Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:07

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Trang Phật Học

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2  Next
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Mon 14 May 2018, 21:07

Trang Phật Học  OKQaTi21_GudNqw3PGzDJC61zZKwH85DY1wQctk-qm5V_BGgOtvEhadLGryJdMxMUVWIcrYwL9k0piY_2J7NbuGgDJbCtIZebcB3eLX5yeB5K4xUDyvLVkVww70aTS3ud14Xj04l


BÁT NẠN
---
* Bát nạn là tám sự rủi ro, tám chỗ chướng nạn, cũng kêu là Bát vô hạ, tức tám chỗ không rảnh
* Địa ngục: Thác sanh vào địa ngục luôn bị hình phạt đau đớn thống thiết không nhớ nghĩ đến việc tu hành, dầu có nhớ nghĩ cũng không tu được, bởi vì tâm trí lúc nào cũng hoảng hốt lo sợ.
* Ngạ quỉ: Thác sanh vào loài ngạ quỉ, luôn bị đói khát bức bách, khốn khổ vô cùng làm sao mà tỉnh tâm để quán niệm tu hành.
Súc sanh: Thác sanh làm súc sanh * (thú vật) tâm trí ngu tối chẳng phân biệt được chánh tà, cả ngày chỉ biết ăn no rồi ngủ, đâu thể tu trì.
* Bắc cô lô châu: Người ở châu này cứ hưởng sự sung sướng mãi nên không đoái hoài đến việc tu học.
* Vô tưởng thiên: Là cảnh trời vô tưởng, cảnh trời thọ lâu, lại không có tâm tư tưởng, nên không tư duy kiến tu đạo nghiệp.
* Manh, lung, ám, á: Tức sanh làm người bị đui, điếc, câm, ngọng khó có thể tu học.
* Thế trí biện thông: Hạng người này ỷ mình thông minh biện luận thế sự, cao ngạo khó tu học.
* Sanh tiền hậu Phật: Tức sanh ra nhằm thời trước Phật, hoặc sau Phật hai thời kỳ ấy Đạo Phật không được pháp triển nên tu học chậm tiến.
Chúng sanh an ủi sanh vào tám cảnh ngộ trên thì chẳng có thể tu hành thành đạo, vậy nên con người không ở tám chỗ nạn ấy phải lo tinh tấn tu học, kẻo một mai sa đọa khó có dịp tu hành cho thành đạo. 
Tục ngữ có câu: “Phật còn mang tám nạn huống chi người sao khỏi ba tai” nên gắng tu tập.
Niết Bàn Kinh quyển 2 có dạy rằng này chư Tỳ Kheo lìa khỏi tám nạn là được làm người, thì khó lắm vậy, các ngươi được gặp ta đừng để cho qua không.
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
---------


Được sửa bởi mytutru ngày Wed 30 May 2018, 05:18; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tứ Diệu Đế    Trang Phật Học  I_icon13Mon 14 May 2018, 23:18

Trang Phật Học  -Hp4A-8l0Vo7JymjsYW-iNcazvczFeeIx0VCmtWPNs3V95ZCltvB1Nr4aWGVPj-WyJCmebBqEQ14b44cpi-iq7Icmk2tYelgNTkjFAyXhZS1Z4FdsR1h_-s4HNNjLb15onBIhbsL


TỨ DIỆU ĐẾ

Tứ diệu đế cũng gọi là Tứ Thánh Đế. 
Tứ đế đây là bốn chân lý tuyệt đối của bậc Thánh nói ra:
1) Khổ đế : Những khổ báo trong Tam giới, Lục đạo, mà chúng sanh mang lấy, tóm lược gồm trong Tam khổ và Bát khổ.
Đây là quả báo của mê mờ.
2) Tập đế: Những tham, sân, si, v.v… và những ác nghiệp, thiện nghiệp. 
Tập là tích tụ, vì nó hay tích tập những khổ não trong tam giới Lục thú, cho nên gọi là Tập.
Tập đế này là nhơn mê mờ.
3) Diệt đế : Diệt đế tức là Niết Bàn.
Niết Bàn diệt hết các nghiệp, khỏi hẳn hai thứ sanh tử, tịch diệt nhơn không, nên gọi là diệt.
Đó là quả giác ngộ.
4) Đạo đế : Đạo có nghĩa là con đường thông suốt tiến đến Niết Bàn, Đạo đế gồm 37 phẩm trợ đạo là chánh đạo.
Đây là nhơn giác ngộ Đạo mầu.
Trong Tứ đế này hai món trước là nhơn quả lưu chuyển, còn gọi là nhơn quả thế gian.
Hai món sau là nhơn quả hoàn diệt, còn gọi là nhơn quả xuất thế gian. 
Nhơn quả thế gian và nhơn quả xuất thế gian, cả hai đều đặt quả trước nhơn sau.
Vì quả thì dễ thấy mà nhơn thì khó biết.
Cho nên trước chỉ bày quả khổ khiến cho nhàm chán rồi sau mới dạy dứt nhơn
Đến như Diệu quả Niết Bàn thì ai cũng ưa thích, cho nên trình bày quả trước khiến sinh lòng ham mộ rồi sau chỉ bày phương pháp tu đạo để đạt đến.
Đó là dụng ý khéo léo của Phật, để hóa đạo những bậc tiểu cơ hạ liệt.
* Sau khi Phật rời cội Bồ Đề đến vườn Lộc giả vì năm vị Tỳ Kheo Kiều Trần như vị nói pháp Tứ Đế nầy trước nhất, đó là lần chuyển pháp luân lần đầu tiên của Đức Phật.
Những vị y theo đó tu đạo chứng diệt gọi là những bậc Thinh Văn.
Kinh Niết Bàn “Ta cùng các ông không thấy Tứ chơn đế, cho nên từ lâu đời, trôi lặn trong sự sanh tử,nếu thấy Tứ chơn đế thì dứt hết sự sanh tử luân hồi trong bể khổ”.
Tứ diệu đế còn gọi là Tứ Thánh Thật, Tứ Chơn đế.

