Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Today at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Today at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Today at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Yesterday at 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Yesterday at 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Yesterday at 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 15 ... 19  Next
Tác giảThông điệp
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Fri 12 Jul 2019, 16:22

Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Hì, mún thí nghiệm thử coi sách nói đúng hôn mờ hổng biết kiếm đâu ra con tắc kè con với 7 kí thần sa đây?  :bitchitlin:

Hỏi cô giáo T dạy hoá sinh nè, xem tắc kè con tác dụng với 7 kí thần sa thành ra cái gì?   :whisper:  
Thầy và tỷ TM biết nè mà hong chịu nói..
Tỷ TM ui , tắc kè dễ kiếm rồi , còn thần sa thì...cũng kiếm dễ luôn
Thần sa là phân tử sulfur Thủy ngân HgS , có dang khối màu đỏ, nếu dạng bột gọi là chu sa , trong HgS có chứa selen chữa thần kinh rất hay nhưng nếu hòa bằng nước nóng sẽ dễ phân hủy thủy ngân rất độc
Chuyện thủ cung sa hong biết thực hư nhưng giới mỹ thuật hay dùng chu sa hòa nước làm mực ấn triện, đóng lên tranh khó phai màu
Như vậy làm thủ cung sa cũng dễ ha tỷ, hong cần chờ tắc kè ăn 7kg thần sa ( gặm sao nỗi cả khối ), lấy chu sa hay nghiền nát thần sa ra , hòa nước rồi chấm 1 giọt lên tay , bảo đảm hàng thủ cung sa này chất lượng cao , 1 tuần mới phai , phai rồi chấm lên tiếp Very Happy Very Happy Very Happy

Hay a! T thí nghiệm thử chưa? Mai mốt tiếp thị thuốc tạo thủ cung sa cho trinh nữ chắc giàu to à!  :teghe1:
Người ta xách đòn gánh rượt á Thầy , 1 tuần là bay mất tiêu rồi Very Happy
Về Đầu Trang Go down
NGUYÊNHOANG



Tổng số bài gửi : 405
Registration date : 03/11/2017

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Fri 12 Jul 2019, 21:35

Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Hì, mún thí nghiệm thử coi sách nói đúng hôn mờ hổng biết kiếm đâu ra con tắc kè con với 7 kí thần sa đây?  :bitchitlin:

Hỏi cô giáo T dạy hoá sinh nè, xem tắc kè con tác dụng với 7 kí thần sa thành ra cái gì?   :whisper:  
Thầy và tỷ TM biết nè mà hong chịu nói..
Tỷ TM ui , tắc kè dễ kiếm rồi , còn thần sa thì...cũng kiếm dễ luôn
Thần sa là phân tử sulfur Thủy ngân HgS , có dang khối màu đỏ, nếu dạng bột gọi là chu sa , trong HgS có chứa selen chữa thần kinh rất hay nhưng nếu hòa bằng nước nóng sẽ dễ phân hủy thủy ngân rất độc
Chuyện thủ cung sa hong biết thực hư nhưng giới mỹ thuật hay dùng chu sa hòa nước làm mực ấn triện, đóng lên tranh khó phai màu
Như vậy làm thủ cung sa cũng dễ ha tỷ, hong cần chờ tắc kè ăn 7kg thần sa ( gặm sao nỗi cả khối ), lấy chu sa hay nghiền nát thần sa ra , hòa nước rồi chấm 1 giọt lên tay , bảo đảm hàng thủ cung sa này chất lượng cao , 1 tuần mới phai , phai rồi chấm lên tiếp Very Happy Very Happy Very Happy

Hay a! T thí nghiệm thử chưa? Mai mốt tiếp thị thuốc tạo thủ cung sa cho trinh nữ chắc giàu to à!  :teghe1:
Người ta xách đòn gánh rượt á Thầy , 1 tuần là bay mất tiêu rồi Very Happy

*Cũng tùy theo dân tộc(xem phim..thấy..)Tàu dấu nầy điểm ở cổ tay,Ấn ở ngay trán,còn VN dấu nầy nằm dưới rún..người bình thường khoảng 1 gang mốt,còn người mẫu cẳng dài thì 1 gang tư(khó coi hơn?còn T.where?).Hihi!! :bong: lol2
Về Đầu Trang Go down
Trăng



Tổng số bài gửi : 1841
Registration date : 23/04/2014

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Sat 13 Jul 2019, 13:28

NGUYÊNHOANG đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Hì, mún thí nghiệm thử coi sách nói đúng hôn mờ hổng biết kiếm đâu ra con tắc kè con với 7 kí thần sa đây?  :bitchitlin:

Hỏi cô giáo T dạy hoá sinh nè, xem tắc kè con tác dụng với 7 kí thần sa thành ra cái gì?   :whisper:  
Thầy và tỷ TM biết nè mà hong chịu nói..
Tỷ TM ui , tắc kè dễ kiếm rồi , còn thần sa thì...cũng kiếm dễ luôn
Thần sa là phân tử sulfur Thủy ngân HgS , có dang khối màu đỏ, nếu dạng bột gọi là chu sa , trong HgS có chứa selen chữa thần kinh rất hay nhưng nếu hòa bằng nước nóng sẽ dễ phân hủy thủy ngân rất độc
Chuyện thủ cung sa hong biết thực hư nhưng giới mỹ thuật hay dùng chu sa hòa nước làm mực ấn triện, đóng lên tranh khó phai màu
Như vậy làm thủ cung sa cũng dễ ha tỷ, hong cần chờ tắc kè ăn 7kg thần sa ( gặm sao nỗi cả khối ), lấy chu sa hay nghiền nát thần sa ra , hòa nước rồi chấm 1 giọt lên tay , bảo đảm hàng thủ cung sa này chất lượng cao , 1 tuần mới phai , phai rồi chấm lên tiếp Very Happy Very Happy Very Happy

Hay a! T thí nghiệm thử chưa? Mai mốt tiếp thị thuốc tạo thủ cung sa cho trinh nữ chắc giàu to à!  :teghe1:
Người ta xách đòn gánh rượt á Thầy , 1 tuần là bay mất tiêu rồi Very Happy

*Cũng tùy theo dân tộc(xem phim..thấy..)Tàu dấu nầy điểm ở cổ tay,Ấn ở ngay trán,còn VN dấu nầy nằm dưới rún..người bình thường khoảng 1 gang mốt,còn người mẫu cẳng dài thì 1 gang tư(khó coi hơn?còn T.where?).Hihi!! :bong: lol2
T á ? Phòng thí nghiệm Hóa ở trường của T có lọ chu sa mừ NH , buồn buồn T lấy ra pha nước cất chấm búa xua la mua lên người , chấm " lộ thiên " luôn , khỏi tốn công đo gang tư gang mốt, T bận lắm Very Happy Very Happy Very Happy
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Mon 15 Jul 2019, 07:26

Trăng đã viết:
NGUYÊNHOANG đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trăng đã viết:
Ai Hoa đã viết:
Trà Mi đã viết:
Hì, mún thí nghiệm thử coi sách nói đúng hôn mờ hổng biết kiếm đâu ra con tắc kè con với 7 kí thần sa đây?  :bitchitlin:

Hỏi cô giáo T dạy hoá sinh nè, xem tắc kè con tác dụng với 7 kí thần sa thành ra cái gì?   :whisper:  
Thầy và tỷ TM biết nè mà hong chịu nói..
Tỷ TM ui , tắc kè dễ kiếm rồi , còn thần sa thì...cũng kiếm dễ luôn
Thần sa là phân tử sulfur Thủy ngân HgS , có dang khối màu đỏ, nếu dạng bột gọi là chu sa , trong HgS có chứa selen chữa thần kinh rất hay nhưng nếu hòa bằng nước nóng sẽ dễ phân hủy thủy ngân rất độc
Chuyện thủ cung sa hong biết thực hư nhưng giới mỹ thuật hay dùng chu sa hòa nước làm mực ấn triện, đóng lên tranh khó phai màu
Như vậy làm thủ cung sa cũng dễ ha tỷ, hong cần chờ tắc kè ăn 7kg thần sa ( gặm sao nỗi cả khối ), lấy chu sa hay nghiền nát thần sa ra , hòa nước rồi chấm 1 giọt lên tay , bảo đảm hàng thủ cung sa này chất lượng cao , 1 tuần mới phai , phai rồi chấm lên tiếp Very Happy Very Happy Very Happy

Hay a! T thí nghiệm thử chưa? Mai mốt tiếp thị thuốc tạo thủ cung sa cho trinh nữ chắc giàu to à!  :teghe1:
Người ta xách đòn gánh rượt á Thầy , 1 tuần là bay mất tiêu rồi Very Happy

*Cũng tùy theo dân tộc(xem phim..thấy..)Tàu dấu nầy điểm ở cổ tay,Ấn ở ngay trán,còn VN dấu nầy nằm dưới rún..người bình thường khoảng 1 gang mốt,còn người mẫu cẳng dài thì 1 gang tư(khó coi hơn?còn T.where?).Hihi!! :bong: lol2
T á ? Phòng thí nghiệm Hóa ở trường của T có lọ chu sa mừ NH , buồn buồn T lấy ra pha nước cất chấm búa xua la mua lên người , chấm " lộ thiên " luôn , khỏi tốn công đo gang tư gang mốt, T bận lắm Very Happy Very Happy Very Happy

Chưa chồng thì chấm nơi tay, có chồng thì chấm trên trán, chứ chấm búa xua người ta tưởng bị ghẻ Tàu á T :laughing:
Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Tue 16 Jul 2019, 08:20

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Bọn hào sĩ giang hồ ăn Tết

Khái niệm "hào sĩ giang hồ" là một khái niệm khá đặc biệt mà người ta chỉ tìm thấy trong những tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Hán - Việt từ điển của Đào Duy Anh định nghĩa hào sĩ là "những người có thế mạnh hơn người". Trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung, từ "giang hồ" (sông hồ) mang một ý nghĩa hết sức tượng trưng để chỉ những cuộc đời lênh đênh, trôi giạt; những con người chuyên sống bằng đường đao mũi kiếm, đứng trên và đứng ngoài những quy định vương pháp của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Họ hình thành một giới: giới võ lâm. Tính theo âm lịch, người Trung Quốc ăn 12 cái tết (tiết) trong năm: Nguyên đán (1 tháng giêng), Khai hạ (7 tháng giêng), Nguyên tiêu (15 tháng giêng), Hàn thực (3 tháng ba), Thanh minh (tháng ba), Đoan ngũ (5 tháng năm), Trung nguyên (15 tháng bảy), Trung thu (15 tháng tám), Trùng cửu (Trùng dương - 9 tháng chín), Trùng thập (10 tháng mười), Hạ nguyên (15 tháng mười), Táo quân (23 tháng chạp). Bọn hào sĩ giang hồ vốn là những hán tử thô hào, bồng bột, lãng mạn - nói theo ngôn ngữ Kim Dung, cũng "ăn tết" quanh năm.

