Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông   Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông I_icon13Thu 16 Aug 2018, 11:15

Bẫy nợ


Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Ba%25CC%2582%25CC%2589y%2Bno%25CC%259B%25CC%25A3%2Bta%25CC%2580u-danlambao


Đồ Hiếm (Danlambao) - Trung Cộng hiện đang là một nước có nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, cộng thêm với truyền thống đại hán bành trướng, chúng luôn tìm đến các nước nghèo, chậm tiến, và chế độ độc tài với tham nhũng lại càng thuận lợi cho âm mưu giăng bẫy và bắt mồi của TC. Thoạt tiên TC dùng chiêu hỗ trợ cho mượn tiền dưới hình thức ODA (Official Development Assistance là các khoản cho vay lãi suất thấp dưới 2-3%), đến khi các món nợ chồng chất không trả nỗi, Tàu cộng sẽ lộ bộ mặt đại hán bành trướng, xiết nợ bằng cách ra điều kiện buộc các nước này phải nhượng đảo, đất đai, hải cảng, lãnh hải... với vị trí chiến lược quan trọng để cho TC thuê (trừ nợ) dài hạn hay biến thành đặc khu kinh tế. Nguy hiểm hơn nữa là các đặc khu kinh tế này có thể trở thành căn cứ quân sự của TC khắp nơi trên thế giới. Có rất nhiều nước đang bị TC cho vào bẫy nợ hiện nay như là Tích Lan (Sri Lanca), Tây Hồi (Pakistan), Montenegro, Maldives... và dĩ nhiên có Cờ (Campuchia), Lờ (Lào), Mờ (Miến) và V(ờ)N(ờ).

Một trong những cái bẫy của TC đang chơi khăm VN: Đó là dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (ĐSCLHĐ) chạy dài trên 13 km với 12 nhà ga, khởi đầu từ nhà ga Cát Linh được xây dựng trên phố Hào Nam và ga cuối là nhà ga Hà Đông. Chủ đầu tư là Cục Đường Sắt Việt Nam và nhà thầu là Công ty TNHH Tập đoàn Cục 6 Đường Sắt Trung Quốc theo vốn đầu tư ODA. Hãy nhìn vào dự án này, là dân ta có thể nhận rõ ra cái bẫy nợ Tàu cộng và rút ra được các bài học để áp dụng cho sự chống đối dự án Ba (tàu) ĐKKT sắp tới.

Dự án ĐSCLHĐ được thực hiện từ 2008 và ban đầu dự kiến đến tháng 11/2013 hoàn thành. Nhưng đến tháng 10/2011 mới khởi công và dự định hoàn thành dời đến tháng 6/2014. Vậy mà đến nay dự án ĐSCLHĐ vẫn đang trong tình trạng thi công dang dở, vì lý do tăng vốn lên quá cao. Trong hợp đồng phê duyệt ban đầu của Bộ Giao Thông Vận Tải, dự án có tổng mức đầu tư 553 triệu USD: VN chi ra 134 triệu USD (24.2%), Tàu cộng cho vay 419 triệu USD (75.8%). Tuy nhiên đến cuối năm 2016 dự án đã tăng giá lên 868 triệu USD, dù đã quá hạn hoàn thành công trình 2 năm! Nghĩa là dự án tăng thêm hơn gấp rưỡi (158%) giá trị ban đầu: Trong đó VN chi thêm 65 triệu USD, TC tăng thêm tiền cho vay 250 triệu USD. Nhìn lại, ta thấy rõ một chuỗi sai phạm ngay từ ban đầu như sau:

Hoàn toàn không minh bạch về quy trình chọn nhà thầu lúc ban đầu:

