Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Fri 26 Apr 2019, 14:23

Trà Mi đã viết:
Tên Trộm Hoàn Lương

Viên cai ngục đến xưởng giày trong nhà giam, nơi Jimmy Valentine đang cần mẫn khâu mũi giày, để đưa anh ta lên phòng giám đốc. ở đấy, viên giám đốc nhà giam giao cho Jimmy tờ lệnh được tha vừa được ngài Thống đốc Tiểu bang phê chuẩn sáng nay. Jimmy thờ ơ cầm lấy tờ giấy, không nói gì. Anh bị kêu án bốn năm và đã ở đây được mười tháng. Đối với một người quen biết rộng như Jimmy thì cái án ấy chả bõ bèn gì, " xoay" một cái là ra ngay !

Ông Giám đốc nhà giam nói :
- Thế nào, anh Valentine ? Sáng mai anh được ra rồi đấy. Hãy tự răn mình và tỏ ra là một người đàn ông chân chính. Tôi biết tự thâm tâm anh không phải là người xấu. Hãy thôi đừng trộm két sắt nữa và cố sống cho nghiêm chỉnh xem nào.

- Thưa ngài, tôi ư ? Tôi trộm két sắt ư ? - Jimmy trố mắt, ngạc nhiên hỏi.

Ông Giám đốc cười :
- Thôi đi ! Hừ, không với chả có. Thế cái vụ ở Springfield ai làm ? Tại sao anh phải vào đây ? Anh thì chạy tội là giỏi nhất !

Jimmy vẫn tỉnh bơ chối :
- Ái chà ! Không đâu, thưa ngài. Tôi chưa bao giờ đặt chân tới Springfield cả.

Ông Giám đốc nhà giam dễ dãi cười, quay sang bảo người cai ngục :
- Cronin, anh đưa cậu ta về phòng. Báo chuẩn bị đồ đạc phóng thích cho cậu ta và bảy giờ sáng mai đưa cậu ta đến đây. Valentine ! Hãy nhớ lời tôi nhé !

Bảy giờ mười lăm phút sáng hôm sau. Valentine đứng trước cửa nhà giam. Anh mặc một bộ complet cắt thật vụng về, chân mang đôi giày cứng nhắc thường phát cho những người tù được phóng thích.

Hồi nãy, viên thư ký nhà giam đưa cho anh một vé tàu và năm đô-la với hi vọng của nhà nước rằng với số tiền ân huệ ấy, anh sẽ có thể làm lại cuộc đời trở nên một công dân lương thiện. Ông Giám đốc nhà giam mời anh điếu xì gà rồi bắt tay thật chặt.
Valentine, người tù số 9762, được vào sổ như sau : " Lệnh tha của Thống đốc" .

Thế là Jimmy Valentine đường hoàng trở về với những con đường đầy ánh nắng.

Chẳng màng đến tiếng chim hót líu lo, đến cành lá xanh tươi đang vẫy gọi bên đường, đến hương hoa thơm ngát từ khu vườn gần đấy, Valentine đi một mạch đến quán ăn. Tại đây, anh tận hưởng hương vị tuyệt vời của tự do bằng cách chén sạch nguyên con gà quay vàng rộm, uống cạn chai vang trắng, rồi khoan khoái phì phà điếu xì gà đắt tiền, đắt hơn nhiều so với điếu của viên Giám đốc nhà giam vừa tặng. No nê, thỏa mãn, anh nhàn tản đi đến nhà ga, điệu nghệ búng đồng xu con vào chiếc nón của người hành khất mù đứng trước sân ga, rồi nhanh nhẹn lên tàu. Ba tiếng đồng hồ sau đó, anh xuống tàu ở một ga nhỏ hiu quạnh, nằm gần ranh giới tiểu bang. Dừng chân ở quán cà phê mang tên Mike Dolan, Jimmy bước vào thân mật tay bắt mặt mừng ông chủ quán đang đứng sau quày.

Ông chủ quán nói :
- Xin lỗi cậu, Jimmy, tớ không thể xoay sở sớm hơn được. Có ý kiến phản đối việc tha cậu ở Springfield nên tay Thống đốc Tiểu bang rét quá suýt nữa hắn thôi không giải quyết đấy. Thế nào, khỏe chứ ?

Jimmy cười :
- Khoẻ. Có chìa khóa cho tôi không đấy ?

Cầm lấy chìa khóa, Jimmy lên lầu, ra mãi căn phòng nhỏ phía sau. Đồ vật trong phòng vẫn y nguyên. Trên sàn nhà vẫn còn hột nút áo của ông Chánh thanh tra Ben Price, lúc ông ấy cùng đám cảnh sát dưới quyền ập vào túm lấy anh.

Hạ chiếc giường xếp xuống, Jimmy mở ngăn bí mật trong vách, lấy ra chiếc vali bám bụi. Anh thận trọng đặt lên bàn, mở nắp, rồi đứng im, khoan khoái ngắm bộ đồ nghề mở két sắt độc nhất vô nhị của anh, bộ đồ nghề mở két hữu hiệu nhất miền Đông nước Mỹ. Nó đầy đủ các cơ phận, làm bằng loại thép cứng nhất, thiết kế theo mẫu mới nhất. Nào khoan, nào đục, nào kẹp, nào kềm, có một số bộ phận do đích thân Jimmy vẽ kiểu. Anh rất tự hào về bộ đồ nghề này. Anh đã phải trả hết 900 đô để đặt làm theo ý riêng của mình ở một chỗ chuyên làm dụng cụ cho giới giang hồ.

Nửa giờ sau, Jimmy xuống lầu, ra cửa. Giờ đây, anh mặc bộ complet vừa vặn, kiểu mới, tay xách chiếc vali.

Người chủ quán nháy mắt, hỏi :
- Đi làm sớm thế ?

- Làm gì ? - Jimmy ra bộ ngơ ngác, - Ơ hay, cái cậu này. Tôi chỉ là một nhân viên công ty bánh ngọt và chế biến lương thực New York đấy, nhớ chưa ?

Người chủ quán gật lia lịa, rối rít mời Jimmy uống rượu, nhưng anh từ chối, Jimmy không bao giờ uống rượu.

Một tuần sau ngày Valentine, người tù số 9762, được phóng thích, một vụ trộm lớn được tiến hành rất khéo ở Richmond, bang Indiana. Không một dấu vết để lại. Hai tuần sau, lại thêm một vụ khác. Lần này chiếc két bị trộm là loại hiện đại nhất, có gắn cả thiết bị báo động chống trộm, thế mà cánh cửa dày cộm của nó vẫn bị mở toang như người ta mở cửa sổ đón gió hè. Vụ trộm này xảy ra ở Logansport, số của cải bị mất trộm trị giá khoảng 1500 đô, trong tủ còn có nhiều hối phiếu và tiền xu lẻ nhưng không hề bị tên trộm mó tay vào. Cảnh sát bắt đầu quan tâm, nhưng mãi đến vụ trộm ở ngân hàng Jefferson City, số thất thoát lên cao, thì ông Chánh thanh tra Ben Price mới chịu xuất quân. So sánh dấu vết tại hiện trường, ông phát hiện ngay một nét tương tự về phong cách thực hiện của các vụ án. Ông tuyên bố :
- Chính thằng Jimmy Valentine chứ không ai khác ! Hắn lại giở trò rồi đấy. Xem cái núm khóa kia kìa - nó bị kéo tung ra cứ như người ta nhổ củ cải vào tháng mưa ấy. Kiểu ấy thì chỉ có cái kích hiện đại của thằng Valentine mới làm nổi thôi. Lại xem mấy thanh ngang kia kìa, chỉ khoan có một lỗ là bung ngay thế kia thì ngoài thằng Valentine ra chẳng có ai làm nổi !

Ông Ben Price đã thuộc lòng tính nết Jimmy. Ông nắm cả những thói quen nhỏ nhất của tên trộm tài hoa này qua những lần điều tra vụ cướp ở Springfield vừa qua. Jimmy thường đánh theo lối nhảy cóc. Đánh nhanh, rút lẹ, lẩn đi thật xa, rồi lại ra tay tiếp, lần sau táo bạo hơn lần trước. Hắn không cần phụ tá. Giới chủ ngân hàng phần nào nhẹ nhõm khi nghe tin ông Ben Price lại lên đường lần theo dấu vết tên trộm quỷ quái ấy.

Một chiều nọ, Jimmy Valentine tay xách vali, xuống xe tại một thị trấn nhỏ, tên là Elmore. Đấy là một thị trấn hẻo lánh, cách đường xe lửa xuyên Mỹ trên năm dậm, thuộc bang Arkansas. Trông anh ta như một sinh viên năm cuối bậc đại học, thích thể thao, đang trên đường về quê thăm nhà. Bước chậm rãi trên lề đường lót ván, anh dừng chân ở khách sạn.

Bỗng một thiếu nữ băng qua đường, đi ngang trước mặt anh, rồi rẽ vào căn nhà có treo tấm biển " Ngân hàng Elmore" . Tình cờ cô liếc mắt nhìn anh. Thế là tâm hồn anh như choáng ngợp bởi ánh mắt diệu kỳ ấy, đầu óc bay bổng tận đâu đâu. Anh như đã biến thành một người nào khác. Cô thiếu nữ thẹn thùng cúi gầm mặt, hai má ửng hồng. Chả lẽ ở Elmore này, ăn vận như thế, ... đẹp trai như thế, hiếm lắm !

Jimmy vội túm ngay lấy một cậu bé con đang ngồi chơi trên bậc thềm gần đấy, giả vờ đang có ý muốn mua cổ phiếu của ngân hàng ở đây, nên phải hỏi để nắm tình hình. Cứ mỗi câu hỏi, anh ta lại giúi vào tay cậu bé đồng mười xu. Một lúc sau, cô gái đi ra, lần này không thèm để mắt đến chàng trai tay xách vali vẫn còn đứng đấy.

Jimmy nháy mắt, hỏi cậu bé :
- Hình như là cô Polly Simpson đấy phải không?
- Không đâu, chính là cô Annabel Adams đấy chứ. Bố cô ấy là chủ ngân hàng này.

Jimmy đến khách sạn gần đấy, đăng ký mướn phòng với tên Ralph Spencer. Anh nhẩn nha ở quày tiếp tân, gợi chuyện với anh nhân viên khách sạn, nói cho anh ta hay rằng mình muốn ở lại thị trấn Elmore này để làm ăn bằng việc kinh doanh giày, liệu có sống nổi không ?

Người nhân viên tiếp tân nhìn vẻ bên ngoài bảnh bao của Jimmy ra dáng kính nể. Anh ta nhiệt tình cho biết :
- Vâng, mở hàng giày ở đây sống lắm ! Hiện ở đây chưa có nơi nào kinh doanh giày cả. Trước nay mặt hàng này chỉ được bày bán ở cửa hàng tạp hóa và vật tư ở đằng kia. Việc kinh doanh buôn bán tại đây đang có chiều hướng phát triển khá. Hi vọng rằng sau khi cân nhắc thiệt hơn, ông sẽ quyết định lập nghiệp ở đây. Dân cư nơi đây hiền và hiếu khách lắm !

Jimmy cười :
- Vâng. Cảm ơn nhiều. Tôi sẽ ở lại vài ngày xem sao. Ồ, không cần gọi bồi làm gì, tự tôi xách lấy được rồi.

Thế là Ralph Spencer, con phượng hoàng thoát xác cất cánh lên cao từ đống tro tàn của người tù Valentine - đống tro tàn phát xuất từ ngọn lửa tình nồng cháy qua lần đầu gặp gỡ. Jimmy quyết định lập nghiệp ở thị trấn nhỏ tên Elmore này. Hiệu giày của anh hoạt động tốt, có lãi.

Về mặt quan hệ xã hội, Jimmy cũng thành công không kém, anh quen biết nhiều, và hơn cả, sở nguyện của anh cũng đã thành. Annabel Adams nay là bạn anh và tình cảm của anh dành cho nàng ngày càng say đắm.

