Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Sánh vai với ai, về chuyện gì?

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:15

Sánh vai với ai, về chuyện gì?

Hàng triệu người Việt lại bàng hoàng rồi phẫn nộ khi một đứa trẻ 16 tuổi, học sinh lớp 10 của một trường trung học ở Sài Gòn tự tử vì không chịu nổi áp lực của chuyện học hành, thi cử và kỳ vọng của gia đình vào em (1).

Hệ thống giáo dục tại Việt Nam tiếp tục rung lắc dữ dội vì đủ loại scandal liên quan tới tất cả các bên: Hệ thống quản lý – điều hành mạng lưới học đường, trường học, giáo viên, gia đình, học sinh.

Anh Son Tran Duc đã hệ thống lại những scandal ấy như một tiểu phẩm được đặt tên là Thăm lại trường xưa!:

- Chào bác. Bác là bảo vệ trường phải không ạ? Cho tôi gặp cô giáo A.

- Cô A mới bị cho nghỉ việc vì bắt học sinh uống nước giặt khăn lau bảng.

- Thế thầy B đâu ạ?

- Thầy B đang đánh nhau với thầy C ngoài kia kìa.

- Thế cho tôi gặp cô D cũng được ạ.

- Cô D bị phụ huynh bắt quỳ chưa đứng dậy được.

- Thôi thì thầy E cũng được!

- Thầy E nhắc nhở học sinh xóa hình xăm bị nó đâm thủng bụng đi cấp cứu rồi.

- Vậy thì gặp cô F dạy hợp đồng cũng được ạ.

- Cô F mới bị cắt hợp đồng bây giờ ở nhà chăn lợn rồi.

- Cô G thì sao ạ?

- Cô G xinh nhất trường. Hôm nay có thanh tra sở về, cô ấy phải đi tiếp các vị lãnh đạo.

- Thế này thì thật quá đáng, giáo viên còn mỗi cô H, tôi muốn gặp cô H.

- Cô H cũng mới bị đình chỉ vì mấy tháng đi dạy không chịu giảng bài.

- Vậy cho tôi gặp cô hiệu phó.

- Hiệu phó đi ô tô vào sân trường cán gãy chân học sinh nên đang phải làm việc với công an.

- Thôi, thế cuối cùng cho tôi gặp thầy hiệu trưởng vậy.

- Thầy hiệu trưởng bị tố lừa chạy việc bị công an bắt hai hôm nay. Bây giờ cả trường chỉ còn mỗi tôi thôi (2).

Sau khi thực hiện thống kê gần giống như Anh Son Tran Duc, chỉ khác là có thời gian, địa điểm cụ thể, Oanh Nguyen Thi nhận định trên trang facebook của cô rằng: Đó là những trái đắng từ một nền giáo dục đã hoàn toàn thất bại mà tất cả các bên đều vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm (3). Oanh đã nêu ra hàng loạt câu hỏi vốn rất đơn giản song tại Việt Nam, từ hệ thống giáo dục đến gia đình, xã hội đều bất lực trong việc trả lời: Làm sao tạo ra được những nhà giáo có đủ năng lực sư phạm khi gần một nửa chương trình đào tạo các “kỹ sư tâm hồn” dành cho Lý luận chính trị Mác – Lê, Lịch sử Đảng CSVN và những hoạt động vô bổ khác không liên quan cũng chẳng có giá trị gì về mặt sư phạm? Phải chăng do không chú trọng nên những khái niệm về đạo đức nghề nghiệp, sự tự trọng của nhà giáo trở thành xa lạ với nhiều người làm thầy? Làm sao để có những thế hệ học sinh biết “tôn sư trọng đạo” và hiểu rằng “tiên học lễ, hậu học văn” như ngày xưa? Làm sao để có được những phụ huynh hiểu biết, sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng giáo viên và nhà trường trong việc dạy dỗ con cái khi chính bản thân họ cũng là thành quả của một nền giáo dục suy đồi, “hổng chân” bởi thiếu cả triết lý lẫn những tiêu chuẩn cơ bản của một nền giáo dục tiến bộ?

Giống như nhiều người, Oanh cho rằng, các scandal chỉ là thêm vài dấu chấm than nữa cho nền giáo dục vốn đã đầy rẫy những dấu cảm thán. Nhà đã nát mà người cũng nát thì làm sao có thể hy vọng “dựng lại nhà, dựng lại người”?

