Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13Mon 21 Jan 2019, 11:53

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

TRẦN VĂN CHÁNH

(Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HCM)


III.7.3. Tập dự thảo “Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm (1971-1975)” của Bộ Giáo dục

Tập dự thảo dày trên 70 trang, đã được đăng nguyên văn trên Giáo dục nguyệt san số 59-60, tháng 6-7.1972, gồm 3 phần chính: (1) Hiện trạng giáo dục (2 trang); (2) Chính sách và quan niệm phát triển giáo dục (3 trang); (3) Chương trình phát triển giáo dục (45 trang). Phần còn lại là các bản phụ đính.

Trong phần I, bản dự thảo nêu lên những thành quả mà nền giáo dục đã đạt được từ niên khóa 1967-1968 trong các ngành Tiểu học, Trung học, Đại học, Giáo dục tráng niên, Giáo dục phụ nữ. Tuy nhiên còn nhiều trở ngại và sẽ được khắc phục, cải thiện.

Phần II đưa ra 3 mục tiêu của nền giáo dục: (1) Phát huy năng khiếu cá nhân; (2) Thích ứng cá nhân với xã hội; (3) Phát huy tinh thần quốc gia.

Để thực hiện những mục tiêu trên, chính sách giáo dục của Việt Nam là phải áp dụng một nền giáo dục ĐẠI CHÚNG và THỰC DỤNG. Phải thực dụng để đi sát với hoàn cảnh đất nước, vì vậy phải lo phát triển: (1) Giáo dục cộng đồng cấp I; (2) Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp cấp II; (3) Đại học bách khoa.

Phần III là Chương trình phát triển giáo dục được trình bày riêng rẽ thành 8 mục (từ A đến H), theo đó: (A) Bậc Tiểu học (Mục tiêu phát triển, Chương trình phát triển, Thực hiện); (B) Ngành Trung học Phổ thông và Tổng hợp; (C) Ngành Giáo dục kỹ thuật, Chuyên nghiệp và Nông lâm súc; (D) Ngành Đại học; (E) Giáo dục Tráng niên; (F) Thanh niên Học đường; (G) Kỹ thuật Giáo dục; (H) Tài trợ.

Tuy nhiên, bản dự thảo trên đây có vẻ thiếu thực tế, không có tính khả thi, vì đã được xây dựng trên một căn bản không vững chắc về điều kiện vật chất để thi hành. Tính bất khả thi này đã được một tác giả đương thời đưa ra phân tích, phê phán, với lời kết luận: “Công việc soạn thảo một kế hoạch không phải là chỉ đưa ra những mục tiêu tốt đẹp để mọi người coi cho sướng mắt… Nếu sau này chúng ta nhận thấy 70% kế hoạch không thực hiện được và 30% chưa thực hiện xong, thì ít ra đó là đầu dây của mọi thống khổ trong nước, đó là kết quả của sự làm việc thiếu căn bản mà việc kiểm thảo, bấy giờ trở nên vô ích” (Trần Nho Mai, “Vài nhận xét về Dự án Kế hoạch phát triển giáo dục bốn năm”, Giáo dục nguyệt san số 59-60, tháng 6-7.1972, tr. 62-63).

III.7.4. Kế hoạch Giáo dục quốc gia của nhóm Nghiên cứu hậu chiến

Bản kế hoạch này chỉ mới được soạn ra để chuẩn bị cho giai đoạn “hậu chiến”, theo nghĩa dự kiến chiến tranh sắp chấm dứt nhưng miền Nam vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền miền Nam. Trên thực tế không có cái điều kiện để áp dụng, nhưng cũng xin nêu ra sơ lược, cho thấy ý hướng đồng thời cũng là “ảo tưởng có thiện chí” của các nhà hoạch định giáo dục miền Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, nếu đặt trong bối cảnh “hậu chiến” nói chung, sau khi hòa bình lập lại, không phân biệt thắng lợi của cuộc chiến tranh nghiêng về bên nào, thì bản kế hoạch này cũng có vài điểm đáng để tham khảo.

Tổng quát, kế hoạch giáo dục hậu chiến cũng chỉ tham khảo, phát huy lên và hệ thống hóa, cụ thể hóa hơn nữa một số đề xuất đã có từ Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964, hoặc nhắc lại với yêu cầu phải hoàn thiện hơn nữa đối với một vài kế hoạch đã/ đang thực hiện còn dang dở (như Tiểu học cộng đồng, Trung học tổng hợp…) “nhằm mục đích bồi dưỡng tiềm năng nhân lực trong công cuộc tái thiết quốc gia và phát triển kinh tế”. Ý tưởng chính của nền giáo dục hậu chiến là giáo dục phải được kế hoạch hóa cấp quốc gia, sao cho việc huấn luyện ở học đường và việc đào tạo chuyên viên mọi ngành phải phù hợp với nhu cầu thực tế của công cuộc tái thiết và phát triển. Trong 10 năm, kế hoạch nhắm tới cưỡng bách giáo dục ở bậc Tiểu học với khuynh hướng giáo dục cộng đồng, Trung học chuyển thành giáo dục tổng hợp và Đại học hướng về thực nghiệp.

Kế hoạch được chia làm ba thời kỳ: (a) Thời kỳ chuyển tiếp 6 tháng là thời kỳ khẩn cấp liền khi ngưng chiến (như gia tăng xây dựng trường ốc, tuyển thêm giáo viên, mở các lớp giáo dục tráng niên, tổ chức tu nghiệp cấp tốc 4 tuần cho các giáo chức vừa được giải ngũ, kiểm tra nhân viên thuộc quyền Bộ Giáo dục, kiểm điểm những công tác phải làm cùng nhu cầu giáo dục tại mỗi địa phương…); (b) Thời kỳ tái thiết 3 năm: lành mạnh hóa giáo dục quốc gia bằng một số dự án ngắn hạn (như thiết lập Hội đồng Văn hóa Giáo dục Trung ương, hoàn thành việc phân quyền trong cơ cấu giáo dục quốc gia, ban hành luật về cưỡng bách giáo dục 5 năm, miễn phí bậc tiểu học, trung học và đại học phải trả tiền [bán công hóa tất cả các trường trung học công, tư], dựa thêm vào ngoại viện của các quốc gia đồng minh để phát triển Đại học; thay đổi chương trình học thích hợp, hướng tới 3 khuynh hướng chính là giáo dục cộng đồng, trung học tổng hợp và kỹ thuật bách khoa); (c) Thời kỳ 7 năm phát triển, gồm những dự án dài hạn (như: tiếp tục các dự án của thời kỳ 3 năm, thành lập các định chế mới, cưỡng bách giáo dục tiểu học, thực hiện chương trình tổng hợp cấp trung học, hoàn thành các Khu đại học Huế và Cần Thơ, thâu hồi các trường đại học ngoại quốc tại Việt Nam, các giáo chức tạm tuyển phải tự tiến thủ bằng cách theo học tại các trường sư phạm, gia tăng thời gian huấn luyện giáo chức).

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13Mon 21 Jan 2019, 12:00

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

TRẦN VĂN CHÁNH

(Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HCM)


III.7.5. Hệ thống giáo dục theo một đề xuất cải tổ độc đáo của tư nhân

Học giả-nhà giáo dục Nguyễn Hiến Lê (1912-1984) là một nhà hoạt động văn hóa độc lập nổi tiếng ở miền Nam trước 1975. Cả đời ông chuyên tâm trứ tác với hơn 120 tác phẩm đủ loại mà một bộ phận quan trọng là những sách dành cho việc rèn luyện thế hệ trẻ trở thành những con người có tri thức, có tâm hồn đẹp lành mạnh và biết sống hữu ích cho nhân quần xã hội. Trên kia chúng tôi đã có dịp nhắc đến cuốn Thế hệ ngày mai của ông, cũng bàn về phương pháp dạy trẻ theo tinh thần của nền giáo dục mới. Được biết, ông còn là tác giả của sách Thời mới dạy con theo lối mới (1958), và của loạt bài “Phải mạnh dạn cải tổ nền giáo dục” (tổng cộng 5 bài) đã đăng trên tạp chí Bách Khoa từ 1.5.1962 đến 1.7.1962, cùng mấy bài viết khác bàn về vấn đề chuyển ngữ đại học đăng trên các báo Bách khoa, Mai, Tin văn (như bài “Dùng tiếng Việt làm chuyển ngữ ở bậc Đại học”, sau có đăng lại trong cuốn Vài lời ngỏ với bạn trẻ, NXB Văn học, Hà Nội, 2001, tr. 10-28). Trên nhiều lãnh vực, văn hóa giáo dục cũng như khoa học kỹ thuật, hễ có dịp trình bày trên sách báo là ông luôn nhắc đi nhắc lại chủ trương người Việt Nam không nên nhắm mắt chạy theo các nước tiền tiến, mà phải quay về hiện thực đất nước để xây dựng một đường lối phát triển phù hợp điều kiện thực tế cho riêng mình, không thái quá cũng không bất cập, dung hòa giữa nhu cầu vật chất với hoạt động tinh thần, nhằm đem lại sự công bằng xã hội và đời sống hạnh phúc cho mọi người dân. Tuy nhiên, dường như ông luôn bị lẻ loi và thuộc về thiểu số, không ai chịu nghe, có lẽ một phần vì ý kiến của ông quá bình tĩnh và độc lập, nếu không muốn nói minh triết, mới trông tưởng lập dị, trong khi mọi người thì cứ mải chạy theo những mục tiêu thực dụng nhưng quá đà của thời đại mới, làm cho sự phát triển kinh tế-xã hội tuy bề ngoài có vẻ rực rỡ nhưng mất thế cân bằng, dẫn tới nhiều hậu quả khốc liệt không sao cứu chữa được.

