Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Today at 16:41

Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 18:57

Thi tập "Chỉ là...Tình thơ" by Tú_Yên tv Yesterday at 12:56

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Yesterday at 12:51

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Yesterday at 12:46

LỀU THƠ NHẠC by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:55

Quán Tạp Kỹ - Đồng Bằng Nam Bộ by Thiên Hùng Wed 24 Apr 2024, 11:48

Trụ vững duyên thầy by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:34

Mái Nhà Chung by Trà Mi Tue 23 Apr 2024, 07:33

THIỀN TUỆ (diệt trừ đau khổ) by mytutru Tue 23 Apr 2024, 00:07

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 09:57

Nhận dạng phụ nữ giàu có by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:36

Bức tranh gia đình by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 08:09

Mẹo kho thịt by Trà Mi Mon 22 Apr 2024, 07:29

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 23:01

Trang Họa thơ Phương Nguyên 2 by Phương Nguyên Sun 21 Apr 2024, 22:56

Trang viết cuối đời by buixuanphuong09 Sun 21 Apr 2024, 06:38

Mức thù lao không ai dám nghĩ đến by Trà Mi Wed 17 Apr 2024, 11:28

KHÔNG ĐỀ by Phương Nguyên Wed 17 Apr 2024, 11:00

Cách xem tướng mạo phụ nữ ngoại tình, không chung thủy by mytutru Tue 16 Apr 2024, 11:59

Ở NHÀ MỘT MÌNH by Phương Nguyên Tue 16 Apr 2024, 09:59

HÁ MIỆNG CHỜ SUNG by Phương Nguyên Sun 14 Apr 2024, 13:29

Trang thơ vui Phạm Bá Chiểu by phambachieu Fri 12 Apr 2024, 15:48

Những Đoá Từ Tâm by Việt Đường Fri 12 Apr 2024, 15:32

Chết rồi! by Phương Nguyên Fri 12 Apr 2024, 13:57

ĐÔI BÀN TAY NGHỆ NHÂN by mytutru Thu 11 Apr 2024, 17:43

THẬN TRỌNG SIÊU LỪA by mytutru Wed 10 Apr 2024, 20:33

Không đánh, không mắng, không phạt, không có học sinh ưu tú by Trà Mi Wed 10 Apr 2024, 11:45

KHÓ NGỦ by Phương Nguyên Wed 10 Apr 2024, 01:46

MỘT CHÚT BUỒN by Phương Nguyên Tue 09 Apr 2024, 15:33

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Chú Thỏ Tinh Khôn

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:50

Chương 10

KẺ CẮP BỊ MẮC BẪY



Chồn vừa tậu được một khu vườn xinh đẹp. Nó trồng su, cà rốt, củ cải, cà, ớt, xà lách đủ thứ. Ngày nào nó cũng vun xới, bón phân tưới nước. Hoa mầu ngày một tươi tốt, cây lớn vùn vụt trông thấy. Cứ mỗi buổi sáng, buổi chiều, nó chắp tay sau lưng, đi qua đi lại ngắm vườn rau mát dượi cả ruột. Nó nuôi trong đầu óc không biết bao nhiêu là dự định. Bán rau cải nó sẽ sửa sang nhà cửa, may sắm áo quần cho nó và cho vợ và nhất là tậu một chuồng gà vịt để bắt ăn lần, khỏi len lén đến các nông trại rình rập để bắt trộm. Nhớ đến trận đòn của ông chủ trại giáng xuống trên đầu trên lưng mà nó còn rùng mình, nhất là hàm răng nhọn của con Vá cắn sâu vào bắp đùi của nó, may nhờ lanh chân không thì nó bỏ xác bên cạnh ao nước rồi!

Chồn nhận thấy bao giờ siêng năng làm lụng cũng vẫn hơn. Mới cắt có mấy bụi cải, đào bới một ít cà rốt mà nó đã bán được khá tiền, mua hơn mười quả trứng, vợ chồng đánh chén khoái khẩu hết sức.

Nhưng một buổi sáng trở dậy, nó trông thấy vườn rau mà ngao ngán, cổ họng như tắt nghẹn lại. Nó dẫm chân xuống đất thình thịch, nghiến răng, nắm chặt hai tay để hăm dọa kẻ vô danh nào đó đã dám đến đây mà trộm của nó hết hai vồng vừa su hào vừa cà rốt, đó là chưa kể những vồng khác bị dẫm nát bừa bãi.

Tối hôm ấy, nó ngồi rình suốt đêm ở ngoài trời để canh chừng tên trộm. Quân gian đâu chẳng thấy, Chồn chỉ thấy ho hen, đau đầu sổ mũi vì cảm sương gió, nằm suốt một ngày đêm không dậy được.

Khi lành bệnh trở ra vườn thì nó thấy bị mất thêm ba vồng rau cải nữa. Nó điên tiết lên, phải tìm cách giết chết tên gian phi mới hả dạ, chứ tình trạng nầy mà kéo dài thì nó sẽ sạt nghiệp.

Nó chưa nghĩ ra cách nào để bắt gian phi thì chị vú bên nhà vợ sang tin nhạc mẫu của nó mệt nặng trở lại.

Chồn Cái trở về săn sóc mẹ đã hơn tuần nay, trong nhà chỉ còn lại mình nó. Nếu nó cũng đi nữa thì ai trông nom vườn rau? Nó càu nhàu, nó gắt gỏng, trở lại oán luôn cả mẹ vợ nữa. Mà oán là phải. Cả năm mười hai tháng nó rỗi rãi thì giờ lại không chịu đau, bây giờ nó bấn ruột bấn gan lại nằm liệt chiếu liệt giường không dậy nổi.

Nếu nó không sang thăm bà nhạc thì lỗi đạo rể con, thiếu tình nghĩa đối với vợ. Còn bỏ nhà mà đi thì thằng kẻ cắp sao khỏi trở lại vơ vét, làm sao để bắt được nó mà trả thù? Rõ thật khó nghĩ!

Chồn chắp tay sau lưng đi qua đi lại không biết bao nhiêu vòng nữa. Cuối cùng nó nhếch mép mỉm cười hăm dọa. Nó lấy một sợi thừng, bắc thang cột một đầu vào cành cây còn đầu kia làm thành thòng lọng. Chồn rào chung quanh thật kỹ, chỉ chừa một con đường hẹp chạy vào vườn rau. Giữa con đường nầy, nó cắm một cái cọc để giữ dây thòng lọng từ trên cành cây vít xuống. Nó phải nhọc nhằn suốt mấy tiếng đồng hồ mới hoàn thành được cái bẫy. Nó xoa hai tay vào nhau ra vẻ khoan khoái. Nó lẩm nhẩm một mình: “Con hái trộm đào trộm của bố đã nhiều lần rồi, nay bố xử ác với con, con cũng đừng nên trách bố!”

Đặt xong cái bẫy, Chồn yên bụng hết sức, khăn gói lên đường, mang theo một ít trứng gà để biếu bà nhạc.

*

Kẻ trộm vườn rau của Chồn không ai khác hơn là Thỏ. Sau khi thua hết năm quan, tiếp theo đó, nó phải mất thêm một số tiền mời thầy chữa bệnh cho vợ nên Thỏ trở thành nghèo khó túng thiếu. Những thứ gì để dành lâu nay, hai vợ chồng Thỏ ăn hết sạch.

Một hôm nó đi tìm những nơi nào lương thực dồi dào thì kiếm mà đem về tích trữ. Trước kia chỉ có hai vợ chồng nay có thêm thằng con, nếu không biết lo xa, để đến mùa đông tháng giá, rủi có những trận lụt bất thần xảy ra thì tránh sao khỏi nạn đói!

Khi đi ngang qua vườn rau của Chồn nó đứng lại ngắm nghía. Nó tự bảo: Thằng cha nầy ngày thường nó lười lắm, chỉ trộm gà trộm vịt là tài giỏi. Sao nay nó lại vun xới được một vườn rau tươi tốt như thế nầy?

Trong loài thú chỉ có Chó Sói và thằng nầy là ghét mình nhất. Hễ gặp cơ hội tốt, thì nó kiếm cách hại mình cho bằng được. Nhưng nó đã muốn hại mình thì việc gì mình lại không hại nó. Chúng ta sẽ hay nhau!

Lý luận như vậy rồi thì tối hôm đó Thỏ đến đào cà rốt, củ cải, xà lách v.v… của Chồn, phần ăn cho no bụng, phần đem về cho vợ con, ăn chán chê rồi còn phơi trên giàn phòng khi đói kém.

Thỏ dò biết rất rõ ràng về tình hình trong nhà của Chồn. Nào là bà nhạc ốm nặng chị vợ phải trở về săn sóc, chỉ còn có mình Chồn hiu quạnh, nào là vì Chồn ngồi rình ngoài trời mà phải bị cảm sương cảm gió lên cơn sốt suốt ngày đêm…

Lần nầy, Thỏ núp trong hốc cây, thấy Chồn đi ngang qua, tay xách cái bọc trứng. Nó đoán là Chồn sang thăm bà nhạc. Thỏ như mở cờ trong bụng, mừng sẽ được tự do thao túng. Nhưng nó không rõ, Chồn đi như thế bao lâu mới về? Thỏ biết trước, chuyến nầy mà Chồn nắm được nó thì nhất định tính mệnh của nó không còn. Nó phải thận trọng lắm mới được. Nó theo rình Chồn và đi sau một quãng khá xa để Chồn khỏi trông thấy.

Khi Chồn vào nhà vợ rồi, Thỏ nằm nép ngoài bờ rào nghe ngóng. Mặt trời đi khuất từ lâu và bóng tối đã phủ xuống. Thỏ yên trí Chồn sẽ ở lại suốt đêm với bà nhạc và vợ.

Thỏ về nhà ăn uống xong, chờ canh khuya thì đến vườn rau của Chồn. Trời mờ mờ. Ánh trăng le lói như một ngọn đèn cạn dầu. Gió hiu hiu thổi, bốn bề lặng lẽ. Thỏ hoàn toàn vững bụng. Trên vai mang một cái đãy to tướng, nó định bụng chuyến nầy phải làm một mẻ cho sạch cả. Vì ngày mai Chồn về, biết đâu vợ nó không về theo, thì dễ gì đã hái trộm được nữa.

Không như hai lần trước phải đục bụi, đục bờ, lần nầy Thỏ đi vào cửa chính. Nhưng vừa đến nơi thì nó vấp phải cái cọc đau điếng. Nó cúi nhổ cái cọc thì vụt một cái, cành cây bị níu xuống nay bật trở lên, dây thòng lọng nắm chặt lấy chân Thỏ treo lên, đưa tòn ten qua lại giữa không khí. Đau cha chả là đau! Chưa bao giờ Thỏ bị treo ngược lên như vậy. Nó có cảm tưởng ruột gan như đảo lộn và càng vùng vẫy gút dây càng siết vào, chân càng đau đớn hơn.

Nó tự mắng thầm: “Rõ đã tốt phước chưa? Ai bảo mầy trộm cắp? Bị trừng phạt như thế nầy là đáng đời lắm rồi còn oán thán gì nữa? Sáng mai, Chồn trở về, chưa biết nó sẽ xử trị mầy như thế nào? Nó xé xác mầy ra cũng chưa biết chừng. Chồn là một thằng lưu manh gian ác, nó cố tâm hãm hại mầy thật đó, nhưng mầy đâu có quyền cướp công mồ hôi nước mắt của nó? Nếu chỉ chờ kẻ khác làm lụng khó nhọc rồi mầy đến trộm về ăn thì còn đâu là lương tâm, là công bình nữa? Bạn bè thân thuộc, khi trông thấy mầy bị treo trên cành cây như thế nầy vì trộm cắp thì nhục nhã biết bao?” Nó tự mắng nhiếc một hồi như thế rồi ngủ quên đi lúc nào không hay.

Mặt trời tuy chưa nhô lên cao nhưng ánh sáng đã chan hòa khắp mọi nơi. Bóng tối chỉ còn lởn vởn trong những lùm cây bụi rậm. Bầy chim ló đầu ra khỏi tổ, nhìn Thỏ với một vẻ ngạc nhiên. Chúng hỏi nhau:

- Anh ấy tập thể dục đấy à?