"Gió xuân đầm ấm
Ngàn liễu xanh tươi
Hoa phô sắc thắm
Hương nức lòng người"

"Tiết trời vào buổi dương xuân, ánh dương quang sáng lạn khắp miền nam"
.

Đoạn văn ngắn trên đây của Kim Dung, mở đầu cho tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ với những nét phác rất đơn giản, giới thiệu cho chúng ta thấy khung cảnh mùa xuân ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, miền nam Trung Quốc. Trong khung cảnh đó, chàng trai Lâm Bình Chi của Phước Oai tiêu cục cao hứng dẫn bọn tiêu sư đi săn rồi vào quán bên đường uống rượu, gây ra cuộc ẩu đả với bọn phái Thanh Thành để rồi vướng vào những cuộc đấu tranh đẫm máu trong suốt chiều dài cuốn truyện.

Ăn tết không gì vui bằng rượu. Rượu của Trung Quốc vốn rất phong phú về nguyên liệu, về cách chưng và về tên gọi: Thiệu Hưng trạng nguyên hồng, Thiệu Hưng nữ nhi hồng, Trúc diệp thanh, Mai quế lộ, Bách thảo mĩ tửu, Hầu nhi tửu, Bồ Đào tửu, Cao lương tửu, Ngũ tiên tửu, Phần Dương tửu... kể cả Phục đặc gia tửu (rượu Vodka). Bọn hào sĩ giang hồ cứ thế mà uống, uống xong rồi tuốt kiếm giương đao nói chuyện phải quấy với nhau. Lệnh Hồ Xung và Điền Bá Quang trong Tiếu ngạo giang hồ đấu với nhau trí mạng trên Tuý tiên lâu ngoại thành Hành Sơn để rồi trở thành bạn của nhau cũng qua chén rượu.

Biết Lệnh Hồ Xung quý rượu hơn tính mạng, bọn hào sĩ giang hồ các bang, các đảo, các động tổ chức cuộc họp mặt ăn tết trên gò Ngũ Bá Cương để lấy lòng chàng và lấy lòng Nhậm Doanh Doanh, ý trung nhân của chàng. Ngũ Bá Cương thuộc về hạ lưu sông Hoàng Hà, giáp giới Hạ Trạch, Định Đào, phía Tây địa giới tỉnh Hà Nam, là nơi thuận tiện cho quần hùng bốn châu Tề, Lễ, Dự, Ngạc tụ hội. Bọn hào sĩ giang hồ bốn châu đã ăn cắp thuốc và bắt thầy thuốc về chữa bệnh cho Lệnh Hồ Xung; mang theo những bò khô, bò quay (?), đùi gà và cả chục loại rượu đủ cho 3000 người ăn để tiếp đãi chàng. Tất cả chỉ vì một mục đích: được bái yết tôn dung Lệnh Hồ Xung. Họ "ăn mặc kỳ dị, mặt mày dữ tợn", chuyên ăn những miếng thịt to, uống những bát rượu lớn, tưởng đâu chẳng biết sợ trời sợ đất là gì. Thế nhưng, nghe tiếng đàn tình tang của thánh cô Nhậm Doanh Doanh nổi lên, cả 3000 con người vứt chén bỏ tô hè nhau trốn sạch!

Gần như cuộc sống của giới võ lâm trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung chẳng thấy ai làm nghề nghiệp gì, nhưng họ lại có vàng, có bạc, quanh năm ăn uống no say. Khi Doanh Doanh ban lệnh buộc bọn hào sĩ giang hồ phải tìm cách giết Lệnh Hồ Xung thì bọn Lão Đầu Tử, Tổ Thiên Thu và Kế Vô Khả Thi vẫn tuân lệnh. Nhưng vốn đấu kiếm không lại Lệnh Hồ Xung, cả bọn 40 người nguyện dùng rượu ngon đổ cho Lệnh Hồ Xung say đến chết! Họ lý luận: "Cái đó kêu bằng dùng sức không được thì dùng trí" (?). Rồi từ 40 người, họ về kết bè phái lên tới 2000 người, bầu Lệnh Hồ Xung làm minh chủ, trống rong cờ mở tiến lên chùa Thiếu Lâm vào rằm tháng chạp để giải cứu Nhậm Doanh Doanh. Đi đến bất kì nơi đâu, bọn hào sĩ giang hồ cũng "ăn tết" thủng nồi trôi rế tới đó.

Có lẽ căn bệnh ăn nhiều uống lắm là căn bệnh phổ quát của con người. Biết làm sao được? Cuộc sống ngắn ngủi có 100 năm, lại sẵn rượu ngon nhắm tốt, không uống không ăn hoá ra cô phụ tấm lòng của cuộc đời dành cho mình lắm sao? Bọn hào sĩ giang hồ của Kim Dung lại là những nhân vật tự nhiên chủ nghĩa, hễ có là ăn uống ì xèo như ngày tết, không cần biết thức đó do ai làm và làm cho ai. Trong Thiên Long bát bộ, có một đoạn tao ngộ khá vui: bọn Tần gia trại ở Hà Sóc vô tình chạm mặt bọn phái Thanh Thành ở Tứ Xuyên trong Tính hương tịnh xá của Đoàn A Châu tại Giang Nam. Mục đích chung của họ là tìm Mộ Dung Phục để trả thù. Trong khi bọn đệ tử Thanh Thành ăn chay, ngồi trơ như gỗ đá thì bọn Tần gia trại lại nhậu nhẹt tưng bừng. Chúng lấy hết những rượu hoa nhài, Mai Quế lộ, Mai hoa lộ do A Châu chưng cất ra uống, lại buộc lão Cố - đầu bếp của A Châu, phải xào nấu thức nhắm cho chúng thưởng thức. Để trả thù, lão Cố vừa nấu nướng vừa xỉ mũi, khạc nhổ đờm rãi vào thức ăn, "phục vụ" cho chúng anh hùng Tần gia trại!

Nếu hình thái ăn tết tập thể có vẻ lúi xùi, lộn xộn thì hình thái ăn tết cá nhân lại có vẻ đàng hoàng, trật tự hơn. Chúng ta có thể tìm gặp trong Thiên Long bát bộ hình ảnh của một người ngồi nhậu trên Tùng hạc lâu, thành Vô Tích, đất Giang Nam: "Một đại hán ngồi đầu mé tây, hai mắt sáng như điện, thân thể cao lớn, trạc ngoài 30 tuổi, phục sức có vẻ sơ sài mộc mạc, mặt vuông chữ điền, tướng mạo không tuấn tú nhưng oai phong lẫm liệt". Đó là Kiều Phong, bang chủ Cái bang Trung Quốc. Anh ta mời Đoàn Dự, vương tử nước Đại Lý đối ẩm với một mâm thịt bò chín, một bát canh lớn và ba hồ rượu to, mỗi hồ mười cân, mỗi cân tương đương 600 gram, vị chi khoảng 18 lít. Cả hai cưa đôi số rượu đó, tính ra mỗi người uống được 40 bát, tương đương chín lít. Chắc chắn là tác giả có thổi phồng con số này để khắc hoạ đậm nét thêm hai hình tượng anh hùng của giới võ lâm thời nhà Tống.

Ở chừng mực nào đó, việc đối ẩm của giới võ lâm thể hiện những nét văn hoá nhất định, không phi văn hoá và tự nhiên chủ nghĩa như việc loạn ẩm của quần hào. Ta có thể tìm ra được những biểu hiện văn hoá như vậy trong cuộc gặp gỡ giữa Kiều Phong và Công Dã Can, trang chủ Huyền Sương trang trên Vọng giang lâu ở thành Giang Âm, thượng lưu sông Trường Giang. Kiều Phong và Công Dã Can, mỗi người bưng một bát rượu đầy, thách đấu với nhau ba chưởng. Qua hai chưởng đầu, Công Dã Can còn giữ được bát rượu trong tay. Qua chưởng thứ ba, anh ta không chịu nổi được sức mạnh của Kiều Phong, Công Dã Can chỉ than: "Tiếc quá, thực uổng bát rượu ngon". Qua câu nói đó, Kiều Phong đánh giá Công Dã Can là một anh hùng chân chính, một hảo hán tử.

Trong năm cách uống rượu (ẩm): độc ẩm, đối ẩm, cộng ẩm, quần ẩm và loạn ẩm thì cách loạn ẩm là lộn xộn nhất, lăng nhăng nhất. Bọn hào sĩ giang hồ vốn là những người ít học, lại văn vô đệ nhất, võ vô đệ nhị, ai cũng tự cảm thấy mình là bậc anh hùng, là con người siêu việt. Khi cả bọn họp mặt nhau lại, khó khăn lắm mới bầu ra được người thống lĩnh. Khổ thay, người thống lĩnh đó tài trí và võ công chưa chắc đà hơn ai, lại không qua một trường huấn luyện chỉ huy nào nên đội ngũ được thống lĩnh vốn đã ô hợp lại càng thêm xộc xệch. Trường hợp của Ô Lão Đại thống lĩnh bọn quần tiên 36 động, 72 đảo gồm mấy ngàn người, tấn công lên núi Phiêu Miễu, cung Linh Thứu chống Thiên Sơn Đồng Mỗ trong Thiên Long bát bộ là như vậy. Bọn hào sĩ giang hồ này tự xưng là "tiên" nhưng thực ra chỉ là một đám ăn hại, võ nghệ tào lao mà đầu óc lại nông choèn. "Quần tiên" lên được tới cung Linh Thứu không thu được thắng lợi gì ngoài việc ăn uống thả dàn và phóng uế bừa bãi. Vụ "ăn tết" đó khiến cho cung Linh Thứu xú khí ngất trời xanh.

