Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 18 Pháp Bất Cộng

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

18 Pháp Bất Cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: 18 Pháp Bất Cộng    18 Pháp Bất Cộng  I_icon13Sat 21 Apr 2018, 14:28

18 Pháp Bất Cộng  MN2c_p1g1FlRAQnqRouf3wwc76YGVdAyTi7p3y8RRFdNkvY-NGGi5sl1HdO9-1adXOOAHBa-BvtyUnDvgjhVFBPZqWkjBo1EuYJ9fejb-0W64e_fVPIIbVRbNbS6YEi9gHAgccwS


MƯỜI TÁM PHÁP BẤT CỘNG
---------
Là 18 năng lực đặc thù duy chỉ Phật hoặc Bồ-tát mới có, còn Thanh văn, Duyên giác không có.
I. 18 pháp bất cộng của Phật:
Gọi đủ là Thập bát bất cộng phật pháp (18 pháp bất cộng của Phật). Nội dung 18 pháp này giữa Phật giáo Đại thừa và Tiểu thừa có sự khác biệt.
a. Theo Phật giáo Đại thừa:
Căn cứ Đại phẩm bát-nhã kinh, quyển 5; Đại trí độ luận, quyển 6; Đại thừa nghĩa chương, quyển 20; Pháp giới thứ đệ, quyển hạ… ghi chép, thì 18 pháp bất cộng của Phật là:
---
1. Thân vô thất: Thân không lỗi lầm. Nghĩa là, từ vô lượng kiếp đến nay, Phật thường lấy Giới, Định, Tuệ, Từ bi… để tu tập trang nghiêm thân mình, tất cả mọi công đức đều viên mãn, tất cả moi phiền não đều đã diệt hết.
2. Khẩu vô thất: Miệng không có lỗi lầm.
Nghĩa là, Phật có đầy đủ vô lượng trí tuệ biện tài, thuyết pháp tùy theo căn cơ của chúng sanh, khiến cho tất cả đều được chứng ngộ.
3. Niệm vô thất: Ý không lỗi lầm.
Nghĩa là, Phật tu các thiền định thâm sâu, tâm không tán loạn, đối với các pháp tâm không còn vướng mắc, đắc an ổn đệ nhất nghĩa.
4. Vô dị tưởng: Không có ý phân biệt. Nghĩa là, Phật phổ độ một cách bình đẳng đối với tất cả chúng sanh, tâm không lựa chọn.
5. Vô bất định tâm: Tâm luôn ở trong định.
Nghĩa là, Phật luôn đi, đứng, nằm, ngồi trong thiền định.
6. Vô bất tri dĩ xả: Xả tất cả những điều đã biết.
Đối với tất cả các pháp, Đức Phật đều biết hết rồi mới xả, không một pháp nào được biết rồi mà không xả.
7. Dục vô giảm: Ước muốn độ sinh không giảm sút.
Dù Phật đã đầy đủ tất cả mọi công đức, nhưng đối với các pháp, ý chí tu học chưa từng giảm sút và ước muốn độ sinh tâm không mệt mỏi.
8. Tinh tấn vô giảm: Tinh tấn không giảm.
Thân tâm của Phật tràn đầy sức tinh tấn, thường độ tất cả chúng sinh, chưa từng dừng nghỉ.
9. Niệm vô giảm: Trí nhớ không giảm. Đối với pháp của ba đời chư Phật, Phật thường ghi nhớ, giữ gìn không bao giờ khuyết giảm.
10. Tuệ vô giảm: Phật có đủ tất cả trí tuệ, vô lượng vô biên, không thể cùng tận.
11. Giải thoát vô giảm: Phật đã viễn ly tất cả phiền não, chấp trước, đã giải thoát hoàn toàn hữu vi và vô vi.
12. Giải thoát tri kiến vô giảm: Trong tất cả những pháp đã giải thoát, Phật thấy biết một cách rõ ràng, phân biệt rõ ràng, không có gì trở ngại.