Vì là nơi mọi người tự do bày tỏ suy nghĩ về các sự kiện, những vấn đề xảy ra quanh mình, mạng xã hội luôn có rất nhiều ý kiến trái chiều với nhau, song khi bàn về giáo dục Việt Nam, gần như tất cả mọi người sử dụng mạng xã hội Việt ngữ đều nhất quán về thực trạng bi đát của lĩnh vực này. Cù Mai Công gọi các scandal liên quan đến giáo dục là “thảm họa vô giáo dục” – vốn đã có từ lâu và giờ nở rộ. Công khẳng định, đó là hệ quả của chủ nghĩa tranh đoạt thành tích, chức danh tràn lan trong ngành giáo dục, từ cấp cao nhất cho đến tận các trường tiểu học, mầm non và vì vậy môi trường giáo dục không thể lành mạnh được. Dẫn Lã Khôn (Kẻ nào hiếu danh, việc làm thường giả dối), Công nhấn mạnh, trong môi trường như vậy, thảm họa là tất yếu, không hôm nay thì ngày mai (4).

Cũng đề cập đến chứng “hiếu danh” nhưng Hoàng Linh không gọi các scandal là “thảm họa vô giáo dục” trong ngành giáo dục. Facebooker gọi giáo dục tại Việt Nam là “giáo dục khổ sai”. Xót xa trước việc con mình – một học sinh lớp 11 – không thể rời khỏi bàn trước 11 giờ đêm, một người bạn của Linh xin chuyển trường cho con mình vì không thể chấp nhận nhà trường trở thành nơi “hành hạ” trẻ con. Tuy nhiên trường mới cũng thế. Nếu không đủ tiền cho con vào các tư thục hay du học, phụ huynh sẽ “cùng với con cháu của mình “điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này”. Theo Hoàng Linh, thiếu triết lý giáo dục nên hệ thống học đường của Việt Nam triền miên quay cuồng trong các cuộc cải cách và hầu hết là …cải cách thi: Cải cách thi vào lớp 6, Cải cách thi vào lớp 10, Cải cách thi tốt nghiệp trung học, Cải cách thi đại học… Thi cử trở thành trung tâm của hoạt động giáo dục. Trường học bị biến thành trung tâm luyện thi và chỉ nhằm phục vụ chuyện thi. Khi điểm quan trọng hơn nhân cách, nền tảng văn hóa thì giáo dục sản sinh ra lớp tri thức – vốn từng được xem là “thần đồng đất Việt” như Phan Sào Nam thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy (5).

***

Khi đề cập đến hàng loạt scandal này trong lĩnh vực giáo dục suốt ba tháng vừa qua, Oanh Thi Nguyen bảo rằng, nếu quan sát giáo dục để xem một quốc gia phát triển như thế nào thì trông vào nền giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta sẽ hiểu chúng ta có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu” được hay không!

Giống như Oanh Thi Nguyen, Cù Mai Công cũng mơ “dựng lại nhà, dựng lại người” nhưng thực tế cho thấy ước mơ dẫu chính đáng ấy lại giống như… viễn vông. Công than, sau bao nhiêu “thảm nạn vô giáo dục”, trường học vẫn không được xem như “tổ ấm”, không được xem như nơi chốn để yêu thương. Trên đường, trong trường, giữa lớp, banner, khẩu hiệu tuyên truyền biến nhà trường thành “pháo đài” chống cái này, chống cái kia vẫn giăng đầy.

Phân tích về những nguyên nhân dẫn giáo dục Việt Nam đến chỗ tuyệt vọng như hiện nay, nhiều giới đồng tình với quan điểm, đó là do giáo dục Việt Nam thiếu triết lý đúng làm nền tảng. Nhận định ấy không sai nhưng chưa đủ. Giáo dục Việt Nam tan nát vì giống như các lĩnh vực khác, giáo dục được sử dụng như công cụ phục vụ chính trị. Chỉ chính trị mới cần thành tích kể cả thành tích trong giáo dục. Thành tích trong giáo dục không chỉ được sử dụng để chứng tỏ sự “ưu việt toàn diện” của hệ thống chính trị mà còn là thang cho nhiều cá nhân leo cao hơn, phát đạt hơn trong hệ thống ấy.

Người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam đang chuyển cho nhau xem một video clip, trích ra từ chương trình tư vấn trực tuyến “Bí quyết ôn thi và chọn nguyện vọng vào lớp 10” do báo Thanh Niên phối hợp với một số nơi tổ chức hôm 10 tháng 4 ở trường Trung học Lê Quý Đôn – Sài Gòn. Clip ghi lại chuyện một đứa trẻ lớp 9 đứng dậy nêu thắc mắc: Điều gì khiến các thầy cô nghĩ rằng việc bỏ không cộng điểm học sinh giỏi cấp thành phố trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ đem lại công bằng?.. Sau đó “thầy” Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Sở Gíao dục – Đào tạo TP.HCM, đứng dậy đáp lại, đại ý: Ngày 28 tháng 2 năm 2018, Bộ Gíao dục – Đào tạo đã ban hành Thông tư 02 để sửa đổi, bổ sung Quy chế Tuyển sinh trung học cơ sở. Chúng ta phải… sống và làm viêc theo pháp luật, bất kể thế nào thì cũng phải… duy trì pháp luật do đó ông thấy không cần phải trả lời câu hỏi của đứa trẻ 14 tuổi – đại diện cho hàng trăm ngàn đứa trẻ và phụ huynh của chúng trên xứ sở này (6).