Một con ra mặt thạo cãi lại:

- Chúng mầy không biết cóc gì cả. Anh ấy tập dượt để đóng trò vì hình như có một ban xiếc sắp trình diễn cho mọi người xem.

Thỏ thấy Chồn từ đường xa đi lại. Trống ngực nó đánh bình bịch bình bịch như trống đua trải. Toàn thân nó run lên bần bật, nó nhắm nghiền đôi mắt lại đành liều với số phận.

Bỗng nó nghe có tiếng hỏi:

- Nầy cậu Thỏ, chú tôi có nhà không?

Thỏ hoàn hồn nhìn lại thì ra Chồn Cháu mà Thỏ đã từng nhiều lần gặp mặt.

Thỏ đáp giọng bình tĩnh:

- Chú anh đi vắng rồi và mãi chiều nay mới về.

- Thế còn cậu làm gì mà treo chân treo cẳng như vậy?

- Tôi ấy à? Anh không thấy rõ sao? Chú anh thuê tôi canh chừng vườn rau nầy vì sợ có kẻ hái trộm, cứ mỗi tiếng đồng hồ chú anh trả cho tôi một quan tiền. Tính từ đầu hôm đến giờ tôi được chín quan rồi đấy. Và từ giờ đến chiều tôi còn được thêm mười quan nữa vị chi mười chín quan cả thảy.

Chồn cháu nghe nói đến một số tiền quá lớn thì thèm nhưng cũng chưa hiểu rõ nên hỏi tiếp:

- Nhưng sao canh gác cậu lại phải treo chân lên như thế?

- Rõ anh không hiểu gì cả. Chú anh đi vắng không thể kiểm soát được, sợ tôi bỏ đi chơi mà vẫn lãnh tiền nên yêu cầu tôi phải để chú anh treo chân lên cho được chắc chắn.

Chồn cháu thở dài nói:

- Không giấu gì cậu, độ nầy tôi túng quá định đến xin chú tôi một vài quan để về lợp lại mái tranh kẻo bị nước dột ngay nơi chỗ tôi nằm không sao ngủ được. Không ngờ chú tôi lại đi vắng.

- Nghe anh nói tôi cũng không đành lòng. Thôi thì tôi nhường cho anh canh vườn rau nầy từ giờ cho đến chiều. Chú anh đưa ra bao nhiêu, tôi và anh sẽ chia hai phần bằng nhau mỗi người một nửa.

Chồn cháu tính nhẩm: Lẽ ra thì nó được mười quan mà Thỏ được chín. Nhưng thôi chia cân cũng được. Số tiền mười quan đối với nó trong lúc nầy quá lớn lao không sao tưởng tượng được.

Thỏ bày cách cho Chồn Cháu bắc thang leo lên tháo gút dây để Thỏ lôi chân ra rồi tra chân của nó vào.

Trước khi từ giã, Thỏ nói:

- Nếu tôi về chậm thì anh giữ hộ số tiền cho tôi và đừng có tiêu đi nhé!

Chồn vừa đưa lắc lư theo gió vừa đáp bằng một giọng cảm động:

- Cậu đã giúp tôi qua cơn túng thiếu lẽ đâu tôi lại tham lam xén bớt số tiền của cậu?

*

Trải qua một đêm ở nhà bà nhạc, Chồn nóng ruột như lửa đốt. Nó trông cho mau sáng trở về xem lại vườn rau. Nó vừa đi vừa chạy, ai hỏi gì cũng không đáp. Từ xa, nó thấy một con vật đang đưa tòn ten dưới cành cây, nó khoái chí hết sức.

Nó tự bảo: “Chồn ơi, trí thông minh của mầy thật chẳng ai bì kịp. Mầy mà đặt bẫy thì kẻ gian phi dẫu tài giỏi đến đâu cũng không tài nào thoát được. Quân trộm cắp phải bị trừng phạt một cách thật xứng đáng”.

Nó bẻ một cành cây, thủ sẵn sau lưng, bước nhanh đến, không cần tra hỏi lôi thôi, vụt mạnh vào lưng Chồn cháu không chút xót thương.

Chồn cháu hai mắt nhắm lại đang ngủ một giấc mơ màng. Nó mộng thấy mười quan vấn quanh lưng quần nó. Nó tháo ra thả từng đồng một từng đồng một, bỏ vào lòng bàn tay của vợ nó đang ngửa ra để hứng lấy. Nó thích chí cười khách khách, vợ nó cũng vui sướng cười theo. Nhưng bỗng đâu có tên cướp xồng xộc tông cửa nhảy vào. Vợ nó hoảng hốt hét lên một tiếng rùng rợn. Nó giật mình tỉnh giấc thì nghe đau nhói sau lưng. Mở mắt nhìn gương mặt hùng hổ của chú nó cũng đủ khiếp. Ngọn roi vẫn tiếp tục mết vào lưng nó.

Chồn cháu la lớn:

- Cháu giữ vườn cho chú, chú chưa trả tiền công còn lấy gậy phang vào lưng cháu là nghĩa lý làm sao?

Nó vừa xuýt xoa vừa quằn quại cái lưng trông rất thảm hại.

Chồn ngừng tay hỏi:

- Ai bảo mầy giữ vườn? Mầy còn bịa chuyện định đánh lừa tao à?

- Dạ cậu Thỏ bảo cháu.

Nghe nói hai tiếng cậu Thỏ, Chồn đoán ngay là có việc gì bí ẩn chứ chẳng không.

Chồn cháu thuật lại việc gặp Thỏ đang treo chân trên cành cây… Thỏ giao lại việc giữ vườn rau cho nó v.v… Chồn tức giận lấy gậy đánh sàn sạt vào bụi cây cho hả giận và mắng cháu:

- Mầy đần độn một cây! Mầy phá mất công trình vĩ đại của tao, không thì giờ phút nầy tao đã đánh nó tan xương nát thịt rồi. Mầy ngu lắm, giữ vườn gì lại treo ngược mình lên trên cây?

Khi đã bớt cơn giận, thương tình cháu bị đòn oan, Chồn vào nhà lấy tiền cho cháu và dặn:

- Bận sau mầy đừng có dại dột như vậy nữa. Để tao tìm cách bắt nó cho mầy coi.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:51

Chương 11

LẬP MƯU BẮT THỎ



Bây giờ Chồn mới rõ, chính Thỏ đã trộm hoa màu của nó. Nhưng nếu tìm bắt Thỏ ngay trong lúc ấy chưa chắc đã được. Nó thừa hiểu Thỏ trốn tránh rất tài tình. Nhưng nếu để lâu lâu một chút, khi Thỏ không nghi ngờ thì thộp cổ nó rất dễ.

Chồn nghe người ta thuật lại điều được điều mất chuyện anh Lừa mang một mối thù trong lòng cho đến bảy năm sau mới trả. Tánh nó thì nóng nảy, không sao để đến bảy năm được, nhưng ít ra cũng phải đủ bảy ngày, còn kế hoạch để bắt Thỏ thì nó đã sẵn có trong cái trí óc thông minh của nó.

Chưa được bảy ngày thì Chồn đã phải tính đến chuyện bắt Thỏ vì một lý do rất dễ hiểu : Nó đói bụng.

Đã hai hôm nay, Chồn không gặp được một con mồi nào để bắt ăn. Gặp Chó Sói nó than thở: “Nếu tao ăn được cỏ non, ăn được rễ cây lá cây thì bao tử của tao đâu đến nỗi cồn cào xót xa như thế nầy? Khốn nỗi Trời lại bắt tao phải ăn thịt gà thịt vịt, ăn những con thú nho nhỏ. Nhưng chúng nó hễ thoáng thấy bóng tao thì chạy có cờ, đâu chịu nằm yên một chỗ như cây cỏ thành thử tao mới bị con ma đói hành hạ tàn nhẫn như thế nầy.”

- Sao mầy không bắt thằng Thỏ mà ăn thịt? Chao ôi! Gà vịt ghét tao làm sao thì tao ghét nó làm vậy. Mầy mà giết được nó thì tiếng tăm của mầy sẽ được lừng lẫy vì chỉ có những bậc kỳ tài mới bắt được cái thằng xảo quyệt tinh quái ấy.

- Chính tao cũng định bụng như vậy đó. Ngoài ra tao còn trả mối thù riêng của tao.

- Mầy bảo thù riêng gì?

Chồn thuật lại chuyện Thỏ hái trộm hoa màu của nó và đánh lừa Chồn cháu để thằng nầy bị đòn oan.

Sói nói tiếp:

- Như vậy mầy giết nó danh chánh ngôn thuận lắm rồi, kẻ thức giả không ai cười mầy ỷ mạnh hiếp yếu được.

- Nhưng dẫu sao tao cũng phải nhờ mầy một tay. Tao định đi tìm mầy đây tình cờ giữa đường lại bắt gặp.

Chồn nghiêng đầu nói nho nhỏ bên tai Sói rồi chúng nó chia tay mỗi đứa một ngả.

*

Thỏ ngồi lắc lư trên chiếc ghế xích đu đọc truyện kiếm hiệp. Cửa lớn, cửa hông đều cài then cẩn thận. Nó hay có cái lối khóa kín cửa như vậy.

Sói lò dò đi đến, gác chân lên, nhìn qua song cửa sổ. Nó cất tiếng gọi:

- Anh Thỏ ơi, có một tin quan trọng lắm không rõ anh đã hay biết chưa?

Thỏ ngẩng mặt lên nhìn Sói nói:

- Chuyện gì thế, anh? Tôi đâu có hay biết gì.

- Anh Chồn vừa mới chết. Rõ tội nghiệp. Anh chỉ đau trong vòng hai ngày thôi mà các thầy thuốc đều chạy hết. Sâm nhung đổ vào anh ẩy ra rồi cứ thế mà lịm dần, đến hai giờ sáng nay thì tắt thở. Chị Chồn một mình đơn chiếc chẳng biết xoay xở ra sao, nên tôi phải giúp đỡ chị ấy, mua sắm quan tài, mời thầy địa coi cho anh một chỗ để được mồ yên mả đẹp. Anh Thỏ ơi, anh cũng nên sang thăm anh ấy một chút, nghĩa tử là nghĩa tận.

Sói nói xong đưa tay quệt mấy giọt nước mắt.

- Anh ấy với tôi gần đây tuy có những chuyện xích mích, nhưng ông tổ bốn đời của ảnh và ông tổ ba đời của tôi là đôi bạn chí thân. Ông tổ nhà tôi chết, ông tổ nhà ảnh khóc như mưa như gió cho nên người thời bấy giờ mới có câu: Thố tử hồ bi (Thỏ chết chồn thương xót). Bổn phận con cháu là phải noi gương tổ tiên. Trước kia các cụ khóc như mưa như gió thì nay anh Chồn chết tôi cũng phải khóc như gió như mưa mới khỏi tỏ ra là thằng vong ân bội nghĩa. Nếu anh cần mua sắm gì xin anh cứ đi trước, rồi chúng ta sẽ lại gặp nhau bên nhà đám.

Khi Sói đi rồi, Thỏ nghĩ bụng:

“Mình mới gặp Chồn hôm trước đây, nó mạnh như voi chẳng có dấu hiệu gì là đau ốm cả. Biết đâu hai tên lưu manh nầy không bày mưu để hại mình. Cái việc mình phá hại khu vườn của Chồn chắc nó không đời nào tha thứ.”

Đến nơi, Thỏ không vào nhà vội, chỉ đứng thập thò ở cửa lớn. Chồn nằm thẳng đờ trên bộ phản kê ngay giữa nhà, trên mình phủ một tấm vải trắng từ vai xuống đến hai chân. Cặp mắt sắc như dao của Chồn nhắm nghiền lại trông có vẻ hiền lành như một kẻ tu hành.

Thỏ cất tiếng nói lớn:

- Trời ơi! Anh Sói rõ khờ dại quá chừng. Anh Chồn đã chết đâu mà lo mời thầy coi đất? Cứ nhìn kỹ nét mặt anh thì đủ rõ. Anh đang ngủ và đang trải qua một giấc mơ hết sức êm đẹp. Anh mơ thấy bắt được một con gà mái tơ. Anh vặt sạch lông, da thịt của nó trơn láng rờ đến đâu vừa mềm vừa mát dười dượi.