Gần như ai cũng công nhận rằng người Trung Quốc có kĩ thuật chế biến món ăn tinh vi, khoa học, xảo diệu và cầu kì nhất. Đọc Lộc Đỉnh ký, chúng ta biết được có trên 100 món hạt dưa, trên 100 món bánh mứt ăn chơi và cả ngàn món thức ăn mặn. Nhân vật được quyền ăn ngon nhất trong Lộc Đỉnh ký là nhà vua Khang Hy. Tuy nhiên, đúng như định đề Kim Dung đã rút ra: "Ở trên đời, hoàng cung và kĩ viện là hai nơi trá nguỵ nhất" cho nên trong cái ăn vẫn có những điều trá nguỵ buồn cười. Trên nguyên tắc, đồ ăn thức uống nào ngon nhất, bổ nhất thì được dâng lên vua. Bọn trù phòng (đầu bếp) và bọn thái giám thường hợp đồng mua thực phẩm từ nhà thầu bên ngoài đưa vào hoàng cung để chế biến. Tuy nhiên, cũng như muôn đời, cuộc sống vốn tồn tại cái gọi là tham nhũng mà trong kĩ thuật tham nhũng, bọn thái giám chính là tổ sư bồ đề. Cho nên, bất kì món thực phẩm nào đưa vào hoàng cung dẫu có ươn thúi đi nữa mà kèm theo được chút tiền lót tay thì món ấy mới xứng để dâng lên nhà vua và các hậu phi; món nào dù có tươi ngon đến mấy mà thiếu tiền lót tay cũng trở thành ươn thối. Con heo được nuôi bằng những vật trân quý như Đậu hoàng Nhân sâm, Hoa điêu, Phục linh, có tên là Đậu hoàng nhân sâm trư, Hoa điêu phục linh trư được bọn quần hùng Thiên Địa hội làm sẵn, nhét người vào trong đó để đưa đến tổng quản thái giám Vi Tiểu Bảo (người của Thiên Địa hội làm nội tuyến trong hoàng cung). Bọn chúng giả vờ quên đưa tiền lót tay để Vi Tiểu Bảo chửi toáng lên, buộc đưa heo về phòng mình khám nghiệm và cứu người ra. Những món thịt heo trân quý như vậy ít khi đến miệng vua Khang Hy. Nó dùng làm thức đưa cay cho quí vị thái giám trù phòng và thị vệ dưới quyền Vi Tiểu Bảo. Ngay cả quần hùng Thiên Địa hội cũng được “ăn theo” nhiều món khoái khẩu mà chỉ có trong hoàng cung mới nấu nướng được. Cho nên, quanh năm suốt tháng, những ai đi theo Vi Tiểu Bảo đều được ăn tết. Họ "ăn tết" từ hoàng cung ra đến quanh thành Bắc Kinh, từ Bắc Kinh đến Vân Nam, từ Vân Nam đến Dương Châu, từ Dương Châu đến biên giới Trung - Nga ở vùng Hắc Long Giang. Kiến thức về văn hoá thì Vi Tiểu Bảo khống có lấy một xu nhưng kiến thức về đánh bạc bịp, làm tiền và nhất là ăn uống thì Vi Tiểu Bảo là nhân vật siêu hạng.

Trong 12 bộ tiểu thuyết võ hiệp của mình, Kim Dung đã dành nhiều trang nói về các đồ ăn thức uống, cách chế biến, cách dùng. Có lẽ chủ nghĩa dân tộc cũng hằn sâu vào những trang sách này của ông: ông không che giấu được niềm tự hào khi nói về nghệ thuật ăn uống của người Trung Quốc, và đối với những đồ ăn thức uống của dân tộc khác, ông thường chê là hủ lậu. Và cũng có lẽ do âm vang lịch sử về nỗi thống khổ của dân tộc trong những năm Bát quốc liên quân tấn công triều Thanh, cuộc xâm lược của phát xít Nhật vào vùng Đông Bắc, những tao loạn trong quá trình đấu tranh Quốc - Cộng đã khiến cho hàng triệu người Trung Quốc đói rét lầm than nên Kim Dung đã hào phóng để cho bọn hào sĩ giang hồ trong tác phẩm võ hiệp của mình ăn tết thoải mái, không nhằm ngày tết cũng tiểu yến, đại yến như thường. Họ đi đến đâu là được ăn nhậu no say đến đấy mặc dầu thấy họ hiếm có nghề nghiệp, tiền bạc. Bọn hào sĩ giang hồ chỉ có được cái miệng rộng và cái dạ dày to. Hoặc giả đó cũng có thể là một mơ ước nhân bản của Kim Dung: mơ ước về một nền văn minh phồn thực tự nhiên. Ông mong đồng bào mình suốt đời được ăn ngon, mặc đẹp. Mà suy cho cùng, nếu được thảnh thơi ăn tết quanh năm thì loài người quả thật hạnh phúc.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Wed 17 Jul 2019, 14:04

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Bọn hào sĩ giang hồ tiếp thị

Tiếp thị là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ trong thời đại chúng ta. Cổ văn Trung Quốc không có hai từ tiếp thị. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là những hành động tiếp thị quảng cáo hoàn toàn không có trong các xã hội cổ đại Trung Quốc.

Bọn hào sĩ giang hồ trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là những nhân vật được hư cấu từ thế kỉ thứ 10 (nhà Nam Tống) đến thế kỉ thứ 18 (triều Càn Long, nhà Thanh) ở Trung Quốc. Hoạt động chủ yếu của họ là sống trên đường đao mũi kiếm, hành hiệp cứu đời. Thế nhưng, điều đặc biệt là họ cũng biết “tiếp thị”, hiểu theo cái nghĩa là biết giới thiệu mặt hàng đến người mua và mua bán khá sòng phẳng.

Mở đầu bộ Tiếu ngạo giang hồ, Kim Dung để cho nhị đệ tử phái Hoa Sơn là Lao Đức Nặc dẫn con gái của sư phụ là Nhạc Linh San hoá trang và mạo danh là ông cháu, tìm xuống ngoại thành Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến sang lại tiệm bán rượu để theo dõi hành tung bọn phái Thanh Thành tiến đánh Phước Oai tiêu cục. Họ treo biển mới, gọi quán rượu của mình là Đại Bảo; Lao Đức Nặc xưng là lão Tát; Nhạc Linh San xưng là Uyển Nhi. Chính Lâm Bình Chi, người của Phước Oai tiêu cục, sau khi đi săn đã ghé quán Đại Bảo uống rượu sinh sự và giết con trai của chưởng môn phái Thanh Thành Dư Thương Hải tên là Dư Nhân Ngạn. Tiệm của Lão Tát luôn luôn có loại rượu Trúc diệp thanh danh tiếng. Thực ra, mua bán là chuyện phụ, chuyện chính của hai sư huynh muội là dòm ngó bộ kiếm phổ của nhà Lâm Bình Chi có bị phái ThanhThành đoạt mất hay không.

Tiếu ngạo giang hồ cũng có một đoạn tiếp thị khá tức cười. Lão ăn xin thành Hành Dương quảng cáo với Lệnh Hồ Xung rằng lão có loại rượu tên gọi Hầu nhi tửu do “Khỉ ở trong rừng Tương Tây biết hái trái cây làm rượu”. Vì khỉ hái quả rất tươi, rất ngọt nên chúng nấu rượu cực ngon. Lão ăn xin thừa lúc khỉ đi vắng, lén vào động khỉ ăn cắp ba hũ Hầu nhi tửu, lại bắt thêm một con khỉ nhỏ để về… nấu rượu. Lệnh Hồ Xung nghe lão quảng cáo, trả lão ba lạng bạc để xin một hớp Hầu nhi tửu. Nhưng hắn vận Hỗn nguyên khí công, một hớp của hắn uống cạn sạch nửa bầu Hầu nhi tửu của lão ăn xin khiến lão lăn ra kêu khóc, bắt đền.

Thỉnh thoảng, bọn hào sĩ giang hồ cũng có nghề nghiệp rõ rệt. Hà Tam Thất, cao thủ núi Nhạn Đãng tỉnh Triết Giang, chuyên nghề bán hoành thánh. Kim Dung giới thiệu: “Khắp hang cùng ngõ hẻm có hàng vạn người bán hoành thánh nhưng bán hoành thánh mà thân ở trong võ lâm giang hồ chỉ có một mình Hà Tam Thất”. Lên Hành Sơn dự lễ rửa tay gác kiếm của Lưu Chính Phong với tư cách một thượng khách, Hà Tam Thất vẫn gánh gánh hoành thánh theo. Đệ tử phái Hoa Sơn ăn của lão bảy bát, phải trả cho lão bảy mươi quan tiền. Định Dật sư thái của phải Hằng Sơn nổi nóng đập bể của lão hai cái bát, hai chiếc muỗng phải đền cho lão mười bốn quan tiền. Hà Tam Thất đến nơi nào là nơi đó có tiếng gõ lốc cốc của hai thanh tre.

Tiếu ngạo giang hồ còn một nhân vật tiếp thị khá đặc biết: Hoạt bất lưu thủ Du Tấn, chuyên bán nguồn tin. Lão này võ công cao cường, tướng tá phì mỵ, chuyên đi nghe lén nguồn tin mật trong giang hồ rồi bán cho người khác để kiếm tiền. Lão ăn nói rất khiêm tốn: “Một sợi lông của các vị còn lớn hơn bắp đùi của tiểu đệ”. Nguồn tin mà ai nấy đều quan tâm là bộ Tịch tà kiếm phổ của Lâm Bình Cho lọt vào tay ai. Du Tấn đòi tám người mua trả giá nguồn tin này tám trăm lạng bạc nhưng chỉ có một người chịu đưa cho gã một trăm lạng. Cầm tiền xong, lão giả bộ ngó ra đường, la lớn: “Chao ôi, Đông Phương giáo chủ bao giờ người mới đến”. Ai nấy tranh nhau nhìn ra đường thì Du Tấn vận khinh công tột đỉnh, chạy trốn biệt. Hoá ra, lão là kẻ lừa đảo. Cho nên bọn hào sĩ giang hồ gọi lão là Du tẩm nê thu (con lươn tẩm trong dầu). Con lươn đã trơn, lại tẩm dầu còn trơn tuột hơn nữa; thật khó mà bắt được Du Tấn để lấy lại tiền. Mà có lấy được tiền thì đồng tiền ấy cũng sứt mẻ, trăm lạng chưa chắc còn được vài lạng bởi ngoại hiệu của lão là Hoạt bất lưu thủ (tiền không còn dính lại trong tay).

Cá biệt, hào sĩ giang hồ tiếp thị để tránh cho mình một nguy cơ, che giấu một bí mật. Hiệp khách hành có nhân vật Ngô Đạo Nhất võ công cao cường, sau khi ăn cắp được Huyền thiết lệnh, đã trốn về Hầu Giám tập tại phủ Khai Phong giả làm một bà già lưng gù bán bánh tiêu. Bọn Kim Đao trại nắm được tin ấy, đưa đầu lãnh Chu Mục xuống đánh Ngô Đạo Nhất. Trong lúc nguy cấp, Ngô Đạo Nhất nhét Huyền thiết lệnh vào trong chiếc bánh tiêu nóng hổi, mời kẻ đến đánh mình: “Đại gia ăn bánh ư? Một đồng một cái”. Gã hán tử giang hồ hất tay, chiếc bánh văng ra rảnh nước và được một chú bé ăn xin nhặt được. Bộ Hiệp Khách hành mở đầu với một màn tiếp thị oái oăm và bất ngờ như vậy.