13. Nhất thiết thân nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả thân nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
14. Nhất thiết khẩu nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả khẩu nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
15. Nhất thiết ý nghiệp tùy trí tuệ hành: Tất cả ý nghiệp đều hành động theo trí tuệ.
(Phật tạo tác ba nghiệp thân, khẩu, ý bằng trí tuệ, trước hết ngài quán sát sự được – mất, sau đó tùy theo trí tuệ mà hạnh động, cho nên cả ba nghiệp đều không có lỗi lầm mà chỉ có lợi ích cho chúng sinh).
16. Trí tuệ tri quá khứ thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết quá khứ không có gì chướng ngại.
17. Trí tuệ tri vị lai thế vô ngại: Trí tuệ của Phật thấy biết vị lai không có gì chướng ngại.
18. Trí tuệ tri hiện tại thế vô ngại: Trí tuệ của Phật biết hết hiện tại không có gì chướng ngại.
b. Theo Phật giáo Tiểu thừa:
Căn cứ Đại tì-bà-sa-luận, quyển 17; Câu-xá luận, quyển 27… ghi chép, 18 pháp bất cộng của Phật là Thập lực, Tứ vô sở úy, Tam niệm trụ và Đại bi.
---------
II. 18 pháp bất cộng của Bồ-tát:
Theo Bảo vũ kinh, quyển 4:
1.Bố thí không theo sự chỉ bảo của người khác.
2.Trì giới không theo sự chỉ bảo của người khác.
3.Nhẫn nhục không theo sự chỉ bảo của người khác.
4.Tinh tấn không theo sự chỉ bảo của người khác.
5.Thiền định không theo sự chỉ bảo của người khác.
6.Bát-nhã không theo sự bảo của người khác.
7.Thực hành nhiếp sự để thu nhiếp tất cả chúng sinh hữu tình.
8.Hiểu rõ pháp hồi hướng.
9.Lấy phương tiện thiện xảo làm chủ, tự tại tu hành và khiến cho tất cả chúng sinh tu hành, đồng thời có khả năng thị hiện tối thượng thừa để được xuất ly.
10.Không bao giờ thối thất pháp Đại thừa.
11.Khéo léo thị hiện trong cõi sinh tử, niết-bàn nhưng vẫn thường an lạc; sử dụng ngôn ngữ, âm thanh khéo léo tùy thuận theo văn hóa thế tục mà ý nghĩa khác tục.
12.Trí tuệ dẫn đường, mặc dù thọ sinh vô số thân hình khác nhau nhưng không làm điều gì lỗi lầm.
13.Thân, khẩu, ý luôn luôn đầy đủ mười nghiệp thiện.
14.Để nhiếp hóa chúng sinh hữu tình, Bồ-tát không bao giờ từ bỏ chúng sinh, thường thực tập hạnh nhẫn chịu tất cả mọi khổ uẩn.
15.Vì thế gian mà thị hiện làm chỗ yêu thương, hạnh phúc.
16.Dù ở chung với phàm phu ngu si và Thanh văn, chịu không biết bao nhiêu khổ não nhưng không đánh mất tâm nhất thiết trí, giống như ngọc báu kiên cố, thanh tịnh, trang nghiêm.
17.Nếu giáo cho tất cả pháp vương thì lấy lụa và nước làm quán đảnh cho họ.
18.Không bao giờ xa lìa tâm mong cầu chính pháp chư Phật thị hiện.
---------
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
mytutru