Không hài lòng và sốt ruột về những kế hoạch viển vông phi hiện thực được bàn thảo quá nhiều do các giới hữu trách giáo dục, ông Nguyễn Hiến Lê đã mạnh dạn đưa ra một đề xuất táo bạo.

Trong bài “Một nền giáo dục phục vụ” đăng trên tạp chí Bách khoa số 15.9.1967 (sau cho in lại trong Vài lời ngỏ với bạn trẻ, sđd, tr. 135-147), ông cho rằng kinh tế có tiến bộ thì mới có những tiến bộ khác về xã hội, chính trị, văn hóa. Mà muốn vậy thì phải đào tạo một lớp thanh niên có một vốn kỹ thuật đủ dùng, có phương pháp làm việc, có tinh thần phục vụ. “Tương lai dân tộc một phần lớn tùy thuộc hạng thanh niên đó và học đường ở bất kỳ cấp nào cũng phải nhằm mục đích đào tạo họ” (Vài lời ngỏ…, tr. 138).

Trước tình trạng không ít sinh viên đại học ngành Dược, ngành Y… tốt nghiệp ra trường chỉ biết chạy theo đồng tiền mà thiếu tinh thần phục vụ, thậm chí táng tận lương tâm chức nghiệp, tác giả bài viết lại quan niệm cần phải có cán bộ đủ mọi ngành mọi cấp và mỗi cán bộ phải có tinh thần phục vụ thì nước Việt Nam mình mới tồn tại được. Từ đó ông mạnh dạn đưa ra chủ trương: Cần có nhiều cán bộ được việc nhất, nhất là hạng cán bộ nông thôn, vậy cứ lập những trường gọi là trường Cán bộ hay trường Phục vụ, trường Cứu quốc… gì gì đó, miễn đừng dùng những tên cũ: Trung học, Đại học, Cao đẳng. Sẽ có những trường Cán bộ cấp I, cấp II, cấp III hoặc Phục vụ I, II, III…. “…Danh có chính thì ngôn mới thuận, nếu cứ gọi là Trung học, Đại học, thì người ta chỉ nghĩ tới chuyện học để lên cấp trung cấp đại, rồi ra kiếm tiền cho được ‘đại’, để thành đại quý, đại phú, đại sư, đại sứ… chứ không nghĩ tới chuyện phục vụ, cứu quốc… Những trường Cán bộ hay Phục vụ gì đó sẽ có một chương trình khác: bỏ hết những cái gì không có lợi ích thiết thực, những cái phù phiếm đi (sau này khi nào chúng ta tấn bộ kha khá rồi sẽ nghĩ tới cái phù phiếm vì… cũng có ích nếu hợp thời); sẽ có một lối dạy khác: chẳng hạn 3 tháng lý thuyết thì lại vài tháng thực tập trong xưởng, ở đồng ruộng hoặc trong công sở… Có thể bãi bỏ các kỳ thi lên lớp, ra trường, cứ căn cứ vào cái điểm về lý thuyết, nhất là về thực tập mà cho lên lớp, như vậy tất nhiên là bãi bỏ luôn được cả bằng cấp.

“Hết cấp II, hoặc ngay ở đầu cấp III…, người ta sẽ lựa một số học sinh thông minh, có năng khiếu riêng, có óc suy xét tìm tòi, có sáng kiến, để đào tạo trong những lớp riêng, sau này thành những học giả, những nhà nghiên cứu, những nghệ sĩ…”
(tr. 143-144).

Theo tác giả bài viết, về bằng cấp, Việt Nam không cần những bằng cấp tương đương với Âu Mỹ. Về việc du học thì đưa sinh viên đi du học nước ngoài càng nhiều càng tốt, nhưng chỉ cần vào xưởng, vào trại ruộng… học những nghề thực dụng chứ không cần bằng cấp.

“Giải pháp đó tôi nhận là đơn giản quá, nhưng muốn diệt cái tinh thần hưởng thụ
(ý nói không lo phục vụ nhân dân – TVC)…, tôi nghĩ phải theo cái hướng đi đó, chứ không thể chạy theo các ông Tây, ông Mỹ được. Các ông ấy bỏ xa mình quá rồi, mình phải kiếm con ‘đường tắt’ như các nhà xã hội học và kinh tế học phương Tây thường nói” (tr. 146).

Ý kiến cải tổ giáo dục của ông Nguyễn Hiến Lê có tính “cách mạng”, phi hiện thực vì đi nghịch tập quán, trào lưu quá chăng?

Dù thế nào, chúng tôi cũng xin tóm tắt chép lại như trên, một loại ý kiến phi quan phương nhưng độc đáo của một nhà hoạt động văn hóa độc lập có uy tín. Chủ yếu chỉ để tham khảo, nhưng biết đâu chừng ngày nay chúng ta vẫn còn có thể tìm được trong đó một ý khả thủ?

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13Tue 22 Jan 2019, 09:35

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

TRẦN VĂN CHÁNH

(Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HCM)


III.8. KẾT QUẢ CẢI TỔ: NHỮNG THÀNH TỰU VÀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRÊN THỰC TẾ

Như chúng ta có thể nhận thấy, nhiệt tâm cải tổ giáo dục thì rõ đã có thừa, nhưng lúng túng, thiếu sự thuần nhất của một kế hoạch cải tổ mang tính quốc gia. Nhiều bản dự án/ kế hoạch đã được chuyên viên Bộ Giáo dục soạn thảo, nhưng kết quả thi hành thì lại rất hạn chế. Không ít ý kiến đưa ra chỉ là lý thuyết còn nằm trên giấy, chưa đủ điều kiện về tài chính cũng như về thời gian cần thiết để thực hiện.

Trong một bài viết của mình, ông Trần Văn Chấn cho rằng người ta rầm rộ chủ trương cải tổ, cách mạng giáo dục, như tổ chức khu học chánh, ty giáo dục, hay thiết lập những dự án, phương sách giáo dục vĩ đại… nhưng kết quả hoặc cả việc thực hiện “chẳng thấy một bước tiến khả quan nào… Thảng hoặc có thay đổi, cải tổ thì chỉ là bề mặt chớ không phải bề sâu… Có lẽ người ta cần “lượng” hơn là cần “phẩm” trong việc giáo dục” (“Một khía cạnh tâm lý trong vấn đề cải tổ giáo dục”, Giáo dục nguyệt san, số 59-60, tháng 6-7.1972, tr. 1). Rồi tác giả cho rằng nguyên do khiến đã sinh ra tệ trạng trên là ù ì, tắc trách và sợ hãi.

Chỗ khác, ông Trần Văn Trí, hội viên Hội đồng Văn hóa Giáo dục đã đưa ra một nhận định phê phán thẳng thắn: “Hóa ra, từ giáo chức đến phụ huynh và sinh viên học sinh, công cuộc cải tổ giáo dục được xem là vòng lẩn quẩn đi lại cũng chỉ những danh từ rỗng tuếch ‘đại chúng, thực dụng, dân chủ, khai phóng, toàn diện, cộng đồng, tổng hợp v.v..’. Càng nói nhiều người dân Việt Nam càng nhàm chán không còn để ý gì đến nữa!” (“Một vài nhận xét về đường hướng giáo dục mới”, Giáo dục nguyệt san, số 57-58, tháng 4-5.1972, tr. 12).  

Tuy nhiên, nếu khách quan nhìn kỹ các dự thảo về chính sách giáo dục của chính phủ, hay ý kiến cá nhân viết trên các bài báo/ tạp chí, chúng ta đều nhận thấy có một số điểm chung tiến bộ là hầu hết đều phê phán lối học từ chương nhồi sọ tách rời hiện thực kinh tế-xã hội, từ đó đòi cải cách chương trình giáo dục và đơn giản hóa việc thi cử; kêu gọi hướng tới một nền giáo dục đại chúng và thực dụng coi trọng chuyên nghiệp/ kỹ thuật để đào tạo chuyên viên cần thiết cho công cuộc phát triển kinh tế quốc gia; địa phương hóa giáo dục để thích nghi giáo dục với đời sống thực tế của từng địa phương trong những môi trường sinh hoạt khác nhau…. Điều đáng ghi nhận là hầu như tất cả những ý kiến phê bình, đóng góp như trên đều được giới hữu trách giáo dục lưu ý và có thực tâm sửa đổi dần dần dù có hơi chậm.

