Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Yesterday at 20:28

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 16:18

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 10:41

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Yesterday at 10:27

Lục bát by Tinh Hoa Yesterday at 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Yesterday at 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Sat 16 Mar 2024, 10:05

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:09

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:07

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Thu 14 Mar 2024, 09:55

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

LỀU THƠ NHẠC by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:39

MỪNG NGÀY 08.03 by Phương Nguyên Sun 10 Mar 2024, 08:21

Chỉn by Trà Mi Sat 09 Mar 2024, 12:30

Lỗi 404 by mytutru Fri 08 Mar 2024, 11:09

Thể Tánh Muôn Loài by mytutru Tue 05 Mar 2024, 23:44

5-8-8-8 by Tinh Hoa Tue 05 Mar 2024, 03:32

Còn mãi duyên thầy by buixuanphuong09 Mon 04 Mar 2024, 13:37

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sat 02 Mar 2024, 12:09

Hoa Sen Ao Sen by mytutru Sat 02 Mar 2024, 08:27

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 14 ... 19  Next
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Mon 15 Apr 2019, 08:04


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Kim Dung và chữ Xuân

Trong Trung văn, chữ Xuân (春, mùa xuân) được viết với 9 nét. Ở một nghĩa rất tượng trưng, chữ Xuân được ví với bộ phận sinh dục nữ qua phép tượng hình các nét viết của chữ này. Nếu người phụ nữ nằm, thì đó là chữ xuân; nếu người phụ nữ ngồi thì có một kẽ hở, tạo ra một chữ 10 nét, gọi là Thung (舂). Nhà nho có câu ví von: Ngọa tắc Xuân mà toạ tắc Thung (Nằm thì Xuân mà ngồi thì Thung).

Kim Dung viết tiểu thuyết võ hiệp bằng Trung văn. Chữ Xuân trong tác phẩm của ông khá phong phú, biến ảo lạ lùng. Chữ Xuân nằm trong ngoại hiệu của đạo gia. Xạ điêu anh hùng truyện có 7 đạo gia gọi là Toàn Chân thất tử, trong đó có Trường Xuân tử Khưu Xử Cơ. Tính cách nhân vật này nóng nảy, nhưng là một hán tử yêu nước. Là đạo gia, nhân vật này cũng tu học theo phong cách đạo gia, nghĩa là cũng học cách bế khí để hưởng nhàn, hành lạc dài dài. Chẳng vậy mà ngoại hiệu của lão là Trường Xuân tử? Trường Xuân tử có nghĩa là ông… ham vui hoài hoài. Còn ổng vui được tới đâu thì thây kệ ổng. Chữ Xuân còn nằm trong ngoại hiệu của thầy thuốc. Trong Hiệp khách hành có một nhân vật gọi là Trước thủ thành xuân Bối Hải Thạch. Bối Hải Thạch võ công cao cường nhưng suốt đời ốm yếu, ho hen hoài. Lão tự tìm thuốc men chữa bệnh cho mình, chữa riết nên trình độ y lý cũng cao cường như một thầy thuốc (đại phu). Vì vậy, lão lên làm trưởng lão bang Trường Lạc tại Giang Nam, được mọi người tôn xưng là Bối đại phu. Bạn có để ý hai chữ Trường Lạc không? Hai chữ này có nghĩa là vui hoài, vui miết. Người thầy thuốc luôn được Kim Dung ca ngợi là Diệu thủ hồi xuân. Tất nhiên, làm thuốc là trị bách bệnh; trong đó có bệnh… lạc mất mùa xuân. Hồi xuân là mục tiêu giúp con người tìm lại chất trẻ trung, tìm lại cảm hứng tình dục. Trong phương thuốc hồi xuân luôn luôn có các vị Nhân sâm, Hà thủ ô, Sinh địa, Linh Chi, Tuyết liên tử… Uống các món này, con người khỏe mạnh, trẻ trung trở lại. Còn sau đó thì… hổng biết. Chữ Xuân còn để chỉ chỗ ăn chơi sa đọa. Người Trung Hoa có câu “Hạ giới hữu Tô Hàng nhị châu”. Hàng Châu và Tô Châu là hai chỗ ăn chơi đàng điếm nhất của miền Giang Nam. Xem như vậy thì người trung Quốc coi trọng sự ăn chơi.

Lộc Đỉnh ký, thông qua cái miệng của Vi Tiểu Bảo, không ngớt ca ngợi thành Dương Châu nhà hắn. Hắn xuất thân từ Lệ Xuân viện, nơi mẹ hắn làm Kỹ nữ và sinh ra hắn. Hắn tự hào về Lệ Xuân viện, về bà mẹ làm kỹ nữ. Hắn đã từng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để về Dương Châu mua đứt lại Lệ Xuân viện; lập thêm ba toà Lệ Hạ viện, Lệ Thu viện và Lệ Đông viện cho đủ 4 mùa, đặng quần hùng và trọc phú bốn phương đến đó ăn chơi cho phỉ chí. Vi Tiểu Bảo cũng là tay khoái món văn hóa đồi truỵ. Rõ ràng là hắn có mấy bức thêu gọi là Xuân cung đồ (bức hoạ về bộ phận sinh dục nữ). Hắn đã đem mấy bức thêu này “thuốc” Đa Long khi tên này được vua Khang Hy giao nhiệm vụ chém Mao Thập Bát, khiến Đa Long mê mẩn, mất cảnh giác. Vi Tiểu Bảo đã cứu mạng được Mao Thập Bát nhờ truyền bá văn hóa đồi truỵ!

Chữ Xuân đồng nghĩa với khái niệm bổ thận, cường dương. Những món thuốc giúp đàn ông bổ thận, cường dương để chứng mình là nam nhi chính hiệu trong phòng the được gọi là xuân dược. Mô phỏng xuân dược đó, Lệ Xuân viện thành Dương Châu có bán loại xuân tửu. Thế nhưng, Vi Tiểu Bảo thì chỉ muốn những kẻ uống loại rượu này vào phải ngủ li bì, ngủ mê mệt để hắn ra tay khống chế. Cho nên, hắn đã đổ thêm thuốc mê vào rượu; khiến xuân tửu hoá thành mê xuân tửu. Tang Kết lạt ma, Cát Nhĩ Đan vương tử, Trịnh Khắc Sản… cho đến các quý phu nhân, quý tiểu thư Tô Thuyên, A Kha, Phương Di… uống loại rượu này, lòng xuân thì phơi phới nhưng trí tuệ lại hồ đồ. Vi Tiểu Bảo tha hồ tác oai, tác quái. Không hiểu hắn có uống xuân tửu không nhưng hôm ấy hắn giao cấu với 7 người phụ nữ. Tất nhiên, tác giả có nói dóc nhưng nói dóc như vậy nghe cũng thú vị.

Việc nam nữ giao cấu với nhau được Kim Dung gọi là xuân sự hay hảo sự. Đó là quan điểm của một dân tộc quý chuộng sức lao động bởi xã hội Trung Quốc ngày xưa là xã hội nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phải sinh con đẻ cái để có người lao động, để nối dõi tông đường. Cho nên người ta coi đêm tân hôn là một đêm thiêng liêng của đôi đôi lòng thanh xuân phơi phới. Hiệp khách hành có mô tả đoạn Thạch Phá Thiên và Đinh Đang mới định động phòng thì bọn hảo hán bang Trường Lạc đổ ra đi tìm Thạch Phá Thiên, đứng ngoài sân kêu la ơi ới. Đinh Bất Tứ phải ngồi trên nóc nhà gác cho cháu mình hoàn thành xuân sự. Lão tuôn ra một hơi vừa có vẻ văn hóa, vừa có vẻ tục tĩu, nào là “đêm xuân một khắc ngàn vàng”, nào là “thời xuân qua rất mau”… Nhưng Thạch Phá Thiên đã bỏ cô dâu, chạy mất.

Những nhân vật nữ trung tâm của Kim Dung được gọi là băng thanh ngọc khiết, là hoàng hoa khuê nữ hoặc xuân nữ. Họ là những cô gái trong trắng, lãng mạn mười phần nhưng không liều mạng chút nào. Họ đi đến đâu thì không khí đương xuân có ở đó, rực rỡ, náo nhiệt. Có đôi khi họ buồn, họ khóc. Kim Dung mô tả những giọt nước mắt đọng trên gò má xuân thì lóng lánh chẳng khác gì giọt sương trên đóa mai côi (hoa hồng). Mùa xuân, bóng liễu xanh tươi. Kim Dung mô tả đôi mày các cô đẹp như cặp lá liễu. Và khi cô nào… nổi nóng, đôi mày liễu khẽ nhướng lên hay khẽ cau lại, thể hiện một tâm trạng bất bình thì khách mày râu hãy coi chừng. Một chiêu Xuân phong dương liễu phóng ra, mùa xuân mất biến, chỉ còn cơn lôi đình sục sôi như nắng hạ.
Về Đầu Trang Go down
Ai Hoa

Ai Hoa

Tổng số bài gửi : 10549
Registration date : 23/11/2007

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Mon 15 Apr 2019, 11:03

Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Kim Dung và chữ Xuân

Trong Trung văn, chữ Xuân (春, mùa xuân) được viết với 9 nét. Ở một nghĩa rất tượng trưng, chữ Xuân được ví với bộ phận sinh dục nữ qua phép tượng hình các nét viết của chữ này. Nếu người phụ nữ nằm, thì đó là chữ xuân; nếu người phụ nữ ngồi thì có một kẽ hở, tạo ra một chữ 10 nét, gọi là Thung (舂). Nhà nho có câu ví von: Ngọa tắc Xuân mà toạ tắc Thung (Nằm thì Xuân mà ngồi thì Thung).

Kim Dung viết tiểu thuyết võ hiệp bằng Trung văn. Chữ Xuân trong tác phẩm của ông khá phong phú, biến ảo lạ lùng. Chữ Xuân nằm trong ngoại hiệu của đạo gia. Xạ điêu anh hùng truyện có 7 đạo gia gọi là Toàn Chân thất tử, trong đó có Trường Xuân tử Khưu Xử Cơ. Tính cách nhân vật này nóng nảy, nhưng là một hán tử yêu nước. Là đạo gia, nhân vật này cũng tu học theo phong cách đạo gia, nghĩa là cũng học cách bế khí để hưởng nhàn, hành lạc dài dài. Chẳng vậy mà ngoại hiệu của lão là Trường Xuân tử? Trường Xuân tử có nghĩa là ông… ham vui hoài hoài. Còn ổng vui được tới đâu thì thây kệ ổng. Chữ Xuân còn nằm trong ngoại hiệu của thầy thuốc. Trong Hiệp khách hành có một nhân vật gọi là Trước thủ thành xuân Bối Hải Thạch. Bối Hải Thạch võ công cao cường nhưng suốt đời ốm yếu, ho hen hoài. Lão tự tìm thuốc men chữa bệnh cho mình, chữa riết nên trình độ y lý cũng cao cường như một thầy thuốc (đại phu). Vì vậy, lão lên làm trưởng lão bang Trường Lạc tại Giang Nam, được mọi người tôn xưng là Bối đại phu. Bạn có để ý hai chữ Trường Lạc không? Hai chữ này có nghĩa là vui hoài, vui miết. Người thầy thuốc luôn được Kim Dung ca ngợi là Diệu thủ hồi xuân. Tất nhiên, làm thuốc là trị bách bệnh; trong đó có bệnh… lạc mất mùa xuân. Hồi xuân là mục tiêu giúp con người tìm lại chất trẻ trung, tìm lại cảm hứng tình dục. Trong phương thuốc hồi xuân luôn luôn có các vị Nhân sâm, Hà thủ ô, Sinh địa, Linh Chi, Tuyết liên tử… Uống các món này, con người khỏe mạnh, trẻ trung trở lại. Còn sau đó thì… hổng biết. Chữ Xuân còn để chỉ chỗ ăn chơi sa đọa. Người Trung Hoa có câu “Hạ giới hữu Tô Hàng nhị châu”. Hàng Châu và Tô Châu là hai chỗ ăn chơi đàng điếm nhất của miền Giang Nam. Xem như vậy thì người trung Quốc coi trọng sự ăn chơi.

Lộc Đỉnh ký, thông qua cái miệng của Vi Tiểu Bảo, không ngớt ca ngợi thành Dương Châu nhà hắn. Hắn xuất thân từ Lệ Xuân viện, nơi mẹ hắn làm Kỹ nữ và sinh ra hắn. Hắn tự hào về Lệ Xuân viện, về bà mẹ làm kỹ nữ. Hắn đã từng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để về Dương Châu mua đứt lại Lệ Xuân viện; lập thêm ba toà Lệ Hạ viện, Lệ Thu viện và Lệ Đông viện cho đủ 4 mùa, đặng quần hùng và trọc phú bốn phương đến đó ăn chơi cho phỉ chí. Vi Tiểu Bảo cũng là tay khoái món văn hóa đồi truỵ. Rõ ràng là hắn có mấy bức thêu gọi là Xuân cung đồ (bức hoạ về bộ phận sinh dục nữ). Hắn đã đem mấy bức thêu này “thuốc” Đa Long khi tên này được vua Khang Hy giao nhiệm vụ chém Mao Thập Bát, khiến Đa Long mê mẩn, mất cảnh giác. Vi Tiểu Bảo đã cứu mạng được Mao Thập Bát nhờ truyền bá văn hóa đồi truỵ!

Chữ Xuân đồng nghĩa với khái niệm bổ thận, cường dương. Những món thuốc giúp đàn ông bổ thận, cường dương để chứng mình là nam nhi chính hiệu trong phòng the được gọi là xuân dược. Mô phỏng xuân dược đó, Lệ Xuân viện thành Dương Châu có bán loại xuân tửu. Thế nhưng, Vi Tiểu Bảo thì chỉ muốn những kẻ uống loại rượu này vào phải ngủ li bì, ngủ mê mệt để hắn ra tay khống chế. Cho nên, hắn đã đổ thêm thuốc mê vào rượu; khiến xuân tửu hoá thành mê xuân tửu. Tang Kết lạt ma, Cát Nhĩ Đan vương tử, Trịnh Khắc Sản… cho đến các quý phu nhân, quý tiểu thư Tô Thuyên, A Kha, Phương Di… uống loại rượu này, lòng xuân thì phơi phới nhưng trí tuệ lại hồ đồ. Vi Tiểu Bảo tha hồ tác oai, tác quái. Không hiểu hắn có uống xuân tửu không nhưng hôm ấy hắn giao cấu với 7 người phụ nữ. Tất nhiên, tác giả có nói dóc nhưng nói dóc như vậy nghe cũng thú vị.