Đến cuối năm ấy, có thể tóm tắt hoàn cảnh sống của chủ hiệu giày Ralph Spencer như sau : anh được hầu hết cư dân trong thị trấn tin yêu, cửa hàng giày của anh ngày càng thịnh vượng. Trên tất cả, anh vừa đính hôn với cô Annabel Adams và đám cưới sẽ cử hành trong hai tuần nữa. Ông Adams, chủ ngân hàng Elmore, bố vợ tương lai của anh, rất hài lòng với chàng rể quý. Phần Annabel, cô yêu anh bao nhiêu thì quý trọng anh chừng ấy. Lúc này, Ralph Spencer gần như là thành viên chính thức của gia đình Adams. Ngày nào anh cũng đến chơi nhà bố vợ và nhà cô chị của Annabel.

Một hôm, Jimmy ngồi viết thư cho một người bạn ở St. Louis :
"Billy thân mến,
Tớ muốn tối thứ tư tới đây, lúc chín giờ, cậu đến quán Sullivan ở Little Rock gặp tớ. Nhờ cậu giúp cho một việc. Ngoài ra, tớ muốn tặng cậu bộ đồ nghề của tớ. Tớ biết cậu khoái muốn chết khi có được một bộ như thế, làm bộ khác phải mất hơn nghìn đô-la là cái chắc. Billy ạ, tớ đã bỏ nghề rồi - được hơn năm nay. Hiện tớ đang có một cửa hàng, một cuộc sống lương thiện và hai tuần nữa tớ sẽ làm đám cưới với một cô gái tuyệt diệu nhất trên đời này. Cậu biết không ? Tớ đã nhận thức rằng chỉ lương thiện mới sống đời được, và tớ đã nhất quyết từ nay sẽ không tơ hào của ai một đồng xu nhỏ. Cưới vợ xong, tớ sẽ bán tất rồi dọn về miền Tây sinh sống, chỉ ở đấy mới hi vọng tớ sẽ không bị quấy rầy vì những tai tiếng cũ của mình. Tớ nói thật đấy ! Vợ tớ đúng là một nàng tiên. Nàng tin ở tớ hết lòng và chính vì thế tớ sẽ cố hết sức không làm một điều gì để phụ lòng tin ấy. Nhớ đến quán Sully's nhé. Tớ cần cậu lắm, và tớ sẽ đem bộ đồ nghề đến cho cậu.
Bạn cậu,
Jimmy"

Vào tối thứ hai ấy. lúc Jimmy đang ngồi viết những dòng cuối cùng gởi cho bạn, thì Ben Price ngồi lắc lẻo trên chiếc xe ngựa thồ chạy đến Elmore. Đến nơi, ông lặng thinh, kín đáo rảo quanh một vòng để nắm tình hình qua chiếc gương trong cửa hàng tạp hóa nằm đối diện với tiệm giày của Ralph Spencer. Ông chăm chú quan sát thật kỹ dung mạo và dáng điệu của ông chủ trẻ. Ben Price thích thú cười :
- Thế đấy, Jimmy, chú mày lại sắp đi cưới con gái chủ ngân hàng cơ đấy !

Sáng hôm sau, Jimmy đến dùng điểm tâm bên nhà vợ. Hôm nay, anh định đi Little Rock để sắm sửa mấy món đồ chuẩn bị cho đám cưới và mua một món quà thật đáng giá cho Annabel. Kể từ lúc định cư ở Elmore đến nay, đây là lần đầu tiên anh rời thị trấn đi xa. Có lẽ không hề gì, vì tính từ vụ " làm ăn" cuối cùng đến nay đã ngót một năm rồi.

Điểm tâm xong, cả nhà Annabel đều kéo nhau đi tiễn chân Spencer - ông Adams, Annabel, cả cô chị của Annabel cùng hai cô gái nhỏ mới lên năm và lên chín. Họ đến khách sạn nơi Jimmy ở để anh lấy hành lý - chiếc vali dạo ấy. Rồi tất cả kéo nhau đến ngân hàng. ở đấy, xe ngựa đang chờ Jimmy cùng với người xà ích tên Dolph Gibson để đưa anh ra ga. Ông Adams mời chàng rể quý vào ngân hàng chơi chốc lát, ông muốn khoe mọi người chiếc tủ sắt hiện đại ông vừa cho lắp đặt xong dưới tầng hầm. Đám nhân viên ngân hàng cúi chào anh răm rắp.

Đấy là một két sắt khá lớn được gắn chìm vào vách. Cửa tủ rất chắc chắn, mỗi lần quay tay nắm là ba thanh thép lớn đâm sâu, gắn chặt vào vách tủ. Trên cửa còn có cả núm khóa hẹn giờ tự động. Ông Adams phổng mũi giải thích những tính năng hiện đại của chiếc két sắt cho chàng rể quý, nhưng anh ta tỏ ra không quan tâm lắm. Hai bé gái, cháu May và Agatha, con gái của người chị Annabel, tỏ vẻ thích thú lắm. Chúng trố mắt nhìn lớp thép bóng loáng, mấy núm điều khiển tròn xoe trên cửa.

Trong khi mọi người đang lắng nghe ông Adams giải thích về cách đóng mở cửa, Ben Price từ từ bước vào, ông ta tì tay lên mặt quày bình thản nhìn quanh. Cô nhân viên đến hỏi, ông đáp đang chờ người quen.

Bỗng có tiếng phụ nữ la thất thanh, không khí hoảng hốt bao trùm lấy khu hầm để tủ sắt. Nhân lúc người lớn đang ham chuyện, cô bé May, chín tuổi, đùa nghịch đẩy Agatha vào trong tủ rồi đóng sập cửa lại. Cô bé còn bắt chước ông ngoại, kéo tay khóa rồi vặn mấy núm điều khiển trên cửa.

Ông Adams vội nhào đến chụp lấy tay nắm lay mạnh, nhưng muộn rồi. Ông hốt hoảng kêu lên :
- Chết rồi ! Không tài nào mở được. Lại chưa kịp chỉnh số hẹn giờ mới chết!

Người mẹ thất đảm hét hớn.

Ông Adams run rẩy trấn an con gái :
- Giữ bình tĩnh đi nào ! Agatha cháu ơi ! - Ông cố gọi thật lớn - Cháu nghe ông nói không ?

Trong bầu không khí im lặng đến nghẹt thở, mọi người nghe rõ tiếng khóc la của cô bé đang bị nhốt trong hầm tối.

Người mẹ khóc nức nở, cuống quýt lên :
- Ôi, phải làm gì kia chứ! Hãy phá cửa ra ngay !

Ông Adams thất vọng, lắc đầu :
- Con ơi, phải đến mãi Little mới có người mở được loại cửa này. Ông Ralph Spencer, ta phải làm sao đây ? Con bé đến chết mất ! Trong ấy ngộp lắm và đầy bóng tối nữa, con bé đến chết vì khiếp sợ thôi !

Người mẹ lúc này như phát cuồng lên, chị đập mạnh đôi tay yếu ớt vào cánh cửa thép nặng nề dầy cộm như muốn phá tung nó ra để cứu con mình. Có người hoảng quá, định lấy cốt mìn phá cửa. Nhưng làm như vậy thì còn gì cháu bé bên trong. Annabel ngước mắt nhìn Jimmy, ánh mắt khẩn khoản đầy hi vọng. Hi vọng, vì đối với nàng, người yêu của nàng có thể làm được tất cả, ngay cả những điều kỳ diệu nhất.
- Anh Ralph, hãy giúp chị ấy đi anh.

Jimmy nhìn sâu vào mắt nàng, miệng nở một nụ cười khó hiểu. Đối với anh, yêu cầu của nàng chính là mệnh lệnh của trái tim anh. Anh nói :
- Annabel, em hãy cho anh đoá hồng trên áo em.

Cô bỡ ngỡ, không tin vào tai mình, nhưng vẫn đưa tay gỡ lấy cánh hồng trên áo, trao cho người yêu. Jimmy cẩn thận cài cánh hồng vào túi, rồi bắt đầu xắn tay áo. Chính qua hành động xắn áo ấy, nhân vật Ralph Spencer đã chết, và tên trộm tài danh Jimmy Valentine đã trỗi dậy từ đống tro tàn quá khứ.

Anh nói ngắn, gọn :
- Mọi người tránh ra hết đi !

Anh mở toác chiếc vali mang theo. Và từ lúc ấy đối với anh, chung quanh như không có ai. Bằng những hành động rất chính xác, nhanh gọn, anh lấy đồ nghề ra, sắp xếp theo thứ tự sử dụng, vừa làm vừa huýt sáo nho nhỏ. Đấy là một thói quen cố hữu của anh lúc đang " hành sự" . Mọi người nhìn anh trân trối.

Chỉ một phút sau, mũi khoan nhỏ của Jimmy ăn thật ngọt vào cánh cửa thép. Mười phút sau, cánh của mở toang. Anh đã phá cả kỷ lục chính anh lập nên qua các lần mở trước.

Cô bé Agatha té xỉu trong vòng tay mẹ. Không việc gì.

Jimmy Valentine cầm lấy áo khoác vắt trên ghế đi nhanh ra cửa. Anh nghe có tiếng kêu " Anh Ralph !" thật thân thương nhưng xa vắng làm sao. Anh vội bước đi.

Bỗng có người chắn lối anh đi.

Jimmy cười, vẫn nụ cười khó hiểu ấy :
- A, xin chào ông Ben. Ông đã đến đấy ư ? Thôi ta đi nào, đến mãi bây giờ tôi mới thấy được rằng cuộc sống thật phù du vô ích.

Nhưng ông Ben Price cứ đứng yên. Ông ta nói :
- Ông Ralph Spencer, ông nhầm rồi đấy ! Tôi không hề quen ông. Hình như xe đang chờ ông ngoài ấy ?

Nói xong, ông quay lưng đi thẳng.

(Nguồn: mariecurie.biz)

Cái nì cũng là ...tiền! :21:

_________________________
Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Thu 02 May 2019, 10:04

Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.

Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?

Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.

Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đổi thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiếng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.

Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!

Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...

Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.

Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.

Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.

Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?

Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.

Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...

Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.

Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ:
- Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!

Anh đưa bàn tay để từ giã.

Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh phải đi Leavenworth.

Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.

Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.

Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?

(Nguồn: mariecurie.biz)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Fri 03 May 2019, 20:33

Trà Mi đã viết:
Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.

Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?

Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.

Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đổi thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiếng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.

Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!

Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...

Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.

Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.

Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.

Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?

Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.

Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...

Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.

Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ:
- Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!

Anh đưa bàn tay để từ giã.

Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh phải đi Leavenworth.

Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.

Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.

Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?

(Nguồn: mariecurie.biz)

Tay sĩ quan này ác! :jo:

_________________________
Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Mon 06 May 2019, 09:52

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.

Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?

Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.

Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đổi thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiếng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.

Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!

Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...

Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.

Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.

Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.

Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?

Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.

Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...

Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.

Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ:
- Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!

Anh đưa bàn tay để từ giã.

Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh phải đi Leavenworth.

Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.

Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.

Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?

(Nguồn: mariecurie.biz)

Tay sĩ quan này ác!  :jo:

ác sao hở thầy? :fun1:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Mon 06 May 2019, 09:56

Khi người ta yêu​

Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Đó là tiền dề câu chuyện của chúng tôi. Qua truyện này, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận từ tiền đề dó, đồng thời cũng chứng tỏ tiền đề đó không đúng. Đó là một điều mới mẻ về lô-gích và là một nghệ thuật kể chuyện có phần nào còn cổ hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Giô Lerơbi ra đời ở vùng đồng bằng có nhiều cây sồi cổ thụ thuộc miền Mítđơn Oét, trong lòng rung động những xúc cảm hội họa. Hồi sáu tuổi, Giô vẽ một bức tranh về cái máy bơm của thành phố, có một công dân danh tiếng vội vã đi ngang qua. Sự nỗ lực này được đóng vào khung và treo ở tủ kính một hiệu thuốc, đứng bên cạnh bông lúa mì và một dãy số lẻ. Hai mươi tuổi, chàng rời quê hương lên Niu Yoóc, với một chiếc nơ thắt lỏng lẻo và một số tiền lưng buộc chặt hơn đôi chút.

