Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesVietUniĐăng kýĐăng Nhập
Bài viết mới
Thơ Nguyên Hữu 2022 by Nguyên Hữu Yesterday at 20:15

BÊN GIÒNG LỊCH SỬ 1940-1965 - LM CAO VĂN LUẬN by Trà Mi Yesterday at 12:48

LỀU THƠ NHẠC by Trà Mi Yesterday at 12:15

NỒI CƠM KHỔNG TỬ by mytutru Wed 27 Mar 2024, 23:23

Hơn 3.000 bài thơ tình Phạm Bá Chiểu by phambachieu Wed 27 Mar 2024, 22:49

Trang Thơ Phạm Đa Tình by Phạm Đa Tình Wed 27 Mar 2024, 20:46

Xem tướng mạo đàn ông ngoại tình, lăng nhăng by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:32

Giọng hát "Cọp nhai đậu phộng" by Trà Mi Tue 26 Mar 2024, 12:29

Những Bài Giảng Hay Thầy Thích Pháp Hoà by mytutru Tue 26 Mar 2024, 07:39

Khoảnh Khắc Vui Với Đường Thi by Tam Muội Mon 25 Mar 2024, 00:30

Con Đường Tâm Mytutru TKN Đào Liên by mytutru Sun 24 Mar 2024, 23:42

Tranh Thơ Viễn Phương by Viễn Phương Sat 23 Mar 2024, 02:26

Mái Nhà Chung by mytutru Fri 22 Mar 2024, 20:26

Người Em Gái Da Vàng by Viễn Phương Fri 22 Mar 2024, 19:10

Một thoáng mây bay 12 by Ai Hoa Fri 22 Mar 2024, 07:06

TRUYỆN KIỀU CÓ TRƯỚC ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH, VÀ LÀ CỦA VIỆT NAM ??? by Trà Mi Thu 21 Mar 2024, 10:43

Thơ Tú_Yên phổ nhạc by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:16

Chùm thơ "Có lẽ..." by Tú_Yên tv Wed 20 Mar 2024, 11:07

Lục bát by Tinh Hoa Mon 18 Mar 2024, 07:21

PHÁP VIỆN MINH ĐĂNG QUANG TĂNG NI & Đại Chúng by mytutru Mon 18 Mar 2024, 00:55

SƯ TOẠI KHANH (những bài giảng nên nghe) by mytutru Sat 16 Mar 2024, 20:15

Putin dối trá khi trả lời Tucker Carlson by Trà Mi Fri 15 Mar 2024, 11:39

Trang thơ Tú_Yên (P2) by Tú_Yên tv Fri 15 Mar 2024, 11:20

7 chữ by Tinh Hoa Fri 15 Mar 2024, 03:27

BẮT CÁ TRỜI MƯA by Phương Nguyên Wed 13 Mar 2024, 20:48

5 chữ by Tinh Hoa Wed 13 Mar 2024, 07:56

Tiến Trình Tu Học Phật - Thành Phật by mytutru Mon 11 Mar 2024, 23:17

Tập Mỗi Ngày by mytutru Mon 11 Mar 2024, 22:48

Lan ĐV 8 by buixuanphuong09 Mon 11 Mar 2024, 11:06

SẦU LY BIỆT by Phương Nguyên Mon 11 Mar 2024, 08:02

Tự điển
* Tự Điển Hồ Ngọc Đức



* Tự Điển Hán Việt
Hán Việt
Thư viện nhạc phổ
Tân nhạc ♫
Nghe Nhạc
Cải lương, Hài kịch
Truyện Audio
Âm Dương Lịch
Ho Ngoc Duc's Lunar Calendar
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu

Share | 
 

 TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13Thu 28 Jan 2016, 23:07

:bong: rose :hoa:

TỐNG BIỆT HÀNH 



THÂM TÂM


:bong: rose  :hoa:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13Thu 28 Jan 2016, 23:12

:bong:
TỐNG BIỆT HÀNH – THÂM TÂM

TỐNG BIỆT HÀNH là một bài hành (một thể thơ cổ Trung Quốc, văn phong tự do, hào hùng, phóng khoáng)  tiễn biệt người đi xa, do Thâm Tâm (1917-1950) sáng tác vào khoảng năm 1940.