Việc nam nữ giao cấu với nhau được Kim Dung gọi là xuân sự hay hảo sự. Đó là quan điểm của một dân tộc quý chuộng sức lao động bởi xã hội Trung Quốc ngày xưa là xã hội nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phải sinh con đẻ cái để có người lao động, để nối dõi tông đường. Cho nên người ta coi đêm tân hôn là một đêm thiêng liêng của đôi đôi lòng thanh xuân phơi phới. Hiệp khách hành có mô tả đoạn Thạch Phá Thiên và Đinh Đang mới định động phòng thì bọn hảo hán bang Trường Lạc đổ ra đi tìm Thạch Phá Thiên, đứng ngoài sân kêu la ơi ới. Đinh Bất Tứ phải ngồi trên nóc nhà gác cho cháu mình hoàn thành xuân sự. Lão tuôn ra một hơi vừa có vẻ văn hóa, vừa có vẻ tục tĩu, nào là “đêm xuân một khắc ngàn vàng”, nào là “thời xuân qua rất mau”… Nhưng Thạch Phá Thiên đã bỏ cô dâu, chạy mất.

Những nhân vật nữ trung tâm của Kim Dung được gọi là băng thanh ngọc khiết, là hoàng hoa khuê nữ hoặc xuân nữ. Họ là những cô gái trong trắng, lãng mạn mười phần nhưng không liều mạng chút nào. Họ đi đến đâu thì không khí đương xuân có ở đó, rực rỡ, náo nhiệt. Có đôi khi họ buồn, họ khóc. Kim Dung mô tả những giọt nước mắt đọng trên gò má xuân thì lóng lánh chẳng khác gì giọt sương trên đóa mai côi (hoa hồng). Mùa xuân, bóng liễu xanh tươi. Kim Dung mô tả đôi mày các cô đẹp như cặp lá liễu. Và khi cô nào… nổi nóng, đôi mày liễu khẽ nhướng lên hay khẽ cau lại, thể hiện một tâm trạng bất bình thì khách mày râu hãy coi chừng. Một chiêu Xuân phong dương liễu phóng ra, mùa xuân mất biến, chỉ còn cơn lôi đình sục sôi như nắng hạ.

Đầu óc ông này ghê thật! :potay:

_________________________
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Love10

Sông rồi cạn, núi rồi mòn
Thân về cát bụi, tình còn hư không
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Tue 16 Apr 2019, 08:39

Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Kim Dung và chữ Xuân

Trong Trung văn, chữ Xuân (春, mùa xuân) được viết với 9 nét. Ở một nghĩa rất tượng trưng, chữ Xuân được ví với bộ phận sinh dục nữ qua phép tượng hình các nét viết của chữ này. Nếu người phụ nữ nằm, thì đó là chữ xuân; nếu người phụ nữ ngồi thì có một kẽ hở, tạo ra một chữ 10 nét, gọi là Thung (舂). Nhà nho có câu ví von: Ngọa tắc Xuân mà toạ tắc Thung (Nằm thì Xuân mà ngồi thì Thung).

Kim Dung viết tiểu thuyết võ hiệp bằng Trung văn. Chữ Xuân trong tác phẩm của ông khá phong phú, biến ảo lạ lùng. Chữ Xuân nằm trong ngoại hiệu của đạo gia. Xạ điêu anh hùng truyện có 7 đạo gia gọi là Toàn Chân thất tử, trong đó có Trường Xuân tử Khưu Xử Cơ. Tính cách nhân vật này nóng nảy, nhưng là một hán tử yêu nước. Là đạo gia, nhân vật này cũng tu học theo phong cách đạo gia, nghĩa là cũng học cách bế khí để hưởng nhàn, hành lạc dài dài. Chẳng vậy mà ngoại hiệu của lão là Trường Xuân tử? Trường Xuân tử có nghĩa là ông… ham vui hoài hoài. Còn ổng vui được tới đâu thì thây kệ ổng. Chữ Xuân còn nằm trong ngoại hiệu của thầy thuốc. Trong Hiệp khách hành có một nhân vật gọi là Trước thủ thành xuân Bối Hải Thạch. Bối Hải Thạch võ công cao cường nhưng suốt đời ốm yếu, ho hen hoài. Lão tự tìm thuốc men chữa bệnh cho mình, chữa riết nên trình độ y lý cũng cao cường như một thầy thuốc (đại phu). Vì vậy, lão lên làm trưởng lão bang Trường Lạc tại Giang Nam, được mọi người tôn xưng là Bối đại phu. Bạn có để ý hai chữ Trường Lạc không? Hai chữ này có nghĩa là vui hoài, vui miết. Người thầy thuốc luôn được Kim Dung ca ngợi là Diệu thủ hồi xuân. Tất nhiên, làm thuốc là trị bách bệnh; trong đó có bệnh… lạc mất mùa xuân. Hồi xuân là mục tiêu giúp con người tìm lại chất trẻ trung, tìm lại cảm hứng tình dục. Trong phương thuốc hồi xuân luôn luôn có các vị Nhân sâm, Hà thủ ô, Sinh địa, Linh Chi, Tuyết liên tử… Uống các món này, con người khỏe mạnh, trẻ trung trở lại. Còn sau đó thì… hổng biết. Chữ Xuân còn để chỉ chỗ ăn chơi sa đọa. Người Trung Hoa có câu “Hạ giới hữu Tô Hàng nhị châu”. Hàng Châu và Tô Châu là hai chỗ ăn chơi đàng điếm nhất của miền Giang Nam. Xem như vậy thì người trung Quốc coi trọng sự ăn chơi.

Lộc Đỉnh ký, thông qua cái miệng của Vi Tiểu Bảo, không ngớt ca ngợi thành Dương Châu nhà hắn. Hắn xuất thân từ Lệ Xuân viện, nơi mẹ hắn làm Kỹ nữ và sinh ra hắn. Hắn tự hào về Lệ Xuân viện, về bà mẹ làm kỹ nữ. Hắn đã từng có mong ước kiếm được thật nhiều tiền để về Dương Châu mua đứt lại Lệ Xuân viện; lập thêm ba toà Lệ Hạ viện, Lệ Thu viện và Lệ Đông viện cho đủ 4 mùa, đặng quần hùng và trọc phú bốn phương đến đó ăn chơi cho phỉ chí. Vi Tiểu Bảo cũng là tay khoái món văn hóa đồi truỵ. Rõ ràng là hắn có mấy bức thêu gọi là Xuân cung đồ (bức hoạ về bộ phận sinh dục nữ). Hắn đã đem mấy bức thêu này “thuốc” Đa Long khi tên này được vua Khang Hy giao nhiệm vụ chém Mao Thập Bát, khiến Đa Long mê mẩn, mất cảnh giác. Vi Tiểu Bảo đã cứu mạng được Mao Thập Bát nhờ truyền bá văn hóa đồi truỵ!

Chữ Xuân đồng nghĩa với khái niệm bổ thận, cường dương. Những món thuốc giúp đàn ông bổ thận, cường dương để chứng mình là nam nhi chính hiệu trong phòng the được gọi là xuân dược. Mô phỏng xuân dược đó, Lệ Xuân viện thành Dương Châu có bán loại xuân tửu. Thế nhưng, Vi Tiểu Bảo thì chỉ muốn những kẻ uống loại rượu này vào phải ngủ li bì, ngủ mê mệt để hắn ra tay khống chế. Cho nên, hắn đã đổ thêm thuốc mê vào rượu; khiến xuân tửu hoá thành mê xuân tửu. Tang Kết lạt ma, Cát Nhĩ Đan vương tử, Trịnh Khắc Sản… cho đến các quý phu nhân, quý tiểu thư Tô Thuyên, A Kha, Phương Di… uống loại rượu này, lòng xuân thì phơi phới nhưng trí tuệ lại hồ đồ. Vi Tiểu Bảo tha hồ tác oai, tác quái. Không hiểu hắn có uống xuân tửu không nhưng hôm ấy hắn giao cấu với 7 người phụ nữ. Tất nhiên, tác giả có nói dóc nhưng nói dóc như vậy nghe cũng thú vị.

Việc nam nữ giao cấu với nhau được Kim Dung gọi là xuân sự hay hảo sự. Đó là quan điểm của một dân tộc quý chuộng sức lao động bởi xã hội Trung Quốc ngày xưa là xã hội nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Phải sinh con đẻ cái để có người lao động, để nối dõi tông đường. Cho nên người ta coi đêm tân hôn là một đêm thiêng liêng của đôi đôi lòng thanh xuân phơi phới. Hiệp khách hành có mô tả đoạn Thạch Phá Thiên và Đinh Đang mới định động phòng thì bọn hảo hán bang Trường Lạc đổ ra đi tìm Thạch Phá Thiên, đứng ngoài sân kêu la ơi ới. Đinh Bất Tứ phải ngồi trên nóc nhà gác cho cháu mình hoàn thành xuân sự. Lão tuôn ra một hơi vừa có vẻ văn hóa, vừa có vẻ tục tĩu, nào là “đêm xuân một khắc ngàn vàng”, nào là “thời xuân qua rất mau”… Nhưng Thạch Phá Thiên đã bỏ cô dâu, chạy mất.

Những nhân vật nữ trung tâm của Kim Dung được gọi là băng thanh ngọc khiết, là hoàng hoa khuê nữ hoặc xuân nữ. Họ là những cô gái trong trắng, lãng mạn mười phần nhưng không liều mạng chút nào. Họ đi đến đâu thì không khí đương xuân có ở đó, rực rỡ, náo nhiệt. Có đôi khi họ buồn, họ khóc. Kim Dung mô tả những giọt nước mắt đọng trên gò má xuân thì lóng lánh chẳng khác gì giọt sương trên đóa mai côi (hoa hồng). Mùa xuân, bóng liễu xanh tươi. Kim Dung mô tả đôi mày các cô đẹp như cặp lá liễu. Và khi cô nào… nổi nóng, đôi mày liễu khẽ nhướng lên hay khẽ cau lại, thể hiện một tâm trạng bất bình thì khách mày râu hãy coi chừng. Một chiêu Xuân phong dương liễu phóng ra, mùa xuân mất biến, chỉ còn cơn lôi đình sục sôi như nắng hạ.

Đầu óc ông này ghê thật!  :potay:

TM hổng hiểu, thầy cắt nghĩa đi thầy  :tongue:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Mon 06 May 2019, 10:34

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Kiếm luận

Trong chiến tranh cổ điển, kiếm (gươm) là một vũ khí tiện lợi nhất. Tuy không cùng học một loại binh thư nhưng các dân tộc đã biết chung một kinh nghiệm chiến tranh: dùng kiếm để đánh gần và dùng cung để bắn xa. Lịch sử chiến tranh của nhân loại cho biết kiếm được rèn ở thành Baghdad (lúc bấy giờ thuộc Ba Tư - Perse) là loại kiếm danh tiếng nhất, có kỹ thuật rèn cao cường nhất. Và đây là những lưỡi đà kiếm, có hình cong hình lưỡi liềm.

Kiếm trong truyện võ hiệp Kim Dung cũng không đi ra khỏi kinh nghiệm ấy. Kiếm quan trọng đến nỗi nhiều khi, những tác phẩm võ hiệp của ông được người đời gọi là truyện kiếm hiệp - truyện về những người hành hiệp cứu đời bằng lưỡi kiếm. Có những tác phẩm của ông đã khắc hoạ vai trò cao cả của lưỡi kiếm. Đó là trường hợp bộ Ỷ thiên Đồ long ký. Trong 5 chữ, thì đã có hai chữ Ỷ thiên là tên gọi của một thanh kiếm báu mà theo tác giả, được đúc bằng thép nguyên chất pha lẫn platin và trong thân kiếm có cất dấu một pho bảo lục: bộ Cửu âm chân kinh. Tiếu ngạo giang hồ cũng là một tác phẩm đồ sộ nói về cây kiếm với những phái sử dụng kiếm gọi là Ngũ nhạc kiếm phái: Thái Sơn, Hành Sơn, Hoa Sơn, Tung Sơn, Hằng Sơn. Bộ Liên thành quyết là một bộ tiểu thuyết viết về một pho kiếm pháp mà bài kiếm quyết là một bài thơ; thầy đã cố dạy sai cho học trò để che dấu lời hướng dẫn đi tìm một kho báu lớn có giá trị liên thành. Ngoài ra, trong 12 bộ tiểu thuyết, luôn luôn xuất hiện người sử kiếm (kiếm sĩ) và kiếm sĩ luôn luôn nhiều hơn những bọn hào sĩ giang hồ sử dụng những loại vũ khí khác.

Về mặt chất liệu làm kiếm, Kim Dung nói đến loại kiếm sắt, kiếm gỗ, kiếm vàng và kiếm pha hợp kim. Kiếm thông thường là kiếm sắt nhưng Kim Dung lại thường đề cập đến một loại sắt thép đặc biệt rất bén, chém sắt như chém bùn. Trương Tam Phong, tức Trương Quân Bảo, dùng một cây kiếm gỗ hành hiệp gọi là Chân võ, thành danh và trở thành tổ sư phái Võ Đang. Bọn thầy thuốc như Hồ Thanh Ngưu, Bình Nhứt Chỉ có cây đoản kiếm bằng vàng, chắc là để dùng trong khi mổ xẻ. Đặc biệt, kiếm Ỷ thiên như đã nói là một hợp kim gồm thép và platin và phải dùng đến đao Đồ long chém thì cả đao với kiếm mới cùng gẫy. Bọn đệ tử Minh giáo kiếm được thanh kiếm Ỷ thiên gãy, đã dùng kỹ thuật luyện kim đặc biệt của Ba Tư để ráp kiếm lại và trong động tác ráp nối quyết định, còn thêm cả máu người vào. Chi tiết này thật hoang đường nhưng cực kỳ thú vị, không khỏi khiến bạn đọc nghĩ đến huyền thoại hai thanh kiếm thời Chiến quốc: Can tương và Mạc gia (còn gọi là Mạc tà).