Kết quả thực thi, sĩ số học sinh sinh viên cũng như số trường học/ lớp học và lực lượng giáo chức được đào tạo ngày một gia tăng; đã vận dụng sáng tạo nhiều hình thức như tư nhân dạy giờ cấp II, III (không biên chế ngạch trật), trường bán công ban đêm, trường tư thục từ tiểu học đến đại học… để bổ khuyết tình trạng thiếu giáo chức công lập đồng thời đáp ứng nhu cầu học tập đa dạng cho toàn dân ở những hoàn cảnh khác nhau; một số mô hình giáo dục mới đã được hình thành: Tiểu học Cộng đồng (áp dụng rất sớm từ 1954), Đại học Cộng đồng (áp dụng từ năm 1971), Trung học Tổng hợp (áp dụng thí điểm trên một số trường, đầu tiên ở Huế, Thủ Đức, Cần Thơ trong những năm 1965-1966), Đại học Bách khoa; từ năm 1958 đến 1971 đã có tới 4 lần sửa đổi chương trình giáo dục Trung học cho ngày càng phù hợp hơn tuy rằng chỉ mới nửa vời (các năm 1958, 1970, 1971, 1972); việc thi cử cũng được đơn giản bớt bằng cách bãi bỏ kỳ thi Trung học Đệ nhất cấp (niên khóa 1965-1966) và Tú tài phần I (năm 1972-1973)

Theo GS-BS Trần Ngọc Ninh là người thường phát biểu phê bình nền giáo dục đương thời, nhưng ông cũng phải công tâm thừa nhận: “Chúng ta không phủ nhận tất cả những tiến bộ đã được thực hiện trong lãnh vực giáo dục từ năm 1945 cho đến nay. Những tiến bộ ấy rất quan trọng. Đó là những tiến bộ nhìn thấy được, đo lường được, thống kê được. Từ tình trạng một ngôi trường đại học chung cho cả ba nước Đông Pháp (Việt, Mên, Lào) đến sự có năm trường đại học [lúc GS Ninh phát biểu là năm 1969] cho một mình Việt Nam Cộng hòa. Trong thời Pháp thuộc chỉ có 1 phần 100 các em được đi học, bây giờ con số lên đến hơn 70 phần 100 được học ở tiểu học. Riêng ở trung học thì vào khoảng 12 phần 100. Như thế sự tiến bộ không thể nào không công nhận được. Đó là điều làm chúng ta vững tin ở tương lai” (Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 90).

Trong một bài diễn văn đọc tháng 11. 1971 nhân dịp lễ kỷ niệm 25 năm thành lập Tổ chức Văn hóa Liên Hiệp Quốc, ông Tổng trưởng Văn hóa Giáo dục Ngô Khắc Tỉnh đã phấn khởi kiểm điểm lại những thành quả mà Việt Nam Cộng hòa đã đạt được trong mười năm qua (1960-1970) trong lãnh vực giáo dục. Đại khái như sau:  

Về bậc Tiểu học, trong niên khóa 1960-1961, sĩ số học sinh ghi danh học bậc Tiểu học là 1.277.802 em, đến niên khóa 1969-1970, con số này lên tới 2.422.701 em, đã tăng thêm được 1.144.899 học sinh tiểu học. Số giáo viên tiểu học cũng đã tăng từ 24.335 vị lên 46.554 vị. Trường ốc tiểu học từ 6.111 tăng lên 7.452 trường.

Về bậc Trung học, sĩ số học sinh cũng đã tăng từ 203.760 em lên đến 6.36.921 em đồng thời với số giáo viên tăng từ 16.607 lên 17.249 vị. Số trường trung học đã từ 418 trường vào năm 1961 tăng lên 804 trường vào cuối năm 1970.

Về Trung học Kỹ thuật và Chuyên nghiệp, niên khóa 1960-1961 là 3.634 em, đến niên khóa 1969-1970 đã tăng lên 10.315 em. Giáo sư từ 231 vị trong niên khóa 1960-1961 tăng lên 1.200 vị vào cuối năm 1970. Số trường ốc tăng từ 11 lên đến 44 trường trong thập niên vừa qua.

Về ngành Đại học phổ thông, sĩ số ghi tên theo học đã tăng từ 13.035 sinh viên trong niên khóa 1960-1961 lên đến 46.054 sinh viên trong niên khóa 1969-1970. Giáo sư đại học tăng từ 465 vị lên đến 1.247 vị. Số viện đại học trong nước từ 3 viện tăng lên đến 5 viện trong niên khóa 1969-1970.

Cũng theo ông Tổng trưởng Ngô Khắc Tỉnh, chính phủ còn thực hiện được những công tác giáo dục sau đây:

Về kế hoạch cưỡng bách giáo dục bậc Tiểu học và Trung học: Về Tiểu học, đã được Bộ Giáo dục phát động từ năm 1970 và sẽ cố gắng hoàn thành vào năm 1975. Việc cưỡng bách giáo dục bậc Trung học có thể sẽ được áp dụng vào năm 1980. Đã có đến 97,87 % các em học sinh trong hạn tuổi được thu nhận vào lớp 1 bậc Tiểu học trong năm nay (năm 1971).

Về việc thành lập các trường Tiểu học Cộng đồng: Hiện nay, tất cả các trường tiểu học do Bộ Giáo dục quản trị đều áp dụng phương thức cộng đồng trong việc giảng dạy học sinh. “Chương trình này nhằm hướng dẫn học sinh đi sát với địa phương về phương diện kinh tế, văn hóa và xã hội. Sau khi học sinh học chương trình Tiểu học Cộng đồng, nếu không đủ phương tiện học tiếp, vẫn có thể áp dụng những kiến thức căn bản thực tiễn trong cộng đồng chúng đang sống”.

Về việc thành lập các trường Trung học Tổng hợp: Hiện nay (1971), trên toàn quốc đã có 12 trường Trung học Công lập áp dụng mô thức tổng hợp. Bộ Giáo dục đang nghiên cứu để biến cải dần các Trung học Phổ thông Công lập thành trường Trung học Tổng hợp nhằm đáp ứng năng khiếu cá biệt của học sinh và nhu cầu thiết thực của xã hội.

Về Trung học Kỹ thuật và Nông Lâm Súc: Bộ Giáo dục đang xúc tiến thành lập mỗi tỉnh lỵ một trường Trung học Kỹ thuật, một trường Trung học Nông Lâm Súc hoặc Ngư nghiệp.

Về Đại học Cộng đồng: Bộ Giáo dục đang xúc tiến thành lập Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt tại Mỹ Tho và Đại học Cộng đồng Duyên Hải đặt tại Nha Trang. Đây là mô thức mới về đại học được áp dụng tích cực tại các nước tiền tiến. Đại học ngày nay không thể tách rời xã hội mà phải đi sát với cộng đồng để phụng sự cộng đồng, phù hợp với triết lý đại chúng và thực dụng.

“Những thành quả vừa kể về giáo dục trong 10 năm qua chắc chắn là những bằng chứng cụ thể nói lên cố gắng không ngừng của chính phủ nhằm đáp ứng tinh thần cầu tiến dân tộc, [để] theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại” (Ngô Khắc Tỉnh, “Giáo dục Việt Nam hôm nay”, Giáo dục nguyệt san, số 53, tlđd., tr. 82-86).  

Đến năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có 20% dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học, và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số (Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975, tr. 22-23, dẫn lại theo “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người, không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chánh và ở các trường đại học cộng đồng (Nguyễn Văn Canh, Vietnam Under Communism 1975-1982, tr. 156, dẫn lại theo “Giáo dục Việt Nam Cộng hòa”, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Riêng về hệ thống các trường, viện thuộc bậc cao đẳng-đại học, tính đến năm 1974, Việt Nam đã có trên thực tế:

- Viện Đại học Sài Gòn (công lập), tiền thân là Trường Cao đẳng Đông Dương thiết lập từ năm 1917 tại Hà Nội, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Y khoa, Nha-Y khoa, Dược khoa, Kiến trúc, Hải học viện Nha Trang.

- Viện Đại học Quốc gia Thủ Đức, thành lập năm 1963, gồm Học viện Quốc gia Kỹ thuật (Trường Kỹ thuật và Khoa học Căn bản, Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Công nghệ, Trường Cao đẳng Điện học, Trường Cao đẳng Hóa học, Trường Cao đẳng Hàng hải); Học viện Quốc gia Nông nghiệp; Trung tâm Cao đẳng Sư phạm Kỹ thuật.