Đến nay tính sơ chi phí đã lên đến 67 triệu USD cho mỗi km đường sắt Cát Linh-Hà Đông, trong khi các nhà thầu khác như Pháp, Nhật họ đưa giá xin thầu chỉ xê xích 39-49 triệu USD/1km mà thôi, nhưng bảo đảm uy tín và kỹ thuật của các nhà thầu này vượt rất xa nhà thầu TC. Nhà thầu TQ trúng thầu vì đưa giá rẻ hơn, nhưng bây giờ đội vốn thì tính ra lại mắc hơn rất nhiều. Mặc dù phía TC kéo dài tiến độ thi công, phía VN vẫn phải đều đặn trả tiền lãi 1,2 tỷ/ngày (hay 396 tỷ/năm) cho dự án, sau 7 năm đã dồn lên tới 2772 tỷ hồ tệ (~ 70 triệu USD). Sau kỳ tăng nợ vay lần 2, mỗi năm Việt Nam phải trả cả nợ gốc cùng lãi cho khoản vay bổ sung 250 triệu USD từ TQ là 650 tỷ đồng, và còn phải trả bao lâu thì không được minh bạch! Dân hỏi: Đứa nào quyết định chọn thầu Tàu cộng? Đứa nào nhận tiền và được lại quả lúc bao nhiêu khi ký dự án cho Tàu cộng?

Hoàn toàn không có quy định xử phạt nhà thầu, khi công trình bị kéo dài tiến độ thi công: 

Dự định đến 2014 hoàn tất, nhưng đến 2016 mới thông báo là thiếu vốn. Tại sao nhà thầu hoàn toàn không bị phạt hay bị chấm dứt hợp đồng? Dù nhà thầu Tàu cộng có thể ngưng nghỉ vì bất cứ lý do gì, nhưng tiền thuế dân vẫn bị khấu trừ để trả lãi. Dân hỏi: Đứa nào không dám phạt tiền nhà thầu Tàu cộng? Đứa nào giám sát công trình mà không có báo cáo kịp thời?

Hoàn toàn không báo cáo quốc hội: 

Theo luật hiện hành, khi công trình vượt qua ngưỡng 10% tổng chi phí, Bộ GTVT phải đệ trình sang xin phép Quốc hội. Đằng này bất chấp luật lệ, thủ tướng vẫn ngang nhiên ký duyệt cho phép Bộ GTVT rút công quỹ tiếp tục đầu tư, như thế chẳng khác nào đem tiền dân "cúng" cho Tàu cộng. Dân hỏi: Đứa nào chủ trương không báo qua quốc hội? Đứa đại biểu nào chịu trách nhiệm cho thông qua số tiền đầu tư mà không xem xét hay kiểm tra ?

Còn đảng cs, còn láo và lừa: 

Bộ GTVT trí trá đưa ra các giải thích, sở dĩ công trình chưa hoàn tất là vì người dân không hài lòng với giá cả giải tỏa mặt bằng, là phải điều chỉnh thiết kế nhiều lần bổ sung thêm các công trình phụ và cuối cùng là do biến động giá nguyên liệu! Đây là công trình quốc gia nên chắc chắn bên nhà thầu TC đã phải hạch toán hết những hệ số biến động này vào tổng kinh phí, khi đưa ra số tiền xin đấu thầu, chứ không phải chuyện xây chuồng "heo Đỗ Mười" ở góc vườn, hoặc xây "lăng bác" trên cầu cá tra, mà làm tới đâu mua vật liệu tới đó. Dân hỏi: Đứa nào che đậy, lập lờ sổ sách tài chính kế toán như mèo dấu c...t ?

Kéo dài và đôn giá dự án để biến thành bẫy nợ: 