HT Thích Từ Thông
---------


Khổ - Tập - Diệt - Đạo 
-
Khổ bởi trần gian lắm cảnh buồn 
Tập hoài tánh định não sầu buông 
Diệt dần cố tật tâm lành khởi 
Đạo mở đường hoa thấy rõ nguồn 
-
sc Đào Liên 
---------


Được sửa bởi mytutru ngày Sat 14 Jul 2018, 06:50; sửa lần 5.
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Khổ Không    Trang Phật Học  I_icon13Tue 15 May 2018, 00:14

Trang Phật Học  BtLSykOyTccJN_qkCiTMIZOYlfnjjRaGZx2iOt8URTrptbxHE-JjQ8oSJdnnt8O9lnGtSjDiuxz6VGDCDZZIiVexf3mkyZMOL7OI8ANizTh341KG7tnVYk5P8TdK1fxh2-DFfhtS


KHỔ KHÔNG
---
Đau khổ và không rỗng.
Đau khổ vì chạy theo dục vọng, thế nhưng, đối tượng của dục vọng như thanh, sắc v.v… lại là không rỗng, vì do nhân duyên giả hợp mà có.
Cho nên chỉ có si mê mới tham đắm cái không rỗng.
-
KHỔ, KHÔNG, VÔ THƯỜNG, VÔ NGÃ
Bốn sự kiện nổi bật, bốn đặc điểm của thế giới hiện tượng (Ph. Monde phénominal) nơi loài người đang sống.
Khổ là khổ.
Không là mọi sự vật đều là giả hợp, do nhiều nhân duyên tạo thành, không có thực thể.
Vô thường là luôn luôn thay đổi.
Vô ngã là không có thực thể, cũng là không (theo quan điểm của đạo Phật)
-
KHỔ LẠC
Khổ và vui (từ ghép trái nghĩa).
Người đời trái khổ tìm vui, [tr.339] nhưng đối với Phật tử, thì khổ hay vui đều là đối tượng để tu tập cho thân và tâm.
Phật nói: “Tu thân là gặp vui không say đắm, tu tâm là gặp khổ không nản lòng.”
Trong Kinh A Hàm cũng có câu: “Bậc Sa môn (tu sĩ Phật giáo) là người gặp cảnh nghịch không nản chí, gặp cảnh thuận không hớn hở.”
“Hay là khổ hạnh đến ngày cam lai.”
(Truyện Kiều)
“Rau dưa khổ hạnh bo bo tháng ngày.”
(Nam Hải Quan Thế Âm)
“Nơi khổ hải vớt người trầm luân.”
-
KHỔ NGHIỆP
Nghiệp chịu khổ. Hay là tạo nghiệp đem lại quả báo khổ.
-
KHỔ NHÂN
Nghiệp nhân đem lại quả báo khổ.
-
KHỔ PHÁP TRÍ
Pháp là pháp luật, quy luật. Trí tuệ hiểu biết quy luật về sự khổ.
-
KHỔ PHƯỢC
Phược là trí buộc.
Cái nỗi khổ trói buộc con người, khó thoát ra được.
-
KHỔ QUẢ
Quả báo khổ do tạo ra những nghiệp nhân ác, bất thiện.
-
KHỔ TẬP; S. Samudaya
Sự tích tập những nguyên nhân đem lại đau khổ.
Trong những nguyên nhân đó, chủ yếu là tham ái.
Khổ tập là chân lí thứ hai trong Bốn Đế, (bốn chân lý thánh, được Phật giảng lần đầu tiên ở Vườn Lộc Uyển).
-
KHỔ THÁNH ĐẾ
Chân lý thánh về sự khổ, được Phật giảng lần đầu tiên, trong bài thuyết pháp cho năm anh em ông Kiều Trần Như, tại vườn Lộc Uyển, gần Benarés, sau khi Phật thành đạo.
-
KHỔ THỌ (Thụ)
Cảm thụ khổ. Một trong ba loại cảm thụ. Hai cảm thị kia là cảm thụ vui, và cảm thụ không vui, [tr.340] không khổ.
Sách Phật gọi là vô ký, cũng như ta nói trung tính (Ph. neutre).
Cảm thọ vô ký là cảm thọ trung tính, không vui, không khổ.
-
KHỔ TRÍ
Trí tuệ nắm bắt được, thấu hiểu được chân lý về sự khổ.
Không nên nhầm với hợp từ thông thường “lao tâm, khổ trí”.
-
KHỔ UẨN
Sự tập hợp của mọi đau khổ.
Chỉ cho thân năm uẩn của chúng sinh. Uẩn là cái tập hợp.
-
KHỔ VÕNG
Võng là lưới. Đau khổ giống như cái lưới, trói buộc chúng sinh.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tam Ác Đạo    Trang Phật Học  I_icon13Wed 16 May 2018, 01:40

 Trang Phật Học  QCGQ9AS_rEDJ-YKQQzdH4omwdAi_y91sKCaJ4c6ctSkB78_rFvmjGFvyegvzemBX6b45S4rQlm6xo4SsvmmLjJ7AyOhnyO-jisr5bXyQrcApAyDzH4O_FMW8IReSDAZMTsUcHtLt

TAM ÁC ĐẠO
---
Tam ác đạo là ba đường dữ :
Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh.
Do chúng sanh tạo nhiều ác nghiệp nên lúc mạng chung chiêu cảm ác báo bị đọa trong ba đường dữ chịu nhiều thống khổ đớn đau.
-
1. Địa ngục : Địa ngục tiếng Phạn gọi là Ma-Lực-Ca,
Trung Hoa dịch là Bất-Lạc, Khổ-cụ, Khổ-khí, Vô-hữu...
Nghĩa là cảnh giới hoàn toàn thống khổ không bao giờ có chút an vui, đáng ghê gớm sợ sệt đủ thứ cực hình, nơi tra tấn khốc liệt, tội nhân ở đó bị lửa đốt bị quăng vào vạc dầu sôi, bị cưa, bị kéo đau đớn vô cùng, chừng nào nghiệp báo hết thì mới thoát khỏi chốn này.
Địa ngục này ở dưới đất nên gọi là Địa ngục.
Tất cả các địa ngục đều có ba loại :
---
- Căn bản địa ngục : Bát hàn, Bát đại địa ngục
---
- Cận biên Địa ngục : 16 du tăng địa ngục...
---
Cô độc Địa ngục : Địa ngục ở trong núi, trong đồng nội, ở dưới cội cây...
Chúng sanh do tạo tội Thượng phẩm thập ác mà đọa địa ngục.
-----
2. Ngạ quỉ : Là cảnh giới của loài quỉ đói khát, muốn ăn mà không được ăn, muốn uống mà không uống được, vì thế nên luôn bị sự đói khát bức bách lại bị đánh đập liên miên.
* Chúng sanh do tạo nghiệp phạm Trung phẩm thập ác và tham lam bỏn xẻn, keo kiệt mà cảm lấy quả báo làm ngạ quỉ  và có hình thù rất xấu xí.
---
3. Súc sanh : Là chốn đầu thai làm súc sanh như ngựa, lừa, heo, chó,...
* Súc sanh bị người ta đày đọa làm việc khổ cực như trâu, bò, lừa,...
Lại còn bị chém giết, ăn thịt và chính chúng nó giết hại lẫn nhau để ăn nuốt, nên rất là đau đớn khốn khổ
*  Chúng sanh do tạo nghiệp Hạ phẩm thập ác mà chiêu cảm quả báo đọa làm thú và chịu nhiều thống khổ.
Do các sự độc ác khổ não ấy, nên gọi ba đường luân hồi ấy là Tam ác đạo, Tam thú.
---
Theo PHDS của Đoàn Trung Còn.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Wed 30 May 2018, 21:24