Anh quay nó trên lửa. Chao ôi! Con gà mới béo làm sao! Mỡ nó chảy xuống từng giọt, từng giọt trên đống than hồng, hơi thơm bốc lên ngào ngạt.

Thỏ làm bộ hít từng hơi dài rồi đánh khà một tiếng khoan khoái.

Chồn vốn tánh tham ăn lại thêm hai hôm nay bụng đói mèm, nghe Thỏ nói, nó nghĩ ngay đến những bữa ăn thích thú, không sao cầm lòng được, nước miếng chẳng biết từ đâu cứ mải miết tiết ra chứa đầy trong hai má. Nó cố gắng chịu đựng để yên như vậy không dám nuốt vì sợ Thỏ biết. Thật là cả một cực hình làm nó khốn khổ. Ác một nỗi, vợ nó ngồi bên cạnh cứ nuốt nước bọt ừng ực. Như ngày thường thì nó đã đánh mụ một bạt tai cho hả giận rồi nhưng giờ đây nó là một con chồn chết và đời nào chồn chết lại đánh chồn sống bao giờ?

Thỏ lải nhải nói tiếp:

- Thật là nghìn năm một thủa, anh Chồn mới bắt được một con gà thơm ngon mềm mại như vậy. Chắc là chủ nó cho ăn toàn thứ ngũ cốc quí giá, ít ra cũng có trộn ít nhiều hạt sen và nhân sâm xắt nhỏ. Thịt nó nuốt đến đâu biết đến đó, da và xương sụn đều dòn rụm vừa bỏ vào mồm đã tan ngay, ăn hằng chục con trong một lúc hàm răng cũng không biết mỏi.

Chồn không sao giữ vững bản lãnh được nữa. Như nước lũ tràn qua đê, nước bọt cứ trào ra hai bên khóe miệng, chảy dài xuống gối.

Thỏ thấy vậy cười ha hả tiếp:

- Mình bảo anh Sói khờ dại là đúng lắm. Anh Chồn đang ngủ chứ đâu phải anh Chồn đang chết? Mình đã từng đến thăm các anh Cáo già, Hồ Ly, Chồn Đèn, Chồn xạ, khi còn sống thì các anh ấy nhơ nhớp bẩn thỉu nhưng đến khi chết thì thật là tiêm tất, sạch sẽ chứ chẳng bao giờ để nước miếng đầm đìa hai bên má như vậy bao giờ? Mình còn nhớ anh Hồ Ly tắt thở đã được một ngày mà vẫn cố gắng ngồi dậy lấy khăn lau mặt mày chân tay sạch sẽ mới chịu nằm xuống cho gia nhân bỏ vào quan tài đem mai táng.

Chồn nghe Thỏ nói tưởng thật. Tuy nó không ngồi thẳng dậy, nhưng kéo chiếc khăn lên lau sạch hai bên má.

Thỏ đánh một phóc nhảy ra sân, mồm la lớn:

- Thỏ nầy đâu phải đứa dại mà hòng đánh lừa?

Chồn tung chăn nhảy xuống đất đuổi theo thì Thỏ đã biến đâu mất rồi.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:51

Chương 12

THỎ LẬP VƯỜN RAU



Sau hai phen thoát khỏi cạm bẫy của Chồn, lẽ ra thì Thỏ vui mừng thích thú vừa đi vừa nhảy, mồm nghêu ngao hát câu:

Thỏ nầy là Thỏ khôn ngoan
Bọn bây sức mấy mà toan đánh lừa.

Nhưng lần nầy, trái với bản tánh thiên nhiên của nó, nó cặm cụi đi, đầu cúi xuống, mặt buồn xo, có mấy con ruồi đậu hai bên mép nó cũng không đuổi.

Thỏ nghĩ rằng: Sở dĩ Chồn lập mưu bắt nó cũng vì nó gây sự trước. Ai không tức khi đang cưng quí vườn rau lại có kẻ khác đến đào trộm? Việc làm xấu xa ấy mãi mãi đè nặng trên lương tâm nó.

Thỏ so sánh nó với Chồn thì xưa nay nó siêng năng hơn Chồn nhiều. Nó lại thuộc hạng sinh sống bằng cỏ cây hoa lá thất nhiên nó rành hơn Chồn, hơn Sói, chỉ chuyên ăn thịt. Thế mà Chồn lập được cả một vườn rau tươi tốt còn nó chẳng làm xong trò trống gì. Rõ nhơ nhuốc.

Thỏ vừa đi vừa nói thầm một mình: “Bắt đầu từ hôm nay, mình phải tự trồng lấy hoa mầu mà ăn, nhất định không được giở thói trộm cắp nữa. Khu vườn của mình nhất định phải bảnh hơn vườn của Chồn. Nhưng mình là thi sĩ, thế nào mình cũng phải đặt cho khu vườn một cái tên thật kêu.” Nó tự hỏi: “Mình đặt tên gì bây giờ?” Nó lựa chọn trong trí hết danh từ nầy đến danh từ khác, cuối cùng nó nói: “ Hai chữ Hướng Thiện mà nghe được đấy. Vì mình quyết chí đi theo con đường lương thiện không còn đeo thói trộm cắp như trước nữa. Vườn đã sẵn tên rồi, mình sẽ trồng những cây gì nhỉ? Mình phải chọn những thứ cây luôn luôn nhắc nhở đến cái tinh thần biết ăn năn hối cải của mình. Như thế thì nhất định mình phải trồng cải. Nếu mình không biết hối cải, Chồn bắt được lần nữa, nó sẽ thẳng tay hành hạ mình. Lẽ tất nhiên mình phải trồng hành. Mà Chồn đã hành hạ thì phải biết. Nó đánh mình cũng đến bầm gan giập lá lách, vậy mình nên trồng mấy vồng xà lách. Đã lập vườn ra phải ngăn ngừa đừng cho chim đậu, vì chim đậu xuống nó ăn hết của mình còn gì? Đó là một duyên cớ khiến mình trồng thêm một vài giống đậu. Vun xới, săn sóc chừng ấy thứ cây cũng đủ nhọc xác lắm rồi, nay mình phải nghĩ đến việc rào khu vườn cho thật kỹ. Việc nầy mình phải nhờ anh Hải Ly một tay mới được.”

Thỏ có một người bạn bất ngờ: con Hải Ly. Hôm ấy Thỏ vừa gặm xong mụt măng trong miệng vừa ngon vừa ngọt, cái bụng no kềnh ra, nó cao hứng chạy nhảy tung tăng xem trời bằng ngọn rau má. Nó trông thấy một chiếc xuồng nhỏ chẳng rõ của ai cột bên bờ sậy. Thỏ xưa nay đâu quen việc chèo chống và cũng chẳng biết bơi lội là gì. Thế mà nó nhảy bừa xuống chiếc xuồng con, tháo dây, đẩy xuồng ra khơi. Khi đó nó mới tự biết là ngu dại. Những làn gió quái ác, cứ đưa chiếc xuồng mỗi lúc một xa bờ. Nó cầm lấy hai cái chầm vệt bên nầy rồi vệt bên kia nhưng nhiều khi không trúng mặt nước nữa. Nó lo sợ, nó hoảng hốt. Làm thế nào để quay vào bờ bây giờ? Nhìn xa xa nó thấy Chuột nước đang đùa giỡn với con, nhưng vì quá xa nên chắc không trông thấy nó đang ở trong cái bước nguy nan nầy. Nó tự nhủ: Tuy chưa quen biết không ngờ chị ấy đối với mình lại có cảm tình. Nếu không nhờ chị mách bảo thì mình đâu biết việc Rùa gian lận và có lẽ mãi đến bây giờ mình vẫn còn tập chạy hết hơi hết sức để thi đua với nó. Nếu gọi được chị Chuột đến đây thì chắc chị sẽ sẵn sàng đưa giúp chiếc xuồng của mình vào bờ một cách an toàn.

Thỏ đứng thẳng lên, tay vẫy miệng gọi rối rít. Xuồng mất thăng bằng chòng chành làm nó hoảng hốt, càng hoảng hốt, nó càng đứng không vững và xuồng càng chòng chành hơn. Rồi thì “tỏm” Thỏ lăn nhào xuống nước, xuồng lật úp lại. Nó chới với trong chốc lát quyết phấn đấu với nước, nhưng nước cứ tràn vào mồm, vào mũi, vào hai cái tai dài và nhọn của nó. Thôi phen nầy mầy chết rồi Thỏ ơi! Nó than thầm trong bụng rồi thân hình cứ chìm xuống không ngoi lên được nữa. Trong khi ướt đẫm cả lông lá mình mẩy, nó nhắm mắt chờ chết thì có một vật gì mà nó không rõ từ dưới cứ đẩy lần nó lên cao cao mãi rồi nó trông thấy ánh mặt trời vui vẻ nô đùa trên mặt nước. Vật ấy đưa nó vào bờ bình yên vô sự.

Mừng được thoát nạn, nó đưa mắt nhìn thì thấy ân nhân nó lông lá hình dáng hơi giống chị Chuột nước nhưng to lớn hơn. Đặc biệt là cái đuôi hơi dài và đẹp, đơm đặc những vảy như trên thân hình chị Trút. Hai chân sau của nó càng lạ hơn vì có những miếng da nối liền các ngón với nhau giống chân vịt.

- Anh là ai mà lại cứu tôi thế? Ơn nầy thật chẳng bao giờ tôi dám quên.

- Anh không nên nói đến chuyện ân huệ. Ở đời giúp nhau là chuyện thường. Tôi là Hải Ly. Còn anh thì tôi biết đã từ lâu, anh thường chạy nhảy bên bờ sông những đêm trăng sáng. Nhưng không biết lội sao anh lại chèo xuồng?

Thỏ cười hì hì đáp:

- Loài thú chúng ta hay có tánh kỳ cục như vậy đó. Lắm lúc biết là làm quấy nhưng vẫn làm đến khi ăn năn thì đã muộn.

- Anh quen sống trên khô đâu có thể chịu ướt được, hãy về nhà tôi, cũng ở dọc theo con sông nầy, cách đây chỉ chừng vài chục thước. Chúng ta còn nhiều chuyện nói với nhau.

Hải Ly mời Thỏ ngồi vào chiếc ghế bành ngay giữa gian nhà, bảo vợ lấy rơm nhúm lửa để Thỏ sưởi cho khô ráo bộ lông óng ả đang dính sát vào mình. Khi Thỏ đã khô ráo rồi, Hải Ly đưa Thỏ đi xem khắp cả ngôi nhà của nó ở. Nhà xinh xắn và ngăn nắp: phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp khách riêng biệt. Lại có một phòng dành cho mấy chú hải ly con. Phía sau cả là nơi dùng chất lương thực, rơm rạ phơi khô để lót nằm cho ấm khi đông về lạnh lẽo. Nhưng điều khiến Thỏ phục hơn cả là cái bể cạn chứa nước ngay bên cạnh nhà. Hai vợ chồng lấy bùn đắp thành tường cao rồi đào sũng xuống lòng đất như một cái hố cạn. Bên ngoài bức tường bùn, Hải Ly sắp gỗ và cành lá để giữ cho tường khỏi ngập. Mùa nắng bao giờ hai vợ chồng cũng đủ nước dùng ngay cả những khi sông hồ bị khô cạn. Còn gặp mùa nước lớn, Hải Ly lại có thể đào những đường rãnh, tháo nước ra ngoài để nhà cửa khỏi tràn ngập.

Từ hôm Hải Ly cứu Thỏ thoát tai nạn, hai đứa kết thành đôi bạn thân. Hải Ly thỉnh thoảng đưa Thỏ đi xem hai vợ chồng nó đốn cây. Thỏ chưa từng thấy một con thú nào có hàm răng bén nhọn như Hải Ly. Chúng gặm quanh như để vạch dấu rồi cứ theo đó gặm sâu vào mãi. Chẳng bao lâu thân cây to lớn chỉ còn lại một cái ròn nhỏ ở giữa. Chúng chạy ẩn núp một nơi an toàn để chờ đợi những trận gió. Chẳng bao lâu gió nổi lên và không cần phải thổi mạnh lắm cũng đủ xô ngã cả thân cây to lớn, rơi xuống bờ sông đánh ầm một tiếng, nước văng tung tóe. Vợ chồng Hải Ly nhảy ngồi trên thân cây, tỉa sạch cành lá, xong xuôi, chúng gặm thân cây ra từng khúc ngắn thả xuống sông, đoạn chúng lội theo, rồi lăn lần vào nhà để dùng những công việc cần thiết.

