Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Hai Chị Em Lưu Lạc

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:03

Hai Chị Em Lưu Lạc INomzQ6bSCqL1jFcPtFNvkcCsuHSe-z4LCsJbIatoIP3hvb223WmuBhj6mlllV6SAyHbMenTTbU3-E1pWnbX6je3-1J2BtrWLBDC9lvBgyE4ZoRIcU6mEIQ0xf7EjZm6EtPY7puieBTsU5wKWRqsNBTaFOvWnXeeyrJ9719iJHen1Nhc6qLEZ-ABD2j-Czew8P7v2SBX1u9a3xUnSLYuJBqXqT3lMgNBQMCS5lv2tbJMpu8piVrt_SDwDYLmvNSKBLANIW4ppE085XEc3--zAoNVnNcA9DS5FFYPKG54HP9L0l7C9uPs3DiDBwJfBGz7xQLm-VMPSQCpMm5mzaeb41kGzc27s-4mRqRvAgGyeRODZpIyUdhJtS6Q4_GDcPE4lQYwyrnohYVoqylyyha55xdq_wE9jYMFBFcIHG0MKN5Xw0RK6qm4hWkUHqxhDE8o9L0bN0YQf7uCBklkb3hBvTeoBmuW0zrr5Cc5f1m5Axnu5Pw7DiftNrklVWXpKy_9wXfXkokY5n4h_g-ZvHeysLSCTIpuPgMH60NDL-pzBOiUFH45NRFoK2ikowmaOJ5Ra4no=w450-h635-no

Chương 1

Cách đây gần 30 năm, nước Việt Nam ta bị một trận lụt lớn tàn phá nhiều miền, nhất là ở miền Trung bị thiệt hại nặng nề hơn cả. Mưa luôn đêm ngày như trút, nước biển dâng lên, nước nguồn đổ về mênh mông như mặt biển rộng lớn. Nhà cửa bị sập, bị trôi không kể xiết. Nhiều nhà bị giòng nước cuốn đi, trôi bềnh bồng từ từ ra biển. Người trên nhà trèo lên nóc, kêu cứu, khóc la vang trời, nhưng không ai dám ra cứu, vì nước chảy mạnh quá…

Sau trận lụt kinh khủng ấy, tiếp đến nạn đói. Gạo thóc, của cải bị trôi, nhiều người phải lên rừng đào củ nâu, củ chuối để ăn. Cũng vì ăn uống thất thường như thế, nhiều người bị bệnh tả mà chết. Nạn đói càng ngày càng trầm trọng. Nhà cầm quyền cũng hết lòng giúp đỡ, nhưng chẳng khác gì hạt cát bỏ biển, có thấm vào đâu! Nhiều người bỏ làng, kéo nhau đi đây đó xin ăn, kiếm việc làm.

Hồi ấy ở Hội An (Quảng Nam) có ông bà Đặng Trung Chánh, là người khá giả. Ông bà có vài mẫu ruộng vườn; quanh năm cày cấy trồng trọt, hoa lợi thu vào cũng dư ăn. Nhưng điều đặc biệt là cả hai ông bà rất có lòng thương người nghèo khó, túng thiếu. Những người trong làng, rủi bị đau ốm, thế nào bà Chánh cũng tới thăm, đem cho các thứ cần dùng. Ông Chánh lo việc làng, đem hết tài lực để giúp đỡ mọi người, không hề thâm lạm một chút của công. Bởi đó, mọi người trong làng, ai cũng mến phục ông bà. Đối với người làng đã thế, mà đối với người ăn người ở trong nhà, ông bà lại càng thương giúp hơn. Ông bà sinh được hai đứa con : cô gái đầu lên mười tuổi, tên là Gương, cậu con trai tên là Lành, lên tám. Thỉnh thoảng bà Chánh lại nhắc nhở hai con:

- Các con hãy ghi vào lòng : ba má đặt tên hai con là Gương Lành, là ba má ước ao, chớ gì suốt đời các con dù giàu có hay nghèo cực, lúc nào các con cũng ăn ở nêu gương lành cho mọi người.

Thật “cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Em Gương em Lành cũng giống tính nết cha mẹ. Cả hai đứa học hành rất chăm chỉ, đối với bạn bè không bao giờ hai em tỏ vẻ kiêu căng. Thấy bạn bè thiếu sách vở giấy bút, các em lại xin cha mẹ cho tiền để giúp đỡ. Bởi thế, bạn bè rất quí mến Gương, Lành.

Sau trận lụt, gia đình ông Chánh trở nên tay trắng như mọi người. Thấy nạn đói còn kéo dài, vì trâu bò, cuốc cày không còn để làm mùa, ông Chánh đứng lên bàn với người làng, đem nhau vào Sông Lũy làm ăn một thời gian. Sông Lũy ở giữa Phan Thiết và Nha Trang, là một miền cao nguyên, đất tốt, người ta sống về nghề trồng bông vải. Lúc này, hàng vải nhập cảng không có, nên bông vải sản xuất trong nước bán rất được giá. Người không có đất trồng thì đi hái bông, hay cán bông thuê, mỗi ngày tiền công cũng được đủ ăn. Một số người làng tán thành ý kiến của ông Chánh. Họ bàn nhau bán đồ vật còn lại, cho thuê ruộng vườn, gói ghém các thứ cần dùng, rồi xuống Đà nẵng, thuê ghe bầu đi vào Phan Thiết. Bàn bạc xong xuôi, ai nấy cấp tốc dọn dẹp để ra đi…

Cô Gương thấy cha mẹ bán đồ đạc, sắp sửa bỏ làng đi đến một nơi xa lạ, cô buồn lắm. Cô ứa nước mắt khi phải xa mái trường thân yêu, xa các bạn bè tử tế. Rồi đây, nơi cha cô sắp tới ở, biết có trường học, có bạn bè tốt như ở làng không? Em Lành thì không như chị. Em chưa hiểu gì lắm, vả lại bản tính con trai, nhiều khi cũng thích những cái mới lạ. Em hỏi cha:

- Ba ơi, mình đi mấy bữa thì về làng lại, ba?

Bà Chánh bật cười bảo con:

- Khi nào con cao bằng ba thì về làng lại!

Lành ngước mắt nhìn chiều cao của cha, tiu nghỉu:

- Ba cao gấp mấy con, biết khi nào con lớn bằng ba được!

Mọi việc sắp đặt xong xuôi, ngờ đâu rạng ngày đã định lên đường, thì đêm hôm đó, bà Chánh bị bệnh tả! Bà nhiễm bệnh nan y nầy, một phần vì bà đã tận tình giúp đỡ những người mắc bệnh ấy, mà một phần cũng vì bà đã nhường phần cơm cháo cho chồng, cho con, bà chỉ ăn rau, ăn củ chuối, nên mất hẳn sức. Những người chung quanh nghe tin bà Chánh bị bệnh bất ưng, vội vàng chạy đến, kẻ đem thuốc này, người đem thuốc kia, nhưng vô hiệu, bệnh bà mỗi lúc một nặng thêm, cho đến sáng, thì bà Chánh mất! Cha con ông Chánh phục xuống bên xác bà, khóc như mưa như gió, không ai khuyên giải được. Chôn cất bà xong, ông Chánh như người mất hồn, đứng ngồi thơ thẩn. Em Gương em Lành cũng thế, nhớ lại hai ngày trước đây, mẹ con đang còn giúp nhau dọn dẹp đồ đoàn, nhà cửa, mà bây giờ mẹ đã ra người thiên cổ, nằm quạnh quẽ một mình giữa cánh đồng. Cả hai đứng nhìn ra mả mẹ khóc ròng rã…

Cha con ông Chánh đã vậy, mà những người sắp sửa ra đi theo ông cũng lây phải chuyện buồn. Đồ đạc, gồng gánh sẵn sàng cả rồi, nay ông Chánh bị cảnh tang chế đau đớn, không tính chuyện đi nữa, họ đâm ra lúng túng. Ở lại thì đồ đạc bán tháo hết rồi, làm sao mà sắm sửa lại được. Ra đi thì ai sẽ cầm đầu, dẫn dắt? Tình thế không thể ngồi yên được, họ kéo nhau đến nhà ông Chánh, giãi bày trước sau, yêu cầu ông dẹp chuyện buồn để hướng dẫn anh em ra đi. Ông Chánh như người chợt tỉnh, thấy mình có bổn phận phải chu toàn, ông liền hẹn mọi người, sáng mai sẽ lên đường đi Đà Nẵng. Chiều hôm ấy, ông dắt hai con ra viếng mộ bà Chánh lần sau hết. Cô Gương quỳ phục xuống ôm lấy mả mẹ khóc dầm dề. Sáng hôm sau cha con ông Chánh cùng 11 gia đình lân cận, khăn gói lên đường. Họ thuê xe ngựa đi Đà Nẵng. Đến Đà Nẵng, ông Chánh cùng với mấy người đàn ông đi hỏi thăm chuyến ghe. Rất may, họ gặp được một chiếc ghe bầu sắp sửa vào Phan Thiết cất hàng ra Đà Nẵng. Giá cả xong xuôi, chủ ghe hẹn sáng mai sẽ nhổ neo ra khơi. Mọi người vui mừng trở về tìm chỗ cho gia đình tạm trú một đêm, đoạn họ rủ nhau đi xem phố. Thành phố Đà Nẵng là trung tâm thương mãi của miền Trung, vì thuận tiện cả đường bộ, đường thủy. Tàu bè, ghe thuyền chở hàng trong Nam ra cập bến tại đây, rồi xe lửa mới chuyển hàng ra Huế, Quảng Trị, hay vào Hội An, Quảng Ngãi, Bình Định… Dưới sông, thuyền bè lớn nhỏ, lớp đi lớp đậu. Xa xa, có vài chiếc tàu lớn chuyển hàng lên bờ. Vì lòng sông cạn nên tàu lớn không cập hẳn vào bến được, phải đậu ngoài xa, có xà lúp chuyển hàng vào bờ. Những người làm nghề khuân vác đứng chực sẵn trên bến, lãnh đem hàng vào kho, hay chất hàng lên các toa xe lửa. Quang cảnh nhộn nhịp ồn ào, xe cộ chạy qua lại như mắc cửi.

Ông Chánh dẫn hai con đi phố, và luôn thể mua mấy thứ cần dùng. Gương và Lành, lần thứ nhất được đi dạo phố, nên thấy cái gì chúng nó cũng trầm trồ khen đẹp, xem không chán mắt. Đang đi, bỗng em Lành kêu thét lên.

Ông Chánh ngạc nhiên, quay lại hỏi:

- Gì thế con?

Lành chỉ tay vào một cửa hiệu Chà-và bán vải. Mấy người Chà-và đen thui đang cười để lộ hai hàm răng trắng hếu. Lành chưa hề thấy những người này, nên thất kinh. Ông Chánh mỉm cười bảo con:

- Đó là mấy ông Tây đen, chớ phải ma quỉ gì mà con sợ?

Đi qua một cửa hiệu bán bánh mì, ông Chánh bảo hai con:

- Hai con cứ thủng thẳng mà xem, để ba ghé vào đây, mua thêm vài ổ bánh mì ăn đi đường.

Lành nắm tay chị, chân bước đi, mắt nhìn xe qua lại. Nó không để ý, nên đụng phải một thanh niên ở đàng xa đi lại. Lành buột tay chị ngã ngửa đập đầu xuống đất một cái “độp” đau như trời giáng. Người thanh niên vội đỡ Lành dậy, tay xoa đầu, miệng hỏi rối rít:

- Em có đau lắm không em? Xin lỗi em, tại anh vô ý!

Lành mếu miệng, nhưng không dám khóc. Ông Chánh ở trong hiệu bánh mì đi ra trông thấy, biết là tại lỗi con mình, liền đỡ lời:

- Không sao cậu à! Bởi cháu nó mới đi phố lần thứ nhất, ham xem, nên không để ý kẻ qua người lại vấp nhằm cậu, cậu đừng chấp!

Người thanh niên thấy ông Chánh nói năng khiêm tốn, lịch sự, chàng cảm động lắm:

- Thưa bác, lỗi ở cháu nhiều hơn, vì cháu vội đi tìm anh bạn thân, nên vấp phải em, chớ em có lỗi gì đâu!

Rồi chàng hỏi ông Chánh:

- Thưa bác, thế bác ở miền nào, và bây giờ bác và hai em đi đâu?

Ông Chánh thành thật kể lại hoàn cảnh vì bị lụt lội, mất mùa, nên phải đem hai con đi vào miền trong, kiếm việc làm ăn một thời gian. Ông cũng cho chàng hay, sáng mai sẽ lên ghe đi vào Phan Thiết…

Người thanh niên ứa nước mắt xoa đầu hai em Gương, Lành:

- Tội nghiệp hai em quá! Mới chừng nầy tuổi, đã phải mồ côi mẹ, phải bỏ làng nước mà đi xa xôi!

Nói rồi, chàng móc túi lấy hai cắc bạc đưa cho hai em:

- Hai em cầm lấy để ăn quà dọc đường.