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN 

Trang Phật Học  T56wXQPUjdJbc8AFFOPdzA6NzkJRAduhPrYFXgv0X37m8cyvd9wo63K1-OlvOGO8AeFQUypzPTV_zjBZ8ijnEDuJ_qQ_LBzgWF_hTmKtf7EA6khr_G7-s5B8EgyvVAxeNzAI0JZJ

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
---
1/ Vô minh: Hiểu sai sự lý, do đó mà có
2/ Hành: Là hành động tạo nghiệp
3/ Thức: Thần thức đi vào thai mẹ.
4/ Danh sắc: Hình hài mới tượng ra trong bụng mẹ nhưng chưa đầy đủ sáu căn.
5/ Lục nhập: Khi lục căn đầy đủ sắp ra ngoài bào thai (sắp chào đời)
6/ Xúc: Ra khỏi thai mẹ sáu căn bèn tiếp xúc với sáu trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp)
7/ Thọ: Do tiếp xúc với ngoại cảnh nên tâm thức cảm thọ sự vui sướng hay khổ não.
8/ Ái: Do cảm xúc thích thú mà sanh tâm ưa thích say đắm đam mê.
9/ Thủ: Do ưa thích, đam mê mà sanh đắm trước ôm giữ chấp lấy đối với trần cảnh.
10/ Hữu: Do chấp trước nên tạo tạc nhân hiện tại mà chịu quả báo đời sau.
11/ Sanh: Thọ sanh thân ngũ uẩn ở đời vị lai.
12/ Lão, tử: Thân ngũ ấm đời vị lai phải chịu sự già và chết chi phối.
-
* Trong 12 nhân duyên trên hai chi đầu là vô minh và hành thuộc nhân quá khứ và liên tiếp năm chi kế
= (thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ) là quả hiện tại.
* Ba chi kế nữa (ái, thủ, hữu) là nhân đời hiện tại và hai chi cuối (sanh, lão tử) là quả vị lai.
* Do gây nhân quá khứ mà chịu quả hiện tại, rồi gây nhân hiện tại chịu quả vị lai, do luân chuyển mãi như thế cho nên vòng luân hồi sanh tử không bao giờ chấm dứt.
Thế nên người ta ví 12 nhân duyên giống như sợi dây móc xích nhưng hành giả dùng trí tuệ phá trừ vô minh (là chi quan trọng nhất trong 12 chi nhân duyên) vì sợi dây móc xích sanh tử sẽ bị tan rã, chứng nhập đạo quả không còn tái sanh trở lại.
* Hành giả tu Thập nhị nhơn duyên tức là tu pháp sanh diệt Nhị quán.
Tu “sanh diệt nhị quán” nghĩa là:
Tu “sanh quán” (quán tưởng về sự sanh)
Tu “Diệt quán” (quán tưởng về sự hoại diệt) (xem sanh diệt nhị quán).
----
Theo PHDS của Thích Nữ Đức Trí
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Wed 30 May 2018, 21:28

Trang Phật Học  LPxLEid6d9ZSalzJ55CmwAMEiGLg86Ql38J6lo6gU1N9iPj55-ICImnjBA_CY17_IzNrUOdUAoUwI3djFpNCxprGsj9ZWT_Jg4LNX_f1WbDAdwxcAKmaccMjPF5zcC33xC_wuvtY