*

Thỏ chọn một khoảng đất, cũng trên bờ sông và ngay trước nhà nó để lập vườn rau. Nhờ vợ chồng Hải Ly giúp đỡ một tay nên Thỏ rào quanh vườn rất kỹ… chỉ chừa một cái cổng hẹp để dễ canh gác. Nó kết rơm làm thành con bồ nhìn trên tay cầm lá cờ, đem cắm ngay giữa vườn. Từ hai cánh tay của bồ nhìn có những sợi dây dài chạy thẳng xuống tận hang, cột vào chiếc võng. Mỗi khi gia đình nhà Thỏ ngồi đu trên võng kéo luôn mấy sợi dây làm chuyển động cánh tay bồ nhìn phất cờ lia lịa. Nhờ thế mà bầy chim hoảng sợ không dám đậu xuống ăn hạt giống của Thỏ vãi.

Vì biết rõ tánh chất của các loại rau thứ nào hạp với loại phân gì, thứ nào cần phải tưới nước nhiều ít nên Thỏ trồng cây rất có kết quả. Rau đậu lớn mau và lớn mạnh. Nếu so sánh thì vườn rau của nó mau tốt hơn vườn rau của Chồn nhiều.

Nhưng giàu có thì dễ sinh ra hà tiện. Không phải nó giàu tiền, nhưng giàu xà lách, cải và đậu. Hai vợ chồng và đứa con chỉ dám ăn rất ít, còn thì định kêu người đến bán.

Chỉ mới trong ý định chứ chưa kịp thực hiện thì một buổi trưa, nó đi kiếm phân ngựa trở về, thấy một con Sấu to lớn, không biết từ dưới sông bò lên hồi nào, nằm chềnh ềnh giữa vườn rau, cái đuôi vất qua vất lại. Một phần lớn rau đậu bị nát bấy. Cái hàng rào mà nó tưởng là kiên cố chỉ đủ sức ngăn chận những con thú nhỏ và yếu chứ đối với Cá Sấu thì nó chẳng coi ra gì.

Thỏ ngắm khu vườn mà như đứt từng khúc ruột, nhưng sức nó thì làm gì nổi Sấu?

Nó tự nghĩ: “Đối với con ác thú khổng lồ nầy, ta chỉ có cách xuống nước mà van xin nó là hơn cả.” Thỏ bước vào, đứng bên cạnh Sấu, lễ phép nói:

- Ông ơi! Cả gia đình con sống nhờ cái vườn rau nầy. Vợ chồng con thức khuya dậy sớm, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới gầy dựng được bấy nhiêu, không ngờ ông dẫm hư sạch cả. Nếu ông bò trở lại xuống sông thì con đội ơn ông nhiều lắm.”

Sấu như không thèm để ý đến những lời năn nỉ của Thỏ. Nó trườn tới một cái nữa đẩy mạnh, làm con bồ nhìn ngã lăn ra đất, giày xéo thêm mấy bụi xà lách và một đám cải xanh tươi.

Thỏ nói tiếp:

- Ông không nghe lời con thì con khóc đây nầy. Con khóc thật tình, nước mắt ròng ròng chảy xuống chứ không phải năm ba giọt giả dối như ông đâu!

Sấu không chút cảm động. Nó lim dim cặp mắt, rồi nhắm trít lại, cất tiếng ngáy khò khò, không hay biết trời đất là gì nữa.

Thỏ tự bảo: “Mình van xin ông ta cũng coi thường, mình dọa khóc ông cũng không buồn lưu ý thế thì mình chỉ có cách dùng biện pháp mạnh.”

Nó vào nhà cùng vợ con đem rơm rạ, cành lá khô, chất quanh mình Sấu. Sấu ngủ mê man không hay biết gì. Khi lớp cành lá khô đã lên cao vây lấy Sấu ở giữa, Thỏ mới bắt đầu trận hỏa công.

Rơm rạ bốc cháy, củi khô nổ răng rắc, khói xông mù mịt vào mũi và mồm Sấu. Nó ho, nó sặc, nó ách xì, nó trào nước mắt ra. Bấy giờ thì Sấu đã tỉnh hẳn. Nó nhìn bốn phía, ngả nào cũng lửa và lửa. Nó đâm sợ. Thôi cũng đành liều. Nó nhắm kín hai mắt, văng mình qua đống lửa, bò lanh ra khỏi đám cháy. Tuy da nó dày nhưng cũng bị phỏng nhiều nơi. Nó đau đớn, ngảnh mặt nhìn lui, thấy vợ chồng Thỏ ẩn sau gốc cây đang cười rúc rích. Nó lớn tiếng hăm dọa:

- Chúng bây liệu chừng mà xuống múc nước và vớt bèo! Tao mà vớ được thì nhai xương cả vợ chồng con cái.

Vợ chồng Thỏ biết không sao tiếp tục chăm sóc khu vườn được nữa. Vì trồng cây thì phải bỏ phân, phải tưới nước. Sấu đã hăm dọa như thế thì cũng có ngày nguy đến tánh mạng.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:52

Chương 13

GIÚP ĐỠ NGỰA



Thế là vợ chồng nhà Thỏ và đứa con phải dời đi ở nơi khác.

Gánh cực mà đổ lên non,
Cong lưng mà chạy, cực còn chạy theo.

Trong thời gian gần đây, Thỏ toàn gặp chuyện không may. Nay tạo lập được vườn rau, nó tưởng có thể nhờ đó mà trở nên khá giả, không ngờ chỉ một buổi trưa, Sấu phá tan hoang, những thứ còn lại hai vợ chồng hái hết đem theo để dành ăn lần chứ không bán cho ai được nữa.

Hôm đó Thỏ đi kiếm một mảnh đất khác để trồng trọt hoa màu trở lại. Nó tự nhủ thầm : Sách có câu : Đại phú do thiên, tiểu phú do cần (Giàu có to lớn tự trời ban cho, còn tiền bạc vừa vừa đủ xài là nhờ cần kiệm). Mình mà siêng năng làm lụng thì nhất đinh không nghèo cực được.

Thỏ trở nên lạc quan lại thêm vừa đào được một củ sắn, nó nhai một cách ngon lành. Trong khi ấy nó thấy một con ngựa đi đến. Thỏ ngừng ăn nhìn Ngựa hỏi:

- Cuộc đời tươi như hoa hồng buổi sáng, sao anh lại buồn xo như cây lệ liễu chiều hôm vậy?

Ngựa nhè nhẹ lắc đầu, nước mắt ứa ra, đáp một giọng tấm tức:

- Anh bảo hoàn cảnh của tôi làm sao mà vui được? Tôi vừa bị chủ đuổi ra khỏi nhà. Tôi đâu ngờ có người bạc bẽo như vậy? Trong thời kỳ niên thiếu, khí huyết tôi đang còn khương cường, ông chủ vuốt ve âu yếm tôi như con. Trong mấy kỳ đua tôi đã liên tiếp giật giải, thâu vào cho ông vô số tiền bạc. Khi chân tôi không còn lanh lẹn thì tôi chở ông bà và các cậu đi chơi, tôi mang hàng hóa ra chợ. Làm việc nhọc nhằn, suốt ngày có mấy lúc tôi được nghỉ ngơi. Giờ đây thấy tôi già yếu, chẳng giúp được việc gì, ông chủ không nuôi tôi nữa.

- Nhưng bác được tự do, không bị roi vọt, không phải mang dây cương hàm thiết.

- Từ mấy tháng nay, ông chủ mua được một con ngựa ô khỏe mạnh, lanh lẹn chẳng kém gì tôi ngày trước. Bao nhiêu công việc nặng nề ông đều giao cho nó, còn tôi được ung dung nhàn hạ ăn uống no nê, rong chơi đây đó. Cũng vì không dùng tôi làm gì, nuôi mãi hao tốn, nên sáng nay, mở rộng cửa chuồng, ông lấy roi nhịp nhè nhẹ vào lưng tôi nói:

- “Bây giờ mầy già yếu mất rồi, chẳng lợi lộc gì cho tao, nuôi thêm uổng thóc lúa rơm rạ. Mầy muốn đi đâu thì đi, đừng trở về đây làm gì nữa”. Ông chủ lại cười ha hả nói tiếp:

- “Nếu mầy tỏ ra là mạnh hơn cọp thì tao sẽ cưng dưỡng như trước, tao đã nói thì nhất định tao giữ lời”.

Ngựa nhỏ vài ba giọt nước mắt nói tiếp:

- Anh Thỏ ơi! Anh thử nghĩ câu nói của ông chủ tôi mới vô lý làm sao! Trong chốn rừng xanh núi đỏ nầy đã bao giờ anh thấy ngựa mạnh hơn cọp chưa? Huống hồ con ngựa ấy lại là một thứ ngựa già như tôi?

Thỏ an ủi:

- Trời sinh ngựa, trời sinh cỏ, hơi đâu mà bác phải lo?

- Nãy giờ tôi chỉ mới ăn được có mấy đám cỏ cằn cỗi. Chẳng bù lúc ở với chủ, bao giờ cỏ non, thóc lúa cũng đầy đủ chẳng biết thiếu thốn là gì.

- Thế thì bác ăn tạm nửa củ sắn nầy. Tôi đã no rồi không cần đến nữa. Nhưng hay hơn là tôi thử kiếm xem có mưu kế gì giúp bác được không?

Thỏ chống tay dưới cằm, cặp mắt lim dim ra dáng suy nghĩ lung lắm. Một lát sau, nó thở phào một cái khoan khoái, mồm lẩm bẩm: Ngựa mạnh hơn cọp! Ngựa mạnh hơn cọp! Đâu phải là chuyện lạ? Nó bảo Ngựa:

- Được rồi, tôi đã có cách giúp bác, nhưng bác phải nghe theo lời tôi căn dặn.

Ngựa mừng rỡ đáp:

- Anh bảo gì tôi cũng xin vâng cả, miễn đừng quá sức tôi là được.

- Nầy nhé! Bác hãy nằm lăn ra giữa đường giả vờ chết, còn để mặc tôi. Nếu cọp đến gần một bên, bác cũng đừng sợ hãi. Vì kẻ chết đâu biết sợ là gì? Nếu bác không giữ vững can đảm thì mọi việc sẽ hỏng bét cả.

Dặn dò xong, Thỏ chạy vào rừng đi lùng khắp nơi thì gặp được một con cọp đang nép mình sau một tảng đá lớn rình mồi. Xa xa, hai con nai nhô cao cặp sừng lên khỏi lùm cây, đứng cạnh nhau trò chuyện. Chúng không biết là đại hoa sắp xảy đến cho chúng.

Thỏ nghĩ thầm: “May mà mình đến kịp, không thì cặp nai ngơ ngác nầy toi mạng rồi còn gì”. Nó lớn tiếng chào:

- Thưa ông Hổ!

Cặp nai ngảnh nhìn về phía Thỏ, thoáng thấy bóng Cọp, hồn vía không còn, lao mình qua lùm cây, vụt một cái biến mất.

Sắp sửa vồ được miếng mồi ngon thì cái thằng oắt con đáng ghét nầy đến phá đám, Cọp cau mày tức giận, gầm một tiếng như sấm dậy, đưa thẳng cánh tay ra định bạt tai Thỏ.

Thỏ nhảy lùi ra đàng sau ba bước, chắp tay vái lấy vái để, nói liếng thoắng:

- Con đem đến cho ông một tin mừng, ông nỡ xử tệ với con?

Nghe nói có tin mừng, Cọp hơi vui vui một chút liền hỏi:

- Tin gì mà mầy bảo là tin mừng?

