Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 Đặng Phùng Quân đọc Kim Vân Kiều Truyện

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Trà Mi

Trà Mi

Tổng số bài gửi : 7086
Registration date : 01/04/2011

Đặng Phùng Quân  đọc Kim Vân Kiều Truyện Empty
Bài gửiTiêu đề: Đặng Phùng Quân đọc Kim Vân Kiều Truyện   Đặng Phùng Quân  đọc Kim Vân Kiều Truyện I_icon13Mon 01 Feb 2016, 12:49

Đặng Phùng Quân  đọc Kim Vân Kiều Truyện
(bản dịch mới của Đàm Quang Hưng)


Mỗi tác phẩm văn chương xuất hiện đều mang theo những ẩn ngữ. Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du có nhiều ẩn ngữ cần giải mã; những tranh luận về tu từ, về sự biến, về chữ nghĩa vẫn còn đó, dường như thiếu một lam bản để tỏ tường. Có lẽ vào thời đại của Nguyễn Du, sinh hoạt văn chương chỉ là một phần trong việc diễn tập dùi mài kinh sử chữ nghĩa, do đó những tục lệ của đời sau như bản quyền, tác quyền không coi là quan trọng, như trong Truyện Kiều, tác giả chỉ viết:

Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh


Và không cần gióng lên là phóng tác ở nguồn nào. Điều đó thật tự nhiên trong một nền văn hoá cổ, chưa để ý đến những việc thương mại, tiếp thị, xuất bản, tác quyền v.v…Ở trong một nền văn hoá lấy thơ văn là nền tảng, thi cử là cứu cánh, dường như kiến thức phổ cập, nên việc Nguyễn Du không cần phải giáo đầu, việc cứ để những người khác làm:

Chẳng hạn trong tổng thuyết của vua Minh Mệnh viết: Thánh Thán bất phùng, hàn yên tản mạn để nhắc đến Thánh Thán bình phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân; tổng từ của vua Tự Đức viết: phần lô nhàn độc Thanh Tâm biên, thị biên bắc nhân Thánh Thán trước, dịch âm ngã quốc Nguyễn Tiên Điền đều để dẫn truyện Kim Vân Kiều nguyên tác của Thanh Tâm Tài Nhân, và Thánh Thán luận bàn, nay Nguyễn Du diễn ra Quốc âm.

Thanh Tâm Tài Nhân viết ra tiểu thuyết vào thế kỷ 17. thời kỳ sáng tác tiểu thuyết được xem như phồn vinh cực thịnh, Thánh Thán (Kim Nhân Thụy) nổi tiếng là tay bình giá sâu sắc, cho nên ở thời đại Nguyễn Du, truyện Kiều hẳn giới đọc sách ai cũng biết, việc diễn ra Quốc âm làm theo thể truyện thơ riêng của văn chương Việt nam là thể thơ lục bát đã phổ biến rộng khắp, từ nơi cung đình, đến chốn văn gia, lại đi sâu vào đại chúng, như những bài tựa tác phẩm Quốc âm này ở ngay thế kỷ 19 ghi nhận. Tuy nhiên điều đáng chú ý là tác phẩm Quốc âm càng nổi tiếng, tên tuổi Nguyễn Du đã lừng danh trong văn học thế giới, song tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân dường như đi vào quên lãng. Chẳng hạn, lấy một vài sách tiêu biểu, như Trung Quốc Tiểu Thuyết Sử Lược của Lỗ Tấn, mấy chương viết về tiểu thuyết thời Minh không hề nhắc đến tác giả hay tác phẩm Kim Vân Kiều truyện này, bộ Trung Quốc Văn học sử thông lãm do nhiều học giả hiện đại trong phần về tiểu thuyết thời Minh có nói đến Kim Bình Mai, đến Tỉnh thế nhân duyên truyện còn nhiều tiểu thuyết khác xem như nghệ thuật tầm thường nên không nói đến, ngay sách viết bằng Anh ngữ như An Introduction to Chinese Literature của Liu Wu-Chi (Liễu Vô Kỵ) để giới thiệu ra thế giới cũng không đá động đến tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân.