PHẬT HỌC THƯỜNG THỨC
Tâm Minh Lê Đình Thám
---------

THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN
---
Thập nhị nhân duyên là phép tu hành của Duyên giác thừa, phép này chủ yếu quán sát tất cả các sự vật, cho đến luân hồi, đều do nhân duyên mà phát khởi, nhân duyên hội họp thì gọi là sanh, nhân duyên tan rã thì gọi là diệt, sự thất vốn không có cái gì sanh, cái gì diệt cả.
Trước khi Phật ra đời, cũng đã có nhiều vị tu hành giác ngộ được đạo lý nhân duyên, ra khỏi luân hồi, đó là các vị Độc giác.
Các vị Độc giác thường quán tất cả các sự vật, dù thân hay cảnh, dù sống hay chết, đều do các duyên hội hợp mà hóa thành như có, chứ không phải thật có.
Các vị thường quán các sự vật, chỉ có tánh đối đãi, chứ không có tự tánh.
* Ví dụ như tờ giấy, nó có những tính cách là mỏng, là vuông, là trắng... * Những tính cách đó đều là đối đãi, vì mỏng đối với dày mà có, vuông đối với cái không phải vuông mà có..
* Trắng đối với cái không phải trắng mà có
* Lại cũng là tờ giấy là vật có hình tướng, cũng có đối với không mà thành, rõ ràng tờ giấy chỉ có những tính cách đối đãi, ngoài những tính cách ấy ra, thì không chỉ thế nào là tờ giấy được.
Lại cũng là tờ giấy là một nhất hợp tướng, do rất nhiều cực vi kết hợp lại mà thành, ngoài các cực vi ra, cũng không còn tờ giấy nữa.
* Lại cũng là tờ giấy có những nguyên nhân của tờ giấy, nơi tờ giấy, người ta có thể nhận rõ tác dụng của các nguyên nhân ấy, đã kết hợp như thế nào, ngoài những tác dụng ấy ra, cũng không thể tìm cái gì là tờ giấy được.
* Quán sát như thế, thì nhận rõ được các tướng của sự vật đều giả dối, không thật, theo duyên mà phát hiện, theo duyên mà thay đổi, không có gì là chắc thật cả.
* Các vị Độc giác quán sát như thế, thì ngộ được các pháp đều vô ngã..
Cảnh cũng vô ngã..
Thân cũng vô ngã, cho đến những sự sống, chết đều vô ngã.
* Đồng thời, các vị Độc giác cũng ngộ được các pháp vô ngã như thế, theo duyên mà chuyển biến, mà thường dùng định lực quán cái có ra không, cái không ra có, làm cho càng rõ thêm sự thật của mọi sự vật, chứng được bản tánh vô ngã và ra khỏi luân hồi.
* Đối với những đệ tử Phật, có căn cơ quán sát nhân duyên, thì Phật dạy 12 nhân duyên phát khởi ra luân hồi, để các đệ tử ấy tu tập theo và chứng quả Duyên giác.
* Mười hai nhân duyên của luân hồi là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác, trong một đời cũng như trong nhiều đời.
* Mười hai nhân duyên ấy là vô minh duyên ra hành, hành duyên ra thức, thức duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục nhập, lục nhập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, thủ duyên ra hữu, hữu duyên ra sinh, sinh duyên ra lão tử.
* Cần nhận rõ hành tướng của các nhân duyên, hiểu rõ sự tác động của nhân duyên này đối với sự phát sinh của nhân duyên khác, dùng phép quán duyên khởi, diệt trừ những khâu chính trong dây chuyền 12 nhân duyên, để đi đến chứng được đạo quả của Duyên giác thừa.
-
01. Vô minh: Vô minh là không sáng suốt, là mề lầm, không nhận được bản tính duyên khởi chân thật.
* Do vô minh, nên không biết tất cả sự vật, dầu thân, dầu cảnh, dầu sinh, dầu diệt, dầu năng, dầu sở, dầu có, dầu không, đều do nhân duyên hội họp mà giả dối sinh ra, do nhân duyên tan rã mà giả dối mất đi, đều theo nhân duyên mà chuyển biến như huyễn, như hóa, không có thật thể.
* Chính vì không biết như thế, nên lầm nhận thật có cái ta, thật có cái thân, thật có hoàn cảnh, rồi do sự đối đãi giữa thân tâm và cảnh giới, phát khởi ra những tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng.
(Vô minh = Không biết, có lỗi mà không biết.. Phạm tội không biết)
-
02. Hành: Hành, chính là cái tâm niệm sinh diệt chuyển biến không ngừng ấy, nó làm cho chúng sanh nhận lầm có cái tâm riêng, cái ta riêng của mình, chủ trương gây các nghiệp, rồi về sau chịu quả báo.
(Hành = Suy nghĩ, thực hiện khổ vui)
-
03. Thức: Tâm niệm sinh diệt tiếp tục ấy, theo nghiệp báo duyên ra cái thức tâm của mỗi đời, chịu cái thân và cái cảnh của loài này hoặc loài khác.
(Thức = ý thức = Cảm niệm)
-
04. Danh sắc: Các thức theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc.
* Sắc, bao gồm những cái có hình tướng, như thân và cảnh..
Danh, bao gồm những ái không có hình tướng, như cái sự hay biết, nói một cách khác, là thức tâm thuộc nghiệp nào, thì hiện ra thâm tâm và cảnh giới của nghiệp ấy.
(Danh = Tên) chỉ nghe không thấy
(Sắc = Thân tướng) nhìn thấy
-
05. Lục nhập: Thân tâm đối với cảnh giới thì duyên khởi ra các sự lãnh nạp nơi 6 giác quan như:
Nhãn căn lãnh nạp sắc trần..
Nhĩ căn lãnh nạp thanh trần..
Tỷ căn lãnh nạp hương trần..
Thiệt căn lãnh nạp vị trần..
Thân căn lãnh nạp xúc trần và
Ý căn lãnh nạp pháp trần..
(Thọ = Nhận vào nạp vào thu vào)
-
06. Xúc: Do những lãnh nạp như thế, mà các trần ảnh hưởng đến tâm hay biết sinh ra quan hệ với nhau, nên gọi là xúc.
(Xúc = Xúc chạm, tiếp xúc cảm nhận)
-
07. Thọ: Do những quan hệ giữa tâm và cảnh như thế, nên sinh ra các thọ là khổ thọ, lạc thọ, hỷ thọ, ưu thọ và xả thọ.
-
08. Ái: Do các thọ đó, mà sinh lòng ưa ghét, đối với lạc thọ, hỷ thọ thì ưa, đối với khổ thọ, ưu thọ thì ghét và đã có ưa ghét thì tâm gắn bó với thân, với cảnh, hơn bao giờ hết.
-
09. Thủ: Do tâm gắn bó với thân, với cảnh nên không thấy được sự thật như huyễn, như hóa, mà còn kết hợp được những ảnh tượng rời rạc đã nhận được nơi hiện tại, thành những sự tướng có định, rồi từ đó chấp mọi sự vật đều có thật, sự chấp trước như thế, gọi là thủ.
-
10. Hữu: Do tâm chấp trước, nên những sự vật như huyễn như hóa lại biến thành thật có, có thân, có cảnh, có người, có ta, có gây nghiệp, có chịu báo, có sống và có chết, cái có như thế, tức là hữu.
11. Sinh: (sinh sống) tức là có sinh, nói một cách khác, là do không rõ đạo lý duyên khởi như huyễn, không có tự tánh, nên nhận lầm thật có sinh sống.
12. Lão tử: Lão tử là già rồi chết.
Do có sinh sống, nên có già, rồi có chết.
Mười hai (12) nhân duyên là một dây chuyền liên tục, chuyền từ khâu này đến khâu khác trong nhiều đời.
* Do có vô minh qua hành ở các đời quá khứ nên duyên khởi ra thức tâm của đời này.
* Thức tâm ấy, theo nghiệp báo duyên sinh ra danh sắc, danh sắc duyên sinh ra lục thập, lục thập duyên sinh ra xúc, xúc duyên sinh ra thọ.
Thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ, đều là cái quả báo dị thục của các nghiệp, đã gây ra từ trước.
* Khi tâm chúng sanh chịu cái quả báo đó, thì do sự đối đãi giữa thân và cảnh lại sinh ra những điều ưa ghét, đó là ái.
* Rồi do có ưa ghét, mà gắn bó với thân và cảnh, chấp là thật có, không biết thân tâm và cảnh giới đều duyên khởi như huyễn, đó là thủ.
* Do có chấp trước, nên mọi sự vật, vốn là huyễn hóa, lại biến thành thật có, thân cũng có, cảnh cũng có, ý thức phân biệt cũng có, mình cũng có, người cũng có, rồi từ đó, sinh ra có gây nghiệp và có chịu báo.
* Đã có gây nghiệp và đã có chịu báo, thì khi hết thân này, nghiệp báo sẽ dẫn dắt vào một thân khác trong vị lai, đó là sanh, mà đã có sanh thì nhất định có lão tử.
* Nếu xét các duyên, từ đời hiện tại đến đời tương lai, thì chẳng những cái vô minh sẵn có từ trước là vô minh, mà thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ cũng đều thuộc về vô minh.
* Hành cũng thế, chẳng những các nghiệp quá khứ là hành, mà các nghiệp hiện tại như ái, thủ hữu cũng đều thuộc về hành.
* Như thế, vô minh quá khứ cộng với vô minh hiện tại, cùng nhau duyên khởi ra thức tâm của nghiệp báo đời sau.
* Về nghiệp báo đời sau, thì trong một chữ sanh, đã gồm đủ thứa, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái và thủ, hữu, thì một phần thuộc về sanh, một phần thuộc về lão tử.
* Rồi do trong đời vị lai này, có gây nghiệp, có chịu báo, nên có sanh và lão tử đời sau nữa.
* Do mười hai nhân duyên chuyển mãi, từ khâu này đến khâu khác, trong quá khứ, hiện tại, vị lai, nên chúng sanh chìm đắm mãi mãi trong đường luân hồi.
* Nhưng nếu xét cho cùng, thì chẳng những trong nhiều đời, mà trong một đời, chẳng những trong một đời, mà trong từng niệm, từng niệm, mười hai nhân duyên vẫn duyên khởi ra nhau, liên tục không gián đoạn.
* Trong một đời, thì chúng sanh do vô minh không nhận đạo lý duyên khởi như huyễn, nên tâm mới vọng động, đó là hành.
* Do tâm vọng động mà có tiềm thức phát khởi liên tục theo nghiệp báo và duyên ra danh sắc, danh sắc duyên ra lục thập, lục thập duyên ra xúc, xúc duyên ra thọ, thọ duyên ra ái, ái duyên ra thủ, và đã có chấp thủ thì có thân tâm, có cảnh giới, có gây ra các nghiệp huân tập nơi tiềm thức, cho đến có sự sinh sống, có sự chuyển biến, có già, có chết.
* Nhưng sinh, trụ, dị, diệt như thế, xét cho cùng tột, thì từng niệm, từng niệm, chúng sanh đều có, nên từng niệm, từng niệm cũng đều đầy đủ 12 nhân duyên.
* Trong mười hai nhân duyên, thì nguyên nhân căn bản của luân hồi, tức là vô minh và nguyên nhân của tất cả sự chuyển biến trong luân hồi, tức là hành.
* Chỉ khi nào diệt trừ được vô minh, thì mới giác ngộ, chỉ khi nào diệt trừ được hành, thì mới hết sanh diệt, vì thế..
* Các vị tu hành phép thập nhị nhân duyên, cần phải theo đạo lý duyên khởi, mà quán tất cả sự vật đều duyên sinh như huyễn, không có tự tánh, để diệt trừ vô minh.
* Khi phát ra trí tuệ, trừ được vô minh, thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì danh sắc, lục thập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử đều diệt hết.
* Nên nhận rõ 12 nhân duyên chỉ duyên sinh ra nhau và mỗi khâu, chỉ một nhân duyên đối với khâu khác, chứ không phải tất cả các nhân duyên đối với khâu ấy..
* Như vô minh duyên sinh ra hành, thì vô minh là một nhân duyên, trong nhiều duyên sinh ra hành, chứ không phải một mình vô minh sinh ra hành.
* Nói vô minh duyên sinh ra hành, thì có nghĩa là, nếu thiếu vô minh làm nhân duyên thì hành không phát khởi được.
* Đối với các khâu khác, thì cũng đều có nghĩa như thế.
* Nhưng, nếu trong tất cả các duyên tạo thành một khâu, diệt trừ được một duyên, thì cái khâu ấy quyết định không sinh ra được.
* Chính vì vậy, ngược lại, lúc lưu chuyển, khi đã diệt trừ được vô minh, thì cả 12 nhân duyên đều được diệt trừ và người tu hành được giải thoát ra khỏi sanh tử.
* Trong lúc tu phép quán thập nhị nhân duyên để ra khỏi luân hồi, nhà tu hành thường quán theo đạo lý duyên khởi và bắt đầu diệt trừ những khâu quan trọng, duyên khởi ra phân đoạn sinh tử là ái, thủ và hữu.
* Các vị này, nương theo đạo lý duyên sinh, quán biết thân cảnh đều giả dối, không thật và các thọ sinh ra trong quan hệ giữa thân và cảnh, vốn không có gì, nên diệt trừ được lòng ưa ghét.
* Khi lòng ưa ghét đã diệt trừ thì đối với tất cả các sắc, đều xem như bóng trong gương, đối với tất cả các tiếng, đều xem như luồng gió thổi qua, không có gì là chắc thật và cõng không có gì đáng để ý.
* Do tâm đối với cảnh không phát sinh ưa ghét và thường phóng xả như thế, nên sự chấp trước cũng giảm bớt đi, đi đến bị tiêu diệt hết.
* Tâm đã không chấp trước, thì thấy rõ mọi sự vật đều huyễn hóa, không thật có, chính khi sinh, không có gì đáng gọi là sinh, chính khi diệt, không có gì đáng gọi là diệt, do đó, phát khởi được trí vô ngã, diệt trì phân biệt ngã chấp và chứng được bậc sơ tâm của Duyên giác thừa.
* Từ đó, các vị sơ tâm dùng trí vô ngã gột rửa lần lần các thói quen mê lầm, diệt trừ hành ấm, diệt trừ cơ sở vô minh duyên sinh ra luân hồi và lên quả vô học.
* Nói tóm lại, phép tu của Duyên giác thừa, cũng như của các vị Độc giác, đều dựa vào phép quán mọi sự, mọi vật đều do nhân duyên mà có sinh diệt, nhận rõ mọi sự, mọi vật do nhân duyên mà sinh, nên không thật có sinh, do nhân duyên mà diệt, nên không thật có diệt, mà chứng được đạo quả vô sinh diệt.
* Các vị tu theo Duyên giác thừa, còn quán các sự vật đều do duyên hợp thành và thường theo duyên mà chuyển biến.
* Các vị thường dùng tâm niệm của mình, chuyển đổi những sự vật này, hóa thành sự vật khác, để trực nhận một cách sâu sắc đạo lý duyên khởi như huyễn.
* Do lối tu như thế, nên các vị Độc giác và Duyên giác thường có nhiều thần thông và cũng hay dùng thần thông để hóa độ chúng sanh.
* Do các vị ấy, chứng được đạo lý duyên khởi như huyễn, nên phạm vi hóa độ chúng sanh cũng rộng hơn Thanh Văn thừa và chỗ giác ngộ cũng gần với Bồ-tát thừa hơn.
* Vì thế, mà trong kinh có nơi gọi Duyên Giác thừa là Trung thừa, nghĩa là cái thừa ở giữa Tiểu thừa và Đại thừa, phát nguyện rộng lớn thì thường mau chóng chứng được những quả vị của Đại thừa.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Wed 30 May 2018, 22:12