- Viện Đại học Huế (công lập), thành lập năm 1957, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa, Văn khoa, Khoa học, Y khoa.

- Viện Đại học Cần Thơ (công lập), thành lập năm 1966, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Luật khoa và Khoa học xã hội, Văn khoa, Khoa học, Cao đẳng Nông nghiệp, Sinh ngữ.

- Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang (Mỹ Tho) (công lập), thành lập năm 1971, gồm 2 phân khoa: Đại học Căn bản, Đại học Chuyên nghiệp.

- Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải (công lập), thành lập năm 1971, gồm các phân khoa/ ban: Điện và Điện tử, Sư phạm, Ngư nghiệp .

- Trường Đại học Chuyên nghiệp Trung cấp (công lập), thành lập năm 1974, gồm 5 ban chuyên môn: Công chánh và Địa chánh, Công kỹ nghệ, Điện và Điện tử, Hóa học, Thương mại.

- Viện Đại học Đà Lạt (tư lập, thuộc Giáo hội Công giáo Việt Nam), thành lập năm 1957, gồm các khoa/ trường: Sư phạm, Văn khoa, Chính trị Kinh doanh, Khoa học.

- Viện Đại học Vạn Hạnh (tư lập, thuộc đoàn thể Phật giáo), thành lập năm 1964, gồm 4 phân khoa: Phật học, Giáo dục, Văn học và Khoa học Nhân văn, Khoa học Xã hội.

- Viện Đại học Minh Đức (tư lập, do Hội Minh Trí thuộc đoàn thể Công giáo), thành lập năm 1970, gồm 5 phân khoa: Nhân văn và Nghệ thuật, Kinh thương, Y khoa, Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật.

- Viện Đại học Cao Đài (Tây Ninh) (tư lập), thành lập năm 1971, gồm 2 phân khoa: Sư phạm, Nông Lâm Mục.

- Viện Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên) (tư lập), thành lập năm 1971, gồm 4 phân khoa: Văn khoa và Sư phạm, Khoa học Quản trị, Thương mại Ngân hàng, Bách khoa Nông nghiệp.

- Viện Đại học Cửu Long (công lập), hoạt động từ niên khóa 1973-1974, gồm 2 ngành: Truyền thông Đại chúng, Kinh tế Quản trị.

- Đại học Quân sự, gồm Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt (tiền thân là Trường Sĩ quan Việt Nam, thành lập năm 1948 tại Huế) và Trường Đại học Chiến tranh Chính trị (tiền thân là Trung tâm Huấn luyện Tâm lý chiến, thành lập năm 1956).

- Trường Cao đẳng và Chuyên nghiệp, gồm 13 trường: Quốc gia Hành chánh (thành lập năm 1952), Công tác Xã hội (thành lập năm 1969, trực thuộc Bộ Xã hội), Cán sự Điều dưỡng (tiền thân là Trường Cán sự Y tế, thành lập năm 1955), Cán sự và Tá viên Thí nghiệm (thành lập năm 1971), Nữ hộ sinh Quốc gia (tiền thân là trường có cùng tên, thành lập năm 1935 tại Hà Nội), Quốc gia Bưu điện (thành lập năm 1959), Cao đẳng Mỹ thuật (thành lập năm 1954), Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (thành lập năm 1958), Trung tâm Huấn luyện Chuyên môn Ngân hàng (thành lập năm 1966), Trung tâm Sinh ngữ (thành lập năm 1972), Nữ học viện Bách khoa Régina Pacis (do dòng nữ tu Bác Ái Vinh Sơn thành lập năm 1962, quản trị các chương trình giáo dục như: Giáo dục Ấu nhi hay Vườn trẻ, Trung học Phổ thông, Trung học Kỹ thuật… ), Trung tâm Caritas (xuất thân từ một vườn trẻ thành lập năm 1952, sau gồm có 3 ngành huấn luyện: Giáo viên Mẫu giáo, Tá viên Điều dưỡng, Cán sự Xã hội), Việt Nam Điện toán Công ty (Tư thục chuyên nghiệp Điện toán duy nhất được Bộ Giáo dục công nhận bằng Quyết định số 693/GD/KTHV/QĐ).

(Về chi tiết các trường đại học và cao đẳng, xin xem thêm bài “Hệ thống giáo dục Cao đẳng-Đại học miền Nam 1954-1975” đăng trong tập chuyên đề này).

Nhìn chung, nền giáo dục Cao đẳng-Đại học Việt Nam giai đoạn 1954-1975 mặc dù gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt và còn khá nhiều mặt hạn chế, đã phát triển phong phú đa dạng, có chú trọng đến việc đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật thuộc nhiều ngành nghề khác nhau với chất lượng đào tạo tương đối tốt, đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của miền Nam lúc đó.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13Wed 23 Jan 2019, 10:52

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

TRẦN VĂN CHÁNH

(Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HCM)


IV. NHỮNG ĐẶC TÍNH NỔI BẬT CỦA NỀN GIÁO DỤC MIỀN NAM 1954-1975

▪ Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/ dự tính/ kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề, như chúng ta đã thấy ở phần mô tả thực trạng/ khuyết điểm. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng còn nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá.

Nguyên nhân khách quan chủ yếu do chiến tranh và tình trạng bất ổn chính trị kéo dài gây ra.

Tuy nhiên, phải thành thật nhận rằng, trong giai đoạn đầu Đệ nhất Cộng hòa, khi chiến tranh chưa tới hồi khốc liệt và chính trị còn tương đối ổn định, khoảng những năm 1955-1960, miền Nam Việt Nam đã bước đầu xây dựng được cho mình một số nền tảng cùng nề nếp tương đối vững chắc cho một nền giáo dục vừa hướng tới hiện đại, vừa có bản sắc riêng, tạo cơ sở cho những bước phát triển thêm về sau. Trong khoảng thời gian này, nhờ sự khích lệ của chính quyền, mặc dù điều kiện vật chất vẫn còn nhiều hạn chế, miền Nam đã có được một bầu không khí học tập nô nức phấn khởi, cả học sinh và giáo chức đều hăng hái tin tưởng chăm lo việc học tập, giảng dạy hướng về tương lai, và với tinh thần “tôn sư trọng đạo” sẵn có, địa vị và đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của giáo chức từ Tiểu học đến Đại học đều tương đối khả quan. Mức lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư Trung học Đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư Trung học Đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản này, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể thuê được người giúp việc trong nhà. Tình hình tốt đẹp này có thể nói chỉ bắt đầu sa sút với đời sống chật vật tăng dần từ khi chiến tranh leo thang ác liệt đi cùng với những cuộc xào xáo chính trị nội bộ diễn ra liên tục từ sau cuộc đảo lộn chính trị năm 1963. Tuy vậy, một cách chung, giới nhà giáo miền Nam căn bản vẫn giữ được lòng tự trọng và cung cách mô phạm, từ cách ăn mặc cho đến nói năng, giao thiệp với mọi người trong xã hội.

▪ Từ năm 1954, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa phát triển nhanh về số lượng, chú trọng chuyên môn khoa học nhưng vẫn không buông lỏng việc giáo dục đạo đức-luân lý cho học sinh, qua các môn Đức dục và Công dân giáo dục dành cho cấp I và II với số giờ học thích hợp (từ 2 giờ đến 2 giờ 30 phút mỗi tuần). Nhờ vậy, học sinh miền Nam trước năm 1975 nói chung sinh hoạt khá có nề nếp, cho tới lớn lên vẫn biết trọng kỷ luật và lễ phép với mọi người trên trước. Ăn nói sỗ sàng, chửi thề… là những hiện tượng rất hiếm xảy ra ở lứa tuổi học trò được đi học, nhưng nếu có xảy ra thì bị xã hội coi như một hiện tượng lạc lõng và phê bình rất nặng.

▪ Sinh ngữ là một môn quan trọng được tính hệ số cao gần bằng môn Văn. Học sinh bắt đầu được học sinh ngữ tùy chọn kể từ lớp Đệ thất (lớp 6); lên đến lớp Đệ tam (lớp 10), lại được học thêm sinh ngữ thứ hai. Hai môn sinh ngữ thông dụng nhất thời đó là Pháp và Anh, cũng có Hoa ngữ, Đức ngữ nhưng ít người học. Học sinh thi đậu Tú tài II sử dụng tương đối thành thạo hai ngoại ngữ đã học, nên ít gặp khó khăn khi lên Đại học hoặc đi du học nước ngoài.

▪ Điều 26 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 quy định: "Quốc gia cố gắng cho mọi người dân một nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí; Mọi người dân có quyền theo đuổi học vấn; Những người có khả năng mà không có phương tiện riêng sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn; Quốc Gia thừa nhận phụ huynh có quyền chọn trường cho con em, các đoàn thể và tư nhân có quyền mở trường theo điều kiện luật định; Quốc gia có thể công nhận các trường tư thục đại học và cao đẳng chuyên nghiệp hội đủ điều kiện luật định. Văn bằng do những trường ấy cấp phát có thể được Quốc gia thừa nhận”.