Nay Kim Vân Kiều truyện được dịch giả Đàm Quang Hưng hoàn tất việc chuyển ngữ, đem ra xuất bản thật hữu ích cho người đọc cũng như cho người phê bình.

Sự khác biệt giữa tiểu thuyết và thơ không chỉ ở thể loại, ngày nay với sự phát triển của thi pháp/sáng tạo học về văn xuôi cũng như về thơ  xây dựng trên cơ sở những khoa ký hiệu học,văn phong học, ngữ nghĩa học có thể giúp cho việc đối chiếu tiểu thuyết Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện thơ Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du về nhiều mặt.

Trong Thi pháp học cổ điển phương đông, như Vân đài loại ngữ, quyển 5 Văn nghệ loại, Quế đường Lê Quí Đôn ở thế kỷ 18 đã nói đến một trong hai nguyên tắc nhị phế/phải bỏ là: tuy dục phế từ thượng ý nhi điển lệ bất đắc di nghĩa là bỏ lời lấy ý nhưng không được bỏ cái đẹp và cũng nói đến tình, cảnh, sự trong phép làm thơ, ba điều đó có thể áp dụng vào việc đọc truyện thơ Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du. Bàn về Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, người cùng thời với cụ Nguyễn, khi phân chia sách vở văn chương phong phú như rừng làm những loại như hiến chương, kinh sử, thi văn, truyện ký; như vậy Đoạn trường tân thanh có thể kể vào loại truyện ký vì là một thực lục. Song là một thực lục bằng thơ, nghĩa là đọc dưới nguyên tắc thi pháp của thơ, khác với đọc tác phẩm văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân. Đứng từ quan điểm thi pháp hiện đại, tôi muốn dẫn một cái nhìn của người đời nay như Marcelin Pleynet khi hỏi: Thơ phải có mục đích như thế nào? và trả lời là: thơ phải có mục đích như một truyện kể song luôn luôn khác với hoạt động thực tiễn, có thể là tiêu chuẩn để đối chiếu việc Nguyễn Du viết về hành trạng/cuộc đời Kiều bằng thơ khác với Thanh Tâm Tài Nhân thuyết thoại qua văn xuôi.

Tản văn có thi pháp của tản văn/poétique de la prose cho nên không thể so sánh nguyên tắc, nghệ thuật, tình tiết, câu chuyện Kiều trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân với truyện ký bằng thơ của Nguyễn Du. Cảm nghĩ về mỗi tác phẩm là thẩm quyền của người đọc.

Với quyển sách Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân trước mặt, người ta có thể giải toả những thắc mắc, chẳng hạn trong tác phẩm thơ của Nguyễn Du, sự biến xẩy đến cho gia đình Vương ông tóm lược trong hai câu:

Hỏi ra sau mới biết rằng
Phải tên xưng xuất là thằng bán tơ
   

Xem trong hồi 4 tiểu thuyết kể qua tản văn rõ ràng là:

Kiều lên tiếng hỏi: “Cha Mẹ  làm gì ở  bên ngoại mà  bây giờ mới về ?”. Vương ông đáp: “Vì cha gặp chuyện chẳng lành. Dượng con cho hai khách buôn tơ thuê phòng ở trong nhà. Không biết họ buôn tơ của ai mà khi họ đem tơ ra chợ bán thì bị một người tới nhận là tơ của mình bị mất cắp, rồi đi cáo quan. Hai khách buôn khai với quan rằng họ buôn tơ của dượng con, rồi họ vu oan cho dượng con tội oa trữ của trộm cắp. Dượng con bị bắt. Cha có ngồi uống rượu với hai khách ấy mấy bữa nên chỉ sợ là họ biết cha với dượng con là anh em cột chèo, rồi cũng vu oan cho cha tội oa trữ của trộm cắp!”.