Phong thái, cách hành xử của “thầy” Hoàng khiến nhiều người kêu Trời. Đã có hàng chục triệu người từng kêu Trời, hàng chục triệu người khác đang kêu Trời vì “điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp” cùng với con cháu của mình nhưng giáo dục Việt Nam vẫn thế vì hệ thống chính trị không cần và cũng chẳng quan tâm đến con người. “Thầy” Hoàng chỉ là một trong hàng triệu đại diện của hệ thống ấy.

Theo Trân Văn - Thiên Hạ Luận (VOA)


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:19

(1) Vụ nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử: Cuộc chạy trốn của những đứa trẻ


Vụ việc xảy ra mới đây ở trường Nguyễn Khuyến (Tp.HCM) khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa.

Nam sinh 16 tuổi trường Trung học Phổ Thông tư thục Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, Tp.HCM) nhảy từ mái tôn lầu 4 xuống sân trường tự tử vì qua mệt mỏi bởi áp lực học tập, suy sụp vì không thể đáp ứng kỳ vọng của gia đình.

Trên thực tế, thành tích học tập của nam sinh này không hề thấp, trong học kỳ vừa qua điểm trung bình học tập của cậu đạt 8.9/10.

Còn bao nhiêu và cần bao nhiêu cú nhảy như thế nữa đây???

Trong suốt 12 năm làm Chánh Văn trên báo Hoa học trò (HHT) tôi cũng dăm lần nhận được những "lá thư muốn chết" như thế. Có khi là sức ép của việc phải học giỏi như "con nhà người ta", có khi là vì "bố mẹ không tin em", lại có khi là bị bạn bè tẩy chay…

Kể lại để cha mẹ và các thầy cô thấy rằng với tâm sinh lý tuổi teen thì một "xước măng rô cũng hoá trọng thương buồn". Có lẽ đám trẻ hồi đó may mắn vì mạng xã hội chưa phát triển, chúng vẫn tin vào những điều tốt đẹp chúng đọc được trên những trang báo đã được kiểm duyệt.

Hoặc cũng có thể hồi đó "học sinh giỏi" chưa nhiều như bây giờ khiến những học sinh kém cảm thấy mình lạc lõng. Hay tệ hơn, có lẽ cũng đã có những cú nhảy mà báo chí hồi ấy chưa rộng khắp để đưa tin.

Vụ nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử: Cuộc chạy trốn của những đứa trẻ - Ảnh 1.
Sức ép thi cử, thành tích học tập, sự kỳ vọng lớn từ gia đình, thầy cô đang đè nặng lên đôi vai của những đứa trẻ. (Ảnh minh họa)

Nhưng là gì đi nữa, với kinh nghiệm tiếp xúc với học trò và nghiên cứu về tâm lý đối tượng này suốt gần 20 năm thì tôi khẳng định với quý cha mẹ, thầy cô rằng đám teen từ 13 đến 19 tuổi nghĩ đến việc tự tử nhiều hơn bất cứ độ tuổi nào khác.

Vụ nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử: Cuộc chạy trốn của những đứa trẻ - Ảnh 2.
Tôi trịnh trọng nhắn với các cha mẹ, thầy cô rằng nếu các vị còn coi nhẹ những trầm cảm của các em ấy, các vị sẽ phải trả giá đắt.

Cú nhảy của cậu nam sinh 16 tuổi trường Nguyễn Khuyến ngày 10/4 vừa rồi là một trong những câu trả lời, cách phản ứng với cha mẹ và thầy cô.

Đó là cuộc chạy trốn của những đứa trẻ khỏi những "vòng kim cô" mà thầy cô và cha mẹ đang thắt trên đầu chúng. Tôi đã hơn một lần đề cập trên trang cá nhân cuả mình về cái cách mà nhiều cha mẹ, thầy cô đang cư xử hiện nay.

Đó là biến con thành một thứ huân chương của cha mẹ, của thầy cô, của trường lớp: Là "con tôi học giỏi lắm! Nó đang học lớp chọn đấy", là "lớp ta còn những bạn này chưa ổn khiến lớp bị xếp loại thấp", là "trường chúng ta có truyền thống dẫn đầu về số học sinh giỏi"…

Cha mẹ luôn đem những tấm gương "cô bé chăn lợn đạt thủ khoa" hay "mẹ quét rác, con đỗ thủ khoa 3 trường" ra để dằn vặt chì chiết con mình: Mày có điều kiện học hành đàng hoàng hơn tại sao học kém?

Thậm chí, bài thi đạt 9 điểm cha mẹ vẫn hỏi con: Thế còn 1 điểm nữa sao để mất? Con nên nỗ lực hơn ở lần tới nhé! Chính các vị phụ huynh ngồi với nhau cũng trầm trồ khen một phụ huynh nào đó kể chuyện vất vả đưa con đi chạy "show" các lớp học thêm. Rồi giữa các phụ huynh với nhau cũng chạy đua bằng việc đầu tư cho con cái mình.