Nợ ban đầu ODA tuy là nợ cho vay với lãi suất thấp dưới 2-3%, nhưng khi kéo dài thời gian hàng chục năm (đến nay đã là 10 năm) và tính thêm mức lạm phát (> 3%), thì sau 20-30 năm, chỉ riêng lãi suất thôi sẽ bằng gấp 3 lần vốn vay nợ ban đầu (Thí dụ: lãi + lạm phát là 5%/năm, sau 30 năm tiền lãi sẽ tăng giá trị bằng 332% vốn vay). Nói dễ hiểu, nếu chỉ trả lãi thôi, thì việc trả lãi nợ sẽ kéo dài vĩnh viễn và món nợ biến thành nợ xấu hay lọt vào "bẫy nợ", đúng như âm mưu của Tàu cộng đã sắp xếp. Hãy nhìn Hoàng Sa và Trường Sa để ghi nhớ bài học "bẫy nợ" mà TC đã xiết nợ sau khi viện trợ vũ khí cho Miền Bắc vào cưỡng chiếm Miền Nam hãy còn rành rành ra đó thôi! Dân hỏi: Đứa nào nói "dự án này là chủ trương (bán nước) lớn của đảng"? Đưa nào nói "Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai"?

Hãy nghe các bạn trẻ trong nước và báo chí nước ngoài nói là trung thực nhất:

@Đoàn Dũng: TQ chơi mình thôi chứ nó thiếu gì tiền. Công trình quan trọng thế mà chỉ vì khi ký hợp đồng rẻ hơn Nhật một chút mà giờ giá thành đã đắt hơn của Nhật rồi mà vẫn bị chậm tiến độ. Thật không hiểu VN tính toán thế nào? Làm với TQ giá ban đầu thấp, lại quả thì nhiều dù biết rằng sau này có đội giá. Làm với Nhật thì ko có lại quả, đây mới là lý do.

@Chien Binh: Quá bức xúc với TQ, họ đã gây ra biết bao thiệt hại cho nhân dân và đất nước ta, vậy mà tại sao vẫn cứ cho các nhà thầu TQ tham gia vào các dự án quan trọng, rồi bọn gian thương TQ trá hình làm người du lịch vào nước ta ngầm phá hoại sản xuất của VN vậy mà các cấp chính quyền không có biện pháp ngăn chặn? Tôi nghĩ Tổ quốc ta đang lâm nguy rồi.

Tờ báo của Nhật Nikkei Asian Rewiew tường thuật thêm một chi tiết sở dĩ đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị trì hoãn là vì TC chưa giải ngân khoản vay 250 triệu USD trong tổng số 669 triệu USD đã hứa cho VN vay. Nikkei Asian Rewiew cũng ghi nhận: "Vật liệu kém chất lượng, việc lắp đặt bị lỗi và công nhân không được đào tạo gây ra mối quan ngại về an toàn." Đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị xem là ví dụ điển hình cho các dự án của nhà thầu Trung Quốc có vấn đề. Khảo sát cho thấy hầu hết các dự án này đều bị quan ngại về chất lượng, tiến độ chậm trễ và đội chi phí quá mức. Điển hình là sân vận động quốc gia Mỹ Đình với mức đầu tư 69 triệu đôla; việc mở rộng khu phức hợp thép trị giá 360 triệu đôla ở tỉnh Thái Nguyên; nhà máy sắt thép 264 triệu đôla ở tỉnh Lào Cai; một dự án bauxite trị giá 1,4 tỷ đô la ở Tây Nguyên...

Dân mình bây giờ ai cũng cũng biết bắt tay với TC thì các quan đỏ không chỉ được lại quả (theo luật bất thành văn: 50% tổng công trình), mà còn tha hồ được đội vốn một cách tùy tiện, không bị tố giác. Tiền dân đổ mồ hôi xót con mắt, mà đảng cộng nô thẳng tay bòn rút, rồi lại thêm các sai phạm kỹ thuật, tác hại môi trường, an ninh quốc phòng, thiếu an toàn gây nguy hại cho tính mạng người sử dụng thì chung cuộc cũng đổ xuống đầu dân đen lãnh đủ. Nói có sách mách có chứng liền:

Kỹ thuật công trình: Từ 3 năm trước, ĐSCLHĐ đã uốn lượn, nhấp nhô, lên xuống... với công nghệ 4.0 ma-dzê China góp phần biến Hà Nội thành thành phố thông minh đầu tiên trên thế giới theo lời Thủ niểng Phúc! 