Kể từ khi ra đời cho đến nay, dù đã trên 70 năm, Tống biệt hành vẫn luôn được giới yêu thơ yêu thích. Và hiện nay, bài thơ đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam.

I-TÁC GIẢ:

THÂM TÂM (1917-1950) là người đa tài, ngoài tài thơ còn vẽ tranh, viết truyện, soạn kịch, minh họa cho sách báo; tuy vậy ông vẫn được người đời biết đến khả năng làm thơ nhiều hơn cả.

Ngữ văn lớp 11 viết: ...Là một nhà thơ mới mang tâm sự của "thời đại cái tôi”, Thâm Tâm có giọng thơ rắn rỏi, gân guốc, phảng phất hơi thơ cổ, nhất là những bài hành như Can trường hành, Vọng nhân hành, Tống biệt hành... Thơ ông sau những tâm sự uất ức đó đây, là một lòng yêu nước kín đáo và cả khát vọng "lên đường" - trước hết là để thoát khỏi cuộc sống bế tắc...

II-BẢN LƯU TRUYỀN Ở PHƯƠNG NAM :

TỐNG BIỆT HÀNH
-Thâm Tâm-

Đưa người ta không đưa qua sông
Mà sao có sóng ở trong lòng
Nắng chiều không sẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng
Ly khách ! Ly khách con thuyền nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng trông

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa Hạ sen nở nốt
Một chị hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa vào Thu buồn lắm thay
Em nhỏ rưng rưng đôi mắt biếc
Gói tròn thương nhớ chiếc khăn tay

Người đi, ừ nhỉ , người đi thật
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu cay

Thâm Tâm 



III-BẢN CHÍNH THỨC trích từ sách giáo khoa VĂN lớp 11 :

TỐNG BIỆT HÀNH
-Thâm Tâm-

Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Nắng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng
Ly khách ! Ly khách con đường nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng trông

Ta biết người buồn chiều hôm trước
Bây giờ mùa Hạ sen nở nốt
Một chị hai chị cũng như sen
Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Trời chưa mùa Thu buồn lắm thay
Em nhỏ rưng rưng đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay

Người đi, ừ nhỉ , người đi thật
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu say

Thâm Tâm

*Những chỗ in đậm là các khác biệt giữa 2 dị bản .
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13Thu 28 Jan 2016, 23:14

:bong:

IV-CÁC BÌNH LUẬN

-Với những dòng thơ đặc tả tâm trạng, thái độ của người ra đi cũng như người ở lại, Thâm Tâm đã khắc họa nên hình tượng "ly khách" với một vẻ đẹp quen thuộc nơi người anh hùng của văn chương cổ điển. Suốt bài thơ, tuy tác giả không hề đề cập đến ngọn nguồn nào đã khiến người tráng sĩ lên đường... song ai cũng hiểu rằng đây chính là hình bóng của Kinh Kha giã biệt người thân, qua sông Dịch, sang Tần làm thích khách. Đọc hết bài thơ, người đọc sẽ cảm nhận được ý thơ này để yêu mến, trân trọng một ước vọng, một mơ mộng với nét đẹp hào hùng của người anh hùng quyết ra đi hi sinh vì đại nghĩa.

-Năm 1940, báo Tiểu thuyết thứ bảy đăng bài Tống biệt hành của Thâm Tâm, thì ngay tháng mười năm sau, nó là bài duy nhất được Hoài Thanh & Hoài Chân chọn in trong Thi nhân Việt Nam, kèm theo đôi dòng giới thiệu nhà thơ trẻ này, như sau:

“Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài dưới đây (Tống biệt hành) lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.”