Trời ạ, tôi thấy ngày càng lắm những "yêu thương không từ nào diễn tả nổi" từ các vị phụ huynh ấy.

Đấy là nói các vị phụ huynh có tiền bạc, đến các vị phụ huynh điều kiện kém hơn cũng không đứng ngoài cuộc bằng điệp khúc ép buộc: Con ơi, con phải học giỏi, thật giỏi thì mới thoát nghèo được con ạ!

Đến trường lớp, giáo viên cũng không đứng ngoài cuộc. Chỉ số đánh giá thầy cô, trường lớp là gì nếu không phải là số lượng học sinh giỏi???

Vụ nam sinh lớp 10 nhảy lầu tự tử: Cuộc chạy trốn của những đứa trẻ - Ảnh 3.
Hãy để trẻ đi học với tâm trạng thật thoải mái, vui vẻ. (Ảnh minh họa)

Chúng ta cách đây chưa xa còn hồ hởi trên báo về việc Bộ Giáo Dục bỏ chấm điểm nhưng bây giờ nhìn lại xem có bao nhiêu trường còn áp dụng??? Thầy cô đổ lỗi cho cha mẹ đòi hỏi chất lượng giáo dục nên phải nhồi nhét học sinh.

Cha mẹ đổ lỗi cho thầy cô bắt học sinh phải học nhiều quá. Nhưng rồi mỗi kỳ thi tuyển đầu vào cha mẹ lại kháo nhau "trường V tỉ lệ học sinh tốt nghiệp kém lắm, chọn trường Đ đi".

Nhưng rồi mỗi khi sắp tới kỳ thi, trường nào trường nấy đều tăng cường nhồi sọ học sinh sao cho tỉ lệ tốt nghiệp trường mình được cao nhất. Cuối cùng chỉ có đám trẻ con phải đền đáp công lao cha mẹ, phải làm rạng danh ngôi trường chúng đang học.

Cuộc chạy đua về điểm số, thành tích gay cấn như thế thì ai mà còn thời gian cho việc dạy lũ trẻ những kỹ năng mềm hay về giá trị sống? Bao nhiêu trường có giáo viên chuyên trách tư vấn học đường?

Bao nhiêu trường đưa vào kế hoạch năm những buổi tư vấn, lắng nghe học sinh? Thậm chí, kể cả có, những buổi hội thảo, giao lưu chỉ như muối bỏ bể, đôi khi chỉ là hình thức không hơn.

Giá kể em nam sinh 16 tuổi kia được lắng nghe một lần. Cha mẹ em lắng nghe em. Thầy cô em lắng nghe em. Bạn bè em lắng nghe em. Hay chỉ đơn giản, em đọc được những điều tốt lành hay học kỹ năng vượt qua khủng hoảng.

Chúng ta sẽ không thôi ám ảnh về nụ cười của em, nước mắt của em trước khi em quyết định gieo mình xuống. Tôi phải thắt lòng để nhắc quý vị phụ huynh đang cơn hiếu thắng ngoài kia rằng đó là con của quý vị chứ không phải tấm huy chương của quý vị đâu.

Tôi phải thống thiết để nhắc các thầy cô rằng đừng biến điểm số của học trò thành thước đo năng lực giáo viên, hãy đo năng lực của mình bằng sự yêu mến từ học trò dành cho mình.

Hôm qua, cậu nam sinh 16 tuổi đã gieo mình xuống và ra đi vĩnh viễn. Ngày mai, thôi đừng có thêm một học sinh nào phải chạy trốn như thế nữa được không???

Hoàng Anh Tú
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:35

(2) THĂM LẠI TRƯỜNG XƯA!

- Chào bác. Bác là bảo vệ trường phải không ạ? Cho tôi gặp cô giáo A.
- Cô A mới bị cho nghỉ việc vì bắt học sinh uống nước giặt khăn lau bảng.
- Thế thầy B đâu ạ?
- Thầy B đang đánh nhau với thầy C ngoài kia kìa.
- Thế cho tôi gặp cô D cũng được ạ.
- Cô D bị phụ huynh bắt quỳ chưa đứng dậy được.
- Thế còn thầy E cũng được
- Thầy E nhắc nhở học sinh xóa hình xăm bị nó đâm thủng bụng đi cấp cứu rồi.
- Vậy gặp cô F dạy hợp đồng trường mình cũng được ạ.
- Cô F mới bị cắt hợp đồng bây giờ ở nhà chăn lợn rồi
- Cô G thì sao ạ?
- Cô G xinh nhất trường. Hôm nay có thanh tra sở về, cô ấy phải đi tiếp các vị lãnh đạo.
- Thế thì này thì thật quá đáng, giáo viên còn mỗi cô H, tôi muốn gặp cô H.
- Cô H cũng mới bị đình chỉ vì mấy tháng đi dạy không chịu giảng bài.
- Vậy cho tôi gặp cô hiệu phó.
- Hiệu phó đi ô tô vào sân trường cán gãy chân học sinh nên đang phải làm việc với công an.
- Thôi, thế cuối cùng cho tôi gặp thầy hiệu trưởng vậy.
- Thầy hiệu trưởng bị tố lừa chạy việc bị công an bắt hai hôm nay. Bây giờ cả trường chỉ còn mỗi tôi thôi.
(Lượm từ Internet)

Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1111Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1211Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1310Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1410
Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1510Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1610Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1710Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1810Sánh vai với ai, về chuyện gì? 1910Sánh vai với ai, về chuyện gì? 11010Sánh vai với ai, về chuyện gì? 11110Sánh vai với ai, về chuyện gì? 11210

Anh Son Tran Duc


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:39

(3) Oanh Nguyen Thi is feeling helpless.

Từ đầu năm đến nay, chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng, ngành giáo dục đã liên tiếp “gây ấn tượng” bằng những sự kiện khiến cả xã hội phải bàng hoàng rúng động... Điểm sơ lại dưới đây:

- Ngày 28/2 ở Trường Tiểu học Bình Chánh (Long An): Cô giáo bị phụ huynh bắt quỳ 40 phút ngay tại trường để trừng phạt vì “tội” đã phạt học sinh quỳ trước đó.

- Ngày 2/3 ở Trường THCS Tân Thạch (Bến Tre): Một nam sinh lớp 8 vừa nhục mạ vừa bóp cổ cô giáo dạy Anh văn trước mặt tập thể lớp chỉ vì cô giáo này đã nhắc nhở và thu giữ tập vở của một nữ sinh lấy bài môn khác ra học trong giờ của cô.

- Ngày 22/3 ở Trường Mầm non Việt-Lào (TP.Vinh, Nghệ An): Một nữ giáo sinh thực tập đang có thai cũng bị phụ huynh xông vào tận lớp hành hung và bắt quỳ xin lỗi vì nghi con bị cô giáo này đánh.

- Ngày 23/3 trong buổi gặp gỡ với Sở GD-ĐT TP.HCM: Một nữ sinh lớp 11 Trường THPT Long Thới đã bật khóc và chia sẻ về việc cô giáo dạy Toán của lớp em suốt cả một học kỳ (3 tháng) lên lớp không hề giao tiếp với HS mà chỉ viết lên bảng! Em HS này hiện nay đã phải xin chuyển sang trường khác vì không chịu nổi áp lực từ bạn bè, thầy cô ở trường cũ!

- Ngày 3/4 ở Trường Tiểu học An Đồng (Hải Phòng): Phụ huynh phát hiện và tố cáo một cô giáo đã phạt buộc một học sinh lớp 3 uống nước vắt từ giẻ lau bảng vì lý do em này hay nói chuyện riêng trong lớp.

- Ngày 5/4 tại Trường THPT Trần Hưng Đạo (Quảng Bình): Thầy giáo chủ nhiệm một lớp 12 của trường bị một nam sinh dùng dao bấm đâm thủng bụng vì lý do đã nhắc nhở HS này xoá hình xăm trên cổ và không cho em vào lớp học để buộc về đi xoá vết xăm.

Có thể nào nghĩ rằng những vụ việc xảy ra dồn dập như thế là sự tình cờ?

Không thể khác hơn là phải nhìn nhận rằng chúng ta đang và sẽ tiếp tục phải nhận những trái đắng từ một nền giáo dục đã hoàn toàn thất bại mà trong đó, cả GV, PH và HS vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm.

Làm sao tạo ra được những nhà giáo có đủ năng lực chuẩn sư phạm khi mà ngay từ trường đại học, các “kỹ sư tâm hồn” tương lai đã phải dành tới gần phân nửa thời lượng học hành cho các môn lý luận chính trị Mác - Lê + Lịch sử ĐCSVN và những hoạt động vô bổ khác không liên quan cũng như không có giá trị gì về mặt chuyên môn? Và phải chăng cũng vì thiếu đào tạo, tu dưỡng nên những khái niệm về đạo đức nghề nghiệp hay lòng tự trọng của nhà giáo đã trở nên xa lạ đối với nhiều người làm thầy ngày nay? Thế nên mới có GV nghĩ ra kiểu trừng phạt độc ác không thể hình dung nổi là bắt học trò chỉ mới 8 tuổi uống nước vắt từ giẻ lau bảng 😡. Thế nên mới có GV câm nín một cách quái đản, không thèm nói năng gì với HS trong tất cả các tiết dạy suốt 3 tháng trời ☹️. Thế nên mới có GV chấp nhận quỳ tới 40 phút trước mặt PH mà trước khi “chịu phạt” còn hỏi PH muốn quỳ kiểu nào 😰. Thế nên mới có chuyện 600 GV ở một huyện của tỉnh Đăklăk phản ứng tập thể, kêu đòi “trả lại tuổi xuân” vì bị cắt hợp đồng đột ngột, làm mất cơ hội vào “biên chế” (!?)... Ngay cả vị “tư lệnh ngành”, trước những thông tin về việc đạo văn có liên quan tới danh dự và uy tín cá nhân của mình, ông cũng chọn thái độ “mần thinh” khó hiểu như văn hóa nói chung của các quan chức VN khi xảy ra “scandal”. Những câu chuyện gây phẫn nộ và “cười ra nước mắt” như thế có lẽ chỉ thấy ở ngành giáo dục VN!