Trang Phật Học  A353Dr-pPkGpb3kJ3pVt7ZYMDaF2Gn5A_mhzPkS8oQW90kNf1YKyXkMIqfaQ_ItPHLuXceiNAJA86XD7CmkfMQhWay1qchHxxbc4IBgdkeCsLORwTQtHqP8W0vJjhgGYfdAhJL0S

PHÀM - A. Common, ordinary
Bình thường, tầm thường.
---
Trong dân gian có các tập hợp từ như: ăn phàm, nói phàm v.v…
Nghĩa là ăn nói không được đứng đắn, thô tục.
* Trong đạo Phật, từ phàm có một nghĩa rộng hơn.
* Hễ không hướng tới giải thoát vẫn đeo đuổi thú vui nhục dục, chìm đắm trong phiền não thì dù bề ngoài ăn nói ra vẻ đứng đắn cũng vẫn là phàm phu, tục tử.
* Sách Phật nói sáu phàm:
Địa ngục (nên hiểu là cảnh khổ liên tục, x. địa ngục)
Quỷ đói (x. quỷ đói), súc sinh, người, Asura (một loài sinh vật cao cấp, nóng tính, hiếu chiến, hay gây sự đánh nhau với loài Trời, x. Atula)
Loài Trời (x. loài Trời) v.v…
Còn sách Phật nói bốn Thánh là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật.
---------
Phật Học
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Tâm (Phật học)    Trang Phật Học  I_icon13Fri 01 Jun 2018, 06:25

Trang Phật Học  Q8TqJhunBXd5CZAiynx16og0M-pwfwRc2uhjX5yEfS5jq1zrLgfG5qREOQxg1KBYi8v4wEHXEB_dvEmKwAVCcylzyYVY4shSpk7vKGtLeOxaODkayulXLtgIL-Abi7inSG4yftfI

TÂM
---
Trong đạo Phật, khái niệm Tâm được diễn đạt bằng nhiều danh từ khác nhau:
1. Trong thuyết ngũ uẩn (x. từ năm uẩn) thì sắc uẩn bao gồm tất cả các sắc pháp, còn thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn bao gồm tất cả tâm pháp.
Đó là theo thuyết ngũ uẩn, một trong những thuyết xưa nhất và căn bản nhất của thì tất cả các hành động tâm lí không ở ngoài cảm thụ
(Ph. Sensations), tưởng tượng, tri giác (Ph. Perceptions), hành dục (Ph. Voitions) và thức phân biệt, hay biết (Ph. Conscience discriminative).
-
2. Trong thuyết 12 nhân duyên, ở chi Danh sắc, danh đại biểu cho tâm pháp, sắc đại biểu cho sắc pháp.
Vì sao gọi tâm pháp là danh? Bởi lẽ các tâm pháp không có hình tướng như sắc pháp, cho nên chỉ có thể dùng tên để gọi chúng mà thôi.
-
3. Trong tông Duy Thức, những hoạt động tâm lí được phân tích cặn kẽ hơn và được bao gồm trong hai nhóm hoạt động chính, nhóm tâm vương và nhóm tâm sở.
Nói hoạt động của Tâm vương và Tâm sở theo Duy Thức tông, nói tất cả mọi hoạt động của tâm.
Hoạt động của tâm vương là hoạt động chủ đạo.
Hoạt động của tâm sở là hoạt động phụ thuộc của tâm vương.
Vương, nghĩa là vua.
Còn sở là sở hữu. Tâm sở có nghĩa là những pháp sở hữu của tâm vương.
-
Duy Thức tông phân biệt có tám tâm vương và 51 tâm sở.
Nói tóm lại..
Thứ nhất, đạo Phật không quan niệm tâm lí là một cái gì thuần nhất, giản đơn theo kiểu như khái niệm linh hồn…
Thứ hai, đạo Phật xem tâm pháp thuộc pháp hữu vi, nghĩa là những pháp sinh diệt, có tạo tác chứ không phải như khái niệm một linh hồn linh thiêng bất tử theo như một số tôn giáo khác quan niệm.
-
Nếu định nghĩa tâm một cách khái quát nhất thì trong các kinh điển Phật giáo, chữ tâm thường được dùng theo sáu nghĩa:
1. Nhục đoàn tâm: quả tim vật chất, làm chức năng bơm máu đi khắp cơ thể.
2. Tập khởi tâm: tức là thức thứ 8
(đệ bát thức; S. Alaya vijnana)..
* Hán dịch là Tạng thức
(x. tạng thức) là toàn bộ tâm thức, cơ sở của mọi hoạt động tâm lí.
-
3. Tư lương tâm: Tư lương là đắn đo, suy nghĩ.
Tâm thức tư lương là tâm thức thứ bảy (Mạt na thức).
Tác dụng của nó là liên tục, không phút nghỉ dừng
* Chấp thức thứ tám (Tạng thức) là Ta (cái ta riêng biệt).
* Thức thứ bảy là khái niệm mà Tâm lí học phương Tây chưa từng biết.
* Vì tác dụng của nó là chấp ngã, cho nên nó là cơ sơ của những phiền não cơ bản xoay xung quanh cái Ta như:
* Ngã si (si mê về cái Ta)
* Ngã kiến (thấy sai lầm có cái Ta riêng biệt),
* Ngã ái (đam mê yêu thương cái Ta),
* Ngã mạn (đặt cái Ta cao hơn tất cả).
Một từ khác dùng để chỉ tâm thức thứ bảy là Ý, chỉ tướng trạng của thức này là sinh diệt nối tiếp nhau không bao giờ bị gián đoạn (có bao giờ ta quên ta là ta đâu!).
Đồng thời, thức thứ bảy là nơi nương tựa, nơi y chỉ của thức thứ sáu (ý thức) cho nên sách Phật cũng gọi thức thứ bảy là Ý căn (căn năng của ý thức).
4. Liễu biệt tâm: Ý thức và năm thức trước (nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, tị thức, thân thức) có tác dụng duyên với ngoại cảnh bên ngoài và phân biệt nhận thức chúng.
5. Kiên thực tâm: chân tâm, cái tâm không hư vọng, đó là Phật tính, cái mầm mống giác ngộ vốn sẵn có trong mỗi chúng ta.
6. Tinh yếu tâm: như nói Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh.
Tâm ở đây nghĩa là cái tinh yếu, cái cốt lõi.
Bộ kinh Bát nhã rất dài có đến 600 cuốn (Hán dịch) nhưng một cuốn kinh nhỏ là Bát nhã ba la mật đa tâm kinh đã thâu tóm được toàn bộ tinh hoa của bộ Bát nhã trong hai ba trang sách, cho nên gọi là Tâm kinh.
---------
Phật Học
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Sat 14 Jul 2018, 06:58