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông WjNWOV5lln7Qr0OnZho2CJeqeU8dDMxHVlTuoiZGAkF5y2nS5Wt38BqHX6UMWl_tyaXkFSAZIfqShfWZhCsfh41vx4k_y5hQvQpK_fI018umu3xT9LYJwmgVW6mtcG6gRuUM_2ahTFkaALVhng


Phẩm chất công trình: ĐSCLHĐ chưa đưa vào hoạt động mà một số đinh ốc, đường ray nhiều nơi đã bị hoen rỉ, so với đường sắt mà Pháp xây cho VN hơn trăm năm vẫn phơi gan cùng sương gió!

Phụ thuộc trong tương lai: TC lưu manh cho gắn những thanh ray to hơn tiêu chuẩn quốc tế, để VN chỉ phải mua các toa xe lạc hậu, kém chất lượng còn tồn đọng trong các nhà kho bên TC và sau này đường sắt VN có muốn tân trang thì lúc đó TC tha hồ mà hét giá (Xem từ phút 6‘:50“ video). Chưa kể, chỉ là kỹ thuật lái tàu và kiểm tra điều hành mà cần đến hơn 200 người phải qua học TQ (Sao TQ không gửi chuyên viên qua VN đào tạo, hay đây là 200 chuyên viên Tàu vào Hà Nội nằm vùng?).

Ô nhiễm môi trường: Sau khi đốn chặt hơn 2000 cây xanh trăm tuổi, Hà Nội hiện nay được xếp hạng vào trong 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Khi ĐSCLHĐ xuất hiện, người dân thủ đôi sẽ được trải nghiệm hầu như suốt ngày: Tiếng ồn, rung động và khí thải từ nguồn điện cung cấp cho tàu điện.

Hán hóa: Mấy ngày qua, nhiều người đi đường thấy tại các nhà ga trên tuyến đường sắt  Cát Linh - Hà Đông gắn biển tên chữ Tàu. Đáng chú ý, phần chữ Tàu lớn hơn và phía trên chữ Việt nhỏ hơn bên dưới. Khi bị chất vấn, ban quản lý dự án cho biết tổng thầu phía TC đã tự ý dán lên để công nhân TC... dễ đọc! À thì ra hoàn toàn dùng công nhân Tàu trong các dự án thầu TC. Nên công nhân Việt phải biệt xứ đi lao nô nước ngoài, vì ở quê nhà công nhân Tàu "ngon (lành)" hơn công nhân Việt.

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông GDWJ4r6cmMTyxCtxYhl3hYAI_DK9VWzxfeizc20DokWJ1AVC3wPclIggmAMv7_Q8tig-GSSBOxISwyEKWBgeW1JgYSLGePnQYlAAjoY0V98KkAEbDVD6GLY7cBnDFtap3OyUtwUVwP9IKI1pTA


An ninh quốc phòng: Dự án ĐSCLHĐ núp bóng vốn ODA, nhưng dưới dạng Hợp đồng tổng thầu EPC (Engineering Procurement and Constructio). EPC là một loại hợp đồng xây dựng, mà nhà thầu thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công. Dễ hiểu: Từ A-Z: nhân sự- máy móc là ma-dzê chai-na, sau khi hoàn thành, các cấp tình báo Hoa Nam có thể ngồi "bên kia biên giới là nhà" mà quan sát qua camera, điều khiển từ xa qua internet mọi giao thông tại Hà Nội, và có khả năng gây sức ép lên VN bằng những "sự cố trừng phạt" lên giao thông tại thủ đô, tùy theo đám con hoang Ba Đình có biết nghe lời hay không.