Làm sao có được những thế hệ HS biết “tôn sư trọng đạo” và hiểu cần phải “tiên học lễ, hậu học văn” như hồi xưa, khi mà giờ đây các em phải chứng kiến, đồng thời sống quen với sự dối trá, tính hình thức và lối tư duy thực dụng cứ diễn ra hàng ngày trong ngôi trường mình đang theo học? Thật đau lòng khi thấy ngay cả vị Phó Chủ tịch UBND TP.HCM khi giải quyết vụ việc của em nữ sinh lớp 11 “dám” tố cáo cô giáo 3 tháng không giảng bài, cuối cùng cũng phải chỉ đạo “giải quyết nhanh cho em chuyển trường”. Cả nền giáo dục và cả xã hội đã không thể bảo vệ nổi một học sinh trung thực, để phải chấp nhận cho em rời bỏ trường cũ vì sự dũng cảm của mình 😡. Sự đảo lộn các giá trị và sự xuống cấp của chuẩn mực đạo đức trong mặt bằng văn hóa ngày nay là những cú hích không hề nhẹ góp phần đẩy cỗ xe giáo dục lao xuống dốc nhanh hơn!

Làm sao có được những phụ huynh hiểu biết, sẵn sàng đồng hành, chia sẻ cùng giáo viên và nhà trường trong việc dạy dỗ con cái, một khi chính bản thân họ cũng là thành quả của một nền giáo dục suy đồi do đã “hổng chân” từ lâu bởi thiếu triết lý cũng như những tiêu chuẩn cơ bản của một nền giáo dục tiến bộ?

Nền giáo dục hỏng đào tạo ra những con người hỏng. Con người hỏng lại tiếp tục tạo ra một nền giáo dục hỏng. Đó là cái vòng tuần hoàn luẩn quẩn, như câu chuyện quả trứng và con gà vậy!

Và trách nhiệm này thuộc về ai?

***
Giáo dục là hiện tượng xã hội chỉ có ở con người. Không chỉ đảm lãnh nhiệm vụ trang bị tri thức, kỹ năng cho đối tượng đào tạo, giáo dục còn giúp hình thành nhân cách và xây dựng những hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn phù hợp với đạo đức xã hội. Vì thế, một nền giáo dục thất bại là một nền giáo dục không mang lại hoặc chỉ đạt nửa vời những mục tiêu đó. Hơn 70 năm ở MB và hơn 40 năm ở MN, nền giáo dục của chế độ hiện nay đã trải qua nhiều đợt cải cách nhưng dường như mọi thứ không tiến bộ hơn mà lại càng ngày càng thụt lùi. Hiệu quả đào tạo sút giảm, nền học thuật nặng tính hình thức, giả dối và thiếu thực tế; các giá trị đạo đức bị rẻ rúng và thậm chí bỏ quên; hình ảnh và vị trí người thầy ngày càng xuống cấp... Những vấn đề đó lâu nay đã được đề cập rất nhiều. Cũng không thiếu những giải pháp tâm huyết đóng góp cho đổi mới giáo dục... Nhưng rồi đời bộ trưởng nào lên cũng vẫn chẳng có gì suy suyển, ai cũng “bình chân như vại” để đến khi hết nhiệm kỳ thì mọi thứ vẫn được “bảo tồn” như cũ! Riêng có mỗi chuyện thi cử là năm nào cũng được tích cực đổi mới để thử thách năng lực chạy đua lấy thành tích của thầy và trò ☹️😢.

Những chuyện buồn vừa kể trên chỉ là điểm thêm vài dấu chấm than nữa cho nền giáo dục vốn đã đầy rẫy những dấu cảm thán của chúng ta 😞. Nay nhà đã nát mà người cũng nát thì sao có thể hy vọng “dựng lại nhà, dựng lại người”? Người ta thường nói trông vào giáo dục để biết một quốc gia phát triển như thế nào. Vậy thì cứ trông vào nền giáo dục của nước nhà hiện nay sẽ hiểu chúng ta có thể “sánh vai các cường quốc năm châu” được hay không! 😰😰😰
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:44

(4) NGÀNH GIÁO DỤC TRONG LOẠT THẢM HỌA VÔ GIÁO DỤC: NHÀ TRƯỜNG LÀ TỔ ẤM, KHÔNG PHẢI PHÁO ĐÀI, MẶT TRẬN!