Đoạn chàng đưa cho ông Chánh hai tờ giấy bạc 5 đồng:

- Thưa bác, nhờ một việc tình cờ mà cháu được biết hoàn cảnh cơ cực của bác. Cháu xin biếu bác một chút tiền, phòng khi bác vào trong đó chưa kiếm được việc làm!

Ông Chánh cảm động ứa nước mắt nhận lấy món tiền, miệng ấp úng:

- Cám ơn cậu lắm. Cha con tôi biết lấy gì mà đền ơn cậu được?

Chàng thanh niên mỉm cười:

- Có gì đâu mà bác kể ơn kể huệ! Thôi cháu chúc bác và hai em đi đường bằng an.

Nói rồi, chàng bắt tay ông Chánh, âu yếm xoa đầu hai em bé, đoạn đi thẳng. Ông Chánh sững sờ nhìn theo người thanh niên một lúc lâu, tay mân mê hai tờ giấy bạc con công 5đ. Mười đồng bạc đối với ông lúc này thật là một gia tài nhỏ, cha con ông ăn tiêu tùng tiệm cũng được hơn một tháng!

Lành hỏi cha:

- Ai đó ba? Người nào mà tử tế vậy ba?

Ông Chánh rưng rưng nước mắt, bảo hai con:

- Ba cũng không biết cậu ấy ở đâu. Có lẽ là người trời sai đến giúp cha con ta đó các con à!

Cô Gương đưa bạc cắc cho cha:

- Ba cất cho con, con không cần mua gì cả.

Ông Chánh nhìn hai con một lúc rồi cả quyết:

- Thôi hai con lại đây, ba mua thêm cho bộ quần áo nữa, kẻo vào trong đó, có khi khó mua.

Lành vừa đi vừa ngắm nghía cắc bạc. Thỉnh thoảng, em đứng lại, ném cắc bạc xuống đất cho kêu “coong coong”, bị cha mắng:

- Lành, con chơi thế lỡ văng ra đường mất thì sao?

Cha con kéo nhau vào trong cửa hiệu bán quần áo may sẵn. Người chủ hiệu đem ra một lô quần áo để ông Chánh ướm thử cho hai đứa con. Ông Chánh chọn xong, trả giá, mua cho mỗi đứa hai cặp áo quần. Lành mặc luôn chiếc áo mới mua, còn em Gương xin cha gói lại:

- Ba gói lại cho con, con muốn để dành đến Tết mà mặc.

Cha con ông Chánh về đến chỗ trọ thì trời đã nhá nhem tối. Họ tạm trú trong căn nhà trống của sở Hỏa xa cạnh bờ sông. Tối hôm ấy, cơm nước xong người lớn ngồi bàn tính công việc làm ăn ngày mai, còn trẻ con thi nhau kể những cái chúng nó đã thấy khi đi dạo phố. Đứa nào cũng tranh nói trước, nhao nhao lên như họp chợ.

Sáng hôm sau, họ dậy thật sớm, thu vén đồ đạc đem xuống ghe, để ra khơi cho kịp nước xuống. Chủ ghe căn dặn các người lớn để ý đến con cái, đừng cho chúng giỡn chơi, chạy qua lại, làm chòng chành ghe. Đối với người lớn bắt ngồi yên thì dễ, còn đối với trẻ con, phải ngồi yên thật là một cực hình. Ông Chánh hiểu vậy, nên ông tìm cách làm vui cho chúng nó. Ông giải cho các em hiểu về biển, chỗ nào sâu nhất, chỗ nào có cá nhiều, các thứ cá ở dưới biển v.v… khiến chúng nó ngồi yên nghe say mê. Thỉnh thoảng các em lại hỏi ông Chánh những điều chúng đang thắc mắc. Mấy người lớn phục tài, phục mưu ông Chánh. Chiếc ghe từ từ ra khơi. Hôm nay tốt trời, biển lặng, sóng nhỏ, ngọn gió nam thổi nhè nhẹ, chủ ghe vui mừng bảo kéo buồm lên. Đối với người đi ghe, gặp gió thổi phía nào, họ cũng lợi dụng được hết. Buồm căng lên, gió thổi vào, ghe đi khá nhanh. Lúc đang đi trên sông, ai nấy đều dễ chịu, nhưng khi ra đến biển, có sóng gợn, người chưa quen đi biển, cảm thấy nôn nao, nhất là trẻ con, có đứa bị say sóng, bắt đầu nôn mửa. Em Gương người yếu, mệt lờ đờ, ngồi dựa đầu vào ngực cha. Còn em Lành khỏe hơn, chỉ xây xẩm một tí. Nhìn làn nước mông mênh, không thấy bờ bến, ai nấy đều rùng mình, miệng lâm râm cầu khẩn trời đất, cho được xuôi buồm thuận gió, đến nơi bằng an…
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:04

Chương 2

Chàng thanh niên đã giúp ông Chánh số tiền nhỏ là cậu Nguyễn Thành Liêm, con ông bà Nguyễn Thành Hưng, chủ hiệu Thành Hưng ở đường Bona, Saigon. Ông bà Thành Hưng có hai căn phố lầu, từng dưới để buôn bán tạp hóa, từng trên để ở. Ông bà hiếm hoi, chỉ sinh được một người con là cậu Nguyễn Thành Liêm đó mà thôi. Năm nay, cậu được 17 tuổi, và cuối niên học vừa rồi cậu đã đậu Thành chung. Thấy cậu quá lo học hành nên yếu sức, ông bà cho phép cậu đi với một người bạn cùng lớp ra Hà nội, nghỉ ngơi chơi mấy tháng hè, vì ông bà có người quen ở đó. Hai cậu đi xe lửa ra Hà nội, ngày ngày dắt nhau dạo chơi xem phong cảnh. Cả hai đều hiếu học, muốn nghe, muốn xem cho biết những cảnh đẹp, những nguồn lợi phong phú của nước nhà, nên hai cậu đã đi xem mỏ than ở Hòn gai, Đông triều và ra ngắm cảnh ở vịnh Hạ Long.

“Đi cho biết đó biết đây”. Chuyến đi chơi này, hai cậu đã học hỏi được nhiều điều hữu ích. Sau một tháng rưỡi ở đất Bắc, hai cậu bàn nhau đi lần vào miền Trung, ghé xem một vài nơi danh tiếng rồi về nhà. Cậu Liêm viết thơ tin cho cha mẹ hay. Rồi cả hai đi xe lửa về Vinh. Ở Vinh, hai cậu đi Bến Thủy xem nhà máy làm diêm (hộp quẹt). Hai cậu thấy những khúc cây bồ đề to tướng, xe ra từng mảnh nhỏ bé, cho đến khi dán nhãn hiệu lên bao, bôi lân tinh vào cạnh bao, nhất nhất đều làm bằng máy, hai cậu xem không chán mắt. Ở Vinh vài ngày, hai cậu lấy vé xe lửa về Đồng Hới.

Đồng Hới có sông Nhật Lệ, có những cồn cát trắng thoai thoải dọc theo bờ sông, trồng đầy phi lao. Những người thích yên tĩnh, chiều chiều thường ra đây, ngồi trên làn cát trắng, lặng nghe tiếng thông reo, phóng tầm mắt nhìn mặt biển vô tận lăn tăn gợn sóng. Đồng Hới lại có một di tích lịch sử : Lũy Thầy. Lũy Thầy là một tiền đồn do sáng kiến ông Đào Duy Từ xây lên trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Nhờ có lũy nầy mà quân chúa Nguyễn đẩy lui được lực lượng tấn công vũ bão của quân chúa Trịnh. Người dân thời bấy giờ nhớ ơn ông Đào Duy Từ, nên gọi là Lũy Thầy.

Từ giã Đồng Hới, hai cậu đi Huế. Huế là nơi Vua và triều đình ở. Huế có sông Hương dịu dàng như cô gái hiền, có núi Ngự đầy cây thông đẹp, có Nam Giao, có những lăng tẩm xây cất theo lối xưa, ở giữa những phong cảnh âm u tịch mịch. Huế cũng có những phố xá buôn bán, nhưng không sầm uất. Huế lúc nào cũng nghiêm trang, yên lặng, cổ kính.

Hai cậu ở lại Huế gần một tuần lễ rồi mới đi Đà Nẵng. Và ở đây, cậu Liêm đã tình cờ gặp cha con ông Chánh. Tối hôm đó trong phòng trọ ở khách sạn, Liêm kể cho bạn nghe câu chuyện hồi chiều, rồi bảo:

- Anh Minh nè, phải chi anh thấy hai đứa nhỏ con ông Chánh, chắc anh sẽ thích lắm. Tội nghiệp hai đứa nhỏ tánh tình đơn sơ, dễ thương, đã phải mồ côi mẹ, lại phải đi xứ xa làm ăn! Chà, nếu má tôi có hai đứa nhỏ như vậy, chắc bả thích lắm!

Cậu Minh mỉm cười:

- Thế sao hồi chiều, anh không nói đại chuyện đó với ông ta xem sao?

Liêm thở dài:

- Mình thích thì nghĩ vậy, chớ biết lòng dạ họ ra sao? Vả lại biết má tôi có chịu không nữa chớ! Thôi, chúng ta bàn qua chuyện khác : bây giờ tụi mình về đường bộ hay đường thủy? Đường bộ thì ghé Nha Trang chơi ít ngày. Còn đường thủy thì đi thẳng về Sàigòn. Chiều nay tôi xuống hãng Năm sao, họ cho biết, sáng ngày mốt, lối 11 giờ, sẽ có chuyến tàu thủy đi Sàigòn.

Minh nhỏm dậy:

- Sáng ngày mốt có chuyến tàu thủy đi Sàigòn hả? Thế thì tụi mình đi tàu thủy về cho rồi. Tôi nhớ ba má tôi quá, chỉ muốn về không muốn đi đâu nữa!

Liêm đồng ý:

- Thôi được rồi, sáng mai mình đi lấy vé rồi dọn đồ về.

Sáng hôm sau, hai cậu dắt nhau xuống hãng tàu Năm Sao mua vé đi Sàigòn. Chiếc tàu hai cậu sẽ đi, từ Hải Phòng vào cập bến Đà Nẵng đã hai ngày nay. Tàu bỏ xi măng xuống bến và lấy hàng ở đó đi : những chồng nón cao hơn người đứng, sắp đầy cả bến, đợi chuyển xuống xà lúp đem ra tàu.

Đôi bạn đi một vòng quanh thành phố, ghé vào Bưu điện đánh dây thép tin cho cha mẹ hay ngày mình lên tàu thủy, rồi trở về phòng trọ. Qua đêm cuối cùng trên đất Đà Nẵng, hai cậu dậy rửa mặt, ăn điểm tâm rồi thong thả đi ra bến tàu. Các hành khách đứng đợi không đông lắm. 9 giờ, hành khách trình giấy xong, xà lúp đưa mọi người ra tàu. Một chiếc thang dài đặt dựa vào hông từ dưới lên trên boong tàu. Nhân viên quan thuế khám xét hành lý mọi người, rồi kẻ trước người sau, xách hành lý trèo lên thang. Ở xa, chỉ thấy chiếc tàu lớn, chứ không lượng được, khi lên boong tàu mới thấy tàu lớn thật. Bề dài 80 thước, bề ngang chừng 20 thước. Tàu chia ra nhiều hạng : hạng nhất ở trên hết, rồi đến hạng hai, hạng ba, hạng tư ở gần dưới gầm tàu. Mỗi từng có nhiều phòng, có lối đi hẹp. Nếu không có bảng chỉ dẫn chắc không biết lối mà ra. Liêm và Minh đi hạng nhì. Cả hai ở chung một phòng. Phòng không rộng lắm, nhưng đầy đủ tiện nghi. Có bàn viết, chỗ rửa mặt, tủ đựng đồ đạc v.v… Giường nằm thì một cái ở trên, một cái ở dưới. Nhận phòng xong, bỏ đồ vào khóa cửa lại, cả hai kéo nhau đi xem tàu. Hai người cứ đi mãi xuống tận gầm tàu, rồi quanh quẩn đi lên boong tàu. Lần đầu tiên được quan sát tận mắt tổ chức một chiếc tàu thủy, cả hai vui thích lắm. Nhân viên quan thuế khám xét chiếc tàu xong, họ vừa xuống xà lúp, thì thủy thủ kéo thang lên và cần trục ở phía lái tàu cũng kéo neo lên. Chân vịt tàu bắt đầu quay mạnh, đẩy nước xoáy về phía sau tàu cuồn cuộn, chiếc tàu từ từ ra khơi. Tàu ra cách bờ độ vài hải lý, quay mũi về phía nam và bắt đầu chạy nhanh hơn. Đứng trên boong tàu, nhìn cảnh trời biển bao la, Liêm và Minh cảm thấy mình bé nhỏ lại. Vì mới đi biển lần thứ nhất, nên tàu chạy một lúc, cả hai thấy choáng váng trong người, vội vàng về phòng nằm. Bữa cơm trưa hôm đó, cả hai bỏ không ăn, nằm ngủ miết cho tới chiều mới dậy. Thấy người dễ chịu hơn, cả hai lại lên boong tàu chơi. Cảnh mặt trời sắp lặn, đẹp lạ lùng. Ánh mặt trời chiếu lên những tia nắng sau cùng một màu vàng nhạt, mông lung, phản chiếu xuống mặt biển gợn sóng những vệt sáng lăn tăn chạy dài vô tận… Chuông tàu đổ hồi báo hiệu giờ cơm tối. Liêm và Minh vội vã xuống tầng nhì. Phòng ăn rộng rãi, đèn điện sáng trưng. Hành khách nhiều người say sóng, chỉ có một ít người đi ăn. Ăn uống xong, cả hai lại trở lên boong tàu chơi. Trời lúc này đã tối hẳn. Đêm nay không có trăng, bầu trời vẩn một ít mây đen. Cảnh vật im lặng, chỉ nghe tiếng chân vịt chạy đều đều, và tiếng nước vỗ ì ầm vào mạn tàu. Sương rơi xuống hơi lành lạnh, hai người về phòng nằm ngủ. Vào khoảng nửa đêm, cả hai đều giật mình ngồi dậy, vì chiếc tàu lắc lư quá và tiếng sóng vỗ vào mạn tàu mạnh lắm. Minh vội khoác thêm áo chạy ra một lúc rồi trở về bảo Liêm:

- Liêm ơi, có bão lớn, biển động mạnh lắm. Tàu phải đi rất chậm!