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông BdW8qGIebhhD4XTseXB6rpvS0sGZZu7-jINnTzQiYGcUVQYHKvhQYVv2MHViWwGi_KYJeUFSGUDI8qmYSY7ey617dabO9tvYTkPAhmbpjacp9gcUQFyjhwFdRN314xD8AQRFdB1wZmAZY5jZEQ


Dù biết Trung Cộng luôn ôm mộng bành trướng với chiêu trò bẫy nợ, nhưng vì ngu dốt lại thêm tham tiền cũng như quyết tâm làm tay sai cho Tàu, nên đảng cộng nô đã đưa cả dân tộc VN vào bẫy nợ tức là sa lầy vào con đường nô lệ Bắc thuộc. Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ là một ga trên con đường "bán nước nhanh", trạm tới là Ba (Tàu) Đặc Khu Kinh Tế và đích đến cuối cùng là Mật nghị Thành Đô.

Vì sự tồn vong của dân tộc, hãy hành động: 

"2 tháng 9, ngày toàn dân tổng nổi dậy với mọi hình thức và mọi khả năng!"

12.08.2018
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông   Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông I_icon13Thu 16 Aug 2018, 11:19

Tàu về Tàu



Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông The%25CC%2589%2Ble%25CC%2582n%2Bta%25CC%2580u%2Bca%25CC%2581t%2Blinh%2Bha%25CC%2580%2B%25C4%2591o%25CC%2582ng-danlambao


CTV Danlambao - Sau 6 lần lùi rồi tiến, loay hoay đến 7 năm thì hôm 09.08.2018, dự án tuyến đường sắt trên cao nhiều tai tiếng tại Hà Nội vừa chạy thử nghiệm trên đường ray tuyến 2A từ Cát Linh đi Hà Đông.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông có chiều dài 13,05km, xây dựng bằng vốn vay của Tàu cộng với các điều kiện đi kèm như: phục vụ xây lắp, mua đoàn tàu, thiết bị, đào tạo, vận hành và tư vấn giám sát đều do các "đồng chí lạ" thực hiện.

Dự án bắt đầu chính thức xây dựng vào ngày 10/10/2011 với dự kiến sẽ hoàn tất vào tháng 6/2014. từ tháng 10/2014 đến tháng 6/2015 sẽ tổ chức chạy thử và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 30/6/2015. 

Tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến hơn 552,8 triệu USD, trong đó, vốn vay từ Tàu cộng là 419 triệu USD.

Tuy nhiên, dự án liên tục bị đình trệ do phải xác định lại tổng mức đầu tư và đợi vốn vay giải ngân. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư dự án được điều chỉnh thành 868,04 triệu USD (đội vốn hơn 315 triệu USD, hơn 40% tổng mức đầu tư ban đầu). Trong đó, phần vốn vay của Tàu tăng lên 250,62 triệu USD.

Hiện nay, mỗi năm Việt Nam phải trả nợ cho Tàu cộng 650 tỷ đồng cho chỉ riêng khoản bị “đội vốn” (250,62 triệu USD) trong dự án này. Chưa kể khoản vay 419 triệu USD. 

Công nghệ được sử dụng cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là công nghệ từ Tàu cộng, vốn đã lạc hậu và không còn được sử dụng trên thế giới. Ông Đinh La Thăng, khi còn là Bộ trưởng Bộ GTVT từng cho biết: Nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém” nhưng không thể thay.

Trong ngày 11 tháng 08, mạng xã hội facebook tại Việt Nam lan truyền mạnh mẽ một bức hình chụp lại tấm “Thẻ Lên Tàu” thuộc Dự án đường sắt đô thị Hà Nội. Tấm thẻ sử dụng song ngữ Việt, Hoa do Cục 6, đường sắt Tàu cộng đóng dấu đỏ. 

Trên trang facebook cá nhân của mình, nhà văn Đoàn Bảo Châu viết: “Đây là một bước chuẩn bị cho một điều gì khác chăng? Tôi sẽ không bước chân vào tàu nếu phải cầm cái thẻ Tàu này.”

Tại sao tàu ở Hà Nội phải ghi tiếng Tàu? Phải chăng, CSVN đang phải gấp rút thực hiện những bước cuối cùng trong Hiệp ước Thành Đô nhằm sáp nhập Việt Nam thành một tỉnh của Tàu cộng?