mytutru

Tổng số bài gửi : 11067
Registration date : 08/08/2009

18 Pháp Bất Cộng  Empty
Bài gửiTiêu đề: Luận Giải 18 Pháp Bất Cộng st   18 Pháp Bất Cộng  I_icon13Sat 21 Apr 2018, 20:21

18 Pháp Bất Cộng  HJJSoiB426BZsIi1z_9iM4kv-CIdo_abcwqtW0-wn7yAGKdAN916Pje9assqqhA_DIeKFnPkhLTGr5t5fRWjBEoD5xeAhYxdtT35Zv62S6sTDGLhv0qO_Ca7PzEcPQzf0q5JDIXJ

18 Pháp Bất Cộng (Luận Giải) 
Khi nhân cách tới chỗ mỹ mãn...
---
Là những pháp hay đặc tính mà chỉ có Phật mới thành tựu viên mãn, ngay như La hán và bồ tát cũng không thể có được.
Mười tám đặc tính ấy như sau:
---------
*01/ Phật không bao giờ hành động sai lầm: Vì từ vô lượng kiếp đến nay, ngài trì giới ba la mật tới chỗ trong sạch không còn lỗi lầm, nên công đức mãn túc, tập khí thanh tịnh, phiền não dứt sạch, do vậy nên làm gì cũng không sai trái lầm lỗi.
Ngài không bao giờ có thái độ hung hăng, ác đức, tàn bạo, thô lỗ.
---------
*02/ Phật không bao giờ nói năng sai lầm: Lời nói phát ra bằng miệng lưỡi, bắt nguồn từ cõi lòng tâm can.
Khống chế và làm chủ được lời nói là do làm chủ được tâm.
Làm chủ được tâm là do trí huệ.
Trí càng sâu thì lời càng sáng, hợp với chân lý.
Vì từ vô lượng kiếp đến nay, Phật luôn luôn tu trí huệ ba la mật, chỉ dùng lời nói để hiển bày chân lý, hóa độ chúng sinh, do đó lời ngài khế hợp với đạo, không thị phi dối trá, không bao giờ lầm lẫn.
Những lời thô tục, mắng nhiếc, giận dữ, bực bội, hoàn toàn chẳng còn.
---------
*03/ Phật không có tư duy suy nghĩ sai lầm: Vì từ vô lượng kiếp đến nay, ngài tu thiền định ba la mật, tâm không tán loạn, không chấp trước chuyện gì, do đó tâm ngài lúc nào cũng như tấm gương soi chiếu vạn sự, không cần phải suy nghĩ tính toán.
Thiền định của ngài dẫn đến hai hệ quả tiếp theo sau đây:  
---------
*04/ Phật không có ý tưởng phân bì cao thấp hơn kém (vô dị tưởng):
Nghĩa là ngài không có thành kiến cho rằng chúng sinh này xấu ác, nghèo hèn quá, ta không độ; chúng sinh kia hiền lành, giàu có, ta hãy cứu giúp họ.
Với cặp mắt từ bi, ngài xem tất cả chúng sinh đều bình đẳng.
---------
*05/ Phật không bao giờ tán loạn, rời định (vô bất định tâm):
Nghĩa là lúc nào Phật cũng ở trong cảnh giới thiền định, dù đi đứng nằm ngồi, làm việc, nói chuyện, thuyết pháp.
Vì là cảnh giới định nên tâm ngài không tán loạn, suy nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, như kẻ phàm phu.
---------
*06/ Tâm Phật lúc nào cũng tịch tĩnh, ngài biết mình buông xả: Những cảm xúc sinh ra khi đối diện với vạn sự sai thù của ngoại cảnh, Phật đều có thể buông xả  chúng và giữ tâm yên lặng tịch tĩnh.
Tri giác và năng lực buông xả này là một sức mạnh của trí huệ rốt ráo.
---------
*07/ Ý muốn cứu độ chúng sinh không hề giảm sút (dục vô giảm): Ðây là một  đặc tính quan trọng của Phật.
Bởi vì chư thánh A La Hán khi đạt được cảnh giới niết bàn, họ không còn ý định muốn cứu độ chúng sinh và hành đạo bồ tát.
Nhưng Phật tu phương tiện ba la mật và đại nguyện ba la mật tới chổ viên mãn, nên ngài không sợ sinh tử, không ngán thời gian độ sinh dài tới vô biên, không buồn chúng sinh đa số cứng đầu ương ngạnh.
Do vậy ý muốn độ sinh không hề giảm sút.
---------
*08/ Lòng tinh tấn của Phật không hề giảm sút (tinh tấn vô giảm): Do Phật tu tinh tấn ba la mật trong vô lượng kiếp, ngài thành tựu sức mạnh siêng năng cần mẫn không hề sợ khó sợ nhọc sợ khổ.
Ngài tu hành không ngừng và chẳng bao giờ thối tâm.
---------
*09/ Phật ghi nhớ giáo pháp của ba đời chư Phật không hề thiếu sót hoặc quên mất (niệm vô giảm):