Điều 10 và 11 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 tái xác nhận những điều quy định như trên của Hiến pháp cũ 1956, nhưng diễn đạt lại và mở rộng, có thêm một số nội dung mới: “Quốc gia công nhận quyền tự do giáo dục; Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí; Nền giáo dục Đại học được tự trị; Quốc gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật; Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản; Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục”.

▪ Về giáo dục miễn phí, Việt Nam Cộng hòa đã thực hiện khá tốt trong khu vực công lập. Một người đi học từ lớp đầu bậc tiểu học (lớp Năm, sau gọi lớp 1) cho đến khi tốt nghiệp đại học hầu như không tốn một đồng học phí nào, trừ vài khoản lệ phí đóng góp. Thực tế có không ít người nhà nghèo quá không học cao lên được, nhưng đó là vì hoàn cảnh phải nghỉ học giúp đỡ cha mẹ, hoặc vì các khoản chi phí khác như tiền mua sách vở/ tài liệu tham khảo, tiền quần áo, cơm gạo, chỗ trọ…, chứ không phải học phí.    

▪ Nền giáo dục miền Nam vận hành trên cơ sở chế độ dân chủ tự do. Do Hiến pháp công nhận, các viện đại học cả công lẫn tư được quyền hoạt động độc lập và tự chủ, gọi là tự trị đại học (tương đương với khái niệm “tự chủ đại học” bây giờ), đặc biệt về học vụ không có sự can thiệp từ ngoài, không có bộ nào chủ quản, kể cả Bộ Quốc gia Giáo dục. Hội đồng Khoa (đứng đầu là Khoa trưởng) của mỗi trường đại học gồm những giáo sư, học giả uyên bác có nhiệm vụ soạn thảo chiến lược và chương trình đào tạo của trường mình.

Nhà trường hoạt động theo cơ chế tập thể lãnh đạo (Hội đồng Khoa) và cá nhân phụ trách (Khoa trưởng). Viện trưởng chịu trách nhiệm lãnh đạo chung toàn viện về học vụ, hành chánh, tài chánh, ngoại giao và kỷ luật, cũng như về đường hướng/ kế hoạch phát triển tổng quát.

Trong khuôn khổ tự trị đại học, sinh viên được sống trong môi trường học tập và sinh hoạt khác hẳn so với thời trung học. Ở hầu hết các trường/ phân khoa đại học, sinh viên không bị ràng buộc vào khuôn khổ, không bị điểm danh (nghĩa là không bắt buộc phải dự lớp nghe giảng), mà chỉ cần sự tự giác với kết quả học tập được đánh giá qua các kỳ thi quy định. Sinh viên được xem là trí thức trẻ, nên với truyền thống dân chủ học đường, nhà trường tạo mọi điều kiện cho họ được tự do hoạt động trong khuôn khổ nội quy của trường và không can thiệp vào việc nội bộ của họ. Bên trong nhà trường đại học, người sinh viên được quyền tự do nói lên tiếng nói của mình về mọi vấn đề của đất nước và của xã hội đương thời, miễn không trái quy định của luật pháp là được.

Với tinh thần tự trị đại học, ít nhất về phương diện học vụ, các trường đại học đều được tự do thiết lập chương trình giảng dạy và học tập/ nghiên cứu riêng, không bị lệ thuộc bởi bất kỳ một kiểu “ban tuyên giáo” nào. Điều này có nghĩa cả ở các môn khoa học xã hội (Văn chương, Sử học, Triết học …), giáo sư được quyền tự biên soạn giáo trình tùy theo lĩnh vực tâm đắc của mình, muốn dạy gì dạy nhưng phải được sự chấp thuận của Khoa trưởng, và đương nhiên, do sự đối đầu giữa hai hệ thống ý thức hệ Nam-Bắc lúc bấy giờ, miễn không lợi dụng giảng đường để tuyên truyền trực tiếp cho “cộng sản” là được! Nhờ vậy, ngành Đại học phát triển khá tự do, tạo điều kiện cho mọi giáo sư, sinh viên được quyền nghiên cứu, sáng tạo, phát biểu tư tưởng và thậm chí… lập thuyết! Sinh viên nào làm bài thi trái ý thầy trong các bộ giáo trình, có khi còn được điểm cao hơn.

Đương nhiên, tính độc lập của một viện trưởng viện đại học đối với nhà cầm quyền còn phải cao hơn. Trong một tập hồi ký (chưa xuất bản) của mình, Dương Văn Ba, cựu dân biểu Hạ viện phái đối lập thời Việt Nam Cộng Hòa, kể chuyện khoảng tháng 9.1968, Viện Đại học Đà Lạt tổ chức lễ tốt nghiệp khóa đầu tiên (1964-1968) của trường Đại học Chính trị Kinh doanh (thuộc Viện Đại học Đà Lạt). Trong buổi lễ, Viện mời tác giả với tư cách cựu sinh viên về họp mặt và phát biểu cảm tưởng, đồng thời cũng có mời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đến tham dự. Khi biết có kẻ “đối lập” sắp phát biểu trước mặt mình, ông Thiệu lễ phép tỏ ý không hài lòng với linh mục Viện trưởng Nguyễn Văn Lập, nhưng linh mục vẫn lịch sự thưa lại rằng chương trình đã lỡ sắp đặt: “Với tư cách Viện trưởng Đại học, tôi không thể hủy bỏ việc đó [tức việc phát biểu cảm tưởng của Dương Văn Ba] vì phải tôn trọng danh dự cựu sinh viên, cũng là bảo vệ danh dự của Viện trưởng Đại học Đà Lạt. Xin Tổng thống tha lỗi”. Rồi tác giả tập hồi ký kết luận cho câu chuyện mình vừa kể: “Thái độ của cha Lập đối với người đứng đầu chính quyền Sài Gòn lúc đó rất thẳng thắn, nói lên quan điểm về tự trị đại học, truyền thống của nhiều quốc gia trên thế giới. Đại học đào tạo nên những con người cho tương lai, chứ không phải đào tạo nên con người thời vụ…” (Dương Văn Ba, Những ngã rẽ, tr. 123-125).    

Về ý nghĩa, tác dụng tốt đẹp của chế độ tự trị đại học, theo Giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch (Đại học Văn khoa), vì Đại học là trung tâm nghiên cứu, phổ biến kiến thức về mọi lĩnh vực để phục vụ xã hội nên muốn chu toàn sứ mệnh, Đại học phải được tự trị thật sự về cả ba phương diện học chính, hành chính và tài chính. “Với nền tự trị cần thiết đó, Đại học mới không bị uy hiếp, và khả dĩ đem tới những đổi thay và biến cải xã hội có tính chất tiến bộ và nhân bản” (sđd., tr. 132).

Cụ thể chi tiết hơn, theo cố Hòa thượng-Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh Thích Minh Châu thì vấn đề tự trị đại học là một vấn đề ý thức trách nhiệm hơn là một vấn đề quyền lợi để đòi hỏi. “Các nhà lãnh đạo Đại học chỉ có thể làm trọn phận sự của mình, nếu có được tự trị đại học, chớ không phải đòi hỏi quyền tự trị đại học để muốn làm gì thì làm, nhiều khi làm hại cả Đại học nữa. Về học vụ, không phải giáo sư hoàn toàn có quyền định đoạt mà phải có sự bàn cãi, chấp thuận của vị Khoa trưởng hay cơ quan đại học liên hệ. Và các sự bàn cãi lẽ dĩ nhiên phải dựa trên nhu cầu quốc gia, xã hội. Vấn đề học phí, vận động lạc quyên là vấn đề nội bộ của mỗi Đại học. Còn cho phép hay không tùy thuộc các cơ quan liên hệ với Đại học” (“Về giáo dục đại học”, Đức Phật nhà đại giáo dục, NXB Tôn giáo, 2005, tr. 275-276).

Trong điều kiện giáo dục đại học tự do và tự trị, nhiều viện đại học tư thục thuộc các tôn giáo cũng được trăm hoa đua nở, như có thể kể Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Minh Đức đều của Công giáo, Viện Đại Học Vạn Hạnh của Phật giáo (Sài Gòn), Viện Đại học Cao Đài (Tây Ninh), Viện Đại học Hòa Hảo (Long Xuyên).