Liêm lo lắng:

- Liệu có sao không anh?

Minh trèo lên giường nằm lại:

- Thật là lo hão huyền. Bão lớn thật, nhưng thấm gì với chiếc tàu nầy, chỉ có điều là tàu lắc lư làm mình khó chịu một chút thôi!

Đột nhiên, Liêm nghĩ đến chiếc ghe cha con ông Chánh đi, bây giờ không biết tới đâu, có tránh được cơn bão kinh khủng nầy không? Liêm thao thức mãi đến sáng không thể nào ngủ lại được. Vừa mờ sáng, Liêm dậy rửa mặt, thay áo chỉnh tề, lên boong tàu tìm gặp vị Thuyền trưởng trình bày về chiếc ghe có lẽ bị nạn. Ông Thuyền trưởng là người rất nhân đạo, vừa nghe qua, ông vội truyền cho nhân viên phụ trách dùng kính viễn vọng tìm xem có chiếc ghe nào đang bị bão không. Một lát sau, ông được báo cáo : “Có một chiếc ghe đang ở vị trí tây bắc, cách chiếc tàu nầy độ 5 hải lý. Mặt biển bị sương mù nhiều, nên không được rõ lắm, nhưng chắc một điều là cột buồm ghe đã bị gẫy, và trong ghe lố nhố nhiều người”. Lập tức, ông Thuyền trưởng ra lệnh cho viên hoa tiêu quay tàu lại phía tây bắc, đồng thời thông báo cho hành khách biết. Trong ống viễn vọng, chiếc ghe bị nạn mỗi lúc một rõ thêm : Nước vào gần đầy ghe, mọi người cố sức tát ra. Đàn bà, trẻ con ôm nhau khóc la inh ỏi. Thấy có tàu gần tới, ông chủ ghe cột một chiếc khăn trắng vào đầu sào giơ cao lên làm hiệu cầu cứu. Gần đến chiếc ghe, ông Thuyền trưởng ra lệnh dừng tàu lại, rồi cho thả xuống nước ba chiếc thuyền máy, 12 thủy thủ dùng thang dây xuống thuyền, mở máy chạy lại gần chiếc ghe. Họ cho hai chiếc thuyền áp lại hai bên mạn ghe, rồi đỡ từng người qua thuyền. Cậu Liêm muốn xuống thuyền máy để coi có cha con ông Chánh trong ghe đó không, nhưng ông Thuyền trưởng không cho, cậu đành đứng trên boong tàu nhìn theo. Khi chiếc tàu đến gần, cậu xin phép xem vào kính viễn vọng, cậu sung sướng la lên, vì thấy ba cha con ông Chánh có ở trên ghe. Lúc nầy bão đã dịu hẳn, người trong tàu đổ xô lên boong để xem chiếc ghe bị nạn.

Cậu Minh cũng lên đứng cạnh Liêm. Liêm chỉ cho Minh xem cha con ông Chánh mình đã gặp, lúc nầy đã sang bên thuyền máy. Ông chủ ghe xin cho kéo chiếc ghe theo tàu để đem vào Nam sửa chữa. Ông Thuyền trưởng chấp thuận, các thủy thủ dùng dây sắt buộc chiếc ghe vào tàu. Vài ba người trai bạn ở lại trong ghe tát nước ra cho hết. Chuyến đi nầy chủ ghe bị thiệt hại nặng, nhưng cũng còn may là cứu được cái xác ghe. Thủy thủ trên tàu hạ thang xuống cho những người bị nạn lên tàu. Đồ đoàn họ bị mất gần hết, nhưng không ai bị thiệt mạng cả. Người nào cũng bị ướt mèm, lạnh run cầm cập. Liêm và Minh chạy lại đỡ ba cha con ông Chánh đang run rẩy bước lên. Nhận ra người thanh niên đã cho mình tiền, cha con ông Chánh vui mừng khôn xiết, nhưng vì lạnh cóng nên ông không nói gì được. Liêm vội vàng dắt tay hai em Gương Lành, còn Minh đỡ ông Chánh:

- Bác và hai em xuống phòng hai cháu thay áo xống đã, rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.

Ông Chánh bận quần áo của Minh rất vừa. Còn hai em Gương Lành phải mặc tạm của Liêm. Tuy anh Liêm nhỏ người, nhưng đối với hai em, quần áo của anh Liêm cũng quá rộng, mặc thùng thình như hình nộm. Em Gương mắc cỡ hết sức, nhưng em Lành thì như thường. Cậu Minh chạy vội xuống chỗ bán hàng mua bánh trái lên cho cha con ông Chánh ăn. Được ăn no mặc ấm, cha con ông cảm thấy khỏe, và ông kể lại cho hai cậu nghe cuộc hành trình của cha con ông và người làng trong cơn bão táp kinh khủng vừa qua:

- Chiều ngày ba cha con tôi gặp cậu Liêm, thì sáng sớm mai, chúng tôi lên ghe. Ghe ra khơi, vì ngược gió nên không đi được nhanh. Ghe đi được bằng yên hai ngày, thì đến chiều hôm qua, lúc mặt trời sắp lặn, thấy trời kéo mây vàng nhiều, chủ ghe sợ sẽ có gió lớn. Ông căn dặn mọi người đề phòng và bảo trai bạn hạ buồm lớn xuống cho ghe chạy từ từ. Quả thật đến nửa đêm, gió bắt đầu thổi mạnh, sóng đập vào ghe tưởng vỡ đôi được. Cột buồm lớn gãy ngay. Mỗi lần sóng đập là nước phủ qua ghe. Chúng tôi cho trẻ con ngồi một chỗ, còn người lớn thay phiên nhau tát nước ra kẻo chìm. Đồ gì nặng đều liệng xuống biển cho nhẹ ghe. Trời tối như mực, gió mạnh, không thắp được chiếc đèn để làm hiệu cầu cứu. Đàn bà con trẻ khóc la, chúng tôi nghĩ phen nầy chắc chết hết cả. Gần đến sáng thì bão dịu dần, nhưng nếu không có tàu tới cứu, thì chúng tôi cũng chết đói chết rét!

Cậu Liêm ôm hai em Gương, Lành vào lòng hỏi:

- Khi đó hai em có sợ chết không?

Em Lành nhanh miệng trả lời:

- Em chỉ sợ rơi xuống nước mà lạc mất ba và chị Hai, nên em nắm lấy tay ba và chị Hai thiệt chặt!

Thấy em nhỏ nói đơn sơ, hai cậu cười nắc nẻ. Cậu Liêm giấu không nói cho ông Chánh biết là nhờ mình mà ông Thuyền trưởng cho quay tàu lại cứu. Nhưng hôm sau, cậu Minh đã thuật lại cho ông Chánh hay, ông Chánh cảm động nói lại với chủ ghe và mấy người làng, ai nấy đều tấm tắc biết ơn và quý mến cậu Liêm.

Ông Chánh xin lên thăm mấy người làng trên boong tàu. Cậu Minh dẫn ông lên. Cậu Liêm bảo Gương, Lành:

- Hai em lên nằm trên giường anh mà ngủ cho khỏe, trưa anh sẽ kêu dậy ăn cơm. Bây giờ anh lên boong tàu thăm mấy người kia một lát.

Cậu Liêm đóng cửa phòng, rồi đi thẳng lại chỗ bán hàng, mua một xách bánh trái lên phát cho mấy người bị nạn. Mấy người nầy bây giờ đã nói cười vui vẻ, họ đã được ông Thuyền trưởng và các thủy thủ giúp đỡ tận tình.

Theo thời khóa biểu, tàu chạy thẳng về Sàigòn. Ông Thuyền trưởng đã hứa sẽ vận động với nhà cầm quyền ở Sàigòn giúp đỡ phương tiện cho họ di chuyển ra Phan Thiết.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:05

Chương 3

Tàu chạy gần đến Sàigòn, thì hai người trong số các người được vớt lên tàu bị bệnh tả. Bác sĩ thường trực trong tàu vội vàng lo cho họ ở riêng, và tìm phương cứu chữa. Ông Chánh và vài người đàn ông khỏe mạnh đã tiêm thuốc phòng ngừa, được đi lại giúp đỡ người bệnh. Mọi người trong tàu nhốn nháo lo sợ. Hai em Gương Lành nghe nói người làng bị bệnh tả thì ngồi khóc sụt sùi. Cậu Liêm hỏi thì hai em trả lời:

- Em thấy người ta bị bệnh tả, em nhớ đến má em cũng bị bệnh ấy mà chết. Má em vì săn sóc người bệnh nên bị lây, bây giờ ba em lại không sợ cứ đi giúp họ, lỡ may…

Cậu Liêm an ủi:

- Em đừng lo. Má em bị lây vì bà không được tiêm thuốc phòng ngừa, còn ba em đã được bác sĩ tiêm thuốc phòng ngừa, làm sao mà bị lây được.

Sau nửa ngày chạy chữa vô công hiệu, hai người bị dịch tả chết. Người ta phải làm lễ thủy táng. Và lập tức mọi người trong tàu đều được tiêm thuốc phòng ngừa bệnh dịch tả. Tàu đến hải phận Sàigòn, có chiếc tàu nhỏ ở Sàigòn, chở một hoa tiêu khác ra lái tàu lớn vào sông. Ông Thuyền trưởng đánh điện cho nhà cầm quyền ở Sàigòn hay, trên tàu có hai hành khách bị dịch tả chết. Lập tức có lệnh tống đạt lại, truyền mọi người trong tàu không được lên đất. Tàu cập bến Khánh Hội, nhà cầm quyền và một bác sĩ chuyên môn lên tàu khám nghiệm. Họ cho phép các hành khách được lên đất, nhưng phải tạm trú trong một ngôi nhà gần Thương khẩu. Trong thời gian 40 ngày, nếu triệu chứng dịch tả không tái phát, họ mới được về nhà. Trong thời gian này, cấm mọi người không được tiếp xúc với người ngoài. Lệnh truyền ra, ai nấy đều buồn bã, nhất là các hành khách chính thức của tàu, họ đâm ra bực tức với những người bị nạn chìm ghe.

Ông bà Thành Hưng được tin con về bằng đường thủy, liền đi đón, nhưng khi nghe cớ sự, ông bà bồn chồn lo lắng. Cậu Liêm viết thơ nhờ một người cảnh sát thương khẩu chuyển giao cho cha mẹ yên lòng. Trong thơ, cậu cũng bày tỏ với cha mẹ về hoàn cảnh của cha con ông Chánh, cậu ngỏ ý ước ao cha mẹ thuận ý vận động xin nhà cầm quyền cho nhận lãnh cha con ông về nuôi, đồng thời cậu xin cha mẹ gởi tiền bạc, bánh kẹo và mua quần áo theo kích thước cậu đã đo, gởi vào cho hai em Gương Lành mặc. Ông bà Thành Hưng, tuy chưa biết cha con ông Chánh là người thế nào, nhưng vì thương con, nên ông bà đã làm mọi sự như ý con xin, và cho người nhà đem vào. Vận động mãi, người nhà mới được phép gặp cậu Liêm. Cậu mừng rỡ, lấy quần áo mới cho hai em Gương Lành mặc, còn tiền bạc, bánh kẹo, thì cậu phân chia đều cho hết mọi người bị nạn, vì cậu hy vọng thế nào cha mẹ cậu cũng xin được nhà cầm quyền cho nhận lãnh cha con ông Chánh ở lại đất Sàigòn, nên cậu không đưa tiền bạc gì cho ông Chánh. Trong mấy ngày trên tàu, và thời gian tạm trú ở bến Khánh Hội, cậu Liêm và hai em Gương Lành không rời nhau nửa bước. Một hôm, nhân lúc không có ông Chánh, cậu Liêm hỏi hai em:

- Anh muốn đem hai em về ở với ba má anh, và anh em ta sẽ đi học với nhau, các em có bằng lòng không?