Điliơ Cơradơ quê ở một làng miền Nam, trồng rất nhiều thông. Nàng lướt đôi tay trong sáu khoảng tám trên phím đàn dương cầm một cách đầy hứa hẹn đến nỗi họ hàng thân thuộc cố góp nhặt đủ những đồng tiền mỏng đặt trong cái mũ mỏng của nàng để cho nàng lên miền Bắc theo nốt việc học đàn. Họ sẽ chẳng thấy nàng theo nốt được việc học hành, nhưng đó lại là câu chuyện của chúng ta.

Giô và Điliơ gặp nhau trong một xưởng vẽ, một số sinh viên nghệ thuật và âm nhạc thường họp nhau ở đó để tranh luận về cách vẽ phối hợp màu sáng vả tối, về Vácne , âm nhạc, tác phẩm của Rembrăng, tranh vẽ và Uôntoiphơn, giấy trang trí tường, Sôpanh và chè hương Ô long.

Giô và Điliơ yêu nhau - hay là người nọ yêu người kia, tuỳ các bạn, - và chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã lấy nhau, vì, xin hãy xem ở đoạn trên, khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Hai vợ chồng Lorơbi bắt đầu công việc tề gia nội trợ trong một gian gác. Đó là một gian riêng biệt, trông na ná như một nốt la giáng chúc cái đuôi xuống phím đàn dương cầm. Họ sống rất hạnh phúc, vì họ đều có Nghệ thuật của mình và người này có người kia ở bên. Tôi khuyên chàng thanh niên giàu có hãy đem bán tất cả những thứ gì mình có để lấy tiền cho người nghèo, hãy làm một người gác cổng để được hưởng đặc quyền sống trong một gian nhà cùng với Nghệ thuật và với Điliơ của mình.

Những người sống trong một gian nhà như vậy nhất định sẽ xác nhận lời quả quyết của tôi rằng hạnh phúc của họ là hạnh phúc duy nhất thật sự. Nếu một căn nhà hạnh phúc thì không bao giờ quá chật hẹp, hãy hạ cái tủ áo nằm xuống thành một bàn bi-a, hãy để bệ lò sưởi trở thành một xuồng máy, bàn viết thành một buồng ngủ dự phòng, chậu rửa mặt thành đàn dương cầm loại dây thẳng đứng; hãy để bốn bức tường hoà hợp với nhau để bạn và Điliơ của bạn sống ở giữa. Nhưng nếu một căn nhà thuộc loại khác thì nó cần phải rộng lớn, bạn bước vào ở Cổng Vàng, treo mũ tại Hetơrớt, treo áo choàng ở Onót và ra khỏi nhà ở Labrađo.

Giô đang học vẽ ông Medixtơ danh tiếng, chắc bạn cũng biết tiếng ông ta. Học phí cao, bài học nhẹ nhàng, những cái đó cùng với những điểm sáng nhất trên bức tranh đã nhẹ nhàng đưa ông Medixtơ tới đỉnh cao danh tiếng. Điliơ theo học ông Rôdơnxtốc, chắc bạn từng biết ông ta nổi danh là một người gây được bão táp trên những phím đàn dương cầm như thế nào rồi.

Chừng nào tiền nong vẫn còn, họ rất hạnh phúc. Tất cả… đều là như vậy - nhưng tôi không phải là người thích chỉ trích đâu. Mục đích của họ rất rõ ràng, đã được xác định, Giô phái sớm sáng tác được những bức tranh mà những ông già lịch sự, có bộ ria mép mỏng dính và những quyển sổ tay dày cộp sẽ cùng nhau bao vây xưởng vẽ của chàng để giành được đặc quyền mua tranh. Điliơ sẽ phải luyện tập cho thật quen thuộc với nàng âm nhạc, rồi có thể coi thường nàng âm nhạc để khi nhìn thấy những chỗ ngồi gần dàn nhạc và những lô không bán được vé thì Điliơ sẽ kêu đau cổ họng, ăn tôm hùm trong buồng ăn riêng ở nhà và từ chối việc bước lên sân khấu.
Nhưng tốt nhất, theo tôi, là cuộc sống gia đình trong một gian nhà nhỏ: những cuộc trò chuyện linh hoạt, thắm thiết sau một ngày làm việc, những bữa ăn ấm cúng và những bữa điểm tâm ngon lành, nhẹ nhàng; các cao vọng kế tiếp nhau, cao vọng này xen lẫn vào cao vọng khác, sự giúp đỡ lẫn nhau và cảm hứng tương đồng, và, xin bỏ qua sự vô nghệ thuật của tôi, những cái bánh xăng-đuých kẹp đầy pho-mát trộn ô-liu vào lúc mười một giờ khuya.

Nhưng sau một thời gian ngắn, con tàu nghệ thuật đi chậm lại. Đôi khi xảy ra như vậy, ngay cả khi người bẻ ghi nào đó chưa vẫy cờ ra hiệu ngừng. Mọi thứ đều đội nón ra đi mà không có cái gì bước về nhà cả, như những người tầm thường thường nói. Họ thiếu tiền trả học phí cho ông Medixtơ và ông Rôdơnxtốc. Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó. Vì thế, Điliơ bảo rằng nàng phải đi dạy nhạc để giữ được tiếng bát đĩa vẫn vang lên trong nhà.
Nàng ra phố hai ba ngày cố tìm chỗ dạy nhạc. Một buổi tối, nàng mừng rỡ về nhà.

“Anh Giô thân yêu ơi, - nàng vui vẻ lên tiếng, - em đã có một học sinh rồi. Trời, những người đáng yêu nhất đời! Con gái viên tướng… tướng A.B. Pinhcơni... ở phố Bảy mươi mốt. Một toà nhà tráng lệ vô cùng, anh Giô ạ... anh phải nhìn thấy cái cửa phía trước! Bidăngtin, em nghĩ rằng hẳn anh sẽ gọi như thế. Còn ở trong nhà nữa chứ! Trời, anh Giô ơi, em chưa từng bao giờ trông thấy một nơi nào như thế.

Cô học trò của em tên là Clemơntin. Em đã mê cô bé quá đi rồi. Cô bé thật mảnh dẻ..., bao giờ cũng mặc đồ trắng, cử chỉ rất mực dịu dàng, hết sức giản dị! Mới chỉ mười tám tuổi. Em sẽ dạy ba buổi một tuần. Anh thử đoán xem, anh Giô! Mỗi buổi năm đôla. Em không băn khoăn chút nào đâu, vì hễ có được hai ba em học trò nữa thì em lại tiếp tục học ông Rôdơnxtốc. Nào hãy xoá những nếp nhăn trên trán đi, anh thân yêu, chúng ta sẽ ăn một bữa thật tuyệt nhé”.

- Em Điliơ, với em, thế là ổn đấy, - Giô vừa nói vừa dùng con dao ăn và cái thìa tấn công vào hộp đỗ, - nhưng còn anh. Em nghĩ là anh bằng lòng cho em đi chen vai thích cánh để kiếm tiền, trong lúc anh vẫn vui chơi quanh quẩn trong những miền nghệ thuật cao quý ư? Không bao giờ em ạ, anh thề trên đống xương của Benvenutô Xêlini. Anh nghĩ rằng mình có thể đi bán báo hoặc làm công nhân rải đường dề kiếm lấy một hai đôla.

Điliơ bước lại gần, đu vào cổ chồng:
- Anh Giô thân yêu, anh ngốc nghếch quá. Anh phải tiếp tục theo học. Không phải là em từ bỏ âm nhạc để đi làm việc khác đâu trong lúc dạy nhạc, em vẫn học. Em vẫn luôn luôn gần gũi âm nhạc của em. Với mười lăm đôla một tuần, chúng ta có thề sống sung sướng như những nhà triệu phú. Anh không được nghĩ đến việc bỏ học ông Medixtơ.
- Được rồi, nhưng anh không muốn em phải đi dạy học. Đó không phải là nghệ thuật. Làm như thế, em thật tốt quá.
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
- Ông Medixtơ đã khen ngợi cái nền trời trong bức phác họa anh vẽ ở công viên. Và ông Tincơn đã đồng ý cho anh treo hai bức tranh tại tủ kính bày hàng của ông ta. Có thể anh sẽ bán được một bức, nếu may ra có một tên ngu ngốc sẵn tiền nào đó nhìn thấy những bức tranh đó.
- Em tin anh nhất định bán được tranh, - Đíliơ dịu dàng nói. - Còn bây giờ thì chúng ta hãy cảm ơn viên tướng Pinhcơni và món thịt bê rán của ông ta.

Suốt cả tuần tiếp đó, hai vợ chồng Lerơbi đều ăn điểm tâm sớm. Giô đang say sưa vẽ ở công viên Trung ương những bức kí hoạ rất cần đến ánh mặt trời buổi sáng. Điliơ nấu nướng cho Giô ăn no nê trước khi chàng đi, khen ngợi và hôn chàng vào lúc bảy giờ. Nghệ thuật là một bà chủ gia đình thu phục được lòng người. Chàng phần nhiều về nhà vào lúc bảy giờ tối.

Cuối tuần, Điliơ hân hoan thắng lợi tung ba tờ năm đôla lên giữa cái bàn kích thước 8 x 10 insơ trong căn phòng khách kích thước 8 x 10 bộ. Nàng nói, vẻ hơi mệt mỏi:
“Em mệt vì Clemơntin. Em sợ cô ta không tập luyện chuyên cần, dạy một đoạn nhạc, em phải bảo đi bảo lại nhiều lần. Cô ta bao giờ cũng mặc toàn đồ trắng, mặc như thế thì phải tẻ nhạt thôi. Nhưng tướng Pinhcơni là một ông già đáng quý nhất! Em muốn anh quen biết ông ta, anh Giô ạ. Thỉnh thoảng ông ta đến chỗ em và Clemơntin ở bên cạnh đàn pianô, - anh biết không, ông ấy góa vợ - và đứng ở đấy, tay vuốt chòm râu trắng xoá. Ông ta bao giờ cũng hỏi: “Những nốt móc đôi, móc ba tiến bộ đến đâu rồi?”

Anh Giô ạ, em muốn anh nhìn thấy lớp ván lót ngoài mặt tường trong căn phòng khách đó. Và những cái rèm cửa Atrakhan nữa chứ! Clemơntin húng hắng ho, rất ngộ nghĩnh. Em mong cô ta được khoẻ hơn vẻ bề ngoài của cô ta.

Ồ, em đã thực sự quấn quýt cô ta rồi, cô ta rất dịu dàng, dòng dõi cao quý. Người anh của tướng Pinhcơni đã có lần làm đại sứ ở Bôlivia”.

Còn Giô, với dáng điệu của Môngtơ Crixtô, rút ra mấy tờ giấy bạc: một tờ mười đôla, một tờ năm, một tờ hai và một tờ một đôla, tất cả đều mới tinh. Chàng đặt bên cạnh món tiền của Điliơ, và báo tin:
- Bán được bức tranh màu nước vẽ cái đài kỉ niệm hình bút tháp cho một người ở thành phố Piơriơ rồi, em ạ!
- Anh đừng nói đùa với em, không phải ở Piơriơ.
- Đúng ở đấy mà. Anh ước gì em trông thấy ông ta, em Điliơ ạ. Một ông béo phệ, quàng một cái khăn len to tướng và có một cái tăm bằng lông nhím. Ông ta nhìn thấy bức tranh ở tủ kính của ông Tincơn. Thoạt tiên, ông ta tưởng là vẽ cái cối xay gió, nhưng dù sao ông ta cũng đã mua bức tranh. ông ta đặt một bức nữa... một bức tranh sơn dầu vẽ kho hàng Léccơuônnơ để mang theo về... Những giờ dạy nhạc! Ồ, anh nghĩ trong đó vẫn còn đôi chút Nghệ thuật.

Điliơ niềm nở nói:
- Em rất sung sướng thấy anh vẫn tiếp tục học. Anh nhất định thành công đấy, anh thân yêu ạ. Ba mươi ba đôla. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiền như thế này. Tối nay, chúng ta sẽ ăn sò huyết.

