Bác sĩ Lương Vinh Quốc Khanh làm chủ biên cho The International Open Access Vitamins & Trace Elements để thực hiện số đặc biệt về “Vitamin D Supplementation and its Physiology. Trong số những vị được mời viết bài nghiên cứu cho tổ hợp này, có vài vị đã đoạt giải Nobel về Y Khoa.

 Với nhiều  công trình nghiên cứu như thế, Bác Sĩ Quốc Khanh cũng được Y Giới Quốc Tế vinh danh là một Khoa Học Gia Quốc Tế của năm (International Scientist of the Year).

 Thật ra, có nhiều kết quả của công việc nghiên cứu của Bác Sĩ Quốc Khanh đã đem lại cho nhiều bệnh nhân sức sống mới, mà chưa được công bố. Như trường hợp trước khi ông mất một thời gian ngắn, một vị Bác Sĩ Việt Nam từng nổi tiếng trong giới y khoa quốc tế về một “ca” mổ hy hữu của ông, sinh sống tại Canada, đã bị Parkinson rất nặng, kéo dài trên 3 năm rồi. Nghe nói Bác Sĩ Quốc Khanh có thể trị được bệnh này, đã chống gậy, đi lập cập từng bước nhỏ tới phòng mạch của Bác Sĩ Quốc Khanh, với sự giúp đỡ của người thân. Với sự tận tình chữa trị, như một phép lạ, chỉ qua 3 ngày, vị Bác Sĩ bệnh nhân kia đã đi lại bình thường, và đến cám ơn Bác Sĩ Khanh với cây gậy giơ lên cao khỏi đầu! Sau đó, người bệnh đã khỏi, trở lại Canada, và gửi phim cho Bác Sĩ Quốc Khanh coi hình ông ấy chạy từ trên dốc xuống như một thể tháo gia chuyên nghiệp. Căn bệnh Parkinson, một bệnh được coi là vô phương cứu chữa, đã bị Bác Sĩ Khanh khai trừ! (Rất tiếc, ông ra đi trong khi việc nghiên cứu của ông chưa được trình làng!)

 Để có thể hiểu thêm về một trong các công trình nghiên của Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, xin phụ lục sau đây một buổi phỏng vấn về việc ngăn ngừa và trị bệnh ung thư với Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh:

-H: Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân nào dẫn tới việc nghiên cứu về Sinh Tố D để trị và ngăn ngừa bệnh ung thư.

-Đ: Tôi đã nghiên cứu về sự liên hệ của sinh tố D và bệnh ung thư từ 20 năm nay. Tôi đã từng hợp tác nghiên cứu với một giáo sư nổi tiếng về Sinh tố D của Mỹ. Lý do dẫn tôi tới việc nghiên cứu này là một khám phá tình cờ. Trong lúc điều trị cho những người Việt Nam bị bệnh ung thư, tôi nhận thấy những bệnh nhân này có một đặc điểm chung là cùng thiếu Sinh tố D. Trước đó, tôi đã chia xẻ điều khám phá này với các vị thầy cũng như đồng nghiệp của tôi nhưng rất ít người đồng ý với ý kiến của tôi, có khi còn cho ý kiến ngược lại. Tôi nhớ khi tôi còn ở Đại Học UCLA và bắt đầu nghiên cứu về sự liên hệ giữa sinh tố D và căn bệnh quái ác này, ông thầy tôi gọi điện thoại cho tôi, chê trách là tôi không hiểu gì về sinh tố D cả. Ông thầy cho rằng người dân ở California không bao giờ thiếu Sinh tố D. Nhưng kêt quả thực tế do tôi khám phá là các người bệnh ung thư ở California đều thiêu sinh tố D. Mãi sau này, ông thầy tôi mới xin lỗi vì không bao giò ông nghĩ là các bệnh nhân ung thư đều thiếu sinh tố D.

-H: Điều đáng mừng là sinh tố D có thể mua tại bất cứ dược phòng nào, phải không?

-Đ: Thật ra không phải cứ là sinh tố D thì có thể mua tự do tại các dược phòng. Có nhiều loại sinh tố D. Loại sinh tố D dùng để chữa bệnh ung thư phải có toa bác sĩ mới mua được. Loại cần toa bác sĩ này tốt gấp 10 lần các loại thông thường. Mấy loại mua ngoài chợ không có giá trị. Bản thân tôi khi chữa trị cho người mắc bệnh ung thư, đều dùng loại cần toa bác sĩ. Yếu tố này, thoạt đầu, cũng không được các đồng nghiệp khác đồng ý. Ngay chính ông thầy tôi cũng phản ứng khi được biết tôi chuyên dùng loại sinh tố D cần toa bác sĩ. Ông Thầy tôi cũng thắc mắc hỏi tại sao tôi chỉ cho toa mua loại này, sao không cho họ xài loại bán ngoài chợ. Các khảo cứu sau này cho thấy chỉ có loại sinh tố D cần toa bác sĩ, vì chỉ có loại ấy mới bám vào tế bào và tác dụng trên tế bào ung thư.