Em Gương thưa nhỏ nhẹ:

- Em muốn lắm mà không biết ý ba em thế nào?

Cậu Liêm thừa dịp, đem ý mình nói với ông Chánh, nhưng ông Chánh đã từ chối:

- Cậu ơi! Cha con tôi được cậu thương yêu giúp đỡ thế nầy, thì thiết tưởng suốt đời kết cỏ ngậm vành, chúng tôi cũng không thể đền ơn cậu được, nhưng ngặt vì các người làng tôi bỏ nhà ra đi, là do tôi đề xướng dẫn dắt, nay nửa đường chưa đến nơi đến chốn, tôi lại bỏ họ bơ vơ thì mất chữ thành tín. Chi bằng cậu để cho tôi lo việc cho họ yên đâu đó, rồi sau nầy, nếu ông bà và cậu xét tài hèn trí mọn của tôi, có thể giúp đỡ được việc gì cho ông bà và cậu, bấy giờ tôi xin vâng ngay.

Ở nhà, ông bà Thành Hưng cũng làm đơn trình lên phủ Thống Sứ để xin bảo lãnh cha con ông Chánh, nhưng lá đơn bị trả về. Nhà cầm quyền đòi điều kiện phải có đủ giấy chứng chỉ hạnh kiểm lương thiện nơi ông Chánh cư trú, mới cho phép ông ở lại Sàigòn.

Hai lần thất vọng, cậu Liêm buồn rầu khôn xiết. Cậu khóc tấm tức. Hai em Gương Lành không biết nguyên do, liền hỏi:

- Làm sao anh Hai khóc? Anh Hai nhớ ba má à?

Thấy sắp phải xa hai em nhỏ đơn sơ, dễ thương, cậu Liêm lại càng buồn. Ông Chánh cũng biết thế, nhưng ông không tìm giải pháp nào làm vui lòng cậu được. Thời hạn 40 ngày qua, bác sĩ chứng nhận bệnh dịch tả không còn tái phát nữa, nhà cầm quyền cho các hành khách về nhà, còn các người bị nạn bão, đều được lên chiếc tàu nhỏ trở ra Phan Thiết. Ở đó nhà cầm quyền địa phương sẽ đem họ đến Sông Lũy và giúp họ công việc sinh sống. Mọi người vui mừng thỏa mãn ; riêng cậu Liêm và cha con ông Chánh buồn bã chua xót.

Sáng ngày, lúc mọi người sắp sửa lên tàu ra Phan Thiết, cậu Liêm đưa chiếc vali của mình cho ông Chánh và nói:

- Cháu không ngờ sự thể xảy ra ngoài ý muốn, cháu xin bác cầm lấy vali của cháu đây, trong đó có nhiều quần áo bác dùng được. Ít lâu nữa cháu sẽ liệu ra tìm bác và hai em.

Cậu Liêm ôm choàng lấy hai em Gương, Lành, vừa hôn vừa khóc:

- Thôi anh Hai tạm biệt hai em. Ít lâu nữa, anh sẽ đem hai em về ở với anh.

Nói xong, cậu tháo chiếc dây vàng đeo vào cổ cho em Gương và mở chiếc “lắc” bạc mang vào tay cho em Lành:

- Hai em giữ lấy kỷ niệm nầy để nhớ đến anh!

Trong số những người đáp tàu đi Phan Thiết hôm nay, có cả bác sĩ đã khám bệnh cho các hành khách chuyến tàu vừa rồi. Ông đi Phan Thiết để đón gia đình ông đang ở đó, ra Nha Trang nghỉ. Cậu Liêm giới thiệu cha con ông Chánh với bác sĩ và xin bác sĩ giúp cho ông và các người làng khi đến Phan Thiết có phương tiện đi Sông Lũy.

Tàu ra đã khá xa, mà cậu Liêm vẫn đứng sững nhìn theo. Ông Chánh đứng trên boong tàu, nghẹn ngào nhìn xuống bến, còn hai em Gương Lành thì mếu máo gọi:

- Anh Hai ơi! Anh Hai ơi, mau ra đón các em nghe, anh Hai!

Cậu Liêm trở về nhà nét mặt buồn thiu. Cha mẹ cậu hỏi thì cậu rưng rưng nước mắt trả lời:

- Cha con ổng lên tàu đi Phan Thiết rồi!

Ông Thành Hưng an ủi con:

- Thôi con đừng buồn, để ít lâu ba sẽ xin phép, lo liệu cho cha con ổng vào ở với mình.

Bà Thành Hưng thắc mắc:

- Hai đứa nhỏ tánh tình ra sao mà con thương dữ vậy? Một mình con chẳng sung sướng hơn sao mà còn thích có em nuôi?

- Má chưa biết đó, chớ má nói chuyện với hai đứa nhỏ một chặp, rồi má còn thương hơn con đẻ của má nữa! Thiệt con chưa hề thấy hai đứa nhỏ nào như hai đứa nhỏ nầy. Nét mặt chúng lúc nào cũng vui tươi, hiền lành, tánh tình thật thà, dễ thương hết sức!

Cậu Liêm về nhà đã hơn 10 ngày, mà chưa thấy cha đi Sông Lũy thì cậu hối thúc, nhưng ông Thành Hưng phần vì bận việc, phần thì có ý hứa sơ qua cho con yên lòng, chớ không có ý đi thật, nên chỉ ầm ừ không nhất định. Cậu Liêm thấy vậy buồn lắm, cậu bỏ ăn rồi phát bệnh, bà Thành Hưng bàn riêng với chồng:

- Thuở nay thằng con mình chưa hề xin điều gì quấy quá, có lẽ nó nhận xét cha con ông Chánh đúng đó! Thôi để tôi coi cửa hàng, mình xin giấy đi ra Sông Lũy thử xem. Nếu quả thật như lời con nói thì mình bảo lãnh đem về, bằng không, mình về bảo nó là cha con ổng không muốn vào nữa, chẳng sao!

Ông Thành Hưng tán thành ý kiến vợ. Thấy cha sắp sửa đi Sông Lũy, cậu Liêm mừng quýnh đòi đi theo, bị cha cậu rầy:

- Bộ con tưởng ba không biết đàng đi Sông Lũy sao? Ba đi vắng thì con phải ở nhà với má con chớ. Được việc ba sẽ tin về ngay cho con khỏi trông!

Cậu Liêm tiu nghỉu, nhưng cũng mừng thầm, ít nữa cha cậu sẽ đưa tin về. Ông Thành Hưng lấy vé đi Sông Lũy. Đến nơi ông hỏi thăm tin tức mấy người Quảng Nam mới đến làm ăn nơi đây. Người ta chỉ chỗ họ ở cho ông. Ông đến nơi, thấy mọi người đang ở tạm trong đình làng. Khi mấy gia đình nầy đến Phan Thiết, nhờ ở Sàigòn thông báo trước, nhà cầm quyền địa phương đã giúp đỡ họ di chuyển về Sông Lũy và ông Lý trưởng sở tại đã cho họ tạm trú trong đình làng, chờ làm xong nhà riêng cho mỗi gia đình. Công việc làm thì không thiếu : ai muốn đi hái bông, cán bông thuê tùy ý, ai muốn nhiều tiền hơn thì đi phát rẫy, vỡ đất cày thuê. Xem ra ai nấy đều thỏa mãn. Mấy người nghe nói thân sinh của cậu Liêm đến, liền xúm lại chào hỏi, ca tụng công ơn cậu Liêm đã giúp đỡ họ. Họ khen ông có phước, vì được một người con hiền đức. Ông Thành Hưng nghe người ta khen con mình, lấy làm cảm động lắm. Ông hỏi thăm cha con ông Chánh, thì họ cho biết:

- Khi tàu tới Phan Thiết, thì ông bác sĩ muốn cho hai đứa nhỏ con ông Chánh, đi với gia đình ông ra Nha Trang chơi vài tuần. Phần chúng tôi, cũng đã có nhà cầm quyền giúp đỡ cho đủ phương tiện, không cần có ông Chánh, nên ổng đi theo con ra Nha Trang, chừng vài tuần sẽ trở lại.

Ông Thành Hưng nghe nói thế, vội vàng phân phát chút quà cho họ, rồi từ giã, kiếm xe ô tô đi ngay ra Nha Trang. Đến Nha Trang thì trời đã sáng, ông tìm khách sạn ăn uống, nghỉ ngơi một lúc rồi đi tìm cha con ông Chánh. Ông Thành Hưng không biết tên ông bác sĩ nên chẳng biết cách nào mà tìm, cứ đi lang thang cầu may. Ông ta đi một vòng lên ga xe lửa rồi xuống đường lộ dọc theo bờ biển, bỗng ông gặp một người đàn ông đứng tuổi ăn mặc theo lối quê, tay xách vali vừa đi vừa khóc, ông liền chạy lại hỏi:

- Chào ông, chuyện gì mà ông khóc?

Người đàn ông mếu máo:

- Ôi! Hai đứa con tôi bị nạn xe lật, chết cả rồi!

Nói xong ông lại khóc to hơn. Ông Thành Hưng thấy chiếc vali người ấy cầm là của con mình, thì đoán chắc đó là ông Đặng Trung Chánh, nên hỏi dồn dập:

- Có phải ông là ông Đặng Trung Chánh không? Hai con ông bị nạn xe làm sao, xin kể hết cho tôi nghe. Tôi là thân sinh của cậu Liêm đây!

Người đàn ông lau nước mắt, trả lời:

- Phải, tôi là Đặng Trung Chánh. Cha con tôi được cậu Liêm giúp đỡ tận tình. Khi chúng tôi từ giã cậu để đi Phan Thiết, thì có một ông bác sĩ đi cùng chuyến tàu. Ông ta thích nói chuyện và dẫn hai cháu đi chơi trong tàu. Ra Phan Thiết, ông lại ngỏ ý muốn đem chúng nó đi theo gia đình ông ra Nha Trang vài tuần, rồi ông sẽ cho xe đưa về Sông Lũy. Tôi thấy ông tốt quá, đành theo ý ông. Tới đây ổng thuê phòng trọ cho cha con tôi ở, còn gia đình ổng thì ở lại trong nhà một người bạn. Hằng ngày ổng cho xe đến đón các cháu đi tắm, đi xem phong cảnh với hai con ổng. Sáng hôm qua, ổng lại đem các cháu đi chơi Hòn Chồng, rồi đi Ninh Hòa, hẹn đến chiều thì về. Mãi đến tối mịt, tôi cũng chưa thấy, liền chạy đến nhà ông hỏi thăm, thì người nhà cho biết xe ông bị lật, ông bà bị thương nặng, còn mấy đứa nhỏ thì có lẽ chết cả rồi, vì trong nhà có người đi ra chỗ xảy ra tai nạn mà chưa về, nên chưa được tin đích xác!

Ông Thành Hưng an ủi:

- Thôi chúng ta trở về nhà trọ đợi tin. Họ nói có lẽ chớ họ có biết rõ ràng gì đâu mà ông vội buồn!

Ông Chánh dẫn ông Thành Hưng về nhà trọ, ông chỉ cái vali cho ông Thành hưng xem và nói:

- Đây là cái vali của cậu Liêm giao cho tôi khi ở bến tàu Khánh Hội. Tôi không muốn nhận, nhưng sợ cậu buồn, nên cầm đem theo chớ thiệt tôi có cần dùng gì đâu.

Hai người đang nói chuyện thì một người thanh niên đi vào hỏi thăm:

- Ở đây có ai tên là Đặng Trung Chánh không?

Ông Chánh vội vàng đứng dậy trả lời:

- Tôi đây, tôi là Đặng Trung Chánh.

- Thế thì ông lên nhà cho ông Bác sĩ gặp.

- Thưa cậu, thế ông Bác sĩ về nhà rồi à? Ông bị thương nặng nhẹ? Mấy đứa con tôi có sao không, cậu?

- Thưa, tôi không biết việc gì hết, tôi đang làm việc, thì có người ra bảo đem xe đến đón ông lên. Thôi xin ông ra đi với tôi.

Ông Thành Hưng cũng lên xe đi với ông Chánh. Đến nơi, vừa xuống xe thì hai em Gương lành ở trong nhà chạy ra ôm chầm lấy ông Chánh:

- Ba ơi! Ba ơi!

Ông Chánh sửng sốt ôm lấy hai con và hỏi dồn dập:

- Hai con không bị gì cả à? Ba nghe nói xe Bác sĩ bị lật mà?

Em Lành nhanh nhẩu:

- Xe Bác sĩ bị lật ba à, mà không có ai bị nặng, chỉ có ông bà ngồi đàng trước bị thương nhẹ nơi chân. Còn hai con ông bà và chúng con ngồi đàng sau, thì lộn tùng phèo đè lên nhau, chỉ đau một tí thôi!