Cù Mai Công


Một loạt các sự kiện tầm cỡ thảm họa trong quan hệ thầy - trò, thầy cô - phụ huynh: từ cô giáo bắt học trò quỳ - phụ huynh bắt cô quỳ lại, cô giáo mấy tháng lên lớp không nói một lời gì với học trò, cô giáo bắt học trò uống nước giẻ lau bảng đến học trò đâm thầy vì thầy phê phán vết xăm của mình; học trò bóp cổ cô giáo; giáo viên bị đánh hơn 3 tuần, Phòng GD-ĐT cố tình không báo; thầy giáo bị đánh gãy xương mũi vì tát học trò...

Rồi giáo viên tố hiệu trưởng ép phá thai để giữ thành tích trường; rồi áp lực học khiến chỉ trong vài ngày, một nam sinh Cao Thắng nhảy lầu, một học sinh giỏi tự tử...

Dù chỉ một số trường hợp, không thể nói đây chỉ là là hiện tượng cá biệt vì những thầy đánh trò, trò đánh thầy, bảo mẫu hành hạ các bé, học sinh tự tử vì áp lực học... vốn đã có từ lâu mà lần này, nó nở rộ thôi...

Phản ứng ra sao trước loạt sự việc không thể nói khác từ thảm họa được này, ngành giáo dục làm gì? Làm việc với Tổ công tác của chính phủ, Bộ trưởng Giáo dục Phùng Ngọc Nhạ tuyên bố: Sẽ chấn chỉnh, sẽ đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong nhà trường, cả với thầy lẫn trò bằng bộ quy tắc ứng xử trong nhà trường.

Rồi ngày 5-4, Bộ trưởng Nhạ gửi công văn đề nghị chủ tịch các tỉnh, thành tăng cường đảm bảo an ninh cho trường học.

Toàn những chủ trương, quy định, ứng xử không mới và có lẽ ít ai tin hiệu quả của nó. Trong khi đó, ngày 11-4, Bộ GD-ĐT phối hợp ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao chất lượng và uy tín quốc tế của các trường ĐH Việt Nam”. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ bày tỏ quyết tâm đưa giáo dục ĐH Việt Nam vào "cuộc chơi toàn cầu" của các bảng xếp hạng uy tín, chứ "không thể một mình một sân mãi". Và "nhiệm vụ trọng tâm" là xếp hạng đại học.

Trước đó là sau yêu cầu của Thủ tướng, chỉ rà soát một lần và chắc chắn vẫn chưa kỹ, chỉ tính năm 2017, ngành giáo dục lòi ra vài chục ông bà giáo sư, phó giáo sư không đạt chuẩn.

Ngay Bộ trưởng bộ Giáo dục - đào tạo cũng bị tố "đạo văn", gây ồn ào trong dư luận gần đây mà tới giờ ông vẫn chưa chính thức trả lời.

Chủ nghĩa tranh đoạt thành tích, chức danh tràn lan trong ngành, từ cấp cao nhất cho đến tận các trường tiểu học, mầm non như vậy bảo sao môi trường giáo dục lành mạnh được.

"Kẻ nào hiếu danh, việc làm thường giả dối" (Lã Khôn). Sống trong môi trường giả dối, tranh giành như vậy thì những thảm họa sẽ chỉ là một tất yếu, không hôm nay thì ngày mai.

Chúng ta không phủ nhận những tác động của bên ngoài, xã hội và gia đình, nhưng môi trường mô phạm, tức khuôn mẫu cho học trò xưa nay phải là khuôn mẫu về nhân cách, trình độ của người thầy - dù cho bên ngoài thế nào chăng nữa.

Trong đó, nhân cách lớn nhất mà nhà trường, ngành giáo dục cần phải xem là nhiệm vụ trọng tâm: đó phải là nơi truyền giảng yêu thương; là môi trường thật sự của yêu thương giữa các thành viên trong đó: thầy với trò, trò với thầy, trò với trò, thầy với thầy...

Khi có thầy trò vẫn còn ít nhiều mất niềm tin và chỗ dựa trong cuộc sống, gia đình thì trường lớp phải là tổ ấm cuối cùng, chứ không phải là "pháo đài" như vô số băngrôn trên đường phố, trước cổng trường, trong sân trường lâu nay.

Ít ngày nữa là dịp 43 năm chấm dứt chiến tranh trên đất nước ta. Nhà trường hôm nay phải là tổ ấm, không phải pháo đài. Thầy trò là để yêu thương không phải để đánh đấm!

Phải "Dựng lại người, dựng lại nhà" (Trịnh Công Sơn): "Ta cùng lên đường, đi xây lại tình thương - Lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương - Những đứa con là sông mừng hôm nay xóa hết căm hờn ...".