Về tính chất, truyện võ hiệp Kim Dung đề cập đến hai loại kiếm: cương kiếm (kiếm rắn) và nhu kiếm (kiếm mềm). Trong Tiếu ngạo giang hồ, Tiêu Tương dạ vũ Mạc Đại tiên sinh, chưởng môn Hành Sơn, có cây kiếm mỏng như lá lúa, rút ra cầm tay thì mềm oặt nhưng khi vận công vào thì lưỡi kiếm giương thẳng ra và khi chiến đấu thì kiếm khí phát ra đầu mũi kiếm. Về hình thể, Kim Dung phân ra trường kiếm (kiếm dài) và đoản kiếm (kiếm ngắn). Nhũng nhân vật sử dụng đoản kiếm trong tác phẩm của ông thường là những người có gia số võ công đặc biệt, chuyên đánh cận chiến; chân tay rất linh hoạt. Kiếm bình thường thì thân thẳng. Cá biệt, trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung mô tả nhân vật Tái Bắc minh đà Mộc Cao Phong, một người gù như lạc đà (minh đà) vì có bướu trên lưng; y sử một cây đà kiếm cong cong hình lưỡi liềm. Đúng là đà nhân đà kiếm! Thanh kiếm đặc biệt của Mộc Cao Phong nhắc chúng ta nhớ lại hình ảnh những lưỡi kiếm cong của các đội quân Ả Rập trên sa mạc trong những phim nói về khu vực châu Phi.

Kiếm là một loại vũ khí cá nhân nên thường thường bọn hào sĩ sử đơn kiếm. Tuy nhiên cũng có những người chuyên đánh song kiếm. Lại có những cặp anh em, vợ chồng, bạn bè đồng môn sử đơn kiếm nhưng chuyên đánh đôi thành song kiếm hợp bích. Có lối đánh tập thể kết làm kiếm trận. Triết học Đông phương đã đi vào bài bản kiếm pháp với Lưỡng nghi kiếm pháp, trong đó hai người cùng đánh: một người theo chính Lưỡng nghi, một người theo phản Lưỡng nghi. Có chính có phản mới thành hợp bích chẳng khác nào có thèse, có antithèse mới ra được synthèse trong triết học Hy Lạp.

Về nguyên tắc sử kiếm, Kim Dung đưa ra Kiếm tông và Khí tông. Kiếm tông chú trọng kiếm chiêu, ra đòn liên miên bất tuyệt để thủ thắng. Khí tông chú trọng nội công, cho rằng nội công cao cường là chỉ đánh một vài chiêu là có thể triệt hạ địch thủ. Đây chính là sự mâu thuẫn trong nội bộ phái Hoa Sơn, khiến phái này tương tranh đến nỗi gần tuyệt diệt. Để có thể sử kiếm, người ta phải học kiếm pháp. Kiếm pháp được hiểu là nguyên tắc hướng dẫn sử một đường kiếm chuyên môn của một phái hay một nhà (gia).

Kiếm pháp được cụ thể hoá thành một bài ca và người kiếm sĩ phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ. Những câu ca ấy được chép lại trên lụa, trên vải, trên giấy, trên da dê thì được gọi là kiếm phổ. Kiếm phổ chia ra từng chiêu, từng thức; mỗi chiêu thức có nhiều cách biến hoá linh động. Kim Dung đã thực sự đưa người đọc đi vào một thế giới mộng mơ thú vị khi ông đề cập đến những Thái Sơn thập bát bàn, Hành Sơn thập tam thức và lý giải Lưỡng nghi kiếm pháp có 64 thế. Tại sao lại là 64 thế? Ấy là vì Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái (quẻ); trong mỗi quái có 8 lần biến hoá, 8 lần 8 thành 64 thế. Đó là chính Lưỡng. Thế còn phản Lưỡng nghi? Phản Lưỡng nghi là đánh ngược lại những quy tắc của chính Lưỡng nghi, tạo ra một âm một dương, một trên một dưới, một trái một phải, một trước một sau... Thử tưởng tượng một đối thủ phải đấu với một cặp song kiếm Lưỡng nghi! Kim Dung chỉ đặt vấn đề và chúng ta tưởng tượng.

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung nói đến một thứ kiếm pháp lãng mạn hơn: Độc Cô cửu kiếm do Phong Thanh Dương truyền lại cho Lệnh Hồ Xung. Đây vốn là kiếm pháp của Độc Cô Cầu Bại, chỉ gồm có 9 thức: Tổng quyết thức, Phá kiếm thức, Phá khí thức, Phá thương thức, Phá chưởng thức, Phá tiên thức, Phá đao thức, Phá tiễn thức và Phá côn thức. Với 9 thức đó, Độc Cô Cầu Bại đánh thắng tất cả các địch thủ khiến cho không ai còn dám đến đánh kiếm với ông. Ông rơi vào cô đơn (Độc Cô), chỉ mong được thua một lần (Cầu Bại) mà không ai có thể khiến ông thua được, cuối cùng chết đi trong lặng lẽ! Phong Thanh Dương cắt nghĩa: Độc Cô cửu kiếm đánh theo kiếm ý, nghĩ đến đâu là đánh đến đó, muốn đánh thế nào cũng được, chỉ có công chứ không bao giờ quay về thủ. Hễ địch đánh 100 chiêu, ta đánh 101 chiêu; địch đánh 1000 chiêu, ta đánh 1001 chiêu; liên miên bất tuyệt như nước chảy mây trôi. Lệnh Hồ Xung nghe được thứ kiếm pháp như vậy, anh ta mừng như điên vì tâm tính anh ta vốn lãng mạn. Và trận ra oai đầu tiên của Độc Cô cửu kiếm vừa khiến Lệnh Hồ Xung, vừa khiến chúng ta kinh hãi: Lệnh Hồ Xung mất hết công lực, chỉ sử một chiêu Phá khí thức, đã đâm mù mắt 15 tên ác đồ của phái Tung Sơn!

Kiếm nằm trong vỏ là biểu hiện của hoà bình; kiếm rút ra khỏi vỏ là biểu hiện của đấu tranh. Thậm chí với Diệt Tuyệt sư thái, chưởng môn phái Nga Mi trong Ỷ thiên Đồ long ký, mỗi khi rút kiếm Ỷ thiên ra, kiếm không dính máu là chưa đút vào vỏ. Rút kiếm ra khỏi vỏ, người ta thường bắt kiếm quyết: mũi kiếm hướng lên trời, mũi kiếm chỉ xuống đất, mũi kiếm chỉ ra phía trước, thân kiếm hoành ngang người... Chiêu đầu tiên của những người nhỏ tuổi khi đấu với người trưởng thượng phải là chiêu thi lễ: hai tay đưa thẳng kiếm lên khỏi đầu là Vạn nhạc triều tôn; hai tay nắm lấy đốc kiếm, cả người và kiếm cùng cúi tới trước là Đồng tử bái Quan Âm. Sử kiếm là cả một nghệ thuật. Dương Qua và Tiểu Long Nữ trong Xạ điêu anh hùng truyện sử Ngọc nữ kiếm pháp một cách uyển chuyển mỹ lệ như một cặp múa đôi. Tả Tử Mục, chưởng môn phái Vô Lượng trong Thiên Long bát bộ sử kiếm chém con rắn đang cuốn lấy người học trò, rắn đứt đôi mà da học trò vẫn không xây xát. Ninh Trung Tắc của phái Hoa Sơn sử thế kiếm quyết định đâm vào người học trò là Lệnh Hồ Xung, kiếm vừa chạm đến da, đã chuyển kình lực đâm thẳng thành kình lực bẻ ngang, khiến thanh kiếm gẫy làm nhiều mảnh rơi xuống choang choảng. Trong đường kiếm còn có cả tình yêu đôi lứa. Nhạc Linh San cùng Lệnh Hồ Xung thầm yêu nhau, đã lén cha mẹ luyện môn Xung - Linh kiếm pháp, khi múa lên đôi mắt mơ màng, đôi lòng ấm áp. Vì họ còn rất trẻ nên nghịch ngợm, nghĩ ra ra chiêu Nhĩ tử ngã hoạt (người chết ta sống), tính toán kỹ luồng lực đạo, bộ vị, phương hướng sao cho đâm một lần hai đầu mũi kiếm phải dính vào nhau, hai thân kiếm nối thành một đường thẳng.

Những kiếm chiêu trong truyện võ hiệp Kim Dung được ông đặt tên rất hay: Thuận thủy thôi chu (theo nước đẩy thuyền), Lãng tử hồi đầu (người trai ra đi đã quay đầu lại), Thương tùng nghênh khách (tùng xanh đón khách), Trường Giang tam điệp lãng (ba đợt sóng trên sông Trường Giang)... Đôi khi, có những chiêu kiếm phát quá nhanh, máu không kịp chảy. Trong Lộc Đỉnh ký có nhân vật Phùng Tích Phạm mang ngoại hiệu Nhất kiếm vô huyết (một đường kiếm không chảy máu). Nói thì vậy nhưng khi Phùng Tích Phạm đánh Song Nhi, người hầu của Vi Tiểu Bảo, đâm cô một kiếm, máu vẫn chảy ra như thường. Cho nên Vi Tiểu Bảo gọi giễu Phùng Tích Phạm là Bán kiếm hữu huyết (nửa chiêu kiếm đã có máu). Có những chiêu phi kiếm, phóng kiếm bay trong không gian để giết địch thủ. Có những chiêu hoán thủ kiếm: kiếm đang cầm tay phải, đột ngột đổi qua cầm tay trái. Người ỷ có kiếm trong tay chưa chắc đã thủ thắng. Tiểu anh hùng Hồ Phỉ trong Phi hồ ngoại truyện học được phép Không thủ đoạt bạch nhận, chuyên dùng tay không đoạt kiếm kẻ khác. Lệnh Hồ Xung có chiêu dùng ngón tay búng vào sống kiếm đối phương cho kiếm văng đi. Nhậm Ngã Hành phát Phách không chưởng, chưởng lực đủ sức đánh oằn thanh kiếm của địch thủ. Những kiểu mô tả vừa có cơ sở thực tế, vừa không tưởng khiến chúng ta cảm thấy thú vị.

Nhưng thú vị nhất có lẽ vẫn là những trận đấu kiếm mà không có kiếm, không dùng kiếm. Vương tử Đại Lý Đoàn Dự đã học được Lục mạch thần kiếm của chùa Thiên Long, nước Đại Lý, dùng kình lực của nội công phát ra 6 ngón tay theo 6 đường Thiếu dương, Thiếu âm, Thiếu xung, Trung xung, Thiếu trạch. Kiếm khí của anh ta đánh cho Mộ Dung Phục tơi tả, hoảng hốt trước hàng vạn đôi mắt quần hùng tụ tập tại chùa Thiếu Lâm. Hai trận đấu kiếm kỳ lạ nhất là hai trận đấu giữa Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đạo trưởng, chưởng môn phái Võ Đang. Lần thứ nhất, dưới chân núi Võ Đang, Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đứng cách nhau cả chục bước, chỉ lấy mắt mà nhìn huyệt đạo của nhau. Ấy vậy mà Xung Hư chịu thua. Lần thứ hai, trong chùa Thiếu Lâm, Lệnh Hồ Xung và Xung Hư đã rút kiếm ra nhưng Xung Hư chỉ đứng xa Lệnh Hồ Xung và nghĩ ngợi, cuối cùng chịu thua. Ấy là vì cả hai chỉ đấu kiếm ý chứ không đấu kiếm chiêu.

Kiếm là vũ khí nhưng những kiếm sĩ không lạm dụng kiếm chiêu để giết người. Đọc văn Kim Dung, ta thường thấy những cụm từ "điểm tới là thôi", "đủ phân thắng bại", “kiếm hạ lưu tình”. Người ta dùng kiếm để họp bạn và những lần gặp gỡ như vậy được gọi là "luận kiếm". Người ta lỡ tay dùng kiếm giết người không khỏi có điều hối hận, đau khổ. Cho nên, đã có những kiếm sĩ của Kim Dung bẻ kiếm bên trời (thiên nhai triết kiếm), đã có những người "rửa tay gác kiếm". Lại có những người treo kiếm lên không dùng tới, dấu kiếm trong cây đàn, để kiếm hoài trong vỏ không rút ra được nữa. Hà Túc Đạo trong Ỷ thiên Đồ long ký được xưng tụng là tam thánh: Cầm thánh, Kỳ thánh, Kiếm thánh nhưng cuối cuộc đời, anh ta quay về đỉnh Kinh Thần Phong ngoài núi Côn Lôn xa xôi vạn dặm, treo cây kiếm lên và lặng lẽ nhớ đến cô bé Quách Tương 19 tuổi. Đã có một lần, Hà Túc Đạo vừa đấu kiếm chống 3 kẻ địch, vừa phóng chỉ vào cây đàn để dưới đất, đàn cho Quách Tương nghe một cầm tấu khúc mới nhất. Quách Tương nghe tiếng đàn và đỏ mặt lên, biết Hà Túc Đạo viết khúc cầm phổ này để tặng cho mình. Họ chỉ gặp nhau một lần ngắn ngủi trong rừng chùa Thiếu Lâm và xa nhau một đời. Làm sao mà cuộc đấu kiếm hung hiểm lại có thể cùng diển ra một lúc với cung đàn thanh thoát, trữ tình? Mặc kệ, Kim Dung cứ viết. Ông đúng là nhà văn lãng mạn, lãng mạn ngay trong đường đao mũi kiếm. Và vì vậy trong tác phẩm võ hiệp của ông, ngay những loại kiếm pháp, kiếm trận hung hãn nhất vẫn luôn luôn lấp lánh những khúc tình ca.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Tue 14 May 2019, 11:23

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đao luận

Cũng như kiếm, đao là vũ khí chiến tranh cổ điển. Tuy nhiên, đao đứng đầu trong 4 thứ vũ khí: đao, thương, kiếm, kích. Có trường hợp, đao hình thành nên tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Trong ký ức của tôi, vẫn còn in đậm nét người thiếu niên tiểu anh hùng Hồ Phỉ, cưỡi con ngựa trắng, cầm cây đơn đao với sở học bài Hồ gia đao pháp từ đất Sơn Đông đi về Trung Nguyên tìm cho ra kẻ thù đã giết cha mình. Đó là nội dung bộ Lãnh nguyệt bảo đao, còn gọi là Thần đao Hồ đại đởm. Câu truyện về Hồ Phỉ như một huyền thoại thật đẹp: tìm thấy kẻ thù rồi, Hồ Phỉ vẫn giơ cao lưỡi bảo đao lóng lánh dưới bóng trăng lạnh, không nỡ chém xuống. Bởi anh nhận ra kẻ thù của mình là một người chính nhân quân tử - Đả biến thiên hạ vô địch thủ kim diện Phật Miêu Nhân Phượng. Bởi anh nhận ra kẻ thù của mình không cố tình giết cha mình ngày trước. Lãnh nguyệt bảo đao kết thúc một cách đột ngột, lơ lửng; mênh mang tình nhân ái, đức bao dung; trở thành bài ca thật đẹp của chủ nghĩa nhân đạo phương Đông.