- Trong khi con đi đào khoai, đào sắn để ăn thì giữa đường con trông thấy một con ngựa nằm lăn kềnh ra chết. Chao ôi! Trông nó mới to béo ngon lành làm sao! Con vì trót tu hành, ăn trường trai, không quen ăn mặn, thành thử chỉ nhìn mà chảy nước bọt chứ không dám đụng đến, dẫu chỉ nhai một miếng cỏn con. Biết ông vốn hay thèm thịt nên con đi kiếm ông. Thật là nghìn năm một thuở. Ông mà chần chờ một chút, chỉ một chút xíu thôi, kên kên, chim ưng, phụng hoàng hay được, chúng hạ xuống rỉa ráy trong một lúc là hết sạch.

Cọp nghe bùi tai, cất bước đi theo Thỏ, nhưng trong bụng nửa tin nửa ngờ vì cái danh hiệu Thỏ Láo là không ai không biết.

Đến nơi, Cọp mừng rỡ khi trông thấy một con ngựa nằm nghiêng mình giữa con đường chạy thẳng vào khu rừng rậm. Cọp định vồ lấy ngựa thì Thỏ vội ngăn:

- Thưa ông, trên con đường nầy, những lão tiều phu, những bọn thợ săn thường hay qua lại. Ông mà xơi ngay tại đây thì bất tiện hết sức. Không những bất tiện mà còn nguy hiểm đến tánh mạng của ông nữa. Chỉ một vài mũi tên độc của bọn chúng, thừa đủ đưa ông về chầu Diêm Chúa rồi.

Cọp cau mày hỏi Thỏ:

- Thế thì tao phải làm thế nào? Chẳng lẽ nhìn ngựa mà nhịn thèm?

- Đó là con trình bày lẽ thiệt hơn phải trái đấy thôi, chứ con đâu dám khuyên ông nhịn thèm? Tuy thế con đã có cách giúp ông.

Cọp nóng nảy hỏi:

- Cách gì mầy thử nói mau lên. Nước bọt của tao chảy xuống quá nhiều rồi không sao chịu nổi nữa.

- Bây giờ xin ông ngồi yên cho con cột chặt ông vào xác ngựa rồi ông lôi nó về hang. Khi đó hẳn là không còn ai dám quấy rầy ông nữa. Ông ung dung ngồi rung đùi đánh chén. Không phải chỉ mình ông mà bà và các cậu đều chung hưởng cái món thịt ngựa ngon lành nầy. Còn ông mà xơi một mình ở đây thì lẽ tất nhiên không sao hết cả con ngựa được, vừa phí phạm vô ích vừa nguy hiểm nữa.

- Người ta bảo mầy nhỏ mà trí não to lớn thật quả không sai tí nào. Mầy bàn điều gì nghe cũng chí lý cả.

Trước đó Thỏ đã kiếm được một sợi thừng rất bền, nay chỉ việc cột chặt hai chân sau của Cọp lại. Cọp khờ dại không rõ mưu gian của Thỏ.

Đầu hai mối dây kia, Thỏ làm thành một cái vòng tròng vào cổ Ngựa. Xong xuôi, nó vỗ nhẹ vào vai Ngựa bảo nhỏ:

- Bác hãy đứng dậy mà chạy gấp về nhà cho tôi, còn chần chờ gì nữa.

Ngựa vươn vai một cái, vụt đứng lên bất thần phóng chạy kéo theo con cọp sau lưng. Cọp cào cấu giữa đất tung bụi cát mù mịt, gầm thét vang dậy cả khu rừng. Bầy chim trong bụi rậm hoảng hốt vụt bay. Mấy con bò, con nai đang gặm cỏ yên ổn, chui rúc lẩn trốn mỗi con một ngả.

Mặc cho cọp vùng vẫy, hai chân trước chới với cố bám sát xuống mặt đất nhưng không được. Ngựa phi nước đại phóng thẳng về nông trại.

Ông chủ đang đứng xem gia nhân xay thóc giữa sân thì thấy Ngựa chạy về mang theo sau lưng một con cọp thì lấy làm lạ hết sức.

Ông bảo mọi người lấy gậy gộc, rìu búa xúm lại đập chết cọp.

Ngựa đắc chí nói:

- Ông chủ có hứa, nếu tôi mà mạnh hơn cọp thì ông chủ lại cho tôi trở về chuồng, nuôi dưỡng tử tế. Vì câu nói ấy tôi phải vật ngã cọp xuống, trói gô nó lại kéo cổ về đây để ông chủ không còn chê tôi sức yếu nữa.

Ông chủ tôn trọng lời hứa, nuôi dưỡng ngựa tử tế như trước.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:52

Chương 14

CỌP ANH TRẢ THÙ CHO CỌP EM



Việc Thỏ làm quân sư cho Ngựa để kéo Cọp về nông trại rồi thì bị đánh chết một cách thảm khốc làm cho Cọp Anh tức giận hết sức, thương cho em mình chết bất đắc kỳ tử chỉ vì dại dột nghe theo lời đường mật của thằng Thỏ Láo.

Thỏ tưởng việc làm của nó sẽ được giấu kín ngờ đâu Diều Hâu đậu trên cây lim theo dõi từ đầu đến cuối rồi mách lại cho Cọp anh rành mạch hết sức.

Cọp bảo Diều Hâu:

- Lần trước nó đánh lừa tao, bây giờ nó đánh lừa em tao. Khi nó ngồi trên mình Voi và giả vờ ăn thịt, tao cứ tưởng là con thú gì kỳ lạ lắm, chứ đâu biết nó? Nếu biết thì tao đã nhai xương nó rồi còn sống đâu đến ngày hôm nay để hại em tao, phải chết oan chết ức như vậy?

Nói xong, Cọp gục đầu xuống ứa hai hàng nước mắt. Rồi thì Cọp gầm lên:

- Chuyến nầy tao phải trả thù cho em tao mới được.

Cọp nhờ Diều Hâu bay tìm xem Thỏ ở nơi nào. Diều hâu với Cọp tuy một bên “thượng cầm” còn một bên “hạ thú” nhưng lại kết thân với nhau. Khi Cọp ăn thịt một con gì thế nào cũng để dành cho Diều Hâu một bộ lòng. Còn Diều Hâu thấy xác chết thì kêu oang oác cho Cọp nghe tiếng mà tìm đến. Những lúc Cọp vểnh râu ngủ gà ngủ gật, mồm há ra thì Diều Hâu lẩn quất hai bên rút rỉa cho sạch những mảnh thịt giắt ở kẽ chân răng Cọp. Cọp đã ngứa mơ mơ màng màng lấy làm khoan khoái lắm. Về phần Diều Hâu thì ở đời không có món gì ngon bằng những mảnh thịt thúi ở răng Cọp.

Diều Hâu bay là là từ cây nầy sang cây khác để dò xét nơi cư trú của Thỏ. Khi trở về nó báo cáo với Cọp:

- Theo chỗ tôi biết thì Thỏ đào hang rải rác khắp nơi, thuận đâu thì chui xuống đấy. Nhưng cái hang Thỏ thường thích ở hơn cả nằm bên cạnh cây đa bốn mùa xanh tốt, cành lá sum sê, trên cành cao có một chú quạ già làm tổ ở. Phía sau hang là một lùm sim rậm rạp, đơm đặc những trái chín sắc tím đậm. Mặt trước một dòng suối mát quanh co chảy róc rách vang lên một âm thanh êm dịu. Giữa dòng suối và hai bên bờ những viên đá cuội, lớn có nhỏ có phơi tấm thân nõn nà, bên dưới phơn phớt màu rêu lục.

Những đêm trăng sáng, Thỏ thường tung tăng bên bờ suối hoặc ngồi trên viên đá cuội, ngước mắt nhìn hàng giờ không chán, hình dáng ông tổ họ Thố của nó đang giã thuốc trong cung Quảng Hàn.

Nghe đến đây, Cọp không hiểu, hỏi lại Diều Hâu:

- Chú mầy nói sao? Ông tổ của Thỏ mà lại ở trên cung trăng à?

- Vâng, chính thế. Sự tích nầy tôi nghe cha tôi kể lại và cha tôi thì nghe của ông tôi, ông tôi nghe của cố tôi, còn cố tôi nghe của ai thì tôi không rõ.

- Bây giờ đến phiên chú mầy kể lại cho ta nghe thử?

- Ông tổ của Thỏ dòng họ Thố, lông trắng như bạch ngọc nên người đời thường gọi là Ngọc Thố. Con Thỏ nầy là đồ đệ của bà Tây Vương mẫu, Vương mẫu giao cho Ngọc Thố công việc trồng các thứ tiên dược ở khu vườn Thượng Uyển. Ngài dùng loại tiên dược nầy để nấu thành thuốc trường sinh, uống vào thì không già, không chết.

Vương Mẫu ra lệnh nghiêm cấm tất cả gia nhân không một ai được vào động trong khi ngài luyện linh đơn. Vì nếu bí mật luyện đơn mà tiết lộ ra ngoài, loài người hay được thì thần tiên và phàm trần còn khác gì nhau nữa?

Ngọc Thố vì tính tò mò, lẻn vào trước, ẩn sau một tảng đá lớn. Vương Mẫu sau khi đóng cửa động cẩn thận, lấy siêu thuốc bắc lên lò bát quái để nấu linh đơn. Thỏ theo dõi từ đầu đến cuối và mãi đến khi Vương Mẫu vo thuốc lại thành viên khi ấy Ngài mới phát giác việc Ngọc Thố ẩn núp trong động. Ngài nổi trận lôi đình, lập tức đuổi con thỏ gian ngoan ra khỏi vườn Thượng Uyển.

Sau khi nguôi giận, Vương Mẫu nghĩ đến công khó nhọc lâu nay của Ngọc Thố nên thương tình, mới bảo tiểu đồng cho nó một cái đãy phép. Đãy nầy Ngọc Thố treo trong hang. Suốt ngày đi đây đi đó khắp nơi, nó muốn ngao du ở đâu cũng chẳng sợ lạc lối. Vì cứ hễ lúc nào mỏi cẳng thì nó chỉ cần nói: “Vào đãy! Vào đãy!” thì tự nhiên thân thể nó trở nên nhẹ nhàng bay vùn vụt trở về nằm gọn trong chiếc đãy.

Ra khỏi vườn Thượng Uyển nó đi lang thang thì gặp Hằng Nga đem về nuôi. Nàng hết sức thương yêu Ngọc Thố, đi đâu cũng không rời nửa bước.

Chẳng bao lâu Hằng Nga kết duyên cùng Hậu Nghệ, một người tánh tình cộc cằn nóng nảy. Ngọc Thố chỉ phục ông ta về tài thiện xạ. Cũng nhờ ông bắn rơi hết chín mặt trời và để lại một, mà trần gian không đến nỗi nóng như thiêu như đốt, khi cả mười vầng nhật cùng đua nhau chiếu ánh sáng gắt gao xuống hạ giới.

Hậu Nghệ thường hành hạ Hằng Nga, lắm lúc đánh đập nàng tàn nhẫn. Ngọc Thố bất bình muốn chống lại Hậu Nghệ nhưng nghĩ đến những mũi tên thần nó lại sợ hãi không dám.

Tây Vương Mẫu vốn là chỗ thân tình với Hậu Nghệ nên đã đem cho chàng ba viên thuốc trường sinh. Thuốc nầy uống vào chẳng những không già, không chết mà thân thể còn trở nên nhẹ nhàng muốn bay đi đâu cũng được.

Hằng Nga không thể sống mãi cạnh người chồng vũ phu, nàng đánh cắp ba viên thuốc uống vào, bay lên mặt trăng ẩn náu. Nàng đi từ vùng “Biển Động” đến vùng “Biển Lặng” nhưng không nơi nào nàng vừa ý cả. Khi đến khu rừng thưa thớt, có những cây kiền kiền muôn năm, những cây quế hương thơm ngào ngạt, nàng rất thích và dừng lại đó. Nhưng trong lòng nàng nhớ Ngọc Thố mãi không thôi.

Khi Hằng Nga ăn cắp được tiên dược và sắp bỏ Hậu Nghệ mà đi Ngọc Thố đã dò biết, nhưng nó không nói gì. Nó chỉ bỏ cái đãy của nó chung vào với hành lý của Hằng Nga.

Ngọc Thố nghĩ rằng việc đi theo Hằng Nga chưa phải là việc quan trọng. cần kíp nhất là nó phải trở lại vườn Thượng Uyển của Vương Mẫu để đánh cắp những thứ cây và loại giống tiên dược, và cần phải thi hành việc đó trước.