Tối thứ bảy sau, Giô về nhà trước. Chàng trải mười tám đôla lên trên mặt bàn trong phòng khách, rồi đi rửa những vết bẩn, tựa như thuốc vẽ màu sẫm, bám đầy tay.
Nửa giờ sau, Điliơ về, bàn tay phải của nàng quấn trong bó băng và vải xô, chẳng ra hình thù gì cả.

Sau câu chào hỏi thường lệ, Giô hỏi :
- Sao lại thế này, em Điliơ?

Điliơ cười, nhưng không vui lắm. Nàng giải thích:
- Sau buổi học, Clemơntin cứ năn nỉ mời em ăn bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Một cô gái kì khôi thế đấy! Bánh mì nướng, rưới bơ nóng vào lúc năm giờ chiều. Tướng Pinhcơni cũng có mặt. Giá anh thấy ông ta tíu tít lấy đĩa ăn hâm nóng, anh Giô ạ, cứ như trong nhà không có một người đầy tớ nào ấy. Em biết Clemơntin không được khoẻ lắm, cô ta rất hay xúc động. Lúc rưới bơ, cô bé đánh đổ rất nhiều nước bơ sôi lên bàn tay và cổ tay em. Rát ghê lắm, anh Giô ạ. Clemơntin rất hối hận! Còn tướng Pinhcơni!... Anh Giô ạ, ông ta cuống lên. Ông ta lao xuống cầu thang, - người ta nói là người đốt lò hay người nào đó trong tầng hầm ấy ra hiệu thuốc mua dầu và các thứ để băng tay cho em. Bây giờ thì không rát lắm dâu.
- Thế cái này là cái gì? - Giô hỏi, dịu dàng cầm bàn tay Điliơ và kéo mấy sợi vải màu trắng nằm dưới đám băng.
- Cái vải gì mềm mềm đã thấm dầu ấy mà. Ờ, anh Giô này, anh đã bán được bức tranh nữa đấy à? - Điliơ nhìn thấy món tiền trên bàn.
- Anh đã bán được ư? Chính cái ông ở thành phố Piơriơ. Hôm nay, ông ta lấy bức tranh vẽ kho hàng đã đặt trước ấy mà. Tuy không chắc chắn lắm, nhưng ông ta nghĩ là sẽ mua thêm một bức tranh vẽ cảnh công viên và một cảnh trên sông Hắtxơn. Chiều nay, em bị bỏng tay vào lúc mấy giờ, em Đili nhỉ?
- Lúc năm giờ, - Điliơ ta thán - Cái bàn là... em định nói bơ nóng lấy ra khỏi lò vào khoảng giờ đó. Anh Giô ơi, anh nên gặp tướng Pinhcơni, khi...
- Em Đili, em hãy ngồi xuống đây một lát đã, - Giô nói, chàng dìu vợ ngồi xuống giường, rồi ngồi bên cạnh ôm lấy vai nàng, chàng hỏi: “Em đã làm gì trong hai tuần vừa rồi, em Đili?”

Nàng giữ được can đảm một lát, khoé mắt tràn đầy tình yêu và sự bướng bỉnh, nàng lẩm nhẩm một hai câu mơ hồ về tướng Pinhcơni. Nhưng rồi nàng cúi đầu, sự thật trào ra theo dòng nước mắt.
- Em không có một em học trò nào cả, - nàng thú nhận. - Thấy anh phải bỏ học, em không thể nào chịu được. Em nhận việc là sơ-mi trong xưởng là rất to ở phố Hai mươi bốn ấy. Em nghĩ rằng việc sáng tạo ra tướng Pinhcơni và cô bé Clemơntin lả rất khéo, có phải không anh Giô? Chiều nay, một cô gái trong xưởng lỡ đặt chiếc bàn là nóng lên tay em. Suốt trên đường về nhà, em sáng tác ra câu chuyện bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Anh không giận em chứ, anh Giô? Nếu em không tìm được việc làm, anh đã không thể bán được tranh cho cái ông ở thành phố Piơriơ.
- Ông ta không ở Piơriơ đâu, - Giô chậm rãi đáp.
- Ờ, ông ta ở đâu đến cũng chẳng hề gì. Anh thông minh quá, anh Giô… và… anh hôn em đi, anh Giô… làm sao mà anh lại đoán ra là em không dạy nhạc cho cô bé Clemơntin?
- Phải đến tối nay anh mới đoán được. Từ trước, anh không đoán ra, ngay cả lúc chiều nay lúc từ phòng máy, anh gửi thứ vải vụn và dầu này lên cho một cô ở tầng trên bị bàn là làm bỏng tay. Hai tuần vừa rồi, anh đốt lò ở chính cái xưởng giặt là đó.
- Thế ra anh không...
- Cái ông ở thành phố Piơriơ đã mua tranh và tướng Pinhcơni đều là hai tác phầm của cùng một nghệ thuật... nhưng em không thể gọi đó là hội hoạ hoặc âm nhạc được đâu.

Giô và Điliơ cùng cười. Giô bắt đầu:
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là…

Nhưng Điliơ đặt tay lên môi Giô, ngăn chàng lại:
- Không. Chỉ cần: “Khi người ta yêu”

(Nguồn: mariecurie.biz)
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Mon 06 May 2019, 12:13

Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.

Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?

Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.

Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đổi thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiếng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.

Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!

Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...

Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.

Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.

Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.

Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?

Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.

Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...

Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.

Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ:
- Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!

Anh đưa bàn tay để từ giã.

Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh phải đi Leavenworth.

Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.

Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.

Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?

(Nguồn: mariecurie.biz)

Tay sĩ quan này ác!  :jo:

ác sao hở thầy?  :fun1:

Tiếp tay tội phạm lừa gạt gái nhà lành! :potay:

_________________________
Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Mon 06 May 2019, 12:15

Trà Mi đã viết:
Khi người ta yêu​

Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Đó là tiền dề câu chuyện của chúng tôi. Qua truyện này, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận từ tiền đề dó, đồng thời cũng chứng tỏ tiền đề đó không đúng. Đó là một điều mới mẻ về lô-gích và là một nghệ thuật kể chuyện có phần nào còn cổ hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Giô Lerơbi ra đời ở vùng đồng bằng có nhiều cây sồi cổ thụ thuộc miền Mítđơn Oét, trong lòng rung động những xúc cảm hội họa. Hồi sáu tuổi, Giô vẽ một bức tranh về cái máy bơm của thành phố, có một công dân danh tiếng vội vã đi ngang qua. Sự nỗ lực này được đóng vào khung và treo ở tủ kính một hiệu thuốc, đứng bên cạnh bông lúa mì và một dãy số lẻ. Hai mươi tuổi, chàng rời quê hương lên Niu Yoóc, với một chiếc nơ thắt lỏng lẻo và một số tiền lưng buộc chặt hơn đôi chút.

Điliơ Cơradơ quê ở một làng miền Nam, trồng rất nhiều thông. Nàng lướt đôi tay trong sáu khoảng tám trên phím đàn dương cầm một cách đầy hứa hẹn đến nỗi họ hàng thân thuộc cố góp nhặt đủ những đồng tiền mỏng đặt trong cái mũ mỏng của nàng để cho nàng lên miền Bắc theo nốt việc học đàn. Họ sẽ chẳng thấy nàng theo nốt được việc học hành, nhưng đó lại là câu chuyện của chúng ta.

Giô và Điliơ gặp nhau trong một xưởng vẽ, một số sinh viên nghệ thuật và âm nhạc thường họp nhau ở đó để tranh luận về cách vẽ phối hợp màu sáng vả tối, về Vácne , âm nhạc, tác phẩm của Rembrăng, tranh vẽ và Uôntoiphơn, giấy trang trí tường, Sôpanh và chè hương Ô long.

Giô và Điliơ yêu nhau - hay là người nọ yêu người kia, tuỳ các bạn, - và chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã lấy nhau, vì, xin hãy xem ở đoạn trên, khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Hai vợ chồng Lorơbi bắt đầu công việc tề gia nội trợ trong một gian gác. Đó là một gian riêng biệt, trông na ná như một nốt la giáng chúc cái đuôi xuống phím đàn dương cầm. Họ sống rất hạnh phúc, vì họ đều có Nghệ thuật của mình và người này có người kia ở bên. Tôi khuyên chàng thanh niên giàu có hãy đem bán tất cả những thứ gì mình có để lấy tiền cho người nghèo, hãy làm một người gác cổng để được hưởng đặc quyền sống trong một gian nhà cùng với Nghệ thuật và với Điliơ của mình.

Những người sống trong một gian nhà như vậy nhất định sẽ xác nhận lời quả quyết của tôi rằng hạnh phúc của họ là hạnh phúc duy nhất thật sự. Nếu một căn nhà hạnh phúc thì không bao giờ quá chật hẹp, hãy hạ cái tủ áo nằm xuống thành một bàn bi-a, hãy để bệ lò sưởi trở thành một xuồng máy, bàn viết thành một buồng ngủ dự phòng, chậu rửa mặt thành đàn dương cầm loại dây thẳng đứng; hãy để bốn bức tường hoà hợp với nhau để bạn và Điliơ của bạn sống ở giữa. Nhưng nếu một căn nhà thuộc loại khác thì nó cần phải rộng lớn, bạn bước vào ở Cổng Vàng, treo mũ tại Hetơrớt, treo áo choàng ở Onót và ra khỏi nhà ở Labrađo.

Giô đang học vẽ ông Medixtơ danh tiếng, chắc bạn cũng biết tiếng ông ta. Học phí cao, bài học nhẹ nhàng, những cái đó cùng với những điểm sáng nhất trên bức tranh đã nhẹ nhàng đưa ông Medixtơ tới đỉnh cao danh tiếng. Điliơ theo học ông Rôdơnxtốc, chắc bạn từng biết ông ta nổi danh là một người gây được bão táp trên những phím đàn dương cầm như thế nào rồi.

Chừng nào tiền nong vẫn còn, họ rất hạnh phúc. Tất cả… đều là như vậy - nhưng tôi không phải là người thích chỉ trích đâu. Mục đích của họ rất rõ ràng, đã được xác định, Giô phái sớm sáng tác được những bức tranh mà những ông già lịch sự, có bộ ria mép mỏng dính và những quyển sổ tay dày cộp sẽ cùng nhau bao vây xưởng vẽ của chàng để giành được đặc quyền mua tranh. Điliơ sẽ phải luyện tập cho thật quen thuộc với nàng âm nhạc, rồi có thể coi thường nàng âm nhạc để khi nhìn thấy những chỗ ngồi gần dàn nhạc và những lô không bán được vé thì Điliơ sẽ kêu đau cổ họng, ăn tôm hùm trong buồng ăn riêng ở nhà và từ chối việc bước lên sân khấu.
Nhưng tốt nhất, theo tôi, là cuộc sống gia đình trong một gian nhà nhỏ: những cuộc trò chuyện linh hoạt, thắm thiết sau một ngày làm việc, những bữa ăn ấm cúng và những bữa điểm tâm ngon lành, nhẹ nhàng; các cao vọng kế tiếp nhau, cao vọng này xen lẫn vào cao vọng khác, sự giúp đỡ lẫn nhau và cảm hứng tương đồng, và, xin bỏ qua sự vô nghệ thuật của tôi, những cái bánh xăng-đuých kẹp đầy pho-mát trộn ô-liu vào lúc mười một giờ khuya.

Nhưng sau một thời gian ngắn, con tàu nghệ thuật đi chậm lại. Đôi khi xảy ra như vậy, ngay cả khi người bẻ ghi nào đó chưa vẫy cờ ra hiệu ngừng. Mọi thứ đều đội nón ra đi mà không có cái gì bước về nhà cả, như những người tầm thường thường nói. Họ thiếu tiền trả học phí cho ông Medixtơ và ông Rôdơnxtốc. Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó. Vì thế, Điliơ bảo rằng nàng phải đi dạy nhạc để giữ được tiếng bát đĩa vẫn vang lên trong nhà.
Nàng ra phố hai ba ngày cố tìm chỗ dạy nhạc. Một buổi tối, nàng mừng rỡ về nhà.