Trong khi Vương ông đang nói với Kiều, thì có một sai nha chừng bảy tám tên, xông thẳng vào nhà, chẳng nói chẳng rằng, dùng dây trói Vương ông với Quan, treo ngược lên xà nhà. Tiếng hò lục soát tìm tang vật lừng vang khắp xóm.
(Xem: bản dịch sách này).

Vương Thuý Vân là một tác nhân trong truyện Kiều, vì nếu không có cô em trong gia đình Vương ông, thì không thể có tái hồi Kim Trọng, có happy ending trong tiểu thuyết. Dường như trong phần nói về tiểu thuyết thế thái nhân tình thời nhà Minh, nói đến trai tài gái sắc gặp nhau rồi yêu nhau, trải qua bao gian khổ lại đoàn viên (có vẻ “cải lương”) học giả Phạm Ninh như ám chỉ những tiểu thuyết như Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là tầm thường về nghệ thuật [trong Trung quốc văn học sử thông lãm nói đến ở trên]. Song quả thực trong tiểu thuyết, thuyết thoại là bộ phận thiết yếu, tác giả tả một Thuý Vân năng hoạt linh động:

Vân tươi đẹp óng ả, mềm mại, hiền lành, ít nói.

Cả ba chị em cùng giỏi văn thơ.

Kiều rất thích âm nhạc, say mê hồ cầm. Vân thường khuyên chị: “Âm nhạc không phải là việc của con gái, người ngoài nghe chuyện chị mê âm nhạc, họ sẽ cười cho!

Đoạn tác giả nói về chuyện Kim Trọng gặp gỡ hai nàng:

Kim thấy Kiều mày nhỏ mà dài, ánh mắt lấp lánh như liếc mắt đưa tình, dung như trăng thu, sắc tựa hoa đào, khoan thai văn nhã, chim sa cá lặn! Còn Vân thì tinh thần phẳng lặng, dung mạo đoan trang, vượt lên thường phàm, phong thái cá biệt. Bị sắc đẹp đoạt hồn, Kim tự nhủ: Cái tương tư này sẽ hại ta đây! Rồi lại tự thề: Nếu ta không xin cưới được hai nàng này thì suốt đời, ta sẽ không lấy vợ!

Còn về phía hai nàng: Tới nhà thì trời vừa tối. Kim lên phòng mình ở trên lầu. Lát sau, thấy Vân đẩy cửa vào chơi, Kiều nói: “Anh chàng nho sinh họ Kim ấy có cái thú thật ngược đòi! Làm sao hiểu được cái thú thích đi thăm mộ nàng Lưu Đạm Tiên của ảnh?” Vân đáp: “Em nghĩ không phải là ảnh thích đi thăm mộ Đạm Tiên đâu, mà là ảnh thích đi xem mặt hai chị em mình!”.(hồi 1)

Đến việc Thuý Kiều nhờ em nối hộ duyên mình:

Vân hỏi: “Đang nói chuyện với em, sao chị lại bỏ ngang? Nhìn mặt chị, em thấy chị ngậm lo chứa hận, tựa như ngoài cái ưu sầu khổ não do việc bán mình, chị còn có muôn vàn tâm sự khác. Đúng thế không?” Kiều đáp: “Đúng thế! Chị vẫn muốn nói với em, nhưng khó bề hé răng. Tuy nhiên, nếu không nói thì lại e phụ lòng một người thuộc giống chung tình! Vân hỏi: “có phải người thuộc giống chung tình của chị là anh Kim Thiên Lý không? Mới thoáng nhìn thấy ảnh có một lần mà sao chị đã biết là ảnh chung tình?” …

Vân hỏi:”Chị lạy em để làm gì?” Kiều đáp:”Chị lạy em để nhờ em một việc! Chị chưa đền đáp được ân tình của anh Kim, nên chị muốn tỏ bày cùng em tất cả nỗi lòng của chị, rồi nhờ em thay chị mà đền đáp ân tình ấy cho ảnh. Chị dầu thịt nát xương mòn, ngậm cười chin suối, vẫn còn thơm lây!”
(hồi 4)

Đến việc Thuý Vân thay chị lấy Kim Trọng:

Một hôm rảnh việc, Kim bảo phu nhân Thuý Vân thuật lại cho mình nghe chuyện cũ, khi gia đình bị nạn vu cáo. Thuật xong, phu nhân nói:”Liên tiếp mấy đêm nay, thiếp mộng thấy chị Kiều! Vì thế thiếp nghĩ có thể nơi đây sẽ giúp ta tìm ra tin tức chị Kiều!” Đột nhiên Kim tỉnh ngộ mà nói:”Nếu phu nhân không nói thì ta bỏ lỡ mất cơ hộ! Lâm Truy với Lâm Thanh chỉ khác nhau có một chữ, có thể là vì nghe lầm! Ngày mai, ta sẽ tra hỏi thư lại xem ở huyện này xem có ai tên là Mã Giám Sinh không?” Phu nhân khen: “Lang quân làm thế là đúng!” (hồi 26).

Tới chuyện Vương Thuý Vân trả chồng cho chị:

Rượu được một tuần thì Vân đứng dậy thưa với cha mẹ: “Con có một việc muốn trình cha mẹ!” Vương ông hỏi:”Con có việc chi cứ nói!” Vân thưa:”Thưa cha mẹ! Một là ngôi nhà này chỉ là ngôi nhà mà gia đình ta thuê để tạm cư trong thời gian hỏi thăm tin tức chị Kiều con. Nay Kim lang với em trai con cùng có lệnh phải đi phó nhậm, đã có văn thư bổ nhậm trong túi, nên chúng con chẳng thể ở lại đây lâu. Hai là Kim lang với em con phải đi phó nhậm ở hai nơi nam bắc khác nhau nên chúng con chẳng thể cùng đi. Thế mà bây giờ, gia đình ta phải giải quyết ngay một việc cần có sự hiện diện của tất cả mọi người trong gia đình, nên con nghĩ gia đình ta phải giải quyết ngay việc ấy trong đêm nay!” Vương phu nhân hỏi:” Ý con muốn nói việc chi?”

Vân đáp:”Việc chị Kiều con phải phối hợp với Kim lang. Vì chữ hiếu, chị bán mình cứu cha nên chị đã nhờ con thay chị mà phối hợp với Kim lang cho vẹn lời thề. Vì thương chị, con đã nhận lời. Nay chị đã may mắn thoát chết, thì lời thề cũ vẫn còn nguyên! Nếu đêm nay chị không thực hiện lời thề ấy thì chờ đến bao giờ mới lại có sự hiện diện đông đủ của mọi người trong gia đình ta như thế này?”
(hồi 28).

Trong thi pháp sáng tạo của tản văn, ký hiệu học là một thành phần sử dụng cho thuyết thoại, như trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm Tài Nhân sử dụng những tên riêng mang ý nghĩa hàm ngụ nhân cách như Mã bất Tiến (học dốt), Mã Quy (mở ổ gái để cho vợ con làm nha đầu – chú thích của dịch giả) để chỉ con người Mã Giám Sinh, Thúc Thủ nghe như sự bó tay bất lực của Thúc Kỳ Tâm…

Dẫu sao Kim Vân Kiều truyện vẫn nằm trong hệ tiểu thuyết cổ điển của Trung hoa, nên cũng giống như những Hồng Lâu Mộng, Kim Bình Mai, chỗ nào cũng có thơ phú. Chẳng hạn, trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Kiều mộng thấy Đạm Tiên nói cho hay có tên trong sổ đoạn trường và ra mười đề thơ:

Vâng trình hội chủ xem tường
Mà sao trong sổ đoạn trường có tên
Âu đành quả kiếp nhân duyên
Cùng người một hội một thuyền đâu xa
Này mười bài mới mới ra
Câu thần lại mượn bút hoa vẽ vời
Kiều vâng lĩnh ý đề bài
Tay tiên một vẫy đủ mười khúc ngâm


Song Nguyễn Du không nói mười đề thơ đó và cũng không viết ra mười bài thơ đó như trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân; mười đề thơ đó là: Tích đa tài, Lân bạc mệnh, Bi kỳ lộ, Ức cố nhân, Niệm nô kiều, Ai thanh xuân, Ta kiến ngộ, Khổ linh lạc, Mộng cố viên, Khốc tương tư và còn viết ra nguyên mười bài thơ hồi văn Kiều làm.(xem hồi 2).