Trong bộ Ỷ thiên Đồ long ký, hai chữ Đồ long là tên gọi của lưỡi bảo đao mà mọi bang hội, võ phái giang hồ đời Nguyên thèm khát. Tại sao thế? Ngoài khả năng chém sắt như chém bùn, bảo đao Đồ long còn mang trong thân nó một pho binh thư tương truyền là của Nhạc Phi - danh tướng chống quân Kim đời Tống - để lại. Đó là bộ Vũ Mục di thư. Chính quần hùng Minh giáo đã tìm thấy pho di thư này, và với những bài bản chiến tranh của Nhạc Vũ Mục, họ đã tìm được lối thoát khi quần hùng Trung Nguyên bị quân Mông Cổ vây hãm, tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Trung Hoa thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của nhà Nguyên. Đồ long (giết rồng) thực sự không nói về tính năng của lưỡi đao. Rồng đây chính là Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt. Người làm ra cây đao Đồ long có khát vọng cao xa: mong người yêu nước đời sau lấy được binh thư, đẩy được quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, giết được vua nhà Nguyên để trả hờn cho trăm họ Hán tộc. lưỡi đao Đồ long chính là biểu tượng của bài ca yêu nước mà mọi dân tộc bị áp bức, bóc lột đều mong có được.

Lưỡi đao còn khá phổ biến trong 9 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác của Kim Dung. Có 3 cách đánh đao: đơn đao, song đao và phi đao. Đơn đao là phép đánh đao của một người. Song đao hay song đao hợp bích là phép đánh đao của hai người cùng học một thầy, một sách liên kết để chống địch thủ. Phi đao là loại đao cực ngắn, không dùng để đánh mà để phóng vào địch thủ. Để phóng được phi đao, khách giang hồ phải đeo bao tay bằng sắt, gọi là thiết sam hay thiết bố sam. Những nhân vật sử đao trong tác phẩm Kim Dung thường là nhân vật tay chân linh hoạt, cơ trí hơn người. Tiếu ngạo giang hồ xây dựng nhân vật Điền Bá Quang, tay cầm ngọn đơn đao, ngày chân đi ngàn dặm, nổi danh vạn lý độc hành với 13 đường khoái đao linh hoạt như gió táp, mưa sa. Chính Lệnh Hồ Xung đã có dịp đánh và nhớ lại phương pháp khoái đao của Điền Bá Quang. Chỉ trong một hơi thở, hắn đã đánh ra 13 thế khoái đao gồm đông, tây, nam, bắc, tiền, hậu, tung, hoành rồi đà đao dừng lại, vững như núi Thái Sơn. Hắn đánh nhanh đến nỗi Lệnh Hồ Xung nín thở và khi sư nương của Lệnh Hồ Xung là Ninh Trung Tắc cố gắng biểu hiện lại đường khoái đao đó, Lệnh Hồ Xung chỉ lắc đầu. Bà dùng kiếm, kiếm nhẹ hơn đao, đáng lẽ là đánh nhanh hơn đao. Nhưng đường kiếm mô phỏng phép khoái đao của bà còn chậm nhiều so với đao pháp của Điền Bá Quang. Về sau này, Lệnh Hồ Xung luyện được phép Độc Cô cửu kiếm do Phong Thanh Dương truyền cho. Anh đem kiếm pháp này dùng vào phép đánh đao; cây đao của anh là vũ khí đoạt được từ tay cẩu quan Ngô Thiên Đức. Anh đã cứu phái Hằng Sơn bằng cây đao đánh theo kiếm pháp, nội công mạnh đến nỗi chưa kịp rút vỏ đao ra khỏi lưỡi, phóng đao tới, đao khí đủ giết chết kẻ thù. Cây đao của Ngô Thiên Đức là một cây đao cán dài (vì tướng quân thì phải đi ngựa). Lệnh Hồ Xung kẹp đao trong nách, chìa cán ra phía sau, lấy cán đao làm vũ khí điểm huyệt. Trận chiến cứu phái Hằng Sơn trong hang Long Tuyền chú kiếm cốc là trận chiến mà thắng lợi thuộc về lưỡi đao rỉ sét của tham tướng Ngô Thiên Đức.

Cũng trong Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung giới thiệu cho độc giả một lưỡi đao rởm đời. Đó là Kim đao Vương Nguyên Bá, ông ngoại của Lâm Bình Chi, một nhà giàu bậc nhất thành Lạc Dương, lấy biểu trưng là lưỡi đao bằng vàng. Lệnh Hồ Xung mất hết công lực, theo chân phái Hoa Sơn đến nhà này ăn báo cô mấy bữa. Các con của Vương Nguyên Bá vu cáo Lệnh Hồ Xung ăn cắp Tịch tà kiếm phổ của dòng họ Lâm, dùng cầm nã thủ bẻ trật hai khớp tay của Lệnh Hồ Xung, lục trong người anh lấy ra bản cầm phổ Tiếu ngạo giang hồ mà chúng cho là kiếm pháp. Trước nỗi oan của học trò, bà Ninh Trung Tắc đã đề nghị nhà họ Vương cùng đi đến ngõ Lục Trúc, thành Lạc Dương nhờ Lục Trúc Ông xem thử đây là cầm phổ hay kiếm phổ. Và cơ duyên này đã run rủi Lệnh Hồ Xung gặp được Thánh cô Nhậm Doanh Doanh. Chính hôm tiễn Lệnh Hồ Xung ra đi, Lục Trúc Ông cũng ra một chiêu cầm nã thủ bẻ trật 4 khớp xương tay của hai người con Kim đao Vương Nguyên Bá, trừng trị tội hỗn láo với Lệnh Hồ Xung ngày trước.

Trong Hiệp khách hành, lưỡi đao lại nhuốm một màu hài hước thú vị và màu hài hước đó được Kim Dung diễn đạt một cách điềm tĩnh lạ lùng. Đó là lưỡi đao của Thạch Phá Thiên. Sử bà bà giận chồng là Bạch Tự Tại, chưởng môn phái Tuyết Sơn, và cậu con trai Bạch Vạn Kiếm. Bà bỏ nhà ra đi, dẫn theo cô cháu nội A Tú mới 14 tuổi. A Tú gặp Thạch Phá Thiên, cả hai kết làm đôi bạn nhỏ. Để trừng trị chồng, Sử bà bà lập ra một phái - phái Kim Ô; sáng tạo ra đường đao pháp mới: Kim Ô đao pháp. Thử hỏi, phái Tuyết Sơn (núi tuyết) mà gặp phải Kim Ô (mặt trời) thì số phận Tuyết Sơn sẽ ra sao? Trong khi con ruột của bà tên là Bạch Vạn Kiếm (đánh ra 10.000 thế kiếm) thì bà nhận Thạch Phá Thiên làm đệ tử truyền nhân, đặt tên là Sử Ức Đao (đánh ra 100.000 thế đao) và dạy cho Thạch Phá Thiên những chiêu thức đao pháp hoàn toàn là khắc tinh của Tuyết Sơn kiếm pháp. Chàng thiếu niên 15 tuổi chăm chỉ học hành, càng học càng giỏi nhưng chẳng hề hiểu rõ ý đồ của sư phụ. Riêng Bạch A Tú thì hiểu tất cả. Cô biết bà nội mình đang muốn triệt hạ ông nội và cha của mình. Thử hỏi, 10.000 thế kiếm mà phải chống đỡ với 100.000 thế đao thì số phận Bạch Vạn Kiếm sẽ ra sao? Cho nên, A Tú đã quỳ xuống trước mặt Thạch Phá Thiên, xin chàng thiếu niên ngày sau nhiêu dung cho ông nội và cha. Giữa cô bé và Thạch Phá Thiên đã có một chút tình cảm nhẹ nhàng vượt qua tình bạn đơn thuần. Thạch Phá Thiên quí người bạn nhỏ, hứa với cô sẽ không bao giờ sử ức đao của Kim Ô đao pháp để phá bạch vạn kiếm của Tuyết Sơn kiếm pháp; rằng anh sẽ không bao giờ làm hại ông nội và ba cô. Và về sau, anh đã nối kết được những tâm hồn lạc lõng của phái Tuyết Sơn, đem hạnh phúc đoàn tụ về cho họ. Lưỡi đao của anh chẳng giết ai cả, chỉ nhằm cứu người, giúp đời. Đao gắn liền với triết lý phương Đông.

Trong võ hiệp Kim Dung, có Lưỡng nghi đao pháp, Lục hợp đao pháp, Ngũ hổ đoạn môn đao, Ngũ hành bát quái đao, Âm dương đao... những khái niệm triết học gắn liền với đường đao cụ thể, buộc con người sử đao ít nhất cũng phải có một vũ trụ quan, một nhân sinh quan để hiểu mình đang làm gì, phục vụ lợi ích nào. Đao gắn liền với tình yêu đôi lứa. Hồ Phỉ cầm đơn đao đi từ đất Sơn Đông sang Trung Nguyên, gặp gỡ Viên Tử Y. Cả hai đang tuổi vào đời, tình bạn cực kỳ thắm thiết, tình yêu chỉ mới chớm nụ. Họ cùng đi, cùng ăn, cùng ở gần nhau trong ngôi cổ miếu, trong quán lương đình nhưng vẫn giữ lòng trong sạch, không gợn chút bùn nhơ.

Trong Lộc Đỉnh ký, Mỹ đao vương Hồ Dật Chi là một nhân vật nức tiếng giang hồ, đao pháp tinh kỳ, khuôn mặt đàn ông đẹp như ngọc. Hồ Dật Chi say mê một người phụ nữ: Trần Viên Viên. Trần Viên Viên là hoa hậu trong làng kỹ nữ, từng là thứ thiếp của vua Sùng Trinh cuối đời Minh mạt. Lý Sấm nổi loạn đánh Sùng Trinh, cướp được Trần Viên Viên. Ngô Tam Quế phản Sùng Trinh, ép Sùng Trinh tự tử, đánh đuổi được Lý Sấm, Trần Viên Viên thành vợ hờ của Ngô Tam Quế. Khi sang Vân Nam nhậm chức Bình Tây vương của Khang Hy ban tặng, Ngô Tam Quế đã đưa Trần Viên Viên đi theo, cho Viên Viên ở và tu hành trong một ngôi chùa nhỏ ngoại ô thành Côn Minh. Viên Viên dốc hết cả lòng, hát Viên Viên khúc giãi bày tâm trạng hồng nhan trôi nổi của mình. Mỹ đao vương Hồ Dật Chi say mê nhan sắc đó, tình nguyện bỏ lưỡi đao giang hồ, trở về nơi Trần Viên Viên tu hành, làm một người quét rác trồng hoa để được nghe Viên Viên hát. Trọn cuộc đời phục thị cho người đẹp, Mỹ đao vương nghe được chừng ba bốn chục câu. Lòng say đắm nhan sắc cỡ Hồ Dật Chi đã mấy ai trên đời có được.

Lưỡi đao gắn liền với tấm lòng nhân ái, tha thứ cho con người. Thiên Long bát bộ thuật chuyện bang chúng Cái bang tụ tập chống lại bang chúa Kiều Phong, phạm tội khi sư diệt tổ, phải lấy pháp đao ra hành hình. Nhưng bang qui của Cái bang cũng có điều luật quy định bang chúa có quyền tự đổ máu mình để chuộc tội cho thuộc hạ. Kiều Phong đã làm việc đó vì ông vốn thương yêu thuộc hạ. Ông tự lấy dao đâm vào da thịt mình, xoá hết tội lỗi cho những kẻ đã mưu phản ông. Câu chuyện làm ta nhớ đến tích Phật tổ tự cắt thịt mình cho chim ó ăn để cứu lấy con thỏ vô tội.

Đao gắn liền với những cuộc chiến tranh giữ nước. Lộc Đỉnh ký thuật lại chuyện quân dân đảo Đài Loan tiến hành cuộc chiến tranh chống sự xâm lược của liên quân Hà Lan và Bồ Đào Nha - tiếng Trung Quốc gọi chung là Hồng mao quỷ. Trước hoả khí cực kỳ lợi hại của người Tây dương, người Trung Quốc đã tổ chức những đội Đằng bài quân: toán trước dùng ván gỗ dầu quấn rơm che khít để chắn súng đạn, toán sau chuyên sử đoản đao và đánh theo Địa đường đao pháp, chém vào hạ bàn (chân cẳng) của địch. Kết quả là người Đài Loan đã đẩy lui được những đợt tấn công của liên quân Tây dương. Học được kinh nghiệm đó, khi sang biên giới Trung - Nga đánh nhau với quân Nga - mà người Trung Quốc gọi là quân La Sát - tư lệnh Vi Tiểu Bảo đã tổ chức những toán Thanh binh chuyên đánh Địa đường đao, tấn công chém chân ngựa của kỵ binh Kha Tát Khắc (Cosaque). Vi Tiểu Bảo báo cáo:"chém được mấy ngàn cặp chân lông lá" để ai hiểu sao thì hiểu vì chân ngựa có lông mà chân của chiến sĩ kỵ binh Cosaque cũng có lông!

Đao là vũ khí để đấu tranh, để giết người. Nhưng trong truyện võ hiệp Kim Dung, ít có ai bị giết, bị thương bằng đao. Kim Dung nhiều lần nhắc lại câu trong kinh Phật: "Buông lưỡi đao đồ tể xuống sẽ thành Phật". Nhiều nhân vật đã ngộ ra câu nói ấy, trong đó có cả Kim mao sư vương Tạ Tốn, một nhân vật tàn độc trong bộ Ỷ thiên Đồ long ký. Trong tâm hồn tôi vẫn lấp lánh lưỡi đao nhân ái của tiểu anh hùng Hồ Phỉ. Anh không nỡ chém lưỡi đao của mình xuống thân thể kẻ thù Miêu Nhân Phượng. Dưới bóng trăng lạnh, lưỡi đao lấp lánh và dừng lại ở khoảng không. Người đọc thở phào nhẹ nhõm, nhận ra được sự thắng lợi của lòng nhân ái, của đức bao dung. Lãnh nguyệt bảo đao đúng là một tác phẩm tiểu thuyết lạ lùng, khắc hoạ hình tượng lưỡi đao vừa đẹp, vừa thơ mộng. Hồ Phỉ - con trai của Hồ Nhất Đao - đã làm một việc mà cha mình chưa làm được: tha thứ cho kẻ thù và biểu dương chính nghĩa của đường đao hành hiệp, cứu người.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Tue 04 Jun 2019, 08:26

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Cành mai trên Thiên Sơn

Thiên Sơn là tên một rặng núi hiểm trở thuộc khu vực ngoại Tân Cương, phía Tây – Tây Bắc Trung Hoa, là biên giới thiên nhiên giữa Trung Hoa và Kirghizitan.