Hoạt động tiếp thị được bọn hào sĩ giang hồ thực hiện đôi khi còn nhằm mục đích tìm ra kẻ thù để báo thù. Đó là chuyện được Kim Dung thuật lại trong Tố tâm kiếm tức Liên thành quyết. Địch Vân muốn tìm ra Vạn Khuê, kẻ đã giết sư muội của mình. Chàng quay về Giang Lăng, thấy bọn hào sĩ giang hồ đổ xô vào các hiệu sách tìm mua Đường thi tuyển tập đến nỗi không còn một bộ Đường thi tuyển tập nào. Biết họ mua tuyển tập này đề tìm ra câu mật ngữ chỉ đường đi tìm kho báu giá trị Liên thành và Vạn Khuê giết vợ cũng chỉ vì người vợ không chịu tiết lộ cho Vạn Khuê câu mật ngữ đó. Địch Vân nghĩ đến chuyện tiết lộ câu mật ngữ để tìm Vạn Khuê. Chàng mua vải trắng, mực tàu viết một đoạn mật ngữ: “Giang Lăng thành Nam, Tây Thiên Ninh tự, hoàng kim Phật tượng, hướng chi mô bái kiến thành chúc cáo…” (Phía Nam thành Giang Lăng, hướng Tây chùa Thiên Ninh, có pho tượng phật bằng vàng, hướng về phía đó mà thành tâm vái lạy và chúc cáo…). Rồi chàng đem tấm vải đó treo ở cổng chính chợ Giang Lăng (như ta căng biểu ngữ quảng cáo bây giờ vậy). Quả nhiên, bọn hào sĩ giang hồ hay tin, tìm đến ghi lại dòng chữ đó. Vạn Khuê cũng đến, cải trang thành một gã nông dân nhưng Địch Vân vẫn nhận ra hắn. Kiểu “tiếp thị” như vậy thật mới mẻ; rất gần với hiện tượng “báo chữ to” trong lịch sử Trung Quốc hiện đại.

Trong Ỷ thiên Đồ long ký, Kim Dung kể chuyện đệ tử thứ ba của phái Võ Đang là Dư Đại Nham theo dõi bọn diêm tiêu (bán muối) của Hải Sa bang. Mỗi gã diêm tiêu gánh một đôi thùng đựng muối trắng xoá và qua chiếc đòn gánh bằng sắt, Dư Đại Nham mới biết được bọn này có võ công cao cường. Họ gánh muối đi từ Phúc Kiến qua Triết Giang, không hề bán cho ai. Nên nhớ vào thời Nam Tống, hạt muối rất quý với người Trung Quốc và thuế muối là một trong những loại thuế cao nhất. Ban đầu, Dư Đại Nham cho rằng đây là một tập đoàn buôn muối lậu nhưng khi họ bao vây một toà miếu cũ, hốt muối ném khắp sân và ném vào toà miếu thì Dư Đại Nham hiểu rằng loại muối của họ là muối độc. Và từ màn “tiếp thị biếu không” muối độc đó, Dư Đại Nham khám phá ra bí mật Hải Sa bang đang theo dõi để đánh lấy bảo đao Đồ long.

Nhiều nhân vật của Kim Dung đã “tiếp thị” cuộc đời mình trước đường đao mũi kiếm, coi cái chết nhẹ tợ lông hồng. Họ xả thân hành hiệp cứu đời, giúp người yếu đuối, trị kẻ gian tham, lập lại “công đạo”. Cái sinh tử, tồn vong với họ chỉ là một món đồ chơi trong cuộc chơi lớn. Kiều Phong, Lệnh Hồ Xung, Hư Trúc, Hồ Phỉ, Thạch Phá Thiên, Trương Thuý Sơn, Trương Vô Kỵ, Địch Vân, Quách Tĩnh, Dương Qua… là những con người như vậy. Và họ đã nhận lại được những “món lợi” lớn lao: danh dự và phẩm giá của người anh hùng phương Đông chân chính.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Thu 18 Jul 2019, 10:23

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Hàng giả tống Vân Nam

Nhìn trên bản đồ Trung Hoa ngày nay, Vân Nam là một tỉnh phía Tây Trung Quốc, Nam giáp Việt Nam và Lào, Tây giáp Miến Điện (Myanmar). Dưới triều vua Khang Hy nhà Thanh, nhân vật đứng đầu cai trị vùng đất Vân Nam - Tứ Xuyên là Ngô Tam Quế, tước hiệu Bình Tây vương.

Nguyên khi mới chiếm được đất nước Trung Quốc rộng lớn, người Mãn Châu gồm tám bộ tộc, mỗi bộ tộc có một màu cờ gọi là Bát kỳ, thống nhất tôn tộc Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) làm lãnh tụ. Miền đất khởi nghiệp của họ chỉ gồm ba tỉnh Cát Lâm, Cáp Nhĩ Tân, Liêu Ninh (gọi là Đông tam tỉnh) với vài triệu người thì làm sao có thể cai trị được đất nước Trung Hoa với hàng trăm triệu người Hán tộc. Chính vì vậy mà thời Thuận Trị và sau này là thời Khang Hy, các hoàng đế Mãn Châu tích cực sử dụng những Hán gian, những tay sai đắc lực đã giúp người Mãn Châu tiến công vào Trung Quốc, bổ dụng họ thành những phiên vương (vua nước phên giậu) giúp nhà vua cai trị các vùng đất xa xôi (so với kinh đô Bắc Kinh). Thời Khang Hy có tam phiên: Bình Tây vương Ngô Tam Quế cai trị Vân Nam - Tứ Xuyên; Bình Nam vương Thượng Khả Hỷ cai trị Phúc Kiến; Tĩnh Nam vương Cảnh Tinh Trung cai trị Quảng Đông. Ngô Tam Quế là phiên vương lớn nhất, binh lực gần bằng binh lực hoàng đế.

Vua Khang Hy sinh năm 1654, lên ngôi năm 1662 (8 tuổi), thực sự cai trị năm 1667 (13 tuổi). Ông vua con này thực sự là một minh quân, biết nhìn xa trông rộng. Học theo phong cách cai trị của nhà Minh, Khang Hy muốn thực hiện một chế độ quân chủ trung ương tập quyền và muốn như thế thì truyện đầu tiên là phải triệt hạ tam phiên. Trong tam phiên, Khang Hy chỉ e dè có Bình Tây vương Ngô Tam Quế. Đó là những nét cơ bản trong canh bạc chính trị đầu đời Mãn Thanh trên đất Trung Quốc.

Lộc Đỉnh ký của nhà văn Kim Dung được xây dựng trên bối cảnh lịch sử thực tế đó. Khi nhà vua mới 15 tuổi, có một viên thái giám giả mạo đã lọt được vào hoàng cung ở Bắc Kinh, trở thành bạn nhỏ của nhà vua. Anh ta là Vi Tiểu Bảo, 13 tuổi, con một kỹ nữ thành Dương Châu. Vua Khang Hy có một cô em gái (trong truyện xây dựng là kết quả của mối tình thầm lén giữa một thứ phi của Thuận Trị hoàng đế với một nhân vật trong đạo Thần long ở Liêu Đông) tên là Kiến Ninh công chúa. Năm 15 tuổi, Vi Tiểu Bảo biết công chúa Kiến Ninh, bị cô tra tấn, đánh đập, hành hạ rất khổ sở.

Kiến Ninh chỉ thua Vi Tiểu Bảo một tuổi nhưng cô rất hung ác, bạo ngược. Để tự cứu mình, Vi Tiểu Bảo đã bẻ trật khớp tay, đánh đập, thậm chí lấy đèn đốt cháy da ngực công chúa.

Kim Dung xây dựng nhân vật Kiến Ninh là một người mắc chứng khổ dâm (Masochisme-perversion dans laquelle le sujet recherche le plaisir sexuel dans la douleur: trạng thái bệnh lý mà trong đó chủ thể chỉ tìm thấy được khoái lạc tình dục trong sự đau đớn thân xác). Cho nên khi Vi Tiểu Bảo đốt cháy ngực Kiến Ninh, lấy roi đánh cô thì cô lại: "miệng cười chúm chím" lại còn động viên: "Xin tướng công đánh mạnh vào" miễn là đừng gây thương tích trên mặt cho cô. Và đôi thiếu niên đó đã sớm quan hệ tình dục với nhau ngay trong hoàng cung có tiếng là thâm sâu nghiêm cẩn nhất của các triều đại quân chủ Trung Quốc! Cô công chúa 14 tuổi sống cạnh gã thái giám giả, không còn là một cô gái trong trắng nữa.

Tất nhiên vua Khang Hy không biết được điều đó. Tham vọng của nhà vua là làm sao triệt hạ được tam phiên và đặc biệt đối với Ngô Tam Quế - đại phiên vương, phải được thực hiện cho được một giải pháp chính trị an toàn. Nhà vua đánh một nước cờ theo cách các vua Trung Quốc ngày xưa: dùng nữ sắc. Khang Hy tuyên bố gả ngự muội là Kiến Ninh công chúa cho Ngô Ứng Hùng, con trai của BÌnh Tây vương Ngô Tam Quế để đôi bên kết thông gia cùng chia nhau hưởng phú quý. Nước cờ đó của vua Khang Hy thật cao cường: vừa loại được cô em gái bạo ngược ra khỏi hoàng cung, xoá lấp được điều xấu xa khỏi dư luận cung cấm; vừa đánh lạc hướng Ngô Tam Quế để củng cố binh lực Thanh triều, đủ sức đối phó nếu Ngô Tam Quế làm phản.