Ông Chánh sực nhớ đến ông Thành Hưng đang đứng đó, vội vàng đứng dậy bảo hai con:

- Này hai con, đây là ông thân của cậu Liêm!

Hai đứa nghe nói đến cậu Liêm thì chạy a lại, nắm tay ông Thành Hưng hỏi tíu tít:

- Thưa ông, anh Hai đâu, các cháu nhớ anh Hai lắm!

Ông Thành Hưng cúi xuống vuốt tóc hai em, chưa kịp trả lời, thì người thanh niên hồi nãy đã ra, giục tất cả vào cho ông Bác sĩ gặp. Ông Bác sĩ nằm trên ghế dựa, một chân quấn băng trắng. Bác sĩ kể chuyện tai nạn cho ông Chánh nghe rồi nói tiếp:

- Ngày mai, sẵn xe chúng tôi vào Phan Thiết, chúng tôi đưa ông vào Sông Lũy, còn hai đứa nhỏ, tôi nghĩ ông nên cho chúng nó đi học, vợ chồng tôi sẽ bảo lãnh cho ít năm. Hai đứa nhỏ sáng trí lắm, nên cho đi học đã, chớ ông đem chúng nó vào chỗ rẫy bái làm gì?

Ông Chánh ngần ngại chưa biết trả lời thế nào, thì ông Thành Hưng bước lại gần chỗ Bác sĩ nằm và trình bày tự sự : nào lúc cậu Liêm gặp cha con ông Chánh ở Đà Nẵng, nào lúc cha con ông bị chìm ghe v.v… rồi ông nói tiếp:

- Thưa Bác sĩ, vợ chồng chúng tôi hiếm hoi, chỉ được một đứa con trai đó. Nay chúng tôi thấy cha con ông Chánh đây là người có thể giúp chúng tôi trong việc buôn bán, còn hai đứa nhỏ, sẽ cho ăn học theo con chúng tôi.

Bác sĩ mỉm cười quay lại hỏi hai em Gương Lành:

- Hai cháu muốn ở lại đây, hay là về ở với cậu Liêm?

Em Gương không dám trả lời, còn em Lành nhanh miệng thưa:

- Thưa Bác sĩ, các cháu muốn về ở với cậu Liêm!

Bác sĩ cười to lên:

- Thế thì hay lắm! Sáng mai, cha con ông vào Sông Lũy thăm mấy người làng, rồi lên xe lửa đi thẳng vào Sàigòn với ông Thành Hưng luôn. À mà cha con ông chưa đủ giấy tờ để vào Sàigòn đâu!

Bác sĩ suy nghĩ một lúc rồi nói:

- Nhưng mà được, tôi sẽ viết giấy bảo lãnh cho.

Ông Chánh và ông Thành Hưng vui mừng cúi đầu cám ơn Bác sĩ. Hai em Gương Lành chạy lên lầu từ giã bà Bác sĩ và hai cô cậu, con ông bà, rồi trở xuống chào ông Bác sĩ. Bác sĩ hôn hai em một cách thiết ái:

- Thôi hai cháu về, sáng mai ông sẽ cho xe xuống đón.

Dọc đường, cả hai em cười nói huyên thuyên và hỏi tíu tít ông Thành Hưng về anh Hai. Ông Thành Hưng thấy hai đứa nhỏ đơn sơ, dễ thương, ông mừng lắm. Ông hỏi:

- Anh Hai nhớ các cháu lắm, mà các cháu có nhớ anh Hai không?

Cả hai la lên:

- Thưa ông, chúng cháu nhớ lắm, chớ sao lại không?

Em Gương kéo sợi dây chuyền vàng mang trong cổ ra khoe:

- Mỗi lần cháu nhớ anh Hai, cháu lại cầm lấy sợi dây anh Hai đã cho cháu đây.

Em Lành giơ cánh tay trái lên:

- Còn cháu, khi nhớ anh Hai cháu lại rờ vào cánh tay này!

- Sao cháu lại rờ vào cánh tay ấy để nhớ anh Hai?

Lành xắn tay áo lên tận vai : chiếc “lắc” cậu Liêm cho nó rộng quá, nên nó phải đeo ở phía trong cùi tay:

- Cháu rờ vào cái “lắc” anh Hai cho cháu đây!

Ông Thành Hưng trông thấy, ôm bụng cười ngặt nghẽo…

Sáng hôm sau, cả bốn người lên xe đi với gia đình ông bà Bác sĩ vào Sông Lũy. Đến đây, gia đình ông Bác sĩ đi thẳng về Phan Thiết. Còn cha con ông Chánh sau khi đi hỏi thăm người làng, cũng từ giã họ, lên xe lửa vào Sàigòn với ông Thành Hưng. Ở Nha Trang, ông Thành Hưng đã đánh dây thép tin cho cậu Liêm nên khi xe lửa gần đến ga Sàigòn, hai em Gương Lành đã thấy anh Liêm đứng trước sân ga. Xe vừa ngừng, hai đứa đã chạy xuống, đứa bá cổ, đứa níu tay anh vui mừng khôn xiết.

Tối hôm ấy, trong nhà ông bà Thành Hưng thật là vui vẻ. Hai đứa nhỏ quấn quít bên anh hai. Bà Thành Hưng cảm động, ẵm em Gương vào lòng. Đã lâu lắm, bà không được hưởng giây phút êm đềm tình mẹ với con thơ. Phần em Gương mấy tháng trời mồ côi mẹ, nay em dựa đầu vào lòng bà Thành Hưng, em cảm thấy như được chính mẹ em vuốt ve âu yếm…

Từ hôm ấy, mỗi lần bà Thành Hưng đi chơi đâu cũng dẫn hai đứa nhỏ đi theo. Em Gương trong bộ quần áo may cắt theo lối thị thành trông dịu dàng và xinh đẹp hơn trước, còn Lành, bận đồ “soóc” đi giày, trông gọn ghẽ và “oai ra phết”. Những người quen biết thấy bà Thành Hưng dắt hai đứa nhỏ đi chơi thì lấy làm lạ:

- Hai em nhỏ nào đó bà?

- Hai đứa con nuôi tôi đó!

- Thế hả bà? Hai đứa trông xinh dễ thương quá, bà à!

Bà Thành Hưng thấy người ta khen, tỏ vẻ vui thích lắm.

Suốt đầu tuần lễ đầu, ngày nào cậu Liêm cũng dẫn ông Chánh và hai em đi xem thành phố Sàigòn. Hôm được vào xem vườn Bách thú, em Lành về bi bô kể truyện con cọp, con voi, con khỉ, em vừa kể vừa bắt chước điệu bộ của chúng, khiến mọi người cười vang nhà.

Hai đứa nhỏ được đi chơi, xem không biết chán. Đối với chúng nó, Sàigòn cái gì cũng lạ và cũng đẹp hết. Còn ông Chánh lấy làm phân vân, ông nói với ông bà Thành Hưng:

- Thưa ông bà, cha con tôi thiệt là có phước lắm, vì được ông bà thương giúp. Nhưng tôi thấy ông bà tử tế quá cũng sinh ngại ngùng. Tôi muốn ông bà coi tôi như một gia nhân, giao cho công việc làm, chớ ăn rồi đi chơi phố như thế nầy, tôi lấy làm khó xử quá!

Ông Thành Hưng cười:

- Có gì mà ông nghĩ xa xôi. Ông cũng lao đao vất vả bấy lâu nay. Mới vào, tôi thấy ông cần phải nghỉ ngơi một vài tuần. Chúng tôi không muốn coi ông như kẻ ăn người ở đâu. Nào chúng tôi có hơn gì ông đâu, chẳng qua vì hoàn cảnh xui khiến ra như thế, để chúng ta được gặp nhau, giúp đỡ nhau đó thôi.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:05

Chương 4


Hôm sau, ông bà Thành Hưng đem công việc làm ăn ra bàn với ông Chánh và xin ông giúp lo cho sổ sách hàng hóa cất vào, bán ra, đồng thời ông bà cũng đề nghị trả cho ông một số lương tương xứng. Ông Chánh từ chối:

- Cha con tôi được sung sướng đầy đủ như thế nầy, ông bà còn cho lương bổng làm gì nữa!

Bà Thành Hưng bảo ông Chánh:

- Ông nói thế sao được. Ông phải có chút tiền riêng, để khi gặp bà con túng thiếu cần giúp đỡ, hoặc muốn tiêu pha gì cũng sẵn chớ. Ông không nhận tiền lương thì chúng tôi cũng khó xử trí.

Từ chối không được, ông Chánh đành phải nhận:

- Thôi ông bà bảo vậy thì tôi xin lãnh, nhưng ông bà trả cho chút ít thôi, vì ông bà đã nuôi cha con chúng tôi rồi.

Ông bà Thành Hưng cũng bảo cậu Liêm kiếm trường cho hai em đi học. Bàn qua tính lại, cậu Liêm xin cho hai em vào một trường tiểu học tư thục ở gần trường Taberd là trường cậu học, để anh em đi về cùng đường với nhau cho tiện. Cậu Liêm vào lớp Đệ Tam, còn hai em học lớp chín. Từ nhà đến trường, anh em dẫn nhau đi bộ. Hôm nào sợ trễ, thì anh Liêm chở các em bằng xe đạp.

Ban đầu lạ người lạ cảnh, hai em Gương Lành lại nói giọng Quảng Nam, nên bị chúng bạn chế nhạo hoài. Em Lành bản tính con trai, không lấy làm cực trí lắm, nhưng em Gương tính nhu mì hay mủi lòng, nên hễ bị chúng bạn trêu chọc thì em lại khóc. Tuy vậy, trong lớp, hai em học hành xuất sắc. Em Gương rất khá về môn Pháp văn và Việt văn, còn em Lành giỏi Toán và Vạn vật. Em Lành lại rất nhanh trí khôn. Cô giáo dạy lớp em rất vui tính, thỉnh thoảng cô ra nhiều câu đố hiểm hóc để thử trí các em. Nhiều câu cô giáo đố chỉ một mình em Lành giải đáp được. Có hôm cô đố cả lớp:

- Một người đi bắn chim, thấy một bầy chim sáu con đậu trên cành cây. Ông ta nhắm bắn một phát trúng hai con. Hỏi trên cành cây còn mấy con chim?

Nhiều em nhao nhao lên trả lời:

- Thưa cô, còn bốn con! Còn bốn con!

Em Lành đứng dậy:

- Thưa cô, trên cây không còn con nào hết, vì hai con trúng đạn rơi xuống đất, còn mấy con kia bay đi hết!

Cả lớp nghe Lành nói, bấy giờ mới ngã ngửa thấy mình sai:

- Phải rồi! Anh Lành nói đúng! Anh Lành nói đúng!

Dần dần, cả lớp đem lòng mến phục hai chị em Gương Lành. Cô cậu nào cũng muốn chơi với Gương Lành.

Ngày nghỉ học, cậu Liêm dẫn hai em đến nhà ông bà Thành Lợi, rủ cậu Minh đi chơi. Ông bà Thành Lợi là cha mẹ cậu Minh, có phố buôn bán ở đường Catinat. Từ hôm đi Hà Nội với cậu Liêm về, cậu Minh về quê ở Mỹ Tho thăm ông bà nội. Đầu niên học vừa rồi, trường Taberd hết chỗ, nên cậu xin vào học trường Chasseloup Laubat. Ông bà Thành Lợi cũng rất thương hai em Gương Lành. Hai nhà ở cách nhau không xa bao nhiêu, nên hễ có giờ rảnh, thì hoặc là các em Gương Lành xuống, hoặc là mấy em cậu Minh lên, họp đoàn với nhau ra công viên chơi, tình bè bạn thật là thắm thiết.

Một buổi chiều, gần đến giờ đi học, cậu Liêm bảo hai em:

- Thầy giáo lớp anh bị mệt, nên chiều nay anh đem hai em tới trường rồi anh về. Đến 5 giờ anh trở lại đón hai em. Nếu bãi học mà hai em chưa thấy anh đến thì cứ đi về thủng thẳng, đợi anh.

Cậu Liêm lợi dụng buổi nghỉ học để viết mấy lá thơ cho bạn bè ở xa. Năm giờ 15, cậu mới chợt nhớ việc đi đón hai em. Cậu vội vàng nhảy lên xe đạp đến trường. Một lúc sau cậu chạy về hốt hoảng gọi mẹ:

- Má ơi! Hai em con về chưa má?

Bà Thành Hưng ngạc nhiên:

- Chưa thấy, thế không phải con đi đón hai em về à?

Cậu Liêm vất xe đạp xuống đất, mếu máo:

- Má ơi! Thế thì hai em con bị mẹ mìn bắt mất rồi!

Rồi cậu khóc òa lên:

- Ôi! Hai em ơi, tại anh đi trễ một tí, mà hai em bị mất tích, hai em ơi!