Trang Phật Học  -Bb0xjaeKyw9XfsTrMYmDDU_aL5MLPeIGmVF3VdsC5GbO1H9XxgkMP-2mWAve8PPmliq_8AB_Dw1FX1WKV8BtQq-vc0Hs-3f8dsJ3pxBULcqNRHVt0d9dtQciKL7qFYB6suKCaYX


TAM PHÁP ẤN
---
Tam pháp ấn có thể nói là ba môn đặc trưng cho cơ bản của Phật pháp.
Nghĩa lý của ba pháp này có thể dùng để ấn chứng sự đúng sai chính xác của Kinh điển, nên gọi là Ấn.
Ba pháp gồm : Chư hạnh vô thường, Chư Pháp vô ngã, Niết Bàn tịch tịnh.
1. Chư hạnh vô thường : Còn gọi là nhất thiết hạnh vô thường ấn, lược xưng vô thường ấn.
Nghĩa là các pháp hữu vi của thế gian đều vô thường, do vì chúng sanh không biết được rõ lý này, đối với vô thường lại chấp là thường, vì vậy Phật nói : lý vô thường để phá trừ sự chấp thường của chúng sanh.
2. Chư pháp vô ngã : Còn gọi là Nhất thiết pháp vô ngã , lược xưng là vô ngã ấn.
Tất cả pháp hữu vi, vô vi của thế gian đều là vô ngã, do vì chúng sanh không biết được lý này, mà đối với các pháp lập thành chủ tể, nên Phật nói lý vô ngã để phá sự chấp ngã của chúng sanh.
2. Niết Bàn tịch tịnh : Còn gọi là Niết Bàn tịch tịnh ấn, lược xưng Niết Bàn ấn.
Tất cả chúng sanh đều không biết cái khổ của sanh tử nên khởi phiền não tạo ác nghiệp, khiến bị luân chuyển trong tam giới.
Bởi vậy Phật nói Pháp Niết Bàn, để chúng sanh ra khỏi biển khổ sanh tử, đạt đến cảnh giới an vui của Niết Bàn.
Ba pháp trên thời chư hạnh vô thường, chỉ nói về pháp hữu vi,
Còn chư pháp vô ngã thông cả hai hữu vi và vô vi.
Lại nữa Tam pháp ấn nêu thêm “Nhất thiết hành khổ” thành Tứ Pháp ấn.
* Ngoài ra thêm nhất thiết pháp không (tất cả đều hư huyễn không thật) gọi là Ngũ pháp ấn.
----
Theo PHDS cuả Như Thọ - Nguyên Liên
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11074
Registration date : 08/08/2009

Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13Sat 14 Jul 2018, 07:42

Trang Phật Học  4eIbYktLLCVljwzFVGp9asNnsDH2tvyYfcXrE4lkyhOXDJdW0pv0LflQBNRkoKkjJhHPCC1r0lwCgOmNkF33mrT5CyI6SGs2Ng7xlsOPEL8JHPWy2zvLVz0WPDIdv8FV0mihB4P6