▪ Nền giáo dục miền Nam 1954-1975 mang tính xã hội hóa rất cao, nếu không muốn nói triệt để. Mọi cá nhân hoặc đoàn thể/ tổ chức hợp pháp đều có quyền mở trường dạy học từ mẫu giáo đến đại học theo quy định của Bộ Quốc gia giáo dục và trong khuôn khổ của luật lệ đương thời. Nhờ vậy hệ thống giáo dục tư nhân phát triển rất mạnh, cùng với chính phủ chăm lo cho nền giáo dục quốc dân. Một quy chế tư thục đã sớm được ban hành do Dụ số 57/4 ngày 23.10.1956 cho phép mở trường tư ở cả 4 cấp Mẫu giáo, Tiểu, Trung và Đại học, kể cả trường tư thuộc mọi tôn giáo đang hoạt động hợp pháp. Nhờ vậy, tính đến tháng 4.1968, theo thống kê của Bộ Giáo dục, Việt Nam có 1.917 trường sơ tiểu học với 359.589 học sinh và 6.406 giáo chức, chiếm 18,25 % tổng số học sinh tiểu học toàn quốc; có 428 trường trung học tư thục với 308.149 học sinh và 8.296 giáo chức, chiếm 65,43% tổng số học sinh trung học toàn quốc (xem Giáo dục nguyệt san, số 25, tháng 12.1968, tr. 10). Đến niên học 1970-1971, trường tư thục đảm nhiệm 17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Sang đầu năm 1975, đã có khoảng 1,2 triệu học sinh học ở hơn 1.000 trường tư thục cấp tiểu học và trung học.

Một số mô hình giáo dục tư thục đặc biệt như hệ thống các trường Bồ Đề của Phật giáo, trường dòng Lasan và nhà trẻ mẫu giáo của các “dì phước” thuộc Công giáo đều được phát triển mạnh mẽ theo Quy chế Tư thục, góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục chung cho cả nước.

Nhờ tham khảo rộng rãi kinh nghiệm của thế giới, nền giáo dục miền Nam còn có tính chất đa dạng về loại hình, đã bước đầu thiết lập được một số mô hình giáo dục đặc biệt, thích nghi với hoàn cảnh của từng địa phương và của đất nước. Đáng chú ý có: Tiểu học cộng đồng (bắt đầu sớm từ năm 1954; Nghị định số 2463-GD/PC/NĐ ngày 25.11.1969 cộng đồng hóa tất cả các trường tiểu học), Đại học cộng đồng (Viện Đại học Cộng đồng Tiền Giang [Mỹ Tho] và Viện Đại học Cộng đồng Duyên Hải cùng được thành lập trong năm 1971), Trung học tổng hợp (tính đến cuối năm 1971, trên toàn quốc đã có 12 trường trung học công lập áp dụng thí điểm mô thức tổng hợp), Trung học kỹ thuật (kết hợp việc dạy nghề với giáo dục phổ thông, như Trung học Kỹ thuật Cao Thắng, Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc…), Địa phương hóa giáo dục (dự án thành lập 14 khu học chánh trên cả nước do Sắc lệnh số 012/SL/GD ngày 26.1.1970 của Thủ tướng chính phủ)….

Về hình thức tổ chức các loại lớp học, cũng rất đa dạng, để mở rộng cửa và tạo điều kiện cho tất cả những ai “học được đều được học”, không giới hạn tuổi tác. Công chức bận việc hoặc người bận kế sinh nhai không đến trường ban ngày được, vẫn có thể ghi danh học các lớp bán công hoặc tư thục ban đêm. Bất kỳ ai có chí cũng có thể học lên cao được bằng con đường tại chức, hàm thụ, hoặc tự học, chỉ cần theo đúng chương trình học thống nhất của Bộ Quốc gia Giáo dục ban hành là có thể đi thi với tư cách thí sinh tự do. Học sinh nghèo học giỏi hoặc thuộc gia đình công chức đông con, được chính phủ trợ cấp học bổng.

Ở bậc Đại học, điều kiện/ thủ tục nhập học cũng dễ dãi tối đa. Ngoài các ngành có tính chuyên môn cao (như Y khoa, Dược khoa, Nha khoa…) buộc phải thi tuyển và phải dự lớp, các trường đại học khác còn lại như Văn khoa, Khoa học, Luật khoa…đều mở rộng cửa cho sinh viên ghi danh vào học, không phải thi tuyển. Đặc biệt như Văn khoa, Luật khoa không bắt buộc phải vào dự lớp nghe giảng, đầu năm chỉ cần mua một số giáo trình về nhà học, sau khi đã đóng một ít lệ phí không đáng kể, nên rất tiện lợi cho cả thành phần quân nhân, công tư chức, lao động nghèo… muốn học thêm lấy văn bằng đại học để nâng cao tri thức hoặc thăng tiến trong nghề nghiệp.    

▪ Ở cả ba cấp Tiểu, Trung và Đại học (phổ thông lẫn chuyên nghiệp), giáo dục phải tách khỏi chính trị. Điều này có nghĩa, theo GS Nguyễn Văn Phú, “Trên phương diện cá nhân, không ai cấm một nhà giáo làm chính trị. Song trên cương vị nhà giáo, chúng ta không muốn thực hiện ‘ý hướng chính trị’ của mình vào học đường. Chúng ta chỉ rèn luyện những tâm hồn yêu nước, chúng ta chỉ chuẩn bị cho con em vào đời, chúng ta không dùng trẻ vào mục đích chính trị của riêng mình hay nhóm mình” (Cải tổ giáo dục, sđd., tr. 128).

Giáo dục độc lập với chính trị, vì thế, thậm chí, trong lúc đánh nhau quyết liệt giữa hai bên, phía miền Nam cũng rất ít khi đem nội dung “chống cộng” vào các sách giáo khoa, đặc biệt là những nội dung có tác dụng kích động lòng hận thù dân tộc hoặc đấu tranh giai cấp.

Nói chung, về khía cạnh độc lập giữa chính trị với giáo dục, theo nhận xét của GS Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên Việt Nam Cộng hòa trước 1975, ở miền Nam trước đây, “Giáo dục là của những người làm giáo dục”. Đặc điểm này được tôn trọng trong suốt thời Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàng Bảo Đại cũng như trong thời Việt Nam Cộng hòa. Cũng theo GS Liêm, các chức vụ Bộ trưởng hay Tổng trưởng giáo dục có thể do các chính trị gia hay những người thuộc ngành khác đảm nhiệm, nhưng các chức vụ khác trong Bộ Giáo dục đều do những nhà giáo chuyên nghiệp đảm trách (ngoại trừ một số chức vụ có tính chất chính trị như Đổng lý văn phòng, Bí thư, v.v...). “Họ là những người am hiểu công việc, có kinh nghiệm, giàu tâm huyết, và xem chính trị chỉ là nhất thời, tương lai của dân tộc mới quan trọng. Trong các cơ quan lập pháp, những người đứng đầu các ủy ban hay tiểu ban giáo dục của Thượng viện và Hạ viện (của Quốc hội Việt Nam Cộng hòa) đều là những nghị sĩ quốc hội xuất thân từ nhà giáo. Ngoại trừ ở những vùng mất an ninh, những gì thuộc phạm vi chính trị nhất thời đều ngưng lại trước ngưỡng cửa học đường” (sđd., tr. 127-128, đây dẫn lại theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).

Giáo dục cũng phải tách khỏi tôn giáo. Cũng theo GS Nguyễn Văn Phú, “Giáo dục không phụng sự riêng cho một tôn giáo nào… Mỗi giáo chức có tín ngưỡng riêng của mình và tôn trọng tín ngưỡng của người khác. Khi một giáo chức đặt vấn đề phân biệt tôn giáo thì giáo chức đó đi sai với chức vụ của mình…” (sđd., tr. 127).        

▪ Tuy chưa có Luật Giáo dục và Quy chế Giáo chức, nhưng một số nền tảng về đường lối và tổ chức giáo dục ghi rõ trong Hiến pháp cả hai thời Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa, đã giúp cho nền giáo dục có một căn bản pháp lý để theo, qua đó được vận hành trên tinh thần dân chủ tự do và bình đẳng xã hội, tạo cơ hội học tập đồng đều cho mọi người (“ai học được, được học”…), không phân biệt giai cấp, thành phần lý lịch, và vì thế ai cũng có quyền đi học, đi thi, kể cả những người có tư tưởng hoặc hành động chống lại chế độ chính trị đương thời. Hiện nay, trong người Việt Nam thế hệ tuổi trên 60 đang ở trong nước hoặc nước ngoài, vẫn còn một số nhân chứng sống chứng thực cho tinh thần phóng khoáng cởi mở này. Thậm chí, có người đang bị ở tù vì tội biểu tình chống phá chế độ Việt Nam Cộng hòa, đến kỳ thi vẫn được chính quyền ngành giáo dục tổ chức một hội đồng thi riêng, nếu thi đậu còn được cấp phát văn bằng tại chỗ ngay trong trại tù!