-Vào những năm 60, khi soạn bộ Việt Nam Thi nhân tiền chiến, Nguyễn Tấn Long & Nguyễn Hữu Trọng, một lần nữa, đã nhắc lại cái "mới lạ" của bài thơ vừa nói:

“Bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm đã được giới yêu thơ tiếp đón như những gì mới lạ, và nhận thấy một sự thay đổi trong ý thơ và một biến chuyển tâm hồn của thi sĩ Thâm Tâm.
Khác với những bài thơ Gửi T.T.Kh., Màu máu tygôn, Dang dở v.v...khóc than cho câu chuyện tình tầm thường. Ở đây Thâm Tâm trút bỏ cái vỏ ủy mị cố hữu, đổi giọng điệu rắn rỏi, cương quyết để nói lên cái chí khí của người trai trong thời chinh chiến.”


-Trong sách Tuyển chọn & giới thiệu Ngữ văn có đoạn:

“Bài thơ Tống biệt hành vừa thể hiện tâm trạng chung của một lớp người vào buổi ấy đang "tìm đường", vừa thể hiện được dấu ấn riêng của tác giả bởi hơi thơ trầm hùng, bi tráng...”

Và sau khi phân tích bài thơ, GS. Nguyễn Đăng Mạnh & PTS. Trần Đăng Xuyên kết luận:

“Sức hấp dẫn của Tống biệt hành không chỉ ở chỗ đã làm "sống lại cái không khí riêng của những bài thơ cổ" (Hoài Thanh) mà chủ yếu là vì đã tạo nên một chất thẫm mỹ mới cho một thi đề quen thuộc. Cái hay của bài thơ đã miêu tả thành công vẻ đẹp của cái cao cả trong mối quan hệ nội tâm sâu kín, thể hiện một cách nhìn nhiều chiều và sâu sắc về con người..”
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13Thu 28 Jan 2016, 23:19

:bong:

V-ĐÔI ĐIỀU NÓI THÊM VỀ CÁC DỊ BẢN của bài TỐNG BIỆT HÀNH

Ngay từ những năm 60 của thế kỷ trước, khi còn là một chú nhóc, tôi đã được đọc một số các dị bản của bài TỐNG BIỆT HÀNH được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, trong đó có một bản được mở đầu và kết thúc bằng 2 câu như sau :

Dịch thủy hàn hề, phong tê tê
Tráng sĩ một đi chẳng trở về


Và phải thú thật không chỉ ngay lúc mới đọc ấy, mà cho đến tận bây giờ bài thơ này, 2 câu “hành” khởi đầu và kết thúc này vẫn khiến tôi cãm thấy “Phong tê tê” thực sự.

(Dịch thủy hàn hề, phong tê tê nghĩa là : Nước sông Dịch lạnh, gió châm chích liên tục vào da thịt, cũng có nghĩa là gió buốt đến rứt thịt rứt da, gió buốt đến tận xương)

1-Về bối cảnh xuất xứ của bài thơ:  Dựa trên nội dung của bài thơ ta có thể nhận thấy tác giả Thâm Tâm muốn viết về những cảm xúc vô cùng vô tận của một người thanh niên, giã biệt gia đình, để lại mẹ già, chị, và em nhỏ, để cất bước sang sông làm một việc có tính chất quốc gia đại sự, mà hành trình sẽ rất gian nan, nguy hiểm, cực khổ, nếu không muốn nói là “bất khả thi”.

Việc đó có thể hiểu là việc Thâm Tâm sang sông, gia nhập quân kháng chiến, chống lại giặc Pháp, giành lại độc lập, tự do cho quê hương, cho tổ quốc. Trong bối cảnh phải dùng tầm vông, giáo mác, gạch đá, cung tên để chống lại súng ống, tàu thuyền, máy bay, đại bác của giặc thì cuộc hành trình chiến đấu gian khổ ấy quả thật là rất đỗi gian nan, và “tráng sĩ một đi chẳng trở về” là khả năng dễ xảy ra thật!

Từ xuất phát điểm ấy, hành trình ấy, việc sang sông của “Người-vì-nước” này có tính chất không khác gì Kinh Kha, rời nước Yên, sang sông Dịch, làm nhiệm vụ thích khách, ám sát bạo chúa Tần Thủy Hoàng ngày xưa.