“Anh Giô thân yêu ơi, - nàng vui vẻ lên tiếng, - em đã có một học sinh rồi. Trời, những người đáng yêu nhất đời! Con gái viên tướng… tướng A.B. Pinhcơni... ở phố Bảy mươi mốt. Một toà nhà tráng lệ vô cùng, anh Giô ạ... anh phải nhìn thấy cái cửa phía trước! Bidăngtin, em nghĩ rằng hẳn anh sẽ gọi như thế. Còn ở trong nhà nữa chứ! Trời, anh Giô ơi, em chưa từng bao giờ trông thấy một nơi nào như thế.

Cô học trò của em tên là Clemơntin. Em đã mê cô bé quá đi rồi. Cô bé thật mảnh dẻ..., bao giờ cũng mặc đồ trắng, cử chỉ rất mực dịu dàng, hết sức giản dị! Mới chỉ mười tám tuổi. Em sẽ dạy ba buổi một tuần. Anh thử đoán xem, anh Giô! Mỗi buổi năm đôla. Em không băn khoăn chút nào đâu, vì hễ có được hai ba em học trò nữa thì em lại tiếp tục học ông Rôdơnxtốc. Nào hãy xoá những nếp nhăn trên trán đi, anh thân yêu, chúng ta sẽ ăn một bữa thật tuyệt nhé”.

- Em Điliơ, với em, thế là ổn đấy, - Giô vừa nói vừa dùng con dao ăn và cái thìa tấn công vào hộp đỗ, - nhưng còn anh. Em nghĩ là anh bằng lòng cho em đi chen vai thích cánh để kiếm tiền, trong lúc anh vẫn vui chơi quanh quẩn trong những miền nghệ thuật cao quý ư? Không bao giờ em ạ, anh thề trên đống xương của Benvenutô Xêlini. Anh nghĩ rằng mình có thể đi bán báo hoặc làm công nhân rải đường dề kiếm lấy một hai đôla.

Điliơ bước lại gần, đu vào cổ chồng:
- Anh Giô thân yêu, anh ngốc nghếch quá. Anh phải tiếp tục theo học. Không phải là em từ bỏ âm nhạc để đi làm việc khác đâu trong lúc dạy nhạc, em vẫn học. Em vẫn luôn luôn gần gũi âm nhạc của em. Với mười lăm đôla một tuần, chúng ta có thề sống sung sướng như những nhà triệu phú. Anh không được nghĩ đến việc bỏ học ông Medixtơ.
- Được rồi, nhưng anh không muốn em phải đi dạy học. Đó không phải là nghệ thuật. Làm như thế, em thật tốt quá.
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
- Ông Medixtơ đã khen ngợi cái nền trời trong bức phác họa anh vẽ ở công viên. Và ông Tincơn đã đồng ý cho anh treo hai bức tranh tại tủ kính bày hàng của ông ta. Có thể anh sẽ bán được một bức, nếu may ra có một tên ngu ngốc sẵn tiền nào đó nhìn thấy những bức tranh đó.
- Em tin anh nhất định bán được tranh, - Đíliơ dịu dàng nói. - Còn bây giờ thì chúng ta hãy cảm ơn viên tướng Pinhcơni và món thịt bê rán của ông ta.

Suốt cả tuần tiếp đó, hai vợ chồng Lerơbi đều ăn điểm tâm sớm. Giô đang say sưa vẽ ở công viên Trung ương những bức kí hoạ rất cần đến ánh mặt trời buổi sáng. Điliơ nấu nướng cho Giô ăn no nê trước khi chàng đi, khen ngợi và hôn chàng vào lúc bảy giờ. Nghệ thuật là một bà chủ gia đình thu phục được lòng người. Chàng phần nhiều về nhà vào lúc bảy giờ tối.

Cuối tuần, Điliơ hân hoan thắng lợi tung ba tờ năm đôla lên giữa cái bàn kích thước 8 x 10 insơ trong căn phòng khách kích thước 8 x 10 bộ. Nàng nói, vẻ hơi mệt mỏi:
“Em mệt vì Clemơntin. Em sợ cô ta không tập luyện chuyên cần, dạy một đoạn nhạc, em phải bảo đi bảo lại nhiều lần. Cô ta bao giờ cũng mặc toàn đồ trắng, mặc như thế thì phải tẻ nhạt thôi. Nhưng tướng Pinhcơni là một ông già đáng quý nhất! Em muốn anh quen biết ông ta, anh Giô ạ. Thỉnh thoảng ông ta đến chỗ em và Clemơntin ở bên cạnh đàn pianô, - anh biết không, ông ấy góa vợ - và đứng ở đấy, tay vuốt chòm râu trắng xoá. Ông ta bao giờ cũng hỏi: “Những nốt móc đôi, móc ba tiến bộ đến đâu rồi?”

Anh Giô ạ, em muốn anh nhìn thấy lớp ván lót ngoài mặt tường trong căn phòng khách đó. Và những cái rèm cửa Atrakhan nữa chứ! Clemơntin húng hắng ho, rất ngộ nghĩnh. Em mong cô ta được khoẻ hơn vẻ bề ngoài của cô ta.

Ồ, em đã thực sự quấn quýt cô ta rồi, cô ta rất dịu dàng, dòng dõi cao quý. Người anh của tướng Pinhcơni đã có lần làm đại sứ ở Bôlivia”.

Còn Giô, với dáng điệu của Môngtơ Crixtô, rút ra mấy tờ giấy bạc: một tờ mười đôla, một tờ năm, một tờ hai và một tờ một đôla, tất cả đều mới tinh. Chàng đặt bên cạnh món tiền của Điliơ, và báo tin:
- Bán được bức tranh màu nước vẽ cái đài kỉ niệm hình bút tháp cho một người ở thành phố Piơriơ rồi, em ạ!
- Anh đừng nói đùa với em, không phải ở Piơriơ.
- Đúng ở đấy mà. Anh ước gì em trông thấy ông ta, em Điliơ ạ. Một ông béo phệ, quàng một cái khăn len to tướng và có một cái tăm bằng lông nhím. Ông ta nhìn thấy bức tranh ở tủ kính của ông Tincơn. Thoạt tiên, ông ta tưởng là vẽ cái cối xay gió, nhưng dù sao ông ta cũng đã mua bức tranh. ông ta đặt một bức nữa... một bức tranh sơn dầu vẽ kho hàng Léccơuônnơ để mang theo về... Những giờ dạy nhạc! Ồ, anh nghĩ trong đó vẫn còn đôi chút Nghệ thuật.

Điliơ niềm nở nói:
- Em rất sung sướng thấy anh vẫn tiếp tục học. Anh nhất định thành công đấy, anh thân yêu ạ. Ba mươi ba đôla. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiền như thế này. Tối nay, chúng ta sẽ ăn sò huyết.

Tối thứ bảy sau, Giô về nhà trước. Chàng trải mười tám đôla lên trên mặt bàn trong phòng khách, rồi đi rửa những vết bẩn, tựa như thuốc vẽ màu sẫm, bám đầy tay.
Nửa giờ sau, Điliơ về, bàn tay phải của nàng quấn trong bó băng và vải xô, chẳng ra hình thù gì cả.

Sau câu chào hỏi thường lệ, Giô hỏi :
- Sao lại thế này, em Điliơ?

Điliơ cười, nhưng không vui lắm. Nàng giải thích:
- Sau buổi học, Clemơntin cứ năn nỉ mời em ăn bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Một cô gái kì khôi thế đấy! Bánh mì nướng, rưới bơ nóng vào lúc năm giờ chiều. Tướng Pinhcơni cũng có mặt. Giá anh thấy ông ta tíu tít lấy đĩa ăn hâm nóng, anh Giô ạ, cứ như trong nhà không có một người đầy tớ nào ấy. Em biết Clemơntin không được khoẻ lắm, cô ta rất hay xúc động. Lúc rưới bơ, cô bé đánh đổ rất nhiều nước bơ sôi lên bàn tay và cổ tay em. Rát ghê lắm, anh Giô ạ. Clemơntin rất hối hận! Còn tướng Pinhcơni!... Anh Giô ạ, ông ta cuống lên. Ông ta lao xuống cầu thang, - người ta nói là người đốt lò hay người nào đó trong tầng hầm ấy ra hiệu thuốc mua dầu và các thứ để băng tay cho em. Bây giờ thì không rát lắm dâu.
- Thế cái này là cái gì? - Giô hỏi, dịu dàng cầm bàn tay Điliơ và kéo mấy sợi vải màu trắng nằm dưới đám băng.
- Cái vải gì mềm mềm đã thấm dầu ấy mà. Ờ, anh Giô này, anh đã bán được bức tranh nữa đấy à? - Điliơ nhìn thấy món tiền trên bàn.
- Anh đã bán được ư? Chính cái ông ở thành phố Piơriơ. Hôm nay, ông ta lấy bức tranh vẽ kho hàng đã đặt trước ấy mà. Tuy không chắc chắn lắm, nhưng ông ta nghĩ là sẽ mua thêm một bức tranh vẽ cảnh công viên và một cảnh trên sông Hắtxơn. Chiều nay, em bị bỏng tay vào lúc mấy giờ, em Đili nhỉ?
- Lúc năm giờ, - Điliơ ta thán - Cái bàn là... em định nói bơ nóng lấy ra khỏi lò vào khoảng giờ đó. Anh Giô ơi, anh nên gặp tướng Pinhcơni, khi...
- Em Đili, em hãy ngồi xuống đây một lát đã, - Giô nói, chàng dìu vợ ngồi xuống giường, rồi ngồi bên cạnh ôm lấy vai nàng, chàng hỏi: “Em đã làm gì trong hai tuần vừa rồi, em Đili?”

Nàng giữ được can đảm một lát, khoé mắt tràn đầy tình yêu và sự bướng bỉnh, nàng lẩm nhẩm một hai câu mơ hồ về tướng Pinhcơni. Nhưng rồi nàng cúi đầu, sự thật trào ra theo dòng nước mắt.
- Em không có một em học trò nào cả, - nàng thú nhận. - Thấy anh phải bỏ học, em không thể nào chịu được. Em nhận việc là sơ-mi trong xưởng là rất to ở phố Hai mươi bốn ấy. Em nghĩ rằng việc sáng tạo ra tướng Pinhcơni và cô bé Clemơntin lả rất khéo, có phải không anh Giô? Chiều nay, một cô gái trong xưởng lỡ đặt chiếc bàn là nóng lên tay em. Suốt trên đường về nhà, em sáng tác ra câu chuyện bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Anh không giận em chứ, anh Giô? Nếu em không tìm được việc làm, anh đã không thể bán được tranh cho cái ông ở thành phố Piơriơ.
- Ông ta không ở Piơriơ đâu, - Giô chậm rãi đáp.
- Ờ, ông ta ở đâu đến cũng chẳng hề gì. Anh thông minh quá, anh Giô… và… anh hôn em đi, anh Giô… làm sao mà anh lại đoán ra là em không dạy nhạc cho cô bé Clemơntin?
- Phải đến tối nay anh mới đoán được. Từ trước, anh không đoán ra, ngay cả lúc chiều nay lúc từ phòng máy, anh gửi thứ vải vụn và dầu này lên cho một cô ở tầng trên bị bàn là làm bỏng tay. Hai tuần vừa rồi, anh đốt lò ở chính cái xưởng giặt là đó.
- Thế ra anh không...
- Cái ông ở thành phố Piơriơ đã mua tranh và tướng Pinhcơni đều là hai tác phầm của cùng một nghệ thuật... nhưng em không thể gọi đó là hội hoạ hoặc âm nhạc được đâu.

Giô và Điliơ cùng cười. Giô bắt đầu:
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là…

Nhưng Điliơ đặt tay lên môi Giô, ngăn chàng lại:
- Không. Chỉ cần: “Khi người ta yêu”

(Nguồn: mariecurie.biz)

Yêu là lừa dối! :fun1:

_________________________
Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Tue 07 May 2019, 08:08

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Những quả tim và những bàn tay​

Tại nhà ga Denver có một nhóm hành khách đổ xô lên chuyến tầu tốc hành của hãng B&M đi về miền đông. Trong một ngăn toa, một cô gái trẻ rất đẹp, ăn mặc thanh lịch, đang ngồi giữa những tiện nghi xa xỉ dành cho hành khách thường phải di chuyển. Trong số những người mới lên tàu là hai người đàn ông; một người điển trai với vẻ mặt và cử chỉ hiên ngang và thẳng thắn; người kia bù xù, mặt lầm lì, cao lớn, quần áo lôi thôi lếch thếch. Cả hai bị còng tay lại với nhau.