Người đọc có thể liên tưởng đến mấy lý do: trong truyện thơ Quốc âm theo thể lục bát, đưa ra mười bài thơ khác luật, lại bằng Hán văn thật không ổn; kể cả lấy lại nguyên mười bài hồi văn trong tiểu thuyết của Thanh Tâm Tài Nhân cũng không ổn, hoặc Nguyễn Du chế tác ra mười bài khác cũng không ổn, chẳng lẽ nàng Kiều trong cùng không-thời gian lại có mười bài thơ khác nhau.

Sự khác biệt giữa tản văn tiểu thuyết và truyện thơ có thể biểu hiện trong cảnh Kiều ra ở lầu Ngưng Bích; trong tác phẩm của Nguyễn Du là những vần thơ lai láng tuyệt vời:

Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trôngCát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng


Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu


Trong tiểu thuyết là cảnh hiện thực: Lầu này có mặt tây trông về Kỳ sơn, nơi có móc trắng đọng trên cỏ kiêm cỏ gia, mặt nam trông về Kim Lăng, nơi có rồng hổ của tiên nuôi, mặt đông trông ra bãi dâu xanh trên hòn đảo nhỏ, mặt bắc trông về kinh đô, trong mây có hình cổng ngự thành (xem hồi 9).

Cảnh Kiều báo oán, trong truyện thơ thật đơn sơ nhưng súc tích:

Lệnh quân truyền xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
Cho hay muôn sự tại trời
Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta

Trong tiểu thuyết ở hồi 22 tả cảnh hành hình xử phạt đầy vẻ bạo động khủng cụ. Đối chiếu hai tác phẩm cùng diễn tả một cảnh,có thể suy ra một số những đặc tính: ở tản văn thuyết thoại, hình thái truyện kể có thể bành trướng và xoắn vẹo để mở rộng những tác động của nhân vật, có thể tóm lược, ở thơ không thể tóm lược hơn, thiên về cảm tính hơn là hiện thực. Tính khác biệt ấy chỉ ra tại sao có thể nói Nguyễn Du sáng tạo ra một truyện Kiều, cũng những sự biến ấy, nhưng không là sao bản của tiểu thuyết.

Dịch giả Kim Vân Kiều truyện là một giáo sư toán, việc ông làm văn chương không có gì phải lạ, dường như tinh thần toán học thiên về những hình thái trừu tương cũng giống như tinh thần văn chương thiên về những hình thái giả tưởng, mà giả tưởng và trừu tượng là hai mặt bổ sung trong sáng tạo.

Trong thế giới văn học hiện đại, có những tác phẩm tưởng như rơi vào quên lãng được phục hồi lại trong những thời đại về sau, chẳng hạn như Manuscrit trouvé à Saragosse của Jean Potocki, Locus Solus của Raymond Roussel. Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân có thể kể như được phục hồi trong tinh thần này qua công trình dịch thuật của giáo sư Đàm Quang Hưng.  

Kim Vân Kiều Truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
Đàm Quang Hưng chuyển ngữ
Dịch giả Đàm Quang Hưng là Giáo sư Toán  Trường Đại Học Cộng Đồng Houston, Texas
Giá sách : 25 Mỹ kim
Nhà Phát Hành PLS
8515 Ralstons Ridge Drive
Houston, TX 77083



Đặng Phùng Quân
Về Đầu Trang Go down
 
Đặng Phùng Quân đọc Kim Vân Kiều Truyện
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Similar topics
-
» Câu Truyện Mơ Trong Giấc Mộng-Truyện ngắn Nhất Linh
» Trước đèn xem truyện Trầu cau
» Tản Đà toàn tập
» Truyện này đọc chưa?
» Hồ Xuân Hương, Thơ và Đời
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-