BÁT CHÁNH ĐẠO
---
Một trong những hình vẽ biểu tượng của Phật giáo: 1 bánh xe và 8 nan hoa, tượng trưng cho tám con đường trong bát chính đạo
---
Hành giả có thể đi vào giải thoát bằng ngõ Bảy Giác chi, Bốn Niệm xứ...
Nhưng tất cả những ngõ đường ấy đều được bao hàm trong Bát Thánh đạo.
Nếu tâm của hành giả thực hành các pháp môn ngoại đạo, ở ngoài sự vận dụng tám chi phần Bát Thánh đạo, thì quyết định hành giả không thể chứng đắc các quả vị của Sa-môn, đi vào giải thoát toàn vẹn, như lời dạy của Thế Tôn ở Sư Tử Hống Tiểu Kinh (Trung Bộ Kinh I)"[2].
Bát chính đạo được chú giải rõ qua dịch phẩm Con Đường Cổ Xưa.
Con Ðường Cổ Xưa đã cố gắng giúp người học Phật tập chú vào những điểm giáo lý cốt lõi nhất đã được tất cả các Tông phái công nhận như là điểm chung đồng và thuần túy nhất của đạo Phật.
Thông suốt được những điểm giáo lý này có thể được xem như đã thâm nhập toàn bộ con đường giác ngộ giải thoát của Ðức Phật.
Từ Bát chánh đạo xuất hiện phổ biến hơn Bát chính đạo.
"Chính" hay "chánh" chỉ là cách phiên âm khác nhau của cùng một từ "正" mà thôi.
BÁT CHÁNH ĐẠO BAO GỒM:
-
1/ CHÁNH KIẾN
(zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་):
Cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật, một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo đã hòa nhập vào bể tánh giác ngộ giải thoát toàn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp tam giới trí tuệ vượt thoát khỏi không gian và thời gian, trí tuệ bát nhã hiển lộ...
Cái thấy biết không vướng mắc trong trần gian này nữa, không vướng kẹt trong bất kỳ lý luận nào, không vướng vào tri thức hiểu biết...
Vượt qua ngã và pháp vượt qua không gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vượt qua ngã và pháp phút giây thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chính kiến.
Người có đủ chính kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các "chánh" còn lại.
2/ CHÁNH TƯ DUY
(zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་):
Suy nghĩ chân chánh , những suy tư không vướng mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phương tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi.
3/ CHÁNH NGỮ
(zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Không nói sai sự thật, không bịa đặt, không nói xấu người khác, không nói lời hung ác.
Là những lời nói thể hiện chân lý ngay tại đây và bây giờ, những lời nói để cho người nghe thấu hiểu được chân lý mà thoát li sanh tử luân hồi.
4/ CHÁNH NGHIỆP
(zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་):
Suy nghĩ lời nói hành động tương tầm với chính kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính, hành động ngôn ngữ đều thể hiện đạo lý để người khác được nhận đạo lý để khai mở đạo lý của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình, nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lý giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lý nhiệm màu đó được gọi là chính nghiệp.
5/ CHÁNH MẠNG
(zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): "vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng."
CHÁNH TINH TẤN
(zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): "Với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn, khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn."
CHÁNH NIỆM (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyak-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): "Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác..
Chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời; Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời.
Đây gọi là chánh niệm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm."
CHÁNH ĐỊNH (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Luyện tập để đạt được các cấp độ trong tứ thiền định.
Bát chánh đạo không nên hiểu là những "con đường" riêng biệt.
Theo Ba môn học, hành giả phải thực hành Giới (pi. sīla, sa. śīla, các chính đạo từ thứ 3 tới thứ 5), sau đó là Định
(pi., sa. samādhi, các chánh đạo từ thứ 6 đến thứ 8) và cuối cùng là Huệ (pi. paññā, sa. prajñā, các chính đạo số 1 và 2).
CHÁNH KIẾN 1 là điều kiện tiên quyết để đi vào Thánh đạo (sa. āryamārga) và đạt tới Niết-bàn.
Phật giáo Đại thừa hiểu Bát chánh đạo có phần khác với Tiểu thừa.
Nếu Tiểu thừa xem Bát chánh đạo là con đường dẫn đến Niết-bàn thì Đại thừa đặc biệt coi trọng sự giải thoát khỏi Vô minh để giác ngộ tính Không (sa. śūnyatā), là thể tính của mọi sự vật.
Trong tinh thần đó, Luận sư Thanh Biện (sa. bhāvaviveka) giải thích như sau:
1/ Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân (Tam thân).
2/ Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước.
3/ Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ.
4/ Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh.
5/ Chánh mạng là tri kiến rằng, tất cả các Pháp (sa. dharma, pi. dhamma) không hề sinh thành biến hoại.
6/ Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu.
7/ Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô).
8/ Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm.
Còn Bát Chánh Đạo theo Phật giáo Nam Tông trong Kinh Tương Ưng Bộ, Thiên Đại Phẩm, Tương Ưng Đạo, Đức Phật định nghĩa Bát Chánh Đạo như sau:
"Này các Tỷ-kheo, thế nào là con đường Thánh đạo Tám ngành?
Tức là chánh tri kiến, Chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tri kiến? Này các Tỷ-kheo, chính là trí về khổ, trí về khổ tập, trí về khổ diệt, trí về con đường đưa đến khổ diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tri kiến.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Này các Tỷ-kheo, chính là xuất ly tư duy, vô sân tư duy, vô hại tư duy.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tư duy.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ?
Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh ngữ.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Này các Tỷ-kheo, chính là từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ phi Phạm hạnh.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh nghiệp.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử đoạn trừ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh mạng.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tinh tấn?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp từ trước chưa sanh không cho sanh khởi:
* Khởi lên ý muốn.. Cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các ác, bất thiện pháp đã sanh được trừ diệt...
* Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp từ trước chưa sanh nay được sanh khởi...
* Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm; với mục đích khiến cho các thiện pháp đã được sanh có thể duy trì, không có lu mờ, được tăng trưởng, được quảng đại, được tu tập, được viên mãn...
* Khởi lên ý muốn, cố gắng, tinh tấn, sách tấn, trì tâm.
* Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh tinh tấn.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh niệm?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, với mục đích điều phục tham ưu ở đời
* Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời
* Tỷ-kheo sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời..
* Tỷ-kheo sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm với mục đích điều phục tham ưu ở đời.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh niệm.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh định?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ly dục, ly pháp bất thiện..
Chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.
Làm cho tịnh chỉ tầm và tứ..
Chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh, nhất tâm.
Vị ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba.
Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là chánh định."[3]
Phật giáo Nam Tông (Tiểu Thừa hoặc Nguyên Thủy) khuyến cáo rằng: - Người tu Phật cần phải thông hiểu những định nghĩa này (lời của Phật được truyền tụng) và triển khai tu tập cho đúng.
Vì theo họ nếu như tu sai định nghĩa Bát Chánh Đạo thì sẽ không chứng đắc Niết Bàn.
Ví dụ như Chánh Niệm trong đoạn Kinh trên được định nghĩa là Tứ Niệm Xứ.
Cần phải thực hiện đúng Tứ Niệm Xứ trong Kinh Tứ Niệm Xứ thuộc Trung Bộ Kinh.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
Sponsored content




Trang Phật Học  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Trang Phật Học    Trang Phật Học  I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Trang Phật Học
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Mẹo trang điểm khi đeo khẩu trang chống dịch Covid-19
» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
» VC CUC TRANG YEU MUA
» TRANG THƠ LÊ HẢI CHÂU
» TRANG THƠ THI HAO
Trang 1 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-