Do đó, bài thơ này không phải viết về Kinh Kha, mà là viết về một “Người-vì-nước Việt Nam”, con sông trong bài thơ này cũng không phải sông Dịch ở Trung Hoa, mà là một con sông bình thường nào đó ở trung du Bắc Việt. Nhiệm vụ khó thực hiện trong bài thơ này là “Cứu quốc”, “đánh đuổi giặc Pháp”, chứ không phải là hành vi ám sát, hành thích một cá nhân nào.

Tuy vậy, hình ảnh sang sông, bối cảnh giã biệt gia đình, tâm trạng lạnh lùng và hùng khí ngất trời của người tráng sĩ, dễ khiến liên tưởng đến hình ảnh hào hùng, bất khuất của Kinh Kha xưa vậy.

2-Một chút so sánh các dị bản:

Bản trong sách giáo khoa VĂN lớp 11, là bản được công nhận chính thức trên văn bản. Các dị bản khác với một số khác biệt về nội dung, tuy không được công nhận chính thức, nhưng lại được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, và thực sự có những ưu điểm hơn hẳn bản chính thức nói trên

-“Sao có tiếng sóng ở trong lòng” (BCT) và “Mà sao có sóng ở trong lòng” (DB): 4 thanh trắc liên tiếp “có tiếng sóng ở” trong bản chính thức khiến câu thơ khi đọc lên rõ ràng là không êm, không hay bằng câu trong dị bản (Nhị, tứ, lục đảo thanh).

-“Nắng chiều không thắm, không vàng vọt” (BCT), và “Nắng chiều không sẫm, không vàng vọt” (DB): Chữ “thắm” có màu sắc tươi quá, do đó cũng không bằng chữ “sẫm” trong dị bản

-“Ly khách! Ly khách, con đường nhỏ” (BCT) và “Ly khách! Ly khách con thuyền nhỏ” (DB): Khác biệt nhau chỉ một chữ “đường” và một chữ “thuyền” thôi, nhưng hiệu quả và hậu quả thì hoàn toàn khác xa nhau. Phải chăng vì câu đầu “Đưa người, ta không đưa qua sông”, khiến biên tập viên bài thơ, biên tập viên sách giáo khoa Văn cho rằng Ly khách đã đi bằng … đường bộ (!), và phải là “Con đường nhỏ” mới đúng (?). Thật ra, “không đưa qua sông”, phải được hiểu là “chỉ đưa đến bờ sông thôi, và ly khách sang sông một mình đơn độc”. Do đó các dị bản đều chép là “Con thuyền nhỏ” là rất hợp lý và rất chính đáng vậy.

-“Trời chưa mùa Thu” (BCT) và “Trời chưa vào Thu” (DB) : Đây là một khác biệt tương đối nhỏ, và cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến nội dung hay âm hưởng của bài thơ. Do đó, dù là “mùa” hay “vào” thì cũng tương đối ổn. Tất nhiên chữ “vào” là một giới từ chỉ hướng chuyển động vẫn “ăn tiền” hơn chữ “Mùa” có tính chất tĩnh.

-“Gói tròn thương tiếc” (BCT) và “Gói tròn thương nhớ” (DB) : “Thương tiếc” là một tình cảm, một cảm xúc, một xúc động mãnh liệt trước những gì “ĐÃ MẤT, hoặc nhất là VỪA MẤT”. Do đó không ai đưa tiễn người thân, bạn hữu ra đi mà lại trù ẻo bằng cách …“THƯƠNG TIẾC” cả. Có chăng “THƯƠNG TIẾC” là khi trở về trong hình hài vô tri bất động của một thực thể đã giã từ nhân gian thì lúc ấy dùng từ THƯƠNG TIẾC mới đúng. Dị bản dùng 2 từ THƯƠNG NHỚ chính xác hơn nhiều.

-“hơi rượu say” (BCT) và “hơi rượu cay” (DB) : Hơi rượu say thì làm cho người ta chếnh choáng, bốc hào khí ngùn ngụt lên đầu. Còn “hơi rượu cay” thì diễn tả một thoáng “chua xót, ngậm ngùi” khi phải để những người thân yêu ở lại… Cái nào hay hơn? Điều ấy tùy thuộc hoàn toàn vào cảm quan của người đọc vậy.