Khi hai người đi dọc theo hành lang trong toa tàu để tìm chỗ ngồi, họ thấy chỉ có băng ghế đối diện với cô gái là còn trống. Hai người ngồi xuống đấy. Cô gái liếc nhìn họ trong một thoáng xa xôi không bận tâm, rồi, với một nụ cười dễ mến làm gương mặt cô sáng lên và một mầu hồng dịu ánh trên đôi má, cô chìa ta một bàn tay nhỏ ủ trong một chiếc găng tay mầu xám. Khi cô nói với giọng ngọt ngào và từ tốn, ta có thể nhận ra là cô đã từng nói với người nghe, và từng nghe người nghe đó nói:
- À, anh Easton, nếu anh cho phép em được mở lời, em xin nói. Có khi nào anh nhận ra bạn cũ anh đã gặp ở miền Tây không?

Người trai trẻ hơi giật nẩy người khi nghe giọng nói, dường như có một chút bối rối nhưng kịp trấn tĩnh ngay được., rồi đưa bàn tay trái của anh nắm lấy những ngón tay của cô. Anh mỉm cười:
- Đây là cô Fairchild. Xin lỗi cho tay phải, hiện đang bận.

Anh nâng bàn tay phải của anh lên một tí, với cái "số tám" bóng loáng cột chung vào bên trái của người đồng hành. Ánh mắt đang tươi vui của cô gái dần đổi thành nét hãi hùng hoang mang. Màu hồng mờ dần trên đôi má cô. Đôi môi cô hé mở trong vẻ đau khổ mơ hồ. Easton, với tiếng cười nhỏ như thế lấy làm vui thú, định cất tiếng tiếp khi người kia cắt ngang. Con người lầm lì đã quan sát nét mặt của cô gái qua khoé mắt sắc sảo của anh.
- Cô à, tôi xin lỗi đã chen vào câu chuyện, nhưng tôi thấy là cô có quen biết với sếp Sĩ quan Tư Pháp (marshal - cấp chỉ huy có nhiệm vụ thi hành án toà như tầm nã tội phạm, giải tù nhân, và các nhiệm vụ khác mà toà án phán quyết) này. Nếu cô yêu cầu sếp nói giúp tôi một tiếng khi chúng tôi đến nơi, ông ấy sẽ sẵn lòng, và như vậy sẽ đỡ cho tôi rất nhiều. Ông ấy đang giải tôi đến nhà tù Leavenworth. Tôi bị bảy năm vì tội làm bạc giả.

Cô gái thở phào, nét hồng trở lại trên gương mặt cô.
- À! Thế là anh đang thi hành nhiệm vụ đấy à? Một Sĩ quan Tư Pháp!

Easton nói giọng nhẹ nhàng:
- Em Fairchild mến, anh phải làm việc gì đấy. Tiền có thể làm ra tất cả, và em biết đấy, phải có tiền để theo kịp với đám đông ở Washington. Anh thấy có thông báo tuyển dụng ở miền Tây và... à, cái chức sĩ quan Tư Pháp không được cao như Đại Sứ, nhưng...

Giọng cô gái ấm đi:
- Chức đại sứ không còn kêu nữa. Anh hẳn biết điều ấy. Và bây giờ anh là một trong số những anh hùng miền Tây xông pha đấy, anh cưỡi ngựa, bắn súng và lăn xả vào mọi hiểm nguy. Khác với cuộc sống ở Washington. Đám bạn bè cũ hẳn phải nhớ nhung anh đấy.

Đôi mắt cô gái mở to, trầm trồ nhìn chiếc còng tay sáng bóng.

Người đàn ông kia nói:
- Cô ạ, cô đừng lo cho họ. Mọi sĩ quan Tư Pháp đều phải bị còng chung với tù nhân để giữ cho tù không trốn thoát. Ông Easton biết rõ nhiệm vụ của ông ấy.

Cô gái hỏi:
- Em có thể gặp lại anh ở Washington không?

Easton nói:
- Phải còn lâu. Anh e rằng thời bay nhảy của anh đã qua rồi.
- Em yêu miền Tây.

Cô gái nói, không có vẻ gì liên quan đến câu chuyện. Đôi mắt cô long lanh dìu dịu. Cô nhìn ra ngoài cửa sổ toa tầu. Cô bắt đầu nói một cách chân thật và giản đơn, không còn lớp bóng loáng của kiểu cách và cử chỉ:
- Mẹ em và em đi nghỉ hè ở Denver. Bà trở về nhà tuần trước vì cha đang bệnh. Em có thể sống mà cảm thấy hạnh phúc ở miền Tây. Em nghĩ khí hậu ở đây hợp với em. Tiền bạc không phải là tất cả. Nhưng thiên hạ luôn luôn lẫn lộn nhiều việc và vẫn thường ngu xuẩn...

Con người lầm lì cắt ngang:
- Nè ông sĩ quan, như vậy là không công bằng gì hết! Tôi cần uống thức gì đó, với lại cả ngày chưa được hút điếu nào. Ông nói chuyện xong chưa? Ông dẫn tôi đi vào toa hút thuốc đi chứ! Tôi thèm gần chết một điếu thuốc.

Cả hai hành khách bị còng tay vào nhau đứng dậy, Easton với cùng nụ cười chậm chạp trên môi. Anh nói nhỏ:
- Anh không thể từ chối lời yêu cầu về thuốc lá. Nó là bạn của kẻ xấu số. Xin chào em Fairchild. Vì nhiệm vụ, mong em hiểu nhé!

Anh đưa bàn tay để từ giã.

Cô lại tròng vào kiểu cách và cử chỉ:
- Tiếc quá anh không đi về phía đông. nhưng em đoán anh phải đi Leavenworth.
- Đúng thế. Anh phải đi Leavenworth.

Hai người lướt dọc hành lang về phía toa hút thuốc.

Hai hành khách ngồi gần đấy đã nghe hầu hết câu chuyện. Một người nói:
- Ông Sĩ quan ấy thật tế nhị. Một vài anh miền Tây xem ra có vẻ được đấy.

Người kia nói:
- Nhưng trông tuổi còn khá trẻ so với chức vụ ấy phải không?
- Còn trẻ á? Tại sao... Ô hay! Anh không để ý sao? Anh có bao giờ biết một sĩ quan Tư pháp nào lại còng tội phạm vào tay phải của họ không?

(Nguồn: mariecurie.biz)

Tay sĩ quan này ác!  :jo:

ác sao hở thầy?  :fun1:

Tiếp tay tội phạm lừa gạt gái nhà lành!  :potay:

con gái dễ bị gạt hén thầy?
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Tue 07 May 2019, 08:18

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Khi người ta yêu​

Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Đó là tiền dề câu chuyện của chúng tôi. Qua truyện này, chúng ta sẽ rút ra được một kết luận từ tiền đề dó, đồng thời cũng chứng tỏ tiền đề đó không đúng. Đó là một điều mới mẻ về lô-gích và là một nghệ thuật kể chuyện có phần nào còn cổ hơn cả Vạn lý trường thành của Trung Quốc.

Giô Lerơbi ra đời ở vùng đồng bằng có nhiều cây sồi cổ thụ thuộc miền Mítđơn Oét, trong lòng rung động những xúc cảm hội họa. Hồi sáu tuổi, Giô vẽ một bức tranh về cái máy bơm của thành phố, có một công dân danh tiếng vội vã đi ngang qua. Sự nỗ lực này được đóng vào khung và treo ở tủ kính một hiệu thuốc, đứng bên cạnh bông lúa mì và một dãy số lẻ. Hai mươi tuổi, chàng rời quê hương lên Niu Yoóc, với một chiếc nơ thắt lỏng lẻo và một số tiền lưng buộc chặt hơn đôi chút.

Điliơ Cơradơ quê ở một làng miền Nam, trồng rất nhiều thông. Nàng lướt đôi tay trong sáu khoảng tám trên phím đàn dương cầm một cách đầy hứa hẹn đến nỗi họ hàng thân thuộc cố góp nhặt đủ những đồng tiền mỏng đặt trong cái mũ mỏng của nàng để cho nàng lên miền Bắc theo nốt việc học đàn. Họ sẽ chẳng thấy nàng theo nốt được việc học hành, nhưng đó lại là câu chuyện của chúng ta.

Giô và Điliơ gặp nhau trong một xưởng vẽ, một số sinh viên nghệ thuật và âm nhạc thường họp nhau ở đó để tranh luận về cách vẽ phối hợp màu sáng vả tối, về Vácne , âm nhạc, tác phẩm của Rembrăng, tranh vẽ và Uôntoiphơn, giấy trang trí tường, Sôpanh và chè hương Ô long.

Giô và Điliơ yêu nhau - hay là người nọ yêu người kia, tuỳ các bạn, - và chỉ sau một thời gian ngắn, họ đã lấy nhau, vì, xin hãy xem ở đoạn trên, khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.

Hai vợ chồng Lorơbi bắt đầu công việc tề gia nội trợ trong một gian gác. Đó là một gian riêng biệt, trông na ná như một nốt la giáng chúc cái đuôi xuống phím đàn dương cầm. Họ sống rất hạnh phúc, vì họ đều có Nghệ thuật của mình và người này có người kia ở bên. Tôi khuyên chàng thanh niên giàu có hãy đem bán tất cả những thứ gì mình có để lấy tiền cho người nghèo, hãy làm một người gác cổng để được hưởng đặc quyền sống trong một gian nhà cùng với Nghệ thuật và với Điliơ của mình.

Những người sống trong một gian nhà như vậy nhất định sẽ xác nhận lời quả quyết của tôi rằng hạnh phúc của họ là hạnh phúc duy nhất thật sự. Nếu một căn nhà hạnh phúc thì không bao giờ quá chật hẹp, hãy hạ cái tủ áo nằm xuống thành một bàn bi-a, hãy để bệ lò sưởi trở thành một xuồng máy, bàn viết thành một buồng ngủ dự phòng, chậu rửa mặt thành đàn dương cầm loại dây thẳng đứng; hãy để bốn bức tường hoà hợp với nhau để bạn và Điliơ của bạn sống ở giữa. Nhưng nếu một căn nhà thuộc loại khác thì nó cần phải rộng lớn, bạn bước vào ở Cổng Vàng, treo mũ tại Hetơrớt, treo áo choàng ở Onót và ra khỏi nhà ở Labrađo.

Giô đang học vẽ ông Medixtơ danh tiếng, chắc bạn cũng biết tiếng ông ta. Học phí cao, bài học nhẹ nhàng, những cái đó cùng với những điểm sáng nhất trên bức tranh đã nhẹ nhàng đưa ông Medixtơ tới đỉnh cao danh tiếng. Điliơ theo học ông Rôdơnxtốc, chắc bạn từng biết ông ta nổi danh là một người gây được bão táp trên những phím đàn dương cầm như thế nào rồi.

Chừng nào tiền nong vẫn còn, họ rất hạnh phúc. Tất cả… đều là như vậy - nhưng tôi không phải là người thích chỉ trích đâu. Mục đích của họ rất rõ ràng, đã được xác định, Giô phái sớm sáng tác được những bức tranh mà những ông già lịch sự, có bộ ria mép mỏng dính và những quyển sổ tay dày cộp sẽ cùng nhau bao vây xưởng vẽ của chàng để giành được đặc quyền mua tranh. Điliơ sẽ phải luyện tập cho thật quen thuộc với nàng âm nhạc, rồi có thể coi thường nàng âm nhạc để khi nhìn thấy những chỗ ngồi gần dàn nhạc và những lô không bán được vé thì Điliơ sẽ kêu đau cổ họng, ăn tôm hùm trong buồng ăn riêng ở nhà và từ chối việc bước lên sân khấu.
Nhưng tốt nhất, theo tôi, là cuộc sống gia đình trong một gian nhà nhỏ: những cuộc trò chuyện linh hoạt, thắm thiết sau một ngày làm việc, những bữa ăn ấm cúng và những bữa điểm tâm ngon lành, nhẹ nhàng; các cao vọng kế tiếp nhau, cao vọng này xen lẫn vào cao vọng khác, sự giúp đỡ lẫn nhau và cảm hứng tương đồng, và, xin bỏ qua sự vô nghệ thuật của tôi, những cái bánh xăng-đuých kẹp đầy pho-mát trộn ô-liu vào lúc mười một giờ khuya.