Cả nhà nhốn nháo. Ông Thành Hưng chạy ra dìu con vào:

- Làm sao mà con bù lu bù loa lên thế, con hãy kể lại cho ba má và bác Chánh nghe chuyện làm sao đã chớ!

Cậu Liêm vừa kể vừa khóc:

- Thưa, chiều nay con nghỉ học, vì thầy giáo lớp con bị bệnh. Con chở hai em đến trường, rồi con bảo đến 5 giờ thì con sẽ ra đón hai em. Không dè con mải viết thơ nên quên mất. Đến 5 giờ15, con sực nhớ lại, vội vàng đạp xe xuống trường, thì học trò đã về hết, con đạp đi đạp lại mấy vòng mà cũng không thấy hai em đâu, con chạy về nhà bác Thành Lợi cũng không thấy hai em vào chơi đó. Con liền đi tìm một em cùng lớp, hỏi thăm thì em đó nói : Khi hai em Gương Lành ra cổng trường, thì đứng đợi người đến rước về. Một lúc không thấy ai tới, hai em mới dẫn nhau đi về. Bỗng em đó thấy có một chiếc xe sơn đen đàng xa đi lại đậu gần bên hai em, một cô gái ở trên xe xuống nói gì với hai em một lúc lâu, rồi dắt hai em vào trong xe và xe lại mở máy chạy ngược về phía nhà thờ Đức Bà. Vì em này đứng xa, nên không nghe nói gì, em cứ tưởng ở nhà cho người ra đón, nên không lấy làm điều… Bây giờ con nghĩ ra đó là xe của tụi mẹ mìn, chuyên môn đi dỗ trẻ con người ta lên xe, rồi bắt đi bán nơi xa!

Nghe cậu Liêm nói, cả nhà như sét đánh bên tai, bàng hoàng lo lắng, nhất là ông Chánh, ông kêu lên một tiếng:

- Ôi, hai con tôi!

Rồi té xuống bất tỉnh. Ông Thành Hưng và cậu Liêm vội vàng đỡ ông dậy, kẻ giật tóc, người xoa thuốc, một lúc ông mới tỉnh lại. Ông Thành Hưng khuyên giải:

- Bác Chánh à! Bác hãy bình tĩnh, chuyện chưa biết ra sao, bác đừng vội buồn. Bây giờ ta hãy tìm đón đường tụi nó đã ; chớ đừng rối rít lên như thế này. Nào, Liêm con đi trình Cảnh sát gấp cho ba. Còn ba và bác Chánh thuê xe lên tìm các đường ở vùng Chợ Lớn, còn vài người thuê xe đi xuống ngã Gia Định, Thủ Đức xem sao. Nếu có nghe tiếng khóc, hay kêu la gì, thì cứ tới xem may ra… Còn bà ở nhà, nếu hai em về, thì lập tức cho người đi tìm chúng tôi!

Cắt đặt đâu vào đó, mọi người vội vàng thuê xe đi. Tại Nha Cảnh sát Đô Thành cũng báo động khắp hết mọi chi nhánh, để chận đứng vụ bắt cóc này…

Đến gần nửa đêm, kẻ trước người sau trở về nhà. Không ai thấy tung tích gì về hai đứa bé cả. Cậu Liêm khóc sướt mướt. Bữa cơm tối hôm ấy, không ai ăn một miếng!

Rạng ngày hôm sau, cậu Liêm lấy hình hai em đi thuê chụp lại, rồi đem trình cảnh sát và đồng thời đăng trên các báo, hứa thưởng trọng hậu cho ai tìm thấy hai em bé.

Một ngày, hai ngày qua vẫn biệt âm vô tín. Cậu Liêm suốt ngày chạy ngược chạy xuôi tìm kiếm. Lúc về nhà, cậu lại nằm vật xuống giường khóc sụt sùi. Cậu hối hận vì lỗi mình đi đón hai em trễ một tí, mà gây tai họa lớn suốt đời cho hai em. Đã hai ngày rồi, cậu buồn rầu không chịu ăn uống gì cả, khiến cho ông bà Thành Hưng lo lắng. Ông Chánh tuy trong lòng đau đớn như cắt, cũng cố nén buồn khổ, an ủi cậu Liêm:

- Cậu Liêm à, tôi nghĩ số kiếp hai cháu mệnh bạc, được hưởng sung sướng ít, mà phải khổ nhiều, nên mới xảy ra như thế, chứ không phải lỗi cậu đâu! Con cái người ta đi học, nào có ai đưa đón gì đâu mà lại không bị bắt cóc? Thôi cậu đừng quá buồn mà sinh bệnh, khiến tôi càng khổ thêm!

Cảnh nhà ông bà Thành Hưng từ đây nhuộm màu tang tóc, tiếng cười đùa huyên náo tắt hẳn. Bà Thành Hưng, bề ngoài vẫn tỏ ra bình tĩnh, nhưng lúc ngồi một mình, bà nhớ lại nét mặt dịu hiền của em Gương, nhớ đến lời ăn tiếng nói đơn sơ của em, hai hàng nước mắt bà tuôn chảy, bà cảm thương số kiếp em phải long đong. Từ đây, thân gái yếu mềm, mới 12 tuổi đầu, bị đày đọa nơi phương trời xa thẳm, biết khổ sở chừng nào!

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:06

Chương 5

Hai em Gương Lành mất tích được hai tuần lễ, mọi người trong nhà không còn hy vọng biết được tin tức, thì một buổi sáng, người nhà bưu điện đưa đến một lá thơ. Nhìn ra chữ của em Lành, cậu Liêm la lớn:

- Thơ em Lành đây, bác ơi, ba má ơi!

Mọi người chạy tuôn đến, châu đầu vào nghe cậu Liêm đọc:

THƠ THỨ NHẤT

Hai con là Gương Lành kính gởi Ba, Ông bà và anh Hai được hay:

Thưa không biết người ta bắt hai con đem đi đâu đây. Chiều hôm đó, hai con trong lớp học đi ra đứng đợi anh Liêm trước cổng trường. Một lúc, không thấy anh Hai tới, hai con dẫn nhau đi thủng thẳng về nhà. Đi được một khúc, hai con thấy một chiếc xe sơn màu đen, đàng xa đến đậu lại cạnh hai con rồi có một cô gái độ 18, 19 tuổi mở cửa xe bước xuống, vui vẻ bảo hai con là ở nhà sửa soạn đi chơi, nên nhờ cô đến đón về cho kịp đi. Hai con thấy cô gái lạ hoắc, chưa hề đến nhà mình khi nào, nên không tin. Chị Gương bảo cô ta:

- Tai sao anh Liêm không đến đón hai em? Cô ở đâu mà anh Liêm nhờ cô đi đón?

Cô ấy cười lớn tiếng và bảo:

- Chị và anh Liêm quen biết nhau đã lâu, nhưng chị đi xa mới về ghé lại thăm anh Liêm. Anh Liêm nhờ chị sẵn xe đến đón hai em về để đi chơi phố một thể.

Vừa nói cô vừa nắm tay dắt hai con lên xe. Hai con thấy cô nói có lý, nên bằng lòng lên. Trong xe có bác tài xế, và có một bà lớn tuổi ngồi ghế phía sau mà cô gái bảo là má cô. Cô mở cửa cho chị Gương lên ngồi với bà, còn con ngồi cạnh cô ta. Xe chạy ngược lên phía nhà thờ Đức Bà, nhưng không thấy quẹo vô đường Catinat, con hỏi bác tài xế:

- Sao bác không vào đường này, nhà hai em ở đường Bona mà!

Nhưng bác làm bộ không nghe, cứ cho xe chạy thẳng và chạy mau hơn. Chị Gương và con thấy vậy thì la lên và đòi xuống, tức thì bà kia ôm chặt lấy chị Gương, đè chị nằm xuống và lấy khăn nhét vào miệng chị cho khỏi kêu. Phần con cũng bị cô gái kia ôm chặt lấy, một tay bóp cổ không cho kêu, rồi lấy khăn nhét vào miệng. Con vùng vẫy, hai tay xô cô ta ra, nhưng cô ta mạnh quá. Một tay cô nắm chặt lấy hai tay con, một tay cô vả vào mặt con hai, ba cái tóe lửa. Máu miệng con chảy ra, con đau quá đành phải ngồi yên. Chị Gương cũng bị bà kia đánh mấy cái. Xe chạy quanh quất vào các đường rất vắng vẻ. Mãi gần tối, xe đậu lại trước một căn phố, có hai người đàn ông trong nhà chạy ra bồng hai con vào, nhốt trong một cái buồng có đèn sáng lờ mờ và khóa cửa lại. Hai chị em con ôm nhau khóc. Chúng con biết rằng chúng con đã bị họ bắt cóc, và rồi không biết sẽ đem đi đâu. Chúng con vừa khóc la, vừa kêu anh Hai đến cứu, chắc anh Hai không thể nào nghe tiếng hai con được. Cửa buồng mở ra, cô gái hồi nãy đi vào tay cầm cây roi to tướng, cô ta nắm lấy con và đánh túi bụi. Con đau quá, khóc thét lên và chị Gương bưng mặt khóc to hơn.

Cô gái quát chị Gương:

- Con kia, mày thôi khóc đi, không thì tao đánh em mày chết!

Chị Gương nghe nói vậy, chị thôi khóc ngay. Và cô gái kia đi ra đóng cửa lại. Chị Gương ôm lấy con, chị rờ tay lên lưng con đầy lằn roi rướm máu và chị lại khóc sụt sùi. Con bảo chị:

- Chị đừng khóc nữa kẻo họ đánh em đau quá!

Một lúc sau, họ đem cơm nước vào cho hai con, nhưng hai con không thiết ăn uống gì cả. Suốt đêm, hai con ngồi dựa vào nhau khóc nho nhỏ. Chị Gương phàn nàn vì vội tin quá ; phải chi hỏi họ coi có biết nhà mình ở đâu không đã rồi mới lên xe. Con lại nghĩ là có khi họ không biết chi cả, nhưng vì chị Gương hỏi sao anh Liêm không tới đón, họ mới biết tên anh và xưng là quen với anh. Bây giờ lỡ rồi biết làm sao? Hai con nhớ nhà quá, trông anh Hai đến cứu, mà biết hai con bị bắt đi đâu mà tìm?

Sáng ngày hôm sau, họ đem hai bộ quần áo khác bắt chúng con thay. Chị Gương giấu kín sợi dây chuyền vàng anh Hai cho khi trước. Còn con vẫn còn mang cái “lắc” anh Hai vào phía trong cùi tay vì chẳng ai thấy được mà lấy. Đến tối, hai người đàn ông dẫn hai con ra xe, bắt nằm phía sau, họ lấy mền phủ kín lại và bảo:

- Tụi bây nằm yên, kêu la thì chúng tao đập chết rồi vất xác xuống sông.

Hai con sợ nằm im thin thít. Xe chạy mãi, chẳng biết đi đâu. Hai con nằm như thế, rồi mệt quá ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Khi con tỉnh dậy thì trời đã sáng, và con thấy hai bên đường xe chạy, cây cối um tùm, chớ không có nhà ở. Xe đậu lại giữa rừng, họ cho hai con ăn uống, nghỉ ngơi một lúc rồi lại bắt lên đi nữa. Lần này họ cho chúng con ngồi, có một người đàn ông ngồi cạnh con. Thỉnh thoảng ông ta nói chuyện với người lái xe, nhưng họ nói tiếng gì lạ hoắc, con không hiểu gì cả! Đến gần trưa, xe chạy đến một thành phố, như thành phố Đà Nẵng mà không có biển. Họ đem hai con vào trong một căn phố. Họ nói gì với nhau, rồi một bà già dẫn hai con vào nhà trong, cho ở một cái phòng nhỏ, chỉ vừa đặt một cái giường. Bà già này nói được tiếng Việt Nam mà trọ trẹ khó hiểu. Chị Gương bị mệt nằm mê man, con rờ trán chị thấy nóng hung lắm, mà con chẳng biết làm thế nào. Con đắp mền cho chị, rồi đi tìm bà bà già xin nước nóng cho chị uống. Bà già này đi xin thuốc và đem vào cho chị. Bà hỏi con vài câu và an ủi hai con chịu khó đừng khóc mà họ đánh. Con thấy bà già tử tế, muốn hỏi thăm bà đây là chỗ nào, làm sao mà đưa tin cho ông bà và anh Hai được, nhưng bà ấy bảo là bà nói ra thì bà sẽ bị họ đánh chết. Cả đêm chị Gương rên rỉ, thỉnh thoảng chị lại khóc thét lên, có người chạy vào xem, con phải cho họ biết là chị đau mê man, không thì họ cũng đánh. Sáng hôm sau, bà già đem cháo vào cho chị Gương ăn và cho chị uống thuốc, còn con thì bà dẫn ra ăn chung với cả nhà. Người trong nhà đông, đàn ông, đàn bà, có đến 4, 5 người, còn con nít thì 6, 7 đứa trạc tuổi như con và chị Gương. Họ nói tiếng gì con không hiểu được. Con không thấy đói, chỉ ăn được một bát cơm rồi vào ngồi với chị Gương. Chị hôm nay khá hơn, nhưng chị khóc hoài. Con nói  nhỏ với chị là con sẽ kiếm cách xin bà già dẫn đi chơi, may ra gặp ai biết để đưa tin về nhà. Một lúc sau, bà già vào thăm hai con. Bà nói những lời khi sáng : bà an ủi hai con bằng lòng theo số phận ; đừng khóc mà họ đánh thêm khổ. Rồi bà kể cho hai con nghe đã có nhiều đứa bị đánh chết, họ đem xác chôn trong rừng, chẳng ai biết. Chi bằng cứ vui lòng chịu như thế nầy, rồi lớn lên tìm cách mà trốn đi. Bà nói nhỏ nhỏ chỉ hai đứa con nghe câu được câu mất. Bà tỏ ra thương hai con lắm, nên cũng đỡ khổ. Chị Gương khóc, bà lau nước mắt cho chị và an ủi chị. Con xin bà đi xem phố cho vui, bà hứa sẽ xin phép ông chủ rồi dẫn hai con đi, nhưng bà dặn con phải ngoan ngoãn, không được tìm cách trốn đi, và không được nói gì với ai, kẻo bà bị họ đánh. Con hứa với bà sẽ nghe theo lời bà dạy. và hôm sau, lúc chị Gương ngủ, bà dẫn con đi. Đi qua một chỗ có cây mát có chỗ ngồi, con xin bà lại ngồi nghỉ. Rồi con xin bà liệu cách sao cho con có giấy bút để viết thơ về nhà được. Ban đầu bà nói không được, nhưng con nài nẵng mãi, thì bà bảo là bà không có tiền mua giấy, mua tem. Con lấy cái “lắc” đưa cho bà, nhờ bà bán đi mua giấy và viết chì cho. Bà dẫn con đi vào một cái nhà, bà đưa cái “lắc” ra và nói gì một lúc, thì người chủ nhà đưa cho bà một xấp giấy, một cây bút chì và mấy cắc bạc nữa. Bà dẫn con về nhà. Bà cất giấy và viết chì vào trong áo bà và dặn con không được nói ra, nếu nói ra thì hai con cũng chết mà bà cũng chết.