Không hiểu từ giấc mơ lãng mạn nào, nhà văn Kim Dung đã để cho chàng thiếu niên Trương Vô Kỵ mới 15 tuổi dắt tay cô bé gái Dương Bất Hối 11 tuổi đi từ An Huy, vượt qua khoảng 18.000 dặm lên tới đỉnh Côn Lôn trong rặng Thiên Sơn, giúp Bất Hối tìm được người cha Dương Tiêu.

Cơ duyên đã đưa đẩy cậu bé gày gò Trương Vô Kỵ bò lọt qua một hang đá nhỏ, tìm ra một thung lũng đẹp, học được thần công trong Cửu Dương kinh. Cơ duyên đã khiến cậu bé ở đó năm làm bạn với cỏ cây, với khỉ vượn, rồi lên tới Quang Minh đỉnh (đỉnh Pobedy cao nhất của Thiên Sơn – 7439 mét) nơi đặt tổng đàn của Bái hỏa giáo (Minh Giáo) Trung Hoa, học được thần công Càn khôn đại nã di của Bái hỏa giáo. Lại cũng chính cơ duyên đã đưa Trương Vô Kỵ – bấy giờ đã là chàng thanh niên 20 tuổi – phải đối đầu với sáu đại môn phái Trung Hoa khi họ muốn tuyệt diệt Bái hỏa giáo.

Kinh qua những đoạn đời đau khổ, chàng thanh niên đôi mươi đó đã đủ chín chắn để biết tự dặn mình không được giết người, không được gây thù nhưng phải bảo vệ được những tinh hoa của Bái hoả giáo bởi vì họ là những người yêu nước, kháng Nguyên.

Mùa xuân là mùa hoa mai nở. Hoa mai trên Thiên Sơn thích nghi với khí hậu giá lạnh quanh năm, đến tháng 3, tháng 4 Dương lịch vẫn còn mãn khai. Trong tư duy lãng mạn đậm màu sắc phương đông, tác giả Kim Dung đã để cho nhân vật của mình bẻ một cành mai trên núi Thiên Sơn làm vũ khí chống lại song đao, song kiếm.

Vợ chồng Hà Thái Xung – Ban Thục Nhàn của phái Côn Lôn sử Chính Lưỡng nghi kiếm pháp. Hai trưởng lão của phái Hoa Sơn sử Phản Lưỡng nghi đao pháp. Chính và phản là hai mặt đối lập triệt để nhưng khi đã hợp bích thì oai lực mạnh vô song, bởi nguyên tắc âm Dương tương điều, thủy hoả tương chế. Chính biến của kiếm pháp có 64 thế, kỳ biến của đao pháp có 64 thế; 64 nhân cho 64 thành ra 4096 thế liên miên bất tuyệt. Bốn địch thủ của Trương Vô Kỵ cụ thể hoá triết học phương Đông thành bài bản chiến đấu: phía Nam quẻ Càn, phía Bắc quẻ Khôn, phía Đông quẻ Ly, phía Tây quẻ Khảm. Ngoài bốn chính phương còn bốn bàng phương: Đông Bắc quẻ Chấn, Đông Nam quẻ Đoài, Tây Nam quẻ Tốn, Tây Bắc quẻ Cấn. Chính lưỡng nghi kiếm pháp của phái Côn Lôn đi từ Chấn vị tới Càn vị; phản Lưỡng nghi đao pháp của phái Hoa Sơn đi từ Tốn vị tới Khôn vị. Chính đi thuận, phản đi nghịch; ai rơi vào thế liên thủ giáp công của họ thì khó tránh được cái vòng biến ảo huyền diệu của nguyên lý Âm Dương. Vô Kỵ biết rằng mình không đơn giản chỉ đấu với chính – phản Lưỡng nghi mà đang đấu với một triết lý thực chứng của Đông phương. Anh đã nhớ lại những lời đã học trong Cửu dương kinh: “Gió thổi qua mõm núi mặc cho nó ngang tàng, ánh trăng vẫn chiếu trên sông lớn” và “Quý hồ ta vẫn giữ được một hơi chân khí sung mãn”. Đó chính là nguyên lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư duy Đông phương. Anh cũng nhận ra rằng chính – phản Lưỡng nghi thể hiện được là do gốc ở bộ pháp. Bước chân của bốn đại cao thủ sẽ đi từ Qui Muội qua Vô Vọng, Vô Vọng qua Đồng Nhân, Đồng Nhân qua Đại Hữu… Anh khéo léo sử phương pháp bốn lạng chống ngàn cân, lấy cái nhẹ nhàng bay bướm để hoá giải cái cường mạnh, lấy chậm để chế nhanh, lấy cái vụng về chế cái tinh xảo, lấy chiêu thức của người đẩy về phá người. Trương Vô Kỵ sử dụng một cành mai tươi đẹp dịu dàng bay nhảy trong rừng đao kiếm. Ấy thế mà cành mai không rụng lấy một bông! Vận dụng tư duy Đông phương và tiểu thuyết một cách lãng mạn đến thế là cùng.

Trong văn chương và triết học Trung Hoa, mai được nâng lên bạn hữu của con người, đứng đầu mai, lan, cúc, trúc. Chưa thấy tác phẩm nào nói chuyện con người sử cành mai làm vũ khí để chiến đấu và chiến thắng, trừ bộ Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung. Tôi nghĩ tới một ý đồ khác của nhà văn. Ông cho cái đẹp chiến thắng cái thô bạo; cái nhân tính tiềm ẩn trong cành mai chiến thắng cái tàn bạo tiềm ẩn trong đao, kiếm; cái hồn hậu của tự nhiên chiến thắng cái cơ tâm của con người! Quả thật lãng mạn khi nhà văn cho phép cành mai đấu với đao kiếm. Tôi cho rằng tư duy lãng mạn đó chỉ có thể có trong tiểu thuyết phương Đông, trong triết học phương Đông. Cả ba thứ cành mai, chính Lưỡng nghi kiếm pháp, phản Lưỡng nghi đao pháp là những hình tượng mang nặng tính ẩn dụ.

Văn chương cho phép người ta bay bổng tuyệt vời mặc dù cả tác giả và độc giả đều sống trên mặt đất. Tôi đọc hai thiên Tiêu dao du và Tề vật luận trong Nam hoa kinh của Trang Tử rồi so sánh với cành mai dịu dàng thanh thoát trong Ỷ thiên Đồ long ký và cảm thấy hạnh phúc vì cái đẹp còn tồn tại mãi bên đời chúng ta.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Mon 17 Jun 2019, 09:19


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Thư pháp và Võ công  

Hiểu một cách đơn giản, thư pháp là cách viết chữ của người Trung Quốc. Hiểu một cách sâu hơn, thư pháp là những phép viết chữ để đạt đến 1 trình độ mỹ thuật riêng của người Trung Quốc.

Không sử dụng tự dạng Latin, Hán tự của người TrungQuốc có một lối cấu tạo chữ viết đặc thù mà bản thân mỗi chữ có thể xem là một bức đồ họa riêng biệt bởi các đường nét, độ đậm nhạt và phương pháp phóng bút của nó. Chính vì thế về tự dạng đã là động lực cơ bản đưa những danh gia đến tham vọng hình thành một thư pháp cho mình.

Theo sự phát triển của chữ viết Trung Quốc, thư pháp có 5 loại: Triện thư, Lệ thư, Khải thư, Hành thư và Thảo thư. Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung thường nhắc đến thư pháp của bốn nhà Tô, Huỳnh, Mễ, Xái. Nhưng điểm đặc biệt trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là tác giả luôn luôn kết hợp với thư pháp với võ công và chính sự kết hợp đó đã tạo ra một chiều sâu trí tuệ cho những tác phẩm, đem lại sự thích thú cho người đọc.

Một trong những vũ khí chuyên sử dụng để điểm huyệt được nhắc đến thường xuyên trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là cây Phán quan bút (cây bút của viên quan chấp pháp, xử kiện). Phán quan bút cũng có hình dạng như cây bút lông nhưng đầu của nó bắng kim loại, nhọn, nhắm đánh vào các huyệt đạo trên người địch thủ. Lãng mạn hơn, Kim Dung cho những nhân vật của mình sử dụng phán quang bút đánh theo từng nét trong từng chữ của những bài thơ, bài từ trong khi lâm địch như một đường kiếm pháp hay đao pháp.

Thư pháp gắn liền với võ công đến nỗi chúng tạo cho ta cái cảm giác không thể phân biệt đâu là thư pháp, đâu là võ công. Trong Ỷ thiên Đồ long ký, chưởng môn phái Võ Đang Trương Tam Phong có kỹ thuật sử dụng ngón tay (chỉ) viết chữ vào khoảng không. Trương Tam Phong mô phỏng thư pháp của Vương Hy Chi đời Đông Tấn để viết Tán Loạn thiếp để giải toả toàn bộ mối lo lắng của mình khi một người học trò cưng bị kẻ địch đánh gãy hết các khớp xương. Trương Tam Phong viết vào khoảng không 24 chữ của bài ca Ỷ Thiên Đồ Long: Võ lâm chí tôn Bảo Đao Đồ Long Hiệu lệnh thiên hạ Mạc cảm bất tòng Ỷ thiên bất xuất Thuỳ dữ tranh phong. Người đệ tử thứ năm là Trương Thuý Sơn cố gắng học và ghi nhớ thư pháp Tán loạn của thầy. Anh biết trong ngón tay biến hoá kỳ ảo đó ẩn tàng một môn võ công vi diệu. Và anh gọi tên nó là Đồ Long công. Về sau khi xuống núi Trương Thuý Sơn sử dụng Đồ Long công chuyển thành quyền pháp đánh nhau với các vị sư chùa Thiếu Lâm tại phủ Lâm An, Giang Nam và đã chiến thắng. Trương Thuý Sơn là một hào kiệt nho nhã, say mê thư pháp. Bên sông trong cơn mưa, Trương Thuý Sơn đã gặp được Hân Tố Tố, con gái của giáo chủ Bạch Mi giáo, được Tố Tố cho mượn chiếc dù che mưa. Trên chiếc dù ấy, Tố Tố đã viết 7 chữ “Tà phong tế vũ bất tu quy” (gió nghiêng mưa nhẹ chẳng nên về) và Tố Tố đề nghị Thuý Sơn nhận xét cho chữ “bất” vì theo cô chỉ có chữ này là cô viết tệ nhất. Thuý Sơn khen chữ “Bất” ấy là dư vận bất tận, càng xem càng quên cả mỏi mệt. Chính nhận xét ấy lại rất hợp ý Hân Tố Tố. Và họ thương yêu nhau, đơn giản qua nét bút của thư pháp viết trên chiếc dù. Trên Vương Bàn Sơn sông Tiền Đường. Trương Thuý Sơn phải đối đầu với một địch thủ hùng mạnh là Tạ Tốn. Để tự cứu mình, Trương Thuý Sơn đề nghị Tạ Tốn thi... viết chữ. Dùng phán quan bút, Thúy Sơn đã viết lên đá 24 chữ của Đồ Long công theo bút pháp Tán loạn đã học được của thầy. Hai mươi bốn chữ ấy là một môn võ công bao gồm âm dương, cương nhu, tinh thần, khí thế; hùng biện, sắc bén như dao như kiếm. Thấy chàng thư sinh biểu diễn thư pháp Tán loạn, Tạ Tốn phải gật đầu công nhận mình thua.

Tiếu ngạo giang hồ ký thuật lại câu chuyện thú vị của Hướng Vân Thiên, Quang Minh tả sứ của Triêu Dương thần giáo, dẫn Lệnh Hồ Xung đến Cô Mai sơn trang khiêu khích bọn Giang Nam tứ hữu. Hướng Vân Thiên đã khoe bức tranh “Bắc Tống Phạm Trung Lập khê sơn hành lữ đồ" trong đó vẽ toà núi cao ngất trời, thanh thế mười phần hiểm tuấn; một bức thảo thư mà mỗi chữ nột nét như rồng bay phượng múa. Ở đây Phạm Trung Lập đã mô phỏng bút pháp của Trương Húc đời Đường. Bức thảo thư có khí tượng của một môn khinh công của một võ lâm cao thủ. Trong Giang Nam tứ hữu có nhân vật Ngốc Bút Ông là một danh gia sử phán quan bút. Khác với những người sử phán quan bút bình thường, Ngốc Bút Ông dùng đầu bút là loại lông dê mềm, tự hoà một loại mực rất lạ, hễ thấm vào da thịt ai là ăn luôn, không tẩy rửa được. Công lực của lão thượng thừa nên khi lão phóng bút viết vào khoảng không, kình lực tuôn ra đầu ngòi bút veo véo. Đấu với Độc cô cửu kiếm của Lệnh Hồ Xung, Ngốc Bút Ông viết bài " Bùi tướng quân thi " theo thư pháp Nhan Châu Khanh: Đại quân chế lực hợp Mãnh tướng thanh cửu cai Chiến mã như long hổ Đằng lăng hà tráng tai. Lệnh Hồ Xung sử Độc Cô cửu kiếm, kiếm ý đi trước bút pháp của Ngốc Bút Ông, phong toả toàn bộ bút pháp đắc ý của lão khiến lão đâm ra bực bội. Mà đại phàm, khi cầm bút viết chữ mà lòng bực bội thì chữ nghĩa chẳng ra làm sao cả. Ngốc Bút Ông chuyển sang thư pháp Đại Thảo, một dạng thư pháp đặc biệt của Trương Phi (Trương Dực Đức) đại tướng của Tây Thục. Lão viết liền 4 chữ Bát mông sơn minh, khí thế Đại thảo liên hoàn như tuốt kiếm giương cung. Rồi lão lại chuyển sang Đại thảo theo phong cách của Hoài Tố viết tự sự thiếp, bút pháp cực kỳ phức tạp. Mặc cho lão biến bút pháp, Lệnh Hồ Xung cứ lựa chỗ sơ hở của lão mà phát chiêu, kiếm thế nhẹ nhàng nhưng cực kỳ thần tốc. Ngốc Bút Ông bị phá sản bút pháp, sinh ra uất hận. Lão đổ 1 hũ rượu Bồ đào xuống đất, chấm rượu viết lên tấm vách 23 chữ của bài Bùi Tướng Quân thi (trong đó có 3 chữ tên tác giả). Kim Dung mô tả 23 chữ ấy đẹp và dũng mãnh như muốn xé tấm vách mà bay đi.