Hái trộm thuốc trở về, nó thấy một lão tiều già yếu, ngồi dựa bên gốc cây đang chờ Tử Thần đến mang đi. Nó thương tình nhai một nắm lá mớm cho ông lão.. Chỉ trong giây lát ông tiều mở mắt mỉm cười, trở nên vui vẻ, khỏe mạnh.

Ngọc Thố hỏi:

- Ông muốn sống mãi mà chẳng bao giờ chết không?

Lão tiều cười đáp:

- Ai lại chẳng muốn được như vậy?

Thỏ ôm lấy cổ ông Tiều nói:

- Ông hãy nắm chặt lấy hai chân tôi.

Ông tiều làm y theo lời nó. Ngọc Thố la lớn: “Vào đãy! Vào đãy!”

Bỗng nhiên nó và ông tiều bay vút lên mặt trăng, nằm trong chiếc đãy mà Hằng Nga đem lầm theo với hành lý.

Lão tiều tên Cuội, nguyên là một ông thợ mộc có danh tiếng, sau khi lên mặt trăng đã đốn săng kiền kiền làm cung điện cho Hằng Nga ở, lại trồng ngay trước cung một cây quế nên người đời thường gọi là cung quế.

Thỏ đã học lóm được phương pháp luyện thuốc trường sinh của Tây Vương Mẫu, lại mang theo các loại hạt giống và các thứ cây tiên dược. Nó lập một khu vườn để trồng các thứ cây ấy rồi ngày đêm giã thuốc, nấu thành linh đơn để Hằng Nga, ông Cuội và nó uống. Cả ba sống mãi mãi trong cung Quảng Hàn…

Chuyện nghe thế nào tôi kể lại thế ấy. Ngọc Thố chính là thủy tổ của cái thằng Thỏ oắt con mà ông định trừng phạt đó.

*

Sau khi biết đích xác chỗ Thỏ thường ở, Cọp cất bước ra đi. Đến nơi, Cọp gật gù khen Thỏ đã kiếm được một vùng phong cảnh hữu tình để xây cất nhà cửa. Cọp nhìn quanh địa thế. Nó nhe răng cười nham hiểm, đoạn cúi rạp mình xuống, chui vào lùm sim nằm im hơi lặng tiếng để chờ đợi.

Thỏ sau một ngày đi thăm bà con bạn bè, chiều lại trở về, trên vai mang một củ sắn to tướng đã cạo sạch lớp vỏ ngoài. Thỏ nghêu ngao hát:

Trời chiều gác bóng chênh chênh,
Đường rừng cây cỏ mông mênh bốn bề.
Quanh theo sườn núi bờ khe,
Vai mang củ sắn ta về hang ta.

Thỏ sắp sửa xuống hang thì Cọp đưa tay ra chộp lấy chân sau của nó. Tuy đau nhói cả cơ thể, nhưng Thỏ vẫn giữ được bình tĩnh, vì Thỏ biết Cọp đang nắm lấy chân nó, nó cần phải sáng suốt để đối phó với tình thế. Thỏ không hoảng hốt chút nào, cất tiếng cười ha hả:

- Trời ơi, con mất biết bao công phu mới đào được củ sắn nầy, lại còn phải lột vỏ trắng toát để ăn cho ngon miệng. Nhưng ngon đối với con chứ ông thì đâu thèm thứ sắn mạt hạng nầy. Xin ông hãy thả ra, đừng giật củ sắn của con tội nghiệp.

Cọp ngạc nhiên hỏi:

- Tao đang nắm chân mầy chứ phải nắm củ sắn đâu mà mầy nói lạ vậy?

- Chao ôi! Mắt ông trong sáng như hai vì sao trên trời, không ngờ ông lại lầm lẫn như vậy. Nếu không tin lời con xin ông cứ việc thử thì rõ. Ông đi kiếm một viên đá nhọn, ông đập mạnh một cái, nếu máu đỏ chảy ra tràn trề thì đích thị là chân con, còn nếu lòi ra một cái tim thì chính là củ sắn, không còn nghi ngờ gì nữa.

Cọp nghe lời Thỏ nói chí lý, vội chạy đi kiếm viên đá nhọn. Nhưng Cọp vừa thả tay ra, Thỏ liền nhảy tót xuống hang lẩn trốn.

Cọp biết mình bị mắc lừa nguyền rủa Thỏ thậm tệ.

Nó nói:

- Ông cứ nằm mãi bên miệng hang để chờ mầy, dầu mấy tháng mấy năm ông cũng ráng đợi, cốt bắt cho được mầy để ăn thịt.

Tuy nói thế, nhưng qua hôm sau, Cọp đói bụng như cào không sao chịu nổi, đành phải đi kiếm một thứ gì lót dạ. Cọp đâu biết vừa lao mình xuống hang, Thỏ đã do một cửa khác thoát ra ngoài và giờ đây đã ở cách xa Cọp có hơn một dặm.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:53

Chương 15

THỎ VÀ VOI ĐẤU SỨC



Thoát khỏi nanh vuốt của Cọp, Thỏ vừa đi vừa nhai cà rốt thì tình cờ gặp Voi. Từ ngày được Thỏ lập mưu cứu sống khỏi bị Cọp ăn thịt, Voi bận làm ăn không có cơ hội gặp lại Thỏ.

Thỏ nghĩ thầm, Voi tuy to xác nhưng mà dại. Nếu không nhờ mình thì bị chôn thây vào bụng Cọp từ lâu rồi. Hình như độ nầy bác ấy kiếm ra nhiều tiền lắm thì phải. Còn mình thì nghèo túng vẫn lại hoàn nghèo túng.

Thỏ đến trước mặt Voi lễ phép cúi đầu chào hỏi:

- Bác độ nầy vẫn khỏe mạnh đấy chớ?

- Ừ. Bác ăn được ngủ được, nhưng công việc có phần bề bộn hơn trước.

- Cháu nghe nói bác phát tài lắm phải không?

Voi sợ Thỏ nhắc lại cái ơn ngày trước để mượn tiền nên vội chối đây đẩy:

- Thời buổi gạo châu củi quế nầy, đủ ăn là may rồi, chứ làm gì mà phát tài? Cháu đừng nghe thiên hạ đồn bậy.

Thỏ phàn nàn:

- Sức mạnh của cháu kể ra thì có kém gì bác? Nhưng khốn nỗi thân hình cháu lại quá bé nhỏ nên ai cũng khinh thường mà không thuê cháu khuân vác.

Voi trợn cặp mắt ti hí nhìn Thỏ:

- Cháu nói đùa hay nói thật đấy? Cháu mà mạnh bằng bác thì còn trời đất gì nữa?

- Đối với một bậc tôn trưởng như bác cháu đâu dám nói đùa?

- Thế thì cháu làm thế nào để chứng tỏ là cháu mạnh bằng bác?

- Nếu hai bác cháu mình đưa nhau lên võ đài tỉ thí, thiên hạ không khỏi chê cười bác… Cháu định thế nầy…

Thỏ nhìn quanh nhìn quất thì thấy Gấu từ xa đi lại. Thỏ tay vẫy mồm gọi rối rít:

- Bác Gấu ơi! Hãy lại đây mau lên! Bác đi lanh một chút nào! Tôi cần nói bác nghe câu chuyện nầy hay lắm.

Gấu đủng đỉnh đi đến.

Thỏ nói:

- Bác Voi và cháu đang đánh cuộc với nhau xem ai mạnh ai yếu?

Gấu nghe nói, ôm bụng cười hề hề, mắng Thỏ:

- Mầy đừng nói điên nữa! Bộ mầy thì được cái tích sự gì mà dám đấu với bác Voi?

- Bác thử nghĩ, Rùa mà chạy lanh hơn Thỏ câu chuyện ấy có ngược đời không? Thế mà Rùa đã thắng được Thỏ. Thì sức Thỏ mạnh hơn Voi cũng chẳng có gì làm cho bác phải ngạc nhiên.

Gấu nói:

- Đâu có thể nói suông như vậy được. Ít ra mầy cũng phải làm một công việc gì để cho mọi người trông thấy chứ?

- Cũng vì duyên cớ ấy mà cháu muốn nhờ bác hãy làm chứng hộ về cuộc tranh tài giữa cháu và bác Voi. Cháu cột một sợi thừng vào chân sau của cháu, rồi chạy xuống ngồi dưới hang ấy – Thỏ vừa nói vừa chỉ một cái hang cạnh cây cổ thụ to lớn, một người giang rộng cả hai tay vẫn không sao ôm hết – Bác Voi lấy vòi vấn đầu kia mút thừng, lôi mạnh cháu lên. Về phần cháu phải cố gắng để trì lại. Nếu bác Voi kéo được cháu ra khỏi hang lên nằm trên mặt đất thì cháu bị thua ba quan, còn như bác không làm gì cháu tốt thì lẽ tất nhiên cũng phải trả cho cháu một số tiền như vậy. Nhờ bác đứng ở giữa làm trọng tài cho cả hai bên.

Voi nghĩ bụng:

“Thằng nầy chắc là loạn não rồi. Nó bỏ tiền ra đấu sức với mình thì thật xem trời không bằng ngọn rau má. Chính nó gây sự trước chứ đâu phải mình phỉnh phờ nó mà ăn tiền?” Nghĩ vậy, Voi bảo Gấu:

- Anh Thỏ mà đương đầu với tôi chẳng khác gì lấy trứng chọi với đá. Tôi mà từ chối, anh ấy không khỏi nói vung ra khắp nơi, chê cười tôi hèn nhát. Tôi chỉ mong anh làm chứng cho tôi là vụ nầy chính anh Thỏ gây sự trước chứ tôi chẳng bao giờ bắt nạt kẻ yếu.

Voi phải rào sau đón trước như vậy là vì nó nắm chắc phần thắng trong tay, không nhọc nhằn gì mà được ba quan tiền bỏ đãy.

Thỏ không nói gì thêm nữa, cặm cụi cột một đầu thừng vào chân của nó còn đầu kia trao cho Voi giữ. Nó giao hẹn với Voi và Gấu:

- Cháu nhảy xuống hang được một lát thì bác Gấu nhớ ra hiệu cho bác Voi kéo cháu lên. Nếu bác ấy không kéo nổi tức là cháu được cuộc.

Cái hang mà Thỏ vừa nhảy xuống là một trong những cái hang Thỏ đào sẵn để ẩn núp phòng khi có tai họa xảy ra. Nó đào rất khéo, một con đường rộng thênh thang chung quanh rễ cây đại thọ, rồi lại thêm một con đường thứ hai nữa trông như một con đường hầm, chạy dài hơn mười thước thì trổ thẳng lên mặt đất, giữa một lùm cây rậm rạp.

Vừa xuống hang, Thỏ liền chạy một vòng , vấn sợi thừng chung quanh rễ cây đoạn ngồi im, vểnh tai nghe ngóng.

Trên kia, tiếng của Gấu sang sảng vang lên : “Một, hai, ba, kéo hè”. Ban đầu Voi chỉ xem như một trò đùa, lôi nhè nhẹ và chẳng chút quan tâm. Khi không thấy chút kết quả nào, nó lôi mạnh hơn rồi mạnh hơn nữa, nhưng vẫn vô hiệu. Thỏ ngồi lỳ dưới hang thẳm không sao lôi lên nổi. Voi dốc cả toàn lực vừa thở hào hển vừa kéo. Nó đâu biết rễ cây đại thọ quá to lớn, đâm sâu xuống đất, sức Voi không sao lay chuyển được.. sợi thừng cứa mãi vào rễ cây đánh “bực” một tiếng đứt làm hai. Voi lăn kềnh ra xa đến ba thước.

Thỏ chạy quanh một vòng theo chiều ngược để tháo sợi thừng ra, đánh một phóc nhảy lên mặt đất, chạy đến đưa chân cho Voi và gấu xem sợi thừng đang còn buộc ở đó.

Voi bàng hoàng, vừa tiếc của vừa ngạc nhiên sao Thỏ lại mạnh đến thế? Gấu cũng giật mình nghĩ thầm : Mình thường bắt nạt nó, cũng may nó không đánh trả lại mình. Sức Voi còn chưa bằng nó được huống hồ mình?