Tối hôm ấy, bà già lại đem cháo cho chị Gương ăn và bà nói với hai con là bà đã xin được ngày mai dẫn hai con đi chơi suốt buổi sáng cho khuây khỏa. Bà dặn nhỏ là bà sẽ kiếm chỗ cho con ngồi viết thơ về nhà, rồi bà sẽ gởi đi cho. Con cố xin bà cho biết ở đây là xứ nào, mà bà lắc đầu không chịu nói. Cả đêm con nằm nghĩ lại mọi sự trước sau, để viết lá thơ này cho Ba, ông bà và anh Hai rõ. Chị Gương dặn con thêm là chị nhớ Ba, ông bà và anh Hai lắm. Chị khóc tức tưởi, nói không biết khi nào lại thấy được mặt Ba, ông bà và anh Hai!

Sáng hôm sau, ăn cơm sáng xong, bà già đem áo quần cho hai con thay và bà bím tóc cho chị Gương. Bà lấy thứ nước gì đen đen xoa mặt mũi và chân tay hai con cho khác dạng đi. Giá mà Ba, ông bà và anh hai có gặp được hai con bây giờ e không nhận ra. Con nhìn chị Gương giống như cố gái Chiệc, con bắt tức cười. Bà già dẫn hai con đi loanh quanh. Dọc đường bà kể cho hai con nghe bà là người Tàu, sang Sàigòn từ hồi còn nhỏ. Bà có chồng mà chết rồi. Bà có một người con lớn như chị Gương mà cũng chết rồi. Bà không biết làm gì để sống, nên phải lên đây ở thuê. Bà nói bà chủ và người con gái đã bắt cóc hai con, thường ở Sàigòn. Hễ dụ dỗ được đứa nào thì cho người đem lên đây rồi đem về bên Tàu. Bà nói thấy hai đứa con bị bắt thì bà thương, mà không biết làm thế nào. Bà an ủi hai con rán chịu cực, khi lớn thì hãy tìm cách trốn, chớ đừng trốn bây giờ, họ bắt được thì họ đánh chết uổng mạng. Nghe bà nói hai con sẽ bị đem qua Tàu, thì con rùng mình lo sợ, nước Tàu chắc là xa lắm. Bà dẫn hai con vào trong một cái miếu bỏ hoang, rồi bà đưa giấy cho con viết thơ này. Vì con không biết được nơi con đang ở là đâu nên con đề là Thơ thứ nhất. Con mong Ba, ông bà và anh Hai bắt được lá thơ nầy. Cầu trời cho con lại gặp được Ba, ông bà và anh Hai.

Nay kính thơ,

Hai con là Gương Lành ký

Nghe đọc xong lá thơ dài của em Lành, cả nhà òa lên khóc. Ông Thành Hưng lấy bao thơ xem kỹ, thấy dấu bưu điện Vạn Tượng (Lào) ông liền bảo mọi người:

- Thôi chúng ta dẹp chuyện buồn. Còn nước còn tát. Đây là dấu nhà Bưu Điện Vạn Tượng nước Lào, như thế chắc chắn là hai đứa nhỏ bị bắt cóc còn đang ở trên Vạn Tượng. Ta hãy lo giấy tờ cho Liêm và một người nhà lên đó tìm, đồng thời xin sở cảnh sát ở đây gởi hình hai đứa lên cho sở Mật thám ở trên đó xét chỗ người Tàu ở, xem có hai đứa nhỏ nào hình dạng như thế không!

Hai tuần lễ sau, cậu Liêm và một người nhà xin được giấy phép lên Vạn Tượng. Đến nơi, vào gặp ông Chánh sở Mật thám, thì họ cho biết là đã dò tìm hết sức trong vùng người Tàu ở, mà không thấy có đứa bé nào như trong hình gởi lên cả. Cậu Liêm buồn rầu, ở lại Vạn Tượng hai tuần lễ để tìm kiếm may ra biết được tung tích gì không. Mới được 10 ngày, ở nhà lại đánh điện lên gọi về gấp. Cậu vội vã về nhà, thì ra ở nhà lại được lá thơ của hai em Gương Lành. Lá thơ này thì em đề địa chỉ ở Vinh.

THƠ THỨ HAI

Vinh.

Thưa Ba, Ông bà và anh Hai:

Hôm con gởi cái thơ thứ nhất được một tuần, thì một buổi sáng, con đang quét nhà, chị Gương đang hái rau với bà già thì thấy mấy người lớn chạy ra chạy vô, nói xầm xì với nhau. Rồi họ dẫn hai con lên trên lầu nhốt vào trong phòng tắm và họ bảo phải ngồi yên, không được cựa quậy và không được nói gì với nhau. Không vâng lời thì họ sẽ giết chết. Hai đứa con lo lắng không biết vì sao. Mãi đến trưa, bà già đưa cơm lên cho hai con ăn cho hay là hồi sáng có mật thám đi xét, và bà bảo tối nay họ sẽ đưa hai con ra Bắc, rồi đem sang Tàu. Bà đưa cho con khúc viết chì và mấy tờ giấy cùng hai cắc bạc. Bà vuốt ve và an ủi hai con, cùng nhắc lại lời bà dặn hôm trước : hai cháu rán chịu cực ít năm, lớn lên rồi tìm cách trốn, chớ đừng trốn bây giờ không lọt tay họ đâu, mà rồi họ giết chết uổng mạng. Chiều hôm đó còn có người đến cắt tóc chúng con. Tóc chị Gương họ cắt ngắn đi, còn con thì họ cạo trọc lóc. Tối đến cơm nước xong, hai người đàn ông vào trói tay chân và bịt miệng chúng con lại, bỏ mỗi đứa vào cái bao vải, rồi đem ra xe. Xe chạy mau, đường thì gập ghềnh, hai con bị trói như con heo, cực khổ quá chừng. Ban đầu con còn nghe chị Gương khóc thút thít, một chặp xe dằn quá, con không nghe chị khóc nữa, con tưởng chị chết, con lo quá. Xe cứ chạy cho đến gần sáng mới dừng lại, họ cởi trói và cho chúng con nghỉ một lúc. Chị Gương mệt quá, đứng không vững nữa, con phải đỡ chị. Sáng sớm, xe lại chạy mãi, chỉ dừng lại ăn cơm tối thôi. Đến tối họ đem chúng con vào trong một căn nhà và giam chúng con trên gác. Chúng con nằm xuống sàn gác, ngủ mê mệt. Đến sáng ngày có một cô gái đem cơm lên cho chúng con ăn. Thấy cô có vẻ hiền từ và chăm chú nhìn chúng con, con đánh bạo hỏi cô:

- Thưa cô, có phải cô là người Việt Nam không?

Cô ta nhìn xuống dưới rồi đáp nhỏ:

- Phải! Mà họ cấm chị không được nói gì với mấy em. Họ biết được thì họ đánh chết. Nghe nói tối nay, họ sẽ đem hai em qua Tàu.

Con nài nỉ:

- Em nhờ cô bỏ giùm cho em cái thơ được không?

Cô ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Em cứ viết đi, rồi chiều chị đem cơm lên chị sẽ lấy đi gởi cho, mà phải kín đáo, họ biết được thì chết cả lũ!

Con viết thơ thứ hai này tin cho Ba, ông bà và anh Hai được rõ. Có lẽ từ đây chúng con không còn gởi được lá thơ nào nữa, nhưng chúng con hy vọng mấy năm nữa, chúng con lớn lên sẽ tìm cách trốn thoát. Cầu trời cho chúng con được gặp lại Ba, ông bà và anh Hai.

Hai con là Gương Lành ký

Cậu Liêm đọc xong bức thơ, gục đầu xuống bàn khóc : thế là hết hy vọng tìm được hai em! Nước Tàu rộng bao la, hai em nhỏ dại bị bắt về đó, chẳng khác gì đôi chim sẻ giữa rừng xanh, biết lối nào mà ra, biết đâu mà tìm… Nghĩ lại những chuyện cũ từ ngày gặp các em cho đến ngày các em bị mất tích : ngày vui ít, ngày buồn nhiều, mà còn kéo dài không biết cho đến khi nào, cậu Liêm sụt sùi khóc thương số kiếp long đong của hai em.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13Tue 07 Jun 2016, 08:08

Chương 6 (hết)

Ba năm nặng nề trôi qua… lòng thương nhớ hai đứa con vẫn không phai mờ trong lòng ông Chánh. Nét mặt ông lúc nào cũng ủ dột, nước mắt chảy dài trên má. Ông không ăn ngủ được, người chỉ còn da bọc xương. Nhiều lúc ông như người mất hồn, thỉnh thoảng ông lại ôm bức ảnh hai đứa con mà khóc thê thảm. Đã ba năm rồi, ông chờ đợi ngày về của Gương Lành, song vẫn biệt tăm vô tín. Nghĩ đến hai đứa con yêu quí nhất đời, đang phải sống cuộc đời cay cực ở nơi phương trời xa thẳm, ông đau đớn như điên dại. Phải chi ông biết hai con không còn nữa, ông chẳng còn muốn sống làm gì. Ông bà Thành Hưng hết sức an ủi khuyên lơn ông và tìm mọi cách cho ông khuây khỏa, nhưng vẫn vô hiệu. Nhất là cậu Liêm, từ ngày hai em mất tích, cậu cũng bỏ học, suốt ngày săn sóc ông Chánh, chẳng khác gì như con đối với cha già vậy. Tuy thế, lòng ông Chánh vẫn không sao nguôi được lòng thương nhớ hai con…

Ba năm rồi, hình ảnh hai đứa con yêu quí luôn luôn như hiện hình trước mắt ông. Trí tưởng tượng ông theo bức thơ em Lành gởi về, diễn lại trong trí ông những cảnh phũ phàng em Lành bị đánh đập, em Gương bị đày đọa cực khổ. Bưng bát cơm lên miệng, nhớ đến con, ông lại vội đặt xuống thành mâm, ôm mặt khóc. Ai nghe thấy tình cảnh ông cũng ứa nước mắt. Mỗi ngày ông Chánh một yếu dần, ông thoi thóp trên giường, không chịu ăn uống gì nữa. Cậu Liêm phải tìm thầy cắt thuốc bổ, ép ông uống, mong giữ được mạng sống ông. Giữa lúc trong nhà bối rối, không còn tìm được phương thế gì để an ủi ông Chánh cho khuây khỏa nỗi buồn thảm, thì một bức điện tín của ông Thành Lợi từ Thượng Hải gởi về:

Ông Thành Hưng, đường Bona – Saigon

Đã gặp được hai em Gương Lành. Sẽ có thư sau,

Thành Lợi

Đọc xong bức điện tín, cả nhà vui mừng khôn xiết. Ông Chánh đang liệt nặng, nghe tin đã tìm thấy hai đứa con thân yêu, ông nhảy xuống giường đi lại như người khỏe mạnh. Ông đòi ăn uống và cười nói huyên thuyên. Đã ba năm rồi, nhà ông Thành Hưng vắng tiếng nói cười, nay lại vang lên rộn rã. Hàng phố nghe tin cũng chạy đến chia vui và hỏi thăm, nhưng tin tức vỏn vẹn chỉ có thế. Ai nấy nóng lòng đợi lá thơ của ông Thành Lợi để biết thêm chi tiết. Một tuần sau lá thơ quý hóa này mới đến nơi.