Nét chữ thể hiện tính cách riêng của từng con người, trở thành vốn liếng riêng, đặc điểm riêng giúp ta xác định được chính người này chứ không phải người kia viết. Từ sự xác định ấy, người ta khám phá ra những bí mật đằng sau cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tâm linh. Đã có 2 trường hợp như vậy được Kim Dung xây dựng trong tác phẩm của mình. Trong Tiếu ngạo giang hồ ký, khi Nhạc Linh San đã chết, Lệnh Hồ Xung trở lại Hoa Sơn, tìm vào thăm căn phòng xưa của Nhạc Linh San. Anh chợt nhìn bức thiếp thư do chính Nhạc Linh San viết, nội dung là bài thơ của Lý Thương Ẩn: ...Nhớ xưa luyến ái Hàn công tử Xương trắng thành tro hận chửa tan. Và Lệnh Hồ Xung chợt hiểu ra rằng sau đám cưới với Lâm Bình Chi, Nhạc Linh San vẫn yêu mình. “Hàn công tử” đây chính là Lệnh Hồ Xung! Và từ đó, Lệnh Hồ Xung càng cảm thấy thương yêu người sư muội bạc phận hơn. Thư pháp đã thể hiện tâm tình, trở thành một thứ giác thư của tình yêu đôi lứa mà người nào không có tâm tình thì vĩnh viễn không nhận ra được.

Trường hợp thứ 2 được thuật lại trong Thiên Long bát bộ, khi Tiêu Phong về ngồi trong căn phòng riêng của Nguyễn Tinh Trúc (mẹ của người tình A Châu) ở Tiểu Kính hồ, Giang Nam. Ông đọc bức thiếp thư trên vách và khám phá ra thủ bút mềm mại, uyển chuyển của Đoàn Chính Thuần, khác hẳn nét chữ của “thủ lĩnh đại ca" viết thư gửi cho Uông Kiếm Thông bàn chuyện về cái chết của cha mẹ Tiêu Phong và số phận Tiêu Phong. Lập tức Tiêu Phong hiểu ra mình bị Ôn Khang lừa, Đoàn Chính Thuần không phải là “thủ lĩnh đại ca”; Tiêu Phong đã giết oan người tình Đoàn A Châu rồi. Chính từ sự tỉnh ngộ này mà Tiêu Phong bỏ ý định tự vẫn, quyết sống để tìm ra gã “thủ lĩnh đại ca” giấu mặt ấy, trả hờn cho cha mẹ và cho cả A Châu. Bức thiếp thư trở thành một bằng chứng giúp Tiêu Phong phá án. Và ông đã tìm ra kẻ đại cừu của mình.

Cũng trên cơ sở thư pháp, Kim Dung đã xây dựng 2 nhân vật dốt nát chơi thư pháp. Vi Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh ký đã đọc văn bia viết bằng Giáp cốt văn, thứ văn tự tối cổ của Trung Quốc để đánh lừa Lục Cao Hiên và Ủy tôn giả, và qua 2 nhân vật này lừa luôn giáo chủ Thần long giáo Hồng An Thông. Thật ra đến Khải thư, tức chữ chân phương, Vi Tiểu Bảo còn đọc không ra, huống chi nói đến Giáp cốt văn, Khoa đẩu văn tối cổ. Chẳng qua là khi bị bắt, Vi Tiểu Bảo phải dùng đến thói lưu manh để đánh lừa Thần long giáo và những trò bịp bợm đó đã được những kẻ nịnh bợ giáo chủ biết nhưng lỡ nịnh bợ rồi cứ phải gọi đó là chuyện có thật. Đó là một thứ “thắng lợi tinh thần” hiện đại; phải lừa nhau như thế mới giữ được ngôi vị, giữ được cái đầu trên cổ.

Thạch Phá Thiên trong Hiệp khách hành là 1 chàng trai thất học, không biết 1 chữ nào. Ấy thế mà trên đảo Long Mộc, chàng trai phải đối diện với Khoa đẩu văn. Không cần biết hàng chữ Khoa đẩu văn ấy viết nội dung gì, chàng trai chỉ quan tâm đến tự dạng. Khoa đẩu văn tức chữ con nòng nọc, rất gần gũi với tuổi thơ của Thạch Phá Thiên ở vùng hoang sơn dã lĩnh. Cứ xem tới nét nào thì huyệt đạo của Thạch Phá Thiên tự vận động tới đó và chỉ cần làm như thế, chàng trai dốt nát đã khám phá ra được toàn bộ bí quyết của võ công Hiệp khách hành. Nếu Lý Bạch sống lại được, chắc hẳn ông phải khen hậu bối Kim Dung lỗi lạc hơn ông rất nhiều: chẳng cần biết Hiệp khách hành viết cái gì, chỉ cần biết Hiệp khách hành viết như thế nào, nghĩa là chỉ dừng lại ở ngoại quan thư pháp mà không cần đi vào nội hàm tư tưởng, là đủ. Nhân loại đã khổ quá nhiều vì những cái lưỡi dối trá, những suy diễn dài dòng văn tự.

Thế mạnh của văn tự Trung Quốc là đã hình thành được những trường phái thư pháp đặc dị, mở ra 1 khuynh hướng mỹ thuật lạ lùng. Kim Dung đã lợi dụng thế mạnh ấy và lãng mạn hơn, đem thế mạnh ấy kết hợp với võ công. Hai phạm trù, một võ, một văn, tưởng như mâu thuẩn nhau tột cùng, lại được kết hợp một cách hài hoà, tài hoa. Văn chương của các bậc tiền bối Trung Quốc chưa làm được điều ấy; chỉ đến Kim Dung mới có thể làm được. Đó chính là sự sáng tạo độc đáo trong văn chương tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Wed 19 Jun 2019, 07:32


KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Suy niệm ký tiểu hữu  

Tôi đang ngồi trên bãi biển Nha Trang. Mùa xuân, trời thật đẹp nhưng biển chiều vẫn mang theo cái vẻ u uất, trầm tư ngàn đời của nó. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển, đoạn văn mà tôi cho là đẹp nhất, xúc động nhất trong Ỷ thiên Đồ long ký. Mối tình thơ ngây ấy của Tiểu Siêu đã bị ngăn trở bởi hàng rào tôn giáo, cô phải hy sinh để cứu mạng sống và chuộc lại lỗi lầm cho mẹ mình. Ngôi vị dành cho cô tạ Ba Tư là giáo chủ Bái hỏa giáo, biểu tượng của một thứ quyền lực và vinh quang tột đỉnh mà mọi cô gái đồng trinh đều mơ ước. Nhưng thực chất, làm giáo chủ Bái hỏa giáo Ba Tư hạnh phúc hơn hay làm người tình nhỏ của Trương Vô Kỵ ở Trung Hoa để suốt đời được cùng nhau phiêu bạt giang hồ là hạnh phúc hơn? Tiểu Siêu thích cái thứ hai nhưng bắt buộc phải chọn cái thứ nhất. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, giữa tình yêu và bổn phận làm con đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều đau xót nhất trong mối tình đầu đã có thể làm Tiểu Siêu nổ tung ra được, chết đi tức khắc được. Có hiểu được cái uyên nguyên sâu xa ấy chăng, hỡi biển của đời tôi?

Có một lần, tôi lên Gia Lai, dừng chân lại trên đỉnh đèo Krong Buk giữa biển sương khói mênh mông, lạnh buốt của một sáng cuối đông. Tôi đứng dưới những cụm sơn tùng và chợt nhớ đến nỗi cô đơn của Hà Túc Đạo, được Kim Dung viết trong đoạn lung của Ỷ thiên Đồ long ký. Từ đỉnh Kinh Thần Phong trên Thiên Sơn, Hà Túc Đạo với một cây đàn, một thanh kiếm lãng du về Trung Nguyên. Dừng chân giữa rừng bách ở ngoại vi chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Nam, Hà đánh đàn một mình cho chim nghe, chống kiếm than thở một mình về tình yêu, về cuộc sống. “Hỡi ơi, nước xanh, đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy” – đó không chỉ là tiếu kêu thương cô đơn của riêng Hà Túc Đạo, của riêng Kim Dung mà là của tất cả mọi con người cô độc trên thế gian. Nước xanh chảy mãi, ra đi; đá cuội trắng vẫn còn ở lại. Tình yêu là như thế, chỉ đơn giản là nguồn suối đem lại cho đời nỗi ngậm ngùi vì rời rạc nhau.

Hà Túc Đạo đánh cờ một mình, bán cầu não bên trái đánh với bán cầu não bên phải. Cho đến khi thế cờ ở vào chỗ bế tắc, tiến thoái lưỡng nan, Hà như rơi vào một mê hồn trận. Mê hồn trận ấy chính là nghiệp chướng do Hà Túc Đạo tạo ra và bước vào. Để cứu người anh hùng đơn độc, Quách Tương đã mách nước: “Sao tiên sinh không bỏ Trung Nguyên mà quay về Tây Vực?”. Một lời chỉ điểm đơn giản đã giúp Hà Túc Đạo nhận ra biện pháp giải tỏa bế tắc trong đại cục của đời mình, của tư tưởng mình. Chàng trung niên khen hay và cám ơn người bạn mới nhỏ tuổi.

Năm ấy, Quách Tương mới 16 và Hà đã gần 40. Phiêu bạt một đời mới tìm ra bạn ngọc, anh chàng sáng tác một bản đàn để đàn cho Quách Tương nghe lòng thương nhớ cảm phục của mình. Bản đàn ấy vang lên trong một trận đấu tranh dữ dội; Quách Tương nghe và đỏ mặt lên vì nhận ra tiếng nỉ non của tình yêu. Hà Túc Đạo nhớ thương cô nhưng cô chỉ nhớ thương Dương Qua. Cuộc gặp gỡ giữa cô và Hà chỉ là cái duyên không hẹn trước, chỉ như là nước xanh và đá trắng rời rạc nhau. Cô bỏ đi tu, còn Hà quay về đỉnh Kinh Thần Phong, bỏ Trung Nguyên về Tây Vực đúng như thế cờ dang dở.

Đêm ngồi ở Rạch Giá, Kiên Giang, trông ngàn sao lấp lánh trên biển, tôi chợt nhớ đến Nghi Lâm cởi rồi thắt lại giải áo để cầu nguyện cho mình được sống bên cạnh Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Nghi Lâm, cô sư nữ lỡ vướng vào ma chướng của tình yêu nhưng vẫn một lòng thủy chung cùng Bồ Tát. Mâu thuẫn tình yêu và tôn giáo đã xé nát lòng cô sư nữ ấy. Cho nên mới có một sự dung hoà hi hữu trên đời: tiếng kinh tụng niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn lại mang theo âm hưởng dịu dàng, trữ tình, say đắm của tình yêu. Có một cái gì đó đã không thể gặp gỡ và Nghi Lâm cố gắng biến nó thành ra cái có thể gặp gỡ được. Nội dung lời kinh là tôn giáo mà âm hưởng tụng niệm, diễn đạt lại là tình ca.

Tôi yêu hệ thống tư tưởng của đạo Phật. Một lần lên Thiền Lâm, tôi ngồi với vị sư già, ngỏ ý xin ngài chỉ cho tôi một con đường đi để được xa cuộc sống mà vẫn rất gần với cuộc sống. Tôi nhớ đoạn Kiều Phong lên núi Thiên Thai, tìm nhà sư Trí Quan để xin cho ông biết chân diện mục của mình. Trí Quan cho Kiều Phong biết Kiều Phong là người Khất Đan, không phải họ Kiều mà là họ Tiêu –Tiêu Phong. Nhà sư đọc: Khất Đan với Hán nhân Bất luận giả hay chân Ân oán cùng vinh nhục Không hơn đám bụi trần. Rồi nhắm mắt nhập định và viên tịch. Tôi chọn hai câu thơ sau trong bài thơ này để làm huớng xuất xử cho cuộc đời.

Thượng toạ dạy tôi: “Nghiệp duyên của đạo hữu với cuộc đời còn nặng lắm. Đạo hữu cứ sống an nhiên, là, hết các công việc của mình, đem hết trí tuệ tuôn ra ngòi bút để phục vụ cho cuộc sống. Đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp”. Phật tính nằm ngay trong công việc, trong glối sống chứ không hẳn là nằm trong Thiền viện, trong cuộc thanh tu. Còn khi nào tâm hồn xót xa, trí lực mệt mỏi, đạo hữu hãy tìm đến với thầy”. Khi tôi bạch Thượng toạ xin phép ra về, ngài còn dặn: “Ai cũng có thể nói tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng tu sẽ không phải là cõi phúc nếu người ta còn sân si trong đường tu, tình sẽ không là dây oan nếu người ta không tạo ra những oan trái. Cả tu với tình đều có thể là cõi phúc, đều có thể là dây oan. Thầy đã đọc gần như đầy đủ cả ngàn bài viết của đạo hữu và nhận ra chất nhân hậu trong từng bài, từng câu. Hãy phát triển hơn nữa cái tâm từ bi trong ngòi bút”. Lời dạy của vị Thượng toạ 87 tuổi quả thật là dòng nước cam lồ tưới mát lòng tôi.

Một đêm tháng 7, tôi lên rừng Phước Sơn (Lâm Hà, Đà Lạt), đúng 12 giờ khuya. Đêm nằm trong lán tranh nghe mưa rơi tầm tã ngoài trời, lạnh quá không ngủ được, tôi chong đèn và đọc Kim Dung. Lần này tôi mang theo Liên thành quyết, giở ra đúng đoạn Thủy Sinh một mình ra Quan ngoại, sống trong sơn cốc bốn bề mênh mông tuyết phủ, chở Địch Vân trở lại. Những nhân vật nữ của Kim Dung thật thông minh và cũng thật lãng mạn. Họ sẵn sàng đi mấy ngàn dặm ra ngoài quan ải – bây giờ thuộc Đông bắc Trung Quốc, sống một mình trong hang đá lạnh lẽo đời tình quân về từ sự suy đoán riêng của họ, Thủy Sinh trong Liên thành quyết, A Châu trong Thiên Long bát bộ suy đoán thế nào chàng Địch Vân, chàng Kiều Phong cũng sẽ trở lại. Và cám ơn trời, cái hạnh phúc ấy đã thực sự xảy ra. Hay nói ngược lại, nếu Thủy Sinh, A Châu đi mấy ngàn dặm ra Quan ngoại chờ mà tình quân không trở lại, chắc họ sẽ đau đớn, sẽ ngậm ngùi mà chết đi trong nỗi tuyệt vọng. Tác giả đã để cho Địch Vân, Kiều Phong trở lại. Giữa tuyết trắng mênh mông lạnh buốt của thảo nguyên, bóng người về trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim những người khao khát tình yêu.