Trên thực tế, chỉ riêng có trường hợp học sinh đi du học nước ngoài thì mới bị chính quyền sưu tra lý lịch để tìm cách hạn chế, ngăn chặn, nếu có người thân theo cộng sản! Còn ở trong nước, dù có cha mẹ là cán bộ tập kết ra Bắc hay Việt cộng hoạt động trong khu kháng chiến miền Nam, con cái vẫn được quyền đi học bình thường cho đến hết bậc đại học hoặc lên cao hơn nữa.      

Sở dĩ được như vậy chủ yếu là vì nền giáo dục này, trên cơ sở của tinh thần dân chủ, còn được trang bị bởi một hệ thống triết lý giáo dục dẫn đạo. Triết lý này đôi lúc có bị một số nhà giáo dục và trí thức phê bình, cho là cao siêu, mơ hồ, thoát ly thực tế chính trị…, nhưng theo thiển ý, xét cho cùng, đã là triết lý mà không trừu tượng thì đâu còn là triết lý nữa. Cho nên chúng ta phải khách quan thừa nhận, dù sao đây cũng là sự sáng tạo độc đáo của ngành giáo dục thời Đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) (mặc dù thực tế có lẽ được cải biên từ ba nguyên tắc căn bản dân chủ, dân tộc, khoa học, đã được ông Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nêu lên từ năm 1946) nhờ nó mà mọi hành vi hoạch định giáo dục, từ thủ tục nhập học đến chương trình học, nội dung sách giáo khoa… đều phải tuân theo những nguyên tắc căn bản đã được vạch ra như những nguyên tắc về Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng…Ai làm trái, dù quyền lực tới đâu, các giáo chức, sinh viên học sinh, và các bậc phụ huynh, nhà văn nhà báo đều có quyền và có căn cứ để phê phán. Hệ thống triết lý giáo dục này còn giúp học sinh thăng hoa, sáng tạo, phát triển tự do cá nhân…, là một trong những lý do quan trọng nhất khiến các ngành văn hóa, nghệ thuật phát triển một cách tự do phóng khoáng, cho ra được nhiều tác phẩm hay về thơ văn, hội họa, âm nhạc, và những công trình nghiên cứu học thuật có giá trị cao thuộc các ngành văn, sử...

▪ Về nội dung sách giáo khoa, vì vậy, hầu như cũng hoàn toàn không bị chính trị chi phối. Ở môn Văn cả ba cấp Tiểu, Trung và Đại học, tất cả những tác giả tiêu biểu còn đang sống/ phục vụ ở miền Bắc trong tình trạng đất nước chia đôi và chế độ đối lập, đều được trích giảng đầy đủ, không phân biệt trường phái và xu hướng chính trị. Ở môn Sử, tất cả mọi nhân vật hay sự kiện đều được đề cập, đánh giá khách quan, chứ không theo quan điểm lập trường giai cấp nào, còn sự chê khen thì có mức độ, chủ yếu chỉ dựa trên lập trường yêu nước thương dân, nhưng vẫn không mạt sát nặng nề ai cả. Ngay cả ở môn Triết lớp cuối cấp III (Trung học Đệ nhị cấp) và Đại học cũng vậy, mọi trường phái triết học trong lịch sử triết học nhân loại, kể cả triết học Mác-Ăngghen, đều được giới thiệu/ giảng dạy đầy đủ với tinh thần khách quan khoa học, không có sự xuyên tạc bóp méo vì chủ đích chính trị. Ở Đại học Văn khoa miền Nam, ngoài triết học “tư sản”, đã từng có những giáo trình về triết học Mác được giảng dạy chính thức và công khai, như Hành trình trí thức của Karl Marx (1966) của GS Nguyễn Văn Trung, Tìm hiểu triết học của Karl Marx của GS Trần Văn Toàn (NXB Nam Sơn, Sài Gòn, 1965)… Nhờ vậy, kiến thức của sinh viên học sinh luôn được trang bị một cách bao quát rộng mở, từ đó có được tầm nhìn và nhận thức chuẩn xác trước mọi hiện tượng diễn ra trong cuộc sống, không bị bịt mắt để trở thành phiến diện, giáo điều một chiều.

▪ Việc tổ chức thi cử (bao gồm thi tuyển và thi tốt nghiệp) có nề nếp tương đối ổn định, do Nha Khảo thí Bộ Giáo dục chuyên trách, ít khi có sự thay đổi xoèn xoẹt. Các cuộc thi phần lớn đều đảm bảo được tính công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học, với kỷ cương nghiêm nhặt, ít để xảy ra tình trạng quay cóp, sử dụng ‘phao”, và không có ngoại lệ biệt đãi đối với con em những nhà quyền thế lớn. Cũng không có trường hợp nào tỉ lệ thi đỗ lên đến mức 80-90%. Chính chúng tôi được nghe câu chuyện kể trực tiếp từ người trong cuộc của gia đình BS-GS Trần Ngọc Ninh: khi ông Ninh giữ chức Tổng trưởng Văn hoá Xã hội đặc trách Giáo ‎dục trong chính phủ Việt Nam Cộng Hoà (1966-1967), có đứa cháu gái gọi bằng cậu ruột thi đậu dự khuyết vào Đại học Y khoa muốn nhờ ông nâng đỡ cho đậu chính thức, nhưng ông đã từ chối thẳng với lý do “học y khoa mà dốt thì là giết người”... Cô cháu không thể thành bác sĩ, đã phải ghi danh học Đại học Văn khoa, sau trở thành cô giáo dạy Văn cấp 3, và hiện chị đang định cư tại Đức…  

Hằng năm học sinh được nghỉ trọn 3 tháng hè để vui chơi giải trí, phục hồi sức khỏe chuẩn bị cho niên học mới. Việc dạy thêm, học thêm phần lớn thực hiện theo tinh thần tự nguyện, không có sự o ép.

Trường học rất ít khi phát động phong trào thi đua, hoặc thậm chí không có thi đua, để lấy những danh hiệu như “xuất sắc”, “tiên tiến”…. Thường thì sự thi đua học tập chỉ được thể hiện dưới hình thức phát bảng danh dự hằng tháng cho vài học sinh có thành tích tốt về học tập và hạnh kiểm ở mỗi lớp, chủ yếu dựa trên tinh thần ganh đua tự giác giữa các giáo chức, và giữa học sinh với nhau. Cuối năm học, các trường đều tổ chức lễ bế giảng phát phần thưởng, trong dịp này vị lãnh đạo đứng đầu quốc gia (tức Tổng thống) luôn có lệ gởi quà thưởng với giá trị đặc biệt cho những học sinh xuất sắc nhất của mỗi cấp lớp, gọi là “phần thưởng Tổng thống”, để khích lệ sự học cho con dân trong nước.

▪ Truyền thống tôn sư trọng đạo, kỷ luật học đường tuy càng về sau càng có vẻ sa sút do những giá trị chung của xã hội bị băng hoại, con người bị mất lòng tin…, nhưng nói chung trong phạm vi học đường vẫn còn giữ được căn bản nề nếp tương đối khá ở không ít nhà trường có uy tín, công cũng như tư. Hiện tượng trò đánh thầy thỉnh thoảng vẫn xảy ra nhưng rất hiếm, và thường bị dư luận xã hội lên án rất nặng. Có trường hợp một thầy giáo nọ bị học trò đâm gây thương tích trong lúc đi tắm biển ở Vũng Tàu, Tổng hội Giáo giới Việt Nam đã tức khắc ra lời kêu gọi toàn thể giáo chức bãi khóa trong vài ngày để phản đối, đòi chính quyền phải nhanh chóng giải quyết. Thói học trò “con ông cháu cha” ỷ lại quyền thế phụ huynh vào lớp quậy phá chưa được coi là tình trạng phổ biến. Trong lớp học, tất cả học sinh đều được đối xử bình đẳng như nhau, không phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã hội của phụ huynh học sinh. Người ta kể chuyện con một ông bộ trưởng nọ vi phạm kỷ luật bị giáo viên mời ra khỏi lớp, ông bộ trưởng bận công vụ không đi được, phải nhờ một nhân viên thừa hành nhưng cấp khá cao, thay mặt đến trường xin lỗi thầy trước mặt hiệu trưởng…    

▪ Trình độ nghiệp vụ, lương tâm, trách nhiệm, thể diện, tư cách mô phạm…, nhờ được đào tạo tương đối tốt trong các trường sư phạm, với môn Luân lý chức nghiệp, nên nói chung phần lớn các thầy cô giáo vẫn giữ được một cách căn bản. Câu “lương sư hưng quốc” là một trong những khẩu hiệu được thường xuyên nhắc nhở và đề cao trong giới giáo dục.  