12.08.2018
Về Đầu Trang Go down
tvqm



Tổng số bài gửi : 143
Registration date : 07/06/2018

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông   Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông I_icon13Wed 20 Mar 2019, 06:30

Cho Trung Quốc xây đường cao tốc, Việt Nam đưa đầu vào thòng lọng.

VOA 18/3/2019



Ít ngày sau khi có tin một hãng Trung Quốc đề xuất được xây cao tốc cho Việt Nam, nhiều người Việt bày tỏ lo lắng trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA. Thậm chí, một nhà báo kỳ cựu ví việc để cho Trung Quốc thực hiện các dự án lớn cũng giống như “đưa chủ quyền quốc gia vào thòng lọng” của nước này.


Hơn một tuần trở lại đây, nhiều báo trong đó có VnEconomy, CafeF, Đất Việt và Thanh Niên cho hay Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam được tham gia đầu tư vào Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông. 


Các bản tin nói nhà đầu tư của Trung Quốc thậm chí còn bày tỏ sẵn sàng ứng vốn của họ ra để làm toàn tuyến.


Theo một bài của báo Tiền Phong, tổng mức đầu tư dự kiến là gần 119.000 tỉ đồng (hơn 5,3 tỉ đô la) để xây dựng mới 654 kilomet đường thuộc dự án. 


Theo tìm hiểu của VOA, khi hoàn thành, tuyến đường được xem như xương sống của đất nước sẽ đi qua 13 tỉnh thành, chạy từ Hà Nội tới Vĩnh Long. Nó bao gồm phần đường sẽ xây mới kể trên nối vào một số đoạn đường bộ cao tốc đã đưa vào sử dụng, như đường Pháp Vân-Ninh Bình, hay Đà Nẵng-Quảng Ngãi. 


Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Việt Nam, khuyến cáo nhà chức trách “cần xem xét thật kỹ” việc nhà thầu Trung Quốc muốn tham gia làm tuyến đường cao tốc huyết mạch của Việt Nam, theo một bài báo đăng hôm 18/3 trên trang Soha.


Ông Hòa dẫn ra công trình đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội như là một bằng chứng về một số dự án do các nhà thầu Trung Quốc làm nhưng “hiệu quả đầu tư không tốt dẫn đến đội vốn, chậm tiến độ hoàn thành, khiến dư luận bức xúc”.


Dẫn tài liệu của Bộ Giao thông Vận tải, các báo Việt Nam trong đó có Dân Việt và Nhà Đầu Tư hồi cuối năm 2018 nói rằng số tiền chi cho dự án Cát Linh-Hà Đông tăng từ 8.769 tỉ đồng lên 18.000 tỉ đồng, đội vốn hơn 9.200 tỉ đồng. 


Bên cạnh đó, VOA được biết theo hợp đồng ban đầu dự án lẽ ra phải đi vào hoạt động từ năm 2014, nhưng đến thời điểm giữa tháng 3/2019 vẫn chưa chính thức vận hành, như vậy tiến độ bị chậm 5 năm.

Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông EE7ACA95-6AEF-449E-AA24-6D7A4B3262BA_w408_r0_s
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đến nay chậm tiến độ 5 năm


“Chúng ta đang rất cần vốn cho phát triển giao thông nhưng không vì điều đó mà đánh đổi lấy những hệ lụy, tiêu cực về sau như đội vốn, kéo dài thời gian, chất lượng thấp... gây tổn hại cho đất nước, nhân dân", Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói với Soha.


Ông Hòa cũng nhấn mạnh rằng trong quá trình xem xét đề xuất của nhà thầu Trung Quốc, nhà chức trách Việt Nam “cần làm rõ tiềm lực, họ đã từng thi công các công trình nào, chất lượng, tiến độ ra sao, giá thành thế nào...”


Lời cảnh báo từ vị đại biểu quốc hội được cộng hưởng bởi các quan điểm do một số Facebooker nổi tiếng và nhiều người sử dụng mạng xã hội khác đưa ra trong mấy ngày nay, theo quan sát của VOA.