Thỏ làm điệu bộ ngồi nép xuống, bốn chân bám chặt lấy mặt đất nói:

- Cháu hay tập môn võ GIÀ TRÌ HƠN MẠNH KÉO, hễ cháu mà xuống tấn thì dẫu Tề Thiên Đại Thánh chưa chắc đã lôi cháu nổi huống hồ các bác.

Voi thú thật:

- Chuyện bác thua Cọp tuy đau đớn thật nhưng bác cho là chuyện thường, bây giờ thật bác nhục nhã, uất ức muốn phát bệnh được.

Thỏ nói:

- Hơi đâu mà phát bệnh cho tốn tiền thuốc bác? Đã mất với cháu ba quan rồi chẳng lẽ còn mất thêm tiền thầy tiền thuốc nữa. Lần trước cháu…

Nói ngang đó thì Thỏ bỏ lửng không muốn nói khoác lác cho hết câu, vì nó nghĩ đến cuộc chạy đua với Rùa vì nó thất bại mà Thỏ cái uất ức đến lâm bệnh. Bây giờ nó thắng Voi cũng nhờ gian lận, chẳng tài cán gì mà lên mặt.

Voi bảo Thỏ:

- Cháu hãy theo bác về nhà, bác trao số tiền ba quan cho.

- Vội gì bác! Đối với bọn Chồn và Chó Sói thì cháu cũng e ngại đó. Chứ bác là bậc quân tử, nói một là một, hai là hai, số tiền ấy bao giờ cháu lấy lại chẳng được? Chúng ta đứng đây nói chuyện cho vui đã.
Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:53

Chương 16

LUẬN ANH HÙNG



Thỏ cao hứng nói:

- Luận về sức mạnh ở chốn núi rừng thì Đệ nhất anh hùng là Đại vương Sư tử, Đệ nhị anh hùng là Thỏ chứ ai vào đó nữa?

Voi nghe câu ấy không khỏi xốn tai, nhưng mình vừa thua nó sờ sờ ra đó đành phải chấp nhận chứ biết sao?

Thỏ hỏi Voi và Gấu:

- Đệ tam anh hùng về phần bác Voi hay bác Cọp?

Voi nói:

- Bác và Cọp không mấy khi đụng độ với nhau. Vừa trông thấy từ đàng xa đã tìm cách tránh mỗi người một ngả.

Gấu ngắt lời:

- Nhưng nếu buộc lòng hai bác phải xáp trận với nhau thì sao?

Voi suy nghĩ trong chốc lát, chậm rãi đáp:

- Kể ra thì Cọp lanh lẹn hơn tôi, y lại có những nanh vuốt nhọn. Nếu y mà nhảy được lên đầu lên cổ, bấu vào tai vào mắt chắc tôi không sao chịu nổi nhưng chết thì nhất định không sao làm tôi chết được. Nhưng nếu tôi lừa được y mà ép vào núi đá hay lấy chân đạp mạnh lên mình y rồi dùng ngà nhọn mà đâm thì y không sao sống nổi. Đó là điều tôi phỏng đoán vậy thôi chứ sự thật chưa bao giờ xảy ra.

Thỏ:

- Cháu thưa để hai bác biết, chính mắt cháu đã trông thấy cuộc tranh hùng giữa một bác voi và một bác cọp.

- Thôi, mầy đừng bịa chuyện ra nữa, không ai tin đâu.

Voi cứ nghĩ rằng Thỏ nói láo.

- Cháu xin thề trên có trời cao, dưới có đất thâm, chung quanh có núi sông, đối với hai bác cháu không bao giờ dám đặt chuyện ra mà nói cả.

Gấu hỏi:

- Thế thì mầy trông thấy thế nào, từ bao giờ, hãy thuật lại cho tao và bác Voi nghe thử.

- Cháu xin kể lại có đầu có đuôi, có xuôi có ngược, thấy sao nói vậy không thêm không bớt mảy may nào.

Thỏ tằng hắng một tiếng rồi bắt đầu vào chuyện:

“Số là một hôm, cách đây đâu chừng một năm, anh Ngựa Bạch bị một ông phò mã, quất mấy roi về tội gì đó không rõ, anh bỏ cả lầu son gác tía, bỏ cả mỹ vị cao lương, trở về chốn núi rừng là quê hương xứ sở. Tình cờ anh gặp cháu. Anh bảo rằng: “Thà chịu cam khổ mà được tự do còn hơn sung sướng mà bị đánh đập ràng buộc. Trong lúc rời bỏ Kinh thành để chạy lên rừng xanh, anh Ngựa Bạch đã chạy ngang qua Sở Hổ Quyền là nơi loài người lập ra, bắt Voi Cọp đấu với nhau làm trò giải trí. Anh Ngựa gặp một anh Chuột đang đứng hóng mát. Anh Chuột thích du sơn du thủy mà chưa có dịp, liền nhờ anh Ngựa chở đi cho biết đó biết đây. Cũng nhờ thế mà Chuột với cháu mới có cơ hội làm quen với nhau.

Lúc trở về, anh rủ cháu đi theo. Bản tánh của cháu không muốn đi đâu xa, nhưng rồi cũng đánh liều một phen rời khỏi khu rừng thân yêu, về Kinh Đô xem chơi cho biết. Hai miền thành thị và sơn lâm thật khác nhau một trời một vực, thuật lại không bao giờ hết. Cháu ở chơi với anh Chuột hai hôm, định cáo từ thì anh giữ cháu lại và nói: “Ngày mai sẽ có trận đấu Voi-Cọp ngay trước mặt nhà tôi, vui lắm. Anh hãy lưu lại thêm một hôm nữa mà xem cho biết.

Tưởng cháu cũng nên thưa để hai bác biết, đấu trường đào sâu như cả một cái hố rộng lớn. Giữa lòng chảo lát gạch phẳng lỳ, người xem ngồi trên nhìn xuống.

Hôm khai diễn trận đấu khán giả đông vô số. Có vua và các hoàng tử công chúa nầy, có bá quan nầy, có lính hầu hạ nầy. Người ta đã đào sẵn một đường hầm để đưa bác Voi và bác Cọp vào giữa lòng chảo đấu trường. Anh Chuột đào chân tường để làm hang nên cháu và anh đứng trong nhà nhìn ra trông rõ mồn một. Chao ôi! Cháu nhìn thấy bác Cọp mới thảm hại làm sao! Thật không sao cầm được nước mắt. Ở chốn sơn lâm nghênh ngang biên thùy một cõi, chỉ nhường bước có Sư tử Đại vương. Khi bác gầm thét chim muông đều khiếp sợ. Thế mà nay bác ngồi co ro trong cái cũi song sắt, cổ mang một sợi xích dài, mồm may trít hai môi lại, mấy vuốt nhọn ở chân đều bị cắt sạch trụi sạch trơn. Giữa đấu trường đã trồng sẵn một cái cọc to tướng và khi bác Cọp bị đuổi ra khỏi chuồng thì sợi xích sắt, một người lính đóng chặt vào cọc. Như thế bác Cọp chỉ có thể chạy quanh quẩn giữa lòng chảo mà không thể thoát đi đâu được.

Bác Voi đến sau, không bị xiềng xích gì cả và cũng không bị nhốt vào cũi. Nhưng sau lưng bác Voi có hai người lính mặc áo đỏ viền xanh, đầu đội nón sơn, chân vấn xà cạp, mỗi người tay cầm một cái mác lào.

Bác nói đúng đấy, bản tính đồng loại của bác hiền lành không hay gây sự nên trông thấy Cọp thì đi chệch sang một bên chứ không hướng thẳng về phía bác Cọp đang nằm nép chờ đợi.

Nhưng hai người lính đâu chịu để cho bác Voi yên, họ lấy mác nhọn đâm vào hai bắp vế của bác đến chảy máu ròng ròng, bắt phải chiến đấu với bác Cọp. Khi Voi Cọp đều nổi cơn thịnh nộ, gườm gườm nhìn nhau quyết một còn một mất, mấy người lính mới từ từ rút lui ra ngoài đứng và đóng cửa đấu trường lại.

Cọp phóc lên lưng Voi định cào cấu, nhưng những móng nhọn đã bị vặt trụi cả rồi, mồm cũng không sao cắn được, Cọp chỉ còn cách lấy chân trước giáng mạnh xuống đầu Voi những đòn đích đáng khiến Voi lảo đảo long cả đầu óc. Voi cơn giận bốc lên bừng bừng, lắc mấy cái cho cọp rơi xuống. Nhưng Cọp ôm chặt lấy đầu Voi không chịu thả. Voi đưa cao vòi lên, vói ra đàng sau định vớ Cọp nhưng Cọp lại lấy chân tát một cái nữa vào vòi khiến Voi đau không sao tả xiết. Voi mới nghĩ đến mưu, nằm ngã lăn ra đất cho Cọp phải lăn theo, rồi nhanh như chớp đứng lên lấy chân dẫm lên thân hình Cọp. Cọp xoay mình tránh né không ngờ chạm phải bức thành của đấu trường. Vả lại sợi xiềng ở cổ Cọp không được dài lắm. Cọp không thể nhích ra xa hơn nữa. Voi thừa thế dùng vòi vấn lấy Cọp, tung lên cao rồi chờ khi rơi xuống đất thì lấy ngà đâm mạnh vào bụng Cọp, rạch thành một đường dài, gan ruột đổ ra ngoài ngã xuống trông chẳng khác gì một đống thịt vụn.”

Kể xong, Thỏ kết luận:

- Trận đấu ấy, theo con mắt của cháu, tuy Voi thắng Cọp nhưng thắng mà không vinh hiển, vì nếu Cọp không bị cắt hết vuốt nhọn, không bị may miệng, tròng xích vào cổ thì dễ gì Voi đã giết được Cọp.

- Bác công nhận lời nói của cháu đúng, nhưng da của bác dày bịch như thế nầy, Cọp cũng chẳng làm gì xuể.

Thỏ tiếp:

- Như thế thì hai bác đều là đệ tam anh hùng đồng hạng. Dưới nữa đến các bác : Gấu, Beo, Lợn Lòi, Tê Giác, Trâu Núi, Trâu Nước v.v… Mang, Nai, Chồn, Nhím đứng vào hạng bét… Đó là cháu nói phỏng chừng thôi, chứ bao giờ cháu lập được võ đài, tổ chức những cuộc tranh hùng giữa những anh tài tứ xứ, khi đó việc xếp hạng mới có giá trị. Còn bây giờ thì có ba cao thủ không ai chối cãi được là : Đại vương Sư tử, Trung vương Thỏ và Tiểu vương Voi Cọp.

Về Đầu Trang Go down
nhanbkvn



Tổng số bài gửi : 1612
Registration date : 16/07/2012

Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13Tue 07 Jun 2016, 07:53

Chương 17 (hết)

TRỞ VỀ LÀNG CŨ



Với năm quan tiền của Voi, Thỏ cũng đỡ được cơn túng thiếu. Thỏ lại lập được một khu vườn khác, rộng rãi hơn vườn Hướng Thiện, nhưng phải cái xa sông ngòi, mỗi lần đi lấy nước cực nhọc hơn trước. Vườn ở một nơi địa thế hiểm trở, cô tịch, nên mấy con thú khác không đến quấy phá.

Thỏ không lấy lại danh từ cũ để đặt cho khu vườn, không phải vì nó sợ bị xui xẻo như lần trước, chỉ mới trong vòng có mấy tháng, hoa mầu bị Sấu tàn phá hư hại cả.

Lần nầy Thỏ chọn hai chữ TĨNH TÂM để đặt tên vườn, ngụ ý lòng của nó ngày nay, không khác gì mặt nước hồ thu phẳng lặng, không còn xao động như hồi niên thiếu hăng say tự phụ, gặp ai cũng thích trêu chọc.

Hiện thời Thỏ con đã khôn lớn, Thỏ cái sinh thêm một bé tí cũng đã tập tễnh biết đi, mái tóc và râu mép của nó bắt đầu một vài sợi điểm bạc. Giờ đây Thỏ chỉ lo lắng cho tròn bổn phận của một người chồng, một người cha chứ không muốn chung đụng với ai nữa. Nó hết sức cố tránh Cọp đang tìm bắt nó để ăn thịt, Chồn, Chó Sói chờ cơ hội để hại nó, Cá Sấu mà vớ được thì ít ra nó cũng bị gãy giò. Còn mấy con kia thì nó cũng không lấy gì làm thân. Ngoại trừ Hải Ly vừa là bạn vừa là ân nhân nên cứ vài tuần nó lại đến nhà chơi một dạo.