Đặc biệt, trong lãnh vực hoạt động giáo dục, tuy khó tránh khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn ít thấy xảy ra những hiện tượng tiêu cực như tham ô, móc ngoặc, lãng phí của công một cách tràn lan. Vì cả xã hội và từng bản thân mỗi nhà giáo đều có chung một quan niệm đã ăn sâu lâu đời vào cốt tủy: nghề giáo là một nghề thanh bạch…

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13Thu 24 Jan 2019, 07:53

Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển

TRẦN VĂN CHÁNH

(Khoa Văn Học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG HCM)


V. TẠM KẾT

Qua các phần trình bày ở trên, chúng ta hẳn sẽ có thể thấy rằng nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 tuy còn đầy rẫy khiếm khuyết trong quá trình xây dựng dang dở nhưng đã tỏ ra có chiều hướng phát triển lành mạnh với những nỗ lực đầy thiện chí và sáng tạo của chính quyền các cấp, của phụ huynh học sinh, cùng các giới hữu quan công cũng như tư đối với sự nghiệp giáo dục chung cả nước. Sự nhiệt huyết và cộng đồng trách nhiệm này có thể được chứng tỏ một phần qua sự xuất hiện của hàng loạt sách báo, tạp chí, bài viết rất phong phú đa dạng bàn về công tác giáo dục, mà nội dung chủ yếu thiên về phê bình những mặt yếu kém nhiều hơn là tô hồng mặt ưu điểm của nền giáo dục đương thời với hy vọng khắc phục, sửa chữa hầu tìm ra cho nó một hướng đi ngày càng thích hợp khả dĩ vừa phục vụ tốt cho công cuộc duy trì/ phát huy tinh hoa truyền thống văn hóa đạo đức của dân tộc vừa đáp ứng được kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của quốc gia. Mặc dù chỉ tồn tại trong khoảng 20 năm (từ 1954-1975), lại bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và tình trạng bất ổn chính trị, ngân sách thiếu kém (chỉ khoảng 6-7% cho giáo dục), nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975 đã có những bước phát triển đáng kể, đáp ứng được nhu cầu học hỏi gia tăng nhanh chóng của người dân, và nói chung đã đào tạo ra được một lớp người không chỉ có học vấn và khả năng chuyên môn tốt mà còn có lương tâm chức nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao đối với quốc gia xã hội.

Với triết lý giáo dục Nhân bản, được chính thức ghi luôn vào Hiến pháp 1967, nền giáo dục miền Nam rõ ràng muốn đào tạo nên những con người có trách nhiệm với cộng đồng, trong xã hội dân chủ, luôn biết tôn trọng khế ước xã hội, yêu nước, thương dân, có lòng bác ái vị tha đối với đồng loại. Trên tinh thần Nhân bản, người ta sẽ coi mọi con người trên thế gian đều có tình cảm, ước vọng như nhau, chỉ khác nhau ở hoàn cảnh sống cá biệt, và mỗi hoạt động hay phản ứng của con người trước hoàn cảnh (thiên nhiên, xã hội, bản thân…) đều có lý do độc đáo riêng của nó, đáng được trọng thị, cảm thông, chia sẻ. Tuy nhiên, triết lý Nhân bản có lẽ cũng là một trong những lý do làm cho con người dễ bị yếu mềm và giảm sức chiến đấu, khi phải đối đầu với những tình huống đấu tranh gay go ác liệt, hoặc tận mắt chứng kiến những cảnh đau thương, đổ máu.

Để tạm kết bài viết này, chúng tôi xin phép được ghi lại hai lời đánh giá, một của ông Nguyễn Thanh Liêm, nguyên Hiệu trưởng Trường Pétrus Ký Sài Gòn và từng là Thứ trưởng Bộ Giáo dục thời Việt Nam Cộng hòa, về mục đích nền giáo dục miền Nam giai đoạn 1954-1975; và một của Thụy Khuê, một nữ nhà văn- nhà nghiên cứu-phê bình văn học đang có nhiều uy tín hiện nay, về hiệu quả tốt đẹp của nền giáo dục đó:

- “Tóm lại, mục đích của giáo dục quốc gia là giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện để trở thành những người có kỹ năng thực tiễn, có khả năng tư duy, để làm việc, sinh sống, có đạo đức, có tình người, để gây dựng hạnh phúc gia đình và hội nhập vào xã hội góp phần vào việc bảo vệ và phát triển quốc gia. Người được đi học sẽ trở thành người tốt và có ích cho chính mình, cho gia đình, và cho quốc gia dân tộc. Giáo dục Việt Nam không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt giai cấp xã hội, không phân biệt tôn giáo, địa phương, chủng tộc. Giáo dục Việt Nam cố tạo những cơ hội đồng đều cho mọi người được đi học tuy nhiên không phải ai cũng có thể học được đến hết bậc đại học…. Nhưng dù bất cứ học đến bậc học nào, mục đích của giáo dục vẫn phải là giúp tất cả mọi người trở thành người tốt, người đã được phát triển về khả năng cũng như đạo đức, dù khả năng đó ở mức độ nào...” (Nguyễn Thanh Liêm, Giáo dục ở miền Nam tự do trước 1975, hocthenao.vn).

- "Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng, miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng Thần) thời ông Thiệu." (Thụy Khuê, “Văn học miền Nam”, vanviet.info/van-hoc-mien-nam).

Trần Văn Chánh
TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Việt Nam Cộng hòa, Chính sách Văn hóa Giáo dục, Diễn văn do BS Nguyễn Lưu Viên, Phó Chủ tịch Đặc trách Văn hóa Xã hội đọc trong cuộc họp báo ngày 27.7.1966 của Nội các Chiến tranh, Digitized by namkyluctinh.org.

- Việt Nam Cộng hòa, Chính sách Văn hóa Giáo dục, 1972, Digitized by namkyluctinh.org.

- Nguyễn Hiến Lê, Thế hệ ngày mai, NXB P. Văn Tươi, Sài Gòn, 1953.

- Lâm Toại, Giáo dục mới, Nhà in Thanh bình xuất bản, Huế, 1956.

- Đoàn Nhật Tấn, Một nền giáo dục nhân bản và dân tộc, Tác giả xuất bản, Sài Gòn, 1966.

- Nguyễn Thanh Nhân, Đóng góp một nền giáo dục dân chủ Việt Nam trong tương lai, Minh tâm, Sài Gòn, 1969.

- Trần Văn Quế, Sư phạm lý thuyết, Bộ Giáo dục-Trung tâm Học liệu xuất bản, In lần thứ nhì, Sài Gòn, 1968.

- Kim Định, Triết lý giáo dục, Ra khơi, Sài Gòn, 1965.

- Nguyễn Quỳnh Giao, Cải tổ giáo dục, Thăng tiến xuất bản, Sài Gòn, 1970.

- Nguyễn Khắc Hoạch, Xây dựng & phát triển văn hóa giáo dục, Lửa thiêng, Sài Gòn, 1970.

- Nguyễn Duy Cần, Văn hóa giáo dục miền Nam đi về đâu?, Nam Hà xuất bản, Sài Gòn, 1970.

- Vương Pển Liêm, Giáo dục cộng đồng, Lá bối, In lần thứ nhất, Sài Gòn, 1966.

- Lê Thanh Hoàng Dân (Chủ biên), Các vấn đề giáo dục, Trẻ xuất bản, Sài Gòn, 1971.

- Nguyễn Hổ Dư-Trần Doãn Đức, Vấn đề giáo dục, Văn Khoa xuất bản, 1971.

- Phòng Tâm lý và Hướng nghiệp Đắc Lộ, Chỉ nam giáo dục cao đẳng Việt Nam, Sài Gòn, 1974.

- Nguyễn Duy Chính, Vấn đề địa phương hóa giáo dục tại Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp Ban đốc sự Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn, Khóa XV, 1967-1970.

- Văn hóa nguyệt san, tập XIV, quyển 3 & 4, tháng 3 & 4. 1965 (số đặc biệt về Đại hội Giáo dục Toàn quốc, 1964), Nha Văn hóa Bộ Quốc gia Giáo dục, Sài Gòn.

- Tập san Minh Đức, số ra mắt (đặc biệt về Phát triển & Giáo dục), Sài Gòn, tháng 6 & 7, 1972.

- Giáo dục nguyệt san, các số 28 (12.1968), 49 (5.1971), 53 (12.71), 54 (1.1972), 59-60 (6-7.1972).

- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thư tịch báo chí Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.

- Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, NXB Văn hóa, 1998.

- Thích Minh Châu, Đức Phật nhà đại giáo dục, NXB Tôn giáo, 2005.

- Trần Quỳnh Cư…, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), NXB Giáo dục, 2002.

Nguồn: Tạp chí Nghiên Cứu & Phát Triển, số 7-8 (114-115).2014
(Chuyên đề: Giáo dục miền Nam Việt Nam 1954-1975)


Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển   Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Giáo dục miền Nam Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Danh sĩ kim cổ thế giới - Nhất Như, Phạm Cao Hoàn
» Những Đoá Từ Tâm
» Hương Sắc Cuộc Đời
» Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca
» Bà Triệu
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: TRÚC LÝ QUÁN :: Tài Liệu-