Vi Tiểu Bảo được nhà vua tin yêu, phong làm Tứ hôn sứ, có nhiệm vụ đưa Kiến Ninh công chúa vượt mấy chục ngàn dặm từ Bắc Kinh đến Vân Nam để gả cho Ngô Ứng Hùng. Theo pháp luật và đạo đức các triều đại quân chủ ở Trung Hoa, trinh tiết của người phụ nữ được coi là tiêu chuẩn hàng đầu, tiêu chuẩn quyết định đời sống lứa đôi. Một cô gái bình thường thất trinh đã là một trọng tội huống chi một cô công chúa vị thành niên là ngọc cành vàng, lại là dâu tương lai của một phiên vương đứng đầu các phiên vương? Vua Khang Hy, Ngô Tam Quế, Ngô Ứng Hùng và nhân dân Trung Hoa thời ấy đâu biết được truyện động trời ấy của Kiến Ninh công chúa. Chỉ có Vi Tiểu Bảo và Kiến Ninh công chúa biết chuyện. Vậy là món hàng giả Kiến Ninh công chúa, cô gái lá ngọc cành vàng được hoàng thượng và thái hậu rất cưng chiều, được tống tiễn về Vân Nam. Đoàn người đưa công chúa đi đều cho Vi Tiểu Bảo là thái giám thứ thiệt. Thế nhưng hắn chưa bao giờ "tĩnh thân" thì làm sao gọi là thái giám. Vi Tiểu Bảo là một thứ thái giám giả mạo. Cả hai thứ hàng giả mạo gặp nhau, cùng đi hết tháng này qua tháng nọ, biến hành cung của công chúa điện hạ thành chỗ ái ân đầm đìa ngay trước mũi của thiên hạ.

Nghệ thuật hài hước của Kim Dung trong văn chương đã được phát triển đến tột độ, khó tìm thấy được trong bất kỳ một tác phẩm văn học hài hước nào từ trước đến nay! Tác giả cũng chua chát nhận xét: "Con người thiếu niên vừa biết mùi nam nữ chung chạ mà nàng công chúa kiều mỵ kia lại dùng thiên binh vạn trạng để quấn quít lấy gã thì còn dứt tình sao được". Cho nên, quân sĩ tiền hô hậu ủng đi về Vân Nam thì cứ đi, riêng Đô thống, Tứ hôn sứ suốt ngày cứ nằm lì trong phòng công chúa.

Làm sao để giải quyết hậu quả không lường khi Ngô Tam Quế phát hiện ra sự thật kinh thiên động địa là Kiến Ninh công chúa không còn gái trinh? Phản ứng của chàng phò mã Ngô Ứng Hùng sẽ như thế nào nếu biết được thái giám giả Vi Tiểu Bảo đã biến vợ mình thành hàng giả?

Người Trung Quốc đã có những thứ mà Nguyễn Du từng đề cập trong Truyện Kiều: "Nước vỏ lựu, máu mào gà" nhưng cả Vi Tiểu Bảo và Kiến Ninh đều còn trẻ con, không thể biết được hai món chết người đó. Tác giả Kim Dung giải quyết một cách khác, kinh khủng hơn. Đưa Kiến Ninh tới Vân Nam, Vi Tiểu Bảo bàn với Bình Tây vương Ngô Tam Quế coi ngày tốt, giờ tốt để tổ chức lễ cưới cho vừa long trọng, vừa rạng danh Bình Tây vương lại vừa đẹp lòng Khang Hy, vừa vinh dự cho Ngô Ứng Hùng lại vừa xứng đáng với địa vị cao cả của Kiến Ninh. Vi Tiểu Bảo cứ kéo dài thời giờ ra để còn tiếp tục đêm đêm còn vào phòng Kiến Ninh nữa chứ. Bản thân Kiến Ninh thì chỉ muốn sống với Vi Tiểu Bảo và ra lệnh cho Vi Tiểu Bảo tìm mọi cách để hạ sát gã tiểu tử Ngô Ứng Hùng. Nếu Ngô Ứng Hùng mà cưới cô, cô sẽ khai ra với nhà vua huỵch toẹt mọi chuyện!

Mâu thuẫn được đẩy lên đến đỉnh điểm, có nguy cơ làm bùng nổ sớm cuộc tạo phản của Ngô Tam Quế. Thế nhưng... Vi Tiểu Bảo đến thăm Ngô Tam Quế, được họ Ngô tặng cho hai khẩu súng lục của người Nga (Kim Dung gọi là La Sát Hoả khí; người Hán thời ấy gọi là Tây dương hoả khí). Vi Tiểu Bảo đưa tặng Kiến Ninh một cây, dạy cô cách dùng súng. Trong một đêm Ngô Ứng Hùng tuần phòng chữa cháy, Kiến Ninh đã cho gọi Ứng Hùng vào phòng riêng, dùng súng uy hiếp hắn phải đứng yên rồi bắn vào bộ phận sinh dục của hắn. Cô tự xé áo mình để vu cáo cho Ngô Ứng Hùng đã muốn cưỡng bức tình dục đối với cô. Sự kiện động trời đó xảy ra khiến Ngô Tam Quế sợ vỡ mật, vừa đau đớn vì con, vừa sợ mang tiếng với dư luận hai tỉnh Vân Nam - Tứ Xuyên. Lão phải đem bạc đút lót cho bọn thân binh từ Bắc Kinh đưa công chúa tới để mọi người khỏi tâu lên Khang Hy hành vi càn rỡ, đại nghịch khi quân của Ngô Ứng Hùng. Và lão tổ chức gấp đám cưới; pháo nổ khét lẹt cả thành Côn Minh để dàn cảnh cho cuộc "trăm năm hạnh phúc" của lứa đôi Kiến Ninh - Ứng Hùng. Hơn ai hết; Ngô Tam Quế, Ngô Ứng Hùng, Kiến Ninh, Vi Tiểu Bảo đều biết đám cưới kia là hàng giả.

Luật của Trung Quốc buộc cưới xong, đôi vợ chồng mới phải hoàn hôn. Ngô Ứng Hùng và Kiến Ninh phải quay về Bắc Kinh để lạy tạ vua Khang Hy và thái hậu. Đây là một nước cờ khác của Khang Hy nhưng nhà vua không bàn cho Vi Tiểu Bảo biết; ông muốn bắt giữ Ngô Ứng Hùng làm con tin để đủ thời giờ nhờ các tu sĩ dòng Tên phương Tây chế tạo súng đại bác, đối phó với cuộc tạo phản của Ngô Tam Quế. Ngô Ứng Hùng về Bắc Kinh được phong phò mã, được cấp phủ đệ xinh đẹp. Hắn có tất cả, trừ một thứ: được chung chăn gối với Kiến Ninh. Khổ thay, chuyện ấy đã có bá tước Vi Tiểu Bảo làm thay.

Viết bộ Lộc Đỉnh ký, Kim Dung muốn viết về những món hàng giả của Trung Quốc: những con người giả mạo. Vi Tiểu Bảo là thái giám giả, công chúa Kiến Ninh là cô gái lá ngọc cành vàng giả, Ngô Ứng Hùng là phò mã giả mà Ngô Tam Quế cũng là bậc "trung thần" giả. Bản thân hoàng đế Khang Hy cũng là một vị vua nhân từ giả mạo. Mạt cưa, mướp đắng gặp nhau: Lộc Đỉnh ký quả là một siêu phẩm về sự giả mạo. Nhưng nó có một chất rất thật, rất đời mà không một tác phẩm nào có được, kể cả những tác phẩm khác của Kim Dung: mặt sau của tấm huy chương đạo đức Trung Hoa trong thế kỷ 17.

Lịch sử Thanh triều ghi rõ: năm 1677, Ngô Tam Quế nổi loạn ở khu vực Động Đình hồ, chiếm Tứ Xuyên và Vân Nam, xưng là Ngô quốc công. Tay đại Hán gian này dựng cờ, truyền hịch "Hưng Minh thảo Lỗ" (khôi phục lại nhà Minh và bài trừ rợ Mãn Châu). Nhưng chính sách cai trị nhân từ, sáng suốt của Khang Hy đã thu phục được lòng dân Trung Quốc; không có ai ủng hộ Ngô Tam Quế. Ngô Tam Quế lên làm vua ba tháng thì mất; Khang Hy chặt đầu Ứng Hùng, bình định được miền Tứ Xuyên - Vân Nam.Triều Khang Hy được coi là triều đại cực thịnh của nhà Thanh trên đất Trung Quốc.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Thu 22 Aug 2019, 10:39

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Bức giác thư giã từ thế kỷ


Cuộc tình anh với em Chỉ còn giây phút thôi Thì tình xin sáng tươi Tựa ngàn tia nắng rọi (Lời một bài hát) Lần đầu tiên, lần thứ hai, lần thứ ba… tôi cứ ngỡ đọc tác phẩm của Kim Dung là đi tìm một thế giới khác ngoài thế giới thực tại – một “thiên ngoại hữu thiên”, - để trốn vào trong đó. Tôi cứ cho rằng thế giới của tiểu thuyết võ hiệp là một thế giới viễn mộng và nó trở thành tháp ngà cho chính mình, giúp mình lãng quên thực tại.

Trong tâm phân học, Sigmund Freud đã nói cảm xúc (émotion) như một trò ảo thuật nhằm hư vô hoá hoàn cảnh, giúp cá nhân từ chối hoàn cảnh. Thí dụ như trước một con cọp dữ, tôi không làm gì được nó, vậy tôi ngất xỉu để quên nó đi, để coi nó như không có trên đời. Tôi cũng đã một thời coi chuyện đọc tác phẩm tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung là một màn ảo thuật giúp tôi hư vô hoá hoàn cảnh, giúp tôi lãng quên đời.

Thế nhưng, đến tuổi tri thiên mệnh, tôi mới nhận ra được rằng ý nghĩ đó là sai lầm. Phải, Kim Dung sáng tạo ra một thế giới mới - thế giới võ hiệp – nhưng phiêu lưu vào thế giới đó, tôi hoàn toàn không hề lãng quên đời mà ngược lại, tôi càng thấy cuộc đời hiện thực gần gũi hơn, thân thiết hơn. Đọc những tác phẩm tiểu thuyết hiện thực ngày nay, tôi bỗng cảm thấy cuộc đời xa cách quá. Ngược lại đọc tiểu thuyết của Kim Dung, tôi thấy võ lâm sao mà quen thuộc quá, quen thuộc như chính tôi đang sống, đang góp mặt trong đó. Hoá ra, có hai thứ hiện thực; một hiện thực được hư cấu bay bổng tuyệt vời rất gần gũi với từng số phận con người; một hiện thực bị bóp méo qua cái nhìn hạn hẹp và sự gia công chưa tới của nhà văn khiến nó trở thành ốc đảo, lẻ loi, hoàn toàn xa lạ với đám đông, trong đó có tôi.