Nhưng sau một thời gian ngắn, con tàu nghệ thuật đi chậm lại. Đôi khi xảy ra như vậy, ngay cả khi người bẻ ghi nào đó chưa vẫy cờ ra hiệu ngừng. Mọi thứ đều đội nón ra đi mà không có cái gì bước về nhà cả, như những người tầm thường thường nói. Họ thiếu tiền trả học phí cho ông Medixtơ và ông Rôdơnxtốc. Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó. Vì thế, Điliơ bảo rằng nàng phải đi dạy nhạc để giữ được tiếng bát đĩa vẫn vang lên trong nhà.
Nàng ra phố hai ba ngày cố tìm chỗ dạy nhạc. Một buổi tối, nàng mừng rỡ về nhà.

“Anh Giô thân yêu ơi, - nàng vui vẻ lên tiếng, - em đã có một học sinh rồi. Trời, những người đáng yêu nhất đời! Con gái viên tướng… tướng A.B. Pinhcơni... ở phố Bảy mươi mốt. Một toà nhà tráng lệ vô cùng, anh Giô ạ... anh phải nhìn thấy cái cửa phía trước! Bidăngtin, em nghĩ rằng hẳn anh sẽ gọi như thế. Còn ở trong nhà nữa chứ! Trời, anh Giô ơi, em chưa từng bao giờ trông thấy một nơi nào như thế.

Cô học trò của em tên là Clemơntin. Em đã mê cô bé quá đi rồi. Cô bé thật mảnh dẻ..., bao giờ cũng mặc đồ trắng, cử chỉ rất mực dịu dàng, hết sức giản dị! Mới chỉ mười tám tuổi. Em sẽ dạy ba buổi một tuần. Anh thử đoán xem, anh Giô! Mỗi buổi năm đôla. Em không băn khoăn chút nào đâu, vì hễ có được hai ba em học trò nữa thì em lại tiếp tục học ông Rôdơnxtốc. Nào hãy xoá những nếp nhăn trên trán đi, anh thân yêu, chúng ta sẽ ăn một bữa thật tuyệt nhé”.

- Em Điliơ, với em, thế là ổn đấy, - Giô vừa nói vừa dùng con dao ăn và cái thìa tấn công vào hộp đỗ, - nhưng còn anh. Em nghĩ là anh bằng lòng cho em đi chen vai thích cánh để kiếm tiền, trong lúc anh vẫn vui chơi quanh quẩn trong những miền nghệ thuật cao quý ư? Không bao giờ em ạ, anh thề trên đống xương của Benvenutô Xêlini. Anh nghĩ rằng mình có thể đi bán báo hoặc làm công nhân rải đường dề kiếm lấy một hai đôla.

Điliơ bước lại gần, đu vào cổ chồng:
- Anh Giô thân yêu, anh ngốc nghếch quá. Anh phải tiếp tục theo học. Không phải là em từ bỏ âm nhạc để đi làm việc khác đâu trong lúc dạy nhạc, em vẫn học. Em vẫn luôn luôn gần gũi âm nhạc của em. Với mười lăm đôla một tuần, chúng ta có thề sống sung sướng như những nhà triệu phú. Anh không được nghĩ đến việc bỏ học ông Medixtơ.
- Được rồi, nhưng anh không muốn em phải đi dạy học. Đó không phải là nghệ thuật. Làm như thế, em thật tốt quá.
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là quá khó.
- Ông Medixtơ đã khen ngợi cái nền trời trong bức phác họa anh vẽ ở công viên. Và ông Tincơn đã đồng ý cho anh treo hai bức tranh tại tủ kính bày hàng của ông ta. Có thể anh sẽ bán được một bức, nếu may ra có một tên ngu ngốc sẵn tiền nào đó nhìn thấy những bức tranh đó.
- Em tin anh nhất định bán được tranh, - Đíliơ dịu dàng nói. - Còn bây giờ thì chúng ta hãy cảm ơn viên tướng Pinhcơni và món thịt bê rán của ông ta.

Suốt cả tuần tiếp đó, hai vợ chồng Lerơbi đều ăn điểm tâm sớm. Giô đang say sưa vẽ ở công viên Trung ương những bức kí hoạ rất cần đến ánh mặt trời buổi sáng. Điliơ nấu nướng cho Giô ăn no nê trước khi chàng đi, khen ngợi và hôn chàng vào lúc bảy giờ. Nghệ thuật là một bà chủ gia đình thu phục được lòng người. Chàng phần nhiều về nhà vào lúc bảy giờ tối.

Cuối tuần, Điliơ hân hoan thắng lợi tung ba tờ năm đôla lên giữa cái bàn kích thước 8 x 10 insơ trong căn phòng khách kích thước 8 x 10 bộ. Nàng nói, vẻ hơi mệt mỏi:
“Em mệt vì Clemơntin. Em sợ cô ta không tập luyện chuyên cần, dạy một đoạn nhạc, em phải bảo đi bảo lại nhiều lần. Cô ta bao giờ cũng mặc toàn đồ trắng, mặc như thế thì phải tẻ nhạt thôi. Nhưng tướng Pinhcơni là một ông già đáng quý nhất! Em muốn anh quen biết ông ta, anh Giô ạ. Thỉnh thoảng ông ta đến chỗ em và Clemơntin ở bên cạnh đàn pianô, - anh biết không, ông ấy góa vợ - và đứng ở đấy, tay vuốt chòm râu trắng xoá. Ông ta bao giờ cũng hỏi: “Những nốt móc đôi, móc ba tiến bộ đến đâu rồi?”

Anh Giô ạ, em muốn anh nhìn thấy lớp ván lót ngoài mặt tường trong căn phòng khách đó. Và những cái rèm cửa Atrakhan nữa chứ! Clemơntin húng hắng ho, rất ngộ nghĩnh. Em mong cô ta được khoẻ hơn vẻ bề ngoài của cô ta.

Ồ, em đã thực sự quấn quýt cô ta rồi, cô ta rất dịu dàng, dòng dõi cao quý. Người anh của tướng Pinhcơni đã có lần làm đại sứ ở Bôlivia”.

Còn Giô, với dáng điệu của Môngtơ Crixtô, rút ra mấy tờ giấy bạc: một tờ mười đôla, một tờ năm, một tờ hai và một tờ một đôla, tất cả đều mới tinh. Chàng đặt bên cạnh món tiền của Điliơ, và báo tin:
- Bán được bức tranh màu nước vẽ cái đài kỉ niệm hình bút tháp cho một người ở thành phố Piơriơ rồi, em ạ!
- Anh đừng nói đùa với em, không phải ở Piơriơ.
- Đúng ở đấy mà. Anh ước gì em trông thấy ông ta, em Điliơ ạ. Một ông béo phệ, quàng một cái khăn len to tướng và có một cái tăm bằng lông nhím. Ông ta nhìn thấy bức tranh ở tủ kính của ông Tincơn. Thoạt tiên, ông ta tưởng là vẽ cái cối xay gió, nhưng dù sao ông ta cũng đã mua bức tranh. ông ta đặt một bức nữa... một bức tranh sơn dầu vẽ kho hàng Léccơuônnơ để mang theo về... Những giờ dạy nhạc! Ồ, anh nghĩ trong đó vẫn còn đôi chút Nghệ thuật.

Điliơ niềm nở nói:
- Em rất sung sướng thấy anh vẫn tiếp tục học. Anh nhất định thành công đấy, anh thân yêu ạ. Ba mươi ba đôla. Từ trước đến nay, chưa bao giờ chúng ta có nhiều tiền như thế này. Tối nay, chúng ta sẽ ăn sò huyết.

Tối thứ bảy sau, Giô về nhà trước. Chàng trải mười tám đôla lên trên mặt bàn trong phòng khách, rồi đi rửa những vết bẩn, tựa như thuốc vẽ màu sẫm, bám đầy tay.
Nửa giờ sau, Điliơ về, bàn tay phải của nàng quấn trong bó băng và vải xô, chẳng ra hình thù gì cả.

Sau câu chào hỏi thường lệ, Giô hỏi :
- Sao lại thế này, em Điliơ?

Điliơ cười, nhưng không vui lắm. Nàng giải thích:
- Sau buổi học, Clemơntin cứ năn nỉ mời em ăn bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Một cô gái kì khôi thế đấy! Bánh mì nướng, rưới bơ nóng vào lúc năm giờ chiều. Tướng Pinhcơni cũng có mặt. Giá anh thấy ông ta tíu tít lấy đĩa ăn hâm nóng, anh Giô ạ, cứ như trong nhà không có một người đầy tớ nào ấy. Em biết Clemơntin không được khoẻ lắm, cô ta rất hay xúc động. Lúc rưới bơ, cô bé đánh đổ rất nhiều nước bơ sôi lên bàn tay và cổ tay em. Rát ghê lắm, anh Giô ạ. Clemơntin rất hối hận! Còn tướng Pinhcơni!... Anh Giô ạ, ông ta cuống lên. Ông ta lao xuống cầu thang, - người ta nói là người đốt lò hay người nào đó trong tầng hầm ấy ra hiệu thuốc mua dầu và các thứ để băng tay cho em. Bây giờ thì không rát lắm dâu.
- Thế cái này là cái gì? - Giô hỏi, dịu dàng cầm bàn tay Điliơ và kéo mấy sợi vải màu trắng nằm dưới đám băng.
- Cái vải gì mềm mềm đã thấm dầu ấy mà. Ờ, anh Giô này, anh đã bán được bức tranh nữa đấy à? - Điliơ nhìn thấy món tiền trên bàn.
- Anh đã bán được ư? Chính cái ông ở thành phố Piơriơ. Hôm nay, ông ta lấy bức tranh vẽ kho hàng đã đặt trước ấy mà. Tuy không chắc chắn lắm, nhưng ông ta nghĩ là sẽ mua thêm một bức tranh vẽ cảnh công viên và một cảnh trên sông Hắtxơn. Chiều nay, em bị bỏng tay vào lúc mấy giờ, em Đili nhỉ?
- Lúc năm giờ, - Điliơ ta thán - Cái bàn là... em định nói bơ nóng lấy ra khỏi lò vào khoảng giờ đó. Anh Giô ơi, anh nên gặp tướng Pinhcơni, khi...
- Em Đili, em hãy ngồi xuống đây một lát đã, - Giô nói, chàng dìu vợ ngồi xuống giường, rồi ngồi bên cạnh ôm lấy vai nàng, chàng hỏi: “Em đã làm gì trong hai tuần vừa rồi, em Đili?”

Nàng giữ được can đảm một lát, khoé mắt tràn đầy tình yêu và sự bướng bỉnh, nàng lẩm nhẩm một hai câu mơ hồ về tướng Pinhcơni. Nhưng rồi nàng cúi đầu, sự thật trào ra theo dòng nước mắt.
- Em không có một em học trò nào cả, - nàng thú nhận. - Thấy anh phải bỏ học, em không thể nào chịu được. Em nhận việc là sơ-mi trong xưởng là rất to ở phố Hai mươi bốn ấy. Em nghĩ rằng việc sáng tạo ra tướng Pinhcơni và cô bé Clemơntin lả rất khéo, có phải không anh Giô? Chiều nay, một cô gái trong xưởng lỡ đặt chiếc bàn là nóng lên tay em. Suốt trên đường về nhà, em sáng tác ra câu chuyện bánh mì nướng, rưới bơ nóng. Anh không giận em chứ, anh Giô? Nếu em không tìm được việc làm, anh đã không thể bán được tranh cho cái ông ở thành phố Piơriơ.
- Ông ta không ở Piơriơ đâu, - Giô chậm rãi đáp.
- Ờ, ông ta ở đâu đến cũng chẳng hề gì. Anh thông minh quá, anh Giô… và… anh hôn em đi, anh Giô… làm sao mà anh lại đoán ra là em không dạy nhạc cho cô bé Clemơntin?
- Phải đến tối nay anh mới đoán được. Từ trước, anh không đoán ra, ngay cả lúc chiều nay lúc từ phòng máy, anh gửi thứ vải vụn và dầu này lên cho một cô ở tầng trên bị bàn là làm bỏng tay. Hai tuần vừa rồi, anh đốt lò ở chính cái xưởng giặt là đó.
- Thế ra anh không...
- Cái ông ở thành phố Piơriơ đã mua tranh và tướng Pinhcơni đều là hai tác phầm của cùng một nghệ thuật... nhưng em không thể gọi đó là hội hoạ hoặc âm nhạc được đâu.