Sánh vai với ai, về chuyện gì? 411


Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:47

(5) Một nền giáo dục khổ sai

Hoang Linh

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!

Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.

Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.

Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!

Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.

Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.

“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.

Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.

Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm ... giám thị ... chủ nhiệm lớp ... chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ... Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi! Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng  (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng "em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?" ). Bởi vậy áp lực rất kinh khủng ... Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...! Ngày được đi ra khỏi trường ... cảm giác nó khó tả lắm... kiểu như "đã đc đầu thai rồi đó"!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.

Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài... không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.

Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.

Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.

Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân.

Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử? Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai? Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.

Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó!
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Sun 02 Sep 2018, 13:57

(6)  LS Lê Ngọc Luân

KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA 😱 Hãy cố gắng chịu đựng nghe "thầy giáo" giải đáp câu hỏi của học sinh trong clip dưới đây nhé Wink Tôi suýt bể bụng và hồn xiêu phất lạc khi nghe "lời răn" của thầy.

P/S (Pê Ếch): Bộ trưởng Bộ giáo dục tương lai nước nhà là đây chứ đâu. Haiza


https://www.facebook.com/100009641314161/videos/667637816900923/
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Mon 03 Sep 2018, 09:22

Trà Mi đã viết:
(6)  LS Lê Ngọc Luân

KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA 😱 Hãy cố gắng chịu đựng nghe "thầy giáo" giải đáp câu hỏi của học sinh trong clip dưới đây nhé Wink Tôi suýt bể bụng và hồn xiêu phất lạc khi nghe "lời răn" của thầy.

P/S (Pê Ếch): Bộ trưởng Bộ giáo dục tương lai nước nhà là đây chứ đâu. Haiza


https://www.facebook.com/100009641314161/videos/667637816900923/
Tỉ ui,T đọc đâu đó câu này " nhìn bộ mặt gd sẽ hiểu ngay vận mệnh đất nước
Cám ơn tỉ về bài viết này nha tỉ
Về Đầu Trang Go down
buixuanphuong09

buixuanphuong09

Tổng số bài gửi : 37023
Age : 85
Registration date : 28/02/2012

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Mon 03 Sep 2018, 10:32

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
(6)  LS Lê Ngọc Luân

KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA 😱 Hãy cố gắng chịu đựng nghe "thầy giáo" giải đáp câu hỏi của học sinh trong clip dưới đây nhé Wink Tôi suýt bể bụng và hồn xiêu phất lạc khi nghe "lời răn" của thầy.

P/S (Pê Ếch): Bộ trưởng Bộ giáo dục tương lai nước nhà là đây chứ đâu. Haiza


https://www.facebook.com/100009641314161/videos/667637816900923/
Tỉ ui,T đọc đâu đó câu này " nhìn bộ mặt gd sẽ hiểu ngay vận mệnh đất nước
Cám ơn tỉ về bài viết này nha tỉ
Huynh cả đời chân lấm tay bùn không hiểu được nhiều về ngành giáo dục, nhưng mà quả thật cũng ́rất lo, nhưng chỉ là "lo bò trắng răng", huynh sắp về cát bụi, việc đó để con cháu nó lo.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10552
Registration date : 23/11/2007

Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13Mon 03 Sep 2018, 11:13

buixuanphuong09 đã viết:
Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:
(6)  LS Lê Ngọc Luân

KINH THIÊN ĐỘNG ĐỊA 😱 Hãy cố gắng chịu đựng nghe "thầy giáo" giải đáp câu hỏi của học sinh trong clip dưới đây nhé Wink Tôi suýt bể bụng và hồn xiêu phất lạc khi nghe "lời răn" của thầy.

P/S (Pê Ếch): Bộ trưởng Bộ giáo dục tương lai nước nhà là đây chứ đâu. Haiza


https://www.facebook.com/100009641314161/videos/667637816900923/
Tỉ ui,T đọc đâu đó câu này " nhìn bộ mặt gd sẽ hiểu ngay vận mệnh đất nước
Cám ơn tỉ về bài viết này nha tỉ
Huynh cả đời chân lấm tay bùn không hiểu được nhiều về ngành giáo dục, nhưng mà quả thật cũng ́rất lo, nhưng chỉ là "lo bò trắng răng", huynh sắp về cát bụi, việc đó để con cháu nó lo.

Lãnh đạo VN thì chắc đang để cho TQ lo!   :potay:

_________________________
Sánh vai với ai, về chuyện gì? Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Sánh vai với ai, về chuyện gì? Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Sánh vai với ai, về chuyện gì?   Sánh vai với ai, về chuyện gì? I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Sánh vai với ai, về chuyện gì?
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» 4 chữ
» Chuyện cách nhật
» CHUYỆN NGÀY SAU ... Nhát gan xin đừng đọc
» Những chuyến di cư vĩ đại
» Chuyện bãi biển
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: GIẢI TRÍ :: Quê Hương yêu dấu :: Giáo dục-