Võ lâm là gì? Đó là một xã hội có những von người công chính, ngay thẳng, khao khát lập lại sự công bằng, trừ khử cái ác, kêu gọi lòng thương yêu quý trọng phẩm giá con người, làm sáng lên phẩm giá con người. Đó cũng là một xã hội mà cái ác, cái xấu còn đang ngự trị; những nguỵ quân tử đang đóng vai những người quân tử để lừa bịp thiên hạ mưu cầu hạnh phúc và quyền lực cho bản thân. Đó là một xã hội mà sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác khá rõ, nhưng đôi khi do định kiến sai lầm, người ta lẫn lộn cái thiện là cái ác, cái ác là cái thiện,làm nảy sinh sự mâu thuẫn trong chính nhận thức của từng người qua từng thời điểm khác nhau. Tất nhiên cái thiện sẽ thắng cái ác, cuộc sống sẽ vươn tới cái tốt đẹp nhưng để có được tương lai đó, người ta phải trải qua thiên ma bách chiết, trong đó có sự tự chiến thắng chính cái xấu của mình.

Võ lâm là gì? Đó là một xã hội sống để yêu thương nhau, để bày tỏ tấm lòng với nhau, để cho nhau, riêng cho nhau một đời một kiếp. Đó là một xã hội mà càng thâm nhập ta càng cảm thấy gần gũi hơn. Có một lần, tôi đứng trước hiên nhà và quan sát đoá phù dung. Buổi bình minh hoa trắng mịn màng như làn da của một em bé đẹp. Buổi trưa hoa chuyển màu hồng. Buổi chiều hoa có màu tím bầm rồi sau đó hoa tàn đi. Ai cũng bảo đời hoa phù dung ngắn ngủi, bất hạnh. Nhưng hãy nói ngược lại, bản thân đời sống ngắn ngủi bất hạnh đó vẫn đem lại cho cuộc sống một vẻ đẹp độc đáo mà ngàn hoa khác không thể mang lại được. Đặng Thế Phong chỉ sống có ngoài ba mươi tuổi, để lại cho đời ít nhất hai ca khúc bất hủ. Có người sống năm sáu chục năm tuổi, viết hàng trăm ca khúc mà vẫn nhàn nhạt lửng lơ. Có người sống đến bách niên mà chẳng để gì lại cho đời ngoài hai từ trường thọ. Ta chọn ai, người làm đẹp cho cuộc đời mà yểu mệnh hay người chẳng làm cho đời đẹp mà sống lâu? Ta chọn hai ca khúc bất hủ hay một trăm ca khúc nhàn nhạt?

Chưa bao giờ tôi nghĩ người cầm bút viết văn là người giáo dục cho đời. Hễ khi người ta dùng văn chương lên gân dạy đời thì người ta chẳng dạy được ai cả (và cũng chẳng ai muốn đọc cả). Văn chương chỉ đơn giản là một thứ trò chơi, trò vui. Ông Hàn Dũ nói “Văn dùng để chở đạo” (Văn dĩ tải đạo) là một cách nhắc nhở cho người cầm bút phải viết văn đứng đắn, có ích cho đời chứ không phải dạy đời.

Văn chương đơn giản chỉ là thứ bông hoa chưng cho đẹp. Trong quan niệm đó, tôi chỉ viết văn để cho đời giải trí, kể cả toàn bộ tập Kim Dung giữa đời tôi cũng chỉ để cho bạn đọc giải trí. Thảng hoặc, trong hàng ngàn trang sách kia, bạn bắt gặp được đôi ba cụm từ đắc ý hoặc may mắn tìm thấy vài kiến thức nho nhỏ thì tôi cũng đã lấy làm hạnh phúc lắm rồi. Tôi chỉ mong đem lại những giây phút giải trí cho bạn đọc. Một ngày đầy những lo âu, căng thẳng, buồn bã; cầm quyển sách lên đọc trăm trang, liên tưởng đến một thế giới khác, sống với một tâm trạng khác, như vậy quyển sách đã có ích cho đời. Tôi vẫn sợ mình sông thừa sống uổng. Ngay trong những giây phút đau đớn nhất của đời mình, tôi vẫn muốn làm thêm một cái gì cho đời, cho người. Cái lưng đau kinh khủng, phải chích Dectancyl vào tuỷ sống; các bác sĩ dặn bớt ngồi, phải nằm nghỉ nhiều. Nhưng tôi nằm nghỉ sao được. Tôi đóng chặt cửa phòng bệnh, viết một ngày mười hai tiếng đồng hồ. Viết cái gì? Viết Kim Dung giữa đời tôi.

Điều đáng sợ nhất đối với con người là sự cô đơn. Một số nhân vật của Kim Dung tàn tạ, chìm khuất trong nỗi cô đơn. Đó là Hà Túc Đạo, Tiểu Long Nữ, Dương Qua, Lâm Triều Anh, Vương Trùng Dương, Kiều Phong, Đinh Điển… Vốn xưa họ có một tình yêu, một người yêu nhưng rồi cuộc sống chia xa đôi lứa. Và rồi, họ mất đi một nửa của chính mình, cô đơn suốt quãng đời còn lại.

Thật hạnh phúc cho những lứa đôi được sống bên nhau: Hư Trúc và Ngân Xuyên, Lệnh Hồ Xung và Nhậm Doanh Doanh, Địch Vân và Thủy Sinh, Hồ Phỉ và Miêu Nhược Lan… Thật hạnh phúc cho những lứa đôi được chết bên nhau: Thuý Sơn và Hân Tố Tố. Tình yêu cứu vãn thế giới chứ không phải là một thứ gì khác.

Có bao giờ người nhìn thấy chân mây trắng vương vấn trên đỉnh núi kia? Nó có đấy nhưng cũng không có đấy. Nó vương trên đỉnh núi rồi sẽ bay đi, sẽ tan đi nếu có một tác động ngoại lai của gió của nắng. Người có bao giờ soi bóng trên nguồn suối giữa rừng đại ngàn? Nó có đấy, cái bóng dáng tươi đẹp kia mà cũng chẳng có đấy. Cuộc sống của con người cũng vậy, có đấy mà cũng chẳng có đấy. Nó ngắn ngủi vô cùng, hữu hạn vô cùng. Tại sao không nhìn nhau bằng một ánh mắt dịu dàng, không nói với nhau một lời đằm thắm. Ngày mai, khi giã từ cuộc sống nào ai có mang được gì theo đâu.

Triệu Mẫn thương yêu Trương Vô Kỵ. Cô đã đột ngột cầm tay Trương Vô Kỵ cắn một cái, hy vọng dấu răng sẽ gây thành vết thương, vết thương sẽ mãi mãi còn trên da thịt để một ngày mai, lỡ có xa nhau, Vô Kỵ nhìn thấy dấu vết trên tay mình là vẫn nhớ đến Triệu Mẫn. Sự tỏ tình của cô gái Mông Cổ quả thật độc đáo, đầy sáng tạo, rất phàm tục nhưng cũng rất thi vị. Từ đó suy ra, ai gây cho ta một chấn thương tâm hồn hay thể xác, ta sẽ nhớ mãi người ấy suốt đời. Vâng suốt đời, hỡi cỏ thơm của đời tôi.

Bồng Sơn là một thị trấn nhỏ của tỉnh Bình Định, nằm trên Quốc lộ 1A. Từ đây, nhìn về phía Tây là núi An Lão, chìm trong mây mù, sương phủ. Tôi qua Bồng Sơn một chiều mùa đông lặnh căm căm, trong căn phòng trọ uống ly rượu chát đỏ và nghĩ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ. Và tôi làm thơ: Gần cuối năm 49 Rằng:

Nguyên tiêu, trăng đã sáng trên đồi
Chờ với nhé, người ơi chờ ta nhé
Như thuở ấy đôi lòng còn rất trẻ
Nhìn hoàng hôn mà cứ ngỡ bình minh
Khi heo may phong kín cuộc hành trình
Ta ghé lại bên đời phơi chiếc áo
Và chợt thấy một ngàn hoa thạch thảo
Nở một lần để tàn lụi một ngày
Biển ở bên kia, sóng vỗ bên này
Bởi trái đất vẫn xoay cơn mộng mị
Ta gọi lại cuối nóc lòng thế kỉ
Mà trọn đời không thấy một âm vang
Con ngựa già lên đỉnh dốc lầm than
Gặm cọng cỏ thơm mùa xuân bát ngát
Để đủ sức mà cât cao tiếng hát
Rằng: chờ ta về hỡi Nguyên tiêu
Trời xa xanh lồng lộng bóng mây chiều
Ai bay được như ánh hồng Trang Tử

Sau bài thơ là những chuỗi ngày tháng u buồn. Trong nỗi cô đơn tuyệt vời, tôi tìm đến với tác phẩm Kim Dung nhiều hơn, chia sẻ với các nhân vật, các số phận trong tác phẩm của ông sâu sắc hơn. Rồi sẽ có một ngày, tôi như cánh chim bay khỏi bầu trời này. Thế kỉ đang ở trong chiều tàn, trong hoàng hôn, trong chạng vạng tối. Người ta cho rằng nói đến cái chết là bi quan, tiêu cực. Không phải vậy đâu. Tôi nghĩ rằng ai dám nhìn vào số phận con người, số phận của chính mình, làm hết trách nhiệm của một con người với cuộc sống rồi thu xếp hành trang, chờ đến lúc cánh cửa hư vô mở ra, lên đường trở về với hư vô là người can đảm. Trương Thuý Sơn, Hân Tố Tố, Huyền Nhạn, Huyền Khổ, Kiều Phong, A Tử đã lên đường. họ ung dung ra đi như đã tình cờ đến với cuộc đời này, mến trải đủ bao nhiêu buồn vui sướng khổ. Sinh, Lão, Bệnh, Tử là một vòng tuần hoàn đương nhiên mà loài người phải kinh qua, nào có chi để đáng ta phê phán tích cực hay tiêu cực, bi quan hay lạc quan. Thế kỉ này đang tung nắng ban chiều Cho lòng người bâng khuâng nhớ nhau Trước cửa trăm năm rất mơ hồ Còn một ngày vui bao nỗi vui. Có một chiều, tôi trở về căn nhà lạnh giá, bên ngoài mưa rơi. Loài người đâu rồi? Sao tôi ở lại một mình giữa gối chăn lạc lõng? Tôi đi tìm sự cứu rỗi, sao chỉ gặp nỗi cô đơn? Cuộc tình anh với em Chỉ còn giây phút thôi Thì tình xin sáng tươi Tựa ngàn tia nắng rọi. Tôi không không có ngàn tia nắng. Tôi chỉ mong có một tia nắng rọi. Cuối thế kỉ rồi, đêm tối đang đến để ngày mai có một bình minh khác lên. Tôi mơ một tiếng hát, một cung đàn hoà bình trung chính như khúc Tiếu ngạo giang hồ vang lên trong cuộc sống. Ngày mai, thế kỉ 21 sẽ tới, thiên niên kỉ thứ ba của loài người sẽ tới. Tôi đứng ở chiều vàng cuối thế kỉ, nhìn lên đỉnh thiên thu và tự hỏi tôi là ai, từ đâu tới, ngày mai sẽ về nơi đâu.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Mon 26 Aug 2019, 10:07

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Hành trình qua thống khổ


Mỗi người đều có một đời sống riêng, đi trên một con đường. Nếu đời sống là một cuộc hành trình thì mỗi cuộc hành trình đều có bản sắc của nó, không ai giống ai, không kinh nghiệm nào trùng lắp kinh nghiệm nào.