Giô và Điliơ cùng cười. Giô bắt đầu:
- Khi người ta yêu Nghệ thuật của mình thì không có việc gì tựa như là…

Nhưng Điliơ đặt tay lên môi Giô, ngăn chàng lại:
- Không. Chỉ cần: “Khi người ta yêu”

(Nguồn: mariecurie.biz)

Yêu là lừa dối! :fun1:

Thầy ác! :potay: nhiều khi người ta xạo một chút để tự an ủi mình thui mừ Rolling Eyes
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13Tue 07 May 2019, 08:21

Cây xương rồng​

Điều quý nhất của thời gian là nó chỉ thuần tương đối. Theo sự nhất trí chung, phần lớn những hồi tưởng được dành cho người đang bị thì thụp rơi xuống nước và ta không nói quá là con người có thể duyệt lại toàn bộ cuộc tình chỉ trong thời gian ngắn ngủi khi họ cởi đôi găng tay.

Đấy là việc Trysdale đang làm, khi anh đứng bên chiếc bàn trong căn phòng độc thân anh thuê. Trên mặt bàn là một cây xanh trồng trong một cái lọ bằng đất nung đỏ. Cây này là một loài xương rồng, với những chiếc lá dài thõng, liên tục đong đưa theo ngọn gió nhẹ nhất trong cử chỉ lạ lùng dường như ra dấu hiệu gì đấy.

Anh bạn của Trysdale, anh trai của cô dâu, đứng kế bên cái tủ bát đĩa, đang phàn nàn vì phải uống rượu một mình. Cả hai đang mặc bộ quần áo dự lễ.

Trong khi Trysdale đang chậm rãi cởi những cúc găng tay, đầu óc anh nhanh chóng và đau xót hồi tưởng lại những giờ vừa trôi qua. Dường như khứu giác của anh vẫn còn đượm mùi hương từ những lẵng hoa xếp dầy đặc trong nhà thờ và trong tai anh vẫn còn vang tiếng rầm rì của hàng nghìn giọng hát, tiếng xào xạc của trang phục giòn cứng và dai dẳng một cách cố chấp nhất, những lời ê a của vị mục sư đang buộc đời cô vào người khác mà không ai gỡ ra được.

Như thể do thói quen của đầu óc anh ta, từ khía nhìn chung cục vô vọng này, anh vẫn cố gắng hết mức để đi đến lời lý giải tại sao và làm thế nào anh đã mất cô. Bị một thực tế không thể dung hoà giáng cho anh một cú thô bạo, anh bất ngờ thấy mình đối diện với cái mà từ xưa đến giờ anh chưa bao giờ giáp mặt - cái bản ngã sâu thẳm, nguyên sơ và giản đơn của anh. Anh đã thấy mọi lớp nhung y của trò giả vờ và kiêu kỳ mà anh đã mặc giờ biến thành giẻ rách của tính ngông cuồng. Anh rùng mình với ý nghĩ rằng, từ trước đến giờ, trong con mắt của thiên hạ, trang phục của anh hẳn có vẻ nghèo nàn và tả tơi. Tính phù phiếm và tật hay dối gạt! Đây là những điểm yếu của anh. Và riêng cô thì không bao giờ như thế! Nhưng tại sao…

Khi cô đi chậm rãi giữa hai hàng ghế dẫn đến bục làm lễ, anh cảm thấy một nỗi đắc thắng thấp hèn, chán ngán vốn vẫn thường nâng đỡ anh. Anh đã tự nhủ là vẻ nhợt nhạt của cô là do ý nghĩ cô dành cho một người nào khác chứ không phải cho người cô sẽ trao cuộc đời. Nhưng ngay điều an ủi tệ hại này cũng không giữ được lâu. Vì lẽ, khi anh thấy cô thoáng ngước lên nhìn, một tia nhìn trong sáng cô dành cho người đoạt được cô, tự anh biết rằng anh đã bị quên lãng. Có một lần, cô đã gửi lên anh cùng tia nhìn này. Thực ra, sự lừa dối của anh đã vỡ vụn, mọi chống đỡ đều không còn. Thế thì tại sao cuộc tình lại chấm dứt? Không có bất hoà giữa hai người, không có gì cả.

Cả nghìn lần anh đã duyệt lại trong tâm trí anh sự việc xảy ra trong những ngày cuối cùng trước khi mọi chuyện đều bị đảo lộn.

Cô luôn khăng khăng muốn tung anh lên mây xanh và anh đã chấp nhận việc này với vẻ huy hoàng. Hương hoa cô dâng lên thật ngọt ngào, thật khiêm tốn (anh tự nhủ như thế), đầy tính trẻ con và đầy vẻ tôn thờ và (có lần anh đoán chắc như thế) thật thành khẩn. Cô đã gán ghép cho anh, đến mức gần như siêu nhiên, mọi đức tính và mọi xuất chúng và mọi tài năng, rồi anh đã hấp thụ việc hiến dâng như thể cây cối sa mạc thu lấy những giọt mưa mà không chắc sẽ nở hoa hay kết trái.

Trysdale hồi tưởng lại rõ ràng một kỷ niệm đỉnh cao về tính tự kiêu của anh - đầy ngu xuẩn nhưng hối tiếc thì đã muộn.

Đấy là vào một buổi tối khi anh mời cô lên mây xanh và chia sẻ sự vĩ đại của mình. Giờ thì anh quá đau đớn nên không muốn nhớ lại nhiều về vẻ đẹp đầy thuyết phục của cô tối hôm ấy - mái tóc lượn sóng buông thả, mãnh lực lôi cuốn dịu dàng và trinh nguyên của những tia nhìn và lời nói của cô. Trong khi chuyện trò với nhau, cô nói:
- Và Thuyền trưởng Carruthers đã cho em biết là anh nói tiếng Tây Ban Nha như người bản xứ. Tại sao anh giấu em một tài năng như thế? Có việc gì mà anh không biết không?

Thực ra, Carruthers là một anh dốt. Chắc chắn là anh (Trysdale) đã mang tội (đôi lúc anh như thế) thốt lên trong câu lạc bộ của anh một câu châm ngôn nào đấy bằng tiếng Tây Ban Nha mà anh đã moi ra từ mấy thứ hổ lốn trên bìa sau các quyển từ điển. Carruthers, vốn là một trong những người ngưỡng mộ anh hết mình, chính là người đã phóng đại việc phô trương cho một óc thông thái đáng nghi ngờ.

Nhưng hỡi ôi! Hương hoa từ lòng ngưỡng mộ của cô đã trở nên quá ngọt và quá bốc! Anh để cho lời gán ghép lan truyền ra mà không đính chính. Không phản đối gì cả, anh đã cho phép cô choàng quanh vầng trán anh cái vòng miện giả hiệu về nền uyên bác Tây Ban Nha. Anh đã để cái vòng miện xoắn xít mềm dịu tô điểm cho cái đầu thích chinh phục của anh, mà không cảm thấy có những gai nhọn đang châm chích và sau này sẽ xuyên thủng cả anh.

Cô thật là vui tươi, thẹn thùng và dè dặt làm sao ấy! Cô đã vùng vẫy như con chim bị đánh bẫy khi anh đã đem mọi thứ trọng đại của anh ra đặt dưới chân cô! Anh đã có thể đoán chắc, và giờ anh vẫn đoán chắc mà không nhầm lẫn, là cô đã chấp nhận anh. Chỉ có điều cô không thể trả lời trực tiếp cho anh, vì cô còn e thẹn. Cô bảo: “Ngày mai em sẽ gửi anh câu trả lời” và anh, kẻ chiến thắng buông thả tự tin, đã mỉm cười ban cho cô quyền được trễ hạn.

Ngày kế, anh nóng nảy trông chờ câu trả lời của cô. Đến trưa, anh nài ngựa của cô đến gõ cửa phòng anh, rồi để lại cây xương rồng lạ lùng trong cái bình đất nung đỏ. Không hề có tờ thư hay lời hay lời nhắn, chỉ có chiếc thẻ cột vào cây xương rồng mang một danh từ ngoại ngữ man di hoặc là một tên thực vật. Anh đã chờ cho đến tối, nhưng vẫn không nhận được câu trả lời của cô. Tự ái to phồng và tính phù phiếm bị thương tổn khiến anh không muốn đến tìm cô. Hai ngày sau, họ gặp lại nhau trong một bữa ăn tối. Họ chào hỏi nhau theo cách bình thường, nhưng cô nhìn anh, ngừng thở, băn khoăn, giận dữ. Anh lịch sự khăng khăng chờ nghe cô giải thích. Với tính nhạy cảm của phụ nữ, cô đoán ra ý anh, rồi trở nên lạnh lùng như băng tuyết. Từ ngày ấy, họ rời xa nhau dần. Anh đã có lỗi chỗ nào? Lỗi thuộc về ai? Giờ trở nên khiêm tốn, anh tìm kiếm câu trả lời giữa những hoang tàn của việc tự thổi phồng.

Tiếng nói của người thanh niên kia tọc mạch chen vào luồng hồi tưởng:
- Này, Trysdale, có chuyện gì vậy? Cậu có vẻ đau khổ cứ như chính cậu là chú rể thay vì chỉ đóng vai phù rể! Nhìn tớ đây này, một món phụ tùng khác, đã đi hai nghìn dặm suốt từ Nam Mỹ trên một chiếc tàu đầy tỏi và gián để nhắm mắt làm ngơ sự hy sinh - hãy nhìn xem tội lỗi tớ chất nhẹ như thế nào trên hai vai! Tớ chỉ có một đứa em gái và giờ nó đã đi. Này, uống tí gì đi để xoa dịu lương tâm của cậu.
- Tớ không muốn uống gì trong lúc này, cảm ơn.

Anh bạn đi đến gần anh, tiếp tục:
- Rượu cô-nhắc của cậu tồi quá. Ngày nào đấy chạy xuống Punta Redonda để gặp tớ và thử mấy thứ ông già Garcia mang lậu vào. Chuyến đi đáng công lắm. A này! Gặp lại cố nhân ở đây! Cậu đào đâu ra cây xương rồng này thế, Trysdale?
- Món quà từ một người bạn. Có biết loài cây này không?
- Biết rõ lắm chứ! Nó thuộc miền nhiệt đới. Có hàng trăm cây mọc quanh Punta. Tên nó ghi trên cái thẻ đây này. Có biết một chữ Tây Ban Nha nào không, Trysdale?

Trysdale đáp, với bóng ma cay đắng của một nụ cười:
- Không. Đấy là tên Tây Ban Nha à?
- Đúng thế. Dân bản xứ mường tưởng là những chiếc lá của nó vươn dài để ra hiệu cho ta. Họ gọi nó bởi tên này - Ventomarme. Tên có nghĩa là "Hãy đến mang tôi đi".

(Nguồn: mariecurie.biz)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry   Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Tuyển tập truyên ngắn của O.Henry
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Đọc Truyện Đêm Khuya Tuyển Chọn
» Cách tuyên truyền kiểu Joseph Goebbels của Trung Quốc
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Truyền Thuyết Truyện Cổ
» Phong Hoa Tuyết Nguyệt - 4 CD hoà tấu
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Truyện ngắn-