Trên trang cá nhân có tổng cộng hơn 90.000 người theo dõi, nhà báo kỳ cựu Hoàng Hải Vân cũng nêu ra dự án Cát Linh-Hà Đông như một ví dụ, ngoài ra ông cũng nhắc đến sân vận động Mỹ Đình ở Hà Nội do nhà thầu Trung Quốc xây dựng, để gióng lên hồi chuông báo động rằng nếu đại công trình cao tốc Bắc-Nam giao cho Trung Quốc, “đất nước sẽ rơi vào đại họa”. 


Tiếp đến, ông Vân đưa ra lời nhận định gây lạnh xương sống: “Đây không chỉ là cái bẫy nợ nần hàng chục tỉ đô la đè nặng nhiều thế hệ, đây còn là cái thòng lọng thít chặt chủ quyền đất nước không thể thoát ra được trong khi chủ quyền biển đảo đang bị Trung Quốc đe dọa hàng ngày”.


Bài viết của Facebooker nổi tiếng được 490 người chia sẻ và nhận 2.600 phản ứng yêu, thích.


Một nhà báo khác, ông Mạnh Quân, có trang Facebook cá nhân được tổng cộng hơn 35.000 người theo dõi, viết rằng tuy không phủ nhận là Trung Quốc “vĩ đại, giỏi giang”, song cần nhận thấy Trung Quốc “chỉ làm những điều tốt đẹp nhất cho đất nước của họ thôi và thải ra, mang qua những nước khác tất cả những thứ cặn bã, lạc hậu của họ...”



Ông Quân đưa ra nhận định cá nhân rằng Việt Nam “có lẽ là một trong những nước hứng những rác thải công nghệ, máy móc...lạc hậu nhất của Trung Quốc”. 


Để củng cố cho lập luận của mình, nhà báo này nêu ra một số dự án của Trung Quốc ở Việt Nam có hiệu quả tồi tệ, mà theo lời ông “đã thua lỗ hoặc phá sản với qui mô cộng lại chắc đã lên tới hàng trăm ngàn tỷ đồng”. 


Đó là “Dự án Đạm Ninh Bình (700 triệu đô la), 4 dự án Ethanol đã phá sản...và đỉnh cao đang là dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, không biết bao giờ mới vận hành”, ông Quân viết.


Nhà báo này kết luận bài viết của mình với lời khẳng định rằng nếu nhà thầu Trung Quốc “lại trúng thầu” trong dự án cao tốc Bắc-Nam, điều đó “có nguy cơ là thảm họa - bẫy nợ lớn nhất mà VN có thể sẽ rơi vào”. 


Ông Quân bày tỏ mong muốn những người có trách nhiệm “nhìn lại hết tất cả các dư án, công trình mà Trung Quốc được làm trên đất Việt Nam này và cả nhiều quốc gia khác để mà tỉnh ngộ”.


Đề tài này cũng thu hút nhiều thảo luận trên các diễn đàn mạng xã hội. Trên hai trang Góc nhìn Báo chí-Công dân và Bàn luận về Kinh tế-Chính trị, hàng trăm người bày tỏ ý kiến, trong đó nhiều người đồng ý với đề xuất rằng nếu chính phủ Việt Nam muốn vay vốn Trung Quốc để làm cao tốc Bắc-Nam, họ cần phải trưng cầu ý dân, vì việc này liên quan đến an ninh quốc gia, sự tồn vong của dân tộc.
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông   Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Dự Án Đường Sắt Cát Linh - Hà Đông
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Long Phụng Khúc (Karaoke) - Vũ Linh , Tài Linh
» Lưu bút ngày xanh - Linh Tâm, Tài Linh
» HSN-KHÁNH LINH
» Sự tích hoa linh lan
» Việt Điện U Linh Tập
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: KIẾN THỨC và CUỘC SỐNG :: Tin tức, thời sự-