Người về Quan ngoại chính là bản tình ca, là chủ nghĩa nhân đạo phương Đông. Có lứa đôi đoàn viên hạnh phúc như Thủy Sinh - Địch Vân. Có lứa đôi tan nát, bất hạnh như Kiều Phong – A Châu. Nhưng bản tình ca nào cũng sáng lên rực rỡ cái đẹp phẩm giá con người, của sự thủy chung, của lòng chân thật. Đêm Đà Lạt lạnh buốt mà lòng tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi Thủy Sinh choàng tay ôm lấy Địch Vân.

“Huyền tẫn” là một khái niệm sâu xa trong triết lý của Lão giáo. “Huyền tẫn” có nghĩa là nguyên lý mẹ, nguyên lý tìm về giống cái, cội nguồn của sự sinh nở, của đời sống. Hãy nhìn lại mà xem, các dân tộc phương Đông tôn thờ và kính trọng các nữ thần biết bao nhiêu: Tây Vương Mẫu, Nữ Oa ở Trung Hoa; Thái Dương thần nữ ở Nhật Bản; Shiva ở Ấn Độ; mẹ Âu Cơ ở Việt Nam. Bởi vì họ là Mẹ của muôn loài, là chất ngọc của giống cái, là biểu trưng của văn minh phồn thực. Yoni – hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, đã được tạc thành totem để thờ phượng, kính nguỡng. Thông qua các nhân vật nữ xinh đẹp, tài hoa và lãng mạn của Kim Dung, thông qua những hình bóng phụ nữ cụ thể trên đời, tôi cũng cất công đi tìm chất ngọc, đi tìm “Huyền tẫn” của chính mình. Mười hai năm trước, mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy bơ vơ như đứa trẻ lên ba dù tuổi tôi đã 40. Cái quyết định tâm linh một người đàn ông chính là người phụ nữ mà người đàn ông ấy tôn thờ, thương yêu, kính trọng nhất. Mẹ tôi chính là người phụ nữ như thấ. Và tôi đọc Kim Dung, bàn về những khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn phương Đông tầm cỡ này cũng là đi tìm “Huyền tẫn” của mình.

Truơng Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng vào một tiệm cơm nhỏ, lựa một chiếc bàn khiêm tốn và gọi mấy món thức ăn với một bình rượu đối ẩm. Sau đó, Trương Vô Kỵ đưa quần hùng Minh giáo đến tấn công chùa Vạn Pháp do Triệu Mẫn chỉ huy để cứu các hào kiệt Trung Nguyên đang bị Triệu Mẫn giam giữ. Cuộc chiến đấu thành công, Triệu Mẫn phải gánh chịu sự thảm bại lớn nhất trong đời cô. Đêm ấy, Triệu Mẫn tìm vào quán cơm xưa, chọn đúng chiếc bàn cũ, cũng kêu đúng các món ăn cũ, bình rượu, hai cái cốc, hai cái chén và hai đôi đũa. Cô rót rượu ra hai cốc thì bỗng dưng… Trương Vô Kỵ xuất hiện. Họ lặng lẽ đối ẩm như ngày nào mà không hề nói đến cuộc chiến một mất một còn ở chùa Vạn Pháp. Tôi cũng mong những lứa đôi trên đời này có được những bữa ăn ấm cúng tình yêu như vậy.
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Sat 22 Jun 2019, 16:28

Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Suy niệm ký tiểu hữu  

Tôi đang ngồi trên bãi biển Nha Trang. Mùa xuân, trời thật đẹp nhưng biển chiều vẫn mang theo cái vẻ u uất, trầm tư ngàn đời của nó. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển, đoạn văn mà tôi cho là đẹp nhất, xúc động nhất trong Ỷ thiên Đồ long ký. Mối tình thơ ngây ấy của Tiểu Siêu đã bị ngăn trở bởi hàng rào tôn giáo, cô phải hy sinh để cứu mạng sống và chuộc lại lỗi lầm cho mẹ mình. Ngôi vị dành cho cô tạ Ba Tư là giáo chủ Bái hỏa giáo, biểu tượng của một thứ quyền lực và vinh quang tột đỉnh mà mọi cô gái đồng trinh đều mơ ước. Nhưng thực chất, làm giáo chủ Bái hỏa giáo Ba Tư hạnh phúc hơn hay làm người tình nhỏ của Trương Vô Kỵ ở Trung Hoa để suốt đời được cùng nhau phiêu bạt giang hồ là hạnh phúc hơn? Tiểu Siêu thích cái thứ hai nhưng bắt buộc phải chọn cái thứ nhất. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, giữa tình yêu và bổn phận làm con đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều đau xót nhất trong mối tình đầu đã có thể làm Tiểu Siêu nổ tung ra được, chết đi tức khắc được. Có hiểu được cái uyên nguyên sâu xa ấy chăng, hỡi biển của đời tôi?

Có một lần, tôi lên Gia Lai, dừng chân lại trên đỉnh đèo Krong Buk giữa biển sương khói mênh mông, lạnh buốt của một sáng cuối đông. Tôi đứng dưới những cụm sơn tùng và chợt nhớ đến nỗi cô đơn của Hà Túc Đạo, được Kim Dung viết trong đoạn lung của Ỷ thiên Đồ long ký. Từ đỉnh Kinh Thần Phong trên Thiên Sơn, Hà Túc Đạo với một cây đàn, một thanh kiếm lãng du về Trung Nguyên. Dừng chân giữa rừng bách ở ngoại vi chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Nam, Hà đánh đàn một mình cho chim nghe, chống kiếm than thở một mình về tình yêu, về cuộc sống. “Hỡi ơi, nước xanh, đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy” – đó không chỉ là tiếu kêu thương cô đơn của riêng Hà Túc Đạo, của riêng Kim Dung mà là của tất cả mọi con người cô độc trên thế gian. Nước xanh chảy mãi, ra đi; đá cuội trắng vẫn còn ở lại. Tình yêu là như thế, chỉ đơn giản là nguồn suối đem lại cho đời nỗi ngậm ngùi vì rời rạc nhau.

Hà Túc Đạo đánh cờ một mình, bán cầu não bên trái đánh với bán cầu não bên phải. Cho đến khi thế cờ ở vào chỗ bế tắc, tiến thoái lưỡng nan, Hà như rơi vào một mê hồn trận. Mê hồn trận ấy chính là nghiệp chướng do Hà Túc Đạo tạo ra và bước vào. Để cứu người anh hùng đơn độc, Quách Tương đã mách nước: “Sao tiên sinh không bỏ Trung Nguyên mà quay về Tây Vực?”. Một lời chỉ điểm đơn giản đã giúp Hà Túc Đạo nhận ra biện pháp giải tỏa bế tắc trong đại cục của đời mình, của tư tưởng mình. Chàng trung niên khen hay và cám ơn người bạn mới nhỏ tuổi.

Năm ấy, Quách Tương mới 16 và Hà đã gần 40. Phiêu bạt một đời mới tìm ra bạn ngọc, anh chàng sáng tác một bản đàn để đàn cho Quách Tương nghe lòng thương nhớ cảm phục của mình. Bản đàn ấy vang lên trong một trận đấu tranh dữ dội; Quách Tương nghe và đỏ mặt lên vì nhận ra tiếng nỉ non của tình yêu. Hà Túc Đạo nhớ thương cô nhưng cô chỉ nhớ thương Dương Qua. Cuộc gặp gỡ giữa cô và Hà chỉ là cái duyên không hẹn trước, chỉ như là nước xanh và đá trắng rời rạc nhau. Cô bỏ đi tu, còn Hà quay về đỉnh Kinh Thần Phong, bỏ Trung Nguyên về Tây Vực đúng như thế cờ dang dở.

Đêm ngồi ở Rạch Giá, Kiên Giang, trông ngàn sao lấp lánh trên biển, tôi chợt nhớ đến Nghi Lâm cởi rồi thắt lại giải áo để cầu nguyện cho mình được sống bên cạnh Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Nghi Lâm, cô sư nữ lỡ vướng vào ma chướng của tình yêu nhưng vẫn một lòng thủy chung cùng Bồ Tát. Mâu thuẫn tình yêu và tôn giáo đã xé nát lòng cô sư nữ ấy. Cho nên mới có một sự dung hoà hi hữu trên đời: tiếng kinh tụng niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn lại mang theo âm hưởng dịu dàng, trữ tình, say đắm của tình yêu. Có một cái gì đó đã không thể gặp gỡ và Nghi Lâm cố gắng biến nó thành ra cái có thể gặp gỡ được. Nội dung lời kinh là tôn giáo mà âm hưởng tụng niệm, diễn đạt lại là tình ca.

Tôi yêu hệ thống tư tưởng của đạo Phật. Một lần lên Thiền Lâm, tôi ngồi với vị sư già, ngỏ ý xin ngài chỉ cho tôi một con đường đi để được xa cuộc sống mà vẫn rất gần với cuộc sống. Tôi nhớ đoạn Kiều Phong lên núi Thiên Thai, tìm nhà sư Trí Quan để xin cho ông biết chân diện mục của mình. Trí Quan cho Kiều Phong biết Kiều Phong là người Khất Đan, không phải họ Kiều mà là họ Tiêu –Tiêu Phong. Nhà sư đọc: Khất Đan với Hán nhân Bất luận giả hay chân Ân oán cùng vinh nhục Không hơn đám bụi trần. Rồi nhắm mắt nhập định và viên tịch. Tôi chọn hai câu thơ sau trong bài thơ này để làm huớng xuất xử cho cuộc đời.

Thượng toạ dạy tôi: “Nghiệp duyên của đạo hữu với cuộc đời còn nặng lắm. Đạo hữu cứ sống an nhiên, là, hết các công việc của mình, đem hết trí tuệ tuôn ra ngòi bút để phục vụ cho cuộc sống. Đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp”. Phật tính nằm ngay trong công việc, trong glối sống chứ không hẳn là nằm trong Thiền viện, trong cuộc thanh tu. Còn khi nào tâm hồn xót xa, trí lực mệt mỏi, đạo hữu hãy tìm đến với thầy”. Khi tôi bạch Thượng toạ xin phép ra về, ngài còn dặn: “Ai cũng có thể nói tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng tu sẽ không phải là cõi phúc nếu người ta còn sân si trong đường tu, tình sẽ không là dây oan nếu người ta không tạo ra những oan trái. Cả tu với tình đều có thể là cõi phúc, đều có thể là dây oan. Thầy đã đọc gần như đầy đủ cả ngàn bài viết của đạo hữu và nhận ra chất nhân hậu trong từng bài, từng câu. Hãy phát triển hơn nữa cái tâm từ bi trong ngòi bút”. Lời dạy của vị Thượng toạ 87 tuổi quả thật là dòng nước cam lồ tưới mát lòng tôi.

Một đêm tháng 7, tôi lên rừng Phước Sơn (Lâm Hà, Đà Lạt), đúng 12 giờ khuya. Đêm nằm trong lán tranh nghe mưa rơi tầm tã ngoài trời, lạnh quá không ngủ được, tôi chong đèn và đọc Kim Dung. Lần này tôi mang theo Liên thành quyết, giở ra đúng đoạn Thủy Sinh một mình ra Quan ngoại, sống trong sơn cốc bốn bề mênh mông tuyết phủ, chở Địch Vân trở lại. Những nhân vật nữ của Kim Dung thật thông minh và cũng thật lãng mạn. Họ sẵn sàng đi mấy ngàn dặm ra ngoài quan ải – bây giờ thuộc Đông bắc Trung Quốc, sống một mình trong hang đá lạnh lẽo đời tình quân về từ sự suy đoán riêng của họ, Thủy Sinh trong Liên thành quyết, A Châu trong Thiên Long bát bộ suy đoán thế nào chàng Địch Vân, chàng Kiều Phong cũng sẽ trở lại. Và cám ơn trời, cái hạnh phúc ấy đã thực sự xảy ra. Hay nói ngược lại, nếu Thủy Sinh, A Châu đi mấy ngàn dặm ra Quan ngoại chờ mà tình quân không trở lại, chắc họ sẽ đau đớn, sẽ ngậm ngùi mà chết đi trong nỗi tuyệt vọng. Tác giả đã để cho Địch Vân, Kiều Phong trở lại. Giữa tuyết trắng mênh mông lạnh buốt của thảo nguyên, bóng người về trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim những người khao khát tình yêu.

Người về Quan ngoại chính là bản tình ca, là chủ nghĩa nhân đạo phương Đông. Có lứa đôi đoàn viên hạnh phúc như Thủy Sinh - Địch Vân. Có lứa đôi tan nát, bất hạnh như Kiều Phong – A Châu. Nhưng bản tình ca nào cũng sáng lên rực rỡ cái đẹp phẩm giá con người, của sự thủy chung, của lòng chân thật. Đêm Đà Lạt lạnh buốt mà lòng tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi Thủy Sinh choàng tay ôm lấy Địch Vân.

“Huyền tẫn” là một khái niệm sâu xa trong triết lý của Lão giáo. “Huyền tẫn” có nghĩa là nguyên lý mẹ, nguyên lý tìm về giống cái, cội nguồn của sự sinh nở, của đời sống. Hãy nhìn lại mà xem, các dân tộc phương Đông tôn thờ và kính trọng các nữ thần biết bao nhiêu: Tây Vương Mẫu, Nữ Oa ở Trung Hoa; Thái Dương thần nữ ở Nhật Bản; Shiva ở Ấn Độ; mẹ Âu Cơ ở Việt Nam. Bởi vì họ là Mẹ của muôn loài, là chất ngọc của giống cái, là biểu trưng của văn minh phồn thực. Yoni – hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, đã được tạc thành totem để thờ phượng, kính nguỡng. Thông qua các nhân vật nữ xinh đẹp, tài hoa và lãng mạn của Kim Dung, thông qua những hình bóng phụ nữ cụ thể trên đời, tôi cũng cất công đi tìm chất ngọc, đi tìm “Huyền tẫn” của chính mình. Mười hai năm trước, mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy bơ vơ như đứa trẻ lên ba dù tuổi tôi đã 40. Cái quyết định tâm linh một người đàn ông chính là người phụ nữ mà người đàn ông ấy tôn thờ, thương yêu, kính trọng nhất. Mẹ tôi chính là người phụ nữ như thấ. Và tôi đọc Kim Dung, bàn về những khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn phương Đông tầm cỡ này cũng là đi tìm “Huyền tẫn” của mình.