Cuộc đời của Thỏ như vậy kể cũng tạm yên ổn. Nhưng một buổi sáng, nó đang ngồi uống nước trà thì thấy thằng cháu ruột từ ngoài chạy vào, theo sau là ông bác họ, bà thím dâu và hai người bà con xa nó quên tên chỉ nhớ mặt. Ai nấy bộ tịch sợ sệt, hoảng hốt như vừa trải qua một cơn khủng khiếp. Thỏ chưa kịp hỏi thì thằng cháu lớn tiếng nói:

- Chú ở đây yên ổn sung sướng thật. Nhưng sao chú không nghĩ đến họa lớn đang xảy đến cho bà con dòng họ Thỏ nhà ta?

Thỏ sửng sốt đáp:

- Cháu trách như vậy thì cũng oan cho chú, vì chú có hay biết gì đâu?

Bà thím la đứa cháu:

- Mầy không được hỗn. Hơn nửa năm nay chú mầy đâu có về làng, còn cái con ác điểu ấy mới xuất hiện đâu chừng nửa tháng nay.

- Chuyện con ác điểu thế nào, thím cho cháu biết với.

Ông Bác nói:

- Bà con xa gần của mình nó bắt hết mười mạng cả thảy. Thằng Bạch, con út của bác nhờ tinh khôn, chui vào nằm nép giữa hai tảng đá, ác điểu mỏ ngắn nên không làm gì được, đành phải bay đi, suýt tí nữa thì thằng út mất mạng. Lúc kéo đến đây, một anh hàng xóm cũng bị nó bắt mất. Bác đã dặn trước chỉ nên đi một vài người cũng đủ, càng đông càng nguy hiểm.

Anh chàng bà con xa nói:

- Nhiều người sợ quá, bao nhiêu khoai sắn, rau cải trồng ra đều bỏ cả để di cư đi nơi khác. Làng mình bây giờ xơ xác hơn trước nhiều. Trong họ ngoài làng đều nghe tiếng bác khôn ngoan tài trí nên đem nhau đến đây, xem bác trù liệu cách nào để giết chết con ác điểu ấy để mọi người làm ăn được yên ổn. Cháu đã nói nhiều lần : Kẻ cướp đến làng thì phải đồng tâm hợp lực mà chống cự, chứ sao lại bỏ chạy mỗi người một ngả để mặc nó tha hồ thao túng.

Bà thím hỏi lại:

- Anh nói như vậy chứ nó thì bay trên trời mà mình lại ở dưới đất, sức yếu đương sao nổi nó?

Thỏ nói:

- Thật tình lâu nay cháu xa lánh cuộc đời không tu cũng như tu. Nhưng nay bà con xóm làng lâm vào đại họa chẳng lẽ lại ích kỷ chỉ biết yên vui với vợ con không đem hết tài hèn ra mà giúp đỡ?

Nghe Thỏ nói vậy ai cũng vui vẻ hớn hở, nhưng trong bụng không khỏi hoài nghi, vì việc trừ được ác điểu là việc rất khó khăn, ngoài tài sức của họ.

Thỏ nói tiếp:

- Tôi phải trở về làng nghiên cứu tại chỗ mới nghĩ được diệu kế. Bây giờ tôi khuyên bà con nên áp dụng câu : “Mục quan tứ xứ, nhĩ thỉnh bát phương”…

Thỏ cháu hỏi:

- Chú nói gì cháu chưa được rõ…

- Ra mầy không học sách binh thơ của ông Thủy tổ dòng họ nhà ta để lại cho con cháu sao? Câu đó có nghĩa : “Mắt phải xem bốn phía, tai nghe khắp bốn phương”. Trong lúc ăn uống cũng như khi làm lụng phải luôn luôn đề cao cảnh giác. Những con ác thú ấy tôi chưa rõ là Phụng hoàng, Diều Hâu, Kên Kên hay là chim Ưng, nhưng con nào cũng vậy, cặp mắt sắc vô cùng, dầu những nơi xa xôi chúng cũng trông thấy rất rõ. Bà con phải hóa trang thật tài tình, lấy cành lá phủ khắp mình và khi di chuyển phải chậm chạp kẻo nó hay biết. Giờ đây mời bà con ở lại dùng bữa với vợ chồng tôi, đợi tối mịt sẽ trở về. Còn về phần tôi, bà con hãy cho thư thả, trong vài hôm nữa có lẽ tôi sẽ nghĩ được mưu kế trừ con ác điểu ấy.

*

Thỏ hóa trang như ngày đánh lừa Cọp để theo dõi con ác điểu. Nó nhận ra đó là một con KÊN KÊN to lớn, lông xam xám, nhơ nhớp như tắm đất bụi. Mỏ nó cứng và quặp xuống, mắt tròn, cổ sắc hồng đậm trơ trụi không có một cái lông nào. Hai chân nó cứng mạnh, đầu bốn ngón đều có vuốt nhọn. Mỗi khi bay, Kên Kên giang rộng cặp cánh như chiếc thuyền buồm lướt sóng giữa bể khơi.

Nó làm tổ trên một chóp núi cao nhưng lại thường ra chơi với con trên một tảng đá bằng phẳng cạnh tổ.

KÊN KÊN gieo rắc khủng khiếp cho loài chim nhỏ, cho những con thú cỏn con và cho cả những con cá ở biển. Thỏ từng thấy ác điểu từ trên trời bay xẹt xuống bấu lên lưng một con nai. Nai hoảng hốt vùng chạy nhưng không sao thoát khỏi vuốt nhọn của Kên Kên được. Chim mổ vào hai mắt của nai cho mù khiến nai lăn tòm xuống hố sâu. Chim đáp xuống theo để ăn thịt.

Thỏ lại một lần thấy Kên Kên bổ nhào xuống vồ lấy cá nhám. Nhưng con ác ngư này cũng chẳng phải tay vừa, vùng vẫy cố lôi cho được Kên Kên xuống biển. Cũng may chim thoát được không thì chết về tay nhám xà rồi.

Nhưng đau đớn cho Thỏ hơn cả là khi nó thấy những kẻ trong họ hàng nhà nó, đồng bào ruột thịt của nó bị Kên Kên quắp từ dưới đất, rồi bay vút lên trời đem thẳng về tổ rỉa rói, từng miếng xương vụn rơi xuống bãi cỏ dưới chân núi. Những con rùa với cái mai cứng mà Thỏ tưởng không ai làm gì nổi, Kên Kên cũng bắt bay lên thật cao thả mạnh cho rơi xuống trên những phiến đá. Mai rùa vỡ ra, thịt xương nát bấy, Kên Kên bay xuống đánh chén ngon lành.

Nó tự bảo : Ta đã hiểu rõ đời sống của Kên Kên, nay ta có thể nghĩ cách trừ nó. Thỏ cúi đầu, bước từng bước dài vừa đi vừa nói lầm thầm:

- Kên Kên ăn thịt thỏ thịt nai nầy, Kên Kên ăn thịt rùa thịt cá nầy lại ăn thịt cả những con chim nhỏ nữa. Nó tàn ác như vậy là nhất đời rồi, ta hạ sát nó là làm một việc chính đáng. Nhưng mưu kế của ta phải có anh Rùa giúp đỡ một tay mới được.

Nó vội vã đi tìm Rùa và thuật lại những gì nó được trông thấy. Nó miêu tả cảnh Kên Kên giết những con rùa một cách tàn nhẫn. Rùa nghe xong không khỏi động mối thương tâm, nghiến chặt hàm răng tỏ ý căm hờn tột độ.

Trước mối thù chung, Rùa và Thỏ xóa bỏ tất cả hận thù trong bấy lâu nay.

Thỏ nói:

- Anh thuộc vào hạng thông minh lanh lợi, trước tình thế nầy, anh có nghĩ được cách gì để trừ con ác điểu ấy không?

Rùa suy nghĩ chốc lát đáp:

- Tôi định thế nầy : Đây là loài chim xâm phạm đến tính mạng của loài thú, ta có thể viện lẽ ấy xin Đại vương sư tử huy động Voi, Hổ, Báo, Tê giác, Gấu mai phục trong các bụi rậm. Một anh thỏ hay chị nai nào đó đứng vẩn vơ ở giữa làm mồi để dụ nó. Khi nó liệng xuống để bắt mồi thì quân mai phục đổ ra nhất định giết được nó.

Thỏ hỏi lại:

- Nhưng nếu nó bay đi thì sao?

- Dẫu có bay thoát nó cũng phải khiếp vía bận sau không còn dám trêu chọc đến loài thú nữa.

- Tôi chưa cho đó là một kế vẹn toàn. Vả lại việc mình mình lo, tôi không dám phiền đến Đại vương chút nào cả. Nay tôi sắp đặt như thế nầy, anh nghe có được không?

Thỏ đem kế hoạch của mình ra nói cho Rùa rõ. Rùa gật gù khen:

Hay lắm! Hay lắm!

Nhưng rồi nó cười và nói tiếp:

- Tài trí như anh không ngờ đã có lần bị tôi đánh lừa, kể cũng lạ thật.

*

Thỏ biết dân làng gần khu rừng thường làm trâu để tế thần. Nó mới nhờ Chuột lấy trộm cái bong bóng. Đó là nghề riêng của Chuột nên sáng sớm hôm sau Rùa và Thỏ có ngay cái lòng bóng trâu.

Thỏ thổi cho cái bong bóng căng phồng lên, đầu kia lấy dây cột chặt trao cho Rùa đem ra giữa sông thả lềnh bềnh trên mặt nước. Bên dưới, dây cột vào một tảng đá ngầm. Họ hàng nhà Rùa tụ tập lại thật đông dưới nước và có bổn phận giữ sợi dây ấy.

Hải Ly chịu làm vật hy sinh, ôm lấy quả bóng, nằm phơi bụng trên sông hồi hộp chờ ác điểu.

Đó là tất cả mưu kế của Thỏ.

Họ hàng nhà Thỏ ẩn núp trong những lùm cây hai bên bờ sông chờ xem kết quả.

Đâu chừng nửa giờ sau thì Kên Kên xuất hiện trên nền trời cao. Nó bay quanh thành những vòng tròn, mỗi lúc một hạ thấp xuống, mắt hau háu nhìn cái thân thể ngon lành của Hải Ly. Rồi chớp nhoáng như tia sét, Kên Kên xẹt xuống vồ lấy con Hải Ly. Hải Ly lanh lẹn lăn mình xuống nước lặn mất. Vồ trật con mồi, những móng nhọn của nó chụp thủng quả bong bóng trâu, không khí ùa vào làm cho lép kẹp tức khắc. Mắc chân trong quả bong bóng, ác điểu không sao rút ra được. Họ hàng nhà Rùa lôi sợi thừng vừa mau vừa mạnh. Chim cố sức vùng vẫy nhưng cũng không đương nổi lũ Rùa đông đúc, đang nung nấu chí phục thù.

Kên Kên bị ngâm mình và uống nước nhiều không chịu được, gục đầu chết. Bầy rùa kéo xác chim lên bờ, móng vuốt còn vướng trong quả bong bóng.

Dòng họ Rùa và dòng họ Thỏ diễn hành lôi xềnh xệch trên mặt đất thân xác con ác điểu từng giết hại không biết bao nhiêu rùa và thỏ. Tất cả sung sướng reo hò vang dậy.

Từ đó Thỏ trở về làng sống với bà con họ hàng cho đến ngày răng long đầu bạc.


BỬU KẾ
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Chú Thỏ Tinh Khôn   Chú Thỏ Tinh Khôn - Page 2 I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
Chú Thỏ Tinh Khôn
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Sơn Tinh Thuỷ Tinh - Truyện tranh
» Việt Điện U Linh Tập
» Cổ học tinh ma : Sự tích về một nửa
» Tinh thể rượu đẹp kì ảo dưới kính hiển vi
» Cười tí chơi...
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: Truyện Sưu tầm :: Tủ sách Tuổi Hoa :: Hoa xanh-