Thượng Hải, ngày 15 tháng 4 năm 1942

Kính thăm bác Chánh, Ông bà và cậu Hai.

Thật là một việc tình cờ mà cũng may mắn hết sức. Số là tôi và hai người bạn đi Hồng Kông mua hàng xong, đang chờ chuyến tàu để về, thì chúng tôi gặp ông Giám đốc xưởng dệt tơ lụa ở Thượng Hải ; ông ta mời chúng tôi đi Thượng Hải thăm xưởng dệt của ông. Vì đến cuối tháng mới có tàu về Việt Nam, nên chúng tôi nhận lời mời. Thời cuộc nước Tàu lúc nầy còn đang lộn xộn, nhưng ở Thượng Hải vẫn yên tĩnh. Thủ tục giấy tờ xin vào Thượng Hải không đến nỗi khó khăn. Chúng tôi đến Thượng Hải được hai ngày. Công việc xong xuôi, chúng tôi đi xem phố phường để hôm sau trở về Hồng Kông. Chúng tôi vừa đi vừa nói chuyện với nhau, thì một cậu bé phía sau chạy vượt lên nhìn chằm chặp vào mặt tôi một lúc, rồi hỏi tôi bằng tiếng Việt Nam:

- Thưa bác, có phải bác là ông Thành Lợi ở Sàigòn không?

Tôi ngạc nhiên như trên trời rơi xuống đất! Làm sao mà một cậu bé người Tàu lại nói sõi tiếng Việt Nam như thế, mà lại biết tên tôi nữa chứ? Tôi chưa kịp trả lời, thì cậu lại tiếp:

- Bác không nhận ra cháu à? Cháu là Lành con ông Chánh ở nhà ông bà Thành Hưng. Chị em cháu bị bắt cóc sang đây đã ba năm nay. Chúng cháu vừa mới trốn được về đây!

Tôi nhìn kỹ, thì trời ơi! Cháu Lành thật! Tôi sung sướng ôm lấy cháu reo to lên, nhưng cháu vội ra dấu cho tôi làm thinh và dẫn tôi đi. Tôi đi theo cháu vào một cái miếu bỏ hoang, thì ra cháu Gương đang ẩn trong đó. Hai chị em gặp chúng tôi vui mừng quá sức. Cháu Lành kể vắn tắt cho chúng tôi nghe là hai chị em nhân được phép đi xem hát bội rồi trốn luôn. Đến đây đang bơ vơ, may gặp chúng tôi. Chúng tôi đem hai chị em về nhà trọ cho ăn uống, tắm rửa, nghỉ ngơi một lúc rồi nhờ người đi trình ông Đốc lý thành phố. Ở đây họ đã ghi tỉ mỉ những lời khai của hai chị em. Họ hứa sẽ tìm ra manh mối bọn bất lương này và sẽ gởi tài liệu về cho nhà cầm quyền mình biết, để thộp cổ trọn ổ tụi lưu manh đang tác hại ở Sàigòn. Họ cũng cấp giấy cho hai em được trở về Việt Nam. Tôi vội vàng đi gởi điện tín cho bác, ông bà và cậu Hai hay, rồi trở lại nhà trọ viết lá thơ này để bên nhà rõ chuyện hơn một tí. Còn nhiều điều, để khi hai cháu về sẽ kể lại sau. Tôi cũng quên chưa nói là hai cháu bây giờ lớn hơn trước nhiều. Cháu Gương hơi gầy và xanh, còn cháu Lành khỏe mạnh hơn. Hai cháu đi trốn tránh mất ba ngày, vừa đói vừa mệt nên có vẻ đuối sức. Chúng tôi sẽ ở lại đây thêm vài ba hôm nữa, để các cháu nghỉ cho lại sức và mua sắm cho hai cháu vài thứ cần dùng. Cuối tháng nầy, chúng tôi sẽ trở về Sàigòn. Bác, ông bà và cậu Hai yên tâm, tôi sẽ lo liệu mọi sự cho hai cháu về đến nơi bằng an. Có viết thơ cho tôi xin đề địa chỉ ở Hồng Kông. Tôi đang viết thơ này thì cháu Lành xin viết thêm mấy chữ.

Vắn tắt mấy hàng làm tin. Xin thành thực chia vui với bác, ông bà và cậu Hai. Hẹn ngày tái ngộ vui vẻ!

Kính thư
Thành Lợi

Hai con xin viết thêm vài hàng kính thăm Ba, ông bà và anh Hai. Trong lòng hai con vui mừng hết sức, không biết nói gì hơn nữa. Hai con chỉ trông ngày trông đêm cho đến khi gặp Ba, ông bà và anh Hai.

Hai con là Gương Lành ký.

Đọc xong bức thơ, ai nấy đều vui mừng thỏa mãn. Ba năm trông đợi, lo buồn, tin vui nầy đến, chẳng khác gì đất khô hạn được trận mưa rào. Từ khi được tin đã tìm thấy hai em nhỏ, nhà ông Thành Hưng lúc nào cũng có người đến chia vui. Ông Chánh tuy chưa được khỏe như hồi trước, nhưng nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng, khiến nét mặt ông rạng rỡ, hồng hào hẳn lên…

*

Cậu Liêm xuống hãng tàu thủy, biết được giờ tàu Hồng Kông cập bến, liền về báo tin cho cả nhà xuống bến Khánh Hội đón hai em. Chiếc tàu từ từ vào bến. Hai em Gương Lành đứng trên boong tàu với ông Thành Lợi nhìn xuống. Khi các em thấy Ba, ông bà Thành Hưng và cậu Liêm cùng cả gia đình ông Thành lợi đang đứng trên bến, các em reo cười, vui mừng chỉ trỏ. Chiếc thang tàu vừa thả đến đất, cả hai chạy nhào xuống ôm choàng lấy cha, miệng gọi: “Ba ơi! Ba ơi!”. Cha con ôm lấy nhau, vui sướng nghẹn ngào không nói nên lời. Ông bà Thành Hưng và mọi người cũng đều chạy đến ôm hôn các em, vui mừng khôn xiết. Các người ra đón thân nhân đi chuyến tàu này, thấy chuyện lạ, hỏi thăm, khi hay tự sự, ai nấy đều đến bắt tay chia vui cùng ông Chánh.

Tối hôm ấy, nhà ông Thành Hưng thết đãi tiệc để mừng hai em, sau ba năm lưu lạc, trải bao nhiêu gian lao khổ cực, nay được trở về lại yên vui với gia đình. Cả gia đình ông Thành Lợi đều có mặt và các người hàng phố cũng vui vẻ đến dự tiệc mừng. Trước khi nâng chén rượu chia vui, ông Thành Lợi đứng lên kể sơ qua cuộc gặp gỡ bất ngờ của ông với các em. Và ông xin thay mặt mọi người chia sẻ nỗi vui sướng có một không hai nầy với ông Chánh, ông bà Thành Hưng và cậu Liêm, nhất là với hai em Gương Lành. Ông kết luận : Đây không phải là một việc tình cờ mà là một việc do ý trời xui khiến, vì một người ngay lành như bác Chánh, một tấm lòng bác ái vị tha như gia đình ông bà Thành Hưng và những người con ngoan ngoãn như hai cháu Gương Lành, không lẽ trời để cho chịu khổ sở tuyệt vọng được!

Ông Chánh đứng dậy nói ít lời cám ơn mọi người và ông xin em Lành kể sơ lại những năm lưu lạc trên đất Tàu cho mọi người nghe. Em Lành đứng lên cúi đầu chào mọi người, rồi kể:

“Lúc họ đem chúng con sang đến đất Tàu, họ bán chúng con cho một nhà khá giả gần Thượng Hải. Nhà nầy chuyên làm đồ thêu bằng tay. Chị Gương được vào học thêu với các người đàn bà làm ở đó, còn con thì phải gánh nước, quét nhà và làm các việc vặt vãnh. Ban đầu con chưa hiểu tiếng họ nói, nên làm sai ý họ luôn, mà họ ác lắm, hễ làm sai, thì họ đánh chí tử. Mỗi lần con bị đánh, chị Gương lại khóc, khiến họ đánh con nhiều hơn. Có lần con bảo chị Gương:

- Thôi chị đừng thương em nữa, kẻo mỗi lần em bị đánh, chị thương khóc, họ lại đánh em nhiều hơn.

Chị mếu máo nói:

- Ở đây chỉ có hai chị em mình, mà em bảo đừng thương em sao được!

Dần dần, con học được tiếng Tàu ; công việc làm xuôi chảy, họ cũng bớt hành hạ con hơn. Với lại, con cũng làm quen được nhiều đứa trong xóm nên cũng đỡ khổ… Cho đến một hôm, con đi chơi với một thằng bạn, nó cho con ăn xôi rồi bảo con:

- Ít hôm nữa, mầy sẽ mất chị mầy!

Con ngạc nhiên hỏi tại sao, thì nó trả lời:

- Má tao thấy chị mầy dễ thương nên má tao xin chuộc chị mầy cho làm vợ anh tao. Ông chủ đã bằng lòng, má tao còn đợi ngày lành, tháng tốt, sẽ đem tiền chuộc.

Con nghe nói thế, lo lắng quá sức. Tối hôm ấy, con nói nhỏ cho chị Gương biết, chị cũng lấy làm lo lắm. Chị chưa biết toan liệu thế nào, thì may mắn ở đàng xóm đó làm lễ khánh thành chùa mới xây xong, tổ chức hai đêm hát bội. Chúng con liền xin đi xem. Bà chủ bằng lòng cho đi, nhưng dặn hai chị em phải đi chung kẻo lạc nhau. Chúng con thừa dịp đó trốn luôn. Suốt đêm đó, chúng con vừa chạy vừa đi, không nghỉ. Mệt đuối sức mà vẫn cố đi, sợ người ta theo bắt. Ban ngày, khi có đông người qua lại chúng con vào nấp trong các chùa miếu. Muốn làm khác dạng đi, chúng con đốt giấy lấy than xoa vào mặt mũi tay chân cho đen đi. Hơn một ngày rồi mà chúng con chưa có tí gì vào bụng. Đói quá, đi không được nữa mà không dám xin ăn, sợ họ bắt được. Túng thế, chị Gương lấy dây chuyền vàng anh Hai cho chị khi trước, đem cho con đi bán. Một bà đi đường bằng lòng mua với giá năm đồng bạc. Con vội vàng đi mua bánh. Hai chị em ăn lại sức rồi đi nữa.

Vừa đi vừa trốn tránh, mất ba ngày mới đến thành phố Thượng Hải. Chúng con đang bối rối chưa biết làm thế nào, thì tình cờ con đi mua bánh về, thấy có ba người đi trước con, ăn mặc khác người ở đây, họ vừa đi vừa nói chuyện với nhau. Con lắng tai nghe, thì trời ơi, họ nói tiếng Việt Nam! Con mừng quýnh chạy lên trước định hỏi thăm thì may mắn lại nhận ra bác Thành Lợi đây… Thế là chúng con thoát được cảnh tôi đòi, được trở về lại gia đình ấm cúng…

Nói đến đây em Lành nhìn mọi người, rồi nói một tràng tiếng Tàu:

- Xánh phủ chí nhật ỷ cô, dì cá xì thìn dìn nhật hẩu phún hẩy a!

Ông Thành Hưng cười, hỏi:

Cháu nói tiếng gì lạ vậy?

Em Lành mỉm cười:

- Thưa, đó là câu tiếng Tàu, có nghĩa là : “Những ngày khổ cực đã qua rồi, bây giờ là ngày đoàn tụ, thật vui mừng quá!”

Mọi người đều vỗ tay reo cười vang nhà. Cậu Liêm bảo hai em:

- Từ ngày các em bị mất tích, anh cũng bỏ học luôn. Thôi, niên khóa sắp tới, anh em ta lại đi học. Bây giờ chắc chắn không sợ ai bắt cóc các em nữa!

Bà Thành Hưng ôm lấy em Gương, vuốt ve mái tóc em và bảo:

- Để anh Hai và em Lành đi học. Còn con, chẳng học thì đừng, con ở nhà với má, má không muốn rời con bao giờ nữa!

Em Gương dựa đầu vào lòng bà, nỗi vui mừng tràn ngập trong lòng, khiến nét mặt em rạng rỡ, xinh đẹp hẳn lên…

NHẬT LỆ GIANG
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Hai Chị Em Lưu Lạc Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Hai Chị Em Lưu Lạc   Hai Chị Em Lưu Lạc I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Hai Chị Em Lưu Lạc
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-