Tóm lại, với 6 khác biệt vừa nêu, trong đó có 2 khác biệt vô cùng quan trọng là “Đường và Thuyền”, “Thương tiếc và Thương nhớ”, một câu hỏi, một băn khoăn không nguôi vẫn hiện hữu trong tôi: Đâu mới là bản gốc của Thâm Tâm?

3-Đâu là bản gốc của Thâm Tâm? Câu trả lời là Neutral”Không biết! Không rõ!”. Có thể có 2 khả năng xảy ra:

- Một là, có thể ông đã viết đúng như nguyên bản trong bản chính thức của sách giáo khoa Văn lớp 11 trước đây. Và người đời sau, khi tiếp cận với bài thơ của ông đã linh động thêm thắt, chỉnh sửa lại đôi chút theo nhãn quan và kiến thức của riêng họ. Các danh tác được người đời yêu mến vẫn thường hay bị “tam sao thất bản” là vì thế.

-Hai là, có thể Thâm Tâm đã viết giống như trong dị bản và BẢN CHÍNH THỨC đã biên tập sai theo ý kiến chủ quan của biên tập viên thời ấy. Đừng quên Bản chính thức này chỉ là bản chính thức trong sách giáo khoa mà thôi. Giữa BẢN CHÍNH THỨC này và BẢN GỐC của tác giả vẫn có thể có không ít khác biệt vậy.

4-Một chút cảm tác của HSN:

LY NHỎ


Rượu nồng tiễn biệt lúc lên đường
Bến vắng đìu hiu khói nhuốm sương
Ly nhỏ khó vơi sầu vạn cổ
Thuyền con khôn chở chí ngàn phương
Mái chèo khua nước khơi hùng chí
Thanh kiếm chọc trời biệt cố hương
Thương xót mẹ già đầu bạc trắng
Anh hùng đến mấy cũng lệ vương.


HÀN SĨ NGUYÊN
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
HanSiNguyen

HanSiNguyen

Tổng số bài gửi : 2855
Registration date : 12/10/2009

TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13Thu 28 Jan 2016, 23:24

:bong:

VI-BẢN NHẠC TỐNG BIỆT HÀNH của HSN

CA TỪ

TỐNG BIỆT HÀNH

Bên bờ Dịch thủy trời se lạnh
Tráng sĩ một đi chẳng trở về

Trường giang tiễn biệt chuốc men nồng
Hai mái chèo đưa sóng ngập lòng
Nắng chiều không sẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Đưa người ta chỉ đưa người ấy
Một giã gia đình một dửng dưng
Ly khách đăm chiêu con thuyền nhỏ
Chí lớn chưa về bàn tay không

Tráng sĩ một đi không trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng trông

Ta biết người buồn tối hôm qua
Sen đã ra hoa Mẹ đã già
Một tấm u tình trông cậy chị
Run run chén nhỏ mắt lệ nhòa

Ta biết người buồn sáng hôm nay
Chớm Thu giọt lệ chớm dâng đầy
Em nhỏ rưng rưng đôi mắt biếc
Gói tròn thương nhớ chiếc khăn tay

Người đi, dứt áo , người đi thật
Mẹ thà coi như chiếc lá bay
Chị thà coi như là hạt bụi
Em thà coi như hơi rượu cay

Bên bờ Dịch thủy trời se lạnh
Tráng sĩ một đi chẳng trở về

Thơ Thâm Tâm 
Hàn Sĩ Nguyên soạn lại ca từ

:bong: 

VIDEO

TỐNG BIỆT HÀNH

Thơ Thâm Tâm
Nhạc Hàn Sĩ Nguyên

Diễn tấu






:bong: rose :hoa:
Về Đầu Trang Go down
https://www.youtube.com/hsn2k3
Sponsored content




TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM   TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM I_icon13

Về Đầu Trang Go down
 
TỐNG BIỆT HÀNH - THÂM TÂM
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
daovien.net :: VƯỜN VĂN :: BIÊN KHẢO, BÌNH LUẬN THƠ VĂN-