Truơng Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng vào một tiệm cơm nhỏ, lựa một chiếc bàn khiêm tốn và gọi mấy món thức ăn với một bình rượu đối ẩm. Sau đó, Trương Vô Kỵ đưa quần hùng Minh giáo đến tấn công chùa Vạn Pháp do Triệu Mẫn chỉ huy để cứu các hào kiệt Trung Nguyên đang bị Triệu Mẫn giam giữ. Cuộc chiến đấu thành công, Triệu Mẫn phải gánh chịu sự thảm bại lớn nhất trong đời cô. Đêm ấy, Triệu Mẫn tìm vào quán cơm xưa, chọn đúng chiếc bàn cũ, cũng kêu đúng các món ăn cũ, bình rượu, hai cái cốc, hai cái chén và hai đôi đũa. Cô rót rượu ra hai cốc thì bỗng dưng… Trương Vô Kỵ xuất hiện. Họ lặng lẽ đối ẩm như ngày nào mà không hề nói đến cuộc chiến một mất một còn ở chùa Vạn Pháp. Tôi cũng mong những lứa đôi trên đời này có được những bữa ăn ấm cúng tình yêu như vậy.
T nghe người ta hay nói kiếm hiệp có Kim và Cổ , đó là Kim Dung và Cổ..gì T quên mất tiêu.
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7077
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13Wed 26 Jun 2019, 09:13

Trăng đã viết:
Trà Mi đã viết:

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Suy niệm ký tiểu hữu  

Tôi đang ngồi trên bãi biển Nha Trang. Mùa xuân, trời thật đẹp nhưng biển chiều vẫn mang theo cái vẻ u uất, trầm tư ngàn đời của nó. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển, đoạn văn mà tôi cho là đẹp nhất, xúc động nhất trong Ỷ thiên Đồ long ký. Mối tình thơ ngây ấy của Tiểu Siêu đã bị ngăn trở bởi hàng rào tôn giáo, cô phải hy sinh để cứu mạng sống và chuộc lại lỗi lầm cho mẹ mình. Ngôi vị dành cho cô tạ Ba Tư là giáo chủ Bái hỏa giáo, biểu tượng của một thứ quyền lực và vinh quang tột đỉnh mà mọi cô gái đồng trinh đều mơ ước. Nhưng thực chất, làm giáo chủ Bái hỏa giáo Ba Tư hạnh phúc hơn hay làm người tình nhỏ của Trương Vô Kỵ ở Trung Hoa để suốt đời được cùng nhau phiêu bạt giang hồ là hạnh phúc hơn? Tiểu Siêu thích cái thứ hai nhưng bắt buộc phải chọn cái thứ nhất. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, giữa tình yêu và bổn phận làm con đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều đau xót nhất trong mối tình đầu đã có thể làm Tiểu Siêu nổ tung ra được, chết đi tức khắc được. Có hiểu được cái uyên nguyên sâu xa ấy chăng, hỡi biển của đời tôi?

Có một lần, tôi lên Gia Lai, dừng chân lại trên đỉnh đèo Krong Buk giữa biển sương khói mênh mông, lạnh buốt của một sáng cuối đông. Tôi đứng dưới những cụm sơn tùng và chợt nhớ đến nỗi cô đơn của Hà Túc Đạo, được Kim Dung viết trong đoạn lung của Ỷ thiên Đồ long ký. Từ đỉnh Kinh Thần Phong trên Thiên Sơn, Hà Túc Đạo với một cây đàn, một thanh kiếm lãng du về Trung Nguyên. Dừng chân giữa rừng bách ở ngoại vi chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Nam, Hà đánh đàn một mình cho chim nghe, chống kiếm than thở một mình về tình yêu, về cuộc sống. “Hỡi ơi, nước xanh, đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy” – đó không chỉ là tiếu kêu thương cô đơn của riêng Hà Túc Đạo, của riêng Kim Dung mà là của tất cả mọi con người cô độc trên thế gian. Nước xanh chảy mãi, ra đi; đá cuội trắng vẫn còn ở lại. Tình yêu là như thế, chỉ đơn giản là nguồn suối đem lại cho đời nỗi ngậm ngùi vì rời rạc nhau.

Hà Túc Đạo đánh cờ một mình, bán cầu não bên trái đánh với bán cầu não bên phải. Cho đến khi thế cờ ở vào chỗ bế tắc, tiến thoái lưỡng nan, Hà như rơi vào một mê hồn trận. Mê hồn trận ấy chính là nghiệp chướng do Hà Túc Đạo tạo ra và bước vào. Để cứu người anh hùng đơn độc, Quách Tương đã mách nước: “Sao tiên sinh không bỏ Trung Nguyên mà quay về Tây Vực?”. Một lời chỉ điểm đơn giản đã giúp Hà Túc Đạo nhận ra biện pháp giải tỏa bế tắc trong đại cục của đời mình, của tư tưởng mình. Chàng trung niên khen hay và cám ơn người bạn mới nhỏ tuổi.

Năm ấy, Quách Tương mới 16 và Hà đã gần 40. Phiêu bạt một đời mới tìm ra bạn ngọc, anh chàng sáng tác một bản đàn để đàn cho Quách Tương nghe lòng thương nhớ cảm phục của mình. Bản đàn ấy vang lên trong một trận đấu tranh dữ dội; Quách Tương nghe và đỏ mặt lên vì nhận ra tiếng nỉ non của tình yêu. Hà Túc Đạo nhớ thương cô nhưng cô chỉ nhớ thương Dương Qua. Cuộc gặp gỡ giữa cô và Hà chỉ là cái duyên không hẹn trước, chỉ như là nước xanh và đá trắng rời rạc nhau. Cô bỏ đi tu, còn Hà quay về đỉnh Kinh Thần Phong, bỏ Trung Nguyên về Tây Vực đúng như thế cờ dang dở.

Đêm ngồi ở Rạch Giá, Kiên Giang, trông ngàn sao lấp lánh trên biển, tôi chợt nhớ đến Nghi Lâm cởi rồi thắt lại giải áo để cầu nguyện cho mình được sống bên cạnh Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Nghi Lâm, cô sư nữ lỡ vướng vào ma chướng của tình yêu nhưng vẫn một lòng thủy chung cùng Bồ Tát. Mâu thuẫn tình yêu và tôn giáo đã xé nát lòng cô sư nữ ấy. Cho nên mới có một sự dung hoà hi hữu trên đời: tiếng kinh tụng niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn lại mang theo âm hưởng dịu dàng, trữ tình, say đắm của tình yêu. Có một cái gì đó đã không thể gặp gỡ và Nghi Lâm cố gắng biến nó thành ra cái có thể gặp gỡ được. Nội dung lời kinh là tôn giáo mà âm hưởng tụng niệm, diễn đạt lại là tình ca.

Tôi yêu hệ thống tư tưởng của đạo Phật. Một lần lên Thiền Lâm, tôi ngồi với vị sư già, ngỏ ý xin ngài chỉ cho tôi một con đường đi để được xa cuộc sống mà vẫn rất gần với cuộc sống. Tôi nhớ đoạn Kiều Phong lên núi Thiên Thai, tìm nhà sư Trí Quan để xin cho ông biết chân diện mục của mình. Trí Quan cho Kiều Phong biết Kiều Phong là người Khất Đan, không phải họ Kiều mà là họ Tiêu –Tiêu Phong. Nhà sư đọc: Khất Đan với Hán nhân Bất luận giả hay chân Ân oán cùng vinh nhục Không hơn đám bụi trần. Rồi nhắm mắt nhập định và viên tịch. Tôi chọn hai câu thơ sau trong bài thơ này để làm huớng xuất xử cho cuộc đời.

Thượng toạ dạy tôi: “Nghiệp duyên của đạo hữu với cuộc đời còn nặng lắm. Đạo hữu cứ sống an nhiên, là, hết các công việc của mình, đem hết trí tuệ tuôn ra ngòi bút để phục vụ cho cuộc sống. Đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp”. Phật tính nằm ngay trong công việc, trong glối sống chứ không hẳn là nằm trong Thiền viện, trong cuộc thanh tu. Còn khi nào tâm hồn xót xa, trí lực mệt mỏi, đạo hữu hãy tìm đến với thầy”. Khi tôi bạch Thượng toạ xin phép ra về, ngài còn dặn: “Ai cũng có thể nói tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng tu sẽ không phải là cõi phúc nếu người ta còn sân si trong đường tu, tình sẽ không là dây oan nếu người ta không tạo ra những oan trái. Cả tu với tình đều có thể là cõi phúc, đều có thể là dây oan. Thầy đã đọc gần như đầy đủ cả ngàn bài viết của đạo hữu và nhận ra chất nhân hậu trong từng bài, từng câu. Hãy phát triển hơn nữa cái tâm từ bi trong ngòi bút”. Lời dạy của vị Thượng toạ 87 tuổi quả thật là dòng nước cam lồ tưới mát lòng tôi.

Một đêm tháng 7, tôi lên rừng Phước Sơn (Lâm Hà, Đà Lạt), đúng 12 giờ khuya. Đêm nằm trong lán tranh nghe mưa rơi tầm tã ngoài trời, lạnh quá không ngủ được, tôi chong đèn và đọc Kim Dung. Lần này tôi mang theo Liên thành quyết, giở ra đúng đoạn Thủy Sinh một mình ra Quan ngoại, sống trong sơn cốc bốn bề mênh mông tuyết phủ, chở Địch Vân trở lại. Những nhân vật nữ của Kim Dung thật thông minh và cũng thật lãng mạn. Họ sẵn sàng đi mấy ngàn dặm ra ngoài quan ải – bây giờ thuộc Đông bắc Trung Quốc, sống một mình trong hang đá lạnh lẽo đời tình quân về từ sự suy đoán riêng của họ, Thủy Sinh trong Liên thành quyết, A Châu trong Thiên Long bát bộ suy đoán thế nào chàng Địch Vân, chàng Kiều Phong cũng sẽ trở lại. Và cám ơn trời, cái hạnh phúc ấy đã thực sự xảy ra. Hay nói ngược lại, nếu Thủy Sinh, A Châu đi mấy ngàn dặm ra Quan ngoại chờ mà tình quân không trở lại, chắc họ sẽ đau đớn, sẽ ngậm ngùi mà chết đi trong nỗi tuyệt vọng. Tác giả đã để cho Địch Vân, Kiều Phong trở lại. Giữa tuyết trắng mênh mông lạnh buốt của thảo nguyên, bóng người về trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim những người khao khát tình yêu.

Người về Quan ngoại chính là bản tình ca, là chủ nghĩa nhân đạo phương Đông. Có lứa đôi đoàn viên hạnh phúc như Thủy Sinh - Địch Vân. Có lứa đôi tan nát, bất hạnh như Kiều Phong – A Châu. Nhưng bản tình ca nào cũng sáng lên rực rỡ cái đẹp phẩm giá con người, của sự thủy chung, của lòng chân thật. Đêm Đà Lạt lạnh buốt mà lòng tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi Thủy Sinh choàng tay ôm lấy Địch Vân.

“Huyền tẫn” là một khái niệm sâu xa trong triết lý của Lão giáo. “Huyền tẫn” có nghĩa là nguyên lý mẹ, nguyên lý tìm về giống cái, cội nguồn của sự sinh nở, của đời sống. Hãy nhìn lại mà xem, các dân tộc phương Đông tôn thờ và kính trọng các nữ thần biết bao nhiêu: Tây Vương Mẫu, Nữ Oa ở Trung Hoa; Thái Dương thần nữ ở Nhật Bản; Shiva ở Ấn Độ; mẹ Âu Cơ ở Việt Nam. Bởi vì họ là Mẹ của muôn loài, là chất ngọc của giống cái, là biểu trưng của văn minh phồn thực. Yoni – hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, đã được tạc thành totem để thờ phượng, kính nguỡng. Thông qua các nhân vật nữ xinh đẹp, tài hoa và lãng mạn của Kim Dung, thông qua những hình bóng phụ nữ cụ thể trên đời, tôi cũng cất công đi tìm chất ngọc, đi tìm “Huyền tẫn” của chính mình. Mười hai năm trước, mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy bơ vơ như đứa trẻ lên ba dù tuổi tôi đã 40. Cái quyết định tâm linh một người đàn ông chính là người phụ nữ mà người đàn ông ấy tôn thờ, thương yêu, kính trọng nhất. Mẹ tôi chính là người phụ nữ như thấ. Và tôi đọc Kim Dung, bàn về những khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn phương Đông tầm cỡ này cũng là đi tìm “Huyền tẫn” của mình.

Truơng Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng vào một tiệm cơm nhỏ, lựa một chiếc bàn khiêm tốn và gọi mấy món thức ăn với một bình rượu đối ẩm. Sau đó, Trương Vô Kỵ đưa quần hùng Minh giáo đến tấn công chùa Vạn Pháp do Triệu Mẫn chỉ huy để cứu các hào kiệt Trung Nguyên đang bị Triệu Mẫn giam giữ. Cuộc chiến đấu thành công, Triệu Mẫn phải gánh chịu sự thảm bại lớn nhất trong đời cô. Đêm ấy, Triệu Mẫn tìm vào quán cơm xưa, chọn đúng chiếc bàn cũ, cũng kêu đúng các món ăn cũ, bình rượu, hai cái cốc, hai cái chén và hai đôi đũa. Cô rót rượu ra hai cốc thì bỗng dưng… Trương Vô Kỵ xuất hiện. Họ lặng lẽ đối ẩm như ngày nào mà không hề nói đến cuộc chiến một mất một còn ở chùa Vạn Pháp. Tôi cũng mong những lứa đôi trên đời này có được những bữa ăn ấm cúng tình yêu như vậy.
T nghe người ta hay nói kiếm hiệp có Kim và Cổ , đó là Kim Dung và Cổ..gì T quên mất tiêu.

Cổ Long á T! Truyện Cổ Long có 2 nhân vật nổi tiếng Lục Tiểu Phụng và Sở Lưu Hương có biệt tài phá án :qq:
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 9 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Nội dung thông điệp ? ? ?
» Việt Sử Giai Thoại - Tập 3 - Nguyễn Khắc Thuần
» Cảm hoài - Đặng Dung
» ĐẶNG DUNG và bài thơ CẢM HOÀI
» Những Đoá Từ Tâm
Trang 9 trong tổng số 19 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 6 ... 8, 9, 10 ... 14 ... 19  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-