-H: Khi tôi còn đi học, tôi được nghe nói là các yếu tố tiền sinh tố D nằm dưới da, có đúng không?

-Đ: Đúng thế, các yếu tố tiền sinh tố D3 nằm dưới da.  Nhờ tia ultra violet của mặt trời, các yếu tố này biến thành 25-sinh tố D3. Các chất 25-sinh tố D3 này vào tới thận biến thành 1,25-sinh tố D3. Chính 1,25-sinh tố D3 này mới có tác dụng trên cơ thể. Chất tiền 24,25-sinh tố D3, nếu không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì không thể biến thành 1,25-sinh tố D3. Nhưng cũng có trường hợp luôn ở dưới ánh nắng mặt trời nhưng vẫn thiếu sinh tố D3. khỏang 1/3 đến phân nửa dân số sinh sống ở Sub-Sahara Phi Châu  và Trung Đông được xem là thiếu sinh tố D. Như những người da đen, họ thường thiếu sinh tố D vì da họ đen quá làm cản tác dụng biến tiền sinh tố D thành sinh tố D3. Mũ che nắng, Sunblock cũng cản tia cực tím (UV) nữa. Da của người lớn tuổi cũng cản tia cực tím. Tế bào da của người lớn tuổi cũng không phát triển, thì người lớn tuổi cũng sẻ thiếu sinh tố D.

-H: Còn yếu tố nào làm thiếu sinh tố D không?

-Đ: Người Việt Nam thường bị viêm gan, các tế bào gan giảm đi, thi việc thay đổi từ 25-sinh tố D sang 1,25-sinh tố D3 cũng giảm đi. Đau thận cũng làm giảm thiểu sự biến hóa 1,25-sinh tố D3. Một điều cần lưu ý là có nhiều người phơi nắng rất nhiều cũng thắc mắc tại sao tôi thiếu sinh tố D. Phơi nắng nhiều quá, thì lại làm một lớp da ngoài bị cháy đi, biến thành lớp cản không tiếp nhận tia cực tím (UV) nữa. Do đó việc đem người bệnh ung thư đi phơi nắng cũng gặp môt trở ngại là không biết độ nắng là bao nhiêu thì tốt.

-H: Bác sĩ có thể nói thêm về quan hệ giữa sinh tố D và bệnh ung thư như thế nào được không?

-Đ: Sinh tố D liên quan đến ánh nắng mặt trời. Vùng nào nhiều ánh nắng mặt trời thì ít ung thư. Vì thế những vùng càng xa xích đạo bao nhiêu thì càng thiếu sinh tố D, như vùng cực bắc âu thì thiếu sinh tố D rất nhiều, Người ta thấy có một liên hệ mật thiết giữa sinh tố D và bệnh ung thư, những người thiếu sinh tố D thì có tỷ lệ bị ung thư cao hơn người có nhiều sinh tố D. Như ở Norway, có nhiều county, những county ở cực Bắc thì tỷ lệ ung thư cao hơn vùng county phía nam, nơi mà người ta giầu sinh tố D hơn người cực bắc. Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của thời tiết: Mùa đông ít ánh nắng mặt trời, nên số người bị ung thư tăng lên rất nhiều, Mùa hè thì giảm đi. Điều quan trọng là nếu dùng sinh tố D trong việc điều trị thì hy vọng khỏi bệnh càng cao.

-H: Cám ơn bác sĩ. Mong rằng đây là một khám phá mới đem lại nhiều hy vọng cho những người mắc phải cơn bệnh của Thần Chết này.

Với lời cuối cùng này, xin vĩnh biệt môt nhân tài Y Khoa của Nhân Loại.

Chu Tất Tiến, Ngày lễ Từ Phụ 2016.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)   Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) I_icon13Wed 29 May 2019, 07:29

Thượng viện California vinh danh BS Lương Vinh Quốc Khanh

Ngày thứ Tư, 2 tháng 10, năm 2013, vào lúc 5 giờ 30 chiều, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã đại diện cho Thượng Viện California, đến bệnh viện Fountain Valley, Nam California, để trao bằng Vinh Danh cho Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, Chủ Tịch Cơ Quan Nghiên Cứu Y Khoa Việt Mỹ (Vietnamese American Medical Research Foundation), ngay tại giường bệnh của Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh vì những cống hiến quan trọng đến mạng sống con người do Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh thực hiện từ hơn 20 năm qua.

Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh, nguyên Giáo Sư giảng dậy Y Khoa tại Keck Medical School, đã tận tụy với việc nghiên cứu các căn bệnh hiểm nghèo mà từ trước tới nay, chưa có phương pháp điều trị nào mang lại kết quả 100%, như bệnh Ung Thư, bệnh Trầm Cảm, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh Autism…Với tinh thần dấn thân cho sức khỏe nhân loại, Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh đã không hề mở phòng mạch tư nhân, cũng như đã rời khỏi các công việc giảng dậy hoặc làm việc tại bệnh viện để dồn nỗ lực vào việc nghiên cứu các phương pháp điều trị mới, dựa vào tác dụng của các Sinh tố (Vitamin). Như dùng Vitamin D (loại cần toa bác sĩ) để trị bệnh Ung Thư, Parkinson và bệnh Lú Lẫn (Alzheimer), dùng Vitamin B1 chích để trị bệnh trầm cảm, kích xúc (Anxiety attack), … cũng như sự phối hợp Vitamin D (loại cần toa) và B1 (chích) để thúc đẩy nhanh việc điều trị Ung Thư.

Bác Sĩ Khanh cũng dùng Vitamin để trị bệnh lao phổi, và bệnh lở miệng do vi khuẩn. Được biết những ngày đầu tìm ra tác dụng của Vitamin D trên bệnh Ung Thư, vị Thầy của Bác Sĩ Khanh đã mắng ông là “Stupid”, nhưng với sự nhẫn nại và lòng nhiệt thành tìm tòi, Bác Sĩ vẫn tiếp tục công việc của mình trong thầm lặng, và 20 năm sau, vị Thầy ngày xưa đã tìm đến Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh để xin lỗi lời mắng ông khi trước. Ngoài ra, ông cũng còn tìm ra một phương pháp giải phẫu để chấm dứt bệnh cao máu, một căn bệnh bất trị của hàng trăm triệu người Mỹ. Một điều cần nói ở đây là Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh còn có tấm lòng vàng khi ông vẫn chữa trị không lấy lệ phí cho những ai không có bảo hiểm, hoặc mới sang Mỹ, hoặc ở tiểu bang xa về. Mỗi khi ông đã nhận lời thì không quên điện thoại theo dõi tình trạng người bệnh cho đến khi họ hoàn toàn bình phục. Và, ông không bao giờ nhận trả ơn.

Nhưng, Trời già oái ăm, đang khi ông say mê nghiên cứu cũng như vui vẻ khi nhìn thấy kết quả đáng kể trong công việc trị liệu của mình, thì ông lại lâm trọng bệnh, một căn bệnh lạ mà trên nước Mỹ, chỉ có 3 trường hợp được ghi nhận từ xưa đến nay và trên thế giới, chỉ có 22 trường hợp. Vì thế, hiện nay, y khoa còn bó tay trước căn bệnh lạ lùng này. Được tin ông không khỏe, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa đã bỏ ngay mọi công việc quan trọng của mình mà tìm đến bệnh viện Fountain Valley để trao tặng ông bằng Vinh Danh của Thượng Viện California với sự hiện diện của người bạn đời của Bác Sĩ Lương Vinh Quốc Khanh là Bác Sĩ Nguyễn Thị Hoàng Lan, chuyên viên trị bệnh Bướu Cổ, Tiểu Đường, và Cao máu, Cô Asia Cunningham, Giám Đốc Văn Phòng Thượng Nghị Sĩ và người bạn thân của ông, Nhà Văn Chu Tất Tiến.

Nguyễn Việt
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)   Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) I_icon13Thu 30 May 2019, 10:54

Một tấm gương sáng cho người Việt Nam, thật đáng kính phục! Đáng tiếc là người tốt lại không sống lâu. Ông bà này không có con nhỉ? :thinking:

_________________________
Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)   Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer) I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sinh tố D và bệnh lú lẫn (Alzheimer)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Sau phúc khảo, học sinh trượt tốt nghiệp trở thành sinh viên nhận học bổng
» Tranh thơ Tú_Yên
» Xiên nướng sắc màu Giáng sinh
» Cảm tác
» Truyện thơ_Cháu của Bà
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Khoa học & đời sống-