Khi xây dựng những nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết của mình, Kim Dung đã khắc hoạ cuộc hành trình riêng của từng nhân vật. Hồ Phỉ (Tuyết Sơn phi hồ), Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ), Dương Qua (Thần điêu hiệp lữ) Trương Vô Kỵ (Ỷ thiên Đồ long ký), Kiều Phong (Thiên Long bát bộ), Thạch Phá Thiên (Hiệp khách hành)… không nhân vật nào giống nhân vật nào. Thế nhưng, qua những kiếp người đặc thù ấy, người đọc lại nhận ra một mẫu số chung: mỗi nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Kim Dung đều có chỗ giống nhau bởi họ đã hành trình qua thống khổ, đã từng đi qua những con đường đau khổ.

Hồ Phỉ mới được sinh ra 3 ngày thì cha mẹ chết hết, may mắn nhờ một gã tiểu nhị trong quán cơm bồng chạy trốn kẻ muốn giết hại. Chàng trai côi cút lớn lên, học được đường Hồ gia đao pháp của cha truyền lại, cưỡi con ngựa đi từ Sơn Đông vào Trung Nguyên tìm kẻ thù giết cha. Oái oăm làm sao, khi tìm ra kẻ cần tìm thì Hồ Phỉ mới hiểu được người ấy không phải là kẻ đã giết cha mình. Lưỡi đao đưa lên, lấp lánh dưới bóng trăng lạnh nhưng Hồ Phỉ không nỡ xuống tay. Tư tưởng của Hồ Phỉ có sự đấu tranh mãnh liệt; lưỡi đao cứ lơ lửng như vậy. Vì vậy, tác phẩm còn có một cái tên rất ấn tượng: Lãnh nguyệt bảo đao.

Lệnh Hồ Xung lại là một trường hợp khác. Hắn là một cô nhi, được đưa về Hoa Sơn, trở thành đại đệ tử của Nhạc Bất Quần. Hắn tôn Nhạc Bất Quần như cha, Ninh Trung Tắc như mẹ và coi Nhạc Linh San như cô em gái thân yêu. Lớn lên, hắn yêu Nhạc Linh San và càng thêm kinh trọng sư phụ, sư mẫu. Thế nhưng, Nhạc Linh San đã phụ tình hắn, chạy theo gã tốt mã nhà giàu Lâm Bình Chi; sư phụ hắn lại vu cáo hắn ăn cáp Tịch tà kiếm phổ của họ Lâm, đuổi hắn ra khỏi sư môn, lại rao khắp võ lâm nhờ mọi người tru diệt hắn. Trời đất bao la mà hắn không tìm ra một chỗ để nương thân. Nỗi đau thương trong suốt cuộc hành trình làm người của hắn đạt đến độ cùng cực của kiếp người. Nếu không có tình yêu vĩ đại của thánh cô Nhậm Doanh Doanh, chắc hắn đã chết đi tầm thường và bình thường như cây như cỏ. Cuối cùng, hắn rủ bỏ tất cả để được cùng Doanh Doanh song tấu khúc Tiếu ngạo giang hồ, sống ung dung tự tại để được làm con người tự do.

Trương Vô Kỵ lại đi qua một con đường thống khổ khác. Mới 10 tuổi, hắn đã phải chứng kiến một cảnh cực kỳ đau đớn: cả cha mẹ đều tự tử trên núi Võ Đang. Bản thân hắn bị trúng một chưởng âm hàn, tưởng đã chết nếu không được thần y Hồ Thanh Ngưu chữa trị. Rồi hắn làm một cuộc phiêu lưu vạn dặm lên tận Quang Minh Đỉnh trên dãy Thiên Sơn, trở thành giáo chủ Minh giáo Trung Quốc. Lòng hắn trong sáng như gương; hành vi hắn anh hùng hơn bất cứ một anh hùng nào nhưng hắn vẫn bị đời nguyền rủa là dâm tặc, ác nhân, tà ma ngoại đạo. Hắn dành cả đời mình cho sự nghiệp chống quân Mông Cổ xâm lăng, giành lại đất nước cho Hán tộc. Nhưng rồi hắn đau đớn khám phá ra sự bất trung, bất nghĩa của Chu Nguyên Chương, một thuộc hạ cùng hắn mưu đồ sự nghiệp lớn. Hắn lặng lẽ rời hàng ngũ khởi nghĩa, dắt tay Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ, cô quận chúa Mông Cổ xinh đẹp, ra đi. Cuối cùng, hắn làm một công việc thú vị và rất đàn ông: kẻ lông mày cho người tình Mẫn Mẫn Đặc Mục Nhĩ.

Nhưng bi kịch nhất trong những số phận bi kịch phải nói đến Kiều Phong (Thiên Long bát bộ). Kiều Phong tên thật là Tiêu Phong, người Khất Đan; cha mẹ bị người Hán giết hại ngoài Nhạn Môn Quan. Ấy vậy mà Kiều Phong được người Hán đưa về nuôi dưỡng, Hán hoá, đổi lại họ Kiều, đưa lên làm Bang chủ Cái bang Trung Quốc, nhận sứ mệnh chiến đấu chống lại người Khất Đan. Niềm đau đớn của Kiều Phong là khi ông bị thuộc hạ tố cáo là quân Khất Đan mọi rợ và nhận ra mình chính là người Khất Đan. Hoá ra, ông đã từng đánh giết và chủ trương đánh giết những người cùng dân tộc với mình. Niềm đau thứ hai là ông đã xuống tay giết lầm người tình Đoàn A Châu, người đã nguyện cùng công về bên kia Nhạn Môn Quan săn chồn đuổi thỏ. Cơ duyên lạ lùng đã đưa ông về Khất Đan (Liêu quốc), được phong làm Nam viện đại vương, thống lĩnh binh quyền nước Liêu, đóng tại Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay). Vua Liêu ra lệnh cho ông đánh Trung Quốc; nghĩ đến trăm họ lầm than, triệu dân đau khổ, Tiêu Phong (tức Kiều Phong) đã chống lệnh hành quân. Vua Liêu xem ông là kẻ phản nghịch. Ở Trung Quốc, ông là tên chó Liêu mọi rợ. Về nước Liêu, ông là kẻ phản vua, phạm thượng. Hành trình thống khổ của Tiêu Phong đã đạt đến đỉnh điểm, cần đến sự giải thoát phi tự nhiên. Ông phải sử dụng đến cái tự do cuối cùng của kiếp người để tự xử lấy mình trước Nhạn Môn Quan.

Kim Dung đã để cho những nhân vật trung tâm của mình kinh qua những đau đớn về thể chất và tinh thần của kiếp người. Gần như ông muốn chứng minh một định đề cơ bản của Phật giáo: đời là bể khổ. Có những nhân vật kết thúc hành trình thống khổ bằng cách tự xử lấy cuộc đời mình như Kiều Phong, Trương Thúy Sơn. Kim Dung viết đến những đoạn mà các nhân vật của ông tự chọn lấy cái chết khiến người đọc đau đớn, bùi ngùi, khóc ngay trên trang tiểu thuyết. Tôi cho rằng một thứ văn chương như vậy là sòng phẳng và công bằng.

Tiểu thuyết của Kim Dung nói đến cuộc sống, tình yêu, sự thống khổ và cái chết đều đáng để người ta quan tâm đọc và suy ngẫm. Kim Dung đã vượt qua chủ nghĩa công thức sơ lược khi xử lý kết thúc tác phẩm mà hàng trăm nhà văn Minh – Thanh đã thực hiện. Tôi nhận ra ở tiểu thuyết Kim Dung tính chất nhân bản, nhân văn rất gần gũi với cuộc sống của mỗi kiếp người. Một điều cần nhớ là Kim Dung xuất thân từ một gia đình quan lại ở Hải Ninh, Triết Giang. Tổ phụ ông từng làm quan triều Thanh; họ Tra của ông có nhiều nhân vật được ghi tên trong lịch sử Trung Quốc. Thế nhưng, văn chương của ông dành rất nhiều tình thương cho người nghèo, người cùng khổ; các nhân vật trung tâm thường là trẻ mồ côi, bơ vơ lưu lạc, có kẻ đi ăn xin. Cái đó là gì nếu không phải là tình thương yêu, quý trọng phẩm giá con người? Tôi nói văn chương Kim Dung là thứ văn chương đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm là vậy.

Về Đầu Trang Go down
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13Wed 28 Aug 2019, 08:00

KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI
Vũ Đức Sao Biển

(tiếp theo)

Đêm phương Nam đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký


Tôi đang ở trong phòng 301, nhà khách Đoàn T.30 của Quân khu 9.

Tháng 11, đêm Cần Thơ mưa nặng hạt. Qua cửa kính, tôi có thể nhìn thấy màn mưa trắng xóa trên rạch Cái Khế, những ánh điện vàng vọt hắt xuống từ những khung cửa của các ngôi nhà ven bờ rạch bên kia. Mưa rơi thường gọi nhớ cho lòng người. Đây là một đêm phương Nam như bao đêm phương Nam khác, nhưng trời mưa khiến lòng thao thức, không ngủ được.