Nghĩa là Phật có trí huệ sâu rộng như biển, ghi nhớ hết tất thảy chân lý và giáo pháp của mười phương ba đời chư Phật.
Trí nhớ này không bao giờ phai lạt hay giảm bớt.  
---------
*10/ Trí huệ của Phật không bao giờ giảm sút (huệ vô giảm):
Nghĩa là trí huệ của Phật thì chẳng bao giờ bị bất kỳ điều kiện hay hoàn cảnh nào làm giảm bớt hiệu năng sắc bén.
---------
*11/ Sự giải thoát của Phật không hề bị giảm sút (giải thoát vô giảm):
Do ngài viễn ly phiền não, chấp trước và vọng tưởng; dứt trừ tập khí sinh tử nên sự giải thoát của ngài là cứu cánh, không hề bị ảnh hưởng, biến đổi hay giảm thiểu.  
---------
*12/ Phật có trí huệ thấu suốt tướng trạng của mọi sự giải thoát, trí huệ này không hề bị giảm sút (giải thoát tri kiến vô giảm):
Trong mỗi giai vị từ chư la hán tới bồ tát tới Phật, mỗi giai vị đều có cảnh giới giải thoát của từng giai vị.
Những cảnh giới giải thoát ấy Phật đều thấu suốt.
---------
*13/ Tất cả những nghiệp do thân làm đều được hướng dẫn bởi trí huệ: Phật dùng trí huệ khế hợp với chân lý để dắt dẫn hành động.
Ngài hoàn toàn làm chủ chính mình, không để tham sân si khống chế hành động.
---------
*14/ Tất cả những lời nói đều được hướng dẫn bởi trí huệ:
Cái lưỡi tuy ngắn mấy tất nhưng là vật mình khó điều khiển nhất.
Phật tu nhẫn nhục ba la mật tới chỗ viên mãn nên ngài có thể làm chủ thân khẩu ý, do đó lời ngài nói ra đều khế hợp với chân lý, hoặc nói cách khác, ngài đạt tới chỗ: trí huệ điều khiển lời nói.  
---------
*15/ Tất cả những nghiệp của tâm đều theo sự hướng dẫn của trí huệ:
Phật lúc nào cũng ở trong chánh định do đó tâm ngài lúc nào cũng khế hợp với chân lý.
Tâm ngài như tấm gương sáng soi chiếu, phản ảnh mọi sự, vì thế ngài không cần phải nghĩ suy tính toán, tư duy trắc lượng, mà cũng thấu rõ mọi việc.  
---------
*16/ Phật biết rõ những chuyện xảy ra trong quá khứ không hề chướng ngại:
Chuyện gì xảy ra ở đâu, lúc nào, chi tiết ra sao, ai nói gì, nghĩ gì, làm gì, tạo nghiệp nhân duyên gì, Phật đều nhìn rõ, thấu suốt không hề bị thời gian và không gian làm trở ngại.
---------
*17/ Phật biết rõ những chuyện sắp xảy ra trong tương lai không hề chướng ngại: Trí huệ của Phật không bị thời gian hạn chế, khác với trí thức và tri kiến của kẻ phàm chúng ta.
---------
*18/ Phật biết rõ những chuyện đang xảy ra trong hiện tại không hề chướng ngại: Phật cũng không bị không gian làm giới hạn tầm nhìn, sự hiểu biết của mình.
---------
Ghi Chú:
Sở dĩ tìm hiểu tỉ mỉ 18 pháp bất cộng trên là vì ta muốn thấy mục tiêu của đường tu:
Hoàn thiện nhân cách và tiềm năng trí huệ tới chỗ viên mãn nhất.
Ðời nay nhiều người tự xưng hay được tôn xưng là thánh sống, Phật sống.
Chúng ta có thể kiểm nhận sự chân giả của họ qua những đặc tính nêu trên.
Mình phải hết sức cẩn thận vì nhiều kẻ lợi dụng lòng tin của tín đồ để mưu cầu danh lợi riêng tư.
Có kẻ dùng triết lý, hoặc nghi lễ thần bí, quán đỉnh truyền pháp, có kẻ dùng pháp thuật
(mà tín đồ tưởng lầm là thần thông) để mê hoặc người ta.
* Thậm chí có kẻ dùng pháp thuật khiến đồ chúng thấy y phóng quang, hiện thân Phật, ở trong pháp hội chư thánh vây quanh, hoặc hiện ra cảnh mầu, biến hóa khôn cùng...
Những thủ đoạn ấy dùng để mua lòng tin của đồ chúng, hướng họ vào đường tu mà nội dung chủ yếu là duy trì bản ngã, bằng cách duy trì dục vọng cá nhân, truy cầu quả vị, mong cầu hạnh phúc, hay thành công, danh lợi ở trần gian.
---------
Mytutru sưu tầm
Về Đầu Trang Go down
http://<marquee>mytutru_welcome.. tứ trụ kính chúc T
 
18 Pháp Bất Cộng
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện sáng tác, truyện kể ::   :: mytutru-