Không ngủ được vốn là thuộc tính của tôi. Lòng tôi như một sợi dây đàn, chỉ cần một cơn gió nhẹ thổi qua là có thể rung lên thành tiếng; huống chi cuộc sống đầy những ba động, sướng khổ, vui buồn. Bức thư kêu oan của một bà mẹ trong một xã vùng sâu huyện Châu Thành A, kể chuyện cô con gái 16 tuổi của mình bị hiếp dâm mà vụ án vẫn không bị khởi tố, bị can vẫn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm lòng tôi đau nhói. Cô gái đã kể lại cho tôi nghe những giây phút kinh hoàng, đau đớn nhất đời cô. Kẻ gây án là một người có chức quyền, thuộc một tập thể sắp được lãnh huân chương. Trorng trường hợp này, danh dự của tập thể quan trọng hơn phẩm giá một người phụ nữ. Người ta đã mời cô đến, đưa một triệu đồng hỗ trợ, đưa cho mẹ cô ba triệu đồng gọi là giúp vốn về quê làm ăn. Khi cô đi khỏi miền đất tai họa của đời mình, có kẻ tự xưng là “nhà báo” viết một bài khá dài, ca ngợi kẻ hiếp dâm cô là một cán bộ năng nổ đầy tinh thần trách nhiệm; lên án cô là một thứ gái chuyên trộm cắp, đã được cho tiền mà còn lật lọng tố cáo vu vơ. Lẽ phải đã bị xâm phạm thô bạo, sự thật đã bị bẻ cong. Tôi có đủ cơ sở để chứng minh cô gái bị hiếp dâm và chứng minh kẻ có chức quyền kia đã phạm tội hiếp dâm. Nhưng tôi viết lên thì ai sẽ nghe tôi và liệu tiếng nói của tôi có đủ sức lay động tấm lòng của những người là công tác tố tụng để bắt giữ, điều tra, truy tố và xét xử kẻ phạm tội ấy? Tôi cảm thấy nhục nhã vì chưa làm hết chức năng của một nhà báo đối với bạn đọc, với một bà mẹ nghèo và một cô gái bất hạnh đã tin tưởng gởi đơn kêu cứu đến cho tôi. Tôi cảm thấy nhục nhã bởi giữa cuộc sống mình bạch mà còn có “nhà báo” vô lương tâm, tự nguyện làm một thứ bồi bút cho đồng tiền để quay lại phóng uế vào sự thật. Tôi cảm thấy nhục nhã khi nhiều bạn đồng nghiệp ngay thẳng của tôi và cả tôi cùng đánh đồng với một thứ “nhà báo” như vậy. Thôi thì tôi trở lại với tư thế của nhà văn, đọc một cái gì đó mà mình yêu thích và viết một cái gì đó mà mình cần viết.

Có lẽ trong suốt bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký, không có âm thanh nào ám ảnh tôi như tiếng gầm rú của Tạ Tốn. Kim Dung gọi đó là thần công Sư tử hống - tiếng gầm của sư tử. Tiếng gầm ấy là một vũ khí lợi hại; nó vang rền, kéo dài đập vào mang nhĩ của người nghe. Kẻ nào công lực yếu sẽ bị tiếng gầm làm cho hôn mê và chết luôn; kẻ có công lực khá hơn thì không chết nhưng mất hết trí nhớ, trở thành cuồng loạn. Trong toàn bộ tác phẩm, Tạ Tốn chỉ gầm lên một lần trên đảo Vương Bàn Sơn. Tiếng gầm của lão đã giết chết quần hùng; chỉ còn hai người sống sót nhưng cuồng loạn là Tưởng Đào và Cao Tắc Thành phái Côn Lôn; hai người sống sót trọn vẹn nhưng bị lão bắt đi làm “tù binh” là Trương Thuý Sơn phái Võ Đang và Hân Tố Tố của Bạch mi giáo. Tại sao Trương Thuý Sơn và Hân Tố Tố sống? Ấy là vì tác giả không muốn một thư sinh tài hoa, có nghệ thuật thư pháp tuyệt vời và một cô gái trong trắng, tươi đẹp, thông minh phải chết. Cái tài hoa, cái đẹp của họ là vốn quý của cuộc sống. Nhưng vốn quý ấy đồng thời cũng là mầm của tai họa, của đau đớn, của lầm than. Kim Dung gọi họ là một đôi người ngọc (ngọc nhân). Đôi người ngọc ấy phải sống, phải lưu lạc lên Băng Hỏa đảo, phải kết đôi với nhau, rồi phải trở lại Trung Nguyên để gánh chịu sự đau đớn của cái nhìn phân biệt chính tà, phải chết đi trên núi Võ Đang để giữ bí mật cho bảo đao Đồ long. Nghĩa là họ phải trả giá cho chính tài hoa và nhan sắc mà trời ban cho họ. Tiếng rú của Tạ Tốn bao hàm đủ cả đau thương, uất hận. Một con người văn nhã, có kiến thức văn học uyên bác, có tài biện luận trôi chảy mà vợ con lại bị chính gã “sư phụ” mất dạy là Thành Khôn giết chết. Tạ Tốn coi người thầy của mình là cừu nhân, mà oái oăm thay, gã cừu nhân ấy lại có vai trò lớn hơn cả người cha (trong chế độ quân chủ theo Nho giáo). Tạ Tốn đi tìm cừu nhân, lại đánh chết một vị thần tăng mà lão thường kính trọng. Cũng như Chí Phèo của Nam Cao, Tạ Tốn của Kim Dung mong muốn được làm một con người lương thiện nhưng con đường trở về với bến lương thiện của lão đã bị chặt đứt bởi sự phân biệt ân oán, chính tà, thiện ác. Tôi cho rằng Tạ Tốn cất tiếng rú là một cách phát tiết tâm tình. Tạ Tốn rú cũng như Bạch Cư Dị làm thơ, cũng như cô kỹ nữ trên bến Tầm Dương cất tiếng hát. Tất cả chỉ là sự phát tiết.

Hân Ly, em cô cậu của Trương Vộ Kỵ, lại thương yêu Trương Vô Kỵ. Trong quan điểm của hôn nhân gia đình Trung Hoa ngày xưa, anh chị em cô cậu ruột, anh chị em bạn dì ruột được phép lấy nhau. Ở đây, người ta bỏ qua mối dây quan hệ huyết thống, chỉ chú trọng đến yếu tố bàng hệ. Vâng, Hân Ly thương yêu Trương Vô Kỵ. Nhưng khác với những thiếu nữ xuân thì, cô không muốn giữ lại tấm nhan sắc xinh đẹp của mình. Cô luyện một môn võ công độc ác với ước mong môn này sẽ giúp cô trả thù lớn cho mẹ mình. Cô dùng đôi tay hút hết chất độc của những con nhện độc vào thân thể mình và cô biết khi luyện đến một ngàn con nhện độc, chất độc sẽ tích tụ trong cơ thể, dung mạo biến đổi trở nên xấu xí vô cùng. Môn võ công của cô được gọi là Thiên châu vạn độc thủ. Châu đây là con nhện. Đời cô chuyên chơi với những con nhện nên Kim Dung còn gọi cô là Châu Nhi (bé Nhện). Chất độc của nhện đã làm cho khuôn mặt cô ngày càng xấu đi; chỉ còn nụ cười với hàm răng trắng là vẫn rực rỡ. Về sau, cô bị rạch bốn nhát kiếm vào mặt; chất độc chảy ra khiến da thịt trắng trẻo lại. Nhưng một thiếu nữ bị bốn vết kiếm trên mặt thì dù trắng trẻo đến đâu cũng không thể gọi là cô gái đẹp được. Cái hạnh phúc muốn được làm duyên làm dáng trước tình quân muôn đời cô không thực hiện được.

Ỷ thiên Đồ long ký có một cái bóng thấp thoáng rất lạ. Đó là Thành Khôn, gã sư phụ mất dạy của Tạ Tốn. Gần như Thành Khôn gây nên các oán thù, xung đột trong tác phẩm nhưng người đọc không thấy rõ ràng chân tướng lão qua tác phẩm đồ sộ này. Đầu tiên, khi Trương Vô Kỵ cứu các cao thủ Minh giáo trong Tổng đàn trên Quang Minh Đính, đã giao đấu với lão, biết lão chính là kẻ cừu nhân của nghĩa phụ Tạ Tốn, đã trốn vào phái Thiếu Lâm dưới pháp danh Viên Chân nhưng chàng chỉ nghe được tiếng nói và tiếp xúc với hai bàn tay lão xuyên qua cái bao vải. Mọi người tưởng lão chết trong đám loạn quân nhưng khi kiểm tra lại các xác chết thì lão đã trốn mất. Rồi khi Trương Vô Kỵ cùng Tiểu Siêu đi vào đường hầm bí mật dưới Quang Minh Đính, bị Thành Khôn lấp tảng đá để bít kín miệng hầm, Vô Kỵ vẫn không thấy được mặt lão. Lần cuối cùng, khi âm mưu bại lộ, lão mới xuất hiện và giao đấu với Tạ Tốn tại hậu sơn chùa Thiếu Lâm. Tạ Tốn bị mù, bị lão đánh cho tả tơi. Thế nhưng, Tạ Tốn đã cố ôm lão cùng rơi xuống hầm giam tối đen. Ở đấy, người mắt sáng cũng như kẻ đui mù. Tạ Tốn cuối cùng cũng trả được mối đại thù: đâm mù hai mắt Thành Khôn, phế hết võ công của lão. Kể cả lần cuối cùng này, Thành Khôn cũng xuất hiện dưới lớp hóa trang làm cho cả quần hùng không ai nhận ra. Chỉ có Tạ Tốn, nhờ bị mù mà nhận được tiếng nói. Rốt cuộc, chẳng ai thấy rõ Thành Khôn ra làm sao.

Có lẽ bạn đọc ngạc nhiên, tự hỏi tại sao tôi đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký mà chỉ điểm có ba nhân vật Tạ Tốn, Hân Ly, Thành Khôn; ba nhân vật phụ. Vâng, giữa đêm Cần Thơ mưa rơi tầm tã, đêm phương Nam lặng lẽ, tôi cứ suy nghĩ mải về Tốn, Ly và Khôn. Bạn để ý ba cái tên ấy chứ? Đó là ba quẻ trong tám quẻ của kinh Dịch: Càn Khảm, Chấn, Tốn, Cấn, Ly, Khôn, Đoài. Vâng, Ỷ thiên Đồ long ký lấy ba quẻ đặt tên nhân vật. Ở một tác phẩm khác, Kim Dung lại sử dụng hai quẻ Càn và Cấn để đặt tên cho hai nhân vật phụ là Công Dã Càn và Hoa Hách Cấn. Kim Dung có ngụ ý gì khi đưa các quẻ của kinh Dịch đặt tên cho nhân vật mình? Tôi cứ suy nghĩ mãi điều đó nhưng chưa tìm ra được chìa khóa giải mã. Cho nên, giữa đêm mưa phương Nam, tôi cứ đọc lại Ỷ thiên Đồ long ký và đi tìm. Còn các bạn, các bạn đã tìm ra chưa?

Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN   KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN - Page 11 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
KIM DUNG GIỮA ĐỜI TÔI - VŨ ĐỨC SAO BIỂN
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Đêm Trên Cành Nhớ - Thơ Việt Đường, nhạc Cao Ngọc Dung
» Chân dung Hồ Xuân Hương
» Tha La Xóm Đạo - Phương Dung
» Chân dung những người nổi tiếng
» Hoàng Dung - Quách Tỉnh
Trang 11 trong tổng số 19 trangChuyển đến trang : Previous  1 ... 7 ... 10, 11, 12 ... 15 ... 19  Next

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-